Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thù vực chu tư lục khảo cứu và giới thiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 86 trang )


Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn





Trần Thị Ngọc Thủy




Thù vực chu tư lục - Khảo cứu và giới thiệu











LUẬN VĂN THẠC SĨ














Hà Nội - 2011

Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



Trần Thị Ngọc Thủy






Thù vực chu tư lục - Khảo cứu và giới thiệu











LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
Mã số: 602240




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn








Hà Nội - 2011



Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 1

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1. Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 4
4. Giới hạn và đóng góp 5
5. Bố cục của luận văn 5
PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM 7
1. Tác giả 7
1.1 Thân thế 7
1.2 Sự nghiệp 8
2. Tác phẩm 8
2.1 Hoàn cảnh lịch sử 8
2.2 Cách thức biên soạn của tác phẩm: 12
2.3 Mục đích biên soạn tác phẩm 15
2.4 Khảo sát văn bản 18
2.5. Nội dung 20
CHƯƠNG 2: THÙ VỰC CHU TƯ LỤC – PHẦN VĂN BẢN VIẾT VỀ AN NAM 48
2.1. Mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 48
2.2. Vài nét về cổ tịch của Trung Quốc liên quan tới Việt Nam 49
2.3. Nội dung phần văn bản 51
2.3.1 Tóm lược nội dung lịch sử được ghi chép trong phần văn bản: 51
2.3.2 Các nhân vật được nhắc tới trong phần văn bản 54
2.3.2.1 Các nhân vật của Trung Quốc: 55
2.3.2.2 Các nhân vật của An Nam 58
2.3.3. Các văn bản hành chính được tác giả trích dẫn trong phần văn bản 60
2.4. Giá trị sử liệu của phần văn bản 61
CHƯƠNG 3: THÙ VỰC CHƯ TƯ LỤC – CUỘC CHIẾN CHỐNG MINH CỦA AN NAM 65
3.1. Diễn biến lịch sử về cuộc chiến chống Minh – lược thuật từ Thù vực chu tư lục 65
3.2. Cuộc kháng chiến chống quân Minh – từ sử sách của Trung Quốc và Việt Nam so sánh
cùng Thù vực chu tư lục. 70
PHẦN KẾT LUẬN 76

DANH MỤC THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 83











Danh mục các chữ viết tắt:



ĐVSKTT
Đại Việt sử ký toàn thư
MTL
Minh thực lục
TVCTL
Thù vực chu tư lục
















Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về lịch sử là nghiên cứu về những quan điểm của các thời đại, nhân
vật thông qua cái nhìn của những người chép sử (các sử gia). Trên thực tế có rất nhiều
tư liệu lịch sử không hoàn toàn đúng với sự thật, bởi hầu hết các sử gia đều cho rằng có
thể dùng quan điểm ngày nay của chúng ta mà thay đổi cách hiểu những quan điểm
xưa. Vậy có thể tìm thấy sự thật lịch sử ấy ở đâu? Có thể với một cuốn sách chúng ta
còn chưa nhận thức hết được về sự thật nào đó, nhưng với nhiều cuốn sách, nhiều tư
liệu, sẽ giúp chúng ta tự tạo nên nhận thức đúng đắn cho mình. Qua từng trang sách,
từng tư liệu mà kiến thức được trau dồi, sự thật được chứng minh. Hiểu được tầm quan
trọng đó của những tác phẩm về lịch sử, luận văn đã chọn một tác phẩm tương đối mới
mẻ để khảo cứu và giới thiệu: Thù vực chu tư lục.
Thù vực chu tư lục là một ghi chép của tác giả Nghiêm Tòng Giản nhà Minh –
Trung Quốc về các nước Man di xung quanh Hoa Hạ, trong đó có Việt Nam (tức Giao
Chỉ, An Nam khi xưa). Đây cũng được coi như một cuốn sách địa chí lịch sử giản lược.
Bởi những thông tin mà nó đưa ra không chỉ có giá trị về lịch sử mà còn cả về địa lý,
kinh tế, chính trị, văn hóa,…Mặc dù các thông tin được tác giả ghi chép còn rất nhiều

thiếu sót hay chủ yếu dựa trên quan điểm cá nhân, dân tộc, nhưng nó cũng đi theo các
bước phát triển của lịch sử ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó cho ta cái nhìn thông suốt
tới các quốc gia, vùng lãnh thổ được nói tới trong đó. Về An Nam ta, cũng đã có rất
nhiều các tác phẩm nghiên cứu địa chí lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc. Qua Thù
vực chu tư lục ta lại có thêm một cái nhìn nữa, thêm những đánh giá nữa cả về phương
diện địa lý, lịch sử cũng như mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam – Trung
Quốc.
Địa chí là một công trình chuyên khảo tổng hợp về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, danh nhân, v.v. của một quốc gia, một địa phương, một khu vực.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 3

Từ xa xưa nhiều học giả trên thế giới đã dày công nghiên cứu và biên soạn các công
trình địa chí. Ở nước ta, trải qua các triều đại, nhiều công trình địa chí đến nay vẫn còn
giá trị to lớn cả về mặt kinh tế và xã hội. Để nghiên cứu về lịch sử, cũng như mô tả lịch
sử văn hóa, càng thông qua nhiều các tài liệu thì càng đạt tới mức độ chính xác cao của
công việc. Bởi lẽ chúng có thể bổ sung cho nhau, làm bật lên các vấn đề mà một mình
tác phẩm, tài liệu ấy không thể xem xét được. Chính vì vậy tác phẩm mà tôi chọn để
khảo cứu và giới thiệu này tuy chỉ là một chi chép chung chung về lịch sử, địa lý, văn
hóa,… của Việt Nam từ cái nhìn của một quốc gia khác. Nhưng giá trị sử liệu, giá trị
văn hóa không phải là ít, nhất là trong giai đoạn thuộc Minh của nước ta.
Đây cũng là một trong những tư liệu ít ỏi còn lại chưa được nghiên cứu cụ thể
trên cả phương diện địa lý lịch sử cũng như Hán học. Do đó thông qua luận văn cũng
xin đóng góp một phần nhỏ bé để đưa thêm những cứ liệu trong việc nghiên cứu lịch sử
nước nhà, cũng như nghiên cứu các tư liệu Hán Nôm trong và ngoài nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử Việt Nam đầy hào hùng với nguồn gốc con rồng cháu tiên, với quá trình
dựng nước và giữ nước đầy cam go, thử thách. Chiều dài lịch sử nước ta trải qua hơn

bốn nghìn năm, nhưng cho tới nay, các sử liệu được ghi chép hệ thống mới chỉ tìm thấy
từ khi giành được chủ quyền của dân tộc, thậm chí hệ thống chính sử cũng phải một
khoảng thời gian sau mới được soạn nên. Cùng với quá trình giao hảo lâu dài, Việt
Nam và Trung Quốc thường xuyên cử sứ giả qua lại, các vị sứ giả của Trung Quốc khi
sang nước ta cũng thường ghi chép lại những hiểu biết về Việt Nam trên lộ trình của
mình. Những thông tin ấy rất có giá trị về mặt sử liệu, địa lý, văn hóa,… Chính vì vậy
có rất nhiều tư liệu, chúng ta phải tham khảo từ những tài liệu của các nước bạn có ghi
chép về chúng ta, đặc biệt là các tư liệu của Trung Quốc. Thậm chí cả khi viết sử, các
nhà sử học của ta cũng phải tham khảo từ các bộ chính sử của Trung Quốc. Cũng đã có
rất nhiều những nghiên cứu cả trên phương diện lịch sử và Hán học. Trong hệ thống
các văn bản, tư liệu nước ngoài viết về Việt Nam, đã có rất nhiều cuốn sách, tài liệu có
giá trị được nghiên cứu. Đặc biệt phải nói hệ thống cổ tịch của Trung Quốc viết về Việt

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 4

Nam. Đây là một trong những nguồn tư liệu quý báu và hết sức giá trị khi nghiên cứu
về lịch sử, văn hóa Nội dung của các tư liệu lịch sử Trung Quốc liên quan địa lý, thể
chế chính trị, kinh tế, thói quen và tập quán của người Việt Nam. Tuy nhiên cũng vẫn
còn nhiều tác phẩm chưa được biết tới hay mới chỉ được nhắc đến tên cũng như khảo
lược qua.
Nghiên cứu về các cổ tịch của Trung Quốc viết về Việt Nam, nhất là cổ lịch liên
quan tới đề tài sử thư, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có rất nhiều công trình lớn,
có giá trị. Các tác giả lớn nghiên cứu về lĩnh vực này không thể không nhắc tới Hà
Thiên Niên, Lưu Ngọc Quân, Nghiêm Văn Úc,… của Trung Quốc. Các tác gia Việt
Nam nghiên cứu thư tịch Trung Quốc viết về Việt Nam cũng rất nhiều và đã để lại
nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lớn. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu không còn
là mới mẻ, nhưng tác phẩm Thù vực chu tư lục lại là cuốn sách mới chỉ được độc giả
cũng như người nghiên cứu biết đến như một tài liệu tham khảo, tư liệu trích dẫn mà

chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nó. Trong các nghiên cứu, các công trình khoa
học liên quan tới các nước xung quanh Trung Quốc và có mối quan hệ bang giao với
nước này, hầu như đều có các trích dẫn từ tác phẩm Thù vực chu tư lục. Tại Trung
Quốc, cuốn sách này đã được xuất bản nhiều lần, được xếp vào các tác phẩm liên quan
tới đối ngoại của Trung Hoa, nhưng cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tác
phẩm này.
Luận văn chọn tác phẩm Thù vực chu tư lục để khảo cứu và giới thiệu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn bản Thù vực chu tư lục – bản điểm
hiệu của tác giả Dư Tư Lê do Trung Hoa thư cục xuất bản.
Trong luận văn có khảo về nội dung tác phẩm: gồm 24 quyển, chép về 38 nước
và khu vực xung quanh, có liên quan với Trung Hoa cho tới triều Minh. Mỗi nước hay
khu vực này đều được lược dịch các phần cổ sử, địa lý, sản vật, số lần thông sứ với

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 5

Trung Quốc (với các nước ít liên hệ), lược dịch các sự kiện chính (với các nước thường
xuyên qua lại).
Về phương pháp nghiên cứu trong luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khoa học cơ bản: phương pháp dịch thuật: đây là một trong những hình thức
nghiên cứu chủ yếu với các văn bản Hán văn; phương pháp so sánh; phương pháp liệt
kê…
4. Giới hạn và đóng góp
Toàn bộ tác phẩm Thù vực chu tư lục gồm có hai mươi bốn quyển, chia làm bốn
phương: đông, tây, nam, bắc. Thông tin mà tác giả đem tới từ tác phẩm này có thể coi
là tương đối lớn, nó ghi chép về hơn hai chục quốc gia, lãnh thổ xung quanh và có liên
quan tới Hoa Hạ lúc bấy giờ. Tuy nhiên trong luận văn chỉ khảo sát chung về nội dung
của tác phẩm và chủ yếu nghiên cứu, đi sâu phần văn bản viết về An Nam nằm trọn

trong hai quyển 5 và 6. Như vậy phần nghiên cứu đã được giới hạn lại rất nhỏ so với
toàn bộ thông tin mà tác giả đã đưa đến cho chúng ta. Đồng thời giới hạn của luận văn
cũng chỉ khảo cứu về văn bản và nêu ra những tình hình chung nhất của phần văn bản:
đó là nội dung của phần văn bản và đưa ra so sánh với các tác phẩm mang tính chất
lịch sử, địa chí như của văn bản Thù vực chu tư lục này.
Các phần so sánh những ghi chép của tác giả với các cuốn chính sử của Việt
Nam và Trung Quốc, trong Luận văn cũng của đưa ra một số ví dụ nhất định nhằm làm
dẫn chứng cho kết luận của mình. Những so sánh, đánh giá đó còn rất nhiều thiếu sót,
chỉ hy vọng rằng, sau nghiên cứu này, sẽ có nhiều nghiên cứu tỷ mỉ hơn, kỹ lưỡng hơn
nhằm khai thác hết giá trị của tác phẩm phục vụ cho công cuộc nghiên cứu khoa học
của nước nhà.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn được chia làm ba phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung:

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 6

Chương I: Giới thiệu tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
Chương II: Thù vực chu tư lục - Phần văn bản viết về An Nam
1. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
2. Vài nét về thư tịch cổ Trung Quốc viết về Việt Nam
3. Nội dung phần văn bản
4. Giá trị sử liệu của phần văn bản
Chương III: Thù vực chu tư lục – cuộc kháng chiến chống quân Minh của người
Việt.

1. Thù vực chu tư lục – diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Minh
2. Cuộc kháng chiến chống quân Minh – từ các bộ sử của Trung Quốc và Việt
Nam so sánh cùng Thù vực chu tư lục.




Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 7

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả
1.1 Thân thế
Nghiêm Tòng Giản tự là Trọng Kha, hiệu là Thiệu Phong. Không rõ năm sinh
năm mất.
Tác giả là một người con của dòng họ Nghiêm phủ Gia Hưng, Chiết Giang
Trung Quốc.
Họ Nghiêm là một dòng họ đặc thù của phía nam Trung Quốc. Theo gia phả họ
Nghiêm, dòng họ này có hai chi, phân tách ra hai vùng khác nhau của Trung Quốc.
Một chi họ sinh sống tại vùng Chiết Giang, mà tác giả thuộc chi họ này.
Dòng họ Nghiêm tuy không nổi tiếng ở Trung Quốc nhưng cũng sản sinh ra rất
nhiều những con người kiệt xuất. Trong đó phải kể tới Nghiêm Tử Lăng, thư pháp gia
Nghiêm Diễn Lượng,…
Theo sắp xếp của gia phả dòng họ này, tác giả Nghiêm Tòng Giản được xếp thứ
41 trong số các nhân vật ưu tú của dòng họ. Tuy nhiên hiện nay ngay cả trong gia phả
còn lại của họ Nghiêm cũng không thấy ghi chép gì về năm sinh năm mất của tác giả.

Ông được vinh dự lưu danh trong gia phả cùng với tác phẩm chính của mình là cuốn
Thù vực chu tư lục.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học, Nghiêm Tòng Giản sau khi
đỗ tiến sĩ và nhận chức làm quan cũng mang tinh thần vì nước thương dân. Mặc dù
đóng góp của tác giả trong quãng thời gian nhiệm chức cũng không có mấy nổi bật,
nhưng không thể phủ nhận hoàn toàn những công sức và cố gắng của tác giả với dân
tộc. Bản thân tác giả cũng tự nói về chí khí, mong muốn cống hiến của mình như sau:

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 8

Phù nam tử thủy sinh, huyền tang cô bồng thỉ dĩ xạ tứ phương, chí hữu sự dã.
Man di nhung địch, bất xuất phục tái, thục phi tứ phương chi cức, nhi vi nam tử sở hữu
sự giả hồ!
Khi mới sinh được con trai, treo cành dâu mà bắn mũi tên ra bốn phía, ấy là tỏ
việc có chí khí vậy. Man di nhung địch, không ra mà gánh vác, ai chẳng mệt mỏi vì
chuyện bốn phương, mà làm nam tử nên có việc đó vậy!
1.2 Sự nghiệp
Nghiêm Tòng Giản đỗ tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 38 (1559), ban đầu được giao
chức hành nhân, sau chuyển làm Cấp sự trung Hình khoa, Công khoa. Năm Long
Khánh thứ 1 (1567), bị hãm hại mà đày đi làm huyện thừa Vụ Nguyên, sau đổi sang
làm Đồng tri Dương Châu, cuối cùng bị cách chức mà về quê.
Mặc dù được giữ chức hành nhân, nhưng quãng đời làm quan của mình, Nghiêm
Tòng Giản chưa từng được cử đi sứ lần nào. Vì thế nếu nói rằng để có kinh nghiệm tai
nghe mắt thấy về từng địa phương, khu vực mà ghi chép là không có. Nhưng trong thời
gian nhiệm chức của mình, tác giả được tiếp xúc với rất nhiều thông tin của các sứ giả
khác. Đồng thời, việc ghi chép lại các thông tin này cũng giúp ích rất nhiều cho tác giả
trong việc biên soạn nên cuốn sách Thù vực chu tư lục.
Các tác phẩm chính có: Thù vực chu tư lục, An Nam lai uy tập lược, Thi giáo,

Sứ chức văn hiến thông biên.
Hầu hết các tác phẩm của ông đều được sáng tác trong thời gian giữ chức hành
nhân.
2. Tác phẩm
2.1 Hoàn cảnh lịch sử
Nhà Minh là triều đình cai trị Trung Quốc từ năm 1368 đến năm 1644. Đây là
triều đại độc lập cuối cùng ở Trung Quốc do tộc Hán lãnh đạo, sau khi giành lại độc lập
từ nhà Nguyên của người Mông Cổ và trước khi rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 9

Châu. Nhà Minh thường được xem là đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa với những
thành tựu về văn hóa, kinh tế ngoại giao,…
Triều đại nhà Minh – Trung Quốc vốn có mối quan hệ rất mật thiết với các nước
lân cận và các vùng hải ngoại quanh đó. Minh Thái tổ đã từng phái sứ giả đi các nước
như Triều Tiên, Lưu Cầu, Nhật Bản, An Nam, Chân Lạp,…Sự khởi đầu quan hệ ngoại
giao của nhà Minh được đánh dấu bởi những cuộc chinh phạt khi họ tìm cách củng cố
và mở rộng quyền lực. Trong những năm cầm quyền đầu tiên của mình, vị vua đầu tiên
của nhà Minh – Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương, đã đưa ra những chỉ dẫn được coi
như di huấn cho các thế hệ sau này. Chúng gồm các lời khuyên cho rằng: các nước ở
phương bắc là rất nguy hiểm và là một mối đe dọa đối với chính nhà Minh. Còn đối với
các nước phương nam, trái lại, Minh Thái tổ cho rằng đây không phải là một mối đe
dọa, vì thế cũng không phải là mục tiêu cần tấn công.
Minh Thái tổ trong chính sách ngoại giao của mình với các nước hải ngoại xung
quanh cũng đã đưa ra nhiều điểm tiến bộ. Bản thân Minh Thái tổ khi mới lên ngôi,
cũng đã ra lời huấn thị cho con cháu đời sau về cách hành xử với các nước này:
“四方诸夷皆限山隔海,僻在一隅,得其地不足以供给,得其民不足以使
令。若其不自揣量,来扰我边,则彼为不祥。彼既不为中国患,而我兴兵轻犯,

亦不祥也。吾恐后世子孙倚中国富强,贪一时战功,无故兴兵,杀伤人命,切记
不可。但胡戎与中国边境密迩,累世战争,必选将练兵,时谨备之。今将不征诸
夷国名,开列于后。东北:朝鲜国;正东偏北:日本国;正南偏北:大琉球国,
小琉球国;西南:安南国,真腊国,暹罗国,占城国,苏门答剌国,西洋国、爪
哇国,湓亨国,白花国,三弗齐国,渤泥国。”
Tứ phương chư di giai hạn sơn cách hải, tỵ tại nhất ngung, đắc kỳ địa bất túc dĩ
cung cấp, đắc kỳ dân bất túc dĩ sử lệnh. Nhược kỳ bất tự suỷ lượng, lai vưu ngã biên,
tắc bỉ vi bất tường. Bỉ ký bất vi Trung Quốc hoạn, nhi ngã hưng binh khinh phạm, diệc
bất tường dã. Ngô khủng hậu thế tử tôn ỷ Trung Quốc phú cường, tham nhất thời chiến
công, vô cố hưng binh, sát thương nhân mệnh, thiết ký bất khả. Đãn Hồ nhung dữ

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 10

Trung Quốc biên cảnh mật nhĩ, luỹ thế chiến tranh, tất tuyển tướng luyện binh, thời
cẩn bị chi. Kim tương bất chinh chư di quốc danh, hình liệt vu hậu. Đông bắc: Triều
Tiên quốc; chính đông biên bắc: Nhật Bản quốc; chính nam biên bắc: Đại Lưu Cầu
quốc, Tiểu Lưu Cầu quốc; tây nam: An Nam quốc, Chân Lạp quốc, Xiêm La quốc,
Chiêm Thành quốc, Tô Môn Đáp Lạt quốc, Tây Dương quốc, Trảo Oa quốc, Bàn
Hưởng quốc, Bạch Hoa quốc, Tam Phật Tề quốc, Bột Ni quốc.
(Các nước man di tứ phương đều ngăn sông cách núi, dựa vào một góc nhỏ, có
được đất ấy cũng chẳng đủ để cung cấp cho ta, có được dân ấy cũng chẳng đủ để cho ta
sai khiến. Các nước ấy lại không biết tự lượng sức mình, lại tới nước ta mà dò xét, ấy
cũng là một điều không tốt. Nhưng nếu cho rằng đó là mối hoạ của Trung Quốc, mà ta
đi dấy binh xâm phạm, thì cũng là một điều chẳng hay. Ta vốn lo con cháu ta sau này ỷ
thế Trung Quốc lớn mạnh, tham cái chiến công nhất thời, vô cớ dấy binh, làm sát hại
đến sinh mệnh con người, thiết nghĩ là không thể được. Còn bọn rợ Nhung ngay sát
biên giới Trung Quốc, thấy ta mệt mỏi vì chinh chiến, tất là sẽ tuyển binh luyện tướng,
khi ấy thì phải phòng bị cẩn thận. Nay lệnh cho sẽ không đánh phạt các nước man di

được liệt kê sau đây. Phía đông bắc: nước Triều Tiên; hướng chính đông biên giới phía
bắc: nước Nhật Bản; hướng chính nam biên giới phía bắc: nước Đại Lưu Cầu, nước
Tiểu Lưu Cầu; tây nam: An Nam, Chân Lạp, Xiêm La, Chiêm Thành, Tô Môn Đáp
Lạt, Tây Dương, Trảo Oa, Bàn Hưởng, Bạch Hoa, Tam Phật Tề, Bột Ni).
Tuy nhiên, các thế hệ của nhà Minh về sau dù tuân theo hay không tuân theo,
nhưng vẫn coi các nước phương nam như một mục tiêu xâm lấn và tấn công nhằm mở
rộng bờ cõi. Mang tâm lý muốn mở rộng bờ cõi và phô trương thanh thế như vậy, các
thế hệ sau của Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương đã có nhiều chính sách mới trong
quan hệ ngoại giao với các nước man di xung quanh.
Trung Quốc vốn là một nước lớn trong khu vực châu Á, có ảnh hưởng tới rất
nhiều các nước xung quanh, thậm chí sự ảnh hưởng ấy có thời gian còn vượt sang cả
các nước Đông Âu. Chính vì vậy, từ rất sớm ý thức thống trị, ảnh hưởng với các nước
nhỏ đã ăn sâu vào tư tưởng của các triều đại Trung Quốc. Gần thì phải kể tới các nước

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 11

như Nhật Bản, Triều Tiên, An Nam, Chiêm Thành,…; xa thì có các nước như Đại Lưu
Cầu, Tiểu Lưu Cầu, Thiên Phương quốc, …Việc giao thông với các nước và khu vực
này không chỉ nhờ tới ảnh hưởng từ sức mạnh quân đội, sự phát triển hơn về khoa học
kỹ thuật, mà phần lớn, phải nhờ tới sứ thần, hành nhân - những người có vai trò tiên
phong trong công tác ngoại giao của một quốc gia. Song song với nhiệm vụ tới thể hiện
thái độ, cũng như ảnh hưởng của mình tới các nước xung quanh, nhiệm vụ của các
hành nhân lúc bấy giờ còn thêm cả việc ghi chép các văn hiến, đặc thù địa lý của từng
khu vực, lãnh thổ ấy. Hầu hết các tác phẩm viết về các nước, khu vực xung quanh với
Trung Quốc thời cổ đều do các hành nhân ghi chép lại trên đường thi hành nhiệm vụ
của bản thân.
Nghiêm Tòng Giản đỗ tiến sĩ năm Gia Tĩnh thứ 38 (1559), ban đầu cũng được
giao chức hành nhân (tức sứ giả) – một chức quan trong Ty Hành nhân chuyên lo về

các việc đối ngoại. Trong việc bang giao khi xưa, ngoài những lễ nghi trong quan hệ
với các nước láng giềng, thì vai trò của người đi xứ còn ở giải quyết cả những tranh
chấp xung đột dân tộc. Hầu như khi có mâu thuẫn xảy ra, bao giờ người đi sứ cũng
đảm nhận vai trò tiên phong trong việc giải quyết. Vì thế những quan lại được cử làm
ngoại giao, lập sứ hay đi sứ đều phải là những người tài giỏi. Những người đi sứ ngày
xưa đều học thuộc lòng những câu trong sách Luận ngữ: “Sứ ư tứ phương, bất nhục
quân mệnh, khả vi sĩ hỹ” (Kẻ sứ thần đi bốn phương, không làm nhục tới quân mệnh,
ấy được coi là kẻ sĩ vậy). Như vậy có thể thấy vai trò, nhiệm vụ của chức quan này
không hề nhỏ. Tác giả đã có một thời gian dài làm việc ở Ty hành nhân được lập trong
cung đình nhà Minh chuyên theo dõi việc ngoại giao. Ông đã có điều kiện tiếp nhận
với nhiều tư liệu có liên quan đến nước ngoài, các khu vực có quan hệ.; ông đã gặp gỡ
và nghe các sứ thần trở về báo cáo hoặc nghe những tin tức các sứ thần đã biết. Vì vậy,
những tư liệu, nội dung liên quan tới các nước này tương đối toàn diện và phong phú,
hơn thế còn phản ánh rất nhiều hiểu biết và nhận định của các sứ thần về những nước
và khu vực này.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 12

2.2 Cách thức biên soạn của tác phẩm:
Thời cổ, các nhà chép sử thường sử dụng hai hình thức chép sử chính là biên
niên (tiêu biểu như Xuân Thu tả truyện, ) và kỷ truyện (tiêu biểu như Sử ký, ). Tác
phẩm Thù vực chu tư lục là sự kết hợp giữa hai hình thức này. Trên thực tế, một tác
phẩm lớn được làm vào thời Minh là Minh Thực lục cũng được viết theo thể này. Đây
là một thể tài sử thư, chuyên ghi chép các sự kiện lớn nhỏ trong suốt thời gian trị vì của
một hoàng đế, đồng thời cũng ghi chép về các văn thần, tướng võ trong triều vua ấy.
Tuy nhiên cuốn sách này với mục đích biên soạn khác với Minh Thực lục nên đương
nhiên nó cũng có nhiều sự khác biệt trong hình thức biên soạn.
Thể biên niên trong cuốn sách được thể hiện rất rõ ràng. Trong bất kỳ một nước

hay khu vực nào cũng có thể nhận thấy hình thức ghi chép này. Tuy nhiên, thể loại này
chỉ được tác giả sử dụng trong ghi chép thuộc giai đoạn triều Minh – Trung Quốc (Từ
Minh Hồng Vũ năm thứ nhất - 1368). Hơn nữa, thể loại biên niên cũng được tác giả
biến tấu, không chỉ đơn thuần là chép các sự kiện theo năm tháng mà còn chọn lọc có
mục đích. Có những sự kiện theo năm tháng được ghi chép rất rõ ràng, tỷ mỉ, nhưng
cũng có sự kiện chỉ nêu ngày tháng với nội dung chính. Theo học giả Dư Tư Lê khi
hiệu đính cho sách thì nó “xuất phát từ lập trường bảo vệ biên cương”, chính vì vậy chỉ
có những sự kiện liên quan tới quân sự, tranh chấp đất đai, thể hiện uy quyền của
“thiên triều” tác giả mới ghi chép cụ thể, tường tận.
Cụ thể ghi chép trong tác phẩm chia làm 4 phần lớn: đông di, nam man, tây
nhung, bắc địch với 24 quyển viết về các nước xung quanh Trung Hoa. Việc ghi chép
về các nước dài ngắn là khác nhau, được trình bày theo kết cấu ba phần: phần đầu ghi
chép tóm lược về quá trình lập quốc; phần thứ hai ghi chép về các sự kiện chính có liên
quan tới triều đại của tác giả; phần thứ ba là các thu nhặt về địa lý, danh thắng của quốc
gia, khu vực ấy mà tác giả tham khảo được. Ở mỗi phần, tác giả lại có sự phân tách kết
cấu cũng như nội dung nhằm thể hiện mục đích chính của việc ghi chép. Trong tác
phẩm cũng nhắc đến các vị vương của các nước hay khu vực quanh Trung Quốc, tuy
nhiên không trình bày một các chi tiết, mà chỉ khái lược vài lời giới thiệu chính. Có lẽ

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 13

tác giả chú trọng vào việc trình bày sự kiện hơn cả. Cùng với các sự kiện ấy, là những
nhân vật làm nên sự kiện: những quan văn, tướng võ có công, có tài. Những nhân vật
quan văn tướng võ được ghi chép hay nhắc tới thường cũng là những người trực tiếp
chiến đấu trong các cuộc chiến xâm lược nhằm mở rộng lãnh thổ, thể hiện uy quyền
của triều Minh.
Bản thân tác giả đã tự nhận xét về cách ghi chép của mình như sau:
Án thị lục sở tập, đa kim thời sự nhi lược ư cổ giả, hà tai? Cái tự Hán Đường dĩ

lai, các di tự hữu thành sử, bất tất tái chuế, cố đán yết kỳ đại cương, dĩ kiến lập quốc
chi do khả dã. Nhược ngã triều chi phủ ngự các di giả, kỳ văn điển tàng chư tư quán,
thế mạc dị khuy, hữu cẩu tán kiến các trật giả, tất tận trứ chi, dĩ biểu quốc gia chương
trình chi đại, dĩ bác thần công kinh lược chi do, chi cụ kỳ ngữ yên bất tường, vị luận kỳ
trạch yên bất tinh dã. Chí kỳ trung hữu tạp thuyết nhất nhị, diệc dĩ nguyên phi chính
sử, liễu quảng kiến văn, như tân đình đỉnh trở chi ngoại, hựu dĩ loa đầu quy cước tham
thác thành vị, tỵ lãm giả giải di, bất chí đoan miện nhi thính, duy khủng kỳ ngọa dã hồ.
Cứ theo những ghi chép này, thì thấy rằng chủ yếu là chép về thời nay mà tóm
lược những phần về thời xưa, vậy là sao? Đại khái rằng từ thời Hán, Đường tới nay,
các nước man di đều có làm sử cho mình, thế nên bất tất phải kể lể rườm rà, chỉ nêu ra
những phần đại cương để thấy được nguyên do lập quốc thôi vậy. Còn như triều ta ngự
trị các di, văn điển lưu giữ nơi sử quán, người đời cũng đâu dễ được nhìn tới, nếu có
quyển nào được lưu truyền ra ngoài, thì cũng phải ghi chép cho rõ ràng, để làm hiển rõ
chương trình to lớn của quốc gia, để mở rộng hơn nữa nguyên nhân việc bề tôi phải có
sự quản lý, sắp xếp cho công việc; chỉ sợ lời lẽ chưa được tường tận, chưa bàn bạc mà
chọn việc không được tinh tường. Đến như trong đó vẫn còn có cả những tạp thuyết,
bởi không chỉ lấy việc từ trong chính sử, nhằm mở rộng hơn tầm nhìn, cũng như ngoài
những nơi chiếu khách, yến tiệc, còn lấy cả đến đầu ốc chân rùa mà chế tác thành vị,
khiến cho người nhìn thấy phải nhếch mép, chẳng được đến như chỉnh mũ mà nghe, lại
chỉ sợ người ta phát buồn ngủ mà thôi.

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 14

Theo như lời tác giả tự sự ấy, thì tác phẩm viết về các nước, các khu vực xung
quanh Trung Quốc lúc bấy giờ đều theo một hệ thống nhất định: trước là tóm lược về
quá trình lập quốc, vài nét về văn hóa, địa lý, sản vật của địa phương. Hầu hết các nước
bắt đầu chép chi tiết các sự việc tùy theo địa phương, khu vực có quan hệ ít hay nhiều
với Trung Hoa lúc ấy. Các sự việc chỉ được ghi chép khi có liên quan tới quan hệ giữa

địa phương, khu vực ấy và Trung Hoa. Thời gian chi chép là từ Minh Vạn Lịch năm
thứ 47 (tức năm 1619) trở về trước. Có sự ghi chép như vậy là vì các nước khác cho
đến thời điểm tác giả ghi chép đã đều có làm sử cho nước mình rồi. Nếu cố tham mà
ghi chép thì cũng chẳng qua chỉ là cấy mạ thêm vào ruộng lúa chín, tưới thêm nước vào
ao đầy, tổn hao sức lực mà thành tích chẳng thu được gì. Thế cho nên, tác giả mới cốt
lấy việc tóm lược thời xưa mà ghi chép cụ thể những việc thời mình. Việc ghi chép ấy
vừa giúp cho ta có cái nhìn khái lược của cả quá trình lập quốc, diễn biến các giai đoạn
trước, hơn nữa còn có thể tiếp nối theo dõi đến thời gian mà tác giả trình bày chi tiết,
cụ thể. Đến thời điểm tác giả thủ bút ghi chép, có nhiều sự việc chỉ lưu nơi công quán,
người làm quan mà không có phận sự cũng chẳng biết được, nói gì tới người đời. Hơn
nữa, theo như tác giả mong muốn, cũng là làm tỏ cái chí báo quốc hưng gia, mới ghi
chép những điều này cho rõ ràng để “hiển rõ chương trình to lớn của quốc gia”. Tuy
nhiên quyển sách cũng là góp nhặt, chọn lựa sự kiện mà ghi chép, chứ không phải tất
cả nội dung đều tập hợp lại. Việc chọn lựa này đã thể hiện mục đích biên soạn của tác
giả.
Về hình thức ghi chép, tác phẩm ghi chép về từng nước riêng biệt, nếu có các sự
kiện liên quan giữa các nước với nhau thì thường ghi chép ở nước này sẽ chỉ nhắc lại ở
các nước sau. Mỗi nước được trình bày riêng với ba phần cụ thể như sau: phần một
chép về quá trình hình thành và lập quốc; phần hai ghi chép về các sự kiện quan trọng
có liên quan tới Trung Quốc của các nước này tương đương với thời đại nhà Minh;
phần ba là các ghi chép về phong tục tập quán, sản vật địa phương, địa lý, danh tích,…
Giữa các phần đều có sự nhất quán trong mạch ghi chép, nhưng chỉ có phần nội dung

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 15

chính về mối quan hệ giữa các nước, khu vực này với Trung Quốc. Đây cũng là mục
đích chính của tác giả khi viết cuốn sách.
2.3 Mục đích biên soạn tác phẩm

Ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, ảnh hưởng từ chức quan của chính tác giả mà
mục đích biên soạn của tác phẩm cũng được thể hiện rất rõ ràng. Có thể ngay trong lời
tựa cho tác phẩm, mục đích của việc biên soạn nên cuốn sách này đã phần nào được
trình bày. Nghiêm Tòng Giản giữ chức hành nhân nhiều năm, được tiếp xúc với một số
lượng rất lớn các tư liệu về tứ di ngoại Hoa, được xem qua và nghe qua rất nhiều báo
cáo của các sứ thần khi hoàn thành việc đi sứ nước người quay trở về. Vì thế ông thông
tỏ và nắm giữ số lượng lớn các tư liệu về tình hình biên cương và ngoại quốc. Với mục
đích đem những tư liệu về tình hình biên cương và các nước, khu vực xung quanh cho
các quan viên cũng tham khảo và làm kinh nghiệm, ông lập chí từ những tư liệu này
mà viết thành sách. Mang tư tưởng “tôn quân nhương di”, tác giả càng có mong muốn
giúp cho chế độ, triều đại mà mình đang phò tá thể hiện được sự uy nghiêm, khiến
nhiều phương thần phục. Có như vậy, ắt phải đưa ra những chế độ, chính sách cai trị
phù hợp, đồng thời phải có những hiểu biết sâu sắc về địa phương, khu vực ấy. Đó
cũng được coi là đóng góp lớn của ông cho triều đại, cho đất nước. Đầu tiên, tác giả đã
đưa lý do viết cuốn sách như sau:
Phù nam tử thủy sinh, huyền tang hồ bồng thỉ dĩ xạ tứ phương, chí hữu sự dã.
Man di nhung địch, bất xuất phục tái, thục phi tứ phương chi cức, nhi vi nam tử sở hữu
sự giả hồ! Dĩ tỷ nam tử hữu sự, kỳ trách bất cánh trọng thả thiết da!
Khi mới sinh được con trai, treo cây cung lên bắn tên ra bốn hướng, ấy là tỏ chí
làm nên sự nghiệp vậy. Man di nhung địch, không chịu khuất phục, có ai lại không mệt
mỏi vì những chuyện bốn phương, mà làm nam nhi phải có sự nghiệp của mình…So
với chuyện sự nghiệp của nam nhi, trách nhiệm ấy lại càng thêm quan trọng!
Cái chí hướng của bậc nam tử hán ấy âu cũng là hiển nhiên. Hơn nữa, nó càng
quan trọng khi đặt vào hoàn cảnh quốc gia, bốn bề biên cảnh đang cần người đảm

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 16

đương, thì trọng trách ấy càng thêm khẩn thiết. Thế cho nên, người làm quan phải thấm

nhuần tư tưởng “tôn quân nhương di” – tôn kính, thờ phụng bậc minh chủ của mình mà
đánh phạt bọn man di nhằm thể hiện uy quyền.
Cụ thể hơn cho lý do viết sách đó là:
Nhưỡng dư tá viên hành nhân, thiết lộc Minh thời, mỗi hoài mĩ cập, tuy vị
thường mông thù thành chi khiển, nhi bất cảm vong chu tư chi chí, cố độc yết man
phương nhi trứ kỳ sứ tiết sở thông, tỉ tương lai diễn thái, hoặc hữu phụng tử cáo ư đan
bệ, thụ kỳ tiết ư thương minh giả, nhất trản quyển yên, thứ vi từ sắc tiến thoái, tương
mệnh thái phong chi nhất trợ dã. Nhiên kỳ gian khám thảo chi lược, thủ ngự chi sách,
liệt thánh uy nhượng chi mưu, chư thần kinh họa chi luận, tùy sự cụ tái. Tuy dĩ trứ nhất
quốc chi thủy chung, yếu diệc quan thủ sở phồn, bất khả khuyết yên. Hà giả? Cái hành
nhân phụng sứ điều liệt, kỳ phàm hữu cửu, nhi hữu viết quân vụ giả, hữu viết chỉnh
điểm đại quân giả, tác võ sự nãi cư kỳ nhị, phi đặc tư lễ văn chi mạt nhi dĩ. Huống
quốc gia mỗi hữu chinh phạt, tất hữu hành nhân vi chi tiên luận. Cố thái tổ dục trưng
Miến Điện, tắc khiển Lý Tư Thông chiếu kỳ bãi binh; Thành tổ dục trưng An Nam, tắc
khiển Chu Khuyến hứa kỳ bãi tội. Dĩ can qua thủ chi nhi bất túc, dĩ khẩu thiệt đại chi
nhi hữu dư. Quân tử xưng hành nhân chi chức, dữ tướng soái tương vi biểu lý, đàn kỳ
nhiên hỹ. Khởi khả viết quân lữ chi sự ngô vị chi học, biên cương chi trù ngô vị chi
nhiệm, nhi mạn yên phát cấu tai! Nãi tá lục chi, nhi tịnh phụ kỳ thi văn, đạo lý, phong
tục, thổ sản chi loại, phi đồ khoa văn huyền vũ, nhi thực phục ưng thánh tổ chi huấn,
chu chi ái tuần độ, do khủng hữu khiển thức yên nhĩ. Đãn thị lục chi tác, tích hợp nhi
sứ chức văn hiến chi ngoại biên, kim nhân bản bột, trọng hiệu phân vi nhất thư, danh
viết “Thù vực chu tư”, dĩ tỵ ngã liêu chi cánh lãm vân.
Ta cũng là mượn tạm chức hành nhân, trộm lộc của nhà Minh, thường mong cái
tốt đẹp được phủ rộng, tuy chưa từng được sai đi sứ nơi thù thành, nhưng nào dám
quên cái chí chế ngự vỗ về, thế cho nên chỉ trình bày rõ về rợ phương nam mà làm tỏ
cái nhiệm vụ của người đi sứ, khiến sau này chỉ việc chọn lựa mà thực hiện, hoặc
phụng mệnh mà báo cáo nơi bệ rồng, hoặc trồng cây ngọc trong trời đất, mới viết thành

Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu


Trần Thị Ngọc Thủy 17

sách, thứ đến là phải biết tiến thoái điều chỉnh, bèn mệnh cho thu thập về dân phong
mà trợ giúp thêm. Đó cũng là mưu lược của việc chinh phạt, sách kế cho việc chế ngự,
mưu cao của bậc uy nghiêm thánh tổ, luận bàn của chư thần về kinh hoạch, tùy theo
việc mà ghi chép. Tuy là viết về một nước có đầu có đũa, nhưng nhấn mạnh vào việc
trấn thủ nơi đó, không thể thiếu được. Ấy là tại sao? Đại khái trong việc hành nhân đi
phụng sứ, có chín người, trong đó có một người lo về quân vụ, một người điểm chính
đại quân, hai người chuyên về việc võ, không chỉ có riêng các quan tư lễ, văn. Huống
hồ quốc gia mỗi khi có việc chinh phạt, tất đều cử hành nhân đi trước để dẫn dụ. Thế
nên Thái tổ muốn chinh phạt Miến Điện, mới sai Lý Tư Thông tới chiêu việc bãi binh,
Thành tổ muốn hỏi tội An Nam, mới sai Chu Khuyến tới hứa cho miễn tội. Nếu dùng
tới gươm đao mà giữ thì chẳng đủ, nếu dùng miệng lưỡi mà đánh thì có thừa. Bậc quân
tử xưng chức hành nhân, cùng các vị tướng soái mà biểu lý, tỏ rõ cái ý như vậy. Há lại
có thể nói việc quân vụ ta chưa từng học, bảo vệ biên cương không phải chức trách của
ta, khiến cho dần thành họa! Bèn tạm ghi chép vào đây, bên cạnh đó cũng phụ thêm các
phần thơ văn, địa lý, phong tục, thổ sản, chẳng phải theo lời khoa văn huyền vũ, mà chỉ
thực theo lời di huấn của thánh tổ, hỏi han vỗ về khắp nơi, chỉ lo có việc sai đến chức
trách của mình. Còn việc ghi chép này, vốn hợp phục vụ cho công việc sứ thần nơi
ngoại biên, nay nhân có bản chép, cũng phân tách làm sách, lấy tên là “Thù vực chu tư
lục”, để đồng liêu tiện việc xem xét.
Lời của tác giả cũng rất khiêm nhường: “Tuy chưa từng đi tới các nước nơi thù
vực”. Ấy là bởi trong suốt quãng đời làm quan của mình, mặc dù làm ở Ty hành nhân,
nhưng tác giả chưa từng được một lần “khiển sứ”. Thế nhưng không vì thế mà ông
quên đi nhiệm vụ của những người như mình, luôn trau dồi nhận thức, hiểu biết về
những nơi ấy mà tự trang bị làm hành trang cho bản thân. Từ đó mà việc viết cuốn sách
này không chỉ là trình bày về những hiểu biết của bản thân, quá trình tìm tòi đúc rút tư
liệu. Mà theo như tác giả, nó chính là kinh nghiệm cho đời sau học tập, “chỉ việc chọn
lựa mà thực hiện”. Mặt khác, những lời ấy cũng thể hiện ý đề cao vai trò của những
người đi sứ. Mặc dù chưa một lần được thực hiện nhiệm vụ này, nhưng tác giả vẫn ý


Thù vực chu tư lục – khảo cứu và giới thiệu

Trần Thị Ngọc Thủy 18

thức rõ được tầm quan trọng của nó, ý thức được về vai trò của những người nhận sứ
mệnh lịch sử này. Cũng chính thế mà khi được tác giả tặng cho cuốn sách này, Nghiêm
Thanh đã viết lời tựa như sau:
Cổ chi thiện mưu nhân quốc giả, mạc bất dĩ giám ư thành hiến vi cấp vụ. Cố
Nguỵ Tương hiếu quan cố sự, Tô Hoàn đa thức cựu chương, chí Phú Bật tắc thỉnh
tuyển quan tướng tam triều cố điển phân môn loại tụ, biên thành nhất thư, tỉ vi quy
phạm, giai thị ý dã. Huống ư chế ngự di địch, kỳ quan hệ trị đạo vưu đại, năng bất tôn
tiên vương chi đạo nhi khả vô quá giả phẩu hỹ!
Từ xưa những người giỏi mưu trong nước, có ai lại không coi việc soi xét từ
hiến pháp làm quan trọng. Thế nên Nguỵ Tương thích quan sát những việc đã qua, Tô
Hoàn biết nhiều chuyện cũ, đến Phú Bật mới xin chọn lấy các điển cố về quan tướng
tam triều, phân loại sắp xếp mà soạn thành một quyển sách, coi đó là một quy phạm thì
cũng đều có ý này cả. Huống chi việc chế ngự di địch, lại càng liên quan tới việc lớn trị
đạo, có thể không tuân theo đạo tiên vương mà không sai lầm chăng!
Như vậy, cứ chiếu theo lời đề từ của tác giả, lời bàn của Nghiêm Thanh mà suy
ra rằng, quyển sách này được viết ấy cũng là vì cái nhiệm vụ của quốc gia đại sự, vì
việc lớn cai trị các nước man di nhung địch của Trung Hoa. Nói về sử thì đã có rất
nhiều tác giả biên soạn nên các tác phẩm lưu danh hậu thế, nhưng nói về mặt chính trị
thì những lời ấy cũng tỏ rõ rằng không ít những ghi chép nhằm bổ sung cho các chiến
lược ngoại giao quốc gia. Ấy thế nên mới cần ghi chép lại những hiểu biết của người
Trung Hoa về các nước này, để có đường lối, chính sách cai trị đúng đắn. Hơn nữa đây
cũng coi như là kinh nghiệm đúc rút của các thế hệ hành nhân đi trước để những người
đi sứ sau này cứ tiếp bước mà tiến hành.
2.4 Khảo sát văn bản
Căn cứ vảo những dòng cuối trong phần đề từ của tác phẩm thì Thù vực chu tư

lục được tác Nghiêm Tòng Giản nhà Minh soạn năm “万历甲戌正月元日”(Vạn
Lịch giáp tuất chính nguyệt nguyên nhật) tức năm 1574. Vào thời nhà Thanh, quyển

×