Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tiểu học Tứ thư tiết lược trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906- 1919

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM BẢO NHUNG



“TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC”
TRONG CHƯƠNG TRÌNH
CẢI LƯƠNG GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906 - 1919

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Hán Nôm







Hà Nội - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM BẢO NHUNG


“TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC”


小學四書節略
TRONG CHƯƠNG TRÌNH CẢI LƯƠNG GIÁO
DỤC KHOA CỬ 1906 - 1919

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 602240


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Văn Khoái


Hà Nội - 2014


i
Tên đề tài:
“TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC”
小學四書節略
TRONG CHƢƠNG TRÌNH CẢI LƢƠNG
GIÁO DỤC KHOA CỬ 1906- 1919

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Cấu trúc của luận văn 5

NỘI DUNG 6
CHƢƠNG 1: 6
CẤP TIỂU HỌC VÀ “TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC” 6
1.1. Cấp Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906 – 1919 6
1.2. Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 14
1.2.1 Tác giả phụng biên 14
1.2.2. Kết cấu của Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc 18
1.3.2. Những thông tin chủ yếu qua bài tựa 27
1.3.2.1. Thành thƣ 28
1.3.2.2. Tiết lƣợc 31
1.3.2.3. Hai cách tiết lƣợc trong “Tiểu học Tứ Thư tiết lược” 32
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 33
CHƢƠNG 2: 35
PHƢƠNG THỨC TIẾT LƢỢC TRONG 35
“TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC 小學四書節略” 35
2.1. “Tiết lƣợc giản quát” trong “Tiểu học Tứ Thư tiết lược” - trƣờng hợp Đại học 35
2.1.1. Thống kê những trường hợp tiêt lược ở sách Đại học 37
2.1.1.1. Tiêt lược chính văn ở chương kinh 37
2.1.1.2. Tiêt lược ở Tập chú cho chương kinh 37
2.1.1.3. Những trường hợp tiêt lược ở 10 chương truyện 38
2.1.1.4. Tiêt lược ở phần Tập chú cho 10 chương truyện 41
2.1.1.5. Nhận xét về những trường hợp tiêt lược ở 10 chương truyện 41
2.1.2. Thống kê những trường hợp được giữ lại ở sách Đại học 46

2. 2. “Tiết lƣợc vựng biên” trong “Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc” - trƣờng hợp Luận
ngữ 49
2.2.1. Nguyên tắc chung của tiết lƣợc vựng biên 49
2.2.2. Tiết lƣợc vựng biên của Tiểu học Tứ Thư tiết lược - trƣờng hợp Luận ngữ 52
2. 3. Một vài nhận xét về cách thức tiết lƣợc 67
2.3.1 Tiết lƣợc về phƣơng diện số lƣợng 67

2.3.2. Tiết lƣợc về phƣơng diện chất lƣợng 69
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm 1906, trƣớc những áp lực đòi hỏi của xã hội Việt Nam, chính quyền
thực dân phong kiến đã phải tiến hành cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán cho
phù hợp với tình hình xã hội đƣơng thời, làm bƣớc quá độ cho bƣớc chuyển từ
nền giáo dục khoa cử từ chƣơng sang nền giáo dục phổ thông hiện đại.
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong một
quãng thời gian hơn một chục năm (từ 1906 đến 1919) với ba cấp học: Ấu
học – Tiểu học – Trung học đã kết thúc bằng khoa thi Tiến sĩ cuối cùng trong
lịch sử khoa cử chữ Hán ở Việt Nam – Khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Khải Định
năm thứ tƣ, năm 1919.
Những nội dung cơ bản của khoa cử còn đƣợc bảo lƣu trong giáo dục
khoa cử cải lƣơng là : vẫn còn thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình, nhiều môn học và
môn thi vẫn còn dùng văn ngôn chữ Hán, kinh truyện thánh hiền nhƣ Tứ Thƣ,
Ngũ Kinh, Bắc sử… vẫn đƣợc dùng nhƣ sách học, đề thi. Ngƣời học, ngƣời đi
thi vẫn học những hệ thống văn bài nhƣ sách, luận chữ Nho…Nhƣng ngay cả
trong những gì của khoa cử còn đƣợc bảo lƣu thì trong chúng cũng có những
chuyển động để báo hiệu cho sự loại bãi bỏ khoa cử, rằng cải lƣơng giáo dục
khoa cử là bƣớc quá độ từ khoa cử từ chƣơng sang giáo dục phổ thông hiện
đại.
Tư Thư vốn là kinh điển bắt buộc phải học vừa ở dạng đại toàn, vừa ở

dạng trích yếu và là một trong những nội dung của các môn thi, kỳ thi, trƣờng
thi trong khoa cử truyền thống, nhất là chuyên dành cho trƣờng thi thứ nhất cả
thi Hƣơng, thi Hội với tên gọi Kinh nghĩa theo lối văn bát cổ. Trong chƣơng
trình cải lƣơng giáo dục khoa cử nói chung, cấp Tiểu học nói riêng, Tứ Thư
vẫn là một môn học nhƣng đã đƣợc biên soạn lại cho phù hợp với các yêu cầu
của thời cuộc. Điều đó phần nào đó đã đƣợc thể hiện trong bộ Tiểu học Tứ

2
Thư tiết lược 小學四書節略, Đoàn Triển phụng biên 段展奉編 đƣợc biên
soạn làm sách giảng dạy trong chƣơng trình giáo dục khoa cử cải lƣơng ở cấp
Tiểu học.
Nhận thấy đây là bộ sách có ý nghĩa, có tính minh chứng cho việc tìm
hiểu vai trò của Tứ Thư trong cấp Tiểu học nói riêng, cho nghiên cứu chƣơng
trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 nói chung cũng nhƣ cho
việc tìm hiểu giáo dục Hán văn và văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ
XX , nên chúng tôi đã chọn bộ Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 làm
đề tài cho luận văn Cao học Hán Nôm của mình.

2. Nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài
Đề tài trên có những nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa nhƣ sau:
- Giới thiệu Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 với tƣ cách là bộ
sách giáo khoa đƣợc biên soạn dành cho cấp Tiểu học theo các yêu cầu của
chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 về các phƣơng
diện nhƣ văn bản học, kết cấu.
- Phiên âm dịch nghĩa toàn văn.
- Khát quát hóa các nguyên tắc biên soạn và xây dựng nó theo yêu cầu
của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán 1906 – 1919 từ bài Tựa
cũng nhƣ từ kết cấu hình thành của sách.
- Phân tích các thủ pháp và phƣơng cách tiết lƣợc đƣợc quán triệt qua các
nghiên cứu đại diện và trƣờng hợp (phƣơng cách tiết lƣợc giản quát; phƣơng

cách tiết lƣợc vựng biên), kết hợp với bản dịch để làm nổi bật thực thể của bộ
sách.
- Góp phần nhỏ nào vào tìm hiểu bƣớc chuyển về văn hóa Việt Nam từ
truyền thống đến hiện đại trên cơ sở hệ thống hóa các sự kiện chủ yếu liên

3
quan đến chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán trong giai đoạn 1906 –
1919 thông qua phân tích cách thức tiết lƣợc của bộ sách cụ thể.
- Góp phần tìm hiểu Nho học, Hán học và văn minh Đông Á của buổi
giao thời Âu Á trên cơ sở nghiên cứu trƣờng hợp Tiểu học Tứ Thư tiết lược.
- Nâng cao trình độ đọc văn bản Hán văn của bản thân học viên trên cơ
sở dịch nghĩa, chú giải văn bản Tiểu học Tứ Thư tiết lược cũng nhƣ đối chiếu
văn bản tiết lƣợc với chính văn Tứ Thư.
Tất nhiên, để thực hiện đƣợc nhiệm vụ trên đây, trƣớc hết cần phải
nghiên cứu văn bản Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 về mặt văn bản
học, dịch nghĩa, so sánh văn bản. Những kết quả của công việc này là cơ sở
mang tính chất chất liệu cho mọi phân tích của chúng tôi về cách học Tứ Thƣ
trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán trong luận văn.
Từ những nhiệm vụ và mục đích nêu trên cho thấy, việc đề cập đến Tứ
thƣ dành cho bậc Tiểu học qua phân tích văn bản Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小
學四書節略 trong hệ thống các môn học dành cho bậc học này thời bấy giờ có
ý nghĩa cho việc nghiên cứu cơ cấu chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử,
cách thức biên soạn Tứ thƣ cũng nhƣ vai trò của chữ Hán trong giáo dục và
truyền tải tri thức và văn hóa ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình về lịch sử giáo dục Việt Nam đề cập đến chƣơng
trình cải lƣơng giáo dục khoa cử hay giáo dục khoa cử cải lƣơng, song do các
yêu cầu của việc viết lịch sử giáo dục nên các nhà viết sử giáo dục chƣa đi sâu
vào phân tích tình hình giáo dục Tứ Thư trong giai đoạn này trên cơ sở phân

tích một bộ sách có tính chất giáo khoa Tiểu học Tứ Thư tiết lược, một bộ
sách do chính một ngƣời trong ban tu thƣ biên soan, đƣợc tổ chức nhuận

4
chính kĩ càng. Đó là một trong những lý do thúc đẩy chúng tôi đi vào nghiên
cứu đề tài này.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là bộ sách Tứ Thư tiết lược 小學四書節
略 dành cho bậc Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán ở
Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XX, gồm 2 quyển. Quyển nhất
gồm 37 tờ. Quyển nhị gồm 33 tờ. Mỗi tờ 2 mặt do Đoàn Triển phụng biên, Đỗ
Văn Tâm nhuận chính, viết tay, cộng lại là 168 trang, 27x15, ký hiệu trên kho
sách viện Hán Nôm là A.2607 để trực tiếp đi vào khảo sát, phân tích văn bản
về phƣơng diện văn bản học cũng nhƣ phân tích các vấn đề về phƣơng diện
nội dung, nguyên tắc tiết lƣợc.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Do nội dung nghiên cứu của đề tài này liên quan đến giai đoạn lịch sử
khá đặc biệt của lịch sử Việt Nam trong những thập niên cuối thế kỷ XIX –
đầu thế kỷ XX nói chung và chƣơng trình cải lƣơng giáo dục chữ Hán đầu thế
kỷ XX nói riêng, cho nên cần phải quán triệt các nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong việc nhận thức và đánh giá các sự
kiện cụ thể.
- Đề tài cũng yêu cầu vận dụng thủ pháp so sánh, đối chiếu giữa văn bản
tiết lƣợc và nguyên thƣ để nhận ra một vài nguyên tắc cũng nhƣ cách thức tiết
lƣợc của tác gia Đoàn Triển theo yêu cầu của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
khoa cử.
- Đề tài cũng vận dụng lối nghiên cứu trƣờng hợp mang tính đại diện
phục vụ cho sự trình bày.


5
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục phiên
âm dịch nghĩa Đại học và Luận ngữ đƣợc trích từ Tiểu học Tứ Thư tiết lược
小學四書節略 ra, luận văn đƣợc chia ra làm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Cấp Tiểu học và Tiểu học Tứ thư tiết lược 小學四書節略
nhằm giới thiệu Tiểu học nhƣ là một cấp học của chƣơng trình cải lƣơng giáo
dục khoa cử 1906 – 1919. Sau đó giới thiệu Tiểu học Tứ thư tiết lược về văn
bản học và kết cấu cũng nhƣ các nguyên tắc tiết lƣợc đã đƣợc vận dụng để
xây dựng bộ sách này.
Chƣơng 2: Phƣơng thức tiết lƣợc trong Tiểu học Tứ thư tiết lược 小
學四書節略 nhằm đề cập đến sự thể hiện của hai phƣơng thức tiết lƣợc trên
đây đã đƣợc vận dụng áp cho từng bộ sách hợp thành Tứ Thƣ ( Đại học,
Trung Dung, Luận ngữ , Mạnh Tử) thông qua nghiên cứu trƣờng hợp có tính
đại diện trên cơ sở bản dịch Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略 mà tác
giả luận văn đã thực hiện.












6

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
CẤP TIỂU HỌC VÀ “TIỂU HỌC TỨ THƯ TIẾT LƯỢC”
Chƣơng này nhằm giới thiệu Tiểu học nhƣ là một cấp học của chƣơng
trình cải lƣơng giáo dục khoa cử 1906 – 1919 trên một số phƣơng diện, sau đó
giới thiệu Tiểu học Tứ Thư tiết lược về phƣơng diện văn bản học, kết cấu
cũng nhƣ một số khái niệm liên quan đến tiết lƣợc.

1.1. Cấp Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa
cử 1906 – 1919
Ngày 25-8-1883, thực dân Pháp buộc nhà Nguyễn phải ký hiệp ƣớc Hác
măng, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp. Mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao
của Việt Nam đều do Pháp nắm.
Ngày 6-6-1884, năm Giáp Thân, chúng điều chỉnh hiệp ƣớc Hác măng
thành điều ƣớc Pa tơ nốt (Patennotre). Điều ƣớc Pa tơ nốt này đã đặt cơ sở lâu
dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam, chia Việt Nam thành
ba miền với ba chế độ khác nhau. Với việc ký điều ƣớc này, nhà nƣớc phong
kiến Việt Nam với tƣ cách là một nhà nƣớc độc lập có chủ quyền đã hoàn
toàn sụp đổ.
Chính phủ Pháp trong việc cai trị Việt Nam sau hoà ƣớc kí năm Giáp
Thân, 1884 đã chuyển từ chế độ dùng tƣớng lãnh quân sự sang chế độ dùng
văn thần. Ngày 8-4-1886, Paul Bert - Tổng Trú sứ Bắc Kì - Trung Kì đến Hà
Nội cùng hai Trú sứ ở Hà Nội và Huế. Paul Bert đã thực hiện một số biện
pháp và chính sách liên quan đến việc biến đổi xã hội Việt Nam. Riêng về
giáo dục, Tổng Trú sứ Paul Bert đã ký nghị định thành lập Viện Hàn Lâm Bắc
Kì (tháng 7-1886), nhằm lôi kéo sĩ phu Bắc Kì vào hội để truyền bá học thuật
Pháp; thành lập trƣờng hoàng gia để dạy tiếng Pháp cho con em các gia đình

7
tôn thất và quan lại ở Huế (11-1886); thành lập hệ thống trƣờng Pháp Việt

(trƣờng thông ngôn, 9 trƣờng tiểu học cho nam sinh, 4 trƣờng tiểu học cho nữ
sinh, 2 trƣờng dạy nghề, khuyến khích cho việc ra đời của 117 trƣờng tƣ ).
Một số tỉnh ở Bắc Kì và Trung Kì cũng khởi động việc mở trƣờng Pháp - Việt.
Khoa cử sau 1884 vẫn còn đƣợc giữ lại và hầu nhƣ không có gì thay đổi về
văn bài, đề thi, cách thức thi. Thi Hƣơng thi Hội ba năm một kỳ vẫn đƣợc tổ
chức nhƣ xƣa. Những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu vẫn thi Hƣơng. Những năm
Sửu, Mùi, Thìn, Tuất vẫn thi Hội. Thi Hƣơng thi Hội đều diễn ra theo 4 kỳ.
Kỳ thứ nhất kinh nghĩa, thi phú, văn sách và kỳ thi phúc hạch. Khoa cử là cái
mồi nhử mà thực dân Pháp đã sử dụng để lôi kéo tầng lớp biết chữ đi theo
chúng, phục vụ cho các mƣu đồ thực dân của chúng.
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, khi chính quyền thực dân ru ngủ dụ
dỗ những ngƣời thức tự bằng cái nọc độc khoa cử thì những nhà nho yêu
nƣớc mà nhiều ngƣời trong số họ đã từng qua cử nghiệp đỗ đạt cao lại đƣợc
đón một luồng gió mới của thời đại thổi tới từ Đông Á nhƣ: gƣơng Nhật Bản
duy tân, gƣơng Trung Hoa tự cƣờng cũng nhƣ gƣơng Âu Mĩ qua tân thƣ, tân
báo, tân văn, qua các trƣớc tác của Khang Hữu Vi, Lƣơng Khải Siêu, Nghiêm
Phục Họ nhận thấy nguyên nhân của mất nƣớc là sự lạc hậu, là do cái học
cử nghiệp đã làm lầm lỡ bao thế hệ. Họ chống hủ nho, kêu gọi canh tân đổi
mới, khai dân trí, chấn hƣng dân khí, hậu dân tài. Đại diện cho lớp các nhà
nho mới đó là: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyên Thƣợng Hiền,
Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế với các phong trào: Đông Du (1905-
1909); Duy tân;….; bồng bột, sôi nổi, lôi cuốn lan tràn khắp nƣớc. Thực dân
phong kiến đã đàn áp họ. Nhà tù đế quốc phong kiến đầy những tú tài, cử
nhân, tiến sĩ duy tân - những ngƣời đã nhận ra “bia mà chi, bảng mà chi”.
Chính thực dân Pháp cũng thấy rằng chúng không thể duy trì mãi cái mồi “cử
nghiệp” cũ để dụ dỗ thanh niên đƣợc. Công cuộc khai thác thuộc địa của chủ

8
nghĩa tƣ bản Pháp đòi hỏi những con ngƣời khác, không cần những ngƣời chỉ
biết khoa cử từ chƣơng. Để ra làm quan, những ngƣời đỗ cử nhân, tú tài của

khoa cử truyền thống phải vào học ở trƣờng Hậu Bổ.
Ngày 20-6-1903, Thống sứ Bắc Kì ra quyết định lập Trƣờng Hậu Bổ ở Hà
Nội (École dapprentis mandarins) thể theo chỉ thị ngày 9-2-1897 của Tổng
thƣ kí Toàn quyền Đông Dƣơng. Trƣờng đặt dƣới sự chỉ đạo, giám sát và
kiểm soát của Chánh phòng Nhì phủ Thống sứ Bắc Kỳ.
Mục đích của Trƣờng: đào tạo tri phủ, tri huyện, huấn đạo, giáo thụ.
Điều kiện nhập học: cử nhân, tú tài (cựu học), hoặc ít nhất cũng phải là
ấm sinh (tức con quan lại cao cấp và có công với thực dân Pháp).
Thời gian học: 3 năm. Ra trƣờng sẽ đƣợc phong: tòng bát phẩm (tối
thiểu), tòng thất phẩm (tối đa).
Hệ thống trƣờng Hậu Bổ ở Huế lại đƣợc đặt ra muộn hơn.
Ngày 5-5-1911: Vua Duy Tân ra dụ thành lập Trƣờng Hậu Bổ ở Huế, nơi
bổ túc những “kiến thức cai trị hiện đại” của thực dân Pháp cho các tiến sĩ,
phó bảng, cử nhân, tú tài (cựu học) trong thời gian 3 năm, trƣớc khi đƣợc
chính thức bổ nhiệm ra làm quan ngạch Học chính và Hành chính trong Chính
phủ Nam triều ở Trung Kỳ.
Ngày 18-4-1912: Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định đổi gọi Trƣờng
Hậu Bổ Hà Nội thành Trƣờng Sĩ Hoạn (École des Mandarins) (danh từ
thƣờng gọi lúc bấy giờ).
Ngày 15-10-1917: Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định lập Trƣờng
Pháp Chính Đông Dƣơng (École de Droit et d'Administration), thay thế cho
hai trƣờng Sĩ Hoạn Hà Nội và Hậu Bổ Huế.
Để phục vụ cho các yêu cầu của công cuộc khai thác thuộc địa đang
diễn ra cũng nhƣ để đối phó với tình hình, chính quyền thực dân phong kiến

9
đã tiến hành cải lƣơng giáo dục khoa cử. Tiến trình cải lƣơng giáo dục khoa
cử đƣợc thực hiện qua một số mốc thời gian nhƣ sau:
Tháng 2 năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18), ban hành nghị định thiết
lập Nghị học Hội đồng, cải định các khoản về phép học phép thi ở Bắc Kỳ.

Ngày 31- 05- 1906, phụng thƣợng dụ cải định Trung Kỳ Học pháp.
Ngày 14 tháng 9 năm 1906 toàn quyền phụng dụ thi hành.
Ngày 16 tháng 11 năm 1906, thống sứ Bắc Kì tuân phụng các khoản của
nghị định thƣợng dụ.
Ngày 06 tháng 7 năm 1906 (Thành Thái năm thứ 18) Viện Cơ Mật tâu về
cải lƣơng giáo dục và quy thức phép thi mà Nghị học Hội đồng thƣơng nghĩ
và đã đƣợc phê chuẩn.
Công cuộc cải lƣơng giáo dục khoa cử còn có các cách gọi khác nhƣ là
Chƣơng trình hoàn thiện giáo dục bản xứ; Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục
khoa cử chữ Hán. Nó đã đƣợc thực hiện trên thực tế từ năm 1906 với các qui
định có tính chính sách trên đây. Tiến trình này đƣợc kết thúc bằng Khoa thi
Tiến sĩ cuối cùng, Khoa Kỉ Mùi, niên hiệu Khải Định năm thứ tƣ, tức năm
1919.
Chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong một quãng
thời gian hơn một chục năm (từ 1906 đến 1919) với ba cấp học: Ấu học; Tiểu
học; Trung học.
Ấu học do các xã thôn tự trù thiết lập để dạy những trẻ em nam và nữ, từ
6 tuổi đến 12 tuổi. Còn những ai đứng ra mời thầy, lập trƣờng tƣ cũng cho
phép. Các sĩ tử trƣờng tƣ cũng đều đƣợc tham dự sát hạch ứng thí cũng nhƣ sĩ
tử trƣờng công.
Các xã thôn đƣợc tự lựa chọn giáo sƣ nhƣng cần phải có chính quyền
công nhận.

10
Các viên giáo huấn của các phủ huyện có chức vụ trong việc kiểm sát
trƣờng Ấu học ở hƣơng thôn.
Ở các tỉnh lỵ cũng thiết lập các trƣờng Ấu học, theo quy thức của trƣờng
Ấu học. Kinh phí của các trƣờng ấy do các tỉnh chi cấp.
Giáo quy của trƣờng Ấu học có hai loại: Một là giáo quy chữ Hán, hai
là giáo quy chữ Nam. Giáo quy chữ Hán nhằm dạy những chữ Hán thƣờng

dùng và những chữ Hán thiết dụng về các lĩnh vực chính trị, địa lý, luân lý.
Giáo quy chữ Nam thì dạy chữ Quốc ngữ và các bài đọc chữ quốc ngữ thiết
yếu về các lĩnh vực chính trị, phong tục, luân lý, lễ phép, thiên văn, địa lý
và vệ sinh.
Tốt nghiệp Ấu học thì đƣợc cấp văn bằng Tuyển Sinh.
Còn nhƣ phép đào tạo các giáo sƣ cho hệ Ấu học thì ở tỉnh lỵ của các
tỉnh có thiết lập một trƣờng quốc ngữ để dạy cho các hƣơng sự không biết chữ
quốc ngữ.
Tiểu học đƣợc mở ở cấp phủ, huyện, thƣờng đƣợc gọi là trƣờng của
quan huấn đạo, giáo thụ.
Giáo quy của trƣờng có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo quy
chữ Nam âm. Dạy thêm cả chữ Pháp.
Học xong chƣơng trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ
chức thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ đƣợc nhận bằng Khóa Sinh.
Trung học thiết lập ở tỉnh lỵ, tức trƣờng của quan đốc học.
Bậc Trung học thu nhận những ngƣời dƣới 30 tuổi.
Giáo quy của trƣờng có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo quy
chữ Nam và chữ Pháp. Giáo quy chữ Hán thì dạy theo các văn bản thƣ tịch
chữ Hán tƣơng đối cao và thể thức các hạng công văn. Giáo quy chữ Nam thì
dạy cho các môn lịch sử liệt quốc, địa lý và cách trí tân thời, toán pháp và tập
làm văn chƣơng chữ quốc ngữ. Chữ Pháp thì dạy Pháp văn tự thoại sơ đẳng.

11
Sau khi hoàn thành chƣơng trình học, do tỉnh tổ chức thi tốt nghiệp lấy
văn bằng Thí Sinh. Có bằng thí sinh mới đƣợc đi thi Hƣơng, thi Hội, thi Đình.
Các danh hiệu của khoa cử truyền thống nhƣ Cử nhân, Tú tài, Tiến sĩ vẫn
đƣợc dùng trong khoa cử cải lƣơng.
Nhƣ vậy, Tiểu học là một cấp học của giáo dục khoa cử cải lƣơng đƣợc lƣu
hành trong một khoảng thời gian hơn 10 năm nhằm chuyển từ giáo dục cử
nghiệp truyền thống bằng chữ Hán sang giáo dục phổ thông hiện đại.

Cần lƣu ý, trong nền giáo dục Trung Quốc thời xƣa và nền giáo dục khoa
cử truyền thống cũng có một tên gọi là Tiểu học, song Tiểu học trong chƣơng
trình cải lƣơng giáo dục khoa cử hoàn toàn khác với cách gọi Tiểu học khi
xƣa.
Tên gọi Tiểu học 小學 thấy xuất hiện sớm nhất trong Hán thư

Nghệ văn
chí của 漢書 藝文誌 Ban Cố 班固 (32 – 92 CN) thời Đông Hán.
Sách Hán thư

Nghệ văn chí 漢書 藝文誌 căn cứ vào Thất lược 七略 của
Lƣu Hâm 劉歆 (? – 23 CN) cho biết, cuối đời Tây Hán đã gọi chung các tự
thƣ dùng cho trẻ con học chữ và giải thích nghĩa chữ phụ sau Lục nghệ lược
六藝略 là “Tiểu học”.
Trong Chu lễ

Bảo thị 周禮

保氏 cũng có nhắc đến danh từ “Tiểu học”:
“古者八歲入小學, 故周官保氏掌養國子, 教之六書. Cổ giả bát tuế nhập
tiểu học, cố Chu quan Bảo thị chưởng dưỡng quốc tử, giáo chi Lục thư”.
(Xƣa 8 tuổi vào nhà Tiểu học, cho nên Chu quan Bảo thị trông nom các công
tử, dạy Lục thƣ cho họ).
Sách Tam tự kinh 三字經 có câu: “為學者必有初. 小學終至四書- Vi học
giả, tất hữu sơ. Tiểu học chung chí Tứ thư – Làm ngƣời học, ắt có bƣớc đầu.
Tiểu học xong, đến Tứ thƣ”. Tiểu học ở đấy vừa chỉ cấp học thấp cho ngƣời
mới học, vừa mang một nội dung cụ thể của ngữ văn học Trung Hoa truyền

12
thống để chỉ 3 bộ phận cấu thành nên nó: Tự thƣ học – Âm vận học – Huấn

hỗ học. Do vậy, thuật ngữ Tiểu học trong giáo dục khoa cử cải lƣơng khác với
thuật ngữ Tiểu học trong nền học vấn truyền thống.
Tiểu học của giáo dục khoa cử cải lƣơng cũng khác với thuật ngữ Tiểu
học của giáo dục hiện đại, nhất là trong hệ thống giáo dục của nhà nƣớc Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Đôi điều này của chúng tôi ở đây nhằm giới thuyết và xác định nội hàm
của khái niệm Tiểu học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử chữ
Hán 1906 – 1919.
Có thể coi Tiểu học là cấp học trung tâm của chƣơng trình cải lƣơng giáo
dục khoa cử chữ Hán về nhiều phƣơng diện.
Tiểu học đƣợc mở ở cấp phủ, huyện, thƣờng đƣợc gọi là trƣờng của quan
huấn đạo, giáo thụ vốn là một cấp học vốn đã đƣợc thiết lập trong khoa cử
truyền thống. Việc khảo hạch của sĩ tử vốn đƣợc thực hiện ở cấp phủ huyện.
Tuổi để đƣợc tuyển vào Tiểu học đƣợc xác định theo mức trần chứ
không theo mức sàn cũng là một trong những điểm cho thấy đây là cấp học
trung tâm của chƣơng trình cải lƣơng giáo dục khoa cử. Tiểu học thu nhận
đến những ngƣời dƣới 27 tuổi. Điều này cho thấy, hầu nhƣ toàn bộ những
ngƣời đã hàng chục năm đèn sách, dùi mài bút nghiên nơi cửa Khổng sân
Trình nếu muốn đƣợc đi thi Hƣơng thì phải vào học cấp Tiểu học. Việc mở
rộng tuổi cho ngƣời nhập học Tiểu học đến mức nhƣ thế này nhằm tạo ra lối
thoát cho cả một thế hệ những ngƣời đã có thâm niên hàng chục hoặc hơn
chục năm đi học chữ Hán theo lối khoa cử truyền thống, làm giảm áp lực xã
hội đối với các chính sách phế bỏ khoa cử mà chính quyền thực dân phong
kiến sắp thực hiện trong tƣơng lai gần.
Giáo quy của trƣờng có 2 loại. Một là giáo quy chữ Hán. Hai là giáo
quy chữ Nam âm.

13
Giáo quy chữ Hán thì dạy Tứ Thƣ, phong tục, luân lý, văn chƣơng, Bắc
sử, Nam sử. Các môn này do huấn thụ, huấn đạo giảng dạy. Điều này có

nghĩa là chữ Hán và học bằng chữ Hán đóng vai trò trung tâm của cả chƣơng
trình Tiểu học. Ngay ở Kho sách Hán Nôm đang lƣu giữ ở Viện Nghiên cứu
Hán Nôm cũng đã có nhiều sách đƣợc biên soạn cho cấp Tiểu học. Dƣới đây
là một số ví dụ:
Quốc sử Tiểu học Lược biên 國 史 小 學 略 編 là bộ sách giáo khoa
môn Lịch sử Việt Nam bằng chữ Hán cho cấp tiểu học của Chƣơng trình cải
lƣơng giáo dục khoa cử chữ Hán kéo dài trong quãng thời gian dài 13 năm, từ
1906 đến 1919, đƣợc 范 輝 琥 Phạm Huy Hổ, một tác gia Hán văn cận đại
biên soan năm Duy Tân Đinh Mùi (1907). Hiện nay văn bản của bộ sách này
vẫn còn đƣợc lƣu giứ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang ký hiệu A. 1327,
gồm 2 quyển, dầy 286 trang, kích thƣớc 29 x 15,5.
Tiểu học bản quốc phong tục sách 小學本國國風俗冊, Đoàn Triển 段
展 biên tập. Nội dung của sách gồm: Các tiết trong năm: Nguyên đán, hàn
thực, đoan dƣơng, trung nguyên, trung thu, trùng thập…; Phong tục Việt Nam:
Tục lệ về đình miếu, đền chùa, văn chỉ, thờ thần, cầu phúc, hƣơng ẩm, khoán
ƣớc, phả khuyến, cầu an, kì mục, tuần đinh, giá thú, đăng khoa, bổ quan,
mừng thọ, tang tế, cải táng…
Bắc sử tân san toàn biên 北史新刊全編. Liễu Giang cƣ sĩ 柳江居士
biên tập, Liễu Văn Đƣờng, Hà Nội in năm Duy Tân 3 (1909).
Sách chép lịch sử Trung Quốc từ Tam Hoàng, Ngũ Đế đến Thanh
Quang Tự (1875-1908). Sách này đƣợc Hội đồng học vụ Bắc Kì duyệt làm
sách giáo khoa lịch sử bậc Tiểu học. Phần Tổng luận bàn về diện tích, dân số,
phong tục, núi sông, hồ, đạo, khí hậu, địa chất, sản vật, diên cách, địa lý
của Trung Quốc

14
Giáo quy chữ Nam thì dạy cho các môn lịch sử thế giới, địa lý và cách trí,
toán học.
Dạy thêm cả chữ Pháp phục vụ cho việc thi tự nguyện.
Quan Đốc học của các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra các trƣờng Tiểu học.

Học xong chƣơng trình Tiểu học thì quan Đốc học làm quan chủ khảo tổ chức
thi cho các học sinh Tiểu học. Ai trúng tuyển sẽ đƣợc nhận bằng Khóa Sinh.
Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略, Đoàn Triển phụng biên 段展奉
編, Đỗ Văn Tâm phụng nhuận chính, đƣợc biên soạn làm sách giảng dạy
thuộc phần chữ Hán trong chƣơng trình giáo dục khoa cử cải lƣơng ở cấp
Tiểu học.

1.2. Tiểu học Tứ Thư tiết lược 小學四書節略
1.2.1 Tác giả phụng biên
Tác giả phụng biên là Đoàn Triển 段展(1854- 1919). Đoàn Triển tên
thủa nhỏ là Trọng Vinh 仲 榮, sau đó đổi tên là Triển 展, tự Doãn Thành 尹
誠 , hiệu Mai Viên 梅園 .
Ông sinh ngày 19 tháng 04 năm Giáp Dần, niên hiệu Tự Đức 7 (1854),
ngƣời làng Hữu Châu, tổng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hòa,
tỉnh Hà Đông (nay là thôn Hữu Thanh Oai, xã Thanh Oai, huyện Thanh Trì,
Hà Nội).
Năm Ất Hợi niên hiệu Tự Đức 28 (1875) ông đƣợc bổ làm Ấm sinh của
tỉnh Hà Đông, giữ chức Quản đoàn huyện Thanh Oai sau sung Bang biện
Huyện vụ huyện Thanh Oai. Ông đỗ cử nhân Ân khoa Bính Tuất năm Đồng
Khánh 1 (1886) khi 33 tuổi. Năm 36 tuổi ông đƣợc bổ làm Tƣ vụ rồi chủ sự,
Viên ngoại Nha Kinh lƣợc Bắc kỳ. Sau đó ông lần lƣợt đảm nhiệm các chức
vụ Tri phủ Bình Giang (1894), Kinh Môn (1896), Nam Sách, Ninh Giang

15
(1898), Án sát Hà Nội (1902) rồi thăng làm Tuần phủ Ninh Bình (1903), tuần
phủ tòa Hà Nội (1906), Tuần phủ Hà Nam (1908), Tuần phủ sung Tuyên phủ
sứ Bắc Giang sau chuyển vào làm tại Tu thƣ cục phủ Thống sứ, lĩnh Tổng đốc
Bắc Ninh, Nam Định. Năm 1914 ông về hƣu, hàm Thái tử Thiếu bảo, Hiệp tá
Đại học sỹ.
Ông mất ngày 12 tháng 07 năm Kỷ Mùi (15- 08- 1919), hƣởng thọ 66

tuổi, đƣợc an táng tại sinh phần riêng do chính ông thiết kế tại làng Thanh Oai.
Trƣớc tác của ông còn lại khá nhiều:
Tiểu học Bản quốc phong tục sách (còn có tên An Nam phong tục sách)
小學本國風俗 /安南風俗册; Mai Viên chủ nhân quy điền lục 梅園主人
歸田纆; Mai Viên thi tập 梅園詩集 ; Đoàn tuần phủ công độc 段巡撫公
牘; Nhi tôn tất độc 兒孫必讀.
Ông có một số sáng tác chép trong các sách: Quan liêu phong tặng đối
liên 官僚封贈對聯; Thúy Sơn thi tập 翠山詩集; Văn tuyển đối liên 文選
對聯 ; Chư để mặc 諸題墨 .
Ông biên tập và viết lời tựa các sách: Ứng khê văn tập 應溪文集; Ứng
khế văn tuyển 應溪文選; viết tựa cho Trung học Việt sử toát yếu 中學越史
撮要 ; Trung học Việt sử toát yếu giáo khoa 中學越史撮要教科.
Đoàn Triển tham gia biên soạn các sách: Nam quốc địa dư Ấu học giáo
khoa thư 南國地輿幼學教科書; Chính trị sự lược giáo khoa thư 政治事
略教科書; Ấu học Hán tự tân thư 幼學漢字新書; duyệt sách: Việt sử tân
ước toàn biên 越史新約全編 (Đại việt sử ước 大越史約 ).
Ngoài ra, ông còn đề thơ ở quán Trấn Vũ, soạn văn bia cho nhà học xã
Hữu Hòa và chùa Quang Lâm (Thanh Trì, Hà Nội), cùng các chức sắc trong

16
làng Hữu Châu viết Hữu châu tân lệ (Bản hƣơng ƣớc mới của làng Hữu Châu),
viết một số câu đối trên đàn tổ họ Đoàn và sinh phần của mình, góp phần giữ
gìn và bảo vệ bản sắc dân tộc, mặt khác thể hiện tinh thần gạn đục khơi trong,
thích nghi với sự biến chuyển không ngừng của xã hội.
Đoàn Triển là một học quan tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Năm 1906, ông đã dâng một tờ trình lên thống sứ
Bắc Kì, trong đó “Đoàn Triển đề nghị lập một ủy ban giáo dục để nghiên cứu
các sách Trung Quốc, phƣơng Tây và Việt Nam và trích ra những điều bổ ích
để soạn sách giáo khoa: 18 cuốn sách, trong đó 1 cho lớp vỡ lòng, 13 cuốn
cho bậc Tiểu học và 4 cho bậc Trung học. Ông nghĩ rằng 13 cuốn cho bậc

Tiểu học có thể các học sinh thông minh nhất có thể tiếp thu trong 2 hay 3
năm, học sinh kém hơn sẽ mất 5 hay 6 năm. Ông cho rằng giáo dục cổ điển
chỉ là tích lũy một cách đơn giản tri thức suốt cuộc đời chƣa xong mà không
ai nghiên cứu sâu. Trái lại nền giáo dục mới có thể cho phép tiếp thu nhiều
kiến thức trong thời gian ngắn. Con ngƣời bất kể giàu, nghèo, sang, hèn,
thông minh hay ngu đần, có thể làm thay đổi căn bản tƣ duy, kiến thức, cung
cách làm ăn nhờ phƣơng pháp học tập mới. Vì vậy Đoàn Triển tin rằng sau
khi học xong bậc học, học sinh nhất thiết sẽ tìm đƣợc chỗ đứng, chỗ làm trong
xã hội. Đƣợc "làn gió tiến bộ đƣa đi", nông dân, ngƣời buôn bán, thợ thủ công
tự nhiên là phải học tập, nạn mù chữ sẽ tự nó phải biến mất. Không ai cảm
thấy bắt buộc phải đi học. Sau đó ông đƣa ra danh sách 18 cuốn sách cần
đƣợc biên soạn, chia ra 13 bộ môn: 1 cuốn dạy chữ gồm hai phần - chữ nho
(thông dụng nhất) và chữ nôm dựa vào truyện Kiều nôm của Tự Đức -, 1 cuốn
sách về câu đối lấy ở trong các bài văn Trung Quốc, 1 cuốn về vệ sinh soạn
theo Đông y và Tây y bao gồm những kiến thức thực hành về thân thể và các
phƣơng tiện đấu tranh chống bệnh tật thông thƣờng nhất, 1 sách về toán học
theo mẫu của sách Pháp dùng trong các trƣờng tiểu học, 1 sách về lễ hội

17
phƣơng Đông và phƣơng Tây, 6 cuốn sách về lịch sử - 2 cuốn sử Trung Hoa,
2 cuốn sử Việt Nam và 2 cuốn sử các nƣớc phƣơng Tây -, 1 cuốn sách về tri
thức thông dụng (khái niệm về thiên văn học, địa lý, loài ngƣời, động vật, ăn
mặc, máy móc ), 1 cuốn sách về các văn bản hành chính, 1 sách về các thiết
chế hành chính và chính phủ, 2 cuốn sách tóm tắt các hiện tƣợng trên thế gian
(âm học, quang học, điện, khí hậu học, nghiên cứu trọng lƣợng, đo lƣờng )
những kỹ thuật đóng tàu, vũ khí, đạn dƣợc, lý thuyết về trái đất (nhật thực,
nguyệt thực, địa chấn học, họa đồ ), các anh hùng ở mỗi nƣớc, Thiên chúa
giáo, các chế độ chính trị (quân chủ, dân chủ), chủ nghĩa đại nghị, tự do và
bình đẳng, các sự kiện lớn trong các nƣớc văn minh phƣơng Tây.
Tƣ tƣởng này của ông cũng đƣợc Emmanuel posson trong Quan và lại ở

miền Bắc Việt Nam - một bộ máy hành chính trước thử thách (1820- 1918)
nhắc đến với những đánh giá thỏa đáng “Những suy nghĩ của một viên quan
khác là Đoàn Triển, tuần phủ Ninh Bình, cũng khiến chúng ta phải bỏ qua sự
đối lập giữa sĩ phu cấp tiến và quan trƣờng về công cuộc duy tân. Tờ trình
năm 1906 của Đoàn Triển gửi cho thống sứ Bắc Kì đáng để chúng ta phân
tích thêm. Đó không phải là một bản trình bày kỹ thuật khô khan mà tác giả
đã luận về công cuộc duy tân bằng những lời lẽ mà Đông Kinh nghĩa thục
không thể chối bỏ. Sau khi ghi nhận tác dụng tốt của việc du nhập chữ Hán từ
thời Sĩ Nhiếp[522], một nhà khai hóa văn minh ở miền nam Trung Hoa và
mọi ngƣời đều sùng bái học chữ nho, Đoàn Triển phàn nàn rằng ngƣời Việt
Nam sau đó bắt chƣớc một cách nô lệ hệ thống giáo dục của Trung Quốc,
nguyên nhân của tình trạng lạc hậu hiện nay của đất nƣớc. Ông vui mừng thấy
đồng bào ông tỏ lòng hâm mộ phong trào canh tân của Trung Quốc. Đa số
học trò đi mua Tân thƣ, xuất sắc nhất nhƣ Phạm Huy Hổ đã tự mình viết các
công trình về đổi mới giáo dục, nhƣng ông (Đoàn Triển) cho rằng một thiểu
số bí mật ra nƣớc ngoài, tức là sang Nhật là một nguy cơ chính trị. Tuy nhiên

18
ông tin rằng nhiệt tình đối với các công trình hiện đại sẽ có lợi cho việc phát
triển giáo dục và đổi mới tri thức”.
18 quyển thuộc bộ Tân thƣ 新書 mà Đoàn Triển kiến nghị biên soạn bao
gồm: Học chữ (1 quyển); Cách ngôn 格言 (1 quyển), Vệ sinh 衛生(1 quyển),
Toán học 算學 (1 quyển), Nghi lễ 儀禮 (1 quyển), Bắc sử 北 史(2 quyển),
Nam sử 南 史(2 quyển), Lịch sử phƣơng Tây 西方歷史 (2 quyển), Địa dƣ
bản quốc 本國 地輿 (1 quyển), Thƣờng thức 常識 (1 quyển), Đơn từ tấu sơ
單詞奏疏 (1 quyển), Công việc cai trị nhà nƣớc (1 quyển)…
Hiện tại còn chƣa rõ tại thời điểm đó, đã có bao nhiêu cuốn sách trong 18
quyển Đoàn Triển kiến nghị biên soạn đƣợc tổ chức thực hiện và bao nhiêu
cuốn trong số đó còn đến ngày nay, nhƣng qua tìm hiểu sơ bộ nhƣ trên chúng
ta có thể thấy riêng sách cho bậc Ấu học đã có 2 quyển, Tiểu học có 3 quyển,

Trung học có 1 quyển. Điều này cho thấy, ít nhất tại thời điểm đó thực sự đã
có một ban biên tập đã biên soạn ra hệ thống sách giáo khoa này.

1.2.2. Kết cấu của Tiểu học Tứ Thƣ tiết lƣợc
Theo Di sản Hán Nôm – Thư mục đề yếu (Trần Nghĩa và Franooi Gros
đồng chủ biên, Nxb. KHXH, H. 1993) có ghi - Tiểu học Tứ thư tiết lược 小 學
四 書 節 略, hiện còn 1 bản viết tay (A.2607 có 168 trang) do Đoàn Triển (1854
- 1919) biên tập. Nội dung: Trích một số đoạn lấy trong bộ Tứ thƣ 四書.
Nhƣng qua sự khảo sát thực tế văn bản của chúng tôi thì thấy có sự sai
biệt trong việc miêu tả văn bản. Theo văn bản A. 2607 có 86 tờ, mỗi tờ 2 mặt.
tức là có 172 trang, nhƣng trong 172 trang này lại có 2 trang trắng chứ không
phải có 168 trang nhƣ bộ Di sản giới thiệu.
Văn bản mang ký hiệu A. 2607 là bản viết tay, cả quyển có 172 trang, số
chữ và số dòng trên mỗi trang không đồng đều, có trang để trắng, có trang có

19
có 1 dòng (nhƣ trang 17b có 1 dòng và 2 chữ), đọc từ trên xuống dƣới, từ trái
qua phải. Văn bản đƣợc chia làm 2 quyển, quyển 1 và quyển 2. Quyển 1 có 53
tờ, quyển 2 có 19 tờ, khổ 27x15.

Bìa của sách có ghi rõ TIỂU HỌC TỨ THƢ TIẾT LƢỢC QUYỂN
NHẤT *Đại học * Trung dung* Luận Ngữ 小學四書節略 卷一 * 大
學*中庸 * 論語. Dòng ngoài cùng lề bên trái ghi: Đoàn Triển phụng biên
段展奉編 ; dòng ngoài cùng lề bên phải ghi: Đỗ Văn Tâm (ghi bằng chữ
quốc ngữ hệ mẫu la tinh) phụng nhuận chính 奉 润正 (viết ngang).
Bộ sách đƣợc chia thành hai quyển: quyển nhất và quyển nhị:
Quyển nhất, sau tờ bìa là bài tựa, giới thiệu khái quát về Tứ Thƣ (Đại
học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh tử) và nguyên tắc tiết lƣợc. Bìa và Bài tựa

20

gồm 2 tờ nhƣng không đƣợc đánh số. Còn các Trung dung, Luận ngữ, Mạnh
tử lại có số của chính mình.
Sau bài tựa là phần nội dung chính của cuốn sách, đƣợc đánh số tờ.
Đại học gồm 7 tờ (tờ số 1 đến tờ số 7), mỗi tờ 2 mặt.
Có thể thấy, tác giả trình bày những đoạn trích cơ bản nhất trong sách Đại
học. Ở đây theo cách trình bày gồm chữ to và chữ nhỏ. Chữ to là trích lƣợc phần
kinh hay truyện của nguyên thƣ. Chữ nhỏ có thể là chú giải đƣợc trích theo lời
tập chú của Chu Hi hoặc có khi là sự tóm tắt ý của ngƣời soạn sách.













Tờ 1 của Đại học.
Trung dung, gồm 8 tờ (từ tờ số 1 đến tờ số 8)



×