ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---***---
VŨ THANH BẰNG
NGHIÊN CỨU SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN ĐỊA
LÝ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC CHỮ HÁN 1906
LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM
HÀ NỘI – 2011
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài. .................................................................................. 4
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài. .......................................................... 5
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ................................................................. 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................... 7
6. Kết cấu của luận văn. .......................................................................... 7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN ĐỊA LÝ TRONG CHƢƠNG
TRÌNH CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC CHỮ HÁN NĂM 1906 ................................ 10
1.1. Khái quát về cải lƣơng giáo dục khoa cử năm 1906 .................... 10
1.1.1. Nội dung giáo dục các bậc học......................................................... 11
1.1.2. Cải đổi về chương trình thi ............................................................... 16
1.2. Danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý trong kho sách Hán
Nôm qua Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu ..................... 23
1.3. Nhận xét về danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý cho
chƣơng trình cải lƣơng khoa cử chữ Hán (1906) ................................ 31
1.3.1. Sách Hán văn địa lý qua đặc trưng số lượng in / chép tay.............. 31
1.3.2. Sách Hán văn địa lý qua niên đại ..................................................... 32
1.3.3. Về tác giả của sách Hán văn địa lý .................................................. 32
1.3.4. Tính phân loại của các sách giáo khoa Hán văn địa lý .................. 33
1.3.5. Sự cần thiết của địa lý thế giới ......................................................... 36
1.3.6. Yêu nước mình phải học địa dư nước mình .................................... 37
1.3.7. Sách giáo khoa Hán văn địa lý điểm nhấn của giáo dục Hán văn
đầu thế kỷ XX .............................................................................................. 38
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................. 41
2
CHƢƠNG 2
SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN ĐỊA LÝ CẢI LƢƠNG (1906) TRƢỜNG HỢP
ĐỊA HỌC NGUYÊN THỦY 地學原始 VÀ NAM QUỐC ĐỊA DƯ 南國地輿 ......... 42
2.1. Trƣờng hợp Địa học nguyên thủy 地學原始................................. 42
2.1.1. Văn bản và kết cấu của sách Địa học nguyên thủy 地學原始 ....... 42
2.1.2. Niên đại và tác giả của sách Địa học nguyên thủy 地學原始 ........ 49
2.1.3. Hệ vấn đề nội dung của Địa học nguyên thủy 地學原始 ............... 53
2.1.4. Địa học nguyên thủy 地學原始 - giá trị tư liệu .............................. 72
2.2. Trƣờng hợp Nam quốc địa dư 南國地輿 - Hán văn địa lý canh
tân yêu nƣớc ........................................................................................... 76
2.2.1. Tác giả Lương Trúc Đàm (1879 – 1908)......................................... 76
2.2.2. Văn bản và kết cấu của Nam quốc địa dư 南國地輿 ..................... 77
2.2.3. Nam quốc địa dư 南國地輿 - bộ địa lý nước Nam cận đại .......... 83
2.2.4. Nam quốc địa dư 南國地輿 - giá trị lịch sử và tư liệu .................. 91
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................. 93
KẾT LUẬN ................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 97
PHỤ LỤC.......................................................................................................................98
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Năm 1906, trên lĩnh vực giáo dục nói chung, giáo dục khoa cử chữ
Hán nói riêng, có Nghị định Cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán.
Cải lương giáo dục khoa cử là cuộc cải cách giáo dục chữ Hán liên
quan đến tổng thể các vấn đề: học quy, chương trình, môn học, cấp học,
mục đích học, ngôn ngữ, văn tự, chương trình thi, môn thi, đề thi, cách thức
chấm điểm, cách thức lấy đỗ của các kỳ thi Hương, thi Hội ở Bắc Kỳ và
Trung Kỳ.
Giáo dục khoa cử chữ Hán vào năm 1906 được cải lương theo hướng
giáo dục phổ thông. Trong sự cải lương đó, chữ Hán được dùng như một
công cụ ngôn ngữ văn tự có tính chất quá độ vừa làm công cụ truyền tải các
tri thức theo yêu cầu mới với nhiều môn học, môn thi, nội dung thi hoàn
toàn khác với khoa cử truyền thống, trong đó có môn Địa lý, vừa để đi đến
loại bỏ khoa cử chữ Hán bằng khoa thi Tiến sĩ cuối cùng, khoa Kỷ Mùi,
1919 tại kinh thành Huế.
Hán văn địa lý của chương trình cải lương giáo dục khoa cử (1906)
là một trong những điểm tiêu biểu cho sự khác biệt với Hán văn cử nghiệp
trước đó. Hán văn địa lý là Hán văn trong địa lý Việt Nam, địa lý khu vực,
địa lý thế giới. Quả là một môn học khác hoàn toàn với khoa cử truyền
thống. Đó là một môn học cho người học đến những nơi thật xa xôi với
người Việt Nam như các nước Thái Tây, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và
gần ta hơn cả là châu Á. Năm châu bốn biển vốn là những gì xa lạ với sĩ tử
hôm qua. Trong buổi thiên diễn mưa Âu gió Mỹ, ưu thắng liệt bại, sự mở
tầm mắt cho những người thức tự về thế giới qua những bài học bằng chữ
Hán đã làm cho chữ Hán, Hán văn nhiều nét mới. Những điểm đó của đời
sống chữ Hán và Hán văn trong những ngày cuối của khoa cử cần phải
được đề cập đến, cần phải được nghiên cứu đến trong tiến trình Hán văn
Việt Nam.
4
Sách Hán văn địa lý giai đoạn này còn có một điểm thú vị nữa là nó
cũng là một công cụ cho nhiệm vụ khai dân trí, chấn dân khí, thực dân tài
của một lớp nhà Nho duy tân yêu nước. Qua sách địa lý nhất là địa lý Việt
Nam để tuyên truyền, vận động lòng yêu nước, giáo dục lòng yêu nước của
những người “cùng trong một nước”, “cùng con Lạc cháu Hồng”, khơi dậy
lòng yêu nước, để “Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn”. “Xối máu nóng
rửa vết nhơ nô lệ” trong một cuộc tân vận hội [Phan Bội Châu]. Sách giáo
khoa địa lý Hán văn trong trường tư Đông Kinh Nghĩa Thục do các chí sĩ
yêu nước đã được viết ra theo tinh thần đó.
Như vậy, nghiên cứu sách địa lý Hán văn trong chương trình cải
lương giáo dục 1906, một mặt giúp chúng ta tìm hiểu một loạt các vấn đề
liên quan đến giáo dục, văn hóa, xã hội của Việt Nam những thập niên cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX; mặt khác nó giúp chúng ta hiểu được sự mở rộng
chức năng, phong cách của chữ Hán và Hán văn trong giáo dục.
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn vấn đề: Nghiên cứu sách giáo
khoa Hán văn địa lý trong chương trình cải lương giáo dục chữ Hán 1906
làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ Hán Nôm của mình.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Đề tài có mục đích tìm hiểu hệ thống sách giáo khoa địa lý Hán văn
của chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán (1906), lập danh
mục, phân loại các sách giáo khoa Địa lý Hán văn trong chương trình giáo
dục cải lương hiện còn được lưu trữ ở Thư viện viện Nghiên cứu Hán Nôm
thông qua bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam, Thư mục đề yếu (3 tập), GS. Trần
Nghĩa và GS.Francois Gros đồng chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1993, qua đó nhằm làm sáng tỏ đời sống Hán văn ở lĩnh vực các sách địa lý
trong phạm vi thời gian của chương trình cải lương giáo dục khoa cử 1906.
Sự phân loại đó sẽ là cơ sở để chúng tôi đi sâu nghiên cứu các trường
hợp cụ thể là hai cuốn Địa học nguyên thủy 地學原始 và Nam quốc địa
dư 南國地輿 như là những nghiên cứu trường hợp, nghiên cứu minh
chứng cho cả một xu thế chung.
5
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Sách địa lý ở Việt Nam ra đời từ rất sớm như Dư địa chí 輿地誌
của Nguyễn Trãi, Thiên hạ bản đồ 天下版圖 … do nhiều lý do của lịch
sử nên chúng tuy có tính pháp định, quyền uy nhà nước nhưng không phải
là môn học, môn thi của chương trình giáo dục khoa cử. Sang cuối thế kỉ
XIX đầu thế kỉ XX, chương trình cải lương giáo dục khoa cử mới chính
thức đưa môn Địa lý vào trường học trở thành môn học, môn thi bắt buộc.
Đó là một trong những biểu hiện đánh dấu bước phát triển của môn Địa lý
Việt Nam chuyển từ truyền thống sang hiện đại.
Những vấn đề của cải lương giáo dục khoa cử nói chung đã được rất
nhiều tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. [Dương Kinh Quốc,
2006]; [Vũ Ngọc Khánh, 1985, tr.168]; [Phan Trọng Báu, 2008, Tr11 - 28]
và nhiều tác giả khác nữa. Tuy vậy, do bị giới hạn trong nhiệm vụ viết lịch
sử giáo dục nên ở các công trình của các tác giả đó hoặc chỉ liệt kê các sách
giáo khoa dạy chữ Hán giai đoạn đầu thế kỉ XX cùng vài tên sách giáo
khoa chữ Hán của giai đoạn cải lương giáo dục 1906, mà không đề cập đến
vấn đề sách dạy học môn Địa lý, càng không thể đi vào vấn đề Hán văn địa
lý của giai đoạn này như lập danh mục Hán văn địa lý, phân tích danh mục
hay đi vào những nghiên cứu trường hợp cụ thể.
Trong lời tựa cuốn Đồng Khánh dư địa chí 同慶輿地誌, một tác
phẩm được coi là “tập đại thành địa lý học Việt Nam cuối thế kỉ XIX” các
dịch giả trong lời dẫn đã khái quát hệ thống sách địa lý của Việt Nam và
tình hình biên soạn mà không nhắc đến các sách giáo khoa Hán văn địa lý
của chương trình cải lương giáo dục 1906.
Trong công trình Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh đã
khái quát hệ thống sách địa lý học lịch sử Việt Nam như: Đại Việt sử kí
toàn thư 大越史記全書; Khâm Định Việt sử thông giám Cương mục
欽定越史通鑑綱目; Đại Nam nhất thống chí 大南一統誌; Đại Việt
địa dư toàn biên 大越地輿全編; Việt sử cương giám khảo lược 越史綱
鑑考略… cũng có liệt kê tên các sách Nam quốc địa dư chí 南國地輿誌,
6
Tân đính Nam quốc địa dư giáo khoa 新訂南國地輿教科 của
Lương
Trúc Đàm với đánh giá: “tuồng như là sách tóm tắt cho các thí sinh thi
Hương dùng cho tiện (…)”. [Đào Duy Anh, 2005, Tr12]
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào đề cập một
cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống về sách giáo khoa Hán văn địa lý
trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử chữ Hán 1906. Điều này
thiết nghĩ có nhiều nguyên nhân: địa lý một khoa học cũ nhưng lại là môn
học vô cùng mới mẻ trong trường học cải lương nên chưa được quan tâm
thích đáng, số lượng sách đã mất mát nhiều... Vì thế, đây là một hướng
nghiên cứu mới ngỏ cho chúng tôi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này là:
- Hệ thống sách địa lý Hán văn trong chương trình cải lương giáo
dục chữ Hán (1906) hiện lưu trữ ở thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm
thông qua cuốn Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, Nxb
Khoa học Xã hội, H, 1993.
- Văn bản Địa học nguyên thủy 地學原始 kí hiệu VHv.165.
- Văn bản Nam quốc địa dư 南國地輿 kí hiệu VHv.173.
Trong luận văn của mình, chúng tôi có sử dụng một số cuốn sách
ghi về cương vực biển đảo khẳng định chủ quyền trên biển Đông của
Việt Nam. Tuy nhiên do giới hạn của một luận văn Thạc sĩ nên vấn đề
cương vực biển đảo sẽ là hướng mở cho chúng tôi vào dịp khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Luận văn được thực hiện dưới góc nhìn của các phương pháp và
thao tác Ngữ văn Hán Nôm, Văn bản học Hán Nôm và chủ nghĩa duy
vật lịch sử.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Luận văn của chúng tôi
gồm có hai chương:
Chương 1, với tiêu đề “Tổng quan về sách giáo khoa Hán
văn Địa lý trong chương trình cải lương giáo dục chữ Hán năm
1906” trên cơ sở cái nhìn toàn cảnh về cuộc cải lương giáo dục
7
khoa cử của Pháp năm 1906, chúng tôi sẽ lập danh mục các
sách địa lý trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử hiện
đang còn được lưu trữ tại kho sách Hán Nôm, từ đó phân
loại chúng, rút ra nhận xét về sách giáo khoa Hán văn địa lý được sử dụng
trong cuộc cải lương giáo dục năm 1906.
Chương 2, với tiêu đề “Sách giáo khoa Hán văn địa lý trong cải
lương giáo dục khoa cử (1906) trường hợp Địa học nguyên thủy 地學原
始 và Nam quốc địa dư 南國地輿 nhằm đi sâu nghiên cứu nội dung của
cuốn Địa học nguyên thủy 地學原始 - đại diện cho hệ thống sách phụ
thuộc Pháp và cuốn Nam quốc địa dư 南國地輿 của trường Đông Kinh
Nghĩa - đại diện cho sách Hán văn địa lý yêu nước. Qua đó làm rõ sự khác
biệt và ý nghĩa lịch sử xã hội của hai khuynh hướng giáo dục trong cùng
giai đoạn cải lương giáo dục 1906.
8
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SÁCH GIÁO KHOA HÁN VĂN ĐỊA LÝ
TRONG CHƢƠNG TRÌNH
CẢI LƢƠNG GIÁO DỤC CHỮ HÁN NĂM 1906
Địa lý là môn học hoàn toàn mới trong chương trình cải lương giáo
dục chữ Hán 1906. Để có cái nhìn tổng quan về sách giáo khoa Hán văn địa
lý trong chương trình cải lương giáo dục chữ Hán (1906) cũng như qua đó
có thể thấy được môn Địa lý được giảng dạy và học như thế nào, trước tiên
chúng ta phải có cái nhìn chung về cải lương giáo dục khoa cử năm 1906.
1.1. Khái quát về cải lƣơng giáo dục khoa cử năm 1906
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp về cơ bản đã đặt xong nền đô hộ trên
toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy vậy ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vẫn tồn
tại ba chế độ giáo dục khác nhau, gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp
trong quản lí và chỉ đạo. Âm mưu xác lập nền giáo dục thực dân ở Việt
Nam, loại bỏ chữ Nho và văn hóa Hán học ra khỏi nhân dân ta, đào tạo đội
ngũ tay sai phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp vẫn gặp nhiều
trở ngại. Trước tình hình đó, Pháp buộc phải cải cách giáo dục nhằm hòa
nhập nền giáo dục phong kiến cũ và giáo dục tư sản thực dân.
Những năm đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp thi hành một loạt các
chính sách trong giáo dục: thiết lập Hội đồng hoàn thiện nền giáo dục bản
xứ (Consiel de Perfectionnement de I‟Enseigement indigène), thành lập Cải
lương học vụ hội đồng, thiết lập chương trình giáo dục Pháp – Việt ở Trung
Kỳ… trong đó đặc biệt phải kể đến chương trình cải lương giáo dục khoa
cử của Pháp (lần 1 năm 1906 và lần 2 năm 1917).
Khái niệm cải lương giáo dục chữ Hán chỉ thực sự được hình thành
trên cơ sở của Đạo dụ ngày 31/05/1906 giữa Nam triều và chính quyền
thực dân Pháp. Đạo dụ cho phép thành lập Cải lương học vụ Hội đồng ấn
định về phép học chữ Hán. Cùng ngày, Đạo dụ về việc cải cách thi Hương,
thi Hội, đưa chữ Pháp vào chương trình thi do vua Thành Thái ban ra thay
10
đổi phép thi. Như vậy, Cải lương giáo dục khoa cử gắn với một loạt các
thay đổi trong giáo dục như: hệ thống trường học, cấp học, môn học, môn
thi, kỳ thi, đề thi, bằng cấp… nhằm vào mục tiêu đào tạo con người của
thực dân Pháp. Khi đó, trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại hai hệ thống giáo dục
cơ bản. Đó là hệ thống giáo dục khoa cử cải lương và hệ thống giáo dục
Pháp – Việt.
So với nền giáo dục Pháp – Việt thì hệ thống giáo dục khoa cử cải
lương khác nhau về mục tiêu, đối tượng, phương pháp, chương trình, bằng
cấp và xu hướng phát triển.
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt áp dụng nền giáo dục hiện đại, lấy
khoa học thường thức làm hệ kiến thức, dạy bằng Quốc ngữ và tiếng Pháp.
Nền giáo dục ấy chia làm 2 loại: giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên
nghiệp. Hệ thống trường chữ Hán được cải lương từ giáo dục khoa cử, nền
tảng là hệ thống trường thiên thành trước đó thành hệ thống trường chính
quy dưới sự quản lý của thực dân Pháp, kết hợp giữa kiến thức khoa học
phổ thông với kinh điển; dạy bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ và chữ Pháp,
trong đó chữ Hán là trọng tâm. [Đoàn Huy Oánh, 2004, tr.444]
Chương trình cải lương giáo dục khoa cử hướng đến giáo dục phổ
thông, trong đó, chủ yếu dùng chữ Hán là ngôn ngữ truyền tải các tri thức
phổ thông hiện đại thể hiện ở một loạt các phương diện: cấp học, phép thi
và hệ thống sách giáo khoa.
1.1.1. Nội dung giáo dục các bậc học
Chương trình cải lương giáo dục khoa cử năm 1906 chia trường học
chữ Nho và gộp những người đang theo học chữ Nho của giáo dục khoa cử
thành 3 bậc: Ấu học (Sơ cấp), Tiểu học (Đệ nhị cấp) và Trung học (Đệ tam
cấp) với nội dung như sau:
1.1.1.1. Bậc Ấu học
Bậc Ấu học do xã thôn thiết lập dạy trẻ em, bao gồm cả nam và nữ
có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi.
11
- Các xã thôn được phép tuyển chọn thầy giáo cho trường nhưng
phải được sự phê chuẩn của chính quyền.
- Việc kiểm sát trường Ấu học ở hương thôn do các giáo thụ, huấn
đạo ở phủ huyện đảm nhiệm.
- Ở tỉnh lỵ cũng thiết lập các trường Ấu học theo đúng quy thức
chuẩn. Kinh phí do tỉnh chu cấp.
- Giáo quy của trường Ấu học gồm có 2 loại: giáo quy Hán tự và
giáo quy Nam âm. Giáo quy Hán tự chuyên dạy các môn chữ Hán về các
lĩnh vực chính trị, luân lý, địa lý. Giáo quy Nam âm dạy chữ Quốc ngữ với
các độc bản thuộc phạm trù: phong tục, chính trị, luân lý, thiên văn, địa lý
và vệ sinh.
- Học hết chương trình Ấu học, thí sinh trải qua kỳ thi tốt nghiệp lấy
bằng Tuyển sinh.
Cũng tùy vào điều kiện kinh tế, địa lý của từng địa phương mà hệ
thống trường Ấu học phân thành 3 loại trường. Trường 1 năm mở ở các
làng xã xa xôi hẻo lánh, chỉ dạy Quốc ngữ. Trường 2 năm dạy Quốc ngữ và
chữ Hán. Trường 3 năm dạy cả Chữ Hán, Quốc ngữ và Pháp văn.
Chương trình thi Tuyển sinh gồm có: Thi viết và thi vấn đáp. Thi
viết: chính tả kiêm tập viết (bằng Quốc ngữ), toán: 4 phép toán và đo
lường, bài thi tự chọn: dịch Hán – Quốc ngữ. Thi vấn đáp: tập đọc về
phong tục, luân lý hoặc cách trí, toán, đọc và dich Hán – Việt, đọc tiếng
Pháp (tự chọn). [Phan Trọng Báu, 2004, Tr.13]
1.1.1.2. Bậc Tiểu học
Trường Tiểu học được mở ở các phủ, huyện (còn có tên gọi là trường
Giáo thụ, Huấn đạo), thu nhận những người dưới 27 tuổi.
Giáo quy của trường Tiểu học thường có hai loại: một là giáo quy
Hán tự, hai là giáo quy Nam âm. Giáo quy Hán tự dạy chữ Hán thuộc các
môn: Luân lý, Văn chương, Bắc sử, Nam sử, Địa lý. Giáo quy Nam âm
dạy các bài độc bản về: lịch sử thế giới trong đó học kĩ về lịch sử Pháp,
công cuộc bảo hộ của Pháp ở Đông Dương, Địa lý, Cách trí, Toán học và
12
dạy thêm cả Tiếng Pháp. Trong trường hợp giáo quy Nam âm không kiêm
nhiệm được môn Tiếng Pháp thì sẽ nhờ sự giúp đỡ của các giáo quy trường
Pháp – Việt.
Quan đốc học chịu trách nhiệm quản lý các trường Tiểu học, tiến
hành tố chức thi tốt nghiệp Tiểu học, thí sinh thi đỗ được cấp bằng Khóa
sinh.
Như vậy, chương trình dạy của bậc Tiểu học bao gồm các môn của 3
thứ chữ. Chữ Quốc ngữ chiếm nhiều giờ hơn 15 giờ 30 mỗi tuần. Chữ Hán
chiếm vị trí quan trọng sau chữ Quốc ngữ với 10 giờ, ngoài các môn học
mới như: địa dƣ, chính trị, luật lệ … chương trình Hán học còn khá nặng vì
vẫn tiếp tục học Tứ Thư (đã san định lại). Chữ Pháp tuy ở vị trí sau cùng
nhưng thực chất cũng chiếm đến gần 10 giờ mỗi tuần, chủ yếu tập trung
vào hai môn chính: tập đọc, tập làm văn (5 giờ 45) tập đối thoại (3 giờ 35).
Thi Khóa sinh thí sinh trải qua 2 vòng thi: thi viết và thi vấn đáp. Thi
viết quốc ngữ: một bài luận và 2 bài toán; chữ Hán: 1 bài dịch Pháp văn –
Hán văn, 1 bài dịch Hán văn – Pháp văn và 1 bài chính tả. Thi vấn đáp
quốc ngữ: trả lời câu hỏi về các môn cách trí hoặc vệ sinh, địa lý, lịch sử,
hành chính; chữ Hán đọc dịch một bài Hán văn ra Pháp văn; Chữ Pháp: đọc
và trả lời những câu hỏi của thầy giáo về các nhân vật hoặc các mối quan
hệ xã hội, các phạm trù khác.
Học sinh đã có bằng Khóa sinh sau 2 năm học được miễn sưu dịch 3
năm và có quyền tiếp tục học lên Trung học.
1.1.1.3. Bậc Trung học
Trường Trung học được mở ở các tỉnh lỵ do quan Đốc học phụ trách,
học trong 3 năm, thu nhận học sinh dưới 30 tuổi.
Giáo quy trường Trung học chia thành 2 loại: giáo quy Hán tự và
giáo quy Nam âm kiêm Pháp văn. Giáo quy Hán tự dạy văn bản chữ Hán
tương đối cao hơn, và các thể thức văn bản. Giáo quy Quốc ngữ dạy lịch
sử, địa lý, cách trí, toán pháp, làm văn. Môn tiếng Pháp dạy Pháp văn tự
thoại sơ đẳng. Học xong bậc Trung học, học sinh trải qua kỳ thi tốt nghiệp
13
với môn viết và môn vấn đáp nhưng yêu cầu cao hơn. Thi đỗ lấy bằng Thí
sinh, được miễn sưu dịch 1 năm và được tiếp tục đi thi Hương. Năm 1906
cả nước mới có 26 trường trung học. [GS. Phan Ngọc Liên, 2006]
Như vậy, thực dân Pháp đã tiến hành cải cách giáo dục nhằm dần
hòa nhập giáo dục phong kiến khoa cử và giáo dục tư sản, dần dà đưa tiếng
Pháp chính thức vào các trường Hán học cải lương.
Khái quát chương trình ở các cấp học chúng tôi rút gọn trong bảng
sau:
14
Cấp học
Ấu học
Đơn vị Quản lí
Xã, thôn
Độ tuổi học sinh
6 – 12
Tiểu học
Trung học
Phủ, huyện (do giáo thụ, huấn đạo chịu
Tỉnh lỵ
trách nhiệm)
(do đốc học phụ trách)
Dưới 27 tuổi
Dưới 30 tuổi
- Luân lý
Chữ Hán
- Văn chương/ văn thức
- Tứ thư,
- Nam/ Bắc sử
- Nam/ Bắc sử
- Nam/ Bắc/ Tây sử
- Địa dư
- Kinh nghĩa
- Luật lệ/ Chính trị
- Kinh nghĩa
- Cách trí
- Địa lý
- Tập làm phiến, sớ tấu…
- Địa lý
- Toán
- Độc bản:
Môn
Quốc ngữ
+ Chính trị/ luân lý/ phong tục
+ Địa lý – Thiên văn
+ Luân lý/ vệ sinh
- Địa lý / cách trí
- học các môn như bậc tiểu
- Lịch sử
học nhưng với nội dung
- Luân lý
nâng cao.
- vệ sinh
Tập trung vào các môn:
- Tập đọc
Pháp văn
- Độc bản (không bắt buộc học)
- Làm văn
- Tập làm văn
- Tập đọc
- Tập đối thoại
Bằng cấp
Tuyển sinh
- Tập dịch
Khóa sinh
Thí sinh
Bảng 1.1. Bảng các cấp học trong chƣơng trình cải lƣơng giáo dục năm 1906
15
Từ bảng trên cho thấy, chương trình cải lương giáo dục khoa cử
(1906) có sự khác biệt rất nhiều so với chương trình khoa cử trước đấy. Cụ
thể đã có giới hạn độ tuổi học ở mỗi cấp (quy định người học từ 6 đến 12
tuổi đối với Ấu học, dưới 27 tuối đối với Tiểu học và dưới 30 tuổi đối với
Trung học); có nhiều môn học, môn thi hoàn toàn mới như Vệ sinh, Luân
lí, Cách trí… và đặc biệt phải kể đến là môn Địa lý – Thiên văn.
Vấn đề học môn Địa lý được quy định
- Về cấp học: môn Địa lý được học ở cả 3 cấp học Ấu học, Tiểu học
và Trung học.
- Về ngôn ngữ dạy môn Địa lý: sử dụng chữ 2 ngôn ngữ là Quốc ngữ
và Hán văn.
Như vậy, có thể thấy môn địa lý được dạy song song bằng 2 ngôn
ngữ với kiến thức nâng cao dần ở các cấp. Người Pháp có lý khi soạn
chương trình bởi mặc dù các sách Địa lý ở Việt Nam ra đời từ rất sớm
nhưng những kiến thức Thiên văn, Địa lý phổ thông lại rất mới mẻ đối với
các sĩ tử Việt Nam. Việc dùng ngôn ngữ dân tộc viết bằng chữ Quốc ngữ
để truyền đạt tri thức địa lý sẽ giúp người học dễ tiếp thu hơn, lại thêm sự
bổ trợ của chữ Hán sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
1.1.2. Cải đổi về chƣơng trình thi
Trong chương trình cải lương giáo dục khoa cử, thực dân Pháp đã
tiến hành các cải đổi về phép thi Hương, thi Hội, thi Đình với các nội dung
quy định độ tuổi người thi, môn thi, nội dung thi, ngôn ngữ văn tự, cách
chấm và tính điểm.
1.1.2.1. Cải đổi phép thi Hương
Đồng thời với cải lương giáo dục ở hệ thống bậc học, thực dân Pháp
tiến hành cải đổi phép thi. Ở kỳ thi Hương, Đạo dụ về việc cải đổi phép thi
Hương, thi Hội được ban hành ngày 31 tháng 5 năm Thành Thái thứ 18
16
(1906) những thay đổi ở nội dung thi, môn thi được đặc biệt chú ý. Ta có
thể thấy qua bảng sau:
STT
Kỳ thi
1
Kỳ thứ nhất
2
Kỳ thứ hai
Môn thi
- Thi văn sách: (chữ Hán) gồm 5 đầu bài, liên quan đến các
vấn đề: ngũ kinh, truyện, Bắc sử, Nam sử
- Thi luận (Quốc ngữ)
- Thi dịch:
3
Kỳ thứ 3
+ 1 bài tiếng Pháp sang Quốc ngữ.
+ 1 bài chữ Hán sang tiếng Pháp.
- Thi luận:
4
Kỳ phúc hạch
+ 1 bài luận chữ Hán.
+ 1 bài luận Quốc ngữ.
- Thi dịch: 1 bài dịch Pháp văn sang Hán ngữ.
Bảng 1.2. Bảng Chƣơng trình thi Hƣơng năm 1906
[Phan Trọng Báu, 2008, tr14]
Riêng với trường thi Hà Nam, từ kỳ thi này đã bỏ kinh nghĩa, thơ
phú. Nội dung thi như sau:
STT
Kỳ thi
Nội dung thi
- Thi văn sách: 5 đề
1
Kỳ thứ nhất
( Nội dung: văn chương luân lý, nam bắc sử, địa lý và
chính trị Đông Dương)
2
Kỳ thứ hai
- Thi luận (chữ Nho): 2 đề.
3
Kỳ thứ ba
- Thi luận (Quốc ngữ): 2 đề
- Thi luận:
4
Kỳ thi phúc hạch
+ chữ Nho: 1 đề
+ Quốc ngữ: 1 đề.
Bảng 1.3. Bảng chƣơng trình thi Hƣơng trƣờng thi Hà Nam năm 1906
17
Các trường thi quy định các thí sinh dưới 50 tuổi mới có quyền ứng
thí. Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt như: tú tài, tôn ấm, những người
được miễn khảo hạch theo lệ.
Có thể nhìn thấy sự thay đổi nội dung thi của giáo dục cải lương
1906 qua nội dung thi Hương ở trường thi Hà Nam qua các khoa thi như
sau:
18
Khoa thi
Khoa Kỷ Dậu (Duy Tân thứ
Khoa Nhâm Tý (Duy Tân
Khoa Ất Mão (Duy Tân năm
3) 1909
16) năm 1912
thứ 19) năm 1915
Thi văn sách 5 đề:
- Văn chương
Kỳ thứ nhất
- Luân lý
- Địa lý Nam Bắc
- Lịch sử Nam Bắc
Kỳ thi
- Chính trị (chữ Nho)
Thi văn sách 4 đề:
- Văn chương
- Luân lý
- Nam sử
- Chính trị / luật lệ
Thi Quốc ngữ 3 đề:
Kỳ thứ hai
- Văn chương
- Thi 2 đề luận chữ Nho
- Toán pháp
- Địa dư / cách trí
Kỳ thứ 3
Kỳ phúc hạch
Thi văn sách 3 đề chữ Nho:
- Thi văn chương
- Luân lý
- Chính trị / luật lệ
Thi 1 đề dịch chữ Hán ra Quốc
ngữ
Thi 4 đề văn:
- Luận văn chương
- Sử ký/ Địa dư/ cách trí.
- Toán pháp
- Chữ Pháp 2 đề bắt buộc:
- Thi luận 2 đề chữ Quốc
- Nho dịch ra Pháp văn.
ngữ
- Pháp dịch ra Quốc ngữ.
- 1 đề luận chữ Nho
- 1 đề luận chữ Nho,
- 1 đề luận chữ Quốc ngữ
- 1 đề luận chữ Quốc ngữ.
- Thi 1 bài luận chữ Nho.
Bảng 1.4. Bảng chƣơng trình thi Hƣơng trƣờng Hà Nam năm 1909, 1912, 1915
19
Qua bảng trên, chúng ta thấy rằng nội dung thi đã được chuyển dịch
từ kinh nghĩa dần sang các môn khoa học thường thức; tiếng Pháp được
chính thức đưa vào chương trình thi. Thí sinh phải học tốt cả: Hán văn,
Quốc ngữ và Pháp văn mới có khả năng thi đỗ.
Địa lý cũng trở thành môn thi chính thức ở cả 3 năm 1909, 1912,
1915: năm 1909 Địa lý được xếp thi ở trường thứ nhất, sau đó được chuyển
sang trường thứ hai vào các năm 1912 và 1915.
Ngoài ra, việc cải đổi phép thi còn liên quan đến vấn đề chấm thi,
cách cộng điểm ưu tiên; các quy định về giám sát phòng thi, chi phí quan
trường.
1.1.2.2. Cải đổi phép thi Hội và thi Đình
Năm Duy Tân năm thứ 14, khoa thi Hội năm Canh Tuất (1910). Mọi
việc chuyển từ Bộ Lễ sang cho Bộ Học cai quản, lo liệu. Các bài thi chữ
Nho đều bắt buộc dùng kim văn. Các môn: Toán pháp, Sử Thái Tây, Cách
trí, Địa lý, Nhân vật, môn dịch Quốc ngữ, dịch Pháp văn, dịch chữ Hán …
trở thành tất yếu. Điều này yêu cầu các sĩ tử bên cạnh kiến thức về: kinh
truyện, Nam Bắc sử, nắm vững các thể loại văn bản; từ, trát, chiếu biểu …
còn phải bổ sung các kiến thức khoa học phổ thông.
Có thể thấy sự cải lương chương trình thi Hội và thi Đình trong giai
đoạn cải lương giáo dục lần thứ nhất của thực dân Pháp từ năm 1906 đến
năm 1916, như dưới bảng sau:
20
Tên khoa thi Hội
Tên trƣờng
Thi Đình
Trường thứ hai
Trường thứ ba
Trường thứ tư
Khoa Canh Tuất Văn sách: 10 đạo
- Chiếu/dụ: 1
-Luận: 3 đề
- Văn sách: 10 đạo
Văn sách đình
(1910) Chấm hệ +Kinh: 5
-Tấu, sớ: 1
+Luận chữ nho: 1
+sử Thái Tây: 2
đối
20 điểm, 10 điểm +Truyện:2
-Biểu văn: 1
+Luận quốc ngữ: 2
+cách trí: 2
trúng cách
Trường thứ nhất
+Bắc sử: 2
(dùng kim văn)
+Bản quốc địa dư: 2
+Nam sử:1
+bản quốc nhân vật: 2
(dùng kim văn)
+ Thời vụ: 2
(dùng kim văn, làm 6 đề
mới hợp lệ)
Khoa
Quý
Sửu - Văn sách: 5 đạo
Như trên
- Luận 3 đề quốc ngữ -Văn sách: 5 đạo
Văn sách đình
đối
(1913)
Khoa Bính Thìn Như trên
Như trên
Như trên
Như trên
Văn sách đình
đối
(1916)
Bảng 1.5. Chƣơng trình thi Hội và thi Đình các năm 1910, 1913, 1916.
21
Cách phê duyệt theo: ưu, bình, thứ, liệt được cải đổi bằng chấm theo
thang điểm từ 0 đến 20. Đỗ 10 điểm ở mỗi trường là trúng cách được sang
trường tiếp theo. Xếp bảng đỗ sẽ căn cứ vào điểm từ cao xuống.
Việc thay đổi môn thi và cách tính điểm gây ra nhiều khó khăn. Số
người đi thi đông, mà số đỗ đạt lại rất ít do đó tạo áp lực chán chường cho
sĩ tử.
Như vậy, Khoa cử cải lương giai đoạn từ năm 1906 vẫn giữ được
mục đích tối thượng của mình là chọn người ra làm quan; các định chế:
trường thi, khoa thi, các vấn đề kinh luận vẫn dùng chữ Hán. Chữ Hán vẫn
là ngôn ngữ quan trọng của khoa cử thời này. Môn Địa lý đã trở thành môn
thi bắt buộc ở kỳ thi Hội. Thí sinh trải qua 3 kỳ đầu với: kinh, truyện, các
thể loại văn bản hành chính (chế, chiếu, tấu, sớ…) sẽ tiếp tục được thử
thách qua đề văn sách của các môn Cách trí, Nhân vật và môn Địa lý. Nội
dung thi Hội hướng vào bản quốc địa dư buộc các sĩ tử phải có một kiến
thức địa lý vững vàng, sâu sắc. Đây vừa là rào cản cho bước tiến thân của
các sĩ tử bằng con đường khoa cử vừa là sự „khác biệt” của giáo dục khoa
cử cải lương so với khoa cử truyền thống.
Chính sự đổi phép học, phép thi trong đó có môn địa lý đã trở thành
nhân tố chủ yếu cho sự xuất hiện của các sách giáo khoa Hán văn địa lý
phục vụ cho giáo dục khoa cử cải lương. Tất nhiên, do nhiều lý do của lịch
sử, không phải tất cả các sách giáo khoa Hán văn địa lý của chương trình
cải lương giáo dục khoa cử năm 1906 vẫn còn được lưu lại. Cho đến giờ,
Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm vẫn là nơi lưu giữ được nhiều nhất.
Do vậy, danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý của chương trình cải
lương giáo dục khoa cử năm 1906 dưới đây sẽ được phân xuất từ bộ Di sản
Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 2003, gồm 3 tập.
22
1.2. Danh mục sách giáo khoa Hán văn địa lý trong kho sách
Hán Nôm qua Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu
Trong các sách phục vụ hệ thống giáo dục cải lương, chúng tôi đặc
biệt quan tâm đến các tài liệu Hán văn địa lý. Trước ngưỡng cửa của hội
nhập và trước những chính sách nô dịch về mặt giáo dục, việc biên soạn
sách địa lý đều chịu sự chi phối của chính quyền thực dân. Đi vào khảo sát
tài liệu Hán văn địa lý phục vụ giáo dục cải lương sẽ giúp chúng ta làm rõ.
Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng đề cập đến sách giáo khoa Hán
Nôm người ta chủ yếu quan tâm đến sách dạy chữ Hán và sách dạy lịch sử
mà chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập sâu sắc đến hệ tài liệu Hán
văn địa lý phục vụ giảng dạy. Tiến hành khảo sát chúng tôi nhận thấy sách
Hán văn địa lý phục vụ giáo dục cải lương (1906) là sách dạy địa lý dành
cho các cấp học: Ấu học, Tiểu học, Trung học và những tài liệu địa lý
mang tính chất tham khảo cung cấp tri thức địa lý cho người học. Những
sách này chủ yếu được biên soạn, in, chép tay vào đầu thế kỉ XX. Có những
sách ghi rõ niên đại in, chép, có sách không đề cập đến niên đại. Có sách
còn giữ được đề tựa, phàm lệ; có cuốn không có nhưng căn cứ vào nội
dung sách chúng tôi có thể xác định được khoảng thời gian (đầu thế kỉ
XX). Về nội dung, các sách địa lý này, bao gồm kiến thức về địa lý thế
giới, địa lý Việt Nam, địa lý khu vực Đông Dương, địa lý Pháp…. Ngoài
ra, Một số sách có chép thêm các kiến thức về chính trị, thuế má của Đông
Dương hoặc của Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể không kể đến các sách
có nội dung tổng hợp nhiều lĩnh vực, trong đó có chứa kiến thức địa lý (chủ
yếu là sách lịch sử). Các sách này có số lượng tương đối nhiều, cũng là một
mảng quan trọng của việc học và dạy địa lý.
Vấn đề văn bản và nội dung của các sách Hán văn địa lý được sử
dụng cho việc giảng dạy, học tập trong chương trình cải lương giáo dục chữ
Hán năm 1906 hiện đang còn được lưu giữ ở Thư viện Viện nghiên cứu
Hán Nôm qua bộ thư mục Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu
được chúng tôi tóm lược lại trong bảng sau.
23
TT
1
Tên sách
Ấu học Hán tự tân thư
幼學漢字新書
Cấp
học
ấu
học
(gồm 4Q – Q3 Ấu học địa
dư giáo khoa thư)
Tình trạng văn bản
Tác giả
2 bản in, 2 bản viết
VHv.1485
VHv.1507
VHv.346
Niên
đại
Dương Lâm, Đoàn Soạn
546 tr, 15 x 21 Triển, Bùi Hướng năm
(thừa Q2), bản Thành biên tập. 1908
Đỗ Văn Tâm hiệu
in
72 tr, 16x22 đính. Đông Dương
(thiếu q1,2), in. Nghị học hội đồng
127 tr, 15x22, kiểm duyệt.
Nội dung địa lý
Q3: 幼學地輿教科書
Ấu học địa dư giáo khoa thư: dạy về
địa lý và chính trị Việt Nam.
viết.
VHv.469
2
Nam quốc địa dư Ấu học ấu
giáo khoa
học
151 tr, 16x27,
viết.
Bùi Hướng Thành Không Các mục: bờ cõi, tên địa phương, núi
phụng thảo
ghi
cao, sông lớn, thổ sản…
A.3168, 26 tr, 23,5x15,5, in
南國地輿幼學教科書
3
Ấu học phổ thông thuyết ấu
ước
học
3 bản in, 1 bản viết
VHv.64
幼學普通說約
VHv.2937
Ngạc Đình Phạm In năm Dạy trẻ em phần về thiên văn, địa lý
100 tr, 24x15, in. Quang Xán biên 1908
100 tr, 27x15, in. soạn.
A.892
100 tr, 28x15, in.
VHv.468
130tr, 27x16,
chép năm 1920.
24
4
Nam quốc địa dư Ấu học ấu
giáo khoa thư
học
VHv.1589, 38 tr, 28x16, viết tay.
Không rõ
Không Học kiến thức về địa lý Việt Nam
rõ
6 bản in
Liễu Giang cư sĩ In năm Phần tổng luận bàn về diện tích, dân
biên tập
1909
số, phong tục, núi sông, hồ đảo, khí
hậu, địa chất, sản vật, diên cách, địa lý
… của Trung Quốc.
南國地輿幼學教科書
(tr30 – tr38) (chép chung
Quốc sử ấu học giáo khoa
thư)
5
Bắc sử tân san toàn biên
北史新刊全編
6
Tiểu học quốc sử lược biên
小學國史略編
7
Quốc sử tiểu học lược biên
Tiểu
học
Tiểu
học
A. 498
210 tr, 27x16.
VHv. 1543
210 tr, 24x16.
VHv. 285/ 1 – 2
210 tr, 26x15.
VHv. 808/ 1- 2
210 tr, 26x15.
VHv. 1011
chỉ có Q1,
không có tựa.
VHv. 2687
chỉ có Q1
A.239, 248 tr, 29x15, bản viết.
Phạm Huy Hổ Năm
biên tập, Đỗ Văn 1907
Tâm hiệu đính
A.1327, 286 tr, 29x15,5, viết.
Phạm Huy Hổ
國史小學略編
25
có phần nói về tên đất, quốc hiệu, giới
hạn…
Biên soạn Có tên nước Việt nam qua các triều
năm 1907 đại, vị trí đất Cửu Chân, Nhật Nam,
Giao Chỉ…