Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hồng lâu mộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.65 KB, 55 trang )

Trờng đại học vinh
khoa ngữ văn

nguyễn thị cẩn

không nghệ thuật trong tiểu thuyết
"hồng lâu mộng"
khóa luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: văn học nớc ngoài
Khóa học: 2001 - 2006

Ngời hớng dẫn:

TS. Lê Thời Tân

Lời cảm ơn

Vinh - 2006
Khoá luận này đợc thực hiện và hoàn thành, ngoài sự cố gắng của bản
thân, phải kể đến sự hớng dẫn tận tình, chu đáo, khoa học của thầy giáo TS Lê
Thời Tân, sự động viên giúp đỡ của rất nhiều ngời, đặc biệt là các thầy cô giáo
trong tổ Văn hoc nớc ngoài. Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất đến các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy giáo TS Lê Thời
Tân ngời trực tiếp hớng dẫn em trong quá trình thực hện đề tài này. Nhng do

1


điều kiện thời gian hạn hẹp và nguồn t liệu khá hiếm hoi, khoá luận của em
không thể không có những thiếu sót. Rất mong có sự đống góp ý kiến của các
thầy cô giáo và các bạn yêu thích môn học này.



Vinh, ngày 30/04/2006
Sinh viên: Nguyễn Thị Cẩn

Mục lục
Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
II. Lịch sử vấn đề
1. Những nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc
2. Những nghiên cứu Hồng lâu mộngở Việt Nam
III. Mục đích, đối tợng phạm vi nghiên cứu
1. Mục đích nghiên cứu
2.Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tợng nghiên cứu
11
phạm vi nghiên cứu
11
IV.Phơng pháp nghiên cứu
V. Cấu trúc khoá luận

trang
4
6
6
9
11

11
11


12

13

Nội dung
1.Khái niệm về không gian nghệ thuật
2.Cơ sở triết học của nguyên tắc nghệ thuật tổ chức
không gian Hồng lâu mộng
3. Tào Tuyết Cần và những ảnh hởng trong sáng tác
Hồng lâu mộng
Chơng I. Không gian trong nguyên tắc Dĩ h hàm thực
1.Khái niệm phạm trù h và thực
2. Mối quan hệ giữa h và thực
3. Không gian h ảo hoá chứa đựng không gian hiện thực

15
17
17
20
20
21
2


3.1. Không gian thần thoại
3.2. Không gian giấc mộng
3.3. Không gian hiện thực bị h ảo hoá
Chơng II. Không gian trong nguyên tắc Dĩ giả đối chân
1. Khái niệm phạm trù chân và giả
2. Mối quan hệ giữa chân và giả

3.Đối ứng không gian mộng ảo và không gian hiện thực
3.1. Không gian phủ Giả đối ứng không gian Thái h ảo cảnh
3.2. Không gian phủ Giả và không gian hiện thực xà hội
3.2.1.Đối ứng không gian sinh hoạt
3.2.2. Đối ứng với không gian tâm lí
ChơngIII. Không gian trong nguyên tắc Dĩ đại quan tiểu
1. Khái niệm phạm trù tiểu và đại
2. Mối quan hệ giữa tiểu và đại
3.Nguyên tắc Dĩ đại quan tiểu(lấy cái lớn xem cái nhỏ)
4. Không gian trần thế rộng lớn(đại) roi chiếu
Không gian trần thế nhỏ bé(tiểu)
4.1. Không gian trong cái nhìn của nhân vật chủ thể( hòn đá)
4.2. Không gian mang tính chất hữu hạn
4.2.1.Không gian sinh hoạt hạn hẹp
4.2.2.Không gian tâm lí
4.3. Không gian trần thế với những số phận không trọn vĐn
4.3.1.Sù vinh hoa phó q Èn chøa sù kh«ng bÊt hạnh
4.3.2.Trong cái đẹp có sự không trọn vẹn
kết luận
Tài liệu tham khảo
78

22
26
33
38
38
42
42
47

48
52
58
58
58
60
60
63
63
65
68
69
72
75

Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài

3


1.1. Nói đến thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Quốc, chúng ta
không quên nhắc đến:Tản văn trớcTần, thơ Đờng, từ Tống, kịch Nguyên, tiểu
thuyết Minh- Thanh.
Tiểu thuyết cổ điển Minh-Thanh đà từng để lại những dấu ấn khó phai
trong tâm hồn biết bao bạn đọc. Nếu nh "Tam quốc chí diễn nghĩa"(La Quán
Trung), "Thủy Hử"(Thi Nại An), "Tây Du Kí"(Ngô Thừa Ân), "Kim Bình
Mai"(Tiếu Tiếu Sinh) đợc đánh giá là "tứ bộ đại th" (bốn pho sách lạ) là những
khôi bảo văn học đời Minh thì "Hồng lâu mộng" đợc coi là "Tuyệt thế kì th".
Tác phẩm thật sự tiêu biểu cho tiểu thuyết cổ điển Minh-Thanh có trình độ cao

nhất, có thể phản ánh đợc một cách toàn diện bộ mặt của xà hội phong kiến đời
Thanh. Vì vậy, "Hồng lâu mộng" có một vị trí quan trọng trong lịch sử phái
triển của thể loại tiểu thuyết nói riêng và trong lịch sử của văn học Trung Quốc
nói chung.
Cũng nh nhiều tác phẩm vĩ đại khác, "Hồng lâu mộng" là sự kết tinh của
tất cả những kinh nghiệm sống và tài nghệ tuyệt tác của tác giả Tào Tuyết Cần.
Tác phẩm luôn tỏa sáng lung linh những sắc màu kì diệu của muôn vàn ý nghĩa
cùng giá trị nghệ thuật. Mỗi tài liệu nghiên cứu về Hồng lâu mộng chính là phát
hiện những giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả họ Tào. Vì vậy, khi tìm
hiểu về nghệ thuật tổ chức không gian trong "Hồng lâu mộng" chúng tôi mong
muốn sẽ góp thêm những ý kiến nhỏ bé trong việc khẳng định giá trị nghệ thuật
của tác phẩm và sự sáng tạo của tác giả.
1.2 Ngay từ khi "Hồng lâu mộng" mới ra đời nó đà thu hút sự quan tâm
rất lớn của độc giả và giới nghiên cứu trong nớc và cả thế giới. Các nhà lý luận
đà khai thác, bàn luận tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên nguồn đề
tài về "Hồng lâu mộng" vẫn không vơi cạn, Một số vấn đề thuộc giá trị nghệ
thuật của tác phẩm vẫn còn để ngỏ ...
1.3 Hiện nay, tác phẩm "Hồng lâu mộng"đà và đang đợc giảng dạy trong
các trờng Cao Đẳng, Đại học. Một số trờng Cao Đẳng thuộc diện s phạm miền
núi thì việc đa tác phẩm "Hồng lâu mộng" cũng nh một số tác phẩm nổi tiếng
nớc ngoài vào giảng dạy là một vấn đề còn hết sức mới mẻ và lạ lẫm. Bởi vậy,
chúng tôi hi vọng việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức không gian trong "Hồng
lâu mộng" sẽ góp một phần nhỏ bé vào công tác giảng dạy một cách toàn diện
hơn. Điều này đà thôi thúc chúng tôi bớc vào tìm hiểu, khám phá tiểu thuyết của
nhà văn- một " mảnh đất" hứa hẹn nhiều sự thú vị, độc đáo.
Ngày nay, có thể nói thi pháp học đà bén rễ vào mảnh đất nghiên cứu, phê
bình văn học Việt Nam. Đi sâu vào vấn đề thi pháp là rất cần thiết để năng cao
trình độ của nghiên cứu văn học và hoàn thiện môn phê bình văn học- bởi
nghiên cứu thi pháp chính là đi tìm một cách tiếp cận mới để kh¸m ph¸ sù


4


phong phú, đa dạng và hấp dẫn của văn học. Ngoài ra, nó còn giúp cho học sinh
biết đợc đi từ cảm nhận hình thức để nắm đợc nội dung, tránh đợc cách hiểu chủ
quan, suy diễn hoặc cách phân tích xà hội học tầm thờng, xa lạ với bản chất
thẩm mỹ của văn học.
1.4 Không gian nghệ thuật là một phơng diện quan trọng của thi pháp
học. Nó là phơng tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình( tức là
tác phẩm văn học). Nó cũng là "cánh cửa" để qua đó ngời đọc hiểu đợc quan
điểm và t tởng đợc tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Không gian là một trong
những yếu tố nổi bật, góp phần biểu hiện những yếu tố nghệ thuật và tạo nên
chiều sâu của hình tợng, nội dung trong tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" của Tào
Tuyết Cần. trong sự tìm hiểu này cũng nh từ cội nguồn của văn hóa dân tộc
chúng ta hiểu rằng văn học Trung Quốc có ảnh hởng rất lớn đối với con ngời và
văn học Việt Nam. Đây cũng là dịp để chúng ta tiếp xúc với nền văn học vĩ đại
của dân tộc Trung Hoa mà đà từ lâu chúng ta say mê ngỡng mộ.
II. Lịch sử vấn đề
" Hồng lâu mộng " là một kiệt tác văn học đợc đánh giá là tác phẩm đạt
đợc những thành tựu nghệ thuật cao so với những tác phẩm văn học cùng thời ở
Trung Quốc. Ngay tõ khi míi ra ®êi nã ®· thu hót sự quan tâm rất lớn của độc
giả và giới nghiên cứu. Theo đánh giá của các tác giả cùng thời, cha có một bộ
tiểu thuyết nào lại gây đợc sự hứng thú tìm tòi cho ngời đọc nhiều đến nh vậy.
Sự quan tâm của độc giả không chỉ có ở Trung Quốc mà còn lan rộng trên thế
giới trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, những nghiên cứu về "Hồng lâu mộng" là vô cùng phong phú
nhng do điều kiện tiếp xúc còn rất hạn chế và nguồn tài liệu hết sức hạn hẹp nên
chúng tôi không thể bao quát đợc toàn bộ vấn đề nh theo dự định. Thành thử
trong khuôn khổ tài liệu đà có, chúng tôi sẽ hệ thống các ý kiến của các nhà lý
luận nghiên cứu về "Hồng lâu mộng" nói chung và về không gian nghệ thuật

nói riêng trong "Hồng lâu mộng". Đây là một phần rất nhỏ trong hớng nghiên
cứu về tác phẩm này. Khảo sát của chúng tôi đi theo hai hớng: Hớng nghiên
cứu ở Trung Quốc và hớng nghiên cứu ở Việt Nam.
1. Những nghiên cứu "Hồng lâu mộng" ở Trung Quốc

ở Trung Quốc, nghiên cứu về "Hồng lâu mộng" đà trở thành một vấn đề
có tính chất xà hội. Từ khi tác phẩm ra đời thì ở Trung Quốc cũng ra đời một
ngành học lấy "Hồng lâu mộng" làm đối tợng để nghiên cứu, đợc gọi là "Hồng
học" với nhiều trờng phái nghiên cứu khác nhau. Nên sự bàn luận về tác phẩm
này cũng rất sôi nổi.
Tiếp cận tài liệu đầu tiên phải kể đến là cuốn" Lịch sử văn học Trung
Quốc" do một nhóm tác giả biên soạn. Cuốn tài liệu này đề cập đến "Hồng lâu
5


mộng" dới góc độ xà hội học và giai cấp luận, dựa trên cơ sở đó các tác giả đÃ
khái quát nội dung phản ánh của tác phẩm là: Phê phán chế độ phong kiến
Trung Quốc trong thời đại Tào Tuyết Cần đồng thời nêu lên ý nghĩa rộng lớn
của tác phẩm đối với xà hội hiện thực.
Về nghệ thuật:Các tác giả đà đánh giá một số thành tựu nghệ thuật mà
tác phẩm đà đạt đợc. Trớc hết đó là sự thành công trong việc xây dựng một hệ
thống nhân vật mà trong đó nhân vật đều rất "Sống động, có máu thịt, có cá
tính". Về nghệ thuật miêu tả, các tác giả cho rằng: " Trong Hồng lâu mộng mọi
thứ đều sinh động, có sức sống dồi dào... cuộc sống đợc tái hiện trong Hồng lâu
mộng dờng nh không hề qua tay nhà văn gọt duỗi công phu, khắc họa tỉ mỉ gì
cả, mà chỉ là theo dáng dấp vốn có tràn trên mặt giấy một cách tự
nhiên"(38.676). Về kết cấu nghệ thuật cũng rất tài tình, sự kết hợp giữa nhân
vật, sự kiện, tình tiết cũng nh sự thành công của tác phẩm trong lĩnh vực này "...
Cuộc sống đợc phản ánh trong Hồng lâu mộng gắn bó thành một chỉnh thể
không tách rời đợc, y nh cuộc sống trong thực tế... các tình tiết, các mẩu truyện

đều đợc biến thành những bộ phận phức tạp của một chỉnh thể, chúng đan cài
vào nhau ẩn hiện trong tác phẩm" (38.677). đến ngôn ngữ thì đạt đến trình độ"
điêu luyện, tự nhiên và giàu sức biểu hiện".
Hớng tiếp cận thứ hai vào cuốn" Trung Quốc văn học sử" tập III của hai
tác giả Chởng Bồi Hoàn và Lạc Ngọc Minh, đà có những ý kiến đánh giá về nội
dung, về thành tựu nghệ thuật mà tác phẩm đà đạt đợc nh: Nghệ thuật xây dựng
hệ thống nhân vật, nghệ thuật miêu tả, kết cấu và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Đặc điểm chung nhất của hai nhóm tác giả này là khẳng định cuộc sống
sinh hoạt đợc miêu tả trong tác phẩm là tấm phông nền để tác giả phản ánh hiện
thực xà hội, hiện thực cuộc sống và đây cũng chính là nơi để tác giả bộc lộ vốn
sống và tài năng xuất sắc của mình. Đó chính là cảnh không gian sinh hoạt.
Lỗ Tấn trong cuốn"Trung Quốc tiểu thuyết sử lợc"(Sơ lợc lịch sử phát
triển Trung Quốc ) lại nghiên cứu tác phẩm ở góc độ loại hình. Tác giả đà đặt"
Hồng lâu mộng" vào hệ thống tiểu thuyết "Nhân tình thế thái" đời Thanh. Để
nghiên cứu tác giả đà cho rằng:" Đến nh giá trị của Hồng lâu mộng thì trong
tiểu thuyết Trung Quốc thực ra không mấy bộ đạt đến. Cái điểm trọng yếu của
nó là giám cứ thực mà miêu tả, hoàn toàn không kiêng kỵ, tô vẽ gì cả...". Lỗ Tấn
còn khẳng định sự vợt trội của "Hồng lâu mộng" so với các tác phẩm cùng thời
và trớc đó về t tởng cũng nh lèi viÕt:" Tõ khi cã Hång l©u méng vỊ sau, t tởng
cũng nh lối viết truyền thống đều bị đập tan" (52.415).
Ngoài ra, trong cuốn:" Mạn đàm về Hồng lâu mộng" , Trơng Khánh
Thiện và Lu Vĩnh Lơng đà bàn luận xung quanh các thủ pháp nghệ thuật của tác
giả trong việc miêu tả khắc học tính cách nhân vật thông qua khai thác những

6


chi tiết, những sự kiện song song với vấn đề đó các tác giả còn đề cao sự uyên
bác của tác giả họ Tào.
Nh vậy, từ những tài liệu nghiên cứu của các nhà học giả Trung Quốc

chúng ta có thể hiểu rằng: Các nhà lý luận học Trung Quốc ®· gãp phÇn ®øng ë
gãc ®é x· héi häc, giai cấp luận để đánh gía về nội dung nghệ thuật của "Hồng
lâu mộng". Cũng từ những quan điểm đó chỉ ra đợc những t tởng tiến bộ cũng
nh hạn chế của nhà văn.
Tuy nhiên, qua các ý kiến bàn luận về "Hồng lâu mộng" của các nhà lý
luận học Trung Quốc đà có ít nhiều bàn luận đến góc độ không gian nhng chỉ
dừng lại ở sự khái quát, tản mạn. Nhng dù ít hay nhiều thì đó cũng là những gợi
ý hết sức quý báu và bổ ích đối với chúng tôi trong việc hớng về đề tài này.
2. Những nghiên cứu" Hồng lâu mộng"ở Việt Nam
"Hồng lâu mộng" ra đời ở Trung Quốc vào thế kỷ XVIII và từ lâu nó đÃ
trở thành quen thuộc đối với độc giả Việt Nam qua một số bản dịch và lời giới
thiệu. Tài liệu nghiên cứu nổi tiếng về "Hồng lâu mộng"ở Việt Nam khá phong
phú. Đội ngũ các chuyên gia nghiên cứu phải đợc kể đến nh: Lơng Duy Thứ,
Nguyễn Khắc Phi, Trần Xuân Đề, Phan Văn Các...
Trong cuốn" Văn học Trung Quốc" của hai tác giả Nguyễn Khắc Phi và
Lơng Duy Thứ có đề cập đến "Hồng lâu mộng" và hớng nghiên cứu tài liệu này
cũng không nằm ngoài hớng nghiên cứu của cuốn "Lịch sử văn học Trung
Quốc" do các tác giả Trung Quốc biên soạn. Đó là : Phê phán chế độ phong
kiến Trung Quốc. Còn nghệ thuật thì nói đến nghệ thuật miêu tả, kết cấu nghệ
thuật và cả về ngôn ngữ.
Tiếp theo là cuốn "Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc" của tác giả Trần
Xuân Đề, ở đây tác giả đà đi sâu phân tích để đánh giá cái hay cái đẹp của năm
bộ tiểu thuyết cổ điển nổi tiếng mà trong đó có "Hồng lâu mộng". Tác giả nhấn
mạnh:" Trong Hồng lâu mộng- Tào Tuyết Cần cho nhân vật hoạt động trong
làn sóng đấu tranh và sự xung đột của xà hội để biểu hiện tinh thÇn cđa hä
"( 17.166). NhËn xÐt vỊ dơng ý nghệ thuật của Tào Tuyết Cần khi miêu tả cảnh
vật, Trần Xuân Đề đà viết:" Tào Tuyết Cần vận dụng quan hệ giữa tình và cảnh
khắc họa tính cách nhân vật. Cảnh vật xung quanh có tác dụng khá lớn đến sự
hình thành đặc trng tính cách của Đại Ngọc"(17.168).
Trong cuốn "Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc" tác giả Lơng Duy Thứ lại đa ra hớng nghiên cứu tác phẩm ở góc độ thi pháp với mục

đích đem đến cho ngời đọc một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết cổ điển nói
chung và"Hồng lâu mộng " nói riêng . Khi nói về không gian nghệ thuật của
tiêu thuyết cổ điển Trung Quốc, tác giả có lu ý:"Không gian của Tam Quốc là

7


không gian sử thi, không gian Tây Du là không gian vũ trụ còn không gian Kim
Bình Mai và Hồng lâu mộng là không gian đời thờng" (53.164).

ở cuốn:"Thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ

" đà dành những
trang viết hết sức tâm huyết sâu sắc về góc độ những thủ pháp nghệ thuật đợc sử
dụng trong tác phẩm. Theo tác giả thì thủ pháp " Song tề quản hạ"( Cùng tiến
hành một sự miêu tả đồng thời hoặc trần thuật song song) là thủ pháp nghệ thuật
đợc sử dụng khá phổ biến trong tác phẩm đặc biệt là trong qúa trình xây dựng
nhân vật.
Đặc biệt chuyên đề"Tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh" dành cho cao học
và nghiên cứu sinh của tác giả Trần Lê Bảo, ông đà dành nhiều thời gian nói về
một số đặc điểm thi pháp của tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh nh về tác giả, đề
tài, nhân vật, không gian, thời gian. Tác giả nhấn mạnh đến sự khác biệt của tiểu
thuyết đời Minh và tiểu thuyết đời Thanh. Nếu nh không gian trong tiểu thuyết
đời Minh(Tam Quốc, Thủy Hử) là không gian vị trơ, kh«ng gian c«ng céng,
kh«ng gian chiÕn trêng réng lớn thì tiểu thuyết đời Thanh là không gian sinh
hoạt nhỏ bé, chật hẹp. Tác giả Trần Lê Bảo đặc biệt chú ý đến một số thủ pháp
nghệ thuật mà tác giả "Hồng lâu mộng" đà sử dụng nh:" Dĩ tiểu kiến đại"; " Dĩ
h hóa thực"; " Dĩ giả hàm chân". Và chúng tôi xem đây là những định hớng , là
điểm tựa quý báu để triển khai đề tài này.
Chúng tôi, trong đề tài của mình, luôn ý thức đợc những khó khăn và thử

thách. Vấn đề không gian nghệ thuật của tác phẩm văn học không phải là một
vấn đề quá mới mẻ. Chúng tôi đà tìm hiểu một số công trình nghiên cứu thi
pháp học nh: Không gian nghệ thuật trong tục ngữ, ca dao; không gian nghệ
thuật trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích; không gian nghệ thuật trong"
Truyện Kiều", trong thơ Tố Hữu... tuy nhiên, không gian nghệ thuật trong tiểu
thuyết Hồng lâu mộng lại là một vấn đề hết sức mới mẻ. Những ý kiến bàn về
thi pháp không gian trong Hồng lâu mộng của các tác giả ở Việt Nam tuy cha
thật tỉ mỉ và chặt chẽ nhng cũng là rất quý báu đối với chúng tôi, nó đà có tính
chất định hớng, gợi mở và là cơ sở để chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề
tài này.
III. Mục đích, đối tợng và phạm vi nghiên cứu

1. Mục đích nghiên cứu
Tác phẩm văn học không chỉ là sự sáng tạo độc đáo của nhà văn mà nó
còn kết tinh những giá trị nghệ thuật truyền thống với những quan niệm mang
tính truyền thống. Do đó, nghiên cứu tác phẩm văn học của một dân tộc xét đến
cùng là làm sáng tỏ bản sắc của dân tộc đó đợc thể hiện qua sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của nhà văn. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm các mục tiêu sau:

8


Nh tên đề bài đà xác định, mục đích của chúng tôi trong đề tài này không
phải là những nghiên cứu chung về nghệ thuật mà đi sâu vào một phơng diện
của thi pháp học: Không gian nghệ thuật trong "Hồng lâu mộng". Rồi từ hình
thức nghệ thuật ấy mà hiểu đợc quan điểm về thế giới và con ngời của nhà văn.
Hay nói cách khác, chúng ta có thể thấy rõ "điểm nhìn"của Tào Tuyết Cần đối
với cuộc đời, víi con ngêi th«ng qua mét "tÝnh hiƯu nghƯ tht" quan trọng là
không gian.


2. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tợng nghiên cứu
Luận văn chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật tổ chức không gian trong
"Hồng lâu mộng". Vì vậy, đối tợng nghiên cứu của đề tài này là những biện
pháp tổ chức không gian trong "Hồng lâu mộng". Đây là một phơng diện quan
trọng của thi pháp học. Nó đồng thời cũng bộc lộ thiên tài nghệ thuật của tác giả
bộ tiểu thuyết.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
"Hồng lâu mộng" là tác phẩm văn học đà đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật
tổ chức, xây dựng tác phẩm là một phạm vi rất lớn, bao gồm rất nhiều biện
pháp. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp chúng tôi không có điều kiện để tìm
hiểu tất cả các biện pháp nghệ thuật mà tác giả đà sử dụng, chúng tôi chỉ đề cập
đến một số biện pháp nghệ thuật mà tác giả đà sử dụng để tổ chức không gian
trong tác phẩm. Đó là những nguyên tắc "Dĩ h hàm thực", "Dĩ giả đối chân",
"Dĩ đại quan tiểu" dùng để kiến tạo một không gian nghệ thuật đặc thù cho tác
phẩm .
Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chủ yếu khai thác những biểu
hiện của không gian để làm sáng tỏ ba nguyên tắc nghệ thuật trên.
Về tài liệu dùng để khảo sát: Hiện nay có rất nhiếu tác giả dịch "Hồng
lâu mộng" ra Tiếng Việt. ở đây chúng tôi chọn bản dịch "Hồng lâu mộng" ba
tập (NXB văn học 1999) thực hiện.
IV. Phơng pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào đối tợng nghiên cứu đà đợc xác định và để hoàn thành mục
đích nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng một hệ thống phơng pháp bao gồm các
phơng pháp cụ thể sau.
1. Phơng pháp khảo sát văn bản.
2. Phơng pháp thống kê phân loại.
3. Phơng pháp phân tích tổng hỵp.

9



4. Phơng pháp so sánh- đối chiếu.
5. Phơng pháp liên ngành.
Phơng pháp là cách thức để tiến hành hoạt động nghiên cứu, là con đờng
dẫn đến mục đích của hoạt động. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu, triển khai
đề tài chúng tôi sẽ vận dụng kết hợp nhuần nhuyễn tất cả các phơng pháp này để
đạt đợc hiệu quả cao nhất.
V. Cấu trúc khóa luận.
Phần mở đầu:
I. Lý do chọn đề tài.
II. Lịch sử vấn đề.
III. Mục đích, đối tợng và phạm vi nghiên cứu.
IV.Phơng pháp nghiên cứu.
V. Cấu trúc khóa luận.
Phần nội dung:
Chơng một: Không gian trong nguyên tắc" dĩ h hàm thực"
(Lấy cái h để chứa đựng cái thực).
1.Khái niệm phạm trù "h- thực".
2. Không gian h hóa chứa đựng không gian hiện thực.
Chơng hai: Không gian trong nguyên tắc "dĩ giả đối chân"
(Lấy cái giả đối lập với cái chân).
1. Khái niệm phạm trù "giả- chân".
2. Đối ứng giữa không gian mộng ảo và không gian hiện thực.
Chơng ba: Không gian trong nguyên tắc" dĩ đại quan tiểu"
(Xem xét cái vi mô từ cái vĩ đại).
1. Khái niệm phạm trù "tiểu- đại".
2. Không gian trần thế(đại) soi không gian trần thế (tiểu).
Kết luận:


10


Nội dung
1. Khái niệm về không gian nghệ thuật
Theo cách hiểu thông thờng hiện nay trên thế giới, thi pháp là hớng tiếp
cận tức là nghiên cứu phê phán tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện để
tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc chìm ẩn của t¸c phÈm nh: ý nghÜa mÜ häc, ý
nghÜa triÕt häc, đạo đức học, lịch sử, xà hội học...
Cấp độ thi pháp học là các hình thức nghệ thuật nh kết cấu, âm điệu, nhịp
câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp...) yêu cầu đọc tác phẩm nh một
chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngôn từ liên kết một cách chặt chẽ với nhau, hợp
thành một hệ thống để biểu đạt tình cảm, t tởng, t duy, nhân sinh quan... tức là
cái đẹp của thế giới, của con ngời.
Không gian nghệ thuật là một phơng tiện quan trọng của thi pháp hiện
đại. Nó là phơng tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, đồng
thời cũng là "cách cửa" để qua đó, ngời đọc hiểu hình tợng và t tởng đợc tác giả
gửi gắm vào trong tác phẩm.
Cũng nh thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại
của thế giới nghệ thuật. Không hình tợng nghệ thuật nào không có không gian,
không có nhân vật nào không có nền cảnh tồn tại nào đó.Bản thân ngời kể
chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật trong một khoảng cách nhất định.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của ngời nghƯ sÜ nh»m biĨu hiƯn
con ngêi vµ thĨ hiƯn mét quan điểm nhất định về cuộc sống:" Không gian nghệ
thuật gắn với sự cảm thụ không gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian
vật thể còn có không gian tâm tởng"(40.135).
Trong văn học không gian nghệ thuật tơng quan chặt chẽ với thời gian.
Khi nhà văn ngừng miêu tả, khắc họa không gian thì thời gian bị hÃm lại hay bị
triệt tiêu. đó là thi pháp không gian hóa thời gian.
Trong "Hồng lâu mộng" không gian đợc xây dựng hết sức linh hoạt với

những hình thức làm nổi bật mối quan hệ giữa h -thực, chân- giả, đại-tiểu.Và
thông qua các hình thức không gian kết hợp với ngòi bút hiện thực đầy tiến bộ,
11


gơng mặt của xà hội phong kiến đời Thanh đợc phản ánh hết sức phong phú,
sinh động.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề cập đến ba thủ pháp
nghệ thuật mà tác giả họ Tào đà sử dụng và tổ chức không gian trong tác phẩm.
"Dĩ h hàm thực"(Lấy cái h để hàm chứa sự thực)
"Dĩ giả đối chân"(Lấy cái giả để đối ứng cái thật)
"Dĩ đại quan tiểu"(Lấy cái lớn để quan sát cái nhỏ).
Trong "Hồng lâu mộng" thì các phạm trù này thờng đợc đặt trong mối
quan hệ giữa không gian và thời gian. Đây là hai phạm trù riêng biệt nhng sự
tồn tại của hai phạm trù này trong vũ trụ lại không phải hoàn toàn đối lập mà
ngợc lại nó đan cài vào nhau và trở thành bối cảnh cho sự tồn tại của vật
chất.Trong thế giới nghệ thuật, không gian và thời gian không tách rời nhau, nhng do phạm vi giới hạn của đề tài mà chúng tôi chỉ đi sâu vào trình bày nguyên
tắc, mối quan hệ và khai thác một phạm trù trong phạm vi có thể đó là về không
gian nghệ thuật.
Trong nền văn hóa Trung Quốc cổ đại: H- thực, giả- chân, tiểu- đại là cặp
phạm trù đối lập đợc sử dụng nhiều trong lĩnh vực sáng tác nghệ thuật. cơ sở
đầu tiên của cặp phạm trù này là t tởng triết học cổ đại của Trung Quốc. Sau này
nó trở thành các nguyên tắc sáng tác nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng.
Với tác giả Tào Tuyết Cần thì các nguyên tắc nghệ thuật này đợc sử dụng xuất
phát từ nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Do vậy, trớc khi đi
vào nội dung chính của vấn đề là không gian nghệ thuật chúng ta tìm hiểu cơ sở
triết học các nguyên tắc và những ảnh hởng của xà hội cũng nh bản thân trong
khi sáng tác"Hồng lâu mộng".

2. Cơ sở triết học của nguyên tắc nghệ thuật tổ chức không gian

Hồng lâu mộng
Trớc hết, chúng ta cần hiểu rằng, các cặp h "H - thực, chân- giả, tiểuđại", xét trên cơ sở t tởng triết học cổ đại thì đó là những phạm trù đối lập xây
dựng trên nền tảng học thuyết Âm Dơng.
Theo t tởng này thì vũ trụ đợc hình thành do sự kết hợp giao hòa giữa hai
mặt Âm Dơng - ngay từ những t tởng đầu tiên đà có sự xuất hiện của hai cặp
phạm trù đối lập là Âm và Dơng.
Trên cơ sở kế thừa học thuyết đó LÃo Tử đà mạnh dạn đa ra học thuyết về
tính quy luật của quá trình vận động của "đạo" theo hớng:" Hữu vô tơng sinh,
nan dị tơng thành, cao hạ tơng khuynh, tiên hậu tơng tùy" (Có với không cùng
sinh, khó với dễ cùng thành, cao thấp cùng chiỊu, tríc sau cïng theo).

12


Quan niƯm trªn cho ta thÊy, thÕ giíi vËt chÊt có cấu trúc phức tạp và toàn
diện. Trong đó thực- h, giả- chân, tiểu- đại... lại là những cặp phạm trï triÕt häc
diƠn t¶ b¶n chÊt cđa thÕ giíi dùa trên nguyên tắc về sự thống nhất hài hòa hay tơng phản, thậm chí khác biệt nhau trong từng sự vật.
3. Tào Tuyết Cần và những ảnh hởng trong sáng tác Hồng lâu

mộng
3.1 Sáng tác một tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi tác giả phải tìm tòi lựa chọn
những phơng pháp và cách thức thể hiện cụ thể là việc lựa chọn các thủ pháp và
nguyên tắc sáng tác.Vấn đề này có liên quan đến những quan niệm, thị hiếu và
định chế của xà hội.
Thị hiếu truyền thống của xà hội Trung Quốc thời cổ đại là sáng tác thởng thức truyền bá những câu chuyện hoang đờng kỳ ảo.Ngay từ " Tiểu thời Lục
Triều đầy rẫy những thần linh, ngời có pháp thuật, những biến hóa kỳ dị hay
phù phép, những sự lạ không bao giờ giải thích đợc"(33.276).Đây là một trong
những lý do ảnh hởng đến việc tác giả lựa chọn các yếu tố hoang đờng, h ảo để
phản ánh cuộc đời và xà hội.
Xà hội Tào Tuyết Cần là xà hội tàn bạo nhà Thanh. Đây là thời đại đen

tối nhất đối với lịch sử văn hóa Trung Quốc.Những tàn d của xà hội, vết tích của
t tởng bảo thủ lạc hậu đà kiềm chế và đàn áp những t tởng tiến bộ đơng thời.
Những t tởng tiến bộ đó đà đi ngợc lại với những tôn ti trật tự vốn đà ăn sâu vào
lề lối phong kiến nên không thoát đợc sự đàn áp nặng nề. Những diệt họa chu
du, sự kìm hÃm áp chế của lễ giáo phong kiến đối với những t tởng tiến bộ buộc
các nhà văn phải tìm đến những hình thức"ngụy trang" đặc biệt này.Đây cũng là
lý do tại sao các văn nhân sĩ thời kỳ đó thờng viết chuyện h ảo hoang đờng.Những yếu tố hoang đờng h ảo đó chính là những hình thức" ngụy trang"
tránh mũi nhọn truy kích của lễ giáo phong kiến, để dễ bộc lộ t tởng, đồng thời
công kích những t tởng lạc hậu của xà hội phong kiến.
Thêm vào đó Tào Tuyết Cần sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có sự phát
triển mạnh mẽ của Phật giáo, Đạo giáo. Những giáo lý về Âm Dơng ngũ hành,
thuyết lý về hồn phách h vô của đạo phật, thuyết thần tiên của Đạo giáo, t tởng
nhân duyên, địa ngục đà ăn sâu vào trong t tởng tiềm thức của mỗi ngời dân
Trung Quốc nói chung và Tào Tuyết Cần nói riêng.
3.2. Tào Tuyết Cần sinh ra trong một gia đình phong kiến đời đời giữ
chức"Giang Ninh chức tạo"(quan thu thuế muối). Ngày còn nhỏ Tào Tuyết Cần
đợc sống trong sự giàu sang đến khi lớn lên gặp cảnh gia đình bị sa sút lâm vào
nghèo nàn." cả nhà rau cháo, rợu thờng mua thịt".
Tào tuyết Cần đà từng trải qua cuộc sống từ thịnh đến suy, từ điểm đỉnh
của sự vinh hoa phú quý đến tận đáy cùng của xà hội.Tất cả những hiện thực
của cuộc đời khiến ông không tránh khỏi một tâm trạng nhớ tiếc khôn nguôi
những huy hoàng của vàng son lộng lẫy. Mặt khác ông cảm thấy tất cả cuôc đời
13


đều là h vô, tất cả đều xê dịch về chỗ bế tắc hủy diệt và chỉ có thể cứu chuộc lý
giải bằng h vô, bằng sinh hình, bằng tôn giáo.
Vốn mang sẵn trong mình hệ t tởng của giai cấp phong kiến, lại là ngời
học rộng, hiểu biết uyên thâm, kết hợp với sự chứng kiến những dâu bể của cuộc
đời nên Tào Tuyết Cần có điều kiện suy ngẫm về cuộc đời.Nh vậy việc vận dụng

những nguyên tắc nghệ thuật trên là xuất phát từ ý đồ nghệ thuật của tác giả, là
yêu cầu phản ánh một nội dung đầy "mộng mà thực".
Nh vậy, những yếu tố xà hội và điều kiện của bản thân có nhiều ảnh hởng
không nhỏ để sáng tác"Hồng lâu mộng".Trên cơ sở thấm nhuần và tiếp thu
những t tởng truyền thống kết hợp với năng lực sáng tạo nghệ thuật.Tào Tuyết
Cần đà xây dựng nên một thế giới nghệ thuật vừa h ảo vừa hiện thực, trong đó
những yếu tố h ảo hoang đờng chính là mảnh đất màu mỡ để tác giả phản ánh
hiện thực.Đây chính là một trong những yếu tố quan trọn tạo ra sức cuốn hút
mạnh mẽ đối với độc giả đem lại sự thành công cho tác phẩm.

Chơng I:

Không gian trong nguyên tắc
"Dĩ h hàm thực"

1.Khái niệm về phạm trù"h" và "thực"
Cái''thực": Là một phạm trù phức tạp bao gồm các sự vật hiện tợng cụ thể
có thực tồn tại khách quan trong đời sống hiện thực mà con ngêi nhËn biÕt qua
gi¸c quan trùc tiÕp, cã thĨ là những cái vô hình có số đo vật chất(nh: gió, thời
gian...). Ngoài ra cái thực còn là những hoạt ®éng cđa con ngêi trong ®êi sèng
nh lao ®éng s¶n xuất, đấu tranh xà hội... Nh vậy, cái "thực" biểu hiện ở nhiều
dáng dấp, hình khối, đờng nét... Nó đà thật sự làm nên tính đa dạng nhng đầy
phực tạp của hiện thực đời sống.
Cái"h": Nếu cái "thực" mang ý nghĩa tồn tại khách quan thì cái "h" xuất
hiện trong sự đối lập với cái "thực"
"Cái h" là cái không tồn tại trực tiếp mà chúng ta chỉ nhận biết qua sự
cảm nhận suy diễn hoặc tởng tợng mà thôi. Vì nó không có thực và không có tác
động mang tính vật chất. Chẳng hạn nh việc huyền thoại hóa các nhân vật, các
địa danh lịch sử làm chúng lung linh huyền ảo hay sự cảm nhận nỗi buồn thông
qua tâm trạng của nhân vật trữ tình.


2. Mối quan hệ giữa h và thực
Nói về mối quan hệ giữa hai cặp phạm trù này, chúng có mối quan hệ
biện chứng với nhau, đây là một trong mối quan hệ mà ngêi Trung Qc rÊt coi
träng. Tuy nhiªn, trong thÕ giíi nghệ thuật thì chúng luôn đối lập và không có
ranh giới tuyệt đối nên rất khó xác định đợc.
14


"H" và "thực" trong nghệ thuật đợc xây dựng trên lý luận "H thực tơng
sinh", "Thực" là gốc rễ,"h" là phát triển, là thăng hoa. "thực" "h" kết hợp có thể
làm cho sự vật trở nên có sinh khí, sống động.
Trong hình tợng nghệ thuật h và thực không bao giờ tách rời nhau vì cái
thực khi đi vào nghệ thuật đợc dùng để nói đến một cái khác nó đà bị h hóa .Tức
là nghệ thuật lấy cái " thực" làm gốc từ đó sáng tạo cái"h".Cái"h"là phản ánh cái
thực thông qua sự sáng tạo của con ngời bằng h cấu, tởng tợng . Cái"h" chỉ có
giá trị nghệ thuật khi nó phản ánh cái" thực", lột tả đợc tinh thần của cái "thực".
Cái"h" không thể chống đối phá bỏ cái "thực". Bàn về mối quan hệ giữa h-thực
trong tác phẩm, Tạ Triều Chiết đời Minh có nhấn mạnh về vấn đề này: "Loại tác
phẩm hý kịch ,tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử có khác với trớc tác lịch sử. Tiểu
thuyết, hý kịch cho phép hơn nữa còn cần thiết phải có sự h cấu nghệ thuật; nh
vậy , mới hiểu đợc bí quyết đặc điểm và quy luật của việc sáng tác nghệ thuật.
Nếu việc nào cũng khảo chính sử, ngời nào cũng phải có căn cứ, ngày tháng,
tên tuổi cũng nhất nhất phải giống chính sử thì cần gì phải để cho loại tiểu
thuyết, kịch lịch sử tồn tại nữa"(55.43).

3. Không gian h hóa chứa đựng không gian hiện thực
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của nhà văn mà nhà văn bao giờ
cũng thuộc về một thời đại nhất định nào đó, nội dung tác phẩm cũng phản ánh
thông qua vấn đề của thời đại nhà văn đang sống. Tào Tuyết Cần là một tác giả

văn học cổ điển của Trung Quốc sống trong thời đại nhà Thanh ở thế kỉ XVIII.
Tác phẩm "Hồng lâu mộng" đà ghi lại những suy t trong cuộc đời của tác giả
họ Tào đồng thời cũng là tác phẩm văn học phản ánh những vấn đề của thời đại.
Song những quy luật khắt khe của xà hội, của chế độ vẫn là bức tờng ngăn cản
tiếng nói của ông đối với hiện thực.Đây chính là lý do tác giả đà sử dụng biện
pháp h ảo để hàm chứa hiện thực.
Đây là một thủ pháp nghệ thuật khá quan trọng để tác giả họ Tào sáng tác
"Hồng lâu mộng". Chính điều này đà đợc tác giả khẳng định ngay từ lời giới
thiệu đầu tiên: "Trải qua quÃng đời mộng ảo, nên có ý giấu những việc thực, mợn chuyện "Hòn đá thiêng" mà viết ra bộ "Thạch đầu ký" này. Vì vậy tôi đặt
nhân vật của tôi là Chân Sĩ ẩn" (Hồi 1).
Điều đó chứng tỏ rằng, yếu tố h ảo chính là phơng tiện nghệ thuật cơ bản
để tác giả "giấu những việc thực vì nó không chỉ biểu hiện hạn hẹp ở một góc
độ nào mà biểu hiện ở nhiều góc đô: Nhân vật, sự kiện, cối truyện, không gian,
thời gian...
Khi đi vào tìm hiểu không gian nghệ thuật thì chúng ta cần hiểu rằng: "Dĩ
h hàm thực" tức là lấy không gian h ảo để hàm chứa không gian thực tại. Ngời
Trung Quốc gọi thủ pháp này là "Vân yên mơ hồ"(Mây khói mơ hå) cã nghÜa lµ
15


dùng yếu tố h ảo để làm "nhòe"đi sự thực mà ngời đọc không nhận ra đâu là giả,
đâu là thật. Với biện pháp nghệ thuật này tác giả vừa tránh đợc mũi nhọn công
kích của xà hội đồng thời vừa tạo ra sức hấp dẫn của chính tác phẩm.Trong tác
phẩm, không gian h ảo đợc thể hiện ở nhiều hình thức: Không gian thần thoại,
không gian trong mộng và không gian hiện thực bị h ảo hóa. Tất cả các hình
thức đó đều hàm chứa các vấn đề không gian hiện tại mà tác giả đa đến cho ngời
đọc.

3.1 Không gian thần thoại
Thần thoại là hiện tợng văn hóa- nghệ thuật phổ biến của nhân loại, có

ảnh hởng sâu réng tíi t duy nghƯ tht ®êi sau, do ®ã là một phạm trù của thi
pháp học lịch sử.
Đi vào "Hồng lâu mộng", không gian có một tính chất đặc thù , đó là
tính nguyên sơ, hoang dà của nơi xuất phát đầu tiên của những sự kiện, mở đầu
câu chuyện dẫn dắt chúng ta đi đến một không gian ở cõi tiên, một không gian
rộng lớn, xa xăm, mờ ảo. Đây là không gian đối lập với không gian trần thế
"Hồng lâu mộng" là câu chuyện về cuộc sống của một gia đình "Hào
môn vọng tộc". Câu chuyện đợc triển khai trong một thời điểm không gian thực
tại nhng tác giả đà dùng một câu chuyện thần thoại để bao phủ lên toàn bộ câu
chuyện, Đó là chuyện về thần Nữ Oa vá trời và chuyện về khóm cỏ tiên sống
bên bờ sông Xích Hà.
Kể rằng: Xa kia, bà Nữ Oa luyện đá vá trời ở đỉnh Vô Kê trên núi Đại
Hoàng, Bà luyện đợc ba vạn sáu nghìn trăm linh một viên (3.6501) nhng chỉ
dùng hết ba vạn sáu nghìn năm trăm viên (3.6500), một viên còn lại đà bị bà bỏ
quên ở chân núi Thanh Ngạnh, than thở về số phận hẩm hu của mình. Một lần
tình cờ nghe đợc câu chuyện vinh hoa phú quý ở cuộc sống trần gian, nó khao
khát và quyết tâm xin xuống trần.
Gần nơi ở của hòn đá, sông Xích Hà có một khóm cỏ Giáng Châu mảnh
mai yếu đuối. Khóm cỏ hàng ngày đựoc Thần Anh (hòn đá) chăm sóc tới bón
bằng nớc Cam Lộ nên khóm cỏ tiên lòng đà mang sẵn sự trả ơn. Vì vậy, ngay từ
khi hòn đá đợc đầu thai xuống trần, cây Giáng Châu cũng quyết định xuống
theo. Và dĩ nhiên hòn đá chính là sự hóa thân của Giả Bảo Ngọc và khóm cỏ
Giáng Châu là sự hóa thân của Lâm Đại Ngọc.
Nh vậy, theo lối dẫn dắt câu chuyện thì chúng ta biết đơc hoàn cảnh ra
đời của hai nhân vật chính, hai nhân vật mà sau này có ảnh hởng rất lớn đến qúa
trình hình thành của câu chuyện và là nh©n chøng biĨu hiƯn râ nhÊt cc sèng
hiƯn thùc ë trần thế, nhân vật mà sau này rời xa thực tÕ sèng mét cc sèng
phån hoa phó q ®óng nh nguyện vọng của mình nhng cuộc sống ở trần thế
không phải xoay một vòng, theo một chiều nh nó từng mơ ớc.Mà sự xuất hịên
16



của nhân vật ở chốn cõi tiên này đợc đầu thai xuống trần chính là một bài học
rút ra từ kinh nghiệm đời sống hiện thực ở cõi trần mà anh ta là ngời duy nhất
có thể cảm nhận đợc điều đó, cuộc sống là một vòng trục xoay trong cái xoáy:
Tiền tài, danh vọng, dục vọng cùng với tất cả những sự đau thơng mất mát, cộng
với cay đắng ngọt bùi mà sau cùng là mất đi quyền tự do, một cái quyền duy
nhất bất khả xâm phạm của con ngêi ë câi trÇn thÕ. Sù xt hiƯn cđa câu chuyện
thần thoại chính là cách để tác giả lý giải sự xuất thân của hia nhân vật chính
trong chuyện đồng thời cũng là cách để tác giả lý giải về nguồn gốc cũng nh
xuất xứ của truyện.
Câu chuyện trên cùng với những địa danh kỳ lạ: "Núi Đại Hoàng, núi
Thanh Ngạnh và Thái h ảo ảnh" khiến ta liên tởng đến một cõi h vô xa xăm.
Núi Đại Hoàng là một khoảng không hoang vắng vô tận mà rất già cõi còn núi
Thanh Ngạnh lại gợi lên một sự đơn điệu bởi sự bất biến của màu xanh vô tận.
Tất cả những tên gọi đó đều gợi ra một khoảng không gian vô cùng vô tận
không đầu không cuối,tĩnh mịch thê lơng. Đây là không gian ở cõi h vô, của quá
khứ vô tận.
Ngay ở phần mở đầu câu chuyện không gian cuộc sống của một gia đình
quý tộc phong kiến đà trở nên bị h ảo hóa, tính hiện thực bị chi phối nhng nó lại
gây cho độc giả sức hấp hẫn đặc biệt.
Đằng sau câu chuyện thần thoại với những yếu tố h ảo hoang đờng là
cuộc sống hiện thực của một đại gia đình quý tộc phong kiến. Nhân vật đợc đầu
thai từ cõi h ảo ®· ®i vµo hiƯn thùc nh lµ mét sù thư nghiệm đi tìm vinh hoa phú
quý. Cuộc đời của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc là hiện thực hóa của giấc
mộng vinh hoa và giấc mộng trả món nợ mang ơn. Tác giả xây dựng cuộc sống
trong sự hóa thân của hòn đá và khóm cỏ Giáng Châu với mong muốn đa ra triết
lý rằng: Con ngời trong trần thế đi tìm sự vinh hoa chỉ là một giấc mộng, nó chỉ
là một thứ phù du h ảo ở trần thế. Con ngời đà không thể tỉnh táo để quyết đoán
mọi việc trong cuộc đời nên đà tìm đến cc sèng vinh hoa phó q ë trong

méng. Cc ®êi của hòn đá dà chứng minh cho điều đó.
Câu chuyện thần thoại xuất hiện ở đầu tác phẩm nh là một bức rèm che về
một câu chuyện của gia đình họ Giả nên nó trở nên vô cùng hấp dẫn. Mặt khác
sự đối lập giữa không gian h ảo và không gian hiện thực đà không những làm
cho không gian hiện thực bị mờ đi mà còn tăng thêm sức hấp dẫn cho ngời đọc.
Bên cạnh không gian mang tính hiện thực, nhà văn còn mợn không gian
thần thoại để phát biểu lên những quan niệm mới mẻ về nghệ thuật. Tác giả đÃ
dùng lời đối thoại của hòn đá để phê phán lối viết "theo khuôn sáo cũ", lời văn
"sáo ngữ cũ rích, gán ghép bừa bÃi"của các tác phẩm trớc đó hoặc cùng thời.
Đồng thời tác giả cũng khẳng định trong tác phẩm của mình "có những lời v¹ch

17


kẻ gian chê ngời nịnh, mắng kẻ ác diệt kẻ tà" , "có một vài chỗ nói đến nhân
tình thế thái". Theo nhân vật hòn đá thì tác phẩm:"Không phải là những thiện
chính của bậc đại hiền tài đại trung để sửa sang triều đình, chỉnh đối phong tục
mà chỉ giúp ngời đổi tầm con mắt". Đây là những quan điểm hết sức mới mẻ
tiến bộ so với thời đại. Tác giả đà ngầm phản ánh thực trạng xà hội đó là những
thói quen viết sách bằng những "lời sáo ngữ cũ rích". Bên cạnh đó mục đích mà
các nhân sỹ viết văn là nhằm phục vụ giai cấp thống trị cũng có những loại sách
làm hỏng thị hiếu thởng thức văn chơng đúng đắn của tác giả.
Nh vậy không gian h ảo cùng với những nhân vật có nguồn gốc từ thần
thoại là một cách rất có hiệu quả để tác giả bày tỏ những quan điểm, những suy
nghĩ của mình về cuộc sống hiện thực. Không gian hiện thực cùng những quan
điểm tiến bộ đợc lồng vào không gian h ảo của thần thoại làm cho nó bị "nhòe"
đi, h- thực rất khó xác định. Khi tác giả Nguyễn Khắc Phi bàn về tuyên ngôn
nghệ thuật của Tào Tuyết Cần đà cho rằng :"Phải tớc bỏ bộ áo hoang đờng
mộng ảo bên ngoài để thấy đợc ý vị "thâm thúy" đích thực hàm ẩn phía trong vì
ở đây "chữ chữ toàn bằng tuyết" và đà đợc chắt lọc qua suốt "mời năm cay

đắng" (43.402).
Tóm lại, h cấu một không gian hoang đờng thần thoại làm yếu tố h ảo để
hàm chứa những vấn đề của không gian hiện thực chính là một trong những biểu
hiện của nguyên tắc: "Dĩ h hàm thực". Với hình thức này nhà văn đà thật sự
thành công trong việc truyền bá những t tởng tiến bộ về nghệ thuật văn học.

3.2. Không gian giấc mộng
Trong từ điển Tiếng Việt, mộng ảo là :"những điều ớc muốn viễn vông
không thực tế". Nó là những điều không có thực, nó thờng chịu ảnh hởng sự tác
động của hiện thực khách quan và của hoàn cảnh sống. Chính vì vậy, không
gian của giấc mộng mang tính phi hiện thực .
Với những đặc trng riêng nh vậy , nhân vật trong không gian mộng có thể
vợt qua ranh giới của không gian trần thế để đến với một không gian khác là địa
giới hoặc cõi tiên, cũng có thể lùi vào quá khứ hay hớng về tơng lai, bỏ qua hiện
tại. Tóm lại, nhân vật ở trong không gian mộng có thể làm đợc những điều mà
trong cuộc sống hiện thực không thể làm đợc.
Nh trên đà nói mở đầu tác phẩm xuất hiện một không gian thần thoại với
những nhân vật ở cõi tiên cảnh. Thì ở đây đối lập với không gian tiên cảnh là
không gian hiện thực- một không gian với đầy đủ với các mặt của nó. Cũng
chính trong không gian này, tác giả lại đi sâu vào một cách cụ thể những giấc
mộng của các nhân vật ở trần thế.Giấc mộng tuy không có thực, nó hoàn toàn
đối lập với cuộc sống hiện thực ngoài đời nhng giấc mộng lại nói lên cách sống
cũng nh tâm lý của con ngời trong cuộc sèng hiƯn t¹i, cịng cã lóc giÊc méng
18


nhằm hàm chứa một điều gì đó bí ẩn sẽ xẩy ra ở đàng trớc mà con ngời cha hề
biết đến- đó có thể là một dự báo về tơng lai. Đây là một trong nguyên tắc nằm
trong ý đồ nghệ thuật của tác giả trong khi xây dựng không gian này.
Từ những cơ sở tâm lí đó, các văn nghệ sĩ đà tìm đến dùng giấc mộng

nh là một phơng tiện nghệ thuật để nói lên những quan điểm , t tởng của mình.
Đối với tác giả họ Tào , việc sử dụng giấc mộng cũng không nằm ngoài mục
đích nghệ thuật đó. Cùng với những câu chuyện thần thoại thì các giấc mộng đÃ
tạo nên trong tác phẩm một lớp không gian h ảo và chính lớp không gian này tác
giả ngầm chứa đựng, phản ánh về hiện thực xà hội chính tác giả đang sống.
Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm, giấc mộng đà đợc tạo nên một kết cấu vô
cùng chặt chẽ. Theo sự thống kê trong tác phẩm có tới ba mơi giấc mộng lớn,
nhỏ với nhiều hình thức phong phú. Có những giấc mộng nhỏ đợc lồng vào giấc
mộng lớn, cũng có những giấc mộng đợc sinh ra từ giấc ngủ chẳng hạn: Giấc
mộng của Chân Sĩ ẩn (Hồi 1); giấc mộng của Giả Vũ Thôn (hồi 120); giấc
mộng của Giả Bảo Ngọc(hồi 5,116); giấc mộng của Phợng Th (hồi 13)...
Đầu tiên phải kể đến đó là những giấc mộng lớn của hai nhân vật là Chân
Sĩ ẩn (hồi 1) và Giả Vũ Thôn( hồi 120) .Đây là hai giấc mộng lớn có sức bao
quát toàn bộ không gian sinh hoạt của cả phủ Giả.
Với Chân Sĩ ẩn, giấc mộng đến khi nhân vật đang còn ngồi đọc sách ở th
phòng, ông ta bỗng" mơ màng thấy mình đợc đa đến một chỗ không biết là địa
phơng nào" (sau này mới biết là "Thái h ảo cảnh"). ở đây Chân Sĩ ẩn đà gặp nhà
s và vị đạo sĩ , đợc nghe câu chuyện về hòn đá và khóm cỏ Giáng Châu sắp sửa
xuống trần. Đây là giấc mộng mở đầu cho cuộc đời của các nhân vật trong tác
phẩm.
Giả Vũ Thôn đợc gặp Ch©n SÜ Èn trong giÊc méng ë( håi 120) (lóc đó là
đạo sĩ) và đợc nghe Chân Sĩ ẩn giải thích lai lich của các nhân vật trong phủ Giả
:"Bảo Ngọc tức là viên bảo ngọc, đó là đất trời rèn đúc ra khác hẳn mọi vật dới
trần gian. Trớc kia Mang Mang đạo sĩ và Diểu Diểu Chân Nhân đem nó xuống
cõi trần, đến nay duyên nợ đà hết lại do hai vị ấy đem nó về chỗ cũ..." cây
Giáng Châu đà về tiên giới , lẽ nào ngọc "thông linh" chẳng trở về chốn xa" (hồi
120). Điều đó chứng tỏ các nhân vật trong phủ Giả đều đến từ cõi h ảo và cuối
cùng họ trở về với thế giới của mình .
Nếu nh ở trên, giấc mộng của Chân Sĩ ẩn đà mở đầu cho cuộc đời của các
nhân vật thì giấc mộng của Giả Vũ Thôn chính là lời lí giải cho sự kết thúc cuộc

đời của các nhân vật đó. Tào Tuyết Cần đà dùng hai giấc mộng lớn với mục đích
tạo ra một bầu không gian h ảo bao bọc quán xuyến toàn bộ cuộc đời các nhân

19


vật trong tác phẩm. Không gian sinh hoạt của phủ Giả và cuộc đời của các nhân
vật cũng trở nên vừa h ảo bởi tính chất mộng lại vừa lấp lánh ánh sáng của hiện
thực.
Lớp mộng thứ hai là của các nhân vật Giả Bảo Ngọc, Lâm Đại Ngọc, Phợng Th... các giấc mộng này đợc diễn ra bên trong hai giấc mộng lớn. Đấy chính
là lớp không gian mộng trong mộng. Đồng thời qua đây tính chất hiện thực đợc
biểu hiện rất rõ.

ở ( hồi

5) trong một lần đến dự tiệc ở phủ Vinh, Bảo Ngọc vì mệt đợc
đua đến nghỉ tại phòng của Tần Thị. Trong giấc mộng Bảo Ngọc thấy mình đợc
đến một thế giới vô cùng xa lạ có tên là "Thái h ảo cảnh". ở đây Bảo Ngọc đà đợc thởng thức những cảnh vật của cõi tiên :Ngời tiên, cảnh tiên, trà tiên, rợu
tiên, khúc hát cõi tiên...
Thế giới của "Thái h ảo cảnh" thực chất là cõi h vô, không có thực. Nó là
thế giới của trí tởng tợng. Bảo Ngọc đợc đến dạo chơi ở đây chỉ là viễn vông
không có thực. Song Tào Tuyết Cần đà dùng chính giấc mộng h ảo này để khái
quát toàn bộ cuộc sống của gia đình họ Giả bằng mời hai khúc "Hồng lâu
mộng" cùng với số phận của các cô gái đẹp bằng cuốn sổ "Hựu phó sách" mà
Bảo Ngọc tìm thấy trong "Bạc mệnh ti".
Những thông tin mà Bảo Ngọc đà gặp đợc trong mời hai khúc "Hồng lâu
mộng" và trong cuốn sổ "Hựu phó sách" là những thông tin có tính chất hiện
thực so với cuộc sống của phủ Giả. Mỗi bức tranh và bài thơ viết về một số phận
của ngời con gái đẹp đất Kim Lăng đều ứng với cuộc đời và số phận của các cô
gái đẹp ở phủ Giả.Chẳng hạn, bức tranh "vẽ một núi băng, trên có một con phợng mái" và một bài thơ ứng với cuộc đời và số phận của Phợng Th:

"Con phợng kia sao đến lỗi thời
Ngời đều yêu mến bậc cao tài
Một theo hai lệnh, ba thôi cả
Nhìn lại Kim Lăng luống ngậm ngùi".
Còn bức "vẽ một tòa miếu cổ, trong đó có một mĩ nhân ngồi xem kịch" và mấy
câu phán sau lại ứng với cuộc đời và số phận của Tích Xuân:
"Biết rõ ba xuân cảnh chóng già
Thời trang đổi lấy áo cà sa
Thơng thay con gái nhà khuê các
Một ngọn đèn xanh cạnh phật bà"
Còn nữa, một bức khác "vẽ một cái cung, trên cung có treo một quả phật thủ".
Có đề bài thơ ứng với cuộc đời và số phận của Nghiên Xuân:
"Sau tuổi hai mơi đà trải ®êi
20



×