Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 218 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM
VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN HÀ NỘI
*******


Phm Văn Tun




KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT
CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU



LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM









HÀ NỘI – 2009
VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM


VIỆT NAM
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ
NHÂN VĂN HÀ NỘI
*******


Phm Văn Tun




KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT
CỦA CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ
KHẢO CỨU VÀ GIỚI THIỆU



LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Việt





HÀ NỘI - 2009
1


Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. 6
5. Giới hạn đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục luận văn 8
PHẦN NỘI DUNG 10
CHƢƠNG I. 10
CHÂN NGUYÊN THIỀN SƢ – CON NGƢỜI VÀ SỰ NGHIỆP 10
1. Thời đại 10
2. Tiểu sử Chân Nguyên Thiền sƣ (1647 - 1726). 15
3. Sự nghiệp văn học của Chân Nguyên Thiền sƣ. 21
4. Chân Nguyên và truyền thừa Lâm Tế tông. 24
Tiểu kết 31
CHƢƠNG II 33
VĂN BẢN TÁC PHẨM KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT 33
1. Khảo cứu văn bản Kiến tính thành Phật. 33
1.1. Giới thiệu các bản Kiến tính thành Phật. 33
1.2. So sánh các bản Kiến tính thành Phật 37
1.3. Niên đại và chữ huý trong văn bản. 44
1.4. Ngƣời biên tập và địa điểm in. 45
2. Giới thiệu Kiến tính thành Phật 47
2

2. 1. Thể loại Ngữ lục vớ i Kiế n tí nh thà nh Phậ t. 47
2. 2. Kết cấu nộ i dung Kiế n tí nh thà nh Phậ t. 51
Tiểu kết. 59

CHƢƠNG III 61
TÌM HIÊU GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM 61
KIẾN TÍNH THÀNH PHẬT 61
1. Nội dung tƣ tƣởng. 61
1.1. Tƣ tƣởng Thiền tông. 61
1.2. Thiền Tịnh song tu. 67
1.3. Tam giáo hoà đồng. 69
2. Nộ i dung văn họ c. 71
2.1. Kiến tính thành Phật với tƣơng quan Văn học Đại Tạng. 71
2.2. Kiến tính thành Phật với văn học Phật giáo Việt Nam. 77
Tiểu kết. 80
PHẦN KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 1. Bản dịch Kiến tính thành Phật theo bản A. 2570. 91
Phụ lục 2. Nguyên bài tựa của Kiến tính thành Phật trong lần in năm
1698. 195
Phụ lục 3. 2 bài dẫn của Diệu Trạm Thiền sƣ vào năm 1897. 201
Phụ lục 4. Văn bia Tịch Quang tháp. 203
Phụ lục 5. Một số di ảnh liên quan đến Chân Nguyên 207
Phụ lục 6. Bài tựa, dẫn trong Kiến tính thành Phật. Phần chữ Hán.
216
3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu về văn học sử Phật giáo Việt Nam
đƣợc nhiều học giả quan tâm hơn, trong đó có nhiều chuyên luận của các tác giả
nhƣ: Nguyễn Lang, Lê Mạnh Thát, Thái Kim Lan, Phạm Công Thiện, Thích Nhất
Hạnh, Thích Như Điển, Thích Thanh Từ, Cao Huy Thuần, Nguyễn Huệ Chi,

Nguyễn Hùng Hậu, Nguyễn Công Lý, Lý Việt Dũng…. Điều đó gợi nên sự mở
rộng quan điểm nhìn nhận về con ngƣời và xã hội văn học Phật giáo trong nghìn
năm lịch sử dân tộc. Việc nghiên cứu lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam ngày càng đƣợc
nhiều học giả quan tâm đến mà chúng ta có thể thấy thông qua các cuộc hội thảo
quốc tế tại Việt Nam trong những năm gần đây nhƣ Hội thảo về Nho học, về chữ
Nôm, về Việt Nam học, về Tôn giáo Vesak…
Hiện nay, nhìn nhận lại các chuyên luận về lịch sử Phật giáo Việt Nam
nhƣ: Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang, Lịch sử Phật giáo Việt Nam
của Nguyễn Tài Thƣ chủ biên, Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của Lê
Mạnh Thát…. cơ bản đều tập trung vào thơ văn Phật giáo Lý - Trần mà chỉ giới
thiệu một cách sơ lƣợc Phật giáo thời Lê Trung hƣng đến Nguyễn. Một phần vì
hiện tài liệu về lịch sử Phật giáo giai đoạn hậu Lê đến Nguyễn tuy còn nhiều
nhƣng còn ít ngƣời chú tâm nghiên cứu; một phần hệ thống thƣ tịch chủ yếu phát
tán trong chùa chiền tập trung ở miền Bắc mà học giả trong nƣớc tiếp cận còn
khó khăn.
Trƣớc tình hình đó, chúng tôi quan tâm đến Phật giáo Việt Nam thời Hậu
Lê, đặc biệt các tác gia là Thiền sƣ ngƣời Việt. Trong giai đoạn lịch sử mấy trăm
năm, triều Lê Trung hƣng thịnh trị gắn liền với sự phát triển của tông phái Phật
giáo truyền vào Đại Việt là Lâm Tế tông và Tào Động tông. Tông Lâm Tế, từ
thời Lý - Trần đã truyền vào nƣớc ta, đến thời Hậu Lê, ngƣời phát dƣơng kế nối
truyền thống tông giáo Trúc Lâm Yên Tử ngƣời Việt là Chân Nguyên Thiền sƣ.
Chân Nguyên Thiền sƣ là bậc thiền gia thạch trụ trong giai đoạn cuối thể kỉ
XVII – đầu thế kỉ XVIII gắn liền với sự hƣng thịnh của Thiền tông Lâm Tế tại
4

Việt Nam. Có thể nói ông là ngọn cờ tiêu biểu của Thiền sƣ ngƣời Việt có ảnh
hƣởng sâu rộng đến xã hội cũng nhƣ tăng đoàn không chỉ cùng giai kì mà đến
tận ngày nay.
Kiến tính thành Phật đƣợc Chân Nguyên biên soạn khi còn trẻ mà sau này
khi đã cao tuổi, Thiền sƣ quan tâm nhiều hơn đến việc diễn giảng Nôm và kế

truyền học phong Trúc Lâm Yên Tử. Thứ nữa, điểm ngƣời tu thiền là thấy tính,
thấy bản tâm là thành Phật, nhƣ chính Minh Lƣơng khi truyền đạo cho Chân
Nguyên chỉ bốn mắt nhìn nhau mà không nói, nhƣ thế là khế hợp căn cơ, giác
ngộ tự tính. Do đó, thấy tính thành Phật có thể nói là yếu cốt của ngƣời tu đạo và
Kiến tính thành Phật là một tác phẩm mà Chân Nguyên Thiền sƣ thấy tính để rồi
dẫn dụ cho chúng đệ tử. Thông qua tác phẩm Kiến tính thành Phật, chúng ta
thấy những đối ngữ, giảng lục, trích dẫn ca ngữ và tụng để hƣớng dụ cho thiền
sinh con đƣờng nhìn thấy bản tâm để giác ngộ thể tính. Kết cấu, văn phong và
cách diễn giảng cho chúng ta nhận định Kiến tính thành Phật là tập ngữ lục
Thiền tông mà tác giả là Chân Nguyên Thiền sƣ. Trong tƣơng quan so sánh văn
học ngữ lục Thiền tông thì Kiến tính thành Phật phảng phất văn phong ngữ lục
Đƣờng tống cũng nhƣ nối liền sự phát triển văn học ngữ lục Việt Nam thời Lý -
Trần, từ ngữ lục của Tuệ Trung Thƣợng sĩ thời Trần đến ngữ lục của Đông đô
thuỷ tổ Chuyết Chuyết thời Hậu Lê.
Trƣớc tình hình đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và giới thiệu Kiến tính
thành Phật của Chân Nguyên thiền sƣ, nhằm một hƣớng nghiên cứu văn học sử
Phật giáo thời Hậu Lê cũng nhƣ những ý nghĩa về thời đại, con ngƣời và tƣ
tƣởng của Chân Nguyên Thiền sƣ trong mạch chảy Lịch sử Phật giáo Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nghiên cứu các tác phẩm Phật giáo thời Lê Trung hƣng nói chung và
Kiến tính thành Phật nói riêng đến nay không nhiều, bởi các nhà nghiên cứu
thƣờng quan tâm đến các tác phẩm văn học Phật giáo Lý - Trần. Nghiên cứu
Chân Nguyên, Ts. Lê Mạnh Thát đã có một công trình nghiên cứu công phu là
5

Chân Nguyên thiền sư toàn tập
1
. Tuy nhiên trong công trình này, Lê Mạnh Thát
cũng chỉ mới bƣớc đầu đề cập đến các tác phẩm của Chân Nguyên mà cũng chƣa
khảo sát và dịch văn bản Kiến tính thành Phật. Năm 1997, Cƣ sĩ Chân Tịnh bỏ

nhiều thời gian dịch tác phẩm Kiến tính thành Phật và khẳng định tác giả là
Chân Nguyên thiền sƣ. Trong Lời phi lộ cho lần xuất bản của Đạo Tràng Chân
Tịnh, Nguyệt Trí Thích Viên Thành đã có có những dòng “trân trọng giới thiệu
cùng quý độc giả và thiện hữu tri thức, ngõ hầu báo ân Phật tổ và dựng lại phần
nào hành trạng sự nghiệp của một Thuyền sư, một tác gia lớn trong lịch sử văn
học Phật giáo và văn học nước nhà thế kỉ XVII – XVIII [23.7]. Sau khi bản đạo
tràng Chân Tịnh xuất bản, Hoà thƣợng Thích Thanh Từ đã dịch giảng lại Kiến
tính thành Phật và cho xuất bản năm 2004. Trong lời Dẫn nhập, Thích Thanh Từ
cũng khẳng định sách là “tác phẩm của Thiền sư Chân Nguyên, soạn vào đời
Hậu Lê”[27].
So sánh 2 bản dịch tiếng Việt (đều có phụ lục chữ Hán) với các văn bản
chữ Hán hiện lƣu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm thì cả 2 bản dịch đều bám sát
theo bản A. 2036 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Trong khi Viện Nghiên cứu
Hán Nôm hiện còn 2 bản Kiến tính thành Phật kí hiệu A. 2036 và A. 2570.
Trong đó, bản A. 2036 với 53 tờ chữ Hán và đóng nhầm bài dẫn ở cuối sách lên
đầu sách cũng nhƣ niên đại in muộn vào năm 1897. Trong khi bản A. 2570 đƣợc
in lại năm 1825 với số 115 tờ. Trong đó bản A. 2036 có phần nội dung nằm trọn
vẹn trong phần nội dung bản A. 2570
2
. Điều này cho thấy các bản dịch Kiến
tính thành Phật của Đạo Tràng Chân Tịnh và Thích Thanh Từ đều theo bản kí
hiệu A. 2036 mà chƣa hề khảo sát, giới thiệu văn bản và tác giả, cũng nhƣ chƣa
hề đề cập đến văn bản A. 2570.
Về tác giả Chân Nguyên Thiền sƣ, hiện nay có rất nhiều công trình trƣớc
thuật cũng nhƣ nhiều bài viết đăng trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc. Tuy

1
Chân Nguyên thiền sư toàn tạp, Lê Mạnh Thát, tu thƣ Vạn Hạnh xuất bản., gồm 3 tập 1979, 1980, và
tập 3, 1983.
2

Phần so sánh các văn bản chúng tôi tiến hành trong chƣơng II của Luận văn.
6

nhiên, tính phổ biến chung cho các chuyên luận nghiên cứu này là sao chép lại từ
Chân Nguyên Thiền sư toàn tập của Lê Mạnh Thát. Trong Chân Nguyên thiền sư
toàn tập, ngoài việc dịch lại phần Nhƣ Sơn giới thiệu Chân Nguyên trong Kế
đăng lục, Lê Mạnh Thát đã dẫn lại phần lƣợc dịch bia Tịch Quang tháp của
Nguyễn Thế Hữu trên tạp chí Nam Phong [15.9]. Lê Mạnh Thát đã không bám
sát văn bản gốc là văn bia trên Tịch Quang tháp ghi lại lai lịch Chân Nguyên
đƣợc học trò Nhƣ Nhƣ soạn sau khi Thiền sƣ viên tịch. Cho đến nay nguồn tài
liệu xác đáng để nghiên cứu con ngƣời Chân Nguyên có thể dựa trên 4 tài liệu
sau: bài tựa Kiến tính thành Phật, bia văn Tịch Quang tháp do Nhƣ Nhƣ soạn,
Kế đăng lục của Nhƣ Sơn, Thiền uyển truyền đăng lục do Phúc Điền soạn. Tuy
nhiên, các tài liệu tiếng Việt hiện nay nghiên cứu con ngƣời Chân Nguyên đã
không bám sát đƣợc các tài liệu gốc nhƣ đã nêu trên, dẫn đến các chuyên luận
nghiên cứu trích dẫn cũng không đƣợc đầy đủ.
Ngoài ra, dù rằng các chuyên luận về lịch sử Phật giáo Việt Nam nhƣ:
Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Việt Nam Phật giáo sử luận, Thiền sư Việt Nam,
Đại cương lịch sử Tư tưởng Triết học Việt Nam, Tư tưởng Triết học Việt Nam
viết về Chân Nguyên nhƣng cũng chƣa hề đề cập đến Kiến tính thành Phật.

3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là: Khảo sát và giới thiệu tác phẩm
Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên thiền sƣ. Do đó, chúng tôi tiến hành
khảo sát và giới thiệu về tác phẩm và tác giả Chân Nguyên Thiền sƣ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của Luận văn chủ yếu tập trung các vấn đề sau:
a. Vấn đề văn bản Kiến tính thành Phật.
7


b. Giới thiệu tác giả Kiến tính thành Phật là Chân Nguyên Thiền sƣ,
con ngƣời và sự nghiệp.
c. Giới thiệu một số giá trị về nội dung văn học và nội dung tƣ tƣởng
của tác phẩm Kiến tính thành Phật.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Khi tiến hành nghiên cứu tác phẩm Kiến tính thành Phật, cơ bản chúng
tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau:
- Phƣơng pháp văn bản học: khảo sát các bản Kiến tính thành Phật
chọn ra một bản đáng tin cậy để tiến hành nghiên cứu.
- Phƣơng pháp so sánh văn học: nghiên cứu so sánh Kiến tính thành
Phật trong tƣơng quan văn học Việt Nam cũng nhƣ văn học Đại Tạng.
- Phƣơng pháp Nghiên cứu Lịch sử: Tiến hành nghiên cứu giới thiệu
tác giả trong lịch sử phát triển của Thiền tông Việt Nam.
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ thống kê,
điền dã… để bổ trợ cho việc khảo sát và giới thiệu tác giả, tác phẩm.
5. Giới hạn đóng góp của luận văn
- Đóng góp của luận văn có ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu tác phẩm
Kiến tính thành Phật, một tác phẩm Văn học Phật giáo, Triết học Phật giáo của
Chân Nguyên Thiền sƣ. Đồng thời bƣớc đầu tìm hiểu về tác giả, tác phẩm của
Chân Nguyên, một bậc long tƣợng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, mở ra
hƣớng nghiên cứu chuyên sâu cho lịch sử truyền thừa Thiền Tông nói chung và
Thiền phái Lâm Tế, Trúc Lâm Việt Nam nói riêng.
- Luận văn không chỉ tiếp cận trên vấn đề văn bản học tác phẩm mà bƣớc
đầu nghiên cứu so sánh với thƣ tịch Phật giáo ảnh hƣởng trong tác phẩm Kiến
tính thành Phật. Đây cũng là thao tác cơ bản cho việc nghiên cứu ảnh hƣởng
kinh tạng, văn học Phật giáo Đại thừa truyền vào Việt Nam.
8

- Thông qua Kiến tính thành Phật trong tƣơng quan thƣ tịch Phật giáo

nhằm định hƣớng nghiên cứu tƣ tƣởng Thiền tông Việt Nam.
- Dựa vào kết quả khảo sát văn bản, chúng tôi chọn bản đáng tin cậy nhất,
có nội dung đầy đủ nhất để nghiên cứu, giới thiệu, dịch nghĩa và chú thích tác
phẩm.
6. Bố cục luận văn
Phần mở đầu.
Phần nội dung:
Chương I: Chân Nguyên Thiền sư - con người và sự nghiệp.
Phần này giới thiệu: 1- Về thời đại hình thành nên tác phẩm Kiến tính
thành Phật. 2 - Về vấn đề tác giả Kiến tính thành Phật là Chân Nguyên Thiền sƣ.
3 - Sự nghiệp văn học của Chân Nguyên Thiền sƣ. 4. – Chân Nguyên và truyền
thừa Lâm Tế tông
Chương II: Văn bản tác phẩm Kiến tính thành Phật.
Nội dung chƣơng II là khảo sát và giới thiệu tình hình văn bản và nội
dung cơ bản Kiến tính thành Phật. Trong đó gồm các hạng mục sau: 1- Khảo
cứu văn bản Kiến tính thành Phật: khảo sát và so sánh 3 văn bản Kiến tính thành
Phật, chọn ra bản nền đồng thời khảo sát niên đại, chữ huý cũng nhƣ tác giả cho
biên tập in ấn. 2 – Giới thiệu về thể loại cũng nhƣ kết cấu nội dung Kiến tính
thành Phật.
Chương III: Tìm hiểu giá trị nội dung tác phảm Kiến tính thành Phật.
Trong chƣơng III tiến hành một số nhận xét về giá trị nội dung của Kiến
tính thành Phật, nhƣ: 1 – nhận xét về tƣ tƣởng. Phần nội dung tƣ tƣởng tiến hành
từng bƣớc khảo sát tƣ tƣởng Thiền tông; tƣ tƣởng Thiền tịnh mật; tƣ tƣởng Tam
giáo hoà đồng trong Kiến tính thành Phật. 2 – nội dung văn học. Phần Nội dung
9

văn học tiến hành khảo sát sự ảnh hƣởng của Văn học Phật giáo Đại thừa và ảnh
hƣởng văn học Việt nam trong Kiến tính thành Phật.
Phần kết luận.
Phần kết luận tổng kết lại toàn bộ các vấn đề mà Luận văn đã đƣa ra về

khảo sát và giới thiệu tác phẩm Kiến tính thành Phật của Chân Nguyên Thiền sƣ.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

10

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I.
CHÂN NGUYÊN THIỀN SƯ – CON NGƯỜI VÀ SỰ NGHIỆP
1. Thời đại
Sang thế kỉ XVII, bƣớc giao thoa thời đại mở ra những biến cố chƣa ổn
định về giữa quyền lực các dòng họ Mạc - Trịnh và Trịnh - Nguyễn trên nền tảng
thể chế Lê triều. Nội chiến giữa các thế lực triều Lê không làm tê liệt hệ thống
hành chính đã đi vào ổn định trong xã hội từ thành thị tới nông thôn bởi tồn tại
hằng hữu trong luỹ tre làng và thiết chế xã hội tự trị. Những năm đầu thế kỉ XVII,
chiến tranh liên miên nổ ra giữa hai miền Nam Bắc, dân điêu đứng trong binh
lửa, ngoài ra, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổi dậy rồi bị triều đình dập tan.
Điều đó ảnh hƣởng đến nền kinh tế văn hoá làng xã vừa bảo thủ, bảo lƣu cái đặc
trƣng riêng, khép kín dẫn đến kinh tế chậm phát triển và nô dịch hoá dần dần
quyền lợi vào tay địa chủ quan lại. Đồng thời về chính trị, Nho giáo độc tôn và
tôn sùng hình thức thi cử tuyển chọn nhân tài vào bộ máy vua chúa quan lại và
truyền đạo học trong hình thức làng xã tới trung ƣơng. Chính trị hoá trong bộ
máy bằng hệ tƣ tƣởng Nho giáo đã đặt nền tảng cho sự phát triển văn hoá kế
thừa truyền thống từ trƣớc: Độc tôn Nho học và điều kiện tiên quyết trong so
sánh với Phật giáo giai đoạn đầu thế kỉ XVII có mối liên thông trong tƣ tƣởng
và quan niệm quản lí xã hội và phát triển văn hoá. Văn hoá và kinh tế làng xã
làm nền tảng cho sự phát triển xã hội và cũng chính mối giao thoa biến chuyển
đẩy những nấc thang chính trị luân phiên điên đảo trong vòng xoáy quyền lực
các họ tộc. Nhà Mạc suy vi. Vua Lê và chúa Trịnh cai quản phƣơng Bắc. Chúa
Nguyễn lấy sông Gianh làm giới, trông coi cõi Nam biên. Tất cả hiện lên bộ mặt

của Lê triều yếu vua, thịnh chúa và suy vi trong chính thống đạo truyền.
Đầu thế kỉ XVII sang thế kỉ XVIII, xã hội Việt Nam trong chiến tranh và
đói kém vẫn mang hình thái ổn định về văn hoá tƣ tƣởng. Sự phát triển điều hoà
tôn giáo Phật giáo đƣợc sự hậu thuẫn, hỗ trợ rất nhiều từ bộ máy quan lại triều
đình, đặc biệt là vua chúa. Đồng thời sự dung hoà Tam giáo Nho Phật Đạo đƣợc
11

tiếp biến từ trƣớc trong truyền thống văn hoá nƣớc nhà tạo điều kiện tiếp nối cho
Phật giáo Lê triều phát triển. Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ
Tông cho đến các chúa nhƣ Trịnh Cán, Trịnh Cƣơng, Trịnh Căn, Trịnh Sâm…
đều hết mực tôn sùng Phật giáo trong dung hoà tam giáo đồng tiến để phát triển
văn hoá xã hội. Việc triều chính tôn sùng đạo Phật đƣợc nhiều văn bia nói riêng
và thƣ tịch Phật giáo nói chung ghi chép, nhƣ trong bài tựa Kế đăng lục
3
của
Nhƣ Sơn nhiều lần nói đến thời thế với sự ca ngợi vua Lê: “Thánh triều Thánh
thiên tử, lƣu tâm tƣợng giáo, tín thủ pháp luân, chấn Phật pháp chi quyền hành,
khai nhân thiên chi nhãn mục, khâm tải hộ trì giả, Quốc vƣơng Thánh chúa sử
phi đồ nhi tịnh cố càn khôn… – Thánh triều Thánh thiên tử, lưu tâm đến Phật
giáo, tin giữ bánh xe pháp luân, chấn hưng quyền hành Phật pháp, mở sáng mắt
cho cõi trời người, kính cẩn mang theo hộ trì, Quốc vương Thánh chúa khiến
hồng đồ to lớn mãi vững chãi với trời đất… ” (tựa 3b- 4a). Một thời kì đã dung
hoà đạo Phật và sự ổn định phát triển của xã hội đƣợc Thiền tông bản hạnh
4
, một
tác phẩm chữ Nôm của Chân Nguyên cũng ghi lại nhƣ sau:
“Bụt sinh Hoàng đế Lê gia
Thánh chúa vỗ trị gần xa lai hàng
Bốn phương khói tắt lửa lang
Phong điều vũ thuận dân khang thái bình

Được mùa hải yến hà thanh
Gia gia ngưỡng chúc thánh minh cửu trường
Dân nông thịnh vượng tầm tang
Thóc Hán gạo Đường đại nẫm phong niên”. (câu 3 - 10).
Bối cảnh đó, Phật giáo đã giữ đƣợc tinh thần nhập thế với sự từ bi hỉ xả
cứu cánh cho cuộc sống đầy biến động của nhân dân. Tiếp nối truyền thống từ

3
Kế đăng lục của Nhƣ Sơn, bản lƣu A. 158 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Bản in năm 1734 thời Hoàng
triều nhà Lê.
4
Thiền tông bản hạnh: Chân Nguyên Thiền sƣ soạn, Nhà sƣ Thanh Hanh cho in tại chùa Vĩnh Nghiêm,
năm Bảo Đại 7 (1932). Kí hiệu: AB.562, lƣu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

×