ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ THANH MAI
NGHIÊN CỨU THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM
(VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:Hán Nôm
Hà Nội - 2012
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐINH THỊ THANH MAI
NGHIÊN CỨU THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM
(VẤN ĐỀ VĂN BẢN VÀ GIÁ TRỊ)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 60 22 40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Kim Sơn
Hà Nội - 2012
1
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Mục đích, lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Cấu trúc của đề tài 4
6. Đóng góp của đề tài 5
B. NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN CỦA TÁC PHẨM THÁNH
TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM (聖祖偈演國音) 6
1.1. Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm 6
1.2. Không Lộ thiền sư, tình hình nghiên cứu về hành trạng và sáng tác
văn học 7
1.2.1. Tình hình nghiên cứu 8
1.2.2. Các sáng tác Hán Nôm của Không Lộ 17
CHƯƠNG 2: VĂN CHƯƠNG VÀ THIỀN HỌC, CHỮ NÔM VÀ VIỆC
DIỄN NÔM TRONG TÁC PHẨM THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM 23
2.1. Văn chương và thiền học 23
2.1.1. Giá trị văn học 29
2.1. 2. Giá trị Thiền học 42
2.2. Chữ Nôm và việc diễn Nôm 54
2.2.1. Sơ lược về cấu trúc chữ Nôm 55
2.2.2. Tình hình sử dụng chữ Nôm trong văn bản 57
Chữ Nôm mượn 58
Chữ Nôm tự tạo: 94
C. KẾT LUẬN 114
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
E. PHỤ LỤC 119
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, lí do chọn đề tài
Phật giáo với những triết lí vi diệu, u huyền thâm sâu tự lâu đã trở thành
niềm an ủi tinh thần cho con ngƣời. Mỗi ngƣời tìm đến Phật theo cách thức
khác nhau và nhằm những mục đích khác nhau: Có ngƣời tìm đến cửa Phật cầu
đông con nhiều cháu, cầu phúc thọ, cầu tài lộc; có ngƣời tìm đến Phật để quên
đi quá khứ khổ đau, để tìm niềm hy vọng; có ngƣời đến chốn cửa Thiền để tìm
nguồn cảm hứng sáng tác thi ca… Thực tế, đã có không ít những nhà văn, nhà
thơ đã đánh dấu bƣớc ngoặt của đời mình qua những bài thơ đƣợc chắp bút từ
Thiền. Trong số đó, có ngƣời là thiền sƣ, mặc áo tu mà lòng phơi phới dạt dào
cảm xúc.
Nhìn lại thời Lý- Trần, một thời đại hoàng kim của Phật giáo, chúng ta thấy
rằng, xã hội phát triển về mọi mặt. Từ vua đến dân, ai ai cũng sùng mộ đạo
Phật. Không Lộ Thiền sƣ, một trong những thiền sƣ tham Thiền, học Thiền đắc
đạo đã làm nhiều việc giúp ích cho nƣớc cho dân. Tài đức của ông đƣợc lƣu
truyền rộng rãi trong dân chúng và trong sử sách. Thông qua sáng tác của nhà
sƣ, ngƣời đọc có thể hiểu rõ hơn về con ngƣời, cuộc đời và quá trình tu Thiền
của Không Lộ. Bên cạnh một thánh tổ, là một thi nhân với ngọn bút giáng thần.
Chiêm ngƣỡng cảnh sắc thiên nhiên non xanh núi thẳm, cảnh chùa yên tĩnh
tƣơi đẹp tựa cõi thiên thai, chúng ta thấy lòng mình thật thanh thản để lại phía
sau những phiền muộn đời thƣờng. Hơn nữa, đối với ngƣời yêu thích và nghiên
cứu Hán Nôm, tìm hiểu về Thiền dƣới góc độ ngôn từ là một việc làm cần thiết
và ý nghĩa. Đề tài có thể rèn luyện và giúp học viên thể hiện đƣợc những năng
lực phiên Nôm và phân loại cấu tạo chữ Nôm. Trong tình hình địa phƣơng các
nơi thờ phụng Không Lộ chƣa có văn bản cũng nhƣ bản dịch này ,việc
nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật tác phẩm có ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa
nhiều mặt (lịch sử, văn hóa, văn học, Thiền học ). Văn bản ra đời vào thời kỳ
cuối 19 đầu 20 ( nhƣ sẽ trình bày ở sau) là giai đoạn cuối của thời trung đại,
bƣớc vào giai đoạn giao thời, chuyển sang thời kỳ hiện đại, trong giai đoạn đó,
2
có nhiều vấn đề về chữ Nôm, về văn chƣơng đáng chú ý, gợi ra nhiều vấn đề
khoa học lý thú Với những lí do thiết thực đó, chúng tôi đã quyết định lựa
chọn đề tài: Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn
bản và giá trị) (聖祖偈演國音).
2. Lịch sử nghiên cứu
Không Lộ thiền sƣ là một trong những vị thiền sƣ đƣợc ngƣời đời ca ngợi là
đức Thánh Tổ. Ông là ngƣời thuộc dòng thứ chín, dòng Vô Ngôn Thông. Là
ngƣời đức độ, tài cao, tu thiền, đắc đạo cho nên cuộc đời và văn nghiệp của ông
từ lâu đã trở thành đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Có rất nhiều cuốn sách,
nhiều bài nghiên cứu về ông dƣới các góc cạnh: Phật giáo, con ngƣời, nơi trụ
trì, về các sáng tác thi ca của Không Lộ. Sách Thiền uyển tập anh biên soạn
khoảng niên hiệu Khai Hựu (1329 - 1341) và sách Lĩnh Nam chích quái biên
soạn vào mùa xuân năm Hồng Đức thứ 23 (1492) chép tiểu truyện Không Lộ
một cách giản lƣợc. Cũng vào thế kỷ XV, sách Nam ông mộng lục của Hồ
Nguyên Trừng chép truyện Không Lộ thần dị. Nguyễn Đăng Na, Bí ẩn đoạn
kết truyện Vô Ngôn Thông và việc giải mã bí ẩn đó. Thông báo Hán Nôm học
năm 1997. H. 1999, tr 168 – 178, Phạm Đức Duật viết bài Vấn đề tiểu sử hai
thiền sư đời Lý: Dương Không Lộ và Nguyễn Minh Không đăng trên Tạp chí
Hán Nôm, Số 6 (91) 2008; Tr.62-70. Phạm Thị Thu Hƣơng có bài Những ngôi
chùa “ tiền Phật hậu thánh” ở vùng châu thổ Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, HN,
2006. Tác giả Nguyễn Quang Vinh trong Tạp chí Văn học số 6 năm 1974 có
bài Hình bóng người anh hùng sáng tạo văn hoá trong truyền thuyết dân gian
Không Lộ. PGS. Hồ Sĩ Hiệp có bài Tuyệt tác “ Ngư nhàn” của Không Lộ thiền
sƣ đăng trên Nguyê
̣
t San Giá c Ngô
̣
174. Hiểu bài thơ Ngư nhàn của Dương
Không Lộ từ góc độ không gian của tác giả Thanh Phong đăng trên báo Giác
Ngộ online vào ngày 29 tháng 07 năm 2008…. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các
sách hoặc các bài nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến Không Lộ dƣới góc độ
tiểu sử cuộc đời và một vài bài thơ ( Ngư nhàn, Ngôn hoài) của ông. Từ thực tế
nghiên cứu nổi lên hai quan điểm trái chiều: quan điểm đồng nhất Không Lộ,
Minh Không là một và quan điểm cho rằng Minh Không với Không Lộ là hai
3
con ngƣời riêng biệt nhƣng có nhiều điểm tƣơng đồng với nhau. Lí lẽ mà giới
nghiên cứu, học giả đƣa ra đều có sức thuyết phục, trở thành nguồn tƣ liệu
phong phú cho ngƣời thực hiện đề tài thông qua đó tìm hƣớng đi riêng cho
mình. Bên cạnh mặt thuận lợi đó, cái khó khăn của những ngƣời yêu mến thiền
sƣ khi nghiên cứu về ông chính là sự nhập nhằng (tên húy, quê quán, hành
trạng…) giữa Không Lộ và Minh Không. Việc tách bạch rạch ròi Minh Không,
Không Lộ vẫn luôn là đề tài đƣợc đông đảo ngƣời quan tâm dƣới nhiều bình
diện. Thực hiện đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm, chúng tôi
đi tìm hiểu Không Lộ dƣới góc độ: văn bản và giá trị. Chúng tôi hy vọng rằng,
đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và
giá trị) sẽ góp một hơi thở mới trong việc tìm hiểu về Không Lộ - một trong
những vị Thánh của Việt Nam và về Thiền tông Việt Nam, con ngƣời thực
thấm đƣợm màu huyền thoại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để rút ra hƣớng giải quyết thấu đáo hợp lí nhất, đòi hỏi ngƣời viết phải xác
định đúng đối tƣợng nghiên cứu. Đây là việc làm thiết yếu, cần thiết trƣớc khi
bắt tay vào triển khai đề tài. Chọn đối tƣợng đúng sẽ giúp ngƣời thực hiện đề
tài triển khai đúng hƣớng, và ngƣợc lại. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc lựa
chọn đối tƣợng nghiên cứu, khi đi vào đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ
diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị), chúng tôi xác định đối tƣợng
nghiên cứu chính là tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm ( kí hiệu AB 599, Thƣ
viện Hán Nôm, Hà Nội).Trong đó giới hạn nghiên cứu đƣợc xác định rõ ràng
trên hai phƣơng diện là : văn bản và giá trị. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành
khảo cứu thêm tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm, (kí hiệu R. 1208 của Thƣ
viện quốc gia), Thánh Tổ hạnh thực diễn âm ca (Kí hiệu VHV 2380, Thƣ viện
Hán Nôm, Hà Nội)và tác phẩm Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích
(kí hiệu A2612, Thƣ Viện Hán Nôm, Hà Nội). Chúng tôi cũng tham khảo thêm
cuốn Thiền luận của Suzuki, Văn Nôm và chữ Nôm thời Trần – Lê của Hoàng
Xuân Hãn đăng trên Tạp san khoa học xã hội, Pair, số 5, 1978 để làm rõ hơn mục
đích thực hiện đề tài này
4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp giống nhƣ chiếc chìa khóa, vận dụng nó đúng lúc đúng chỗ sẽ
đem lại hiệu quả cho ngƣời sử dụng. Mỗi ngƣời cần lựa chọn cho mình những
cách thức khác nhau để giải quyết công việc của mình. Trong việc thực hiện đề
tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá
trị), chúng tôi đã phải sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nhằm nâng cao hiệu
quả nghiên cứu. Tùy vào từng vấn đề mà ngƣời nghiên cứu vận dụng kết hợp
một cách linh hoạt các phƣơng pháp Vả lại, một vấn đề đặt ra để nghiên cứu
không hẳn và không thể chỉ áp dụng phƣơng pháp này hay phƣơng pháp nọ mà
phải dùng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Hơn nữa trong công tác nghiên cứu
khoa học, phƣơng pháp nào cũng có ƣu và nhƣợc điểm nên chúng bổ sung cho
nhau. Trƣớc hết, chúng tôi phải dùng phƣơng pháp hiệu thù, hiệu khám và
khảo chứng. Các phƣơng pháp này giúp chúng tôi biết đƣợc có những cuốn
sách hay công trình nghiên cứu nào về Không Lộ thiền sƣ và thơ văn của ông.
Tiếp đến, chúng tôi dùng phương pháp tổng hợp phân tích dữ liệu. Sử dụng
phƣơng pháp này, chúng tôi sẽ rút ra đƣợc những kết luận sát đáng về vấn đề
mà chúng tôi quan tâm. Phương pháp liệt kê, phương pháp đối chiếu so sánh
(đối hiệu pháp) cũng là những phƣơng pháp mà chúng tôi chọn lựa.
5. Cấu trúc của đề tài
Trên cơ sở đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, các
phƣơng pháp đã lựa chọn, ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, đề tài của chúng tôi đƣợc bố cục gồm hai chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề văn bản của tác phẩm Thánh tổ kệ diễn quốc âm
1.1. Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm
1.2. Không Lộ Thiền sƣ, tình hình nghiên cứu về hành trạng và sáng
tác văn học
1.2.1. Tình hình nghiên cứu
1.2.2. Hệ thống văn bản Hán Nôm của Không Lộ
5
Chƣơng 2:Văn chƣơng và Thiền học, chữ Nôm và việc diễn Nôm trong tác
phẩm Thánh Tổ kệ diễn quốc âm
2.1. Văn chƣơng và Thiền học
2.1.1. Giá trị văn học trong văn bản
2.1. 2. Giá trị Thiền học
2.2. Chữ Nôm và việc diễn Nôm
2.1. Sơ lƣợc về cấu trúc chữ Nôm
2.2. Tình hình sử dụng chữ Nôm trong văn bản
6. Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu Thánh tổ kệ diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) đã giới thiệu
một cách tổng quát thân thế, sự nghiệp cũng nhƣ quá trình tu thành chánh quả, ca ngợi tài,
đức của Không Lộ thiền sƣ; giới thiệu về những ngôi chùa đƣợc xem là những danh
thắng mà đức Thánh tổ từng đặt chân đến. Đồng thời, luận văn cũng mang đến cái nhìn
khá hoàn chỉnh về các kiểu loại chữ Nôm mà văn bản sử dụng.
Có thể nói, những giá trị của văn bản mà luận văn chỉ ra đã giúp cho độc giả và
những nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về thiên nhiên, con ngƣời và sự vi diệu của Thiền.
Đồng thời luận văn có thể làm tài liệu để sinh viên, học viên, đồng nghiệp cùng chuyên
ngành tham khảo.
6
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN BẢN CỦA TÁC PHẨM
THÁNH TỔ KỆ DIỄN QUỐC ÂM (聖祖偈演國音)
1.1. Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm
Văn bản nói theo GS. Hà Văn Tấn “ là một tập tin được truyền đạt bằng
kí hiệu ngôn ngữ” [36, 22]. Trên cơ sở định nghĩa của GS. Hà Văn Tấn, GS.
Ngô Đức Thọ đã sắp xếp và bổ sung thêm mấy chữ để định nghĩa về văn bản
đƣợc đầy đủ: “Văn bản là một tập tin bằng kí hiệu ngôn ngữ được thể hiện trên
một bề mặt nào đó” [36, 24]. Thánh tổ kệ diễn quốc âm (聖祖偈演國音) hội đủ
các yếu tố cấu thành văn bản (tính vật chất, tính kí hiệu ngôn ngữ), là văn bản
Nôm có sử dụng đan xen chữ Hán. Văn bản hiện đƣợc lƣu giữ tại Viện nghiên
cứu Hán Nôm là văn bản đƣợc sao chép có kí hiệu AB 599. Văn bản đƣợc đánh
số trang ở giữa mỗi trang, tổng số là 107 trang (tờ). Để tiện cho việc so sánh
với văn bản cùng tên, kí hiệu R.1208 của Thƣ viện quốc gia Việt Nam, chúng
tôi đánh lại số trang theo quy ƣớc là trang (tờ) 1a, 1b cho đến hết, đƣợc 54
trang đôi (54 tờ đôi). Trong quá trình đối chiếu hai văn bản với nhau, chúng tôi
nhận thấy hai văn giống nhau ở thể loại (cùng là sách), đƣợc khắc in, cùng cỡ
chữ, kích thƣớc (24x14 cm). Cả hai đều mất trang bìa, căn cứ vào dòng thơ
trong phần chính văn sau lời tựa “A di đà Phật tác chứng minh, Thánh tổ kệ
dẫn quốc âm tự khuyến” mà văn bản lấy tên là Thánh tổ kệ diễn quốc âm. Tuy
hai văn bản AB.599 và R.1208 là hai văn bản có đặc điểm giống nhau nhƣng
văn bản AB.599 là văn bản có độ tin cậy cao hơn nên chúng tôi chọn làm bản
bản cơ sở “thiện bản” khi thực hiện đề tại. Vì là văn bản sao chép cho nên ngƣời
nghiên cứu nói chung cũng nhƣ ngƣời thực hiện đề tài nói riêng gặp phải những
khó khăn nhất định trong việc tìm hiểu, khảo cứu và so sánh văn bản. Để cho việc
tìm hiểu, nghiên cứa văn bản Thánh Tổ kệ diễn quốc âm (AB 599) - đối tƣợng
nghiên cứu chính đƣợc thuận lợi, việc mô tả văn bản về mặt nội dung và hình thức
là việc cần thiết cung cấp cái nhìn khái quát về văn bản này.
Về mặt hình thức, văn bản sử dụng ba thể loại: thơ (lục bát, thơ tự do,
thơ bảy chữ), văn vần, văn xuôi làm công cụ để biểu đạt nội dung. Cụ thể:
7
Ngoài bài tựa và phần phụ lục ra, mỗi trang sách đều đƣợc chia làm hai phần.
Phần chính văn (phần chữ Nôm in to) đƣợc sử dụng thể lục bát (6-8) làm thể
loại chính; phần phụ văn (nhằm để giải thích cho các điển cố chữ Hán đã dùng
trong phần chính văn)) lúc dùng văn vần, lúc dùng văn xuôi, cũng có khi dùng
thơ để diễn giải.
Về mặt nội dung, văn bản ca ngợi quá trình tu tập của đức thánh Không
Lộ từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn, mộ Thiền, đi tìm đƣờng học Thiền….thành
chính quả. Đồng thời ca ngợi cảnh chùa cao đẹp, ca ngợi sự vi diệu của Phật
pháp; ca ngợi công sức đóng góp của thiện nam tín nữ trong làng. Cũng qua
văn bản này, ít nhiều ngƣời học có đƣợc cái nhìn khái quát về một thời đại Phật
pháp hƣng thịnh. Thời đại mà từ vua cho đến dân đều sùng mộ Phật giáo.
Không Lộ thiền sƣ là một trong những con ngƣời tiêu biểu. Cùng làm bạn với
ông là Từ Đạo Hạnh và Giác Hải cũng đều là những bậc chân tu hết lòng vì dân
vì nƣớc.
Về năm in sách, căn cứ vào dòng chữ Long Phi Khải Định Canh Thân và
một số chữ húy triều Nguyễn nhƣ chữ Tông [22b] và chữ Thời [12a,17a,
27a,32a] (viết theo cách kiêng húy của triều Nguyễn), chúng ta có thể khẳng
định sách đƣợc khắc in vào năm 1920 ( thời vua Khải Định) . Địa điểm in sách ,
không ghi rõ nhƣng thông qua lời thơ ở trang 43a là:
Chùa Cổ Lễ nguyên thờ thánh tổ
Chữ Lý xưa thoát hổ tôn thầy
Nước Nam từ đấy mới hay
Có chùa có Phật có người anh linh
[43a]
Chúng ta có thể ƣớc đoán Thánh tổ kệ diễn quốc âm do chùa Cổ Lễ khắc
ván ấn hành vào đầu năm Thành Thái (1890).
1.2. Không Lộ thiền sƣ, tình hình nghiên cứu về hành trạng và sáng tác
văn học
Không Lộ thiền sƣ từ lâu trở thành một đề tài hấp dẫn đối với các học
giả nghiên cứu, ngƣời học và nhân dân dƣới nhiều bình diện khác nhau. Có
8
ngƣời tìm hiểu về Không Lộ dƣới góc độ một vị thiền sƣ – ông tổ của nghề đúc
đồng, vị tổ sƣ thứ chín thuộc dòng Vô Ngôn Thông. Có ngƣời lại viết về ông
với tƣ cách một nhà sáng tác văn học, tác giả của tuyệt tác “Ngôn hoài”, “Ngư
Nhàn” nổi tiếng. Song cũng có ngƣời bàn về Không Lộ dƣới cả hai bình diện
Thiền và văn học… Dù nghiên cứu dƣới bất kì góc độ nào thì những vấn đề mà
giới nghiên cứu, ngƣời học hay độc giả quan tâm đều có điểm chung là làm nổi
bật tài năng và đức độ của một con ngƣời mà cuộc đời và tài đức của ông đã
dành trọn cho Thiền, dùng sự đắc đạo của mình để giáo hóa truyền dạy cho dân
chúng. Thông qua các văn bản ghi chép, kể, tìm hiểu về Không Lộ, chân dung
của vị thiền sƣ nổi danh này đƣợc tái hiện một cách sinh động rõ nét. Bên cạnh
một con ngƣời rất thực, chúng ta còn thấy ở ông một con ngƣời rất siêu phàm
của thế giới Niết bàn với những phép mầu vi diệu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu
Điểm qua tình hình nghiên cứu về thiền sƣ Không Lộ, chúng ta thấy nổi
lên khá nhiều vấn đề cần lí giải để làm sáng tỏ.
Thiền Uyển tập anh, Lĩnh Nam chích quái, Đại Việt sử kí toàn thư là
những tƣ liệu quý giá giúp hậu thế tìm hiểu về sƣ tổ chùa Keo đồng thời cũng
là cứ liệu có sức thuyết phục để phân định Không Lộ với Minh Không là hai
con ngƣời có tên húy, đạo hiệu và quê quán khác nhau, sống ở hai triều vua
khác nhau.
Cuốn Chùa Keo của Đỗ Văn Ninh, Trịnh Cao Tƣởng, ty văn hóa Thái
Bình, xuất bản năm 1974 là một cuốn sách cung cấp cho ngƣời đọc những
thông tin cần thiết về danh tính, quê quán và hành trạng của Không Lộ thiền sƣ.
Trong sách Thơ văn Lý- Trần, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội,
1977, Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà
Nội, 1991 chƣa có sự phân biệt rõ ràng tiểu sử và hành trạng của Không Lộ với
Minh Không – thiền sƣ có nhiều nét tƣơng đồng với thiền sƣ Không Lộ.
Giáo sƣ Bùi Duy Tân trong bài viết Không Lộ…sư tổ chùa Keo…cuộc
đời, văn nghiệp công bố trên nội san Nghiên cứu Phật học số 5- 1992, đã chỉ ra
9
sự nhầm lẫn của một số tác giả khi đồng nhất Không Lộ thiền sƣ và Minh
Không thiền sƣ là một.
Lê Xuân Quang trong cuốn Không Lộ- Minh Không (Văn hóa dân tộc,
2000) đã chứng minh Không Lộ chính là Minh Không và ngƣợc lại.
Phạm Đức Duật có bài viết Sự tích Không Lộ, Minh Không đăng trên tạp
chí Hán Nôm, 1984.
Tiến sĩ Đặng Xuân Bảng với lí lẽ và luận chứng thuyết phục trong “ Bài
bạt về việc khảo cứu sự tích đức thánh tổ” đã chứng minh Không Lộ và Minh
Không là hai con ngƣời khác nhau. Ông đã chỉ ra điểm khác nhau rất cụ thể của
Không Lộ và Minh Không khi so sánh Chích Quái của Nguyễn Quỳnh với
chính sử: Khác biệt đầu tiên của Không Lộ và Minh Không nằm ngay trong họ
và tên. Không Lộ họ Dƣơng, húy Minh Nghiêm còn Minh Không họ Nguyễn
húy Chí Thành. Khác biệt thứ hai giữa hai thiền sƣ này là quê quán của hai ông
khác nhau. Không Lộ quê ở Giao Thủy, phủ Hải Thanh, Minh Không quê ở
Đàm Xá. Khác biệt nữa là Không Lộ sinh năm Bính Thìn niên hiệu Thuận
Thiên thứ 7 (1016), đời Lý Thái Tổ, Minh Không sinh năm Bính Ngọ, niên
hiệu Long Chƣơng Thiên Tự thứ 1 (1066), đời Lý Thái Tông. Không Lộ mất
năm Giáp Tuất, niên hiệu Hội phong thứ 3 (1094) thọ 79 tuổi, Minh Không mất
năm Tân Dậu niên hiệu Đại Định thứ 2 (1141) đời Lý Anh Tông, thọ 75 tuổi.
Theo sách Thánh tổ hạnh thực diễn âm ca ( kí hiệu vHv 2380, Viện
nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội ):
Thủa xưa triều Lý Thuận Thiên
Bốn phương phẳng lặng ba bên vững vàng
Có ông Giao Thủy học Dương
Bà người Hán Lý ở miền xứ Đông
Ông bà trung hiếu một lòng
Ngoài làm ngư nghệ, trong sùng Phật kinh
Tòa sen Tam bảo chứng minh
Trời cho đức Phật thác sinh vào nhà
Chùa Tôn mở cõi Đàm hoa
10
Mười bốn tháng chín thánh đà giáng sinh.
Thánh tổ húy là Minh Nghiêm, hiệu là Không Lộ. Ngài sinh ngày 14
tháng 09 năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên thứ 7 (niên hiệu Lý Thái Tổ).
Cha ông họ Dƣơng, ngƣời Giao Thủy (Giao Thủy là tên làng, nay là làng Hộ
Xá). Mẹ ngƣời Hán Lý ( Hán Lý là tên xã, thuộc huyện Vĩnh Lại). Đức thánh
tổ Không Lộ đƣợc ngƣời đời truyền tụng sinh ra ở chùa Tôn ( tên tục của chùa
Hƣng Long).
Năm hai chín tuổi, ông bỏ nghề chài lƣới tu Thiền
Đến hai mươi chín tuổi tròn,
Bỏ nghề ngư nghệ về miền Phật gia
Ngày thường tụng kinh Đà la
Chăm về ngũ giới để xa lục trần
Tam thừa học đến thập phân
Năm bốn mƣơi hai tuổi, thụ nghiệp thiền sƣ phái Thảo đƣờng “ Có thầy
đạo sĩ tu chân thảo đường, Học thầy học khắp tam tàng, Thầy khen pháp tự chỉ
đường thập phương”
Năm bốn mƣơi tƣ tuổi, Không Lộ về trụ trì ở chùa Hà Trạch “ Về chùa
Hà Trạch là phương trụ trì”.
Ông kết bạn với Giác Hải, ngƣời làng Hải Thanh, tên là Viên Y và Từ
Đạo Hạnh, ngƣời huyện Vĩnh Lại, tên là Lộ. Giác Hải kém tuổi Không Lộ còn
Đạo Hạnh hơn tuổi ông. Từ Đạo Hạnh về tu ở núi Sài Sơn (thuộc An Sơn, tỉnh
Sơn Tây). Không Lộ về trụ trì ở chùa Diên Phúc (tức chùa Hộ Xá).
Bạn cùng hai đấng pháp sư
Họ Nguyễn tuổi kém, họ Từ tuổi hơn
Anh em cầm bát chông hương
Học kinh Bát Nhã giữ đường Kim Cương
Từ về tu núi Sài Sơn
Thánh về Diên Phúc không môn trụ trì
Nghe Thiên Trúc (tức Ấn Độ) có Phật giáng sinh, ba ông cùng nhau trên
một chiếc thuyền chài vƣợt non, qua bãi Hoa Liên ( ghềnh Hoa Liên ở trên
11
sông Đà, ngọn nguồn của nó ở Lộ Kim Xỉ), đến Kim Xỉ ( tên trƣởng quan ty
Kim Xỉ), đến Vĩnh Xƣơng (tên phủ, thuộc Huyện Vân Nam Trung Quốc), từ
kim Xỉ qua Miến Điện là đến Thiên Trúc.
Trong quá trình đi sang Thiên Trúc, ba ông gặp một bà lão. Đƣợc truyền
phép thuật. Trở về, vua nghe tin, triều vào cung. Các ông dùng tài thuật của
mình giúp vua trị bệnh, tiếng thơm vang khắp. Đƣợc vua trọng thƣởng "
Thưởng ngân nghìn lạng, thưởng điền năm trăm".
Nhƣ vậy, Đức thánh tổ sau quá trình tu thiền đã đắc đạo. Ông dùng "tâm
Phật " và phép thuật của mình để hộ nƣớc cứu dân. Tài đức của ông đƣợc ca
ngợi là "phép thần thông", "thực dòng Phật tổ, thực dòng thần tiên".
Thánh về rộng mở phúc điền
Đạo truyền tâm yếu, kệ truyền không không
Đúc chuông ba nghìn cân đồng
Thần Quang để chốn phạn cung đời đời
Ngày mồng ba tháng sáu, thánh tổ mất, thọ 79 tuổi.
Theo sách Thánh tổ sự tích tức Nguyễn Không Lộ sự tích (kí hiệu A2612,
Thƣ viện Hán Nôm, Hà Nội) thì :
Khoảng giữa năm triều Lý Thái Ninh, xuất hiện hai vị tiên phật : một sinh ở
huyện Gia Viễn, xã Đàm Xá (còn có tên gọi là huyện Trực Định), họ Nguyễn,
húy Chí Thành, đạo hiệu là Không Lộ ; một sinh ở huyện Giao Thủy, họ
Nguyễn, húy Quốc Y, đạo hiệu Giác Hải. Cả hai trƣớc đều là ngƣời Hải Thanh
(tức là huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dƣơng) làm nghề chài lƣới sinh nhai.
Năm 29 tuổi, Không Lộ đến cõi đào nguyên nƣơng nhờ đạo gia.
Năm Đinh Dậu, Không Lộ thụ nghiệp theo phái thảo đƣờng.
Năm Kỷ Hợi, sƣ chuyên cần tu luyện, ngày đêm luận Thiền ở chùa Hà Trạch.
Không Lộ cùng Giác Hải trên đƣờng đi vân du gặp sƣ Hỏa Quang ở
chùa Đại Bi ở huyện Tây Trực đang bày xếp lễ tế. Họ hỏi thăm trò chuyện với
nhau. Không Lộ bảo với hai nhà sƣ rằng: "Ngã đẳng giai hữu tình nhân Phật
thánh, há vô lân mẫn đệ tự xuất gia tam xá. Thân vi Phật gia nô một hữu nhất
phan kiến Phật tại thậm ma. Xứ cổ hữu ngôn thành Phật mạc cư linh vận, hậu
12
mạc nhược Tây đầu Thiên Trúc tòng tự sa môn lục trí thần thông. Tuy vị tức
thành Phật, diệc bất thất vi Tiên. Đài lang hà tất hiệu Tiều Sơn tiên sinh xuyên
Thạch Thất. Tứ thập thất niên phương đắc tiên đơn, thăng thiên na ".
Một ngày, hai sƣ gặp một bà lão. Bà lão gặp đƣợc hai sƣ rất vui mừng.
Bà đáp rằng : "Cố nhân tìm cố nhân bất ý, cố nhân quả thực ngôn như thực,
Tiên phong đạo cốt khởi tầm thường. Giả …đắc đáo thử điền địa. Dị thời
phong sinh hữu hạnh thiện quả viên thành hỏa quang bất đắc dĩ độc thiện nhi
lị hận ngã tào dã". Trên đƣờng sang Tây Thiên, Không Lộ và Giác Hải gặp Từ
Đạo Hạnh. Họ kết làm anh em. Dựa theo tuổi tác, Đạo Hạnh làm sƣ huynh,
Không Lộ làm thứ, Giác Hải làm em của họ. Để đến đƣợc đất Phật, để đƣợc
Phật tổ giác ngộ, các ông đã phải trải qua không ít gian khó, hiểm nguy. Cuối
cùng cả ba đều thành chính quả, đƣợc Phật tổ chứng và ban cho nhiều phép
mầu nhiệm. Trở về, họ đem tâm đức và những thành quả của việc tu Thiền ra
giúp dân giúp nƣớc. Không Lộ đã giúp vua Lý Thái Tông chữa khỏi bệnh hóa
hổ nên đƣợc phong là " Lý Quốc Sƣ" đồng thời đƣợc tiếp đón trọng thƣởng.
Trong nƣớc đâu đâu cũng nghe danh Không Lộ thiền sƣ. Ngƣời đời mến mộ,
dành cho ông ngôi vị cao quý khi gọi ngƣời là "đức thánh tổ". Ngài hóa năm 79 tuổi.
Cùng viết về Không Lộ thiền sƣ nhƣng văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc
âm (kí hiệu AB 599, Thƣ viện Hán Nôm, Hà Nội), lại cung cấp cho ngƣời
đọc những thông tin mới về hành trạng của đức Thánh Không Lộ. Theo văn
bản này, Không Lộ thiền sƣ có hai húy là Chí Thành, Minh Không hiệu là
Không Lộ :
Chí Thành là húy thánh ông
Hiệu là Không Lộ Minh Không chính truyền
[15b]
Cha ông họ Nguyễn, mẹ ông họ Dƣơng ngƣời Hán Lý :
Xưa ông hộ xá Nguyễn Lang
Bà người Hán Lý họ Dương duyên phùng
Ông bà trung hiếu thủy chung
Mượn nghề sơn thủy mở lòng Phật tiên
13
[9b]
Khoảng 30 tuổi ông bỏ nghề đánh cá học Thiền " Giáp Thân đã gần ba
mươi, Xuân huyên đã hóa thoát nơi tu hành". Ông kết bạn với Giác Hải. Hai
ngƣời cùng tìm thầy để tu Thiền. Tiếp đó, Không Lộ học phái Thảo Đƣờng
"Thứ hai học quốc sư đường, Thầy khen pháp tự khả đương có ngày" và trở
thành tổ thứ 3 của thiền phái này. Sau đó, Không Lộ "nhập môn ở chùa Hà
Trạch".
Từ đây tài năng và đức độ của ông vang khắp. Điều đó chứng tỏ công
phu tu tập của ông đã thành chánh quả, đạt đến cõi Niết Bàn.
Không Lộ, Giác Hải trên đƣờng đi đến đất Phật gặp Từ Đạo Hạnh. Cùng
có điểm chung là dốc lòng tu dƣỡng học Thiền nên Giác Hải, Không Lộ và Từ
Đạo Hạnh đã " kết bạn kim lan". Ba ngƣời cùng nhau tìm đƣờng sang Tây Trúc.
Qua nhiều ngày tháng gian lao, vất vả, cuối cùng họ cũng tới đƣợc đất Phật.
Gặp đƣợc Phật tổ, đƣợc Phật tổ giác ngộ và truyền cho phép lạ. Không Lộ tinh
thông cả tam giới,
Trở về, Không Lộ dựng chùa Thần Quang tại làng Dũng Nghệ.
Không Lộ cũng từng sang Lào, sang Bắc Kinh (Trung Quốc) chữa bệnh
cho thái tử nên đƣợc vua phƣơng Bắc trọng thƣởng và tiếp đón long trọng. Ông
mang số đồng đƣợc vua phƣơng Bắc thƣởng cho về nƣớc dùng vào việc đúc
tƣợng Phật và chuông.
Không Lộ với tài phép cao siêu đã chữa khỏi bệnh cho vua Lý nên ông
đƣợc phong làm Lý Quốc Sƣ. Triều Lý đã đón rƣớc Không Lộ rất long trọng :
Đồng dầm thức tiếng Nguyễn ngày nổi danh
Triều đình đến rước thánh minh
Nghi thức đón rƣớc nhà sƣ nhƣ một vị thánh, danh hiệu cao quý "Lý Quốc Sư"
chứng tỏ thiền sƣ Dƣơng Không Lộ có tài năng vô cùng phi phàm . Tài năng
của ông đƣợc đời đời ghi nhớ, truyền tụng. Bởi vậy, có thơ ca ngợi ông :
Linh dị Lý Thần Tông
Triều đình luận thần thông
Dục an thiên tật
14
Tu được Nguyễn Minh Không
Tạm dịch :
Hiển linh triều vua Lý Thần Tông
Triều đình bàn luận chuyện thần thông
Muốn khỏi hết bệnh tật
Chỉ có Nguyễn Minh Không
Qua hành trình của Không Lộ trong những cứ liệu lịch sử, những nghiên
cứu và văn bản trên, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn về họ, tên húy, quê quán
của thiền sƣ Không Lộ. Đây là vấn đề nổi bật cần phải lí giải để xác định
Không Lộ thiền sƣ đích thực có họ, tên húy, đạo hiệu là gì ? Ông quê ở đâu ?
Ông với Nguyễn Minh Không là hai hay đồng nhất ? Những câu hỏi này đã
đang và vẫn là vấn đề gây nhiều tranh luận mà giới nghiên cứu, những ngƣời
quan tâm tới Không Lộ trên nhiều bình diện nói chung và ngƣời thực hiện đề
tài nói riêng đặc biệt quan tâm.
Bên cạnh những điểm khác biệt đó thì các dấu mốc về quá trình tu Thiền
của thiền sƣ lại cơ bản là giống nhau. Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến
sự nhầm lẫn hay đánh đồng hai con ngƣời cụ thể sống trong hai triều đại cụ thể
thành một con ngƣời duy nhất. Đồng thời cũng là một khó khăn trong việc
phân biệt để chỉ ra sự khác biệt của hai vị thiền sƣ có nhiều nét tƣơng đồng về
mặt đức độ, tài năng .
Từ đó, chúng ta rút ra quan điểm đƣợc xem là chính thống mà đông đảo
giới nghiên cứu, học giả tán thành đó là : Thiền sƣ Không Lộ húy Minh
Nghiêm, hiệu là Không Lộ, biệt hiệu Thông Huyền. Ông sinh ngày 14 tháng 9
năm Bính Thìn, niên hiệu Thuận Thiên năm thứ 7 (1016), đời Lý Thái Tổ. Quê
ở làng Giao Thủy (sau đổi là làng Hộ Xá), phủ Hải Thanh ( đến đời Trần đƣợc
đổi là Thiên Trƣờng). Ông có cha họ Dƣơng, mẹ ngƣời Hán Lý, phủ Ninh
Giang, Hải Dƣơng.
Cha mẹ Không Lộ là ngƣời hiền lành, trung hậu, làm nghề chài lƣới.
Không Lộ từng vui thú với nghề này và thích du ngoạn những nơi danh thắng,
tùy hứng ngâm vịnh và sáng tác thơ ca.
15
Năm 29 tuổi ( Giáp Thân -1044), dƣới triều Lý Thái Tông, Không Lộ bỏ
nghề chài lƣới chú tâm học Thiền. Tu thành chánh quả, ông trở thành vị Tổ thứ
9 của thiền phái Vô Ngôn Thông, một thiền phái đƣợc thành lập ở nƣớc ta vào
đầu thế kỉ thứ IX. Ông cũng đƣợc mệnh danh là ông tổ của nghề đúc đồng.
Năm Kỉ Hợi (1059), Không Lộ tu tại chùa Hà Trạch, rồi chùa Duyên
Phúc (tức chùa làng Hộ Xá) sau đổi tên là chùa Viên Quang.
Năm Nhâm Dần, Không Lộ, Giác Hải và Từ Đạo Hạnh đi sang đất
Thiên Trúc cầu kiến Phật Tổ. Phật tổ đã chứng nhận và giác ngộ cho các ông.
Ngài ban cho ba vị thiền sƣ mộ đạo này nhiều phép lạ.
Năm Quý Mão (1063), Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên
là chùa Thần Quang) tại làng Dũng Nhuệ. Sau nà do đất sông Hồng sụt lở y
chùa đƣợc dời sang làng Dũng Nghĩa ở Vũ Thƣ, Thái Bình.
Năm Nhâm Tý (1072), Không Lộ, Giác Hải chữa khỏi bệnh cho vua Lý
Nhân Tông nên đƣợc phong làm quốc sƣ và làm thơ ca ngợi hai vị sƣ tài đức
này : "Giác Hải tâm như hải, Thông Huyền đạo cánh huyền, Thần thông năng
biến hóa, Nhất Phật nhất thần tiên". Bài thơ có nhắc đến một một biệt hiệu nữa
của Không Lộ là Thông Huyền. Biệt hiệu này của Không Lộ đã đƣợc một số
thƣ tịch nói đến. Nhƣng nếu Thông Huyền là đạo sĩ thì Thông Huyền không thể
là Không Lộ. Vì bên "Phật" tức chỉ Giác Hải, còn bên "thần tiên" tức chỉ
Thông Huyền.
Ngày 3 tháng 6 năm Giáp Tuất (1094), Không Lộ viên tịch, thọ 79 tuổi.
Ngày 10 tháng 8 năm Ất Hợi (1095), thiền sƣ Giác Hải đã thu thập xá lị của
Không Lộ, xây tháp để chôn cất, tạc tƣợng để thờ tại chùa Nghiêm Quang. Vua
Lý Nhân Tông xuống chiếu tu sửa chùa, cắt 3000 hộ hƣơng khói phụng thờ
Không Lộ.
Không Lộ là vị sƣ tổ có nhiều công lao đóng góp cho nhân dân, cho đất
nƣớc. Ông cũng là ngƣời có nhiều tài năng. Bởi thế mà ngƣời đời biết đến ông
ngoài cƣơng vị một thiền sƣ đắc đạo còn là một nhà thơ giàu lòng yêu cuộc
sống, gắn bó hòa mình với tạo vật và con ngƣời.
16
Tuy nhiên, dựa vào nội dung văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm- dùng
làm đối tƣợng nghiên cứu chính trong đề tài Nghiên cứu văn bản Thánh tổ kệ
diễn quốc âm (vấn đề văn bản và giá trị) thì bên cạnh những điểm tƣơng
đồng còn có đôi chỗ mâu thuẫn với quan điểm lâu nay đƣợc nhiều ngƣời chấp
thuận. Sự mâu thuẫn này chính là điểm khác biệt để ngƣời thực hiện đề tài đƣa
ra kiến giải nhằm giải tỏa thắc mắc lâu nay không ít ngƣời đặt ra. Văn bản ca
ngợi Không Lộ thiền sƣ, ông tổ của nghề đúc đồng, vị sƣ tổ chùa Keo, tổ sƣ
thứ 9 của thiền phái Vô Ngôn Thông đƣợc nhắc đến với tên húy là Chí Thành,
hiệu là Không Lộ. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lƣới. Cha ông
họ Nguyễn, ngƣời làng Hộ Xá, mẹ ông họ Dƣơng, ngƣời Hán Lý. Ông đƣợc
nhắc đến là tác giả của tuyệt tác Ngôn hoài. Chí Thành xƣa nay là húy của
Minh Không. Song ở văn bản này, Chí Thành cũng lại là húy của Không Lộ.
Họ của ông cũng không phải họ Dƣơng mà là họ Nguyễn liệu có phải là một sự
nhầm lẫn ? Khi chữa khỏi bệnh cho vua, đƣợc vua phong làm quốc sƣ và làm
thơ ca ngợi : " Linh dị Lý Thần Tông, Triều đình luận thần thông, Dục an thiên
tật, Tu được Nguyễn Minh Không". ( Tạm dịch : Hiển linh triều vua Lý Thần
Tông, Triều đình bàn luận chuyện thần thông, Muốn khỏi hết bệnh tật, Chỉ có
Nguyễn Minh Không), thì ngƣời đƣợc nhắc đến trong bài thơ của vua Lý Thần
Tông không phải là Dƣơng Không Lộ mà là Nguyễn Minh Không. Ở đây,
ngƣời viết có thể khẳng định chắc chắn rằng chân dung vị thiền sƣ tài giỏi hiện
lên chính là Không Lộ thiền sƣ – tác giả của hai tuyệt tác Ngôn Hoài và Ngư
nhàn. Không Lộ thiền sƣ sau khi đắc đạo về nhập môn ở chùa Hà Trạch. Đây
là một bằng chứng xác thực không thể phủ nhận. Nhƣng tại sao văn bản lại cho
là Không Lộ có húy là Chí Thành, hiệu là Không Lộ ? Ông họ Nguyễn chứ
không phải họ Dƣơng ? Những chi tiết sai khác về húy, hiệu của nhà sƣ khiến
cho ngƣời viết có chút băn khoăn. Có lẽ sự băn khoăn này cũng chính là
nguyên do đƣa đến những nhầm lẫn giữa hai vị thiền sƣ mà giữa họ có khá
nhiều điểm tƣơng đồng, đồng thời đó cũng là cái khó lí giải một cách tƣờng tận
của ngƣời viết.
17
1.1.2. Các sáng tác Hán Nôm của Không Lộ
Xƣa nay, nói đến Không Lộ thƣờng nhiều ngƣời chỉ biết đến ông là tác
giả của hai bài thơ nổi tiếng " Ngư nhàn", "Ngôn hoài" mà ít ngƣời biết ông
còn là tác giả của một số văn bản Hán Nôm khác. Điều này cũng không khó
hiểu bởi hai bài thơ – bài kệ trên là hai sáng tác mà ngƣời viết khi chọn đƣợc
đất làm chùa Nghiêm Quang (sau đổi tên là chùa Thần Quang). Nhà thơ vui
mừng khôn xiết, cao hứng viết ra những bài kệ đầy chất thi ca này.
Trạch đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh
Hàn khiếu nhất thanh hàn thái hư
(Lựa nơi rồng rắn đất ƣu ngƣời
Cả buổi tình quê những mành vui
Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm
Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời)
Ngô Tất Tố dịch
Quả thật, Ngôn hoài giống nhƣ tuyên ngôn của thiền sƣ, thể hiện niềm
hứng khởi, bộc lộ tình cảm dạt dào của tác giả đối với cảnh sắc thiên nhiên, đất
nƣớc, quê nhà. Bài thơ nhƣ là khúc nhạc vui với những tiết tấu réo rắt.Trên tầm
cao nhất của ngọn núi, niềm vui có sức lan tỏa rộng dài đến muôn nẻo. Trần
Mỹ Giống đã đề cao tinh thần" Vô chấp giới" nhằm đạt đến sự tự do hoàn toàn,
giải phóng bản thể mà hòa nhập với vũ trụ theo quan điểm nhà Phật "Vạn vật
nhất thể" của bài thơ.
Khác với Ngôn hoài, tuyệt tác Ngư nhàn lại hé mở điều thú vị khác của
tâm hồn thi sĩ thiền sƣ Không Lộ. Bài thơ đã phác họa một bức tranh phong
cảnh thiên nhiên hết sức hữu tình. Lúc này, tác giả dƣờng đã trở thành ngƣời
họa sĩ tài ba với ngòi bút tinh tế. Ông chỉ lựa chọn vài chi tiết : một dòng sông,
một thôn nhỏ bình yên, một ông lão thuyền chài và hình ảnh những bông tuyết
rơi nhƣng lại có giá trị rất đắt trong việc tạo hình cho bức họa thiên nhiên. Có
18
lẽ, nhà thơ thiền sƣ Không Lộ hài lòng lắm với "đứa con tinh thần" của mình.
Sự bình yên của thôn quê phải chăng cũng chính là sự bình yên trong tâm hồn
thi sĩ ? Cách chọn lựa hình ảnh để mô tả của Không Lộ mới gần gụi và giản dị
biết nhƣờng nào. Bất kể ngƣời dân Việt Nam nào cũng nhận thấy sự mộc mạc
trong nếp nghĩ, nếp cảm mà nhà thơ gửi gắm nơi bài thơ. Cũng có ý kiến cho
rằng Ngư nhàn là sáng tác của nhà thơ Hàn Ô (Trung Quốc) chứ không phải là
sáng tác của Không Lộ. Thi hứng luôn đến một cách tự nhiên, cho nên có thể
khẳng định một điều chắc chắn rằng sự gặp gỡ về tứ thơ của hai tác giả ở hai
đất nƣớc là điều dễ hiểu. Hiện nay, vấn đề này đến nay vẫn đang đƣợc khảo
cứu, có nhiều ý kiến tranh cãi, nghi ngờ Ngư Nhàn, Ngôn hoài không phải của
Không Lộ nhƣng các ý kiến phủ định đó chƣa đủ chứng cứ thuyết phục. Vì vậy,
chúng tôi vẫn coi đó là tác phẩm tuyệt tác của ông. Trong thực tế, nếu ngƣời ta
có đủ bằng chứng, lí lẽ chứng minh nó không phải của thiền sƣ thì văn bản
Thánh tổ kệ diễn quốc âm mà chúng tôi khảo sát vẫn nguyên giá trị.
Ngoài hai tác phẩm nổi tiếng mà ai cũng biết này ra, Không Lộ thiền sƣ
còn có một số sáng tác khác (không có tiêu đề) đƣợc ghi chép trong dân gian
và một số tài liệu chữ Hán nhƣ : Sự tích đức thánh tổ (Đặng Xuân Bảng biên
soạn), Tiên thiên Phật thánh lục, Hoàng triều thông chí thần phật môn (không
rõ tác giả). Những sáng tác này là sáng tác khi nhà thơ cao hứng.
Không Lộ là một con ngƣời không màng danh lợi điều này đƣợc thể
hiện rõ nét trong bài kệ tự sự về bản thân của thiền sƣ . Ông thích vui thú điền
viên, sống cuộc sống dân dã của một lão nông :
Lão hỷ yên hà tẩu
Na tri lợi lộc mến
Thùy điều đương liễu ngạn
Tán võng địch hóa thôn
Bả trạo ngân phong tuyết
Đặc ngư thí tửu tôn
Sơn tiều thời ngộ ngã
Kim cổ mạn tương luân.
19
( Yên hà mùi vẫn thích, Danh lợi tính không ƣa, Bến liễu buông câu sớm, Làn
lau vãi lƣới trƣa, Gác mái ca phong nguyệt, Đƣợc cá chén say sƣa, Kiếm củi
ngƣời đi lại, Vui cùng dở chuyện xƣa).
Chao ôi ! Một ông già thôn quê mới ung dung tự tại làm sao ! Hình ảnh
ấy rất đỗi chân thực, rất đời. Bên cạnh một Không Lộ thiền sƣ với nhiều phép
thuật siêu việt đƣợc quần chúng nhân dân khắp nơi trong nƣớc tôn sùng, Đức
Thánh tổ trong bài kệ này không còn ở nơi nào xa xôi, không còn là vị thánh
cách biệt với cuộc đời trần thế. Ông đang ở giữa mọi ngƣời và đang sinh hoạt,
đang sống cuộc sống của một con ngƣời bình thƣờng nhƣ tất thảy những ngƣời
dân thƣờng khác.
Có lần có chú tiểu hỏi Không Lộ khi ông đang tọa thiền : " Từ khi tôi
đến đây chưa được thầy dạy cho tâm yếu". Không Lộ trả lời chú tiểu rằng :
"Chú đem kinh cho ta thì ta tiếp, đem nước cho ta thì ta nhận, lúc nào ta cũng
dạy tâm yếu chú". Sau đó, sƣ cƣời rồi đọc bài kệ :
Đoàn luyện tâm thâm thủy đắc tinh
Sâm sâm trực thượng đối hư vinh
Hữu nhân lai vấn không không pháp
Thân tọa bình biên ảnh tập hình
( Tu luyện bao phen phép đã tinh
Muốn lên đối phó chốn hƣ đình
Không không nhẽ đó nào ai biết
Ngồi tựa bình phong, bóng ẩn hình)
Lúc Không Lộ gặp sƣ Giác Hải, ông cũng cao hứng sáng tác.
Thiên liên bích thụ, thụ liên thiên
Yên tỏa thanh sơn, sơn tỏa yên
Thụ nhiễu tùng la, la nhiễu thụ
Xuyên thông vu giáp, giáp thông xuyên
Tửu mê túy khách, khách mê tửu
Thuyền tống hành nhân, nhân tống thuyền
Hội đắc tri âm, âm đắc hội
20
Thuyền kim đảo cổ, cổ kim truyền
Bài thơ này đƣợc ghi chép trong sách Thiên tiên Phật thánh, đƣợc T.S.
Đặng Xuân Bảng dịch nhƣ sau
Da trời giòng biếc nhuộm màu cây
Một giải non xanh tỏa khói mây
Cây quấn cây tùng, cây rậm rạp
Nƣớc quanh đỉnh giáp, nƣớc vơi đầy
Rƣợu mê nƣời, ngƣời mê rƣợu đấy
Khách giục thuyền, thuyền giục khách đây
Liệu đƣợc tri âm, nào đƣợc mấy
Xƣa nay vẫn nhớ mãi xƣa nay
Nhìn vào nguyên tác bài thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra ngay sự độc đáo,
mới lạ trong cách sử dụng từ ngữ. Mỗi câu thơ đều đƣợc ngắt làm hai. Vế sau
là sự đảo ngƣợc lại của vế thứ nhất : " Thiên liên bích thụ", đƣợc đảo lại là
" thụ liên thiên", "Yên tỏa thanh sơn", đƣợc đảo lại là " sơn tỏa yên" ; "thụ
nhiễu tùng la" đƣợc đảo lại là "la nhiễu thụ"… "Thuyền kim đảo cổ"đƣợc đảo
lại là" cổ kim truyền". Sự đảo lại ấy nhằm mục đích nhấn mạnh dụng ý nhà thơ
muốn diễn tả.
Trả lời sƣ Từ Đạo Hạnh, Không Lộ cũng dùng kệ :
Ngọc nang bí quyết nghĩ chân kim
Cá chung mãn nguyệt lộ thần tâm
Hà sa cách thị Bồ đề đạo
Nghĩ hướng Bồ đề mãn liễu cầm.
(Túi ngọc bí truyền rõ thực vàng
Tháng qua mƣa móc dạ xốn xang
Hà sa thu gót Bồ đề đạo
Tìm gặp đƣợc nhau mấy đoạn trƣờng)
21
Đây lại là một tứ thơ khác của thiền sƣ khi cảm hứng tràn về trong tiết
trời thu yên bình :
Ngọc phái chi trường, không sơn hà vạn lại
Dung tọa ngư, ngư khiếp điểu
Dương cung tiễu hạc, hạc nghi cung
Quang phóng vân tiêu ngoại
Phong quang đo hảo đạo khoái lạc.
(Ngọc Phái dẫu dài, không bằng núi sông muôn trùng ngọn gió
Thung dung ngồi câu cá, nhƣng cá lại sợ chim
Dƣơng cung bắn hạc, hạc nghi cung
Vút bay rẽ mây lên tít trời cao
Thời tiết đẹp trên đƣờng đi vui vẻ)
Nhƣ vậy, có thể nói hệ thống văn bản Hán Nôm của Không Lộ tuy
không nhiều nhƣng cũng đủ để ngƣời đời nhớ đến ông một thiền sƣ, một nhà
thơ Không Lộ. Các sáng tác của ông đều bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nƣớc,
con ngƣời, thể hiện cái nhìn trong trẻo, khoáng đạt tràn trề nhựa sống. Vì
những điều hết sức bình dị ấy mà vƣợt qua không gian và thời gian, sáng tác
"khiêm tốn" của ông vẫn sống mãi trong lòng dân chúng. Dù cuộc đời lắm dâu
bể thay đổi thì Ngôn hoài hay Ngư nhàn sẽ mãi là những viên ngọc trai sáng
giá khắc sâu vào trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Tiểu kết : Văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm kí hiệu AB 599 là một văn
bản Nôm có đan xen chữ Hán. Văn bản đƣợc khắc in năm 1920 (Khải Định
Canh Thân). Đây là thời kì chuyển giao từ cuối thời trung đại, chuyển sang thời
hiện đại, giữa lúc giao thời có nhiều vấn đề về chữ Nôm, về văn học… đáng
chú ý, mở ra nhiều vấn đề khoa học lí thú. Văn bản có dung lƣợng vừa phải 54
trang (tờ) (tính trang (tờ) đôi), 7292 chữ. Đối sánh với văn bản cùng tên kí hiệu
R1208 của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, chúng ta thấy hai văn bản này có đầy
đủ tiêu chí của văn bản và đặc điểm giống nhau (nhƣ đã trình bày). Ngƣời đọc,
nhà nghiên cứu cảm thụ Thánh tổ kệ diễn quốc âm một cách dễ dàng thông qua
thể thơ dân tộc (6/8) – công cụ chính để chuyển tải nội dung văn bản. Toàn văn
22
bản viết về Không Lộ thiền sƣ tài đức vẹn toàn. Một con ngƣời có thật nhƣng
nhuộm màu huyền thoại. Văn bản giống nhƣ một câu chuyện phác họa đầy đủ,
rõ nét về cuộc đời, hành trình học Thiền, tu Thiền đến thành chánh quả, những
nơi Thiền sƣ đặt chân tới, những ngôi chùa mà đức Thánh xây dựng trụ trì.
Bao trùm lên toàn bộ văn bản là cảm hứng ngợi ca công phu tu tập, công đức
siêu phàm, cảnh chùa cao đẹp. Ngƣời đời biết đến ông không chỉ là một nhà sƣ,
dòng thứ chín Vô Ngôn Thông, ông tổ của nghề đúc đồng mà còn là một thi sĩ
với những sáng tác dù không nhiều nhƣng cũng đủ để ghi danh với trời đất.
Sáng tác của ông thƣờng phát khởi khi cảm xúc ùa về hay lúc chỉ dạy cho đệ tử.
Chỉ riêng hai bài Ngư nhàn và Ngôn Hoài của thiền sƣ dù còn nhiều tranh cãi
(về vấn đề tác giả), dù kết luận có thế nào, Không Lộ có là tác giả của hai tuyệt
tác kia hay không thì văn bản Thánh tổ kệ diễn quốc âm vẫn giữ nguyên giá trị
và Không Lộ vẫn luôn là đề tài hấp dẫn thu hút đông đảo độc giả quan tâm. Có
thể tóm lại những nghiên cứu về ông thành hai quan điểm chính. Quan điểm
thứ nhất đó là : Không Lộ và Minh Không là hai con ngƣời cụ thể, sinh ở hai
thời khác nhau, quê quán khác nhau. Quan điểm thứ hai là đồng nhất Minh
Không, Không Lộ với nhau. Cả hai quan điểm này đƣợc các học giả, nhà
nghiên cứu đƣa ra những luận chứng đều có sức thuyết phục. Tuy nhiên đến
thời điểm hiện nay, hai quan điểm trên vẫn là vấn đề bất phân thắng bại. Vì thế,
con ngƣời, cuộc đời và hành trạng của thiền sƣ đã đang và sẽ là mảnh đất phì
nhiêu cho những ai thích khám phá, tìm ra cái mới trên cơ sở những nghiên cứu,
tƣ liệu đã có.