Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu văn bản Hoàng Việt văn tuyển của Bùi Huy Bích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 97 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
KHOA VN HC
***



Nguyễn Thị Hiền


NGHIấN CU VN BN HONG VIT
VN TUYN CA BI HUY BCH


Chuyên ngành Hán Nôm
Mã số: 602240

Luận văn thạc S Hán Nôm




H NI, 2008

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN
KHOA VĂN HỌC
*****



NGUYỄN THỊ HIỀN





NGHIÊN CỨU VĂN BẢN HOÀNG
VIỆT
VĂN TUYỂN CỦA BÙI HUY BÍCH



LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM



1
MỤC LỤC
trang

PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………… 6
CHƢƠNG I. TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA BÙI HUY BÍCH………… 20
1.1. Vài nét về tiểu sử và hành trạng của Bùi Huy Bích……………………….20
1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học của Bùi Huy Bích……………………………26
1.3. Tiểu kết chương I………………………………………………………… 31
CHƢƠNG II. NGHIÊN CỨU CÁC TRUYỀN BẢN HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN… 33
2.1. Tập hợp, mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển……………………33
2.1.1. Tập hợp các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển…………………………33
2.1.2. Mô tả các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển………………………… 33
2.1.3. Niên đại hoàn thành văn bản Hoàng Việt văn tuyển 38

2.1.4. Cách ghi tên tác giả, tác phẩm qua các truyền bản Hoàng Việt văn
tuyển 38
2.1.5. Xuất xứ của văn bản Hoàng Việt văn tuyển 39
2.1.6. Cấu trúc của văn bản Hoàng Việt văn tuyển 40
2.1.7. Hoàng Việt văn tuyển và sự thể hiện quan điểm, phương pháp sưu tập,
biên định di sản văn xuôi của Bùi Huy Bích 49
2.1.8. Nhận xét về tình hình các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển 52
2.2. Phân loại các truyền bản Hoàng Việt văn tuyển 64
2.2.1. Phân loại các truyền bản 64
2.2.1. Nhận xét truyền bản nhóm I 64
2.2.2. Nhận xét truyền bản nhóm II 65
2.3. Tiểu kết chương II 68



2
CHƢƠNG III. GIÁ TRỊ HOÀNG VIỆT VĂN TUYỂN TRONG HỆ THỐNG VĂN
TUYỂN VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI 70
3.1. Khái quát về hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại 70
3.1.1. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Trung Quốc 70
3.1.2. Tình hình biên soạn sách Văn tuyển Việt Nam 72
3.2. Hoàng Việt văn tuyển trong hệ thống Văn tuyển Việt Nam thời trung đại 74
3.2.1. Các thể văn chữ Hán trong văn học Việt Nam thời trung đại 74
3.2.2. Hệ thống thể loại trong Hoàng Việt văn tuyển 79
3.3. Tiểu kết chương III 86
KẾT LUẬN CHUNG 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 95



3
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
1. Tên tài liệu viết tắt
Bản A (hoặc A): Hoàng Việt văn tuyển A. 3163
Bản B (hoặc B): Hoàng Việt văn tuyển A. 3163/1
Bản C (hoặc C): Hoàng Việt văn tuyển A. 2683
Bản D (hoặc C): Hoàng Việt văn tuyển A.1582
Bản E (hoặc E): Hoàng Việt văn tuyển VHv 1452/a
Bản G (hoặc G): Hoàng Việt văn tuyển VHv 1452/c
Bản H (hoặc H): Hoàng Việt văn tuyển VHv 93
Bản I (hoặc I): Hoàng Việt văn tuyển A. 203
Bản K (hoặc K): Hoàng Việt văn tuyển R.601
Bản L (hoặc L): Hoàng Việt văn tuyển R.602
Bản M (hoặc M): Hoàng Việt văn tuyển R. 979
Bản N (hoặc N): Hoàng Việt văn tuyển R.980
HVVT: Hoàng Việt văn tuyển
2. Ký hiệu tài liệu trích dẫn
Ký hiệu tài liệu trích dẫn được thể hiện trong dấu […,….], trong đó số Ả
Rập trước dấu phẩy (,) chỉ Tài liệu trích dẫn, trùng với số thứ tự ở Tài liệu tham
khảo; số Ả Rập ở sau dấu (,) chỉ số trang trong Tài liệu trích dẫn. Xin lấy ví dụ
từ [2] Các nhà khoa bảng Việt Nam (2006), Nxb Văn học, Hà Nội.
- Nếu luận văn dùng Tài liệu trích dẫn từ [6] thì sẽ được viết là Các nhà
khoa bảng Việt Nam [6].
- Nếu luận văn trích dẫn trong trang 2 của [6] thì sẽ viết là Các nhà khoa
bảng Việt Nam [6, 2].
- Nếu luận văn trích dẫn tài liệu nằm ở trang 1 đến trang 2 của [6] thì sẽ
viết là Các nhà khoa bảng Việt Nam [6, 1 – 2].


4

3. Trích dẫn từ nhiều truyền bản hay nhiều tập
Nếu luận văn trích dẫn từ nhiều truyền bản hay nhiều tập của cùng một
tên sách, thí dụ từ Hoàng Việt văn tuyển [2], [3], [4] thì sẽ viết là Hoàng Việt văn
tuyển [2, 3, 4].
4. Tên viết tắt của thƣ viện lƣu trữ truyền bản
Thư viện Viện Hán Nôm: TVHN
Thư viện Quốc gia: TVQG


5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHẦN NỘI DUNG CỦA
LUẬN VĂN
trang
2.1. Mô tả các truyền bản chữ Hán Hoàng Việt văn tuyển 37
2.2. Đối chiếu sơ bộ hai tác phẩm Thiên đô chiếu, Bình Ngô đại cáo trong
Hoàng Việt văn tuyển với Đại Việt sử ký toàn thƣ 40
2.3. Đối chiếu tên tác phẩm của truyền bản chữ Hán và truyền bản đã dịch ra chữ
quốc ngữ 62
2.4. Số lượng thể loại của các truyền bản chữ Hán 63
2.5. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm I 65
2.6. Tình hình văn bản của các truyền bản nhóm II 66



6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
+ Bảo tồn, phát huy giá trị tinh hoa của di sản văn hoá thành văn quá khứ
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn cũng
như của chuyên ngành Hán Nôm học. Vấn đề đó đóng vai trò ngày càng quan

trọng trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội hiện nay.
Mảng sách văn học chiếm vị trí đặc biệt trong kho tàng di sản Hán Nôm
được bảo lưu đến ngày nay. Văn tuyển cũng là một bộ phận đáng kể nằm trong
số đó. Hệ thống Văn tuyển giống như những tài liệu gốc quan trọng trong việc
khai thác di sản văn học cổ. Cho nên, khảo sát văn bản học Văn tuyển là một
nhiệm vụ nhằm giới thiệu, nghiên cứu, đánh giá về các phương diện văn hoá
thành văn. Đề tài luận văn được triển khai theo định hướng nghiên cứu văn bản
học Văn tuyển nhằm đạt được những mục đích nêu trên.
Văn tuyển (văn tập) là tuyển tập chuyên sưu tập, tuyển chọn các bài văn
của nhiều tác giả hữu danh hay khuyết danh theo những tiêu chí, mục đích hay
trình tự nào đó.
Văn tuyển bao gồm các bài văn xuôi chữ Hán thuộc nhiều thể loại khác
nhau như phú, tế, văn bia, chiếu, biểu, hịch…, thường được viết bằng biền văn,
vận văn và tản văn. Vận văn là loại văn xuôi có vần nhưng không phải thường
được sử dụng trong phú, minh, tụng, tán… Tản văn là văn xuôi tự do, không
được dùng trong tựa, bạt, ký, lục… Biền văn là một lối hành văn đặc biệt, có
phương thức biểu đạt khác với tản văn. Biền văn được dùng trong hầu hết các thể
văn chữ Hán. Ở phần sau, chúng tôi sẽ trình bày kỹ hơn về thể loại văn này.
+ Trừ một số ít các bài viết tổng quan, việc nghiên cứu di sản Văn tuyển
Hán văn từ trước đến nay thường chỉ chú trọng khai thác tư liệu chứ chưa đặt
vấn đề tìm hiểu sâu về vấn đề văn bản của những Văn tuyển đó. Các công trình
nghiên cứu văn bản học thường chỉ nghiêng về những tác gia, tác phẩm cụ thể.
Trong khi đó, chính hệ thống Văn tuyển mới giúp chúng ta đánh giá tổng thể về

×