Tải bản đầy đủ (.pdf) (285 trang)

Nghiên cứu văn bản Quốc sử di biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 285 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







BÙI THỊ HỒNG GIANG




NGHIÊN CỨU VĂN BẢN
QUỐC SỬ DI BIÊN


CHUYÊN NGÀNH : HÁN NÔM
MÃ SỐ: 60 22 40






LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM







Hà Nội - 2009

2

MỤC LỤC


I. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………… 3
1. Lý do chọn đề tài ………………………………………………………….3
2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………………….4
2.1. Về văn bản, tác giả ………………………………………………5
2.2. Về giá trị và nội dung tác phẩm ………………………………… 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………… 9
4. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………10
5. Những đóng góp của luận văn ……………………………………………10
6. Bố cục của luận văn ………………………………………………………10
II. PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………….12
CHƢƠNG I: PHAN THÚC TRỰC CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
SÁNG TÁC…………………………………………………………………12
1. Vài nét về bối cảnh lịch sử giai đoạn đầu thời Nguyễn ………………… 12
2. Vài nét về tiểu sử Phan Thúc Trực……………………………………… 19
3. Sự nghiệp sáng tác ……………………………………………………… 31
3.1. Số lượng tác phẩm ……………………………………………….31
3.2.Tình trạng văn bản, nội dung khái quát ………………………….33
3.2.1. Cẩm Đình văn tập ……………………………… 33

3.2.2. Cẩm Đình thi tuyển tập ………………………… 37
3.2.3. Cẩm Đình thi văn toàn tập ……………………40
3.2.4. Trần Lê ngoại truyện…………………………… 41
3.2.5 Quốc sử di biên 42
4. Tiểu kết……………………………………………………………………45

3
CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VĂN BẢN HỌC CỦA QUỐC SỬ DI
BIÊN ……………………………………………………………………… 47
1. Về bản chép tay QSDB (VHN) và bản in QSDB in tại Hồng Kông………47
1.1. Về bản chép tay QSDB (VHN) …………………………………47
1.2. Bản in QSDB tại Hồng Kông ………………………………… 49
2. Thời điểm ra đời QSDB …………………………………………………52
3. Nội dung các mục “Tham bổ”, “Phụ lục”, “Ngoại truyện” trong QSDB…54
4. Nội dung Trần Lê ngoại truyện …………………………………………58
5. Tiểu kết ………………………………………………………………….64
CHƢƠNG III: GIÁ TRỊ CỦA QUỐC SỬ DI BIÊN…………………… 66
1. Ý đồ và quan điểm biên soạn QSDB …………………………………… 66
2. Giá trị về lịch sử ……………………………………………………… 69
2.1. Bổ sung sử liệu không có trong ĐNTL …………………………69
2.2. Các sự kiện ghi khác ĐNTL …………………………………….73
2.3. Bổ sung sử liệu sưu tầm điền dã…………………………………76
2.4. Bổ sung tư liệu từ các mục Tham bổ, Phụ chú, Ngoại truyện …79
2.5. Phần nguyên chú ……………………………………………….80
3. Giá trị về mặt văn học …………………………………………………81
3.1. Về thể loại ký trong QSDB …………………………………….81
3.1.1. Ký nhân vật ……………………………………………82
3.1.2. Ký thế sự ……………………………………………….88
3.1.3. Ký thần kỳ ………………………………………… 91
3.2. Giá trị về ngôn ngữ …………………………………………94

4. Một số hạn chế … …………………………………………………… 99
5. Tiểu kết ………………………………………………………………101
KẾT LUẬN ………………………………………………………………103
Danh mục tài liệu tham khảo …………………………………………104

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu bằng
sự kiện vua Gia Long lên ngôi (1802) và chấm dứt khi vua Bảo Đại thoái vị
(1945.) Trong 143 năm tồn tại, thành tựu lớn nhất mà nhà Nguyễn đạt được là
đã kết thúc tình trạng phân tranh, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong đó
Việt Nam thực sự là một chỉnh thể lịch sử - văn hóa thống nhất từ Mục Nam
Quan đến mũi Cà Mau. Triều Nguyễn cũng là triều đại có số lượng sách vở,
thư tịch được biên soạn và sáng tác hết sức phong phú hiện còn cho đến nay.
Ngay sau khi ổn định nhà nước phong kiến, để khẳng định sự nghiệp vẻ vang
của tổ tiên dòng họ Nguyễn, đồng thời muốn nhấn mạnh họ Nguyễn là dòng
họ kế tục xứng đáng lịch sử dân tộc, nhà Nguyễn đã chú ý đến việc biên soạn
các sách sử. Đặc biệt khi cơ quan phụ trách sử học là Quốc sử quán ra đời vào
năm 1820 dưới thời vua Minh Mạng, thì việc sưu tầm thu thập sách vở, in lại
các Quốc sử và biên soạn các bộ sử mới đã được tổ chức quy mô và hiệu quả.
Cùng với các bộ sử có tính quan phương do nhà Nguyễn tổ chức biên soạn,
như Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ và quy mô hơn cả là bộ Đại Nam thực lục, còn có không ít bộ sử do các
cá nhân biên soạn như Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng; Nam hà tiệp lục
của Lê Đản; Việt sử cương mục tiết yếu của Đặng Xuân Bảng; Dương sự thủy
mạt của Cao Xuân Dục trong số đó, Quốc sử di biên (QSDB) là bộ sử đáng
chú ý.

×