Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 130 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LÊ THÙY LINH




HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Ở ATK TRUNG ƯƠNG NHỮNG NĂM 1947 - 1954


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 60.31.27




Người hướng dẫn khoa học: TS. VĂN THỊ THANH MAI









Hà Nội - 2012

4
MỤC LỤC


Tr.

MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH TẠI ATK
TRUNG ƯƠNG TỪ NĂM 1947 ĐẾN NĂM 1950
13
1.1
Chủ trương xây dựng ATK Trung ương
13
1.1.1.
Vị trí, vai trò của ATK
13
1.1.2.
Địa bàn xây dựng ATK Trung ương
18
1.1.3.
Di chuyển lên ATK Trung ương
30
1.2
Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc

39
1.2.1.
Chăm lo, củng cố và bồi dưỡng những nhân tố
đảm bảo kháng chiến thắng lợi
39
1.2.2.
Thực hiện chiến tranh nhân dân
45
1.2.3.
Bảo vệ và củng cố sức mạnh nội lực, trường kỳ
kháng chiến
55
Chương 2:
HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG ĐẨY MẠNH VÀ ĐƯA KHÁNG CHIẾN ĐẾN
THẮNG LỢI TRONG NHỮNG NĂM 1951 ĐẾN 1954
69
2.1
Phát huy và tăng cường thực lực của cuộc kháng chiến
69
2.1.1.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền và
phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, quốc tế
69
2.1.2.
Củng cố và tăng cường sức mạnh của hậu phương
kháng chiến
83
2.2
Đẩy mạnh và kết thúc chiến tranh

96
2.2.1.
Tiến hành Cải cách ruộng đất, thực hiện “người
cày có ruộng”
96
2.2.2.
Đấu tranh quân sự và ngoại giao
100

KẾT LUẬN
120

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
122

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
123

5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATK An toàn khu
Nxb Nhà xuất bản
XHCN Xã hội chủ nghĩa

6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Việt Bắc” trong tiến trình vận động Cách mạng Tháng Tám năm
1945 chính là tên gọi của Khu giải phóng bao gồm sáu tỉnh: Cao Bằng - Bắc

Cạn - Lạng Sơn - Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên. Đó là địa bàn sau
gần 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước xa Tổ quốc, khi trở về vào ngày
28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã chọn làm điểm dừng chân.
Người chọn Pác Bó (Cao Bằng), và từ đây, cùng với việc trực tiếp lãnh đạo
phong trào cách mạng cả nước, Người chủ trương xây dựng Việt Bắc làm căn
cứ địa cách mạng. Tiếp đó, cùng với sự phát triển của tiến trình cách mạng
Việt Nam, Người chỉ đạo xây dựng con đường “Nam tiến” nối liền căn cứ địa
Cao Bằng với Bắc Cạn, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Tháng 5/1945, Chủ
tịch Hồ Chí Minh chuyển về Tân Trào, lập “Thủ đô của Khu giải phóng” lãnh
đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi. Sau đó, ngày 2/9/1945, tại
Thủ đô Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Tuy nhiên, với tầm nhìn chiến lược, Người sớm nhận định: “Cách
mạng đã do Việt Bắc mà thành công thì kháng chiến sẽ do Việt Bắc mà thắng
lợi”[9; tr. 14]. Và không chỉ chú trọng xây dựng căn cứ địa Việt Bắc, Người
còn quan tâm, chỉ đạo việc chuẩn bị và xây dựng các an toàn khu - các ATK
Trung ương trong lòng căn cứ địa Việt Bắc. Khi cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp bùng nổ trong toàn quốc và ngày một lan rộng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã cùng Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội quay trở lại Việt
Bắc. Việt Bắc - Căn cứ đầu não kháng chiến, vùng rừng núi này đã mở rộng
vòng tay đón Người, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội
cùng hàng vạn cán bộ, chiến sỹ trong điều kiện hết sức thiếu thốn, khó khăn.
Đồng bào các dân tộc Việt Bắc “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” đã đùm
bọc, che trở, bảo vệ các cơ quan đầu não trong suốt hành trình kháng chiến.

7
Vừa là Chủ tịch nước, Chủ tịch Chính phủ, đồng thời là lãnh tụ của
Đảng, trong những năm sống và làm việc tại ATK Trung ương trên căn cứ địa
Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyết sách đúng đắn, kịp thời, góp
phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đó

là cùng Đảng hoạch định đường lối và phương châm tiến hành cuộc kháng
chiến; cùng Chính phủ tổ chức nhân dân thực hiện đường lối kháng chiến: Toàn
dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến; chỉ đạo việc xây dựng và củng cố chính
quyền, tăng cường mở rộng các hoạt động tuyên truyền và đối ngoại, bồi dưỡng
những nhân tố đảm bảo đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, v.v Tại những địa
danh lịch sử của ATK Trung ương thuộc Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc
Cạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Bộ Chính trị quyết định triệu tập Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ II (2/1951), mở chiến dịch Điện Biên Phủ; đã tham dự
Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá I (12/1953), quyết định thực hiện Cải cách ruộng
đất, v.v Tất cả những hoạt động của Người trong những năm 1947 - 1954 ở
ATK Trung ương đã thể hiện quan điểm chỉ đạo và vai trò to lớn của người Cha
già dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc
kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng căn cứ địa nói chung,
về ATK Trung ương nói riêng; quá trình hoạt động thực tiễn và lý luận của
Người tại địa bàn đó, trong đó chú trọng những nỗ lực, những hoạt động thực
tiễn của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1947-1954, góp phần quan trọng vào
thắng lợi của dân tộc… là hết sức quan trọng và cần thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc. Điều đó không chỉ góp phần luận giải, làm sáng tỏ hơn
những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt
Nam, mà còn bổ sung, hoàn thiện tư liệu một giai đoạn lịch sử trong cuộc đời
vị lãnh tụ. Với ý nghĩa đó, và được sinh, lớn lên trên quê hương Thái Nguyên
- vùng đất đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là “Thủ đô của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân

8
tộc ta chống thực dân xâm lược Pháp” - nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử liên quan
đến cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng ngời sáng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mang trong mình niềm tự hào đó, chúng tôi quyết

định chọn đề tài “Hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Trung ương
những năm 1947 - 1954” để làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu
ATK Trung ương tại Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn là vùng đất
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chọn để xây dựng làm “căn cứ địa”
trong lòng căn cứ địa Việt Bắc. Nghiên cứu chuyên sâu về mảng đề tài này, dù
chưa có một công trình chuyên luận, song ở những góc độ và phạm vi nghiên
cứu khác nhau, cũng đã có những cuốn sách, công trình nghiên cứu, bài báo
khoa học, và các tham luận tại các hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ sống và làm việc tại
căn cứ địa Việt Bắc, được chia thành các nhóm sau:
2.1. Các công trình nghiên cứu chuyên khảo, các cuốn sách như:
Chúng ta có Bác Hồ, tập 2, Nxb. Lao Động, 1970; Những kỷ niệm về Bác của
Triều Ân, Nxb. Việt Bắc, 1973; Chiến đấu trong vòng vây của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp, Nxb. Quân đội nhân dân, 1995; Bác Hồ ở Tân Trào, Hội Văn
học nghệ thuật Tuyên Quang, 1995; Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945) của
PTS. Hoàng Ngọc La, Nxb. Chính trị quốc gia, 1999; Lịch sử cảnh vệ công an
nhân dân của Lê Văn Kính, Nxb. Công an nhân dân, 1997; Đường tới Điện
Biên Phủ Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nxb. Quân đội nhân dân,
1999 do Hữu Mai thể hiện; Lịch sử Chính phủ Việt Nam, tập 1, 1945 - 1955
của PGS. Lê Mậu Hãn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2005; Bảo tàng và di tích lưu
niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nxb. Thanh Niên,
2009; Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2009; Hồ Chí Minh Tiểu sử do

9
GS. Song Thành (chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, Hồ Chí Minh -
Hành trình từ Làng Sen đến Ba Đình của TS. Văn Thị Thanh Mai, Nxb.
Chính trị quốc gia, 2010, v.v

Trong các cuốn sách này, cuốn Căn cứ địa Việt Bắc (1940 - 1945) của
Hoàng Ngọc La đã giúp chúng tôi một cái nhìn tổng quát về căn cứ địa cách
mạng, về hậu phương trong chiến tranh, đặc biệt là vị trí, vai trò của căn cứ
địa Việt Bắc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945… Không chỉ dừng lại ở
Việt Bắc, ATK Trung ương lịch sử và anh hùng đã đi vào nhiều áng thơ văn
và được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu, trong đó cuốn “Thủ đô gió ngàn” của
Hội Văn học Nghệ thuật Bắc Thái xuất bản năm 1993, đã dành nhiều trang để
nói về ATK Định Hóa - Thái Nguyên; về những tháng ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh sống và làm việc ở đây. Dù không nhiều, song từ những trang bút ký
này, chúng tôi có thể bước đầu hiểu được về những địa danh lịch sử cùng
những hoạt động của Người cùng Trung ương Đảng trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Cuốn Hồi ký “Đầu Nguồn” của Hội Nhà văn Việt Nam đã ghi lại, làm
sống lại những kỷ niệm về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên
bước đường đấu tranh cách mạng dài vạn dặm của Người…Là tập hợp những
bài viết, trong đó có hồi ức “Từ Pác Bó đến Tân Trào” của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và những hồi ức của các đồng chí đã từng sống và chiến đấu với
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm Người sống và hoạt động ở Việt
Bắc…
Đường tới Điện Biên Phủ - Hồi ức của Võ Nguyên Giáp, do Hữu Mai
thể hiện đã đưa chúng ta trở lại với những sự kiện lịch sử từ năm 1950 đến đầu
năm 1954, trong đó có những chủ trương, những quyết định…của Chủ tịch Hồ
Chí Minh góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên
Phủ lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.
Cuốn Lịch sử Chính phủ Việt Nam, tập 1, 1945 - 1955 của Lê Mậu

10
Hãn đã giúp chúng tôi kế thừa được kết quả nghiên cứu và hiểu rõ hơn về vai
trò của Hồ Chí Minh Chủ tịch Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến.
Cuốn Bút ký - Tư liệu “Về thủ đô gió ngàn ATK in dấu lịch sử” của

Đồng Đức Thọ đã giới thiệu ký ức một thời hào hùng của nhân dân các tỉnh
Việt Bắc, và về những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây…
Các cuốn sách này, ở góc độ này hay góc độ khác đã cung cấp cho
chúng tôi những tư liệu lịch sử chính xác và cách nhìn tổng quan cho vấn đề
đang nghiên cứu…
2.2. Những bài nghiên cứu viết về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt
Bắc được đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Xây dựng căn cứ địa Việt
Bắc theo chủ trương của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh (1946 -
1954) của Lê xuân An, Trần Trọng Thơ, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 6/1998; Bác
Hồ đi chiến dịch Biên Giới của Hoàng Quốc Việt, Sự kiện nhân chứng, tháng
9/2004; Căn cứ địa ATK Việt Bắc - Một sáng tạo trong kháng chiến chống thực
dân Pháp của Nguyễn Xuân Minh, Tạp chí Lịch sử quân sự, tháng 12/2006, Sửa
đổi lối làm việc để huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân của Chu
Đức Tính, Tạp chí Mặt trận, tháng 10/2007; Tân Trào - Thủ đô khu giải phóng
của Đỗ Mạnh Cường, Tạp chí Lịch sử quân sự, 8/2009, v.v
Những bài nghiên cứu này ở các khía cạnh và mức độ khác nhau đã
bước đầu phân tích, làm rõ những sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quá trình
hoạt động chỉ đạo và tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
2.3. Các tham luận tại các hội thảo khoa học về Chủ tịch Hồ Chí
Minh, về di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang và Thái
Nguyên được in thành kỷ yếu. Các tham luận đó đã có những phần trình
bày về ATK ở Thái Nguyên, Tuyên Quang như: “Bảo tồn, phát huy giá trị
di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Chợ Đồn, gắn kết với các di tích Chủ
tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc - Thái Nguyên” của Ma Doãn Kháng;
“Lập hồ sơ khoa học, cắm mốc, bảo tồn các điểm di tích ở ATK Việt Bắc –

11
Thái Nguyên” của Bàn Thị Hà, v.v ; về những nỗ lực hoạt động của Chủ
tịch Hồ Chí Minh trên cương vị là Chủ tịch Chính phủ, đồng thời là Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…đã thiết thực giúp ích cho chúng

tôi về mặt tư liệu trong quá trình thực hiện đề tài.
Những cuốn sách và những bài viết, bài nghiên cứu nêu trên tạo điều
kiện thuận lợi cho chúng tôi có thể kế thừa kết quả nghiên cứu trong quá trình
thực hiện đề tài, tuy nhiên, trong số đó chưa có một công trình chuyên khảo
nào như đề tài chúng tôi đã lựa chọn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở căn cứ địa Việt Bắc,
đặc biệt ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa kết quả của những người đi trước, thu thập, xử lý
tư liệu nhằm làm sáng tỏ một cách có hệ thống những đóng góp ở tầm vĩ mô
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam trong những năm
1947 - 1954 như:
- Chủ trương, sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng
ATK Trung ương ở Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên thời kỳ 1947 - 1954.
- Quan điểm và sự chỉ đạo cách mạng Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí
Minh ở căn cứ địa Việt Bắc, đặc biệt ở ATK Trung ương qua hai giai đoạn:
1947 - 1950; 1951 - 1954.
- Hoạt động lý luận và thực tiễn của Người thể hiện qua những quyết
sách đúng đắn, kịp thời, sáng tạo trong tổ chức cuộc kháng chiến, xây dựng
thực lực, củng cố và tăng cường sức mạnh hậu phương, tiến hành cải cách
ruộng đất…góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.

12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thực tiễn, quan điểm, chủ trương của Người để tổ chức,
lãnh đạo, chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta ở

căn cứ địa Việt Bắc nói chung và ở ATK Trung ương những năm 1947 - 1954
nói riêng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện sinh động
trong thời kỳ Người lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược, song Luận văn tập trung nghiên cứu những hoạt
động chính, quan trọng về kháng chiến và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ năm 1947 đến năm 1954 ở căn cứ địa Việt Bắc, nhất là ở ATK Trung
ương tại Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang…
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử và lôgíc
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử danh nhân
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
- Phương pháp so sánh và hệ thống hoá
5.2. Nguồn tài liệu
- Văn kiện Đảng Toàn tập, từ tập 8 đến tập 16; Hồ Chí Minh Toàn tập,
từ tập 1 đến tập 7; Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, tập 4 và tập 5.
- Một số hồi ký của các đồng chí lão thành cách mạng về giai đoạn 1947 -
1954; các cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học; các bài báo; sách; các
chuyên luận của các nhà nghiên cứu viết về thời kỳ Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt
động ở căn cứ địa Việt Bắc nói chung, ở Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên

13
trong những năm từ 1947 đến 1954 nói riêng, cùng các bài nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam đăng trên các tạp chí: Tạp chí
Lịch sử Đảng; Nghiên cứu Lịch sử; Cộng sản, Tuyên giáo, v.v Đó là những
nguồn tư liệu bổ trợ để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến vai trò của Hồ Chí
Minh ở ATK Trung ương từ năm 1947 đến năm 1954.
6. Đóng góp của luận văn

Khẳng định tính đúng đắn của chủ trương xây dựng ATK Trung ương
ở Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên - nơi sống và làm việc của “bộ não kháng
chiến” trong những năm 1947 - 1954.
Quan điểm, sự chỉ đạo và những hoạt động chính của Chủ tịch Hồ Chí
Minh tại ATK Trung ương về kháng chiến và kiến quốc, góp phần vào thắng
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy
môn học lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường Đại học và Cao
đẳng; làm tài liệu tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại các Ban Tuyên giáo từ Trung ương đến địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 4 tiết.

14
Chương 1
HOẠT ĐỘNG CỦA HỒ CHÍ MINH TẠI ATK TRUNG ƯƠNG
TỪ NĂM 1947 ĐẾN NĂM 1950
1.1. Chủ trương xây dựng ATK Trung ương
1.1.1. Vị trí, vai trò của ATK
Ngay từ khi mới thành lập, khi đề ra đường lối cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân nhằm đánh đổ kẻ thù đế quốc và phong kiến, Đảng ta đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chỉ rõ con đường giải phóng duy nhất đúng đắn
cho dân tộc ta là con đường cách mạng bạo lực.
Vững bước tiến lên trên con đường cách mạng đúng đắn đó, dưới sự
lãnh đạo của Đảng, khi tiến hành đấu tranh chính trị, khi tiến hành đấu tranh
vũ trang, khi thì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và đấu
tranh kinh tế, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, nhân dân ta đã liên tiếp giành
được những thắng lợi này đến những thắng lợi khác.
Song, để có được những thắng lợi đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về công tác xây dựng lực lượng, bao
gồm cả lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và đặc biệt là xây dựng căn cứ
địa - hậu phương cho cách mạng [70; tr.1].
Kế thừa và phát huy truyền thống ông cha về chiến tranh giữ nước, kết
hợp với sự vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ
trang và chiến tranh cách mạng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nâng vấn đề căn cứ địa - hậu phương cách mạng lên thành lý
luận mới của cách mạng dân tộc và thuộc địa, để lãnh đạo nhân dân giành
thắng lợi trong tiến trình cách mạng.
Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng các thủ đoạn bạo lực. Vì
vậy, thắng lợi của chiến tranh chủ yếu là do việc quân đội đánh bại kẻ địch

15
trên chiến trường quyết định. Để thực hiện được điều đó, phải làm cho quân
đội của ta có sức mạnh vật chất và tinh thần cao hơn sức mạnh của quân đội
đối phương. Song bản thân quân đội không thể tự tạo ra cho mình tất cả
những sức mạnh đó. Sức mạnh của quân đội, sức mạnh của lực lượng vũ
trang trên chiến trường phụ thuộc và bắt nguồn cơ bản từ sức mạnh mà nó dựa
vào - tức là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của hậu phương. Học thuyết
quân sự của học thuyết Mác - Lênin coi hậu phương là một trong những nhân
tố thường xuyên, có tác dụng quyết định vận mệnh của chiến tranh.
P.ĂngGhen viết: “Việc tiến hành chiến tranh phải phụ thuộc vào sức sản xuất
và vào phương tiện giao thông ở hậu phương cũng như ở chiến trường. Tóm
lại, bất cứ ở đâu và bao giờ cũng thế, những điều kiện kinh tế và tài nguyên
đều là những cái đã giúp cho “bạo lực” đạt được thắng lợi, nếu không có
chúng thì bạo lực chẳng phải là bạo lực nữa”[4; tr.291-292]. V.I.Lênin cũng
chỉ rõ: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu
phương được tổ chức vững chắc. Một quân đội giỏi nhất, những người trung
thành nhất với sự nghiệp cách mạng, cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt,
nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện một cách đầy

đủ” [65; tr.88]. Và Lênin khẳng định: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực
lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực lượng hơn, ai kiên trì đi sâu vào quần
chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [66; tr.84]. I.V.Xtalin
cũng đồng quan điểm: “Quân đội không thể tồn tại lâu dài được nếu không có
hậu phương vững chắc. Muốn cho tiền tuyến đứng vững thì quân đội phải
nhận được của hậu phương sự tiếp viện, đạn dược, lương thực một cách đều
đặn” [119; tr.177].
Đó là trường hợp của những nước có chủ quyền, dựa vào sức người,
vào tiềm lực mọi mặt của đất nước để tiến hành chiến tranh. Đối với những
cuộc chiến tranh cách mạng của các giai cấp hay dân tộc bị áp bức đứng lên
đấu tranh nhằm lật đổ chính quyền của tập đoàn thống trị (trong hoàn cảnh
chưa có một mảnh đất tự do nào làm chỗ đứng chân), thì quá trình xây dựng

16
hậu phương từ không đến có, từ nhỏ đến lớn cũng tức là quá trình xây dựng
và củng cố căn cứ địa cách mạng.
Theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, hậu phương là vùng lãnh
thổ và dân cư của một bên đối chiến không có, hoặc ít có chiến sự, tương đối
an toàn và ổn định trong chiến tranh; nơi có điều kiện xây dựng về mặt chính
trị, quân sự, kinh tế, văn hóa… và huy động sức người, sức của - nguồn cổ vũ
về chính trị, tinh thần cho tiền tuyến, một nhân tố cơ bản thường xuyên, quyết
định thắng lợi của chiến tranh.
Cũng với ý nghĩa đó, căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng
xuất hiện trong vòng vây của địch. Cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát
triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa; lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra,
cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước.
Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng
và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, và từ
góc độ tiếp cận đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng (tác giả

nhấn mạnh).
Biểu hiện tập trung của tư tưởng Hồ Chí Minh về căn cứ địa cách mạng
thể hiện trong công trình “Chiến thuật du kích” của Người [74; tr.504], do
Việt Minh xuất bản năm 1944. Chương XIII - “Căn cứ địa” của cuốn sách tuy
ngắn gọn, nhưng đã thể hiện rõ tư tưởng của Người về vấn đề này. Đó là, sau
khi hình thành hạt nhân chiến đấu là các đội tự vệ chiến đấu, các đội quân du
kích cần xây dựng căn cứ địa theo các nguyên tắc cơ bản: a) Với đường lối
chính trị cứu nước, với phương châm “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều”, lại
chưa có chủ quyền lãnh thổ, đất đai, thì trước hết, “Đội du kích trong lúc hoạt
động đánh quân thù, cần có một vài nơi đứng chân làm cơ sở. Tại nơi ấy, đội
du kích tích trữ lương thực, thuốc đạn, lâu lâu về đó nghỉ ngơi, luyện tập”;
“Đội du kích hoạt động phát triển nhiều thì chỗ cơ sở nhỏ đầu tiên ấy có thể

17
trở nên căn cứ địa vững vàng”. b) Nguyên tắc xây dựng căn cứ phải gắn liền
với nguyên tắc lựa chọn địa hình, địa lợi, tức coi trọng yếu tố địa lý. Trong
đó, cùng với “địa thế, địa hình” cần quan tâm tới yếu tố “địa - chính trị”, tức
sự ủng hộ, che chở của quần chúng cách mạng. Về vấn đề này, tác phẩm
“Chiến thuật du kích” nêu rõ: “Nơi ấy phải có địa thế hiểm yếu che chở và
quần chúng cảm tình ủng hộ”. c) Nguyên tắc thứ ba là “phải tiến tới xây dựng
được chính quyền cách mạng cho căn cứ địa”. Từ nhiều cơ sở được chọn làm
căn cứ, phải lựa chọn được nơi vững vàng nhất. Ở đó, sau khi đánh đổ được
chính quyền địch phải xây dựng cho được chính quyền cách mạng: “Chưa
thành lập được chính quyền địa phương thì căn cứ địa khó thành lập và không
thể củng cố được”. d) Nguyên tắc thứ tư là: Từ căn cứ địa, lực lượng du kích
phát triển, phải tiến tới thành lập được các đội quân chính quy: “Có chính
quyền cách mạng của địa phương, có căn cứ địa vững vàng, đội du kích nhờ
đó mà phát triển lực lượng và hóa ra quân chính quy” [74; tr.504].
Thấm nhuần lý luận cách mạng của học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, kế thừa và phát huy kinh nghiệm đấu tranh của dân tộc (nhất là

trong thời kỳ tiền khởi nghĩa), trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
1946 - 1954, với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, Đảng
ta đã phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn với lực lượng vũ
trang ba thứ quân làm nòng cốt. Một trong những thành công to lớn của Đảng
là đã lãnh đạo quân và dân ta vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng hậu
phương và một hệ thống các căn cứ địa vững mạnh. Trên tinh thần đó, ATK
Trung ương với danh nghĩa là căn cứ địa - một loại hình của hậu phương
chiến tranh nhân dân trở thành nơi cung cấp nhân tài, vật lực cho tiền tuyến,
và quan trọng hơn, khi được xây dựng trong lòng căn cứ địa, đó chính là nơi
đứng chân an toàn của cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu vào lúc nhân dân ta vừa giành
được chính quyền. Mười sáu tháng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa tạm

18
thời hoà hoãn, chưa đủ thời gian để nhân dân ta khắc phục những hậu quả
nặng nề của đế quốc, phong kiến và chiến tranh để lại. Ngược lại, nước Pháp
là một cường quốc tư bản, có nền công nghiệp tiên tiến nên tiềm lực kinh tế
và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều lần, và có một đội quân viễn chinh nhà
nghề giàu kinh nghiệm đi xâm lược, được trang bị vũ khí hiện đại… Trong
điều kiện so sánh lực lượng vật chất giữa ta và địch hết sức chênh lệch, muốn
đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi, chúng ta không thể “đem toàn lực dốc
vào một vài trận hòng phân thắng bại", mà phải có thời gian để chuyển hóa
lực lượng - phải kháng chiến lâu dài. Hơn nữa, một trong những điều kiện cơ
bản để tiến hành kháng chiến lâu dài là phải bảo tồn và phát triển lực lượng
kháng chiến, đồng thời phải xây dựng được những khu căn cứ địa vững chắc,
an toàn, không chỉ có địa hình thuận lợi, mà phải có cơ sở và phong trào quần
chúng vững mạnh. Vì thế chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa
kháng chiến, vừa xây dựng hậu phương do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đề ra là phù hợp điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời phản ánh quy luật
tất yếu của cuộc kháng chiến.

Theo Từ điển Bách khoa Quân sự, “ATK là khu vực rộng lớn trong khu
vực căn cứ địa cách mạng, có các điều kiện thuận lợi về địa hình, địa thế, dân
cư, chính sách, quân sự được tổ chức bố phòng tốt, bảo đảm bí mật, an toàn
tuyệt đối cho các cơ quan lãnh đạo cách mạng (kháng chiến) đóng tại đó”.
Song không phải nơi nào trong căn cứ địa cũng có thể xây dựng ATK Trung
ương. Trong hoàn cảnh lúc đó, ta không thể có một hậu phương tuyệt đối an
toàn, mọi căn cứ của ta đều có thể bị địch đánh xuyên qua. Do đó, các ATK
Trung ương phải xây dựng ở những nơi tuyệt đối bí mật. Mặt khác, trong điều
kiện chiến tranh mà những phương tiện vũ khí hiện đại của kẻ thù đã “thu dần
khoảng cách không gian”, chúng ta lại không chủ trương một cuộc rút lui
chiến lược (phần lớn các cuộc rút lui của ta là xoay vần với địch), thì các
ATK Trung ương không thể đóng sát Hà Nội, song cũng không thể quá xa
Thủ đô và vùng châu thổ Bắc Bộ quá một ngày hành quân cơ giới, hay một

19
giờ đổ bộ bằng đường hàng không. Trong bối cảnh lúc đó, Việt Bắc, trong đó
có Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang dần trở thành địa bàn thuận lợi để
cách mạng Việt Nam vươn ra thế giới, đồng thời là cửa ngõ để tiếp nhận
những ảnh hưởng của quốc tế và thời đại dội vào Việt Nam đã được chọn để
xây dựng ATK Trung ương.
1.1.2. Địa bàn xây dựng ATK Trung ương
Việt Bắc là tên gọi vùng lãnh thổ thuộc một phần thượng du và trung
du Bắc Bộ; phía bắc và đông bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa;
phía đông nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía nam giáp đồng bằng Bắc Bộ; phía
tây giáp các tỉnh Tây Bắc. Khu vực trung tâm của Việt Bắc gồm các tỉnh:
Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu
vực ngoại vi gồm một số địa phương thuộc các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên,
Phú Thọ, Yên Bái và Bắc Giang [63; tr.5-6].
Rừng núi chiếm khoảng 90% diện tích của khu Việt Bắc, chủ yếu ở các
tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Cạn…Rừng Việt Bắc

có nhiều loại gỗ, tre, nứa, cây cối rậm rạp, xanh tốt quanh năm. Núi đồi Việt
Bắc trùng điệp, phần lớn là núi đá vôi, ở ba mặt: bắc, tây nam và đông đông
nam là những dãy núi đá cao bao bọc, tạo thành một phòng tuyến thiên nhiên
hùng vĩ. Trên các dãy núi đá có nhiều hang động. Đó chính là nơi ẩn nấp và
cất giấu lương thực, thực phẩm khá an toàn của bà con các dân tộc trong vùng
mỗi khi có giặc bên ngoài đến xâm lấn. Như hang Phượng Hoàng (Võ Nhai,
Thái Nguyên); hang Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng); các hang động ở Bắc
Sơn (Lạng Sơn), hang Kéo Quảng (Nguyên Bình), động Bó Lình (Quảng
Hoà, Cao Bằng)… Trong lịch sử, những hang động nơi đây đều gắn liền với
phong trào cách mạng ở địa phương, là nơi nhân dân cất giấu lương thực, và
rút lui khi bị địch đánh phá, càn quét…
Việt Bắc có nhiều sông, suối, ao, hồ. Các con sông lớn (sông Hồng,
sông Đà, sông Lô ) đều bắt nguồn từ Trung Quốc, xuyên qua Việt Bắc đổ

20
vào đồng bằng Bắc Bộ, rồi chảy ra biển [63; tr.6-7]. Một số con sông (Kỳ
Cùng, Bằng Giang ) bắt nguồn từ địa phận Việt Bắc rồi chảy sang Trung
Quốc. Những đoạn sông chảy qua vùng thượng du thường có lòng hẹp, nhiều
ghềnh thác hiểm trở và độ dốc khá lớn.
Cùng với sông ngòi, khe suối, Việt Bắc có các tuyến đường bộ, đường
sắt được xây dựng từ thời thuộc Pháp. Những con đường này phần lớn xuất
phát từ Hà Nội, toả ra các hướng, đi qua các tỉnh trong khu Việt Bắc đến tận
biên giới Việt - Trung. Quốc lộ số 3, số 2, 13A, 1B, số 4 đều là những con
đường huyết mạch nối liền Việt Bắc với Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ.
Những con đường này có bề mặt hẹp, hầu hết được rải đá, có nhiều đèo dốc
quanh co khúc khuỷu. Nhiều đoạn đường chạy ven theo các sườn núi cao,
một bên là vách đá dựng đứng, một bên là sông sâu vực thẳm. Bên cạnh các
con đường lớn là hệ thống đường đất nhỏ, đường mòn ngang dọc, nối liền
giữa các vùng trong khu với nhau, giữa khu với các vùng lân cận và giữa các
địa phương hai bên biên giới Việt - Trung [63; tr.9-11].

Với hệ thống các đường thuỷ, bộ, cùng địa hình dốc, núi rừng hiểm trở,
hoạt động giao thông - nhất là giao thông bằng phương tiện cơ giới trên địa
phận Việt Bắc gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng địa thế đó lại rất thuận
lợi cho hoạt động cách mạng, đặc biệt là cho việc thực hiện chiến tranh du
kích. Dựa vào địa hình phức tạp và hiểm trở của vùng Việt Bắc, phong trào
cách mạng có thể dễ dàng gây dựng cơ sở, phát triển lực lượng; lúc thuận lợi
có thể tiến công, lúc khó khăn có thể lui vào cố thủ, bảo toàn lực lượng.
Thông qua hệ thống các con đường mòn, đường nhỏ xuyên rừng, từ
Việt Bắc, phong trào cách mạng Việt Nam có thể dễ dàng liên lạc với quốc
tế, trước hết là với cách mạng Trung Quốc. Cũng từ đây, phong trào cách
mạng có thể mở rộng sang hướng Tây Bắc để liên lạc với cách mạng Lào.
Về hướng đông, Việt Bắc nối liền với vùng rừng núi Quảng Ninh,
Đông Triều, kéo dài xuống tận miền duyên hải. Về phía nam, Việt Bắc nằm

21
sát thủ đô Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ. Vì thế, xét về mặt quân sự, Việt Bắc
là một nơi dụng binh lợi hại. Nhờ thế hiểm khi phòng thủ và lợi thế khi tiến
công, nên Việt Bắc giữ vị trí chiến lược quan trọng trong tiến trình phát triển
của dân tộc. Đó không chỉ là “bức phên giậu” bảo vệ Thăng Long chống quân
xâm lược phương Bắc thời phong kiến, mà còn có vai trò quan trọng trong
việc tập hợp, phát triển lực lượng trong đấu tranh cách mạng.
Việt Bắc là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc gồm trên hai mươi thành
phần. Trong đó, Tày là dân tộc có số dân đông nhất, sống tập trung ở các tỉnh
Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Các dân tộc Tày, Nùng, Dao
sinh sống ở vùng đất thấp. Người H’Mông sống ở vùng cao, đồng bào Kinh sống
tập trung ở các thị xã, thị trấn của tất cả các tỉnh thuộc Việt Bắc…[63; tr.15-17].
Giữa các dân tộc vùng cao và vùng thấp có khoảng cách chênh lệch khá
lớn về trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Đời sống kinh tế, văn hóa của các
dân tộc còn thấp. Song họ sống chất phác, chân thành, hào hiệp và mến
khách. Nét nổi bật của các dân tộc là tính cộng đồng sâu sắc. Điều đó tạo nên

sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc trong lao động, xây dựng cuộc
sống và đấu tranh giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Sinh sống ở một địa bàn chiến lược quan trọng, tiếp giáp với biên giới,
cộng đồng các dân tộc Việt Bắc sớm ý thức được sự tồn tại và phát triển của
mình. Cho nên, dựng cờ khởi nghĩa, bảo vệ biên cương Tổ quốc, v.v đã trở
thành truyền thống quý báu của đồng bào. Từ kháng chiến chống Tống (thế
kỷ XI), kháng chiến chống quân Nguyên Mông (thế kỷ XIII),… đến phong
trào yêu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX và đặc biệt là thời kỳ đấu
tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tinh thần tự
cường, truyền thống anh dũng đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc của đồng
bào các dân tộc Việt Bắc được phát huy mạnh mẽ. Các cuộc nổi dậy chống ách
thống trị của các thế lực xâm lược đã liên tiếp nổ ra…và một trong những
phong trào tiêu biểu đó là cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng

22
Hoa Thám lãnh đạo kéo dài gần 30 năm (1884 - 1913). Do biết dựa vào địa thế
hiểm trở của núi rừng Việt Bắc để đánh kiểu du kích, phạm vi hoạt động của
nghĩa quân Yên Thế lan rộng trong nhiều tỉnh từ Bắc Giang qua Thái Nguyên,
Phúc Yên, Vĩnh Yên lên Phú Thọ, Tuyên Quang.
Cùng đó, từ việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, sự
chuẩn bị tích cực, khẩn trương của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính trị, tư
tưởng và tổ chức nhằm đi tới thành lập một chính Đảng vô sản kiểu mới của
giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam… đã có ảnh hưởng quyết định tới
phong trào cách mạng trên địa bàn Việt Bắc. Các nhóm yêu nước trong thanh
niên ra đời, xúc tiến tuyên truyền, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và cơ sở quần
chúng cách mạng phát triển. Nhờ đó, ngày 1/4/1930, Chi bộ Đảng đầu tiên ở
Việt Bắc đã ra đời [63; tr.24]… Sau đó, Trung ương Đảng và Xứ ủy còn tăng
cường cho phong trào cách mạng Việt Bắc nhiều cán bộ, vì thế, cơ sở Đảng
và phong trào cách mạng ở đây không ngừng phát triển.
Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm; cơ sở Đảng, cơ sở quần

chúng và phong trào cách mạng phát triển mạnh, cùng với địa thế hiểm yếu có
tác dụng che giấu, bảo vệ lực lượng đã là những yếu tố quan trọng để Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn Việt Bắc làm nơi xây dựng căn cứ địa trong
thời kỳ tiến hành cuộc đấu tranh giành chính quyền.
Phát huy vai trò của căn cứ địa Việt Bắc từ những ngày Cách mạng
Tháng Tám, thời kỳ cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, địa bàn các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn với các huyện
Đại Từ, Võ Nhai, Định Hoá (Thái Nguyên) - nhất là Định Hóa và Chợ Đồn
(Bắc Cạn), Sơn Dương và Yên Sơn (Tuyên Quang) tiếp giáp nhau, có núi non
liên hoàn, hiểm trở, rất thuận lợi cho việc xây dựng khu an toàn - ATK Trung
ương nằm trong lòng căn cứ địa Việt Bắc.
Qua nhiều nguồn tài liệu, Định Hoá [53; tr.33-41] là huyện miền núi ở
phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên; phía bắc giáp huyện Chợ Đồn và Bạch Thông

23
(Bắc Cạn); phía nam giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên); phía đông giáp
huyện Phú Lương (Thái Nguyên); phía tây giáp huyện Sơn Dương và Yên
Sơn (Tuyên Quang) có núi non liên hoàn, hiểm trở, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xây dựng khu an toàn - ATK của các cơ quan đầu não trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp.
Địa thế vùng phía bắc của huyện chủ yếu là rừng già, hệ thống khe suối
nhỏ chằng chịt như bàn cờ, đồng ruộng ít, dân cư thưa thớt. Các xã phía bắc
của huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim
Sơn, Phúc Chu và Bảo Linh) thuộc vùng có địa hình núi cao, độ dốc lớn theo
hướng tây bắc xuống đông nam, có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối của cánh
cung sông Gâm chạy từ phía bắc qua trung tâm huyện dài khoảng 30 km, tạo
nên bức tường thành phía đông Chợ Chu, điểm dừng ở xã Trung Hội. Dãy núi
này có độ cao từ 200m - 400m, có nhiều hang động với sức chứa từ vài chục
đến vài trăm người, rất thuận lợi cho việc cất giấu quân hoặc đặt kho tàng,
xưởng quân giới.

Vùng đất phía nam huyện gồm thị trấn Chợ Chu và các xã Bảo Cường,
Trung Hội, Trung Lương, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến,
Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, Phú Tiến, Bộc Nhiêu,
Bình Thành, được bao bọc bởi dãy Núi Hồng, như một bức tường thành che
chắn. Địa hình nơi đây còn có những vùng núi thấp, độ cao khoảng từ 50m
đến trên 200m, có dãy núi đá tiếp giáp vùng Chợ Chu, Bảo Cường chạy song
song với đường tỉnh lộ 254, có những khu rừng già xen kẽ các cánh đồng
rộng, đất đai phì nhiêu, dân cư đông đúc.
Định Hoá không có sông lớn, nhưng có nhiều suối nhỏ, phục vụ sinh hoạt
và trồng trọt, chăn nuôi khá thuận lợi. Đặc biệt ở vùng phía nam huyện, dưới
chân dãy núi Hồng, có suối Khuôn Tát (xã Phú Đình) chảy qua các xóm Khuôn
Tát, Tỉn Keo, Nà Lọm , đổ về các xã Điềm Mặc, Thanh Định. Tuy không có

24
giá trị giao thông đường thuỷ, nhưng các con suối này là nguồn nước quan trọng
cung cấp cho nhân dân và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn.
Hệ thống giao thông đường bộ của Định Hoá khá đa dạng. Trước năm
1954, toàn huyện chỉ có 100km đường dùng cho ô tô vận tải nhỏ như: Đường
từ km 31 (Quốc lộ 3) đi thị trấn Chợ Chu; hoặc từ thị trấn Chợ Chu đi Thành
Cóc thuộc tỉnh Tuyên Quang và Chợ Chu đi Quảng Nạp thông sang Phú Minh
(Đại Từ). Ngoài ra là hệ thống đường mòn nhỏ hẹp, chằng chịt ngang dọc các
xóm bản, xã: Từ Quán Vuông qua Thanh Định, vượt đèo De sang Tân Trào;
hoặc sang Yên Lãng (Đại Từ) men theo dãy Tam Đảo xuống Vĩnh Yên. Cũng
từ Định Hoá, có thể men theo triền núi vượt đèo So lên Chợ Đồn qua Ngân
Sơn (Bắc Cạn) lên Cao Bằng ra biên giới Việt - Trung. Chợ Chu còn có
đường sang La Hiên, lên Đình Cả (Võ Nhai), Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) tới
biên giới Việt - Trung [53; tr.33-41].
Về mặt quân sự, Định Hoá có địa hình lý tưởng, để “tiến có thể đánh,
lui có thể giữ”; là nơi mà những đội du kích, cứu quốc quân có thể dựa vào
núi rừng hiểm trở để đảm bảo bí mật, che giấu lực lượng, tổ chức hoạt động

huấn luyện hoặc phục kích, đồng thời ngăn chặn các cuộc càn quét của kẻ
địch mạnh hơn, đông hơn.
Đặc biệt, Định Hoá có nguồn tài nguyên rừng, nước, lương thực, thực
phẩm của nền kinh tế tự nhiên có thể tự cung, tự cấp làm hậu phương căn cứ
địa Từ núi rừng Định Hoá, có thể xuất phát tấn công địch ở các địa phương,
khi thắng lợi có thể tiến về châu thổ sông Hồng; nếu khó khăn, hoặc bị bao
vây tấn công có thể lùi về vùng núi để bảo toàn và xây dựng lực lượng.
Địa thế hiểm trở, núi rừng bạt ngàn; xen kẽ giữa các thôn, bản là những
đồi cây rậm rạp, tạo thành bức màn phủ kín “đường đi lối lại và nhà dân” là
một trong những yếu tố đảm bảo cho huyện Định Hoá nói riêng và tỉnh Thái
Nguyên nói chung trở thành địa điểm “lý tưởng” để xây dựng ATK Trung
ương. Các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên của huyện Định

25
Hóa - Thái Nguyên đều cách xa trục đường giao thông chính. Phía tây có dãy
núi Hồng án ngữ, tạo nên bức trường thành kiên cố. Nối liền các xã là những
con đường mòn nhỏ hẹp, kín đáo. Địa bàn khu vực bốn xã có nhiều khe suối
chảy qua, rất thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt. Như Đại tướng Võ
Nguyên Giáp từng kể lại: Tôi còn nhớ khi Bác Hồ về nước, trong thời gian
hoạt động ở Cao Bằng, tại một cuộc họp, Bác nói: Hôm nay, ta có hai chỗ
đứng chân là căn cứ Cao Bằng, và căn cứ Bắc Sơn (Lạng Sơn), ta phải củng
cố cả hai căn cứ đó, mở rộng thành căn cứ Cao - Bắc - Lạng, Cao Bằng có
truyền thống cách mạng, thuận tiện cho việc liên lạc với quốc tế, nhưng ở vị
trí xa Trung ương quá; vì vậy, cần thiết phải chọn một nơi để xây dựng thành
trung tâm của căn cứ địa Việt Bắc. Nơi ấy phải có nhân dân tốt, cơ sở chính
trị tốt và ở đó “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Cuối cùng, Người đã quyết
định chọn tỉnh Thái Nguyên và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc bao gồm 6 tỉnh
Cao Bằng - Bắc Cạn - Lạng Sơn - Hà Giang - Tuyên Quang - Thái Nguyên.
Kề sát với khu vực bốn xã của huyện Định Hoá, về phía tây, vượt qua
dãy núi Hồng là huyện Sơn Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) và về phía bắc,

vượt qua đỉnh đèo So là huyện Chợ Đồn (Bắc Cạn). Trong đó, huyện Sơn
Dương nằm ở khu vực bán sơn địa, có vị trí thuận lợi: Về phía đông, Sơn
Dương giáp tỉnh Thái Nguyên; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía nam giáp
tỉnh Vĩnh Yên; phía bắc giáp huyện Yên Sơn. Rừng núi Sơn Dương khá hiểm
trở, phía đông có dãy núi Hồng nối liền với dãy núi Tam Đảo, phía nam có
dãy núi Lịch, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa huyện Lập Thạch (Vĩnh Phú)
và Sơn Dương; phía tây có sông Lô uốn khúc - một dòng sông đã đi vào lịch
sử với những chiến công oai hùng.
Với địa thế thuận lợi và có cơ sở quần chúng vững chắc từ trước, các
xã: Tân Trào, Lương Thiện, Bình Yên, Minh Thanh (tức Minh Khai và Thanh
La) thuộc Sơn Dương; Công Đã, Đạo Viện, Kim Quan, Hùng Lợi, Trung Sơn
thuộc Yên Sơn; Vinh Quang, Xuân Quang thuộc Chiêm Hoá cũng được lựa

26
chọn để xây dựng ATK Trung ương.
Khu vực ba xã tây nam huyện Chợ Đồn: Thành Công, Thắng Lợi, Yên
Thịnh là một vùng núi non trùng điệp
1
. Phía nam vùng này có đèo So (giáp
huyện Định Hoá) là một dãy núi lớn kéo dài từ Bình Trung (Tức Thành
Công) đến Lương Bằng, là ranh giới tự nhiên giữa Chợ Đồn với các huyện
Yên Sơn, Chiêm Hoá (Tuyên Quang). Trên dãy núi nổi lên ngọn núi Khau
Nhót, Khau Tý, Khau Bươn. Theo các con đường mòn, vượt Khau Bươn là
sang địa phận Yên Sơn, Chiêm Hoá. Xen kẽ giữa các núi cao có nhiều khe
sâu và thung lũng hẹp. Đó cũng chính là những "cửa ngõ" thông thương giữa
vùng Tây Nam Chợ Đồn với vùng Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá (Tuyên
Quang), Định Hoá (Thái Nguyên).
Có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, Việt Bắc nói chung, Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Bắc Cạn, trong đó có 4 huyện: Định Hoá, Chợ Đồn, Sơn
Dương, Yên Sơn nói riêng đảm bảo cho việc xây dựng nền kinh tế kháng

chiến tự cấp tự túc, đáp ứng một phần nhu cầu vật chất cho kháng chiến, đảm
bảo cho lực lượng kháng chiến có thể tồn tại và phát triển. Ruộng đất canh
tác ở những vùng này tuy không nhiều và không tốt như vùng đồng bằng,
nhưng do mật độ dân cư thấp, nên diện tích bình quân theo đầu người cao
hơn. Ngoài ruộng vườn, nơi đây còn có nhiều đồng cỏ, nương rẫy có thể tận
dụng để trồng lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau đậu, cây ăn quả và chăn nuôi
gia súc, gia cầm. Hệ thống sông suối ở đây đảm bảo nhu cầu canh tác và sinh
hoạt của con người, đặc biệt là cung cấp nguồn thuỷ sản phong phú. Đối với
nước ta, trong điều kiện chưa có kinh tế hàng hoá, giao thông khó khăn, lại bị
đế quốc bao vây, phong tỏa, thì những thuận lợi để phát triển nền kinh tế tự
nhiên như ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn trong chừng mực nhất
định, có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến.

1
Khu vực ba xã trên, nay thuộc địa phận của bảy xã nối liền nhau: Bình Trung, Lương Bằng,
Nghĩa Tá, Nam Bằng Lũng, Yên Thịnh, Yên Thượng và bản Ty.

27
Không chỉ có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà các tỉnh
này còn có cơ sở và phong trào quần chúng vững mạnh. Người dân nơi đây
sớm có truyền thống yêu nước và cách mạng, một lòng trung kiên, quyết tâm
xả thân với nước để chống giặc ngoại xâm. Định Hoá (Thái Nguyên) và Sơn
Dương, Yên Sơn (Tuyên Quang) là những địa phương sớm có đảng viên
Cộng sản đến hoạt động. Cuối năm 1937, một cơ sở cách mạng ra đời ở Quán
Vuông, gồm 7 người, do hai đảng viên lãnh đạo, trong đó có đồng chí Vũ
Hưng
2
. Bước sang năm 1938, cơ sở cách mạng lan sang Bảo Cường. Từ
Quán Vuông - Bảo Cường, đường dây liên lạc được nối liền với cơ sở La
Bằng (Đại Từ - Thái Nguyên). Trong những năm 1939 - 1945, Sơn Dương và

Yên Sơn cũng là nơi xuất hiện những khu căn cứ địa cách mạng đầu tiên, tạo
thế đứng cho phong trào cả nước. Ra đời cuối năm 1940, căn cứ địa Bắc Sơn
- Võ Nhai nhanh chóng mở rộng ra các vùng xung quanh, thuộc địa phận các
tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang.
Đầu năm 1940, sau một thời gian dài hoạt động ở nhiều nước, Nguyễn
Ái Quốc cùng với một số cán bộ trở lại Quế Lâm - Trung Quốc chuẩn bị điều
kiện và chờ cơ hội trở về Tổ quốc. Tại đây, với tầm nhìn chiến lược, Người
nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng
nước ta Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông
xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào
với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận
lợi có thể liến công, lúc khó khăn có thể giữ” [37; tr.38-39]. Chính từ tầm
nhìn chiến lược trên, sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8
(5/1941), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã phái hai cán bộ (Nông Văn Quang và
Trương Văn Thiết) về Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên) tìm bắt liên lạc và
chuyển thư của Người đến đồng chí Vũ Hưng. Nhưng vào lúc này, thực dân

2
Đồng chí Vũ Hưng - năm 1931-1932 là ủy viên Ban tỉnh ủy Hà Nam. Cuối năm 1932 lên
hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng ở huyện Định Hóa. Xem Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà
Nam, t.1

×