Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn từ tháng 8 – 1945 đến 19 – 12 – 1946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.4 KB, 90 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN QUANG HÙNG




HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN: TỪ THÁNG 8-1945 ĐẾN 19-12-1945





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Hồ Chí Minh học












HÀ NỘI – 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN QUANG HÙNG




HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN: TỪ THÁNG 8-1945 ĐẾN 19-12-1945



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học
Mã số: 60 31 02 04





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Văn La










HÀ NỘI – 2013
LỜI CAM ĐO
AN


Tôi tên: Nguyễn Quang Hùng
Là học viên cao học lớp Hồ Chí Minh học, khóa 2011 - 2013 của
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
Tôi xin cam đoan nghiên cứu “Hoạt động ngoại giao của Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong giai đoạn: từ tháng 8 - 1945 đến 19 -12-1946” là kết quả
của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc. Các tài liệu
đƣợc trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, đƣợc xử lý
trung thực và khách quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Nguyễn Quang Hùng












LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn
La, nhờ sự nhiệt tình hƣớng dẫn của Thầy mà tác giả có thể hoàn thành đƣợc
luận văn của mình.
Qua đây, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn đến các giảng viên tham
gia giảng dạy các học phần trong khóa học vì đã cung cấp cho tác giả các kiến
thức chuyên môn sâu rộng về chuyên ngành Hồ Chí Minh học và cách thức
tiến hành nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin cảm ơn toàn bộ thầy cô và những ngƣời đã giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp
luận văn hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!












1
MC LC

MỞ ĐẦU 3
1. Tính cấp thiết của đề tài 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn. 8
7. Kết cấu của luận văn 8
Chƣơng 1. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TƢ TƢỞNG NGOẠI GIAO
CỦA HỒ CHÍ MINH 9
1.1. Những khái niệm cơ bản. 9
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao 12
1.2.1. Các quyền dân tộc cơ bản. 12
1.2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 18
1.2.3. Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thƣơng lƣợng hòa bình. 20
1.2.4. Độc lập, tự chủ, tự lực, tự cƣờng gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế. 24
1.2.5. Hữu nghị và hợp tác với các nƣớc trên thế giới. 30
1.2.6. Ngoại giao là một mặt trận. 35
Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN: TỪ THÁNG 8 - 1945 ĐẾN 19 - 12 - 1946 39
2.1. Hoàn cảnh thế giới và trong nƣớc. 39
2.2. Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với Chính phủ và nhân dân Pháp
(từ tháng 8 - 1945 đến 19 - 12 - 1946). 42



2
2.2.1. Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với Chính phủ Pháp. 42
2.2.2. Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với nhân dân Pháp. 63
2.2.3. Kết quả. 68
2.3. Bài học kinh nghiệm. 70
2.3.1. Phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế. 70
2.3.2. Giải quyết những tranh chấp, bất đồng thông qua thƣơng lƣợng hòa bình. 73
2.3.3. Nhân nhƣợng có nguyên tắc. 74
2.3.4. Trong đấu tranh bảo vệ tổ quốc phải kết hợp đấu tranh quân sự và đấu
tranh ngoại giao. 76
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83



3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hàng ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, dân tộc Việt Nam đã phải
đƣơng đầu với nhiều thế lực xâm lƣợc lớn. Là một nƣớc nhỏ, qua nhiều cuộc
chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, dân tộc Việt Nam luôn thấu hiểu
tầm quan trọng, giá trị quý báu của hòa bình. Vì vậy, tránh sự xung đột, bảo vệ
môi trƣờng hòa bình để xây dựng đất nƣớc là chân lý và khát vọng của cả dân
tộc. Trên nền tảng lịch sử đặc biệt đó, dân tộc Việt Nam đã hình thành một nền
ngoại giao mang bản sắc riêng, đó là: “giữ gìn hòa khí, khiêm nhƣờng với nƣớc
lớn, hữu nghị với các nƣớc lân bang, phấn đấu cho sự thái hòa”.
Truyền thống ngoại giao đƣợc nâng lên và vận dụng một cách sáng tạo,
nhuần nhuyễn trong thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ngay từ khi nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa ra đời đã gặp muôn vàn khó khăn, ví nhƣ “Ngàn cân treo sợi tóc”. Cùng
một lúc, Chính phủ cách mạng non trẻ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn về
kinh tế, xã hội và văn hóa do chế độ thực dân gây ra. Sự khó khăn, phức tạp và bất
lợi cho công cuộc bảo vệ chính quyền, giữ gìn độc lập cho dân tộc lại đƣợc nhân lên
bởi các thế lực thù trong, giặc ngoài đang rắp tâm phá hoại thành quả cách mạng.
Quân đội Đồng minh dồn dập kéo vào lãnh thổ Việt Nam: 20 vạn quân của Tƣởng
Giới Thạch, theo sau là các tổ chức phản động nhƣ: “Việt Nam quốc dân Đảng”,
“Việt Nam cách mạng đồng minh hội”, Đại Việt…cùng thực hiện âm mƣu “Diệt
cộng cầm Hồ”, “Triệt Hồ Chí Minh, phá Đảng Cộng sản Đông Dƣơng”. Ở miền
Nam, quân đội Anh đồng lõa và giúp thực dân Pháp quay lại xâm chiếm Việt Nam.
Trong khi đó, hơn 6 vạn lính Nhật cũng đang gây rối và tạo điều kiện có lợi cho
quân đội Pháp đánh chiếm Sài Gòn và một số vùng ở Nam Bộ. Nhân cơ hội này,


4
các lực lƣợng phản cách mạng trong nƣớc tiếp tục chống phá chính quyền cách
mạng. Chƣa có lúc nào Dân tộc Việt Nam lại có nhiều kẻ thù đến nhƣ vậy.
Đối với quốc tế, chƣa có nƣớc nào công nhận nền độc lập và đặt quan hệ
ngoại giao với Việt Nam.
Sự mất còn của vận mệnh Độc lập - Tự do dân tộc là trọng trách nặng nề mà
dân tộc đã giao phó cho Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa, do Chủ
tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.
Và, trên mặt trận đấu tranh ngoại giao trong giai đoạn lịch sử đặc biệt này
đã xuất hiện một thiên tài ngoại giao - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ngƣời cầm lái vĩ
đại đƣa con thuyền cách mạng đến bến bờ thắng lợi.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, để hiểu rõ hơn hoạt động ngoại giao của
Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1946, chúng tôi chọn chủ đề: “Hoạt động
ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giai đoạn: từ tháng 8 - 1945 đến
19 -12-1946” làm đề tài Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Hồ Chí Minh học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay đã có rất nhiều công trình đƣợc công bố về ngoại giao, hoạt
động ngoại giao nói chung, tƣ tƣởng và hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói riêng. Cụ thể là: “Ngoại giao và công tác ngoại giao” của Vũ
Dƣơng Huân, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010, giới thiệu một cách có hệ thống
các nội dung của ngoại giao nhƣ: các khái niệm ngoại giao, cơ quan đại diện
ngoại giao, thƣ tín ngoại giao, tiếp xúc ngoại giao, đàm phán ngoại giao . . . .
“Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995)” của Lƣu Văn Lợi, Nxb. Công an nhân
dân, khái quát ngoại giao truyền thống Việt Nam, ngoại giao Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975 và nhấn mạnh đặc điểm, mục tiêu của công tác ngoại giao trong giai
đoạn này là bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc.


5
“Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của Nguyễn Dy Niên, Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2008. Công trình này chỉ ra quá trình hình thành, nguồn gốc tƣ tƣởng
ngoại giao Hồ Chí Minh; phân tích những nội dung chủ yếu của tƣ tƣởng ngoại giao
Hồ Chí Minh, đó là: Các quyền dân tộc cơ bản, Độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thƣơng lƣợng hòa bình,
Độc lập tự chủ, tự lực tự cƣờng gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế; Hữu nghị
và hợp tác với các nƣớc trên thế giới, Ngoại giao là một mặt trận; phân tích về
phƣơng pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.
Một số công trình khác, nhƣ: Vũ Khoan (chủ biên): Chủ tịch Hồ Chí Minh
với công tác ngoại giao, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2010; Lê Kim Hải: Hồ Chí
Minh với quan hệ ngoại giao Việt - Pháp thời kỳ 1945 - 1946, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2004; Đặng Văn Thái: Hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2004; Khu di tích Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch: Hoạt động đối ngoại của
Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nước châu Á (1954 – 1969), Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2010; Bộ ngoại giao, Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao: Bác Hồ và

hoạt động ngoại giao: một vài kỷ niệm về Bác, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2008; Vũ Dƣơng Huân (chủ biên): Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
ngoại giao, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001 . . . Các công trình này đề cập đến một
số nội dung nhƣ: phân tích tình hình thế giới, khó khăn của Việt Nam sau Cách
mạng tháng Tám, đó là phải đối mặt với thù trong giặc ngoài, bị các nƣớc đế
quốc bao vây cấm vận; sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã làm thất bại âm mƣu của các thế lực đế quốc, phản động muốn tiêu
diệt Đảng cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ dân chủ nhân dân non trẻ mới giành
đƣợc; sự nhạy bén về những biến đổi tình hình thế giới và trong nƣớc có lợi cho


6
cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh; tài ngoại giao của Ngƣời với sách lƣợc
hòa hoãn với Tƣởng, quyết định ký Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946 và Tạm ƣớc
14 - 9 - 1946 với thực dân Pháp để có thêm thời gian xây dựng lực lƣợng và tìm
cơ hội tranh thủ sự ủng hộ của các nƣớc trên thế giới. . . . Các kết quả nghiên cứu
trên là cơ sở quan trọng, là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị để chúng tôi kế
thừa và phát triển nội dung nghiên cứu trong khi thực hiện luận văn.
Tuy nhiên, đây là một chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, thu thập và
hệ thống tài liệu để bổ sung vào kho tàng tƣ liệu quý về hoạt động ngoại giao của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là trong giai đoạn từ tháng 8 - 1945 đến tháng 12 -
1946 để góp phần làm sáng tỏ thêm tƣ tƣởng, nghệ thuật tài ba trong đấu tranh
ngoại giao của Ngƣời.
Từ những kết quả nghiên cứu của các công trình trên, với những tài liệu thu
thập đƣợc, Luận văn cố gắng hệ thống tài liệu, phân tích về tƣ tƣởng và hoạt
động ngoại giao của Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1945-1946, rút ra bài học kinh
nghiệm cho hoạt động ngoại giao giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: làm rõ khái niệm về ngoại giao, hoạt động ngoại
giao; tƣ tƣởng và hoạt động ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh giai đoạn từ

tháng 8-1945 đến tháng 12 - 1946 và rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác
ngoại giao trong tình hình hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát nội dung tƣ tƣởng ngoại giao của Hồ Chí Minh
+ Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh giai đoạn từ tháng 8 - 1945 đến
19 - 12 - 1946.
+ Bài học kinh nghiệm kế thừa trong thực tiễn ngoại giao hiện nay.


7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh đối với
Chính phủ và nhân dân Pháp giai đoạn từ tháng 8 - 1945 đến 19 - 12 - 1946.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam là một bộ phận gắn bó
với cách mạng thế giới; về mối quan hệ giữa bối cảnh quốc tế với sự tiến triển của
cách mạng Việt Nam; về tƣ tƣởng thêm bạn bớt thù, tranh thủ điều kiện thuận lợi
bên ngoài, từng bƣớc thoát khỏi âm mƣu cô lập của các nƣớc đế quốc, nhất là
trong bối cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn từ tháng 8 - 1945 đến tháng 12 - 1946.
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao là: “Ngoại giao trở
thành một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lƣợc”.
Ngoài ra, Luận văn kế thừa những kết quả nghiên cứu về phƣơng diện lý
luận ngoại giao Hồ Chí Minh của các nhà nghiên cứu đã công bố khi nghiên cứu
về cuộc đời, tƣ tƣởng, sự nghiệp hoạt động ngoại giao của Ngƣời.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phân tích tài liệu: phân tích các nguồn tài liệu qua những công trình nghiên
cứu về hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh.
+ Phƣơng pháp logic, lịch sử: nghiên cứu, phân tích sự kiện hoạt động ngoại

giao của Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, theo tiến trình lịch sử cách mạng Việt
Nam và thế giới.
+ Phƣơng pháp xử lý, thống kê và so sánh tƣ liệu.


8
6. Đóng góp của luận văn.
Góp phần bổ sung tài liệu, hệ thống tƣ liệu về hoạt động ngoại giao của Hồ
Chí Minh trong giai đoạn lịch sử 1945-1946; trên cơ sở đó làm sáng rõ thêm tƣ
tƣởng và các hoạt động ngoại giao của Ngƣời; đồng thời, kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến hoạt động ngoại
giao của Hồ Chí Minh, phục vụ giảng dạy về Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, về Đƣờng
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chƣơng, bảy tiết và danh
mục tài liệu tham khảo.



9
Chƣơng 1
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TƢ TƢỞNG
NGOẠI GIAO CỦA HỒ CHÍ MINH

1.1. Những khái niệm cơ bản
Từ “Ngoại giao” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là “diploma”. Ở Hy
Lạp cổ đại, ngƣời ta trao cho sứ giả đi đàm phán với quốc gia khác giấy chứng
nhận, giấy ủy quyền. Khi đến nƣớc tiếp nhận, các sứ giả trao giấy ủy quyền hay
giấy chứng nhận đó cho ngƣời phụ trách công tác đàm phán của quốc gia đó.
Văn bản này đƣợc gọi là “diploma”. Từ đây xuất hiện từ “dilopmacy”, nghĩa là

ngoại giao.
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, song khái niệm ngoại giao đến nay đƣợc hiểu
khá khác nhau. Theo nhà ngoại giao, nhà báo ngƣời Anh Nicolson cho rằng:
“Trong ngôn ngữ nói, từ ngoại giao đƣợc sử dụng để ám chỉ nhiều nội dung rất
khác nhau. Nó đƣợc hiểu là quan hệ đối ngoại. Trong các trƣờng hợp khác lại
ngụ ý là đàm phán. Từ đó cũng đƣợc sử dụng để nói đến nhiệm vụ, hoạt động
của cơ quan ở nƣớc ngoài của Bộ Ngoại giao. Cuối cùng, từ đó còn có nghĩa là
khả năng đặc biệt khôn khéo trong đàm phán quốc tế và với nghĩa xấu là xảo
quyệt trong thƣơng lƣợng” [48, tr. 14].
Từ điển Oxford của Anh viết: “Ngoại giao là việc tiến hành quan hệ quốc tế
bằng cách đàm phán, là phƣơng pháp mà các đại sứ, công sứ . . . sử dụng để điều
chỉnh và tiến hành các quan hệ đó, là công tác hoặc nghệ thuật của nhà ngoại
giao” [48, tr. 14].
Từ điển nổi tiếng của Pháp - Le Nouveau Petit Robert định nghĩa: “Ngoại
giao là hoạt động chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia: Đại


10
diện quyền lợi của một chính phủ ở nƣớc ngoài, quản lý công việc quốc tế,
hƣớng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các quốc gia” [48, tr. 15].
Đại từ điển Bách khoa toàn thƣ tái bản năm 1998 viết: “Ngoại giao là hoạt
động chính thức của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, chính phủ và các cơ quan chuyên
trách về quan hệ đối ngoại, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chính sách
đối ngoại của quốc gia, cũng nhƣ nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia ở nƣớc ngoài.
Từ “ngoại giao” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “diploma” ” [48, tr. 15].
Theo Bách khoa Ngoại giao của Cộng hòa Ucraina: “Ngoại giao là hoạt động
chính thức của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, chính phủ, bộ ngoại giao, các cơ quan đại
diện ngoại giao và các cơ quan quan hệ đối ngoại khác, nhằm thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, cũng nhƣ bảo vệ quyền, lợi ích của các
tổ chức và công dân mình ở nƣớc ngoài. Ngoại giao là một trong những phƣơng

tiện quan trọng nhất thực hiện chính sách đối ngoại . . . Đặc thù của ngoại giao là
giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng phƣơng pháp hòa bình, bằng cách đàm phán.
. . . Ngoại giao là thực hiện quan hệ quốc tế bằng đàm phán và phƣơng pháp mà các
đại sứ, công sứ sử dụng . . . , là công tác, nghệ thuật của nhà ngoại giao . . ., là khoa
học quan hệ quốc tế, là nghệ thuật đàm phán. . . ” [48, tr. 15].
Ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, song các học giả phƣơng
Tây thƣờng chú ý khía cạnh nghệ thuật hơn góc độ khoa học. Mặt khác, các học
giả phƣơng Tây nhấn mạnh vai trò, tài năng của các nhà ngoại giao, các nhà
đàm phán.
Ở Việt Nam, nhận thức về ngoại giao cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Từ
điển tiếng Việt xuất bản năm 2001 viết: “Ngoại giao là sự giao thiệp với nƣớc
ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình và để góp phần giải quyết những
vấn đề quốc tế chung”.


11
Về ngoại giao chính thức, từ điển Bách khoa Việt Nam xuất bản năm
2003 viết: “Ngành khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của các khả
năng; là hoạt động chính thức của các cơ quan làm công tác đối ngoại và các
đại diện có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ chính sách đối ngoại của nhà
nƣớc nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi ích của nƣớc mình, của các cơ quan, tổ
chức và công dân mình ở nƣớc ngoài; góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế
bằng con đƣờng đàm phán và các hình thức hòa bình khác. Ngày nay, bên
cạnh ngoại giao nhà nƣớc còn có ngoại giao nhân dân. Đàm phán là nghệ
thuật nhằm ngăn chặn hoặc giải quyết các xung đột quốc tế, tìm kiếm thỏa
hiệp hoặc giải pháp mà các bên cùng chấp nhận đƣợc, phát triển sâu rộng hợp
tác quốc tế. Trƣớc kia ngoại giao là công việc của các bộ trƣởng ngoại giao,
các đại sứ hoặc các phái viên đặc biệt. Trong những thập niên gần đây, các vị
đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ cũng làm công việc ngoại giao thông
qua những cuộc gặp thƣợng đỉnh, những chuyến thăm chính thức, viếng thăm

làm việc và đàm phán cấp cao. Ngoại giao còn đƣợc tiến hành trong các hội
nghị và gặp gỡ ngoại giao; chuẩn bị và ký kết các điều ƣớc quốc tế hoặc các
văn kiện ngoại giao khác gồm hai bên hay nhiều bên, tham gia hoạt động của
các tổ chức quốc tế và các cơ quan của tổ chức này” [46, tr. 119].
Qua các định nghĩa trên, có thể nhận thấy một số đặc trƣng, nội dung cơ bản
của ngoại giao là:
Một là, ngoại giao là hoạt động của nhà nƣớc trong lĩnh vực đối ngoại,
ngoại giao là công cụ quan trọng nhất, công cụ hòa bình thực hiện chính sách đối
ngoại của quốc gia;
Hai là, ngoại giao là tất cả các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở trung
ƣơng cũng nhƣ ở nƣớc ngoài và những cán bộ làm công tác ngoại giao nhà nƣớc;


12
Ba là, là nghề nghiệp của nhà ngoại giao;
Bốn là, là khoa học và nghệ thuật, trƣớc hết là nghệ thuật đàm phán;
Năm là, mang tính giai cấp sâu sắc.
Từ những đặc trƣng trên, thì định nghĩa ngoại giao sau đây đƣợc xem là một
khái niệm toàn diện, đầy đủ và khoa học: “Ngoại giao là công cụ thực hiện chính
sách đối ngoại quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phƣơng
pháp, thủ thuật đƣợc sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu
nhiệm vụ; hoạt động chính thức của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc, chính phủ, bộ
trƣởng bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nƣớc ngoài, các đoàn đại
biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ chính sách đối
ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình
ở nƣớc ngoài. Đồng thời ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc
dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đƣa ra những giải pháp có
thể đƣợc các bên chấp nhận, cũng nhƣ việc mở rộng và cũng cố hợp tác quốc tế”.
1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
1.2.1. Các quyền dân tộc cơ bản

Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, các quyền dân tộc cơ bản có một vị trí đặc biệt
quan trọng. Các quyền dân tộc cơ bản đó bao gồm độc lập dân tộc, chủ quyền
quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc. Đối với các dân tộc thuộc địa bị
ách thống trị, áp bức của thực dân thì cuộc đấu tranh để giải phóng khỏi ách đô hộ
thực dân, đòi quyền dân tộc tự quyết là một trong những nội dung cơ bản nhất của
các quyền dân tộc cơ bản. Ý chí đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, mang lại tự
do cho nhân dân là điểm xuất phát của tƣ tƣởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Đƣợc nuôi dƣỡng bởi những giá trị truyền thống văn hóa tinh hoa của dân tộc
qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, Hồ Chí Minh chứng kiến cảnh


13
đồng bào ta bị thực dân Pháp và bọn phong kiến áp bức, bóc lột dẫn đến lầm than,
cơ cực; thấu hiểu sự thất bại và bị đàn áp trong biển máu của các phong trào yêu
nƣớc nên Ngƣời quyết định ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân.
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đấu tranh
không khoan nhƣợng để giành lại các quyền dân tộc cơ bản cho dân tộc Việt
Nam, để bảo vệ và thực hiện các quyền đó.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Yi Chê Pao năm 1919:
“Ông đến Pháp với mục đích gì?” [17, tr. 457], Nguyễn Ái Quốc trả lời: “Để đòi
những quyền tự do mà chúng tôi phải đƣợc hƣởng” [17, tr. 457]. Và, công cuộc
đấu tranh vĩ đại đó đƣợc mở đầu bằng bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”,
gửi lên Hội nghị Vecxây khi Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến nƣớc Pháp chƣa lâu:
“1. Tổng ân xá cho tất cả những ngƣời bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý Đông Dƣơng bằng cách cho ngƣời bản xứ cũng
đƣợc quyền hƣởng những đảm bảo về mặt pháp luật nhƣ ngƣời Âu châu; xóa bỏ
hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;

5. Tự do cƣ trú ở nƣớc ngoài và tự do xuất dƣơng;
6. Tự do học tập, thành lập các trƣờng kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả
các tỉnh cho ngƣời bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thƣờng trực của ngƣời bản xứ, do ngƣời bản xứ bầu ra, tại
Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết đƣợc những nguyện vọng của ngƣời
bản xứ.” [17, tr. 469 - 470].


14
Với yêu sách tám điểm trên đã thể hiện rõ ràng rằng, chỉ có những quốc gia
độc lập, những dân tộc đƣợc sống trong tự do thì mới đƣợc hƣởng và thực hiện
những điều đó. Đó chính là sự khái quát những quyền cơ bản của dân tộc: độc lập
dân tộc, chủ quyền quốc gia, quyền tự do, bình đẳng giữa các dân tộc với nhau trên
thế giới. Bản yêu sách này đã gây tiếng vang lớn trong chính trƣờng quốc tế nói
chung và trong giới quan chức, nhân dân Pháp nói riêng. Xét trên bình diện ngoại
giao, Nguyễn Ái Quốc đã chọn đúng thời điểm, cơ hội để thực hiện khát vọng lớn
lao của một dân tộc bị áp bức, đó là đấu tranh đòi quyền lợi cơ bản cho dân tộc Việt
Nam trƣớc các thế lực xâm lƣợc, trƣớc công chúng toàn thế giới.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã công bố trƣớc quốc dân đồng bào và toàn thế giới bản
“Tuyên ngôn Độc lập”. Đây là hòn đá tảng có ý nghĩa pháp lý quan trọng khẳng
định các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam. Cùng với “Nam quốc sơn
hà”, “Bình Ngô đại cáo”, Bản “Tuyên ngôn Độc lập” đã đi vào lịch sử dân tộc nhƣ
một bản thiên cổ hùng văn. Mở đầu bản “Tuyên ngôn Độc lập”, từ trích dẫn
những tƣ tƣởng tiến bộ mà cuộc cách mạng tƣ sản Mỹ và Pháp đã tuyên bố, Ngƣời
khẳng định những giá trị pháp lý và đạo lý mang tính phổ quát của nhân loại:
“Tất cả mọi ngƣời đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm đƣợc, trong những quyền ấy, có quyền đƣợc sống,
quyền tự do và quyền mƣu cầu hạnh phúc”, “Nƣớc Việt Nam có quyền hƣởng tự

do và độc lập, và sự thực đã trở thành một nƣớc tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt
Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lƣợng, tính mệnh và của cải để giữ vững
quyền tự do và độc lập ấy” [20, tr.1, 3]. Và, bắt đầu từ “Tuyên ngôn độc lập” lịch
sử này, ngoại giao của Dân tộc Việt Nam, của Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng
hòa, ngoại giao Hồ Chí Minh đƣợc khẳng định chính thức và mở rộng trên


15
trƣờng quốc tế, mà nền tảng vững chắc của nền ngoại giao đó là “Quyền dân tộc
cơ bản” của nhân dân Việt Nam.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa
đứng trƣớc muôn vàn khó khăn, đƣợc ví nhƣ “ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là giặc đói,
giặc dốt và giặc ngoại xâm.
Ngay sau Lễ tuyên bố độc lập, một trong những nhiệm vụ cấp bách của Nhà
nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra là: “Trƣớc
chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không
kém phần chuyên chế, nên nƣớc ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không đƣợc
hƣởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề
nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ
thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mƣời tám tuổi đều có quyền ứng cử và
bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống, v.v.” [20, tr. 7].
Thông qua các văn kiện quan trọng, các hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ngay trong
những ngày đầu thành lập đã khẳng định nguyên tắc bất di, bất dịch trong tƣ
tƣởng ngoại giao của Ngƣời: Độc lập - Tự do là quyền bất khả xâm phạm của
dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thông qua đó để công khai tuyên bố và yêu cầu
quốc tế, cũng nhƣ các nƣớc có liên quan tới các cuộc xung đột ở Đông Dƣơng
thừa nhận và thực hiện các quyền lợi của dân tộc Việt Nam theo nguyên tắc đã
đƣợc các hiệp định ghi nhận, dựa trên pháp lý quốc tế.
Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu

tiên của Chính phủ nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa ký kết với Chính phủ
Cộng hòa Pháp. Với điều khoản trong hiệp định: “Chính phủ Pháp công nhận
nƣớc Việt Nam Cộng hòa là một quốc gia tự do có chính phủ của mình, Nghị


16
viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong
Liên bang Đông Dƣơng ở trong khối Liên hiệp Pháp. Về việc hợp nhất ba
“kỳ”, Chính phủ Pháp cam đoan thừa nhận, những quyết định của nhân dân
trực tiếp phán quyết” [20, tr. 583]. Và, một nội dung rất quan trọng đƣợc ghi
nhận trong Hiệp định sơ bộ này, là đòi thực dân Pháp phải công nhận quyền tự
quyết định về đƣờng lối ngoại giao và quan hệ quốc tế của Việt Nam.
Đến đầu tháng 12 năm 1946, trƣớc dã tâm quay lại xâm lƣợc Việt Nam
nói riêng và Đông Dƣơng nói chung, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thƣ đến
Liên hợp quốc, yêu cầu: “. . . Chính phủ chúng tôi trình bày với Hội đồng bảo
an về cuộc xung đột hiện nay, và đề nghị Hội đồng vui lòng chấp nhận những
điều mà chúng tôi đã nói ở trên để vãn hồi hòa bình trong một phần thế giới
này, để cho Hiến chƣơng Đại Tây Dƣơng đƣợc tôn trọng và để khôi phục lại
những quyền cơ bản của Việt Nam là đƣợc thừa nhận độc lập dân tộc và thống
nhất lãnh thổ” [20, tr. 523 - 524].
Là một ngƣời yêu nƣớc, một nhà hoạt động quốc tế vô sản, khi hoạt động
trong quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh luôn luôn giải thích, vận động để những
ngƣời cách mạng quốc tế ở thuộc địa và trƣớc hết là ở chính quốc hiểu đƣợc sự
cần thiết phải hợp tác, đoàn kết trong đấu tranh vì các quyền dân tộc tự quyết.
Ngƣời ủng hộ cuộc đấu tranh của các dân tộc vì các quyền dân tộc cơ bản của
họ. Trong Hội nghị nhân dân châu Á bảo vệ hòa bình (4-1954), Hội nghị Á - Phi
tại Inđônêxia (4-1955), Việt Nam đã hoàn toàn ủng hộ quyền bình đẳng và quyền
tự quyết của các dân tộc, thông qua tuyên bố chung chống chủ nghĩa thực dân
ủng hộ quyền độc lập, tự do của các dân tộc Á - Phi. Chủ tịch Hồ Chí Minh
nhiều lần tán thành năm nguyên tắc chung sống hòa bình trong quan hệ giữa các

quốc gia do Trung Quốc và Ấn Độ đề xƣớng từ tháng 4 năm 1954. Năm 1955,


17
khi thăm Trung Quốc, Ngƣời khẳng định: Nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn
sàng đặt mọi quan hệ thân thiện hợp tác với bất cứ một nƣớc nào trên nguyên
tắc: tôn trọng sự hoàn chỉnh về chủ quyền và lãnh thổ của nhau, không xâm
phạm lẫn nhau, không can thiệp nội trị của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng
chung sống hòa bình.
Nhƣ vậy, đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, rõ ràng quyền bình đẳng giữa các
quốc gia dân tộc là một tất yếu mà các nƣớc trên thế giới phải thừa nhận. So với
các nhà cách mạng quốc tế cùng thời, điểm mới trong tƣ tƣởng ngoại giao của
Ngƣời là không phân biệt về chế độ chính trị, kinh tế; nƣớc giàu và nƣớc nghèo
hay nƣớc lớn với nƣớc nhỏ, mà điều cơ bản là công nhận và tôn trọng quyền
bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới.
Trong hoạt động ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ chú trọng
phát huy pháp lý quốc tế, mà còn đề cao chính nghĩa, vận dụng những giá trị
văn hóa truyền thống của ngoại giao Việt Nam, cũng nhƣ các tƣ tƣởng phổ
biến, tiến bộ của nhân loại từ đó để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân
dân các nƣớc trên thế giới, ngay cả nhân dân tiến bộ của chính nƣớc đi xâm
lƣợc. Ngƣời luôn khẳng định cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt
Nam, kêu gọi chính phủ nƣớc đi xâm lƣợc trả lại các quyền dân tộc cơ bản
cho nhân dân một cách hòa bình, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân
các nƣớc đó đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.
Với những nhận thức, quan điểm, tƣ tƣởng tiến bộ về các quyền cơ bản của
dân tộc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Chủ tịch Hồ Chí Minh
đứng đầu có thể khẳng định rằng: “Cuộc đấu tranh vì các quyền dân tộc cơ bản
của nhân dân Việt Nam đã đóng góp quan trọng vào phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới khẳng định các quyền cơ bản của các dân tộc” [42, tr. 34].



18
1.2.2. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nếu các quyền dân tộc cơ bản nhƣ: độc lập
dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nƣớc giữ vai trò
quyết định, thì xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề mang tính thời đại, bền
vững. Hai nhiệm vụ này gắn quyện vào nhau, là những cấu thành tạo nên một
chủ thuyết tổng thể đối với dân tộc bị áp bức đầu thế kỷ XX; là một quy luật,
một con đƣờng phát triển tất yếu đối với các dân tộc đó. Đây là luận điểm trung
tâm của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh ngoại giao.
Đấu tranh giành độc lập dân tộc là khát vọng của các thế hệ yêu nƣớc Việt
Nam, của dân tộc Việt Nam kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lƣợc (1858).
Theo ƣớc tính, từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc đến những năm 1930, ở Việt Nam
đã nổ ra hơn 300 cuộc khởi nghĩa, mít tinh… của những giai tầng khác nhau, với
các hình thức nhƣ: khởi nghĩa vũ trang, nghị hòa, đƣa yêu sách, bất hợp tác. . .
nhƣng tất cả đều thất bại. Nguyên nhân dẫn đến sự không thành công là do các
phong trào này không theo kịp xu thế của thời đại. Các cuộc đấu tranh trên hoặc
là theo hệ tƣ tƣởng phong kiến, hoặc mang tính tự phát vì lòng yêu nƣớc chống
ngoại xâm và không đánh giá đúng năng lực cách mạng của các giai cấp. Bởi
vậy, mỗi phong trào chỉ tập hợp đƣợc một số thành phần nhất định, chƣa thu hút
và xây dựng đƣợc sức mạnh đại đoàn kết của cả dân tộc. Thậm chí, có tƣ tƣởng
dựa vào một nƣớc khác để giải phóng dân tộc, nhƣ cụ Phan Bội Châu muốn dựa
vào Nhật để đuổi Pháp, cụ Phan Châu Trinh thì muốn chống bạo động, chủ
trƣơng “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy, muốn cứu nƣớc, giải phóng dân tộc thì cần
phải có sự đoàn kết quốc tế, với các dân tộc bị áp bức để đấu tranh. Chính vì vậy,
khi đƣợc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cƣơng về vấn dề dân tộc và


19

vấn đề thuộc địa của Lênin, Ngƣời khẳng định: muốn cứu nƣớc và giải phóng
dân tộc không có con đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vô sản, và “Trong
thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi,
nghĩa là dân chúng đƣợc hƣởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải
tự do và bình đẳng giả dối nhƣ đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An
Nam”[18, tr. 304] . Vì vậy, trong Bản
“Chánh cƣơng vắn tắt của Đảng” đƣợc
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930, đã xác định
cách mạng Đông Dƣơng là một cuộc cách mạng tƣ sản dân quyền, có tính chất thổ
địa và phản đế, tƣ sản dân quyền là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng, sau khi
cách mạng tƣ sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tƣ bản
mà đấu tranh thẳng lên con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Đảng đề ra nhiệm vụ của
cách mạng dân tộc dân chủ là đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, phong kiến; làm cho
nƣớc Việt Nam đƣợc hoàn toàn độc lập. Độc lập dân tộc kết hợp với chủ nghĩa xã
hội là một tƣ tƣởng kiên định, đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng
định trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng. Luận cƣơng cách mạng Việt Nam
do Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh trình bày tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng
Cộng sản Đông Dƣơng năm 1951 nêu rõ, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
đánh đuổi bọn đế quốc xâm lƣợc, diệt trừ bọn phản quốc, xóa bỏ tàn dƣ phong
kiến và nửa phong kiến, kiến thiết một nƣớc Việt Nam độc lập, thống nhất, dân
chủ, tự do, phú cƣờng, phát triển chế độ dân chủ, nhân dân Việt Nam lựa chọn con
đƣờng dân chủ nhân dân tiến tới chủ nghĩa xã hội. Trong Đại hội lần thứ III, năm
1960 của Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam hiện nay là đƣa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội và
đấu tranh thực hiện hòa bình thống nhất nƣớc nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân trong cả nƣớc.


20
Tƣ tƣởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên

suốt đƣợc thực hiện trong sự nghiệp cách mạng của nƣớc ta từ trƣớc đến nay.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, ngoại giao Việt Nam có nhiệm vụ thêm bạn bớt
thù, phục vụ kháng chiến, bảo vệ chính quyền. Giai đoạn 1954 - 1975, ngoại giao
thực hiện “hai nhiệm vụ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát triển ngoại
giao trung lập của mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, ngoại giao
xã hội chủ nghĩa miền Bắc; hình thành hai nền ngoại giao cùng phối hợp thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc dƣới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng. Ngoại giao
tranh thủ viện trợ vật chất, kỹ thuật cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực
hiện hợp tác kinh tế, tranh thủ đạo tạo cán bộ phục vụ xây dựng kinh tế xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc” [42, tr. 48].
1.2.3. Giải quyết mọi vấn đề xung đột thông qua thương lượng hòa bình
Trong lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc cha ông ta luôn phải đƣơng đầu với
những cuộc chiến tranh xâm lƣợc từ phƣơng Bắc, vì thế rất coi trọng quan hệ với
các nƣớc láng giềng.
Từ trƣớc tới nay, Việt Nam luôn chủ trƣơng sống hòa hiếu với các nƣớc
láng giềng, tránh đối đầu, tránh chiến tranh, luôn luôn muốn giải quyết các xung
đột bằng thƣơng lƣợng hòa bình. Dân tộc Việt Nam chỉ sử dụng chiến tranh
trong tình thế không còn sự lựa chọn nào khác. Lịch sử đấu tranh giữ nƣớc của
dân tộc cũng đã chứng minh rằng, tuy phải thực hiện chiến tranh, nhƣng cha ông
ta cũng luôn tìm cách giải quyết xung đột bằng con đƣờng hòa bình. Sau mỗi
thắng lợi của cuộc kháng chiến bảo vệ đất nƣớc, khi giặc đã đầu hàng, để giữ hòa
khí, ta sẵn sàng cung cấp xe, ngựa, lƣơng thực để cho giặc về nƣớc. Sau cử
ngƣời đi sứ để tiếp tục hòa giải, triều cống. Chính với nghệ thuật ngoại giao khéo
léo đó đã đem lại cho quốc gia Việt Nam những khoảng thời gian dài để xây
dựng, củng cố đất nƣớc.


21
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp nhận và kế thừa những giá trị tinh hoa ngoại
giao truyền thống của dân tộc, cùng với quá trình hoạt động và học hỏi kinh

nghiệm đấu tranh ngoại giao của các cuộc cách mạng nhân dân thế giới để tìm ra
nghệ thuật, phƣơng pháp đấu tranh ngoại giao dƣới hình thức đàm phán, thƣơng
lƣợng. Quan điểm của Lênin về chiến tranh và hòa bình, “hòa bình là thiêng
liêng, song nó phải gắn liền với độc lập dân tộc. Nếu chỉ hòa bình mà từ bỏ chiến
tranh giải phóng dân tộc là một thứ chủ nghĩa hòa bình vô nguyên tắc. Ngƣợc lại,
nếu chiến tranh giải phóng dân tộc ảnh hƣởng đến hòa bình thế giới thì sẽ đi
ngƣợc lại xu thế của thời đại” [36, tr. 105] là kim chỉ nam cho đấu tranh hoạt
động ngoại giao của Ngƣời.
Hồ Chí Minh đã khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa đấu tranh giành
“độc lập, tự do” với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao để đạt đƣợc một nền hòa
bình chân chính thực sự. Theo Ngƣời, muốn có hòa bình thì phải ngăn chặn,
chống chiến tranh xâm lƣợc; muốn ngăn chặn và kết thúc chiến tranh xâm lƣợc,
trƣớc hết phải chặn bàn tay của những kẻ gây ra chiến tranh, phải chỉ rõ nguồn
gốc, phải chỉ ra đƣợc kẻ gây ra chiến tranh và đánh bại thế lực của chúng. Qua
thực tế hai cuộc chiến tranh thế giới, các cuộc đấu tranh để giành và bảo vệ độc
lập dân tộc của các nƣớc thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh rút ra kết luận:
“Đế quốc chủ nghĩa là nguồn gốc chiến tranh”, vì vậy để ngăn chặn và chấm dứt
chiến tranh và giữ hòa bình một cách thiết thực thì “phải ra sức chống đế quốc
chủ nghĩa” [22, tr. 123].
Quan điểm của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của loài
ngƣời tiến bộ, đó là chiến đấu cho độc lập dân tộc, phản đối chiến tranh và mong
muốn đƣợc sống hòa bình. Trong “Thư gửi những người Pháp ở Đông
Dương”(tháng 10 năm 1945), Hồ Chí Minh lên án việc thực dân Pháp quay trở

×