Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ TRI THỨC
ĐỀ TÀI:
Lý Thuyết:
Knowledge Management
Bài tập:
Chẩn đoán, chữa trị kiểu dân gian các bệnh thường gặp ở người từ các
triệu chứng lâm sàng.
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Phan Huy Khánh
Nhóm học viên: Nguyễn Nương Quỳnh
Lê Nam Trung
Nguyễn Duy Linh
Hoàng Đình Tuyền
Lớp: Khoa học Máy tính - K24 Quảng Bình
Quảng Bình, tháng 12 năm 2012
Nhóm 3 Trang 1
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
MỤC LỤC
1
Nhóm học viên: Nguyễn Nương Quỳnh 1
Lớp: Khoa học Máy tính - K24 Quảng Bình 1
Nguyễn Nương Quỳnh 4
Nhóm 3 Trang 2
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
LỜI MỞ ĐẦU
Từ vài thập niên gần đây, với những tác động mạnh mẽ của các tiến bộ khoa học
và công nghệ, đặc biệt của công nghệ thông tin và truyền thông, thế giới đang biến
chuyển tới một nền kinh tế và xã hội mới mà thông tin và tri thức được xem là nguồn
lực chủ yếu. Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động mạnh mẽ đến
các nước đang phát triển, như ta thường nói, nó mang đến cho ta cả những cơ hội, cả
những thách thức.
Chúng ta đều biêt rằng tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên
mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Mặc dù
những câu hỏi có tính triết học về bản chất của tri thức, về quá trình hình thành tri
thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ vẫn không ngừng được tranh luận và chưa
có được câu trả lời thoả đáng, nhưng trong mọi lĩnh vực hoạt động khoa học, kinh tế,
văn hoá, tri thức vẫn luôn được tìm kiếm, phát hiện, và tác động ngày càng lớn đến sự
phát triển xã hội loài người.
Máy tính điện tử, công cụ chủ yếu của Công nghệ thông tin hiện đại, là loại máy
móc thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc. Chất lượng và khối lượng
của các hoạt động trí óc này không ngừng tăng lên theo sự tiến triển nhanh chóng về
khả năng lưu trữ và xử lý thông tin của máy. Từ hàng chục năm nay, cùng với khả
năng tính toán khoa học kỹ thuật không ngừng được nâng cao, các hệ thống máy tính
đã được ứng dụng để tổ chức nhiều cơ sở dữ liệu thuộc mọi qui mô trong các ngành
kinh tế, xã hội, hình thành dần kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia, nền móng của sự
phát triển kinh tế thông tin ở nhiều nước.
Sự phong phú về thông tin, dữ liệu cùng với khả năng kịp thời khai thác chúng đã
mang đến những năng suất và chất lượng mới cho công tác quản lý, hoạt động kinh
doanh, phát triển sản xuất và dịch vụ Nhưng rồi các yêu cầu về thông tin trong các
loại hoạt động đó, đặc biệt là trong việc làm quyết định, ngày càng đòi hỏi chất lượng
cao hơn, người làm quyết định không những cần dữ liệu mà còn cần có thêm nhiều
hiểu biết, nhiều tri thức để hỗ trợ cho việc ra quyết định của mình. John Naisbett đã
cảnh báo “Chúng ta đang chìm ngập trong dữ liệu mà vẫn đói tri thức”, điều đó cũng
báo trước rằng việc ứng dụng Công nghệ thông tin đã chuyển sang một bước mới mà
nội dung là trợ giúp con người nhiều hơn trong việc tìm kiếm tri thức và trong các hoạt
động trí tuệ, tức là chuyển đổi từ sự giàu có thông tin thành sự giàu có tri thức, nguồn
lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn mới.
Trong bài tiểu luận này, nhóm xin trình bày về đề tài Knowledge Management
(Quản lý tri thức). Đề tài này nói đến cách thức làm thế nào để có thể quản lý tri thức
Nhóm 3 Trang 3
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
của con người, chủ yếu là tri thức ẩn, để hỗ trợ chúng ta trong việc ra quyết định, thực
hiện công việc.
Với thời gian và việc nghiên cứu của chúng tôi còn nhiều hạn chế nên không
tránh khỏi có những sai sót. Rất mong được sự góp ý và định hướng của Thầy Lê Văn
Sơn và các anh chị cùng lớp để tôi có thể tiếp tục nghiên cứu và đạt được kết quả tốt
hơn trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Huy Khánh đã nhiệt tình giảng dạy, góp ý
để nhóm em hoàn thành tiểu luận này.
Nhóm học viên thực hiện:
Nguyễn Nương Quỳnh
Lê Nam Trung
Nguyễn Duy Linh
Hoàng Đình Tuyền
Nhóm 3 Trang 4
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
PHẦN 1 LÝ THUYẾT
KNOWLEDGE MANAGEMENT
I. Tri thức
1. Tri thức là gì?
Tri thức (knowledge) là kiến thức mà con người hiểu và biết.
Những gì mà con người cảm nhận qua thực tế khách quan là những dữ liệu dạng
thô. Qua xử lý, dữ liệu này chuyển thành thông tin. Tuy nhiên, thông tin vẫn tồn tại
độc lập với tư duy của con người. Phải sau khi con người tiếp nhận thông tin, xử lý
thông tin, nắm bắt và nghiên cứu thì thông tin mới trở thành tri thức của riêng mình.
Tri thức được hình thành thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình
tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý
luận, hay kết hợp các quá trình này.
Hoạt động nhận thức của con người bao gồm việc tìm kiềm tri thức để tăng
cường hiểu biết về tự nhiên, xã hội và cuộc sống, đồng thời sử dụng các tri thức có
được để tạo nên các kỹ thuật, công nghệ và giải pháp nhằm không ngừng cải thiện
cuộc sống của mình. Trải qua nhiều thế kỷ tích luỹ, và ngày nay có thêm sự trợ giúp
đắc lực của Công nghệ thông tin, chúng ta đã có khả năng sử dụng rộng rãi tri thức
trong các hoạt động kinh tế, xã hội ở vào thời đại mà bản thân thông tin và tri thức
cũng đang trở thành yếu tố chính của các loại hoạt động đó. Ngày nay, con người
không chỉ thụ động sử dụng những tri thức đã tìm kiếm được, mà càng ngày càng chủ
động tìm kiếm, thu thập thêm nhiều tri thức cho hoạt động của mình.
2. Dạng tồn tại của tri thức
Tri thức có 2 dạng tồn tại chính:
- Tri thức hiện (explixit knowledge): Tri thức hiện là các tri thức được hệ thống
hóa trong các văn bản, tài liệu, hoặc báo cáo, chúng có thể được chuyển tải trong
những ngôn ngữ chính thức và có hệ thống. Con người có thể dễ dàng nắm bắt, lưu
trữ, và có thể chia sẽ bằng nhiều cách, và ngày nay con người sử dụng công nghệ hiện
đại (ví dụ: truyền điện tử, được lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu hoặc máy tính xử lý).
- Tri thức ẩn (tacit knowledge): là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực
tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó được hệ thống hóa trong
các văn bản và chuyển giao. Các tri thức này là cá nhân, gắn liền với hoàn cảnh và
công việc cụ thể. Tri thức ẩn rất khó để hình thành các tài liệu, văn bản, nhưng lại có
tính vận hành cao trong bộ não của con người.
Ví dụ: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất
tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa”
Nhóm 3 Trang 5
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
thành văn bản, khó để chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện
tập.
Sự phân biệt giữa tri thức ẩn và tri thức hiện:
Tri thức hiện
(Hồ sơ hóa)
Tri thức ẩn
(Bí quyết, gắn liền với con người)
Đặc tính
- Dễ dàng được hệ thống hóa
- Có thể lưu trữ
- Có thể chuyển giao, truyền đạt
- Được diễn giải và chia sẻ một
cách dễ dàng
- Mang tính cá nhân
- Mang tính bối cảnh cụ thể
- Khó khăn trong việc hệ thống hóa
- Rất khó tiếp nhận, truyền đạt và
chia sẻ
Nguồn
- Các tài liệu chỉ dấn hoạt động
- Các chính sách và thủ tục của tổ
chức
- Các báo cáo và cơ sở dữ liệu
- Các quá trình kinh doanh và truyền
đạt phi chính thức
- Các kinh nghiệm cá nhân
- Sử thấu hiểu mang tính lịch sử
II. Quản lý tri thức
1. Quản lý tri thức là gì?
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý tri thức, sau đây là một vài định nghĩa
đã được đưa ra:
“Quản lý tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện
kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biến
kiến thức”
De Jarnett, 1996
“Quản lý tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để
đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có
và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới”
Quintas et al, 1997
“Quản lý tri thức là họat động mà họat động này quan tâm tới chiến lược và
chiến thuật để quản lý những tài sản trọng tâm là con người”
Brooking, 1997
“Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và
chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh
tranh, và hoàn thiện”
Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ
Năm 1994, Davenport đã cung cấp định nghĩa vẫn thường được trích dẫn:
"Quản lý tri thức là quá trình nắm bắt, chia sẻ, và sử dụng hiệu quả kiến thức."
Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản lý tri thức, McAdam và
McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng các định nghĩa về quản lý tri thức thể hiện một miền
rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên
Nhóm 3 Trang 6
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã
hội). Các định nghĩa về quản lý tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau:
1. Quản lý tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực tiễn,
và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực;
2. Quản lý tri thức không phải là công nghệ thông tin, những tiến bộ trong công
nghệ thông tin hỗ trợ cho việc này tốt hơn;
3. Những vấn đề của con người và học tập là điểm trung tâm của quản lý tri thức.
Quản lý tri thức là nghệ thuật hay khoa học tập hợp dữ liệu có tổ chức và nhờ
vào khả năng nhận biết, hiểu rõ các mối quan hệ và những kiểu mẫu để chuyển nó
thành thông tin hữu ích có tri thức và giá trị có thể dễ dàng truy cập.
Quản lý tri thức là quá trình kiến tạo, thu nhận, lưu giữ, chia sẻ, phát triển, sử
dụng và biến tri thức tồn tại trong tổ chức thành những giá trị vật chất. Hoạt động này
bao gồm những nỗ lực biến tri thức cá nhân thành tài sản tri thức của toàn tổ chức, mọi
người đều có thể khai thác, sử dụng phục vụ cho sự phát triển chung. Ngoài ra, nó còn
mang ý nghĩa không ngừng tiếp nhận tri thức từ bên ngoài, có thể qua đào tạo, học hỏi
từ bạn hàng, đối tác, nhà cung ứng, khách hàng, thậm chí đối thủ cạnh tranh thông qua
việc xây dựng mô hình tổ chức luôn học hỏi.
2. Quản lý tri thức ra đời khi nào?
Thuật ngữ “tri thức” xuất hiện từ thời Plato và Aristote và được nghiên cứu nhiều
bởi các học giả hiện đại như Daniell Bell (1973), Peter Drucker (1993), Alvin Toffler
(1970, 1980), Macheal Polanyi (1958, 1967) và Ikujiro Nonaka (1991, 1995). Các học
giả này đã đưa ra những vấn đề xung quanh khái niệm tri thức, nguồn vốn hay tài sản
trí tuệ của doanh nghiệp.
Các khái niệm dữ liệu, thông tin, tri thức và sự thông thái của tổ chức cũng được
hình thành và phát triển bởi các học giả trên. Tuy nhiên, khái niệm “quản lý tri thức”
lần đầu tiên được đề cập đến từ đầu những năm 80. Melissie C. Rumizen, tác giả cuốn
“The complete Idiot’s guide to Knowledge Management”, cho rằng tiến sỹ Karl-Erik
Sveiby, người Thuỵ Điển, là người đầu tiên đưa ra khái niệm tài sản tri thức doanh
nghiệp vào năm 1979 nhưng không được đón nhận.
Một báo cáo gần đây của Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng tiến sỹ Karl M. Wiig (Viện
nghiên cứu tri thức - KRI) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về quản lý tri thức trong
một bài phát biểu tại Tổ chức lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILO) vào năm
1986. Và đến đầu những năm 90 thì quản lý tri thức mới thực sự “nở rộ” như một công
cụ mới trong quản lý. Thomas A. Stewart được xem như là người đầu tiên viết về quản
lý tri thức trên các tạp chí về doanh nghiệp với bài viết “Brainpower” trên tạp chí kinh
tế nổi tiếng “Fortune” vào năm 1991. Tiếp theo đó là cả một chuỗi các cuộc tranh luận
Nhóm 3 Trang 7
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
giữa các trường phái khác nhau về quản lý tri thức. Hàng trăm trang web về quản lý tri
thức ra đời và đến hôm nay, các quan niệm khác nhau về vấn đề này vẫn tồn tại.
3. Tại sao cần phải quản lý tri thức?
Trong suốt 50 năm qua, kinh tế thế giới đã có những bước chuyển rõ rệt từ nền
tảng sản xuất thuần tuý sang hệ thống sản xuất dựa vào kỹ năng và tri thức. Ở Mỹ, chỉ
trong vòng 40 năm số người lao động thuần tuý đã giảm gần một nửa (34% lực lượng
lao động vào năm 1980 so với 57% vào năm 1940). Các nhà đầu tư cũng nghiêng về
các tổ chức có năng lực quản lý tốt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những
thay đổi của thị trường thay vì chỉ chú trọng đến giá trị tài sản của tổ chức. Ngày nay,
tương lai và giá trị của một tổ chức phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản
phẩm/dịch vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể bắt nhịp với những nhu
cầu luôn thay đổi. Thay vì một số cách tiếp cận truyền thống các doanh nghiệp giờ đây
coi QUảN LÝ TRI THứC như một yếu tố mới nhưng quan trọng nhất để giữ vững lợi
thế cạnh tranh bằng thoả mãn khách hàng.
Tóm lại, có 4 lý do chính dẫn đến sự xuất hiện của quản lý tri thức:
Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi tổ chức phải liên tục đổi mới
sản phẩm và cải tiến hoạt động của mình dựa trên nguồn tri thức của mọi người trong
tổ chức.
Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng cho việc
bồi bổ kinh nghiệm và kiến thức lại giảm đi rất nhiều do phải chú trọng vào các tác
nghiệp hàng ngày. Vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông
minh nhất để không bị tụt hậu.
Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động. Nhu
cầu thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ năng cao tăng lên chính
là nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức. Khi ra đi, họ không chỉ làm giảm năng
suất của tổ chức mà còn mang đi những tri thức của mình, thậm chí cả tri thức của tổ
chức.
Đa phần các tổ chức thành công là những tổ chức nắm bắt nhanh, kịp thời,
và xử lý chính xác các nguồn thông tin (thị trường, khách hàng, sản phẩm…). Việc
biến các thông tin đó thành tri thức của tổ chức chính là lợi thế cạnh tranh mà không
phải nhà quản lý nào cũng làm được.
Quản lý tri thức đạt hiệu quả, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ đạt được những kết
quả rõ rệt như:
- Tăng Năng suất
- Thúc đẩy hoạt động đổi mới
- Cải thiện hiệu quả quản lý
- Nâng cao sự thoả mãn của Khách hàng
Nhóm 3 Trang 8
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
- Thu hút và khai thác nhân tài
- Khuyến khích học hỏi, chia sẻ
4. Quản lý tri thức như thế nào?
Yếu tố quan trọng nhất trong Quản lý tri thức là sự chia sẻ tri thức. Con người
thường coi tri thức là sức mạnh. Mỗi người đều muốn giữ một cái gì đó là điểm mạnh
của riêng mình, không muốn chia sẻ với người khác. Quả đúng vậy và đó là khó khăn
trong việc áp dụng phương thức quản lý tri thức của các nhà quản lý trong một tổ
chức.
Tuy nhiên, điều đó có thể khắc phục được nếu trong tổ chức đó quyết tâm tạo ra
một môi trường thuận lợi để mọi người thoải mái chia sẻ, hiểu đó là cách tạo lợi ích
thiết thực cho tổ chức mình, cho chính mình khi cùng nhau chia sẻ và học hỏi lẫn
nhau. Để làm được điều này, vai trò của người lãnh đạo là rất quan trọng. Không chỉ
khuyến khích, ghi nhận việc chia sẻ tri thức, nhà quản lý cũng cần chủ động chia sẻ tri
thức với nhân viên của mình một cách tích cực. Do đó, có thể dần hình thành nên một
văn hóa chia sẻ trong tổ chức.
Thực tế, có những cá nhân sẵn sàng chia sẻ và đón nhận tri thức mới từ người
khác, nhưng có thể họ không biết cần chia sẻ với ai, chia sẻ như thế nào, chia sẻ lúc
nào. Bởi vậy, cần có một qui định rõ ràng để mọi người trong tổ chức có thể đăng ký
chia sẻ một cách rõ ràng và qui định này cũng cần thể hiện những ghi nhận đối với
người chia sẻ.
Dựa vào sự phân loại tri thức, có thể chia các hình thức chia sẻ tri thức thành bốn
dạng chính:
- Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví
dụ: học nghề, giao tiêp, giảng bài ) thì việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri
thức ẩn. Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức
của người kia.
- Ẩn - Hiện: Một người mã hóa tri thức của mình ra thành văn bản hay các hình
thức hiện hữu khác thì đó lại là quá trình tri thức từ ẩn (trong đầu người đó) trở thành
hiện (văn bản, tài liệu, v.v.).
- Hiện - Hiện: Tập hợp các tri thức hiện đã có để tạo ra tri thức hiện khác. Quá
trình này được thể hiện qua việc sao lưu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu.
- Hiện - Ẩn: Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Điển hình quá trình này là
việc đọc sách. Học sinh đọc sách (tri thức hiện) và rút ra được các bài học, tri thức cho
mình (ẩn).
Một yếu tố không kém phần quan trọng trong quá trình quản lý tri thức mà hầu
hết các tổ chức phải đối mặt là làm thế nào để nắm bắt những kiến thức và kinh
nghiệm của các nhân viên hiện tại của họ, và tạo ra kết quả như mong muốn.
Nhóm 3 Trang 9
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Như ở phần trên, tri thức tồn tại ở hai dạng thức là tri thức ẩn và tri thức hiện, để
nắm bắt các tri thức đó như thế nào. Với kiến thức hiện có thể dễ dàng nắm bắt, lưu
trữ, và được truyền bằng cách sử dụng công nghệ hiện đại (ví dụ, truyền điện tử, được
lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu hoặc máy tính xử lý). Với kiến thức ẩn, là những hiểu
biết, kinh nghiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức nên nó là khó khăn để theo dõi và
nắm bắt. Vấn để đặt ra cho quá trình quản lý tri thức ở các tổ chức là làm thế nào để
nắm bắt được tri thức tiềm ẩn trong các nhân viên của của tổ chức.
III. Nắm bắt kiến thức
Có lẽ loại có giá trị nhất của thông tin được thu thập bởi hệ thống quản lý tri thức
là một quá trình mà một chuyên gia thực hiện một nhiệm vụ nhất định hoặc phương
pháp tiếp cận một vấn đề cụ thể. Điều này thường là khó khăn để nói lên, nhưng là
chìa khóa cho sự thành công của các chuyên gia (Frappaolo và Wilson).
Bước đầu tiên trong việc nắm bắt kiến thức tiềm ẩn được xác định trong tổ chức
là ai có kiến thức này. Sau đó tiếp cận với các chuyên gia đó trong tổ chức để có thể
thu thập thông tin của chuyên gia. Một phương pháp tiếp cận đầu tiên đặt ra câu hỏi
trực tiếp với chuyên gia; cách tiếp cận thứ hai phân tích tài liệu và các đầu ra được tạo
ra bởi các chuyên gia và biên dịch một hồ sơ chuyên gia.
Hỏi chuyên gia:
- Đặt những câu hỏi trực tiếp với các chuyên gia
- Tiết lộ quá trình suy nghĩ / mô hình về tinh thần
- Biên dịch hồ sơ chuyên gia
Phân tích nội dung tài liệu:
- Nội dung được đưa vào hệ thống, các thuật toán được sử dụng để đưa về gần
đúng nhận thức của con người
- Tích hợp nắm bắt kiến thức vào công việc hàng ngày và tóm tắt kiến thức
Trong các phương pháp tiếp cận đầu tiên, đặt câu hỏi và chuyên gia tìm cách tiết
lộ quá trình suy nghĩ và các mô hình tinh thần các chuyên gia sử dụng khi tiếp cận một
vấn đề. Thông tin này sau đó đã nhập vào một số định dạng cơ sở dữ liệu, sau đó có
thể được tìm kiếm bởi các bên liên quan để tìm kiếm kiến thức đó. Điều này có thể
được quản lý theo một trong hai cách: hoặc là có một kỹ sư tri thức đặt ra các câu hỏi
cho các chuyên gia, và sau đó tạo ra khuôn khổ để lưu trữ và phổ biến kiến thức; hoặc
bằng cách bỏ qua các kỹ sư tri thức và có bản thân các chuyên gia tạo ra khuôn khổ để
chuyển tiếp kiến thức của mình.
Trong cách tiếp cận thứ hai, công nghệ cần thiết là phức tạp hơn. Nhân viên gửi
nội dung vào hệ thống, sau đó đôi khi phải một giai đoạn phê duyệt. Thông tin này sau
đó được phân tích bằng hệ thống máy tính bằng cách sử dụng các kỹ thuật như nhận
dạng mẫu và các mạng neuron, có sử dụng các thuật toán phức tạp để gần đúng các
Nhóm 3 Trang 10
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
quá trình nhận thức của con người. Cách tiếp cận này cũng có thể làm cho quá trình
kiến thức nắm bắt ít rõ ràng hơn bằng cách tích hợp nó vào nhiệm vụ khác, chẳng hạn
như quản lý quan hệ khách hàng, hành động của nhân viên trên máy tính được nhập
vào phần mềm và phân tích cho các mục đích quản lý tri thức.
Một khi các chuyên gia được xác định và kiến thức của họ được nắm bắt và phân
tích, sau đó phải được trình bày trong một định dạng nào đó thì nó có ý nghĩa với
những người khác trong tổ chức. Các định dạng phổ biến nhất để lưu trữ và trình bày
thông tin mạng nội bộ và hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Mạng nội bộ nói chung là
linh hoạt hơn và có thể là ít tốn kém, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thì tốn kém hơn
giá từ miễn phí đến hàng triệu đô la.
IV. Vai trò thực tiễn của quản lý tri thức
1. Xuất phát từ nhu cầu nhân sự
Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng
tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do
chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử
lý của nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm
làm việc tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựng hệ thống quản lý tri thức trở nên
cần thiết.
Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm
hoạt động ngày càng lớn hơn. Lí do là vì các tổ chức đang có xu hướng kết hợp với
nhau để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, nhân viên trong các tổ chức khác nhau
thường xuyên phải làm việc với nhau. Hơn nữa, để phát triển một sản phẩm đòi hỏi
phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau (thiết kế, kĩ thuật, marketing, v.v.).
Nói cách khác, thành viên của một nhóm làm việc phải từ các bộ phận khác nhau, mà
họ thường chỉ biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình mà thiếu những hiểu biết cần
thiết về các lĩnh vực khác. Sự khác biệt về văn hóa cũng có thể gây khó khăn trong quá
trình làm việc nhóm. Vì vậy, việc tăng khả năng và hiệu quả làm việc nhóm, mà điển
hình là việc chia sẻ và trao đổi, của các thành viên trong nhóm là vô cùng cần thiết.
Quản ly tri thức có thể trở thành lời giải tối ưu cho bài toán này, bởi vì nó thúc đẩy
thảo luận và chia sẻ tri thức trong nhóm và tổ chức.
Thứ hai, là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán. Hiện nay, các
nhóm làm việc thường được thành lập để giải quyết những vấn đề, những dự án trong
thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm này thường được giải tán,
thành viên trở về với công việc thường ngày hoặc tham gia các nhóm làm việc khác,
nơi mà khả năng chuyên môn của họ có giá trị hơn là tri thức thu được ở các lĩnh vực
khác trong dự án. Điều quan trọng là, những tri thức đó lại không được lưu trữ lại, trở
thành “tài sản cá nhân” của nhân viên. Khi nhân viên đó ra đi, tri thức của tổ chức
Nhóm 3 Trang 11
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
cũng mất đi theo. Quản trị tri thức có thể giúp tổ chức giải quyết vấn đề này một cách
hiệu quả, bởi vì trong đó có quá trình “nắm bắt” các tri thức ẩn – qua các quá trình trao
đổi trực tiếp và việc lưu trữ tri thức ẩn dưới dạng hiện.
Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩ năng
và khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn. Ngày nay, thời gian chính
là yếu tố cạnh tranh quyết định giữa mọi tổ chức. Ta có thể phải đối mặt với những
thay đổi, những sáng tạo bất ngờ từ phía đối thủ, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị
trường không ổn định. Tổ chức rất có thể sẽ không bắt kịp được những bước tiến của
môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc phản ứng và ra quyết định trước một tình huống
của nhân viên cần phải không những chính xác mà còn phải càng nhanh càng tốt. Điều
này đòi hỏi trình độ tri thức của nhân viên phải cao hơn và thông tin phải được cung
cấp nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu quản lý tri thức tốt, bạn hoàn toàn có thể giải
quyết được những vấn đề này.
2. Xuất phát từ nhu cầu kinh tế
Lý thuyết kinh tế cũ cho rằng mọi tài sản đều dễ bị giảm giá trị khi thu hồi,
nhưng điều này không đúng với tri thức. Những quy luật chi phối tri thức thì khác hẳn
những quy luật chi phối thế giới vật chất.
Ví dụ:
- Cùng một cái máy tính, khi người A đang sử dụng, những người khác không sử
dụng được nữa.
- Sau khi người A sử dụng và chuyển giao cho người khác, chất lượng máy tính
coi như bị hao mòn và giảm giá trị.
Nhưng với tri thức, khi một người đang dùng, những người khác cũng có thể sử
dụng được. Và tri thức càng sử dụng nhiều thì càng tăng giá trị. Các nhà kinh tế học
gọi đó là quy luật tăng lợi nhuận: càng sử dụng, càng cung cấp nhiều giá trị - từ đó tạo
ra một chu trình tự tăng cường. Tri thức là biến số duy nhất lý giải nguyên nhân có
một khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị thị trường và cơ sở tài sản của một tổ chức
thành đạt. Không như các tài nguyên có giới hạn như đất, vốn, và nhân công, tài sản tri
thức và trí tuệ là những nguồn tài nguyên không giới hạn có thể sinh ra nhiều lợi
nhuận qua hệ thống sử dụng và ứng dụng chúng. Tri thức rộng giúp bạn có cái nhìn đa
chiều về cùng một hiện tượng, một biến đổi bất thường trên thị trường. Từ đó vừa có
khả năng chống đỡ, vừa có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Muốn có được điều này,
các doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ để
bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Cứ như thế tri thức ngày càng gia tăng.
Quản lý tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp tạo
ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và giá
trị thị trường không thể chối cãi được.
Nhóm 3 Trang 12
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
3. Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản lý tri thức
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn công việc.
Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin dễ dàng,
truyền tải chúng một cách nhanh chóng. Các công việc được hoàn thành dựa vào công
nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều. Sự quan trọng của công nghệ là không thể
phủ nhận. Nhưng, công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh. Ta có thể sở hữu một
công nghệ hoàn toàn mới, giúp tổ chức vượt lên trên đối thủ của mình. Nhưng, thời
gian sau đó, khi mà đối thủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì
yếu tố cạnh tranh sẽ bị mất đi. Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một
cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coi
công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài.
Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại
cho phép xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ
trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách
kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả có thể tạo ra các yếu tố cạnh
tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài.
Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn
thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu,
sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm
cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian
cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn, các quyết định ngày càng phải được
đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy yếu tố nào làm được điều này? Công nghệ
có thể giúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả,
nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và
kiến thức, kinh nghiệm của họ.
Tri thức chứ không phải công nghệ trực tiếp giúp người sở hữu nó ra quyết định.
Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp làm việc hiệu quả hơn, tự
mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu
đúng lúc nhất, v.v…
4. Tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản lý tri thức
Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh. Chính
những thay đổi về cơ cấu tổ chức này bắt buộc có một hệ thống quản trị tri thức hữu
hiệu.
Ví dụ với một dự án lớn đột nhiên gặp phải một vấn đề nan giải, sau một thời
gian tìm kiểm giải pháp, một thành viên trong dự án nhớ ra rằng trong một dự án trước
kia, vấn đề tương tự cũng đã nảy sinh và được giải quyết khá hiệu quả. Ở đây, đặt ra
vấn đề là làm sao áp dụng tốt nhất tri thức đã có để giải quyết vấn đề này.
Nhóm 3 Trang 13
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Ngày nay, các tổ chức làm việc theo định hướng dự án. Mỗi thành viên được
nhặt ra từ các bộ phận chức năng khác nhau để tạo ra một đội duy nhất. Các đội sau
khi hoàn thành xong dự án thường chuyển lên một dự án khác cao hơn hoặc phân tán
sang các dự án khác. Các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu được trong suốt quá trình
phát triển sản phẩm , dịch vụ lại không được chuyển đến các đội dự án phụ trách việc
phát triển các phiên bản sau trong quá trình tiến hoá dịch vụ sản phẩm đó . Ngoài ra
với cơ cấu tổ chức làm việc theo đội và dự án, các kỹ năng được phát triển trong quá
trình hợp tác thường sẽ bị mất đi khi đội đó tan rã và các tri thức qui trình mà đội thu
được sẽ không có điều kiện để sử dụng lại trong tương lai. Một hệ thống quản tri tri
thức trong trường hợp này sẽ giúp nắm bắt được các tri thức dự án, cho phép sử dụng
lại nó trong tương lai.
Toàn cầu hoá tạo ra một sân chơi phẳng, cạnh tranh hơn bao giờ hết. 20 năm
trước không ai có thể nghĩ Ấn Độ lại có thể trở thành sân sau của Mĩ với hàng loạt các
“call center” nằm rải rác khắp đất nước, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên toàn thế
giới, đặc biệt là các khách hàng từ Châu Âu và Mĩ. Ngày nay, Microsoft không nhất
thiết phải động tay vào tất cả các giai đoạn tạo ra một phần mềm. Họ có thể chuyển
phần việc gia công “ ít chất xám” sang các nước khác với mức lương chỉ bằng ½ mức
phải trả cho một lập trình viên tại Redmond. Cũng lúc đó, để sản xuất ra một chiếc
máy tính xách tay, Dell có một tập hợp hơn 40 nhà cung cấp – là những tổ chức,
xưởng, nhà máy trên toàn thế giới chuyên sản xuất linh kiện lắp ráp. Đó là lý do vì sao
cần quản trị tri thức.
Việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi các nước đang dần dần dỡ bỏ các
qui định, để thị trường tự điều chỉnh theo những qui luật vốn có của nó. Giả sử, bạn
đang có lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh bởi vì nhà cung cấp của bạn ở Hàn
Quốc và chính phủ Hàn Quốc thì đã dỡ bỏ các hàng rào qui định khiến đầu vào của
bạn rẻ hơn. Trong khi đó, tại Ấn Độ - nơi các hàng rào thuế quan vẫn còn tồn tại, đối
thủ đang phải chật vật mua đầu vào với mức giá cao hơn. Đột nhiên, Ấn Độ quyết định
dỡ bỏ tất cả các hàng rào thuế quan. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Thứ duy nhất có
thể làm là cắt giảm chi phí. Chúng ta bắt đầu loay hoay với việc cắt giảm biên chế, xa
thải, đuổi việc ,…. Ta quên mất một điều rằng khi loại một ai đó ra khỏi tổ chức cũng
loại luôn nguồn tri thức mà người đó có. Trong khi đó, điều tốt nhất là xây dựng một
hệ thống quản trị tri thức và các kỹ năng để tránh sáng tạo lại những gì đã có, đạt được
mục tiêu cắt giảm chi phí đồng thời cả lợi thế cạnh tranh dài hạn.
V. Một số ứng dụng
1. Quản lý nhân sự
Nguồn nhân lực đã trở thành “một tài sản quý nhất, quan trọng nhất và quyết
định nhất” cho sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một tổ chức nào. Song, khi nói về
Nhóm 3 Trang 14
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
những nhận thức được hầu hết mọi người chấp nhận này thì cần phải hiểu đó là nguồn
nhân lực có tri thức, có kỹ năng ở trình độ cao, biết lao động sáng tạo chứ không phải
sức lao động cơ bắp dựa trên kinh nghiệm. Lực lượng lao động xã hội đã có sự chuyển
biến rõ rệt từ những công nhân “cổ xanh” là chủ yếu thành những công nhân “cổ
trắng” là chủ yếu. Peter Drucker (1993) - một chuyên gia hàng đầu của lý luận quản lý
- đã nhận xét rằng: “Trong thời kỳ 1880, khoảng chín phần mười số người lao động là
lao động chân tay; ngày nay, con số này giảm xuống một phần năm. Bốn phần năm lực
lượng lao động là những người lao động tri thức”.
Toàn cầu hóa đã làm cho việc tiếp cận và mở rộng các thị trường dễ dàng hơn, dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực tốt nhất và rẻ nhất cho họat động của mình
và vì thế các lợi thế so sánh truyền thống đã mất đi, hoặc ít nhất đã yếu đi. Vì thế,
Drucker (1995) kết luận: “Chúng ta đang đi vào xã hội tri thức trong đó nguồn lực
kinh tế cơ bản không phải là vốn mà là và sẽ là tri thức” và “tri thức đã và đang trở
thành một nguồn lực kinh tế chủ yếu và là một nguồn lực thống trị - và có thể là duy
nhất - của lợi thế cạnh tranh. Những nhận xét của Drucker hoàn toàn phù hợp với
những dự báo của Alvin Tofler trong tác phầm nổi tiếng của ông về một xã hội tri
thức.”
Sự bùng nổ thông tin và tri thức với tốc độ chóng mặt hiện nay đã làm cho những
người lao động và các tổ chức khó khăn hơn trong việc giải quyết các vấn đề của
mình. Trong điều kiện bùng nổ của tri thức và thông tin, sự quá tải thông tin trở thành
một gánh nặng và vì thế để tìm được những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định
hoặc gỉải quyết vấn đề là cực kỳ khó và là một quá trình tốn kém rất nhiều thời gian và
công sức cho tất cả mọi người hiện nay. Trong một cuộc hội thảo về quản lý tri thức,
Bill Gate(1999) đã nhận xét: “Những người công nhân trí thức cần chia sẻ những hiểu
biết của họ, và cần tiếp cận những thông tin đúng (cần thiết) vào đúng thởi điểm. Và
điều này là cực kỳ khó hiện nay” (Trích từ VNU Business Media). Để giúp cho các tổ
chức và cá nhân xử lý và giải quyết tốt các vấn đề của mình cũng như để nâng cao
hiệu quả của các quyết định nói chung, với sự phát triển của công nghệ thông tin, từ
đầu những năm 1990 trở lại đây, các công ty trên thế giới và các nhà nghiên cứu đã áp
dụng và tiếp cận một xu hướng mới trong phát triển doanh nghiệp và các tổ chức đó là:
Quản lý tri thức (Knowledge Management).
Việc sớm và kiên trì ứng dụng quản lý tri thức vào quản lý và họat động của
doanh nghiệp dù dù trong một thời gian ngắn ngủi đã mang lại những kết quả khích lệ.
Cuộc khảo sát của Reuters vào năm 2001 chỉ ra rằng 90% các công ty triển khai các
giải pháp quản lý tri thức đă có những quyết định tốt hơn, và 81% công ty cho rằng họ
nhận thấy sự gia tăng năng suất một cách rõ rệt (Malhotra, 2001).
Nhóm 3 Trang 15
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Vào đầu những năm 80, tiến sỹ Eric Sveiby - một học giả người Thụỵ Điển - đã
gửi tới tạp chí Kinh Doanh thuộc đại học Harvard của Mỹ (Harvard Business Review)
một bài viết về tài sản tri thức doanh nghiệp. Ban biên tập tạp chí lịch sự từ chối đăng
bài của ông vì lý do “không phù hợp với các doanh nghiệp Mỹ”. Hơn 10 năm sau,
chính người Mỹ lại nói nhiều nhất đến tài sản tri thức và quản lý tri thức trong doanh
nghiệp. Những công ty đi đầu và đã tạo dựng nên sự thành công vượt trội nhờ khả
năng quản trị tri thức tuyệt vời của mình có thể kể tên như: Microsoft, Dell, Coca –
Cola, General Electric, Yamanouchi Pharmaceuticals, Nabisco…
Kinh nghiệm quản trị tri thức của Microsort:
Thư viện điện tử của Microsoft lưu trữ những thông tin về bất động sản, thương
hiệu hàng hoá và luật bản quyền là những ví dụ điển hình về quản trị tri thức tại một
công ty hàng đầu thế giới. Theo Bill Gates, xét theo nghĩa chung quản trị tri thức tại
Microsoft tức là việc thu thập và quản lý thông tin, phổ biến thông tin đến những
người cần biết và liên tục rà soát lại thông tin qua việc phân tích, hợp tác – là vô cùng
hữu ích. Quản trị tri thức không nhằm để chỉ một sản phẩm phần mềm hoặc một loại
phần mềm. Quản trị tri thức thậm chí không khởi đầu bằng công nghệ. Nó được khởi
đầu bằng mục tiêu và quy rìh doanh nghiệp cùng với sự nhận thức rõ ràng về nhu cầu
chia sẻ thông tin. Quản trị tri thức chính là quản lý luồng lưu chuyển thông tin, đưa
thông tin đến người dùng để họ có thể hành động nhanh nhất. Chúng ta nhớ lại
Michael Dertouzos đã từng nói rằng thông tin là một loại động từ, không phải một
danh từ ở dạng tĩnh. Quản trị tri thức là phương tiện chứ không phải kết quả sau cùng.
Kết quả sau cùng là nâng cao trí tuệ tập thể hay còn gọi là chỉ số thông minh của
công ty. Trong thị trường năng động ngày nay, một công ty phải có chỉ số thông minh
cao mới có khả năng cạnh tranh và thành công được. Khi dùng thuật ngữ chỉ số thông
minh của công ty, không chỉ nói đến những người thông minh trong công ty mà là một
phương thức đo lường mức độ chia sẻ thông tin cho mọi người và cách thức mọi người
trong công ty xây dựng và phát triển ý tưởng của mình trên ý tưởng của người khác.
Chỉ số thông minh công ty bao gồm việc chia sẻ kiến thức cũ và mới. Sự đóng góp cho
chỉ số thông minh công ty là do sự học tập của các thành viên và sự phối hợp tư tưởng
của nhiều người với nhau.
Nhân viên trong công ty có chỉ số thông minh công ty cao sẽ hợp tác với nhau
chặt chẽ để các nhân vật chủ chốt trong dự án đều được thông tin đầy đủ và tiếp thêm
sinh lực. Mục đích sau cùng của công t là sử dụng một nhóm nhân viên để phát triển
các ý tưởng tốt nhất tích hợp từ kinh nghiệm và ý tưởng của các thành viên khác trong
công ty, từ đó hành động trên cơ sở thống nhất mục đích và tập trung như thể một
người duy nhất.
Nhóm 3 Trang 16
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Các nhân viên điều hành cấp cao trong công ty cần phải có niềm tin vào việc chia
sẻ thông tin, kể cả khi có những lỗ lực lớn trong việc chia sẻ thông tin bị thất bại. Các
nhà lãnh đạo phải cho nhân viên thấy rằng họ không tự giam mình trong trong tháp
ngà, tách rời khỏi mọi người mà là sẵn sàng tham gia vào mọi công việc chia sẻ tri
thức của nhân viên. VD như Jacques Nasser, chủ tịch hãng xe hơi Ford vào mỗi ngày
thứ sáu đều gửi Mail cho 89.000 nhân viên của hãng trên toàn thế giới, thông tin cho
mọi người dù tốt hay xấu xảy ra trong công ty.
Khi tạo được một không khí động viên sự hợp tác chia sẻ tri thức, các nhà lãnh
đạo doanh nghiệp cần phải thiết lập các dự án chia sẻ tri thức trong toàn công ty để
làm cho viêc chia sẻ thông tin trở thành một phần trong công việc. Sức mạnh không
chỉ đến từ tri thức tích luỹ mà phải từ tri thức chia sẻ. Giá trị và hệ thống khen thưởng
của một công ty phải phản ánh được tư tưởng này.
Quản trị tri thức sẽ hỗ trợ cho công ty trong bốn lĩnh vực chính: hoạch định, dịch
vụ khách hàng, huấn luyện và hợp tác dự án. Nếu các nhà lãnh đạo chưa từng thực
hiện công tác quản trị tri thức tại công ty, hãy xem xét lại một trong hai lĩnh vực nào
đó để tiến hành các dự án quản trị tri thức. Các nhà lãnh đạo có thể dùng thành công
của những dự án này để khuyến khích các dự án quản trị tri thức trong các lĩnh vực
kinh doanh khác. “Trong một vài năm tới, tất cả các công ty hàng đầu sẽ có khả năng
chia sẻ tri thức tương tự như những gì Microsoft đã thực hiện” – Bill Gates.
2. Quản lý tri thức ở các doanh nghiệp
Sự quan tâm đến công tác quản lý tri thức đã tăng lên cùng với sự tiến bộ của các
công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ tri thức một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, lịch sử đã nhắc nhở rằng mọi người vẫn có khả năng truyền đạt tri thức cho
nhau mà không hề được trang bị những công nghệ như hiện nay. Các thợ thủ công đã
truyền nghề bằng những phương pháp đã tồn tại được qua rất nhiều thế kỷ. Nhiều thứ
trong cuộc sống của chúng ta hiện nay có được là nhờ vào thành quả của những việc
làm như vậy. Việc truyền nghề và dạy việc được thực hiện theo những nhóm ít người,
vì khi chỉ có một hoặc hai người, thì việc hướng dẫn kèm cặp của người thợ cả dễ
dàng hơn, so với khi có hàng chục người. Nếu không có phương pháp truyền đạt tri
thức hữu hiệu này, thì có rất nhiều việc bây giờ chúng ta phải mày mò làm lại.
Với các tổ chức khác nhau, nguồn tri thức và phương pháp quản lý tri thức cũng
khác nhau, trong khi đó phần lớn tài liệu nói về quản lý tri thức lại đều chú trọng đến
các tổ chức lớn, mang tính quốc tế, với cơ cấu quản lý kiểu phương Tây. Ở đây sẽ đề
cập đến quản lý tri thức ở các tổ chức nhỏ, không có chung hoàn cảnh, cấu trúc mà các
lý thuyết quản lý tri thức đã xây dựng. Những tổ chức như vậy thường ít khi bổ nhiệm
cán bộ chuyên trách việc quản lý tri thức, mà dựa vào các nhà tư vấn quản lý thông tin
và tài liệu để phát triển công tác quản lý tri thức một cách hiệu quả.
Nhóm 3 Trang 17
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Các chuyên gia quản lý tri thức cho rằng tri thức là một nguồn lực quan trọng
nhất của tổ chức, một nguồn lực duy nhất mà các đối thủ không dễ dàng bắt chước
được, bởi vậy nó đem lại ưu thế cạnh tranh cho tổ chức. Thực tiễn quản lý tri thức hiện
nay chú trọng đến việc tạo ra tri thức mới và vận dụng kịp thời nguồn tri thức của tổ
chức để duy trì ưu thế chiến lược. Nó giả định rằng ở tổ chức đã tồn tại các hệ thống
hỗ trợ việc tạo ra tri thức, rằng các tri thức liên quan từ các nguồn nội bộ và bên ngoài
đã được ghi chép lại và lập chỉ số để giúp truy cập và sử dụng dễ dàng. Các tổ chức
phải sẵn sàng bỏ đi những tri thức đã lạc hậu.
Việc quản lý công tác thư viện và hồ sơ, hoặc quản lý thông tin có quan hệ chủ
yếu với những biểu hiện vật chất của tri thức ở dưới dạng tài liệu, cơ sở dữ liệu
(CSDL), sách, tạp chí và các vật ghi khác. Trong khi đó, quản lý tri thức quan tâm đến
tri thức của từng cá nhân và không được ghi chép, hoặc tri thức ngầm của mỗi người,
cũng như tri thức có thể quan sát, kể ra, hoặc tri thức được bộc lộ, mà không phải lúc
nào cũng được tổ chức thành hệ thống.
Về vấn đề này, Nonaka và Takeuchi (1998) đã nêu ra sự phân biệt giữa tri thức
và thông tin. Theo đó, tri thức là một thứ vô hình, trú ngụ ở một chỗ nào đó, có thể là
tinh thần hoặc vật chất và có thể tách ra, làm cho nó trở thành hữu hình, có khả năng
chuyển giao được nhờ các phương tiện (tài liệu, biên bản, sách, tạp chí, quy trình, sơ
đồ, phim ảnh, CSDL v.v ). Khi đó, tri thức sẽ trở thành thông tin. Theo định nghĩa
này, các cán bộ thông tin chủ yếu có quan hệ với thông tin (những bản ghi chép về tri
thức), chứ không phải với bản thân tri thức, còn các nhà quản lý và điều hành của tổ
chức thì lại có quan hệ với tri thức.
Việc quản lý tri thức hiện nay, được đề cập rất nhiều trong công trình của
Nonaka và Takeuchi (1995), trong đó đều nhận định về sự khác nhau giữa thông tin và
tri thức đã làm nảy sinh một số vấn đề then chốt. Chúng chủ yếu liên quan tới quá
trình mọi người tạo ra và chia sẻ tri thức, đem lại những khái niệm như: Một ý tưởng
sẽ có giá trị và hiệu quả chỉ khi nào mọi người có thể biết được điều họ biết; hay ý
thức được rằng, khi ai đó rời khỏi tổ chức thì tổ chức đó để mất đi những tri thức ẩn
chứa của người đó; hoặc sự cần thiết của sự chia sẻ thông tin và tri thức giữa các cán
bộ công nhân viên trong tổ chức nếu muốn tạo ra tri thức mới.
Với những vướng mắc như vậy, phần lớn những tài liệu gần đây về quản lý tri
thức đều chú trọng đến việc ghi chép, truy cập và chia sẻ loại tri thức vô hình, chứ
không chú ý lắm đến các phương pháp quản lý những thông tin và tri thức đã được ghi
chép. McShane và Glinow (1999) đã đề xuất một số phương pháp để tiếp nhận, chia sẻ
và sử dụng tri thức, tuy nhiên chúng không được phản ánh vào trong thực tiễn quản lý
tri thức. Tri thức là một thứ khó nắm bắt và tổ chức vì nó dựa vào kinh nghiệm và đặc
thù với mỗi hoàn cảnh một. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên là hầu hết các nỗ lực để
Nhóm 3 Trang 18
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
nắm bắt và tổ chức tri thức đều sử dụng các phương pháp mà sẽ dùng máy tính để lưu
trữ tri thức. Do đó, phần lớn hệ thống mà được mệnh danh là quản lý tri thức hiện nay
đã đều nhắm vào các biện pháp để ghi, đánh chỉ số và phân phối tốt hơn các tư liệu và
nguồn tin hiện có của tổ chức. Quan niệm cho rằng cần phải có công nghệ máy tính để
quản lý tri thức đã chiếm lĩnh toàn bộ công việc này. Theo Gartner (2000), việc đó đã
hạ thấp công tác quản lý tri thức thành ra một thứ mốt nhất thời về công nghệ thông
tin.
Vấn đề Quản lý tri thức ở những tổ chức nhỏ
Trong khi những tài liệu hiện nay đều cung cấp kiến thức về các chiến lược quản
lý tri thức ở các tổ chức lớn thì hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến công tác này ở
các tổ chức nhỏ. Ngoài sự khác nhau về số lượng nhân lực, những tổ chức nhỏ còn có
xu hướng chú trọng vào lĩnh vực hoặc địa phương, có phạm vi hoạt động hẹp, nguồn
tài chính và nhân lực hạn hẹp. Các nhà quản lý tổ chức thường chỉ chú trọng vào công
việc cốt lõi mà ít quan tâm đến các mặt hoạt động khác. Phần lớn các tổ chức đều
không có khả năng (hoặc không sẵn lòng) chi cho các dịch vụ tư vấn đắt tiền. ít hãng
bổ nhiệm cán bộ chuyên trách thông tin. Nhiều hãng có thể còn chưa ý thức được tiềm
năng của quản lý tri thức, vì lĩnh vực này vẫn nhằm vào các doanh nghiệp lớn, có
nguồn tài chính lớn để chi cho dịch vụ tư vấn và công nghệ.
Nếu như những kiến thức ngầm vẫn là loại tri thức quan trọng nhất đem lại thành
công cho tổ chức, thì các tổ chức nhỏ lại càng cần đến những tri thức như vậy. Họ cần
đến những tri thức do những cán bộ mới thuyên chuyển đến, các nhà tư vấn, các cán
bộ hợp đồng, các khách hàng mang lại cho tổ chức. Ngoài ra, họ cũng rất dễ bị mất
cán bộ vì sức hấp dẫn và chế độ ưu đãi hơn của các nơi khác.
3. Thư viện và vấn đề quản lý tri thức
Vai trò công nghệ thông tin
Ngày nay mọi nghiên cứu phát triển ngành thông tin – thư viện không tách rời
công nghệ thông tin, thậm chí hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Do đó việc đào tạo thông
tin – thư viện được đặt vào trong ngành công nghệ thông tin. Phương cách đào tạo này
không những tạo điều kiện học tập cho người làm công tác thông tin – thư viện nâng
cao kỹ năng công nghệ thông tin mà là cơ hội để đội ngũ này tiến xa hơn trên con
đường nghiên cứu phục vụ ngành nghề thông tin thư viện trong môi trường công nghệ
thông tin. Giá trị thư viện thay đổi từ “Sở hữu tài nguyên thông tin sang sử dụng công
nghệ mới để truy hồi thông tin”.
Tốc độ phát triển thư viện song hành với việc phát triển công nghệ thông tin.
Việc xây dựng thư viện số khắp nơi đã tạo nên sự liên thông thư viện trên phạm vi
toàn cầu. Công nghệ mới luôn được cập nhật. Hiện nay WEB (Công nghệ IP-based –
Nhóm 3 Trang 19
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Sử dụng HTTP trong việc truyền thông và HTMT/XML trong việc đóng gói thông tin)
là công nghệ hiện tại và tương lai của ngành thông tin – thư viện.
Tại Việt Nam, cần thay đổi tầm nhìn và cách nhìn về ngành nghề thư viện hiện
đại để thoát ra khỏi vỏ bọc lạc hậu, chiến thắng sức ì tâm lý, tiến đến việc “đi tắt đón
đầu” nhằm bắt kịp nhịp phát triển với Thư viện điện tử là một loại hình phục vụ
cho thư viện truyền thống, bao gồm việc phục vụ thông tin điện tử được đọc với sự hỗ
trợ của máy tính. Thư viện số - Digital Library, Thư viện số bao gồm những cơ sở dữ
liệu mở với siêu dữ liệu – metadata chứa những kết nối và mối quan hệ với những dữ
liệu và siêu dữ liệu khác chứa trong hay ngoài thư viện. Thư viện số là hình thức liên
thông giữa các thư viện điện tử được xây dựng theo những tiêu chí:
• Số hóa từng phần các cơ sở dữ liệu
• Cung cấp cơ sở tri thức chuyên ngành
• Xây dựng kho tài nguyên học tập
• Khai thác qua cổng thông tin – Portals
• Chuẩn hóa việc truy cập và trao đổi thông tin
Thư viện ảo – Virtual Library, thư viện ảo tổ chức một phương cách tra cứu tài
liệu đồng nhất trên các CSDL thật của các thư viện thành viên trong một consortium
bằng cách xây dựng một CSDL ảo.
Tài nguyên điện tử - Electronic Resources, Tài nguyên điện tử bao gồm: tài
nguyên điện tử miễn phí trên Internet, CD-ROM và CSDL CD-ROM, tạp chí điện tử,
CSDL trực tuyến, sách điện tử, vv…
Nhóm 3 Trang 20
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
PHẦN 2 BÀI TẬP
HỆ CHUYÊN GIA
Đề tài:
Chẩn đoán, phòng ngừa chữa trị kiểu dân gian các bênh thường gặp ở người
từ các triệu chứng lâm sàng.
I. Cơ sở lý thuyết
1. Hệ chuyên gia
Hệ chuyên gia, còn gọi là hệ thống dựa tri thức, là một chương trình máy tính
chứa một số tri thức đặc thù của một hoặc nhiều chuyên gia con người về một chủ đề
cụ thể nào đó. Các chương trình thuộc loại này đã được phát triển từ các thập kỷ 1960
và 1970, và trở thành ứng dụng thương mại từ thập kỷ 1980. Dạng phổ biến nhất của
hệ chuyên gia là một chương trình gồm một tập luật phân tích thông tin (thường được
cung cấp bởi người sử dụng hệ thống) về một lớp vấn đề cụ thể, cũng như đưa ra các
phân tích về các vấn đề đó, và tùy theo thiết kế chương trình mà đưa lời khuyên về
trình tự các hành động cần thực hiện để giải quyết vấn đề. Đây là một hệ thống sử
dụng các khả năng lập luận để đạt tới các kết luận.
Theo E. Feigenbaum : “Hệ chuyên gia (Expert System) là một chương trình máy
tính thông minh sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference
procedues) để giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi những chuyên gia mới
giải được”.
Một hệ chuyên gia bao gồm ba thành phần chính là cơ sở tri thức (knowledge
base), máy suy diễn hay mô tơ suy diễn (inference engine), và hệ thống giao tiếp với
người sử dụng (user interface). Cơ sở tri thức chứa các tri thức để từ đó, máy suy diễn
tạo ra câu trả lời cho người sử dụng thông qua hệ thống giao tiếp.
Người sử dụng cung cấp sự kiện (fact) là những gì đã biết, đã có thật hay những
thông tin có ích cho hệ chuyên gia, và nhận được những câu trả lời là những lời
khuyên hay những gợi ý đúng đắn (expertise).
Hoạt động của hệ chuyên gia dựa trên tri thức được minh họa như sau:
Hình 1: Hoạt động của hệ chuyên gia
Nhóm 3 Trang 21
Người sử dụng
(User)
Hệ thống
giao tiếp
(User
Interface)
Cơ sở tri thức
(Knowledge Base)
Máy suy diễn
(Interface Engine)
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Mỗi hệ chuyên gia chỉ đặc trưng cho một lĩnh vực vấn đề (problem domain) nào
đó, như y học, tài chính, khoa học hay công nghệ ,… mà không phải cho tất cả các lĩnh
vực.
Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia:
Hình 2: Những thành phần cơ bản của một hệ chuyên gia
- Cơ sở tri thức (Knowledge base). Gồm các phần tử (hay đơn vị) tri thức thông
thường được gọi là luật (Rule), được tổ chức như một cơ sở dữ liệu.
- Máy suy diễn (Inference Egine). Công cụ (chương trình, hay bộ xử lý) tạo ra sự
suy lụân bằng cách sẽ quyết định xem những luật nào sẽ làm thỏa mãn các sự kiện, các
đối tượng, chọn ưu tiên các luật có tính ưu tiên cao nhất.
- Lịch công việc (agenda). Danh sách các luật ưu tiên do máy suy diễn tạo ra thỏa
mãn các sự kiện, các đối tượng có mặt trong bộ nhớ làm việc.
- Bộ nhớ làm việc (working memory). Cơ sở dữ liệu toàn cục chứa các sự kiện
phục vụ cho các luậh.
- Khả năng giải thích (explaination facility). Giải nghĩa cách lập luận của hệ
thống cho người sử dụng.
- Khả năng thu nhận tri thức (explaination facility). Cho phép người sử dụng bổ
sung các tri thức vào hệ thống một cách tự động thay vì tiếp nhận tri thức vào hệ thống
một cách tự động thay vì tiếp nhận tri thức vào hệ thống bằng cách mã hóa tri thức một
cách tường minh. Khả năng thu nhận tri thức là yếu tố mặc nhiên của nhiều hệ chuyên
gia.
- Giao diện người sử dụng (User interface). Là nơi người sử dụng và hệ chuyên
gia trao đổi với nhau.
Nhóm 3 Trang 22
Cơ sở trí thức
Các luật
Bộ nhớ làm
việc
Máy suy diễn
Lịch công
việc
Khả năng giải
thích
Khả năng
thu nhận tri thức
Giao diện người sử
dụng
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Cơ sở tri thức còn được gọi là bộ nhớ sản xuất (production memory) trong hệ
chuyên gia. Trong một cơ sở tri thức, người ta thường phân biệt hai loại tri thức là tri
thức phán đoán (assertion knowledge) và tri thức thực hành (operating knowledge).
Các tri thức phán đoán mô tả các tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết
lập. Các tri thức thực hành thể hiện những hậu quả rút ra hay những thao tác cần phải
hoàn thiện khi một tình huống đã được thiết lập hoặc sẽ được thiết lập trong lĩnh vực
đang xét. Các tri thức thực hành thường được thể hiện bởi các biểu thức để dễ hiểu và
dễ triển khai thao tác đối với người sử dụng.
Hình 3: Quan hệ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức
Từ vệc phân biệt hai loại tri thức, người ta nói máy suy diễn là công cụ triển khai
các cơ chế (hay kỹ thuật) tổng quát để tổ hợp các tri thức phán đoán và các tri thức
thực hành. Hình trên đây mô tả quan hệ hữu cơ giữa máy suy diễn và cơ sở tri thức.
Biểu diễn tri thức trong hệ chuyên gia
Có rất nhiều phương pháp biểu diễn tri thức trong máy
- Dùng luật sản xuất, hệ chuyên gia dựa trên các luật
- Mạng ngữ nghĩa
- Ngôn ngữ nhân tạo
- Bộ OAV(Object Attributes Values)
- Khung (Frame)
2. Các loại Hệ chuyên gia
Có 2 dạng hệ chuyên gia thường dùng đó là hệ chuyên gia dựa trên luật và lập
luận trên tình huống.
Hệ chuyên gia dựa trên luật
ES dựa trên luật biểu diễn tri thức dưới dạng các luật if… then. Cách tiếp cận
này là một trong những kỹ thuật cổ điển và được sử dụng rộng rãi nhất dùng cho biểu
diễn tri thức về một lĩnh vực trong ES.
Đối với một ES, thì tiếp cận hướng từ mục tiêu sẽ tạo điều kiện cho quá trình giải
thích hơn. Vì trong một hệ hướng từ mục tiêu, việc suy luận theo đuổi một mục tiêu cụ
thể nào đó, mục tiêu đó bị chia thành nhiều mục tiêu con và cứ như thế. Kết quả là
việc tìm kiếm luôn luôn được hướng dẫn thông qua sự phân cấp mục tiêu và mục tiêu
Nhóm 3 Trang 23
Máy
suy diễn
Cơ sở tri thức
Tri thức phán đoán
Tri thức thực hành
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
con này. Trong khi ở tìm kiếm hướng từ dữ liệu không tồn tại điều này, kết quả là quá
trình tìm kiếm thường có vẻ dài dòng và không tập trung.
Để có một ví dụ cụ thể hơn về giải quyết vấn đề theo hướng từ mục tiêu, ta xét
một ES nhỏ dùng để chẩn đoán những trục trặc trong xe hơi, gọi tắt là ES “Chẩn đoán
xe hơi”:
Luật 1 IF động cơ nhận được xăng AND động cơ khởi động được
THEN trục trặc là do bugi.
Luật 2 IF động cơ không khởi động được AND đèn không sáng
THEN trục trặc là do ắcquy hoặc dây cáp
Luật 3 IF động cơ không khởi động được AND đèn sáng
THEN trục trặc là do môtơ khởi động
Luật 4 IF còn xăng trong bình chứa nhiên liệu AND còn xăng trong bộ chế hòa
khí
THEN động cơ nhận được xăng
Trong chế độ điều khiển hướng từ mục tiêu, đầu tiên mục tiêu cao nhất là “trục
trặc là do X” sẽ được đưa vào bộ nhớ làm việc như hình 5_2:
Hình 4: Hệ sinh tại thời điểm ban đầu của một lần chẩn đoán.
Có 3 luật đối sánh (match) với biểu thức này trong bộ nhớ làm việc: luật 1, 2 và
3. Nếu ta chọn luật ưu tiên theo số thứ tự của nó, thì luật 1 sẽ được thực hiện, khi đó X
sẽ được gắn kết (bound) với giá trị bugi và những tiền đề (vế trái) của luật 1 được đặt
vào bộ nhớ làm việc như hình 15.
Hình 5: Hệ sinh sau khi luật 1 được thực hiện.
Nhóm 3 Trang 24
Tiểu luận môn học Công nghệ tri thức
Để chứng minh mục tiêu con là động cơ nhận được xăng thì luật 4 được thực
hiện, và những tiền đề của luật này được đặt vào bộ nhớ làm việc như hình 5_4.
Hình 6. Hệ sinh sau khi thực hiện luật 4.
Tại thời điểm này, có ba mục trong bộ nhớ làm việc (các mục in nghiêng trong
hình 5_4) là không đối sánh với bất kỳ kết luận của luật nào. Trong tình huống này, ES
sẽ truy vấn trực tiếp người dùng về những mục tiêu mới này. Nếu người dùng xác
nhận cả ba mục tiêu này đều đúng, thì ES sẽ xác định một cách thành công rằng trục
trặc xe là do bugi. Trong quá trình tìm ra lời giải này, hệ thống đã kiểm tra nhánh trái
nhất của đồ thị Và/Hoặc trong hình 7.
Hình 7. Đồ thị Và/Hoặc được tìm kiếm trong ví dụ chẩn đoán xe ôtô.
Ưu điểm của ES dựa trên luật:
- Khả năng sử dụng trực tiếp các tri thức thực nghiệm của các chuyên gia.
Nhóm 3 Trang 25