ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
NGUYỄN MẠNH THẮNG
NHÓM DI TÍCH THỜI ĐẠI KIM KHÍ VEN
BIỂN BÀ RỊA-VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2006
1
MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương 1. Vài nét về tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu 9
1.1. Vị trí địa lý nhân văn, môi trường tự nhiên 9
1.1.1. Vị trí địa lý nhân văn 9
1.1.2. Môi trường tự nhiên 12
1.2. Lịch sử phát hiện nghiên cứu khảo cổ học ở Bà Rịa - Vũng Tàu 15
1.2.1. Trước năm 1975 15
1.2.2. Sau năm 1975 16
Chương 2. Nhóm di tích thời đại kim khí 20
2.1. Di tích 20
2.1.1. Vị trí địa lý, tính chất đặc thù của môi trường sinh thái 20
2.1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu 22
2.1.3. Đặc trưng di tích và loại hình di chỉ 26
2.1.4. Cấu tạo tầng văn hoá 30
2.2. Di Vật 32
2.2.1. Đồ đá 33
2.2.2. Đồ xương 40
2.2.3. Đồ gốm 44
Chương 3 Vị trí Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rịa - vũng tàu
trong thời tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu và miền đông nam bộ………… 62
3.1. Niên đại của nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rịa - vũng tàu 62
3.2. phác thảo Đôi nét về hoạt động kinh tế của nhóm cư dân thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rịa -
vũng tàu 64
3.3. Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh bà rịa vũng tàu trong mối quan hệ gần xa 66
3.3.1. Với nhóm di tích thời đại kim khí vùng đất ngập mặn Đồng Nai 67
3.3.2. Với di chỉ An Sơn và Lộc Giang (Long An) 69
3.3.3. Với di chỉ Rạch Núi (Long An) 71
2
3.4. tiểu kết chương 3 74
Kết luận 75
Tài liệu tham khảo 77
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh duyên hải Đông Nam Bộ, địa giới giáp
các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Biển Đông. Bà Rịa -
Vũng Tàu có những thuận lợi từ nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và nhân văn.
Là một tỉnh miền biển, có vai trò quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, trong những năm qua Bà Rịa - Vũng Tàu đã đẩy mạnh các hoạt động
kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, khai thác dầu khí, điện năng, hải sản, du lịch,
thƣơng mại, dịch vụ Nhờ có đƣờng lối phát triển đúng hƣớng, trong thời gian
qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu cùng cả nƣớc bƣớc
vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong bối cảnh nhiều thuận lợi và cả
những thách thức đang đặt ra của xu thế hội nhập thời kỳ toàn cầu hoá. Với nhận
thức văn hoá là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và động lực phát triển xã hội.
Việc nghiên cứu những giá trị văn hoá cổ nói chung, văn hoá tiền - sơ sử nói
riêng đối với Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay là rất cần thiết, góp phần khẳng định
bề dày về lịch sử - văn hoá vùng đất này, làm phong phú thêm truyền thống địa
phƣơng và bản sắc văn hoá dân tộc.
1.2. Những năm đầu thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu khảo cổ học Pháp đã
có những công bố việc phát hiện, nghiên cứu một số di tích khảo cổ học ở Bà
Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, những phát hiện quan trọng nhất và việc nghiên cứu
mang tính hệ thống về thời tiền - sơ sử của vùng đất này chỉ thực sự mới đƣợc
các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành từ sau năm 1975 trở lại đây.
2
Đặc biệt, trong các năm 1998, 2002, 2004 Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu kết
hợp với Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện KHXH Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện Khảo cổ học và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam điều tra các địa điểm ven sông
Thị Vải ở khu vực huyện Tân Thành. Qua đó đã phát hiện nhóm di tích tiền - sơ
sử nằm trong vùng sinh thái ngập mặn ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu. Những tƣ liệu vật chất thu đƣợc qua các cuộc khai quật và khảo sát
đã làm phong phú thêm nhận thức của chúng ta về một nhóm di tích mới, cùng
với những bằng chứng về đời sống kinh tế, văn hoá, tinh thần của những lớp cƣ
dân đầu tiên khai phá vùng đất này vào thời sơ kỳ kim khí.
Cùng với những phát hiện về khảo cổ học khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu, kết
quả khai quật và nghiên cứu thu đƣợc từ nhóm di tích vùng ngập mặn ven biển
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã góp phần rất quan trọng trong việc nghiên cứu văn
hoá tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu và Đông Nam Bộ, bƣớc đầu làm sáng rõ bức
tranh tiền - sơ sử ở khu vực.
1.3. Nghiên cứu văn hoá tiền - sơ sử, thông qua nhóm di tích vùng ngập
mặn ven biển và các kết quả nghiên cứu khảo cổ học khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần đề ra những kế hoạch cụ thể cho
công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hoá cổ. Đồng thời nó cũng
góp phần bổ sung về mặt tƣ liệu, hiện vật cho công tác trƣng bày bảo tàng và cho
việc nghiên cứu, biên soạn địa chí, lịch sử địa phƣơng.
1.4. Trong những năm công tác tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, nhất là
trong vài năm gần đây, tác giả luận văn đã có may mắn đƣợc trực tiếp tham gia
khảo sát, điều tra, khai quật một số di chỉ khảo cổ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, đặc biệt là nhóm di tích vùng ngập mặn ven biển trên địa bàn huyện
Tân Thành. Ngoài ra, tác giả còn đƣợc nghiên cứu các tài liệu có liên quan và đã
3
có một số báo cáo, bài viết về khảo cổ học thời tiền - sơ sử tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu. Đó là những điều kiện thuận lợi cho tác giả khi thực hiện đề tài luận văn
Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Kế thừa những
kết quả nghiên cứu của các đồng nghiệp đi trƣớc, thông qua luận văn tác giả
muốn góp phần giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện, sáng tỏ hơn trong
nghiên cứu văn hoá tiền - sơ sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam
Bộ nói chung.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2.1. Hệ thống hoá tƣ liệu và các kết quả nghiên cứu từ trƣớc tới nay về
nhóm di tích vùng ngập mặn ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cung cấp những
hiểu biết hiện nay về nhóm di tích này.
2.2. Trên cơ sở so sánh những tƣ liệu khảo cổ học tại nhóm di tích vùng
ngập mặn ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, luận văn đi sâu tìm hiểu mối quan hệ
nội tại, những đặc trƣng về di tích, di vật của nhóm di tích này, cũng nhƣ tìm
hiểu vị trí của chúng trong thời tiền - sơ sử vùng Đông Nam Bộ.
2.3. Luận văn góp phần cung cấp tƣ liệu và cơ sở khoa học về giai đoạn sơ
kỳ kim khí ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ. Qua đó bƣớc đầu
góp phần xác lập một nhóm di tích có cùng tính chất văn hoá và niên đại.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN
GIẢI QUYẾT
3.1. Đối tƣợng chính của luận văn là các di tích và di vật khảo cổ học thu
đƣợc qua những đợt khảo sát, thám sát nhóm di tích xã Phƣớc Hoà, khai quật địa
điểm Gò Cá Sỏi (Phƣớc Hoà), khai quật di chỉ Gò Cây Me (Tân Hoà). Đây là
nhóm di tích đều nằm trong vùng ngập mặn ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
4
Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn là những tƣ liệu và kết quả nghiên
cứu về khảo cổ học tiền - sơ sử trong khu vực, đặc biệt là vùng Đông Nam Bộ.
Ngoài ra có tham khảo các tƣ liệu về địa lý, địa chất, lịch sử, văn hoá, dân tộc có
liên quan.
3.2. Những vấn đề cơ bản luận văn cần đi sâu giải quyết.
- Xác định đặc trƣng cơ bản về di tích, di vật nhóm di tích thời tiền sử
phân bố trong vùng ngập mặn ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -Vũng
Tàu.
- Bƣớc đầu góp phần xác lập một nhóm di tích có cùng tính chất văn hoá
và niên đại.
- Phác thảo diện mạo nhóm di tích này trong văn hoá tiền - sơ sử Bà Rịa -
Vũng Tàu và trong nền cảnh chung Đông Nam Bộ.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Luận văn sử dụng phƣơng pháp khảo cổ học là chính trong việc
nghiên cứu các sƣu tập hiện vật nhƣ phân loại loại hình, miêu tả, đo vẽ, chụp
ảnh, dập hoa văn. Đây là phƣơng pháp chủ đạo trong việc hệ thống hoá, xử lý tƣ
liệu.
4.2. Sử dụng phƣơng pháp khảo cổ học truyền thống nhƣ điều tra, thám
sát, khảo cổ học thực địa nhằm hệ thống hoá tài liệu. Đồng thời sử dụng kết
quả nghiên cứu khoa học tự nhiên trong việc xác định cổ địa lý, môi trƣờng, niên
đại tuyệt đối, giám định xƣơng răng động vật.
4.3. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa các di tích, di
vật Gò Cây Me, Gò Cá Sỏi, nhóm di tích xã Phƣớc Hoà thuộc vùng ngập mặn
ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các di tích khác trong khu vực để tìm hiểu
những đặc trƣng riêng - chung và mối quan hệ qua lại của các cộng đồng cƣ dân
5
trong thời đại kim khí. Qua đó nhằm tái hiện phần nào bức tranh về nhóm cƣ dân
thời tiền - sơ sử đầu tiên cƣ trú trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
5.1. Luận văn lần đầu tiên tập hợp có hệ thống tƣ liệu các kết quả nghiên
cứu di tích, di vật Gò Cây Me, Gò Cá Sỏi và nhóm di tích phân bố trong vùng
ngập mặn ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, nhằm cung cấp cho
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu những thông tin, tƣ liệu đầy đủ về một
nhóm di tích mới.
5.2. Trên cơ sở những tƣ liệu đó, luận văn bƣớc đầu hệ thống hoá, tìm hiểu
những đặc trƣng riêng và chung. Qua đó bƣớc đầu xác lập một nhóm di tích có
cùng tính chất văn hoá và niên đại. Đây là nhóm cƣ dân sớm nhất hiện biết cƣ trú
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc sơ kì thời đại đồng thau.
5.3. Bƣớc đầu thử phác thảo diện mạo văn hoá nhóm di tích này trong nền
cảnh chung của khu vực Đông Nam Bộ.
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 70 trang, ngoài phần mở đầu 5 trang và kết luận 2 trang,
nội dung luận văn gồm 63 trang đƣợc bố cục trong 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Vài nét về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, quá trình phát hiện, nghiên
cứu khảo cổ học (10 trang).
Chƣơng 2: Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
(40 trang).
Chƣơng 3: Vị trí nhóm di tích thời đại kim khí ven biển tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu trong thời tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu và miền Đông Nam Bộ (13
trang).
Luận văn còn có phần phụ lục gồm:
6
- 2 bản đồ; 50 bản vẽ; 14 bản dập hoa văn gốm; 30 ảnh chụp di tích, di vật
từ số 1 đến số 30.
- Các bảng biểu thống kê theo loại hình và chất liệu; danh mục bảng biểu
thống kê bản vẽ, bản dập, bản ảnh; 7 trang tài liệu tham khảo với 74 tài liệu.
- Những trang đầu luận văn có lời cam đoan, lời cảm ơn, bảng các chữ viết
tắt và mục lục.
7
CHƢƠNG 1
VÀI NÉT VỀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ NHÂN VĂN, MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý nhân văn
Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duyên hải miền Đông Nam Bộ. Có tọa độ địa lý
từ 10
0
20' đến 10
0
45' vĩ Bắc và 107
0
đến 107
0
35' kinh Đông, cách thành phố Hồ
Chí Minh 125km về phía đông bắc. Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích tự nhiên
2.006,70km
2
với dân số gần 800.000 ngƣời, gồm 20 thành phần dân tộc. Trong
đó ngƣời Việt chiếm 97,50% dân số, các dân tộc khác có ngƣời Hoa, ngƣời Chơ
Ro, ngƣời Khơ Me, ngƣời Stiêng và ngƣời Tày. Địa giới hành chính phía bắc
giáp tỉnh Đồng Nai; phía tây giáp thành phố Hồ Chí Minh; đông, đông bắc giáp
tỉnh Bình Thuận; tây, đông nam giáp biển Đông.
Tổ chức hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay gồm thành phố Vũng
Tàu, thị xã Bà Rịa và 5 huyện: Tân Thành, Châu Đức, Long Đất, Xuyên Mộc và
huyện đảo Côn Đảo.
Lịch sử nhân văn vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải qua nhiều biến đổi
với một số nét sơ lƣợc nhƣ sau:
Qua những phát hiện về khảo cổ học đã chứng minh hàng ngàn năm trƣớc
con ngƣời đã có mặt trên vùng đất này.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu cho biết trên địa bàn tỉnh đã phát hiện các
di chỉ khảo cổ học thuộc nền văn hoá Óc Eo. Qua sự nghiên cứu của học giả
ngƣời Pháp và sau này của các học giả Việt Nam cho thấy sự có mặt của nền văn
hoá Óc Eo qua các di chỉ đã phát hiện nhƣ Bàu Thành (Long Đất), Suối Nghệ
8
(Châu Đức), Phƣớc Hoà - Hội Bài (Tân Thành) và trên địa bàn thành phố Vũng
Tàu [13, tr. 3 - 5]
Từ thế kỷ VII đến trƣớc thế kỷ XVI, trƣớc khi ngƣời Việt đến định cƣ ở
Bà Rịa - Vũng Tàu và cả vùng Đông Nam Bộ vùng đất này đƣợc xem nhƣ vùng
đệm giữa hai khối Chăm và Chân Lạp. Cƣ dân bản địa ở đây có ngƣời Mạ,
Stiêng, Chơ Ro.
Quá trình hình thành của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn liền với những sự
kiện thăng trầm của lịch sử trên dƣới 300 năm nay. Vào thế kỷ 16 - 17, trên vùng
đất ngƣời Mạ trƣớc đây ngƣời Việt đã đến khẩn hoang, sinh cơ lập nghiệp [13,
tr. 90 - 94].
Năm 1689, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Thống suất Lễ Thành Hầu Nguyễn
Hữu Cảnh vào Nam, lập phủ Gia Định gồm 4 tổng, trong đó tổng Phƣớc An
ngày nay là Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Năm Minh Mạng thứ 18 (1837) lập phủ Phƣớc Tuy (trong đó có Bà Rịa -
Vũng Tàu) thuộc tỉnh Biên Hoà.
- Hoà ƣớc Nhâm Tuất 1862, triều Nguyễn nhƣờng 3 tỉnh miền Đông Nam
kỳ cho thực dân Pháp. Ngƣời Pháp thành lập hạt thanh tra Bà Rịa gồm 7 tổng và
64 thôn.
- Năm 1867 đổi thành khu Tham biện Bà Rịa. Đến năm 1905 thành lập
tỉnh Bà Rịa. Nhà Nguyễn gọi Vũng Tàu là Thuyền Úc, thời Pháp gọi Cap Saint
Jacques thuộc Bà Rịa. Năm 1929 tách Vũng Tàu lập thành tỉnh Cap Saint
Jacques năm 1934 lại nhập về Bà Rịa cho đến năm 1945.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1947, chính phủ lâm thời Cộng
hoà Nam kỳ tách Vũng Tàu lập thành tỉnh Cap Saint Jacques. Sau năm 1951 đến
1954 hợp nhất tỉnh Bà Rịa với Chợ Lớn thành tỉnh Chợ Lớn.
9
- Năm 1957 chính quyền Sài Gòn hợp nhất Vũng Tàu, Bà Rịa thành tỉnh
Phƣớc Tuy. Năm 1963 hợp nhất Bà Rịa và Biên Hoà thành tỉnh Bà Biên. Một
năm sau đó lại tách ra. Sau đó hợp nhất với tỉnh Long Khánh thành tỉnh Bà Rịa
Long Khánh cho đến 1975.
- Sau 1975, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc tỉnh Đồng Nai. Năm 1979, tách
Vũng Tàu Côn Đảo thành lập Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo. Đến 1991, Chính
phủ quyết định thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trên cơ sở nhập Đặc khu Vũng
Tàu - Côn Đảo cũ với 3 huyện Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc của tỉnh
Đồng Nai.
Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay là tỉnh có vị trí rất quan trọng trong những
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với lợi thế ƣu đãi của thiên nhiên, Bà Rịa -
Vũng Tàu có thế mạnh về thăm dò khai thác, chế biến dầu khí, sản xuất điện
năng, khai thác chế biến thuỷ hải sản, dịch vụ xuất nhập khẩu thông qua hệ thống
các cảng biển, cảng sông, dịch vụ du lịch. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng
trọt cây công nghiệp phục vụ chế biến xuất khẩu.
Bên cạnh nguồn lực tự nhiên phong phú, nguồn lực con ngƣời năng động
đã góp phần to lớn cho sự phát triển của tỉnh trong cả hai thời kỳ xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2. Môi trường tự nhiên
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhƣ các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ có lịch sử
kiến tạo địa chất phức tạp, lâu dài, từ hàng triệu năm trƣớc. Các nhà địa chất cho
biết đây là vùng đất thuộc miền uốn nếp chuyển tiếp giữa địa khối Đà Lạt và
miền sụt võng của châu thổ sông Cửu Long. Từ giai đoạn Tân kiến tạo (Neogen
cách đây 25 triệu năm), nhất là từ cuối thời Poliocene (5 triệu năm) đến đầu
Pleistocene (2 triệu năm) xảy ra những hoạt động kiến tạo mạnh mẽ có tác động
10
đến cảnh quan môi trƣờng hiện tại. Cùng sự nâng lên của khối núi Nam Trung
Bộ, và Tây Campuchia, sự hạ thấp bù trừ giữa hai sơn khối đó, xảy ra sự phun
trào bazan qua các khe nứt kiến tạo mạnh mẽ có ảnh hƣởng nhiều đến cảnh quan
địa hình hiện nay.
Vào thời kỳ biển tiến Pleistocene giữa (700.000 năm) đã nhấn chìm một
phần đồng bằng Nam Bộ, đến Pleistocene muộn (125.000) biển lùi, đồng bằng
Nam Bộ đƣợc nâng lên, lộ ra trầm tích Pleistocene sau này gọi là phù sa cổ vào
khoảng thời Holocene trung kỳ cách ngày nay khoảng 6000 năm, hoạt động
phun trào lớn xảy ra tạo thành lớp phủ bazan trẻ lên phần lớn bề mặt vùng Đông
Nam Bộ. Đợt biển tiến Holocene trung đạt mức cực đại 5m, sau đó biển rút dần.
Đến 3000 năm cách ngày nay biển rút xuống tƣơng đƣơng mức nƣớc hiện tại
[40, tr. 15 - 17]. Quá trình biển thoái dẫn đến việc hình thành các đồng bằng phù
sa trẻ ở Long Đất, ven sông Thị Vải, hệ rừng ngập mặn và rừng sác phía nam của
tỉnh. Về cơ bản kiến tạo địa chất, địa hình, thuỷ văn đã khá ổn định nhƣ cảnh
quan hiện nay.
Vào khoảng 4.500 đến 2.500 cách ngày nay, các bãi biển hiện đại đã đƣợc
hình thành. Các đồng bằng thấp cửa sông phát triển trầm tích đầm lầy biển. Các
thung lũng bị bazan chắn dòng cơ bản đƣợc lấp đầy tạo thành các hồ, đầm lầy,
dọc theo bờ biển hình thành các cồn cát cao, tạo môi trƣờng thuận lợi cho một số
bộ phận dân cƣ di chuyển, định cƣ dần ở các vùng thấp, gần các thềm sông, đồng
bằng ven biển.
- Địa hình
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ, địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có địa thế không cao lắm, chia cắt không mạnh, xu thế thấp
11
dần về phía nam. Có bốn dạng địa hình cơ bản: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù
sa cổ, miền đồng bằng ven biển, vùng sình lầy ngập mặn cửa sông ven biển.
Miền đồi núi thấp độ cao trung bình từ 100 đến 300m, đƣợc xem là địa
hình cuối hệ núi và cao nguyên vùng Đông Nam Bộ. Địa hình phổ biến là đồi
thấp, xen kẽ vài khối núi granít dựng đứng nhƣ núi Mây Tào, núi Dinh, núi Thị
Vải, Châu Viên, núi Lớn, núi Nhỏ. Riêng Côn Đảo 88% là núi.
Bậc thềm phù sa cổ cao từ 50m đến 100m, phía nam miền núi thấp, từ Tân
Thành đến Xuyên Mộc tạo thành dải đất khá bằng phẳng, chủ yếu là đất xám,
một số nơi xen lẫn đất bazan màu mỡ.
Đồng bằng ven biển có độ cao dƣới 50m tạo thành do phù sa sông, biển
kết hợp. Dễ nhận thấy là phần đất bằng phẳng xen giữa núi Lớn, núi Nhỏ, ở
Vũng Tàu qua rìa nam Long Đất, Xuyên Mộc là những cồn cát, bãi lầy.
Vùng sình lầy ngập mặn ven biển đang tiếp tục hình thành bởi lƣợng phù
sa lắng đọng của sông Đồng Nai, sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ray. Là địa bàn
phát triển của sú, vẹt, đƣớc, đây cũng là nơi nhiều tôm cá và các loài giáp xác.
- Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, chế độ gió mùa, nóng ẩm, quanh
năm. Bà Rịa - Vũng Tàu có khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình hằng năm từ
26
0
C đến 27
0
C.
- Sông ngòi
Bà Rịa - Vũng Tàu không có những sông lớn. Sông Thị Vải do ba dòng
suối lớn hợp thành: suối Cả, suối Thái Phiên, suối Phú Mỹ (suối Nhum hay suối
Nhung) chảy qua huyện Tân Thành chảy ra vịnh Ghềnh Rái. Sông Dinh do suối
Hoài, suối Cầu hợp thành chảy qua vùng Bà Rịa đổ ra vịnh Ghềnh Rái. Sông Cái
lớn nhất tỉnh, do sông Ray, sông Hoả, sông Bà Đáp hợp lại chảy qua Xuyên
12
Mộc, Long Đất đổ ra biển Đông. Tuy không có những con sông lớn chảy trên địa
bàn tỉnh, nhƣng vịnh Ghềnh Rái lại là nơi hợp nguồn đổ ra biển của sông Đồng
Nai. Đây là nguồn cung cấp phù sa bồi đắp cho các đồng bằng phía nam tỉnh,
đồng thời đó cùng là tuyến giao lƣu chủ đạo giữa Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực.
Biển và bờ biển.
Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có đặc tính nắng quanh năm, chứa đựng
nhiều tài nguyên quý: dầu khí, cát trắng và hải sản. Có nhiều bãi cát đẹp thuận
lợi cho phát triển du lịch.
Động thực vật.
Rừng tự nhiên còn rất ít, trên địa bàn tỉnh còn 2 khu vƣờn quốc gia Bình
Châu - Phƣớc Bửu và Côn Đảo còn rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, sinh vật
biển đa dạng, phong phú.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhƣ vùng Đông Nam Bộ, có điều kiện tự nhiên
về mặt địa chất, địa hình, khí hậu, môi trƣờng có nhiều đặc điểm liên quan đến
đời sống của con ngƣời thời tiền sử với những nét chính sau:
Có nhiều loại đá khác nhau vừa đủ độ cứng, vừa thích hợp để chế tạo công
cụ, không có hoặc gần nhƣ không có đá vôi nên rất ít hang động do đó di tích
đều lộ ra ngoài trời [11, tr. 29 - 30].
Địa hình bị san bằng và xâm thực mạnh mẽ, vỏ phong hoá phát triển, từ đó
có nhiều loại đất sét, là nguyên liệu để làm gốm. Mặt khác cũng có ý kiến cho
rằng chính hiện tƣợng san bằng, xâm thực đã làm cho các di tích cƣ trú của
ngƣời tiền sử khó bảo tồn.
1.2. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN NGHIÊN CỨU KHẢO CỔ HỌC Ở BÀ RỊA -
VŨNG TÀU
1.2.1. Trước năm 1975
13
- Từ những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học Pháp đã phát hiện một
số di vật, di chỉ thời tiền - sơ sử. Holbé đã phát hiện rìu đá không vai ở Phƣớc Lễ
(Bà Rịa), Phƣớc Hải (Long Đất). Tại Bến Đầm (Côn Đảo) tìm thấy rìu đá mài.
Sau đó là gốm cổ ở Hàng Dƣơng - Côn Đảo.
Cuộc khai quật và nghiên cứu Bàu Thành (Long Đất) của P. Paris là cuộc
khai quật khảo cổ đầu tiên ở Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở nghiên cứu di vật
các nhà khảo cổ đi đến kết luận đây là di tích thuộc nền văn hoá Óc Eo.
- Tại nhà Mát Long Phƣớc (Bà Rịa), B. Rértegat, năm 1933 đã phát hiện
một kiến trúc gạch và một số di vật khác nhƣ mảnh tƣợng đồng, chân tƣợng hiện
đang tàng trữ tại Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.
- Tại công viên nhà Mát ở Vũng Tàu (nay là Bảo tàng BR - VT) đã tìm
thấy sƣu tập gồm 58 hiện vật bằng vàng và bạc. Sƣu tập này sau đó đƣa về
trƣờng Viễn Đông Bác Cổ năm 1926, nhƣng đáng tiếc những hiện vật này đã bị
thất lạc từ trƣớc cách mạng tháng Tám. Theo Malleret thì sƣu tập này thuộc nền
văn hoá Óc Eo [13, tr. 92].
- Tại Ghềnh Rái đã tìm thấy đƣợc tƣợng Phật bằng sa thạch.
- Tại Bến Đá - Vũng Tàu cũng phát hiện một tƣợng thần Visnu.
Trên đây là những phát hiện về dấu vết tiền - sơ sử, ngoài ra ở vùng phụ
cận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn có những phát hiện về các di chỉ tiền - sơ sử
khác nhƣ:
- Năm 1897, Herry tìm thấy rìu vai ở Cái Vạn - Đồng Nai. Đây là một di
chỉ nằm ven biển, gần sông Thị Vải, giáp huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
hiện nay.
- Năm 1927 phát hiện mộ cự thạch tại Xuân Lộc.
14
- Từ năm 1960 - 1973, E.Saurin đã lần lƣợt cho công bố một loạt 10 địa
điểm khảo cổ do ông phát hiện tập trung ở vùng Xuân Lộc, Dầu Giây [11, tr. 12 -
13].
Ngoài ra, còn nhiều phát hiện khác nhƣ mộ chum thời đại sắt sớm ở Phú
Hoà - Xuân Lộc. Đặc biệt là việc phát hiện trống đồng Heger loại I ở Thắng Tam
- Vũng Tàu, đó nhƣ là dấu ấn của mối giao lƣu Bắc - Nam ở vùng này [62, tr.
380 - 381].
1.2.2. Sau năm 1975
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, giới nghiên cứu khảo cổ học
Việt Nam mới có điều kiện để mở rộng địa bàn nghiên cứu ra phía Nam. Từ năm
1975 - 1991 khi phần lớn đất Bà Rịa - Vũng Tàu còn thuộc tỉnh Đồng Nai thì
công tác khảo cổ học còn hạn chế. Các cuộc nghiên cứu khảo cổ chủ yếu đƣợc
tiến hành quanh khu vực Bà Rịa:
- Năm 1984, Bảo tàng Đồng Nai khảo sát địa điểm Gò Dƣa đã phát hiện
một số hiện vật đá và gốm. Tại Láng Dài đã phát hiện tƣợng đá cụt đầu chạm
theo phong cách Óc Eo.
- Năm 1984 phát hiện và thám sát di chỉ Bƣng Bạc. Đến năm 1986 di chỉ
này đƣợc khai quật lần thứ nhất với qui mô khá lớn.
Từ năm 1991 trở lại đây công tác nghiên cứu khảo cổ học trên tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu đƣợc đẩy mạnh từ khi thành lập tỉnh và Bảo tàng Tổng hợp. Bảo
tàng tỉnh đã cử cán bộ sƣu tầm khảo sát và kết hợp với các cơ quan chuyên môn
nghiên cứu khảo cổ học nên đã có những phát hiện mới về khảo cổ học trên địa
bàn tỉnh.
15
- Trong năm 1992 - 1993 phát hiện hai bộ chày nghiền ở xã Suối Nghệ -
Châu Đức và phát hiện sƣu tập 12 rìu đá có vai tại Trại giam Bàu Lâm - Xuyên
Mộc.
- Đến năm 1994 Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp cùng Trung
tâm Nghiên cứu Khảo cổ học, Viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh do
TS. Phạm Đức Mạnh phụ trách điều tra khảo sát Bƣng Bạc. Di chỉ đã đƣợc khai
quật với qui mô lớn thu đƣợc một lƣợng hiện vật phong phú mang nhiều nét đặc
trƣng văn hoá độc đáo [38]. Cũng trong năm 1994, phát hiện một số di vật thời
tiền - sơ sử trên địa bàn Bà Rịa, Long Đất, Châu Đức. Đặc biệt trong đợt khảo
sát này đã phát hiện di chỉ Bƣng Thơm.
- Năm 1995 - 1996 tiến hành khảo sát di chỉ Bƣng Thơm. Đến 1997 cuộc
khai quật di chỉ này đƣợc tiến hành trên qui mô lớn do TS. Vũ Quốc Hiền chủ
trì. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bƣng Thơm có tính chất văn hoá tƣơng đồng
với Bƣng Bạc [2, tr. 18].
- Qua hàng loạt các phát hiện lẻ tẻ khắp nơi trên địa bàn Bà Rịa - Vũng
Tàu, đến năm 1998 Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu kết hợp với Trung tâm Khảo cổ
học thành phố Hồ Chí Minh điều tra các địa điểm ven sông Thị Vải ở khu vực
huyện Tân Thành. Đoàn khảo sát đã phát hiện đƣợc 9 gò nổi ven sông có dấu vết
tiền - sơ sử, trong đó đáng chú ý có Gò Cá Sỏi. Cuộc khai quật di chỉ này đƣợc
tiến hành ngay sau đó do TS. Bùi Chí Hoàng chủ trì [26].
- Tháng 9 năm 1999, Bảo tàng Tổng hợp đã phối hợp cùng Viện Khảo cổ
tổ chức khai quật di chỉ Hòn Cau. Cuộc khai quật này do TS. Nguyễn Trung
Chiến chủ trì. Đến tháng 8 - 2001, khu di tích mộ táng tại cồn Hải Đăng - Côn
Đảo đƣợc khai quật [5, tr. 108 - 109].
16
- Đầu năm 2002, qua khảo sát dọc sông Thị Vải trên địa bàn huyện Tân
Thành TS. Phạm Thị Ninh - Viện Khảo cổ đã phát hiện một số địa điểm có di chỉ
tiền - sơ sử nhƣ Gò Cây Me, Gò Cây Chôm, Gò Bảy Mộ, Gò Quát Trong, Gò
Quát Ngoài [43].
- Cũng trong năm 2002, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Bảo
tàng Tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện chƣơng trình Điều tra khảo sát lập
bản đồ di tích khảo cổ học trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong vòng
hơn một tháng, đoàn công tác đã tiến hành khảo sát trên địa bàn toàn tỉnh tới
từng huyện, từng thôn, bám vào địa hình nơi nghi vấn có dấu vết di chỉ khảo cổ,
dựa vào các nguồn thông tin từ nhân dân. Qua đợt khảo sát này đã thu đƣợc một
kết quả tốt, mở ra triển vọng mới về nghiên cứu khảo cổ học tiền- sơ sử trên địa
bàn tỉnh [21].
1.3. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Là một tỉnh miền biển vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều
thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Những tài liệu địa chất cho biết sau thời kỳ biển
thoái cách nay hơn 4000 năm, cảnh quan địa hình tỉnh cơ bản đã ổn định nhƣ
ngày nay. Chính vào thời kỳ này, cuộc sống của những cƣ dân thời tiền sử Đông
Nam Bộ đã có những thay đổi quan trọng, một số nhóm cƣ dân đã khai phá sinh
sống trên vùng sình lầy, vùng ngập mặn ven biển.
Những hoạt động khảo cổ học trên địa bàn tỉnh đƣợc biết đến với sự tiên
phong của các nhà nghiên cứu khảo cổ, địa chất ngƣời Pháp gần một thế kỷ qua.
Họ đã có những thành tựu bƣớc đầu trong việc nghiên cứu tiền - sơ sử Bà Rịa -
Vũng Tàu và miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, phải từ sau năm 1975, những hoạt
động nghiên cứu khảo cổ mới đƣợc tiến hành trên qui mô lớn hơn, cƣờng độ
mạnh hơn và đã đạt đƣợc những thành tựu, những dấu ấn quan trọng. Qua đó
17
bƣớc đầu làm sáng tỏ một số giai đoạn trong thời tiền - sơ sử Bà Rịa - Vũng Tàu
nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung.
Những phát hiện về khảo cổ học liên tục trong những năm gần đây đã
mang lại những nhận thức mới về nghiên cứu thời kỳ tiền - sơ sử và những giá trị
văn hoá độc đáo của thời kỳ này trên đất Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, nhóm di
tích khảo cổ học vùng ngập mặn ven biển huyện Tân Thành là nhóm di tích tiêu
biểu, có niên đại sớm và mang những đặc trƣng riêng biệt về loại hình di tích, di
vật. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc nghiên cứu giai đoạn sơ kỳ kim
khí của Bà Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ.
CHƢƠNG 2
NHÓM DI TÍCH THỜI ĐẠI KIM KHÍ
VEN BIỂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
2.1. DI TÍCH
2.1.1. Vị trí địa lý, tính chất đặc thù của môi trƣờng sinh thái
2.1.1.1. Về mặt địa hình, Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên vùng chuyển tiếp từ
vùng đồng bằng cực nam Trung Bộ với châu thổ Nam Bộ, địa thế không cao
lắm, chia cắt không mạnh, xu thế thấp dần về phía nam. Ở đây có bốn dạng địa
hình cơ bản là: miền đồi núi thấp, bậc thềm phù sa cổ, miền đồng bằng ven biển
và vùng sình lầy ngập mặn cửa sông ven biển. Nhóm di tích thời đại kim khí ven
biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đƣợc đề cập trong luận văn này đều đƣợc phát hiện
trên vùng sình lầy ngập mặn ven biển thuộc địa bàn huyện Tân Thành.
2.1.1.2. Huyện Tân Thành là một huyện nằm ở phía tây tỉnh, gồm một thị
trấn Phú Mỹ và bảy xã: Sông Xoài, Hắc Dịch, Châu Pha, Tóc Tiên, Mỹ Xuân,
Phƣớc Hoà và Hội Bài (Bản đồ 1). Là cửa ngõ quan trọng của tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu, Tân Thành có đƣờng quốc lộ 51 chạy dọc huyện nối với thành phố
18
Hồ Chí Minh. Huyện nằm đối diện với huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) qua
sông Thị Vải, nơi đã phát hiện một hệ thống các di chỉ khảo cổ học phân bố trên
các gò cao nhƣ Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Am.
Địa hình huyện Tân Thành chia ra làm hai phần rõ rệt:
- Phần cao thuộc các xã Sông Xoài, Hắc Dịch, Tóc Tiên và Châu Pha địa
hình đồi gò đất đỏ laterit xen lẫn các thềm phù sa sông suối cổ.
- Phần thấp ven biển thuộc thị trấn Phú Mỹ và ba xã Mỹ Xuân, Phƣớc Hoà
và Tân Hoà (Hội Bài cũ), là vùng sình lầy ngập mặn cửa sông ven biển xen lẫn
các gò đất.
Dạng địa hình thấp ven biển này đƣợc cấu thành cùng với đợt biển thoái
cách ngày nay hơn 4000 năm và hiện vẫn đang tiếp tục phát triển nhờ lƣợng phù
sa lắng đọng của các con sông trong vùng [21, tr. 5 - 6].
Trên dạng địa hình này phát triển mạnh loại rừng nhiệt đới ngập mặn ven
biển. Loại rừng nhiệt đới này chỉ phát triển ở vùng sình lầy, ở những vùng cửa
sông chịu tác động của thuỷ triều. Giới thực vật đa số là loại cây có nhiều bộ rễ
khác nhau nhƣng có chung một đặc điểm là khoẻ, bám chắc vào đất và có cơ
quan lục hoá đặc biệt. Rừng ngập mặn (Mangrove) với các loại cây nhƣ mắm
(Avicennia), đƣớc (Rhiophona), gió (Excorcaria), bần Đây cũng là vùng có
môi trƣờng sinh sống khá tốt cho các loại hải sản hoặc thuỷ sinh nƣớc lợ nhƣ
tôm, cua, sò, ốc, cá và các loại thú nhỏ nhƣ hƣơu, nai, chồn, nhím [26, tr. 1].
Hệ thống thuỷ văn vùng này gồm các sông Thị Vải, sông Dinh, sông Ông
Trịnh và các chi lƣu của nó đã cắt nhỏ địa hình thành nhiều mảnh, rồi cùng đổ
ra vịnh Ghềnh Rái. Chế độ thuỷ triều cũng góp phần quan trọng vào việc hình
thành thảm thực vật cũng nhƣ quần động vật nơi đây. Có thể nói, địa hình bị
19
chia cắt bởi các đƣờng nƣớc, chế độ thuỷ triều một ngày lên xuống hai lần (sáng
và chiều) là một đặc trƣng sinh thái của khu vực thấp ven biển này.
2.1.1.3. Hiện nay, môi trƣờng sinh thái vùng ngập mặn ven biển này đang
bị tàn phá trƣớc tốc độ phát triển của đời sống dân sinh, của công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nhƣ: phong trào đào ao nuôi tôm, cua thƣơng phẩm; của việc xây
dựng hệ thống đƣờng ống khí đốt, hệ thống giao thông mà Bà Rịa - Vũng Tàu là
một vùng trọng điểm trong tam giác phát triển của miền Nam Việt Nam.
Trong những năm gần đây, chính trên địa hình thấp ven biển này của
huyện đã phát hiện một số di chỉ khảo cổ học thuộc giai đoạn tiền - sơ sử.
2.1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu
Để có đƣợc những thành quả nghiên cứu từ nhóm di tích này chính là nhờ
vào sự đóng góp công sức to lớn của nhiều ngƣời, nhiều cơ quan. Những kết quả
khái quát, cơ bản nhất về nhóm di tích này đƣợc trình bày dƣới đây chính là sự
kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của cả quá trình đó.
Nhóm di tích thời đại kim khí ven biển huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu đƣợc phát hiện trong những đợt khảo sát, khai quật sau:
2.1.2.1. Tháng 2 - 1998 Trung tâm Khảo cổ học, Viện KHXH thành phố
Hồ Chí Minh và Bảo tàng Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp điều tra các di tích vùng
cận biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại xã Phƣớc Hoà, huyện Tân Thành, Đoàn công
tác đã phát hiện đƣợc 9 gò có vết tích tiền - sơ sử. Qua kết quả đào thám sát cho
thấy gốm ở 4 địa điểm là: Gò Tranh, Gò Ông Kiểng 2, Gò Cây Mai, Gò Cá Sỏi
có những nét tƣơng đồng với nhau. Đoàn công tác thống nhất nhận định, đây là
những di tích tiền sử có những đặc điểm riêng về tính chất di tích, loại hình gốm
20
và môi trƣờng sống so với các địa điểm khảo cổ học thuộc tiền sử Đông Nam Bộ
nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng [27, tr. 35 - 39].
2.1.2.2. Trên cơ sở của kết quả đợt khảo sát trên, ngay sau đó vào tháng 4
- 5 cùng năm, địa điểm Gò Cá Sỏi trong nhóm di tích này đƣợc khai quật với
diện tích 156m
2
. Kết quả thu đƣợc 115 đồ đá, 3 đồ gốm và 11.376 mảnh gốm các
loại. Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng - ngƣời chủ trì khai quật cho rằng niên đại của di
tích này tƣơng đƣơng với các di tích Bình Đa (Đồng Nai), Bến Đò (Thành phố
Hồ Chí Minh), thuộc giai đoạn kim khí, khoảng 3000 năm cách ngày nay [26, tr.
22].
2.1.2.3. Đầu năm 2002, qua khảo sát dọc sông Thị Vải trên địa bàn xã
Phƣớc Hoà, huyện Tân Thành, TS. Phạm Thị Ninh - Viện Khảo cổ học đã phát
hiện một số địa điểm có di chỉ tiền - sơ sử nhƣ Gò Cây Me, Gò Cây Chôm, Gò
Bảy Mộ, Gò Quát Trong, Gò Quát Ngoài. Qua kết quả khảo sát cho thấy gốm
của hai di tích: Gò Cây Me, Gò Bảy Mộ (lớp dƣới) rất giống với gốm Gò Cá Sỏi
(Bà Rịa - Vũng Tàu) và Rạch Núi (Long An) [43].
2.1.2.4. Tháng 6 - 8 năm 2002, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với
Bảo tàng Tổng hợp Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện chƣơng trình Điều tra khảo sát
lập bản đồ di tích khảo cổ học trên địa bàn toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại
vùng ven biển ngập mặn huyện Tân Thành, trên cơ sở phúc tra lại các địa điểm
đã phát hiện và nghiên cứu trƣớc đó, Đoàn công tác đã tiến hành mở rộng địa
bàn khảo sát và phát hiện thêm một số di tích tiền sử mới có nhiều nét gần gũi
với nhóm di tích thuộc giai đoạn kim khí của hai đợt khảo sát, khai quật trên
nhƣ: Gò Phƣớc Lộc I và II, Gò Ông Năm Thạnh, Giồng Ông Lân (xã Phƣớc
Hoà); di chỉ Gò Cây Me (xã Tân Hoà thuộc xã Hội Bài cũ) [21, tr. 20 - 22].
21
2.1.2.4. Trên cơ sở của kết quả khảo sát, nhận thấy rõ tầm quan trọng của
di chỉ Gò Cây Me (xã Tân Hoà) trong việc nghiên cứu thời kỳ tiền - sơ sử của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng nhƣ miền Đông Nam Bộ, tháng 7 - 8 năm 2004,
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
tiến hành khai quật di chỉ Gò Cây Me (Ảnh 1-6). Qua 300m
2
khai quật và thám
sát, đợt khai quật đã thu đƣợc 178 đồ đá(Ảnh7-30), 27 đồ xƣơng, 23 đồ gốm và
131.877 mảnh gốm các loại. Qua đối chiếu so sánh tổ hợp di vật, đặc biệt là đồ
gốm, những ngƣời khai quật cho rằng di chỉ này có cùng tính chất và nội dung
văn hoá với nhóm di tích xã Phƣớc Hoà nhƣ Gò Cá Sỏi, Gò Cây Me, Gò Bảy
Mộ và Rạch Núi, niên đại khoảng 3000 năm cách ngày nay [66, tr. 172 - 174].
2.1.2.5. Nhƣ vậy, qua những đợt điều tra, khảo sát và khai quật khảo cổ
học cho thấy trong tổng số 16 địa điểm khảo sát, 11 địa điểm có đặc trƣng di
tích, di vật (đặc biệt là đồ gốm) rất giống nhau, tạo thành một nhóm di tích thời
đại kim khí ở vùng này (Bảng 1; Bản đồ 2).
Bảng 1: Vị trí nhóm di tích kim khí ven biển Bà Rịa-Vũng Tàu
Số
tt
Tên địa
điểm
Vị trí
Diện
tích
(m
2
)
Năm phát hiện, thám
sát, khai quật với diện
tích (m
2
)
Nguồn
1
Gò
Tranh
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
33' 85''
vĩ Bắc và 107
0
02' 93''
kinh Đông
1500
1998 phát hiện, thám
sát 6m
2
. Có khả năng
khai quật.
27:36
2
Gò Ông
Kiểng 2
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
32' 28''
3000
1998 phát hiện, thám
sát 4m
2
. Có khả năng
27:37
22
vĩ Bắc và 107
0
03' 56''
kinh Đông
khai quật.
3
Gò Cây
Mai
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
34' 07''
vĩ Bắc và 107
0
20' 83''
kinh Đông
100
1998 phát hiện, khảo
sát. Ít có khả năng
khai quật.
27:37
4
Gò
Cá Sỏi
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
33' 39''
vĩ Bắc và 107
0
03' 37''
kinh Đông
300
Tháng 2/1998 phát
hiện, thám sát 8m
2
.
Tháng 4/1998 khai
quật 156m
2
.
26;
27:38-
39.
5
Gò
Cây Me
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
32'
150'' vĩ Bắc và 107
0
03'
516'' kinh Đông
150
2002 phát hiện, thám
sát 5m
2
. Ít có khả
năng khai quật.
43:5-9
6
Gò
Bảy Mộ
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
31'
389'' vĩ Bắc và 107
0
04'
524'' kinh Đông
900
2002 phát hiện, thám
sát 1m
2
. Có khả năng
khai quật.
43:10-
11
7
Gò
Phƣớc
Lộc I
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
32'
661'' vĩ Bắc và 107
0
03'
762'' kinh Đông
170
2002 phát hiện, khảo
sát. Có khả năng khai
quật.
21:20
8
Gò
Phƣớc
Lộc II
Xã Phƣớc Hoà, huyện
Tân Thành. 10
0
32'
770'' vĩ Bắc và 107
0
03'
250
2002 phát hiện, khảo
sát. Có khả năng khai
quật.
21:20