Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Duy Hồng

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Duy Hồng

Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số

: 60 31 95

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ XUÂN THỌ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2008


HÌNH 2.5. BẢN ĐỒ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU




12Km



HÌNH 2.4. LƯỢC ĐỒ CÁC TRỤC PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP NAM BỘ


LỜI CẢM ƠN
 Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Khoa
học Cơng nghệ và Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí và các
Thầy Cơ trong khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phạm Thị Xuân Thọ - Cơ
đã tận tình hướng dẫn trong suốt q trình nghiên cứu để hoàn thành
luận văn.
 Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các Thầy Cô trong trường
THPT Ngô Quyền tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tơi hồn thành luận văn.
 Cuối cùng, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, những người thân
yêu, bạn hữu đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những ngày
học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh 2008
Tác giả
Nguyễn Duy Hồng


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ, bản đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ cấu kinh tế..................................................................................................... 8
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................................. 13
1.3. Cơng nghiệp và cơng nghiệp hóa ..................................................................... 20
1.4. Cơ cấu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp................................. 22
1.5. Khái quát sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp Việt Nam trong thời kì đổi
mới.................................................................................................................... 25
1.6. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của một số nước
trong khu vực.................................................................................................... 27
Chương 2: HIỆN TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CƠNG NGHIỆP
TỈNH



RỊA



VŨNG

TÀU

THEO

HƯỚNG


CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI HỐ
2.1. Khái qt nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu............. 31
2.2. Khái quát kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...... 53
2.3. Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo
hướng CNH, HĐH ........................................................................................... 62
2.4. Nhận định hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà RịaVũng Tàu theo hướng CNH, HĐH................................................................... 94


Chương 3 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG
TÀU THEO HƯỚNG CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN ĐẠI
HỐ ĐẾN NĂM 2020
3.1. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến
năm 2020 ........................................................................................................ 100
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH .............................. 121
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 127
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCN – TTCN : Cụm công nghiệp - Tiểu thủ cơng nghiệp
CNH, HĐH


: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá

FDI

: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

GNP

: Gross Nation Product - Tổng sản phẩm quốc dân

CNCB

: Công nghiệp chế biến

GO

: Giá trị sản xuất công nghiệp

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐH

: Hiện đại hóa


ICOR

: Incrumental Capital Output Ratio - Tỷ số gia tăng tư bản/đầu ra

KCN

: Khu cơng nghiệp

NICs

: Các nước mới cơng nghiệp hóa

NN

: Nước ngồi

NLSTP

: Nông lâm sản thực phẩm

PP

: Phân phối

SXCN

: Sản xuất công nghiệp

UNIDO


: Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc

USD

: Đô la Mỹ

VA

: Giá trị tăng thêm

VKTTĐPN

: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

VLXD

: Vật liệu xây dựng

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Xingapo giai đoạn 1966 – 2007.......29
Bảng 2.1 : Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................................36
Bảng 2.2 : Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt ở vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu ..........37
Bảng 2.3 : Một số khoáng sản vật liệu xây dựng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..........39
Bảng 2.4 : Dự báo nguồn nguyên liệu thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...........40
Bảng 2.5 : Dự báo dân số và nguồn lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu................41

Bảng 2.6 : Danh mục các cảng đang hoạt động trên địa bàn................................44
Bảng 2.7 : Quy mô GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2005...........55
Bảng 2.8 : Thu nhập GDP bình quân đầu người của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.....56
Bảng 2.9 : Tốc độ tăng trưởng GDP (khơng tính dầu khí) ...................................57
Bảng 2.10 : Cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu..........................................58
Bảng 2.11 : Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.............................................................................................61
Bảng 2.12 : Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1993 – 2007 ...................63
Bảng 2.13 : Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
theo giá so sánh 1994 ..........................................................................66
Bảng 2.14 : Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn
1993 – 2006 theo giá so sánh 1994 ....................................................68
Bảng 2.15 : Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.............................................................................................71
Bảng 2.16 : Số cơ sở công nghiệp phân theo ngành của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.............................................................................................72
Bảng 2.17 :

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 1995 – 2005 theo giá hiện hành .........................72

Bảng 2.18 : Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai
thác mỏ theo giá so sánh 1994 ............................................................74


Bảng 2.19 : Lao động hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác mỏ tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu..............................................................................75
Bảng 2.20 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến...........................76
Bảng 2.21 : Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện,
ga, nước theo giá so sánh 1994 ...........................................................79

Bảng 2.22 : Cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có
tính dầu khí theo giá so sánh 1994 ......................................................81
Bảng 2.23 : Cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
khơng tính dầu khí theo giá so sánh 1994 ...........................................82
Bảng 2.24 : Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế theo
giá so sánh 1994 ..................................................................................84
Bảng 2.25 : Số lượng và quy mô cơ sở sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006 ........................................................86
Bảng 2.26 : Số lượng lao động và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh
tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006..............................86
Bảng 2.27 : Năng suất lao động công nghiệp theo thành phần kinh tế của tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá so sánh 1994 ..........................................88
Bảng 2.28 : Các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu tính đến năm 2007..............................................................91
Bảng 2.29 : Cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp theo đơn vị hành chính ..............92
Bảng 3.1 : Dự báo GDP và cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm
2020 theo giá so sánh 1994 ...............................................................102
Bảng 3.2 : Dự báo giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng công nghiệp đến
năm 2020 theo giá so sánh 1994 .......................................................111
Bảng 3.3 : Danh mục các khu công nghiệp phát triển mới đến năm 2020 ..........119
Bảng 3.4 : Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp theo đơn vị hành chính
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 theo giá so sánh 1994.. .......120


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dầu khí theo giá
so sánh 1994................................................................................... 59
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khơng có dầu khí
theo giá so sánh 1994...................................................................... 60
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng

Tàu ................................................................................................. 62
Biểu đồ 2.4 : Cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai
đoạn 1993 – 2006 theo giá so sánh 1994 ....................................... 68
Biểu đồ 2.5

:

Cơ cấu lao động phân theo ngành công nghiệp tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu ..................................................................................... 71

Biểu đồ 2.6 : Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến theo giá
so sánh 1994.................................................................................... 79
Biểu đồ 2.7 : Cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu có tính dầu khí theo giá so sánh 1994...................................... 82
Biểu đồ 2.8 : Cơ cấu sản giá trị phẩm cơng nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu khơng tính dầu khí theo giá so sánh 1994 ............................... 83
Biểu đồ 2.9 : Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế Bà Rịa –
Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006.................................................... 87
Biểu đồ 2.10 : Cơ cấu giá trị sản xuất cơng nghiệp theo đơn vị hành chính
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo giá so sánh 1994 ............................. 93
Biểu đồ 3.1 : Dự báo cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dầu khí
theo giá so sánh 1994 năm 2010 và năm 2020 ............................. 103
Biểu đồ 3.2 : Dự báo cơ cấu GDP của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khơng có
dầu khí theo giá so sánh 1994 năm 2010 và năm 2020................. 103
Biểu đồ 3.3 : Dự báo cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo đơn vị hành
chín tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2010 và năm 2020…………...120


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Hình 2.2 : Bản đồ phân bố các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu
Hình 2.3 : Bản đồ hiện trạng phân bố các khu công nghiệp, cụm tiểu thủ cơng
nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Hình 2.4 : Lược đồ các trục phát triển cơng nghiệp Nam Bộ
Hình 2.5 : Bản đồ cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là quy luật tất yếu, khách
quan đối với sự phát triển KT – XH của một quốc gia. Để đạt được thành công và
hiệu quả cao trong tiến trình CNH, HĐH đất nước địi hỏi mỗi quốc gia, mỗi địa
phương phải xây dựng cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lí, bố trí, sắp xếp lại các
ngành sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển, xuất phát từ hoàn cảnh thực tế trong
nước và những yêu cầu mới trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, đặc biệt
quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển một nền công nghiệp ngày càng tiên tiến
và hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, từ năm 1986 Đảng và
Nhà nước ta đã tiến hành CNH, HĐH đất nước, nhằm xây dựng một cơ cấu kinh tế
ngày càng hợp lí và hiện đại, đưa đất nước ta dần thoát khỏi tình trạng kém phát
triển để đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Trong xu thế tiến hành CNH, HĐH trong toàn quốc, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu từ khi thành lập (08/1991) đến nay, cũng đã tiến hành CNH, HĐH các ngành
kinh tế của tỉnh và từng bước đã xây dựng một cơ cấu kinh tế khá hợp lí xét cả về
cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu công nghiệp nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn
lực của Tỉnh và tạo đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, vượt bậc. Trong đó, cơ cấu
ngành cơng nghiệp đã có bước chuyển dịch rõ rệt, ngày càng hồn thiện và hợp lí
hơn, song sự chuyển dịch như vậy chưa mạnh mẽ và chưa phát huy hết tiềm lực của
Tỉnh. Do đó, tác giả luận văn chọn đề tài “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà

Rịa – Vũng Tàu theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” để nghiên cứu rõ hơn
về vấn đề chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và những giải
pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp Tỉnh có hiệu quả cao về
mặt KT – XH và môi trường.


2. Mục tiêu - nhiệm vụ - phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
- Đánh giá các nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Nghiên cứu hiện trạng và q trình chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2006, phân tích những thành tựu và hạn chế,
trên cơ sở đó đưa ra những định hướng phát triển cơng nghiệp và chuyển dịch cơ
cấu cơng nghiệp hợp lí trong giai đoạn tới, nhằm phát huy tối đa các nguồn lực tự
nhiên, KT - XH vào mục đích xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành cơng nghiệp
hợp lí.
- Đề ra một số giải pháp để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Tỉnh trong những năm tới.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận cơ bản về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tổng hợp một số quan điểm, định hướng về chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH ở nước ta và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu công nghiệp một
số nước. Trên cơ sở đó, rút ra những vấn đề phương pháp, phương pháp luận cho
việc nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo
hướng CNH, HĐH.
- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Xây dựng định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp cơ bản đảm bảo sự chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH.
2.3. Phạm vi nghiên cứu

- Đề tài tập trung nghiên cứu hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu như chuyển dịch theo ngành, theo nội bộ ngành, chuyển
dịch theo thành phần kinh tế, chuyển dịch theo cơ cấu sản phẩm và theo lãnh thổ,
trong khoảng thời gian từ năm 1993 – 2006.
- Phạm vị lãnh thổ nghiên cứu: Toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.


3. Lịch sử nghiên cứu
3.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu lí thuyết về cơ cấu kinh
tế ra đời từ những năm 50 của thế kỷ XX, nhưng đến những năm 70 thì việc nghiên
lí thuyết về cơ cấu kinh tế mới thực sự trở nên phổ biến, hấp dẫn các nhà nghiên
cứu kinh tế cũng như được sự quan tâm đặc biệt là các nhà lãnh đạo của các quốc
gia. Trên thế giới đã có nhiều hội thảo quốc tế để nghiên cứu về cơ cấu kinh tế (Hội
nghị quốc tế về những vấn đề lí luận cơ cấu kinh tế do Viện quốc tế thuộc Hội đồng
tương trợ kinh tế các nước XHCN tổ chức năm 1973). Đến nay, lí thuyết về cơ cấu
kinh tế khơng ngừng được nghiên cứu và hồn thiện, góp phần xây dựng một cơ cấu
kinh tế hợp lí ở nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kì CNH, HĐH.
3.2. Ở Việt Nam
Từ sau Đại hội Đảng lần VI (1986), ở nước ta đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu khoa học về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm đáp
ứng nhu cầu đổi mới của đất nước theo hướng CNH, HĐH. Trong đó có một số
cơng trình tiêu biểu như: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các
ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam (chủ biên) năm 1996;
“Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kì
CNH, HĐH của Việt Nam” của Bùi Tất Thắng (chủ biên) năm 1997; “Cơng nghiệp
hóa và chiến lược phát triển cơng nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới
2020” của Bộ Công nghiệp năm 2000; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam trong
những năm đầu thế kỉ 21” của Nguyễn Trần Quốc (chủ biên) năm 2004; “Định
hướng chuyển dịch cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam” của TS. Trần Du Lịch, PGS.TS. Đặng Văn Phan (chủ biên) năm 2004;
“Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam” của PGS.TS. Bùi Tất Thắng (chủ
biên) năm 2006; “Nghiên cứu hiện trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí của Phạm Ngọc
San năm 2005… Riêng đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, chưa có một cơng trình
khoa học nào nghiên cứu sâu về quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của


Tỉnh. Các đề tài nghiên cứu trước đây tập trung nghiên cứu sự phát triển của toàn bộ
nền kinh tế của một số sinh viên khoa Địa lí. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu có báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất cơng nghiệp của Sở Công
nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm 2001, 2003, 2005…
Các cơng trình trên là những tư liệu quý giá, giúp cho tác giả có định
hướng sâu hơn trong quá trình nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu trong giai đoạn 1993 – 2006.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều tồn tại và phát triển trong mối quan hệ
mật thiết có tác động qua lại lẫn nhau trên một không gian lãnh thổ nhất định.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được coi như là một thể tổng hợp lãnh thổ tương
đối hồn chỉnh, trong đó các yếu tố tự nhiên, KT - XH có mối quan hệ chặt chẽ, tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau và có ảnh hưởng đến sự chuyển dịch đối với ngành công
nghiệp. Do vậy, cần phải phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến q trình chuyển dịch
cơ cấu cơng nghiệp Tỉnh để đưa ra những định hướng nhằm khai thác tốt nhất
những tiềm năng của Tỉnh trong quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói
chung và phát triển, chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp theo hướng CNH, HĐH nói
riêng.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Lãnh thổ KT - XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tư cách là một hệ thống

con trong hệ thống KT - XH của cả nước và hệ thống lãnh thổ KT - XH tỉnh Bà Rịa
- Vũng Tàu lại do nhiều phân hệ con nhỏ hơn tao thành như các phân hệ tự nhiên,
dân cư và kinh tế. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động,
ảnh hưởng đến các yếu tố trong toàn hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Do
vậy, để nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo
hướng CNH, HĐH cần phải xem xét cơ cấu công nghiệp của Tỉnh trong mối quan


hệ tác động qua lại giữa các thành phần trong toàn hệ thống KT – XH tỉnh và trong
mối tương quan với sự phát triển kinh tế, công nghiệp của vùng và cả nước.
4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng địa lí dù lớn hay nhỏ đều có nguồn gốc phát sinh
và q trình phát triển riêng của nó. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc
nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo
hướng CNH, HĐH sẽ cho thấy lịch sử hình thành cũng như những chuyển biến về
tình hình phát triển cơng nghiệp của Tỉnh trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên
cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy sự phát triển, chuyển dịch cơ
cấu công nghiệp một cách hợp lí trong tương lai.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai.
Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT - XH của các
quốc gia trên toàn thế giới. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, trong q
trình phát triển cơng nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện theo phương châm
phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ môi
trường và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ trong
tương lai. Điều đó có nghĩa là các hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tỉnh
phải đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển hiện tại và các hoạt động sản xuất đó khơng
gây nguy hại cho những thế hệ trong tương lai như vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn
kiệt các nguồn tài nguyên…

4.2. Các phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin tư liệu
Các số liệu, tư liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các đề tài
nghiên cứu, sách, báo, các báo cáo của Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư, báo
cáo của Ban quản lí các khu công nghiệp, niên giám thống kê, một số địa chỉ
websise trên mạng Internet… Trên cơ sở các tư liệu cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp của tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu.


4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Tác giả tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các số liệu thống kê để thấy
được sự chuyển dịch (sự biến đổi) qua từng giai đoạn, sự khác biệt về chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp trong các giai đoạn cũng như so sánh tốc độ tăng trưởng công
nghiệp giữa địa phương với các địa phương khác hay cả nước.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp đặc trưng trong việc nghiên cứu Địa lí KT - XH
nhằm thu thập thêm thơng tin, thẩm định mức độ tin cậy của số liệu, tài liệu đồng
thời giúp người nghiên cứu đưa ra những kết luận chính xác hơn. Tác giả luận văn
đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: huyện Tân Thành, huyện
Châu Đức và thành phố Vũng Tàu để tìm hiểu tình hình hoạt động của một số khu
công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp.
4.2.4. Phương pháp GIS, bản đồ, biểu đồ
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng một số phần mềm
MapInfor 7.5 để chồng xếp các bản đồ để thể hiện sự phân bố của các tài nguyên
thiên nhiên, các nguồn lực KT - XH, các nhà máy xí nghiệp, các cụm công nghiệp
và các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian phân bố công nghiệp, sự chuyển dịch
cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ, theo ngành và định hướng chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Hệ thống biểu đồ được tác giả sử dụng để thể hiện quy mô, cơ cấu giá trị
sản xuất, cơ cấu sản phẩm của ngành công nghiệp cũng như sự chuyển dịch cơ cấu

ngành công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
4.2.5. Phương pháp dự báo
Trên cơ sở nghiên cứu, nhận biết sự phát triển có tính quy luật của sự vật,
hiện tượng trong quá khứ, hiện tại để suy diễn logic chuyển dịch sự biến đổi cơ cấu
công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai. Qua nghiên cứu sự biến đổi
của quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá
khứ và hiện tại, từ đó đưa ra những dự báo sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp trong thời gian tới.


4.2.6. Phương pháp phân tích hệ thống
Đối tượng nghiên cứu địa lí KT - XH là những hệ thống động, phức tạp,
bao gồm hệ thống có bản chất khác nhau, thường xuyên tác động và mối quan hệ
tác động qua lại của chúng, cần phải phân tích mối liên hệ đa dạng, đa chiều trong
và ngoài hệ thống về các mặt quy mô số lượng, tốc độ tăng trưởng…
5. Cấu trúc đề tài
Đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
theo hướng công nghiệp hố, hiện đại hố”, ngồi phần mở đầu và kết luận, phần
nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận.
Chương 2: Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH đến năm 2020.


Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ cấu kinh tế
1.1.1. Khái niệm
Cơ cấu hay kết cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng

dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất
của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ
mối quan hệ biện chứng giữa bộ phận và tồn thể, nó biểu hiện ra như một thuộc
tính của sự vật, hiện tượng và sự biến đổi sự vật, hiện tượng. Như vậy, có thể thấy
rất nhiều trình độ, nhiều kiểu tổ chức cơ cấu của các khách thể và các hệ thống.[30]
Đối với nền kinh tế quốc dân, cơ cấu kinh tế là một hệ thống phức tạp có
nhiều bộ phận hợp thành có sự vận động biến đổi và phát triển theo thời gian. Như
vậy có thể hiểu: “Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ
về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian trong
những điều kiện KT - XH nhất định”.[1]
Cơ cấu kinh tế là tổng hợp các ngành, lĩnh vực, các bộ phận kinh tế có
quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Cơ cấu kinh tế quốc dân là phạm trù phản ánh cấu tạo cùng các quan hệ
bên trong của nền kinh tế quốc dân, trong đó nền kinh tế được hiểu như một hệ
thống tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Như vậy, nghiên cứu cơ cấu kinh tế nhằm nhận biết cấu trúc của nền kinh
tế và phát hiện xu hướng vận động của nền kinh tế theo từng thời kì để có những tác
động cần thiết, thúc đẩy các xu hướng tích cực hay hạn chế những tiêu cực, tiến tới
đạt các mục tiêu định trước. Nghiên cứu cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất lớn đối với
thực tiễn phát triển kinh tế trong từng thời kì phát triển KT - XH của đất nước.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế không chỉ quy định về số lượng và tỉ lệ giữa các
yếu tố cấu thành, biểu hiện về lượng (là sự tăng trưởng của hệ thống), mà còn thể
hiện những mối quan hệ cơ cấu giữa các yếu tố, biểu hiện về chất (là sự phát triển


của hệ thống). Nền kinh tế chỉ có thể ổn định và tăng trưởng bền vững khi có cơ cấu
cân đối, hợp lí.
Trên phạm vi cả nước, cơ cấu kinh tế biểu hiện tập trung của chiến lược
KT - XH. Một cơ cấu kinh tế hợp lí phản ánh sự tác động của các quy luật phát triển
khách quan. Cơ cấu kinh tế mang tính lịch sử xã hội nhất định và luôn biến động

phụ thuộc vào sự biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới và đặc điểm kinh
tế xã hội của đất nước. Sự biến đổi cơ cấu kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về mặt KT
– XH và môi trường theo hướng CNH, HĐH trong những điều kiện cụ thể của đất
nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với sự biến đổi và phát triển không ngừng
của các yếu tố, các bộ phận cấu thành nền kinh tế và những mối liên hệ giữa chúng.
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ: Nền kinh tế quốc dân có
một cơ cấu kinh tế hợp lí là cơ cấu kinh tế trong đó các ngành, các vùng, các thành
phần, các loại hình sản xuất có quy mơ và trình độ kĩ thuật khác nhau phải được bố
trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế, bảo đảm cho nền kinh
tế phát triển ổn định.
Cơ cấu kinh tế là một hệ thống động, biến đổi không ngừng theo đà phát
triển của lực lượng sản xuất và những nhân tố quy định nó. Ứng với mỗi giai đoạn
phát triển nhất định, trong những điều kiện cụ thể nhất định, phải xây dựng, điều
chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp.
1.1.2. Các khía cạnh thể hiện của cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế được thể hiện ở ba khía cạnh quan trọng sau:
* Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ gắn bó với nhau theo những tỉ
lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như
giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. Cơ cấu ngành là bộ phận
then chốt trong cơ cấu kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ
đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân.
Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự
vận động và biến đổi của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng


tăng tỉ lệ các ngành khu vực II, III, giảm tỉ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng
sản phẩm quốc nội.
Trong công nghiệp xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện bằng sự
gia tăng tỉ trọng các ngành cơng nghiệp có thiết bị tiên tiến, cơng nghệ hiện đại,

tăng sản phẩm có hàm lượng chất xám, giảm tỉ trọng các ngành, các xí nghiệp có
thiết bị và công nghệ lạc hậu, sử dung nhiều lao động.
* Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế gắn với các loại hình sở hữu nhất định về tư
liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có các thành phần kinh tế chiếm
địa vị chi phối hay chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại.
Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy
kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể làm nền tảng. Trong đó, kinh tế quốc doanh
đóng vai trị chủ đạo. Kinh tế tư bản nhà nước được phát triển phổ biến và tồn tại
dưới nhiều hình thức. Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản là bộ phận hợp thành quan
trọng.
* Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ
Cơ cấu lãnh thổ là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các vùng
chun mơn hóa khác nhau về chức năng (các vùng kinh tế và tập hợp trong một hệ
thống nhất các mối quan hệ qua lại lẫn nhau).
Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ có mối
quan hệ và tác động qua lại với nhau. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có cơ cấu
ngành, cơ cấu thành phần nhất định. Một vùng lãnh thổ phát triển theo hướng
chun mơn hóa là chính đi đơi với việc phát triển tổng hợp, để có thể khai thác tốt
tiềm năng của vùng. Trong đó, cơ cấu ngành có vai trị quyết định, cơ cấu kinh tế
ngành phát triển, biến đổi ngày càng sâu sắc sẽ kéo theo sự sự phát triển và biến đổi
cơ cấu kinh tế theo vùng vì nó được thể hiện theo quan hệ cung - cầu của thị trường.
Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng kinh tế quan trọng để thực hiện
cơ cấu ngành.


×