Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở khu trung tâm di tích Cố Đô Hoa Lư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.74 MB, 155 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN CAO TẤN




VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
Ở KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ




HÀ NỘI - 2013


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


KHOA LỊCH SỬ


NGUYỄN CAO TẤN



VẬT LIỆU KIẾN TRÚC THỜI ĐINH - TIỀN LÊ
Ở KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƯ

CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. VŨ QUỐC HIỀN



HÀ NỘI - 2013


5
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5

DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA 6
PHẦN MỞ ĐẦU 10

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU 13
1.1. NƢỚC ĐẠI CỒ VIỆT THẾ KỶ X VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KINH ĐÔ
HOA LƢ 13
1.1.1 Nƣớc Đại Việt thế kỷ X 13
1.1.2. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lƣ 20
1.2. HIỆN TRẠNG DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƢ VÀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN
CỨU DI TÍCH CỐ ĐÔ HOA LƢ 22
1.2.1. Vị trí địa lý 22
1.2.2. Hiện trạng di tích 23
1.2.3. Quá trình nghiên cứu và tình hình tƣ liệu về vật liệu kiến trúc 28
1.3. TIỂU KẾT 32
CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ
ĐÔ HOA LƢ(THẾ KỶ X) 34
2.1. GẠCH 34
2.1.1. Gạch xây 34
2.1.1.1. Gạch hình khối chữ nhật 34
2.1.1.2. Gạch xây hình múi bưởi 41
2.1.2. Gạch lát nền 42
2.2. NGÓI 46


6
2.2.1. Ngói bò nóc 47
2.2.2. Ngói ống 48
2.2.2.1. Ngói lợp diềm mái 48
2.2.2.2. Ngói lợp thân mái 50
2.2.3. Ngói mũi lá 51

2.2.4. Ngói loại khác 51
2.3. VẬT LIỆU TRANG TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG ĐẤT NUNG 51
2.3.1. Tƣợng thú 52
2.3.2. Phù điêu trang trí 53
2.3.3. Các loại trang trí khác 53
2.4. CÁC LOẠI VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHÁC 54
2.4.1. Vật liệu kiến trúc đá 54
2.4.2. Vật liệu kiến trúc gỗ 56
2.5. TIỂU KẾT 59
CHƢƠNG 3: VẬT LIỆU KIẾN TRÚC KHU TRUNG TÂM DI TÍCH CỐ
ĐÔ HOA LƢ, ĐẶC TRƢNG, NIÊN ĐẠI VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ 61
3.1. ĐẶC TRƢNG CỦA VẬT LIỆU KIẾN TRÚC 61
3.2. NIÊN ĐẠI CỐ ĐÔ HOA LƢ QUA NGHIÊN CỨU VẬT LIỆU KIẾN
TRÚC 65
3.3. CÁC MỐI QUAN HỆ 67
3.3.1. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lƣ với vật liệu kiến trúc thời kỳ trƣớc đó 67
3.3.2. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lƣ với vật liệu kiến trúc thời Đinh - Lê ở Hoàng thành Thăng
Long - Hà Nội 70
3.3.3. Quan hệ giữa nhóm vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố
đô Hoa Lƣ với vật liệu kiến trúc thời Lý 71


7
3.4. VẬT LIỆU KIẾN TRÚC VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ CỐ ĐÔ HOA
LƢ 72
3.5. TIỂU KẾT 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC BÀI VIẾT VÀ TƢ LIỆU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN VĂN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 87


8
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BT - Bảo tàng
BTLSVN - Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
BT LS&CM - Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng
CTQG - Chính trị Quốc gia
ĐHQG - Đại học Quốc gia
ĐHTH - Đại học Tổng hợp
HNTBVKCH - Hội nghị thông báo về khảo cổ học
KCH - Khảo cổ học
KHXH - Khoa học Xã hội
NPHMVKCH - Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb - Nhà xuất bản
nnk - Những ngƣời khác
PGS - Phó Giáo sƣ
TĐBK - Từ điển Bách khoa
Tp HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
TS - Tiến sỹ
tr - Trang
VHTT - Văn hóa Thông tin
VHDT - Văn hóa Dân tộc
UBND - Ủy ban nhân dân (tỉnh)
Formatted: Portuguese (Brazil)



9
DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HỌA

BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê các lần điều tra, thám sát và khai quật ở Cố đô Hoa Lƣ
Bảng 2 : Bảng thống kê vật liệu và trang trí kiến trúc khai quật năm 2009

BẢN ĐỒ
Bản đồ 1: Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình

BẢN ẢNH
Bản ảnh 1: Toàn cảnh khu Cố đô Hoa Lƣ [Nguồn: 59]
Bản ảnh 2: Toàn cảnh di tích
Bản ảnh 3: Cảnh khai quật
Bản ảnh 4: Các đoàn khách đến thăm công trƣờng khai quật
Bản ảnh 5: Di tích kiến trúc thành và tƣờng gạch
Bản ảnh 6: Di tích tƣờng móng và tƣờng gạch ở hố 4 khai quật năm 2009
Bản ảnh 7: Địa tầng và di tích ở hố 11 khai quật năm 2009
Bản ảnh 8: Di tích tƣờng gạch ở hố 11 khai quật năm 2009
Bản ảnh 9: Di tích tƣờng gạch ở hố 11 khai quật năm 2009
Bản ảnh 10: Nền gạch ở hố 1 khai quật năm 1998 [Nguồn: 59]
Bản ảnh 11: Nền gạch [Nguồn: 59]
Bản ảnh 12: Các loại gạch ngói
Bản ảnh 13: Gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên
Bản ảnh 14: Gạch in chữ [Nguồn: 59]
Bản ảnh 15: Gạch hình khối chữ nhật
Bản ảnh 16: Gạch múi bƣởi và gạch lát nền trang trí hoa sen
Bản ảnh 17: Gạch lát nền trang trí hoa sen

Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: Portuguese (Brazil)
Formatted: English (United States)


10
Bản ảnh 18: Gạch lát nền có trang trí [Nguồn: 59]
Bản ảnh 19: Ngói ống có trang trí
Bản ảnh 20: Ngói ống
Bản ảnh 21: Ngói mũi lá [Nguồn: 59]
Bản ảnh 22: Tƣợng uyên ƣơng [Nguồn: 59]
Bản ảnh 23: Tƣợng uyên ƣơng [Nguồn: 59]
Bản ảnh 24: Mảnh trang trí kiến trúc
Bản ảnh 25: Đài sen đất nung [Nguồn: 59]
Bản ảnh 26: Vết tích cột gỗ ở hố 1 khai quật năm 2009
Bản ảnh 27: Đồ gỗ tham gia kiến trúc gia cố móng
Bản ảnh 28: Dấu tích đồ gỗ ở hố 14 khai quật năm 2009
Bản ảnh 29: Dấu tích hàng kè gỗ ở hố 15 khai quật năm 2009
Bản ảnh 30: Gia cố móng và cột gỗ thế kỷ X ở Hoàng Thành Thăng Long
[Nguồn: 67]

BẢN VẼ
Bản vẽ 1: Sơ đồ hiện trạng khu di tích Hoa Lƣ năm 2010
Bản vẽ 2: Sơ đồ hiện trạng và các vị trí thám sát, khai quật năm 1998 [Nguồn:
59]
Bản vẽ 3: Sơ đồ vị trí các hố thám sát và khai quật năm 2009 - 2010
Bản vẽ 4: Sơ đồ thành Hoa Lƣ [Nguồn: 19]
Bản vẽ 5: Cấu trúc đoạn thành Phủ Đầu Tƣờng [Nguồn: 19]

Bản vẽ 6: Đoạn nền kiến trúc Thành Đông [Nguồn: 19]
Bản vẽ 7: Vết tích kiến trúc ở hố I năm 1998 [Nguồn: 59]
Bản vẽ 8: Vết tích kiến trúc ở hố 3 khai quật năm 1998 [Nguồn: 59]
Bản vẽ 9: Vết tích nền kiến trúc khai quật năm 1998 [Nguồn: 59]
Bản vẽ 10: Mặt bằng hố 1 khai quật năm 2009


11
Bản vẽ 11: Mặt bằng và mặt cắt hố 4 khai quật năm 2009
Bản vẽ 12: Mặt đứng móng gạch ở hố 4 khai quật năm 2009
Bản vẽ 13: Mặt bằng và mặt cắt móng gạch ở hố 5 khai quật năm 2009
Bản vẽ 14: Mặt bằng hố 11 khai quật năm 2009
Bản vẽ 15: Mặt cắt hố 11 khai quật năm 2009
Bản vẽ 16: Gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên
Bản vẽ 17: Các loại gạch ở Hoa Lƣ
Bản vẽ 18: Gạch hình chữ nhật
Bản vẽ 19: Gạch lát nền có trang trí [Nguồn: 59]
Bản vẽ 20: Gạch lát nền trang trí hoa sen kép và gạch múi bƣởi
Bản vẽ 21: Gạch múi bƣởi
Bản vẽ 22: Gạch múi bƣởi
Bản vẽ 23: Các loại hình ngói ở Hoa Lƣ
Bản vẽ 24: Ngói ống trang trí hoa sen
Bản vẽ 25: Đầu ngói ống trang trí hoa sen
Bản vẽ 26: Đầu ngói ống trang trí hoa sen
Bản vẽ 27: Ngói ống
Bản vẽ 28: Ngói mũi lá
Bản vẽ 29: Tƣợng uyên ƣơng
Bản vẽ 30: Các mảnh họa tiết trang trí kiến trúc
Bản vẽ 31: Các mảnh họa tiết trang trí kiến trúc
Bản vẽ 32: Các mảnh họa tiết trang trí kiến trúc

Bản vẽ 33: Mảnh bệ đất nung trang trí hoa sen

BẢN DẬP HOA VĂN
Bản dập 1: Chữ trên gạch
Bản dập 2: Gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên
Formatted: English (United States)


12
Bản dập 3: Gạch Đại Việt quốc quân thành chuyên
Bản dập 4: Các kiểu trang trí trên gạch múi bƣởi
Bản dập 5: Gạch lát nền có trang trí [Nguồn: 19]
Bản dập 6: Gạch lát nền trang trí hoa sen
Bản dập 7: Gạch lát nền trang trí hoa sen
Bản dập 8: Gạch lát nền trang trí chim phƣợng và đầu ngói ống trang trí hoa
sen
Bản dập 9: Đầu ngói ống trang trí hoa sen
Bản dập 10: Đầu ngói ống trang trí hoa sen
Bản dập 11: Đầu ngói ống trang trí hoa sen



13

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Hoa Lƣ là một khu di tích lớn đã đƣợc giới nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu từ lâu. Với Khảo cổ học di tích này đã thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu, với nhiều đợt điều tra, khảo sát và khai quật. Qua đó nhiều giá trị lịch sử

văn hóa của khu di tích đã đƣợc làm sáng tỏ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề
đang là những ẩn số cần đƣợc khám phá. Chính bởi vậy việc tiếp cận với khối
tƣ liệu khảo cổ học cũng nhƣ việc nghiên cứu tìm hiểu về khu di tích này là
rất cần thiết.
Trong số những vấn đề về Khu di tích Cố đô Hoa Lƣ thì việc tìm hiểu về
các công trình kiến trúc đã đƣợc sử sách ghi chép (cung điện, tƣờng thành,
đền miếu, dinh thự…) là đặc biệt quan trọng. Bởi chỉ có hiểu biết thấu đáo về
các công trình kiến trúc thì mới có thể bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử - văn
hoá của khu di tích trong giai đoạn hiện nay. Muốn thực hiện đƣợc công việc
này thì việc nghiên cứu hệ thống các loại hình vật liệu kiến trúc là rất cần
thiết.
Là sinh viên của Khoa Sử, chuyên ngành Khảo cổ học, sau khi tốt
nghiệp, tôi may mắn đƣợc công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh
Bình, quản lý Khu di tích Hoa Lƣ, đặc biệt những năm gần đây đã tham gia
nghiên cứu và khai quật trực tiếp tại di tích Hoa Lƣ. Chính bởi vậy, việc tôi
chọn đề tài này là phù hợp và có khả năng thực hiện tốt.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đã có những bản báo cáo khai quật, những bài viết lẻ tẻ về vật liệu kiến
trúc ở Cố đô Hoa Lƣ từ những năm 70 của thế kỷ trƣớc cho đến nay song
chƣa thành hệ thống và chƣa chuyên sâu.
Formatted: Portuguese (Brazil)


14
3. Mục đích nghiên cứu.
Hệ thống hóa vật liệu kiến trúc thời Đinh - Tiền Lê ở Khu trung tâm di
tích Cố đô Hoa Lƣ.
Đƣa ra các đặc trƣng về vật liệu kiến trúc ở Khu trung tâm di tích Cố đô
Hoa Lƣ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Là những di tích, di vật vật liệu kiến trúc đã xuất lộ ở Khu trung tâm di
tích Cố đô Hoa Lƣ.
5. Các nguồn tƣ liệu
Những di tích, di vật xuất lộ ở Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ.
Những báo cáo khảo sát, điều tra và chủ yếu là những báo cáo khai quật
về Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ.
Những bài nghiên cứu trên các sách, tạp chí chuyên ngành Lịch sử, Khảo
cổ học đã đƣợc công bố từ trƣớc đến nay
6. Các phƣơng pháp nghiên cứu.
Áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống: điều
tra, thám sát, khai quật, khảo tả, đo vẽ…
Phƣơng pháp nghiên cứu so sánh cũng đƣợc thực hiện trong từng trƣờng
hợp cụ thể.
7. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài
Là cán bộ ngành văn hoá Ninh Bình nên tôi có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc tiếp cận khối tƣ liệu hiện vật phong phú đang lƣu giữ trong kho
Bảo tàng Ninh Bình, đi đến khảo sát di tích và nghiên cứu những hiện vật
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài ngay tại hiện trƣờng khai quật khảo cổ.
Khó khăn là di tích đƣợc điều tra, khai quật nhiều lần, do nhiều đơn vị
thực hiện và trong một thời gian dài nên tƣ liệu, báo cáo lƣu giữ tản mát ở
nhiều nơi.


15
8. Kết quả và đóng góp của luận văn
Hệ thống hóa và bƣớc đầu nêu ra những đặc trƣng của vật liệu kiến trúc
ở Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ trong hệ thống vật liệu kiến trúc cổ
Việt Nam.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, phần Nội dung Luận

văn đƣợc chia làm ba chƣơng.
Chƣơng 1: Tổng quan tƣ liệu
Chƣơng 2: Vật liệu kiến trúc Kkhu trung tâm di tích Ccố đô Hoa Lƣ (thế kỷ
X).
Chƣơng 3: Vật liệu kiến trúc khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ, đặc
trƣng và các mối quan hệ.


16
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TƢ LIỆU

1.1. NƢỚC ĐẠI VIỆT THẾ KỶ X VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA KINH ĐÔ
HOA LƢ
1.1.1 Nƣớc Đại Việt thế kỷ X
Đối với nước Đại Việt thế kỷ X là thế kỷ củng cố nền độc lập và chủ
quyền dân tộc, xây dựng quốc gia phong kiến thống nhất, chống giặc ngoại
xâm [72: tr 142].
Chiến thắng Bạch Đằng mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc,
thời kỳ phát triển của quốc gia phong kiến độc lập và lớn lên nhanh chóng của
dân tộc. Chiến thắng đó đã đánh bại mƣu đồ xâm lƣợc của nhà Nam Hán,
khẳng định sự tồn tại vững chắc của đất nƣớc và nâng cao thêm ý thức làm
chủ của dân tộc. Trên cơ sở thắng lợi quân sự oanh liệt đó, Ngô Quyền, ngƣời
anh hùng của cuộc kháng chiến chống xâm lƣợc đã tiến hành một bƣớc lớn
trên con đƣờng củng cố nền độc lập dân tộc.
Mùa xuân năm 938, Ngô Quyền quyết định bỏ chức tiết độ sứ của phong
kiến phƣơng Bắc và tự xƣng vƣơng, lập thành một vƣơng quốc độc lập đàng
hoàng. Cổ Loa là kinh đô cũ của nƣớc Âu Lạc thời An Dƣơng Vƣơng lại đƣợc
chọn làm kinh đô của vƣơng quốc độc lập thế kỷ X.
Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn võ, quy định các nghi lễ trong triều

và mầu sắc đồ mặc của các quan lại các cấp. Triều đình của Ngô Quyền đƣợc
xây dựng theo thể chế của một vƣơng triều phong kiến hoàn toàn độc lập. Bộ
máy chính quyền đó đã mang tính chất của một bộ máy tập quyền. Tuy nhiên
là một chính quyền non trẻ, mới đƣợc xây dựng nên tổ chức còn đơn giản,
mức độ tập quyền chƣa cao. Ở nhiều địa phƣơng vẫn còn tồn tại những thế
lực phong kiến khá mạnh với cơ sở kinh tế và lực lƣợng quân sự riêng. Những


17
phần tử phong kiến đó tuy phục tùng triều đình trung ƣơng và có ngƣời giữ
chức trong triều, nhƣng vẫn duy trì lực lƣợng riêng của mình và khống chế
riêng từng vùng rộng lớn. Những thế lực phong kiến địa phƣơng đó là cơ sở
và mầm mống cát cứ trong xã hội lúc bấy giờ.
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), trong triều xảy ra nhiều biến loạn và
xung đột làm cho chính quyền trung ƣơng vốn đã mong manh càng thêm suy
yếu. Lợi dụng tình trạng đó, các thế lực phong kiến liền nổi dậy, mỗi ngƣời
hùng cứ một phƣơng và tranh giành nhau quyết liệt. Đến năm 965 thì chính
quyền trung ƣơng bị tan rã và trong nƣớc hình thành mƣời hai thế lực cát cứ
chính gọi là Mƣời hai sứ quân:
- Kiều Công Hãn chiếm giữ Phong Châu (Phú Thọ).
- Kiều Thuận chiếm giữ Hồi Hồ ( Phú Thọ)
- Nguyễn Khoan chiếm giữ Tam Đái ( Vĩnh Phúc)
- Ngô Nhật Khánh chiếm giữ Đường Lâm ( Hà Nội)
- Đỗ Cảnh Thạc chiếm giứ Đỗ Động ( Hà Nội)
- Lý Khuê chiếm giữ Siêu Loại ( Bắc Ninh)
- Nguyễn Thủ Tiệp chiếm giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
- Lã Đường chiếm giữ Tế Giang (Hưng Yên)
- Nguyễn Siêu chiếm giữ Tây Phù Liệt (Hà Nội)
- Phạm Bạch Hổ chiếm giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
- Trần Lãm chiếm giữ Bố Hải Khẩu ( Thái Bình)

- Vua Ngô là Ngô Xương Xí cũng rút về chiếm giữ vùng Bình Kiều
( Thanh Hóa), tự coi mình như một sứ quân [72: tr 143].
Mỗi sứ quân chiếm cứ một vùng khoảng một vài huyện ngày nay, xây
thành, đắp lũy và thôn tính lẫn nhau. Loạn Mƣời hai sứ quân đã gây bao tổn
thất đau khổ cho nhân dân và đi ngƣợc lại nguyện vọng hòa bình, thống nhất
của dân tộc. Hơn nữa trong hoàn cảnh một nƣớc nhỏ, nền độc lập vừa giành


18
lại đƣợc còn non yếu, luôn bị nạn ngoại xâm đe dọa nghiêm trọng thì cát cứ
và nội chiến là một nguy cơ rất hiểm nghèo. Nền độc lập của đất nƣớc, sự
sống còn của cả dân tộc đòi hỏi phải giữ vững khối đoàn kết thống nhất, đòi
hỏi phải chấm rứt cuộc nội loạn của mƣời hai sứ quân để khôi phục quốc gia
thống nhất và chế độ trung ƣơng tập quyền. Đó là một yêu cầu cấp thiết của
lịch sử. Ngƣời đã nêu cao ngọn cờ thống nhất quốc gia và có công hoàn thành
nhiệm vụ lịch sử đó là Đinh Bộ Lĩnh.
Đinh Bộ Lĩnh, ngƣời ở động Hoa Lƣ (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một
ngƣời cƣơng nghị, mƣu lƣợc và có chí khí lớn. Tại Hoa Lƣ, ông đã xây dựng
đƣợc một lực lƣợng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo
phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Kkhẩu để tăng cƣờng
thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành ngƣời cầm đầu một lực
lƣợng vũ trang lớn mạnh. Đinh Bộ Lĩnh lần lƣợt đánh bại các sứ quân khác.
Đến cuối năm 967, loạn Mƣời hai sứ quân bị dập tắt và đất nƣớc trở lại thống
nhất.
Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hƣớng thống nhất quốc
gia, thắng lợi của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập mạnh mẽ của nhân dân.
Nạn cát cứ bị dập tắt tƣơng đối nhanh chóng chứng tỏ hoàn cảnh dựng nƣớc
và giữ nƣớc của dân tộc ta, chế độ trung ƣơng tập quyền là một nhu cầu tất
yếu của lịch sử gắn liền với nhu cầu đoàn kết thống nhất lực lƣợng để giành
và giữ nền độc lập - quyền lợi chung và cao nhất của toàn thể dân tộc.

Quốc gia thống nhất làm cho thế nƣớc thêm mạnh và lực lƣợng quốc
phòng đƣợc tăng cƣờng. Nhờ đó Đinh Bộ Lĩnh có điều kiện củng cố hơn nữa
nền độc lập dân tộc. Năm 968 ông lên ngôi hoàng đế (thƣờng gọi là Đinh Tiên
Hoàng), đặt tên nƣớc là Đại Cồ Việt. Hai năm sau ông bỏ niên hiệu của các
hoàng đế phƣơng Bắc, tự đặt niên hiệu riêng là Thái Bình. Đó là những biểu


19
hiện mới của tinh thần tự chủ, quyết tâm giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc
và cũng là sự phủ định quyền bá chủ của các hoàng đế phƣơng Bắc.
Dƣới triều Đinh, chế độ trung ƣơng tập quyền đƣợc tiếp tục xây dựng và
củng cố. Các thế lực phong kiến địa phƣơng đều bị khuất phục.
Tổ chức chính quyền ở trung ƣơng và các địa phƣơng đƣợc sắp xếp lại
có quy củ hơn trƣớc. Các nhà sƣ là tầng lớp có học thức hơn hết trong xã hội
lúc đó, đóng vai trò trong việc xây dựng kiến trúc thƣợng tầng của chế độ
phong kiến và đƣợc nhà Đinh rất trọng vọng. Sƣ Ngô Chân Lƣu đƣợc ban
hiệu là Khuông Việt đại sƣ, giữ chức tăng thống đứng đầu tầng lớp tăng lữ và
đƣợc tham dự triều chính nhƣ một cố vấn của nhà vua. Về mặt quân sự, Đinh
Tiên Hoàng ra sức xây dƣng một lực lƣợng quân đội mạnh đủ sức bảo vệ đất
nƣớc và đè bẹp xu hƣớng cát cứ địa phƣơng. Quân đội đƣợc tăng cƣờng và tổ
chức thống nhất.
Tuy vậy, chính quyền trung ƣơng vừa mới đƣợc khôi phục, công việc
xây dựng và tổ chức lực lƣợng chỉ mới là bƣớc đầu. Trong tình hình đó, năm
968, Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lƣ là vùng núi non hiểm trở để đóng đô. Tại
kinh đô mới này, nhà Đinh cho đắp thành, đào hào và dựa vào thế núi xây
dựng một công trình phòng ngự kiên cố.
Công việc xây dựng đất nƣớc đang tiến hành chƣa đƣợc bao lâu thì năm
979, Đinh Tiên Hoàng bị ám hại và sau đó, nhiều vụ xung đột xảy ra trong nội
bộ triều đình. Cuối cùng một ngƣời con trai thứ của Đinh Tiên Hoàng mới 6
tuổi đƣợc lập lên làm vua. Các thế lực phong kiến thù địch ở trong và ngoài

nƣớc lại thừa dịp tiến hành âm mƣu lật đổ và thôn tính.
Ngô Nhật Khánh là một sứ quân trƣớc đây đã bị đánh bại phải về hàng
rồi chốn sang nƣớc Cham-pa về định đánh phá kinh thành Hoa Lƣ. Nhƣng
vừa vƣợt biển tiến vào cửa sông nƣớc ta thì đoàn chiến thuyền này gặp bão và
bị đắm gần hết. Nạn cƣớp phá của phong kiến phƣơng Nam vì thế bị loại trừ.


20
Nhƣng ngay sau đó, dân tộc ta lại phải đƣơng đầu với nạn ngoại xâm lớn của
phong kiến phƣơng Bắc.
Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, nhà Tống đã thành lập và đã hoàn thành việc
thống nhất quốc gia. So với nhà Nam Hán - một sản phẩm sau sự tan dã của
nhà Đƣờng thì nhà Tống là một triều đại cƣờng thịnh của một quốc gia phong
kiến lớn nhất châu Á đƣơng thời. Vvới khí thế đang lên của một triều đại
phong kiến lớn tự coi mình là “thiên triều” có quyền thống trị các nƣớc chung
quanh, nhà Tống nhân sự suy yếu của triều Đinh, đã phát động cuộc chiến
tranh xâm lƣợc nƣớc ta.
Vận mệnh của cả dân tộc đang bị nạn ngoại xâm đe dọa nghiêm trọng.
Chính quyền độc lập còn non trẻ đang đứng trƣớc một thử thách lớn. Trong
lúc đó, vua Đinh còn ít tuổi chƣa đủ khả năng và uy tín để tổ chức và lãnh đạo
cuộc kháng chiến. Vì sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, quân sĩ và một số
quan lại liền suy tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn là một ngƣời có uy tín
trong triều, lúc bấy giờ đang giữ chức thập đạo tƣớng quân là chức tổng chỉ
huy quân đội. Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên một triều đại mới, trong sử gọi là
triều Tiền Lê. Một nhiệm vụ lịch sử trọng đại đang đặt ra trƣớc toàn thể dân
tộc và triều Tiền Lê là gấp rút tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc
Tống.
Đầu năm 981, quân Tống theo hai đƣờng thủy, bộ ào ạt tiến vào xâm
lƣợc nƣớc ta. Quân bộ từ Ung Châu (Quảng Tây) theo đƣờng Lạng Sơn tiến
vào. Quân thủy từ Quảng Châu (Quảng Đông) vƣợt biển tiến sang. Hai đạo

quân thủy bộ của địch dự định sẽ phối hợp với nhau tiến vào vây hãm kinh
thành Hoa Lƣ.
Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo kháng chiến. Phát huy sáng tạo
chiến thuật của Ngô Quyền hơn bốn mƣơi năm trƣớc, ông sai quân sỹ đóng


21
cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền của địch. Trên các đƣờng
tiến quân của địch ông bố trí sẵn các lực lƣợng chống cự.
Khoảng cuối mùa xuân năm 981, trên mặt trận thủy chiến ở sông Bạch
Đằng đã sảy ra những trận chiến ác liệt. Với truyền thống thủy chiến ƣu việt
của dân tộc, quân ta chiến đấu hết sức dũng cảm, đánh lui thủy quân địch và
làm thất bại kế hoạch phối hợp hai đạo quân thủy bộ của chúng. Trên các mặt
trận khác, quân ta cũng chặn đánh quyết liệt. Bộ binh của địch tiến đến sông
Chi Lăng (Lạng Sơn) nhƣng bị tổn thất nặng, lại không phối hợp đƣợc với
thủy binh. Quân ta tiến công mãnh liệt đánh bại quân địch và thừa thắng truy
kích, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Quân xâm lƣợc Tống bị đại bại. Tƣớng chỉ
huy Hầu Nhân Bảo bị giết chết, nhiều tƣớng khác của địch bị bắt sống. Thắng
lợi quân sự oanh liệt đó buộc nhà Tống phải ra lệnh bãi binh, thừa nhận sự
thất bại thảm hại của đạo quân viễn chinh.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lƣợc Tống đã giành đƣợc thắng lợi
rực rỡ. Lịch sử dân tộc lại ghi thêm một chiến công mới làm rạng rỡ thêm non
sông đất nƣớc. Ý nghĩa lịch sử lớn lao của cuộc kháng chiến là đã đánh bại
nguy cơ xâm lƣợc của nƣớc ngoài, giữ vững nền độc lập và đƣa lại cho toàn
thể nhân dân niềm tự hào sâu sắc, lòng tin tƣởng vững chắc ở sức mạnh và
tiền đồ của dân tộc.
Sau chiến thắng quân xâm lƣợc Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan hệ
bang giao với nhà Tống. Nhà Lê áp dụng chính sách đối ngoại cƣơng quyết
nhƣng mềm dẻo, khôn khéo trong cách đối sử.
Đối với nƣớc Cham-pa ở phía nam, nhà Lê cũng cố gắng khôi phục quan

hệ bang giao hòa bình và phái sứ giả sang giao hiếu với vƣơng quốc Cham-
pa. Nhƣng vua Cham-pa vẫn giữ thái độ thù địch với triều Lê, bắt giam sứ giả
của Lê Hoàn. Do đó, để loại trừ mối uy hiếp từ phía nam, năm 982 Lê Hoàn
tổ chức cuộc tiến công vào kinh thành Cham-pa (lúc đó là In-đơ-ra-pu-ra tức


22
Đồng Dƣơng, Quảng Nam) nhằm đánh bại lực lƣợng quân sự của nƣớc này.
Sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó, quân đội nhà Lê rút về nƣớc.
Trong thời Lê, do thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống và do
chính sách đối ngoại cƣơng quyết của Lê Hoàn, cƣơng giới phía bắc và phía
nam của tổ quốc đƣợc bảo vệ vững chắc. Tình hình đó tạo điều kiện thuận lợi
cho nhà Lê đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nƣớc trong hòa bình.
Các khu vực hành chính trong nƣớc đƣợc sắp xếp lại, chia thành các lộ
rồi đến phủ, châu. Quyền lực và ảnh hƣởng của chính quyền trung ƣơng ngày
càng đƣợc mở rộng.
Trong điều kiện độc lập và hòa bình, nền kinh tế dƣới triều Lê bắt đầu
phát triển. Chính quyền độc lập cũng chăm lo thi hành một số biện pháp tích
cực có lợi cho sự phát triển kinh tế.
Lê Hoàn là ngƣời đầu tiên đã tổ chức lễ cầy ruộng tịch điền để biểu thị
sự quan tâm của nhà vua đối với nghề nông. Chính quyền tiến hành nhiều
công trình đào kênh, vét sông để mở mang giao thông đƣờng thủy và để tƣới
tiêu nƣớc cho đồng ruộng, nhờ đó thuyền bè đi lại thuận tiện. Trên những bến
đò quan trọng, chính quyền đóng thuyền trở ngƣời qua lại. Những đƣờng giao
thông bộ cũng đƣợc đắp thêm và trên những đƣờng giao thông chính đã có hệ
thống trạm dịch, cứ cách từng chặng đƣờng lại có một nhà trạm ba gian hoặc
năm gian lợp tranh. Những con đƣờng giao thông thủy bộ đó tạo điều kiện mở
rộng thêm mối giao lƣu kinh tế trong nƣớc. Các nghề thủ công cổ truyền nhƣ
nghề gốm, nghề dệt, nghề khai mỏ, luyện sắt, đúc đồng, nghề làm đồ da, các
nghề mỹ nghệ…đƣợc phục hồi và bƣớc đầu phát triển. Ngoài nghề thủ công

dân gian triều đình còn có những xƣởng đúc tiền, đóng thuyền, sản xuất vũ
khí…Việc buôn bán trong nƣớc và với nƣớc ngoài, nhất là với Trung Quốc
đƣợc mở mang.


23
Nhiệm vụ hàng đầu của thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là ra sức củng cố
chính quyền độc lập, xây dựng lực lƣợng quân sự để đẩy lùi mọi cuộc xâm
lăng và đè bẹp thế lực cát cứ trong nƣớc. Công cuộc xây dựng và phát triển
kinh tế mới chỉ là bƣớc đầu nhƣng cũng đã đạt đƣợc một số thành quả nhất
định.
Trong bối cảnh đó, Hoa Lƣ vẫn giữ địa vị kinh đô của đất nƣớc. Tại đây
Lê Hoàn cho xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy, trong đó có những
cung điện cột dát vàng, dát bạc, mái lợp bằng ngói bạc. Bộ máy chính quyền
trung ƣơng và các địa phƣơng tiếp tục đƣợc củng cố.
1.1.2. Sự ra đời của Kinh đô Hoa Lƣ
Hoa Lƣ có một vị trí rất quan trọng trong thời Đinh - Tiền Lê. Sau khi
dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nƣớc, Đinh Bộ Lĩnh đã quyết định lập
quốc đô của nƣớc Đại Cồ Việt ở khu vực Hoa Lƣ hiện nay. Viết về di tích
này, Đại Việt sử ký toàn thƣ đã chép khá rõ: “Mậu Thìn năm thứ nhất (968),
Vua (Đinh Tiên Hoàng) lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh về
động Hoa Lư, xây dựng đô mới, đắp thành, đào hào, làm cung điện, đặt triều
nghi” [23]. Về thời Tiền Lê “Giáp Thân, năm thứ 5 (984)… dựng nhiều cung
điện: làm điện Bách Bảo Thiên Tuế ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng bạc làm
nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên trái là
điện Bồng Lai, bên phải là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, dựng điện
Trường Xuân làm nơi vua ngủ; bên cạnh điện Trường Xuân lại dựng điện
Long Lộc, lợp bằng ngói bạc” [23].
Hiện nay tại khu vực Hoa Lƣ, trong dân gian còn lƣu truyền nhiều truyền
thuyết, những truyện cổ tích rất phong phú về những nhân vật lịch sử, về

những sự kiện lịch sử có liên quan đến thời Đinh và Tiền Lê. Ở trong khu vực
này còn có nhiều miếu, đền, nhiều di tích lịch sử có liên quan đến thời kỳ lịch
sử đó.


24
Bàn về không gian Hoa Lƣ cố giáo sƣ Trần Quốc Vƣợng đã viết:“Không
gian Hoa Lư được hoạch tính là động, là thung lũng, cái gạch nối địa – chính
trị - văn hóa – xã hội… giữa miền núi và miền đồng bằng…
Thế kỷ X đánh dấu chấm cuối cùng của quá trình tách rời giữa hai cộng
đồng tộc người (ethnies) - Mường và Việt - từ một khối nền và một ngôn ngữ
“ Việt Mường chung”. Quê hương Đường Lâm của Phùng Hưng (Bố Cái Đại
Vương dòng dõi quan lang) và Ngô Quyền là miền trung du và trung gian
Mường - Việt, Hoa Lư cũng vậy.
Nói rộng ra, đất Trường Châu xưa là vùng quá độ giữa Giao Châu
(đồng bằng Bắc Bộ) và Ái Châu (đồng bằng Thanh Hóa), đất “Thanh Hoa
Ngoại”- hay Ninh Bình là vùng trung gian giữa lưu vực sông Hồng và lưu
vực sông Mã, từ văn minh Đông Sơn đến văn minh Đại Việt. Cái “không gian
bản lề” đó của Hoa Lư - Trường Châu, là một yếu tố địa - chính trị và địa -
chiến lược để Đinh Bộ Lĩnh vận dụng và biến đổi thành không gian xã hội
bản lề giữa một thời kỳ “thống nhất hình thức”- dựa trên chính quyền thống
trị Bắc thuộc “An Nam đô hộ phủ”- và một thời kỳ “thống nhất thực sự”- dựa
trên nhà nước dân tộc.
Đúng như Lê Văn Hưu nhận định, công lao lớn nhất của Đinh Bộ Lĩnh
là thống nhất quốc gia. Và với đề hiệu, quốc hiệu, niên hiệu và nền tài chính
riêng, ông còn củng cố tốt nền độc lập dân tộc nữa. Giữa một thời kỳ “thống
nhất hình thức” sang một thời kỳ thống nhất thực sự, lịch sử trải qua một
khúc quanh là “ Loạn mười hai sứ quân”. Từ Cổ Loa phải qua Hoa Lư rồi
mới tới được Thăng Long [78: tr 250-253].
Trong bối cảnh thế kỷ X, “lịch sử phải đi qua Hoa Lƣ” [78: tr 250-251],


kinh đô Hoa Lƣ hình thành trong điều kiện lợi thế về địa - chính trị, địa -
chiến lƣợc và đƣợc Đinh Bộ Lĩnh có quan hệ xã hội, kinh tế, văn hóa rộng, lợi


25
dụng một cách tài tình. Cùng với những yếu tố về dòng dõi, quê hƣơng, Đinh
Bộ Lĩnh đã quyết định xây dựng kinh đô ở Hoa Lƣ.
1.2. HIỆN TRẠNG VÀ QÚA TRÌNH NGHIÊN CỨU DI TÍCH CỐ ĐÔ
HOA LƢ
1.2.1. Vị trí địa lý
Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ nằm trên địa bàn hành chính xã
Trƣờng Yên, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình có tọa độ trong khoảng
20
0
16‟27‟‟- 20
0
17

40
‟‟
vĩ bắc 105
0
52‟40‟‟- 105
0
55

35
„‟
kinh đông (Bản đồ 1).

Tính theo đƣờng chim bay, Khu trung tâm di tích Cố đô Hoa Lƣ cách
trung tâm thành phố Ninh Bình 8km về phía tây bắc; cách thủ đô Hà Nội 80
km về phía nam, cách bờ biển Đông ở cửa sông Hồng (Ba Lạt) 75km hƣớng
tây, ở cửa sông Đáy 40km về phía bắc, ở cửa sông Ninh Cơ gần 40km về phía
tây bắc, ở cửa sông Càn 37km và cửa Thần Phù cổ 27km đều về hƣớng tây
bắc, cách biên giới Việt Lào 135km về phía đông, cách biên giới Việt Trung
quãng Mèo Vạc 320km về phía nam, cách cửa khẩu Lào Cai 320km về phía
đông nam, cách cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) 200km về phía tây nam,
cách đèo Ngang 250km về phía bắc [27: tr 63-64].
Về địa mạo cảnh quan, nhìn qua ảnh chụp từ vệ tinh thì Khu trung tâm di
tích Cố đô Hoa Lƣ nằm trong vùng núi đá vôi và thung lũng có mầu xanh,
đƣợc ôm ấp bởi 4 con sông là sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Đáy ở phía
đông, sông Vân ở phía nam và sông Bến Đang ở phía tây. Trong hệ thống núi
và thung lũng mầu xanh lá cây khi sáng khi tối ấy có những dòng suối, sông
nhỏ uốn lƣợn, lúc ẩn lúc hiện có màu xanh lơ làm nên một bức tranh tuyệt tác
của tạo hóa. Trong một không gian rộng hơn chúng ta đƣợc biết hệ thống núi
ở đây là sự kéo dài và phân tán về phía đông của khối núi đồ sộ phía tây bắc
của tổ quốc. Và nếu nhƣ lấy trục Việt Trì - Hà Nội làm trục trung tâm của tam
giác châu thổ sông Hồng thì phía đông bắc có cánh cung đá vôi Đông Bắc


26
mà kết thúc của nó về phía đông là hàng trăm đảo đá vôi lớn, nhỏ, làm nên
một vịnh Hạ Long còn về phía rìa tây nam nhƣ để cho cân xứng, tạo hóa đã
làm nên hệ thống núi đá vôi Hoa Lƣ ngồi trên biển lúa, ở thế kỷ X nó ôm ấp
lấy kinh đô nƣớc Đại Việt (Bản ảnh 1; 2; Bản vẽ 1).
Hoa Lƣ xƣa là tên một “động” thuộc miền Trƣờng Châu - một châu của
An Nam đô hộ phủ thời Đƣờng. Có thể, tên Hoa Lƣ xƣa dùng để chỉ một khu
vực rộng lớn hơn khu thành Hoa Lƣ ngày nay, nơi nhà Đinh và nhà Tiền Lê
đã đóng đô. Đầu thời Lý, sau khi dời đô ra Thăng Long, Lý Thái Tổ đã đổi

Hoa Lƣ thành phủ Trƣờng Yên, phong cho con là Khai Quốc vƣơng Bồ trấn
giữ phủ này. Theo Đại Nam nhất thống chí, đất Trƣờng Yên thời Lý là phủ,
thời Trần là lộ, thời Hậu Lê thuộc trấn Thanh Hoa ngoại.
Những di tích của thành Hoa Lƣ còn lại hiện nay nằm tập chung trong
phạm vi xã Trƣờng Yên, huyện Hoa Lƣ, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2. Hiện trạng di tích
Thành Hoa Lƣ nằm trên một khu đất khá bằng phẳng trong khu vực núi
đá vôi của huyện Hoa Lƣ. Những dải núi đá vôi hầu nhƣ bao bọc chung quanh
khu đất này, tạo thành những bức tƣờng thành thiên nhiên vô cùng kiên cố,
chỉ có một số mặt nào đó, nhất là mặt phía đông và phía bắc là không có núi
che kín. Nhƣ vậy, thành Hoa Lƣ nằm trong một khu vực khá kín đáo và địa
thế hiểm trở, ngay bên bờ sông Hoàng Long, một con sông khá lớn, bắt nguồn
từ vùng rừng núi Hoà Bình và Nho Quan, chảy ra sông Đáy, giúp cho việc
giao thông từ Hoa Lƣ lên vùng núi, ra bắc và vào nam đều thuận lợi. Ngoài ra,
ở đây còn có những lối đi len lỏi qua những ngách núi hiểm trở có thể đi sâu
vào vùng trung tâm của sơn khối hoặc qua những dải núi này mà vào phía
nam.
Những công trình xây dựng ở Hoa Lƣ mà sử cũ đã chép nay không còn
lại bao nhiêu vết tích. Trải qua một thời gian dài hơn 1000 năm lịch sử, các di


27
tích đã bị phá huỷ hầu hết. Vết tích có thể trông thấy dễ dàng là những tƣờng
thành, tuy ngày nay cũng đã bị phá huỷ nhiều.
Thành Hoa Lƣ dựa vào thế núi là chính. Nó đƣợc những dải núi đá vôi
cao dốc đứng bao bọc xung quanh và những tƣờng thành do con ngƣời kiến
tạo là nối những khoảng trống mà núi không bao bọc kín. Bởi vậy, thành Hoa
Lƣ chủ yếu dựa vào địa thế tự nhiên, những tƣờng thành nhân tạo chỉ nối lại
những khoảng trống giữa các dải núi, hợp thành một khu thành vô cùng hiểm
trở và kiên cố. Tuy nhiên bàn tay con ngƣời xây đắp những tƣờng thành ở đây

cũng hết sức lớn lao.
Diện tích toàn bộ khu thành Hoa Lƣ khoảng 300 ha và chia làm hai khu
vực Thành Nội và Thành Ngoại với tất cả 10 tƣờng thành nhân tạo (Bản vẽ 4).
Khu Thành Ngoại khoảng 140 ha và 5 tƣờng thành, nay thuộc địa phận
của thôn Yên Thƣợng và Yên Thành thuộc xã Trƣờng Yên. Các tƣờng thành
đó là:
- Tƣờng thành thứ nhất nối từ núi Đầm sang núi Thanh Lâu, nhân dân
địa phƣơng thƣờng gọi là tƣờng Đông.
- Tƣờng thành thứ hai từ núi Thanh Lâu sang núi Cột Cờ.
- Tƣờng thành thứ ba từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ.
- Tƣờng thành thứ tƣ từ núi Chẽ sang núi Chợ.
- Tƣờng thành thứ năm nằm giữa khu Thành Ngoại, từ núi Mã Yên sang
một dải núi khác, nhân dân địa phƣơng thƣờng gọi là Tƣờng Vầu.
Diện tích khu Thành Nội tƣơng đƣơng với khu Thành Ngoại, hiện nằm ở
địa phận thôn Chi Phong, xã Trƣờng Yên. Khu này cũng có 5 tƣờng thành:
- Tƣờng thành thứ nhất nối từ núi Sau Cái hay còn gọi là núi Hàm Xà,
sang núi Cánh Hàn. Nhân dân địa phƣơng gọi là thành Dền hay tƣờng Dền.
- Tƣờng thành thứ hai từ núi Cánh Hàn sang núi Hang To, là một đoạn
tƣờng thành phụ cùng một tuyến với tƣờng Dền.

×