Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Di tích khảo cổ học Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.45 MB, 253 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN NGỌC QUÝ




DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỒN RÀNG
(THỪA THIÊN HUẾ)



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ




HÀ NỘI - 2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN NGỌC QUÝ


DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC CỒN RÀNG
(THỪA THIÊN HUẾ)

CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC
MÃ SỐ: 60.22.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI VĂN LIÊM



HÀ NỘI - 2012

1
MỤC LỤC

Mục lục 1
Bảng các chữ viết tắt 4
Biểu đồ sử dụng trong chính văn 5
Danh mục phụ lục minh họa 5
Mở đầu 10
1. Lý do chọn đề tài 10
2. Mục đích nghiên cứu 10
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 11

4. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu 11
5. Kết quả và đóng góp của luận văn 12
6. Bố cục luận văn 12
Chương 1: Tổng quan di tích 13
1.1. Vị trí địa lý - cảnh quan 13
1.1.1. Vị trí địa lý - tự nhiên 13
1.1.2. Cảnh quan môi trường di tích 17
1.2. Quá trình phát hiện và nghiên cứu 19
1.2.1. Quá trình phát hiện và đào thám sát 19
1.2.2. Lần khai quật thứ nhất 20
1.2.3. Lần khai quật thứ hai 21
1.2.4. Lần khai quật thứ ba 22
1.3. Tổng quan tư liệu 23
1.4. Tiểu kết 24
Chương 2: Kết quả khai quật và nghiên cứu di tích Cồn Ràng 25
2.1. Tư liệu địa tầng và môi trường cổ 25
2.1.1. Vị trí các hố đào và diễn biến tầng văn hóa 25
2.1.2. Môi trường Cồn Ràng qua nghiên cứu bào tử phấn hoa 27
2.2. Di tích mộ táng 27

2
2.2.1. Mộ chum 27
2.2.1.1. Sự phân bố chum mộ 28
2.2.1.2. Loại hình mộ chum 29
2.2.1.3. Nắp chum 34
2.2.1.4. Mộ chum Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 35
2.2.2. Mộ vò 37
2.2.2.1. Loại hình mộ vò 37
2.2.2.2. Mộ vò Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 39
2.2.3. Mộ huyệt đất 39

2.2.3.1. Loại hình mộ huyệt đất 39
2.2.3.2. Mộ huyệt đất Cồn Ràng trong văn hóa Sa Huỳnh 40
2.3. Di vật 41
2.3.1. Đồ kim loại 41
2.3.1.1. Đồ sắt 41
2.3.1.2. Đồ đồng 46
2.3.2. Đồ đá 47
2.3.2.1. Công cụ 47
2.3.2.2. Đồ trang sức 49
2.3.3. Đồ thuỷ tinh 54
2.3.4. Đồ gốm 56
2.3.4.1. Đồ gốm nguyên và có khả năng phục nguyên 56
2.3.4.2. Nhóm gốm mảnh 68
2.3.4.3. Màu sắc, chất liệu, hoa văn và kỹ thuật chế tạo 68
2.4. Đặc trưng văn hóa và niên đại di tích 71
2.4.1. Đặc trưng văn hóa 71
2.4.2. Niên đại di tích 73
2.5. Di tích Cồn Ràng trong văn hoá Sa Huỳnh 75
2.6. Tiểu kết 78
Chương 3: Xã hội Cồn Ràng phản ánh qua tư liệu mộ táng 79

3
3.1. Khái quát về khảo cổ học mộ táng: nội dung và phương pháp tiếp cận 79
3.2. Phương thức mai táng của cư dân Cồn Ràng 82
3.2.1. Cấu trúc nghĩa địa 82
3.2.2. Táng thức và táng tục 85
3.3. Xã hội Cồn Ràng nhìn từ tư liệu mộ táng 89
3.3.1. Phân hoá xã hội 89
3.3.2. Các ngành nghề và sự phân công lao động xã hội 98
3.4. Tiểu kết 102

Kết luận 104
Danh mục các công trình của tác giả đã công bố liên quan đến luận văn 106
Tài liệu tham khảo 107
Phụ lục luận văn 116

4
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTLS - Bảo tàng Lịch sử
BT LS&CM - Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng
BP - Before Present (cách ngày nay)
CTQG - Chính trị Quốc gia
ĐHQG - Đại học Quốc gia
ĐHTH - Đại học Tổng hợp
HNTBVKCH - Hội nghị thông báo về khảo cổ học
KCH - Khảo cổ học
KHXH - Khoa học Xã hội
NPHMVKCH - Những phát hiện mới về khảo cổ học
Nxb - Nhà xuất bản
nnk - Những người khác
PGS - Phó Giáo sư
pg - Page (trang)
TĐBK - Từ điển Bách khoa
Tp HCM - Thành phố Hồ Chí Minh
TS - Tiến sỹ
tr - Trang
tr.CN - trước Công nguyên
VHTT - Văn hóa Thông tin
UBND - Ủy ban nhân dân (tỉnh)


5
BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG CHÍNH VĂN
Biều đồ 2.1: Tương quan tỉ lệ mộ chum, vò và mộ đất ở Cồn Ràng
Biều đồ 2.2: Tương quan tỉ lệ mộ chum phát hiện qua các lần thám sát, khai
quật
Biều đồ 2.3: Tương quan tỉ lệ mộ chum đơn và mộ chum lồng
Biều đồ 2.4: Tương quan tỉ lệ các loại hình mộ chum
Biều đồ 2.5: Tương quan tỉ lệ mộ chum theo kích thước
Biều đồ 2.6: Tương quan tỉ lệ đồ tuỳ táng theo chất liệu
Biểu đồ 2.7: Tương quan tỉ lệ gốm mảnh
Biểu đồ 3.1: Tương quan tỉ lệ các nhóm mộ theo đồ tuỳ táng
Biểu đồ 3.2: Tương quan tỉ lệ giàu nghèo giữa các nhóm mộ theo đồ tuỳ táng

DANH MỤC PHỤ LỤC MINH HOẠ
Bảng thống kê
B¶ng 1: Thèng kª c¸c ®ît th¸m s¸t, khai quËt di tÝch
Cån Rµng
Bảng 2: Bảng thống kê mô tả chi tiết mộ chum Cồn Ràng
Bảng 3: Thống kê mô tả chi tiết mộ vò Cồn Ràng
Bảng 4: Phân loại loại hình mộ táng ở Cồn Ràng
Bảng 5: Phân loại chum mộ theo kích thước
Bảng 6: Phân loại loại hình nắp chum mộ ở Cồn Ràng
Bảng 7: Thống kê hiện vật tuỳ táng theo chất liệu ở Cồn Ràng
Bảng 8: Phân loại đồ sắt tuỳ táng theo hố khai quật Cồn Ràng năm 2002
Bảng 9: Thống kê phân loại công cụ đá Cồn Ràng năm 2002
Bảng 10: Phân loại đồ trang sức Cồn Ràng theo hố khai quật năm 2002
Bảng 11: Thống kê phân loại đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng khai quật năm 2002
Bảng 12: Thống kê phân loại đồ gốm Cồn Ràng theo hố khai quật năm 2002
Bảng 13: Thống kê phân loại gốm mảnh Cồn Ràng khai quật năm 2002
Bảng 14: Phân tích mẫu than thu thập ở Cồn Ràng 2002


6
Bảng 15: Nhóm mộ chứa đồ trang sức bằng đá nephrite ở Cồn Ràng
Bảng 16: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não, thuỷ tinh và sắt ở Cồn Ràng
Bảng 17: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não và thuỷ tinh ở Cồn Ràng
Bảng 18: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng đá mã não và sắt ở Cồn Ràng
Bảng 19: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng thuỷ tinh và sắt ở Cồn Ràng
Bảng 20: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng mã não ở Cồn Ràng
Bảng 21: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng thuỷ tinh ở Cồn Ràng
Bảng 22: Nhóm mộ chứa đồ tuỳ táng bằng sắt ở Cồn Ràng
Bảng 23: Nhóm mộ chứa đồ gốm nguyên tuỳ táng ở Cồn Ràng

Bản đồ
Bản đồ 1: Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bản đồ 2: Bản đồ huyện Hương Trà

Bản ảnh
Bản ảnh 1: Không ảnh khu vực phân bố di tích [Nguồn: Google Earth]
Bản ảnh 2: Vị trí khu vực mở các hố khai quật năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn
Liêm]
Bản ảnh 3: Quang cảnh các di tích Sa Huỳnh ở huyện Hương Trà hiện nay
Bản ảnh 4: Quang cảnh các di tích Sa Huỳnh ở huyện Hương Trà hiện nay
[Nguồn: Hoàng Thuý Quỳnh]
Bản ảnh 5: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 6: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 7: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 8: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 9: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 10: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 11: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]

Bản ảnh 12: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 13: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]

7
Bản ảnh 14: Khai quật di tích Cồn Ràng năm 2002 [Nguồn: Bùi Văn Liêm]
Bản ảnh 15: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002)
Bản ảnh 16: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002)
Bản ảnh 17: Chỉnh lý di tích mộ chum Cồn Ràng (khai quật năm 2002)
Bản ảnh 18: Mộ chum Cồn Ràng
Bản ảnh 19: Mộ chum Cồn Ràng
Bản ảnh 20: Đồ tuỳ táng trong mộ chum Cồn Ràng khai quật năm 2002
Bản ảnh 21: Mộ chum trong một số di tích văn hoá Sa Huỳnh
Bản ảnh 22: Mộ táng Cồn Ràng khai quật năm 2002
Bản ảnh 23: Nắp mộ chum Cồn Ràng khai quật năm 2002
Bản ảnh 24: Đồ sắt tuỳ táng ở Cồn Ràng
Bản ảnh 25: Đồ sắt tuỳ táng ở Cồn Ràng
Bản ảnh 26: Đồ tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 27: Đồ tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 28: Hạt chuỗi mã não Cồn Ràng
Bản ảnh 29: Hạt chuỗi thuỷ tinh Cồn Ràng
Bản ảnh 30: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 31: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 32: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 33: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 34: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 35: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 36: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 37: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 38: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 39: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản ảnh 40: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản ảnh 41: Hiện vật tuỳ táng trong mộ số 45 khai quật năm 2002
Bản ảnh 42: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002

8
Bản ảnh 43: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002
Bản ảnh 44: Hiện vật tuỳ táng trong mộ số 172 khai quật năm 2002
Bản ảnh 45: Hiện vật tuỳ táng trong mộ khai quật năm 2002

Bản vẽ
Bản vẽ 1: Bản đồ khu vực di tích Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 2: Mặt bằng tổng thể các mộ trong các hố khai quật năm 2002 [Nguồn:
Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 3: Mặt bằng phân bố mộ trong các hố khai quật năm 2002 [Nguồn:
Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 4: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 3 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 5: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 7 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 6: Mặt bằng phân bố mộ ở hố 9 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 7: Địa tầng di tích Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 8: Mặt bằng và mặt cắt các cụm mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 9: Mặt bằng và mặt cắt cụm mộ 7 [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 10: Mặt bằng và mặt cắt các mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 11: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 12: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 13: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 14: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 15: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 16: Mặt bằng và mặt cắt các mộ chum [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 17: Chum mộ Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 18: Nắp chum Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản vẽ 19: Đồ sắt tuỳ táng trong mộ [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 20: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 21: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 22: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 23: Đồ sắt tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

9
Bản vẽ 24: Công cụ đá Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 25: Đồ trang sức Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 26: Các loại hạt chuỗi trang sức bằng mã não và thuỷ tinh ở Cồn Ràng
[Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 27: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 28: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 29: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 30: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 31: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 32: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 33: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 34: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 35: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 36: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]
Bản vẽ 37: Đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng [Nguồn: Nguyễn Đăng Cường]

Bản dập
Bản dập 1: Hoa văn trang trí trên miệng chum Cồn Ràng
Bản dập 2: Hoa văn trang trí trên vai chum Cồn Ràng
Bản dập 3: Hoa văn trang trí trên nắp chum hình nón cụt Cồn Ràng
Bản dập 4: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 5: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 6: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

Bản dập 7: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 8: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 9: Hoa văn trang trí trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 10: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 11: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 12: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng
Bản dập 13: Hoa văn kỹ thuật trên đồ gốm tuỳ táng Cồn Ràng

10


11
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cồn Ràng là một di tích khảo cổ quan trọng thuộc văn hóa Sa Huỳnh phân
bố ở Thừa Thiên Huế được nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Nhiều đợt điều tra, khảo sát và khai quật khảo cổ đã được
triển khai tại khu vực di tích. Năm 2002, để phục vụ việc làm con đường tránh
thành phố Huế, phần lớn di tích đã được khai quật di dời về lưu giữ và bảo quản tại
BT LS&CM Thừa Thiên Huế. Qua các cuộc khai quật nghiên cứu, nhiều giá trị lịch
sử văn hóa của di tích đã được làm sáng tỏ, những vẫn còn rất nhiều vấn đề đang
cần được khám phá. Chính bởi vậy việc tiếp cận, xử lý và hệ thống hóa khối tư liệu
cũng như nghiên cứu tổng thể về di tích là cần thiết, góp phần làm rõ hơn diện mạo
và đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh, đặc biệt là văn hóa Sa Huỳnh trên mảnh đất
Thừa Thiên Huế.
Từ những tư liệu đã được xử lý và hệ thống hóa ở khu mộ táng Cồn Ràng,
tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu nguồn tư liệu mộ táng, từ đó tìm hiểu đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cư dân Cồn Ràng và mở rộng hơn là cư dân văn
hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế trong không gian chung của văn hóa Sa Huỳnh.

Vì yêu cầu công tác, tác giả luận văn có cơ may trực tiếp tham gia chỉnh lý
và viết báo cáo về cuộc khai quật di dời trên 200 chum mộ Cồn Ràng năm 2002,
đồng thời cũng được tiếp xúc, khai quật, nghiên cứu một số di tích có tính chất
tương tự ở miền Trung Việt Nam. Do đó tác giả đã chọn đề tài “Di tích khảo cổ học
Cồn Ràng (Thừa Thiên Huế)” làm đề tài luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích Cồn
Ràng, đặc biệt là những vấn đề về loại hình mộ táng, phương phức mai táng, cấu tạo
mộ táng, cách thức xử lý huyệt mộ, các di vật tùy táng thu được qua các lần khai
quật nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, khách quan về
khu mộ táng Cồn Ràng.

12
2.2. Trên cơ sở hệ thống hoá tư liệu về các loại hình mộ táng và đi sâu
nghiên cứu về táng thức và táng tục của cư dân Cồn Ràng trong không gian văn hóa
Sa Huỳnh, bước đầu phác thảo đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn
Ràng và cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Thừa Thiên Huế.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các di tích, di vật khảo cổ học ở di
tích Cồn Ràng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về di tích Cồn Ràng
qua các lần khai quật. Đồng thời trong một chừng mực nhất định, luận văn có so
sánh di tích Cồn Ràng với một số di tích mộ táng có cùng tính chất thuộc văn hóa
Sa Huỳnh ở các tỉnh lân cận.
4. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học hiện đại như: phương pháp
địa tầng trong điều tra thám sát và khai quật khảo cổ, phân loại loại hình học, miêu
tả, đo vẽ, chụp ảnh di tích, di vật khảo cổ
Phương pháp nghiên cứu so sánh khảo cổ học được sử dụng nhằm làm rõ sự

tương đồng và dị biệt giữa di tích Cồn Ràng và những di tích mộ táng thuộc văn hóa
Sa Huỳnh ở miền Trung. Từ đó làm rõ những đặc trưng riêng, nổi bật của khu mộ
Cồn Ràng trong bối cảnh mộ chum văn hóa Sa Huỳnh.
Phương pháp nghiên cứu khảo cổ học mộ táng được sử dụng để nghiên cứu
về cơ cấu kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn Ràng qua những tư liệu đã thu
thập từ các đợt khai quật.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa
chất, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích bào tử phấn hoa để
bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể.
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa
Mác - Lê Nin trong việc xem xét các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và
xã hội, của các hình thái kinh tế xã hội thời sơ sử.

13
4.2. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm:
- Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu về di tích
Cồn Ràng đã được công bố trên các sách, tạp chí chuyên nghành và trong các kỷ
yếu hội thảo về khảo cổ học. Luận văn cũng có tham khảo một số sách khoa học có
liên quan như địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu thuỷ văn, cổ môi trường, cổ nhân
học có liên quan đến tỉnh Thừa Thiên Huế.
5. Kết quả và đóng góp của luận văn
5.1. Luận văn tập hợp, hệ thống hoá những tư liệu và kết quả nghiên cứu về
di tích Cồn Ràng và xác định vị trí của di tích trong không gian văn hóa Sa Huỳnh.
5.2. Bước đầu phác thảo đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân Cồn
Ràng từ góc độ nghiên cứu tư liệu mộ táng và từ đó đóng góp thêm một nguồn tư
liệu nghiên cứu về đời sống xã hội của cư dân văn hóa Sa Huỳnh trên vùng đất
Thừa Thiên Huế.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan di tích

- Chương 2: Kết quả khai quật và nghiên cứu di tích Cồn Ràng
- Chương 3: Xã hội Cồn Ràng phản ánh qua tư liệu mộ táng
Ngoài ra, trong luận văn còn các mục: Tài liệu tham khảo và Phụ lục minh
hoạ. Phần đầu của luận văn có Lời cam đoan, Bảng các chữ viết tắt, Danh mục các
bảng và biểu đồ trong chính văn, Danh mục phụ lục minh hoạ trong phụ lục.

14
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN DI TÍCH

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - CẢNH QUAN
1.1.1. Vị trí địa lý - tự nhiên
Thừa Thiên Huế nằm ở cực Nam vùng Bắc Trung Bộ thuộc duyên hải miền
Trung Việt Nam bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển
Đông, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc 16
0
44’30” vĩ Bắc và 107
0
23'48” kinh Đông;
điểm cực Nam 15
0
59’30” vĩ Bắc và 107
0
41’52” kinh Đông; điểm cực Tây
16
0
22’45” vĩ Bắc và 107
0
00’56” kinh Đông; điểm cực Đông 16
0

13’18” vĩ Bắc và
108
0
12’57” kinh Đông. Với 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố (Huế), 1 thị xã
(Hương Thủy) và 8 huyện trực thuộc tỉnh (Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền,
Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông) (bản đồ 1; bản ảnh 1.1).
Nằm ở đoạn giữa của “khúc ruột miền Trung”, Thừa Thiên Huế là nơi có địa
hình đa dạng tương phản và độc đáo vào bậc nhất nước ta. Địa hình núi đồi chia cắt
mạnh tạo nơi đây thành ranh giới tự nhiên của khí hậu nhiệt đới ẩm chuyển tiếp hai
miền Nam - Bắc. Hệ thống sông ngòi ở đây đều xuất phát từ sườn đông Trường
Sơn, chủ yếu chảy qua nền đá cứng nên sông ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh, chế độ
thủy văn phức tạp. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ, đầm phá ở đây cũng chiếm diện
tích rất lớn [85, tr.211].
Địa hình Thừa Thiên Huế là bộ phận tận cùng phía nam của dãy Trường Sơn
Bắc, phát triển theo hướng tây bắc - đông nam. Dãy núi này hoàn toàn biến đổi ở
phía nam Thừa Thiên Huế do bị dãy núi Bạch Mã - Hải Vân đâm ngang ra biển. Do
sườn đông của dãy Trường Sơn dốc, bị chia cắt mạnh tạo nên các dạng địa hình núi
trung bình, núi thấp, đồi gò, đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và
biển Đông. Trong đó núi đồi chiếm 71% diện tích toàn tỉnh.
- Địa hình núi trung bình có độ cao từ 750m - 1.800m là nơi phân bố đá cứng
mắcma hoặc đá trầm tích biến chất cổ bị nhiều hệ thống đứt gãy kiến tạo chia cắt
thành khối tảng và bị chuyển động nâng tân kiến tạo mạnh hơn các khu khác. Địa

15
hình này gồm các vùng núi Tây A Lưới, vùng núi Đông A Lưới - Nam Đông, vùng
núi Đông Ngại và vùng núi Bạch Mã - Hải Vân.
- Địa hình núi thấp có độ cao từ 250m - 750m, nằm tiếp giáp về phía Tây,
Tây Nam và Nam các vùng núi Đông Ngại, Đông A Lưới và dãy Bạch Mã - Hải
Vân. Địa hình chủ yếu có dạng vòm ngăn cách nhau bằng các uốn yên ngựa, thung
lũng hoặc sông suối, độ chia cắt sâu trung bình từ 50m - 300m, độ dốc sườn núi từ

5
0
- 15
0
, mật độ sông suối biến đổi từ 0,3km - 0,5km/km
2
đến 0,9km - 1,2km/km
2
,
đôi chỗ lên tới 1,5km - 1,8km/km
2
. Khu vực này có sự phân bố rộng của trầm tích
lục nguyên có khả năng chống xâm thực kém hơn đá mắcma và trầm tích biến chất
cổ cũng như biên độ nâng tân kiến tạo nhỏ hơn.
- Địa hình đồi gò nằm giữa địa hình núi thấp và đồng bằng duyên hải. Địa
hình đồi gò được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10m - 50m), đồi trung bình (50m -
150m) và đồi cao (150m - 250m). Cấu tạo từ đất đá phong hoá của trầm tích lục
nguyên và trầm tích Đệ tứ mềm rời đa nguồn gốc.
- Địa hình đồng bằng duyên hải tương đối bằng phẳng, độ cao từ 10m - 15m
trở xuống, chủ yếu được hình thành từ Pleistocen - Đệ tứ với sự tham gia của trầm
tích bột sét sông biển Holocen (hệ tầng Phú Bài, Phú Vang), trầm tích cát biển
Pleistocen (hệ tầng Phú Xuân) và Holocen (hệ tầng Nam Ô), ít hơn có trầm tích
cuội, cát, bột sét đa nguồn gốc ở ven rìa đồng bằng. Đồng bằng duyên hải Thừa
Thiên Huế thuộc dạng đồng bằng đầm phá được lấp đầy chưa hoàn thiện. Địa hình
trải dài theo hướng tây bắc - đông nam và bị các dãy núi thấp xen đồi đâm ngang ra
biển phân cắt manh mún từ phía nam đầm Cầu Hai đến chân đèo Hải Vân.
- Địa hình đầm phá và đê cát chắn ngoài như ở đầm phá Tam Giang - Cầu
Hai, là kết quả của ba quá trình: sự thay đổi mực nước biển trong Holocen, chuyển
động kiến tạo hiện đại và bồi tụ trầm tích. Ngoài ra còn một số nhân tố hỗ trợ khác
như hiện tượng biển thoái, nguồn cát - bột phong phú được dòng hải lưu ven bờ đưa

từ phía bắc xuống, sông suối tải phù sa từ đất liền
- Vùng biển ven bờ có hai dạng: biển ven bờ tích tụ cát (Điền Hương - Lộc
Hải) và biển ven bờ mài mòn granit Hải Vân. Về địa mạo, vùng biển ven bờ tích tụ

16
cát thuộc thềm lục địa Bắc Bộ có độ dốc thấp. Ngược lại biển ven bờ mài mòn,
khúc khuỷu granit Hải Vân chủ yếu là cát, sỏi, cuội, thậm chí đá tảng, đảy biển
không bằng phẳng, độ dốc cao [90, tr.61-85].
Với địa hình có độ tương phản cao và bị chia cắt mạnh, khu vực Thừa Thiên
Huế nói chung không thuận lợi cho quá trình chiếm lĩnh địa bàn và định cư sinh
sống của các nhóm cư dân tiền sơ sử. Những phát hiện khảo cổ học trong những
năm qua cho biết, trên đất Thừa Thiên Huế đã phát hiện những dấu tích của con
người sinh sống từ cách đây khoảng 4000 - 5000 năm, thể hiện ở những chiếc rìu đá
phát hiện trên nhiều địa bàn khác nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân,
Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (huyện A Lưới), Phong Thu (huyện Phong Điền) và
ở Phụ Ổ, Bàu Đưng (Hương Chữ, Hương Trà) [90, tr.162]. Tuy nhiên phải đến giai
đoạn văn hóa Sa Huỳnh mới phát hiện 3 di tích khảo cổ Cồn Ràng, Cồn Dài (Phụ Ổ,
Hương Chữ, Hương Trà) [25, tr.11-20] và Cửa Thiền (Đội 4, Phú Ốc, Tứ Hạ,
Hương Trà) [77, tr.50-51] nằm trên địa hình đồi gò thấp - nơi chuyển tiếp giữa địa
hình núi thấp và đồng bằng duyên hải, thuộc địa bàn xã Hương Chữ, huyện Hương
Trà. Dấu ấn của nền văn hóa này còn được tìm thấy ở Bàu Đưng, Xóm Rẫy và Cồn
Thu Lu (đều thuộc xã Hương Chữ, Hương Trà) [51, tr.189-190]. Cùng với văn hóa
Sa Huỳnh, còn tìm thấy những vết tích chứng tỏ sự hiện diện của văn hóa Đông Sơn
ở Thừa Thiên Huế, minh chứng là chiếc trống đồng loại I Heger phát hiện ở Phong
Mỹ, Phong Điền năm 1994.
Huyện Hương Trà, nơi phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh hiện biết trên
đất Thừa Thiên Huế, nằm ở cửa ngõ phía bắc của thành phố Huế. Vị trí địa lý
16
0
31’11” vĩ độ Bắc và 107

0
28’18” kinh độ Đông, phía bắc giáp huyện Phong Điền
và Quảng Điền, phía nam giáp thành phố Huế và huyện Hương Thủy, phía tây giáp
huyện A Lưới, phía đông giáp huyện Phú Vang và biển Đông. Huyện có 15 xã, 1 thị
trấn, diện tích tự nhiên 502,89 km
2
thuộc vùng địa hình gò đồi của Thừa Thiên Huế
(bản đồ 2). Loại địa hình này chiếm 14% diện tích tự nhiên của tỉnh, đại bộ phận
nằm ở dải chuyển tiếp giữa khu vực địa hình núi và đồng bằng duyên hải. Hương
Trà thuộc vùng địa hình đồi gò chuyển tiếp giữa vùng núi thấp và đồng bằng duyên

17
hải, với 3 vùng chính là: vùng gò đồi - miền núi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá.
Cũng như cả tỉnh, Hương Trà là vùng ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc -
Nam Việt Nam, có hệ thống khí hậu thủy văn đa dạng độc đáo, nơi hội tụ của nhiều
luồng động vật và thực vật của khu hệ phương Bắc và khu hệ phương Nam.
Do địa hình phức tạp, diễn biến khí hậu ở Thừa Thiên Huế cũng có sự dao
động khác nhau ở từng vùng. Các nhà khí tượng học đã chia Thừa Thiên Huế thành
hai vùng với 7 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Huyện Hương Trà, thuộc tiểu vùng khí
hậu đồng bằng, gò đồi thấp Phong Điền - Hương Thuỷ M
II-1
gồm các huyện Quảng
Điền, Phú Vang, Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ. Đặc điểm chung về nhiệt
độ: nhiệt độ trung bình năm 24
0
C - 25,5
0
C, tổng nhiệt độ năm 8.700
0
C - 9.200

0
C,
biên độ trung bình năm trên 9
0
C, tổng giờ nắng trong năm trên 1.900 giờ, nhiệt độ
cao nhất trên 41
0
C, nhiệt độ thấp nhất dưới 10
0
C, lượng mưa trung bình năm thấp
nhất tỉnh với 2.600mm - 2.800mm, thời gian ít mưa từ tháng 1 - 8, độ ẩm tương đối
trung bình năm 83 - 84%, thời kỳ thiếu ẩm từ tháng 3 - 8. Vùng này bị thiên tai bão
lũ, gió mùa Đông Bắc, gió mùa khô nóng Tây Nam đe doạ thường xuyên [15, tr.8].
Về mặt thổ nhưỡng, Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích đất nhỏ (505.399
ha) nhưng đất đai đa dạng, được hình thành từ 10 nhóm đất khác nhau: nhóm cồn
cát và đất cát biển, nhóm đất mặn, nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa, nhóm đất lầy
và than bùn, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất thung lũng dốc
tụ, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi và nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá. Nhóm đất đỏ
vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên.
Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha,
chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cồn cát, bãi cát và
đất cát biển; đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; đất phù sa úng
nước, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60%
diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói
mòn trơ sỏi đá) [90, tr.102-120].
Huyện Hương Trà, do đặc điểm vị trí địa lý quy định, được thành tạo từ 6
nhóm trên tổng số 10 nhóm đất kể trên, gồm: nhóm cồn cát và đất cát biển; nhóm

18
đất mặn ít và trung bình; nhóm đất phèn; nhóm đất phù sa với các loại: đất phù sa

không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng và
đất phù sa phủ trên nền cát biển; nhóm đất đỏ vàng với các loại: đất đỏ vàng
trên đá sét và đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá
cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa; và nhóm đất
xói mòn trơ sỏi đá. Trong đó ở nhóm đất nâu vàng trên nền phù sa cổ phân bố trên
vùng gò thấp thuộc xã Hương Chữ, huyện Hương Trà là nơi phát lộ các di tích Cồn
Ràng và Cồn Dài thuộc văn hóa Sa Huỳnh.
Nhóm đất nâu vàng trên phù sa cổ, nơi di tích phân bố, thường có ở các bậc
thềm tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, có đại địa hình dốc thoải về phía đồng
bằng. Tuy nó hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng tính chất phù sa đã thay đổi hẳn
do địa hình khá cao, quá trình feralit diễn ra làm cho đất đã mang tính chất của đất
feralit, tuy mức độ feralit yếu. Ở những vùng khác nhau, cấu tạo phẫu diện có
những nét khác nhau khá rõ. Nhìn chung nó vẫn mang tính chất của đất phù sa, tầng
đất khá dày (0,8m - 1m), thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới
cao hơn tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%. Mức độ
kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao
thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt
[90, tr.115].
Tất cả những đặc điểm tự nhiên trên đã ảnh hưởng đậm nét đến các hoạt
động sống của các lớp cư dân tiền sơ sử trên đất Thừa Thiên Huế xưa. Có thể nhận
thấy, trên những khu vực gò đất cao dáo các nhóm cư dân cổ Sa Huỳnh ở Cồn
Ràng, Cồn Dài đã lựa chọn để đặt khu mộ táng của họ và chắc hẳn đây cũng là cách
họ lựa chọn khu vực cư trú cho mình như đã thấy những vết tích cư trú ở các địa
điểm Bàu Đưng, Xóm Rẫy, Cồn Thu Lu.
1.1.2. Cảnh quan môi trường di tích
Di tích khảo cổ học Cồn Ràng nằm ở vị trí 16
0
28’40” vĩ độ Bắc và
107
0

30’30” kinh độ Đông, thuộc địa phận thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ, huyện
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế (bản ảnh 1.2; 2; 3.1; bản vẽ 1).

19
Đường đến di tích khá thuận lợi, theo đường tránh thành phố Huế từ Tứ Hạ
đến Phú Bài, đến đúng cột mốc Km5, chỗ trước công Làng Phụ Ổ, xã Hương Chữ là
đến trung tâm di tích. Hoặc đi theo đường Quốc lộ 1A từ trung tâm thành phố Huế
ra Quảng Trị, hết địa phận thành phố Huế qua cầu Quán Rớ (gần ranh giới giữa
thành phố Huế và huyện Hương Trà) khoảng 300m, rẽ tay trái qua đường sắt Bắc
Nam, đi tiếp khoảng 2km là đến Khu di tích Cồn Ràng.
Khu vực di tích, trước khi xây dựng tuyến đường Tứ Hạ - Phú Bài, là nghĩa
đĩa của cư dân hiện đại, phân bố trên gò, cồn cát cao hơn mặt ruộng xung quanh
khoảng 0,5m - 1m. Toàn bộ di tích rộng trên 5000m
2
. Năm 2002 khi xây dựng con
đường Tứ Hạ - Phú Bài, gần 2/3 di tích nằm trong phạm vi lòng đường nên đã đã
được khai quật di dời. Phần còn lại vẫn tiếp tục sử dụng làm nghĩa địa và một phần
nhỏ, là nơi đổ đất thừa trong quá trình làm đường. Do đó diện tích di tích còn
nguyên vẹn, có thể khai quật nghiên cứu được gần như không còn, hoặc nếu muốn
khai quật được thì phải dời bãi đất khi làm đường đổ lại tại đây. Diện tích nằm bên
dưới bãi đất có thể khai quật còn khoảng 500m
2
. Đồng thời, ngay trong khu vực có
thế khai quật có nhiều chỗ địa tầng di tích bị xáo trộn lớn do Cồn Ràng hiện vẫn
tiếp tục được sử dụng làm nghĩa trang của cư dân hiện đại.
Cồn Ràng nằm ở phía bắc Rú Cấm nơi còn nhiều những huyền tích, huyền
thoại về một vùng đất thiêng như: Cửa Cồn, Chợ Ma, Cồn Thu Lu, Miếu Ông Ầm
Cồn Ràng nằm kẹp giữa hai bàu ruộng là Bàu Ốc phía đông và bàu Kênh Trai phía
tây - là những cánh đồng lúa màu mỡ. Xung quanh di tích còn có nhiều bàu ruộng
khác với những tên cổ xưa như: Lang Hồ, Cửa Trừ, cánh Đồng Cát, La Lả, Bàu

Ruồng, Chó Ó, Bàu Cự, Bàu Thô, Bàu Tằm, Sóc Đĩa, Ruộng Phân, Hạ Lang,
Truông Xe…
Cách di tích không xa về phía Tây, dưới chân núi Ông Ầm (bình phong của
làng Phụ Ổ) và mỏm núi Đầu Voi có những khe nước. Lợi dụng thiên nhiên cư dân
hiện đại đã đắp đập ngăn giữ nước chống hạn, đó là đập Vụng Rấy thôn An Đô, xã
Hương Chữ.
Di tích cách hồ Thọ Sơn - là hồ nước khá lớn ở huyện Hương Trà chừng 4km

20
về phía Tây Bắc. Cồn Ràng kẹp giữa hai sông lớn đó là sông Hương cách 4,5km về
phía nam và sông Bồ cách 3km về phía bắc. Con hói nối sông Hương và sông Bồ
chảy qua địa phận Hương Chữ cách Cồn Ràng 1km về phía Đông.
Di tích cách cửa biển Thuận An nơi gần nhất 14km (về phía Đông Nam),
cách trung tâm thành phố Huế chừng 8km (về phía Nam), cách thị trấn Tứ Hạ
chừng 8km (về phía Đông Bắc).
Cồn Ràng cách Bàu Dưng, nơi đã phát hiện vài di vật rìu bôn đá và mảnh
gốm gần 600m về phía bắc (bản ảnh 4.1). Cách vùng Cửa Thiền - gò đất cao giữa
hai làng Phú Ốc và Lai Thành, thuộc Đội 4 hợp tác xã Phú Ốc, thị trấn Tứ Hạ 8km
về phía Đông Bắc (bản ảnh 4.2). Di tích Cửa Thiền được Khoa sử - Trường Đại học
Tổng hợp Huế phát hiện vào tháng 3 - 1988, gồm 2 mộ chum có kích thước khá lớn
giống như những mộ chum phát hiện ở Cồn Ràng, nằm lộ ra ở hai bờ vách của một
mương thuỷ lợi [77, tr.50-51].
Cồn Ràng nằm cạnh di tích Cồn Dài cũng ở thôn Phụ Ổ, xã Hương Chữ
huyện Hương Trà (bản ảnh 3.2), được Khoa Lịch sử - Trường ĐHTH Huế phát hiện
năm 1987. Năm 2002 đoàn khai quật di chỉ Cồn Ràng đã tiến hành điều tra khảo sát
lại. Năm 2006 Viện BTLS Việt Nam và Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế (nay là
BT LS&CM Thừa Thiên Huế) tiến hành khảo sát và khai quật địa điểm này. Kết
quả của các đợt khảo sát và khai quật cho biết đây là khu mộ chum của cư dân văn
hoá Sa Huỳnh [25, tr.11-20].
Cồn Ràng cách bản Khe Trăn, xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền gần 20km

về phía Tây Bắc, nơi cách sông Ô Lâu khoảng 50m về phía tả ngạn đã phát hiện
trong lòng đất sâu 1,2m nột trống đồng Đông Sơn.
1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT HIỆN VÀ NGHIÊN CỨU
1.2.1. Quá trình phát hiện đào thám sát
Trong quá trình canh tác, làm ruộng, trồng màu và làm các công trình phúc
lợi khác những người dân xã Hương Chữ đã thu nhặt được nhiều hiện vật khảo cổ
bao gồm rìu, bôn mà họ quen gọi là “búa trời”, hạt trang sức bằng đá mã não và một
vài mảnh gốm thô. Một số những di vật này đã được anh Cao Thọ Sơn, nguyên là

21
Chủ nhiệm Hợp tác xã Phú An bảo quản và chuyển đến các cơ quan chức năng. Đó
là tiền đề quan trọng để các nhà chuyên môn tìm đến khám phá những điều bí ẩn
trong lòng đất Cồn Ràng.
Tháng 3/1987, thầy trò Khoa Lịch Sử - Trường ĐHTH Huế (nay là Đại học
Khoa học Huế) đã đến khảo sát Cồn Ràng. Trong hố thám sát diện tích 4m
2
, đã phát
hiện 3 chum mộ, xếp theo đường thẳng bắc - nam, xung quanh chum bên ngoài có
xếp các đồ gốm tùy táng. Đồ tuỳ táng thu được: 6 hiện vật sắt; 37 hạt chuỗi chất liệu
đá mã não và thuỷ tinh màu xanh thẫm; 20 đồ gốm có thể phục nguyên, với các loại
hình nồi, vò, bình, cốc, đèn… Kết thúc đợt công tác, những người khảo sát đã nhận
định: Mộ chum và những di vật ở Cồn Ràng thể hiện đặc trưng của văn hóa sa
Huỳnh có niên đại tồn tại từ thời đại sắt sơ kỳ cách ngày nay trên 2000 năm [80,
tr.100-102].
Tháng 10/1992 Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế và Viện KCH tiến hành
điều tra trên diện rộng các huyện, xã ở Thừa Thiên Huế. Tại di tích Cồn Ràng, Đoàn
công tác đã mở một hố thám sát diện tích 4m
2
(2m x 2m) ở phía đông nam cồn cát.
Trong hố thu được một chum hình trụ, có nắp đậy hình lẵng hoa nằm ở độ sâu 30cm

bên dưới mặt đất. Hiện vật trong chum gồm: 1 đồ sắt, 1 nồi gốm nhỏ, 1 bát mâm
bồng và nhiều mảnh nồi, bình, bát bồng Những người thám sát đã nhận định Cồn
Ràng là khu mộ chum lớn có niên đại tương đồng với khu mộ chum ở nghĩa trang
Tin Lành (Hậu Xá I, Hội An, Quảng nam) thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Sa
Huỳnh cách ngày nay khoảng trên 2000 năm [87, tr.98-99].
1.2.2. Lần khai quật thứ nhất
Tháng 7 - 8/1993, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện
KCH khai quật lần thứ nhất di tích Cồn Ràng. Với diện tích 80m
2
khai quật đã phát
hiện 19 mộ (gồm 16 mộ chum hình trụ và hình trứng, 2 mộ vò và 1 mộ không xác
định loại hình) xuất lộ ở độ sâu từ 40cm trở xuống, phân bố thành 8 cụm riêng biệt
với hướng các cụm mộ khá thống nhất theo chiều bắc nam. Ngoài ra còn thu được
một số cụm gốm có cách thức xắp xếp tương tự những cụm gốm tùy táng trong một
số mộ đất thuộc văn hóa Sa Huỳnh.

22
Đợt khai quật ghi nhận mộ táng phổ biến ở Cồn Ràng là mộ chum với hai
loại hình trứng và hình trụ, được chôn theo cụm. Các chum có kích thước khá lớn,
trung bình cao từ 80cm - 85cm, đường kính miệng khoảng 55cm - 60cm. Huyệt mộ
được đào hình tròn, rộng khoảng 70cm - 80cm và sâu theo chiều cao của chum ở
từng mộ.
Đồ tùy táng ở Cồn Ràng khá phong phú về loại hình với các loại chất liệu đá,
sắt, thủy tinh, đồ gốm và được xắp xếp không theo một quy định nhất định nào. Số
lượng cụ thể: 12 hạt chuỗi mã não; 6 hiện vật sắt với các loại hình liềm, đục, giáo,
dao…; 75 hạt cườm thuỷ tinh; 55 tiêu bản đồ gốm còn khá nguyên hoặc có thể phục
dựng hình dáng, với các loại hình: nồi, niêu, bình, vò, thố, bát, cốc, đèn…và hàng
ngìn mảnh gốm vỡ vụn.
Kết thúc khai quật các tác giả đã nhận định Cồn Ràng là khu mộ táng nằm ở
giai đoạn muộn của văn hóa Sa Huỳnh thời đại sắt, có niên đại khoảng 2000 năm

BP [52, tr.99-100].
1.2.3. Lần khai quật thứ hai
Tháng 5/1995, Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện KCH,
cán bộ Viện Nghiên cứu chung và so sánh (Viện Hàn lâm khoa học Đức) khai quật
lần thứ hai khu mộ Cồn Ràng.
Đợt khai quật này đã mở 2 hố khai quật với tổng diện tích 34m
2
, trong đó các
di tích mộ táng chỉ xuất lộ ở hố H1. Trong diện tích 24m
2
khai quật hố H1 phát hiện
8 mộ chum phân bố thành 4 cụm.
Mộ chum xuất lộ ở độ sâu khoảng 30cm trở xuống, chôn đứng, khoảng cách
các chum không đều và độ sâu xuất lộ cũng khác nhau. Đa số chum có nắp đậy hình
nón cụt hoặc lồng bàn đã bị sập xuống lòng chum. Bên cạnh mộ chum còn tìm thấy
mộ số cụm gốm giống như đồ gốm trong mộ huyệt đất đã bắt gặt trong một số di
tích văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn.
Hiện vật tùy táng phát hiện 1 hạt chuỗi mã não hình bầu dục, 1 đục sắt. Đặc
biệt, đồ gốm thu được một sưu tập khá phong phú với các loại hình nồi, niêu, bình,
vò, đèn, thố và rất nhiều chân đế được đập vỡ chôn theo mộ.

23
Kết quả khai quật đợt hai đã bổ sung thêm một số tư liệu mới góp phần minh
chứng cho những kết luận trước đây rằng Cồn Ràng là một khu mộ táng thuộc văn
hóa Sa Huỳnh có mật độ chum vò khá dày đặc. Tuy nhiên, qua cách thức mai táng,
loại hình di vật và so sánh với các khu mộ ở các khu vực lân cận, những người khai
quật lần này đã có nhận định mới về niên đại di tích, rằng Cồn Ràng thuộc văn hóa
Sa Huỳnh sơ kỳ sắt, có niên đại khoảng trên dưới 2500 năm BP [54, tr.125-127].
1.2.4. Lần khai quật thứ ba
Do gần 2/3 di tích nằm trong phạm vi lòng đường Tứ Hạ - Phú Bài thuộc Dự

án xây dựng đường tránh thành phố Huế nên Quý VI năm 2002 Viện KCH và BT
LS&CM Thừa Thiên Huế đã tiến hành khai quật di tích Cồn Ràng lần thứ ba nhằm
mục đích di dời các di tích, di vật, trả mặt bằng cho Dự án.
Cuộc khai quật Cồn Ràng năm 2002 được tiến hành trên quy mô lớn với
2300m
2
diện tích khai quật (bản ảnh 5, 6, 12, 13). Các di tích, di vật sau khai quật
được chuyển về lưu tại kho BT LS&CM Thừa Thiên Huế (bản ảnh 14). Do những
khó khăn đặc thù nên sau khi khai quật, công việc chỉnh lý di tích, di vật Cồn Ràng
phải tiến hành nhiều đợt vào các năm 2004, 2005 và 2007 - 2008 (bản ảnh 15, 16,
17).
Đợt khai quật đã thu được 216 di tích mộ táng, trong đó có 203 mộ chum, 9
mộ nồi vò và 4 mộ huyệt đất. Kết quả chỉnh lý ghi nhận, mộ chum Cồn Ràng có 4
dạng: hình trụ; hình trứng; giữa hình trụ và hình trứng; và hình cầu (mộ vò). Trong
đó chum hình trụ có số lượng nhiều nhất. Đợt chỉnh lý năm 2007 - 2008 cũng đã
phục dựng hình dạng 15 chum phục vụ việc trưng bày bảo tàng. Nắp chum xác định
được 95 tiêu bản, với các loại hình: nón cụt; hình cầu; hình lồng bàn; hình chậu;
hình mâm bồng; trong đó nắp đậy hình nón cụt có tỉ lệ áp đảo.
Hiện vật thu được tổng số 1319 tiêu bản, gồm các nhóm chất liệu sắt, đồng,
đá, thuỷ tinh và gốm. Ngoài ra còn thu được 11834 mảnh gốm vỡ từ các đồ gốm tuỳ
táng không có khả năng gắn chắp phục dựng loại hình. Loại hình hiện vật xét theo
nhóm chất liệu: đồ sắt có hai dạng chính là vũ khí và công cụ lao động; nhóm đồ đá
và đồ thuỷ tinh chủ yếu là đồ trang sức; nhóm đồ gốm đều là đồ dùng sinh hoạt và

×