Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ (Cát Tiên - Lâm Đồng) - Những mối liên hệ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.47 KB, 61 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
1.1. Lâm Đồng là một trong năm tỉnh của Tây Nguyên, trên
vùng đất basalte giàu tiềm năng của Việt Nam. Không chỉ thế, Lâm
Đồng còn có vò thế đòa - chính trò - văn hóa - xã hội quan trọng của
đất nước. Trước kia cũng như hiện nay, nhân dân Lâm Đồng đã sát
cánh cùng với nhân dân cả nước đấu tranh giải phóng dân tộc; thống
nhất đất nước và xây dựng chủ nghóa xã hội; bảo tồn và phát huy bản
sắc văn hóa truyền thống trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Nghiên cứu khảo cổ học (KCH) Lâm Đồng là trách nhiệm và nghóa
vụ của chúng ta, cũng là để góp phần bảo lưu và phát huy bản sắc
văn hóa thuần phác của các dân tộc bản đòa trên vùng đất cao
nguyên miền Trung Việt Nam.
1.2. Trước ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1975),
Lâm Đồng vẫn được coi là vùng trắng trên bản đồ KCH Việt Nam.
Nơi đây chưa có di chỉ KCH nào được khai quật, ngoài một vài đồ đá
do nhân dân thu lượm được khi canh tác nương, rẫy.
Trong những năm gần đây, Viện KCH, Trung tâm nghiên cứu
KCH thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ và Trường Đại học
Đà Lạt (ĐHĐL) đã phối hợp với Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng triển khai
nhiều đợt điều tra, thám sát, khai quật KCH và đã thu được những
kết quả nhất đònh. Một số di tích cư trú, công xưởng, mộ táng, đền
tháp cũng bắt đầu được biết đến. Nhiều di tích và di vật thời đại đá
cũ, đá mới, kim khí và thời kỳ lòch sử đã được phát hiện. Trong đó, di
chỉ Phù Mỹ (Cát Tiên) là di chỉ tiền sử đầu tiên được phát hiện tại
Lâm Đồng. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ nằm rải rác ở nhiều
nơi, diễn ra trong thời gian dài, lại do nhiều cơ quan, nhiều cá nhân
thực hiện, nên việc hệ thống hóa các tư liệu là một yêu cầu cần
thiết. Việc phác thảo bức tranh tiền sử của Lâm Đồng chưa được



thực hiện. Hơn nữa, nghiên cứu KCH Lâm Đồng không thể chỉ tiến
hành riêng rẽ mà phải đặt trong mối quan hệ khu vực, trên một bình
tuyến rộng hơn. Mà muốn đạt được cái nhìn toàn diện, một số vấn đề
KCH Lâm Đồng đã đến lúc đặt ra và có thể nghiên cứu sâu hơn, ví
dụ như các di chỉ KCH Phù Mỹ, Thôn Bốn.v.v.
1.3. Từ năm 1989 đến nay, tác giả đề tài đã cùng các đồng
nghiệp tham gia hoặc chủ trì một số cuộc điều tra, thám sát hoặc
khai quật KCH quan trọng ở Lâm Đồng như: Cát Tiên, Thôn Bốn,
Phù Mỹ, Núi Voi và Tuyền Lâm; cũng như tham gia nghiên cứu một
số di tích KCH tiêu biểu ở đòa bàn các tỉnh: Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia
Lai, Kon Tum, Khánh Hoà, Bình Thuận, Đồng Nai và Long An. Bản
thân tôi cũng đã xây dựng luận văn Thạc só, luận án Tiến só trên cơ
sở tư liệu KCH Lâm Đồng.
Để tìm hiểu về quá khứ xa xưa của Lâm Đồng, góp phần nhận
thức về KCH Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; cũng như phục vụ công
tác giảng dạy bộ môn khảo cổ ở Khoa Sử, Trường Đại học Đà Lạt;
chúng tôi đã chọn: Di chỉ KCH Phù Mỹ (Cát Tiên, Lâm Đồng) –
Những mối liên hệ văn hóa làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Tổng hợp toàn bộ các tư liệu điều tra, thám sát, khai quật
và kết quả nghiên cứu về di chỉ KCH Phù Mỹ, nhằm cung cấp cho
các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác về di chỉ này.
2.2. Trên cơ sở phân tích, đối sánh tư liệu một số di vật của di
chỉ Phù Mỹ với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung
Bộ, chúng tôi xác đònh vò trí của di chỉ này trong bối cảnh rộng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các di tích và di
vật KCH ở Phù Mỹ qua 3 lần khai quật và thám sát:



Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo các di tích và di vật KCH
ở các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ Những
tư liệu này sử dụng để so sánh, đối chiếu tìm hiểu mối quan hệ văn
hóa trong quá khứ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian nghiên cứu theo đòa
bàn phân bố của Phù Mỹ và các di chỉ có liên quan. Về thời gian
chính là niên đại của di chỉ Phù Mỹ, cách ngày nay khoảng trên 2000
năm
- Nội dung các vấn đề cần đi sâu nghiên cứu trong đề tài là:
Xác đònh đặc trưng cơ bản về di tích và di vật của di chỉ Phù
Mỹ; Tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa di chỉ Phù Mỹ với các di
tích đồng đại trong khu vực, làm rõ vò trí của di chỉ.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Đề tài sử dụng các phương pháp truyền thống của KCH
như: Điều tra, thám sát, khai quật, phân loại, khảo tả, thống kê, đo,
vẽ, phân tích, so sánh... những di tích và di vật KCH. Đây là phương
pháp chính của đề tài nhằm xử lý và khai thác thông tin tư liệu KCH,
xác đònh tính chất, niên đại, vò trí của di chỉ Phù Mỹ .
4.2. Sử dụng một cách hợp lý các phương pháp liên ngành: Đòa
lý học, dân tộc học trong phác thảo nguồn gốc chủ nhân và mối quan
hệ văn hóa trong quá khứ.
5. Những đóng góp của đề tài
5.1. Đề tài tổng hợp và trình bày đầy đủ kết quả 3 lần khai
quật, đặc biệt là các phát hiện mới của mỗi lần khai quật, nhằm cung
cấp cho các nhà nghiên cứu thông tin chính xác về di chỉ Phù Mỹ
5.2. Đề tài xác đònh những đặc trưng cơ bản về di tích, di vật
của di chỉ Phù Mỹ, từ đó làm rõ nội dung, tính chất, niên đại, chủ
nhân và mối liên hệ văn hóa của dư dân Phù Mỹ trong khu vực



5.3. Đề tài đã xác đònh vò trí của di chỉ Phù Mỹ thuộc về không
gian phân bố của văn hóa kim khí lưu vực sông Đồng Nai, khác biệt
với cư dân đồng đại ở Tây Nguyên nói chung
5.4. Từ sự trùng lặp về không gian phân bố, đề tài cũng đặt ra
giả thuyết khoa học là có thể hậu duệ của cư dân kim khí Đồng Nai,
trong đó có nhóm cư dân Phù Mỹ là chủ nhân của khu di tích Cát
Tiên.
6. Bố cục của đề tài.
Ngoài phần mở đầu (4 tr.) và kết luận (3 tr.), nội dung đề tài
có 2 chương:
Chương một. Di chỉ KCH Phù Mỹ qua ba lần khai quật (30 tr.)
Chương hai. Đặc trưng của di chỉ Phù Mỹ và những mối liên
hệ văn hóa trong khu vực (20 tr.)
Ngoài ra, trong đề tài còn có phần mục lục, tài liệu tham khảo
(14 tài liệu) và phụ lục minh họa (2 bản đồ, 1 sơ đồ, 3 bảng thống kê,
24 bản vẽ và 34 bản ảnh).






CHƯƠNG MỘT

DI CHỈ KHẢO CỔ HỌC PHÙ MỸ
QUA BA LẦN KHAI QUẬT

1.1. Vài nét về đòa bàn nghiên cứu
Cát Tiên là tên đơn vò hành chính cấp huyện, nằm ở cực nam

của tỉnh Lâm Đồng. Cát Tiên về phía bắc giáp huyện Bảo Lộc, phía
đông giáp huyện ĐạTẻh, phía nam và phía tây nam giáp 2 tỉnh Đồng
Nai và Bình Phước. Đòa bàn Cát Tiên gồm nhiều kiểu đòa hình đa
dạng :
- Kiểu đòa hình núi cao sườn dốc : Độ cao từ 200 - 600 m so
vớimặt biển, độ dốc khá lớn 15
o
- 20
o
, có nơi trên 30
o
. Mức độ chia
cắt phức tạp tạo nên nhiều nhánh suối nhỏ chảy vào sông Đạ Đờn
(một trong hai nguồn chính của sông Đồng Nai).
- Kiểu đòa hình trung bình, sườn ít dốc : Độ cao từ 200 - 300 m
so với mặt nước biển, độ dốc từ 15
o
- 20
o
, độ chia cắt cao là nơi xuất
phát của các con suối lớn đổ vào Đạ Đờn như suối Đạ Lua, Đạ
Tapok, suối Pang ...
- Kiểu đòa hình bậc thềm sông Đạ Đờn và dạng đồi bát úp tiếp
giáp đầm, hồ : Độ cao từ 100 - 130 mét so với mặt nước biển, chạy
dọc theo sông Đạ Đờng.
- Kiểu đòa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: Độ cao thấp hơn
130m với mặt nước biển với các bàu nước lớn như: Bàu Chim, Bàu
Sấu, Bàu Cá...
Chính bởi sự chia cắt mạnh như vậy, kết hợp với các dãy núi
cuối cùng của Trường Sơn đổ về tạo ra cho Cát Tiên một loạt các

bồn đòa mà ở đó được phủ lấp bởi những cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt
với những đặc trưng của nó. Tuy nhiên giờ đây những cánh rừng
hoang sơ với các bồn đòa, đầm, bàu tự nhiên đã bò mất dần bởi sự


đònh cư đông đúc của đồng bào kinh tế mới từ mọi miền đất nước
đến đây.
Trước kỷ Đệ tứ, nền đòa chất được phủ một lớp trầm tích kiểu
đặc trưng bởi phiến thạch sét. Sau kỷ Đệ tứ lại được sông Đồng Nai
bồi đắp lên trên nền phiến thạch sét một lớp phù sa cổ. Tiếp sau đó
các họat động của núi lửa đã phủ lên một lớp basalte. Cùng với quá
trình phun trào, phủ lấp là quá trình bào mòn, bồi tụ tạo nên một lớp
phù sa suối, phù sa sông. Trải qua nhiều quá trình phong hóa, xâm
thực, bào mòn, rửa trôi, tích tụ tạo nên nền đòa chất đan xen khá
phức tạp.
Khu vực Cát Tiên và phụ cận (đôi bờ Đạ Đờn) với đặc điểm
đòa chất như vậy nên thổ nhưỡng cũng khá phong phú.
- Đất Feralit phát triển trên đá bazan (Fk) có nhiều ở phía Nam
sông Đạ Đờn.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (Fq) chủ yếu ở bờ bắc Đạ
Đờng vàdọc theo thượng nguồn Đạ Đờn.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ, loại này không nhiều.
- Đất feralit phát triển trên đá sét
Về khí hậu, Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt
đới gió mùa
- Nhiệt độ trung bình hàng năm : 25,4
o
C
- Nhiệt độ cực đại : 30,8
o

C
- Nhiệt độ cực tiểu : 21,3
o
C
- Lượng mưa trung bình năm : 2.185,6 mm
- Lượng mưa lớn nhất : 2.894 mm
- Độ ẩm trung bình : 83,6%
- Độ ẩm thấp nhất : 56,2%
- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc cuối tháng
10.Tháng có lượng mưa cao nhất : 7, 8, 9. Mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau. Tháng khô nhất là tháng 2 và 3.


Do đặc điểm đòa hình, khí hậu như trên nên thuỷ văn ở vùng
này khá phức tạp. Có rất nhiều hệ suối lớn nhỏ đổ vào sông Đạ Đờn
như Đạ Tẻh, Đạm Bri, Đạ Nhor, Đạ Đimbo, Đạ Lua...Có nhiều thách
ghềnh ở vùng thượng lưu. Dòng Đạ Đờn chảy qua khu vực Cát Tiên
uốn lượn nhiều khúc quanh co, lưu lượng dòng chảy trung bình 405
m
3
/giây.
Ở những bồn đòa ven sông do đòa hình khá bằng phẳng nên
mùa lũ thường có ngập lụt. Đây cũng là vùng được phù sa bồi đắp
nên nông nghiệp trồng lúa nước khá phát triển. Đặc điểm thuỷ văn
khu vực này gồm sông, suối, thác, ghềnh, thung lũng, bàu, đầm lầy và
các vùng bán ngập nước đã làm tăng giá trò về tính đa dạng sinh học và
phong phú thêm cảnh quan thiên nhiên của khu vực Cát Tiên.
1.2. Lòch sử phát hiện
Di chỉ khảo cổ học Phù Mỹ thuộc đòa phận thôn Ba, xã Phù
Mỹ, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Đây là vùng đất chuyển tiếp

giữa đòa hình Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Di chỉ nằm
về phía tả ngạn sông Đồng Nai, trên một bãi bồi rộng khoảng 50 –
100m, chạy dài ven sông theo hướng đông tây, giới hạn phía đông
chặn bởi núi Đá Mài. Sông Đồng Nai chảy xuôi dòng từ thượng
nguồn đến đây thì quanh co tạo một doi đất lớn bao bọc bởi con
sông mà nơi thắt hẹp nhất rộng khoảng 1km. Xa về phía bắc của khu
di chỉ là những ngọn đồi nhỏ nối tiếp nhau rồi đến một cánh đồng
lúa rộng. Con đường nhựa liên huyện ngăn cách cánh đồng lúa này
với khu vực di chỉ. Khu vực phân bố của di chỉ nay là xóm làng dân
cư, bò che lấp bởi nhà cửa và vườn tược. Hữu ngạn sông Đồng Nai là
đòa phận xã Đak Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Cao trình của
khu vực di chỉ nằm trong khoảng 140 – 170m so với mực nước biển.
Đoạn sông Đồng Nai ở khu vực này rộng chừng 100m, tốc độ dòng
chảy trung bình khoảng 2m/s. Mặt đất thềm sông cao hơn mực nước
sông khoảng 3,5 – 5m (vào tháng 3 năm 2007).


Di chỉ này được phát hiện một cách ngẫu nhiên. Tháng 5 -
2006, trong quá trình canh tác vườn nhà, ông Nguyễn văn Kiệm
thông báo phát hiện một số đồ gốm. Cuối năm đó, PGS. Hoàng
Xuân Chinh cùng với cán bộ Bảo tàng Lâm Đồng tiến hành đào một
hố thám sát (4m
2
) tại vườn nhà ông Trần Đình Kha (kế cận nhà ông
Kiệm về phía đông). Trong hố thám sát thu được 3 mảnh khuôn đúc,
7 bàn xoa đất nung và 1288 mảnh gốm. Kết quả thám sát đã được
công bố năm 1997. Bước đầu, di chỉ được xác đònh tính chất là nơi
cư trú của cư dân cổ, niên đại khoảng 2.700 - 2.500 cách ngày
nay.
Phát hiện di chỉ Phù Mỹ năm 1996 có ý nghóa quan trọng, góp

phần đònh hình chuỗi phát triển của lòch sử vùng đất này và bổ
khuyết cho những hiểu biết còn ít ỏi của chúng ta về quá khứ khu
vực Nam Tây Nguyên. Vì vậy, ngay từ khi phát hiện, di chỉ này đã
được các nhà khảo cổ học quan tâm nghiên cứu.
Tháng 11 – 1998, Viện khảo cổ học Hà Nội phối hợp với Bảo
tàng Lâm Đồng khai quật di chỉ Phù Mỹ lần thứ nhất. Cuộc khai
quật này do TS. Trònh Sinh phụ trách. Diện tích khai quật 98m
2
, gồm
hai hố (hố 1 rộng 63m
2
, hố 2 rộng 25m
2
).
Nhằm nhận thức rõ nét hơn về di chỉ Phù Mỹ, tháng 6 – 2006,
cuộc khai quật di chỉ Phù Mỹ lần thứ hai được tiến hành, dưới sự chủ
trì khoa học của TS. Bùi Chí Hoàng (Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ
– Viện KHXH vùng Nam Bộ). Cuộc khai quật được triển khai với
bốn hố khai quật ký hiệu H1, H2, H3, H4 có tổng diện chỉ 224m
2

7 hố thám sát mở về phía đông, phía nam và phía tây để xác đònh
phạm vi phân bố của di chỉ. Kết quả thu được qua đợt khai quật này
đã góp phần giải quyết một số vấn đề khoa học của di chỉ như: tính
chất, niên đại, các quan hệ văn hóa của di chỉ khảo cổ học kim khí
đầu tiên phát hiện được trên đòa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tháng 3 – 2007, được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp giấy phép,
khoa Sử trường Đại học Đà Lạt đã phối hợp với Viện khảo cổ học
Hà Nội tiến hành khai quật di chỉ Phù Mỹ lần thứ ba. Cuộc khai



quật này nhằm bổ sung tư liệu cho công trình nghiên cứu về khảo cổ
học Lâm Đồng do chủ nhiệm đề tài tiến hành, trong khuôn khổ một
luận án Tiến só. Trong đợt này, 4 hố thám sát đã được mở để đònh vò
hố khai quật. Tổng diện tích khai quật là 75m
2
, gồm hai hố (hố 1
rộng 25m
2
, hố 2 rộng 50m
2
).
1.3. Kết quả khai quật di chỉ Phù Mỹ
1.3.1. Cuộc khai quật lần thứ nhất (1998)
Vò trí hố khai quật 1 mở trong vườn nhà ông Trần Đình Kha,
cạnh vò trí hố thám sát năm 1996, diện tích 63m
2
, hình chữ nhật (9m
x 7m) theo hướng bắc - nam, cách bờ sông Đồng Nai 70m. Sau đó, vì
lý do kỹ thuật, tiến hành mở hố khai quật 2, cách hố 1 khoảng 4m.
Hố này cũng có hướng chếch Bắc với diện tích là 25m
2
(5m x 5m).
Trong đợt này cũng mở một hố thám sát cách hố khai quật khoảng
150m trong vườn nhà anh Nguyễn Văn Thể. Hố thám sát cũng có
tầng văn hóa, mảnh gốm tương tự như ở các hố khai quật.
- Đòa tầng di chỉ Phù Mỹ khá đơn giản, vì hai hố khai quật
liền kề nên kết cấu thống nhất, gồm 5 lớp tính từ trên xuống dưới
như sau:
+Lớp 1 là lớp canh tác, đất phù sa màu nâu sẫm, có độ dày

trung bình khoảng 20-30cm, không có hiện vật. Lớp này được hình
thành do phù sa sông Đồng Nai phủ dần lên qua nhiều đợt lũ lụt,
giống như lớp bảo vệ, chứng tỏ tầng văn hóa chưa bò xáo trộn.
+Lớp 2 là đất phù sa màu nâu, có độ dày trung bình khoảng
40cm. Lớp đất này cũng được hình thành giống lớp đất mặt.
+Lớp 3 là đất phù sa màu vàng, có độ dày trung bình khoảng
20-30cm trải đều khắp mặt hố, tương đối bằng phẳng.
Có thể nhận đònh rằng, nếu kể cả lớp đất mặt thì 3 lớp đất
phía trên phủ lên tầng văn hóa đều là đất phù sa của sông Đồng
Nai. Tính chung, độ dày của các tầng phù sa khoảng 80cm – 1m,
hình thành do nhiều đợt lũ lụt nước sông dâng lên và cũng hình


thành sau tầng văn hóa. Có nghóa là sau khi cư dân ở Phù Mỹ không
cư trú nữa thì vùng này thường xuyên chòu ảnh hưởng của ngập lụt.
Hay chính vì ngập lụt mà người cổ Phù Mỹ không cư trú ở đây nữa
mà di dời đi chỗ khác có điều kiện sống tốt hơn?
+Lớp 4 là tầng văn hóa, đất màu nâu đen có độ dày trung
bình 30 - 40cm. Tầng này tương đối bằng phẳng, không bò xáo trộn
và chứa các hiện vật. Tuy nhiên, hố 1 có mật độ hiện vật nhiều hơn
hố 2 (112/20).
+Lớp 5 là đất thòt (sinh thổ), laterite nhẹ
(Bản vẽ tr. 74)

- Di vật
Tổng số di vật thống kê được 132 tiêu bản, (hố 1 có 112 tiêu
bản, hố 2 có 20 tiêu bản).
+Đồ đá có 23 hiện vật.
Khuôn đúc: 16 tiêu bản, có thể chia làm hai loại. Loại khuôn
nhiều mang, còn gọi là khuôn “liên hoàn”. Người xưa tạo khuôn

bằng cách lấy một hòn đá sa thạch hình hộp chữ nhật. Ở ruột mặt
khoét làm vật đúc. Ở mặt đối diện lẽ ra là lưng khuôn thì lại khoét
lõm thành vật đúc thứ hai. Như vậy, cả 2 mặt của khuôn đều có thể
đổ đồng tạo thành một mẫu. Cứ ghép liên tục các khuôn như vậy (ít
nhất phải có 3 khuôn) thì người ta được một tập hợp khuôn liên
hoàn. Loại khuôn này ở Phù Mỹ tìm thấy 1 mảnh vỡ, chất liệu sa
thạch, vật đúc là vật có mũi (hay góc) nhọn. Khuôn có hình gần hình
hộp chữ nhật, chiều dài còn lại 5.5cm, chiều rộng 6.6cm, chiều dày
2.4cm.
Loại khuôn hai mang có 15 hiện vật, trong đó có 2 chiếc còn
nguyên vẹn và 13 mảnh vỡ. Loại khuôn này có hình dạng phổ biến
là một nửa hình trụ tròn bổ dọc. Tiêu bản thứ nhất chiều dài 13.3cm,
chiều rộng 6.5cm, dày 2.3cm. Mảnh khuôn này là 1 mang trong
khuôn 2 mang. Vật đúc là một chiếc rìu lạ, thân có hình gối quạ, 2
rìa bên cong lõm. Phần đầu rìu có trang trí hình một con chồn, 2 bên


góc có hoa văn vòng tròn có đường xuyên giữa là góc rìu. Đặc biệt,
người xưa tạo ra đậu rót cũng là đậu ngót ở phần rìa của lưỡi rìu.
Chiếc khuôn thứ 2 còn một mảnh, là sa thạch, cũng có dạng
một nửa hình trụ tròn bổ dọc. Chiều dài bằng 13.5cm, chiều rộng
nhất 8.3cm, chiều dày 3.3cm. Mảnh khuôn cũng là một mảnh trong
khuôn hai mang. Khuôn đúc loại rìu lạ (rìu nghi trượng?). Rìu có
hình gần tứ giác, rìa lưỡi tương đối thẳng, đốc rìu cong lên và 2 góc
của đốc có hoa văn móc câu
(Bản vẽ 2, tr 75)
. 13 mảnh vỡ khuôn qua
dấu vết mặt âm có thể xác đònh để đúc loại rìu xòe cân, được trang
trí hoa văn một đường chỉ ở phần họng. Có mảnh khuôn lại có hình
một góc nhọn như góc lưỡi của rìu nghi trượng đã nói ở trên.

Bàn mài có 4 tiêu bản đều là loại bàn mài phẳng.
Phác vật rìu : 2 tiêu bản. Phác vật rìu có số kí hiệu 98PMH
1L1-21 (Bảo tàng Lâm Đồng) được làm bằng đá màu xám, hình
khối gần giống hình tứ gác, toàn thân có nhiều vật mài xen lẫn vết
ghè đẽo, chiều dài 8cm, chiều rộng nhất 3.9cm, chiều dày nhất
2.6cm. Phác vật rìu thứ hai có số kí hiệu là 98PMH1L1 làm bằng đá
màu xám, chỉ còn phần chuôi, nhiều chỗ ghè đẽo, chiều dài 3.9cm,
rộng 2.3cm, dày 1.5cm.
Còn ghi nhận một phác vật của chiếc đục có số ký hiệu là
98PM41L1 tuy nhiên vẫn còn chưa rõ ràng là phác vật đục hay chỉ
là một mảnh đá bò vỡ tự nhiên, chiều dài 3.8cm, rộng 1.7cm, dày
1.5cm.
Chày nghiền: 1 chiếc, mang số ký hiệu 98PM41L2-46. Chày
nghiền bò vỡ còn một đoạn đầu, bằng đá cuội. Chày có hình trụ
nhưng thuôn đầu về một bên, chiều dài 7.5cm, chiều rộng nhất
3.7cm.
+ Đồ gốm: 116 hiện vật, tìm được chủ yếu ở hố khai quật 1
(103 hiện vật).


Những hiện vật bằng gốm gồm có bàn đập gốm, dọi xe chỉ,
con dấu gốm, bát gốm, nồi gốm vỡ, hiện vật hình sừng bò, con dấu
gốm, nhẫn gốm và li gốm.
Bàn đập gốm có 95 hiện vật, chiếm đa số trong tổng số hiện
vật bằng gốm (81.7%), chủ yếu ở hố khai quật 1 (86 hiện vật). Công
dụng của bàn đập gốm vẫn còn đước các nhà nghiên cứu bàn cãi.
Nhiều người gọi là bàn xoa gốm. Tuy nhiên chắc chắn loại bàn đập
này liên quan đến nghề làm gốm thủ công. Dường như bàn đập gốm
ở Phù Mỹ có chung một hình dáng. Đó là hiện vật hình chóp cụt dài,
phía dưới bè ra như chiếc bánh dày. Một số tiêu bản một đầu có lỗ

(đầu chóp nhỏ). Toàn bộ không được trang trí hoa văn. Tuy nhiên có
thể phân loại: loại có xuyên lỗ ở đầu, loại không xuyên lỗ. Hay loại
phần dưới có mặt cong vồng hay mặt ít cong vồng hơn…
(Bản vẽ 21-
22, tr 85)
.
Dọi xe chỉ: 11 chiếc, chủ yếu tìm được trong hố khai quật 1
(10 chiếc). Nhiều chiếc dọi xe chỉ đều cùng một loại, có hình chóp
cụt nếu nhìn mặt cắt ngang, có khi đó là hình chóp cụt cao gần với
hình trụ tròn, có khi là hình chọp cụt có độ cao vừa phải… Chiếc dọi
xe chỉ có kí hiệu 98PMH1L2-19 làm bằng đất set, pha nhiều cát,
màu hồng nhạt, có hình gần chóp cụt, đáy hơi phồng, có lỗ xuyên
tâm. Đường kính (đk) lớn 3.2cm, đk nhỏ 2.0cm, cao 1.1cm. Chiếc
dọi xe chỉ có kí hiệu 98PMH1L1-15 làm bằng đất nung, pha nhiều
cát, màu hồng nhạt, hình chóp cụt, có lỗ xuyên tâm. Đk lớn 3,0cm,
đk nhỏ 2,4cm, chiều cao 2,1cm
(Bản vẽ 20, tr 85)
.
Con dấu gốm: 1 chiếc, chất liệu đất sét, nhiều sạn sỏi, màu
hồng xám. Một mặt gần phẳng, tròn, có rãnh hình xoắn ốc. Mặt đối
diện có hình gần hình cầu. Đk lớn nhất 2,5cm, chiều cao 1,7cm
(Bản
vẽ 20, tr 85)
.
Bát gốm: 1 chiếc, còn nguyên vẹn, được phục chế tại hiện
trường. Bát có màu nâu hơi đỏ, gốm thô pha nhiều cát. Có thể bát có


chân đế nhưng bò vỡ. Bát có miệng loe rộng. ĐK 19cm, cao 5,9cm,
dày 0,6cm

(Bản vẽ 20, tr 85)
.
Nồi gồm vỡ: 2 chiếc.
Hiện vật gốm hình sừng bò: 1 chiếc. Loại hiện vật này hiện
chưa rõ tác dụng. Gốm sừng bò bên trong rỗng, đầu gần nhọn, là
loại gốm thô màu vàng nhạt. Chiều dài 5,2cm, đk lớn nhất 2,5cm, đk
lỗ 1,3cm
(nh 30, tr. 107)
.
Quả bầu gốm: 1 hiện vật, với thân gần giống hình quả bầu,
rỗng ở trong, loại gốm thô, màu đỏ xám. Cuống bầu nhô ra có hình
chóp. Miệng quả bầu nhỏ có hình bầu dục. Chiều dài 6.6cm, đk quả
bầu 4,2cm, đk lỗ bầu 1,3cm
(Bản vẽ 20, tr 85)
..
Nhẫn gốm : 1 hiện vật, có hình một chiếc nhẫn to, thô, màu
vàng xám. Đk tổng cộng 4,2cm, đk lỗ 2,0cm, rộng bản 2,7cm.
Bi gốm : 2 tiêu bản, là hiện vật hiện nay ta chưa rõ tác dụng,
nhiều người cho rằng bi gốm dùng để bắn chim vì giống như viên
đạn của ống xì đồng. Viên bi số hiệu 98PMH1L3-113 có màu hồng
nhạt, đất nung pha nhiều cát. Đk lớn nhất 2,2cm.
Những người trực tiếp khai quật cho rằng Phù Mỹ là một di
chỉ cư trú thuần nhất, tầng văn hóa được bảo quản tốt, chưa tìm thấy
dấu vết lò đúc, mộ táng. Về niên đại, di chỉ Phù Mỹ thuộc giai đoạn
đồng thau phát triển, trong khoảng 2700 – 2500 năm cách ngày nay.
Chủ nhân của Phù Mỹ là cư dân nông nghiệp, có thể kiêm nghề thủ
công chế tác đồ gốm.
1.3.2. Cuộc khai quật lần thứ hai (2006)
Cuộc khai quật lần này đào 4 hố ở các vò trí khác nhau nhưng
đòa tầng ở cả 4 hố có cấu tạo thống nhất.

- Về kết cấu đòa tầng: gồm bốn lớp tính từ trên xuống:


+Lớp 1 từ bề mặt đất xuống đến 0,20m, là lớp đất do phù sa
sông Đồng Nai bồi tụ, hiện đang được canh tác nên tơi xốp có màu
nâu xám, hoàn toàn không thấy hiện vật khảo cổ trong lớp này.
+Lớp 2 là tầng phù sa bồi tụ dày trung bình 0,65m - 0,75m, có
hai màu sắc khác biệt, màu vàng sẫm ở lớp trên và nâu nhạt ở lớp
dưới, hạt mòn, chắc. Có thể lớp trên màu sẫm hơn do hiện tượng
thẩm thấu từ lớp đất canh tác xuống. Trên vách hố khai quật 3 xuất
hiện một số mảnh gốm lẻ tẻ.
+Lớp 3 là tầng văn hóa, đất tơi xốp, màu nâu xám, dày trung
bình 0,12 – 0,25m. Hiện vật thu được trong tầng văn hóa là những
mảnh gốm vỡ, một số khuôn đúc, đồ trang sức, mảnh đá granite,
cuội sông, đất nung, vương vãi trên khắp bình diện cư trú.
+Lớp 4 nằm dưới cùng là sinh thổ màu nâu vàng sẫm, loang
lổ các đốm sét màu nâu sẫm, đây là lớp phù sa cổ của sông Đồng
Nai. Độ sâu trung bình của bề mặt sinh thổ cách mặt đất hiện tại
khoảng 1,20m – 1,40m.
- Di vật
+Đồ đá: Có 31 hiện vật.
Khuôn đúc (4 tiêu bản), hầu hết chúng được làm từ sa thạch
đỏ, hạt mòn. Các khuôn đúc này là loại khuôn hai mang, được tạo
dáng với mặt cắt ngang hình chữ D, mặt giáp khuôn phẳng. Quan sát
các tiêu bản khuôn đúc có thể thấy có các loại hình vật đúc như: rìu
lưỡi xòe, trên thân có trang trí một chỉ nổi chạy ngang – giống với
tiêu bản rìu đồng phát hiện trong hố khai quật cách đó khoảng
200m, tuy nhiên đây là hai cá thể riêng biệt. Một nét chung cho các
rìu đồng trong di chỉ Phù Mỹ có thể là ở chi tiết một đường chỉ nổi
trang trí trên thân. Ngoài khuôn đúc rìu đồng, nơi đây còn có các

loại hình công cụ khác thể hiện qua hình vật đúc trên mặt khuôn như
dùi có dáng hình trụ, dài, mũi nhọn; lao (chỉ còn trên khuôn phần
mũi) hình trụ tròn, nhọn đầu, đk khoảng 1,2cm.


Các phác vật khuôn (6 tiêu bản), đa số đã đònh hình với tiết
diện hình chữ D, thường bò vỡ do đó không được sử dụng. Một số
tiêu bản đã gần hoàn chỉnh, chỉ còn qua công đoạn tạo hình vật đúc
là hoàn tất nhưng lại không sử dụng tiếp tục mà bò bỏ lại trong tầng
văn hóa.
Công cụ đá (12 tiêu bản), với nhiều loại hình khác nhau: đục,
dao (?), một số loại hình công cụ đá chưa rõ chức năng (2 tiêu bản)
có dáng gần giống rìu, phần lưỡi được mài tù, mép lưỡi thường mài
bằng. Có thể đây là công cụ dùng để mài trên một hiện vật phẳng,
do có các vết xước ngang đồng hướng trên phần lưỡi công cụ.
Bàn mài (2 tiêu bản) chất liệu sử dụng cũng là loại sa thạch
đỏ như loại sa thạch dùng để chế tạo khuôn đúc. Trên một bàn mài
có dấu vết mài của một công cụ dài, nhọn đầu, có thể là một mũi
dùi hay đục.
Đặc biệt lần đầu tiên phát hiện trong di chỉ Phù Mỹ một sưu
tập đồ trang sức bằng đá gồm 6 hạt chuỗi và 1 vòng tay. Trong đó
có 3 hạt chuỗi hình đốt trúc bằng đá cornelian, đk trung bình 2,0 –
2,5cm, dài 1,5 – 1,7cm, hạt chuỗi này được tạo dáng bằng cách mài
lõm nhẹ hai đoạn thân để tạo một ngấn nổi ở giữa giống hình hai
đốt trúc. Lỗ xuyên tâm được khoan từ hai đầu vào, một tiêu bản vết
khoan từ hai đầu chưa gặp nhau. Bề mặt ngoài hiện vật được đánh
bóng hoàn chỉnh. Hạt chuỗi thứ 4 cũng được chế tạo từ loại đá
cornalian có dáng hình trụ, mài thuôn nhỏ hai đầu để tạo một sống
nổi ở đoạn giữa thân, lỗ xuyên được khoan từ hai đầu, toàn thân
được đánh bóng. Hạt chuỗi thứ 5 hình trụ bằng đá nephrite màu

xanh ngọc, bò vỡ đôi. Hạt chuỗi thứ 6 hình cầu hơi dẹt được mài
bằng ở hai đầu nhưng hai mặt mài không song song nhau, tại đây lỗ
xuyên được khoan từ hai đầu và chưa gặp nhau có thể đang chế tác
dở dang, vết khoan méo, không tròn. Thân hạt chuỗi được đánh
bóng nhưng vẫn còn để lại vài vết xước nhỏ
(nh 8, tr. 91)
.


Một vòng tay bằng đá tiết diện hình chữ T phát hiện trong hố
thám sát ký hiệu TS3 ở phía tây khu vực di chỉ bằng loại đá màu
trắng nhưng mủn nát, chỉ ghi nhận trên hiện trường và chỉ ghép nối
phục dáng được một đoạn nhỏ.
+Đồ gốm: Có 56 hiện vật.
Hiện vật phục chế được gồm có: 1 tô lớn mang ký hiệu
06PMH4A’1:32 và 1 âu bằng gốm khai quật tại hố H4 mang ký hiệu
06PMH4A’1:31. Cả hai hiện vật này được làm từ đất sét pha cát hạt
mòn và bã thực vật, bên ngoài phủ một lớp áo màu đỏ nâu, đã bò
bong tróc nhiều, xương gốm màu xám đen do thành phần bã thực vật
cháy thành than khi nung. Hai hiện vật có miệng loe cong, rìa mép
bẻ ngang và vuốt tròn, bên trong lòng miệng ấn lõm hình lòng
máng, thân cong dần với dáng thân chuông, chân đế bò mài mòn nên
không rõ hình dáng.
Bàn xoa gốm có 43 tiêu bản, mặt lớn hình nấm với phần chuôi
hình trụ hơi thuôn nhỏ ở một đầu. Một số hiện vật có hiện tượng soi
lỗ ở phần chuôi, hiện chưa rõ mục đích của việc soi lỗ này. Có thể
lỗ được soi khi hiện vật chưa khô hẳn, một số hiện vật có hiện tượng
soi lệch tâm, độ sâu của lỗ soi khoảng 2,0 – 3,0cm. Phần nấm bàn
xoa có dạng hình chỏm cầu với nhiều đk và độ cong lồi khác nhau,
giữa hai thông số đk và độ cong lồi có sự tương quan theo tỉ lệ

thuận. Nhóm bàn xoa có phần nấm lớn thường có độ cong lồi lớn
hơn nhóm bàn xoa có phần nấm nhỏ. Các bàn xoa gốm này thường
được làm từ chất liệu gốm thô (đất sét pha cát và một ít bả thực vật),
xương gốm thường có màu nâu xám hay nâu đen, độ cứng chắc
không cao lắm. Toàn bộ thân bàn xoa được phủ một lớp áo gốm
thường là màu xám vàng hay nâu gạch, lớp áo này dễ bong tróc, có
thể do chất liệu dùng để làm bàn xoa là gốm thô.
Loại hình dọi se chỉ phát hiện được 11 tiêu bản, đa số chúng
có tiết diện ngang hình thang, một số ít có tiết diện ngang hình chữ


nhật. Có một lỗ soi xuyên tâm dọi, trên một số tiêu bản có hiện
tượng soi lệch tâm.
Ngoài ra còn thu được 6.246 mảnh gốm các loại, trong đó:
mảnh thân chiếm một tỷ lệ lớn với 4.839 mảnh, mảnh miệng có
1.264 mảnh, chân đế có 138 mảnh. Chất liệu đa số là gốm thô (đất
sét pha cát hạt to và bả thực vật) với 6.133 mảnh, xương gốm mòn
(đất sét pha cát mòn) thu được ít hơn, chỉ 113 mảnh. Phần nhiều là
những mảnh gốm có độ dày trung bình (3mm – 5mm) với 6.034
mảnh, loại gốm mỏng (< 0,3mm) ít hơn, chỉ 135 mảnh, loại gốm dày
rất ít với 77 mảnh. Lớp áo phủ bên ngoài có các màu xám vàng với
5.824 mảnh, màu nâu có 105 mảnh, màu đỏ có 164 mảnh, màu đen
có 153 mảnh. Xương gốm có các màu xám đen 3.502 mảnh, màu
xám trắng có 439 mảnh, màu nâu 1.617 mảnh, màu đen có 607
mảnh, màu đỏ có 81 mảnh. Phần lớn các mảnh gốm thu được để trơn
không có hoa văn trang trí với 6.197 mảnh, một số ít mảnh thân được
trang trí bằng văn chải với 49 mảnh.
Đồ đồng: 1 hiện vật. Phát hiện một rìu đồng trong hố khai
quật H4 mang ký hiệu 06PMH4C1L1: 93. Đây là một rìu đồng còn
tương đối nguyên vẹn nằm trong khu vực tập trung các khuôn đúc,

phác vật khuôn, các hạt chuỗi mà theo những người khai quật đoán
đònh là công xưởng chế tác đồng và trang sức đá. Rìu được chế tạo
từ loại khuôn hai mang, trên thân còn để lại dấu giáp khuôn dọc
theo rìa thân rìu, lưỡi rìu đồng chưa có dấu vết sử dụng. Phần họng
tra cán của rìu bò vỡ một phần, hơi thắt eo rồi xòe rộng dần ở phần
lưỡi, rìa lưỡi cong hình hyperbole. Lưỡi rìu sắc, vát lệch, phẳng ở
mặt lưng, trên thân gần họng tra cán có trang trí một chỉ nổi. Hiện
vật đồng nguyên rất hiếm gặp trong các di chỉ khảo cổ học ở miền
Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Rìu đồng Phù Mỹ là di vật đầu tiên
tìm thấy trong hố khai quật ở Lâm Đồng.
- Về niên đại, trước đây khi nghiên cứu kết quả khai quật và
so sánh đối chiếu với các di chỉ thuộc văn hóa Đồng Nai, các nhà


khảo cổ học đã đònh cho di chỉ Phù Mỹ một khung niên đại trong
khoảng 2.700 – 2.500 năm cách ngày nay, tức tương đương với giai
đoạn Dốc Chùa lớp văn hóa muộn. Qua kết quả thu được từ lần khai
quật thứ hai, có thể thấy niên đại kết thúc quá trình cư trú tại đây có
thể muộn hơn, vào khoảng 2.200 năm cách ngày nay. Niên đại này
dựa trên các yếu tố xuất hiện vào giai đoạn muộn như các hạt chuỗi
hình đốt trúc, các khuôn đúc hiện vật mang tính nghi lễ dạng rìu với
các chi tiết trang trí lạ phát hiện trong đợt khai quật năm 1998.
Tổng hợp tư liệu của hai cuộc khai quật năm 1998 và 2006, so
sánh với tư liệu của các di chỉ khảo cổ học đồng đại đã được xác
đònh niên đại trên đòa bàn Đông Nam Bộ. Có thể ước đònh niên đại
di chỉ Phù Mỹù trong khoảng 2.500 – 2.200 năm cách ngày nay. Có
thể đặt di chỉ Phù Mỹ trong phức hệ phát triển của thời đại kim khí
miền Đông Nam Bộ đồng đại với các di chỉ Dốc Chùa (lớp văn hóa
muộn), ở vào giai đoạn hậu kỳ đồng – sơ kỳ sắt trong cùng một
truyền thống phát triển.

1.3.3. Cuộc khai quật lần thứ ba (2007)
Cuộc khai quật này có sự tham gia của cán bộ Viện Khảo cổ
học và Trường Đại học Đà Lạt, do Trần Văn Bảo phụ trách mở 2 hố
khai quật với tổng diện tích 75m
2
. Lần này cũng đào 4 hố thám sát,
kết quả đào các hố thám sát cho thấy chỉ có hố thám sát 1 và 4 là có
vết tích tầng văn hoá:
Hố thám sát 1, có toạ độ: 11
0
33’55’’ vó Bắc; 107
0
22’11’’ kinh
Đông trên đất nhà ông Trần Thế Nga (Thôn Ba, xã Phù Mỹ). Hố có
diện tích 4m
2
cách bờ sông Đồng Nai 30m. Hiện vật thu được gồm 1
rìu đá, 1 bàn xoa gốm ở độ sâu 120cm và một số mảnh gốm.
Hố thám sát 4, có toạ độ: 11
0
33’54’’ vó Bắc; 107
0
22’21’’ kinh
Đông trên khu đất của xưởng dệt Nam Phương. Hố có diện tích 4m
2
,
cách bờ sông 35,5m về phía bắc. Thu được 1 rìu tứ giác bằng đá, 3
mảnh đá nguyên liệu và một số mảnh gốm. Tại độ sâu 148cm xuất



lộ một cụm đất cháy, có lẫn nhiều than tro, mảnh gốm và mảnh đá
nguyên liệu. Có khả năng đây là dấu vết lò nung gốm ngoài trời của
cư dân Phù Mỹ.
Hố khai quật số 1 có toạ độ 11
0
33’56’’ vó Bắc và 107
0
22’17’’
kinh Đông, độ cao 139,4m so với mặt nước biển. Hố 1 rộng 25m
2

(5m x 5m), nằm trong đất vườn nhà ông Nguyễn Văn Kiệm, thuộc
thôn Ba, nằm kẹp giữa hố khai quật năm 1998 và hố khai quật năm
2006, cách bờ sông Đồng Nai 40m về phía bắc.
Hố khai quật số 2 có toạ độ 11
0
33’56’’ vó Bắc và
107
0
22’24’’kinh Đông, độ cao 140m so với mặt nước biển. Hố 2
rộng 50m
2
(5m x 10m), trong đất vườn nhà ông Cao Thanh Sơn, cách
bờ sông Đồng Nai khoảng 56m về phía bắc.
(nh 10, tr. 93)
.
- Đòa tầng hố 1 và 2, về cơ bản có cấu tạo giống nhau, gồm 4
lớp sau đây: Lớp canh tác dày 30cm, màu nâu xám. Lớp 2 là lớp
phù sa bồi, dày 60 - 70cm, kết cấu chắc, màu nâu vàng. Lớp 3 là
tầng văn hóa, đất màu vàng nhạt, laterite nhẹ, dày 25 - 30cm, chứa

hiện vật khảo cổ. Lớp dưới ở độ sâu 1,5 m là sinh thổ, đất sét màu
vàng, laterite nhẹ.
- Hiện vật thu được trong hai hố khai quật là 170 tiêu bản.
Trong đó đồ đá có 45 mảnh bàn mài; 6 mảnh khuôn đúc; 3 rìu tứ
giác và 1 phác vật rìu tứ giác; 11 mảnh tước có tu chỉnh. Đồ gốm có
64 bàn xoa; 7 dọi xe chỉ, 4 con kê, một số chân đèn, cốc, bát bồng,
núm gốm bò vỡ; cùng 9.478 mảnh gốm các loại.
+Đồ đá
Rìu và phác vật rìu: Hiện vật mang ký hiệu
07.PM.H2.L2.B6:1 là một chiếc rìu tứ giác được chế tác từ đá phiến,
tiêu bản được phủ một lớp patin màu vàng sáng. Phần đốc vát xéo,
hướng vát từ đốc xuống thân khoảng 45
o.
Phần rìa lưỡi được mài
nhẵn, rìa còn lại ít tác động, mặt cắt ngang của lưỡi hình thoi. Một
cạnh bên của tiêu bản có những vết ghè từ bên ngoài vào ở cả 2


mặt, chạy hết rìa cạnh. Cạnh đối diện cong tròn, hơi lõm ở gần phần
lưỡi. Mặt cắt ngang có hình bầu dục. Kích thước (kt) (cm): Dài 10,7
x rộng3,9 x dày2,5.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.D8:2 là một rìu tứ giác,
chế tác từ đá basalte, có màu xám nhạt và đã được mài. Công cụ đã
bò gãy mất phần thân và lưỡi. Phần đầu chuôi nhỏ và lớn dần xuống
vai, trên phần chuôi còn lại vài vết ghè. Một cạnh bên của tiêu bản
có 2 vết ghè lõm vào thân, cạnh đối diện có 1 vết ghè nhẹ ở gần
vai. Mặt lưng cong lồi, tương đối nhẵn, mặt bụng phẳng và còn lại
những vết tu chỉnh nhỏ chiếm gần hết mặt bụng. Mặt cắt ngang hình
chữ D. Kt (cm): Dài 5,2 x rộng2,7 x dày1,3.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.D2:3 là phác vật rìu tứ

giác được chế tác từ đá basatle, còn khá nguyên. Bên ngoài có màu
nâu đỏ (vỏ đá), xương đá màu xám tro, phần lưng có vết ghè lớn từ
ngoài vào, kéo dài từ giữa thân đến lưỡi tạo 1 rìa lưỡi sắc với những
vết tu chỉnh nhỏ, rìa lưỡi còn lại chỉ có hai vết ghè tu chỉnh nhỏ và
tương đối phẳng. Một rìa cạnh có những vết ghè theo hướng từ ngoài
vào tạo nên rìa cạnh sắc. Cạnh đối diện phẳng theo vết vỡ như dạng
đá phiến. Phần đốc thu nhỏ hơn và lớn dần xuống thân, các vết ghè
tu chỉnh nhỏ tạo cho đốc hơi bo tròn. Phần lưỡi có nhiều vết tu chỉnh
tỉ mỉ. Mặt cắt ngang có hình tam giác cân. Kt (cm): Dài 11,1 x rộng
5,3 x dày3,2.
Bàn mài: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.C7:1 là một
mảnh bàn mài chất liệu đá basalte, lớp ngoài phủ một lớp patin màu
xám trắng. Tiêu bản có vết mài ở hai mặt đối diện, mặt mài tương
đối phẳng, nhẵn so với hai mặt còn lại. Bàn mài có một đầu gần tròn
và thuôn dẹt về một đầu còn lại theo mặt cắt dọc, phần đầu lớn dần
và hơi thắt eo ở gần đầu. Hai đầu bo tròn, mặt cắt dọc hình gần bầu
dục. Kt (cm): Dài 26,5 x rộng 6,1 x dày 5,4.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L1.C4:3 là một mảnh bàn
mài là đá sa thạch màu hồng gạch, vỏ ngoài được phủ lớp patin màu


xám tro, tiêu bản có hai diện mài, mặt mài hơi lõm. Diện mài có
cạnh trên là 6,3 cm và thuôn nhỏ về phía còn lại là 5,0 cm, diện mài
còn lại có cạnh trên là 3,5 cm và cũng thuôn nhỏ về phía còn lại là
1,8 cm. Hai diện mài giáp nhau tạo một cạnh sống có hình chữ V.
Mặt cắt ngang có hình thang. Kt (cm): 7,8 x 10 x 2,6.
Mảnh bàn mài mang ký hiệu 07.PM.H1.L2.B3:10 là đá sa
thạch, màu hồng ngả nâu. Bên ngoài được phủ một lớp patin có màu
xám nhạt. Tiêu bản có hai diện mài, một mặt hơi cong lồi, có kích
thước cạnh trên là 1,5 cm cạnh dưới là 0,7 cm. Mặt mài còn lại nhỏ

hơn, mặt mài phẳng, hai diện mài giáp với nhau tạo thành một
đường sống nổi. Các mặt còn lại là những vết vỡ lớn. Kt (cm): Dài
7,7 x rộng 3,5 x dày 2,6.
Mảnh bàn mài mang ký hiệu 07.PM.H1.L3.B1:11 là đá
slhisete màu xám đen. Tiêu bản có hình khối chữ nhật, bốn mặt
tương đối phẳng. Mặt thứ nhất có những vết mài, ở diện này có ba
vết ghè lớn và một số vết ghè nhỏ hướng từ cạnh ngoài vào. Một
góc vát sâu vào thân ăn vát xuống cạnh bên kia, mặt đối diện chỉ có
những vết mài ở ¼ góc. Các mặt còn lại đều là vết mài, mặt cắt
ngang hình chữ nhật. Kt (cm): Dài 26,3 x rộng 9,9 x dày7,5.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.D3:4 là mảnh bàn mài
đá slhisete, có màu xám vàng (bò vỡ làm hai do 1 vết cuốc bổ trong
khi khai quật nhưng đã phục chế được). Tiêu bản chỉ còn 1 diện mài,
mặt mài hình gần bầu dục, trên diện mài còn có vết mài rãnh tạo
khía hình chữ V, các mặt còn lại đã bò vỡ nên không xác đònh.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A3:136 là bàn mài phiến
có màu xám, bên ngoài được phủ một lớp patin. Hiện vật có một
diện mài, những vết mài rãnh còn để lại khá rõ trên bề mặt diện
mài. Các vết mài không thống nhất, vết dài nhất khoảng 5,0 cm, vết
ngắn nhất khoảng 2,5 cm. Kt đo được của cạnh trên là 6,7 cm, của
cạnh dưới là 4,4 cm. Các mặt còn lại đều bò vỡ. Mặt cắt ngang gần
hình chữ nhật.


Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.C4:145 là một bàn mài
trong, đá basatle, bên ngoài phủ một lớp patin dày màu xám trắng.
Một đầu của bàn mài lớn (2,2 cm) và thuôn sang đầu còn lại (1,5
cm), toàn thân tiêu bản có vết mài và tương đối nhẵn. Mặt cắt ngang
thân hình gần tròn.
Về chất liệu, 22 bàn mài được phát hiện ở Phù Mỹ trong lần

khai quật thứ ba có 10 tiêu bản là sa thạch, 5 tiêu bản đá basalte và
7 tiêu bản đá phiến (slhiste). Tuy kích thước lớn nhỏ khác nhau, các
tiêu bản phần lớn bò vỡ nhưng tựu chung lại, bản mài Phù Mỹ thuộc
loại hình mài phẳng, mài rãnh và mài trong
(nh 6-7, tr. 90-91)
.
Ngoài ra, ở Phù Mỹ cũng tìm được một số tiêu bản đá có vết
mài. Sau đây là mô tả một số tiêu bản
(nh 28, tr. 105)
.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H1.L3.B1:12 là đá sa thạch hạt
thô có màu hồng gạch, hình gần lục lăng. Bên ngoài phủ một lớp
patin màu xám, trên một mặt của tiêu bản có hai vết mài rãnh sâu
0,4 cm, dài 5,5 cm, nằm song song.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.B4:12 có chất liệu đá sa
thạch, màu xám trắng. Tiêu bản có dạng gần hình chữ nhật, một đầu
lớn và thuôn can nhẹ sang đầu còn lại. Trên thân có một mặt mài
(xước), các vết xước là những đường thẳng song song và chồng chéo
lên nhau. Các mặt còn là những vết vỡ.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.B4:13 là đá sa thạch hạt
thô màu nâu, bên ngoài phủ lớp patin màu xám nhạt. Bàn mài chỉ
còn lại một diện mài gần hình bầu dục tương đối phẳng, diện mài
hơi lõm nhẹ. Các mặt còn lại đều đã bò vỡ nên không xác đònh được
kích thước của hiện vật.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.6:14 là đá sa thạch, hạt
thô màu nâu nhạt, bên ngoài phủ một lớp patin màu xám nhạt. Tiêu
bản chỉ có một mặt mài tương đối phẳng gần hình thang. Mặt cắt
ngang hình gần hình chữ nhật, mặt cắt dọc hình chữ V.



Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.C7:16 là đá sa thạch hạt
thô, lớp patin phủ loang lổ bên ngoài màu xám trắng. Tiêu bản có
dạng hình hộp chữ nhật khá vuông vắn. Một mặt của tiêu bản có
nhiều vết mài xéo ở ½ mặt theo chiều dọc.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L5.B7:143 được làm từ đá
sa thạch hạt mòn có màu xám hơi ngả xanh, bên ngoài được phủ một
lớp patin màu xám trắng. Tiêu bản chỉ còn lại một phần có dạng
“múi bưởi” với một cạnh cong tròn. Một mặt của tiêu bản có nhiều
vết mài (xước), các vết xước nhỏ gần song song nhau, bề mặt tương
đối nhẵn, mặt còn lại nhẵn hơi bo tròn sang cạnh bên. Mặt cắt ngang
thân hình chữ D.
Khuôn đúc Phù Mỹ trong lần khai quật này đều được phát
hiện ở hố khai quật 2 gồm 6 mảnh. Đây là những mảnh khuôn đúc
phần lớn vỡ ra từ khuôn đúc 2 mang.
Hiện vật mang kí hiệu 07.PM.H2.L2.C6:17 được chế tác từ đá
sa thạch hạt mòn, màu hồng gạch, bên ngoài phủ lớp patin màu xám
vàng nhạt. Tiêu bản là mảnh vỡ của một khuôn đúc hai mang, mặt
lưng cong vồng, mặt giáp khuôn có dấu vết tạo gờ nổi hình vòng
cung. Thiết diện ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 5,2 x rộng 3,9
x dày 2,0.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.C6:18 là một mảnh
khuôn đúc được chế tác từ đá sa thạch hạt mòn, xương đá màu nâu
nhạt, quanh thân phủ lớp patin màu xám hồng. Mặt lưng của mảnh
khuôn đúc được mài nhẵn, cạnh mài cong tròn. Mặt giáp khuôn
nhẵn, có dấu khắc của vật đúc. Thiết diện ngang thân hình chữ nhật.
Kt (cm): Dài 7,1 x rộng 4,7 x dày 2,7.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.D7:19 là một mảnh
khuôn đúc mũi nhọn, được chế tác từ đá sa thạch hạt hơi thô, xương
đá màu nâu nhạt, bên ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Mặt
còn lại là mặt giáp khuôn có đường rãnh nông (0,2 cm) chạy hơi xéo



so với cạnh mài, chưa xác đònh rõ loại hình vật đúc trên khuôn. Đây
là mảnh của khuôn nhiều mang. Mặt cắt khuôn hình bán nguyệt. Kt
(cm): Dài 6,8 x rộng 5,1 x dày 1,7.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.A1:21 phác vật khuôn
đúc được làm từ đá sa thạch hạt mòn, xương đá màu nâu nhạt, bên
ngoài phủ một lớp patin màu xám vàng. Tiêu bản còn lại có dạng
hình gần chữ nhật, hai mặt và hai cạnh được mài nhẵn, một mặt
cong tròn, mặt đối diện và hai cạnh bên tương đối bằng phẳng, hai
cạnh còn lại bò vỡ. Mặt cắt ngang thân hình chữ D. Kt (cm): Dài 6,6
x rộng 7,1 x dày 3,3.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L4.D4:22 được làm từ đá sa
thạch hạt mòn, xương màu nâu nhạt, bên ngoài phủ lớp patin màu
xám vàng. Tiêu bản là mảnh vỡ của khuôn đúc hai mang. Mặt lưng
được mài láng, cong tròn vào cạnh mài. Mặt giáp khuôn bò vỡ chỉ
còn vết lõm hình chữ V của họng tra cán. Mặt cắt ngang thân của
tiêu bản hình bán nguyệt. Kt (cm): Dài 5,3 x rộng 4,7 x dày 2,2
(Bản
vẽ 15,

tr. 81)
.
Hạch đá cũng như khuôn đúc, đều thu được ở hố KQ 2. Các
hạch đá đều có dạng hình hộp chữ nhật, khá vuông vức.
Chày nghiền: Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.E8:37 là
đá quart tương đối cứng, vỏ đá màu nâu đỏ, xương đá màu trắng
đục. Hiện vật là một chày nghiền còn nguyên có dáng dài, ba mặt
của tiêu bản có những nhát ghè lớn, toàn thân gồ ghề, thô ráp. Tiêu
bản có một đầu thuôn nhọn dùng để cầm nắm, một đầu cong tròn,

có những vết lỗ chỗ do nghiền hạt (?), trên một rìa có vết ghè để tạo
thành dáng cong. Mặt cắt ngang thân gần hình thang. Kt (cm): Dài
14,2 x rộng 8,4 x dày 4,9.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L3.A5:38 chất liệu đá sa
thạch, xương đá màu xám. Hiện vật bò gãy mất tay cầm, một cạnh
bên cũng đã bò vỡ, vết vỡ ăn sâu vào thân. Đầu chày nghiền cong


tròn, mặt nghiền thô ráp do vết sử dụng để lại. Mặt cắt ngang thân
hình gần bầu dục. Kt (cm): 9,2 x 6,1 x 4,3
(Ảnh 3-4, tr. 88)
.
Công cụ cuội ghè đẽo: Hiện vật mang ký hiệu
07.PM.H1.L2.C8:13 được chế tác từ một viên cuội có hình bầu dục,
chất liệu đá basalte. Bên ngoài phủ một lớp patin màu xám trắng.
Tiêu bản được ghè đẽo tạo rìa lưỡi dọc kiểu Sơn Vi với ba vết ghè
lớn (dài khoảng 3 cm) và hai vết ghè nhỏ tu chỉnh tạo phần rìa lưỡi
sắc. Mặt đối diện chỉ có một vết ghè lớn ăn sâu vào thân nằm gần
phần đốc. Đốc công cụ ghè vát xéo. Trên một mặt có các vết ghè
nhỏ tu chỉnh. Kt (cm): Dài 13,3 x rộng 7,1 x dày 3,0
(Bản vẽ 12 tr. 80)
.
Công cụ mảnh tước: Hiện vật mang ký hiệu
07.PM.H2.L2.D7:39 là một công cụ mảnh tước đá opal, có màu
trắng đục và xám đen. Mặt lưng còn u ghè tạo thành sống cao. Mặt
bụng có một vết ghè lớn tạo rìa lưỡi sắc mỏng, hai rìa cạnh có vết
ghè tu chỉnh nhỏ. Diện ghè còn giữ được lớp vỏ opal, phần lưỡi vết
sử dụng mòn nhẵn và hơi cong lõm ở giữa, diện sử dụng dài 3,3 cm.
Kt (cm): Dài 5,3 x rộng3,0 x dày 0,4.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.E6:40 là mảnh tước đá

opal, phần trên có màu xám trắng, phần lưỡi có màu trắng đục. Phần
lưng cao gồ, có hai vết ghè từ ngoài vào. Mặt bụng tương đối phẳng
và chỉ có một vết ghè tu chỉnh nhỏ. Phần lưỡi được tạo hình chữ V,
vết sử dụng mòn nhẵn, dài 4,8 cm. Kt (cm): Dài 2,7 x rộng 4,8 x
dày1,0.
Hiện vật mang ký hiệu 07.PM.H2.L2.B4:41, là đá opal, có
màu trắng đục và có vân màu xanh đen. Đây là một mảnh tước được
gia công (có công dụng làm lưỡi cưa?). Mặt bụng được tu chỉnh với
ba vết ghè lớn hướng từ ngoài vào, trong đó một vết ghè lớn diện
ghè hình vòng cung tạo nên phần rìa lưỡi sắc mỏng. Mặt lưng còn rõ
u ghè và tia ghè, ở giữa hơi lõm vào. Hai rìa cạnh và phần lưỡi có
những vết tu chỉnh nhỏ khá tỉ mỉ tạo nên độ mỏng sắc và vết răng


×