Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐỖ THỊ THANH LƯƠNG





CÔNG TÁC ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƯ VIỆN











Hà Nội-2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐỖ THỊ THANH LƯƠNG




CÔNG TÁC ĐẢM BẢO THÔNG TIN TẠI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







Chuyên ngành: Khoa học Thư viện
Mã số: 60 32 20




LUẬN VĂN THẠC SỸ THÔNG TIN - THƯ VIỆN



Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Ngọc Lâm





Hà Nội-2010

1
MỤC LỤC

Nội dung Trang
LỜI NÓI ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài 6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 7
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
5. Tình hình nghiên cứu 8
6. Giả thuyết nghiên cứu 9
7. Ý nghĩa luận văn 9
8. Cấu trúc luận văn 10
NỘI DUNG 11
Chƣơng 1: Trung tâm Thông tin – Thƣ viện với sự nghiệp đào tạo
của Trƣờng Đại học Công Nghiệp Hà Nội 11
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng Đại học Công

nghiệp Hà Nội 11
1.1.1 Các mốc lịch sử 11
1.1.2 Phần thƣởng cao quý 12
1.1.3 Đội ngũ cán bộ 13
1.1.4 Cơ sở vật chất 16
1.1.5 Trƣờng ĐHCNHN thời kỳ mới 16
1.2 Một vài nét về Trung tâm Thông tin – Thƣ viện 17
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ 18
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 19
1.2.4 Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất 21
1.2.5 Nhân sự 21
1.2.6 Công tác nghiệp vụ 24

2
1.2.7 Công tác phục vụ 24
1.2.8 Các sản phẩm và dịch vụ 24
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đảm bảo Thông tin tại Trung tâm
TT – TV Trƣờng ĐHCNHN 25
2.1 Đặc điểm NDT 25
2.1.1 Nhóm lãnh đạo quản lý 26
2.1.2 Nhóm cán bộ nghiên cứu – giảng dạy 27
2.1.3 Nhóm HS – SV 28
2.2 Nhu cầu tin của NDT tại Trung tâm 30
2.2.1 Sự thay đổi về nhu cầu sử dụng thông tin theo dạng tài liệu 30
2.2.2 Thời gian thu thập thông tin của NDT 32
2.2.3 Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản tài liệu 33
2.2.4 Nhu cầu thông tin theo các lĩnh vực đào tạo 34
2.3 Thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ
viện Trƣờng ĐHCNHN 36

2.3.1 Tổ chức nguồn lực Thông tin 36
2.3.1.1Cơ cấu Vốn tài liệu 36
2.3.1.2 Tổ chức vốn tài liệu 39
2.3.2 Hoạt động phát triển nguồn tin 44
2.3.2.1 Diện bổ sung 45
2.3.2.2 Nguồn bổ sung 46
2.3.2.3 Kinh phí bổ sung 49
2.3.2.4 Quy trình bổ sung 50
2.3.3 Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin 51
2.4 Các sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thƣ viện 54
2.4.1 Các loại hình sản phẩm Thông tin – Thƣ viện 54
2.4.2 Các loại hình dịch vụ Thông tin – Thƣ viện 57
2.4.2.1 Dịch vụ cho mƣợn tài liệu 57
2.4.2.2 Dịch vụ sao chụp tài liệu 63
2.4.2.3 Dịch vụ trao đổi thông tin 64
2.4.2.4 Dịch vụ học nhóm 65

3
2.5 Nhận xét và đánh giá về hoạt động TT – TV 65
2.5.1 Điểm mạnh 65
2.5.1.1 Nguồn lực thông tin 65
2.5.1.2 Cơ sở vật chất 67
2.5.1.3 Nguồn nhân lực 67
2.5.1.4 Công tác đào tạo NDT 68
2.5.2 Điểm yếu 68
2.5.2.1 Nguồn lực thông tin 68
2.5.2.2 Cơ sở vật chất 69
2.5.2.3 Nguồn nhân lực 70
2.5.2.4 NDT 70
2.5.2.5 Bộ máy tra cứu tìm tin 71

2.5.2.6 Sản phẩm và dịch vụ thông tin 71
2.5.2.7 Chia sẻ nguồn lực thông tin 73
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cƣờng chất lƣợng và
hiệu quả công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT – TV Trƣờng Đại
học Công nghiệp Hà Nội 74
3.1 Tăng cƣờng nguồn lực thông tin 74
3.1.1 Củng cố và khai thác nguồn lực thông tin 74
3.1.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thu thập thông tin 75
3.1.3 Tăng cƣờng chia sẻ nguồn lực thông tin 81
3.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm và dịch vụ Thông tin – Thƣ
viện 82
3.3 Phát huy nhân tố con ngƣời trong hoạt động Thông tin – Thƣ viện
`87
3.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm 87
3.3.2 Hƣớng dẫn và đào tạo NDT 89
3.4 Tăng cƣờng cơ sở vật chất và trang thiết bị Thƣ viện 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nội dung Trang
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHCNHN 14
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm 19
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi 22
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự theo trình độ 23
Hình 2.1 Thành phần NDT tại Trung tâm 26
Bảng 2.1 Thể hiện trình độ của HS – SV Nhà trƣờng 28
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện trình độ HS – SV Nhà trƣờng 29

Bảng 2.2 Nhu cầu tin theo dạng tài liệu của NDT 31
Bảng 2.3 Thời gian thu thập thông tin 32
Bảng 2.4 Nhu cầu thông tin theo ngôn ngữ xuất bản 33
Bảng 2.5 Nhu cầu thông tin theo lĩnh vực đào tạo 35
Bảng 2.6 Thống kê tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn 37
Hình 2.3 Thể hiện tài liệu theo lĩnh vực chuyên môn 38
Bảng 2.7 Thống kê tài liệu theo địa điểm lƣu giữ 39
Hình 2.4 Thể hiện tài liệu theo địa điểm lƣu giữ 40
Bảng 2.8 Thống kê lƣợng sách bổ sung từ 2005 – T9/2010 47
Hình 2.5 Thể hiện lƣợng sách bổ sung từ 2005 – T9/2010 48
Bảng 2.9 Thống kê kinh phí bổ sung từ năm 2005-T9/2010 49
Bảng 2.10 Thống kê lƣợt bạn đọc tại chỗ 60
Hình 2.6 Thể hiện số lƣợt bạn đọc tại chỗ 60
Bảng 2.11 Thống kê lƣợt bạn đọc mƣợn về nhà 62
Hình 2.7 Thể hiện số lƣợt bạn đọc mƣợn về nhà 63
Bảng 2.12 Đánh giá nguồn lực thông tin 66
Hình 2.8 Thể hiện mức độ đánh giá nguồn lực thông tin 66
Hình 3.1 Mô hình các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ Thông tin
– Thƣ viện 83


5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



CBTV
Cán bộ Thƣ viện
CNTT
Công nghệ Thông tin

CQTTTV
Cơ quan Thông tin - Thƣ viện
CSDL
Cơ sở dữ liệu
ĐHCNHN
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đ/C
Đồng chí
EMIS
Education Management Information System
HS - SV
Học sinh - sinh viên
LĐQL
Lãnh đạo quản lý
Libol
Library online
NCT
Nhu cầu tin
NDT
Ngƣời dùng tin
TT - TV
Thông tin - Thƣ viện









LỜI NÓI ĐẦU

6
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất nƣớc ta sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới dƣới sự
lãnh đạo của Đảng đã tiến những bƣớc dài trên con đƣờng phát triển. Lần
đầu tiên tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên đầu ngƣời vƣợt ngƣỡng 1000
USD/năm. Việt Nam gia nhập WTO, tự loại ra khỏi danh sách các nƣớc
nghèo và khẳng định vị thế quan trọng của mình trên trƣờng quốc tế.
Song hành cùng những bƣớc tiến của cả dân tộc, ngành giáo dục đã
đạt đƣợc những thành tựu hết sức lớn lao. Quy mô và mạng lƣới của các cơ
sở giáo dục đƣợc phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của
toàn xã hội. Chất lƣợng đào tạo đã có những chuyển biến ở tất cả các cấp
học, các trình độ đào tạo, công tác xã hội hoá giáo dục phát triển thu hút sự
quan tâm của tất cả mọi ngƣời dân. Giáo dục là quốc sách. Tôn chỉ ấy đƣợc
đặt ra với bất cứ quốc gia nào trên thế giới này. Trong bối cảnh hội nhập
sâu rộng và với tốc độ phát triển nhanh nhƣ Việt Nam hiện nay, đào tạo
nguồn nhân lực có ý nghĩa sống còn. Thực trạng yếu kém cả về nguồn nhân
lực chất lƣợng cao lẫn trình độ của công nhân học nghề đang đặt ra trƣớc
ngành giáo dục những nhiệm vụ hết sức nặng nề. Tuy nhiên, đúng nhƣ lời
Phó Thủ tƣớng, Bộ trƣởng Nguyễn Thiện Nhân trong Thƣ gửi các thầy
giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh và các em học sinh, sinh viên nhân
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2008: "Lịch sử hàng ngàn năm xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc của dân tộc Việt Nam đẫm mồ hôi, nƣớc mắt và máu của
bao thế hệ đi trƣớc. Nhƣng dân tộc Việt Nam, dù phải đƣơng đầu với giặc
ngoại xâm to lớn, không bao giờ bế tắc. Không có lý do gì để giáo dục Việt
Nam bế tắc, nếu mỗi ngƣời dân Việt Nam đều dành trí tuệ và sức lực cho
sự nghiệp thiêng liêng này".
Trƣờng ĐHCNHN với lịch sử hơn 110 năm hình thành và phát triển
không những là chiếc nôi đào tạo ra các thế hệ cha ông lừng lẫy nhƣ: Đ/C

Hoàng Quốc Việt Ủy viên Bộ Chính trị - BCHTW Đảng Cộng Sản Việt

7
Nam; Đ/C Nguyễn Thanh Bình Ủy viên Bộ Chính trị - BCHTW Đảng
CSVN; Đ/C Phạm Hồng Thái (Liệt sỹ); Đ/C Nguyễn Văn Kha Bộ trƣởng
Bộ cơ khí và luyện kim; Đ/C Hồng Long Thứ trƣởng Bộ giáo dục và đào
tạo Tổng cục trƣởng tổng cục dạy nghề…mà còn từng ngày đóng góp vào
công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc.
Trung tâm Thông tin – Thƣ viện là một đơn vị sát cánh cùng Trƣờng
ĐHCNHN trong những ngày đầu thành lập, phát triển cùng với sự phát
triển chung của Nhà trƣờng và đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo Trƣờng mà ngày nay Trung tâm đã có một cơ ngơi khang trang, rộng
rãi và hiện đại. Số lƣợng ngƣời dùng tin ngày càng tăng, chất lƣợng thông
tin ngày càng cao đòi hỏi Trung tâm phải có một chiến lƣợc phát triển hợp
lý nhằm đảm bảo nguồn thông tin chuẩn xác, kịp thời cho bạn đọc.“Công
tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học
Công nghiệp Hà Nội” đƣợc đặt lên hàng đầu và đó cũng là nội dung tôi lựa
chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học Thƣ viện của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động TT-
TV ở trƣờng ĐHCNHN, từ đó đề xuất những giải pháp tối ƣu nhằm tăng
cƣờng công tác đảm bảo TT-TV, thỏa mãn tối đa nhu cầu thông tin tƣ liệu
của thầy và trò, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và đổi mới phƣơng
pháp đào tạo của Nhà trƣờng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu nhiệm vụ, chiến lƣợc đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trƣờng ĐHCNHN trong giai đoạn hiện nay.
- Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Trung tâm
TT – TV Trƣờng ĐHCNHN.


8
- Đánh giá thực trạng đảm bảo thông tin cho ngƣời dùng tin, từ đó
tìm ra những mặt hạn chế bất cập và nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp, gián
tiếp đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm TT – TV,
- Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thông tin một cách tối ƣu tại
Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn bộ công tác đảm bảo thông tin tại Trung
tâm TT- TV Trƣờng ĐHCNHN phục vụ nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu
khoa học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT-
TV Trƣờng ĐHCNHN trong giai đoạn hiện nay.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử khi xem xét, nghiên cứu các vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực TT- TV.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phỏng vấn trực tiếp với ngƣời dùng tin tại Trung tâm.
- Điều tra, nghiên cứu thực tế.
- Thống kê tài liệu và tổng hợp, phân tích.
5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT- TV ngày càng đƣợc
các cơ quan Thông tin – Thƣ viện quan tâm và nghiên cứu. Đã có nhiều
luận văn , khóa luận, bài viết…đề cập tới vẫn đề trên nhƣ:
- “Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc tài liệu của bạn đọc tại Thƣ viện
Trung ƣơng Quân đội” của Nguyễn Thị Phƣơng Nhung.


9
- “ Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho ngƣời dùng tin
của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội” của Trần Thu Hằng.
Liên quan tới Trung tâm TT- TV Trƣờng ĐHCNHN có một số đề tài
nhƣ:
- “ Tìm hiểu tổ chức hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện
Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội” của Nguyễn Thị Tuyết.
- “ Nghiên cứu nhu cầu tin và đảm bảo thông tin cho ngƣời dùng tin
tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội”
của Đỗ Thị Thanh Lƣơng.
Tuy nhiên, các đề tài trên mới chỉ đề cập tới các khía cạnh mang tính
đặc thù của cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác mà chƣa có điều kiện
nghiên cứu một cách tổng thể về công tác đảm bảo thông tin nói chung
trong khi đó mỗi cơ quan đều có những nét đặc thù về điều kiện và ảnh
hƣởng riêng. Cho tới nay tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Trƣờng Đại
học Công nghiệp Hà Nội chƣa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề
này.
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Luận văn đƣa ra nhu cầu của tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện
Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, từ đó đánh giá nhu cầu và khả năng
đáp ứng thông tin của Trung tâm. Đề xuất và kiến nghị giải pháp nhằm
đảm bảo thông tin cho ngƣời sử dụng.
7. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Luận văn đƣa ra cách nhìn cụ thể, hệ thống về vị trí , tầm quan trọng
và vai trò của công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ
viện trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những kiến nghị và giải pháp cụ
thể mang tính khoa học và khả thi nhằm nâng cao công tác đảm bảo thông


10
tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, góp phần đảm bảo hiệu quả quản
lý, chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và
sinh viên Trƣờng ĐHCNHN.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Trung tâm TT- TV với sự nghiệp đào tạo của Trƣờng
ĐHCNHN
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đảm bảo thông tin tại Trung tâm TT-
TV Trƣờng ĐHCNHN.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm đảm bảo thông tin tại
Trung tâm TT- TV Trƣờng ĐHCNHN.















11

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TRUNG TÂM TT- TV VỚI SƢ NGHIỆP ĐÀO TẠO
CỦA TRƢỜNG ĐHCNHN
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Trƣờng
ĐHCNHN.
1.1.1. CÁC MỐC LỊCH SỬ
- Ngày 10/8/1898 Trƣờng Chuyên nghiệp Hà Nội đƣợc thành lập chiểu
theo Quyết định của phòng Thƣơng mại Hà Nội. Năm 1931 đổi tên thành
Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội.
- Ngày 29/8/1913 Trƣờng Chuyên nghiệp Hải phòng đƣợc thành lập theo
Nghị định của Toàn quyền Đông Dƣơng. Năm 1921 đổi tên thành Trƣờng
Kỹ nghệ Thực hành Hải Phòng.
- Ngày 15/02/1955 khai giảng khoá I Trƣờng Kỹ thuật Trung cấp I tại địa
điểm Trƣờng Kỹ nghệ Thực Hành Hà Nội cũ (2F Quang Trung).
- Năm 1956 khai giảng khoá I Trƣờng Công Nhân Kỹ thuật I tại địa điểm
trƣờng Kỹ Nghệ thực Hành Hải Phòng cũ (Phố Máy Tơ Hải phòng). Trong
thời gian chiến tranh trƣờng chuyển lên Bắc Giang.
- Năm 1962 Trƣờng Kỹ thuật Trung cấp I tuyển sinh đào tạo cao đẳng, đổi
tên thành Trƣờng Trung cao cấp Cơ điện. Năm 1966 đổi tên thành Trƣờng
Trung học Cơ khí I, năm 1993 lấy lại tên cũ là Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành
Hà Nội. Trong thời gian chiến tranh trƣờng chuyển lên Vĩnh Phúc.
- Năm 1986 Trƣờng Công nhân Kỹ thuật I chuyển về xã Minh khai, huyện
Từ Liêm, Hà Nội.

12
- Năm 1991 Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Hà Nội chuyển về xã Tây Tựu,
huyện Từ Liêm, Hà nội
- Ngày 22/4/1997 Bộ Công nghiệp ra quyết định số 580/QĐ-TCCB sát
nhập 2 trƣờng: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà nội lấy tên
là Trƣờng Trung học Công nghiệp I.

- Ngày 28/5/1999 Quyết định số 126/ QĐ- TTG của Thủ tƣớng Chính phủ
thành lập Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở trƣờng Trung
học Công nghiệp I.
- Ngày 2/12/2005 Thủ tƣớng Chính phủ ký quyết định số 315/2005
QĐ/TTG thành lập Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội trên cơ sở Trƣờng
Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội.
1.1.2. DANH HIỆU ĐÃ ĐẠT ĐƢỢC
Các danh hiệu Đảng và Nhà nƣớc trao tặng cho Nhà trƣờng:
- Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
- 02 Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất.
- 01 Huân chƣơng Độc lập hạng Ba.
- 01 Huân chƣơng Chiến công hạng Nhất.
- 01 Huân chƣơng Chiến công hạng Ba.
- 11 Huân chƣơng Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba.
- Nhiều cờ thƣởng và bằng khen của Chính phủ, tổng liên đoàn lao động
Việt Nam, Trung Ƣơng Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, của các
Bộ, Ngành Thành phố.

13
- Đảng bộ liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh,
- Tổ chức Công Đoàn, Đoàn Thanh Niên luôn đạt danh hiệu tiên tiến xuất
sắc.
1.1.3. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NHÀ TRƢỜNG
Tổng số cán bộ, viên chức gần 2000, trong đó tổng số giáo viên
1100. 65% có trình độ trên đại học (Thạc sỹ và Tiến sỹ). Nhiều Giáo sƣ,
Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu đang tham
gia giảng dạy tại trƣờng.
Cơ cấu của Trƣờng ĐHCNHN khá lớn. Dƣới Ban giám hiệu có khối
hiệu bộ gồm 13 phòng ban chức năng phục vụ cho công tác quản lý, đào
tạo và nghiên cứu khoa học của Trƣờng, bao gồm:

- Phòng Đào tạo.
- Phòng Tổ chức – hành chính
- Phòng Tài chính – kế toán
- Phòng Khoa học – công nghệ
- Phòng Hợp tác quốc tế
- Phòng Công tác học sinh – sinh viên
- Phòng Quản trị
- Phòng Thanh tra giáo dục
- Trung tâm quản lý chất lƣợng
- Trung tâm Thông tin – Thƣ viện
- Trung tâm Y tế
- Trung tâm Ký túc xá
- Trung tâm dịch vụ nhà ăn

14
Bên cạnh bộ phận chịu trách nhiệm quản lý chung, Trƣờng còn có bộ
phận đào tạo với nhiệm vụ chính là giảng dạy và đào tạo chuyên
ngành bao gồm: 15 khoa và 05 trung tâm:
- Khoa Cơ khí
- Khoa Công nghệ thông tin
- Khoa Công nghệ may & thiết kế thời trang
- Khoa Công nghệ ô tô
- Khoa Công nghệ hóa
- Khoa Điện
- Khoa Điện tử
- Khoa Khoa học cơ bản
- Khoa Kế toán kiểm toán
- Khoa Sƣ phạm du lịch
- Khoa Tại chức
- Khoa Mác-Lênin

- Khoa Đào tạo hợp tác Quốc tế
- Khoa Ngoại ngữ
- Khoa Giáo dục thể chất Quốc phòng
- Khoa Quản lý kinh doanh
- Trung tâm Việt – Nhật
- Trung tâm Ngoại ngữ Tin học
- Trung tâm đào tạo lái xe
- Trung tâm Cơ khí
- Trung tâm Việt – Hàn
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trƣờng ĐHCNHN



15
CÁC PHÓ HIỆU TRƢỞNG
BỘ PHẬN QUẢN LÝ
Phòng Đào tạo
Phòng Tổ chức – hành chính
Phòng Tài chính – kế toán

Phòng Khoa học – công nghệ

Phòng Hợp tác quốc tế

Phòng Công tác học sinh – sinh viên

Phòng Quản trị

Phòng Thanh tra giáo dục


Trung tâm quản lý chất lƣợng

TRUNG TÂM PHỤC VỤ - DỊCH VỤ
Trung tâm Thông tin – Thƣ
viện

Trung tâm Y tế

Trung tâm Ký túc xá

Trung tâm dịch vụ nhà ăn

BỘ PHẬN ĐÀO TẠO
Khoa Cơ khí
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Công nghệ may & thiết kế thời trang
Khoa Công nghệ ô tô

Khoa Công nghệ Hóa
Khoa Điện
Khoa Điện tử
Khoa Khoa học cơ bản
Khoa Kế toán kiểm toán
Khoa Sƣ phạm du lịch
Khoa Tại chức
Khoa Mác – Lênin

Khoa Đào tạo hợp tác Quốc tế
Khoa Ngoại ngữ
Khoa Giáo dục thể chất Quốc phòng

Khoa Quản lý kinh doanh
Trung tâm Việt Nhật
Trung tâm Ngoại ngữ tin học
Trung tâm đào tạo lái xe
Trung tâm Cơ khí
Trung tâm Việt Hàn
CÔNG TY HỢP TÁC VÀ ĐÀO TẠO XUẤT KHẨU
HIỆU TRƢỞNG

16
1.1.4 CƠ SỞ VẬT CHẤT
- Hiện nay, Nhà trƣờng có 3 cơ sở đào tạo ở Hà Nội và Hà Nam với tổng
diện tích gần 50 ha.
- Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm gồm 180 phòng với nhiều thiết bị
hiện đại.
- Các giảng đƣờng, phòng học lý thuyết là 250 phòng
- Hơn 2500 máy vi tính, hệ thống mạng nội bộ toàn trƣờng kết nối Internet
phục vụ công tác quản lý điều hành, dạy, học và nghiên cứu khoa học.
- Gần 500 phòng ở đủ chỗ ở cho khoảng 5000 học sinh, sinh viên nội trú.
- Ba Trung tâm thƣ viện với trên 80.000 bản sách. Thƣ viện điện tử với gần
100 máy tính kết nối Internet.
- Sân vận động, khu vui chơi thể thao, ký túc xá hiện đại, nhà ăn phục vụ
cán bộ, giáo viên, HS, SV.
1.1.5. TRƢỜNG ĐHCNHN TRONG THỜI KỲ MỚI
Tầm nhìn
Đại học Công nghiệp Hà Nội là trƣờng công lập hàng đầu của Việt Nam
đào tạo công nghệ nhiều cấp trình độ, nhiều ngành; Là trung tâm Nghiên
cứu-Phát triển-Chuyển giao công nghệ uy tín và tin cậy.
Sứ mạng
Đại học công nghiệp Hà Nội cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo, khoa học -

công nghệ chất lƣợng cao, nhiều ngành, nhiều loại hình và một môi trƣờng

17
học tập thuận lợi tạo cơ hội tiếp cận cho mọi đối tƣợng, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế.
Hệ thống giá trị
Các giá trị cốt lõi của Nhà trƣờng đƣợc xây dựng trên nền tảng:
- Công nghệ : Đào tạo các ngành nghề về công nghệ
- Năng lực thực hiện:Chuyên môn-Phƣơng pháp-Xã hội làm thƣớc đo đầu
ra
- Gắn kết với công nghiệp: Làm phƣơng tiện và mục đích
- Nghiên cứu - Phát triển: Làm nền tảng cho đào tạo
- Chuyển giao : Đóng góp xã hội
- Môi trƣờng giáo dục: giáo dục đào tạo con ngƣời toàn diện
- Truyền thống : Tập thể, tâm huyết, đoàn kết, trí tuệ, sáng tạo
Các yếu tố trên đây tạo nên khuôn khổ qui định toàn bộ hoạt động của nhà
trƣờng trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Các mục tiêu chiến lƣợc và
bƣớc đi trong quá trình phát triển đều nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị
đó lên một tầm cao mới.
1.2. Một vài nét về Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học
Công Nghiệp Hà Nội.
1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển.
Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội
đƣợc thành lập theo quyết định số 2036/QĐ - ĐHCN ngày 22 tháng 12 năm
2005 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trung tâm kế

18
thừa và phát triển những mô hình thƣ viện Đại học hiện đại trong nƣớc và
quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện tiếp cận các thông
tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả là cán bộ, giáo viên, sinh viên trong

toàn Trƣờng và bạn đọc ngoài Trƣờng.
1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm TT_TV Trƣờng
ĐHCNHN.
Chức năng:
Trung tâm Thông tin – Thƣ viện là đơn vị phục vụ về Thông tin Thƣ
viện trong Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, có chức năng tổ chức
quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất đƣợc nhà trƣờng
trang bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của
hơn 1000 cán bộ, giảng viên và trên 52.000 sinh viên các hệ đào tạo; Cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà
trƣờng.
Nhiệm vụ chủ yếu:
Trung tâm xây dựng kế hoạch nhằm chủ động khai thác có hiệu quả cơ
sở vật chất, trang thiết bị, tƣ liệu đƣợc Nhà trƣờng trang bị cho Trung tâm
nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ. Nghiên cứu đề xuất phƣơng hƣớng
phát triển và kế hoạch phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng yêu cầu giảng
dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, đồng thời chịu trách
nhiệm quản lý, bảo vệ vốn, nguồn tƣ liệu;
Trung tâm phối hợp với các đơn vị trong trƣờng theo phân cấp của Hiệu
trƣởng tiến hành mua sắm, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin – tài
liệu, sách báo, tạp chí, các tài liệu, giáo trình phục vụ hoạt động giảng dạy
và học tập cho giảng viên, cán bộ, nhân viên và học sinh – sinh viên trong
trƣờng và các hoạt động dịch vụ khác. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ
khác theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm;
Thƣ viện quản lý cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm, thực hiện các quy
định thu nhận, lƣu chiểu ấn phẩm do trƣờng xuất bản. Xây dựng hệ thống

19
tra cứu thông tin hiện đại, khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc
Nhà trƣờng giao;

Nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đặc
biệt là công nghệ thông tin để hiện đại hóa thƣ viện. Phối hợp với các tổ
chức khoa học và công nghệ bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm nhằm nâng cao chất
lƣợng phục vụ;
Tham gia các hội nghề nghiệp, trao đổi nghiệp vụ với hệ thống thƣ
viện trong nƣớc và quốc tế nhằm bổ sung, trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn
lực thông tin, khai thác mạng thông tin từ bên ngoài v.v… mở rộng giao
lƣu hợp tác về hoạt động đào tạo, tƣ vấn nghiệp vụ, tiếp nhận viện trợ, hội
thảo khoa học về thông tin Thƣ viện trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao
năng lực hoạt động của Trung tâm;
Tổ chức các hoạt động dịch vụ và thu lệ phí phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của Trung tâm và phù hợp với các quy định của pháp luật;
Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao v.v… và thực hiện các nhiệm vụ khác đƣợc Nhà trƣờng giao.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm:


20


THƢ VIỆN KHU A
THƢ VIỆN KHU B
THƢ VIỆN KHU C
( Cơ sở Hà Nam)
Phòng nghiệp vụ
Phòng đọc tại chỗ
Phòng mƣợn sách về nhà
Phòng đọc báo, tạp chí

Phòng đọc tài liệu tự chọn
Phòng đọc tài liệu điện tử
Phòng thảo luận nhóm
Phòng đọc tổng hợp
Phòng đọc tổng hợp

Kho Ngoại văn
Phòng Hội thảo
BAN LÃNH ĐẠO

21
1.2.4. Nguồn lực thông tin và cơ sở vật chất của Trung tâm.
Trung tâm có khoảng gần 80.000 bản sách (chủ yếu là sách
tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh; sách giáo trình đào tạo Công nhân kỹ
thuật trình độ cao JICA-HIC; Giáo trình, Đề cƣơng bài giảng do Trƣờng
in v.v ) về các lĩnh vực nhƣ: Công nghệ thông tin, kỹ thuật điện, nhiệt kỹ
thuật, kỹ thuật điện tử, kinh tế kỹ thuật, cơ khí, sửa chữa ô tô máy kéo,
công nghệ hoá học, may và thời trang.v.v Trên 150 tên báo, tạp chí bằng
tiếng Việt, tiếng Anh. Ngoài ra Trung tâm còn bổ sung nhiều tài liệu dạng
CD-ROM, băng cassette.v.v nhằm phục vụ các nhiệm vụ nghiên cứu,
giảng dạy, học tập của cán bộ, giáo viên, học sinh - sinh viên Nhà trƣờng.
* Về cơ sở vật chất:
Trung tâm có ba cơ sở (Khu A, Khu B và cơ sở Hà Nam) với tổng
diện tích trên 6000m
2
. Đƣợc tổ chức thành hệ thống các phòng: Phòng đọc
tổng hợp trên 500 chỗ ngồi; Phòng Mƣợn tài liệu về nhà; Phòng đọc Báo,
tạp chí; Phòng Đọc tài liệu điện tử; Phòng Đọc tự chọn; Phòng Thảo luận
nhóm.v.v…
Các phòng của Trung tâm đều đƣợc trang bị đủ hệ thống ánh sáng,

hệ thống điều hoà nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá
trình sử dụng.
1.2.5. Nhân sự.
Đội ngũ cán bộ là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết
định đến hiệu quả hoạt động của bất kỳ cơ quan, tổ chức nào. Trong các cơ
quan TT- TV, đặc biệt trong các thƣ viện tự động hóa, vai trò của ngƣời
cán bộ thƣ viện chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Trong hệ thống thông
tin tự động hóa, cho dù các máy móc, trang thiết bị có hiện đại đến đâu thì
cũng đều do con ngƣời thiết kế, điều khiển và vận hành. Vì vậy, việc tổ
chức phân công lao động và đào tạo đội ngũ cán bộ trong mỗi Trung tâm
TT – TV sao cho khoa học, hợp lý nhằm phát huy mọi năng lực vốn có của

22
tất cả các cá nhân là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho công tác cán bộ trong mỗi
cơ quan TT – TV.
Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN hiện có 18 cán bộ, trong đó
có 02 nam ( chiếm tỷ lệ 11 %) và 16 nữ ( chiếm tỷ lệ 89%).
Về độ tuổi: Đội ngũ cán bộ của Trung tâm phần lớn là những cán bộ
trẻ, năng động và đầy nhiệt huyết với công việc. Điều này đƣợc thể hiện
trong bảng 2 dƣới đây:
Bảng 1.1: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi tại Trung tâm TT-TV
Trƣờng ĐHCNHN.
Độ tuổi
Số lƣợng ( ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Trên 50 tuổi
0
0
Từ 40 – 50 tuổi
2

11
Từ 30 – 40 tuổi
14
78
Từ 25 – 30 tuổi
1
5.5
Dƣới 25 tuổi
1
5.5
Tổng số
18
100

Qua bảng cơ cấu nhân sự theo độ tuổi có thể thấy lực lƣợng cán bộ
trẻ có độ tuổi dƣới 40 chiếm phần lớn trong Trung tâm (78%). Đây là
những cán bộ đang ở độ tuổi sung sức nhất, có khả năng tiếp thu kiến thức
mới nhanh nhất và biết áp dụng những kiến thức đó trong thực tiễn công
tác.
Các cán bộ ở độ tuổi trung niên chiếm số lƣợng nhỏ (11%). Đây là
những ngƣời có bề dày kinh nghiệm và nền tảng kiến thức nhƣng lại khó
có thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trƣờng công nghệ
thông tin hiện đại, đặc biệt là việc học tập và nâng cao trình độ tin học và
ngoại ngữ. Họ là những ngƣời đáng tin cậy nhất trong việc duy trì mảng
thƣ viện truyền thống của Trung tâm.

23
Về trình độ: Hầu hết các cán bộ trong Trung tâm đều có trình độ từ
Cao đẳng trở lên trong đó có 01 Thạc sỹ chuyên ngành Tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh; 01 Thạc sỹ chuyên ngành Tiếng Anh; 02 cán bộ đang theo học Thạc

sỹ chuyên ngành Thƣ viện, 13 cử nhân chuyên ngành Thƣ viện và 01 cán
bộ có trình độ cao đẳng sƣ phạm.
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ tại Trung tâm TT – TV
Trƣờng ĐHCNHN.
Trình độ
Số lƣợng ( ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Thạc sỹ
02
11
Cử nhân TT - TV
15
83
Cao đẳng Sƣ phạm
01
6
Trung cấp
0
0
Tổng số
18
100

Mặc dù các cán bộ tại Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN có
trình độ chuyên môn khác nhau nhƣng phần lớn đều có trình độ nghiệp vụ
TT – TV. Hầu hết cán bộ Trung tâm có trình độ tin học cơ bản, biết sử
dụng máy vi tính trong công việc chuyên môn của mình. Một số cán bộ trẻ
đã sử dụng thành thạo máy vi tính và phần mềm Libol cũng nhƣ kỹ năng
tra cứu, khai thác thông tin trên Internet. Ngoài ra, các cán bộ Trung tâm
cũng không ngừng phấn đấu, học tập và rèn luyện về ngoại ngữ, đáp ứng

yêu cầu của thời đại mới. Có 16/18 cán bộ có trình độ tiếng Anh từ B trở
lên. Đây là những nỗ lực rất lớn của cán bộ Trung tâm trong việc chuẩn bị
không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn cả kiến thức về ngoại ngữ, tin
học để có thể đa dạng hóa các loại hình tài liệu và các dịch vụ tốt nhất dể
phục vụ ngƣời dùng tin nhằm đƣa Trung tâm phát triển theo đúng chức
năng là một cơ quan cung cấp dịch vụ thông tin tới cho mọi ngƣời.


×