Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Tăng cường hoạt động thông tin thư viện trường Đại học Y tế Công cộng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 101 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========




BÙI THỊ NGỌC OANH




TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Ngành: Thông tin - Thƣ viện
Mã số: 60 32 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN – THƢ VIỆN




Ngƣời hƣớng dẫn: PGS, TS. Nguyễn Thị Lan Thanh






Hà Nội, 2012
1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 7
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 9
3.1 Mục đích nghiên cứu. 9
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu. 9
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 9
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 10
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu 10
5.2 Phạm vi nghiên cứu 10
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
6.1 Cơ sở lý luận của phƣơng pháp nghiên cứu 10
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. 10
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 10
7.1 Đóng góp về lý luận 10
7.2 Đóng góp về thực tiễn 11
8. CẤU TRÚC CỦA LUÂN VĂN 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN –
THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 12
1.1 Cơ sở lý luận 12
1.1.1 Khái niệm hoạt động thông tin – thƣ viện 12
1.1.2 Khái niệm tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện 12
1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thông tin – thƣ viện 13

1.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ 13
1.2.2 Vốn tài liệu của cơ quan thông tin – thƣ viện 13
1.2.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin 14
1.2.4 Trình độ ngƣời dùng tin 14
1.2.5 Vấn đề tổ chức dây chuyền thông tin tƣ liệu 15
1.2.6 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin 18
1.2.7 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại 19
2

1.3 Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng 19
1.3.1 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển nhà trƣờng 19
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trƣờng 21
1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trƣờng 23
1.4 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện trƣớc nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu
khoa học của Trƣờng 26
1.4.1 Sơ lƣợc lịch sử ra đời của Trung tâm 26
1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm 26
1.4.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm 28
1.4.4 Đặc điểm cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin 29
1.5 Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Trung tâm 31
1.5.1 Nhu cầu tin của nhóm cán bộ quản lý 32
1.5.2 Nhu cầu tin của nhóm cán bộ giảng dạy 33
1.5.3 Nhu cầu tin của nhóm nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên
34
1.6 Đặc điểm vốn tài liệu của Trung tâm 35
1.6.1 Đặc điểm về hình thức 35
1.6.2 Đặc điểm nội dung tài liệu 39
1.7 Vai trò của hoạt động thông tin – thƣ viện tại Trƣờng Đại học Y tế công
cộng. 42
1.7.1 Vai trò của hoạt động thông tin- thƣ viện trong các trƣờng đại học 42

1.7.2 Hoạt động Thông tin – Thƣ viện của Trƣờng Đại học Y tế công cộng
cũng nhƣ các trƣờng đại học khác có tầm quan trọng đặc biệt. 43
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG 44
2.1 Công tác phát triển nguồn tài liệu 44
2.1.1 Nguồn bổ sung tài liệu 44
2.1.2 Diện bổ sung tài liệu 45
2.1.3 Kinh phí bổ sung 47
2.1.4 Công tác thanh lý tài liệu 47
2.2 Công tác xử lý tài liệu tại Trung tâm 49
2.2.1Tổ chức quá trình xử lý tài liệu 49
3

2.2.2 Các chuẩn xử lý tài liệu 49
2.3 Công tác bảo quản tài liệu tại Trung tâm 59
2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Trung tâm 60
2.4.1 Phần mềm ứng dụng 60
2.4.2 Hạ tầng công nghệ thông tin. 63
2.5 Các loại hình sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm 66
2.5.1 Các loại hình sản phẩm của Trung tâm 66
2.5.2 Các loại hình dịch vụ của Trung tâm 71
2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Trung tâm 74
2.6.1 Ƣu điểm 74
2.6.2 Hạn chế 78
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
– THƢ VIỆN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC TẾ CÔNG CỘNG 83
3.1 Tăng cƣờng nguồn lực thông tin thƣ viện Y tế công cộng 83
3.1.1 Củng cố và khai thác nguồn lực thông tin 83
3.1.2 Tăng cƣờng khả năng chia sẻ thông tin 84
3.2 Đa dạng hoá các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin – tƣ liệu 86

3.2.1 Đa dạng hoá các sản phẩm của Trung tâm 86
3.2.2 Nâng cao chất lƣợng dịch vụ thông tin 88
3.3 Phát huy nhân tố con ngƣời trong hoạt động thông tin – thƣ viện 89
3.3.1 Nâng cao trình độ cán bộ Trung tâm 89
3.3.2 Hƣớng dẫn đào tạo ngƣời dùng tin 90
3.4 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin và đầu tƣ cơ sở vật chất 93
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt Tiếng Việt
Nghĩa của từ
1
CBTV
Cán bộ thƣ viện
2
CSDL
Cơ sở dữ liệu
3
CQTTTV
Cơ quan thông tin - thƣ viện
4
CNTT
Công nghệ thông tin
5
DV

Dịch vụ
6
ĐHYTCC
Đại học Y tế công cộng
7
HS - SV
Học sinh - sinh viên
8
LĐQL
Lãnh đạo quản lý
9
NCT
Nhu cầu tin
10
NDT
Ngƣời dùng tin
11
TT - TV
Thông tin - Thƣ viện

Từ viết tắt Tiếng Anh
Nghĩa của từ
12
EMIS
Education Management Information System
13
HSPH
Hanoi School of Public Health
14
Libol

Library online
15
LRC
Learning Resource Centers


5

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Các mốc lich sử của trƣờng Đại Học Y Tế Công cộng 20
Hình 1.2 Sơ đồ cấu cơ cấu tổ chức trƣờng đại học Y tế công cộng 24
Hình 1.3 Các nhóm bạn đọc của Trung tâm 31
Hình 1.5 Loại hình tài liệu của Trung tâm 36
Hình 1.6 Tỷ lệ đầu ấn phẩm theo dạng tài liệu hiện có của Trung tâm 37
Hình 1.7 Số bản ấn phẩm hiện có tại TT 37
Hình 1.8 Tỷ lệ bản ấn phẩm theo dạng tài liệu có tại TT 38
Hình 1.9 Các tài liệu của các môn loại và mức độ lựa chọn 41
Hình 2.10 Lƣợng bổ sung tài liệu theo các năm 48
Hình 2.11 Quy trình mƣợn tài liệu tại kho Mở 57
Hình 2.12 Quy trình trả tài liệu tại kho Mở 58

6


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng1.1 Sơ đồ các khóa đào tạo của Trƣờng 22
Bảng 1.2 Cơ cấu cán bộ của Trung tâm 28
Bảng 1.3 Loại hình tài liệu của Trung tâm 35

Bảng 1.4 Mức độ sử dụng các loại tài liệu của Trung tâm 39
Bảng 1.5 Các tài liệu của các môn loại và mức độ lựa chọn 42
Bảng 2.6 Bổ sung tài liệu theo các năm của Trung tâm 47
7

LỜI NÓI ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X đặt ra cho ngành giáo
dục và đào tạo hiện nay là: Cần tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, toàn điện
về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lƣợng
nguồn nhân lực, ứng dụng nhanh các công nghệ tiên tiến hiện đại, từng bƣớc phát
triển kinh tế tri thức.
Trong xu thế phát triển chung của quốc gia, dân tộc, con ngƣời luôn đƣợc
đƣa vào vị trí trung tâm. Con ngƣời vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội. Xác định đƣợc vai trò và tầm quan trọng trên, Đảng và
Nhà nƣớc ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào
tạo là sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, vừa phục vụ
kinh tế xã hội trƣớc mắt, vừa chuẩn bị cho đất nƣớc bƣớc vào những giai đoạn phát
triển lâu dài. Chính vì vậy ngay từ Nghị quyết Trung ƣơng 2 khoá VIII, Đảng ta đã
khẳng định cùng với khoa học và công nghệ (KH&CN), giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu.
Trƣờng Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) là cơ sở hàng đầu trong cả nƣớc
nơi đào tạo ra nguồn nhân lực trong ngành y tế công cộng. Trƣờng có vai trò trong
việc đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ y tế dự phòng có trình độ và chất lƣợng
cao phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong phòng và chữa bệnh ban
đầu, đủ khả năng hội nhập quốc tế về chuyên ngành y tế công cộng. Đồng thời đóng
góp thành tích đáng kể vào sự nghiệp chung của ngành y tế nƣớc nhà trong giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
Để Trƣờng Đại học Y tế công cộng có thể tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng,

đào tạo đội ngũ cán bộ y tế công cộng có trình độ cao, đáp ứng đƣợc những đòi hỏi
của ngành y tế nói chung, sự tiến bộ của y tế công cộng trên thế giới nói riêng điều
quan trong đối với giáo viên, sinh viên nhà trƣờng phải có đƣợc các thông tin, tài
8

liệu mới phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách nhanh
chóng, kịp thời đầy đủ và chính xác.
Hoạt động thông tin thƣ viện của Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong
những năm qua đã góp phần đắc lực vào những thành tựu giáo dục đào tạo và
nghiên cứu khoa học của Nhà trƣờng. Mặc dù là một trong những thƣ viện áp dụng
công nghệ thông tin (CNTT) khá sớm trong cả nƣớc nhƣng với phƣơng châm đào
tạo của Trƣờng thì thƣ viện cũng cần có những cải tiến hơn nữa về các hoạt động
thông tin – thƣ viện nhằm gắn kết giữa thƣ viện và công tác đào tạo của Trƣờng.
Cần nâng cao và thực hiện có hiệu quả việc đáp ứng nhu cầu tin của từng loại đối
tƣợng ngƣời dùng tin trong giai đoạn mới, tăng cƣờng thêm nữa các sản phẩm và
dịch vụ thông tin thƣ viện cung cấp cho ngƣời dùng tin (NDT).
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài” Tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện
ở Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ ngành thông tin – thƣ viện của mình. Với mong muốn sâu sắc vận
dụng những tri thức đã đƣợc trang bị trong khoá học để nghiên cứu thực tiễn. Trên
cơ sở đó đề xuất những giải pháp khả thi, nâng cao chất lƣợng phục vụ thông tin
cho ngƣời dung tin của Thƣ viện Trƣờng Đại học Y tế công cộng.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát tài liệu vấn đề nghiên cứu về Tăng cƣờng hoạt động thông tin
thƣ viện đƣợc biết rằng đây là vấn đề đã đƣợc nhiều luận văn, khoá luận đề cập đến.
Tuy nhiên, một số đề tài chỉ dừng lại ở việc đề cặp tới các vấn đề mang tính đặc thù
của cơ quan, đơn vị nơi tác giả công tác mà chƣa có điều kiện nghiên cứu một cách
tổng thể về tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện nói chung trong khi các cơ
quan thông tin – thƣ viện đều chịu ảnh hƣởng của các điều kiện bên trong và bên
ngoài thƣ viện.

Trên thực tế đề tài nghiên cứu về Tăng cƣờng hoạt động thông tin thƣ viện
Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn hiện nay phù hợp với chủ trƣơng,
nhiệm vụ của thƣ viện Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn phát triển
của đất nƣớc.
9

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.1 Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động thông tin –
thƣ viện tại Trƣờng Đại học Y tế công cộng, từ đó đề xuất những giải pháp tối ƣu
nhằm tăng cƣờng hoạt động thông tin – thƣ viện, thoả mãn tối đa nhu cầu thông tin
tƣ liệu của thầy và trò góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa
học của Nhà trƣờng.
3.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu nhiệm vụ, chiến lƣợc đào tạo và nghiên cứu khoa học của
Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong giai đoạn mới.
- Nghiên cứu khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng.
- Nghiên cứu đặc điểm chung của Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng
Đại học Y tế công cộng với khả năng đáp ứng nhu cầu tin của thầy và trò nhà
trƣờng.
- Nghiên cứu đặc điểm nguồn lực thông tin của Trung tâm.
- Đặc điểm NDT và NCT của Trung tâm.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thông tin - thƣ viện ở trƣờng Đại học Y
tế công cộng. Qua đó, tìm ra những mặt hạn chế, bất cập và nguyên nhân ảnh hƣởng
trực tiếp, gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm.
- Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng hoạt động thông tin- thƣ viện Trƣờng
Đại học Y tế công cộng.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đảng, Nhà nƣớc nói chung và của Bộ y tế nói

riêng trong công tác đào tạo cán bộ ngành y tế, trƣờng Đại học Y tế công cộng cần
thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của mình nhằm cung cấp cho
xã hội trong giai đoạn đổi mới đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, trình độ nghiệp
vụ cao. Trong đó thƣ viện đóng vai trò không nhỏ trong sự nghiệp đào tạo, nghiên
cứu khoa học của thầy và trò của Nhà trƣờng. Chất lƣợng hoạt động thông tin thƣ
10

viện đƣợc nâng cao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo của Đại học Y
tế công cộng.
Vậy giả thiết đặt ra là: Nếu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông
tin thƣ viện hơn nữa thì chất lƣợng đào tạo của Trƣờng ĐHYTCC sẽ đƣợc nâng
cao. Hay nói cách khác chất lƣợng đào tạo của Nhà trƣờng sẽ đƣợc nâng cao khi mà
hoạt động thông tin thƣ viện của Trƣờng đƣợc nâng cao.
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động thông tin – thƣ viện phục vụ nhiệm vụ đào tạo và
nghiên cứu khoa học ở Trƣờng Đại học Y tế công cộng.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động thông tin – thƣ viện tại Trƣờng Đại học Y tế công cộng trong giai
đoạn hiện nay.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Cơ sở lý luận của phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
khi xem xét, nghiên cứu các vấn đề, đặc biệt trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu:
- Tổng hợp và phân tích tài liệu.
- Điều tra, nghiên cứu thực tế.
- Điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phỏng vấn trực tiếp.

- Phân tích số liệu
7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
7.1 Đóng góp về lý luận
Luận văn đƣa ra cách nhìn cụ thể, hệ thống về vị trí, tầm quan trọng và vai
trò của hoạt động thông tin – thƣ viện trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo và
11

nghiên cứu khoa học của trƣờng. Góp phần hoàn thiện lý luận về hoạt động thông
tin thƣ viện.
7.2 Đóng góp về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ là những kiến nghị và giải pháp cụ thể mang tính khoa
học và khả thi nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm, góp phần nâng
cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của cán bộ, học viên và sinh viên
trƣờng ĐHYTCC.
8. CẤU TRÚC CỦA LUÂN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận
văn gồm 03 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động thông tin – thƣ viện tại
trƣờng đại học Y tế công cộng
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động thông tin – thƣ viện tại trƣờng đại học Y tế
công cộng
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thông
tin – thƣ viện của trƣờng Đại học Y tế công cộng.
12

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN
– THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm hoạt động thông tin – thư viện
Khái niệm:

Thƣ viện: là nơi tàng trữ, và sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội.
Hoạt động là tổng hợp các hoạt động của con ngƣời, tác động vào một đối
tƣợng nhất định, nhằm đạt đƣợc mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định.
Và cụ thể ở đây là quá trình thu thập, xử lý, lƣu trữ và phổ biến thông tin cho ngƣời
đọc, ngƣời dùng tin.
Còn theo Từ điển Tiếng Việt thì hoạt động là làm những việc khác nhau với
mục đích nhất định trong đời sống xã hội. Là sự vận động, vận hành để thực hiện
chức năng nào hoặc gây tác động nào đó.
Đặc điểm: Chủ thể là cán bộ thƣ viện, nhân viên thông tin. Các cán bộ thƣ
viện và nhân viên thông tin có nhiệm vụ thu thập xử lý các tài liệu cho trung tâm và
trung tâm mình có để phổ biến và chia sẻ cho ngƣời dùng tin.
Đối tƣợng: là các loại hình tài liệu đƣợc thu thập và lƣu trữ trong thƣ viện. Các
loại tài liệu này sẽ đƣợc thu thập theo một nguyên tắc nhất định của mỗi một đơn vị
thông tin, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm thông tin của đơn vị mình.
Mục đích: là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thƣ viện nhằm thỏa mãn tối đa
nhu cầu tin của ngƣời dùng tin.
1.1.2 Khái niệm tăng cường hoạt động thông tin – thư viện
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Tăng cƣờng” có nghĩa là làm cho nhiều thêm,
mạnh thêm.
Là thực hiện công tác liên quan đến thƣ viện nhằm làm cho tiềm lực và sức
mạnh của thƣ viện đáp ứng tốt nhất và hiệu quả nhất cho bạn đọc. Cụ thể ở đây là
nâng cao hơn nữa hoạt động của con ngƣời trong công tác thƣ viện nhƣ thu thập, xử
lý tài liệu, lƣu trữ và phổ biến thông tin tới các đối tƣợng nhu cầu tin của đơn vị
13

thông tin. Qua đó, chất lƣợng và hiệu quả hoạt động cũng nhƣ uy tín của cơ quan
thông tin đƣợc nâng cao.
1.2 Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động thông tin – thƣ viện
1.2.1 Trình độ đội ngũ cán bộ
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng, có tính quyết định đến sự phát triển

chung của mọi cơ quan tổ chức. Đối với hoạt động của các cơ quan thông tin – thƣ
viện, nguồn nhân lực luôn đóng một vai trò quan trọng. Việc lựa chọn, tuyển dụng,
quản lý, khai thác tốt nguồn nhân lực phục vụ phát triển thƣ viện, trung tâm thông
tin là vấn đề quan trọng trong quản lý, phát triển thƣ viện hiện đại.
Trình độ cán bộ càng cao thì việc tiếp cận và tiếp thu kinh nghiệm của các
thƣ viện lớn và trình độ khoa học công nghệ càng đƣợc tăng cƣờng. Do vậy mà chất
lƣợng của hoạt động thƣ viện bị ảnh hƣởng lớn bởi yếu tố trình độ cán bộ.
Song song với trình độ cán bộ thƣ viện có ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của
các trung tâm thông tin – thƣ viện thì việc sử dụng hay nói cách khác là hoạt động tổ
chức lao động khoa học cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của các TT. Đây chính
là hình thức của việc quản lý, khai thác nguồn nhân lực tại các TT trong khi trình độ của
cán bộ ngày càng đƣợc tăng cƣờng lớn mạnh. Vì vậy, việc quản lý nhân lực sao cho
tƣơng xứng với các vị trí đảm trách của thƣ viện đòi hỏi ngƣời lãnh đạo cần có năng lực
để sử dụng hiệu quả, hợp lý nguồn nhân lực của thƣ viện.
1.2.2 Vốn tài liệu của cơ quan thông tin – thư viện
Theo Từ điển thuật ngữ “Thƣ viện học” của Liên Xô thì vốn tài liệu của thƣ
viện là bộ phận sƣu tập các xuất bản phẩm và các vật mang tin đƣợc hình thành phù
hợp với chức năng của thƣ viện để sử dụng có tính chất xã hội, phù hợp với chức
năng và đƣợc giới thiệu nhiều phƣơng diện với sự trợ giúp của hệ thống mục lục.
Trong Pháp lệnh thƣ viện tại Điều 3, mục 2 đã khẳng định: “Vốn tài liệu thƣ
viện là những tài liệu đƣợc sƣu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định,
đƣợc xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thƣ viện, để tổ chức phục
vụ bạn đọc đạt đƣợc hiệu quả cao và đƣợc bảo quản”
14

Vốn tài liệu là kho tàng văn hóa vừa có giá trị về phƣơng diện vật chất, vừa
có giá trị về phƣơng diện tinh thần. Vốn tài liệu giữ gìn tàng trữ những kinh nghiệm
sản xuất, đấu tranh của nhiều thế hệ, những thành tựu mà con ngƣời đạt đƣợc. Có
thể nói đây là sản phẩm vô giá cần đƣợc bảo tồn và phát triển.
Với vốn tài liệu nói chung với sách nói riêng cũng đã đƣợc Hồ Chí Minh coi

là tiêu chí đánh giá sự phát triển của xã hội loài ngƣời đại ý: Số sách vở nhiều hay ít
chứng tỏ trình độ văn hóa của một dân tộc thấp hay cao. Và có lẽ ở đây vốn tài liệu
nhiều hay ít của một cơ quan thông tin chứng tỏ sự phát triển và lớn mạnh của cơ
quan thông tin thƣ viện đó là lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu.
1.2.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất kỹ thuật đƣợc hiểu nhƣ là diện tích dành cho thƣ viện với toàn
bộ trang thiết bị của chúng. Chúng có vai trò hết sức to lớn: Đối với tài liệu nó là
nơi chứa và bảo quản tài liệu. Đối với bạn đọc đó là nơi làm việc với tài liệu, tiếp
xúc với các nguồn thông tin trong nƣớc và trên thế giới, là nơi gặp gỡ trao đổi cảm
nghĩ về những gì đã đọc hoặc các thông tin khác với bạn bè, đồng nghiệp, là nơi họ
sáng tạo. Đối với cán bộ thƣ viện, đây là ngôi nhà thứ hai của họ.
Cơ sở vật chất trong thƣ viện là yếu tố quan trọng đảm bảo yêu cầu nâng cao
và hoàn thiện chất lƣợng phục vụ của thƣ viện. Qua đó giúp đảm bảo hiệu quả nhu
cầu tin của ngƣời dùng tin, nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu khoa học của
ngƣời sử dụng.
Hoạt đông thông tin thƣ viện của bất kỳ cơ quan thông tin nào cũng cần có
hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tƣơng ứng. Có trang bị tốt cơ sở vật chất và hạ tầng
công nghệ thì mới tăng cƣờng chất lƣợng phục vụ thông tin hiệu quả và tích cực đáp
ứng đƣợc mục tiêu của cơ quan thông tin.
1.2.4 Trình độ người dùng tin
Trƣớc hết ngƣời dùng tin (NDT) là ngƣời sử dụng tài liệu trong thƣ viện để
thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Mỗi đối tƣợng NDT khác nhau có trình độ khác
nhau và cà có nhu cầu tin là khác nhau.
15

Ngƣời dùng tin là yếu tố quan trọng của mọi hệ thống thông tin. Đó là đối
tƣợng phục vụ của công tác thông tin tƣ liệu. NDT vừa là khách hàng của dịch vụ
thông tin, đồng thời cũng là ngƣời sản sinh ra thông tin mới.
Ngƣời dùng tin giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin.Họ nhƣ là yếu
tố tƣơng tác hai chiều với đơn vị thông tin. Cụ thể:

NDT luôn là cơ sở để định hƣớng các hoạt động của đơn vị thông tin. Họ
biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn thông tin đó.
Bên cạnh đó chính sách bổ sung của thông tin cũng phụ thuộc vào yêu cầu
của chính những NDT của cơ cơ thông tin. Trình độ của NDT thể hiện ở khối lƣợng
và chất lƣợng thông tin mà họ lĩnh hội đƣợc, tập quán thông tin và kỹ năng thông
tin trong đó bao gồm kỹ năng tìm, phân tích và sử dụng thông tin.
Trình độ NDT là điều kiện cần thiết để NDT làm việc có hiệu quả và nó
đƣợc hình thành dƣới sự ảnh hƣởng của nhiều yếu tố nhƣ khả năng cảm thụ thông
tin, sự sáng tạo của NDT, trình độ chuyên môn, khả năng phân tích, khả năng tổng
hợp thông tin.
1.2.5 Vấn đề tổ chức dây chuyền thông tin tư liệu
Hoạt động thông tin tƣ liệu không chỉ là cất giữ một kho tài liệu, mà phải
chọn lọc, đánh giá phân tích, phân phối những thông tin chính xác cần thiết theo
yêu cầu của ngƣời dùng tin. Với những đối tƣợng ngƣời dùng tin khác nhau thì
những yêu cầu này cũng thay đổi tùy thuộc vào trình độ, tình trạng của tri thức của
ngƣời dùng tin. Tuy nhiên, thông tin đƣợc cung cấp cần đầy đủ, kịp thời và thích
hợp. Điều này đòi hỏi công tác thông tin tƣ liệu phải thực hiện một loạt các công
đoạn có cấu trúc một cách hợp lý mà ngƣời ta gọi là dây chuyền thông tin tƣ liệu.
Dây chuyền thông tin tƣ liệu bao gồm các công đoạn sau:
 Chọn lọc và bổ sung.
 Mô tả thƣ mục
 Mô tả nội dung
 Lƣu trữ và bảo quản
 Tìm và phổ biến thông tin
16

Tính đa dạng và phức tạp của các công đoạn liên tiếp mà việc xử lý thông tin
đặt ra trong dây chuyền thông tin tƣ liệu nói lên rằng khoa học thông tin là một
khoa học đa ngành ở trình độ cao.
 Chọn lọc thông tin

Là bƣớc đầu tiên của dây chuyền thông tin tƣ liệu, chọn lọc và bổ sung cho
phép ta xây dựng và nuôi dƣỡng vốn tài liệu của một đơn vị thông tin. Bao gồm:
khảo sát thăm dò vốn tài liệu, lựa chọn tài liệu, làm thủ tục bổ sung tài liệu.
Căn cứ trên nhu cầu tin của cơ quan thông tin và các đối tƣợng bạn đọc cụ
thể, cán bộ thƣ viện sẽ tuân thủ theo các chính sách nhất định của cơ quan, đơn vị
và lựa chọn các tài liệu cần bổ sung dựa trên các nguồn khác nhau.
 Mô tả thƣ mục
Để bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm đƣợc tài liệu trong thƣ viện thì công việc
tiếp theo của cán bộ thƣ viện là tiến hành mô tả thƣ mục. Ở đây các thông tin về tài
liệu nhƣ tên tài liệu, tác giả, năm xuất bản, ngôn ngữ, nơi xuất bản, nhà xuất bản, …
đƣợc mô tả có thể là trên mục lục trực tuyến OPAC cũng có thể là mục lục truyền
thống là các phích phiếu của thƣ viện. Qua đó mà ngƣời dùng tin có thể dễ dàng tìm
đƣợc tài liệu trong thƣ viện căn cứ vào thông tin về tài liệu đƣợc mô tả trong hệ
thống mục lục này.
 Mô tả nội dung bao gồm các hoạt động: Phân loại tài liệu, định từ khóa, định
chủ đề, tóm tắt, chú giải và tổng luận tài liệu.
Mô tả nội dung tài liệu cần có một số các công cụ nghiệp vụ cán bộ thƣ viện
sẽ mô tả những thông tin có trong tài liệu. Ngôn ngữ tƣ liệu đƣợc đƣa vào để mô tả
nội dung tài liệu. Từ việc xác định chủ đề tài liệu đến định từ khóa cho đến cô đọng
nội dung tài liệu bằng một bản tóm tắt để từ đó ngƣời dùng tin có thể hình dung và
lựa chọn tài liệu một cách đúng và trúng mục đích sử dụng của mình.
 Lƣu trữ và bảo quản
Là quá trình đảm bảo lƣu giữ tài liệu, thông tin để sử dụng, khai thác lâu dài.
Sau khi đƣợc mô tả cả về nội dung và hình thức, tài liệu sẽ đƣợc bảo lƣu trữ
trong kho. Các tài liệu sẽ đƣợc xắp sếp theo một quy định nhất định của cơ quan
17

thông tin. Tùy theo yêu cầu sử dụng ngƣời ta có thể xắp sếp theo loại hình tài liệu,
theo kích cỡ của tài liệu, theo chủ đề, hoặc theo thứ tự nhập của tài liệu vào kho.
Việc lƣu trữ và bảo quản tài liệu gốc cho phép biết tài liệu nằm ở đâu. Mỗi

tài liệu sẽ đƣớc gắn một mã code để cho phép xác định tài liệu đang nằm ở đâu.
Việc này thuận lợi cho việc tìm kiếm tài liệu trong kho.
Hình thức lƣu trữ tài liệu ngày càng hiện đại có thể cho phép lƣu trữ ở các
hình thức khác nhau nhƣ vi film, vi phiếu, toàn văn, điện tử… nhằm giảm thiểu diện
tích kho và lƣu trữ đƣợc trong thời gian dài.
 Tìm và phổ biến thông tin
Tìm và lựa chọn thông tin là quá trình lựa chọn và lấy ra từ một tập hợp tài
liệu hay mảng tin nào đó những tài liệu, thông tin có nội dung phù hợp với nội dung
yêu cầu của ngƣời dùng tin.
Dựa vào tính chất thông tin cần đƣợc tìm kiếm việc tìm tin có thể đƣợc chia
làm 2 loại:
+ Tìm tài liệu có nội dung thông tin phù hợp vơi yêu cầu theo dấu hiệu tìm
kiếm đã xác định.
+ Tìm thông tin dữ kiện
Dựa vào tính chất của công việc và công cụ trong quá trình tìm kiếm, tìm tin
đƣợc chia thành:
+ Tìm thủ công, thông qua hệ thống tra cứu truyền thống – mục lục thƣ viện, tủ
phiếu chuyên đề, tủ phiếu tra cứu thông tin của thƣ viện.
+ Tìm tự động hóa trong các cơ sở dữ liệu (CSDL) hiện có trên máy tính hay
mạng máy tính của thƣ viện hay trung tâm thông tin đó.
Để đảm bảo cho công tác tìm tin hiệu quả thì nhiệm vụ trọng tâm cũng nhƣ
chính là những khó khăn cần khắc phục của quá trình này là hiểu đúng yêu cầu của
ngƣời dùng tin và lựa chọn chính xác tài liệu, thông tin có nội dung phù hợp với yêu
cầu. Có đƣợc nhƣ vậy thì ngƣời cán bộ thông tin thƣ viện cần có kỹ năng tốt về xử
lý thông của bạn đọc một cách chính xác và hiệu quả.
18

Phổ biến thông tin: Là một quá trình của hoạt động thông tin thƣ viện nhằm
đáp ứng (thỏa mãn) nhu cầu thông tin của xã hội, các tổ chức cá nhân là những
ngƣời dùng tin.

Việc phổ biến thông tin cần xác định rõ:
+ Phổ biến thông tin cho ai
+ Phổ biến thông tin bằng loại hình sản phẩm thông tin nào
+ Phục vụ thông tin thƣờng xuyên hay chỉ theo yêu cầu đột xuất.
+ Hình thức cung cấp sản phẩm thông tin đến ngƣời dùng tin
+ Ai là ngƣời giữ vai trò chủ động trong việc phục vụ thông tin, cơ quan thông
tin hay ngƣời dùng tin.
Hiệu quả của công tác phổ biến thông tin tùy thuộc vào sự hiểu biết thấu đâó
nhu cầu tin của đối tƣợng đƣợc phục vụ. Chính vì vậy việc nghiên cứu, tổng hợp và
phân loại nhu cầu tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động thông
tin thƣ viện. Đây có thể xem là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình thông tin của
bất ký cơ quan TT-TV nào.
1.2.6 Hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin
Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả của việc thực hiện các quá trình cơ
bản trong hoạt động thông tin thƣ viện. Sản phẩm và dịch vụ thƣ viện đóng vai trò
là cầu nối giữa ngƣời đọc, ngƣời dùng tin với các bộ sƣu tập của thƣ viện hay rộng
hơn là các nguồn, hệ thống thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của họ. Dựa
vào tính chất, phƣơng pháp, công cụ lao động, đối tƣợng lao động và quá trình thực
hiện, kết qủa thu đƣợc từ các quá trình của hoạt động thông tin đƣợc chia thành sản
phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện.
Sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin trong dây chuyền
thƣ viện và chúng tạo thành hệ thống công cụ để kiểm soát một số nguồn thông tin
hay tài liệu nào đó. Hay nói một cách khác là toàn bộ các sự vật, sự việc đƣợc thƣ
viện tạo ra hoặc thƣ viện đƣợc quyền cung cấp cho ngƣời dùng tin qua đó đáp ứng
đƣợc các nhu cầu của ngƣời dùng tin.
19

Dịch vụ thông tin đƣợc xác định là toàn bộ các công việc, hoạt động, quá
trình hay phƣơng thức mà các thƣ viện tổ chức thực hiện nhằm đáp ứng các loại nhu
cầu thông tin của cộng đồng ngƣời đọc của mình.

Ngƣời dùng tin sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của thƣ viện thông qua hệ
thông qua hệ thống sản phẩm và dịch vụ mà họ đƣợc thụ hƣởng.
1.2.7 Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
Để ứng dụng đƣợc công nghệ thông tin hiện đại vào công tác thông tin thƣ
viện một cách có hiệu quả ngƣời cán bộ thƣ viện cần có trình độ chuyên môn và
công nghệ cao.
Việc xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ thông tin; nhƣ máy tính
điện tử, liên lạc viễn thông, mạng máy tính, kỹ thuật lƣu giữ và chuyển đổi tài liệu
đƣợc ứng dụng vào công tác thƣ viện gọi là ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Việc này tạo ra thƣ viện hiện đại, tự động hóa từng phần hay tự động hóa hoàn toàn.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện trƣớc hết bắt
nguồn từ việc tự động hóa các khâu xử lý, tàng trữ và trao đổi thông tin, hƣớng tới
các thƣ viện đó kết nối với nhau, tạo nên các mạng thông tin ngành, quốc gia, kết
nối internet tạo nên mạng toàn cầu, đảm bảo cho bạn đọc sử dụng các nguồn lực
thông tin trên thế giới. Kết quả là tạo ra thƣ viện điện tử.
1.3 Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng
1.3.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển nhà trường
Trƣờng ĐHYTCC có tiền thân là Trƣờng cán bộ quản lý ngành y tế. Trƣờng
đƣợc thành lập năm 1976 nhằm đào tạo các lớp chuyên khoa I về y tế công cộng
trọng tâm là phòng chống bệnh dịch và một số các kỹ năng rất cơ bản về quản lý.
20

.

Hình 1.1 Các mốc lich sử của trường Đại Học Y Tế Công Cộng
Trong nhiều năm cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhà trƣờng nỗ
lực cải tổ hệ thống đƣa vào chƣơng trình đào tạo lý thuyết hiện đại gắn liền với
thực tiễn đáp ứng nhu cầu mới của đất nƣớc.
Trƣờng Đại học Y tế công cộng đƣợc thành lập theo Quyết định số
65/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập

trƣờng Đại học Y tế công cộng.
Quyết định số 2175/QĐ-BYT ngày 11/6/2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế về việc ban
hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của Trƣờng Đại học Y tế công cộng.
Ngày 26/04/2001 Thủ tƣớng chính phủ đã ký quyết định nâng cấp Trƣờng
cán bộ quản lý y tế thành Trƣờng Đại học Y tế công cộng. Cho đến nay đây là
trƣờng đại học Y tế công cộng đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Áp dụng những
kinh nghiệm thực tiễn với phong cách đào tạo hiện đại, năng động , Đại học Y tế
công cộng liên tục đổi mới phƣơng pháp sƣ phạm với tiêu chí chất lƣợng đặt lên
hàng đầu. Tăng trƣởng nhanh chóng về chất lƣợng, số lƣợng và đa dạng hóa về loại
21

hình đào tạo nhƣ hệ cử nhân, hệ thạc sỹ, tiến sỹ chuyên khoa I, Thạc sỹ quản lý
bệnh viện (QLBV), các chƣơng trình cử nhân chuyên sâu về sức khỏe môi trƣờng,
dinh dƣỡng an toàn thực phẩm, dịch tễ học, nâng cao sức khỏe và nhiều lớp đào tạo
từ xa , đào tạo tại chỗ về chuyên khoa I Y tế công cộng hệ cử nhân vừa học vừa
làm. Trƣờng đã trở thành nguồn đóng góp quan trọng nhất cho sự nghiệp phát triển
đội ngũ cán bộ và hệ thống y tế công cộng có chất lƣợng phục vụ công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Nghiên cứu khoa học và hoạt động can
thiệp cộng đồng là một trong những trọng tâm của Trƣờng ĐHYTCC.
Trƣờng ĐHYTCC đã nhận đƣợc nhiều phần thƣởng quý của Đảng, Nhà nƣớc
và Chính phủ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Là một trƣờng ĐH non trẻ tại Việt Nam, nhƣng ĐHYTCC đã từng bƣớc xây
dựng đƣợc hình ảnh của mình và mở rộng mạng lƣới hợp tác quốc tế. Cho đến nay,
trƣờng đã tạo đƣợc mối liên kết với khá nhiều tổ chức quốc tế, các trƣờng, viện
nghiên cứu hàng đầu trong khu vực và trên toàn thế giới, chia sẻ kiến thức kinh
nghiệm trao đổi giảng viên, học viên. Các quan hệ hợp tác này ngày càng phong
phú và mở rộng đã tạo nên ấn tƣợng của trƣờng ĐHYTCC nói riêng và ngành y tế
Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.
1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của Trường
Trƣờng Đại học Y tế công cộng phấn đấu trở thành đơn vị dẫn đầu về đào

tạo, nghiên cứu và tƣ vấn Y tế công cộng ở Việt Nam và trong khu vực. Đây là cách
tối ƣu mà Đảng Ủy, Ban giám hiệu, thầy và trò nhà trƣờng đặt ra để phấn đấu cho
sự thay đổi về chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam.
- Nghiên cứu: Góp phần tăng cƣờng kiến thức và thay đổi vị thế Y tế công
cộng.
- Đào tạo: Đào tạo ra các chuyên gia Y tế công cộng hàng đầu, cung cấp nguồn
nhân lực cho xã hội. Với các hệ đào tạo sau:
Các bậc đào tạo:


22

Tiến sỹ

NCS 1
NCS 2
NCS 3
NCS 4
NCS 5

Sau đại học
Y tế công cộng
YTCC
YTCC 14
YTCC 13
Quản lý bệnh viện
QLBV
QLBV 3
QLBV 2
Chuyên khoa I tại

trƣờng (CKI)
CKI 30
CKI 28
CKI 29
Chuyên khoa I tại địa
phƣơng (CKI)
CKI Đồng Tháp
CKI Bạc Liêu
CKI Vũng Tàu
CKI Lào Cai

Cử nhân
Vừa làm vừa học tại
trƣờng
(VLVH)
VLVH 6
VLVH 3
VLVH 4
VLVH 5
Vừa làm vừa học tại
địa phƣơng
(VLVH)
VLVH 3 Đồng Tháp
VLVH 6 Bạc Liêu
VLVH 4 Vũng Tàu
VLVH 5 Đồng Tháp
Cử nhân chính quy
CNCQ
CNCQ 9
CNCQ 6

CNCQ 7
CNCQ 8

Các lớp ngắn hạn trong các năm

Bảng1.1 Sơ đồ các khóa đào tạo của Trường
23

- Tƣ vấn vận động: Trao đổi tƣ vấn với các đơn vị khác trong lĩnh vực Y tế
cồng cộng các vấn đề về chính sách.
Từ khi thành lập đến nay, nhà trƣờng đã chủ trì nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học với quy mô toàn quốc nhƣ hoạt động can thiệp tại cộng đồng. Kết quả của
những chƣơng trình này đã hỗ trợ lãnh đạo ngành y tế và các bộ ngành có liên quan
đề xuất những chính sách, chiến lƣợc giải quyết các vấn đề thực tiễn. Nhiều số liệu
và bằng chứng khoa học đã đƣợc Chính phủ sử dụng trong việc hoạch định chiến
lƣợc và chính sách quốc gia. Song hành với các hoạt động tại cộng đồng ĐH Y tế
công cộng là hạt nhân trong xây dựng và phát triển Hội Y tế công cộng Việt Nam.
1.3.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trường
Trƣờng Đại học Y tế công cộng gồm có 8 phòng chức năng và 16 bộ môn,
hai trung tâm và một văn phòng. Đứng đầu là Hiệu Trƣởng cùng 3 Hiệu phó.

24



Hình 1.2 Sơ đồ cấu cơ cấu tổ chức trường đại học Y tế công cộng

Các phòng chức năng:
 Phòng Tổ chức cán bộ/ Hợp tác quốc tế.
 Phòng Tài chính kế toán.

 Phòng Hành chính tổng hợp.
 Phòng Quản trị giáo tài.
 Phòng Đào tạo Đại học.
 Phòng Đào tạo sau Đại học.
 Phòng Chính trị công tác và Quản lý sinh viên (CTCT& QLSV).
 Phòng Quản lý Nghiên cứu khoa học.

×