Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện tại trường Đại học Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 124 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ VĂN THẠCH




NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -
THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN








HÀ NỘI - 2012




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ VĂN THẠCH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN -
THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI


Chuyên ngành: Khoa học Thƣ viện
Mã số: 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƢ VIỆN


Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thu Thảo





HÀ NỘI - 2012



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG
ĐẠI HỌC HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 7
1.1 Những vấn đề chung về hoạt động thông tin - thư viện 7
1.2 Trường Đại học Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục 8
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 8
1.2.2 Trường Đại học Hà Nội với sự nghiệp đổi mới giáo dục đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 12
1.3 Đặc điểm hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội 14
1.3.1 Thư viện Trường Đại học Hà Nội 14
1.3.2 Thư viện thuộc các Khoa và Trung tâm 21
1.3.3 Vai trò của hoạt động thông tin - thư viện trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục của Nhà trường 22
1.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 23
1.4.1 Người dùng tin 24
1.4.2 Nhu cầu tin 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 31
2.1 Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin 31
2.1.1 Xây dựng và phát triển nguồn tin tại Thư viện Trường Đại học Hà
Nội 31
2.1.2 Xây dựng và phát triển nguồn tin tại thư viện các Khoa 34
2.2 Xử lý thông tin 35
2.2.1 Các chuẩn được lựa chọn trong xử lí thông tin 35
2.2.2 Thực trạng áp dụng các chuẩn 39
2.2.3 Tổ chức hoạt động áp dụng các chuẩn 47
2.3 Tổ chức các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 57

2.3.1 Sản phẩm TTTV 57
2.3.1.1 Thư mục 57
2.3.1.2 Cơ sở dữ liệu 58
2.3.1.3. Website 60
2.3.2 Dịch vụ TTTV 64
2.4 Tổ chức kho, sắp xếp và bảo quản tài liệu 67
2.4.1 Tổ chức kho và sắp xếp tài liệu 67
2.4.2 Công tác bảo quản 69


2.5 Ứng dụng công nghệ thông tin 70
2.5.1 Phần mềm Libol: 70
2.5.2 Phần mềm DigiHanuLIC: 74
2.6 Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà
Nội 75
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI 82
3.1 Phát triển nguồn lực thông tin 82
3.1.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin hợp lý 82
3.1.2 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai
thác nguồn lực thông tin 86
3.1.3 Tăng cường chia sẻ nguồn lực thông tin 88
3.1.4 Nâng cao trình độ cán bộ thư viện và đào tạo người dùng tin 89
3.2 Chuẩn hoá công tác xử lý thông tin 93
3.2.1 Hoàn thiện các chuẩn hiện hành 93
3.2.1.1 Xây dựng danh mục ĐMCĐ tiếng Việt sử dụng tại TVĐHHN 93
3.2.1.2 Bổ sung thuật ngữ cho Bộ từ khoá của TVQGVN 94
3.2.2 Nghiên cứu áp dụng các chuẩn mới 96
3.2.2.1 Nghiên cứu khả năng áp dụng Fast 96
3.2.2.2 Áp dụng chuẩn Dublincore trong xử lí tài liệu số 97

3.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức áp dụng chuẩn cho cán bộ 98
3.2.3.1 Cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo 99
3.2.3.2 Đào tạo cán bộ tại chỗ 100
3.2.4 Các yếu tố hỗ trợ 101
3.2.4.1 Xây dựng tài liệu hướng dẫn 101
3.2.4.2 Chuẩn hoá hoạt động xử lí thông tin trong Hệ thống Thư viện Việt
Nam 102
3.2.4.3 Đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo, chỉ đạo nghiệp vụ 103
3.2.4.4 Biên mục tại nguồn 103
3.3 Bảo quản tài liệu 104
3.4 Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện 104
3.5 Các giải pháp hỗ trợ 108
3.5.1 Nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị 108
3.5.2 Đào tạo người dùng tin 109
3.5.3 Xây dựng kế hoạch marketing hoạt động thông tin - thư viện 110
KẾT LUẬN 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC 118


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
STT
SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH
TRANG
1
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của TVĐHHN
18
2
Bảng 1.1 Trình độ chuyên môn của cán bộ TVĐHHN
19

3
Bảng 1.2 Phân công lao động tại TVĐHHN
20
4
Biểu đồ 1.1 Thành phần NDT tại TVĐHHN
26
5
Biểu đồ 2.1: Tài liệu hữu ích theo lựa chọn của NDT
34
6
Bảng 2.1 Số liệu thống kê số lượng tài liệu lưu trữ tại thư
viện các khoa
35
7
Hình 2.1 Biểu ghi đã có chỉ số phân loại
42
8
Hình 2.2 Biểu ghi đã định chủ đề tài liệu
44
9
Hình 2.3 Biểu ghi đã định từ khoá
45
10
Hình 2.4 Biên mục sao chép qua cổng Z39.50
50
11
Sơ đồ 2.1 Quy trình biên mục gốc
51
12
Hình 2.5 Biểu ghi đã biên mục hiển thị theo MARC 21

56
13
Hình 2.6 Giao diện website TVĐHHN
61
14
Hình 2.7 Giao diện OPAC trên website của TVĐHHN
62
15
Hình 2.8 Giao diện phần mềm Libol 6.0
70
16
Hình 2.9 Giao diện phần mềm DigiHanuLic
74
17
Biểu đồ 2.2: Tỉ lệ tài liệu đáp ứng nhu cầu tin của NDT
78
18
Biểu đồ 2.3: Nguyên nhân tài liệu không đáp ứng nhu cầu
tin
79
19
Biểu đồ 3.1: Nhận xét của NDT về phong cách làm việc của
cán bộ thư viện
89
20
Biểu đồ 3.2: Dịch vụ thư viện thu hút NDT
91
21
Biểu đồ 3.3: Thông tin về lớp đào tạo kỹ năng thông tin
92




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
TỪ ĐẦY ĐỦ
1
TT TT-TV
Trung tâm Thông tin - Thư viện
2
TTTV
Thông tin - thư viện
3
TV
Thư viện
4
ĐHHN
Đại học Hà Nội
5
TVĐHHN
Thư viện Đại học Hà Nội
6
NDT
Người dùng tin
7
NCT
Nhu cầu tin
8
XLTT

Xử lý thông tin
9
ĐMCĐ
Đề mục chủ đề
10
SP TTTV
Sản phẩm thông tin - thư viện
11
DV TTTV
Dịch vụ thông tin - thư viện
12
CNTT
Công nghệ thông tin
13
CSDL
Cơ sở dữ liệu
14
OPAC
Online Public Access Catalog
15
MARC21
Machine Readable Cataloging
16
AACR2
Anglo - American Cataloguing Rules 2nd
17
DDC
Dewey Decimal Classification
18
ILL

Inter Library Loan
19
ISBD
International Standard Bibliographic Description
20
LCSH
Library of Congress Subject Headings
21
TVQG
Thư viện Quốc gia
22
ĐMCĐ
Đề mục chủ đề


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa nhập với xu thế toàn cầu hoá trên thế giới, Việt Nam đang từng
bước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong đó
thách thức lớn nhất là nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát huy
nguồn lực con người để đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn nhất đưa nước
ta tiến kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Hơn bao giờ hết, hiện nay yêu cầu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam
đang đặt ra cho các trường đại học trong cả nước nhiệm vụ phải tạo ra được
sự chuyển biến một cách cơ bản và toàn diện từ mục tiêu, nội dung chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học tập, đội ngũ làm công tác giảng
dạy…
Trường Đại học Hà Nội có thế mạnh là cơ sở đào tạo và cung cấp
nguồn nhân lực có trình độ cao về ngoại ngữ (với 10 chuyên ngành ngôn ngữ

đào tạo cử nhân, 4 chuyên ngành ngôn ngữ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ). Bên
cạnh đó, Trường đã triển khai đào tạo cử nhân các chuyên ngành khác dạy
bằng ngoại ngữ từ năm 2002 như: ngành quản trị kinh doanh, du lịch, quốc tế
học, khoa học máy tính, tài chính - ngân hàng, kế toán (giảng dạy bằng tiếng
Anh); ngành khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật). Ngoài ra, trường
còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài. Trong tương
lai Trường sẽ mở thêm những chuyên ngành đào tạo khác bằng ngoại ngữ mà
thị trường lao động trong và ngoài nước đang có nhu cầu cao…
Hoạt động thông tin - thư viện (TTTV) đại học là một lĩnh vực hoạt
động quan trọng, có những tác động to lớn và quyết định đến toàn bộ hoạt
động đào tạo, nghiên cứu khoa học và quản lý của trường đại học. Nhu cầu


2
đổi mới toàn diện hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học đang đặt ra trước
các thư viện đại học những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn, đòi hỏi công
tác TTTV đại học phải thay đổi và cải tiến không ngừng, đồng thời khẳng
định vai trò quan trọng của hoạt động TTTV tại các trường đại học nói chung
và tại Trường Đại học Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động TTTV tại Trường Đại học Hà Nội
chưa phát huy hết nội lực của mình trong việc hỗ trợ công tác đào tạo và
nghiên cứu khoa học, do vậy, cần phải có những giải pháp tiến hành đổi mới
phù hợp.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng đó, tôi đã chọn đề tài -
“Nghiên cứu hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học
Hà Nội” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động TTTV một trường đại học là vấn đề không
mới, đã được nhiều luận văn đề cập đến như: “Tăng cường hoạt động thông
tin - thư viện trường Đại học Hàng Hải trong giai đoạn hiện nay” của Đặng

Quang Hiệp (bảo vệ năm 2006), “Tăng cường hoạt động thông tin - thư viện
trường Đại học Lao động - Xã hội trong giai đoạn hiện nay” của Lê Cao Đại
(bảo vệ năm 2007), “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin -
thư viện Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh” của Nguyễn Mạnh Dũng
(bảo vệ năm 2008)… Các đề tài kể trên đều nghiên cứu hoạt động TTTV ở
một trường đại học cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt. Có một điểm chung
của các đề tài này là đã khảo sát, đánh giá hoạt động TTTV và đề xuất giải
pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và tăng cường hoạt động này.
Nhiều khía cạnh trong hoạt động TTTV tại trường Đại học Hà Nội đã
được nghiên cứu, điển hình như ở luận văn “Phát triển nguồn tài liệu số hóa


3
toàn văn tại Trường Đại học Hà Nội” của Lê Thị Vân Nga (bảo vệ năm
2009), “Ứng dụng công nghệ mã vạch trong hoạt động thông tin - thư viện tại
Thư viện Trường Đại học Hà Nội” của Nguyễn Thanh Hảo (bảo vệ năm
2011) và một số khóa luận tốt nghiệp như: “Công tác đào tạo người dùng tin
tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội. Thực trạng và
giải pháp” của Phạm Vũ Thủy Tiên (bảo vệ năm 2010), “Tự động hoá hoạt
động thông tin - thư viện của Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học
Hà Nội - Thực trạng và giải pháp”của Bùi Thị Linh (bảo vệ năm 2009), “Tổ
chức, quản lý và khai thác nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin - Thư
viện Trường Đại học Hà Nội” của Lê Thị Anh Thư (bảo vệ năm 2009)…
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập đến vấn đề: “Nghiên cứu hoàn
thiện hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội”, đặc biệt là
trong bối cảnh đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong giai
đoạn hội nhập được coi là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện
nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin -
thư viện tại Trường Đại học Hà Nội.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Khảo sát thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học
Hà Nội.
+ Điều tra người dùng tin và nhu cầu tin
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học
Hà Nội.


4
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin -
thư viện tại Trường Đại học Hà Nội.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết: Hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội
còn yếu kém, chưa phát huy được hết nguồn lực thông tin của Trường, chưa
đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ nhu cầu thông tin của người dùng tin (NDT).
Nếu hoàn thiện hoạt động thông tin - thư viện thì sẽ nâng cao được hiệu quả
phục vụ thông tin, góp phần đẩy mạnh chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa
học của Nhà trường.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường Đại học Hà Nội
+ Thời gian: Từ năm 2010 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin (phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về phát triển sự nghiệp thông tin - thư viện đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Phương pháp cụ thể:
+ Phân tích tổng hợp tài liệu
+ Khảo sát thực tiễn, điều tra bằng bảng hỏi


5
+ Thống kê số liệu
+ Phỏng vấn trực tiếp
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
TTTV của thư viện trường đại học trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo
trên phạm vi toàn quốc. Những số liệu được phân tích, tổng hợp trong luận
văn sẽ là cơ sở thực tiễn để phần nào đánh giá về hoạt động thông tin - thư
viện ở các trường đại học tại Việt Nam.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động TTTV tại Trường
Đại học Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu dự kiến được trình bày trong khoảng 100 trang A4.
Trong đó trình bày các nội dung:
- Nhận diện đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin;
- Nhận diện hiện trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại
học Hà Nội;
- Đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học
Hà Nội;
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin -
thư viện tại Trường Đại học Hà Nội.
9. Bố cục của đề tài
Dự kiến luận văn sẽ gồm 3 chương:

Chương 1: Hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học Hà Nội trong
giai đoạn hiện nay


6
Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin - thư viện tại Trường Đại học
Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động thông tin - thư viện
tại Trường Đại học Hà Nội.



7
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
1.1 Những vấn đề chung về hoạt động thông tin - thƣ viện
Hoạt động thông tin là quá trình thu thập, tổ chức, xử lý và phân phối
thông tin tới người dùng tin. Hoạt động thông tin bao gồm bốn thành tố:
nguồn lực thông tin, người dùng tin, cán bộ thông tin và cơ sở vật chất. Bốn
thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau, trong đó nguồn lực
thông tin và người dùng tin đóng vai trò quan trọng được coi là yếu tố để
đánh giá sức mạnh hoạt động thông tin của một cơ quan. Mục đích hoạt động
thông tin là đáp ứng tối đa nhu cầu tin của người dùng tin, từ đó thúc đẩy sự
phát triển của xã hội.
Hoạt động thƣ viện là quá trình thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai
thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung
cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí của
mọi tầng lớp nhân dân; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi

dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động thông tin - thƣ viện có thể hiểu là quá trình thu thập, xử lý,
lưu trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng thông tin trong một cơ quan/tổ chức
nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.



8
1.2 Trƣờng Đại học Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục
1.2.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển
Đại học Hà Nội (ĐHHN) là trường đại học công lập được thành lập
năm 1959. Trong hơn 50 năm phát triển, trường đã trải qua nhiều tên gọi khác
nhau: ban đầu là Trường Bổ túc Ngoại ngữ, Cao đẳng Bổ túc Ngoại ngữ, Đại
học Ngoại ngữ. Đến năm 2006, Trường đổi tên thành Đại học Hà Nội theo
Quyết định số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kí ngày
17 tháng 8 năm 2006.
Chức năng, nhiệm vụ:
Nhiệm vụ cơ bản của Trường ĐHHN là đào tạo cán bộ phiên dịch,
giảng viên ngoại ngữ và đào tạo cử nhân một số chuyên ngành thuộc khối
ngành khoa học xã hội - nhân văn, kinh tế, công nghệ,… dạy bằng tiếng nước
ngoài ở trình độ đại học và sau đại học.
Ngoài ra, Trường ĐHHN được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
đào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học
nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn,
cán bộ quản lý của các Bộ, Ban, ngành Trung ương và địa phương trong cả
nước.
Mục tiêu chiến lƣợc của Nhà trƣờng:
Xây dựng Trường ĐHHN thành trường đại học đa ngành, tận dụng tối
đa thế mạnh về đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ; tiếp tục đổi mới và không

ngừng phát triển toàn diện, phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
giáo dục đại học, sau đại học có chất lượng ngang tầm các nước có nền giáo
dục tiên tiến trong khu vực; chủ động đẩy nhanh quá trình hội nhập giáo dục
quốc tế trên cơ sở mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo, liên thông chương trình,


9
học liệu và đội ngũ giảng viên với các trường đại học có uy tín của nước
ngoài.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo quản lí của trường là Ban Giám hiệu gồm hiệu trưởng và
các phó Hiệu trưởng.
- Tư vấn cho Ban Giám hiệu là các hội đồng, trong đó có hội đồng
Khoa học và Đào tạo.
- Giúp Ban Giám hiệu điều hành các hoạt động của trường là các phòng
ban chức năng: phòng Tổ chức hành chính, phòng Đào tạo, phòng Nghiên cứu
Khoa học, phòng Quản trị, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Tài vụ, phòng Thiết
bị kĩ thuật.
- Trường có 20 Khoa/Bộ môn trực thuộc, 02 Viện nghiên cứu, 11
Trung tâm, 03 đơn vị phục vụ và các tổ chức đoàn thể.
Sơ đồ tổ chức của Trƣờng ĐHHN (xem phụ lục 1)
Công tác phát triển đội ngũ cán bộ:
Những ngày đầu mới thành lập, trường chỉ có hơn 50 cán bộ giáo viên
và nhân viên. Trong đó có 03 cán bộ lãnh đạo, 23 giáo viên tiếng Nga, 12 giáo
viên tiếng Trung và khoảng 10 cán bộ hành chính và nhân viên phục vụ.
Là một trường đầu ngành về đào tạo ngoại ngữ, Trường ĐHHN rất chú
trọng công tác phát triển cán bộ, giảng viên về cả số lượng và chất lượng. Đến
nay, đội ngũ cán bộ của Nhà trường đã lên tới 590 người, trong đó có: 34 tiến
sĩ (02 tiến sĩ mời làm việc, có biên chế ở cơ quan khác); 01 tiến sĩ khoa học;
05 phó giáo sư; 256 thạc sĩ; 441 giảng viên, 62 giảng viên chính; 08 chuyên

viên chính và tương đương.
Hàng năm, trường liên tục gửi hàng chục giáo viên trẻ đi đào tạo ở
nước ngoài theo các ngành chuyên môn sâu về giảng dạy ngoại ngữ và các
chuyên ngành đang mở và sắp mở.


10
Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học:
Trường ĐHHN có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp,
Trung Quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc,
Bungari, Hung-ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A Rập, Trong đó có 10
chuyên ngành ngôn ngữ đào tạo cử nhân ngoại ngữ và 04 chuyên ngành ngôn
ngữ đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
Từ năm 2002, Nhà trường đã triển khai đào tạo các chuyên ngành khác
dạy bằng ngoại ngữ: ngành quản trị kinh doanh, du lịch, quốc tế học, khoa
học máy tính, tài chính - ngân hàng, kế toán (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng
Anh); ngành khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật). Bên cạnh đó,
trường còn đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.
Thực hiện phương châm mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình đào
tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường hướng tới không chỉ
cung cấp kiến thức mà còn coi trọng định hướng phát triển năng lực làm việc
cho sinh viên.
Năm 2006, Trường ĐHHN bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo theo
tín chỉ và không ngừng cải tiến đổi mới chương trình và phương pháp giảng
dạy để ngày càng phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Để tạo điều kiện cho sinh viên làm được nhiều việc sau khi tốt nghiệp,
Nhà trường có nhiều chương trình linh hoạt và đa dạng như cử nhân tài năng,
song ngành, văn bằng 2, chuyên tu, Đặc biệt, Nhà trường có các chương
trình liên kết đào tạo với nước ngoài như 1+2, 2+2, 3+1 về tiếng Anh, quản trị
kinh doanh, tiếng Việt, tiếng Trung, Sinh viên có thể học tại trường toàn bộ

chương trình đại học và sau đại học với chất lượng quốc tế của nước ngoài mà
không phải ra nước ngoài.
Trường ĐHHN đã từng bước khẳng định thế mạnh về nghiên cứu khoa
học ngoại ngữ, trong đó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường


11
chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối
chiếu ngôn ngữ,
Nhà trường là cơ quan chủ quản của "Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ" -
tạp chí chuyên ngành ngoại ngữ đầu tiên ở Việt Nam. Đến nay Tạp chí đã ra
được 71 số với hàng trăm công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ, đối chiếu ngôn ngữ, dịch thuật và tiếng Việt.
Công tác đối ngoại:
Hợp tác quốc tế là một thế mạnh của Trường ĐHHN. Hiện nay, trường
có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực đào
tạo đại học, trên đại học, bồi dưỡng ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, biên
soạn chương trình, giáo trình trên cơ sở hợp tác song phương, đa phương, dự
án và liên kết. Nhà trường đã ký kết hợp tác đào tạo với trên 30 trường đại
học nước ngoài; có quan hệ đối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc
tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trường còn tham gia các hoạt động văn hóa đối ngoại, giao lưu
ngôn ngữ - văn hóa với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và
quốc tế.
Cơ sở vật chất:
Trường ĐHHN ngày càng được cải thiện với môi trường xanh, sạch,
đẹp và quần thể ký túc xá, nhà ăn, nhà khách, sân vận động, khép kín trong
khuôn viên Nhà trường.
Hệ thống phòng luyện âm hiện đại (12 phòng), đặc biệt là các phòng đa
chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy

và học tập của Nhà trường.



12
1.2.2 Trƣờng Đại học Hà Nội với sự nghiệp đổi mới giáo dục đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc
Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để
có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo là một điều kiện tiên quyết để đưa
nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội
nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ
nguyên thông tin và toàn cầu hóa”
1
.
Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
đổi mới Quản lí giáo dục Đại học giai đoạn 2010 - 2012 có nêu: “Triển khai
việc phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời phát huy
cao độ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các
trường, trên cơ sở các quy định của nhà nước và của các trường, tăng cường
công tác giám sát và kiểm tra của Nhà nước, của xã hội và của bản thân các
cơ sở”. Qua đó, xác định tinh thần: Nhà trường tự chủ, Nhà nước quản lí
đối với các trường đại học trong công cuộc đổi mới giáo dục đại học.
Trải qua hơn 50 năm hoạt động và trưởng thành, Trường ĐHHN luôn
gắn kết sự nghiệp đào tạo của mình với sự phát triển của nền giáo dục đại học
và sự nghiệp giáo dục đào tạo của đất nước.
Thực hiện chủ trương đổi mới sự nghiệp đào tạo và tinh thần “nhà
trường tự chủ”, Trường ĐHHN đã không ngừng đổi mới công tác tổ chức và
quản lý hoạt động đào tạo; phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu;
xây dựng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác đào tạo trong Nhà trường.
Trường ĐHHN đã có những đóng góp đáng kể trong việc đào tạo cung

cấp nguồn nhân lực cho đất nước: bồi dưỡng trên 30.000 lưu học sinh, 10.000


1

nuoc-nha/40219356/202/



13
thực tập sinh và nghiên cứu sinh, 40.000 cán bộ quản lý và cán bộ khoa học
kỹ thuật; đào tạo trên 30.000 cán bộ phiên biên dịch, giáo viên ngoại ngữ hệ
chính quy, 40.000 cử nhân ngoại ngữ hệ tại chức và từ xa.
Ngoài ra, Nhà trường đã biên soạn trên 80 chương trình, 150 giáo trình
và tài liệu giảng dạy; thực hiện gần 100 đề tài khoa học cấp bộ, hơn 920 đề tài
cấp trường và tham gia một số đề tài cấp nhà nước; tổ chức hàng trăm hội
nghị khoa học quốc tế, hội nghị khoa học ngành ngoại ngữ và hội nghị khoa
học cấp trường.
Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, Trường
ĐHHN đã nỗ lực phấn đấu, tận dụng tốt mọi nguồn lực, tăng cường hợp tác
quốc tế, tạo bước đột phá về chất lượng đào tạo và từng bước củng cố vị thế
vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Trường đã và đang thực hiện quá trình đa ngành hóa các loại hình đào
tạo, hướng tới đào tạo nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa
giỏi ngoại ngữ phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đáp ứng
nhu cầu thị trường lao động chất lượng cao trong và ngoài nước.
Là một cơ sở đào tạo công lập đi đầu trong công tác hợp tác quốc tế,
Trường ĐHHN đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế của giáo dục đại học Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Trường ĐHHN đang có 18 chương trình

đào tạo tiếp cận với các chương trình đào tạo quốc tế, nhiều chương trình đã
được các đối tác chấp nhận liên thông. Một số trường đại học nổi tiếng của
nước ngoài như Đại học Westminster, Central Lancashire (Vương Quốc
Anh), Đại học Dublin City (Ireland), Đại học AUT (New Zealand), Đại học
La Trobe, Victoria, Griffith (Australia), Đại học IMC (Australia) đã công
nhận chương trình đào tạo của trường ĐHHN. Theo đó, sinh viên của trường


14
ĐHHN sau 3 năm đầu học tại Trường và học năm cuối tại các trường đối tác
này đã được các trường đối tác cấp bằng cử nhân.
Trường ĐHHN được đánh giá là một trong những trường dẫn đầu về
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong giảng dạy,
học tập, nghiên cứu và quản lý. Nhà trường đã nghiên cứu, thiết kế, mua bản
quyền và đưa vào ứng dụng thành công một số chương trình đào tạo ngoại
ngữ, tin học tiên tiến trên thế giới bằng công nghệ thông tin. Những chương
trình này đã và đang được xã hội đánh giá cao như chương trình giảng dạy
tiếng Anh trực tuyến EDO, chương trình quản lý đào tạo VietRoyal EMS,
chương trình quản lí hành chính “Tác nghiệp”, Đặc biệt, nhờ ứng dụng
chương trình "Tác nghiệp", Nhà trường đã tiết kiệm đáng kể thời gian, sức lao
động, kinh phí, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính hiện nay.
2

Bên cạnh đó, Trường ĐHHN luôn quan tâm phát triển đội ngũ cán bộ
về cả số lượng và chất lượng, đồng thời tăng cường bổ sung cơ sở vật chất và
cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm.
Nhà trường cũng rất coi trọng công tác phát triển Đảng trong cán bộ và
sinh viên, nhiều cán bộ trẻ và sinh viên của Nhà trường đã được đứng trong
hàng ngũ của Đảng.

Đó là những biểu hiện sinh động nhất cho việc đóng góp của Nhà trường vào
thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo của đất nước.
1.3 Đặc điểm hoạt động thông tin - thƣ viện tại Trƣờng Đại học Hà Nội
1.3.1 Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Nội



2
Trích



15
1.3.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển
Thư viện Trường Đại học Hà Nội ra đời ngay sau khi Trường ĐHHN
được thành lập (năm 1959). Quá trình hình thành và phát triển của Thư viện
gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Trường ĐHHN.
Trong những năm đầu mới thành lập, Thư viện chỉ là một tổ công tác
phục vụ tư liệu cho Nhà trường, trực thuộc phòng Giáo vụ. Điều kiện hoạt
động của thư viện lúc ấy rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn tài liệu
nghèo nàn, chủ yếu là sách giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành tiếng
Nga và ngôn ngữ các nước Đông Âu (tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng
Bungari,…) do các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa tài trợ, biếu tặng.
Năm 1967, Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội đã mở thêm một số
chuyên ngành mới (tiếng Anh, tiếng Pháp,…) và thành lập thêm một số
khoa/bộ môn do yêu cầu mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng
giảng dạy. Nhờ đó, vốn tài liệu của thư viện tăng lên đáng kể.
Đến năm 1984, lãnh đạo Nhà trường quyết định tách Tổ Tư liệu ra khỏi
Phòng Giáo vụ thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu với tên
gọi là: “Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”.

Năm 1994, Thư viện đã được xây dựng mới với toà nhà 2 tầng và vốn
tài liệu ngày càng phong phú, đáp ứng được phần nào nhu cầu về tư liệu cho
công tác đào tạo của trường.
Năm 2000, với yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy,
nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ trong giai đoạn công nghiệp hóa-hiện
đại hóa đất nước, Ban Giám hiệu trường quyết định sáp nhập Thư viện với
phòng Thông tin và đổi tên thành “Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”.


16
Trong quá trình hoạt động, Thư viện đã không ngừng nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật, đổi mới tổ chức và hoạt động, từng bước ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ.
Năm 2003, Thư viện đã thực hiện dự án nâng cấp, hiện đại hóa thư viện
theo hướng mở, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (World Bank)
mức A với mức đầu tư là 500.000 USD. Ngày 5/12/2003, Trung tâm đã đi vào
hoạt động tại trụ sở mới và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị. Đặc biệt, năm 2005, Trung tâm đã ứng dụng và triển khai phần mềm quản
trị thư viện điện tử tích hợp Libol - một phần mềm đáp ứng tương đối đầy đủ
tính năng của một thư viện hiện đại. Hiệu quả hoạt động của Trung tâm ngày
càng cao nhờ những tiện ích mà phần mềm Libol mang lại.
Đến năm 2006, Trường đổi tên thành Đại học Hà Nội theo Quyết định
số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Do đó, Thư viện có
tên mới “Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội”.
Tuy nhiên, từ ngày 01/10/2010, theo quyết định số 1332/QĐ-ĐHHN của
Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội, căn cứ Quy chế mẫu tổ chức và hoạt
động thư viện trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 13/2008/QĐ-
BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Trung tâm
Thông tin Thư viện Trường Đại học Hà Nội chính thức đổi tên thành “Thư viện

Trường Đại học Hà Nội” (gọi tắt là Thư viện Đại học Hà Nội - TVĐHHN).
Từ đó đến nay, TV ĐHHN đã đi vào hoạt động ổn định và từng bước
hiện đại, đóng góp hiệu quả vào công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của
Nhà trường và góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo
của nước ta trong giai đoạn mới.




17
1.3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học
(Ban hành kèm Quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2008 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):
“Thư viện trường đại học có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và quản lí của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài
liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu,
tài liệu điện tử, mạng Internet,…)
Chức năng
Thư viện Trường ĐHHN là tổ chức sự nghiệp thuộc Trường; thực hiện
chức năng: thông tin, thu thập, xử lý, bảo quản, cung cấp và phổ biến thông
tin tư liệu bằng nhiều hình thức khác nhau, cung cấp các nguồn thông tin phục
vụ cho các hoạt động của Nhà trường; đăng tải thông tin giới thiệu, quảng bá
về trường. Tổ chức xây dựng và quản lý khai thác vốn tư liệu của thư viện
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) của
cán bộ, giảng viên và sinh viên trong Nhà trường.
Nhiệm vụ
- Tham gia đóng góp ý kiến cho Ban Giám hiệu về công tác thông tin,
tư liệu phục vụ cho quá trình đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của

trường.
- Lập kế hoạch xây dựng và phát triển thông tin theo yêu cầu nhiệm vụ
của Nhà trường.
- Thu thập, bổ sung, trao đổi thông tin tư liệu cần thiết, tiến hành xử lý,
cập nhật dữ liệu đưa vào hệ thống quản lý và tìm tin tự động và tổ chức cơ sở
hạ tầng thông tin.


18
- Phục vụ thông tin tư liệu cho NDT là cán bộ, giảng viên, sinh viên
trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập.
- Hướng dẫn giúp NDT tiếp cận cơ sở dữ liệu và khai thác các nguồn
tin trên mạng.
- Kết hợp với các đơn vị chức năng trong Trường hoàn thành tốt việc
quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn tài liệu trong
Trường.
- Thực hiện việc trao đổi, hợp tác với Liên hiệp thư viện các trường đại
học trong và ngoài khu vực về chuyên môn nghiệp vụ thông tin - thư viện.
1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
* Cơ cấu tổ chức
Thư viện Trường ĐHHN là một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của
ĐHHN. Thư viện phục vụ NDT thông qua việc tổ chức thư viện trung tâm và
các thư viện thành viên (thực chất là các phòng tư liệu/thư viện và các tủ sách
chuyên dùng).







Sơ đồ


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của TVĐHHN


BAN GIÁM ĐỐC
Tổ
nghiệp
vụ thƣ
viện
Tổ
Dịch
vụ
Tổ
tập huấn

giải đáp
thông
tin
Tổ trực
kĩ thuật
Tổ
Marketing
và tổ chức
sự kiện
Tổ An ninh,
môi trƣờng
&
trực gửi đồ



19
* Đội ngũ cán bộ
Thư viện Trường Đại học Hà Nội luôn chú trọng đến chính sách tuyển
dụng để có những cán bộ có trình độ cao, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ,
có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học.
Hiện nay, Thư viện Trường Đại học Hà Nội có tổng số 22 cán bộ.
Trong đó, có 15 thư viện viên là những người có trình độ đại học và sau đại
học chuyên ngành thư viện, 04 kỹ thuật viên đã được đào tạo về chuyên
ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông, 03 cán bộ an ninh và vệ sinh
môi trường.

TT
Trình độ
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1
Thạc sĩ thư viện
5
22.7 %
2
Cử nhân thư viện
10
45.4 %
3
Cử nhân công nghệ thông tin
1
4.5 %
4

Cử nhân ngoại ngữ
2
9.1 %
5
Cao đẳng, Trung cấp, phổ thông
4
18.1 %

Bảng 1.1: Trình độ chuyên môn của cán bộ TVĐHHN
Ngoài ra, Thư viện hiện đang có 01 cán bộ đang theo học tiến sĩ tại
nước ngoài, 07 cán bộ đang theo học thạc sĩ chuyên ngành thư viện và 01 cán
bộ đang theo học Văn bằng hai tiếng Anh.
Thư viện đã tổ chức bố trí nhân sự như sau:
TT
Bộ phận
Số lƣợng cán bộ (ngƣời)
1
Ban Giám đốc
03
2
Tổ Dịch vụ
04
3
Tổ An ninh và môi trường
03
5
Tổ tập huấn và giải đáp thông tin
02

×