Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp đào tạo của nhà trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 149 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM LAN ANH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI
SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN







Hà Nội – 2010





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM LAN ANH



NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HÀ NỘI TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI SỰ NGHIỆP
ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG

Chuyên ngành: Khoa học thư viện
Mã số: 60 32 20


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Thanh




Hà Nội - 2010


1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
4

MỞ ĐẦU
6

NỘI DUNG
15

CHƯƠNG 1: TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
HÀ NỘI TRƯỚC SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

15

1.1 Khái quát về Trường Đại học Hà Nội
15

1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
15

1.1.2 Trường Đại học Hà Nội với sự nghiệp ñổi mới giáo dục
19

1.2 Khái quát về Trung tâm
21


1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
21

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ
23

1.3 Đặc ñiểm nhu cầu tin của người dùng tin tại Trung tâm
24

1.3.1 Đặc ñiểm người dùng tin
24

1.3.2 Đặc ñiểm nhu cầu tin
27

1.4 Vai trò của Trung tâm trước yêu cầu ñổi mới giáo dục của Nhà trường
37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI


40

2.1 Thực trạng công tác tổ chức tại Trung tâm
40

2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
40


2.1.2 Đội ngũ cán bộ của Trung tâm
42

2.1.3 Hạ tầng cơ sở vật chất - kĩ thuật của Trung tâm
47

2.1.4 Nhận xét về công tác tổ chức tại Trung tâm
48

2.2 Thực trạng tổ chức hoạt ñộng của Trung tâm
51

2.2.1 Công tác phát triển nguồn lực thông tin
51

2.2.2 Công tác xử lí tài liệu
63

2.2.3 Công tác tổ chức kho, sắp xếp và bảo quản tài liệu
74

2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin
77

2.2.5 Công tác phục vụ người dùng tin
83


2

2.2.6 Các hoạt ñộng khác
92

2.2.7 Nhận xét về hoạt ñộng của Trung tâm
96

2.3
Nhận xét và ñánh giá chung về công tác tổ chức và hoạt ñộng tại Trung tâm

104

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC HÀ NỘI
107

3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức và cơ sở vật chất
107

3.1.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý
107

3.1.2 Kiện toàn ñội ngũ cán bộ và nâng cao năng lực chuyên môn
110

3.1.3 Tăng cường ñầu tư hạ tầng cơ sở vật chất - kĩ thuật
111

3.2 Nhóm giải pháp về hoạt ñộng thông tin
112


3.2.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin
112

3.2.2 Hoàn thiện công tác xử lí tài liệu
119

3.2.3
Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kho, sắp xếp và bảo quản tài liệu
120

3.2.4 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
121

3.2.5 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin
thư viện

124

3.3 Các giải pháp khác
129

3.3.1 Triển khai hoạt ñộng marketing
129

3.3.2 Tăng cường hoạt ñộng phối hợp

130

3.3.3 Đào tạo người dùng tin

131

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
132

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
135

PHỤ LỤC









3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

CSDL
ĐHHN
NDT
TT TT-TV
TTTV



Cơ sở dữ liệu


Đại học Hà Nội

Người dùng tin

Trung tâm Thông tin - Thư viện

Thông tin Thư viện


Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
AACR2

CD-ROM

DDC

ISBD

MARC 21

Anglo-American Cataloguing Rules 2
nd

Quy tắc biên mục Anh Mỹ xuất bản lần thứ hai


Compact Disc Read Only Memory

Bộ nhớ chỉ ñọc dùng cho ñĩa compact



Dewey Decimal Classification
Khung phân loại thập phân Dewey

International Standard Bibliographic Description
Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế

Marchine Readable Cataloguing
Khổ mẫu biên mục có thể ñọc ñược trên máy tính






4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Danh mục các biểu ñồ
Biểu ñồ 1.1: Thành phần các nhóm người dùng tin theo thực tế tại Trung tâm

27

Biểu ñồ 1.2: Nơi người dùng tin tìm kiếm thông tin ngoài thư viện trường 31
Biểu ñồ 2.1: Cơ cấu cán bộ theo giới tính 42
Biều ñồ 2.2: Cơ cấu cán bộ theo ñộ tuổi 43
Biểu ñồ 2.3: Trình ñộ học vấn của cán bộ 44

Biểu ñồ 2.4: Số ñầu ấn phẩm theo ngôn ngữ tài liệu 57
Biểu ñồ 2.5: Số bản ấn phẩm theo ngôn ngữ tài liệu 57
Biểu ñồ 2.6: Thống kê tài liệu theo nội dung 58
Biểu ñồ 2.7: Thống kê số lượng bổ sung bản ấn phẩm từ 2003-2010 62
Biểu ñồ 2.8: Tỷ lệ số lượng bổ sung ñầu ấn phẩm từ 2003-2010 62
Biểu ñồ 2.9: Tỷ lệ ñầu ấn phẩm ñược phân loại theo DDC: lớp 428 69
Biểu ñồ 2.10: Số thẻ của người dùng tin ñược cấp từ 2003 ñến 2010 83
Biểu ñồ 2.11: Số lượt người dùng tin ñến thư viện từ 2003 ñến 2010 84
Biểu ñồ 2.12: Lượt người dùng tin sử dụng dịch vụ mượn về nhà (theo Libol) 85
Biểu ñồ 2.13: Mức ñộ ñáp ứng của tài liệu 97
Biểu ñồ 2.14:
Nguyên nhân thư viện chưa ñáp ứng nhu cầu của người dùng tin
101
Biểu ñồ 3.1: Tỉ lệ bổ sung tài liệu theo ngôn ngữ 116



Danh mục các bảng

Bảng 1.1: Đặc ñiểm nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin 28
Bảng 1.2: Mức ñộ sử dụng thư viện của người dùng tin 29
Bảng 1.3: Lĩnh vực tài liệu người dùng tin quan tâm 32
Bảng 1.4: Ngôn ngữ người dùng tin sử dụng ñể khai thác tài liệu 33
Bảng 1.5: Số lượng ngôn ngữ người dùng tin sử dụng ñể khai thác tài liệu 34
Bảng 1.6 : Hình thức tài liệu người dùng tin thường sử dụng 35

5
Bảng 1.7:
Hình thức tài liệu người dùng tin thường sử dụng (tính theo ñộ tuổi)


35
Bảng 1.8: Những loại hình tài liệu hữu ích nhất với người dùng tin 36
Bảng 2.1: Trình ñộ chuyên môn của cán bộ 43
Bảng 2.2: Trình ñộ ngoại ngữ của cán bộ 45
Bảng 2.3: Phân công lao ñộng tại các bộ phận hiện nay 46
Bảng 2.4: Số lượng tài liệu tại các tủ sách ở các khoa/phòng ban 53
Bảng 2.5: Các cơ sở dữ liệu thư mục 54
Bảng 2.6: Bản kê kinh phí bổ sung của Trung tâm năm 2009 61
Bảng 2.7: Mức ñộ sử dụng sản phẩm thông tin của người dùng tin 73
Bảng 2.8: Đánh giá của người dùng tin về thái ñộ phục vụ của cán bộ 86
Bảng 2.9: Mức ñộ người dùng tin sử dụng các dịch vụ của Trung tâm 90
Bảng 2.10: Đánh giá của người dùng tin về các dịch vụ thông tin thư viện 92
Bảng 2.11: Nguyên nhân người dùng tin không tham gia lớp tập huấn 96
Bảng 3.1: Thống kê ba loại hình tài liệu hữu ích nhất 115


Danh mục các hình

Hình 2.1: Sơ ñồ cơ cấu tổ chức hiện nay của Trung tâm 42
Hình 2.2 : Quy trình xử lí tài liệu 63
Hình 2.3: Sơ ñồ quy trình biên mục sao chép 67
Hình 3.1: Sơ ñồ cơ cấu tổ chức ñã ñiều chỉnh của Trung tâm 109
























6
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Chúng ta ñang sống trong kỷ nguyên của thông tin và kinh tế tri thức.
Kỷ nguyên này ñược ra ñời và ñang phát triển nhờ sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ, ñặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông ñã và ñang
tác ñộng sâu sắc ñến mọi mặt của ñời sống kinh tế xã hội. Bên cạnh ñó, xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành xu thế tất yếu, ñặt Việt
Nam trước những thời cơ, vận hội mới và thách thức mới. Quá trình giao lưu,
hội nhập diễn ra ñồng thời với quá trình ñấu tranh gay gắt ñể bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc.
Đứng trước bối cảnh ñó, giáo dục và ñào tạo trở thành nhân tố quyết
ñịnh sự phát triển nhanh và phát triển bền vững ở mỗi quốc gia, ñặc biệt là
quốc gia ñang phát triển như Việt Nam.

Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển giáo dục và ñào tạo.
Đại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng Cộng sản Việt Nam ñều
nhấn mạnh: giáo dục và ñào tạo có vai trò quan trọng là “quốc sách hàng
ñầu”, cùng với khoa học và công nghệ là “nền tảng và ñộng lực thúc ñẩy công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước”. Luật Giáo dục Việt Nam 2005 cũng
khẳng ñịnh “phát triển giáo dục là quốc sách hàng ñầu nhằm nâng cao dân
trí, ñào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Giáo dục là nền tảng của sự phát triển, do ñó ñổi mới toàn diện và nâng
cao chất lượng giáo dục và ñào tạo là chiến lược cơ bản ñể phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao, ñưa nước ta tiến kịp với các nước phát triển trong
khu vực và trên thế giới.
Văn kiện ñại hội Đảng lần thứ X nêu rõ: “Nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện; ñổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương

7
pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hoá, hiện ñại hoá, xã hội hoá, chấn hưng
nền giáo dục Việt Nam”.
Sau hơn 20 năm ñổi mới (từ năm 1986 ñến nay) và 9 năm thực hiện
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, dưới sự lãnh ñạo của Đảng và sự
nỗ lực của toàn dân tộc, sự nghiệp giáo dục và ñào tạo ñã có những bước tiến
cơ bản và toàn diện. Trong ñó, “hệ thống giáo dục ñại học ñã phát triển rõ rệt
về quy mô, ña dạng về loại hình trường và hình thức ñào tạo; bước ñầu ñiều
chỉnh cơ cấu hệ thống, cải tiến chương trình, quy trình ñào tạo; nguồn lực xã
hội ñược huy ñộng nhiều hơn và ñạt ñược nhiều kết quả tích cực; chất lượng
ñào tạo ở một số ngành, một số lĩnh vực từng bước ñược cải thiện ” [3]
Tuy nhiên, giáo dục ñại học nước ta cũng bộc lộ nhiều hạn chế: sự phát
triển quy mô giáo dục ñại học chưa ñi ñôi với ñảm bảo và nâng cao chất
lượng ñào tạo; cơ chế quản lí của Nhà nước về giáo dục ñại học và sự quản lí
của các cơ sở ñào tạo còn nhiều bất hợp lí; tiềm năng ñầu tư của xã hội và ñầu
tư nước ngoài chưa ñược tận dụng và phát huy có hiệu quả.

Trước tình hình ñó, thực hiện ý kiến chỉ ñạo của Thủ tướng Chính phủ,
Bộ Giáo dục và Đào tạo ñã ra quyết ñịnh số 179/QĐ-BGDĐT ngày
11/01/2010 phê duyệt Chương trình hành ñộng thực hiện Nghị quyết số 05-
NQ/BGDĐT ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ñổi mới quản lí giáo dục ñại học giai ñoạn 2010-2012. Đây ñược coi là
“khâu ñột phá ñể nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện giáo dục ñại
học, làm tiền ñề triển khai hệ thống các giải pháp ñồng bộ nhằm khắc phục
yếu kém trong ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ñại học”[5]
Yêu cầu ñổi mới giáo dục ở Việt Nam ñặt ra cho các trường ñại học
nhiệm vụ: phải tạo ñược những chuyển biến cơ bản và toàn diện về mục tiêu,
nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, cơ chế quản lí, ñiều kiện nhân

8
lực và vật lực ñể có thể ñáp ứng nhu cầu nhân lực trình ñộ cao cho công
nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước và hội nhập quốc tế.
Từ xưa ñến nay, thư viện luôn gắn liền với giáo dục và là công cụ ñắc
lực của giáo dục trong việc truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu
cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Trong thời ñại
mới, thư viện mang một sắc thái mới là trung tâm thông tin “góp phần nâng
cao dân trí, ñào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công
nghệ, kinh tế, văn hóa, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện ñại hóa ñất
nước”
1
.
Các trung tâm thông tin - thư viện (TT TT-TV) ở các trường ñại học là
bộ phận không thể thiếu của các trường ñại học, là nơi cung cấp thông tin
phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lí của nhà
trường. Trong bối cảnh ñổi mới giáo dục ñại học diễn ra mạnh mẽ trên toàn
quốc, vai trò của các trung tâm này càng trở nên quan trọng.
Thư viện ñại học ñược xem là “giảng ñường thứ hai” của sinh viên, là

môi trường tốt ñể sinh viên rèn luyện khả năng tư duy ñộc lập và sáng tạo
trong học tập và nghiên cứu. Đây cũng là nơi cán bộ giảng dạy cập nhật, trau
dồi kiến thức, qua ñó nâng cao chất lượng bài giảng. Có thể nói, các TT TT-
TV ñóng vai trò to lớn trong việc cải tiến nội dung chương trình giảng dạy
của nhà trường ñại học.
Là một thành viên trong hệ thống thư viện các trường ñại học trên toàn
quốc, Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học Hà Nội (sau ñây gọi
tắt là Trung tâm) có vai trò hết sức quan trọng trong việc ñào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng về ngoại ngữ ở trình ñộ ñại học và sau ñại học.
Hiện nay, Trường Đại học Hà Nội (ĐHHN) ñang chuyển ñổi mục tiêu
từ ñào tạo chuyên về ngoại ngữ sang ñào tạo ña ngành và chuyển ñổi phương

1
Điều 1, Pháp lệnh thư viện

9
thức ñào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Khác với phương thức ñào tạo niên chế,
phương thức ñào tạo tín chỉ ñặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình
dạy-học, tạo thói quen và nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu của người
học. Chính vì vậy, việc ñảm bảo ñầy ñủ tài liệu cho cán bộ, giảng viên, sinh
viên và học viên trong các trường ñại học có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc ñảm bảo chất lượng ñào tạo – chất lượng của sản phẩm ñầu ra là
nguồn nhân lực có chất lượng cao ñáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Mặt khác, sự
chuyển ñổi này còn tác ñộng và làm thay ñổi nhu cầu khai thác thông tin của
người dạy và người học về cả hình thức và nội dung thông tin. Vai trò của
người cán bộ thư viện sẽ năng ñộng hơn, không chỉ ñơn thuần người coi kho
sách mà phải là người hướng dẫn người dùng tin (NDT) tìm kiếm, khai thác
và sử dụng hiệu quả nguồn lực thông tin của thư viện phục vụ cho học tập và
nghiên cứu.
Nhận thức ñược tầm quan trọng ñó, Trung tâm ñã không ngừng ñổi mới

và nâng cao chất lượng phục vụ của mình nhằm ñáp ứng tối ña nhu cầu của
NDT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ñạt ñược, Trung tâm cũng bộc lộ
một số hạn chế trong triển khai hoạt ñộng như: vốn tài liệu chưa ñược thường
xuyên bổ sung ñầy ñủ, nội dung vốn tài liệu còn nghèo nàn; các sản phẩm và
dịch vụ thông tin chưa ña dạng; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xử
lý, khai thác và phục vụ thông tin chưa ñược ñầu tư ñúng mức.
Do vậy, việc tiến hành nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt ñộng của
TT TT-TV Trường ĐHHN và ñưa ra những giải pháp phù hợp là hết sức cần
thiết nhằm ñổi mới phương thức hoạt ñộng và hoàn thiện công tác tổ chức ñể
nâng cao hiệu quả phục vụ ñáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin/tài liệu của thầy
và trò Trường ĐHHN.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn và tầm quan trọng ñó, tôi ñã chọn ñề tài
“Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt ñộng của Trung tâm Thông tin- Thư

10
viện Trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu ñổi mới sự nghiệp ñào tạo của
nhà trường” làm ñề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước ñến nay ñã có nhiều ñề tài nghiên cứu về tổ chức và hoạt ñộng
của các TT TT-TV như: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
ñộng thông tin thư viện Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội” của tác giả
Phạm Thị Thanh Mai; “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt ñộng Thông
tin – Thư viện tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2” của tác giả Vũ Thị
Thúy Chinh;“Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt ñộng thông tin thư viện
trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Vinh” của tác giả Nguyễn Mạnh Dũng;
Ngoài ra, có thể kể ñến một số ñề tài gắn liền với ñổi mới giáo dục ñại
học như:“Thư viện trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc Gia Hà Nội
trong công cuộc ñổi mới giáo dục ñại học hiện nay” của Đỗ Thị Mùi;“Tăng
cường hoạt ñộng thông tin thư viện ở trường Đại học Quy Nhơn trong giai

ñoạn ñổi mới giáo dục hiện nay” của Huỳnh Văn Bàn; hay “Tăng cường hoạt
ñộng thư viện ñáp ứng yêu cầu ñào tạo ở Phân viện Báo chí tuyên truyền”
của Lê Thị Đài;
Những ñề tài này ñã ñi sâu nghiên cứu, chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu và
ñưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt ñộng của từng ñơn vị
cụ thể.
Bên cạnh ñó cũng ñã có nhiều bài viết ñề cập ñến các khía cạnh khác
nhau về tổ chức và hoạt ñộng của thư viện trường ñại học trong bối cảnh ñổi
mới giáo dục ñại học như:“Một số vấn ñề về tổ chức quản lý thư viện ñại
học” của tác giả Nguyễn Huy Chương; “Thư viện các trường ñại học với việc
nâng cao chất lượng giáo dục ñại học” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh;
hay “Thư viện và ñổi mới giáo dục ñại học ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn
Thanh Minh; Một số bài viết ñề cập trực tiếp ñến phương thức ñào tạo theo

11
tín chỉ như: “Chất lượng ñào tạo theo tín chỉ - thời cơ và thách thức ñối với
các Trung tâm Thông tin Thư viện ñại học” của tác giả Trần Thị Thanh Vân
hoặc “Thư viện trường ñại học với công tác phát triển học liệu phục vụ ñào
tạo theo tín chỉ” của tác giả Nguyễn Văn Hành,
Những bài viết trên ñã nêu lên những nhận ñịnh riêng của các tác giả về
yêu cầu của thư viện các trường ñại học trong xu thế ñổi mới giáo dục ñại học
ở Việt Nam và ñưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt ñộng thông tin thư
viện phục vụ nhu cầu nghiên cứu, ñào tạo tại trường ñại học giai ñoạn hiện
nay.
Không thể không kể ñến một số ñề tài nghiên cứu khoa học có liên
quan ñến tổ chức và hoạt ñộng như: ñề tài nghiên cứu cấp Đại học Quốc Gia
Hà Nội 2003-2005 của tác giả Nguyễn Huy Chương – Giám ñốc TT TT-TV
Đại học Quốc Gia Hà Nội về “Nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức hoạt
ñộng trung tâm thông tin thư viện ñại học” hay ñề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường năm 2009 của tác giả Nguyễn Thị Trang Nhung: “Mô hình tổ chức

quản lí thư viện hiện ñại qua khảo sát Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại
học Quốc Gia Hà Nội, thực trạng và giải pháp”.
Ngoài ra còn có một số ñề tài nghiên cứu trực tiếp về TT TT-TV
Trường ĐHHN như:“Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm
Thông tin thư viện Trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị
Nhung;“Tìm hiểu công tác tổ chức và khai thác nguồn tin tại Trung tâm
Thông tin thư viện Trường Đại học Hà Nội” của tác giả Vũ Thị Lan Anh;
“Phát triển nguồn tài liệu số hóa toàn văn tại thư viện Trường Đại học Hà
Nội” của tác giả Lê Thị Vân Nga hay ñề tài mới bảo vệ năm 2010 của tác giả
Lê Thị Thành Huế:“Nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn trong xử lí thông tin
tại thư viện Trường Đại học Hà Nội”.

12
Tuy nhiên những ñề tài này chỉ dừng ở mức ñộ tìm hiểu sơ bộ về tổ
chức và hoạt ñộng hoặc ñi sâu nghiên cứu các khía cạnh hoạt ñộng khác nhau
của TT TT-TV Trường ĐHHN.
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu như vậy, chúng tôi nhận thấy:
trong giai ñoạn ñổi mới giáo dục hiện nay, chưa có một ñề tài nghiên cứu
khoa học, luận văn hay bài viết nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn
diện về tổ chức và hoạt ñộng của TT TT-TV Trường ĐHHN.
Vì vậy, ñề tài “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức và hoạt ñộng của Trung
tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Hà Nội trước yêu cầu ñổi mới sự
nghiệp ñào tạo của nhà trường” có nội dung nghiên cứu mới, không trùng lặp
với ñề tài nghiên cứu nào ở trong và ngoài nước.
3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục ñích
:
Nghiên cứu thực trạng tổ chức và hoạt ñộng của TT TT-TV Trường
ĐHHN, qua ñó ñề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và
hoạt ñộng tại Trung tâm nhằm nâng cao năng lực phục vụ thông tin, ñáp ứng

nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong môi trường ñào tạo
theo phương thức tín chỉ.
- Nhiệm vụ:
+ Khảo sát thực trạng tổ chức và hoạt ñộng của TT TT-TV Trường
ĐHHN. Trên cơ sở ñó, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn mà Trung tâm
ñang gặp phải.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt ñộng của
Trung tâm, qua ñó rút ra kinh nghiệm cho thư viện các trường ñại học khác.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết ñặt ra là: Công tác tổ chức và hoạt ñộng của TT TT-TV
Trường ĐHHN chưa hiệu quả, chưa ñáp ứng ñược yêu cầu ñổi mới dạy và

13
học của Nhà trường. Do ñó cần phải nghiên cứu hoàn thiện nhằm nâng cao
năng lực phục vụ thông tin và góp phần ñảm bảo chất lượng ñào tạo của
Trường ĐHHN.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Công tác tổ chức và hoạt ñộng của TT TT-TV Trường ĐHHN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: TT TT-TV Trường ĐHHN
+ Thời gian: Từ năm 2003 ñến nay
(Lý do: vào năm 2003, Trung tâm ñã thực hiện dự án nâng cấp, hiện ñại
hóa thư viện theo hướng mở bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới).

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài ñược thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan ñiểm của Đảng và Nhà

nước về phát triển sự nghiệp thông tin thư viện ñáp ứng yêu cầu ñổi mới giáo
dục và ñào tạo.
- Phương pháp cụ thể:
+ Thu thập tài liệu
+ Khảo sát thực tiễn, ñiều tra bằng bảng hỏi
+ Phân tích tổng hợp tài liệu
+ Thống kê số liệu
+ Phỏng vấn trực tiếp
+ Tham khảo ý kiến chuyên gia.



14
7. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của ñề tài
- Về mặt khoa học:

Luận văn góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt ñộng
thông tin tại các TT TT-TV trong công cuộc ñổi mới giáo dục ñại học ở Việt
Nam hiện nay.
- Về mặt ứng dụng:
Đưa ra những giải pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao chất lượng tổ chức
và hoạt ñộng của Trung tâm trong bối cảnh ñổi mới giáo dục ñại học tại
Trường ĐHHN nói riêng và hệ thống các trường ñại học ở Việt Nam nói
chung.

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Kết quả nghiên cứu sẽ nêu bật thực trạng và ñánh giá những ñiểm mạnh
cũng như những ñiểm cần khắc phục trong công tác tổ chức và hoạt ñộng của
TT TT-TV Trường ĐHHN.
- Trên cơ sở ñó hình thành những ñề xuất, khuyến nghị nhằm hoàn thiện

công tác tổ chức và hoạt ñộng của Trung tâm trong bối cảnh ñổi mới sự
nghiệp ñào tạo của của Nhà trường.

9. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, ñề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội trước sự

nghiệp ñổi mới giáo dục ñại học
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức và hoạt ñộng của Trung tâm
Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội
Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt ñộng của
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội.


15
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1:
TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
TRƯỚC SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1 Khái quát về Trường Đại học Hà Nội
1.1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Đại học Hà Nội là trường ñại học công lập ñược thành lập năm 1959.
Trong hơn 50 năm phát triển, trường ñã trải qua nhiều tên gọi khác nhau: ban
ñầu là Trường Bổ túc Ngoại ngữ, Cao ñẳng Bổ túc Ngoại ngữ, Đại học Ngoại
ngữ. Đến năm 2006, Trường ñổi tên thành Đại học Hà Nội (ĐHHN) theo
Quyết ñịnh số 190/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Chức năng, nhiệm vụ:

Nhiệm vụ cơ bản của Trường ĐHHN là ñào tạo cán bộ phiên dịch,
giảng viên ngoại ngữ và ñào tạo cử nhân một số chuyên ngành thuộc khối
ngành khoa học xã hội-nhân văn, kinh tế, công nghệ,… dạy bằng tiếng nước
ngoài ở trình ñộ ñại học và sau ñại học.
Ngoài ra, Trường ĐHHN ñược Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
ñào tạo ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh ñi học
nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trình ñộ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn,
cán bộ quản lý của các Bộ, Ban, ngành Trung ương và ñịa phương trong cả
nước.
Mục tiêu chiến lược của Nhà trường:
Xây dựng Trường ĐHHN thành trường ñại học ña ngành, tận dụng tối
ña thế mạnh về ñào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ; tiếp tục ñổi mới và không
ngừng phát triển toàn diện, phấn ñấu trở thành cơ sở ñào tạo nguồn nhân lực
giáo dục ñại học, sau ñại học có chất lượng ngang tầm các nước có nền giáo
dục tiên tiến trong khu vực; chủ ñộng ñẩy nhanh quá trình hội nhập giáo dục

16
quốc tế trên cơ sở mở rộng hợp tác, liên kết ñào tạo, liên thông chương trình,
học liệu và ñội ngũ giảng viên với các trường ñại học có uy tín của nước
ngoài.
Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh ñạo quản lí của trường là Ban Giám hiệu gồm hiệu trưởng và
các phó Hiệu trưởng.
- Tư vấn cho Ban Giám hiệu là các hội ñồng, trong ñó có hội ñồng
Khoa học và Đào tạo.
- Giúp Ban Giám hiệu ñiều hành các hoạt ñộng của trường là các phòng
ban chức năng: phòng Tổ chức hành chính, phòng Đào tạo, phòng Nghiên cứu
Khoa học, phòng Quản trị, phòng Hợp tác quốc tế, phòng Tài vụ, phòng Thiết
bị kĩ thuật.
- Trường có 20 khoa/ bộ môn trực thuộc, 01 viện nghiên cứu, 08 trung

tâm, 03 ñơn vị phục vụ và các tổ chức ñoàn thể.
Sơ ñồ tổ chức của trường ĐHHN (xem phụ lục 1)
Công tác phát triển ñội ngũ cán bộ:
Những ngày ñầu mới thành lập, trường chỉ có hơn 50 cán bộ giáo viên
và nhân viên. Trong ñó có 03 cán bộ lãnh ñạo, 23 giáo viên tiếng Nga, 12 giáo
viên tiếng Trung và khoảng 10 cán bộ hành chính và nhân viên phục vụ.
Là một trường ñầu ngành về ñào tạo ngoại ngữ, Trường ĐHHN rất chú
trọng công tác phát triển cán bộ, giảng viên về cả số lượng và chất lượng.
Hàng năm, trường liên tục gửi hàng chục giáo viên trẻ ñi ñào tạo ở nước
ngoài theo các ngành chuyên môn sâu về giảng dạy ngoại ngữ và các chuyên
ngành ñang mở và sắp mở. Đến nay, ñội ngũ cán bộ của nhà trường ñã lên tới
hơn 550 người, trong ñó có 396 giảng viên với gần 50 % có trình ñộ trên ñại
học.


17
Công tác ñào tạo, nghiên cứu khoa học:
Trường ĐHHN có khả năng giảng dạy các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp,
Trung Quốc, Đức, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hàn Quốc,
Bungari, Hung-ga-ri, Séc, Slô-văk, Ru-ma-ni, Thái, A Rập, Trong ñó có 10
chuyên ngành ngôn ngữ ñào tạo cử nhân ngoại ngữ và 04 chuyên ngành ngôn
ngữ ñào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.
Từ năm 2002, Nhà trường ñã triển khai ñào tạo các chuyên ngành khác
dạy bằng ngoại ngữ: ngành quản trị kinh doanh, du lịch, quốc tế học, khoa
học máy tính, tài chính-ngân hàng, kế toán (giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng
Anh); ngành khoa học máy tính (giảng dạy bằng tiếng Nhật). Bên cạnh ñó,
trường còn ñào tạo cử nhân ngành Việt Nam học cho người nước ngoài.
Thực hiện phương châm mở rộng quy mô, ña dạng hóa loại hình ñào
tạo ñi ñôi với nâng cao chất lượng ñào tạo, nhà trường hướng tới không chỉ
cung cấp kiến thức mà còn coi trọng ñịnh hướng phát triển năng lực làm việc

cho sinh viên.
Năm 2006, Trường ĐHHN bắt ñầu áp dụng chương trình ñào tạo theo
tín chỉ và không ngừng cải tiến ñổi mới chương trình và phương pháp giảng
dạy ñể ngày càng phù hợp với nhu cầu công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất
nước. Để tạo ñiều kiện cho sinh viên làm ñược nhiều việc sau khi tốt nghiệp,
nhà trường có nhiều chương trình linh hoạt và ña dạng như cử nhân tài năng,
song ngành, văn bằng 2, chuyên tu, Đặc biệt, Nhà trường có các chương
trình liên kết ñào tạo với nước ngoài như 1+2, 2+2, 3+1 về tiếng Anh, quản trị
kinh doanh, tiếng Việt, tiếng Trung, Sinh viên có thể học tại trường toàn bộ
chương trình ñại học và sau ñại học với chất lượng quốc tế của nước ngoài mà
không phải ra nước ngoài.

Trường ĐHHN ñã từng bước khẳng ñịnh thế mạnh về nghiên cứu khoa
học ngoại ngữ, trong ñó có phương pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường

18
chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu ñối
chiếu ngôn ngữ,
Nhà trường là cơ quan chủ quản của "Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ" -
tạp chí chuyên ngành ngoại ngữ ñầu tiên ở Việt Nam. Đến nay Tạp chí ñã ra
ñược 65 số với hàng trăm công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp
giảng dạy ngoại ngữ, ñối chiếu ngôn ngữ, dịch thuật và tiếng Việt.
Công tác ñối ngoại:
Hợp tác quốc tế là một thế mạnh của Trường ĐHHN. Hiện nay, trường
có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước trong lĩnh vực ñào
tạo ñại học, trên ñại học, bồi dưỡng ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, biên
soạn chương trình, giáo trình trên cơ sở hợp tác song phương, ña phương, dự
án và liên kết. Nhà trường ñã ký kết hợp tác ñào tạo với trên 30 trường ñại
học nước ngoài; có quan hệ ñối ngoại với trên 60 tổ chức, cơ sở giáo dục quốc
tế; có quan hệ trực tiếp với hầu hết các ñại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh ñó, trường còn tham gia các hoạt ñộng văn hóa ñối ngoại, giao lưu
ngôn ngữ-văn hóa với nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và
quốc tế.
Cơ sở vật chất:
Trường ĐHHN ngày càng ñược cải thiện với môi trường xanh, sạch,
ñẹp và quần thể ký túc xá, nhà ăn, nhà khách, sân vận ñộng, khép kín trong
khuôn viên nhà trường.
Hệ thống phòng luyện âm hiện ñại (12 phòng), ñặc biệt là các phòng ña
chức năng ñóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy
và học tập của nhà trường.
TT TT-TV của trường cũng ñược ngân hàng thế giới (World Bank) ñầu
tư nâng cấp và trở thành một trong những thư viện ñại học hiện ñại ở Việt
Nam.

19
1.1.2 Trường Đại học Hà Nội với sự nghiệp ñổi mới giáo dục
Đảng và Nhà nước ta ñã xác ñịnh: “Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt ñể
có tính cách mạng nền giáo dục và ñào tạo là một ñiều kiện tiên quyết ñể ñưa
nước ta tiến lên nhanh và vững trên con ñường hiện ñại hóa ñất nước, hội
nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ
nguyên thông tin và toàn cầu hóa”
2
.
Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
ñổi mới Quản lí giáo dục Đại học giai ñoạn 2010-2012 có nêu: “Triển khai
việc phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục ñại học, ñồng thời phát huy
cao ñộ tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự kiểm soát bên trong của các
trường, trên cơ sở các quy ñịnh của nhà nước và của các trường, tăng cường
công tác giám sát và kiểm tra của Nhà nước, của xã hội và của bản thân các
cơ sở”. Qua ñó, xác ñịnh tinh thần: Nhà trường tự chủ, Nhà nước quản lí

ñối với các trường ñại học trong công cuộc ñổi mới giáo dục ñại học.

Trải qua hơn 50 năm hoạt ñộng và trưởng thành, Trường ĐHHN luôn
gắn kết sự nghiệp ñào tạo của mình với sự phát triển của nền giáo dục ñại học
và sự nghiệp giáo dục ñào tạo của ñất nước.
Thực hiện chủ trương ñổi mới sự nghiệp ñào tạo và tinh thần “nhà
trường tự chủ”, Trường ĐHHN ñã không ngừng ñổi mới công tác tổ chức và
quản lý hoạt ñộng ñào tạo; phát triển ñội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu;
xây dựng cơ sở vật chất hiện ñại phục vụ công tác ñào tạo trong nhà trường.
Trường ĐHHN ñã có những ñóng góp ñáng kể trong việc ñào tạo cung
cấp nguồn nhân lực cho ñất nước: bồi dưỡng trên 30.000 lưu học sinh, 10.000
thực tập sinh và nghiên cứu sinh, 40.000 cán bộ quản lý và cán bộ khoa học

2

nuoc-nha/40219356/202/



20
kỹ thuật; ñào tạo trên 30.000 cán bộ phiên biên dịch, giáo viên ngoại ngữ hệ
chính quy, 40.000 cử nhân ngoại ngữ hệ tại chức và từ xa.
Ngoài ra, Nhà trường ñã biên soạn trên 80 chương trình, 150 giáo trình
và tài liệu giảng dạy; thực hiện gần 100 ñề tài khoa học cấp bộ, hơn 920 ñề tài
cấp trường và tham gia một số ñề tài cấp nhà nước; tổ chức hàng trăm hội
nghị khoa học quốc tế, hội nghị khoa học ngành ngoại ngữ và hội nghị khoa
học cấp trường.
Thực hiện chủ trương ñổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước, Trường
ĐHHN ñã nỗ lực phấn ñấu, tận dụng tốt mọi nguồn lực, tăng cường hợp tác
quốc tế, tạo bước ñột phá về chất lượng ñào tạo và từng bước củng cố vị thế

vững chắc của mình trong hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam.
Trường ñã và ñang thực hiện quá trình ña ngành hóa các loại hình ñào
tạo, hướng tới ñào tạo nguồn nhân lực vừa có trình ñộ chuyên môn cao, vừa
giỏi ngoại ngữ phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn của ñất nước, ñáp ứng
nhu cầu thị trường lao ñộng chất lượng cao trong và ngoài nước.
Là một cơ sở ñào tạo công lập ñi ñầu trong công tác hợp tác quốc tế,
Trường ĐHHN ñã góp phần quan trọng trong việc thúc ñẩy mạnh mẽ tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế của giáo dục ñại học Việt Nam.
Tính ñến thời ñiểm hiện tại, Trường ĐHHN ñang có 18 chương trình
ñào tạo tiếp cận với các chương trình ñào tạo quốc tế, nhiều chương trình ñã
ñược các ñối tác chấp nhận liên thông. Một số trường ñại học nổi tiếng của
nước ngoài như Đại học Westminster, Central Lancashire (Vương Quốc
Anh), Đại học Dublin City(Ireland), Đại học AUT (New Zealand), Đại học La
Trobe, Victoria, Griffith(Australia), Đại học IMC(Australia) ñã công nhận
chương trình ñào tạo của trường ĐHHN. Theo ñó, sinh viên của trường
ĐHHN sau 3 năm ñầu học tại Trường và học năm cuối tại các trường ñối tác
này ñã ñược các trường ñối tác cấp bằng cử nhân.

21
Trường ĐHHN ñược ñánh giá là một trong những trường dẫn ñầu về
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin trong giảng dạy,
học tập, nghiên cứu và quản lý. Nhà trường ñã nghiên cứu, thiết kế, mua bản
quyền và ñưa vào ứng dụng thành công một số chương trình ñào tạo ngoại
ngữ, tin học tiên tiến trên thế giới bằng công nghệ thông tin. Những chương
trình này ñã và ñang ñược xã hội ñánh giá cao như chương trình giảng dạy
tiếng Anh trực tuyến EDO, chương trình quản lý ñào tạo UNION, chương
trình quản lí hành chính “Tác nghiệp”, Đặc biệt, nhờ ứng dụng chương trình
"Tác nghiệp", nhà trường ñã tiết kiệm ñáng kể thời gian, sức lao ñộng, kinh
phí, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý ñáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
hiện nay.

3

Bên cạnh ñó, Trường ĐHHN luôn quan tâm phát triển ñội ngũ cán bộ
về cả số lượng và chất lượng, ñồng thời tăng cường bổ sung cơ sở vật chất và
cải tạo cảnh quan môi trường sư phạm.
Nhà trường cũng rất coi trọng công tác phát triển Đảng trong cán bộ và
sinh viên, nhiều cán bộ trẻ và sinh viên của nhà trường ñã ñược ñứng trong
hàng ngũ của Đảng.
Đó là những biểu hiện sinh ñộng nhất cho việc ñóng góp của nhà
trường vào thành tựu chung của sự nghiệp ñổi mới giáo dục và ñào tạo của
ñất nước.
1.2 Khái quát về Trung tâm
1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Nội ra ñời ngay
sau khi trường ñược thành lập (năm 1959). Quá trình hình thành và phát triển

3
Trích


22
của Trung tâm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Trường
ĐHHN.
Trong những năm ñầu mới thành lập, thư viện chỉ là một tổ công tác
phục vụ tư liệu cho nhà trường, trực thuộc phòng Giáo vụ. Điều kiện hoạt
ñộng của thư viện lúc ấy rất khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, vốn tài liệu
nghèo nàn, chủ yếu là sách giáo trình, sách tham khảo chuyên ngành tiếng
Nga và ngôn ngữ các nước Đông Âu (tiếng Ba Lan, tiếng Tiệp Khắc, tiếng
Bungari,…) do các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa tài trợ, biếu tặng.
Năm 1967, Trường ñại học Ngoại ngữ Hà Nội ñã mở thêm một số

chuyên ngành mới (tiếng Anh, tiếng Pháp,…) và thành lập thêm một số
khoa/bộ môn do yêu cầu mở rộng quy mô ñào tạo và nâng cao chất lượng
giảng dạy. Nhờ ñó, vốn tài liệu của thư viện tăng lên ñáng kể.
Đến năm 1984, lãnh ñạo nhà trường quyết ñịnh tách tổ tư liệu ra khỏi
Phòng Giáo vụ thành một ñơn vị ñộc lập trực thuộc Ban Giám hiệu với tên
gọi là: “Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội”.
Năm 1994, thư viện ñã ñược xây dựng mới với toà nhà 2 tầng và vốn
tài liệu ngày càng phong phú, ñáp ứng ñược phần nào nhu cầu về tư liệu cho
công tác ñào tạo của trường.
Năm 2000, với yêu cầu ñổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy,
nâng cao chất lượng ñào tạo ngoại ngữ trong giai ñoạn công nghiệp hóa-hiện
ñại hóa ñất nước, Ban Giám hiệu trường quyết ñịnh sáp nhập thư viện với
phòng Thông tin và ñổi tên thành “Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại
học Ngoại ngữ Hà Nội”.
Trong quá trình hoạt ñộng, Trung tâm ñã không ngừng nâng cấp cơ sở
vật chất kỹ thuật, ñổi mới tổ chức và hoạt ñộng, từng bước ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt ñộng nghiệp vụ.

23
Năm 2003, Trung tâm ñã thực hiện dự án nâng cấp, hiện ñại hóa thư
viện theo hướng mở, bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới (World
Bank) mức A với mức ñầu tư là 500.000 USD. Ngày 5/12/2003, Trung tâm ñã
ñi vào hoạt ñộng tại trụ sở mới và không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị. Đặc biệt, năm 2005, Trung tâm ñã ứng dụng và triển khai phần
mềm quản trị thư viện ñiện tử tích hợp Libol– một phần mềm ñáp ứng tương
ñối ñầy ñủ tính năng của một thư viện hiện ñại. Hiệu quả hoạt ñộng của Trung
tâm ngày càng cao nhờ những tiện ích mà phần mềm Libol mang lại.
Hiện nay, TT TT-TV Trường ĐHHN ñã ñi vào hoạt ñộng ổn ñịnh và
từng bước hiện ñại, ñóng góp hiệu quả vào công tác ñào tạo, nghiên cứu khoa
học của nhà trường và góp phần thúc ñẩy sự phát triển của ngành giáo dục

ñào tạo của nước ta trong giai ñoạn mới.
1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ:
Theo Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt ñộng thư viện trường ñại học
(Ban hành kèm Quyết ñịnh số 13/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10/3/2008 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):
“Thư viện trường ñại học có chức năng phục vụ hoạt ñộng giảng dạy,
học tập, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và quản lí của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các loại tài
liệu có trong thư viện (tài liệu chép tay, in, sao chụp, khắc trên mọi chất liệu,
tài liệu ñiện tử, mạng Internet,…)
Chức năng
TT TT-TV Trường ĐHHN là “giảng ñường thứ hai” của sinh viên, giáo
viên, cán bộ công chức của nhà trường. Trung tâm thực hiện chức năng: thông
tin, thu thập, xử lý, bảo quản, cung cấp và phổ biến thông tin tư liệu bằng
nhiều hình thức khác nhau.

×