Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.91 KB, 9 trang )

Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc Hội
BT lớn – HIẾN PHÁP
• MỞ ĐẦU
Hệ thống chính trị là nhân tố không thể thiếu trong thượng tầng kiến trúc của
một Nhà nước. Một đất nước văn minh, phát triển thì trước hết phải có một thể chế
chính trị hoàn thiện, tiến bộ. Trong đó, tổ chức bộ máy nhà nước là một yếu tố vô cùng
quan trọng. Quốc hội là cơ quan có vị trí tối cao trong hệ thống chính trị của nước ta,
được Hiến pháp năm 1992 khẳng định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì
vậy Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn vô cùng lớn, việc thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn ấy có tính quyết định đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Vì vậy, việc
hoàn thiện Quốc hội cả về tổ chức và hoạt động là một vấn đề quan trọng, cấp bách,
cần phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đổi
mới và hội nhập của đất nước ta nói riêng và của thế giới nói chung.
• NỘI DUNG
1.Vì sao phải hoàn thiện tổ chức và họat động của Quốc Hội?
Trước khi tiếp cận vấn đề này, chúng ta cần tìm hiểu lý do vì sao phải hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Quốc hội. Có thể lý giải bằng một số nguyên nhân chính sau:
Thứ nhất là do bối cảnh mới của đất nước. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ
phát triển mới, với định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa trong
trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới ở mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội. Tham gia xu thế này, nước ta có thêm nhiều cơ hội phát triển, tuy
nhiên cũng gặp phải không ít những thách thức lớn. Bối cảnh mới của đất nước và thế
giới đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong đó, bao gồm cả việc hoàn thiện, đổi mới bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quốc hội với
vị trí là cơ quan Nhà nước đứng đầu trong hệ thống chính trị thì vấn đề hoàn thiện, đổi
mới về tổ chức cũng như hoạt động lại càng quan trọng và cấp thiết hơn nữa.
Thứ hai là do vị trí, tính chất vô cùng quan trọng của Quốc hội. Như chúng ta
đã biết, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vai trò vô cùng quan
trọng trong bộ máy nhà nước ta.


Ở nước ta, ngay từ những buổi đầu xây dựng hệ thống chính trị và Nhà nước kiểu
mới, mô hình tổ chức Quốc hội đã từng bước và được xác lập một cách rất rõ nét. Và
ngay từ khi mới ra đời đến nay, tư tưởng về vị trí, tính chất của Quốc hội đã được
khẳng định một cách thống nhất và xuyên suốt trong Cương lĩnh, đường lối chính trị
của Đảng và được thể chế hóa trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay.
Ngay từ Hiến pháp năm 1946, vị trí, tính chất của Quốc hội đã được thể hiện trong
tư tưởng về chế độ dân ủy. Theo hiến pháp, nhân dân ta đã thực hiện việc làm chủ đất
nước bằng cả hình thức dân chủ đại diện và hình thức dân chủ trực tiếp. Cơ quan đại
diện quyền lực cao nhất của nhân dân là Nghị viện nhân dân. Tuy nhiên do Hiến pháp
1946 được thông qua trong điều kiện chiến tranh xâm lược, đang lan rộng, chưa được
ban bố thi hành và Nghị viện nhân dân cũng chưa thể tổ chức được nên Quốc hội lập
hiến được bầu ra tại cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 tiếp tục hoạt động cho dến khi
bầu được Nghị viện nhân dân - thực chất là Quốc hội đã thay thế Nghị viện nhân dân.
Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định vị trí, tính chất
tối cao của Quốc hội. Đến Hiến pháp năm 1992, những quy định về vị trí, tính chất của
Quốc hội được quy định rõ rang, cụ thể hơn hết. Vị trí tối cao của Quốc hội được Hiến
pháp quy định tại chương IV và điều đầu tiên của chương này (Điều 53) đã nêu rõ:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có
quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và
đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên
tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nước về quan hệ xã hội và hoạt
động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt
động của Nhà nước”. Như vậy với quy định của hiến pháp năm 1992, Quốc hội có tính
chất đặc biệt quan trọng và vị trí tối cao trong toàn bộ bộ máy nhà nước Cộng hòa xẫ
hội chủ nghĩa Việt Nam. Không một cơ quan nhà nước nào trong bộ máy các cơ quan
nhà nước của nước ta có được một vị trí như vậy. Điều đó thể hiện ở tính chất đại biểu
cao nhất của nhân dân của Quốc hội và vị trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của Quốc hội .
Như vậy, từ trước đến nay, qua mỗi lần sửa đổi hiến pháp, vị trí tính chất tối cao

của Quốc hội ngày càng được hoàn thiện hơn ở một tầm cao mới. Điều đó thể hiện sự
thống nhất về quan điểm, tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta, đó là Nhà nước của dân,
do dân và vì dân. Vì vậy cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cũng có tính chất đặc
biệt và có vị thế cao nhất trong bộ máy nhà nước. Chính vì vị thế quan trọng ấy mà
Quốc hội càng cần phải được hoàn thiện hơn trong giai đoận hiện nay.
Thứ ba là do nguyên nhân thực trạng tổ chức và hoạt động của Quốc hội
Về cơ cấu tổ chức, ở Việt Nam, Quốc hội được tổ chức theo cơ cấu một viện. Quốc
hội nước ta được xác định là một mô hình Quốc hội tập quyền. Các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp đều tập trung ở Quốc hội, trên cơ sở đó, bằng con đường lập hiến
và lập pháp, Quốc hội giữ quyền lập pháp và phân công các cơ quan khác thực hiện
quyền hành pháp và tư pháp. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm các cơ quan: Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của quốc hội. Ủy ban thường vụ
Quốc hội bao gồm: chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các ủy viên. Số
thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Hội đồng dân tộc
gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên do quốc hội bầu ra trong số các đại
biểu Quốc hội. Các ủy ban của Quốc hội bao gồm các Ủy ban thường trực và Ủy ban
lâm thời. Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hộinăm 2007
thì Quốc hội có 9 Ủy ban thường trực. Ủy ban lâm thời của Quốc hội gồm có Chủ
nhiệm, các phó chủ nhiệmvà các ủy viên, số phó chủ nhiệm và số ủy viên do Quốc hội
quyết định.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức của Quốc hội các khóa từ Hiến pháp năm 1992 đến nay
đã có những bước đổi mới quan trọng nhất là việc khôi phục lại chế định Ủy ban
thường vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước của Hiến pháp năm 1959 và thành lập
them hai ủy ban chuyên môn,... từng bước đáp ứng được yêu cầu về quyền hạn và
nhiệm vụ của Quốc hội. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đó, trong cơ cấu tổ chức của
Quốc hội vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:
Một là, công tác chuẩn bị nhân sự, giới thiệu người ứng cử vẫn nặng về cơ cấu, sự
kết hợp về cơ cấu và tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội chưa thực sự nhuần nhuyễn. Hai là,
số lượng thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội còn ít, cần được tăng cường để chỉ
đạo tốt hơn các mặt hoạt động nhất là trong công tác lập pháp. Mặt khác cũng còn ý

kiến về việc một số Phó chủ tịch Quốc hội và đa số ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc
hội kiêm nhiệm chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm ủy ban và cho rằng các ủy viên
này phải dành phần lớn thời gian cho hoạt động của Hội đồng dân tộc và ủy ban, ít có
điều kiện làm tốt công tác chung của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ba là, số đại biểu
Quốc hội hoạt động chuyên trách làm việc trong các cơ quan của Quốc hội còn thiếu và
chưa đáp ứng được yêu cầu công tác trong từng lĩnh vực cụ thể. Bốn là, các điều kiện
đảm bảo cho hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội như: cơ sở vật chất – kĩ thuật, kinh
phí,... dù đã được ngân sách của Quốc hội bổ sung, tăng cường nhưng một số đoàn vẫn
phải dựa một phần vào địa phương ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của
Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. Năm là, bộ máy giúp việc của Quốc hội
chưa được chuyên môn hóa cao. Về mặt tổ chức, quan hệ công tác của các bộ phận
phục vụ Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội với Văn phòng Quốc hội chưa
được làm rõ, làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng và hiệu quả phục vụ Quốc hội nói
chung và các cơ quan của Quốc hội nói riêng.
Về phương thức hoạt động của Quốc hội, Quốc hội nước ta có một số những hoạt
động chính như hoạt động lập hiến và lập pháp, hoạt động giám sát tối cao đối với hoạt
động của bộ máy nhà nước và hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước. Xuất phát từ tính chất đặc thù của Quốc hội là cơ quan hoạt động theo chế độ
Hội nghị, nên phương thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội được thể hiện qua những
hình thức chủ yếu là các kì họp, phiên họp, thông qua hình thức hoạt động của các cơ
quan như Ban lãnh đạo Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các nhóm (đoàn) đại biểu
Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và kể cả hoạt động của cơ quan tham mưu, giúp việc
cho Quốc hội. Bên cạnh những kết quả đạt được trong những năm qua, hoạt động của
Quốc hội vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định.
Trước hết là trong hoạt động lập pháp, Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc
hội được xây dựng chậm, tính khả thi còn chưa cao, thời gian kéo dài; hệ thống văn
bản không đồng bộ giữa các văn bản luật, pháp lệnh với các văn bản quy phạm thấp
hơn, thậm chí không đồng bộ ngay giữa các văn bản luật, pháp lệnh với nhau. Hơn nữa,
quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa có quy chế để loại trừ tính chất
cục bộ thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt là trong một số thể

chế quản lý nhà nước ở các lĩnh vực thể hiện lợi ích cục bộ. Trong kỹ thuật lập pháp,
một số ít văn bản còn nặng nề bảo đảm sự quản lý của nhà nước, chưa chú trọng đúng
mức lợi ích chung của dân, doanh nghiệp, tổ chức và lợi ích toàn cục của đất nước. Bên
cạnh đó, chất lượng một số luật, pháp lệnh chưa cao. Ngoài ra, hoạt động lập pháp còn
bộc lộ nhiều hạn chế trong việc thực hiện thẩm tra đối với các dự án luật, pháp lệnh và
trong việc thảo luận, thông qua các dự án luật tại các kì họp mất nhiều thời gian. Hoạt
động lập pháp của Quốc hội nhiều khi còn bị động, chương trình xây dựng pháp luật,
pháp lệnh thường bị điều chỉnh do chưa có một chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
dài hạn một cách khoa học và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cũng như tương
xứng với xu thế phát triển của đất nước.
Trong hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, nội dung giám sát chưa bao quát
hết các vấn đề cần thiết, nhất là việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật,
pháp lệnh và hoạt động của các cơ quan tư pháp.Bên cạnh đó, phương thức thực hiện
chức năng giám sát của Quốc hội chưa có chuyển biến đáng kể, còn theo nếp cũ, có lúc
né tránh những vấn đề nổi cộm, sự tham gia hoạt động giám sát ngoài kì họp của Đoàn
đại biểu và Đại biểu Quốc hội còn ít và hoạt động giám sát còn thiếu sự phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội.
Trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, vẫn còn một số
hạn chế như Quốc hội chưa thực hiện đầy đủ quyền quy định phân bổ ngân sách Nhà
nước như Hiến pháp, luật quy định nên hầu như mang tinh hình thức, chất lượng chưa
cao. Trong một số trường hợp, thẩm quyền quy định của Quốc hội chưa được tôn trọng
và phát huy đầy đủ. Các cơ quan của Quốc hội và cá nhân đại biểu Quốc hội chưa chủ
động nắm bắt thông tin kịp thời về các lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội của đất
nước. Bên cạnh đó, việc xem xét thông qua các đề án báo cáo liên quan đến cơ cấu tổ
chức bộ máy Nhà nước chưa được chú trọng thảo luận kỹ lưỡng với những cơ sở khoa
học vững chắc và toàn diện trong khi yêu cầu xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước
đang được đặt ra ngày càng cấp bách.
Như vậy trong bối cảnh mới của đất nước, với vị trí tối cao, vai trò quan trọng của
Quốc hội và rất nhiều những tồn tại hạn chế trong tổ chức và hoạt động như đã nêu trên
thì vấn đề hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội là một yêu cầu cấp bách, khẩn

trương. Cụ thể, có thể hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội như thế nào? Sau
đây là một số phương hướng, giải pháp cụ thể.
2.Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Quốc hội.
2.1 Phương hướng hoàn thiện tổ chức của Quốc hội
Thứ nhất, Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phân công chức
năng nhiệm vụ của cơ quan trong cơ cấu tổ chức Quốc hội.
Yêu cầu hoàn thiện, đổi mới và phát huy vai trò của Quốc hội gắn liền với việc
tiếp tục làm rõ hơn sự phân công chức năng, nhiệm vụ cho Quốc hội vớ tư cách là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Sự phân
công nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước chủ yếu được xuất
phát từ bản chất pháp lý và đặc trưng riêng của từng loại cơ quan. Còn trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước thống nhất của nhân dân thì sự phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước là yếu tố không thể thiếu. Để thực hiện sự phân công rõ ràng hơn về chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ cấu trong tổ chức của Quốc hội cần quan tâm
nghiên cứu để sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới những quy định liên quan đến tổ
chức và hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cụ thể là:
- Quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo hương xác định rõ hơn từng chức danh này trên
cơ sở có sự cân đối chung với các chức danh tương ứng trong các cơ quan cấp cao của
Nhà nước ở Trung ương.
- Xác định rõ ràng hơn phạm vi hoạt động thẩm quyền của các cơ quan của Quóc hội
và đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội chuyên trách trong các lĩnh vực cụ
thể để tránh chồng chéo, lẫn lộn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của
mình.
- Phân định rõ mối quan hệ của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội với
các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Xác định rõ ràng hơn vị trí, vai trò và cơ cấu tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc
hội với tư cách là cơ quan thường trực của Quốc hội giữa hai kỳ họp. Hơn nữa để đảm
bảo cho Ủy ban thường vụ Quốc hội có đủ sức hoàn thành nhiệm vụ của mìnhcần tăng
cường số lượng thành viên lên gấp đôi hoặc gấp ba so với hiện nay. Bên cạnh đó trong

cơ cấu của Ủy ban thường vụ Quôc hội có sự phân công các thành viên phụ trách các
mảng công việc và không nên duy trì chế độ kiêm nhiệm là lãnh đạo cuă Hội đồng dân
tộc và các Ủy ban như trước nay vẫn làm.
Thứ hai là thành lập mới và tách một số ủy ban của Quốc hội theo từng lĩnh
vực chuyên sâu đảm bảo để các cơ quan này thực hiện tốt việc tham mưu giúp
Quốc hội thực hiện nhiệm vụ của mình
Qua hoạt động thực tiễn của Quốc hội cho thấy rằng, việc nâng cao vị trí vai trò
của Quốc hội trên các phương diện đòi hỏi không chỉ nâng cao chất lượng đại biểu
Quốc hội mà còn phải tăng cường cả về tổ chức bộ máy. Trong điều kiện hiện nay, khi
mà yêu cầu xây dựng các văn bản pháp luật ngày càng nhiều và việc thực hiện quyền
giám sát tối cao của Quốc hội cần phải được tiến hành thường xuyên hơn thì cần thiết
phải có những cơ quan đủ sức để giúp Quốc hội thực hiện có hiệu quả trên các phương
diện đó. Vì vậy, việc chia, tách, và thành lập mới một số ủy ban chuyên môn của Quốc
hội là rất cần thiết và cần được quan tâm. Cụ thể là:
- Thành lập thêm ủy ban dân nguyện để giúp quốc hội tập hợp, phân tích tâm tư
nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Qua đó tham mưu, đề xuất với Quốc hội
những vấn đề về chính sách chiến lược, các giải pháp thực hiện kế hoạch kinh tế - xã
hội hang năm cũng như nghiên cứu dư luận để điều chỉnh chính sách , pháp luật cho
phù hợp với thực tế và với quy luật phát triển.
- Thành lập Ủy ban tổ chức nhà nước để giúp Quốc hội trong việc xây dựng, thiết kế
mô hình tổ chức bộ máy nhà nước, đảm bảo tinh gọn, có hiệu lực và hiệu quả, xác định
các tiêu chí khách quan, khoa học trong việc phan vạch địa giới hành chính – lãnh thổ,
tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển các tiềm năng tự nhiên và xã hội ở các địa

×