Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (911.16 KB, 158 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19
1.3. Nhận xét chung về tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH
TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN 28
2.1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành
Kiểm sát nhân dân 28
2.2. Yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam 43
2.3. Tiêu chí và điều kiện bảo đảm việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam 50
2.4. Kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt
Nam và của một số nước trên thế giới 57
Chương 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂNỞ VIỆT NAM 68
3.1. Quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở
Việt Nam 68
3.2. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở
Việt Nam 75
3.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân
dân ở Việt Nam 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU
CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁPỞ VIỆT NAM 114
4.1. Phương hướng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát
nhân dân ở Việt Nam 114


4.2. Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm
sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam 121
KẾT LUẬN CHUNG 146
CÁC CÔNG TRÌNH, BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 148
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Trong nhà nước ta, cơ cấu quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực
hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Để kiểm soát quyền lực nhà
nước, có nhiều phương thức khác nhau như: giám sát, kiểm tra, thanh tra do
các cơ quan nhà nước thực hiện tuỳ theo vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của từng cơ quan nhà nước.
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận trong bộ máy, có vị
trí quan trọng trong công tác quản lý, xây dựng ngành, có nhiệm vụ thực hiện
các hoạt động thanh tra trong nội bộ ngành, nhằm phòng ngừa, phát hiện và
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của ngành trong việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý
trong ngành để đề xuất các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý trong ngành
Kiểm sát nhân dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và cá nhân.
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm
sát nhân dân đã từng bước được củng cố, kiện toàn và đạt được những kết quả
đáng khích lệ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng ngành Kiểm sát nhân
dân trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân như hiện nay đã và đang tồn tại hạn
chế, bất cập đó là: Mô hình tổ chức còn đơn giản, từ năm 2013 trở về trước

chỉ có tổ chức thanh tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (được thành lập
từ tháng 7/1987), đến năm 2014 mới đang thí điểm thành lập tổ chức thanh tra
(tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố (Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh), các tỉnh, thành phố khác bố trí từ một đến hai biên
2
chế trong Phòng Tổ chức - cán bộ để chuyên trách làm công tác thanh tra. Tổ
chức bộ máy và biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng
chưa được hoàn thiện, vừa thiếu về lãnh đạo, quản lý và số lượng biên chế,
vừa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của đội ngũ công chức thanh
tra. Các thể chế quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra của ngành Kiểm sát
nhân dân chưa được đầy đủ, hoặc lạc hậu so với quy định hiện hành của pháp
luật thanh tra và yêu cầu của công tác quản lý, do đó hoạt động nghiệp vụ
thanh tra còn hạn chế, thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả, chưa tương
xứng với vị trí, vai trò và nhiệm vụ được giao, chưa đáp ứng được yêu cầu cải
cách tư pháp và xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Bởi vậy, đòi hỏi cần có sự nghiên cứu đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn để
tìm ra các giải pháp thiết thực hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay.
Yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
cải cách tư pháp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra
nhiệm vụ khách quan phải xây dựng mô hình tổng thể của Tòa án, Viện Kiểm
sát và các cơ quan bổ trợ tư pháp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm
quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy của các cơ quan đó nhằm xây dựng một
nền tư pháp vững mạnh, trong sạch, hoạt động có hiệu quả. Nghị quyết số 49-
NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020 đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cải cách tư pháp trong
thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ: “Tăng cường kiểm tra, thanh tra và có cơ
chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư

pháp” [12]. Thực hiện Nghị quyết của Đảng, các cơ quan tư pháp nói chung,
ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đã và đang tiến hành tổng kết lý luận và
thực tiễn hoạt động, triển khai các biện pháp đổi mới tổ chức và hoạt động để
đáp ứng yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp.
3
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu với những cấp độ khác
nhau (luận án, luận văn, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà
nước, sách chuyên khảo, sách tham khảo) về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành. Tuy vậy, chưa
có công trình chuyên khảo nào ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Luật học về hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu
cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực tiễn đòi hỏi của công cuộc cải cách tư pháp đối với
ngành Kiểm sát nhân dân nói chung, đối với tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án Tiến
sĩ Luật học, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục đích của Luận án
Luận án hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và đánh giá một cách
khách quan về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát
nhân dân; căn cứ vào những yêu cầu khách quan đòi hỏi để đề xuất những
phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ của Luận án
Để thực hiện được mục đích trên, Luận án có nhiệm vụ:
Một là, đánh giá tổng quan được tình hình nghiên cứu ở trong nước và
ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra được những vấn đề các
công trình nghiên cứu đã đề cập có thể kế thừa, phát triển khi nghiên cứu

luận án. Đặc biệt, xác định rõ những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu
để làm sáng tỏ.
4
Hai là, phân tích, làm sáng tỏ khái niệm về tổ chức và khái niệm về
hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; vị trí, vai trò, đặc điểm,
nội dung và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Ba là, làm rõ những yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn
thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơ sở
đó, nêu ra các tiêu chí hoàn thiện và điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Bốn là, khái quát quá trình hình thành, phát triển của Thanh tra ngành
Kiểm sát nhân dân; phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên
nhân của những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân.
Năm là, đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở
nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện
tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu
cải cách tư pháp ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, Nghiên cứu sinh chỉ tập trung
khảo sát, nghiên cứu, giải quyết những vấn đề chung nhất ở mức độ khái quát
cơ bản cả về mặt lý luận và thực tiễn có liên quan đến quá trình hình thành,
phát triển về tổ chức và hoạt động của Thanh tra trong hệ thống cơ quan Viện
kiểm sát nhân dân từ khi thành lập ngành Kiểm sát nhân dân ngày 26 thàng 7
năm 1960 đến nay. Luận án không nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của

Thanh tra thuộc hệ thống cơ quan Viện kiểm sát quân sự.
5
Việc nghiên cứu đề tài luận án chủ yếu dựa trên cơ sở tổng hợp các
số liệu thống kê trong các báo cáo tổng kết và các chuyên đề nghiệp vụ của
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) và kết
quả hoạt động thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân từ năm
2006 đến năm 2014.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của Luận án
4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng
duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng cơ
sở lý luận để nghiên cứu khách quan, toàn diện, lôgic các vấn đề đặt ra.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về nhà nước và pháp luật là kim chỉ
nam trong việc nghiên cứu các vấn đề trong luận án.
Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước và pháp luật, về vai trò của tổ chức thanh tra đối với hoạt động của bộ
máy nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Đề tài luận án được nghiên cứu dựa trên các quan điểm, đường lối của
Đảng Cộng sản về nhà nước và cách mạng Việt Nam, nhất là quan điểm về
đổi mới đất nước, phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa; các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về cải cách tư
pháp, đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp và chiến lược cải
cách tư pháp trong thời gian tới.
4.2. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể dựa trên cơ sở lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật;
Luận án có chọn lọc, kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu về kinh
nghiệm thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra trong các công
trình khoa học có liên quan.
Phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp
tổng hợp, phân tích được sử dụng trong việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề có
tính lý luận về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

6
Luận án đã kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích với phương pháp
so sánh, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn để nghiên cứu về quá trình hình
thành, phát triển và đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng phương pháp tọa đàm trao đổi với các chuyên
gia trong và ngoài ngành về tổ chức và hoạt động thanh tra, được sử dụng trong
việc đưa ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam.
5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án
Về phương diện khoa học: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu
một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về việc hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư
pháp ở Việt Nam.
Về phương diện lý luận: Trên cơ sở quan niệm về tổ chức, về hoạt
động thanh tra, Luận án nêu quan niệm về tổ chức, hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được vai trò, đặc điểm, nội dung và nguyên
tắc hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Luận giải và đưa ra
một số yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trên cơ sở đó, đưa ra các tiêu
chí hoàn thiện, điều kiện bảo đảm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Về phương diện thực tiễn: Luận án phân tích làm rõ quá trình hình
thành, phát triển và đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân; chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế làm cơ sở cho việc xác định phương hướng và đề
xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành
Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp. Luận án xây dựng mô hình
tổ chức bộ máy và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân
dân trong tương lai.

7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Kết quả nghiên cứu Luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm các quan
điểm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Luận án có giá trị thiết thực cả về phương diện lý luận và thực tiễn, có
giá trị tham khảo cho việc sửa đổi, bổ sung pháp luật; hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Kết quả nghiên cứu luận án còn có giá trị tham khảo cho công tác
nghiên cứu, biên soạn giáo trình phục vụ công tác giảng dạy ở Trường Đại
học Kiểm sát, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, Trường cán bộ
thanh tra và hệ thống trường chính trị, hành chính cũng như đối với những
nhà khoa học quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
Luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC
Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học nào xét trên
phương diện cấp đề tài luận án Tiến sĩ Luật học nghiên cứu chuyên sâu về
“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam”. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học với những cấp độ khác nhau
(luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu cấp bộ, cấp nhà nước, sách chuyên khảo,
sách tham khảo) nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra
Nhà nước, Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành và Thanh tra ngành
Kiểm sát nhân dân, trong đó có thể nêu những công trình tiêu biểu sau đây:
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt

động của cơ quan thanh tra trong bộ máy Nhà nước ta
- Công trình nghiên cứu ở cấp độ Luận án Tiến sĩ
Luận án Tiến sĩ Luật học“Những vấn đề pháp lý cơ bản của việc đổi
mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước Việt Nam” (1996) của tác
giả Phạm Tuấn Khải [24] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ
chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; quá trình hình thành, phát triển
và những đóng góp của các cơ quan thanh tra qua các thời kỳ. Những yêu cầu
khách quan cần phải đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước
Việt Nam; đặc biệt, tác giả đề cập đến cơ sở lý luận và các đòi hỏi của thực
tiễn, từ đó đề xuất hướng đổi mới và hoàn thiện thanh tra nhà nước Việt Nam.
Luận án tiến sĩ Luật học “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam” (2012) của tác giả Nguyễn
Văn Kim [26] đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá một cách
9
khách quan về thực trạng vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong
giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam; căn cứ vào những yêu cầu khách
quan đòi hỏi, để đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm phát huy và
tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải
quyết khiếu nại hành chính, để bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân, là công cụ tin cậy của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong
việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, góp
phần tăng cường trật tự, kỷ cương quản lý nhà nước. Luận án đã đưa ra các
phương hướng, giải pháp phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan thanh tra
trong giải quyết khiếu nại hành chính ở nước ta hiện nay, bao gồm các nhóm
giải pháp về pháp luật, nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện, nhóm giải pháp
về nâng cao năng lực cán bộ, công chức và hỗ trợ.
- Công trình nghiên cứu là đề tài khoa học
Trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã triển khai nghiên cứu
nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở về tổ chức và hoạt
động thanh tra, trong đó đáng chú ý là các đề tài:

Đề tài: “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra nhà nước theo
hướng cải cách nền hành chính nhà nước” (1996), Chủ nhiệm đề tài: Trần Đức
Lượng, Nguyên Vụ trưởng Vụ thanh tra kinh tế II, Thanh tra Nhà nước (nay là
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ); Đề tài “Thực trạng tổ chức và hoạt động
thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành ở nước ta - những vấn đề đặt ra và giải
pháp’’ (1997), Chủ nhiệm đề tài: đồng chí Phạm Văn Khanh, Nguyên Phó Vụ
trưởng Vụ Tổ chức- Cán bộ, Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ).
Hai công trình này đề cập tới những vấn đề có tính lý luận về tổ chức,
hoạt động thanh tra; những nội dung cơ bản của cải cách một bước nền hành
chính Nhà nước, những quan điểm, tư tưởng của Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, của Đảng và Nhà nước ta về công tác thanh tra. Bên cạnh đó, còn
nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra bộ, ngành, chuyên
10
ngành, trong đó trước hết đề cập mối quan hệ giữa thanh tra với quản lý nhà
nước, khái niệm thanh tra nhà nước chuyên ngành, sự cần thiết khách quan
phải thiết lập thanh tra nhà nước chuyên ngành và các quan điểm của Đảng,
nhà nước ta về công tác thanh tra và phương hướng hoàn thiện mô hình tổ
chức thanh tra bộ, ngành, chuyên ngành, để thực hiện chức năng nhiệm vụ mà
trong đó có giải quyết khiếu nại hành chính [26].
Đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước: “Hoàn thiện cơ chế thanh tra,
kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” (2002), do
đồng chí Trần Đức Lượng, nguyên Vụ trưởng Vụ thanh tra kinh tế II, Thanh
tra Nhà nước làm chủ nhiệm [29] đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về
thanh tra, kiểm tra, giám sát, trong đó trình bày các khái niệm thanh tra, kiểm
tra giám sát và những đặc trưng cơ bản của từng thiết chế, đồng thời phân tích
những điểm giống nhau, khác nhau và sự phân định tương đối giữa thanh tra,
kiểm tra, giám sát; quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra,
kiểm tra, giám sát. Đề tài đi sâu phân tích thực trạng cơ chế thanh tra, kiểm
tra, giám sát ở nước ta. Trên cơ sở đó, nêu ra những quan điểm, nguyên tắc
hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát; phương hướng hoàn thiện cơ

chế thanh tra, kiểm tra, giám sát trong tổng thể cải cách bộ máy nhà nước: (1)
hoàn thiện phương thức và cơ chế giám sát của Quốc hội; (2) điều chỉnh chức
năng của Viện kiểm sát nhân dân và mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa
hành chính; (3) đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhà nước; (4) đổi mới
chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các loại hình thanh tra,
kiểm tra, giám sát khác.
Đề tài khoa học cấp bộ:“Tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa thanh
tra bộ và Thanh tra chuyên ngành - Thực trạng và giải pháp” (2004), do đồng
chí Nguyễn Khắc Hường, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thanh tra
Chính phủ làm chủ nhiệm [23] đã nghiên cứu các khái niệm: Thanh tra, thanh
tra bộ, thanh tra chuyên ngành; đồng thời, làm rõ các vấn đề: Tổ chức, hoạt
11
động và mối quan hệ của thanh tra bộ; tổ chức, hoạt động và mối quan hệ
của thanh tra chuyên ngành; quan điểm của Đảng và Nhà nước về tổ chức,
hoạt động và mối quan hệ giữa thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành;
kinh nghiệm về tổ chức hoạt động của các tổ chức thanh tra một số nước
trên thế giới. Đề tài khái quát về quá trình hình thành và phát triển các tổ
chức thanh tra từ 1945 đến nay và đi sâu phân tích thực trạng về tổ chức,
hoạt động và mối quan hệ của thanh tra chuyên ngành; qua đó, đánh giá tổ
chức, hoạt động và mối quan hệ của thanh tra bộ; tổ chức, hoạt động và
mối quan hệ của thanh tra chuyên ngành. Trên cơ sở đó, đề tài xây dựng
các giải pháp về hoàn thiện tổ chức, hoạt động và mối quan hệ giữa thanh
tra bộ và thanh tra chuyên ngành, bao gồm: (1) xây dựng mô hình tổ chức
thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành phù hợp, hoàn thiện tổ chức thanh
tra bộ và thanh tra chuyên ngành; (2) tăng cường sự chỉ đạo và quan tâm
của lãnh đạo bộ, ngành với thanh tra bộ và thanh tra chuyên ngành; (3) đổi
mới hình thức và phương pháp thanh tra của thanh tra bộ và thanh tra
chuyên ngành; (4) nâng cao hiệu lực và xử lý sau thanh tra của thanh tra bộ
và thanh tra chuyên ngành.
Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác

thanh tra”(2006), do Quách Lê Thanh, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ làm
chủ nhiệm [49] đã nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh và nêu các
định hướng nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, tập trung
làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra, bao gồm quan
điểm của Hồ Chí Minh về thanh tra, kiểm tra, về giải quyết khiếu nại, tố cáo,
về chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu; phân tích các quan điểm của
Người về vị trí, vai trò của công tác thanh tra; mục đích hoạt động thanh tra;
nguyên tắc, phương pháp kiểm tra, thanh tra; sự kết hợp giữa thanh tra của
nhà nước và sự giám sát của nhân dân; trách nhiệm của lãnh đạo Đảng và
chính quyền các cấp đối với công tác thanh tra.
12
Đề tài khoa học cấp bộ: “Tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp
trong hệ thống các cơ quan Thanh tra nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả,
hiệu lực của công tác thanh tra” [56] được nêu trong tập san Thông tin khoa
học thanh tra và Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ xuất bản Ấn
phẩm số 8/2006 đã giới thiệu những kết quả nghiên cứu đạt được của Kết quả
nghiên cứu đề tài đã xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ
chỉ đạo, phối hợp giữa cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp
dưới trong hệ thống các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính; xác định mối
quan hệ chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính và
cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực, cũng như đưa ra những giải pháp
nhằm tăng cường mối quan hệ chỉ đạo, phối hợp này.
Đề tài khoa học cấp bộ: “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra của
các cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo”(2007) do đồng chí Bùi Nguyên Súy, Cục trưởng Cục I, Thanh tra Chính
phủ làm Chủ nhiệm [47] đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của cơ quan hành
chính nhà nước; khái niệm thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu
nại, tố cáo; vai trò, vị trí của công tác thanh tra trách nhiệm về khiếu nại, tố
cáo. Đề tài phân tích các nội dung thanh tra trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, đề tài đi sâu nghiên

cứu thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành
chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo: những kết quả đạt được,
những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém; từ đó, đề xuất giải
pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của
cơ quan hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đề tài đề xuất
cần tăng cường và đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo những hướng sau: Một là, xác định công tác thanh tra,
kiểm tra trách nhiệm là một nội dung trọng tâm của các tổ chức thanh tra nhà
nước. Hai là, đổi mới thanh tra, kiểm tra trách nhiệm theo hướng tăng cường
13
kiểm tra đôn đốc thường xuyên của cấp trên đối với cấp dưới thuộc thẩm quyền
quản lý của thủ trưởng cùng cấp. Ba là, tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp
vụ về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm bảo đảm tính thống nhất của toàn ngành.
Bốn là, việc xây dựng các tiêu chí cụ thể kết hợp hệ thống thông tin báo cáo,
đánh giá có tính chất cập nhật giúp cho quản lý thống nhất từ trung ương đến
địa phương. Năm là, tăng cường năng lực của cơ quan tiếp dân tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh trong đôn đốc, kiểm tra trách nhiệm của các cấp các
ngành, tăng cường về cơ sở pháp lý; về đội ngũ; về hệ thống kỹ thuật…
Đề tài khoa học cấp bộ: “Các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2011), do đồng chí Nguyễn Thái Hồng,
Phó Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm [21] đã đi sâu
nghiên cứu về các nguyên tắc hoạt động thanh tra từ đó đề xuất những kiến
nghị để hoàn thiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra thông qua việc bổ
sung, phát triển các quy định trong hoạt động thanh tra nhằm đạt mục tiêu
thanh tra. Kết quả của đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra và
các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra, bao gồm các vấn đề về khái niệm,
đặc điểm thanh tra; mục đích, vai trò của các nguyên tắc trong hoạt động thanh
tra, các yếu tố tác động đến hoạt động thanh tra, sự hình thành các nguyên tắc
trong hoạt động thanh tra. Phân tích thực trạng các quy định pháp luật và việc
thực hiện các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trên thực tế. Trên cơ sở

phân tích các nguyên tắc trong hoạt động thanh tra trong từng giai đoạn tiến
hành thanh tra, đề tài đã tiến hành đánh giá những quy định của pháp luật,
những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện trên thực tế làm cơ sở cho việc đề
xuất, kiến nghị có tính khả thi cao, làm cơ sở cho việc hoàn thiện chính sách,
pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra.
Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: “Kết quả hoạt động thanh tra -
những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2012) do TS. Nguyễn Quốc Hiệp, Viện
trưởng Viện Khoa học Thanh tra làm chủ nhiệm [20] đã tập trung nghiên cứu
14
một số vấn đề lý luận về kết quả hoạt động thanh tra, nêu rõ vai trò và mục
đích của hoạt động thanh tra trong quản lý nhà nước, quan niệm về hoạt động
thanh tra và kết quả hoạt động thanh tra, những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
hưởng đến kết quả hoạt động thanh tra. Đồng thời, đánh giá thực trạng kết quả
hoạt động thanh tra với năm nội dung đó là: Thực trạng quy định pháp luật về
hoạt động thanh tra; Kết quả xây dựng định hướng chương trình thanh tra, kế
hoạch thanh tra; Kết quả tiến hành cuộc thanh tra; Kết quả thực hiện kết luận,
kiến nghị sau thanh tra; Việc xem xét, đánh giá các hoạt động thanh tra hiện
nay. Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao
kết quả hoạt động thanh tra trong thời gian tới.
Nghiên cứu nội dung các công trình, đề tài nêu trên cho thấy, các tác
giả đã tập trung đề cập đến vị trí, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước,
thanh tra bộ, thanh tra ngành, thanh tra chuyên ngành trong hệ thống cơ quan
hành chính, trong cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta; những yêu
cầu khách quan đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra; những
nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra.
Mặc dù, các đề tài trên chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải
cách tư pháp ở Việt Nam, nhưng kết quả nghiên cứu của của các đề tài là
nguồn tài liệu quan trọng để Nghiên cứu sinh kế thừa có chọn lọc trong
nghiên cứu đề tài luận án của mình.

1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về đổi mới tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
Trong những năm qua, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban
Thanh tra trước đây), đã có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ đề tài, đề
án và chuyên đề nghiệp vụ về đổi mới tổ chức chức và hoạt động của Thanh
tra ngành Kiểm sát nhân dân. Đáng chú ý là các công trình sau:
15
- Đề tài khoa học
Công trình khoa học đầu tiên của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao nghiên cứu ở cấp độ Đề tài khoa học cấp cơ sở về "Thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân
dân"(năm 2003), Chủ nhiệm đề tài Dương Văn Tiu, nguyên Trưởng Ban Thanh
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao [57]. Đề tài đã nghiên cứu một số vấn đề lý
luận chung về công tác thanh tra, đặc điểm của công tác thanh tra trong
ngành kiểm sát nhân dân và tổng kết thực tiễn công tác thanh tra trong
ngành kiểm sát nhân dân từ khi thành lập đến năm 2003. Trên cơ sở đó, đề
tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, đó là: Đổi mới nội dung nhiệm
vụ công tác thanh tra, triển khai nhiệm vụ thanh tra một số hoạt động
nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp có dấu hiệu vi phạm liên quan đến Kiểm sát viên, Điều tra
viên, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân; Hoàn thiện tổ chức bộ
máy và đổi mới công tác cán bộ thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Đổi mới phương pháp hoạt động nghiệp vụ thanh tra.
- Đề án
Liên quan đến việc nghiên cứu đề tài, năm 2013 Nghiên cứu sinh đã
hoàn thành việc nghiên cứu, xây dựng Đề án: “Tăng cường tổ chức bộ máy,
biên chế cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân” [52]. Đề án đã được
Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt tại Nghị quyết số
06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 với một số nội dung sau: “Đồng ý củng cố

thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cả về số lượng và chất lượng; xây
dựng hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc theo lộ trình thích hợp; tiến
hành thành lập thí điểm tại một số đơn vị có đủ tiêu chí và điều kiện để thực
hiện, cụ thể:
16
- Thành lập thêm ở Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phòng
Thanh tra hành chính để đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra hoạt động công
vụ trong Ngành và bổ sung đủ 25 biên chế, đảm bảo mỗi phòng thuộc Thanh
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tối thiểu 05 biên chế, đồng thời nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, tăng cường thanh tra hoạt động
nghiệp vụ trong Ngành.
- Thành lập Thanh tra cấp tỉnh ở 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,
gồm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Nghệ
An, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai.
- Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố không thành lập Thanh
tra cấp tỉnh thì cho phép thành lập Tổ Thanh tra có 2 biên chế nằm trong
Phòng Tổ chức - Cán bộ; nghiệp vụ do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao chỉ đạo”.
Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê
duyệt kết quả nghiên cứu Đề án nêu trên là cơ sở pháp lý quan trọng giúp
Nghiên cứu sinh hoàn thiện việc nghiên cứu đề tài luận án.
- Chuyên đề nghiệp vụ
Chuyên đề: “Công tác thanh tra góp phần xây dựng cán bộ ngành
Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh” (2007) do Nghiên cứu sinh thực
hiện, đã đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra góp phần xây
dựng đội ngũ cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác của ngành trong tình hình mới.
Chuyên đề: “Tăng cường thanh tra tài chính tại các đơn vị sử dụng
kinh phí ngân sách Nhà nước trong ngành Kiểm sát nhân dân” (2009), do

Nghiên cứu sinh thực hiện, đã nghiên cứu, đánh giá về thực trạng công tác
quản lý sử dụng tài chính trong Ngành, đưa ra một số giải pháp tăng cường
công tác thanh tra để kịp thời phát hiện, uốn nắn, khắc phục và xử lý các sai
17
phạm trong quản lý tài chính, đảm bảo việc sử dụng kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp đúng chế độ tài chính, vừa tiết kiệm, vừa đạt hiệu quả cao nhất, góp
phần phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Chuyên đề: “Một số vấn đề về thanh tra giải quyết đơn khiếu nại, tố
cáo có liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân" (2008), do
Nghiên cứu sinh thực hiện, đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về kết quả công
tác thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ Kiểm sát; trên
cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác thanh tra nói chung, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến
cán bộ trong Ngành nói riêng, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và
xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
Chuyên đề: “Nghiên cứu quy trình thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực
hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp” (2012), do tác giả
Phạm Vũ Thắng, Phó Trưởng phòng Thanh tra nghiệp vụ, Thanh tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện [54]. Thông qua việc nghiên cứu chuyên
đề nhằm đưa ra một quy trình thống nhất chung về thanh tra hoạt động nghiệp
vụ, giúp cho các cán bộ làm công tác thanh tra trong Ngành hiểu, nắm bắt
được những yêu cầu cơ bản và các bước tiến hành của một cuộc thanh tra về
hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư
pháp để vận dụng vào thực tiễn công tác, tổ chức tốt các cuộc thanh tra hoạt
động nghiệp vụ đảm bảo có chất lượng, hiệu quả cao.
Chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Ngành”
(2012) do Nghiên cứu sinh thực hiện, đã nghiên cứu một số vấn đề về lý luận
và đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán
bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân thời gian qua, đưa ra các giải pháp tăng

cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng cán bộ đáp ứng yêu
cầu xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.
18
Chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng và
ban hành Kết luận thanh tra" (2012) do Nghiên cứu sinh thực hiện, đã đi sâu
nghiên cứu, đánh giá thực trạng về những ưu điểm và hạn chế, khuyết điểm
trong việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra, đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng, hiệu quả của Kết luận thanh tra nhằm đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Chuyên đề: “Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp
vụ thực hành quyền công tố và Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực
hình sự - Một số giải pháp, kiến nghị” (2013), do Nghiên cứu sinh thực hiện.
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Chuyên đề đã đưa
ra một số giải pháp tăng cường công tác thanh tra nhằm góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và Kiểm
sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực giải quyết án hình sự của Viện kiểm
sát nhân dân các cấp, đảm bảo không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội.
Các chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
nêu trên mới chỉ nghiên cứu về một số vấn đề lý luận và đánh giá thực trạng
về những khía cạnh đơn lẻ trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành
Kiểm sát nhân dân ở phạm vi một chuyên đề nghiệp vụ. Tuy nhiên, kết quả
nghiên cứu các chuyên đề nghiệp vụ này là nguồn tài liệu quan trọng giúp tác
giả đi sâu nghiên cứu một các toàn diện và đầy đủ những vấn đề lý luận và
thực tiễn liên quan đến đề tài.
Các đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) mới chỉ nghiên cứu từng khía
cạnh về tổ chức hoặc hoạt động nghiệp vụ thanh tra; chưa nghiên cứu một
cách tổng thể, toàn diện và đồng bộ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp ở nước

ta hiện nay; đặc biệt chưa làm rõ được khái niệm về tổ chức và hoạt động của
19
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; chưa đề xuất được mô hình tổng thể cần
hoàn thiện về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và phương thức hoạt động của
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Nghiên cứu các công trình ở trong nước cho thấy, các công trình đã nghiên
cứu riêng lẻ theo những hướng tiếp cận khác nhau, các công trình đã khái quát
được một số mô hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra
hành chính, Thanh tra chuyên ngành trong bộ máy nhà nước; một số công trình
nghiên cứu ở cấp độ đề tài, đề án, chuyên đề nghiệp vụ của Thanh tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao đã đề cập đến nội dung đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng
hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và
có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn ở cấp độ Luận án Tiến sĩ Luật học về
hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo
yêu cầu của cải cách tư pháp ở Việt Nam.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động
của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp
Việt Nam” là một vấn đề mới, có tính lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn đặt ra. Kết quả nghiên cứu rút ra từ một số công trình ở trong
nước những năm qua có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu đề tài.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI
Về tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới, đã có
một số sách, bài viết của các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như:
1.2.1. Một số công trình của các tác giả là người nước ngoài nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động thanh tra của các nước trên thế giới
Trong Phần III “Những cái nhìn về hành chính”, Sách “Bàn về hành
chính Pháp” của tác giả Phrăngxoa Galúdiên Ghininús, do Nhà xuất bản
Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2003, đã đưa ra những cái nhìn từ Thẩm
phán tư pháp, từ cơ quan thanh tra, cái nhìn của khoa học và đặc biệt là

20
mười nghịch lý của hành chính Pháp được nêu trong bức thư của một người
bạn Mỹ (Vincent Wright), như nghịch lý giữa “tính hình mẫu” của nền
hành chính Pháp với “những tác động, ảnh hưởng và áp lực thay đổi từ bên
ngoài”, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa; nghịch lý giữa “tính thống
nhất” của nền hành chính Pháp với “sự chia cắt, có những lúc đối đầu” giữa
các cơ quan hành chính hoặc cao hơn nữa là giữa các phe phái chính trị
Tác giả cũng nêu lên những tồn tại trong nền hành chính Pháp xét từ cách
nhìn của các cơ quan thanh tra: “Trên thực tế nhiệm vụ của các cơ quan
thanh tra tổng hợp có một tầm quan trọng chiến lược, tuy nhiên hiện nay
vẫn còn bị xem nhẹ trong khi Nhà nước coi cấp tản quyền là nơi ưu tiên áp
dụng các chính sách của Nhà nước”. Theo đó, hoạt động thanh tra càng
cần phải coi trọng và đẩy mạnh, đặc biệt là trong việc xem xét, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương
hoặc cơ quan hành chính nhà nước các cấp. Nhận định này xét ở mức độ
nhất định cũng tương đồng với thực trạng nền hành chính của nước ta hiện
nay khi cần tiếp tục đổi mới mô hình và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của các cơ quan thanh tra nhà nước cho phù hợp với yêu cầu cải cách
hành chính nhà nước [26].
Trong Bài nghiên cứu “Mô hình thanh tra cổ điển - Một công cụ rà
soát hiệu quả các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà
nước - Nhìn từ góc độ của Niu-Di-Lân” (“The Classical Ombudsman - An
Effective Reviewer of Administrative Decisions by Government Agencies -
A New Zealand Perspective”) năm 2001 của tác giả Brian Elwood, Chánh
thanh tra Niu-Di-Lân và Chủ tịch tổ chức thanh tra quốc tế, đã làm rõ khái
niệm, chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo
các mô hình cổ điển. Tác giả cho rằng các cơ quan thanh tra có thể giúp
giải quyết các vấn đề của nền hành chính mà tòa án, cơ quan lập pháp hoặc
hành pháp không thể giải quyết có hiệu quả hơn. Hoạt động thanh tra phải
21

giúp các bên phải chấp nhận những kết luận mà cơ quan thanh tra đưa ra.
Muốn vậy, hoạt động thanh tra không chỉ tìm ra những vấn đề tồn tại giữa
các bên mà còn phải giúp đưa ra kiến nghị, giải pháp để giải quyết những
vấn đề đó. Đồng thời, thước đo hiệu quả hoạt động thanh tra chính là sự hài
lòng của đối tượng về kết luận thanh tra. Cơ quan thanh tra không thể thay
thế hoặc đối đầu với các cơ quan ra quyết định hành chính mà giữ vai trò
hỗ trợ để tăng sự hiểu biết và khả năng phản hồi của bộ máy hành chính đối
với công chúng nói chung. Đồng thời, thông qua giải quyết khiếu nại của
công dân, cơ quan thanh tra phải giúp nhận diện được những bất công hoặc
hạn chế của các cơ quan hành chính để tránh lặp lại trong tương lai [26].
Trước sự thay đổi chính trị, kinh tế và xã hội, các cơ quan thanh tra
đang phải đối phó với rất nhiều thách thức đòi hỏi phải khẳng định lại về
thẩm quyền và thích ứng về hành động. Khuôn khổ pháp lý và chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan thanh tra theo mô hình truyền thống
cần có những điều chỉnh tương ứng. Tác giả Clare Lewis (Cơ quan thanh tra
của Bang Ontario, Ca-na-đa) đã viết Bài nghiên cứu“Đối phó với những thay
đổi trên mọi phương diện: Khẳng định lại thẩm quyền của cơ quan thanh tra
và thích ứng về hành động” (“Coping With Changes on all Fronts:
Reaffirming the Ombudsman’s Powers and Adapting its Actions”), năm 2003.
Theo đó, cần đảm bảo sự tiếp cận một cách dễ dàng và hiệu quả hơn của công
dân đối với các cơ quan thanh tra. Các cơ quan thanh tra phải có năng lực
hoạt động mang tính mềm dẻo, tiếp cận đa ngành và có năng lực dẫn dắt quá
trình phát triển. Các cơ quan thanh tra không thể giữ thái độ thụ động khi đối
mặt với những khiếu nại tương tự được lặp đi lặp lại của người dân mà phải
chủ động giải quyết nó, phải nhận diện được nguồn gốc của vấn đề và tìm
cách để ngăn ngừa nó. Các cơ quan thanh tra không chỉ giải quyết những
khiếu nại đơn lẻ của mỗi người dân mà qua đó phải có cách tiếp cận rộng hơn,
phải giúp phát hiện những hạn chế trong cơ chế, chính sách quản lý, phải
22
đánh giá được hiệu quả của những cơ chế, chính sách đó để tìm giải pháp

khắc phục. Hoạt động thanh tra cần gắn kết hơn và giúp nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước [26].
Khi nghiên cứu một số vấn đề trong quan hệ giữa cơ quan thanh tra với
tòa án và các cơ quan tư pháp khác trong việc bảo vệ quyền con người, tác giả
Clare Lewis (Cơ quan thanh tra của Bang Ontario, Ca-na-đa) viết Bài nghiên
cứu “Vai trò hợp tác của các cơ quan thanh tra với tòa án và các cơ quan tư
pháp trong bảo vệ các quyền con người” (“The Role of Collaboration of the
Ombudsman With the Courts and Judiciary in the Protection of Human
Rights: A Canadian Perspective”), năm 2003. Tác giả nhấn mạnh đến sự cần
thiết, vị trí và vai trò của của các cơ quan thanh tra nhằm giám sát hoạt động
của các cơ quan hành chính nhà nước từ bên trong. Hoạt động của cơ quan
thanh tra còn giúp cung cấp thông tin cần thiết cho chính các Tòa án, cơ quan
tư pháp để giải quyết vụ việc một cách có hiệu quả và nhanh chóng. Theo kết
luận của tác giả, cơ quan thanh tra đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo
thực hiện nguyên tắc “kiểm soát và đối trọng” tổ chức quyền lực nhà nước và
hướng tới xây dựng một xã hội thực sự dân chủ [26].
Trong Bài nghiên cứu “Làm thế nào để là một cán bộ/ cơ quan thanh tra
tốt” (“How to be a Good Ombudsman”) của Tiến sĩ. Jacob Soderman, nguyên
công chức thanh tra của Uỷ ban châu Âu (do Nghị viện châu Âu bầu và đảm
nhiệm vị trí này trong giai đoạn 1995- 2003, tháng 1 năm 2004) đã tập trung
nghiên cứu, phân tích về mô hình cơ quan thanh tra, đặc biệt là cơ quan thanh tra
trong phạm vi Liên minh châu Âu; làm rõ vai trò của các cơ quan thanh tra nhằm
đảm bảo xây dựng một nền hành chính tốt; các yêu cầu đối với một tổ chức
thanh tra hoạt động có hiệu quả; phương thức hoạt động hiệu quả và cách thức
nhận biết một tổ chức thanh tra hoạt động tốt. Trong phần kết luận, tác giả đã
nhận diện những thách thức đối với các cơ quan, cán bộ thanh tra, như sự can
thiệp một cách không chính đáng vào hoạt động hoặc các vụ việc phức tạp liên
23
quan đến nhiều bên khác nhau Đồng thời tác giả đã đưa ra một số giải pháp
vượt qua, như đảm bảo cơ chế báo cáo thông suốt với cơ quan có thẩm quyền

hoặc lựa chọn cách làm đúng thay cho cách làm sai [26]
Nghiên cứu “Cơ quan Thanh tra Kerata” (Kerata Ombudsman”) của
tác giả Joshua J.M. Stark, nghiên cứu tình huống về trách nhiệm giải trình
thuộc sáng kiến trách nhiệm giải trình do Quỹ nghiên cứu về quản trị công
của Ấn Độ tổ chức thực hiện năm 2010. Tác giả đã phân tích về mặt lý luận
và nguồn gốc hình thành tổ chức thanh tra; kinh nghiệm quốc tế liên quan đến
việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; sự phát triển
của các mô hình tổ chức thanh tra và các đặc điểm cơ bản. Dựa trên những
phân tích về mặt lý luận và từ thực tiễn về tổ chức và hoạt động của tổ chức
thanh tra Bang Kerata của Ấn Độ, tác giả đã đưa ra những khuyến nghị quan
trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức thanh tra, đặc biệt là ở
các bang của Ấn Độ như: (1) Trao thẩm quyền “điều tra” hoặc thẩm quyền xác
minh, tìm hiểu vụ việc một cách độc lập dựa trên việc phân bổ nguồn lực thỏa
đáng cho các tổ chức thanh tra để tránh bị phụ thuộc vào các cơ quan, tổ chức
khác; (2) Đảm bảo quy trình bổ nhiệm thanh tra viên một cách công khai, minh
bạch nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ thanh tra có năng lực và đạo đức,
tránh nguy cơ lạm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; (3) Tăng cường
khả năng tiếp cận của công chúng đối với các tổ chức thanh tra nhằm giúp giải
quyết có hiệu quả các khiếu nại hành chính; (4) Nâng cao nhận thức về vị trí,
vai trò của các tổ chức thanh tra trong hoạt động quản lý [26].
Sách tham khảo “Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chính tư
pháp” (“Resdurce guide on strengthening judicial integrity and capacity”), bản
gốc tiếng Anh do Văn phòng Liên Hợp Quốc xuất bản tháng 12/2011, được Cơ
quan phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu
Âu hỗ trợ dịch và xuất bản bằng tiếng Việt tháng 12/2013 [15]. Nội dung cuốn
sách đã đưa ra các ý tưởng, đề xuất và chiến lược được phát triển bởi các
24
chuyên gia cải cách pháp luật và tư pháp. Các nhà nghiên cứu ứng dụng và
những nhà thực hành giàu kinh nghiệm đã đóng góp cho các tài liệu hướng đến
nỗ lực cải cách tư pháp ngày càng phong phú về số lượng và nội dung. Đặc

biệt, cuốn sách đã giới thiệu về cơ chế giám sát đối với công việc của các cơ
quan tư pháp ở một số nước trên thế giới, mô hình phổ biến là Ban Thanh tra
(hoạt động cho Bộ Tư pháp, cho Hội đồng tư pháp hay cho Toà án tối cao).
1.2.2. Một số công trình của các tác giả ở trong nước nghiên cứu về
tổ chức và hoạt động thanh tra của các nước trên thế giới
Sách chuyên khảo: “Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
của một số nước trên thế giới”, Nxb Chính trị Quốc gia năm 2002, Chủ biên
Nguyễn Văn Kim. Nội dung cuốn sách đã giới thiệu một số bài nghiên cứu
của các tác giả sau: (1) Sự hình thành và hoạt động của thanh tra Quốc hội
Đan Mạch của tác giả Văn Tiến Mai; (2) Thanh tra Quốc hội Canađa của tác
giả Đinh Quang Tuyến; (3) Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Quốc hội
Thụy Điển của tác giả Vũ Văn Chiến; (4) Tổ chức và hoạt động của cơ quan
Thanh tra, giám sát hành chính Cộng hoà nhân dân Trung hoa; (5) Tổ chức và
hoạt động thanh tra ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào của tác giả
Nguyễn Văn Kim; (6) Ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc của tác giả Vũ
Văn Chiến; (7) Các cơ quan Tổng thanh tra của cộng hoà Pháp- Phạm Thị
Thu Hiền; (8) Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Đài Loan của tác giả
Nguyễn Văn Kim, Phạm Thị Thu Hiền; (9) Cơ quan Thanh tra Philippin của
tác giả Đặng Khánh Toàn; (10) Thanh tra chuyên ngành ở một số nước châu
Âu của tác giả Nguyễn Hữu Lương. Các công trình nghiên cứu về tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và phương thức hoạt động của các cơ quan
thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới. Đặc biệt là việc đề
cập đến quan niệm về sự phân công quyền lực và về vị trí, vai trò của cơ quan
thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như mối quan hệ của cơ quan này với cơ
quan hành chính và các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước [25].

×