Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1996 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 166 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




HOÀNG HỮU THÁM





CHÍNH SÁCH CỦA AUSTRALIA
ĐỐI VỚI ASEAN TỪ 1996 ĐẾN NAY



CHUYÊN NGÀNH: QUAN HỆ QUỐC TẾ HỌC
MÃ SỐ: 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUỐC TẾ HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. VŨ TUYẾT LOAN














HÀ NỘI - 2007


1

MỤC LỤC


Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
04

MỞ ĐẦU
06

1. Ý nghĩa khoa học và lý do chọn đề tài

06


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

07

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

08

4. Phương pháp nghiên cứu

08

5. Nguồn tài liệu nghiên cứu

08

6. Đóng góp của luận văn

09

Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ QUTẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA
AUSTRALIA ĐỐI VỚI ASEAN



10

1.1. Những nhân tố quyết định chính sách của Australia đối với

ASEAN

12
1.1.1. Nhân tố khách quan
12
1.1.2. Nhân tố chủ quan
13

1.2. Nhìn lại chính sách của Australia đối với ASEAN từ sau Chiến
tranh Thế giới thứ II đến 1996


15
1.2.1. Tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chính sách
đối ngoại của Australia

15

1.2.2. Chính sách của Australia đối với tổ chức ASEAN

16

1.2.3. Chính sách của Australia đối với các nước Đông Dương


18
1.2.4. Nhận xét, đánh giá về chính sách của Australia đối với
ASEAN từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến 1996.

21


2

Chương 2
CHÍNH SÁCH CỦA AUSTRALIA ĐỐI VỚI ASEAN
TỪ 1996 ĐẾN NAY



24

2.1. Sự thay đổi Chính phủ và Đảng cầm quyền

24

2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực

24

2.3. Những điều chỉnh trong chính sách của Chính phủ Liên minh
Tự do - Dân tộc đối với ASEAN

25

2.4. Chính sách của Australia đối với ASEAN và một số nước
thành viên

29

2.4.1. Quan hệ với ASEAN từ năm 1996 đến nay


29
2.4.1.1. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư

29
2.4.1.2. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị, an ninh-quốc phòng
36
2.4.1.3. Quan hệ trên các lĩnh vực khác
42
2.4.1.4. Quan hệ Australia-ASEAN thông qua sự liên kết
AFTA-CER
43

2.4.2. Quan hệ với một số nước thành viên ASEAN
49

2.4.2.1. Quan hệ Australia - Indonesia
49

2.4.2.2. Quan hệ Australia - Singapore
64

2.4.2.3. Quan hệ Australia - Thái Lan
74

2.4.2.4. Quan hệ Australia - Việt Nam

82







3
Chương 3
TRIỂN VỌNG HỢP TÁC AUSTRALIA - ASEAN TRONG TIẾN
TRÌNH THƯỢNG ĐỈNH ĐÔNG Á


103

3.1. Bối cảnh mới của quốc tế và khu vực

103

3.2. Tác động của các nước lớn đối với quan hệ Australia và
ASEAN

105

3.3. Tác động từ nhu cầu thực tiễn

107

3.4. Thái độ của các nước ASEAN đối với vai trò và vị trí của
Australia ở châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á

108


3.5. Triển vọng hợp tác giữa Australia và ASEAN trong tiến trình
Thượng đỉnh Đông Á

109

KẾT LUẬN

119

TÀI LIỆU THAM KHẢO

121

PHỤ LỤC
BIÊN NIÊN SỰ KIỆN QUAN HỆ AUSTRALIA - ASEAN
TỪ 1996 ĐẾN NAY






4
danh mục từ viết tắt tiếng anh
AACM
ASEAN-Australia Consultative Meeting
Hội nghị T- vấn ASEAN - Australia
AADCP
ASEAN-Australia Development Cooperation Program
Ch-ơng trình Hợp tác Phát triển ASEAN - Australia

AAECP
ASEAN-Australia Economic Cooperation Program
Ch-ơng trình Hợp tác Kinh tế ASEAN - Australia
AAF
ASEAN-Australia Forum
Diễn đàn ASEAN Australia
AIDA
Australia-Indonesia Development Area
Khu vực phát triển Kinh tế Australia và Indonesia
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu dịch Mậu dịch Tự do ASEAN
AFTA-CER
ASEAN Free Trade Area-Closer Economic Relationship
Khu vực Tự do th-ơng mại ASEAN và Quan hệ Kinh tế Gần gũi
AMBC
Australia-Malaysia Business Council
Hội đồng Kinh doanh Australia-Malaysia
ANZCER
Australia - New Zealand Closer Economic Relationship
Quan hệ Kinh tế Mật thiết Australia và New Zealand
ANZUS
Australia-New Zealand and United States Security Pact
Hiệp -ớc An ninh Australia - New Zealand và Hoa Kỳ
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu á - Thái Bình D-ơng
ASEAN
Association of South East Asian Nations
Hiệp hội các Quốc các gia Đông Nam á

ASEC
ASEAN Secretariat
Ban Th ký ASEAN
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn Khu vực ASEAN
ASEAN-COCI
ASEAN Committee on Culture and Information
Uỷ Ban Văn hoá và Thông tin ASEAN
CEP
Closer Economic Parnership
Đối tác Kinh tế Gần gũi
CER
Closer Economic Relationship
Quan hệ Kinh tế Gần gũi
CICP
Cambodian Institute for Cooperation and Peace
Vin Hp tác và Hoà bình Campuchia

5
DFAT
The Departement of Foreign Affairs and Trade
Vụ Ngoại giao và Th-ơng mại
EAS
East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao Đông á
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FDI

Foreign Direct Investment
Đầu t- Trực tiếp N-ớc ngoài
FPDA
Five Power Defence Arrangement
Hiệp -ớc Phòng thủ Năm Quốc gia
GATS
General Agreement on Trade and Serveces
Thoả thuận chung về Th-ơng mại và Dịch vụ (WTO)
GATT
General Agreement on Tariffs and Trade
Thoả thuận chung về Th-ơng mại và Thuế quan (WTO)
HPA
Hanoi Plan of Action
Kế hoạch Hành động Hà Nội
MAJDP
Malaysia -Australia Joint Defence Program
Ch-ơng trình Phòng thủ chung Malaysia - Australia
MFA
Ministry of Foreign Affairs
Bộ Ngoại giao
MRA
Mutual RecognitioneAgreement
Thoả thuận công nhận lẫn nhau
NGO
Non Government Organization
Các Tổ chức Phi chính phủ
NTM
Non-Tariff Measures
Các biện pháp Phi thuế quan
SEARP

South East Asia Regional Program
Ch-ơng trình Khu vực Đông Nam á
SEANWFZT
Southeast Asia Nuclear Weapons Free Zones Treaty
Hiệp -ớc Khu vực phi hạt nhân Đông Nam á
TAC
Treaty of Amity and Cooperation
Hip c Thân thiện và Hợp tác
UNDP
United Nations Development Program
Ch-ơng trình Phát triển Liên Hợp Quốc
WTO
World Trade Organisation
Tổ chức Th-ơng mại thế giới

6
MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa khoa học và lý do chọn đề tài
Sau Chiến tranh Lạnh, tiến trình đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động
đối ngoại của nhiều nước trên thế giới, và sự gia tăng tính phụ thuộc lẫn nhau trong
kinh tế đã trở thành tiền đề cho nhu cầu tăng cường hội nhập của các quốc gia và
khu vực trên thế giới. Đó là những nhân tố hàng đầu đặt ra cho Australia cũng như
các nước ASEAN phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc về bối cảnh, vị thế, lợi ích của
mình, để từ đó vạch ra chiến lược phát triển một cách có hiệu qủa và hợp lý nhất.
Mặt khác, Australia trong tiến trình phát triển của mình muốn tăng cường quan hệ,
hợp tác với các nước châu Á; các nước ASEAN cũng tìm thấy ở những người bạn
láng giềng Nam Thái Bình Dương của mình tiềm năng to lớn trong hợp tác về chính
trị, an ninh, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Chính vì thế mối quan hệ giữa Australia và
một số nước ASEAN vốn đã có quan hệ từ lâu, nay càng không ngừng được tăng

cường, cải thiện.
Việt Nam là một thành viên của ASEAN, đồng thời là đối tác bạn hàng khá
quan trọng của Australia, do vậy việc tìm hiểu “Chính sách của Australia đối với
ASEAN từ 1996 đến nay” còn có ý nghĩa là góp phần xác định rõ hơn vai trò, tầm
quan trọng và tác động qua lại của quan hệ song phương giữa hai nước Việt Nam -
Australia trong quan hệ đa phương của nhiều quốc gia với Australia và ASEAN.
Việc nghiên cứu Australia, cũng như quan hệ của Australia với các nước
ASEAN ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng không được chú
trọng suốt một thời kỳ dài, cho đến tận ngày nay.
Chính vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn vấn đề “Chính sách của
Australia đối với ASEAN từ 1996 đến nay” làm đề tại luận văn Thạc sĩ của mình.




7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Một số công trình liên quan đến đề tài về quan hệ Australia và ASEAN: cho
tới nay các công trình về đề tài này chủ yếu vẫn gắn với tên tuổi của các học giả
Australia nhiều hơn, hoặc các Viện Nghiên cứu của Australia.
Có thể kể ra một vài công trình nghiên cứu của các học giả Australia như:
Cựu Thủ tướng Australia, G. Whitlam, với cuốn “Australia và châu Á”(Australia
and Asia – The Flinders University of South Australia, July 1979); và công trình
“Cộng đồng Thái Bình Dương”(A Pacific Community- The Harvard University
Press); Ngoại trưởng Australia G. Evans với cuốn sách “Quan hệ đối ngoại của
Australia trên thế giới trong những thập niên 1990” (Australia’s foreign Relations
in the world of the 1990s) v.v.
Còn việc nghiên cứu vấn đề này ở các nước Đông Nam Á nói chung và Việt
Nam nói riêng còn rất ít ỏi.
Ở Việt Nam mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về đề tài này, như

cuốn “Australia ngày nay” (Nxb KHXH, 1998) của Vũ Tuyết Loan (chủ biên).
Trong cuốn sách này, tác giả đã khái quát đất nước Australia về mọi mặt: địa lý,
lịch sử, thể chế chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, quan hệ đối ngoại…
Đây là cuốn sách rất cần cho những ai bắt đầu bước vào nghiên cứu về Australia.
Cuốn sách “Quan hệ của Australia với Đông Nam Á từ sau chiến tranh Thế giới lần
thứ Hai” (Nxb Giáo dục, 1999) của Đỗ Thị Hạnh. Trong công trình này, tác giả Đỗ
Thị Hạnh đã mô tả và phân tích những diễn biến của mối quan hệ Australia với
Đông Nam Á qua 3 giai đoạn: từ sau chiến tranh Thế giới thứ Hai đến giữa thập
niên 70, tiếp đó đến cuối thập niên 80 và cuối cùng là vào thập niên 90. Tác giả
phân tích mỗi giai đoạn từ cục diện chung của thế giới đến những biến động của
tình hình khu vực. Thực tế đó đã dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của
chính phủ Australia và những hệ quả của nó, đồng thời cho thấy rõ những biến động
trong quan hệ giữa Australia và ASEAN. Những nghiên cứu của tác giả mới chỉ
dừng lại ở nửa đầu thập niên 90. Một công trình nữa mà tác giả tham khảo là Luận
án Tiến Sĩ với nhan đề “Quan hệ Việt Nam-Australia trong giai đoạn từ năm 1973

8
đến 1995” (năm 2000) của Trịnh Thị Định; và gần đây nhất là cuốn “Chính sách
của Australia đối với ASEAN từ 1991 đến nay: Hiện trạng và Triển vọng” (Nxb
KHXH, Hà nội, 2005) của tác giả Vũ Tuyết Loan (chủ biên). Trong công trình này,
tác giả Vũ Tuyết Loan đã xem xét, đánh giá thực trạng chính sách của Australia đối
với ASEAN với tư cách là một tổ chức khu vực và các nước thành viên của nó, trên
các lĩnh vực như: chính trị, an ninh-quốc phòng, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Đây là
công trình chủ yếu và thực sự hữu ích mà tác giả luận văn tham khảo.
Trong Luận văn này, tác giả đã tham khảo những công trình nói trên và tiếp
thu những ý kiến của người đi trước với tinh thần học hỏi và trân trọng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi thời gian mà công trình này đi sâu nghiên cứu là từ 1996 đến nay.
Lý do: năm 1996 là năm thay đổi Chính phủ và Đảng cầm quyền. Sự thay đổi Chính
phủ và Đảng cầm quyền ở Australia (tháng 3/1996) đã dẫn tới một sự thay đổi về

quyền lãnh đạo từ Công Đảng, đứng đầu là Thủ tướng Paul Keating sang một Chính
phủ Liên hiệp mới (Chính phủ Liên minh giữa Đảng Dân tộc và Đảng Tự do của
Australia), đứng đầu là tân Thủ tướng John Howard (từ 1996 đến 2007).
*Đối tượng nghiên cứu của công trình này là quan hệ của Australia đối với
ASEAN và được thể hiện qua quan hệ với một số nước thành viên như: Indonesia,
Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Do giới hạn của một Luận văn Thạc sĩ, vì thế
trong 10 nước ASEAN, em chỉ chọn bốn nước tiêu biểu cho những biểu hiện rõ nét
chính sách của Australia đối với ASEAN.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn trình bày các vấn đề theo phương pháp lịch sử và phương pháp
logic, đồng thời trong luận án cũng sử dụng kết hợp các phương pháp thống kê, biên
niên, đối chiếu so sánh và biểu đồ.v v. trong mối quan hệ biện chứng giữa logic và
lịch sử.
5. Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Những tư liệu chính thống bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

9
- Các ấn phẩm do NXB Quốc gia Australia; của Bộ Ngoại giao Australia.
- Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt, tiếng Anh của các tác giả trong
và ngoài nước.
- Hồi ký của các nhà hoạt động chính trị Australia và các Diễn văn của các
nguyên thủ các nước ASEAN v.v.
- Báo và tạp chí (tiếng Việt và tiếng Anh)
- Tài liệu cập nhật trên mạng Internet bằng tiếng Anh.
6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất “Chính sách của Australia đối với ASEAN từ 1996 đến nay” là
một trong những đề tài luận văn đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chính sách của
Australia đối với ASEAN (với tư cách là một tổ chức) và Australia với một số nước
thành viên của ASEAN, dự báo triển vọng của mối quan hệ này trong tiến trình
Thượng đỉnh Đông Á, đồng thời luận văn bước đầu đưa ra một vài nhận xét về mối

quan hệ đó.
Thứ hai, về mặt tư liệu, luận văn này đã hệ thống hoá được một khối lượng
tài liệu tương đối phong phú, đa dạng và cập nhật. Người viết hy vọng có thể đóng
góp một chút nào đó vào việc nghiên cứu và học tập cho sinh viên chuyên ngành
Quốc tế học.






10
Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH CHÍNH SÁCH
CỦA AUSTRALIA ĐỐI VỚI ASEAN
Nguyên thuỷ của tên „Australia‟ được tạo nên bởi một thuật ngữ bằng tiếng
Hy Lạp “Terra Australis Incognita”. Terra có nghĩa là mảnh đất, Australis có nghĩa
là ở phía Nam, Incognita có nghĩa là vô chủ hoặc là không biết. Kết hợp những chữ
đó lại với nhau ta có được một định nghĩa: một mảnh đất không được biết đến ở
phía Nam. Thuật ngữ này lần đầu tiên được nhà địa lý Ptolemy dùng vào thế kỷ thứ
2, ông đã phác hoạ một tấm bản đồ về vùng bờ biển đã được biết đến của châu Á và
một vùng đất lớn chưa được biết đến ở phía Nam châu lục này.
Đó có thể là tất cả những gì thế giới bên ngoài biết được về đất nước
Australia trước năm 1770.
Lịch sử đã ghi lại rằng: năm 1770, James Cook, một thuyền trưởng người
Anh đã cùng những thuỷ thủ của ông đặt chân lên mảnh đất xa lạ này, 18 năm sau,
năm 1788, chính phủ Anh quyết định dùng nơi đó để giam giữ các tội phạm, nhưng
thực chất là để chiếm hữu mảnh đất này làm thuộc địa của mình.
Nằm tận phần cực Nam của Thái Bình Dương và là một hòn đảo biệt lập với
các châu lục khác, Australia trong một thời gian khá dài hầu như không có mối liên

hệ với những quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự cách biệt khá nghiệt
ngã của thiên nhiên đã được các nhà sử học Australia gọi là “nền chuyên chế của
khoảng cách”, đã tạo nên một dân tộc khá đặc biệt ở phương Nam, đó là người
Australia.
Australia là một nước tư bản chủ nghĩa theo mô hình phát triển phương Tây.
Tính chất tư bản chủ nghĩa của Australia được thể hiện trong mọi mặt, từ kinh tế,
chế độ chính trị đến các hệ thống giá trị văn hoá, tinh thần.
Lịch sử Australia từ khi hình thành Liên bang (1901) đến nay, nhìn từ bên
trong, về căn bản, phát triển khá ổn định dựa trên những nhân tố sau: nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa của Australia có trình độ phát triển khá cao, hệ thống chính trị dựa

11
trên các truyền thống, cấu trúc và giá trị mang tính dân chủ phương Tây điển hình.
Tính chất ổn định có thể nhận thấy qua nhiều biểu hiện cụ thể. Từ khi thành lập
Liên Bang và nhất là từ sau 1945 đến nay, các cuộc bầu cử nghị viện và chính phủ ở
Australia đều đưa đến sự cầm quyền của hai Đảng chủ chốt, đó là Công Đảng
(Labour Party) và Liên Đảng Tự do - Quốc gia (Liberal-National Party). Nhưng sự
khác nhau trong đường lối căn bản của chính sách đối nội, đối ngoại của hai đảng là
không đáng kể, nếu có chăng chỉ dừng lại ở ”mức độ” và “biện pháp” của các chính
sách này, hơn là thay đổi mục tiêu và bản chất. Đường lối đối ngoại của hai đảng
này nhìn chung là thống nhất.
* Hai yếu tố căn bản đóng vai trò nền tảng chi phối chính sách đối ngoại
tổng thể của Australia thể hiện như sau:
Một là yếu tố bên trong của chính sách đối ngoại. Tính chất tư bản chủ nghĩa
của hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội ở Australia hướng chính sách đối ngoại đến
mục tiêu là gìn giữ và phát triển hơn nữa mối quan hệ của Australia với thế giới tư
bản phương Tây. Dù là Công Đảng hay Đảng Tự do Quốc gia cầm quyền thì đường
lối đối ngoại của Australia không có thay đổi lớn, vẫn kiên trì bảo vệ chế độ tư hữu
và nền kinh tế thị trường.
Hai là đặc thù về địa - chính trị và dân cư chi phối. Với diện tích đất đai 7,69

triệu km2, bờ biển dài 36.735 km, đất nước Australia trải dài khoảng 3700 km từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam và trải rộng khoảng 4000 km từ Đông sang Tây,
dân số 20,2 triệu người[37], trong đó 2/3 đều sống tập trung tại vùng phía đông của
lục địa, Australia được coi là một trong những nước có mật độ dân cư thấp nhất thế
giới (mật độ trung bình khoảng 2 người/km2). Ngay từ khi mới đến định cư, sự “lẻ
loi” và thiếu khả năng phòng thủ luôn đưa đến cảm giác lo sợ cho những người
Australia da trắng. Trong suốt nửa sau của thế kỷ XIX, lục địa này luôn bị náo động
bởi những xung đột giữa cộng đồng người da trắng với những người châu Á, chủ
yếu từ Trung Hoa, và những người da đen đến từ các vùng Nam Thái Bình Dương
đến tìm vàng và mưu sinh. Chính cảm giác lo sợ sự xâm nhập của người châu Á, sự
dòm ngó lục địa của các nước Đức, Pháp, Nga đã trở thành một trong những nhân

12
tố thúc đẩy các thuộc địa Australia đi đến việc thành lập Liên Bang vào năm 1901.
Từ thực tế này, tính chất phụ thuộc trong đường lối, chính sách đối ngoại của
Australia ở nhiều lĩnh vực vào Anh, Mỹ là điều tất yếu, mà một trong những mảng
quan hệ đối ngoại thể hiện rõ nhất tính chất phụ thuộc ấy chính là quan hệ của
Australia với Đông Nam Á, và sau này là với ASEAN.
1.1. Những nhân tố quyết định chính sách của Australia đối với ASEAN
1.1.1. Nhân tố khách quan
Australia và các nước thành viên ASEAN đều nằm trong khu vực rộng lớn,
chiếm vị trí địa lý quan trọng trên thế giới, giàu tiềm năng, đó là khu vực châu Á-
Thái Bình Dương. Với diện tích 180 triệu km
2
,

châu Á- Thái Bình Dương là một
khu vực có nguồn tài nguyên phong phú cho việc khai thác và sản xuất, có một thị
trường lao động và tiêu thụ với số dân đông nhất trên thế giới (2,6 tỷ), hơn nữa,
châu Á- Thái Bình Dương lại là một khu vực mà theo dự báo của các nhà nghiên

cứu thì nó sẽ là trung tâm kinh tế thế giới trong tương lai mà hiện nay điều đó đang
trở thành sự thật. Với những ưu đãi trên, cả Australia và các thành viên ASEAN đều
có nhiều lợi ích chung có thể và cần phải chia sẻ với nhau.
Bên cạnh đó, sau Chiến tranh Lạnh, thế giới đã hoàn toàn thay đổi không chỉ
về mặt chính trị, an ninh - quốc phòng mà thay đổi sâu sắc trên cả phương diện kinh
tế. Sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, buộc các nước nếu
không muốn bị cô lập và tụt hậu cần phải hợp tác với các nước, các tổ chức kinh tế
trong khu vực và toàn cầu trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.
Về mặt chính trị, an ninh- quốc phòng, sau Chiến tranh Lạnh các nước trở
nên thận trọng hơn với an ninh của nước mình. Chính vì vậy, sự hợp tác giữa các
nước và các tổ chức về an ninh- quốc phòng thông qua các cuộc đối thoại sẽ giúp
các nước hiểu biết nhau hơn, nhận thức sâu sắc về nhau để tránh những cuộc xung
đột không đáng có như trong quá khứ. Và tất nhiên, Australia và ASEAN không
nằm ngoài xu thế này.


13
1.1.2. Nhân tố chủ quan
Cả Australia và ASEAN đều có nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và
phong phú. ASEAN với diện tích 4.480.000 km
2
, là nơi đủ các hương liệu quý và
khoáng sản… Australia cũng rộng không kém với diện tích vào khoảng 7.686.850
km
2
là nơi hội tụ của các nguồn tài nguyên. Vì vậy, hai bên có thể hợp tác khai thác
tiềm năng này.
Dân số của ASEAN có đến 592 triệu người (2004), là một thị trường lao
động và tiêu thụ hấp dẫn đối với Australia, giúp Australia khắc phục được tình trạng
thiếu nhân công lao động trong nước. Đổi lại, với sự phát triển mạnh mẽ về khoa

học công nghệ, kinh nghiệm quản lý cũng như nguồn vốn đầu tư dồn dào của
Australia có thể giúp cho ASEAN tiếp cận được công nghệ tiên tiến và mở rộng
phát triển kinh tế.
Đối với Australia, vị trí của các nước Đông Nam Á có vai trò quan trọng đối
với an ninh-quốc phòng của nước này. Có đến tám trong số mười quốc gia Đông
Nam Á (trừ Myanmar và Lào) nằm ở khu vực Biển Đông, khu vực quan trọng ở
Thái Bình Dương. Với vô số eo biển, Biển Đông án ngữ con đường từ Đông Bắc Á
đi xuống phía Nam để ra Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải và Australia. Những eo biển
như Malacca và Singapore có vai trò là những cửa ngõ của giao thông thế giới,
trong đó cảng Singapore là một trong những hải cảng có sức chứa lớn nhất thế giới,
vì thế nó có vai trò rất quan trọng về chiến lược quân sự trong lịch sử và hiện tại.
Không những thế, các tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển đa số đều nằm
ở khu vực Đông Nam Á. Đây là những con đường mà hầu hết việc buôn bán của
châu Á- Thái Bình Dương đều phải đi qua, do việc chuyên chở hàng hoá chủ yếu
đều được thực hiện bằng tàu thuyền, vì thế các con đường này mang tính trọng yếu
đối với tất cả các nước trong khu vực. Những con đường qua các eo biển: Lombok,
Sunda, Malacca, Ombai (đều nằm ở Indonesia) có tầm quan trọng chiến lược, vì đó
là những tuyến hàng hải ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Thực
tế, thì hải quân Mỹ đã tận dụng các điểm nút giao thông đường biển này để duy trì
sự có mặt hiệu quả của nó ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Australia là một

14
nước có vị trí địa lý quá cách xa các bạn hàng lớn của nó (Cộng đồng châu Âu-EC,
nay là EU, Mỹ, Nhật Bản, các nước Đông Bắc Á khác), vì thế gìn giữ an ninh của
các tuyến đường biển càng trở nên có ý nghĩa đối với Australia. Từ góc độ của
Australia, các cuộc tranh chấp về chủ quyền ở vùng Biển Đông đều tiềm ẩn nguy cơ
gây ra sự mất ổn định cho an ninh hàng hải quốc tế, và dẫn đến tổn hại cả lợi ích
kinh tế, chính trị cho khu vực. Vì thế, mặc dù không dính líu về chủ quyền ở khu
vực Biển Đông, Australia có cùng quan điểm với Mỹ về các cuộc tranh chấp ở đây,
đó là: phản đối sự đe dọa hay sử dụng vũ lực để giải quyết những tranh chấp, ủng

hộ các biện pháp hoà bình, đàm phán song phương và đa phương giữa các nước
tuyên bố chủ quyền để giải quyết các tranh chấp đó. Các nước ASEAN còn có một
tầm quan trọng chiến lược đối với Australia ở chỗ, đó là nhóm các quốc gia láng
giềng châu Á gần gũi nhất của nó và điều này đã đưa đến những yếu tố rất nhạy
cảm về an ninh và quốc phòng của Australia. Chiến tranh thế giới thứ II đã cho thấy
Đông Nam Á là khu vực mà từ đó, hoặc qua đó, đối phương có thể tấn công được
vào lãnh thổ thưa thớt dân cư phía Bắc của Australia như Nhật Bản đã làm vào nửa
đầu năm 1942.
Những đặc thù về địa lý cho thấy, cả trên lý thuyết lẫn thực tế, Đông Nam Á
chiếm một vị trí chiến lược quan trọng đối với an ninh và quốc phòng của các nước
trong khu vực rộng lớn châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là của Australia. Giữ gìn
môi trường an ninh cho khu vực, thiết lập những định chế trên cơ sở đa phương để
duy trì sự ổn định, bảo vệ các tuyến giao thông hàng hải và hình thành các hệ thống
kiểm soát để tất cả các thành viên đều được bình đẳng trong việc chia sẻ lợi ích từ
khu vực, rõ ràng đã trở thành vấn đề có tính mục đích và tính định hướng cao. Tuy
nhiên, vấn đề nhận thức về lợi ích an ninh-quốc phòng của các nước rất khác nhau,
và trên thực tế chưa bao giờ đạt đến sự đồng thuận và hợp tác chặt chẽ của tất cả các
thành viên khu vực.
Australia chia sẻ vị trí địa lý với các nước ASEAN một cách trực tiếp, gần gũi
hơn, so với Mỹ, Canada, Nhật Bản. Đặc điểm này khiến cho tính chất tác động và
phụ thuộc lẫn nhau về an ninh và quốc phòng giữa Australia và cả New Zealand với

15
các nước khu vực Đông Nam Á trở thành nhân tố khá quan trọng chi phối mối quan
hệ của hai bên. Các chính sách phòng thủ an ninh của Australia qua nhiều giai đoạn
lịch sử đều được xây dựng xuất phát từ cơ sở nhận thức rằng, những đe doạ đối với
sự ổn định và an ninh của Đông Nam Á sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh của
Australia.
Đối với ASEAN, sau Chiến tranh Lạnh, khoảng trống quyền lực vẫn còn đó,
trong khi đó, sự phát triển của Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ thì rất mạnh mẽ và

có khả năng trở thành những cường quốc trong khu vực thay thế vào “khoảng trống
ấy”. Vì vậy, hợp tác với Australia một phần nào đó sẽ làm cân bằng lực lượng trong
khu vực.
Trong xu thế ngày nay, sự hợp tác, liên kết, hội nhập sẽ làm cho các nước
quy lại thành một khối và dính líu với nhau ở tất cả mọi lĩnh vực. Nếu sự hợp tác
Australia và ASEAN diễn ra tốt đẹp là một điều kiện tốt cho sự hợp tác đa phương
khu vực sau này giữa các nước trong khu vực như: Đông Á, Đông Nam Á… và hiển
nhiên nâng vị thế của Australia và ASEAN cao hơn nữa trên trường quốc tế.
1.2. Nhìn lại chính sách của Australia đối với ASEAN từ sau Chiến tranh
Thế giới thứ II đến 1996
1.2.1. Tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chính sách đối
ngoại của Australia
Vấn đề an ninh và ổn định khu vực Đông Nam Á luôn là mối quan tâm hàng
đầu và thường trực trong chính sách đối ngoại của Australia trong suốt hơn nửa thế
kỷ qua. Sách trắng (White Paper) của Bộ Quốc phòng Australia năm 1987 coi Đông
Nam Á là “một trong những quan tâm chiến lược hàng đầu của Australia” [17,tr17-
20]
Trong đường lối đối ngoại của mình từ sau Chiến tranh Thế giới II, Australia
chủ trương dựa vào Mỹ. Vẫn duy trì quan hệ truyền thống với Anh, nhưng chính
giới Australia nhận thấy rằng Anh không còn đủ sức mạnh bảo vệ những nước phụ
thuộc vào Anh (như Australia) khỏi nguy cơ bị xâm lược, nhất là từ phía các nước
Cộng sản. Vấn đề an ninh khu vực Đông Nam Á được nhìn nhận tại Australia thời

16
kỳ này qua lăng kính của Chiến tranh Lạnh, qua nhãn quan của các cường quốc Mỹ
và Anh. Để duy trì trật tự và an ninh ở Đông Nam Á theo cách nhìn của Australia,
tức là ngăn chặn sự phát triển của phong trào cách mạng ở đây, các chính phủ nước
Australia theo đuổi chính sách duy trì sự có mặt của Mỹ ở khu vực này. Quá thần
tượng hóa sức mạnh Mỹ, giới cầm quyền Australia cho rằng sức mạnh Mỹ có khả
năng dẹp mọi sự bất ổn ở mọi nơi trên thế giới. Australia tham gia vào mọi liên

minh có Mỹ tại khu vực như ANZUS và Tổ chức Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á
(SEATO).
1.2.2. Chính sách của Australia đối với tổ chức ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào tháng
8/1967, ngay từ khi thành lập, Australia đã đặt quan hệ với tổ chức này nhưng tiến
triển chậm.
Những năm đầu tiên, Australia coi tổ chức này một kiểu liên minh quân sự
mà Australia có thể tham gia. Australia đã không nhận thức đầy đủ và đúng đắn
mục tiêu cũng như tính chất chủ nghĩa khu vực mà ASEAN đưa ra trong tuyên ngôn
thành lập, đó là nhấn mạnh vào hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá giữa các thành
viên. Do đó, vào năm 1971, khi cán cân lực lượng giữa các siêu cường bắt đầu có
những dấu hiệu thay đổi quan trọng, đặc biệt dưới tác động của việc nối lại quan hệ
Trung- Mỹ, cải thiện quan hệ Xô- Mỹ, các nước ASEAN đã tán thành đề nghị của
Malaysia về việc thiết lập ở Đông Nam Á một “Khu vực hoà bình, tự do và trung
lập” (ZOPFAN-Zone of Peace, Freedom and Neutrality), thì Chính phủ Australia đã
cho đề nghị này là “không hiện thực”. Thực ra, đề nghị này là một bằng chứng cho
thấy, trên tư cách là một tổ chức, ASEAN né tránh có chủ ý việc liên kết về an ninh
và quốc phòng.
Theo đánh giá của Frank Frost, phụ trách Phòng đối ngoại của Ban nghiên
cứu trực thuộc Quốc hội Australia thì “cho đến tận năm 1972, ASEAN chưa có vai
trò gì đáng kể trong nhận thức của Australia ở Đông Nam Á”[88, tr.264].
Mối quan hệ bắt đầu thay đổi (song cũng chủ yếu diễn ra trong nhận thức)
với việc Công Đảng, đứng đầu là Thủ tướng Whitlam lên nắm quyền ở Australia

17
năm 1972. Chính vì vậy mà Australia là nước đầu tiên không phải là thành viên đã
thiết lập quan hệ chính thức với ASEAN, sự kiện được ghi dấu bằng việc thành lập
“Chương trình hợp tác kinh tế Australia- ASEAN” (AAECP: The ASEAN-
Australian Economic Co-operation Programme) vào tháng 4/1974 tại Canberra.
* Về quan hệ kinh tế

Trong những năm cuối thập niên 80, buôn bán Australia-ASEAN đã có sự
thay đổi: tỷ lệ tăng trưởng hàng hoá công nghiệp xuất khẩu hàng năm của Australia
đến ASEAN đạt 22%, chiếm 40% tổng số hàng xuất khẩu năm 1990, so với 32%
năm 1985. Hàng công nghiệp ASEAN xuất khẩu đến Australia tăng từ 37% năm
1986 lên đến 51% năm 1990. Mặc dầu có sự gia tăng trao đổi mậu dịch đáng kể,
nhưng ASEAN vẫn tiếp tục lo lắng về tình trạng mất cân đối trong cán cân buôn
bán với Australia.
Về đầu tư, tại Diễn đàn Australia-ASEAN lần thứ 13 tổ chức tại Singapore
năm 1990, các nước ASEAN đều nhấn mạnh đến tỷ lệ thấp cũng như khuynh hướng
giảm sút đầu tư của Australia vào khu vực này: từ giữa năm 1984 đến giữa năm
1989, đầu tư của Australia vào các nước ASEAN gim từ 1,6 xuống 1,4 tỷ AUD,
trong lúc ASEAN lại có sự gia tăng đầu tư vào Australia trong cùng thời gian, trung
bình từ 7,2 lên 7,3 tỷ AUD hàng năm, đỉnh cao là 10,9 tỷ AUD năm 1987.
Năm 1990-1991, Australia xuất sang các nước ASEAN tổng kim ngạch là
27,9 tỷ AUD, và nhập là 25 tỷ AUD. Các con số tương ứng trong buôn bán giữa
Australia và khu vực châu Âu là 5 tỷ và 8 tỷ.
Chương trình viện trợ của Australia cho ASEAN với tư cách tổ chức được
tiến hành trong khuôn khổ của “Chương trình hợp tác kinh tế Australia-ASEAN”
(AAECP) bao gồm cả “Chương trình đẩy mạnh buôn bán và đầu tư” đã giúp vào
việc gia tăng xuất khẩu hàng hoá của ASEAN vào Australia và đầu tư của Australia
vào ASEAN. Tính từ khi bắt đầu triển khai chương trình viện trợ của Australia cho
tổ chức ASEAN theo khuôn khổ của AAECP đến đầu thập niên 90, Australia đã chi
tổng số tiền 100 triệu AUD để trợ giúp các dự án mang tính khu vực của ASEAN,

18
liên quan đến rất nhiều lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, văn
hoá giáo dục, truyền thông
* Về vấn đề an ninh quốc phòng:
Australia đã triển khai những hoạt động liên quan đến lĩnh vực an ninh và
quốc phòng ở Đông Nam Á. Những hoạt động này bao gồm: Hiệp ước phòng thủ

năm quốc gia (FPDA); Hợp tác song phương; Vấn đề người tỵ nạn Đông Dương;
“Chương trình hợp tác phòng thủ” (DCP: Defence Co-operation Program) tập
trung vào việc đào tạo, và một mức độ thấp hơn, là cung cấp các trang thiết bị; và
các hoạt động trong lĩnh vực chống buôn bán, vận chuyển, sử dụng các loại chất
kích thích như thuốc phiện, ma tuý. Khu “Tam giác vàng” nằm giữa Thái Lan,
Myanma và Lào chính là lãnh địa của bọn buôn lậu thuốc phiện, ma tuý quốc tế,
đem lại sự lo lắng bất ổn định không chỉ cho các quốc gia Đông Nam Á, mà còn
cho có “người láng giềng” Australia. Do đó, Australia đã có những sự giúp đỡ thiết
thực cho một số quốc gia khu vực trong việc kiểm soát, ngăn chặn việc buôn bán và
nhất là việc vận chuyển các loại chất kích thích, như Thái Lan chẳng hạn.
1.2.3. Chính sách của Australia đối với các nước Đông Dương
Từ những năm của thập niên 50 các nhà hoạch định chính sách Australia đã
coi Đông Dương là cửa ngõ phòng thủ của vùng Đông Nam Á và cho rằng khi đã
giữ được Đông Dương, về mặt phòng thủ chiều sâu thì Australia và New Zealand đã
có được một khoảng đệm an ninh cho mình.
Khu vực Đông Dương luôn thử thách chính sách ngoại giao của Australia ở
Đông Nam Á, đặc biệt là từ đầu thập niên 1980 trở đi.
Sau khi lên cầm quyền tháng 12/1975, quan điểm của Chính phủ Liên Đảng
Tự Do – Quốc gia Fraser đối với Đông Dương vẫn tiếp tục thực thi các chính sách
của Chính phủ tiền nhiệm là Thủ tướng Whitlam, củng cố vai trò khu vực của Việt
Nam nhằm đưa đến sự tồn tại hòa bình giữa các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn
sau chiến tranh.

19
Australia đã có quan hệ với Campuchia từ những năm 1950, sau sự kiện
7/01/1979 Việt Nam giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ Pôn Pốt, thiết lập nên
Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, các nước Phương Tây, đứng đầu là Mỹ
và tổ chức ASEAN coi đó là hành động của Việt Nam là hành động xâm lược và coi
Chính phủ Cộng hoà Nhân dân Campuchia do Hên Xom Rin làm Chủ tịch là “bù
nhìn”, là “tay sai của Việt cộng”.

Với Lào, Australia đã có quan hệ ngoại giao suốt từ năm 1952 và quan hệ
này được duy trì liên tục dù không đạt đến mức độ mật thiết do vị trí và tầm quan
trọng vừa phải của Lào trong chính sách của Australia ở Đông Dương.
Về chính sách Việt Nam của Australia, nội dung chính sách bị tác động
mạnh từ quan điểm của các nước ASEAN như của Indonesia và Malaisia, Thái
Lan , cho rằng một quốc gia Việt Nam đủ mạnh sẽ có vai trò của như một rào cản
chống lại việc Trung Quốc gây ảnh hưởng xuống khu vực Đông Nam Á.[9, tr.272]
Song mặt khác, Australia cũng không thể quên rằng Chính quyền ở Việt Nam và
Lào đã thuộc về những người cộng sản, điều này tạo nên sự khác biệt rất lớn về thể
chế giữa Việt Nam với Australia, và các quốc gia ASEAN.
Các hành động của Australia được các nước ASEAN coi như là một sự phản
bội lập trường và lợi ích của cả nhóm. Nhưng Australia vẫn theo đuổi một chính
sách đối ngoại riêng và đã có một cách tiếp cận có thể được xem là tích cực trong
vấn đề Campuchia.
Sau khi quân đội Việt Nam hoàn toàn rút khỏi Campuchia năm 1989, Chính
phủ Australia đã đưa ra một kế hoạch hoà bình về Campuchia, là Liên Hiệp Quốc sẽ
trực tiếp can thiệp vào chính quyền dân sự của Campuchia trong suốt thời kỳ
chuyển tiếp, quân đội Liên Hiệp Quốc để giám sát lệnh ngừng bắn và chấm dứt viện
trợ quân sự từ bên ngoài, cũng như việc Liên Hiệp Quốc tham gia tổ chức và hướng
dẫn bầu cử. Sáng kiến này, được Liên Hiệp Quốc và các bên liên quan điều chỉnh,
bổ sung, sửa đổi sau từng cuộc họp hoặc đàm phán. Australia là một trong 19 thành
viên tham gia ký kết hiệp định hoà bình về Campuchia.

20
Những quan điểm mới Australia trong vấn đề Đông Dương đã gặp phải sự
phản ứng mạnh mẽ của ASEAN, Trung Quốc và Mỹ vốn chủ trương cô lập Việt
Nam. Trung Quốc đã cảnh báo rằng, họ phản đối kịch liệt việc Australia nối lại viện
trợ cho Việt Nam, điều này buộc Australia phải sử dụng các hình thức viện trợ gián
tiếp cho Việt Nam, cho cả chính phủ lâm thời Campuchia thông qua các tổ chức
viện trợ phi chính phủ của Australia và của quốc tế.

Những thành quả do những nỗ lực của Australia ở Campuchia đem lại chính
là kết quả tốt đẹp của việc thực hiện chính sách mới về Đông Dương của Australia
từ khi Công Đảng lên nắm chính quyền (1983), đặc biệt là từ năm 1988 trở đi. Tiến
trình này đã được Việt Nam, Lào, Campuchia nhận thức một cách đầy đủ.
Ngay từ năm 1986, trong báo cáo chính trị của đại hội VI Đảng Cộng sản
Việt Nam, Australia đã được nêu lên với tư cách là một quốc gia mà Việt Nam
mong muốn phát triển mạnh mẽ các mối quan hệ. Buôn bán hai chiều Australia –
Việt Nam đã gia tăng nhanh chóng vào cuối thập niên 80, từ dưới 5 triệu AUD năm
1984, đã lên đến gần 40 triệu AUD trong năm 1990. Việt Nam là nước thu hút sức
mạnh sự quan tâm của các nhà đầu tư Australia, hứa hẹn triển vọng làm ăn rất tốt
đẹp, nhất là khi tiến trình chuyển “Từ chiến trường thành thị trường” đã tỏ ra rất có
hiệu quả.
Buôn bán hai chiều của Australia với Lào và Campuchia vẫn còn rất thấp,
chưa tới 2 triệu AUD đối với mỗi nước.
Viện trợ vẫn là hoạt động của Australia ở Đông Dương: Trong năm 1990 –
1991, Việt Nam đã nhận hơn 10 triệu trong tổng số 27,2 triệu AUD mà Chính phủ
Australia dành cho khu vực Đông Dương.
Tại Lào, năm 1989, thủ tướng Australia Bob Hawke đã thông báo quyết định
viện trợ cho quốc gia này số tiền 31 triệu AUD, phần lớn để xây dựng chiếc cầu
vượt sông MêKông, nhằm góp phần mạnh mẽ vào việc giảm bớt những căng thẳng
ở khu vực Đông Dương cũng như để thúc đẩy quan hệ buôn bán Thái Lan – Lào.

21
Tại Campuchia, hoạt động viện trợ của Australia thông qua các tổ chức quốc
tề như UNICEF, IRRI và các tổ chức phi Chính phủ khác đã đem đến cho nhân dân
ở đây thực phẩm, đuều kiện để chăm sóc y tế, giáo dục, tổng số tiền viện trợ năm
1989- 1990 là 8,6 triệu AUD.
Như vậy, đến những năm đầu của thập niên 90, quan hệ giữa Australia và ba
nước Đông Dương đã có những bước cải thiện đáng kể về nhiều mặt. Tuy nhiên,
hành động của Australia cũng đã bị phản đối từ các nước ASEAN, Mỹ và Trung

Quốc, họ cho rằng Australia đã phớt lờ những cam kết mà Australia đã cam kết với
các nước ASEAN.
1.2.4. Nhận xét, đánh giá về chính sách của Australia đối với ASEAN từ
sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến 1996.
Trên mọi phương diện của mối quan hệ từ kinh tế, chính trị-ngoại giao cho
đến an ninh-quốc phòng giữa Australia và ASEAN cho thấy có những bước chuyển
dịch theo hướng tích cực, đặc biệt là từ giữa thập niên 1980 trở đi. Tuy nhiên, mối
quan hệ trên bị chi phối mạnh mẽ bởi quan điểm hệ chính trị-tư tưởng của Chiến
tranh Lạnh. Vào thời gian đó, Australia vẫn còn hoài nghi về sự lớn mạnh của
ASEAN và chưa thực sự coi tổ chức này như một đối tác bình đẳng. Australia phát
triển quan hệ với khu vực này chủ yếu thông qua quan hệ song phương với từng
nước thành viên.
Những tín hiệu tốt đẹp trong quan hệ của Australia với 3 nước Đông Dương
có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Australia, khi mà Australia nhìn nhận
Đông Nam Á là một khu vực đang thử thách chính sách đối ngoại của Australia. Sự
thành công hay thất bại của chính sách đối ngoại ở khu vực này rõ ràng không thể
thiếu vai trò của mối quan hệ giữa Australia với khu vực Đông Dương, một bộ phận
không thể tách rời, xét về mọi phương diện, ra khỏi khu vực Đông Nam Á.
Có thể tổng kết về quan hệ Australia - ASEAN giai đoạn này bằng những
nhận xét xác đáng của Fedor Mediansky, chuyên gia về chính sách đối ngoại, đại
học Tổng hợp New South Wales như sau: “Mối quan tâm cao hơn cả của Australia

22
về các vấn đề an ninh suốt thời kỳ vài thập kỷ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai
đang phải nhường bước cho các mối quan hệ dựa trên cơ sở rộng lớn hơn, bao gồm
cả kinh tế, chính trị, cũng như các mục tiêu có tính hợp lý về an ninh. Trong những
năm sau thời kỳ “ngăn chặn”, chính sách đối ngoại của Australia ở Đông Nam Á
đã ngày càng trở nên linh hoạt hơn vì nó không còn bị thống trị bởi việc cam kết với
duy nhất một mục đích là ủng hộ những mục tiêu mang tính chiến lược toàn cầu của
đồng minh phương Tây”. [88, tr.264-283]

Tuy nhiên, vào những năm đầu của thập kỷ 90, cụ thể là giai đoạn 1991-
1996, có thể nói rằng những điều chỉnh với định hướng khu vực của Chính phủ
Công Đảng của Thủ tướng Paul Keating là tiếp tục theo đuổi chính sách “hướng về
châu Á” hay “hội nhập châu Á”, thúc đẩy quan hệ Australia- ASEAN phát triển.
Đây là “giai đoạn hoàng kim trong quan hệ hợp tác Australia-ASEAN”.
Về mặt nhận thức, Việc Australia định lại vị trí, mục tiêu trở thành một quốc
gia châu Á thực thụ và từ đó đưa ra hàng loạt chiến lược quan trọng để hội nhập vào
châu Á trên mọi lĩnh vực, đã cho thấy Australia dứt khoát thừa nhận vị trí địa lý
thực tế của mình một cách tích cực nhất, rũ bỏ đi tình trạng phân thân và định kiến
nặng nề từng gây nhiều khó khăn và làm chệch hướng chiến lược quốc gia của
Australia trong một thời kỳ dài.
Về chính trị, an ninh và quốc phòng, Australia luôn thừa nhận tầm quan
trọng có tính sống còn của khu vực Đông Nam Á đối với an ninh và quốc phòng của
Australia, song cách tiếp cận và phương thức tìm kiếm những lợi ích an ninh đó đã
thay đổi, thậm chí có những khía cạnh thay đổi căn bản và sâu sắc. Chính sách
“tham dự toàn diện” của chính phủ Australia cho thấy dưới thời Thủ tướng Paul
Keating đã có bước chuyển biến căn bản trong đường lối tìm kiếm, xây dựng lợi ích
an ninh và quốc phòng của Australia ở Đông Nam Á.
Về kinh tế, ASEAN đang ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế, an ninh, phòng thủ của khu vực, trở thành biểu tượng thành
công của xu thế liên kết khu vực. Thực tế này khiến cho nhận định của Australia
rằng khu vực này sẽ dần thay thế Đông Bắc Á để trở thành một nơi có nhịp độ tăng

23
trưởng mạnh nhất châu Á-Thái Bình Dương là có cơ sở, và chiến lược hội nhập
châu Á của Australia do đó tập trung tiêu điểm vào ASEAN. Điều đó cho thấy
Australia có một nhận thức tỉnh táo và biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, quá trình
thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ kinh tế, thưng mại giữa Australia với các nước
ASEAN còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác nữa, và tiến trình hợp tác
này dù đã có một vài thành công vẫn chỉ là những bước đi căn bản đầu tiên. Tuy

nhiên, sự hình thành AFTA, APEC cũng đem đến những hy vọng và lạc quan cho
cả hai phía.
Như vậy, có thể thấy rằng ở giai đoạn này, đã có một sự thay đổi khá toàn
diện diễn ra trong quan hệ Australia- ASEAN, dựa trên những cơ sở thật đa dạng và
đa chiều, từ phía Australia, từ phía các nước ASEAN, từ cả môi trường quốc tế rộng
lớn.





24
Chương 2
CHÍNH SÁCH CỦA AUSTRALIA ĐỐI VỚI ASEAN
TỪ 1996 ĐẾN NAY
2.1. Sự thay đổi Chính phủ và Đảng cầm quyền
Từ tháng 10/1998 đến nay (2007), John Howard lên cầm quyền, giữ vị trí
người đứng đầu chính phủ Australia. John Howard luôn quan niệm Australia như
một quốc gia phương Tây. So với Thủ tướng tiền nhiệm Hawke và Keating, ông tỏ
ra ít quan tâm tới châu Á.
Với vai trò đã đảm nhiệm tại Đông Timor, Australia đã biệt phái sang đây
một đơn vị quân đội (Interfet) do Tướng Peter Cosgrove chỉ huy, có nhiệm vụ tái
thiết hoà bình sau chiến dịch khủng bố và phá hoại của các dân vệ thân Indonesia
không muốn công nhận kết quả trưng cầu dân ý ngày 30/8/1999 ủng hộ nền độc lập
của Đông Timor. Động thái này nằm trong quan điểm địa chính trị của John
Howard coi phương Tây là sen đầm quốc tế: tháng 9/1999, ông tuyên bố trách
nhiệm duy trì trật tự trong khu vực là của Mỹ, và Australia sẵn sàng đóng vai trò
“phó cảnh sát trưởng” cho Mỹ- một tuyên bố bị chỉ trích kịch liệt ở Châu Á.
2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực
Chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ khiến chủ

nghĩa xã hội lâm vào tình trạng thoái trào. Nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi,
nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc và tôn giáo, chạy đua
vũ trang, hoạt động can thiệp khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày
càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch nền cơ cấu
kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống xã hội. Cộng đồng thế giới
đang đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (như vấn đề môi trường, dân số,
bệnh tật, năng lượng…). Các nước lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình
hợp tác và liên kết khu vực về kinh tế, thương mại, chính trị, quân sự và nhiều lĩnh
vực khác.

×