Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 134 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



PHẠM THỊ VÂN CHI



CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ






Hà Nội- 2013
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ VÂN CHI



CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY


Luận văn Thạc sĩ Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 40


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền





Hà Nội- 2013
3


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH
ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH 15

1.1. Bối cảnh quốc tế mới sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc 15
1.2.Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới 17
1.2.1. Vị trị địa lý 17
1.2.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và thị trường rộng lớn 18
1.3. Những vấn đề còn tồn tại ở châu Phi 20
1.3.1. Nạn nghèo đói 21
1.3.2. Bạo lực, xung đột vũ trang và bất ổn về chính trị 22
1.3.3. Bệnh dịch 23
1.4. Quan điểm của Mỹ về châu Phi thời kỳ chiến tranh Lạnh 26
1.5. Tác động từ mối quan hệ của châu Phi với các nƣớc đến chính sách đối ngoại
của Mỹ 20
1.5.1. Quan hệ Trung Quốc- châu Phi 29
1.5.2. Quan hệ Nhật Bản- châu Phi 31
1.5.3. Quan hệ Ấn Độ- châu Phi 26
1.5.4. Quan hệ EU- châu Phi 37
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI QUA
CÁC NHIỆM KỲ TỔNG THỐNG Error! Bookmark not defined.
4

2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dƣới thời Tổng thống Bill
Clinton (1993-2000) 32
2.1.1. Về kinh tế 43
2.1.2. Về chính trị, an ninh 36
2.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dƣới thời Tổng thống
G.Bush (2001-2008) 48
2.2.1. Mở rộng cơ hội và phát triển kinh tế 41
2.2.2. Hỗ trợ giải quyết bệnh dịch và phát triển giáo dục 54
2.2.3. Hỗ trợ giải quyết chiến tranh xung đột và xây dựng hòa bình 50
2.2.4. Đảm bảo an ninh và ngăn ngừa hoạt động khủng bố 62
2.2.5. Cải cách chính trị và định hướng dân chủ hóa cho châu Phi 55

2.2.6. Sự lựa chọn của Mỹ tại vùng Sừng châu Phi 65
2.3. Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi dƣới thời Tổng thống B.Obama
(2009-2013) 61
2.3.1. Hỗ trợ phát triển kinh tế 62
2.3.2. Hỗ trợ ổn định chính trị và phát triển xã hội 72
2.3.3. Hỗ trợ an ninh quân sự 87
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU
PHI VÀ TRIỂN VỌNG 83
3.1. Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi 83
3.1.1. Những thay đổi trong chính sách châu Phi của Mỹ qua các giai đoạn 83
3.1.2. Những thành tựu đạt được 87
3.1.3. Những hạn chế 99
3.2. Triển vọng chính sách châu Phi của Mỹ 94
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
5

PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ACOTA
Hỗ trợ và Đào tạo các hoạt động dự phòng của châu Phi
(Africa Contingency Operations Training and Assistance)
AEI
Sáng kiến giáo dục châu Phi (Africa Education Initiative)
AFRICOM
Bộ chỉ huy quân sự châu Phi (Africa Command)
AGOA
Đạo luật Cơ hội và Tăng trƣởng châu Phi (African Growth
anh Opportunity Act)
APRM

Cơ chế giám sát đồng đẳng châu Phi (African Peer Rivew
Mechanism)
ART
Phƣơng pháp điều trị chống kháng thuốc (Anti- Retroviral
Treatment)
AU
Liên minh châu Phi (Africa Union)
CIA
Cơ quan tình báo trung ƣơng (Central Intelligence Agency)
COMESA
Thị trƣờng chung Đông và Nam Phi (Common Market for
Eastern and Southern Africa)
EBA
Tất cả trừ vũ khí (Everything But Arms)
ECOWAS
Cộng đồng Kinh tế các nƣớc Tây Phi (Economic
Community of West Africa States)
EEBC

The Eritrea- Ethiopia Boundary Commission (Ủy ban biên
giới Eritrea- Ethiopia)
EU
Liên minh châu Âu (European Union)
FDI
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
6

GPOI

Sáng kiến Hợp tác hòa bình toàn cầu (Global Peace
Operation Initiative)
HIPCs
Các nƣớc nghèo nặng nợ (Heavily Indebted Poor Countries)
IEHA
Sáng kiến của Tổng thống nhằm chấm dứt nạn đói ở châu
Phi (The President’s Initiative to End Hunger in Africa)
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
JIBIC
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for
International Cooperation)
JICA
Cục Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese International
Cooperation Agency)
MCA

Tài khoản thách thức Thiên niên kỷ (Millenium Challenge
Account)
MCC
Hợp tác Thách thức Thiên niên kỷ (Millenium Challenge
Cooperation)
MDGs
Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millenium Development
Goals)
MENA
Trung Đông và Bắc Phi (Middle East and North Africa)
NATO
Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (North Atlantic
Treaty Organization)

NBA
Hội bóng rổ nhà nghề Mỹ (National Basketball Association)
NEPAD
Chƣơng trình Đối tác mới vì sự phát triển châu Phi (New
Partnership for Africa’s Development)
NGO
Tổ chức phi chính phủ (Non-Government Organizations)
OAU
Tổ chức châu Phi thống nhất (Organization of Africa Unity)
ODA
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development
Assisstant)
7


OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)
OPIC
Hợp tác đầu tƣ tƣ nhân tại hải ngoại (Overseas Private
Investment Cooperation)
PEPFAR

Kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp phòng chống AIDS của Tổng
thống (President’s Emergency Plan For AIDS Relief)
TCB
Xây dựng năng lực thƣơng mại (Trade Capacity Building)
TFG
Chính phủ Liên bang lâm thời (Transitional Federal
Government)

TICAD
Hội nghị quốc tế Tokyo về Phát triển châu Phi (Tokyo
International Conference on African Development)
UN
UNICEF
Liên hợp quốc (United Nations)
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (United Nations Children's
Fund)
UNMEE

UNAIDS
Phái bộ LHQ ở Eritrea- Ethiopia (UN Mission in Ethiopia-
Eritrea )
Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(United Nations Programme on AIDS)
USAID
Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ (U.S Agency for
International Development)
USD
Đô la Mỹ (U.S Dollar)
USRT
Văn phòng Đại diện thƣơng mại Mỹ (U.S Trade
Representative)
WFP
Chƣơng trình lƣơng thực thế giới (World Food Program)
WMD
Vũ khí hủy diệt hàng loạt (Weapon of Mass Destruction)
WTO
Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)
8


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bản đồ 1.2.2: Bản đồ khoáng sản châu Phi…………………………………… …11
Bảng 1.3.3: Tình hình nhiễm HIV/AIDS theo khu vực, 2005……………… … 17
Bảng 2.2.1: Nội dung Hiệp ƣớc Thƣơng mại Mỹ tạo lợi ích cho châu Phi… ……43















9

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh thế giới chuyển tiếp sang một trật tự mới
không còn thế hai cực đối đầu mà thay vào đó là thế đơn cực với một siêu cƣờng
duy nhất là Mỹ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay ảnh hƣởng của Mỹ đang bị cạnh
tranh mạnh mẽ bởi sự vƣơn lên của các cƣờng quốc khác cụ thể ở đây là Trung
Quốc, Ấn Độ… và xu hƣớng phát triển của trật tự thế giới trong tƣơng lai là tiến tới

một hệ thống đa cực, bởi lẽ nhìn trên bình diện toàn cầu, một quốc gia, dù là siêu
cƣờng duy nhất cũng không có khả năng kiểm soát thực tế toàn bộ các lĩnh vực của
đời sống quốc tế. Kinh tế trở thành nhân tố nền tảng và quyết định trong sức mạnh
tổng hợp của các quốc gia và trở thành động lực chính của xu thế khu vực hoá và
toàn cầu hoá. Trong bối cảnh phát triển nhƣ vũ bão của cách mạng khoa học - công
nghệ, các quốc gia đều nhận thấy vấn đề cấp bách hàng đầu là phải ra sức tận dụng
mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kinh tế. Với tiềm năng và sức
hấp dẫn về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng
cũng nhƣ nguồn lao động dồi dào của mình thì châu Phi đang là lựa chọn ƣu tiên
của nhiều cƣờng quốc trên thế giới, bao gồm cả những cƣờng quốc mới nổi. Chính
sự quan tâm của các cƣờng quốc mới này đã phần nào khiến Mỹ lo ngại khi cho
rằng lợi ích và ảnh hƣởng của Mỹ ở châu Phi đang bị chia sẻ. Chính vì thế mà
những năm gần đây, chính sách đối ngoại của Mỹ đã dành nhiều sự quan tâm hơn
đến châu Phi.
Có thể thấy rằng những năm đầu sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, hình ảnh
châu Phi một phần nào đó đã mờ nhạt hơn trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy
nhiên bƣớc sang đầu thế kỷ XXI, Mỹ bắt đầu tăng cƣờng trở lại quan hệ với châu
Phi thông qua những chính sách và mục tiêu cụ thể hơn. Từ năm 2001, Mỹ đã xây
dựng 16 khu đại sứ quán của mình tại châu Phi và sau đó lên kế hoạch cho 21 đại sứ
quán mới đƣợc khởi công trong vòng 6 năm tiếp theo. Song song với các hoạt động
đó là việc chính phủ Mỹ thực hiện dẫn đầu trong việc giảm nợ, thúc đẩy hỗ trợ phát
triển, đẩy mạnh thƣơng mại và đầu tƣ cho châu Phi, đƣa ra Sáng kiến giảm nợ đa
10

phƣơng (the Multilateral Debt Relief Initiative), hỗ trợ phòng chống bệnh dịch đặc
biệt là HIV/AIDS, nâng cao sức khỏe cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân châu Phi.
Bên cạnh đó, hoà bình và dân chủ ở châu Phi đƣợc Mỹ rất quan tâm, cụ thể, Mỹ bắt
đầu đào tạo hơn 39.000 lính gìn giữ hoà bình ở 20 nƣớc châu Phi từ năm 2005,
đồng thời hỗ trợ châu Phi trong việc truyền bá tự do dân chủ và củng cố những nền
dân chủ còn non trẻ, chấm dứt xung đột và hỗ trợ việc gìn giữ hoà bình khu vực.

Sự đổi hƣớng trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi đã cho
thấy sự quan tâm lớn hơn của Mỹ đối với lục địa Đen. Bên cạnh đó với chủ trƣơng
theo đuổi ―Chính sách toàn cầu‖ nhằm gây ảnh hƣởng đến tất cả các khu vực trên
thế giới thì việc Mỹ hƣớng sự chú ý của mình đến châu Phi là một điều tất yếu. Mỹ
muốn thể hiện vai trò và ý định kiểm soát của mình khi nhận thấy trong thời điểm
hiện nay lục địa này đang rơi vào vòng chú ý và cạnh tranh địa- chính trị giữa các
cƣờng quốc trên thế giới.
Thiết nghĩ, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung và chính
sách đối ngoại của Mỹ với châu Phi nói riêng là rất cần thiết và hữu ích cho sự nhận
thức và đánh giá về các mối quan hệ quốc tế đƣơng đại. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện
nay việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi vẫn chƣa nhận
đƣợc nhiều quan tâm do vậy các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá hạn
chế. Vì những lý do nhƣ vậy mà em đã chọn đề tài “Chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với châu Phi từ sau chiến tranh Lạnh đến nay” cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên
quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Đây chính là những nguồn tài liệu phong
phú, đa dạng và hữu ích cho công việc nghiên cứu của em. Tuy nhiên, do phạm vi
luận văn chỉ đề cập chủ yếu đến chính sách đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh
Lạnh đến nay với châu Phi, nên nguồn tài liệu đƣợc sử dụng ở đây chủ yếu đƣợc
chọn lọc từ các công trình có liên quan đến chủ đề này. Trong số các tài liệu tiếng
Việt có một số các công trình đáng chú ý nhƣ ―Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
sau chiến tranh lạnh‖ của tác giả Randall B. Ripley và James M. Lindsay đƣợc dịch
11

ra tiếng Việt và đƣợc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2002. Cuốn
sách tập trung vào trình bày tình hình quốc tế và nƣớc Mỹ sau khi Liên Xô và các
nƣớc xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, chiến tranh Lạnh kết thúc, đƣa ra những
phân tích về đối sách và thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đồng thời
khuyến nghị về các chính sách lớn của Mỹ trên một loạt các lĩnh vực nhƣ viện trợ

an ninh, chính sách thƣơng mại, vấn đề sử dụng vũ lực…
―Hợp tác quốc tế giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu của châu Phi” do
PGS.TS Nguyễn Thanh Hiền làm chủ biên đƣợc Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
xuất bản năm 2008. Cuốn sách đã chỉ ra những khó khăn và thách thức lớn của châu
Phi hiện nay song cũng không quên nêu lên các lợi thế và ƣu điểm của châu lục này,
cùng với đó là sự trợ giúp và hợp tác để giải quyết các vấn đề của châu Phi từ phía
cộng đồng quốc tế nói chung và các đối tác lớn nói riêng trong đó có Mỹ.
―Cạnh tranh và xung đột địa- chính trị trong kỷ nguyên mới sau chiến tranh
Lạnh” của tác giả Lê Quang Minh đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 20, năm 2009.
Bài viết đề cập đến một trong hai cuộc cạnh tranh và xung đột lớn nhất trong kỷ
nguyên mới: đó là cạnh tranh và xung đột địa- chính trị, chỉ ra sự không ngừng mở
rộng về phạm vi và gia tăng mức độ căng thẳng giữa các khu vực, những nơi đang
diễn ra cạnh tranh này, trong đó có khu vực châu Phi. Bài viết cũng chỉ ra mục đích
thực sự của Mỹ khi muốn hƣớng tới châu Phi là nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên
dầu mỏ của châu lục này.
―Chính sách của Mỹ đối với châu Phi từ sau thế chiến thứ II đến thời Tổng
thống G.W.Bush II” của tác giả Nguyễn Khánh Vân đăng trên Tạp chí nghiên cứu
châu Phi và Trung Đông, số 76, năm 2011. Trong phạm vi bài viết, tác giả khái quát
chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi trong 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất
là chính sách châu Phi của Mỹ từ sau thế chiến thứ II đến hết chiến tranh Lạnh; giai
đoạn thứ hai là chính sách châu Phi của Mỹ từ sau chiến tranh Lạnh đến thời Tổng
thống Geogre Bush. Bài viết đề cập đến việc phong trào độc lập tại châu Phi là nhân
tố tác động mạnh mẽ đến chính sách châu Phi của Mỹ từ sau thế chiến II, chỉ ra mục
tiêu quan trọng của Mỹ lúc đó là ngăn chặn ảnh hƣởng của hệ tƣ tƣởng cộng sản lan
12

truyền ở châu lục này. Tiếp sau đó thời gian đầu sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc,
chính quyền Bush (cha) bác bỏ chính sách ngăn chặn này và ít quan tâm đến châu
Phi. Tuy nhiên chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi thực sự thay đổi dƣới
thời Tổng thống Bill Clinton và tiếp sau đó là dƣới thời Tổng thống Geogre Bush.

Tuy vẫn còn là những chính sách mang tính cơ hội, nhƣng cũng đã phần nào thể
hiện đƣợc sự quan tâm của Mỹ đối với tiềm năng phát triển của châu Phi.
―Vì sao ngoại trưởng Mỹ thăm châu Phi” của Võ Giang đăng trên Tạp chí
Cộng sản, số 15, năm 2009. Bài viết đề cập đến chuyến thăm 7 nƣớc châu Phi của
ngoại trƣởng Mỹ Hilary Clinton, qua đó chỉ ra ý đồ của Mỹ khi đƣa châu Phi trở
thành ƣu tiên trong chính sách đối ngoại, hay nói cách khác Mỹ đang thực hiện một
―chiến dịch ngoại giao toàn diện‖ nhằm bảo vệ và tăng cƣờng ba lợi ích quan trọng
của Mỹ trong hợp tác với châu Phi, đó là lợi ích từ AGOA ( Đạo luật Cơ hội và
Tăng trƣởng châu Phi); lợi ích từ việc khai thác dầu, nguồn tài nguyên thiên nhiên;
và lợi ích an ninh.
Bên cạnh những tài liệu tiếng Việt, em cũng tham khảo thêm một số tài liệu
tiếng Anh những công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung
và chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi nói riêng. Có thể kể đến những
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nƣớc ngoài về chính sách đối ngoại của Mỹ, cụ
thể là dƣới thời Bill Clinton nhƣ ―The Agenda: Inside the Clinton White House” của
Bob Woodward, Julie Rubenstein (Editor); Mass Market Paperback; Published
1995; ―Clinton’world: Remarking America Foreign Policy‖ của William G. Hyland.
Bên cạnh đó là các bài viết trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ nhƣ ―Hillary
Clinton Outlines Obama’s Africa Policy” của Charles W.Corey năm 2009 trong đó
chỉ ra rằng các mục tiêu chính sách đối ngoại của chính quyền Obama ở châu Phi
bắt nguồn từ lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế và nhân đạo. Hay nhƣ bài viết
―Clinton’s Remarks on U.S Africa Trade at 2010 AGOA Forum” của Bộ Ngoại
giao Mỹ năm 2010, đã chỉ ra thành công trong những hoạt động cụ thể của Mỹ ở
châu Phi đối với các vấn đề kinh tế xã hội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
13

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu, làm rõ và phân tích chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với châu Phi từ sau chiến tranh Lạnh đến nay. Để thực hiện đƣợc
mục tiêu đó, luận văn sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Tập hợp và hệ thống hóa toàn bộ tƣ liệu liên quan đến quan điểm, chính sách
đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi thời kỳ chiến tranh Lạnh.
- Trên cơ sở phác họa bức tranh toàn cảnh về chính sách đối ngoại của Mỹ ở
châu Phi sẽ chỉ ra những điều chỉnh của Mỹ trong chính sách đối với châu Phi từ
sau chiến tranh Lạnh đến nay và phƣơng thức triển khai cũng nhƣ các hoạt động cụ
thể của Mỹ để thực hiện các chính sách này.
- Nghiên cứu và tìm hiểu về lợi ích cũng nhƣ những tính toán của Mỹ tại châu
Phi, những hành động thực tế của Mỹ nhằm bảo đảm lợi ích của mình ở châu Phi.
- Đánh giá thành công và hạn chế của chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu
Phi từ đó đƣa ra nhận định về triển vọng chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Phi
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách đối ngoại của Mỹ đối với
châu Phi, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh và
quân sự.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu các nội dung cơ
bản, các vấn đề chính nổi lên trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi
cũng nhƣ trong quá trình thực thi chính sách đó.
Về phạm vi thời gian, luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu giai đoạn từ sau
chiến tranh Lạnh đến nay mà cụ thể là từ năm 1993 khi bắt đầu nhiệm kỳ của Tổng
thống Bill Clinton.Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng thể, xuyên suốt, luận văn
không thể không nhắc đến quan điểm đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi thời kỳ
chiến tranh Lạnh. Đó chính là cơ sở cho những điều chỉnh trong chính sách đối
ngoại của Mỹ đối với châu Phi thời gian sau này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Ngoài các phƣơng pháp cơ bản và mang tính truyền thống nhƣ duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn áp dụng phƣơng pháp diễn dịch- quy nạp là
14

các phƣơng pháp cơ bản trong quá trình nhận thức và xử lý thông tin, tƣ liệu cũng
nhƣ đƣa ra nhận định, kết luận của mình. Trên cơ sở tập hợp các nguồn thông tin, tƣ

liệu khác nhau, luận văn sẽ hệ thống hoá, lý giải, phân tích, kế thừa có chọn lọc các
vấn đề và thành tựu nghiên cứu có trƣớc liên quan đến chủ đề. Đồng thời tiếp tục
phát triển, đƣa ra các nhận định cũng nhƣ diễn giải theo cách riêng của mình về các
vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, trong luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
nhƣ phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, đánh giá và dự báo để làm sáng tỏ các
vấn đề cần đƣợc nghiên cứu trong phạm vi đề tài
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính
của Luận văn đƣợc triển khai thành 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Những nhân tố cơ bản tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ
đối với châu Phi sau chiến tranh Lạnh. Đề cập đến những nhân tố cơ bản
tác động đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi
từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc
- Chƣơng 2: Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi qua các nhiệm kỳ
Tổng thống. Đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi, các
phƣơng thức triển khai cũng nhƣ các hoạt động cụ thể qua 3 nhiệm kỳ
Tổng thống trong giai đoạn 1993-2013
- Chƣơng 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Mỹ đối với châu Phi và triển
vọng. Đề cập đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối
với châu Phi qua 3 nhiệm kỳ Tổng thống, rút ra những thành tự đạt đƣợc
cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại để đánh giá triển vọng chính sách châu
Phi của Mỹ trong thời gian tới.
-
15

CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA MỸ ĐỐI VỚI CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Bối cảnh quốc tế mới sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc

Đầu những năm 1990, sau nhiều năm trì trệ và khủng hoảng chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, chấm dứt một thời kỳ đối đầu căng thẳng
giữa hai phe tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Cục diện thế giới hai cực tan rã
với sự vƣợt trội của Mỹ, tuy nhiên sự độc chiếm của Mỹ không duy trì đƣợc lâu. Sự
phục hồi và phát triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản, EU và sự trỗi dậy của
nhiều nƣớc khác nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ… đang hình thành một cục diện thế giới
mới theo hƣớng đa cực ―nhất siêu đa cƣờng‖. Tuy nhiên, ―cục diện đa cực chƣa hẳn
đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ quá độ từ trật tự cũ để tiến tới một trật tự
mới‖.[50]
Mỹ lúc đó nổi lên là siêu cƣờng mạnh nhất so với các cƣờng quốc khác với
ƣu thế vƣợt trội trên tất cả các lĩnh vực then chốt nhƣ kinh tế, chính trị, quân sự…
vì thế mà Mỹ đã không ngại giấu giếm ý định lãnh đạo thế giới sau chiến tranh
Lạnh. Mỹ bắt đầu thể hiện vai trò siêu cƣờng của mình không chỉ trong các hoạt
động của Liên hợp quốc, NATO… mà còn trực tiếp tham gia vào việc giải quyết
các biến cố lớn trên thế giới và ở các khu vực khác nhau: chiến tranh vùng Vịnh,
xung đột ở Coxovo, Somalia… Gần nhƣ ở bất cứ điểm nóng nào trên thế giới đều
có sự can thiệp của Mỹ. Mỹ tiếp tục chủ trƣơng củng cố quan hệ với Liên minh
châu Âu (EU) và mở rộng hơn nữa khối NATO, tích cực điều chỉnh chiến lƣợc ở
các khu vực và cố gắng cải thiện quan hệ với các nƣớc lớn nhƣ Trung Quốc, Nga…
Những điều trên cho thấy Mỹ đang tìm cách để trở thành một cực duy nhất chi phối
thế giới. Tuy nhiên việc Mỹ trở thành một cực duy nhất của trật tự thế giới mới là
điều khó thực hiện khi bản thân các tổ chức quốc tế, khu vực, các nƣớc lớn… sẽ
không chịu ngồi yên để chịu sự chi phối và điều khiển của Mỹ. Tất cả mọi quốc gia
đều muốn tăng khả năng ảnh hƣởng trong các vấn đề quốc tế và các tổ chức quốc tế.
16

Bởi vậy, ảnh hƣởng của Mỹ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cƣờng quốc
kinh tế và chính trị khác nhƣ EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản…
Do đó, xu thế phát triển của trật tự thế giới trong tƣơng lai sẽ là hƣớng đến
một hệ thống đa cực, trong đó, một số quốc gia sẽ nắm vai trò chủ chốt trong việc

ảnh hƣởng tới cục diện thế giới. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cuộc chạy đua
vừa công khai vừa không công khai để giành lấy quyền lực trong tƣơng lai và diễn
ra trong xu thế hòa bình, vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau.
Bên cạnh đó, bài học của thời kỳ chiến tranh Lạnh đã chứng tỏ phƣơng pháp
quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự là chủ yếu không còn phù hợp, phải
gánh chịu nhiều tổn thất dù là nƣớc thắng cuộc hay bại trận. Trong khi đó, phƣơng
thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu đƣợc nhiều tiến
bộ. Trong khi Mỹ và Liên Xô mải mê chạy đua vũ trang thì các nƣớc khác nhƣ Nhật
Bản, Tây Âu và một số nƣớc khác lại ra sức tập trung phục hồi nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề trong chiến tranh, rút ngắn khoảng cách về kinh tế- kỹ thuật với Mỹ và
trở thành đối thủ cạnh tranh với Mỹ. Từ đó có thể nhận thấy sự hƣng thịnh hay suy
vong của một quốc gia đƣợc quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó,
trong đó đặc biệt là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật. Vì vậy sau chiến tranh
Lạnh, tất cả các quốc gia đều đang ra sức điều chỉnh chiến lƣợc phát triển và tập
trung mọi sức lực vào ƣu tiên phát triển kinh tế. Những cân nhắc về địa - kinh tế
trên mức độ nào đó đã vƣợt qua các tính toán về địa - chính trị khi mà kinh tế trở
thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế, cạnh tranh sức mạnh tổng hợp quốc gia
thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc đọ sức
giữa các cƣờng quốc. Sức mạnh của mỗi quốc gia là một nền sản xuất phồn vinh,
một nền tài chính lành mạnh và một nền công nghệ có trình độ cao- đó mới là cơ sở
để xây dựng sức mạnh thật sự của mỗi quốc gia. ―Sự phát triển hay suy thoái của
các yếu tố này tạo nên sự hƣng thịnh và suy vong không chỉ của các cƣờng quốc mà
cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp đan xen và phụ thuộc nhau.‖[50].
Bên cạnh đó, tự do hóa và toàn cầu hóa là một vấn đề đƣợc cả thế giới quan tâm khi
sau chiến tranh Lạnh, hầu hết các nƣớc ở mức độ khác nhau đều có sự điều chỉnh về
17

chiến lƣợc kinh tế, trong đó mở cửa, hội nhập trở thành một xu thế không thể đảo
ngƣợc. Nếu nhƣ trƣớc đây, trao đổi thƣơng mại chỉ chú trọng mở rộng trong nội bộ
khối, khu vực thì ngày nay gần nhƣ toàn thế giới đã là một thị trƣờng thống nhất

dƣới áp lực đòi hỏi của tự do hóa, toàn cầu hóa. Cùng với xu thế toàn cầu hóa, quốc
tế hóa, là sự ra đời của các tổ chức với các quy mô từ khu vực đến quốc tế đang
diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên châu lục. Các tổ chức quốc
tế rất đa dạng, chức năng cũng không dừng lại ở việc giải quyết các cuộc xung đột
quốc tế và khủng hoảng. Trào lƣu này phát triển mạnh trong thập niên 1990 sẽ tiếp
tục gia tăng cả về lƣợng và chất trong những năm đầu thế kỷ XXI, cùng với quá
trình toàn cầu hoá sẽ ảnh hƣởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống quốc tế,
mang lại cả những thuận lợi và khó khăn cho mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập
vào những thể chế chung đó.[56]
1.2.Tầm quan trọng của châu Phi trên bản đồ thế giới
1.2.1. Vị trị địa lý
Châu Phi là châu lục đứng thứ ba trên thế giới cả về dân số và diện tích sau
châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.244.050 km² bao gồm cả các đảo cận
kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất với 55 quốc gia và hơn 1
tỷ dân sinh sống. Ngày nay, các quốc gia ở châu Phi đều độc lập, tất cả trong số đó
có đƣờng biên giới đƣợc tạo ra trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân của ngƣời châu
Âu.[35]
Châu Phi có vị trí địa- chính trị quan trọng trên bản đồ thế giới. Vùng Bắc Phi
là láng giềng với châu Âu khi chỉ cần vƣợt qua Địa Trung Hải. Khu vực Đông Bắc
châu Phi, hay còn gọi là vùng Sừng châu Phi lại rất gần với khu vực Trung Đông
―nóng bỏng‖ hiện nay. Châu Phi là nơi phân cách hai đại dƣơng: phía tây là Đại Tây
Dƣơng, phía đông là Ấn Độ Dƣơng. Từ xa xƣa, Ấn Độ Dƣơng đã rất náo nhiệt bởi
tàu buồm lợi dụng các đợt gió mùa để lƣu hành. Còn Đại Tây Dƣơng đã bị châu Âu
chinh phục bởi những phát kiến của châu Âu từ thế kỷ XV. Sự giao lƣu thông
thƣơng từ Đông sang Tây đã có từ thời Thƣợng cổ khi những đoàn ngƣời buôn bán
sử dụng lạc đà để đi qua sa mạc Sahara và sau này càng sầm uất hơn khi tàu thuyền
18

có thể thông thƣơng theo tuyến đƣờng biển nối từ Ấn Độ Dƣơng qua vịnh Aden,
vào biển Đỏ rồi sang Địa Trung Hải để ra Đại Tây Dƣơng ở phía Bắc châu Phi hoặc

qua Mũi Hảo Vọng ở phía Nam châu Phi. Sự giao lƣu buôn bán của châu Phi với
châu Âu và khu vực Trung Đông ngay từ xƣa đã nảy sinh nhiều vấn đề bởi các mặt
hàng nổi tiếng là vàng và nô lệ. Ngày nay, vị trí địa lý của châu Phi vẫn tiếp tục tạo
ra những vấn đề địa- chính trị phức tạp. Bên cạnh những mặt hàng là các loại tài
nguyên thiên nhiên và các nông sản từ châu Phi xuất đi và các mặt hàng là sản
phẩm chế tạo, hàng công nghiệp từ nơi khác nhập về thì châu Phi còn làm cho Mỹ
và phƣơng Tây lo lắng về việc gia tăng buôn bán các loại hàng cấm bao gồm cả vũ
khí cũng nhƣ nuôi dƣỡng cho các loại tội phạm quốc tế, trong đó có nạn rửa tiền và
chủ nghĩa khủng bố.[3]
Nhƣ vậy có thể nói, vị trí địa- chính trị và địa- chiến lƣợc của châu Phi đã
khiến châu lục này trở thành một địa bàn chiến lƣợc quan trọng trong chính sách đối
ngoại của Mỹ, là một bộ phận trong chiến lƣợc toàn cầu và là một ƣu tiên trong kế
hoạch chiến lƣợc an ninh quốc gia mới của nƣớc này.
1.2.2. Tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và thị trường rộng lớn
Lợi thế trƣớc tiên và cũng là quan trọng nhất của châu Phi chính là sự ƣu đãi
của thiên nhiên đã giành cho châu lục này nhiều nguồn tài nguyên quý giá. Ngƣợc
lại với tình trạng kinh tế nghèo nàn thuộc loại nhất thế giới trong tƣơng quan so
sánh với các nền kinh tế khác, châu Phi lại giàu có về mặt tài nguyên thiên nhiên…
Nguồn tài nguyên của châu Phi vừa phong phú về chủng loại vừa giàu có về trữ
lƣợng. Hiện nay châu Phi chiếm 90% trữ lƣợng coban, 90% platin, 99% sản lƣợng
crom, 64% sản lƣợng mangan, 33% sản ƣợng uranium, 70% sản lƣợng tantalite,
68% sản lƣợng coban, 54% sản lƣợng vàng của thế giới (Bảng 1.2.2)
Về mặt dầu mỏ, châu Phi chỉ sở hữu khoảng 8% trữ lƣợng dầu mỏ thế giới,
tƣơng đƣơng với 101,8 tỷ thùng. Tuy trữ lƣợng dầu mỏ không cao, song châu Phi,
đặc biệt là vùng Đông Phi lại đƣợc đánh giá là ―vựa dầu và khí gas sản lƣợng cao
đang cần đƣợc khai phá‖ và là ―một trong những trữ lƣợng dầu lớn cuối cùng của
thế giới‖. Nhờ vào những phát hiện về các mỏ dầu mới ở Cộng hòa Chad,
19

Cameroon, Gabon cùng trữ lƣợng dầu khổng lồ đã đƣợc phát hiện ở Nigeria, cùng

với nền công nghiệp dầu mỏ đạt tốc độ tăng trƣởng nhanh nhất trên thế giới nhƣ
hiện nay, châu Phi hứa hẹn trở thành nhà cung cấp dầu mỏ chính cho thế giới trong
tƣơng lai (tỷ trọng dầu mỏ trong toàn bộ khối lƣợng dầu nhập khẩu trên thế giới của
châu Phi đã tăng từ 9,5% vào năm 2000 lên 28-30% vào năm 2010). Dầu mỏ vẫn là
một trong những nguồn nguyên – nhiên liệu chủ yếu cho phát triển kinh tế trong
thời gian tới. Bên cạnh dầu mỏ, kim cƣơng và vàng, châu Phi còn đƣợc thiên nhiên
ban tặng cho rất nhiều loại khoáng sản quan trọng khác nhƣ quặng sắt, boxit, đồng
đỏ, uranium, coban, mangan, phốt phát. Ngoài ra, châu Phi còn có thể cung cấp cho
thế giới gỗ, cô ca, cà phê, lạc, chè, thuốc lá, cao su, dầu cọ…[3]
Bản đồ 1.2.2: Bản đồ khoáng sản châu Phi

Nguồn: [2
1]
Ngoài những tiềm năng về kinh tế, châu Phi còn là châu lục lớn thứ 3 trên
thế giới, với dân số hơn 1 tỷ ngƣời. Lục địa Đen cũng đang thu hút các thƣơng hiệu
hàng đầu thế giới. Điều này cho thấy các nhà đầu tƣ hoàn toàn có quyền lạc quan về
những cơ hội mà châu Phi có thể mang lại. Nền kinh tế châu Phi đang trên đà phát
20

triển, hàng triệu ngƣời đã gia nhập vào tầng lớp trung lƣu trong thập kỷ qua. Trong
khi đó ngƣời dân cũng đang tiêu dùng những sản phẩm cao cấp nhƣ iPad, Porches
Có thể thấy bức tranh tổng quan về châu Phi ngoài đói nghèo, xung đột, luôn cần
viện trợ và sống trong điều kiện dƣới mức tối thiểu thì đây còn là một thị trƣờng
tiêu thụ tiềm năng khi phần đông dân số sẽ có thu nhập khá. Châu Phi đang vƣơn
mình ra sân chơi quốc tế với sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn nhƣ United Bank
for Africa hay Guaranty Trust Bank Bên cạnh đó, vốn đầu tƣ từ Mỹ, Pháp, Anh và
nhiều quốc gia khác cũng đổ vào lục địa này ngày một nhiều do những tiềm năng
kinh doanh lớn từ các ngành năng lƣợng, khoáng sản, nông nghiệp, công nghệ kỹ
thuật Tại nhiều quốc gia châu Phi, những ngƣời trẻ tuổi đang nỗ lực thể hiện nhiệt
huyết cũng nhƣ khả năng kinh doanh. Trong khi đó chính phủ các nƣớc cũng áp

dụng những biện pháp tích cực hơn để tạo ra một môi trƣờng kinh tế cởi mở hơn,
hấp dẫn hơn và ít quan liêu hơn. Theo đánh giá mới đây của tạp chí Economist,
―Châu Phi chính là một lục địa tiềm năng sau một thời gian dài thất vọng‖ [62].
Nhƣ vậy, có thể nói tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu trữ lƣợng và một
thị trƣờng lao động và tiêu thụ tiềm năng là một lợi thế rất mạnh của châu Phi trong
công cuộc hợp tác vì sự phát triển toàn cầu hiện nay. Các nguồn lợi này vừa là sức
hút vừa là điểm tựa của châu Phi, song chúng cũng có thể gây ra hiểm hoạ đối với
châu Phi. Vấn đề của châu Phi hiện nay chính là ở chỗ, phải làm thế nào để có thể
tạo ra đƣợc cơ chế quản lý, giám sát, khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên đó
một cách hữu hiệu nhất, phục vụ tốt nhất cho công cuộc kiến thiết và phát triển châu
lục.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại ở châu Phi
Hiện nay, trong tƣơng quan so sánh với các châu lục khác, châu Phi đang bị
tụt hậu rất trầm trọng về kinh tế và đây cũng là một nguyên nhân làm cho nạn đói
nghèo càng trở nên phổ biến. Thêm vào đó là các yếu tố gây bất ổn khác nhƣ dịch
bệnh và xung đột vũ trang cũng hoành hành dữ dội.


21

1.3.1. Nạn nghèo đói
Châu Phi đƣợc xem là khu vực nghèo nhất thế giới. Về tổng thu nhập quốc
dân tính theo đầu ngƣời, châu Phi (trừ Nam Phi và Bắc Phi) kém nhất so với các
châu lục khác. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của các nƣớc châu Phi cận Sahara
(trừ Nam Phi) rất thấp, chỉ là 343 USD/ngƣời/năm[23]. Năm 2004, châu Phi có 689
triệu ngƣời nghèo (chiếm 78,7% trên tổng số 875 triệu dân toàn châu lục); trong đó
có 314 triệu ngƣời thuộc diện cực nghèo, tăng rất nhiều so với con số 164 triệu
ngƣời nghèo năm 1981. Toàn châu lục có gần nửa dân số sống ở mức 0,65
USD/ngƣời/ngày, thấp hơn chuẩn nghèo của thế giới là 1 USD/ngƣời/ngày[24].
Cho đến nay tình hình nghèo đói ở châu Phi vẫn không hề có dấu hiệu suy

giảm, thậm chí còn trở nên trầm trọng hơn: từ Ethiopia, Somalia, Djibouti đến
Kenya. Tồi tệ nhất là tại Nam Somalia - bị nạn hạn hán nặng nhất kể từ hơn nửa thế
kỷ qua, khiến Liên hợp quốc phải tuyên bố nạn đói tại khu vực này. Theo Liên hợp
quốc, tình hình ở Nam Somalia nghiêm trọng đến mức mỗi ngày có hàng nghìn
ngƣời bỏ làng để tìm đến các trại tị nạn. Trong số những ngƣời chạy nạn, hơn 1/3
trẻ em bị suy dinh dƣỡng trầm trọng. Do hạn hán kéo dài, mùa màng thất bát, giá
thực phẩm không ngừng leo thang. Tại thủ đô Mogadishu của Somalia, một bao ngô
50 kg hiện tại đƣợc rao bán 40 euro, trong khi năm ngoái chỉ có 5 euro. Giá này đã
vƣợt xa tầm tay ngƣời dân của một đất nƣớc vốn bị điêu tàn sau 20 năm nội chiến.
Trƣớc thực trạng đó, Liên hợp quốc đã phải công bố Nam Somalia lâm vào nạn đói.
Tình hình nhân đạo ở Bakool và Lower Shabelle ở miền Nam đã xấu đi nhanh
chóng. Gần một nửa dân số Somalia - 3,7 triệu ngƣời - đang trong tình trạng khủng
hoảng, mà trong đó ƣớc tính khoảng 2,8 triệu ngƣời là ở miền Nam. Hơn 166.000
ngƣời Somalia tuyệt vọng tìm cách bỏ chạy sang các quốc gia láng giềng Kenya và
Ethiopia[63]. Hạn hán, xung đột kết hợp với nghèo đói đã tạo ra những điều kiện
cần thiết để gây nên nạn đói tại Somalia. Tình hình thiếu đói tại Djibouti, Kenya và
Ethiopia cũng trong tình trạng nghiêm trọng. Việc Liên hợp quốc phải công bố ―nạn
đói‖ có nghĩa là cuộc khủng hoảng lƣơng thực ở khu vực này khiến tỷ lệ suy dinh
22

dƣỡng xấp xỉ 40% dân số, và có từ 1 đến 5 ngƣời trên 100.000 ngƣời bị chết đói
mỗi ngày, kèm theo đó, là hiện tƣợng chạy nạn ồ ạt, bán tháo tài sản và súc vật.
1.3.2. Bạo lực, xung đột vũ trang và bất ổn về chính trị
Trong nhiều thập kỷ cho đến những năm 90 của thế kỷ XX, khi chiến tranh
Lạnh chấm dứt, tình hình châu Phi có nhiều bất ổn: chia rẽ, xung đột có xu hƣớng
lan rộng ở châu Phi; phần lớn các nƣớc châu Phi hiện nay có cơ cấu sắc tộc và tôn
giáo đa dạng nên dễ xảy ra xung đột lợi ích giữa các phe phái. Các nhà nƣớc tuy
mới hình thành sau thời kỳ thuộc địa đã phần nào giúp điều hòa giải quyết mâu
thuẫn, ngăn chặn phát sinh bạo lực và bƣớc đầu có cơ cấu dân chủ, song do tiến
hành dân chủ hóa theo mô hình phƣơng Tây quá nhanh trong khi điều kiện kinh tế

xã hội chƣa phát triển nên nền dân chủ ở châu Phi còn non yếu, gây ra các xung đột
nội bộ mới. Hơn nữa, các nƣớc châu Phi đồng loạt tiến hành cơ chế dân chủ, thực
hiện dân chủ nghị viện, tự do bầu cử… nên việc tranh giành quyền lực, tranh giành
lợi ích giữa các bộ tộc trở nên gay gắt hơn. Xung đột vũ trang xảy ra ở nhiều nƣớc
và nhiều khu vực khác nhau của châu lục, lan từ nƣớc này sang nƣớc kia, cuộc
chiến tại một nƣớc nhiều khi có sự tham gia hoặc gián tiếp, hoặc trực tiếp của nhiều
nƣớc láng giềng xung quanh, có những cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ, tất cả
những điều này đã tạo ra tình trạng vô cùng bất ổn về an ninh và chính trị ở châu
Phi.
Sự bất ổn về chính trị và an ninh ở châu Phi xảy ra với nhiều nguyên nhân
khác nhau. Mặc dù hầu hết các nƣớc châu Phi đã và đang tiến hành chuyển đổi sang
chế độ chính trị dân chủ đa đảng nhƣng hiệu quả giữa các nƣớc không đều nhau.
Thêm vào đó các đảng cầm quyền và phe đối lập ở châu Phi chủ yếu chỉ tập trung
tranh giành quyền lực mà không chú trọng xây dựng nhà nƣớc, cải cách hiến pháp.
Vì thế, cơ chế chính trị chƣa thúc đẩy và có sự liên kết với phát triển kinh tế, tạo
nên sự mất cân bằng trong đời sống xã hội, đời sống nhân dân châu Phi giảm sút
dẫn đến tình trạng tụt hậu ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh
đó, châu Phi lại không tự mình tìm ra đƣờng lối phát triển kinh tế phù hợp với điều
kiện và tình hình của đất nƣớc mà phụ thuộc nặng nề vào áp lực cải cách cơ chế
23

chính trị theo các mô hình chính trị kiểu châu Âu. Quản lý nhà nƣớc yếu kém cũng
là một nguyên nhân của những bất ổn chính trị ở châu Phi. Điều này chủ yếu bắt
nguồn từ những hạn chế về nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực nghèo kỹ năng.
Sự yếu kém không chỉ thể hiện trong hiến pháp và pháp luật mà cả trong cơ cấu nội
bộ của các đảng phái chính trị. Các phe phái thƣờng có xu hƣớng mua chuộc trong
bầu cử hơn là đƣa ra các chƣơng trình hoạt động chính trị toàn diện, bởi lợi ích cá
nhân đƣợc họ đặt lên cao hơn so với lợi ích cộng đồng. Vì vậy, khi trình độ của đại
diện chính quyền và trình độ dân chúng còn nhiều hạn chế thì châu Phi rất cần một
hệ thống chính trị hiệu quả, đáp ứng đƣợc những nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội

hiện đại.
1.3.3. Bệnh dịch
Châu Phi hiện đang là khu vực phải chịu đựng nhiều bệnh dịch nguy hiểm
nhất thế giới nhƣ sốt rét, lao phổi… đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS. Hiện nay, sốt
rét chiếm tới 11% gánh nặng bệnh tật ở châu Phi và chi phí cho bệnh sốt rét chiếm
tới 1% GDP. Mỗi năm ở châu Phi có 3000 ngƣời chết vì sốt rét. Có ít nhất 300 triệu
ngƣời trên thế giới bị sốt rét mỗi năm, trong đó tới 80% thuộc về châu Phi, nghiêm
trọng nhất bởi hầu hết lại là trẻ em. Trẻ em dƣới 5 tuổi sống ở khu vực miền Nam sa
mạc Sahara của châu Phi là nạn nhân chính của bệnh sốt rét, chiếm tới 9/10 trƣờng
hợp tử vong do căn bệnh này. Cứ 30 giây thì có 1 trẻ em tại khu vực này thiệt mạng
vì bệnh sốt rét. Đây là nguyên nhân gây tử vong cao nhất cho trẻ em châu Phi, với tỉ
lệ cao gấp 3 lần đại dịch HIV/AIDS. Việc bảo vệ trẻ em và phụ nữ mang thai trƣớc
nguy cơ nhiễm bệnh sốt rét là nhiệm vụ ƣu tiên hiện nay của UNICEF và WHO.
Trong khi đó đại dịch HIV/AIDS cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến châu Phi.
Giữa năm 1999- 2000 số ngƣời chết vì AIDS còn nhiều hơn số ngƣời chết vì chiến
tranh tại châu lục này. Hiện nay khoảng hơn 70% số ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS trên
thế giới thuộc về châu Phi. Từ năm 2000 có 24 triệu ngƣời châu Phi bị nhiễm HIV,
mỗi ngày có khoảng 6.000 ngƣời tử vong vì AIDS và thêm 11.000 ngƣời nhiễm
mới. Đến năm 2001 châu Phi có 28,4 triệu ngƣời bị nhiễm HIV/AIDS, năm 2008
con số này lên đến hơn 33 triệu ngƣời, gần 3 triệu ngƣời nhiễm mới và 2 triệu ngƣời
24

tử vong vì AIDS. 21 nƣớc có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao nhất trên thế giới đều
thuộc châu Phi cận Sahara. Năm 2003, những nƣớc bị đại dịch HIV/AIDS tàn phá
nặng nề nhất là Zimbabwe, Botswana, Namibia, Dawmbia với 20-26% số ngƣời ở
độ tuổi 15-49 bị nhiễm HIV/AIDS; tiếp đó là Tanzania, Nam Phi, Kenya,
Mozambique, Ethiopia với 9-20% số ngƣời ở độ tuổi 15-49 bị nhiễm[3]. Theo
WHO, nếu không có biện pháp ngăn chặn, số tử vong vì AIDS trên thế giới từ 45
triệu ngƣời vào năm 2010 sẽ tăng gấp đôi vào năm 2020. Tại châu Phi, có 12 triệu
trẻ em mồ côi vì cha mẹ thiệt mạng do bệnh AIDS. Có thể thấy những nƣớc bị tác

động mạnh của đại dịch AIDS đã chứng kiến sự tăng nhanh về số lƣợng ngƣời chết
và tuổi thọ giảm trong cuối thập kỷ qua. Nhƣng do những nƣớc bị tác động nặng nề
ở khu vực châu Phi cận Sahara đồng thời cũng là nƣớc có mức sinh cao (số con
trung bình của một phụ nữ) và có qui mô dân số tƣơng đối nhỏ nên đại dịch không
làm giảm dân số của khu vực này. Ở một số nƣớc nhƣ Botswana, Lesotho, Nam Phi
tốc độ tăng trƣởng dân số đã giảm mạnh hoặc thậm chí không tăng do AIDS, nhƣng
tốc độ tăng trƣởng dân số nói chung trong khu vực vƣợt quá so với các khu vực
khác trên thế giới. Thậm chí, cho dù có tử vong do AIDS, dự báo dân số của khu
vực châu Phi cận Sahara vẫn tăng từ 767 triệu năm 2006 lên 1,7 tỷ năm 2050. Tuy
nhiên, AIDS đã tác động nặng nề đến mọi lĩnh vực xã hội. AIDS đứng thứ tƣ trong
những nguyên nhân tử vong trên thế giới và là nguyên nhân số một ở châu Phi cận
Sahara. Theo số liệu của Chƣơng trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS) công bố Báo cáo dịch HIV/AIDS toàn cầu năm 2011 thì khu vực cận
Sahara của châu Phi vẫn là nơi bị HIV/AIDS tấn công nặng nề nhất, hiện khu vực
này chiếm 69% tổng số ngƣời nhiễm HIV/AIDS còn sống của thế giới.
Ở châu Phi cận Sahara, tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị chết vì HIV/AIDS thƣờng
rất cao (xem bảng 1.3.3). Thiếu thuốc để kéo dài thời gian sống, 1/3 số trẻ sinh ra bị
nhiễm HIV (bị nhiễm từ mẹ) chết trƣớc khi tròn một tuổi, và khoảng 60% chết
trƣớc 5 tuổi. Sự gia tăng tử vong do AIDS cũng làm ngừng hoặc làm đảo lộn những
kết quả đạt đƣợc về tuổi thọ trung bình ở nhiều nƣớc châu Phi. Ví dụ, ở Lesotho,
năm 2005, ƣớc tính có 1/4 ngƣời lớn đang sống chung với HIV/AIDS, tuổi thọ
25

trung bình là 60 năm từ 1990-1995, nhƣng con số này đã giảm mạnh xuống 34 năm
vào giai đoạn 2005-2010, chủ yếu là do tử vong liên quan đến AIDS. Liên hợp quốc
dự báo tuổi thọ bình quân ở Lesotho có thể tăng đến 69 năm trong giai đoạn 2015-
2020 nếu không bị tử vong quá mức do AIDS.
Bảng 1.3.3: Tình hình nhiễm HIV/AIDS theo khu vực (2005)

Nguồn [65]

Tử vong liên quan đến AIDS còn làm thay đổi cấu trúc tuổi của ngƣời dân. Ở
Nam Phi chẳng hạn, do tỷ lệ tử vong vì AIDS ngày càng tăng cao, số ngƣời ở độ
tuổi 20-49 chiếm tới 3/5 tổng số ngƣời tử vong ở khu vực này trong giai đoạn 2000-
2005, trong khi đó tỷ lệ này chỉ chiếm 1/5 trong giai đoạn 1985-1990.
Châu Phi còn có rất nhiều vấn đề nan giải về kinh tế, chính trị, xã hội. Châu
lục này cần nhiều sự giúp đỡ để tiến hành cải cách kinh tế nhằm mục tiêu khắc phục
tình trạng yếu kém và tụt hậu, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống
cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, các nƣớc châu Phi cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thiện

×