Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chính sách ngoại giao năng lượng của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 81 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐOÀN THỊ THU HƢƠNG





CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA
LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21




LUẬN VĂN THẠC SĨ







Hà Nội - 2013



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐOÀN THỊ THU HƢƠNG




CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA
LIÊN BANG NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21

Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 02 06



LUẬN VĂN THẠC SĨ



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Hồng Hạnh





Hà Nội - 2013

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
MỞ ĐẦU 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA LB
NGA 15
1.1 Năng lƣợng và ngoại giao năng lƣợng 15
1.2 Ƣu thế về năng lƣợng của LB Nga 19
1.3 Nhu cầu năng lƣợng của thế giới và những biến động trên thị trƣờng năng lƣợng
toàn cầu 23
Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG
CỦA LB NGA ĐẦU THẾ KỈ 21 28
2.1 Sự ra đời của chiến lƣợc toàn cầu về dầu mỏ của LB Nga 28
2.2 Các biện pháp triển khai chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga đầu thế kỉ 21 . 31
2.2.1 Trong quan hệ với Mỹ 31
2.2.2 Trong quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) 38
2.2.3 Trong quan hệ với các nước SNG 41
2.2.4 Trong quan hệ với các cường quốc mới nổi ở châu Á 44
2.2.5 Trong quan hệ với các nước đang phát triển 47
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ GỢI Ý CHO VIỆT NAM 53
3.1 Đánh giá chung 53
3.1.1 Đặc điểm chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga 53
3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện ngoại giao năng lƣợng của Nga 56
3.2 Chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga với Việt Nam 61

3.2.1 Hợp tác Nga- Việt trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt 61
3.2.2 Hợp tác Nga- Việt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân 63
3.3 Một số đề xuất cho Việt Nam 66
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

4




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
Tên viết tắt
Tên đầy đủ
1.
APEC
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
2.
ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
3.
CHXHCN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
4.
CNOOC
China National Offshore Oil Corporation

Tập đoàn Dầu mỏ và Khí đốt tự nhiên Trung Quốc
5.
CVP
Venezuela Petro Corporation
Công ty dầu khí Venezuela
6.
EEA
European Economic Area
Khu vực kinh tế châu Âu
7.
EIA
U.S. Energy Information Administration
Cục Thông tin năng lƣợng Mỹ
8.
EU
European Union
Liên minh Châu Âu

5

9.
GNEP
Global Nuclear Energy Partnership
Chƣơng trình đối tác năng lƣợng hạt nhân toàn cầu
10.
HEU
Highly enriched uranium
Urani có độ làm giàu cao
11.
IAEA

International Atomic Energy Agency
Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử quốc tế
12.
IEA
International Energy Agency
Cơ quan Năng lƣợng quốc tế
13.
LB Nga
LB Nga
14.
LEU
Low enriched uranium
Urani có độ làm giàu thấp
15.
NPT
Nuclear Non-Proliferation Treaty
Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân
16.
NRC
U.S. Nuclear Regulatory Commission
Ủy ban quản lý hạt nhân Mỹ
17.
NSG
Nuclear Suppliers Group
Nhóm cung cấp hạt nhân
18.
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
19.

OPEC
Organization of the Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu lửa

6

20.
PVI
Petrovietnam Insurance Joint Stock Corporation
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
21.
PVN
PetroVietnam
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
22.
ROSATOM
Rosatom State Nuclear Energy Corporation
Tổng Công ty nhà nƣớc về năng lƣợng nguyên tử ROSATOM
23.
RVP
RusVietPetro Company
Xí nghiệp liên doanh "RusVietPetro"
24.
SCO
Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thƣợng Hải
25.
SNG
Commonwealth of Independent States
Cộng đồng các quốc gia độc lập

26.
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
27.
Viện
NLNTVN
Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam









7





DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

STT
TÊN BẢNG
1.
Bảng 2.1: Chỉ số lạm phát của Nga dƣới thời B. Yeltsin
2.
Bảng 2.2: Chỉ số tăng trƣởng của Nga dƣới thời B. Yeltsin

3.
Bảng 2.3: Sự phụ thuộc vào năng lƣợng nhập khẩu của EU
4.
Bảng 2.4: Sơ đồ dự án Dòng chảy phƣơng Bắc
5.
Bảng 2.5: Sơ đồ dự án Dòng chảy phƣơng Nam















8




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần một thập kỷ cầm quyền của Tổng thống Boris Yeltsin (1991-1999), nƣớc Nga
đã chìm trong khủng hoảng cùng với sự suy giảm địa vị trên trƣờng quốc tế và bị xem nhƣ

quốc gia hạng hai. Tuy nhiên, bƣớc sang thế kỉ 21, LB Nga đã dần khôi phục vị thế cƣờng
quốc trong trật tự thế giới mới trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự. Đặc biệt,
sự trở lại của LB Nga còn đƣợc nhìn nhận với tƣ cách cƣờng quốc năng lƣợng do Nga đã tận
dụng tối đa tiềm lực năng lƣợng của mình.
Công cụ năng lƣợng không chỉ giúp vực dậy nền kinh tế của LB Nga mà còn trở thành
một công cụ ngoại giao đắc lực. Ngoại giao năng lƣợng của LB Nga hƣớng tới rất nhiều đối
tƣợng khác nhau nhƣ Mỹ, EU, các nƣớc SNG, các cƣờng quốc mới nổi ở châu Á và các nƣớc
đang phát triển. Do đó, khi tìm hiểu về chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga không
thể bỏ qua sự linh hoạt và biến hóa trong cách LB Nga áp dụng chính sách này đối với từng
đối tƣợng nhằm đạt đƣợc các mục đích chính trị riêng của LB Nga. Năng lƣợng đã giúp LB
Nga khẳng định vị thế siêu cƣờng tại châu Âu bằng việc gây sức ép với EU, kiểm soát và duy
trì tầm ảnh hƣởng đối với các nƣớc SNG đồng thời cũng giúp LB Nga hiện diện tại nhiều khu
vực chiến lƣợc nhƣ châu Á- Thái Bình Dƣơng, Châu Phi, Mỹ La Tinh và cạnh tranh tầm ảnh
hƣởng với Mỹ và Trung Quốc.
Hiện nay, khi nhắc đến ngoại giao năng lƣợng của LB Nga, chủ yếu các học giả và các
nhà nghiên cứu trên thế giới đều tập trung vào dạng năng lƣợng dầu mỏ và khí đốt, bởi LB
Nga đƣợc thiên nhiên ƣu ái với trữ lƣợng dầu mỏ, khí đốt dồi dào, tạo tiền đề cho LB Nga
nắm giữ vị trí số một trong các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt. Tuy nhiên, trong tay LB Nga
còn có một công cụ năng lƣợng khác vô cùng trọng yếu và là điểm tựa cho vị thế cƣờng quốc
của LB Nga- năng lƣợng hạt nhân. LB Nga không chỉ kế thừa kho vũ khí hạt nhân đồ sộ mà
còn kế thừa cả nền công nghiệp hạt nhân dân sự phát triển của Liên Xô cũ. Ngày nay, khi trật
tự hai cực sụp đổ, chiến tranh Lạnh chấm dứt, các nƣớc không còn sử dụng năng lƣợng hạt
nhân vào mục đích chạy đua vũ trang nhƣng tiềm lực của kho vũ khí hạt nhân vẫn đƣợc LB

9

Nga sử dụng nhƣ một công cụ răn đe. Đặc biệt, với tiềm năng kinh tế vƣợt trội, ngày càng có
nhiều quốc gia quan tâm tới việc phát triển ngành năng lƣợng hạt nhân dân sự. Điều này tạo
cho LB Nga lợi thế không nhỏ để sử dụng năng lƣợng hạt nhân nhƣ một công cụ ngoại giao
thông qua các dịch vụ hạt nhân toàn cầu.

Việt Nam và LB Nga là hai nƣớc có quan hệ truyền thống tốt đẹp kế thừa từ thời Liên
Xô cũ. Do đó, trong tiến trình thực hiện đề án phát triển năng lƣợng quốc gia, Đảng và nhà
nƣớc ta luôn coi LB Nga là đối tác chiến lƣợc. Hai bên cũng đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong
lĩnh vực hợp tác năng lƣợng với việc tiến hành ký kết hàng loạt Hiệp định liên chính phủ trong
lĩnh vực này. Đặc biệt, Việt Nam cũng đã thông qua Chƣơng trình Điện hạt nhân quốc gia với
dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 do LB Nga là chủ thầu với phƣơng thức “chìa
khóa trao tay”. LB Nga cũng đã hỗ trợ Việt Nam xây dựng một Trung tâm Khoa học và công
nghệ hạt nhân với một lò phản ứng nghiên cứu đặt tại Lâm Đồng- một bƣớc hỗ trợ cho
Chƣơng trình điện hạt nhân quốc gia của Việt Nam.
Nhìn chung, thực tế đã chứng minh sự đúng đắn của LB Nga trong việc sử dụng năng
lƣợng nhƣ một công cụ chính trị. Trƣớc tình hình LB Nga và Việt Nam ngày càng hợp tác sâu
rộng về vấn đề năng lƣợng, việc nghiên cứu sâu nhằm hiểu rõ hơn về chính sách ngoại giao
năng lƣợng của LB Nga – cách thức Nga áp dụng con bài năng lƣợng đối với từng đối tƣợng
sẽ giúp Việt Nam nắm bắt tốt hơn các cơ hội hợp tác, cũng nhƣ rút ra đƣợc những bài học kinh
nghiệm quý báu trong việc quản lý, triển khai đề án năng lƣợng quốc gia. Bên cạnh đó, một
phần kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đƣợc sử dụng làm tƣ liệu cho đề tài nghiên cứu
“chính sách xuất khẩu của LB Nga trong các lĩnh vực liên quan đến điện hạt nhân phục vụ dự
án điện hạt nhân Ninh Thuận I” của Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam. Xuất phát từ
những ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, học viên quyết định lựa chọn tên đề tài luận văn
“Chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga những năm đầu thế kỷ 21”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, sự phục hồi và trỗi dậy của LB Nga có tác động không nhỏ tới cục diện thế
giới cũng nhƣ có tầm ảnh hƣởng lớn tới vô số quốc gia và khu vực. Trong đó, năng lƣợng
chính là đòn bẩy kinh tế để LB Nga khôi phục và thực hiện các mục tiêu chính trị. Vì thế,
chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga đã trở thành đề tài đƣợc các học giả Việt Nam

10

và thế giới tập trung nghiên cứu khai thác. Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tại nƣớc
ngoài và Việt Nam mà ngƣời viết có thể tiếp cận đƣợc nhƣ sau.

Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài:
Trƣớc hết, có thể kể đến cuốn sách “Chính sách năng lƣợng của LB Nga dƣới nhiệm kỳ
tổng thống Putin: Chiến lƣợc và định hƣớng” của tác giả Danila Bochkarev do GMB
Publishing Ltd. xuất bản năm 2006. Trong đó, tác giả chỉ ra ƣu thế của LB Nga về trữ lƣợng
dầu mỏ, khí đốt và sự chú trọng đầu tƣ của chính phủ LB Nga vào ngành công nghiệp dầu khí.
Cuốn sách cũng chỉ ra các bạn hàng chính nhập khẩu dầu khí của LB Nga và chiến lƣợc
hƣớng tới khai thác và kiểm soát các nguồn cung dầu khí mới ở châu Á. Tuy nhiên, tác phẩm
chủ yếu chỉ đề cập tới chính sách năng lƣợng của Nga với việc thúc đẩy xuất khẩu dầu khí chứ
chƣa phân tích đến việc LB Nga sử dụng năng lƣợng nhƣ một công cụ ngoại giao. Cũng trong
năm 2006, tạp chí Bình luận Trung Quốc đã đăng bài viết “Mục tiêu mới của nền ngoại giao
Nga: siêu cƣờng năng lƣợng” của tác giả Triệu Tự Sinh. Trong đó, tác giả đã phân tích tiềm
năng dầu khí của LB Nga và chỉ ra rằng LB Nga dựa vào tiềm lực này để tranh giành tầm ảnh
hƣởng và phục hƣng địa vị nƣớc lớn.
Đến năm 2007, tác giả Martin Walker đã chỉ ra vai trò của yếu tố năng lƣợng trong mối quan
hệ giữa LB Nga và các nƣớc châu Âu trong tác phẩm “Nga và châu Âu: Các cuộc chiến
năng lƣợng”, ấn phẩm của Viện nghiên cứu chính trị thế giới, Washington DC. Trong đó, tác
giả phân tích sự phụ thuộc của các nƣớc châu Âu vào nguồn dầu khí của LB Nga, sơ lƣợc về
các cuộc xung đột năng lƣợng giữa LB Nga và một số nƣớc châu Âu, từ đó chỉ ra việc LB Nga
sử dụng dầu khí nhƣ một phƣơng tiện nhằm gây sức ép đối với EU và dần khẳng định vị thế
siêu cƣờng năng lƣợng tại khu vực.
Đến năm 2010, vấn đề năng lƣợng trong chính sách ngoại giao của LB Nga đƣợc học giả Kari
Liuhto tập trung nghiên cứu trong ấn phẩm của Viện nghiên cứu Pan- European “Vai trò của
năng lƣợng trong chính sách đối ngoại của Nga”. Học giả Kari Liuhto đã tập trung vào
việc LB Nga tận dụng ƣu thế dầu mỏ, khí đốt vào mục đích chính trị. Tác giả đã phân tích sự
phụ thuộc của các nƣớc trong khu vực vào dòng chảy dầu mỏ, khí đốt của LB Nga; việc LB
Nga tập trung hoàn thiện và phát triển hệ thống đƣờng ống dẫn nhằm kiểm soát nguồn dầu khí
của khu vực Trung Á. Từ đó, tác giả chỉ ra những mục tiêu chiến lƣợc của chính sách ngoại

11


giao năng lƣợng của LB Nga là thúc đẩy xuất khẩu bằng việc mở rộng khai thác các mỏ dầu
khí; tận dụng sự phụ thuộc của các nƣớc vào nguồn cung dầu khí của mình để duy trì và xây
dựng không gian hậu Xô Viết và tìm cách để gia tăng giá dầu khí. Có thể nói, tác giả Kari
Liuhto đã phân tích đƣợc vai trò của dầu khí trong chính sách ngoại giao của LB Nga- thông
qua hoạt động xuất khẩu, trao đổi buôn bán để duy trì tầm ảnh hƣởng tại các khu vực truyền
thống. Năm 2011, Routledge đã xuất bản cuốn “Chính sách an ninh và ngoại giao năng
lƣợng của Nga” của hai tác giả Dellecker và Thomas Gomart. Cuốn sách đi sâu phân tích mối
quan hệ giữa LB Nga và các nƣớc Trung Á trong lĩnh vực dầu khí, những nỗ lực của LB Nga
nhằm kiểm soát nguồn cung dầu khí dồi dào của khu vực này. Mới đây nhất, vào đầu năm
2012, Edward Elgar Publishing đã cho xuất bản cuốn sách “Chính sách năng lƣợng của
Nga: Cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu” do Pami Aalto biên tập. Cuốn sách tổng hợp
các bài phân tích của các chuyên gia về chính sách năng lƣợng của LB Nga. Trong đó, các học
giả đã phân tích phƣơng thức LB Nga áp dụng chính sách năng lƣợng ở các cấp độ quốc gia,
khu vực và thế giới. Ở cấp độ quốc gia, các học giả tập trung phân tích các yếu tố kinh tế, xã
hội, chính trị tác động đến chính sách năng lƣợng của LB Nga; Để phân tích chính sách năng
lƣợng của LB Nga ở khu vực, các tác giả đã phân tích chính sách của LB Nga khi thực hiện dự
án dòng chảy phƣơng Bắc và con đƣờng vận chuyển dầu khí của LB Nga qua Ukraina và
Belarus; Ở cấp độ thế giới, cuốn sách phân tích các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu năng lƣợng
và chính sách hƣớng đông – tăng cƣờng quan hệ với các nƣớc châu Á- Thái Bình Dƣơng của
LB Nga.
Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam, cũng từ năm 2006, vấn đề LB Nga sử dụng công cụ năng lƣợng đã đƣợc
nghiên cứu trong bài viết “Dầu mỏ: vũ khí lợi hại của Nga. Cuộc thử nghiệm tăng giá khí
đốt cho châu Âu” của tác giả Trần Ngọc Toản trên Thời báo kinh tế số ra ngày 21/2/2006.
Bài viết chỉ ra việc LB Nga sử dụng giá dầu khí nhƣ công cụ thƣởng bạn phạt thù với các quốc
gia vốn chịu ảnh hƣởng của LB Nga và tăng sức ép lên EU- một thị trƣờng phụ thuộc chính
vào nguồn cung năng lƣợng từ Nga. Vấn đề này lại trở lại trong bài viết “Sự vƣơn lên của
nƣớc Nga dƣới thời Tổng thống Putin” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền trên Tạp chí nghiên
cứu châu Âu, số 11 năm 2007. Bài viết cho thấy ƣu thế về dầu mỏ, khí đốt chính là đòn bẩy để
LB Nga khôi phục kinh tế, từ đó củng cố địa vị chính trị- ngăn chặn việc phƣơng Tây can


12

thiệp vào công việc nội bộ của LB Nga, duy trì tầm ảnh hƣởng tại không gian hậu Xô Viết và
tăng sức ép với EU. Tiếp đến là bài viết “Dầu khí và chiến lƣợc năng lƣợng của Nga” của
tác giả Nguyễn Cảnh Toàn trên Tạp chí nghiên cứu châu Âu, số 9 năm 2008. Bài viết phân
tích việc LB Nga sử dụng dầu khí nhƣ một thứ vũ khí kinh tế sắc bén và một công cụ ngoại
giao hiệu quả. Bên cạnh việc chỉ ra tiềm năng dầu khí của LB Nga và việc LB Nga dựa vào
xuất khẩu dầu khí để vực dậy nền kinh tế, tác giả còn phân tích việc LB Nga sử dụng dầu khí
“nhƣ con át chủ bài trong sân chơi chính trị để đối phó lại Mỹ và Tây Âu, những nƣớc đang
tìm mọi cách để thu hẹp khu vực ảnh hƣởng truyền thống của Nga”

[18, tr.35]. Năm 2010, tác
giả Nguyễn Phƣơng Ly cũng đi sâu nghiên cứu đề tài này qua bài viết “Ngoại giao năng
lƣợng Nga dƣới nhiệm kỳ Tổng thống Putin” đăng trên Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 3
năm 2010. Theo đó, tác giả phân tích cơ sở ngoại giao năng lƣợng của LB Nga là những tác
động của thị trƣờng năng lƣợng thế giới, ƣu thế về nguồn tài nguyên của LB Nga và mục tiêu
của ngoại giao năng lƣợng Nga là tăng cƣờng vị thế chính trị trong nền chính trị quốc tế, củng
cố ảnh hƣởng trong không gian hậu Xô Viết và tìm kiếm nguồn cung năng lƣợng mới. Tuy
nhiên, trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Phƣơng Ly chỉ tập trung vào hoạt động xuất
nhập khẩu dầu khí của LB Nga.
Nhìn chung khi nhắc đến ngoại giao năng lƣợng của LB Nga, các học giả đều tập trung vào
lĩnh vực xuất nhập khẩu dầu khí của LB Nga mà vẫn bỏ ngỏ một công cụ năng lƣợng đắc lực
khác của LB Nga là năng lƣợng hạt nhân và sự linh hoạt của LB Nga trong việc áp dụng hai
công cụ ngoại giao đặc biệt này theo từng đối tƣợng cụ thể.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga.
Vì thế, luận văn sẽ tập trung phân tích cách thức Nga sử dụng con bài năng lƣợng đối với các
đối tƣợng khác nhau để phục vụ mục đích chính trị. Đặc biệt, khi nhắc đến ngoại giao năng
lƣợng của LB Nga- ngƣời ta nhắc nhiều đến dầu mỏ, khí đốt và vẫn bỏ ngỏ năng lƣợng

nguyên tử - một lĩnh vực phát triển rất mạnh tại LB Nga. Do đó, trong luận văn của mình,
ngƣời viết sẽ tập trung thêm vào việc Nga sử dụng năng lƣợng nguyên tử nhƣ một dạng công
cụ ngoại giao. Từ đó, luận văn chỉ ra sự linh hoạt của LB Nga trong việc áp dụng hai con bài
này đối với từng đối tƣợng tùy thuộc vào yếu tố địa lý, kinh tế và chính trị.

13

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là từ năm 2000 khi Tổng thống Putin lên nắm quyền,
thi hành một loạt chính sách đối ngoại mới, trong đó có chính sách tận dụng công cụ năng
lƣợng nhằm tối đa hóa lợi ích quốc gia, đến năm 2012.
4. Nguồn tài liệu tham khảo
Để hoàn thành luận văn này, học viên đã sử dụng những nguồn tài liệu gốc và nguồn
tài liệu nghiên cứu chủ yếu bằng tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Việt. Những nguồn tài liệu gốc
đƣợc học viên khai thác nhƣ các Hiệp định về năng lƣợng Nga ký với các quốc gia khác, các
văn kiện ngoại giao và tuyên bố của Nga, thông điệp của tổng thống Nga…. Các nguồn tài
liệu nghiên cứu có thể kể tới trong luận văn nhƣ sau:
- Sách, công trình nghiên cứu, đề tài khoa học các cấp: các ấn phẩm của học viện
Ngoại giao, Viện nghiên cứu Châu Âu, Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam, các sách
nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài….
- Báo, tạp chí nghiên cứu, tài liệu tham khảo đặc biệt: các tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
tạp chí nghiên cứu Châu Âu và các tạp chí nƣớc ngoài …
- Nguồn tin tức từ Internet: trang web chính thức của chính phủ Nga, các trang web
nghiên cứu nƣớc ngoài…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Do luận văn có đề cập tới chính sách ngoại giao của một quốc gia nên phƣơng pháp
đƣợc sử dụng chủ yếu ở đây là các phƣơng pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học khác nhƣ
phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tƣ
liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho
nghiên cứu đƣợc chi tiết, xác thực hơn.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là nhằm phân tích, đánh giá chính
sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga từ đầu thế kỷ 21 đến nay.

14

Đóng góp của đề tài: “Chính sách ngoại giao năng lƣợng của Liên Bang Nha những
năm đầu thế kỷ 21” là một đề tài có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. Những đóng góp
chủ yếu của luận văn bao gồm:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa nguồn tƣ liệu, tập hợp đƣợc những tƣ liệu cần
thiết, trong đó có những tài liệu gốc, cập nhật và có liên quan đến đề tài để nghiên cứu phân
tích và có thể làm tài liệu tham khảo sau này;
Thứ hai, luận văn đã tiếp cận chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga toàn diện
hơn khi xem xét thêm cả công cụ năng lƣợng hạt nhân đồng thời phân tích đƣợc sự linh hoạt
trong cách áp dụng chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga đối với các đối tƣợng khác
nhau;
Thứ ba, luận văn đã phân tích đƣợc mối quan hệ Nga- Việt trong lĩnh vực năng lƣợng
và đƣa ra các đề xuất để Việt Nam tối đa hóa lợi ích trong quan hệ với Nga cũng nhƣ phƣơng
hƣớng cho việc thực hiện chính sách ngoại giao năng lƣợng của Việt Nam; Một phần kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ đƣợc sử dụng làm tƣ liệu cho đề tài nghiên cứu “chính sách xuất
khẩu của LB Nga trong các lĩnh vực liên quan đến điện hạt nhân phục vụ dự án điện hạt nhân
Ninh Thuận I” của Viện Năng lƣợng nguyên tử Việt Nam
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và phụ lục, bố cục chính của luận văn gồm ba chƣơng:
Chƣơng một chủ yếu tập trung tìm hiểu các cơ sở hình thành chính sách ngoại giao
năng lƣợng của LB Nga, trong đó phân tích tình hình trong nƣớc và quốc tế có tác động đến
chính sách ngoại giao năng lƣợng của Nga.
Chƣơng hai tập trung phân tích chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga- cách
Nga vận dụng linh hoạt con bài năng lƣợng đối với từng đối tƣợng nhƣ Mỹ, EU và SNG, các
cƣờng quốc mới nổi của châu Á- Thái Bình Dƣơng và các nƣớc đang phát triển.

Chƣơng ba nêu bật đặc điểm chính sách ngoại giao năng lƣợng của LB Nga thông qua
so sánh việc thực hiện ngoại giao năng lƣợng của LB Nga với một số nền ngoại giao năng
lƣợng tiêu biểu khác trên thế giới; Phân tích chính sách năng lƣợng của LB Nga đối với Việt

15

Nam và đƣa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm tối đa hóa lợi ích trong quan hệ hợp tác với
LB Nga.



Chƣơng 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NĂNG LƢỢNG CỦA LB
NGA
1.1 Năng lƣợng và ngoại giao năng lƣợng
Theo Từ điển giáo khoa vật lý do Nxb Giáo dục phát hành năm 2007, năng lƣợng là số
đo chung của chuyển động vật chất trong các hình thức chuyển động khác nhau, về mặt định
tính, ngƣời ta phân ra các dạng năng lƣợng là cơ năng, điện năng, hóa năng…[7, tr.474].
Theo Từ điển Webster's New World College
1
, năng lƣợng là năng lực tạo ra hành động
hoặc là cơ sở để tạo ra nguồn lực gồm có dạng động năng và thế năng. Trong khi đó, Từ điển
American Heritage 4
2
định nghĩa: năng lƣợng là khả năng tạo ra sức mạnh cho các hoạt động
và đƣợc sản sinh từ các nguồn nhiên liệu thô, ánh sáng mặt trời, nhiên liệu hạt nhân…với các
dạng điện năng, cơ năng…
Nhƣ vậy, năng lƣợng đƣợc định nghĩa theo rất nhiều cách nhƣng về bản chất, năng
lƣợng là năng lực làm vật thể hoạt động đƣợc sản sinh từ các nguồn khác nhau nhƣ: Gỗ; sức
nƣớc; sức gió; địa nhiệt; ánh sáng mặt trời; than đá, dầu, khí tự nhiên (nhiên liệu hoá thạch) và
uranium (nhiên liệu hạt nhân). Trong đó, dầu mỏ, khí đốt và năng lƣợng hạt nhân là những

dạng năng lƣợng mang những khía cạnh chính trị đặc biệt và có tác động trực tiếp tới môi
trƣờng quan hệ quốc tế vì hai lí do.
Thứ nhất, dầu mỏ và khí đốt chiếm tới 40% tổng cầu năng lƣợng thô của thế giới, và
dự báo cho tới năm 2030, nguồn năng lƣợng này vẫn chiếm khoảng 35% tổng cầu năng lƣợng
toàn hành tinh nên chúng đƣợc xếp vào danh sách các nguồn nguyên liệu thô có tính “chiến
lƣợc”[55].

1
Từ điển Webster's New World College là từ điển chính thức của hãng tin AP, tạp chí Wall Street Journal, tạp
chí New York Times và các tạp chí hàng đầu khác.
2
Là từ điển tiếng Anh đƣợc biên soạn bởi 1 nhóm chuyên gia trong các lĩnh vực học thuật khác nhau.

16

Thứ hai, năng lƣợng hạt nhân là nhân tố có tầm ảnh hƣởng lớn cả về quân sự và dân
sự. Về mặt quân sự, vũ khí hạt nhân là loại vũ khí hủy diệt, có sức công phá lớn. Do đó, những
cƣờng quốc hạt nhân luôn có tiếng nói đặc biệt trên trƣờng quốc tế và chống phổ biến vũ khí
hạt nhân là một trong những vấn đề trọng điểm trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ 21. Về mặt
dân sự, điện hạt nhân đang là giải pháp tối ƣu đƣợc nhiều quốc gia tính đến khi nhu cầu điện
trên thế giới ngày càng gia tăng và nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt.
Có thể nói, vì năng lƣợng tác động trực tiếp và sâu sắc đến hầu hết các mặt của đời
sống kinh tế- xã hội thế giới cho nên một cuộc đua ngoại giao năng lƣợng “khốc liệt” chƣa
từng có trong lịch sử đã xuất hiện với những ván bài “chính trị- năng lƣợng”, “năng lƣợng-
chính trị” đan xen, trong đó lợi ích quốc gia luôn đƣợc đặt lên hàng đầu. Sự ráo riết trong hoạt
động ngoại giao giữa các nƣớc có nhu cầu cao về năng lƣợng với các quốc gia dồi dào tài
nguyên đã góp phần làm rõ hình hài khái niệm “ngoại giao năng lƣợng”. Ngƣời ta có thể hiểu
ngoại giao năng lượng là một nhánh quan trọng của ngoại giao kinh tế, có nghĩa là thông qua
các hoạt động trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận chuyển năng lượng với các nước khác để làm
cơ sở giúp tối đa hóa lợi ích quốc gia [56]. Hay theo quan niệm của thủ tƣớng Malaysia

Abdullah Ahmad Badawi, ngoại giao năng lượng là làm giảm bớt mức độ phụ thuộc vào các
nguồn cung cấp dầu và khí đốt bên ngoài nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia [57].
Có thể nói, đúng nhƣ cựu ngoại trƣởng Mỹ Henry Kissinger khẳng định “những vấn đề
năng lượng, tài nguyên ngày nay đang đứng ngang hàng với các vấn đề an ninh quân sự, ý
thức hệ, tranh giành lãnh thổ [27, tr.18]. Năng lƣợng đang khiến cho đời sống chính trị thế
giới trở nên nhộn nhịp hơn trên cả cấp độ song phƣơng và đa phƣơng.
Về cấp độ song phương, năng lƣợng là mục tiêu thúc đẩy nguyên thủ các nƣớc, đặc
biệt là các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, thực hiện các cuộc viếng thăm cấp
cao tới các khu vực có trữ lƣợng dầu mỏ lớn nhằm tăng cƣờng quan hệ hợp tác. Điển hình nhƣ
Trung Quốc, riêng trong năm 2004, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhƣ Hồ Cẩm Đào, Ngô
Bang Quốc, Ôn Gia Bảo….đã lần lƣợt thăm 32 quốc gia gồm các nƣớc châu Á (Việt Nam,
Malaysia, Indonesia, Lào, Pakistan…), châu Âu (Nga, Anh, Hà Lan), Trung Á (Kazakhstan,
Kyrgyzstan, Azerbaijan), châu Phi (Sudan, Nigeria, Gabon…), Nam Mỹ (Venezuela, Peru…).

17

Năng lƣợng hạt nhân cũng chính là nền tảng để Mỹ thúc đẩy và đàm phán những kế
hoạch hành động song phƣơng với Nga, Nhật, Trung Quốc và Úc. Kế hoạch hành động song
phƣơng Mỹ- Nga đƣợc ký kết vào ngày 11/12/2006, là kết quả của Hội nghị công tác năng
lƣợng hạt nhân dân sự Mỹ- Nga. Kế hoạch hành động chung về năng lƣợng nguyên tử Mỹ-
Nhật đƣợc ký kết ngày 18/4/2007. Kế hoạch hành động hợp tác năng lƣợng hạt nhân dân sự
song phƣơng Mỹ- Trung đƣợc ký kết ngày 18/9/2007 tại Viên và kế hoạch hành động song
phƣơng Mỹ- Úc đƣợc ký kết ngày 30/8/2007 [58].
Trên cấp độ đa phương, dầu mỏ và khí đốt cũng đã góp phần hình thành những liên
minh, những quan hệ đối tác chiến lƣợc và tập hợp lực lƣợng mới. Ngoài tổ chức các nƣớc
xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) ra đời từ năm 1960 với sự tham gia của 5 quốc gia, trong những
năm qua, thế giới đã chứng kiến sự hình thành và ra đời của khá nhiều tổ chức trong đó dầu
mỏ và khí đốt là nguyên nhân chính. Tổ chức Hợp tác Thƣợng Hải (SCO) là một ví dụ điển
hình của sự tập hợp lực lƣợng trong đó dầu mỏ và an ninh khu vực là trụ cột chính. Những
thành viên của SCO là những quốc gia có trữ lƣợng dầu khí dồi dào đồng thời cũng là những

nƣớc có nhu cầu năng lƣợng hàng đầu thế giới (Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,
Trung Quốc và Uzbekistan). Sự xuất hiện của 4 nƣớc Iran, Pakistan, Mông Cổ và Ấn Độ với
vai trò quan sát viên tại Hội nghị thƣợng đỉnh SCO lần thứ 6 tại Thƣợng Hải tháng 6/2006 đã
khiến thế giới quan ngại bởi mƣời nƣớc này nắm giữ 25% trữ lƣợng dầu mỏ và khí đốt toàn
thế giới [21, tr.57]. Một tỉ lệ có thể tạo ra đột biến trong cán cân cung- cầu năng lƣợng và ảnh
hƣởng trực tiếp tới nền kinh tế thế giới. Tại Nam Mỹ, dầu mỏ cũng là trụ cột chủ đạo tạo ra cơ
chế điều phối và hợp tác khu vực. Tiêu biểu là đề xuất của tổng thống Venezuela- Hugo
Chavez về việc thành lập khối PetroCaribe (cho các quốc gia vùng Caribe) và PetroSur (cho
các quốc gia Nam Mỹ). Sự gắn kết giữa các quốc gia Nam Mỹ còn đƣợc củng cố hơn nữa qua
dự án xây dựng tuyến đƣờng ống dẫn dầu siêu trƣờng từ Venezuela đến Argentinavà tuyến
đƣờng ống dẫn khí đốt thiên nhiên từ Peru xuyên qua dãy Andet để kết nối vào hệ thống ống
dẫn khí đốt của Brasilvà Argentina, tạo thành một “đại vành đai khí đốt” ở Nam Mỹ [59].
Nhiều tổ chức khu vực và quốc tế cũng bổ sung vấn đề an ninh năng lƣợng và hợp tác trong
lĩnh vực năng lƣợng vào chƣơng trình nghị sự và những ƣu tiên của mình. Ví nhƣ Hiệp định
an ninh dầu mỏ khu vực ASEAN (APSA); Sáng kiến an ninh năng lƣợng APEC (AESI) đƣợc
thông qua từ năm 2004 với 4 nội dung chính- chia sẻ thông tin về tình hình dầu mỏ; đảm bảo

18

an ninh vận tải đƣờng biển; chia sẻ thông tin trong các trƣờng hợp khẩn cấp; đáp ứng trong
các trƣờng hợp khẩn cấp về năng lƣợng và những kế hoạch dài hạn [60].
Bên cạnh dầu mỏ, khí đốt, vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân cũng là điểm nóng
chính trị của thế kỉ 21 khi Iran và Bắc Triều Tiên tuyên bố chƣơng trình hạt nhân quốc gia, các
nƣớc nhƣ Ấn Độ, Israel và Pakistan từ chối tham gia Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí hạt nhân
(NPT)
3
. Điều này buộc các quốc gia có vũ khí hạt nhân đƣợc công nhận trong Hiệp ƣớc NPT
nhƣ Anh, Pháp, Nga, Mỹ và Trung Quốc phải hợp tác với nhau để đối phó với thách thức hạt
nhân. Vấn đề phát triển ngành năng lƣợng nguyên tử và chống phổ biến vũ khí hạt nhân đã
thúc đẩy việc thành lập các tổ chức hợp tác quốc tế. Tiêu biểu nhƣ Chƣơng trình đối tác năng

lƣợng hạt nhân toàn cầu (Global Nuclear Energy Partnership - GNEP) ra đời ngày 19/6/2007
với 16 quốc gia thành viên là Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Bungary, Hungary,
Kazakhstan, Ba Lan, Slovenia, Ghana, Jordan, Lithuania, Romania và Ukraina. GNEP là sự
hợp tác giữa các quốc gia cùng chia sẻ tầm nhìn chung về sự cần thiết mở rộng sử dụng năng
lƣợng hạt nhân vì mục đích hòa bình một cách an toàn và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Hiện nay, Chƣơng trình đối tác năng lƣợng hạt nhân toàn cầu (GNEP) đƣợc đổi tên là khuôn
khổ hợp tác năng lƣợng nguyên tử quốc tế (IFNEC) với 25 quốc gia thành viên, 3 quan sát
viên thƣờng trực là các tổ chức đa phƣơng và 31 quốc gia tham gia với tƣ cách quan sát viên
[16, tr6].
Tóm lại, năng lƣợng đóng vai trò then chốt trong việc củng cố an ninh quốc gia, sự
thịnh vƣợng của nền kinh tế và sự ổn định của toàn cầu. Do đó, các quốc gia ngày càng quan
tâm hơn tới vấn đề năng lƣợng và tìm mọi cách để kiểm soát nguồn cung năng lƣợng nhằm
đảm bảo an ninhh năng lƣợng quốc gia. Năng lƣợng đã trở thành nhân tố có tác động mạnh mẽ
đến quan hệ quốc tế trên cả cấp độ song phƣơng và đa phƣơng, khiến đời sống chính trị thế
giới đầu thế kỉ 21 trở nên nhộn nhịp với sự ra đời của một loại hình ngoại giao mới- ngoại
giao năng lƣợng.

3
Hiệp ƣớc đƣợc đề xuất bởi Ireland, bắt đầu đƣợc ký kết năm 1968, và Phần Lan là quốc gia đầu tiên thực hiện
việc ký kết. Năm 1992, cả năm quốc gia có vũ khí hạt nhân đều tham gia ký hiệp ƣớc. Hiệp ƣớc đƣợc chỉnh lý
năm 1995, bổ sung với Hiệp ƣớc Cấm Thử nghiệm Toàn diện năm 1996. Đại đa số các quốc gia có chủ quyền
(187 nƣớc) đều tham gia hiệp ƣớc. Hiệp ƣớc thƣờng đƣợc tóm tắt thành ba Nguyên tắc trụ cột: Không phổ biến,
Giải giới và Quyền sử dụng kỹ thuật hạt nhân cho mục đích hoà bình.

19

1.2 Ƣu thế về năng lƣợng của LB Nga
Với diện tích 17.075.400km
2
, LB Nga đặc biệt đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với trữ lƣợng

tài nguyên khoáng sản giàu có bậc nhất bao gồm than, gỗ, chì, mangan, muối mỏ, kim cƣơng,
nhôm, nikel, vàng, uranium, dầu mỏ và khí đốt. LB Nga là nƣớc đứng thứ tƣ thế giới về sản
xuất urani- chiếm 1/10 sản lƣợng urani của thế giới. Trữ lƣợng khí đốt tự nhiên của Nga lớn
nhất thế giới, dự trữ của Nga lớn hơn tổng dự trữ của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu
và khu vực Âu Á. Các giếng dầu chính ở châu Âu và Âu Á đều nằm tại Nga, kiểm soát một
nửa trữ lƣợng dầu mỏ của khu vực [61]. Vào năm 2008, Nga là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất
thế giới, nhà cung cấp dầu lớn thứ hai thế giới và nhà sản xuất than đứng thứ 3 sau Ả Rập Xê
Út và Mỹ. Tuy nhiên, năm 2009, Nga trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn nhất thế giới sau khi
Ả Rập Xê Út buộc phải cắt giảm sản lƣợng do việc OPEC hạn chế sản xuất vì khủng hoảng tài
chính thế giới [48, pg. 12]. Để ƣớc định vai trò của Nga nhƣ một “chủ thể chính” trong ngành
năng lƣợng thế giới, ta có thể so sánh với Phần Lan, một quốc gia không chỉ nhập khẩu năng
lƣợng thô của LB Nga mà còn phụ thuộc cả vào nguồn điện năng nhập khẩu từ Nga. Năm
2010, một nửa số điện năng Nga xuất khẩu tới Phần Lan và chiếm đến gần 20% mức tiêu thụ
của nƣớc này. Tiêu thụ khí đốt thƣờng niên của Phần Lan chỉ xấp xỉ 5 bcm, tiêu thụ dầu
khoảng hơn 10 mt và tiêu thụ than khoảng gần 3 mtoe. Sự khác biệt có thể thấy rõ, với sản
lƣợng xuất khẩu hàng năm của Nga thì Phần Lan có thể sử dụng đƣợc trong khoảng 40 năm
đối với dầu mỏ và khí đốt và khoảng 20 năm đối với than đá [48, pg.15].
Bên cạnh sự ƣu ái của thiên nhiên, ƣu thế vƣợt trội của LB Nga còn xuất phát từ nền
công nghiệp năng lƣợng phát triển, hoàn chỉnh và đƣợc kế thừa từ thời Liên Xô cũ.
Trƣớc tiên, LB Nga tập trung củng cố và phát triển các tổ hợp dầu khí quốc doanh trở
thành các đế chế hùng mạnh và xây dựng một hệ thống đƣờng ống dẫn hoàn chỉnh, rộng khắp.
Bốn công ty sản xuất dầu lớn nhất ở Nga là Rosneft, Lukoil, TNK-BP và Surgutneftegaz
chiếm 2/3 sản lƣợng dầu thô của nƣớc này (Phụ lục 1). Tƣơng tự, Gazprom cũng nắm giữ
khoảng 80% sản lƣợng khí đốt tự nhiên và nắm độc quyền xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga
– các công ty khác không thể xuất khẩu khí đốt khỏi Nga. Mặc dù ngành công nghiệp dầu khí
của Nga tƣơng đối hợp nhất và nhà nƣớc đóng một vai trò quan trọng trong ngành công
nghiệp năng lƣợng, các công ty dầu khí Nga chủ yếu hoạt động trên lãnh thổ LB Nga và các
hoạt động hợp tác, thăm dò và khai thác đƣợc triển khai mạnh trên vùng đồng bằng Nga, các
vùng Ural, biển Caspi, biển Đen, biển Bantic, biển Bắc Băng Dƣơng, Siberi và Bắc Thái Bình


20

Dƣơng chứ không phải là những “ông lớn” của thị trƣờng năng lƣợng thế giới (Phụ lục 2). Do
đó, Nga củng cố vị thế riêng của mình bằng cách kiểm soát xuất khẩu năng lƣợng Trung Á.
Nga không chỉ xuất khẩu năng lƣợng của riêng mình, mà với mạng lƣới đƣờng ống dẫn rộng
lớn, Nga đóng vai trò “ngƣời giữ cửa” quan trọng, tăng cƣờng vị thế của mình trong ngành
năng lƣợng Âu Á (Phụ lục 3 và 4). Nga mua khí đốt và dầu mỏ từ Trung Á sau đó bán lại với
giá cao hơn. Do Nga không phê chuẩn Hiệp ƣớc Hiến chƣơng Năng lƣợng (ECT)
4
đã ký dƣới
thời Tổng thống Yeltsin nên các nƣớc Trung Á không thể tự do tiếp cận hệ thống đƣờng ống
dẫn của Nga ngay cả khi các nƣớc này có đủ khả năng. Đƣơng nhiên vị trí “ngƣời giữ cửa”
này cải thiện vị thế của Nga đối với các nƣớc Trung Á, phải phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu
dầu khí. Ví nhƣ, vị trí chiến lƣợc của các đƣờng ống củng cố vị thế đàm phán của Nga đối với
Ukraina, là nơi nhận chính khí đốt từ Trung Á. Trong năm 2008, Ukraina nhập khẩu gần 60
bcm khí và tất cả đều thông qua các đƣờng ống của Gazprom. Turkmenistan là đối tác năng
lƣợng truyền thống của Nga ở Trung Á. Kể từ năm 2006, Turkmenistan đã xuất khẩu khoảng
50 bcm khí, chủ yếu là tới Nga [62]. Tuy nhiên do vụ nổ đƣờng ống dẫn tháng 4 năm 2009,
nhập khẩu khí đốt của Nga từ Turkmenistan chỉ đạt 10 bcm năm 2009 và giữ nguyên cho đến
cuối năm 2012. Tƣơng tự nhƣ Turkmenistan, Kazakhstan phân phối khối lƣợng dầu khí đáng
kể thông qua Nga. Năm 2007, Kazakhstan đã xuất khẩu khoảng 60 tấn dầu. Xuất khẩu khí đốt
của Kazakhstan ít hơn nhiều so với Turkmenistan. Trong năm 2007, Kazakhstan xuất khẩu chỉ
có 5 bcm khí đốt tới Nga, tƣơng đƣơng với lƣợng khí đốt Phần Lan nhập khẩu từ Nga [63].
Kazakhstan gần nhƣ hoàn toàn phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt quá cảnh qua Nga [64]. Do vị
trí địa lý của mình, Uzbekistan không chỉ phụ thuộc vào Nga mà còn phụ thuộc vào các nƣớc
láng giềng thuộc Liên Xô cũ nhƣ Kazakhstan và Turkmenistan, kể từ khi các nƣớc láng giềng
khác của nó, cụ thể là Afghanistan, Cộng hòa Kyrgyzstan và Tajikistan, đóng cửa do trở ngại
địa lý hoặc chính trị không ổn định. Uzbekistan xuất khẩu 15 bcm khí đốt tự nhiên mỗi năm
và khoảng 3/4 khí của Uzbekistan xuất khẩu tới Nga hay qua Nga đến các nƣớc phƣơng Tây
[65].


Tiếp đó, LB Nga tiếp tục đầu tƣ và tận dụng nền công nghiệp hạt nhân quân sự và dân
sự đồ sộ đƣợc thừa kế từ thời Liên Xô cũ. Các nghiên cứu vật lý hạt nhân của Nga đƣợc xúc
tiến từ năm 1918 với việc thành lập phòng chuyên trách năng lƣợng hạt nhân, thuộc Ban Khoa

4
Hiến chƣơng Năng lƣợng đƣợc thông qua năm 1991 và đã có 49 nƣớc cùng với EU ký phê chuẩn. Nga cũng đã
ký văn bản này năm 1991, song chƣa phê chuẩn.

21

học tài nguyên, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia. Năm 1933, Hội thảo vật lý hạt nhân lần đầu
tiên đƣợc tổ chức tại Leningrad. Một năm sau, Alexander Brods đã cho sản xuất nƣớc nặng và
năm 1935, Igor Kurchatov và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra các isomer hạt nhân.
Trong vòng hai năm, chùm proton gia tốc đã đƣợc sản xuất bằng máy gia tốc cyclotron ở Viện
Radium – máy gia tốc duy nhất ở châu Âu thời điểm đó. Vào năm 1939, Yakov Zeldovich,
Yuly Khariton và Alexander Leipunsky đã chứng minh tính khả thi của chuỗi phản ứng phân
hạch urani. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1940, Viện Hàn lâm khoa học quốc gia đã thông qua dự
án urani đầu tiên của Liên Xô [66].
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới đƣợc đƣa vào hoạt động vào năm 1954
chính là nhà máy điện hạt nhân ở Obninsk (gần Moscow). Đây là nhà máy điện hạt nhân công
suất 5 MW sử dụng lò phản ứng dạng ống áp lực uranium-graphite đƣợc làm mát bằng nƣớc
với tên gọi lò phản ứng AM – theo tiếng Nga có nghĩa là “nguyên tử hòa bình”. Thiết kế lõi lò
của Kurchatov và Academician Nikolai Dollezhal là nhà thiết kế chính. Vào tháng 6 năm
1955, Igor Kurchatov và Anatoly Alexandrov đã chỉ đạo kế hoạch phát triển Chƣơng trình
năng lƣợng hạt nhân của Liên Xô. Mục tiêu của Chƣơng trình là sử dụng năng lƣợng nguyên
tử ở diện rộng cho việc sản xuất điện năng, vận tải và các ứng dụng nội địa khác. Lò phản ứng
notron nhanh công suất 0 BR-1 đầu tiên trên thế giới đã đƣợc vận hành vào năm 1955 tại Nga,
một năm sau đó, một lò phản ứng notron nhanh khác- lò phản ứng công suất 100 kW BR-2
cũng bắt đầu hoạt động. Viện nghiên cứu Kurchatov đã nghiên cứu và sản xuất tàu ngầm sử

dụng năng lƣợng hạt nhân đầu tiên trên thế giới (dự án K-3, năm 1957) và nghiên cứu để sản
xuất tàu phá băng sử dụng năng lƣợng hạt nhân. Tàu phá băng sử dụng năng lƣợng hạt nhân
đầu tiên mang tên Lênin đã đƣợc đƣa vào hoạt động năm 1959. Việc xây dựng các tổ máy điện
hạt nhân phát triển nhanh chóng. Tổ máy 210 MW đầu tiên đƣợc đƣa vào hoạt động tại nhà
máy điện hạt nhân Novovoronezh vào năm 1964. Lò phản ứng nhanh BN-350 đầu tiên đƣợc
đƣa vào sử dụng ở Shevchenko (bây giờ là Aktau ở Kazakhstan) vào năm 1973. Một năm sau
lò phản ứng 1000-MW RBMK đƣợc vận hành ở nhà máy điện hạt nhân Leningrad. Việc xây
dựng mở rộng quy mô các nhà máy điện hạt nhân lớn đã đƣợc triển khai ở Đông Âu [44, pg.
5].
Tai nạn kinh hoàng ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào tháng 4 năm 1986 đã
khiến ngành công nghiệp hạt nhân của Nga bị gián đoạn và thoái trào. Sau khi Liên Xô tan rã,
ngày 29/1/1992, Nga đã thành lập Bộ Năng lƣợng nguyên tử LB Nga (MinAtom) là cơ quan

22

kế tục Bộ Công nghệ và Công nghiệp nguyên tử của Liên Xô cũ. Ngày 9/3/2004, MinAtom cơ
cấu lại thành Cơ quan Năng lƣợng nguyên tử LB Nga. Tháng 11 năm 2007, cơ quan này
chuyển thành Tổng Công ty nhà nƣớc về năng lƣợng nguyên tử (ROSATOM).
Hiện nay ROSATOM kiểm soát, điều hành:
- Công ty cổ phần năng lƣợng nguyên tử 100% vốn nhà nƣớc Atomenergoprom. Công ty này
hợp nhất toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân dân sự của Nga. Các thành viên của
Atomenergroprom gồm có:
+ Công ty quản lý vận hành các nhà máy điện hạt nhân của Nga Rosenergoatom;
+ Công ty sản xuất và cung cấp nhiên liệu hạt nhân TVEL;
+ Công ty thƣơng mại urani Techsnabexport (Tenex);
+ Công ty xây dựng các cơ sở hạt nhân Atomenergomash;
+ Công ty xây dựng các dự án hạt nhân ở nƣớc ngoài Atomstroyexport.
- Các công ty chế tạo vũ khí hạt nhân
- Các công ty chế tạo tàu nguyên tử
- Các viện nghiên cứu liên quan đến hạt nhân

- Các cơ quan an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân.
ROSATOM là cơ quan đại diện cho Nga trên thế giới trong lĩnh vực sử dụng năng
lƣợng nguyên tử vì mục đích hòa bình và bảo vệ chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân. Việc
thành lập Tập đoàn ROSATOM thể hiện sự quyết tâm khôi phục lại vị thế và tiếng nói quan
trọng của Nga trong những vấn đề hạt nhân trên thế giới, đồng thời tăng cƣờng sức mạnh
thắng thầu trong các dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nƣớc ngoài [15, tr.17].
Nền công nghiệp hạt nhân của Nga là một trong những nền công nghiệp hạt nhân hàng
đầu thế giới về thiết kế lò, nhiên liệu hạt nhân, kinh nghiệm vận hành nhà máy điện hạt nhân
và đào tạo nhân lực ngành. Nga hiện sở hữu công nghệ làm giàu tiên tiến và các nhà máy điện
hạt nhân sử dụng lò VVER làm chậm và làm mát bằng nƣớc– mô hình đƣợc chứng minh có
tính an toàn cao. Hiện tại, tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2011, có 33 tổ máy điện
hạt nhân đang đƣợc vận hành trên lãnh thổ Nga và Nga cũng đang xây dựng mƣời tổ máy điện
hạt nhân mới ở quy mô lớn. Việc xây dựng đƣợc đặt tại nhà máy điện hạt nhân Novovoronezh
Phase II, nhà máy điện hạt nhân Leningrad Phase II, nhà máy điện hạt nhân Bantic, và thế hệ
nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên trên thế giới mang tên Akademic Lomonosov. Một tổ máy
– lò phản ứng thứ tƣ của nhà máy điện hạt nhân Beloyarsk – đang trong quá trình hoàn thiện.

23

Bên cạnh đó, Nga cũng tiến hành xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở nƣớc ngoài nhƣ nhà
máy Kudankulam (Ấn Độ), Bushehr (Iran), Akkuyu (Thổ Nhĩ Kỳ), Ostrovets (Belarus), và
Tianwan Phase II (Trung Quốc). Hiện Atomstroyexport là công ty duy nhất trên thế giới đang
thực hiện việc xây dựng bốn nhà máy điện hạt nhân ở bốn nƣớc khác nhau [44, pg. 4].
Bên cạnh nền hạt nhân dân sự phát triển, Nga còn chiếm ƣu thế vƣợt trội về vũ khí hạt
nhân chiến lƣợc. Theo “Báo cáo công khai của các nhà khoa học nguyên tử” (Bulletin of the
Atomic Scientists) của Mỹ, toàn thế giới hiện nay sở hữu 17.000 đầu đạn hạt nhân, trong đó
Nga đứng đầu thế giới với khoảng 8.500 đầu đạn, gồm có 4.500 đầu đạn hiện còn trong biên
chế quân đội Nga, 4.000 đầu đạn còn lại thuộc dạng ngừng sử dụng nhƣng vẫn còn nguyên
vẹn, đang chờ phá dỡ. Trong số 4.500 đầu đạn hạt nhân đang còn sử dụng của Nga, có 1.800
đầu đạn hạt nhân chiến lƣợc đƣợc lắp đặt trên các tên lửa bệ phóng mặt đất hoặc trên máy bay

ném bom, 700 quả đƣợc cất trữ trong kho và khoảng 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật đang
đƣợc niêm cất. Nga có 326 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ mặt đất (ICBM) mang đầu
đạn hạt nhân với 1.050 đầu đạn và đang có kế hoạch giải trừ khoảng trên một nửa số này. Số
lƣợng chuẩn bị thải loại chủ yếu là 140 tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 Topol, đƣợc sản
xuất chủ yếu vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trƣớc [67].
Tóm lại, ƣu thế vƣợt trội về năng lƣợng của LB Nga xuất phát từ ba khía cạnh: Một là
sự ƣu ái của thiên nhiên với trữ lƣợng tài nguyên phong phú và dồi dào; Hai là nền công
nghiệp năng lƣợng hoàn chỉnh đƣợc kế thừa và phát huy từ thời Liên Xô cũ; Ba là mạng lƣới
đƣờng ống dẫn hoàn chỉnh và rộng khắp đƣợc LB Nga tập trung đầu tƣ và phát triển. Chính ƣu
thế này giúp LB Nga có cơ sở để biến năng lƣợng trở thành một công cụ ngoại giao đắc lực
phục vụ mục đích chính trị.
1.3 Nhu cầu năng lƣợng của thế giới và những biến động trên thị trƣờng năng
lƣợng toàn cầu
Năng lƣợng là xƣơng sống của nền kinh tế do đó khi kinh tế thế giới phát triển mạnh
thì nhu cầu năng lƣợng và mức độ phụ thuộc của các nền kinh tế lớn vào nguồn cung năng
lƣợng ngày càng tăng cao.

24

Sự lên ngôi của dầu mỏ bắt nguồn từ sự phụ thuộc quá mức của các nền kinh tế hàng
đầu vào nguồn năng lƣợng này. Mỹ là nƣớc sản xuất nhƣng cũng là nƣớc tiêu thụ và nhập
khẩu năng lƣợng lớn nhất thế giới. Dù đứng thứ 11 về trữ lƣợng dầu mỏ, thứ 6 về trữ lƣợng
khí đốt và đứng đầu thế giới về trữ lƣợng than đá, Mỹ vẫn phải nhập tới 2/3 trong tổng mức
tiêu thụ 24,4 triệu thùng dầu/ngày, chiếm 25% tổng lƣợng tiêu thụ dầu mỏ toàn thế giới [55].
Dầu và khí đốt hiện chiếm 50% lƣợng tiêu thụ năng lƣợng của EU và nếu không có gì thay
đổi, tỉ lệ này sẽ tăng lên 65% vào năm 2030, trong đó EU sẽ phải nhập tới 93% dầu và 84%
khí đốt [14, tr.12]. Sự phát triển quá nóng trong 2 thập kỷ qua đã biến Trung Quốc từ một
nƣớc xuất khẩu thành nƣớc nhập khẩu dầu lớn thứ 2 thế giới. Lƣợng dầu tiêu thụ hàng ngày
của Trung Quốc dự kiến tăng từ 2,12 triệu thùng năm 1990 lên 9 triệu thùng vào năm 2015 và
12,8 triệu thùng năm 2025, trong đó lƣợng nhập khẩu vào khoảng 9 triệu thùng, chiếm 70%

tổng nhu cầu [21, tr.27].
Theo báo cáo tổng kết ngành dầu mỏ năm 2010 của Cơ quan năng lƣợng quốc tế
(IEA), sản lƣợng khai thác dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng gấp rƣỡi trong 25 năm đầu thế kỉ 21,
đồng thời, thị trƣờng dầu thô cũng chuyển sang giai đoạn “bất ổn định chƣa từng có” [68].
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và đang phục hồi chậm chạp
sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách thắt lƣng buộc bụng trong tiêu dùng không làm
giảm nguy cơ mất an ninh năng lƣợng, ngƣợc lại, theo dự báo, quá trình phục hồi kinh tế còn
khiến nhu cầu năng lƣợng tiếp tục gia tăng. Ƣớc tính nhu cầu năng lƣợng của các quốc gia
nằm ngoài tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) sẽ tăng 90% đóng góp vào mức tăng
nhu cầu năng lƣợng toàn cầu là 52% đến 63% [35, tr.22]. Sự gia tăng nhu cầu dầu mỏ do sự
lớn mạnh nhanh chóng của các nền kinh tế mới nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ cũng góp phần ảnh
hƣởng sâu sắc đến quan hệ cung cầu năng lƣợng trên thế giới. Dƣới tác động của sự biến động
trên thị trƣờng cung cấp dầu mỏ cũng nhƣ “cơn khát năng lƣợng” trên thế giới, giá dầu mỏ đến
tháng 9/2000 đã đạt mức 35USD/ thùng, trong khi giá dầu thời kỳ 1992-1999 chỉ dao động ở
mức 16-20 USD/thùng. Đặc biệt, tính từ năm 2003, giá dầu thế giới tăng liên tục đẩy thế giới
vào giai đoạn sốc dầu lửa lần thứ ba. Giá dầu đầu năm 2003 là 28USD/thùng, sau đó liên tiếp
leo thang, đạt ngƣỡng 102,53USD/thùng vào tháng 3/2008 và đến ngày 11/7/2008 đã lên đến
147,27USD/thùng – chỉ trong vòng 5 năm giá dầu đã tăng 500%. Cùng với đó, giá khí đốt
cũng đạt mức cao kỷ lục: từ 64USD/1.000m
3
năm 1999 tăng lên 350USD/1.000m
3
vào quý 1
năm 2008. (Phụ lục 5)

25

Bên cạnh đó, theo dự báo của Cục Thông tin năng lƣợng Mỹ (EIA), nhu cầu tiêu thụ
điện sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2003-2030, từ 14.781 tỉ kW lên 30.116 tỉ kW. Do đó, thế
kỉ 21 có thể là thời điểm chứng kiến sự phát triển vƣợt bậc của việc sử dụng năng lƣợng hạt

nhân phục vụ mục đích dân sự. Đến năm 2008, trên thế giới đã có 435 lò phản ứng hạt nhân
thƣơng mại đang hoạt động, với tổng công suất xấp xỉ 372GWe. Hơn 80% sản lƣợng điện hạt
nhân thế giới đƣợc sản xuất tại các nƣớc thành viên Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
(OECD), hơn 10% tại Nga và các nƣớc thuộc Liên Xô cũ, còn lại hơn 5% tại các nƣớc đang
phát triển nhƣ Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2006, điện nguyên tử chiếm 27,3% sản lƣợng điện
tại các nƣớc thuộc OECD và 5.2% tại các nƣớc không thuộc OECD. Hiện nay, việc xây dựng
các lò phản ứng chủ yếu là ở châu Á. Trong 65 lò phản ứng đang đƣợc xây dựng trên khắp thế
giới có 42 lò của châu Á, 20 lò ở châu Âu, 3 lò ở châu Mỹ. Trong số 394 lò dự kiến đƣợc xây
dựng trong thời gian tới, gần một nửa (139) là ở châu Á, 105 là ở châu Âu, 49 ở châu Mỹ, 27
ở Nam Phi và 20 ở Trung Đông [51, pg. 30]. Trong số đó có 9 quốc gia đang xây dựng hay
thực hiện các dự án lò phản ứng hạt nhân chƣa bao giờ vận hành các nhà máy điện hạt nhân là
Belarus, Ai Cập, Indonesia, Iran, Kazakhstan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Các Tiểu vƣơng quốc Ả
Rập Thống nhất và Việt Nam. Một số quốc gia phi hạt nhân khác đã đề xuất việc xây dựng các
lò phản ứng hạt nhân gồm Bangladesh, Israel và Ba Lan. Dự kiến có nhiều nhà máy điện
nguyên tử sẽ đƣợc xây dựng thêm nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Ukraina và Mỹ.
Hiện nay các nƣớc Tây Âu không có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy mới hay bổ sung
các tổ máy để tăng công suất ngoại trừ những nhà máy đang đƣợc xây dựng ở Phần Lan và
Pháp. Việc xây dựng các nhà máy nguyên tử đƣợc chính phủ Anh khuyến khích nhƣng đến
nay vẫn chƣa có đơn đặt hàng chắc chắn nào. Gần đây, chính phủ Ý cũng quan tâm đến việc
xây dựng nhà máy nguyên tử mới. Năng lƣợng nguyên tử đang phát triển thuận lợi tại các
nƣớc Đông Âu khi các quốc gia này dự định tăng công suất điện nguyên tử. Theo các kế hoạch
và các tuyên bố chính thức hiện nay, các quốc gia sản xuất điện nguyên tử nhiều nhất là Mỹ,
Pháp, LB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ngoài ra, tình trạng bất ổn về an ninh, chính trị liên tục diễn ra tại các “rốn dầu” của
thế giới cũng khiến thị trƣờng năng lƣợng thế giới nóng lên. Nhƣ tình hình chính trị rối ren
cùng những cuộc tấn công khủng bố diễn ra thƣờng xuyên tại Trung Đông – nơi kiểm soát gần
70% trữ lƣợng dầu thế giới; những căng thẳng xoay quanh chƣơng trình hạt nhân Iran- quốc
gia có trữ lƣợng khí đốt lớn thứ hai thế giới. Bên cạnh đó là những cuộc xung đột đẫm máu

×