Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc (1978 - 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 122 trang )

ĐAI Học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn



đồng xuân khAnh




công cuộc cảI cách kinh tế xã hội
ở tỉnh quảng tây - trung quốc
(1978 - 2005)




luận văn thạc sĩ
Chuyên ngành quan hệ quốc tế




hà nội - 2008
ĐAI Học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn



đồng xuân khAnh



công cuộc cảI cách kinh tế xã hội
ở tỉnh quảng tây - trung quốc
(1978 - 2005)



luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế
mã số 60.31.40

NGƯờI HƯớNG DẫN KHOA HọC: PGS.TS Đỗ TIếN SÂM




hà nội - 2008


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 3
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 5
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG TÂY 6
CHƯƠNG 1: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ 7
1.1 Cải cách thể chế kinh tế nông thôn 7
1.1.1 Cải cách và hoàn thiện thể chế kinh doanh hai tầng 7
1.1.2 Thiết lập và kiện toàn tổ chức hợp tác kinh tế 12

1.2 Cải cách thể chế kinh tế thành thị 31
1.2.1 Cải cách thể chế quản lý vĩ mô 31
1.2.2 Cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc 39
1.2.3 Điều chỉnh chế độ sở hữu 48
1.2.4 Cải cách thể chế lƣu thông 50
CHƯƠNG 2: CẢI CÁCH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC, KHOA
HỌC KỸ THUẬT, AN SINH XÃ HỘI VÀ MỞ CỬA ĐỐI NGOẠI 55
2.1 Cải cách giáo dục 55
2.2 Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật 61
2.3 Cải cách thể chế an sinh xã hội 67
2.3.1 Bảo hiểm xã hội 67
2.3.2 Bảo hiểm thƣơng tật 69
2.3.3 Bảo hiểm chờ việc và thất nghiệp 70
2.3.4 Cải cách bảo hiểm y tế 72
2.4 Mở cửa đối ngoại 73
2.4.1 Đẩy mạnh công tác mở cửa đối ngoại 73
2.4.2 Hạn chế trong công tác mở cửa đối ngoại 83
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI CỦA QUẢNG TÂY- BÀI HỌC VIỆT NAM CÓ THỂ THAM
KHẢO 90
3.1 Thành tựu nổi bật trong quá trình xây dựng nền kinh tế 90




3.2 Mạng lưới giao thông công chính không ngừng phát triển 93
3.2.1 Hệ thống đƣờng quốc lộ 93
3.2.2 Hệ thống giao thông đƣờng thuỷ 94
3.2.3 Hệ thống cảng khẩu 94
3.2.4 Hệ thống đƣờng hàng không 94

3.2.5 Hệ thống thông tin liên lạc 95
3.3 Nâng cao mức sống của nhân dân 95
3.4 Các hạng mục quan trọng phát triển 96
3.5 Cải cách thể chế kinh tế phát triển mạnh, mở rộng công tác mở cửa
đối ngoại 97
3.6 Bài học kinh nghiệm 99
3.6.1 Giữ vững lập trƣờng tƣ tƣởng, thay đổi tƣ duy để thích ứng với nhu
cầu của sự phát triển 99
3.6.2 Kiên trì đi theo con đƣờng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện
phát triển cụ thể của Quảng Tây 101
3.6.3 Kiên trì sâu sắc cải cách thể chế kinh tế huyện thị 102
3.6.4 Kiên trì cải cách mở cửa, nâng cao trình độ cải cách mở cửa 105
3.6.5 Kiên trì thực hiện tốt hai nền “văn minh”-phƣơng châm của chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc 106
3.6.6 Kiên trì theo phƣơng châm xây dựng đoàn kết ổn định 107
3.6.7 Quán triệt và thực thi chính sách dân tộc của Đảng, tăng cƣờng khối
đại đoàn kết dân tộc 107
3.6.8 Kiên trì, tăng cƣờng và cải thiện công tác lãnh đạo Đảng 108
KẾT LUẬN 110


1

MỞ ĐẦU

1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Tỉnh Quảng Tây, tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây(QuangXi Zhuang Autonomous Region) là đơn vị hành chính tương
đương cấp tỉnh của Trung Quốc. Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây được
thành lập đến năm 2008 này vừa tròn 50 năm. Nhìn lên bản đồ, Quảng Tây là

địa phương có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế, xã hội như ưu thế về địa
kinh tế trong đó có khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ lưng dựa vào Đại Tây Nam, mặt
hướng ra các quốc gia thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN-
Association of Southeast Asian Nations), phía Đông liền kề với đồng bằng
Chu Giang, nằm ở giao điểm của ba khu vực là Khu vực mậu dịch tự do
Trung Quốc – ASEAN, vành đai kinh tế vùng Chu Giang mở rộng và vành
đai kinh tế đại Tây Nam; ưu thế về địa lý ven biển, ven sông và ven biên
giới(bờ biển dài 1.595 km, có 21 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 5 cảng có
năng lực cập bến từ một vạn tấn trở lên là cảng Phòng Thành, Khâm Châu,
Bắc Hải, Trân Châu và Thiết Sơn. Những cảng biển của Quảng Tây đều gần
với các cảng biển khu vực Đông Nam Á, Hồng Kông và Ma Cao: cảng Bắc
Hải cách cảng Hồng Kông 425 hải lý; cảng Khâm Châu cách cảng Sing-ga-po
1.338 hải lý; cảng Phòng Thành cách cảng Hải Phòng 151 hải lý, cách
Bangkok 1.439 hải lý; có đường biên giới trên bộ dài 1.020 km, 8 huyện thị
giáp với Việt Nam, 12 cửa khẩu biên giới, trong đó có 5 cửa khẩu cấp 1 quốc
gia là Đông Hưng, Bằng Tường, Hữu Nghị Quan, Thuỷ Khẩu, Long Bang,
ngoài ra còn có 25 điểm giao dịch giữa nhân dân vùng biên giới). Quảng Tây
nằm ở chỗ giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và
bán đảo Đông Dương, là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam,
thậm chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc, cũng là con đường trọng yếu liên kết
Quảng Đông, Hồng Kông, Ma Cao với phía Tây. Đặc biệt từ khi các nước
ASEAN và Trung Quốc đề xuất thành lập Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-
ASEAN thì với vị trí địa lý của mình, Quảng Tây sẽ là cửa ngõ và tiền

2

phương quan trọng trong mở cửa đối ngoại, đi ra các nước ASEAN, đi ra thế
giới, là đầu mối nối vùng Tây Nam Hoa Nam của Trung Quốc với thị trường
ASEAN.
Ngoài ra, Quảng Tây còn có ưu thế lớn về nguồn tài nguyên du lịch,

sinh vật biển, khoáng sản, năng lượng, động thực vật, có dung lượng môi
trường lớn, đất đai rộng rãi với tổng diện tích là 236.700 km
2
[37], đó chính là
tiềm năng lớn và nguồn lực tốt để phát triển kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh những ưu thế về khu vực và địa lý, ưu thế về con người cũng
đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở Quảng
Tây. Năm 2005, dân số Quảng Tây là 49 triệu người, đứng thứ 10 trong số
các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước trong đó
dân số thành thị có 14,11 triệu người, chiếm 29.1%, dân số ở nông thôn chiếm
70.9%[38]. Quảng Tây là một trong năm Khu tự trị dân tộc của Trung Quốc,
Các dân tộc ở Quảng Tây có Choang, Hán, Dao, Miêu, Động, Mao Nam, Hồi,
Di, Kinh… Người Choang Quảng Tây có số dân khoảng 15 triệu người chiếm
hơn 33% dân số cả khu, chiếm 91.3% dân số Choang cả nước.
Nhờ khai thác và phát huy những ưu thế đó, trải qua gần 30 năm thực
hiện công cuộc cải cách mở cửa, đặc biệt là từ khi Việt Nam và Trung Quốc
chính thức bình thường hóa quan hệ (11/1991), kinh tế Quảng Tây có những
bước phát triển vượt bậc, mức tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều
năm, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nâng cao được vị thế của mình
ở trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nguyên nhân khiến Quảng Tây
đạt được những kết quả như vậy chính là do Quảng Tây đã vận dụng sáng tạo
phương châm cải cách mở cửa của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
vào tình hình thực tiễn cụ thể của mình, từ đó đề ra các chính sách cải cách
phù hợp.
Việt Nam là nước láng giềng của Trung Quốc, có đường biên giới trên
đất liền tiếp giáp với Quảng Tây gần 1000 km. Vì vậy, việc nghiên cứu về
quá trình cải cách kinh tế xã hội ở tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc không những
có ý nghĩa khoa học mà còn mang tính thực tiễn nhất định qua đó góp phần

3


tìm hiểu về công cuộc cải cách ở Trung Quốc nói chung. Đồng thời cũng là
nguồn tư liệu tham khảo gợi mở những suy nghĩ về đổi mới ở Việt Nam, nhất
là các tỉnh Đông Bắc Việt Nam.

2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cải cách kinh tế xã hội ở Quảng Tây là cả một vấn đề lớn gắn liền với
lợi ích quốc gia dân tộc Trung Hoa, nội dung và phương thức thực hiện vô
cùng phong phú, đa dạng. Tuy vậy, lịch sử nghiên cứu vấn đề này ở Trung
Quốc cũng như Việt Nam chưa nhiều nên nguồn tài liệu cũng còn hạn chế,
phần lớn các công trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến vấn đề cải cách và mở
cửa của Trung Quốc nói chung, trong đó có dẫn chứng cụ thể về quá trình này
ở một số địa phương, như: tác giả Tề Quế Trân với công trình nghiên cứu
“Trung Quốc 20 năm cải cách mở cửa-cải cách chế độ sở hữu”, tác giả Đỗ
Tiến Sâm với “Cải cách thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978-2003)”, tác giả
Vũ Hữu Ngoạn với “Trung Quốc cải cách-mở cửa”, tác giả Nguyễn Thế Tăng
“Trung Quốc cải cách và mở cửa(1978-1998)”, cuốn kỷ yếu hội thảo khoa
học gần đây nhất là “Trung Quốc 25 năm cải cách-mở cửa; những vấn đề lý
luận và thực tiễn” cũng đã đề cập nhiều vấn đề, khía cạnh khác nhau trong
công tác đánh giá thực hiện công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc nói
chung và ở các địa phương nói riêng v.v…. Năm 1998, Nhà xuất bản nhân
dân Quảng Tây cũng đã ra mắt công trình nghiên cứu khoa học với 460 trang
nội dung về “Quảng Tây 20 năm cải cách mở cửa” do đồng tác giả chủ biên
là Hoàng Tranh và Tiếu Vĩnh Tư, đây là công trình nghiên cứu công phu và
chi tiết nhất về bức tranh toàn cảnh Quảng Tây 20 năm thực hiện cải cách mở
cửa, do đó đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng mà chúng tôi tham khảo cho
nội dung của luận văn. Ở Việt Nam, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu
quy mô nào về vấn đề mang tính địa phương này, phần lớn tập trung ở các bài
viết tìm hiểu và đánh giá được đăng tải trên các trang tạp chí nghiên cứu về
Trung Quốc, cũng như trên website v.v….Vì vậy, khi nghiên cứu công trình

này chúng tôi phần lớn dựa trên nguồn tài liệu nghiên cứu của các học giả

4

Trung Quốc, các báo cáo khoa học, tổng kết hàng năm, các bài báo, tạp chí,
thông tin website và những chuyến đi tìm hiểu thực tế tại Quảng Tây. Từ đó
đi sâu vào việc tìm hiểu nghiên cứu và phân tích vấn đề để trình bày và đưa ra
những đánh giá ban đầu, gợi mở cho Việt Nam trong quá trình đổi mới đất
nước.

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp để nghiên
cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp
nghiên cứu logic, và phương pháp thực địa để khắc họa quá trình cải cách mở
cửa ở Quảng Tây-Trung Quốc. Bên cạnh đó, dựa trên số liệu đã được cung
cấp chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá để nêu
bật vị trí và thành tựu của công cuộc cải cách kinh tế xã hội ở Trung Quốc nói
chung và Quảng Tây nói riêng.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nội dung cải cách mở cửa ở Quảng Tây là toàn diện, tuy nhiên luận văn
này chúng tôi chỉ tập trung đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về hai nội dung cải
cách là kinh tế và xã hội, thời gian từ 1978 đến cuối năm 2005, trong đó
chúng tôi đặc biệt chú trọng đến giai đoạn từ năm 1991 trở lại đây. Trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, mặc dù phạm vi nghiên cứu đã
được giới hạn đến cuối năm 2005, song để làm nổi bật được sức tăng trưởng
ngoạn mục trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách kinh tế xã hội của
Quảng Tây vài năm gần đây, chúng tôi cập nhật về các số liệu tăng trưởng
mới nhất và có những đánh giá bước đầu.







5

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
+ Mở đầu
- Chƣơng 1: Cải cách thể chế kinh tế
- Chƣơng 2: Cải cách trong lĩnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật, an
sinh xã hội và mở cửa đối ngoại
- Chƣơng 3: Đánh giá quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Quảng
Tây- bài học Việt Nam có thể tham khảo
+ Kết luận
Ngoài ra luận văn còn có phần phụ lục, phần danh mục các tài liệu
tham khảo giới thiệu tên sách, báo, tạp chí sắp xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn các quý cơ quan, văn phòng,
thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Viện Nghiên cứu Trung Quốc, thư viện
Học viện dân tộc Quảng Tây Trung Quốc đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thu
thập tài liệu được thuận lợi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thầy cô giáo trong khoa
Quốc tế học, các thầy cô tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm nghiên
cứu Trung Quốc của nhà trường, TS. Ngô Viễn Phú(Giảng viên Học viện dân
tộc Quảng Tây-Trung Quốc) cùng bè bạn trong và ngoài nước đã giúp đỡ tôi
trong thời gian qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS. TS Đỗ Tiến
Sâm-Viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc, người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình bản luận văn được thực hiện và hoàn thiện.
Tuy nhiên do trình độ học viên còn hạn chế cùng với những khó khăn
về nguồn tư liệu và thời gian nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu

sót. Kính mong quý thầy cô, bạn bè góp ý kiến xây dựng để bản luận văn
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà nội tháng 10 năm 2008
Học viên thực hiện
Đồng Xuân Khanh

6

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG TÂY

Vị trí tỉnh Quảng Tây trong phân giới địa chính của Trung Quốc:

Nguồn: www.chinahighlights.com/map/china-provincial-map/guangxi-map.htm
Quảng Tây

7

CHƢƠNG 1: CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ

Sau hội nghị toàn thể Trung ương lần thứ 3 khoá 11 năm 1978 của
Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với cả nước, Quảng Tây đã giải phóng tư
tưởng, mạnh bạo đi vào thực tiễn, khôi phục và xây dựng các chế độ sản xuất
khác nhau phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Quảng Tây tiến
hành ngay công cuộc cải cách thể chế kinh tế trong đó lấy cải cách thể chế
kinh tế ở nông thôn và thành thị làm trọng tâm của cải cách.
1.1 Cải cách thể chế kinh tế nông thôn
Nhà cải cách Đặng Tiểu Bình đã đề xuất ra hai tư tưởng lớn đối với
công cuộc cải cách thể chế kinh tế nông thôn ở Trung Quốc: Thứ nhất, tư
tưởng bãi bỏ công xã nhân dân, lấy cơ chế trách nhiệm khoán sản lượng tới

hộ gia đình làm chủ; Thứ hai, yêu cầu sớm thích ứng và nắm bắt được những
tiến bộ về khoa học trồng trọt và xã hội hoá sản xuất, phát triển quy mô kinh
doanh phù hợp với từng vùng miền khác nhau, đẩy mạnh công tác phát triển
kinh tế tập thể. Để phát huy và thực hiện có hiệu quả phương hướng chỉ đạo
đó, đòi hỏi các ban ngành có liên quan phải kiên định và giữ vững lập trường
tư tưởng cùng tiến lên phía trước. Cải cách thể chế kinh tế nông thôn ở Quảng
Tây không nằm ngoài nội dung tư tưởng chỉ đạo chung đó.
1.1.1 Cải cách và hoàn thiện thể chế kinh doanh hai tầng
a- Thực hiện khoán sản lượng và khoán công việc tới hộ gia đình
Sau khi tiến hành khảo sát và nhận thấy phương thức khoán sản lượng
tới hộ và công việc tới hộ là chế độ quản lý kinh doanh kinh tế tập thể nông
thôn không những phù hợp với vùng núi nói riêng mà còn phù hợp với các
vùng nông thôn Quảng Tây nói chung. Quảng Tây đã linh hoạt và tích cực
đẩy mạnh chế độ sản xuất tính thù lao gắn với sản lượng, trong đó có chế độ
“khoán chuyên, tính thù lao gắn với sản lượng”, chế độ “thống nhất kinh
doanh, gắn sản lượng với lao động” và “khoán sản lượng tới hộ”(bao gồm cả
“khoán công việc tới hộ”) tới các địa phương, vùng miền trong khu. Những
khu vực thực hiện chế độ sản xuất này, nhìn chung được nhân dân đồng tình

8

hưởng ứng và đạt được hiệu quả tăng rõ rệt. Một số khu vực kinh tế lac hậu
như vùng đồi núi, xa xôi hẻo lánh, đời sống nông dân khó khăn từ lâu nay sau
khi thực hiện chế độ sản xuất “khoán sản lượng đến hộ”, hiệu quả kinh tế tăng
rất rõ nét, bên cạnh đó là việc thực hiện các chính sách kinh tế nông thôn như
sử dụng biện pháp nâng cao gía nông sản của nhà nước, vì vậy mà bộ mặt
nông thôn đã có những chuyển biến lớn, thay đổi cơ bản tình trạng “ba dựa
vào”(sản xuất dựa vào vốn vay; ăn gạo dựa vào bán lại; sống dựa vào cứu trợ).
Đến cuối năm 1981, số đội sản xuất thực hiện “khoán sản lượng tới hộ” và
“khoán công việc tới hộ” đã đạt 62.4% tổng số đội sản xuất, giữa năm 1982

đạt 96.3%. Năm 1982 và 1983, sản lượng lương thực Quảng Tây đã đạt được
những thành quả vượt bậc, đặc biệt trong năm 1982 đạt tới 203.7 vạn tấn,
đánh dấu năm tăng trưởng lương thực lớn nhất của Quảng Tây kể từ sau giải
phóng. Bên cạnh đó cũng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh
tế khác như chăn nuôi, thuỷ hải sản và các nghề phụ….
Từ năm 1983, toàn bộ Quảng Tây đã tiến hành cơ chế khoán, mở rộng
các hộ chuyên để đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế nông thôn. Năm 1993, đã có
trên 770 vạn hộ nông dân đã trở thành các nhà sản xuất độc lập, tính tích cực
trong sản xuất được đề cao, thu nhập của nhân dân không ngừng tăng lên, đời
sống sinh hoạt của người dân được cải thiện, đã xuất hiện những thay đổi lớn
về nhiều mặt trong đời sống kinh tế và xã hội:
- Thu nhập kinh doanh của hộ gia đình đã chiếm trên 60% tổng thu
nhập kinh tế nông thôn. Năm 1993, tổng thu nhập kinh doanh của các hộ gia
đình là 50 tỷ 881 triệu NDT, chiếm 66,1% tổng thu nhập kinh tế nông thôn,
trong đó thu nhập sản nghiệp loại 1 là 33 tỷ 794 triệu NDT chiếm 66.41%
tổng thu nhập kinh tế nông thôn toàn khu, thu nhập sản nghiệp loại 2 là 8 tỷ
429 triệu NDT chiếm 16.56%, thu nhập khác là 8 tỷ 658 triệu NDT, chiếm
17.01%. Năm 2002 thu nhập tài chính toàn tỉnh đạt 30 tỷ 551 triệu NDT, năm
2004 vượt ngưỡng 40 tỷ NDT. Giai đoạn từ năm 2003 đến 2007 đạt 249 tỷ
300 triệu NDT.


9

- Sự chênh lệnh thu nhập giữa các hộ gia đình và khu vực là khá lớn,
năm 1993, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn toàn khu chưa đạt được
mức 500 NDT có 316 hương trấn, 143.8 vạn hộ gia đình, 647.3 vạn người.
Năm 2003, 2004, 2005 thu nhập bình quân đầu người ở thành thị lần lượt đạt
7.785 NDT, 8.177 NDT, 8.917 NDT, trong khi đó thu nhập bình quân đầu
người ở nông thôn lần lượt là 2.095NDT, 2.305 NDT, 2.495 NDT. Mức tăng

trưởng thu nhập kinh doanh ở khu vực nông thôn vẫn còn có khoảng cách khá
xa so với khu vực thành thị.











Nguồn:
- Vốn sản xuất cố định của các hộ nông dân tăng trưởng khá nhanh,
song vẫn ở mức độ chưa cao. Năm 1993, nguồn vốn sản xuất cố định tự có
của các hộ nông dân đạt 7 tỷ 824 triệu NDT, mức bình quân của hộ nông dân
vào khoảng 1.010 NDT, so với năm 1980, thời kỳ đầu thực hiện chế độ khoán
công việc, khoán sản lượng tới hộ có sự tăng trưởng nổi bật, tuy vậy vẫn còn
ở mức độ trung bình thấp, phần lớn do các hộ nông dân chỉ dựa vào công cụ
lao động thô sơ và giản đơn. Năm 2003, 2004 và 2005 vốn sản xuất cố định
xã hội của tỉnh duy trì ổn định và tăng trưởng rất nhanh, lần lượt các năm này
là 98 tỷ 731 triệu NDT, 126 tỷ 365 triệu NDT và 176 tỷ 907 triệu NDT, mức
tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 30%.


10

-Kết cấu sản xuất của các hộ nông dân có những thay đổi lớn, sản xuất
và kinh doanh tương đối phổ biến ở mỗi gia đình nhưng tính chất quy mô còn

nhỏ và hạn chế. Về cơ bản, Quảng Tây đã thực hiện tốt chế độ khoán sản
lượng, khoán công việc tới hộ, luôn duy trì tốt và ổn định, từng bước cải thiện
được tình hình kinh tế của hộ gia đình. Từ năm 1993, tổng thu nhập kinh
doanh hộ gia đình và tỷ trọng sản nghiệp loại 2, loại 3 đã bắt đầu tăng cao, tỷ
trọng ngành nghề trồng trọt giảm đi, nghề chăn nuôi, nghề phụ tăng.
-Chuyên nghiệp hóa nông nghiệp: Theo sự phát triển của thương
nghiệp và của nền kinh tế thị trường, có nhiều hộ chuyên liên kết lại và cạnh
tranh thị trường, từng bước hình thành nên nhiều kiểu hợp tác kinh doanh
chuyên nghiệp. Năm 1993, toàn khu có 3427 hội chuyên các loại, bao gồm
hơn 8 vạn hộ nông dân
b-Phát triển và thiết lập kinh tế hợp tác xã
Theo tình hình cụ thể của Quảng Tây, hợp tác xã(tổ chức kinh tế hợp
tác mang tính khu, xã) bao gồm tổ chức kinh tế hợp tác hương, thôn, tổ chức
kinh tế hợp tác thôn để thiết lập thành đơn vị tổ chức kinh tế hợp tác xã nông
thôn vận hành theo quy định của hợp tác xã. Theo báo cáo thống kê năm 1997,
toàn khu đã thiết lập được 210.303 tổ chức kinh tế hợp tác xã, bao gồm
276.701 đội sản xuất, chiếm 92,7% tổng số đội sản xuất cũ, trong đó lấy đội
sản xuất cũ làm nền móng thiết lập hợp tác xã có 177698 đơn vị, chiếm 84,4%,
lấy thôn(liên đội) làm nền móng thiết lập hợp tác xã có 26158 đơn vị, chiếm
12,4%
Việc thiết lập tổ chức kinh tế hợp tác xã bước đầu đã mang lại hiệu quả
nhất định, phát huy được tác dụng của một số mặt quan trọng, chủ yếu là xoay
quanh việc kinh doanh sản xuất của quần chúng xã viên trong xã, khu và đất
đai công hữu. Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực đạt được từ việc hoạt
động theo mô thức phát triển hợp tác xã, cũng còn tồn tại một số điểm hạn
chế như vấn đề cơ cấu tổ chức, chế độ quản lý bộ máy hoạt động của một số
hợp tác xã chưa kiện toàn và hoàn thiện, các thủ tục hành chính còn phức tạp,
đặc biệt là chưa xác lập rõ ràng các thể chế, quy định thực hiện pháp luật.

11


c- Hoàn thiện thể chế kinh doanh hai tầng
+ Một số nguyên tắc cơ bản của thể chế kinh doanh hai tầng:
Thứ nhất: Bản chất của thể chế kinh doanh hai tầng là hình thức kết
hợp kinh doanh nội bộ của tổ chức kinh tế hợp tác xã. Thống nhất kết hợp
kinh doanh giữa tập thể với kinh doanh hộ gia đình, hai nhân tố này có quan
hệ gắn kết không tách rời nhau.
Thứ hai: Tổ chức kinh tế hợp tác xã hình thành bởi đất đai công hữu,
nông dân trong khu, xã là những thành viên vốn có, thực hiện chế độ quản lý
dân chủ mỗi người một phiếu.
Thứ ba: Tổ chức kinh tế hợp tác xã thực hiện theo cơ chế kinh doanh cá
thể và trách nhiệm kinh doanh khoán thông qua xác định hợp đồng, quan hệ
kinh tế giữa thành viên với tổ chức kinh tế hợp tác xã đều phải thể hiện qua
Hợp đồng khoán.
Thứ tư: Tổ chức kinh tế hợp tác xã dựa trên cơ sở kinh doanh và quản
lý một cách hiệu quả tài sản của tập thể, trong phạm vi cho phép được thiết
lập Tổ chức hợp tác kinh tế độc lập, thống nhất kinh doanh, cùng hưởng lợi
ích, chia sẻ rủi ro.
Thứ năm: Tổ chức kinh tế hợp tác xã kiên trì tích lũy công, giá trị tích
lũy được quy về cho thành viên, tập thể của tổ chức sở hữu trên cơ sở dựa vào
phân phối sức lao động, đồng thời có thưởng theo tỷ lệ nhất định.
Thứ sáu: Tổ chức kinh tế hợp tác xã lấy sự phát triển của lực lượng sản
xuất làm xuất phát điểm, cho phép nhiều thành phần kinh tế và nhiều loại hình
sở hữu cùng tồn tại. Thông qua đó nông nghiệp được tăng cường phát triển, tổ
hợp các yếu tố của loại hình sản xuất được mở rộng, tạo ra sức sản xuất mới
cho xã hội và không ngừng tăng cường thực lực kinh tế tập thể.
Thứ bảy: Tổ chức kinh tế hợp tác xã lấy phát triển kinh tế hàng hoá
nông thôn làm mục tiêu, trên cơ sở phát triển ổn định chế độ trách nhiệm bao
thầu, sản xuất kiểu gia đình, áp dụng nhiều loại hình thức quản lý lao động và
trả công lao động để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá. Ngoài kinh doanh

trực tiếp ra, còn tổ chức cho các nông dân tham gia giao lưu hàng hoá để tự

12

phục vụ. Kết hợp nhiều hình thức phát triển tổ chức kinh doanh hợp tác với
bên ngoài. Khích lệ nông dân xây dựng các tổ chức hợp tác chuyên nghiệp
trong và ngoài xã, khu.
Nhìn từ góc độ phát triển kinh tế tổng thể của Quảng Tây, khu vực phía
Đông tương đối phát triển trong khi đó khu vực phía Tây còn khá lạc hậu.
Trong điều kiện trình độ phát triển và sức sản xuất của các vùng, khu vực
không đồng đều như vậy nên việc áp dụng thể chế kinh doanh hai tầng là
hoàn toàn phù hợp. Khu vực Tây Bắc Quế Lâm với nền kinh tế chính là phụ
thuộc vào các đội canh tác trồng chè, do đó nền kinh tế tương đối chậm phát
triển, ngay từ tháng 11 năm 1985 khu vực này cũng đã bắt đầu thiết lập tổ
chức kinh tế hợp tác xã toàn khu, hoàn thiện thể chế kinh doanh hai tầng. Thu
nhập bình quân đầu người đã dần dần tăng lên. Khu vực Đông Nam Quế Lâm
có trình độ phát triển khá cao, trong đó huyện Bình Nam là một điển hình tiêu
biểu. Sau khi thực hiện chế độ khoán công việc tới hộ, Huyện đã kiên trì kết
hợp thống nhất với kinh doanh tập thể, kết hợp kinh doanh hai tầng giữa tập
thể và hộ gia đình ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người toàn khu
xã đã đạt trên 800 NDT. [11, tr.24]
1.1.2 Thiết lập và kiện toàn tổ chức hợp tác kinh tế
a- Tổ chức kinh tế hợp tác cổ phần nông thôn
Bắt đầu từ năm 1984, khi một số hộ nông dân tỉnh Quảng Tây đã có ý
tưởng hợp tác để làm giàu vì thế họ đã tự liên kết với nhau, đóng cổ phần sản
xuất theo nguyên tắc tự nguyện hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau cùng có lợi, đó là
những dấu hiệu ban đầu của “Chế độ hợp tác cổ phần nông thôn”. Sau khi
Đặng Tiểu Bình có buổi tiếp xúc và nói chuyện tại miền Nam Trung Quốc
vào năm 1992, lĩnh vực hợp tác cổ phần nông thôn ở Quảng Tây như được
tiếp thêm sức mạnh, nội dung và phạm vi hợp tác cổ phần cũng bắt đầu vượt

qua giới hạn chế độ sở hữu. Từ sự hợp tác cổ phần về nguồn vốn, đất đai và
thiết bị trong phạm vi cấp xã đã mở rộng sang các đơn vị thành phố và nhà
nước, cơ cấu tổ chức tham gia cổ phần và thể chế quản lý của kinh tế hợp tác
cổ phần đã bắt đầu phát triển quy mô hơn.

13

Hiện nay số người tham gia vào các Tổ chức kinh tế hợp tác cổ phần
nông thôn hoạt động dưới 3 loại hình chính sau:
- Loại hình tổng hợp: Các doanh nghiệp và công ty hợp tác cổ phần do
nhà nước và tập thể cá nhân tham gia đầu tư. Trong loại hình hoạt động này,
vai trò lãnh đạo là của tập thể, các đoàn thể, cá nhân có thể tham gia dưới
hình thức góp cổ phần để cùng nhau kinh doanh. Loại hình này thích hợp với
việc liên kết để khai thác nguồn tài nguyên nông nghiệp. Thông thường, các
tổ chức xã và thôn đóng góp cổ phần bằng nguồn tài nguyên đất, tiền vốn và
cơ sở hạ tầng, hộ nông dân đóng góp cổ phần bằng sức lao động, tiền vốn và
quyền sử dụng đất, cơ quan nhà nước và các ngành kỹ thuật kinh tế đóng góp
cổ phần bằng tiền vốn và kỹ thuật, sau khi thu lợi sẽ chia lãi theo cổ phần. Áp
dụng hình thức cổ phần có thể đổi lấy cổ phần lao động, cổ phần giống cây,
cổ phần tiền vốn, cổ phần kỹ thuật và cổ phần đất rừng v.v Hình thức hợp
tác cổ phần theo mô hình này có tiềm năng phát triển rất lớn.
- Loại hình cải tạo: Thay đổi hình thức Tổ chức kinh tế hợp tác xã vốn
có sang Tổ chức kinh tế hợp tác cổ phần, phương pháp cải tạo là đánh giá lại
giá trị tài sản của tập thể chia thành nhiều phần bằng nhau sau đó căn cứ theo
tư cách xã viên, mức độ cống hiến lớn hay nhỏ của thành viên để chuyển hoá
sang cá nhân Như vậy quyền sở hữu tài sản tập thể được minh bạch hóa,
người nông dân chính là chủ thể của tài sản tập thể. Người có cổ phần vừa là
xã viên, vừa là cổ đông, thông qua Đại hội cổ đông để lập chương trình hợp
tác và bầu chọn ra Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thi hành nghị quyết
Đại hội và cơ cấu nhân viên làm việc để tổ chức hoạt động sản xuất kinh

doanh. Sự cải tạo này đã mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội cho các tổ chức
hợp tác trước đây.
- Loại hình chuyên nghiệp: Thực hiện chế độ hợp tác cổ phần trong
một lĩnh vực kinh doanh chuyên nghiệp nào đó như trồng trọt, chăn nuôi, gia
công và dịch vụ. Năm 1998, Quảng Tây có 1.100 Quỹ cổ phần hợp tác nông
thôn, huy động vốn lưu động đạt hơn 800 triệu NDT. Sự phát triển của Quỹ
hợp tác cổ phần loại hình chuyên nghiệp khiến đơn vị kinh tế hợp tác, cơ quan

14

nhà nước và người nông dân tập trung vốn dưới hình thức đóng cổ phần,
khoản vốn quy mô này được đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để phát
triển sản xuất. Bên cạnh đó, các hiệp hội như Hiệp hội thuỷ lợi, Hiệp hội
trồng trọt, Hiệp hội chăn nuôi v.v… đều là các tổ chức hợp tác cổ phần mang
tính chuyên nghiệp, thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ngày càng
phát triển mạnh mẽ.
+ Hiệu quả của việc tiến hành kinh tế hợp tác cổ phần nông thôn
Một là, tài sản minh bạch, làm cho nông dân tham gia tích cực hơn vào
giải phóng sức lao động, tổ chức kinh tế hợp tác cổ phần nông thôn lấy tài sản
tập thể chuyển thành cổ phần, phần chia cho hộ dân, phần còn lại đầu tư cho
tập thể để cùng đầu tư tham gia kinh doanh nên tài sản tập thể rất minh bạch,
rõ ràng. Thông qua việc đóng cổ phần và chia cổ tức theo cổ phần đã khẳng
định được địa vị và vai trò của nông dân trong doanh nghiệp khiến họ tích cực
tham gia vào quản lý doanh nghiệp và đưa ra kế sách kinh doanh làm cho
doanh nghiệp trở thành một tập thể cộng đồng vững mạnh có tài sản chung,
lợi ích chung, cùng chia sẻ và cùng gánh lấy rủi ro.
Hai là, có lợi cho việc tập trung vốn trong nông dân, tổ chức hợp lý các
yếu tố sản xuất, hình thành lực lượng sản xuất mới. Những năm gần đây, một
số nông dân đã giàu lên, trong tay có tiền nhưng không tìm thấy hướng đầu tư
thực sự lý tưởng. Với đặc điểm tự huy động vốn, tự nguyện đóng góp cổ phần,

tự chủ kinh doanh, chia lãi theo cổ phần, lãi lỗ tự chịu, doanh nghiệp hợp tác
cổ phần nông thôn có sức hấp dẫn rất lớn đối với những khoản vốn dư thừa
trong nông thôn.
Ba là, thúc đẩy sự cải cách của tổ chức kinh tế tập thể nông thôn và sự
phát triển kinh tế nông thôn. Chủ yếu thể hiện ở mấy điểm như: quy phạm
quản lý của tổ chức kinh tế tập thể có lợi cho việc tách rời chức năng hành
chính doanh nghiệp. Sau khi tổ chức kinh tế tập thể thực hiện chế độ hợp tác
cổ phần, hội đồng quản trị được bầu ra qua đại hội cổ đông hoặc đại hội đại
biểu cổ đông, thực hiện quyền sở hữu đối với tổ chức kinh tế tập thể do đó
khiến việc quản lý hành chính bị hạn chế, thay vì tình trạng cơ cấu hành chính

15

trước đây vừa là người chủ sở hữu vừa là người quản lý hoạt động sản xuất
kinh doanh, đảm bảo được quyền tổ chức hợp tác cổ phần tự chủ kinh doanh
theo chương trình, kế hoạch; Sau khi tổ chức kinh tế tập thể thực hiện chế độ
hợp tác cổ phần, Đại hội cổ đông hoặc Đại hội đại biểu và Hội đồng quản trị
đã có được vai trò chủ đạo trong việc quyết sách, các vấn đề quan trọng đều
do Đại hội cổ đông hoặc là Đại hội đại biểu cổ đông thảo luận và ra các quyết
định, Hội đồng quản trị do Đại hội bầu ra phải có trách nhiệm thực thi nghị
quyết của Đại hội, ban kiểm soát có vai trò giám sát đảm bảo việc thực thi
nghị quyết và thực hiện kế hoạch. Trong quyết sách đã thể hiện ý kiến của đa
số đại biểu nên mang tính khách quan và chính xác; Quản lý dân chủ hoá.
Giám đốc hoặc là Quản đốc định kỳ báo cáo về hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị lên Hội đồng quản trị dưới sự giám sát của các cổ đông
trong Hội đồng quản trị, tình hình thu chi tài chính cũng phải định kỳ công bố
sổ sách, thực hiện quản lý dân chủ. Như vậy sẽ kích thích tính tích cực của
các đơn vị kinh doanh sản xuất, có vai trò đóng góp cho việc thúc đẩy phát
triển kinh tế nông thôn.
Bốn là, tăng thêm thu nhập của người nông dân, thúc đẩy việc cùng làm

giàu. Thông qua hình thức hợp tác cổ phần đã tạo điều kiện cho các yếu tố
như: lực lượng lao động, tiền vốn, đất canh tác và kỹ thuật… được hỗ trợ
nhau, do đó các hộ nông dân có thể kết hợp để cùng nhau phát triển sản xuất
làm giàu.
b- Quỹ hợp tác nông thôn
Quỹ hợp tác nông thôn đầu tiên của tỉnh Quảng Tây ra đời vào năm
1987 tại thị trấn Thiên Đẳng huyện Thiên Đẳng. Sau đó tại khu vực Ngọc
Lâm, thành phố Liễu Châu, khu vực Liễu Châu, thành phố Quế Lâm, khu vực
Quế Lâm, khu vực Khâm Châu, thành phố Bắc Hải và những nơi khác đã lần
lượt lập nên Quỹ hợp tác nông thôn.
Về nội dung hoạt động, Quỹ hợp tác nông thôn Quảng Tây có thể chia
thành hai loại, thứ nhất là loại hình cung cấp vốn. Chủ yếu là tập trung vốn dư
thừa của tập thể và hộ dân, thông qua hình thức lưu thông tiền vốn nội bộ hợp

16

tác xã để cung cấp tiền vốn cho các doanh nghiệp tập thể do hội viên và tổ
chức kinh tế hợp tác thành lập để phát triển sản xuất hàng hoá. Loại hình Quỹ
hợp tác này áp dụng phương pháp cho vay vốn để xoay chuyển vốn lưu thông
nội bộ, không thực hiện các dịch vụ gửi tiền vào các tài khoản xã hội khác.
Thứ hai là loại hình kết hợp đầu tư tiền vốn và tài sản cố định. Trong nội dung
thực hiện Quỹ, chủ yếu căn cứ theo nhu cầu của hội viên để khai thác lĩnh vực
phục vụ, đồng thời nâng cao tỷ lệ thu thêm tiền vốn. Sau khi tìm hiểu mục
đích sử dụng của khoản vốn vay, lấy khoản tiền đó để giúp hộ dân mua sắm
các loại nguyên liệu sản xuất, để hộ dân trực tiếp đi vào sản xuất. Còn có một
số tổ chức cung cấp thông tin kinh tế, chỉ đạo kỹ thuật và các dịch vụ đồng bộ
khác cho hộ dân, hình thức phục vụ này không chỉ làm giảm giá thành sản
xuất của hộ vay vốn và nâng cao được hiệu quả kinh tế, mà còn đảm bảo Quỹ
hợp tác có thể thu hồi vốn đúng kỳ hạn, tăng cường việc xoay chuyển vốn lưu
động của Quỹ và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

+ Hoàn thiện Quỹ hợp tác nông thôn
Những năm gần đây, Quỹ hợp tác nông thôn có vai trò rất quan trọng
trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tuy nhiên Quỹ hợp tác nông
thôn vẫn còn rất nhiều hạn chế. Một số biện pháp hoàn vốn chưa hoàn thiện,
tiền vốn vận hành không đảm bảo và an toàn. Nghiệp vụ của một số nhân viên
trong Quỹ hợp tác nông thôn còn non kém, chưa đáp ứng yêu cầu của công
việc, vì thế cần áp dụng một số biện pháp khắc phục như:
-Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để nâng cao
hiệu quả hoạt động của Quỹ, hiện nay Quỹ hợp tác nông thôn của tỉnh Quảng
Tây chủ yếu đặt tại hai cấp là thôn và xã, đa số nhân viên đều đến từ nông
thôn, phần lớn chưa từng được đào tạo về chuyên môn, trình độ nhân viên
tương đối thấp, do đó phải tăng cường đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu. Có
thể áp dụng phương thức đào tạo phân cấp, các ban ngành kinh tế nông thôn
của Khu tự trị đào tạo giám đốc và các cán bộ trụ cột như chủ tịch hội đồng
quản trị của Quỹ hợp tác nông thôn, còn các nhân viên sẽ do các ban ngành
kinh tế nông thôn địa phương thống nhất đào tạo. Không những phải coi trọng

17

việc đào tạo thao tác nghiệp vụ cụ thể mà còn phải tăng cường học tập chính
sách, lý luận và quy định pháp luật, đồng thời phải đề cao giáo dục tư tưởng
chính trị, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tố chất cơ bản của các cán
bộ, nhân viên Quỹ hợp tác nông thôn một cách toàn diện.
-Xây dựng và hoàn thiện Quy định nội bộ của Quỹ hợp tác nông thôn,
quy định về hoàn vốn, xây dựng các quy định như “Quy định về trách nhiệm
của Quỹ hợp tác nông thôn”, “Quy định về quản lý tài chính của Quỹ hợp tác
nông thôn”, “Quy định về hoàn vốn của Quỹ hợp tác nông thôn”, “Quy định
thẩm tra của Quỹ hợp tác nông thôn”…Các quy định này cần phải chấp hành
nghiêm chỉnh, kiên trì thực hiện công tác điều tra trước khi đưa tiền vốn đi
vào hoạt động, thẩm tra trong suốt quá trình hoạt động, kiểm tra và đảm bảo

thế chấp sau khi hoạt động. Kiên trì nguyên tắc “năm không cho vay”, tức là
không cho vay đối với các dự án kinh doanh phi pháp, các dự án mà luật pháp
và chính sách nhà nước cấm, những dự án thuộc diện thu hẹp hoặc hoãn xây
dựng, những dự án mà doanh nghiệp có tiền vốn còn ít hơn khoản nợ và vay
vốn ngân hàng đến kỳ hạn vẫn chưa hoàn trả, những dự án không có đơn vị
hoặc cá nhân đảm bảo và không có báo cáo khả thi…tất cả những trường hợp
này đều không cho vay vốn. Quỹ hợp tác nông thôn hoạt động có hiệu quả sẽ
góp phần ổn định nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề, đóng góp cho phát triển kinh tế nông thôn, tăng cường ủng hộ
các dự án khai thác tổng hợp nông nghiệp, nâng cao khả năng sản xuất tổng
hợp nông nghiệp. Ưu tiên cho việc vay vốn sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
để thúc đẩy sự phát triển ổn định ở nông thôn, ủng hộ các tổ chức phục vụ xã
hội hoá nông nghiệp.
-Tăng cường xây dựng chính sách của Quỹ hợp tác nông thôn. Tăng
cường bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Quỹ, chủ yếu dựa vào các quy định
pháp luật hiện hành để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thể chế tổ chức, cơ
chế quản lý giám sát, của Quỹ hợp tác nông thôn để tổ chức này hoạt động
đúng theo các quy định pháp luật.


18

c- Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân
Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân Quảng Tây xuất hiện cùng với sự
phổ cập khoa học kỹ thuật và sự phát triển của kinh tế hàng hoá nông thôn.
Vào thời kỳ đầu của những năm 80, Hiệp hội chuyên nghiệp đã được phát
triển nhanh chóng tại các khu vực kinh tế tương đối phát triển. Tại các thị trấn,
huyện lần lượt thành lập các hiệp hội chuyên nghiệp, hội nghiên cứu nhằm
tiến hành nghiên cứu và phục vụ gia công các sản phẩm phụ nông nghiệp như
sản xuất lúa nước, mía, tơ tằm, cà chua, đu đủ, chuối, vải, vịt Bắc Kinh, thỏ

lông dài và nuôi lợn, gà, cá, rắn v.v… Năm 1997, các loại hình hiệp hội liên
hiệp nông dân và hội nghiên cứu kỹ thuật của tỉnh Quảng Tây đã phát triển
đến 3.827 đơn vị, kết nạp hơn 110.000 hội viên.
Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân Quảng Tây phát triển từ một ngành
sản xuất duy nhất thêm 2 ngành sản xuất, từ một lĩnh vực sản xuất duy nhất
mở rộng thêm đến các lĩnh vực khác như lưu thông hàng hoá và khoa học kỹ
thuật cao. Hình thức tổ chức của Hội rất đa dạng, tuỳ theo mức độ kết hợp của
hội viên chia làm hai loại là Hiệp hội chuyên nghiệp cấu kết và Hiệp hội
chuyên nghiệp tự do. Hiệp hội chuyên nghiệp cấu kết thường có những hoạt
động có chế độ quản lý theo quy định, các hội viên đều phải nộp hội phí và
tiền cổ phần cơ bản, có quyền bầu cử và ứng cử, có quyền sử dụng tài sản cố
định, có nghĩa vụ bảo vệ danh dự và lợi ích của hiệp hội. Trong khi đó, Hiệp
hội chuyên nghiệp tự do, hội viên không thể đảm nhiệm các chức vụ trong
hiệp hội, không có quyền bầu cử và ứng cử, không có quyền sử dụng tài sản
cố định cũng như không được tham gia vào việc chia lãi của hiệp hội, chỉ
được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, sản phẩm giá ưu đãi, kỹ thuật ưu đãi
và dịch vụ thông tin do hiệp hội cung cấp.
Chia theo nội dung phục vụ kinh doanh, có mấy loại hình chủ yếu như:
Loại hình hỗ trợ chuyên nghiệp sản xuất, đa số đều thuộc về lĩnh vực ngành
thứ hai như gia công công nghiệp phụ… Các hội viên đều tự nguyện tham gia
Hiệp hội để cùng gia công một loại sản phẩm nông nghiệp nào đó và hình
thành kiểu kinh doanh có quy mô, chỉ hạn chế trong sự hợp tác với khâu sản

19

xuất, sản phẩm của Hiệp hội đã liên kết với ngành lưu thông hàng hoá. Loại
hình hỗ trợ chuyên nghiệp lưu thông hàng hoá, chủ yếu cung cấp sản phẩm
cho nông dân và phục vụ lưu thông hàng hoá, hộ chuyên nghiệp chuyên sản
xuất nguyên liệu của một loại sản phẩm nào đó do tổ chức hiệp hội cung cấp,
sản phẩm cũng do hiệp hội thống nhất tiêu thụ. Loại hình hỗ trợ chuyên

nghiệp lưu thông sản xuất, loại hình này có hai chức năng chính là sản xuất và
lưu thông. Loại hình hỗ trợ chuyên nghiệp và phổ cập khoa học kỹ thuật, hỗ
trợ miễn phí hoặc chi phí không đáng kể về đào tạo và bồi dưỡng kiến thức
khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, Hiệp hội nông dân Quảng Tây có mấy đặc điểm sau:
- Tính dân chủ: Không phụ thuộc bất kỳ một cơ cấu hành chính và
đoàn thể xã hội nào, cơ cấu quyền lực tối cao của nó là Đại hội đại biểu hội
viên, Hội trưởng, Chủ tịch hội đồng thường trực do dân bầu ra. Hiệp hội hoạt
động theo nguyên tắc “dân lập, dân quản và dân được lợi”, do đó có thể coi
đây là một tổ chức hợp tác kỹ thuật kinh tế dân chủ.
- Tính quần chúng: Đây là một tổ chức được xây dựng theo nguyên
tắc quần chúng tự nguyện, với tôn chỉ cung cấp kỹ thuật kinh tế để phát triển
sản xuất cho nông dân, do nông dân tự góp vốn, kinh doanh tự chủ và cơ chế
linh hoạt, hội viên có thể tự do gia nhập và rút khỏi Hội.
- Nguyên tắc cùng có lợi: Hội viên đều có chung mục đích là phát triển
sản xuất chuyên nghiệp, triển khai hợp tác bằng khoa học kỹ thuật và trao đổi
thông tin, để hội viên đều được hưởng mọi lợi ích, không cho phép bất kỳ một
hội viên nào làm tổn hại đến quyền lợi hợp pháp của hội viên khác, cơ sở tổ
chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện và cùng có lợi.
- Tính khoa học: Sự ra đời của hiệp hội chuyên nghiệp nông dân, trước
tiên tập trung vào các ngành nghề, sản phẩm và kỹ thuật có hiệu quả kinh tế
tốt, mạnh dạn đầu tư cho việc thu hút nhân tài, du nhập giống mới và kỹ thuật
mới. Coi trọng việc tổ chức đào tạo kỹ thuật, lấy công tác phát triển kỹ thuật
khoa học ứng dụng và nâng cao kỹ năng chuyên nghiệp của hội viên làm tôn
chỉ hoạt động chính.

20

- Tính chuyên nghiệp: Tổ chức đào tạo kỹ thuật cho dự án chuyên
nghiệp nào đó (một loại hình sản xuất hoặc một loại sản phẩm nào đó), phổ

cập kỹ thuật sản xuất và tạo những bước đột phá trong kỹ thuật. Hiệp hội
chuyên nghiệp nông dân thuộc tổ chức kinh tế hợp tác chuyên nghiệp, nên có
thể mở rộng ra khỏi phạm vi xã, tổ chức sản xuất một ngành nghề, một sản
phẩm, kỹ thuật hoặc khâu sản xuất chuyên nghiệp nào đó để thực hiện hợp tác
và liên kết chuyên nghiệp. Hội viên có thể tham gia nhiều tổ chức kinh tế hợp
tác chuyên nghiệp.
- Tính thích ứng: Tổ chức này có khả năng thích ứng rất mạnh mẽ với
thị trường, giúp hội viên nâng cao khả năng tham gia cạnh tranh thị trường.
Hướng kinh doanh và phạm vi hoạt động lấy thị trường làm trọng tâm, lấy
đáp ứng nhu cầu thị trường làm mục tiêu để phát triển.
+ Vai trò của hiệp hội chuyên nghiệp nông dân
- Nâng cao trình độ tổ chức của nông dân, có lợi cho việc hoàn thiện hệ
thống phục vụ xã hội hoá nông nghiệp. Hiệp hội chuyên nghiệp của nông dân
là tổ chức dân lập do các nông dân tự nguyện tổ chức. Nó đóng vai trò tích
cực trước, trong và sau quá trình sản xuất. Hiệp hội được đánh giá là một tổ
chức phục vụ hiệu quả nhất trong dân chúng, là một phần cấu thành quan
trọng của cả hệ thống phục vụ xã hội hoá nông nghiệp. Sự ra đời của Hiệp hội
chuyên nghiệp nông dân đã giải quyết được phần lớn mẫu thuẫn giữa sản xuất
quy mô nhỏ của hộ dân và thị trường lớn trong điều kiện kinh tế thị trường,
nó làm giảm giá thành của nông dân trong việc ứng dụng kỹ thuật và các chi
phí giao dịch trong việc kinh doanh, giảm được tính rủi ro của thị trường,
nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường niềm tin và năng lực của người
nông dân trong việc phát triển sản xuất hàng hoá.
- Phổ cập khoa học kỹ thuật, tăng cường chuyển đổi kỹ thuật ứng dụng
của ngành nông nghiệp sang lực lượng sản xuất. Hiệp hội chuyên nghiệp nông
dân đã đi sâu vào quần chúng nông dân, tổ chức lớp đào tạo định kỳ hay không
định kỳ, in ấn các tài liệu khoa học kỹ thuật cao, giới thiệu và quảng bá kỹ
thuật mới, sản phẩm mới và công nghệ mới, để thành quả khoa học nghiên cứu

21


có thể nhanh chóng được ứng dụng trong công tác sản xuất. Người nông dân có
thể thay thế các kỹ năng truyền thống bằng kỹ thuật hiện đại, sản lượng và chất
lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá nông thôn, tăng thu nhập
cho nông dân. Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân là một tổ chức tự phục vụ do
các nhà sản xuất chuyên nghiệp đứng ra tổ chức. Các nhà sản xuất chuyên
nghiệp thông thường đều có quy mô nhất định, hiệu quả sản xuất cao. Sản
xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, dễ dàng thị trường hoá giá trị của nó.
Theo điều tra, trong các hiệp hội chuyên nghiệp của tỉnh Quảng Tây, ngoài
Hiệp hội nhóm lương thực, tỷ lệ hàng hoá của các hiệp hội khác đều đạt trên
90%, thu nhập của hội viên đã được cải thiện đáng kể, mức sống cũng được
nâng cao rõ rệt.
- Thúc đẩy việc phân công phân ngành, nâng cao trình độ chuyên
nghiệp hoá sản xuất nông thôn. Hiệp hội chuyên nghiệp nông thôn sẽ cung
cấp các dịch vụ như tư vấn kinh doanh, chỉ đạo kỹ thuật và phục vụ trước,
trong và sau khi sản xuất một sản phẩm nào đó cho hội viên, kỹ năng sản xuất
chuyên nghiệp của nông dân đã được nâng cao rất nhanh và hiệu quả sản xuất
cũng cải thiện rõ rệt. Trong nông thôn, mỗi Hiệp hội chuyên nghiệp đều thúc
đẩy sự phát triển của một ngành nghề nào đó và kéo theo các ngành nghề có
liên quan cùng phát triển, nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá của sản xuất
nông thôn.
- Thúc đẩy việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề nông thôn, hợp lý hoá cơ
cấu sản xuất của nông thôn. Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân lấy thị trường
làm phương hướng để quyết định ngành nghề hoặc sản phẩm để kinh doanh
sản xuất, chấp nhận điều chỉnh thị trường, quá trình phát triển đó cũng là quá
trình điều chỉnh cơ cấu ngành nghề.
Hiệp hội chuyên nghiệp nông dân có vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hoá nông thôn, tuy nhiên trong quá trình
thực hiện vẫn còn tồn tại một số vấn đề như một số hiệp hội vẫn chưa có

chương trình kế hoạch cụ thể rõ ràng, trình độ cán bộ chủ chốt còn non kém,

×