i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THẾ ĐỨC
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ ĐẦU
THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế
Hà Nội-2013
ii
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI THẾ ĐỨC
ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ
ĐẦU THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quan Hệ Quốc Tế
Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh
Hà Nội-2013
iii
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
Mục tiêu nghiên cứu 5
Phƣơng pháp nghiên cứu 5
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
Những đóng góp của đề tài 6
Kết cấu luận văn 6
Danh mục các từ viết tắt 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHÂU ÂU
TỪ ĐẦU THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY 9
1.1. Liên minh Châu Âu – mô hình điển hình của khu vực hoá 9
1.1.1. Khái niệm về khu vực hoá 9
1.1.2. Châu Âu – điển hình của khu vực hoá 11
1.2. Quá trình phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 14
1.2.1. Các hiệp ƣớc xây dựng liên minh Châu Âu 16
1.2.2. Những lần mở rộng hƣớng đến một Châu Âu không biên giới 26
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA EU TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI 32
2.1. Các yếu tố chính trị 32
2.1.1. Các yếu tố ngoại sinh 32
2.1.2. Các yếu tố nội sinh 41
2.2. Các yếu tố kinh tế 43
iv
2.2.1. Tác động tích cực do yếu tố kinh tế mang lại cho sự phát triển của EU 43
2.2.2. Những tác động tiêu cực của kinh tế 47
2.3. Các yếu tố văn hóa 50
2.3.1. Văn hóa với tƣ cách là nền tảng 51
2.3.2. Văn hóa với tƣ cách là động lực phát triển 53
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN
NĂM 2020. 59
3.1. Những thách thức đối với Liên minh Châu Âu trong giai đoạn mới 59
3.1.1. Những thách thức bên trong 59
3.1.2. Những thách thức bên ngoài 75
3.2. Những mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến năm 2020 79
3.2.1. Thúc đẩy thị trƣờng thống nhất mạnh hơn, mở rộng hơn để phát triển 79
3.2.2. Đầu tƣ cho phát triển bền vững 80
3.2.3. Tích cực khai thác công cụ chính sách đối ngoại 80
3.2.4. Các giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển của Liên minh Châu Âu đến
năm 2020 83
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 93
7
Danh mục các từ viết tắt
EU
:
Liên minh Châu Âu
ASEAN
:
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
OPEC
:
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa thế giới
GDP
:
Tổng sản phẩm nội địa
ECSC
:
Cộng đồng than- thép Châu Âu
ECB
:
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
EMU
:
Liên minh kinh tế- tiền tệ
NATO
:
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
WCU
:
Liên minh phòng thủ Tây Âu
R&D
:
Nghiên cứu và phát triển
EURO
:
Đồng tiền chung châu Âu
EC
:
Ủy ban Châu Âu
EP
:
Nghị viên Châu Âu
OSCE
:
Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu
SNG
:
Cộng đồng các quốc gia độc lập
ACP
:
Các nước Châu Phi, Vùng Ca-ri –bê và Thái Bình Dương
IMF
:
Quỹ tiền tệ thế giới
WB
:
Ngân hàng thế giới
USD
:
Đồng đô la Mỹ
ESM
:
Cơ chế bình ổn Châu Âu
PWC
:
Công ty kiểm toán PWC của Anh quốc
EFSF
:
Quỹ bình ổn tài chính Châu Âu
8
S&P
:
Chỉ số cổ phiếu
OECP
:
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
1
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức hay những liên minh khác nhau
tùy thuộc vào mục đích như chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quân sự hay hỗn
hợp… nhằm bảo vệ lợi ích của những nước thành viên và của tập thể, và tạo ra nền
tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của các quốc gia. Tùy thuộc vào phạm
vi, cơ cấu tổ chức và hoạt động mà người ta có thể chia thành các tổ chức toàn cầu
như Liên hợp quốc, liên khu vực như APEC, hay các tổ chức khu vực như Liên
minh châu Âu (EU). Mặc dù là một tổ chức khu vực, nhưng EU lại có tầm ảnh
hưởng, uy tín sâu rộng và là mẫu hình về hội nhập khu vực tốt nhất trên thế giới.
Về chính trị, EU đã đạt đến trình độ của một tổ chức « siêu quốc gia ». EU
có đầy đủ các cơ quan quyền lực của một quốc gia có chủ quyền như cơ quan lập
pháp, hành pháp và tư pháp.
Về kinh tế, EU đã đạt đến trình độ hội nhập kinh tế đày đủ, có liên minh tiền
tệ và tài chính cho các hoạt động chung trong toàn liên minh.
Về mặt văn hóa-xã hội, EU đã xây dựng được một bản sắc chung, chuẩn mực
và các giá trị chung, các quyền cơ bản của con người được tôn trọng và bảo đảm.
Về an ninh-quốc phòng, EU đang hướng tới một chính sách đối ngoại và an
ninh chung, nhằm đảm bảo hòa bình và anh ninh cho các thành viên cũng như toàn
khu vực.
Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được những thành tựu vượt bậc kể từ khi thành lập,
nhưng trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Liên minh Châu Âu đã trải qua những
thay đổi sâu sắc, thậm chí khủng hoảng trầm trọng trong một số vấn đề, nhất là cuộc
khủng hoảng ở khu vực đồng EURO đe dọa sự tồn tại của cả liên minh.
2
Đứng trước tình hình đó, đã xuất hiện không ít câu hỏi và hoài nghi về sự tồn
tại của EU, một mô hình hội nhập khu vực thành công nhất cho đến nay, đã góp
phần không nhỏ vào sự ổn định, hòa bình và thịnh vượng của nền chính trị thế giới
nói chung.
Từ góc độ của Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng của EU cũng gây ra không ít
tác động tiêu cực đối với tiến trình hội nhập, mô hình hợp tác, khả năng giải quyết
các thách thức của ASEAN. Cuộc khủng hoảng đó chính là những kinh nghiệm quý
báu mà ASEAN có thể rút ra, áp dụng cho quá trình hội nhập của mình.
Với tư cách là thành viên tích cực, chủ động và xây dựng của ASEAN, Việt
Nam không thể không quan tâm tới những thành tựu cũng như những hạn chế của
EU vì qua đó Việt Nam cũng có thể rút ra những bài học cho chính sách hội nhập
của mình, để cùng với ASEAN thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Cộng đồng
ASEAN vào năm 2015.
Với tất cả những lý do đo, tác giả quyết định lựa chọn: « Đánh giá các yếu
tố tác động đến sự phát triển Liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay»
làm đề tài cho luận văn thạc sỹ chuyên ngành quan hệ quốc tế của học viên.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên minh Châu Âu là đề tài khá hấp dẫn cũng như khá phổ biến cho những
nghiên cứu khoa học, Luận văn đã được chọn để thực hiện và kế thừa những nghiên
cứu trước đây về liên minh Châu Âu, qua đó đi sâu vào chuyên mục đánh giá các
yếu tố tác động đến Cộng đồng Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Đã có rất nhiều
các yếu tố của EU được nghiên cứu trước đây bởi các nhà khoa học trong và ngoài
nước chẳng hạn như:
Văn hoá Châu Âu với những nghiên cứu: “Quá trình ra đời và mở rộng
Liên minh Châu Âu (EU) nhìn từ góc độ liên văn hoá” & “Nhân tố văn
hoá trong tiến trình khu vực hoá và toàn cầu hoá - trường hợp Liên minh
Châu Âu” của TSKH Lương Văn Kế - ĐH KHXH & NV Hà Nội…
3
Các nghiên cứu về văn hoá trên đã đề cập đến khá rõ những ảnh hưởng cũng
như tác động của yếu tố văn hoá trong quá trình hình thành và mở rộng Liên
minh Châu Âu, quá trình thống nhất Châu Âu nhờ các quá trình liên văn hoá,
trong đó có các chính sách văn hoá chung đã làm hình thành nên quan niệm
giá trị chung, đây là cơ sở sâu xa để Châu Âu thực hiện nhất thể hoá sâu sắc
và toàn diện hơn nữa trong tương lai. Mặc dù vậy thì đề tài sẽ đóng góp thêm
cho những nghiên cứu trên về việc thực tế trạng thái văn hoá các quốc gia
thành viên vẫn còn nhiều khác biệt. Tính đa dạng văn hoá đó là một trong
những trở ngại trên con đường hợp nhất để từ đó có thể phân tích, đánh giá
một cách khách quan yếu tố văn hoá trong quá trình phát triển của Liên minh
Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay qua đó phần nào thấy được rằng đối với
văn hoá mà nói, sự khác biệt chưa hẳn là yếu tố cản trở, cũng như sự tương
đồng chưa chắc là yếu tố thúc đẩy sự hoà nhập giữa các quốc gia thành viên.
Sự khác biệt giữa các nền văn hoá không tạo nên mâu thuẫn mà trái lại, nếu
biết phát huy nó sẽ làm cho đời sống vật chất và tinh thần loài người thêm đa
dạng.
Kinh tế Châu Âu với những nghiên cứu: “khủng hoảng nợ công - mối lo
không chỉ của Hy Lạp” của Lò Thị Phương Nhung - tạp chí những vấn đề
kinh tế - chính trị thế giới; “một số chính sách sau khủng hoảng của Liên
minh Châu Âu” của Nguyễn An Hà - tạp chí nghiên cứu Châu Âu….
Những nghiên cứu trên về nền kinh tế Liên minh Châu Âu đã phần nào giúp
chúng ta có được cái nhìn chân thật hơn về thành tựu vượt bậc về kinh tế mà
Liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay như trong phần lớn thập kỷ đầu
của thế kỷ 21 đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, kiểm soát được
lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp thấp, đồng tiền Euro trở thành một trong những
đồng tiền hàng đầu trên thế giới, có tầm ảnh hưởng và tác động sâu sắc trong
nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên cùng với những đóng góp của những nghiên
cứu trên, đề tài cũng đóng góp vào việc nhận định một cách chính xác tình
4
hình hiện tại của nền kinh tế Liên minh Châu Âu đặc biệt là những năm cuối
thập kỷ đầu thế kỷ 21 cho đến nay. Chính những hậu quả không khắc phụ
được làm dẫn theo những thiệt hại to lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và cuộc khủng hoảng nợ công trầm trọng ở Châu Âu, đã phần nào cho
thấy những chính sách phát triển kinh tế, cũng như sự chuẩn bị để đối phó
với những khủng hoảng có thể xảy ra trong hệ thống của Liên minh Châu Âu
không phải là hoàn hảo mà vẫn tiềm tàng những mối ung nhọt có thể bùng
phát một cách to lớn. Thời điểm này Liên minh Châu Âu đang phải gồng
mình chống chọi và cố gắng vượt qua những khó khăn to lớn trong cuộc
khủng hoảng nợ công, đề tài đã phần nào đóng góp thêm cho chúng ta có
được cái nhìn khách quan về yếu tố kinh tế tác động đến sự phát triển của
Liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay và rút ra những kinh nghiệm
cho sự hội nhập khu vực và tránh những sai lầm cho một hình mẫu về liên
minh khu vực được coi là thành công nhất như Liên minh Châu Âu.
Chính trị Châu Âu: “Những vấn đề đặt ra và xu hướng phát triển của
Nghị viện Châu Âu trong quá trình cải cách thể chế chính trị ở Liên minh
Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Âu” của Đặng Minh Đức; “Liệu Châu
Âu có trở thành một sức mạnh toàn cầu như Mỹ hoặc Trung Quốc” của
Thông tấn xã Việt Nam…
Có thể nói, hình mẫu Liên minh Châu Âu với yếu chính trị đã được rất nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đặc biệt chú trọng, dành nhiều sự quan
tâm và cũng được nghiên cứu rất nhiều, tham vọng biến Liên minh thành
một siêu quốc gia với những chính sách chung cho toàn bộ các quốc gia
thành viên trong Liên minh đã đang và sẽ được nỗ lực vun đắp, xây dựng
một cách hoàn chỉnh nhưng cũng như tên của nghiên cứu “Liệu Châu Âu có
trở thành một sức mạnh toàn cầu như Mỹ hoặc Trung Quốc” thì vấn đề này
vẫn đang còn tồn tại rất nhiều yếu tố và vấn đề nhức nhối cần giải quyết mặc
dù hứa hẹn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Đề tài cũng đồng ý với những phân
5
tích và đánh giá của các nghiên cứu trên rằng sẽ rất khó khăn trong tiến trình
hoàn thành hiến pháp mới của EU do dự thảo chế định hiến pháp phải được
quốc hội của 27 nước thành viên phê chuẩn hoặc qua trưng cầu dân ý mới có
hiệu lực nên hiện nay quá trình này còn chưa kết thúc và cần thời gian xem
xét, chỉnh sửa cũng như để tất cả các thành viên thông qua.
Tất cả những nghiên cứu trên đều có những hướng nghiên cứu riêng, nhưng
tựu chung lại đã làm cho những nghiên cứu về Châu Âu thêm phần phong
phú và sâu sắc, mỗi nghiên cứu như trên đều đóng góp ít nhiều cho việc tìm
hiểu các góc độ của Châu Âu - tổ chức khu vực có thể nói là thành công nhất
cho đến lúc này nhưng cũng phần nào tiềm ẩn những khó khăn, khủng hoảng
nhất định, với những tiền đề như vậy, luận văn hy vọng sẽ kế thừa và phát
triển thêm nữa cho việc nghiên cứu về Châu Âu.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là phân tích các yếu tố tác động đến cộng đồng
Châu Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay, bao gồm các yếu tố: chính trị - an ninh, kinh tế
và văn hóa, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra một số dự báo về triển
vọng phát triển của Cộng đồng Châu Âu trong tương lai.
Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng chủ yếu các phương pháp xử lý tư
liệu cơ bản như phương pháp thống kế, so sánh, tổng hợp, lịch sử, ngoài ra còn sử
dụng các phương pháp chuyên ngành quan hệ quốc tế như phương pháp truy
nguyên, phân tích, đánh giá để rút ra những nhận định một cách khách quan, chân
thực và thực tiễn những yếu tố tác động đến Liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21
đến nay, bên cạnh đó là dự báo kết hợp với các phương pháp nghiên cứu quốc tế để
có thể nêu ra những kết luận cũng như triển vọng phát triển của Liên minh Châu Âu
đến năm 2020.
6
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố tác động đến sự phát triển hiện
tại và tương lai của EU
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu là thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, nhưng cũng
có đề cập tới những giai đoạn khác có liên quan
Những đóng góp của đề tài
Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, cung cấp một cách tổng quát về lịch sử hình
thành phát triển của liên minh Châu Âu và các yếu tố tác động đến liên minh từ đầu
thế kỷ 21 đến nay, từ đó thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế và hướng phát
triển của liên minh Châu Âu trong tương lai.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Khái quát quá trình phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21
đến nay
Chương 2: Vai trò của các yếu tố trong quá trình phát triển liên minh Châu
Âu từ đầu thế kỷ 21 đến nay
Chương 3: Định hướng phát triển của Liên minh Châu Âu đến 2020
9
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN MINH CHÂU
ÂU TỪ ĐẦU THẾ KỶ 21 ĐẾN NAY
1.1. Liên minh Châu Âu – mô hình điển hình của khu vực hoá
1.1.1. Khái niệm về khu vực hoá
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng
mạnh mẽ. Trước những thay đổi đó, đã xuất hiện những lý giải và thái độ khác nhau
về các xu thế phát triển này. Khái niệm khu vực hóa được hình thành khi xu thế
toàn cầu hóa được mở rộng tại các quốc gia, khu vực. Do đó, để hiểu thế nào là khu
vực hóa, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm về toàn cầu hóa.
Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá chỉ mới xuất hiện gần đây. Toàn cầu
hoá được hiểu là chính sách của Mỹ nhằm bành trướng quyền lực, thống trị thế giới
theo kiểu Mỹ, thưc chất toàn cầu hoá là Mỹ hoá.Quan niệm này đã đẩy tới thái độ
phải chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập, đa dạng của
các quốc gia.[11]
Loại quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan của
quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý kiến khác
nhau. Có người cho rằng toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả
các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới. Có người lại cho rằng:
“Toàn cầu hoá là giai đoạn cao của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất trên
thế giới, là kết quả tất yếu của phát triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ”
[31].
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá nhưng điểm quan
trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hoá không chỉ là quá trình phản ánh sự gia tăng
của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mà quan trọng hơn nó phản ánh qui mô
của các hoạt động liên quốc gia. Từ đó ta có thể đưa ra môt khái niệm mang tính
chất khái quát về toàn cầu hoá: “Toàn cầu hoá là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan
10
hệ gắn kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô và cường độ
hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong
sự vận động phát triển”[11]. Với quan niệm như vậy thế giới hoá cũng có nghĩa là
toàn cầu hoá. Quốc tế hoá, toàn cầu hoá là một quá trình. Tham gia vào quá trình
quốc tế hoá, toàn cầu hoá chính là thực hiện hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội v.v Trong các mặt đó thì toàn cầu hoá kinh tế đang là xu thế
nổi trội nhất, nó vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy các lĩnh
vực khác của xu thế toàn cầu hoá nói chung. Giống như toàn cầu hoá, cũng có nhiều
quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá kinh tế. Sau đây là khái niệm phổ biến nhất:
“Toàn cầu hoá kinh tế chính là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
trong sự vận động phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất, sự gia
tăng của xu thế này được thể hiện ở sự mở rộng mức độ và qui mô mậu dịch thế
giới, sự lưu chuyển của các dòng vốn và lao động trên phạm vi toàn cầu.”[40].
Cùng với toàn cầu hóa và bổ sung cho toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa, xu
thế khu vực hóa vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hóa.
Trong quan hệ với toàn cầu hóa thì xu thế khu vực hóa được xem là bước chuẩn bị
để tiến tới hoàn cầu hóa, mặt khác khu vực hóa hiện nay phản ánh một thực trạng co
cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những
nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hóa đặt ra. [40]
Khu vực hóa phản ánh sự khác biệt, mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia
khu vực trong một thế giới đa dạng, trong đó sự hợp tác liên kết quốc tế ngày càng
tăng lên nhưng cuộc đấu tranh vì lợi ích quốc gia, dân tộc, khu vực cũng rất gay gắt
quyết liệt.
Khu vực hóa có nhiều mức độ khác nhau từ một vài nước và một vài vùng
lãnh thổ đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức nhằm hỗ trợ cho nhau trong phát
11
triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn
cầu.
Khu vực hóa được xem như một sự liên kết giữa các quốc gia hay các tổ
chức bên trong của các nước cùng khu vực địa lý nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ
khu vực cũng như tăng sức cạnh tranh quốc tế của cả khu vực [13].
Vậy khu vực hóa là quá trình trung gian hai mặt, hay diễn ra theo hai hướng
tương phản nhau: hướng ngoại (toàn cầu hóa) khi nhìn nhận từ các quốc gia và
hướng nội (bản địa hóa) khi xét từ góc độ cạnh tranh toàn cầu. Khuynh hướng khu
vực hóa từ những thập niên gần đây càng được gia tăng trên khắp các châu lục, từ
đó hình thành khái niệm chủ nghĩa khu vực và trở thành một đối tượng của toàn cầu
hóa.
1.1.2. Châu Âu – điển hình của khu vực hoá
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tổ chức hay những liên minh khác nhau cụ
thể như: các liên minh về kinh tế- chính trị- văn hóa,…Những liên minh hay tổ chức
này được thành lập nên bởi nhiều nước cùng tham gia sáng lập và có nhiều quy định
khác nhau tùy thuộc vào những mục đích như thế nào mà các quốc gia cùng liên kết
với nhau lại thành lập nên. Những tổ chức hay liên minh này thành lập ra để nhằm
bảo vệ quyền lợi của những nước thành viên của nó, và tạo ra một bức tường vững
chắc cho sự phát triển về mặt kinh tế - xã hôi của các quốc gia. Và có những tổ chức
và liên minh được cả thế giới biết đến như: ASEAN, OPEC, WTO, EU,
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union),
viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên
thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào
ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng châu Âu (EC). Với khoảng 492,9
triệu dân (2006), Liên minh châu Âu chiếm 30% (18,4 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008)
GDP danh nghĩa và khoảng 22% (15,2 nghìn tỉ đô la Mỹ năm 2008) GDP sức mua
tương đương của thế giới [42].
12
Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống
luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu
thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách
chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 16 nước
thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro.
Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối ngoại,
có đại diện trong Tổ chức Thương mại Thế giới, G8, G-20 nền kinh tế lớn và Liên
hiệp quốc. Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng
Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và 3 quốc gia không phải là thành
viên Liên minh châu Âu.
Là một tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua một hệ
thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp. Những thể chế chính trị
quan trọng của Liên minh châu Âu bao gồm Ủy ban châu Âu, Nghị viện Châu Âu
Hội đồng Liên minh châu Âu, Hội đồng châu Âu, Tòa án Công lý Liên minh châu
Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu.
Liên minh châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu
từ 6
quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh châu Âu
đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm
quyền của Liên minh châu Âu.
Lãnh thổ của Liên minh châu Âu là tập hợp lãnh thổ của tất cả các quốc gia
thành viên nhưng cũng có những ngoại lệ. Chẳng hạn như quần đảo Faroe thuộc
Đan Mạch là một bộ phận lãnh thổ của châu Âu nhưng không nằm trong lãnh thổ
của Liên minh châu Âu hay đảo Síp, thành viên Liên minh châu Âu thường được
xem là một phần của châu Á vì gần Thổ Nhĩ Kỳ hơn châu Âu lục địa. Một vài vùng
lãnh thổ khác nằm ngoài châu Âu và cũng không thuộc lãnh thổ của Liên minh châu
Âu như trường hợp của Greenland hay Aruba.
13
Liên minh châu Âu chủ yếu nằm ở Tây và Trung Âu, với diện tích 4.422.773
kilômét vuông (1.707.642 dặm vuông). Ngược lại, mặc dù trên danh nghĩa là một
bộ phận của Liên minh châu Âu, tuy nhiên luật pháp của Liên minh châu Âu không
được áp dụng ở Bắc Cyprus vì trên thực tế vùng lãnh thổ này nằm dưới quyền quản
lý của Cộng hòa Bắc Cyprus thuộc Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia tự tuyên bố độc lập
và chỉ được Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận [42].
Liên minh châu Âu kéo dài về phía đông bắc đến Phần Lan, tây bắc về phía
Ireland, đông nam về phía Cộng hòa Síp và tây nam về phía bán đảo Iberia, là lãnh
thổ rộng thứ 7 thế giới và có đường bờ biển dài thứ 2 thế giới sau Canada. Điểm cao
nhất trên lãnh thổ Liên minh châu Âu đó là đỉnh Mont Blanc, cao 4810,45 m trên
mực nước biển và điểm thấp nhất là Zuidplaspolder ở Hà Lan, thấp hơn mực nước
biển 7m. Dân cư của Liên minh châu Âu có tỉ lệ đô thị hóa cao. 75% người dân
Liên minh châu Âu sống ở các thành phố (con số này dự kiến sẽ là 90% ở 7 quốc
gia thành viên vào năm 2020). Giải thích cho điều này có hai nguyên nhân chính:
một là mật độ dân cư đô thị hạn chế vươn ra những khu vực tự nhiên, hai là trong
một số trường hợp nguồn vốn của Liên minh châu Âu được dồn vào một khu vực
nào đó, chẳng hạn như Benelux. [42]
Nhằm thực hiện những mục tiêu chung đã được đề ra trong các hiệp ước, EU
đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế “ siêu quốc gia” để điều hành, giám sát
quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm các cơ
quan chính sau: Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị
viện châu Âu, Toà án châu Âu, Toà kiểm toán châu Âu, Uỷ ban kinh tế và xã hội,
Uỷ ban về khu vực, Ngân hàng Đầu tư châu Âu. [44] Chúng ta sẽ tìm hiểu về
nguyên tắc hoạt động của các cơ quan này tại chương 2 của luận văn.
14
1.2. Quá trình phát triển liên minh Châu Âu từ đầu thế kỷ 21
Để có cơ sở tìm hiểu về quá trình phát triển của liên minh Châu Âu từ đầu
thế kỷ 21 đến nay, trước hết chúng ta điểm qua một số nét khái quát về lịch sử của
liên minh từ khi thành lập đến nay.
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành EU là bản tuyên bố Schuman của bộ
trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 9/5/1950 với đề nghị đặt toàn bộ
nền sản xuất gang thép của Cộng hòa Liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan
quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham
gia. Sau đó, hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức
tiền thân của châu Âu ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết của các
quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiêu rộng cũng như chiều sâu
với đỉnh cao là Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay và cả trong tương
lai sẽ đạt tới một cấp độ liên kết cao hơn.
Ban đầu, Liên minh châu Âu bao gồm 6 quốc gia thành viên: Bỉ, Đức, Ý,
Luxembourg, Pháp, Hà Lan. Năm 1973, tăng lên thành gồm 9 quốc gia thành viên.
Năm 1981, tăng lên thành 10. Năm 1986, tăng lên thành 12. Năm 1995, tăng lên
thành 15. [42]
Từ năm 1995 trở đi, số thành viên của Liên minh Châu Âu vẫn giữ ổn định ở
con số 15 thành viên. Mốc chuyển đổi sang thế kỷ 21 của Liên minh Châu Âu được
đánh dấu vào năm 2004 khi Liên minh cùng một lúc kết nạp thêm tới 10 thành viên
nữa, tăng số lượng lên thành 25. Năm 2007 tăng lên thành 27.
Sau đây là danh sách 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu xếp theo
năm gia nhập.
1951: Bỉ, Đức, Ý, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973: Đan Mạch, Ireland, Anh
1981: Hy Lạp
15
1986: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995: Áo, Phần Lan, Thụy Điển
Ngày 1/5/2004: Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia,
Estonia, Malta, Cộng hòa Síp
Ngày 1/1/2007: Romania, Bungary
Hiện nay, Liên minh châu Âu có diện tích là 4.422.773 km² với dân số là 492,9
triệu người (2006); với tổng GDP xấp xỉ 15.2 nghìn tỉ USD trong năm 2008. Hầu
hết các quốc gia châu Âu đều đang là thành viên của Liên minh châu Âu.
Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, EU đã có những bước tiến lớn về mọi mặt so với
thế kỷ trước và đã khẳng định mình là một tổ chức hùng mạnh, đặc biệt là trong lĩnh
vực kinh tế. Năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP của EU cao hơn năm 1999 gần
1,1% và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 3% trong các năm 2001- 2002. Khoảng
cách phát triển giữa các quốc gia trong khối ngày càng thu hẹp. Trong số các quốc
gia thuộc EU thì các nước nhỏ Bắc Âu tỏ ra tiến mạnh mẽ nhất, nước Đức khổng lồ
thường bị tụt hậu mấy năm gần đây cũng đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế
chung của cả khối. Chỉ có Italia, hơi yếu về khả năng cạnh tranh cũng đã đạt tốc độ
tăng trưởng 2,6% trong năm 2005, tuy nhiên vẫn bị coi là mức thấp nhất khối. Theo
ủy ban châu Âu, kinh tế EU vẫn đang phát triển khả quan. Các chuyên gia kinh tế
của IMF và OECD cũng rất lạc quan vào sự tiếp tục phát triển của EU bởi ngân
hàng trung ương châu Âu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức cấp tiền và duy trì mức
lãi suất khá ổn định ở mức 4,5%. Theo báo cáo của OECD, trong năm 2007, tốc độ
tăng trưởng của kinh tế EU luôn ổn định ở mức trên dưới 2,6%, tỷ lệ thất nghiệp sẽ
giảm đáng kể từ 8,8% năm 2008. Với xu hướng phát triển như hiện nay, các nhà
kinh tế cho rằng EU tăng trưởng chậm nhưng chắc và vẫn tin tưởng khẳng định xu
hướng đi lên của kinh tế EU trong năm 2015 và tầm nhìn tới năm 2020. [43]
16
1.2.1. Các hiệp ước xây dựng liên minh Châu Âu
Nhìn lại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy
quá trình này gắn với các hiệp ước chủ yếu sau đây ( từ năm 1952 đến nay).
1.2.1.1. Hiệp ước Paris
Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng than- thép châu Âu (ECSC) được ký ngày
18/4/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức. Italia, Bỉ, Hà Lan và
Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là
thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước Paris có hiệu lực từ ngày
23/7/1952 và hết hạn ngày 23/7/2002, đúng 50 năm sau khi có hiệu lực [43]. Hiệp
ước này được coi như nền tảng trong việc đem các nước châu Âu xích lại với nhau
trong hòa bình, sau Thế chiến thứ hai. Một số kẻ thù chính trong chiến tranh nay đã
chia sẻ với nhau việc sản xuất than và thép, các tài nguyên then chốt, trước đây là
trung tâm điểm cho các nỗ lực chiến tranh.
1.2.1.2. Hiệp ước Rome
Hiệp ước Roma thành lập cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu
(EURATOM) và cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/3/1957 với sự
nhất trí của 6 nước thành viên ECSC. Mục đích thành lập EURATOM là thống nhất
quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên [43]; trong khi đó EEC
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh tế giữa 6 nước này, tạo ra
một sức mạnh tổng hợp dưới hình thức một thị trường chung mà lao động hàng hóa
được tự do di chuyển như một thị trường nội địa. Hiệp ước Rome là kết quả những
thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạt được. Và có thể nói,
hiệp ước này đã mở ra một hướng liên kết giữa các nước Châu Âu với sự ra đời của
một liên minh kinh tế thưc sự - cộng đồng kinh tế châu Âu.
17
1.2.1.3. Hiệp ước EC
Hiệp ước thành lập công đồng châu Âu (EC) được ký ngày 8/4/1965 giữa các
nước dưới tên gọi: cộng đồng châu Âu [43]. Đây là văn bản thể hiên mức độ nhất
thể hóa nền kinh tế cao giữa các quốc gia này thể hiện thành lập một thị trường
thống nhất; trong đó ngoài việc hàng hóa, lao động và việc vốn đầu tư, được tự do
di chuyển và hàng rào thuế quan và thuế quan cũng được gỡ bỏ, hệ thống thuế quan
và chính sách thương mại chung thành lập, một số chính sách đối với các lĩnh vực
kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng cường sức cạnh tranh với các khối
kinh tế bên ngoài để tiến tới một liên minh chặt chẽ về chính trị.
1.2.1.4. Hiệp ước Maastricht
Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 7/2/1992 tại
Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thủ quốc gia các nước
thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy,
Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha) nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an
ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội [43]. Như vậy, EU đã được bổ sung
thêm các nội dung liên kết mới (an ninh, chính trị , đối ngoại) mà các tổ chức tiền
thân của nó chưa có, để đạt được các mục tiêu toàn diện hơn như: duy trì bảo vệ hoà
bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi
ích chung của các dân tộc châu Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế rộng
lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện cho việc thống nhất về
chính trị và hài hoà về xã hội trong liên minh. Với mục tiêu như vậy, EU đã thực sự
bước vào một thời kỳ mới, tồn tại như một thực thể thống nhất, hay những nói đúng
hơn là đóng vai trò như một “Đại quốc gia” ở châu Âu, một “Ngôi nhà chung châu
Âu”.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu Âu. Cụ
thể:
18
Liên minh chính trị:
- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư
trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu
Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.
- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên
chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên
lĩnh vực này.
- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã
hội, nghiên cứu
- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư,
quyền cư trú và thị thực.
Liên minh kinh tế - tiền tệ:
- Liên minh kinh tế - tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ 1/7/1990 tới
1/1/1999, kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB).
- Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (còn gọi là những tiêu
chí hội nhập) là: lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình
của 3 nước có mức lạm phát thấp nhất; thâm hụt ngân sách không vượt quá
3% GDP; nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các
đồng tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM); lãi suất (tính
theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so với mức
trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất .
- Kể từ ngày 1/1/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc
gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần
lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3
nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro
đang có có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ.
19
1.2.1.5. Hiệp ước Amsterdam
Hiệp ước Amsterdam được ký kết vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ quốc
gia của 15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 thành viên nữa là:
Thụy Điển, Phần Lan, Áo). Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp
ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh
kinh tế- tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực. Hiệp ước này đã tạo cơ sở pháp lý để
đồng EU- đồng tiền chung của các nước châu Âu chính thức ra đời với tư cách đầy
đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi
11 nước (EU-11): Đức. Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Luxembourg,
Phần Lan [43]. Theo kế hoạch đã được định trước, đúng ngày 1/1/2002 đồng tiền
EU bằng giấy và bằng kim loại chính thức được lưu hành song song với các đồng
tiền bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Và kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ
của 11 nước thuộc EU- 11 đã chính thức kết thúc lịch sử tồn tại của mình vĩnh viễn
rút khỏi hệ thống lưu thông, chính thức nhường chỗ hoàn toàn cho đồng EU đang là
đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trong tất cả các quan hệ kinh tế- xã hội những
nước thành viên, một ngôi nhà chung châu Âu đã được hình thành.
1.2.1.6. Hiệp ước Nice
Hiệp ước Nice (7/11- 12/2000) được tập trung vào các vấn đề cái cách thể chế để
đón nhận các thành viên mới gồm các vấn đề:
- Cải cách thể chế: đổi mới thành phần ủy ban châu Âu (ủy ban châu Âu sẽ có
không quá 27 ủy viên, trong đó mỗi nước sẽ có một ủy viên, được chỉ định theo
nguyên tắc luân phiên, sẽ thực hiện từ năm 2005. Chủ tịch ủy ban sẽ được trao
thêm một số quyền mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương được biểu quyết
theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền; phân định số phiếu bầu trong Hôi đồng
Bộ trưởng, cụ thể: Pháp, Đức, Anh, Italia có cùng số phiếu bầu là 29, Tây Ban
Nha có số phiếu bầu là 27 phiếu, Hà Lan có số phiếu bầu là 13 phiếu, Bỉ có số
phiếu bầu là 12 phiếu, và các nước còn lại sẽ có từ 3 - 7 phiếu. Tổng số phiếu
bầu sẽ là 345 khi số thành viên EU là 25 nước nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số
20
đủ thẩm quyền: hiện đang áp dụng cho 80% quyết định, 20% vấn đề còn lại các
nước vẫn giữ nguyên quyền phủ quyết của mình, đặc biệt đối với những vấn đề
nhạy cảm, động chạm đến lợi ích quốc gia) [43].
- Tăng cường vai trò của nghị viện châu Âu, số ghế nhiều nhất là 99 (tăng 12 so
với cũ). Pháp, Anh, Italia chỉ còn 74 (giảm 13 so với số cũ). Tổng số nghị sĩ
tương lai sẽ là 738.
- Về chính trị an ninh và quốc phòng: EU thành lập lực lượng phản ứng nhanh
(RRF) từ năm 2003, bao gồm 60000 quân và 100 tầu chiến và 400 máy bay
trong thời gian 60 ngày. RRF sẽ có cơ cấu điều hành thường trực gồm ủy ban
quân sự và bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của EU. Như vậy, từ
ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình
thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn
mới về chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực, tiến trình hóa châu Âu
đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.
+ Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu làm hai trụ cột
chính. Tuy nhiên EU đang cố tạo cho mình một cánh tay quân sự bên cạnh cánh
tay kinh tế với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
+ Về chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hóa các nhân tố kinh tế, an ninh,
nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được mục tiêu
kinh tế. Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất các
đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Còn
đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp
định song phương và đa phương.
- Về kinh tế: GDP của EU năm 1988 đạt 8.482 tỷ USD, được xem là lớn nhất thế
giới ( NAFTA: 8.150 tỷ USD, ASEAN: 845 tỷ USD), năm 2000 đạt 9004 tỷ
USD, năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm
1995- 2000 gần 2,2%. Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công
nghệ, thiết bị, máy móc, đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí,
hóa chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
21
- Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, với doanh
số 1.527,5 tỷ USD năm 1997, trong đó 50% là buôn bán giữa các thành viên,
năm 2002 giá trị xuất khẩu hàng hóa của EU đạt 2.441,2 tỷ USD, trong đó xuất
khẩu hàng hóa nội khối đạt 1.502,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng hóa ngoại khối đạt
939 tỷ USD. Về nhập khẩu hàng hóa: năm 2002, EU đạt 2.437 tỷ USD, trong
đó nhập khẩu khối nội đạt 1.506 tỷ USD và ngoại khối đạt 931 tỷ USD. Như
vậy, thương mại của EU phần lớn phát triển mạnh trong nội bộ khối nhờ khối
tác động của chính sách nhất thể hóa kinh tế khu vực. Ngày 1/5/2004, EU có 25
nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10 quốc gia mới, với việc mở rộng lần
thứ 5 này. EU trở thành một khối kinh tế thị trường lớn nhất thế giới, với kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ chiếm khoảng 21,9% kim ngạch nhập khẩu
của toàn thế giới.
1.2.1.7. Hiệp ước Lisbon
Ngày 1 tháng 12 năm 2009, Hiệp ước Lisbon chính thức có hiệu lực và đã
cải tổ nhiều khía cạnh của Liên minh châu Âu. Đặc biệt, Hiệp ước Lisbon đã thay
đổi cấu trúc pháp lý của Liên minh châu Âu bằng cách sáp nhập cấu trúc 3 trụ cột
thành một chính thể pháp lý duy nhất. [29]
Sự ra đời của Hiệp ước Lisbon
Các quy chế hoạt động của EU kể từ Hiệp ước Maastricht - Hiệp ước thành
lập EU - có hiệu lực (11/1993) đến trước Hiệp ước Lisbon (12/2009) đã ngày càng
trở nên lạc hậu so với thời cuộc. Sự liên kết khu vực của EU theo Maastricht dựa
trên ba trụ cột chính: 1) Liên kết kinh tế; 2) Ngoại giao và an ninh chung; 3) Hợp
tác tư pháp và nội vụ. Cùng với quá trình liên kết theo chiều rộng, tức là kết nạp
thêm thành viên (từ 12 lên 15 nước sau khi kết nạp 3 nước Áo, Phần Lan, Thụy
Điển vào năm 1995, từ 15 lên 25 sau khi kết nạp thêm 8 nước thuộc vùng Trung –
Đông Âu, vùng Ban-tich, Man-ta và Cộng hòa Síp vào năm 2004, từ 25 lên 27 vào
năm 2007 sau khi kết nạp Bungary và Romany), liên kết theo chiều sâu cũng ngày
càng phát triển. Trụ cột kinh tế đã đạt mức độ liên kết gần như hoàn hảo với thị