Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Châu Phi từ sau chiến tranh lạnh đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN HƯƠNG TRÀ
QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC – CHÂU PHI
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI

Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 60 31 40

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2012

1


Cơng trình được hồn thành tại
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Minh

Phản biện 1:
Phản biện 2:

Luận văn này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
thạc sĩ họp tại .............................................................
...........giờ...........ngày..............tháng ........... năm..........

Có thể tìm hiểu luận văn tại
-Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

2




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AGOA African Growth and Opportunity Act

Đạo luật về Cơ hội và Tăng trưởng
cho châu Phi

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế CA- TBD

ASEAN Association of Southeast Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

AU

African Union

Liên minh châu Phi

CNPC

China National Petroleum Corporation

Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung
Quốc


EU

European Union

Eximbank

Liên minh châu Âu
Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung
Quốc.

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FOCAC Forum on China-Africa Cooperation

Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary Fund


Quỹ tiền tệ quốc tế
Nhân dân tệ (đơn vị tiền tệ Trung

NDT

Quốc)
NEPAD New Partnership for Africa’s

Đối tác mới vì sự phát triển của châu

Development

Phi

OAU

Organization of African Unity

Tổ chức liên minh châu Phi

OECD

Organization for Economic Cooperation

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh


and Development
OPEC


tế

Organization of the Petroleum Exporting Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
Countries

R

Ran

Ran (đơn vị tiền tệ Nam Phi)

TPP

Trans-Pacific Strategic Economic

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái

Partnership Agreement

Bình Dương.

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

UNDP


United Nations Development Program

Chương trình phát triển của Liên
Hợp Quốc

USD

United States Dollars

Đôla Mỹ

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ
STT

Tên bảng biểu, bản đồ

Trang

1.1

10 đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Phi, 2008

29


1.2

Cơ cấu nguồn cung nguyên liệu của châu Phi cho Trung Quốc, 2006

29

1.3

Thương mại nông nghiệp châu Phi – Trung Quốc, 2000 – 2006

32

1.4

Tổng quan nền kinh tế Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI

36

1.5

Bản đồ khoáng sản của châu Phi

42

2.1

Thương mại Trung Quốc – châu Phi

47


2.2

Thị trường châu Phi quan trọng nhất cho hàng hóa Trung Quốc, 2006

49

2.3

Kim ngạch thương mại Trung Quốc – châu Phi (1995 – 2010) và Cơ cấu

50

phân bổ đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc (2005 – 2010)
2.4

Các đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc ở châu Phi, 2006

62

2.5

Giá trị thương mại song phương Nam Phi – Trung Quốc, 1996 - 2007

66

2.6

Số liệu FDI chính thức giữa Nam Phi và Trung Quốc, 2000 - 2008


68

2.7

Đầu tư của Trung Quốc ở Nam Phi (theo lĩnh vực)

69

2.8

Đầu tư của Nam Phi vào Trung Quốc (theo lĩnh vực)

69

2.9

Sản lượng dầu mỏ của Sudan, đóng góp cho GDP và thu nhập chính phủ

71

2.10 Đối tác thương mại hàng đầu của Sudan, 1998 và 2006

72

2.11 Kim ngạch thương mại Sudan – Trung Quốc, 1990 - 2006

73

2.12 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Sudan sang Trung Quốc, 2000 - 2006


74


2.13 Giá trị nhập khẩu hàng hóa của Sudan từ Trung Quốc, 2000 - 2006

75

2.14 Phân bổ FDI của Trung Quốc cho các lĩnh vực ở Sudan, 2000 - 2007

76

2.15 FDI đầu tư ngoài lĩnh vực dầu mỏ ở Sudan và tỷ trọng của Trung Quốc,

77

2000 – 2008
2.16 Nợ và tính dụng của Trung Quốc và thế giới cho Sudan, 2002 - 2006

79

2.17 Nguồn cung dầu thô của Trung Quốc

82

2.18 Các đối tác thương mại chính của Angola, 2008

82

2.19 Xuất khẩu của Angola cho Mỹ và Trung Quốc, 2001 – 2008


83

2.20 Thương mại Trung Quốc – Angola, 1995 – 2007

84

2.21 Tỷ trọng của dầu mỏ trong xuất khẩu của Angola sang Trung Quốc, 1995

84

– 2006
2.22 FDI của Trung Quốc ở Angola, 1990 – 2007

86

2.23 FDI của Trung Quốc ở Angola (chia theo lĩnh vực), 2005 - 2007

87

2.24 Biểu đồ xóa nợ của Trung Quốc cho châu Phi, 2000 - 2006

88


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iii
MỤC LỤC................................................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 4
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 4

2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................... 6
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................... 11
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 11
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 13
6. Nguồn tài liệu ....................................................................................................... 14
7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................. 14
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC
– CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH LẠNH ......................................................... 15
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt ...................... 15
1.1.1. Sự chấm dứt của trật tự hai cực ..................................................................... 15
1.1.2. Xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển ........................................................... 16
1.1.3. Tầm quan trọng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương ............................. 17
1.2. Quan hệ tốt đẹp Trung Quốc – châu Phi trong Chiến tranh lạnh...................... 19
1.3.Nhu cầu mở rộng quan hệ hợp tác của Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh ....... .26
1.3.1. Về kinh tế ....................................................................................................... .27
1.3.1.1. Tìm kiếm thị trường .................................................................................... .27
1.3.1.2. Tranh thủ AGOA và Cotonou ..................................................................... 30
1.3.1.3. Thuê đất nông nghiệp.................................................................................. 32


1.3.2. Về chính trị..................................................................................................... 34
1.4. Lợi thế của Trung Quốc và tiềm năng của châu Phi ......................................... 35
1.4.1. Lợi thế của Trung Quốc trong quan hệ với các nước châu Phi ..................... 35
1.4.2. Tiềm năng to lớn của châu Phi....................................................................... 41
1.4.2.1. Thị trường cung cấp tài nguyên phong phú ................................................ 41
1.4.2.2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn........................................................................ 42
1.5. Tiểu kết ............................................................................................................. 44
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ KINH TẾ TRUNG QUỐC
– CHÂU PHI .......................................................................................................... 46
2.1. Tổng quan quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi ......................................... 47

2.2. Chính sách phát triển quan hệ kinh tế với châu Phi của Trung Quốc............... 55
2.3. Quan hệ kinh tế đa phương Trung Quốc – châu Phi ......................................... 59
2.3.1. NEPAD .......................................................................................................... 59
2.3.2. FOCAC .......................................................................................................... 60
2.4. Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với một số quốc gia điển hình .................... 62
2.4.1. Lý do lựa chọn Sudan, Angola và Nam Phi................................................... 62
2.4.2. Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Nam Phi........................................................ 64
2.4.2.1. Quan hệ thương mại .................................................................................... 65
2.4.2.2. Quan hệ đầu tư – tín dụng ........................................................................... 67
2.4.3. Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Sudan ............................................................ 70
2.4.3.1. Quan hệ kinh tế - thương mại ..................................................................... 72
2.4.3.2. Quan hệ đầu tư – tín dụng ........................................................................... 76
2.4.3.3. Quan hệ hợp tác phát triển .......................................................................... 80
2.4.4. Quan hệ kinh tế Trung Quốc – Angola .......................................................... 81


2.4.4.1. Quan hệ thương mại .................................................................................... 82
2.4.4.2. Quan hệ đầu tư – tín dụng ........................................................................... 85
2.4.4.3. Quan hệ hợp tác phát triển .......................................................................... 88
2.5. Kết quả .............................................................................................................. 90
2.5.1. Đối với Trung Quốc ....................................................................................... 90
2.5.2. Đối với châu Phi............................................................................................. 92
2.6. Tiểu kết ............................................................................................................. 92
CHƯƠNG 3: THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ
TRUNG QUỐC – CHÂU PHI ................................................................................. 94
3.1. Những thuận lợi trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi ....................... 94
3.2. Những khó khăn trong quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi ...................... 98
3.2.1. Cạnh tranh với các nước Âu – Mỹ trong cuộc chiến ở châu Phi ................... 98
3.2.2. Suy thoái kinh tế thế giới ............................................................................... 98
3.2.3. Phản ứng từ chính các nước châu Phi ............................................................ 99

3.2.4. Phản ứng từ cộng đồng quốc tế ...................................................................... 107
3.3. Triển vọng quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi ......................................... 109
3.4. Kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quan hệ hợp tác với châu Phi................ 110
3.5. Tiểu kết ............................................................................................................. 112
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 116


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trung Quốc là quốc gia đang phát triển lớn nhất trên thế giới, cịn
châu Phi là châu lục có số lượng các nước đang phát triển lớn nhất. Dân
số của Trung Quốc và châu Phi chiếm hơn 1/3 tổng số dân thế giới. Đẩy
mạnh phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là nhiệm vụ chung mà Trung
Quốc và châu Phi đang phải đối mặt [39].
Trung Quốc – quốc gia đã nhanh chóng thay thế Nhật Bản để vươn
lên vị trí nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, được các chuyên gia và các
nhà phân tích ví như con rồng đang vươn mình thức dậy sau một giấc ngủ
dài. Con rồng Trung Quốc đang muốn giành lại sự oai nghiêm trước kia
mà nó vốn sở hữu nhờ truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của mình.
Chắc chắn sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ có tác động mạnh mẽ đến tồn
bộ các lĩnh vực chính trị - kinh tế của xã hội đương đại.
Châu Phi - châu lục có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, với dân số hơn
1 tỷ dân (2010), là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá
nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Châu Phi đóng một vai trị quan
trọng trong việc bảo đảm sự phát triển bền vững cho nhiều quốc gia trên
thế giới, kể cả các cường quốc. Bên cạnh đó, châu Phi cịn là vùng đất có
vị trí địa chiến lược quan trọng nhờ vị trí tiếp giáp các đại dương và khu
vực trọng điểm như Trung Đông, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Cùng

với Đông Á và Mỹ Latinh, châu Phi là một trong ba mục tiêu triển khai
sức mạnh mềm trên toàn thế giới của Trung Quốc. Với chiến lược “tiến
xuống Tây Nam để giữ vững Đông Bắc”, Trung Quốc coi châu Phi như


một mắt xích quan trọng trong “vành đai sinh trưởng” (ASEAN - Nam Á
- Trung Đông - Châu Phi - Mỹ Latinh) của thế giới đa cực để điều hòa
mối quan hệ với các nước lớn trong tương lai.
Ngoài ra, châu Phi còn là thị trường tiêu thụ rộng lớn và đặc biệt,
được hưởng nhiều ưu đãi trong kinh doanh, thương mại với các nước
phát triển. Trong bối cảnh cạnh tranh thị trường xuất khẩu và đầu tư trở
thành sức ép đè nặng lên Trung Quốc khi nền kinh tế đang đi vào giai
đoạn cải cách cơ cấu và cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra, chúng ta càng
thấy rõ tầm quan trọng của châu Phi đối với nền kinh tế Trung Quốc. Để
đối phó với tình trạng xuất khẩu giảm mạnh, Trung Quốc buộc phải thực
hiện chính sách ứng phó, tập trung chủ yếu vào tiền tệ và ngoại thương,
đồng thời phải “đa dạng hóa thị trường”, tạo mơi trường và khơng gian
bên ngồi rộng lớn để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Sâu xa hơn nữa, Trung Quốc cũng giống như các cường quốc khác,
đều nhận thấy vai trò và tiếng nói chính trị ngày càng lớn của châu Phi
trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Trung Quốc muốn tranh thủ sự
ủng hộ của các nước châu Phi tại các diễn đàn quốc tế, nhờ vậy, tạo thế
cân bằng trong tương quan lực lượng giữa Trung Quốc và các nước lớn
như Mỹ, Nga, EU..., đồng thời cũng giải quyết được vấn đề nội bộ của
Trung Quốc về chính sách “một nước Trung Hoa” bằng cách gây sức ép
trong quan hệ với Đài Loan của các nước châu Phi.
Quan hệ Trung Quốc – châu Phi đang là một trong những vấn đề được
bàn luận sôi nổi bởi các học giả, các nhà lãnh đạo quốc gia cũng như các
tổ chức quốc tế. Có nhiều quan điểm, thái độ khác nhau, thậm chí là trái
ngược nhau khi nhìn nhận mối quan hệ này, tuy nhiên, không thể phủ

nhận được thực tế là quan hệ Trung Quốc – châu Phi nói chung và quan


hệ kinh tế - thương mại Trung – Phi nói riêng đang mang lại những tác
động tích cực cũng như góp phần làm thay đổi cán cân quyền lực cho cả
hai chủ thể trên. Vì những lý do trên, em quyết định chọn vấn đề “Quan
hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi từ sau Chiến tranh Lạnh đến năm
2010” làm đề tài cho luận văn cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo bằng tiếng
Việt về đề tài quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi mà vẫn chỉ là
những bài nghiên cứu đơn lẻ trên các tạp chí nghiên cứu như Tạp chí
nghiên cứu Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu châu Phi và Trung Đơng,
Tạp chí nghiên cứu Đơng Bắc Á và một số ít các khóa luận lựa chọn đề
tài nghiên cứu về quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi như luận văn
cao học “Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi và những tác động”
của Phạm Thị Lan Hương - học viên cao học khóa 8 của Học viện Ngoại
giao. Tuy nhiên, có thể thấy một số lượng lớn các sách nghiên cứu (sách
dịch từ tiếng nước ngồi hoặc có tham khảo các sách nước ngoài) về sự
phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh những
phân tích về quá trình phát triển kinh tế của Trung Quốc sau khi mở cửa,
những tác phẩm này còn đề cập đến những thuận lợi, khó khăn mà nước
này vấp phải trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế, cũng như
những đối sách của nước này nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Một số
tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho những nghiên cứu này như:
Luận văn Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở châu Phi và những tác
động của Phạm Thị Lan Hương - học viên cao học khóa 8 của Học viện



Ngoại giao. Nội dung chính của luận văn là đi sâu phân tích mối quan hệ
kinh tế giữa Trung Quốc với châu Phi để từ đó tìm ra nhu cầu và động cơ
của Trung Quốc trong việc thiết lập quan hệ với châu Phi, đồng thời nhận
thấy bản chất của các chính sách mà Trung Quốc đang thực thi ở lục địa
đen là vơ vét, bóc lột và chỉ ra những hệ lụy của nó.
Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc đã đưa ra những phân tích,
đánh giá của một chuyên gia quân sự Trung Quốc về tương quan lực
lượng, thời cơ, thách thức và những vấn đề mà Trung Quốc cần tập trung
hướng tới để đạt được vị trí siêu cường trong tương lai. Do tác phẩm
được viết bởi một người Trung Quốc nên có phần hơi cực đoan khi ca
ngợi đất nước, con người Trung Quốc. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận
những phân tích sắc sảo của tác giả khi so sánh các cường quốc trong quá
khứ như Mỹ, Nga, Trung, đồng thời phân tích những điểm thuận lợi, khó
khăn để Trung Quốc có thể tiến tới vị trí cường quốc đứng đầu thế giới.
Quan hệ nồng ấm Trung Quốc – châu Phi của Ngơ Chí Nguyện đề
cập đến vai trị và những tính tốn chiến lược của Trung Quốc và châu
Phi trong mối quan hệ này. Đối với Trung Quốc, quan hệ này mang lại
nguồn nguyên liệu (dầu mỏ, kim loại….) dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng
lớn, và sự ủng hộ về chính trị - ngoại giao. Đối với châu Phi, Trung Quốc
mang đến sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần cho các quốc gia ở
đây, là lựa chọn thay thế cho Mỹ và phương Tây trong hợp tác phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống ở châu Phi. Qua đó, tác giả đưa ra đánh giá về
khả năng phát triển quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi trong tương
lai là rất tươi sáng.
Tăng trưởng nóng – Nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Trung Quốc của
TS. Nguyễn Kim Bảo đã phân tích q trình phát triển kinh tế “nóng” của


Trung Quốc từ năm 2003, từ đó chỉ ra tính tất yếu của q trình phát triển

nóng cũng như những hệ quả xấu mà nó mang lại cho Trung Quốc, đồng
thời đưa ra một số kiến nghị để giải quyết những hạn chế do tăng trưởng
nóng gây ra.
Quan hệ Trung Quốc – Angola thời gian gần đây của Nguyễn Thị Tố
Uyên tập trung phân tích thực trạng quan hệ kinh tế Trung Quốc Angola, chỉ ra những điều kiện thúc đẩy quan hệ Trung Quốc – Angola
phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế như những ưu đãi về luật
pháp, vốn, thuế… do Chính phủ Trung Quốc mang lại để giúp các doanh
nghiệp của nước này có thể tiếp cận dễ dàng thị trường Angola.
Trung Quốc và châu Phi – dầu mỏ và kinh tế của Nguyễn Huy Vũ và
Nguyễn Minh Thọ thơng qua phân tích vai trị của châu Phi trong chiến
lược đảm bảo an ninh năng lượng của Trung Quốc và mối quan hệ ngoại
giao Trung Quốc – châu Phi, tác giả đã cung cấp phần nào chiến lược của
Trung Quốc trong việc tiếp cận, khai thác tài nguyên thiên nhiên toàn
cầu, đặc biệt là dầu khí, cũng như tác động của hoạt động này lên nền
kinh tế của các nước đang phát triển ở châu Phi. Từ đó sẽ giúp Việt Nam
xác định mối quan hệ song phương, bình đẳng với Trung Quốc, đặc biệt
là trong bối cảnh tình hình căng thẳng ở Biển Đơng như hiện nay.
Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi:
Trái ngược với số lượng ít ỏi các cơng trình nghiên cứu trong nước về
mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi từ sau khi Chiến tranh lạnh
kết thúc, các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả phương Tây rất
quan tâm đến đề tài này. Nhiều công trình nghiên cứu, sách tham khảo,
chuyên khảo và cả các khóa luận hay luận văn cao học được thực hiện có
liên quan đến quan hệ Trung Quốc – châu Phi nói chung và quan hệ kinh


tế Trung Quốc – châu Phi nói riêng. Có thể kể đến một số cơng trình
nghiên cứu và sách tham khảo về đề tài này như :
The dragon’s gift. The real story of China in Africa của Deborah
Brautigam đưa ra những phân tích sắc sảo cùng với một cái nhìn khách

quan về hợp tác Trung – Phi, những toan tính của Trung Quốc khi đến
mảnh đất này, cách thức cơ bản nhất để giành được những dự án của
Trung Quốc ở châu Phi. Bà cũng không ngần ngại chỉ ra những hệ lụy mà
các nước châu Phi sẽ phải gánh chịu khi chấp nhận cách thức hợp tác này
của Trung Quốc.
China in Africa: Friend or Foe? China’s contemporary political and
economic relations with Africa của Ilana Botha nghiên cứu bản chất quan
hệ kinh tế - chính trị giữa Trung Quốc với châu Phi thông qua 4 nước
Nam Phi, Zimbabwe, Uganda và Sudan. Theo đó, quan hệ của Trung
Quốc với bất cứ quốc gia nào đều được đặt trên nền tảng lợi ích kinh tế chính trị quốc gia nhằm phục vụ mục tiêu phát triển. So sánh viện trợ của
Trung Quốc và phương Tây dành cho châu Phi, tác giả đã làm rõ thêm cơ
sở cho những phê phán phương thức hợp tác không lành mạnh mà Trung
Quốc đang thực hiện ở đây và chỉ ra những hệ quả mà nó mang lại cho
chính các quốc gia nhận viện trợ này.
African perspectives on China in Africa của Firoze Manji và Stephen
Marks cũng đi sâu phân tích và lên tiếng phê phán quan hệ kinh tế Trung
Quốc – châu Phi chủ yếu dựa trên hình thức bóc lột tài ngun thiên
nhiên, đồng thời làm mâu thuẫn trong xã hội của của các nước châu Phi
ngày càng trở nên nghiêm trọng.
China into Africa. Traid, Aid, and Influence của Robert I.Rotberg chủ
yếu phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và một số quốc gia


châu Phi dựa trên dầu mỏ và tài nguyên thiên nhiên. Dưới con mắt của
một nhà phân tích phương Tây, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân
khiến Trung Quốc tập trung hợp tác với châu Phi, thông qua hai ví dụ
tiêu biểu là Angola và Sudan. Từ đó, tác giả cũng đưa ra ý kiến phê phán
cách thức hợp tác của Trung Quốc ở châu Phi không thực sự mang lại lợi
ích cho cả hai bên, ngược lại, cịn làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn
của chính các nước châu Phi.

Africa and China: A strategic partnership? của Judith van de Looy là
một trong những tác phẩm đầu tiên lý giải mối quan hệ Trung Quốc –
châu Phi thông qua các chương trình hỗ trợ của Trung Quốc dành cho
châu Phi, hiện trạng của quan hệ thương mại – đầu tư song phương với
tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên và thị trường tiêu thụ hàng hóa
của Trung Quốc.
Politique extérieure énergétique de la Chine của Bastien Brunis tập
trung đi sâu phân tích vai trị của năng lượng đối với nền kinh tế, đặc biệt
trong bối cảnh cạn kiệt năng lượng như hiện nay. Từ đó, tác giả phân tích
chính sách khai thác năng lượng ở bên ngoài của Trung Quốc tại các địa
bàn trọng yếu như Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á, Mỹ Latinh và đặc biệt
là châu Phi với một số đối tác quan trọng như Nigeria, Congo, Angola và
Sudan. Thơng qua đó, tác giả đề cập đến những tác động của quan hệ
kinh tế năng lượng này lên bối cảnh thế giới và chiến lược củng cố quyền
lực của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều tập trung chủ yếu vào quan hệ
kinh tế song phương giữa Trung Quốc và một số quốc gia châu Phi tiêu
biểu dựa trên cơ sở năng lượng cũng như nhìn nhận quan hệ này thường
thiên về hướng phê phán, chỉ trích quan hệ này là lợi dụng, bóc lột đối


với các nước châu Phi, coi Trung Quốc là “thực dân kiểu mới” [34.7] khi
đến châu Phi.
Tóm lại, chưa có cơng trình nghiên cứu nào xem xét một cách tồn
diện, hệ thống, cập nhật về quan hệ kinh tế - thương mại Trung Quốc –
châu Phi từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là trong thập niên
đầu của thế kỷ XXI. Hy vọng luận văn này sẽ góp phần làm sáng tỏ vấn
đề

nghiên


cứu

này.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là phân tích sự vận động của mối quan
hệ giữa Trung Quốc và châu Phi trên lĩnh vực kinh tế - thương mại từ khi
Chiến tranh lạnh chấm dứt, từ đó đánh giá tác động của quan hệ này đối
với khu vực, thế giới cũng như hai bên đối tác, đồng thời đưa ra một số
dự báo về mối quan hệ trong tương lai.
Để hoàn thành mục đích trên, luận văn đề ra ba nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể sau đây:
Một là phân tích làm rõ những yếu tố tác động tới việc tăng cường
quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Châu Phi bao gồm những yếu tố
khách quan như môi trường thế giới, khu vực cũng như những yếu tố chủ
quan đó là chính sách mở cửa, cải cách và sự trỗi dậy của bản thân Trung
Quốc cũng như nhu cầu mở rộng quan hệ, thu hút vốn và đầu tư nước
ngoài của các nước châu Phi.
Hai là phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa châu Phi và Trung
Quốc trên một số lĩnh vực chủ yếu như thương mại, đầu tư, hợp tác phát
triển và trong một số ngành chủ yếu.
Ba là đưa ra một số nhận xét về triển vọng của quan hệ kinh tế Trung
Quốc - Châu Phi trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là sự vận động và phát triển
của mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu Phi.
Về mặt không gian: Châu Phi là một châu lục với nhiều quốc gia đa
dạng có quan hệ với Trung Quốc khơng đồng nhất. Vì vậy mức độ của

quan hệ giữa Trung Quốc với các đối tác không giống nhau tùy thuộc vào


tính chất và sự định vị đối tác của mỗi bên. Trong phạm vi cho phép, luận
văn sau khi trình bày khái quát quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và châu
lục, sẽ chỉ đi vào ba trường hợp tiêu biểu là Nam Phi, Sudan và Angola
như là các trường hợp nghiên cứu điểm.
Luận văn này tập trung vào 3 quốc gia là Nam Phi, Sudan và Angola
trong quan hệ kinh tế thương mại Trung Quốc - châu Phi bởi đây đều là
những quốc gia nằm trong tính tốn chiến lược quan trọng của Trung
Quốc ở châu Phi. Nam Phi là quốc gia phát triển nhất ở châu Phi, cũng là
đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở lục địa đen. Bắc Kinh
mong muốn sử dụng Nam Phi như cầu nối giúp quốc gia rộng lớn này
tiếp cận với phần cịn lại của châu Phi. Khơng chỉ có vậy, Nam Phi cịn là
qn bài chính trị lý tưởng trong chiến lược phát triển của Trung Quốc.
Là quốc gia duy nhất có nền kinh tế phát triển và có vị thế tương đối trên
trường quốc tế, là nước đầu tàu trong các tổ chức ở châu Phi, Nam Phi
đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch nâng cao vị thế của Trung Quốc
thơng qua các hình thức hợp tác Nam – Nam và đối thoại Nam – Bắc.
Trong khi đó, Angola lại là “túi dầu” khổng lồ mà Trung Quốc cũng
như bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế ổn định đều mong muốn
hợp tác. Hiện nay, Angola đang là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho
Trung Quốc với khoảng 6 triệu thùng dầu mỗi ngày (2008). Tương tự
như vậy, Sudan tuy không phải là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn như
Angola, song lại là một trong những nhà cung cấp dầu quan trọng của
châu Phi cho Trung Quốc. Cùng với đó, quan hệ giữa Bắc Kinh với
Khartoum, đất nước “giàu tài nguyên mà nghèo hịa bình” này cịn là tâm
điểm cho các cuộc tranh luận và cáo buộc của cộng đồng quốc tế về việc
Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm vấn nạn tham nhũng, độc tài và



nhân quyền ở đây. Cả 3 đối tác trên sẽ mang đến một cái nhìn tồn diện
cho hợp tác của Trung Quốc ở châu Phi.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung phân tích giai đoạn hậu Chiến
tranh lạnh với lý do, trong Chiến tranh lạnh quan hệ giữa hai bên rất hạn
chế vì mơi trường quốc tế khơng thuận lợi. Chiến tranh lạnh chấm là
bước ngoặt trên phạm vi toàn cầu, tạo điều kiện cho các quốc gia phát
triển quan hệ kinh tế phục vụ lợi ích của hai bên. Hơn nữa, năm 1989
đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong chính sách phát triển kinh
tế đối ngoại của Trung Quốc đối với châu Phi, đó là sự chuyển dịch từ
viện trợ và hỗ trợ dựa trên nền tảng tương đồng về ý thức hệ sang mơ
hình hợp tác và phát triển “đơi bên cùng có lợi”.
Về mặt nội dung: Vì điều kiện, thời gian cũng như nguồn tài liệu, luận
văn chỉ đi vào phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bùng
phát của quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc – Châu Phi từ sau Chiến tranh
lạnh, những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và
Châu Phi nói chung cũng như giữa Trung Quốc và một số quốc gia tiêu
biểu nói riêng. Cuối cùng luận văn sẽ đánh giá kết quả cũng như triển
vọng của quan hệ kinh tế Trung Quốc - châu Phi.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu có sự liên hệ giữa hai lĩnh vực quan hệ quốc tế
và kinh tế chính trị quốc tế, do đó sử dụng các lý thuyết của cả hai lĩnh
vực trên, đặc biệt là các học thuyết về kinh tế như Chủ nghĩa kinh tế quốc
gia, Lý thuyết lợi thế so sánh, Tồn cầu hóa kinh tế….
Ngồi ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương
pháp lịch sử, phương pháp thống kê xã hội học để phân tích, đánh giá
mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi từ sau Chiến tranh lạnh.


6. Nguồn tài liệu

Luận văn có sử dụng các tài liệu là các sách chuyên khảo, bài nghiên
cứu, bình luận của các chuyên gia kinh tế và các chuyên gia quan hệ quốc
tế, các khóa luận, luận văn của sinh viên cũng như các bài phân tích,
nghiên cứu trên báo, tạp chí trong và ngồi nước về quan hệ Trung Quốc
– châu Phi nói chung và quan hệ kinh tế Trung – Phi nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
- Chương 1: Phân tích những tiền đề tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi, đặc biệt từ sau
khi Chiến tranh lạnh kết thúc.
- Chương 2: Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế Trung Quốc – châu Phi
thông qua 3 trường hợp cụ thể là Nam Phi, Sudan và Angola trong thập
niên đầu thế kỷ XXI và những thành quả mang lại cho cả Trung Quốc và
các quốc gia châu Phi nói chung.
- Chương 3: Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và triển vọng của
quan hệ hợp tác kinh tế Trung Quốc – châu Phi và bài học cho Việt Nam
trong phát triển quan hệ hợp tác với châu Phi.


Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA QUAN HỆ KINH
TẾ TRUNG QUỐC – CHÂU PHI SAU CHIẾN TRANH
LẠNH
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt
1.1.1. Sự chấm dứt của trật tự hai cực
Bối cảnh thế giới thời kỳ Chiến tranh lạnh được đặc trưng bởi sự đối
đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự
kiện Liên Xô sụp đổ dẫn đến một sự thay đổi to lớn trong nền chính trị
quốc tế, khi trật tự thế giới hai cực tan rã với sự vượt trội của Mỹ. Tuy
nhiên, sự độc chiếm của Mỹ khơng duy trì được lâu. Sự phục hồi và phát
triển kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và nhiều nước

khác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nam Phi…) đang hình thành
một cục diện thế giới mới theo hướng đa cực (“nhất siêu đa cường”). Tuy
nhiên, “cục diện đa cực chưa hẳn đã hình thành mà đang trải qua thời kỳ
quá độ từ trật tự cũ để tiến tới một trật tự mới” [51].
Theo đó, Mỹ nổi lên là siêu cường mạnh nhất so với các cường quốc
khác, với ưu thế vượt trội trên tất cả các lĩnh vực then chốt như kinh tế,
chính trị, quân sự… Việc Mỹ muốn xây dựng một trật tự đơn cực do
mình chi phối cũng là điều dễ lý giải theo lập luận của các học giả thuộc
trường phái Chủ nghĩa Hiện thực. Tuy nhiên, quyền lực quốc tế lại khơng
phải mục đích duy nhất của riêng Mỹ. Tất cả mọi quốc gia đều muốn
tăng khả năng ảnh hưởng trong các vấn đề quốc tế và các tổ chức quốc tế.
Bởi vậy, ảnh hưởng của Mỹ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các
cường quốc kinh tế và chính trị khác như Nhật Bản, Tây Âu, Nga, Trung
Quốc… Có những quốc gia muốn giành lại quyền lợi đã mất như Nga,


cũng có quốc gia muốn có vị thế tương xứng hơn trên vũ đài chính trị
như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brazil… Do đó, xu thế phát
triển của trật tự thế giới trong tương lai sẽ là hướng đến một hệ thống đa
cực, trong đó, một số quốc gia sẽ nắm vai trò chủ chốt trong việc ảnh
hưởng tới cục diện thế giới.
1.1.2. Xu thế hịa bình, hợp tác và phát triển
Đặc điểm chủ yếu trong quan hệ giữa các nước trong trạng thái “nhất
siêu đa cường” hiện nay vẫn tiếp tục là hợp tác, cạnh tranh và kiềm chế
lẫn nhau. Q trình tồn cầu hố, khu vực hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau
buộc các nước vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu, xung đột
và chiến tranh.
Rút kinh nghiệm từ Chiến tranh lạnh, các nước giờ đây nhận ra rằng
chạy đua về quân sự không phải là một lựa chọn khôn ngoan bởi thiệt hại
mà hai bên phải gánh chịu là quá lớn, dù đó là bên thắng hay bên bại.

Trong khi Liên Xơ và Mỹ chi những khoản tiền khổng lồ cho chạy đua
vũ trang – một sự đầu tư lãng phí, thì các nước Tây Âu, Nhật Bản và một
số nước khác đã tập trung vào phục hồi và phát triển nền kinh tế bị tàn
phá nặng nề sau chiến tranh, tranh thủ sự trợ giúp về tài chính lẫn khoa
học kỹ thuật của Mỹ để làm giàu cho chính mình. Mỹ sau khi thoát ra
khỏi cuộc chiến “hao tiền tốn của” với Liên Xô, chợt nhận ra những kẻ
nhận viện trợ năm xưa đã rút ngắn một cách đáng kể khoảng cách về kinh
tế và kỹ thuật với mình, thậm chí, rơi vào hồn cảnh bị chính những nước
đó cạnh tranh ngay ở những lĩnh vực quan trọng như thương mại và kỹ
thuật. Đi đôi với phát triển kinh tế là khả năng tăng cường sức mạnh quốc
gia mà những nước này đạt được. Trường hợp ngoại lệ duy nhất ở đây có
lẽ là Nhật Bản – quốc gia bại trận trong Thế chiến II và phải chịu ràng


buộc bởi những điều khoản cấm xây dựng một lực lượng quân đội chính
quy, do vậy, Nhật Bản vẫn đang nỗ lực hết sức để cải thiện hình ảnh “chú
lùn chính trị” sao cho tương xứng với một “gã khổng lồ về kinh tế” của
mình.
Hiện nay, kinh tế trở thành trọng điểm trong quan hệ quốc tế. Các
quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và tập trung vào ưu
tiên phát triển kinh tế. Những cân nhắc về địa kinh tế phần nào đã vượt
qua những tính tốn về địa chính trị trong các quyết định quốc tế bởi các
nước ngày càng nhận thấy sức mạnh quan trọng của mỗi quốc gia vẫn
nằm ở một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính lành mạnh và một
nền cơng nghệ trình độ cao đi kèm với một sức mạnh quân sự. “Tất cả
tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả
các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc
nhau” [51].
Bên cạnh đó, xu thế hình thành các tổ chức với các quy mơ từ khu vực
đến quốc tế đang diễn ra dồn dập ở hầu khắp các châu lục, thậm chí liên

châu lục. Trào lưu nhất thể hoá khu vực phát triển mạnh trong thập niên
90 sẽ tiếp tục gia tăng cả về lượng và chất trong những năm đầu thế kỷ
XXI, cùng với q trình tồn cầu hố sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh
vực của đời sống quốc tế, mang lại cả những thuận lợi và khó khăn đến
cho mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập vào những thể chế chung đó
[56].
1.1.3. Tầm quan trọng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Cùng với sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, Mỹ trở thành siêu cường
duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới sau Chiến tranh lạnh trong một
thời gian dài. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nhờ


vào tồn cầu hóa, nhiều chủ thể quốc tế bao gồm các quốc gia và các tổ
chức khu vực, đang muốn vươn lên, khẳng định vị thế của mình trên vũ
đài chính trị, trong đó có thể kể đến Nhật Bản, EU, Trung Quốc và nhiều
quốc gia đang phát triển khác ở châu Á - Phi, Mỹ Latinh. Sự thay đổi
mạnh mẽ này đã khiến châu Á – Thái Bình Dương trở thành đích ngắm
của nhiều quốc gia và tổ chức khu vực.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tổng số dân chiếm khoảng
hơn ½ dân số thế giới, là khu vực có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt rất lớn.
Xét về không gian địa lý, khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm
một tập hợp phức tạp các chủ thể, trong đó có những nước phát triển như
Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia; các nước thuộc nhóm cơng nghiệp mới
(NICs) cũng như các nước đang phát triển, có tiềm năng phát triển và khả
năng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu như các nước ASEAN,
Chile và đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Sức mạnh chính trị và tốc độ
phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu
vực khác trên thế giới. Cùng với việc Trung Quốc vươn lên chiếm lĩnh vị
trí nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới, cán cân kinh tế thế giới đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ về phía châu Á – Thái Bình Dương với 3 nền kinh

tế lớn nhất thế giới là Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản. Hiện nay, xuất khẩu
của khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất
khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á –
Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3
của toàn thế giới [44]. Bên cạnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái
Bình Dương (APEC) và các cơ chế hợp tác đa phương – khu vực vẫn
đang vận hành, một số nước còn đang tiến hành đàm phán Hiệp định đối
tác xun Thái Bình Dương (TPP) nhằm tự do hóa thương mại, thu hút


×