Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quá trình mở rộng liên minh Châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.92 KB, 82 trang )





1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC

HOÀNG THỊ NGỌC DIỆP








QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA







LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ









HÀ NỘI – 2013




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA KHỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC

HOÀNG THỊ NGỌC DIỆP







QUÁ TRÌNH MỞ RỘNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
– TỪ GÓC NHÌN LIÊN VĂN HÓA





LUẬN VĂN THẠC SỸ

CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ

MÃ SỐ: 60 31 40





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TSKH. LƢƠNG VĂN KẾ






HÀ NỘI – 2013




3
Mục lục
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5

4. Phương pháp nghiên cứu
5
5. Cấu trúc luận văn
6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN VĂN HÓA
7
1.1. Cơ sở lý luận về liên văn hóa
7
1.2. Giao tiếp liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
12
1.3. Mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị - Bối
cảnh châu Âu
17
1.3.1. Mối tương quan giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị
17
1.3.2. Mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị - Bối
cảnh châu Âu hiện nay
18
Chƣơng 2 : QUÁ TRÌNH LIÊN VĂN HÓA TRONG HỘI NHẬP CỦA
LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
23
2.1. Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (European Communities EC 6)
và đặc điểm địa – văn hóa
23
2.2. Đặc điểm liên văn hóa trong quá trình mở rộng EU
26
2.2.1. Quá trình mở rộng cộng đồng châu Âu
26
2.2.2. Từ Cộng đồng châu Âu (EC 12) đến Liên minh châu Âu (EU 27)
28

2.3. Những cố gắng của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy và mở
rộng liên kết văn hóa
37
2.3.1. Mục tiêu và vai trò của chính sách văn hóa EU
37
2.3.2. Quá trình hoạch định chính sách văn hóa chung của EU
41
2.3.2.1. Chính sách văn hóa chung EC thời kỳ trước năm 1992
41




4
2.3.2.2. Chính sách văn hóa chung EU thời kỳ sau năm 1992
42
2.3.3. Các hoạt động và chương trình văn hóa của EU
47
2.3.3.1. Tổng quan về các chương trình văn hóa của EU
50
2.3.3.2. Chương trình nghị sự về văn hóa của EU
52
2.3.3.3. Năm châu Âu về đối thoại liên văn hóa
56
Chƣơng 3 : THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG CỦA HỘI NHẬP VĂN
HÓA Ở EU
59
3.1. Kết quả thu được từ chính sách văn hóa chung EU
59
3.2. Thách thức của hội nhập văn hóa ở EU

60
3.3. Triển vọng quang cảnh văn hóa EU
64
3.4. Kinh nghiệm hội nhập văn hóa EU có thể vận dụng cho Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
68
Kết luận
72
Danh mục tài liệu tham khảo
74





5
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Hơn một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi thế giới bƣớc vào thiên niên kỷ mới.
Xu thế toàn cầu hóa tiếp tục có những bƣớc phát triển nhanh chóng làm cho sự tùy
thuộc lẫn nhau giữa các nƣớc trên thế giới ngày càng lớn. Sự phát triển nhƣ vũ bão
của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho khái niệm ranh giới quốc gia
mất dần ý nghĩa và tạo cơ sở cho sự ra đời của một “ngôi làng toàn cầu”, trong đó,
chủ nghĩa khu vực đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Liên minh châu Âu
(European Union – EU) đƣợc xem là thành quả điển hình của quá trình toàn cầu hóa
diễn ra trong phạm vi khu vực châu Âu, đã và đang có những bƣớc tiến đáng kể
cùng với nhiều thành tựu nổi bật. Ngƣời ta đã và đang nói đến EU nhƣ một liên
minh thành công nhất trong lịch sử loài ngƣời mà phần lớn là nhờ những kết quả đạt
đƣợc trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Trong khi đó, đối với EU mà nói, vẫn còn

nhiều vấn đề cần phải đƣợc đặt ra. Nổi bật hơn cả là vấn đề giải quyết cuộc khủng
hoảng nợ công hiện nay, vấn đề có liên quan đến xây dựng một chính sách đối nội
đối ngoại chung của EU, hay là vấn đề mà đôi khi ngƣời ta còn tránh né nhƣng
không thể không đề cập đến là việc giữ gìn tính đa dạng của các nền văn hóa châu
Âu trong khi vẫn hình thành một nền văn hóa chung châu Âu và mở rộng phạm vi
ảnh hƣởng của văn hóa châu Âu ra các quốc gia và khu vực khác trên thế giới. Để
làm đƣợc điều này, không thể không dựa trên nền tảng di sản văn hóa chung của
châu Âu mà liên quan đến nó là các vấn đề về liên kết văn hóa, ngôn ngữ, giáo
dục…
Tìm hiểu quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu từ góc nhìn liên văn hóa,
những chính sách mà Liên minh châu Âu đã đặt ra, quá trình thực hiện chính sách,
những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những thách thức phải đối mặt của EU về vấn
đề thúc đẩy sự chung sống giữa các nền văn hóa trong bối cảnh nhất thể hóa EU cần
có những bƣớc tiến sâu hơn và quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ
để hiểu thêm về tổ chức khu vực thành công nhất thế giới. Từ đó rút ra những kinh




6
nghiệm về xử lý vấn đề văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa có thể áp dụng cho
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations –
ASEAN). Đồng thời, tìm hiểu về văn hóa EU để hiểu rõ hơn về đối tác chiến lƣợc
EU nhằm đƣa ra những biện pháp thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ ASEAN – EU nói
chung cũng nhƣ quan hệ Việt Nam – EU nói riêng.
Với ý nghĩa đó, và trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trƣớc, luận văn “Quá trình mở rộng Liên minh châu Âu – Từ góc nhìn liên
văn hóa” mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu về Liên minh châu Âu
dƣới một góc nhìn mới, hy vọng bản luận văn sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo
bổ sung cho việc nghiên cứu về vấn đề này.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nền văn hóa châu Âu và Liên minh châu Âu là vấn đề đã đƣợc nhiều học
giả, chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Đây là một đối tƣợng nghiên cứu lớn và có
quá trình phát triển lâu đời, có tác động sâu sắc đến nhiều đối tƣợng khác. Trong
quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tham khảo các công trình, sách báo nghiên
cứu vấn đề này từ các nguồn khác nhau.
Sách viết về điều kiện địa lý và lịch sử của châu Âu nhƣ cuốn “Lịch sử châu
Âu” của tác giả Đỗ Đức Thịnh; nền văn hóa châu Âu từ trƣớc công nguyên đến nay
nhƣ cuốn “Văn minh phƣơng Tây” của học giả Crane Brinton; tổng quan về lịch sử,
thành tựu và hệ giá trị của văn hóa châu Âu nhƣ cuốn “Văn hóa châu Âu – Lịch sử,
thành tựu, hệ giá trị” của TSKH. Lƣơng Văn Kế.
Sách viết về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu nhƣ
cuốn “Liên minh châu Âu” của tác giả Đào Huy Ngọc. Cuốn sách gồm các bài
nghiên cứu về Liên minh châu Âu và chủ nghĩa khu vực mới nhƣ cuốn “European
Union and New Regionalism” do học giả Mario Telo` chủ biên.
Sách về vấn đề văn hóa nhƣ cuốn “Toàn cầu hóa văn hóa” của nhà xuất bản
thế giới, dịch của tác giả Dominique Wolton, hay cuốn “Văn hóa thế kỷ XX – Từ
điển lịch sử văn hóa” của Michel Fragonard; và sách về văn hóa trong thời toàn cầu




7
hóa, khu vực hóa, trong đó có những cuốn nhƣ “Thế giới đa chiều – Lý thuyết và
kinh nghiệm nghiên cứu khu vực”, cuốn “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa” của
TSKH. Lƣơng Văn Kế, hay cuốn sách dịch của tác giả Samual Huntington “Sự va
chạm của các nền văn minh”.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo nhiều bài viết trên tạp chí Nghiên cứu
châu Âu cùng một số tạp chí khác và tham khảo các trang web chính thức của Liên

minh châu Âu. Trên cơ sở chọn lọc tƣ liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu nói
trên, tác giả đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp của mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài này chính là quá trình hình
thành và phát triển của tổ chức khu vực thành công nhất thế giới – Liên minh châu
Âu EU đƣợc soi sáng dƣới góc nhìn liên văn hóa. Trong đó, cũng cần phải tập trung
vào mối quan hệ tƣơng hỗ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hệ thống các chính sách văn hóa của EU nhằm hỗ trợ cho việc
giải quyết các vấn đề văn hóa trong liên minh.

4. Phương pháp nghiên cứu
Với việc xác định đối tƣợng nhƣ trên, luận văn đƣợc viết trên cơ sở vận dụng
phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng
pháp duy vật lịch sử, phƣơng pháp so sánh, tuy nhiên, phƣơng pháp chủ đạo của
luận văn chính là phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành. Sử dụng phƣơng pháp
nghiên cứu liên ngành, kết hợp giữa địa lý học, chính trị học, kinh tế học, văn hóa
học, triết học, là bởi tính tổng thể và phức hợp của đối tƣợng nghiên cứu. Quá trình
mở rộng EU dƣới góc độ liên văn hóa không thể nào chân thực và đầy đủ nếu chỉ
đƣợc soi sáng dƣới góc độ của phƣơng pháp nghiên cứu đơn ngành, bởi văn hóa,
kinh tế và chính trị có một mối quan hệ tƣơng hỗ đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu
hóa.





8



5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn này đƣợc chia thành ba chƣơng cùng với phần mở đầu và phần kết
luận.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về liên văn hóa. Trong chƣơng này sẽ giải quyết 3
vấn đề sau:
- Tìm hiểu những khái niệm về liên văn hóa
- Vai trò của giao tiếp liên văn hóa trong quá trình toàn cầu hóa
- Tìm hiểu mối tƣơng quan giữa nhân tố văn hóa với chính trị và kinh tế,
lấy bối cảnh là khu vực châu Âu
Chƣơng 2: Quá trình liên văn hóa trong hội nhập của Liên minh châu Âu.
Chƣơng này là chƣơng chủ đạo của luận văn, sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
- Sự hình thành EU (EC 6) dƣới góc nhìn địa – văn hóa
- Quá trình mở rộng EU thành tổ chức khu vực gồm 27 thành viên ngày
nay dƣới góc nhìn liên văn hóa
- Quá trình hoạch định, thực hiện, mục tiêu của chính sách văn hóa EU
trong tƣơng quan với hệ thống chính sách chung.
Chƣơng 3: Thách thức và triển vọng của hội nhập văn hóa ở Liên minh châu
Âu. Chƣơng này đề cập đến những nội dung:
- Những thách thức của hội nhập văn hóa EU và thái độ các quốc gia thành
viên với cái gọi là bản sắc châu Âu
- Triển vọng về một bản sắc chung châu Âu
- Những kinh nghiệm hội nhập văn hóa EU mà ASEAN có thể học tập.




9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN VĂN HÓA
1.1. Cơ sở lý luận về liên văn hóa
Văn hóa là một khái niệm rộng lớn, gây tranh cãi và bất đồng từ lâu nay. Tuy

quan điểm về văn hóa đa dạng, thậm chí xung đột nhau, nhƣng ngƣời ta vẫn có thể
tìm thấy những điểm nhất trí chung từ cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Nghĩa gốc
của “văn hóa” trong tiếng Latinh là “trồng trọt”, “gieo cấy”, thể hiện bản chất của
văn hóa là một quá trình, luôn thay đổi, chịu tác động của nhiều yếu tố và không
đồng nhất. Theo nghĩa hẹp, văn hóa là toàn bộ sáng tạo mang ý nghĩa tinh thần của
con ngƣời nhƣ tƣ tƣởng, tôn giáo, tín ngƣỡng, ngôn ngữ, tri thức, phong tục tập
quán trong sinh hoạt (lao động, học hành, ăn, ở, giao tiếp, trang phục, nghỉ ngơi,
sáng tạo văn nghệ ) [27, tr. 322]. Theo nghĩa rộng, văn hóa là các hệ thống định
hƣớng chung dựa trên các giá trị và chuẩn mực, là cách thức hay khuôn mẫu hành
động để giải quyết vấn đề. Chúng tạo ra các ý tƣởng và động cơ hành động hợp
pháp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội: đời sống cá nhân, kinh tế và chính trị.
Chúng cũng là xuất phát điểm của việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống chính sách
công của quốc gia [61, pg. 59]. Vậy một đặc tính cơ bản của văn hóa là sự kết tinh,
sự đọng lại của lịch sử. Chừng nào một yếu tố chƣa trở thành truyền thống lịch sử,
thì yếu tố đó chƣa thể coi là văn hóa.
Nói đến văn hóa là nói đến chỉnh thể hệ thống văn hóa của một quốc gia –
dân tộc, bao gồm một loạt các yếu tố: ngôn ngữ, tôn giáo – tín ngƣỡng, lễ hội dân
gian và hiện đại, phƣơng thức ứng xử, thói quen tâm lí, đời sống tình cảm và trí tuệ,
phong tục tập quán. Không gian văn hóa dân tộc là lãnh thổ quốc gia. Văn hóa dân
tộc là những nét bản sắc chung hiện hữu ở mọi vùng văn hóa, có ở tất cả hay đại đa
số thành viên của cộng đồng dân tộc.
Bản sắc là khái niệm độc lập đối với khái niệm văn hóa, nhƣng giữa chúng
có những tƣơng quan mật thiết. Theo cách hiểu tâm lý – xã hội học thì bản sắc
thƣờng có hai cách định nghĩa: thứ nhất, bản sắc là toàn bộ các đặc trƣng có thể
giúp phân biệt một cá thể này với mọi cá thể khác; thứ hai, bản sắc là toàn bộ các




10

đặc trƣng làm nên một cá nhân và phân biệt giữa bản sắc – Tôi và bản sắc – Ta [27,
tr. 324].
Kết hợp hai khái niệm bản sắc và văn hóa lại, ta sẽ có khái niệm bản sắc văn
hóa. Bản sắc văn hóa là các yếu tố truyền thống và các chuẩn mực về cảm thụ, về
giá trị và về ứng xử thể hiện thống nhất ở tuyệt đại đa số thành viên của một cộng
đồng nhờ học tập từ kinh nghiệm của một cộng đồng văn hóa. Nếu cộng đồng đó là
một dân tộc thì bản sắc văn hóa dân tộc chính là những yếu tố truyền thống, chuẩn
mực về giá trị, về cách thức ứng xử hiện hữu ở mọi thành viên của cả dân tộc /
nhóm sắc tộc [15, tr. 329]. Bản sắc văn hóa dân tộc là cốt lõi của văn hóa dân tộc.
Nó vừa là mục tiêu tìm hiểu và học tập, vừa là động lực để phát triển văn hóa dân
tộc. Để phát triển văn hóa dân tộc, cần phải biết tiếp thu một cách sáng tạo và có
chọn lọc các yếu tố tinh hoa của văn hóa bên ngoài cũng nhƣ văn hóa các địa
phƣơng trong nƣớc. Cũng có một nguyên tắc nữa là phải biết phát huy truyền thống,
nhƣng không nên dập khuôn máy móc.
Văn hóa khu vực là toàn bộ các hệ thống văn hóa tồn tại đồng thời trong một
không gian xuyên quốc gia và thƣờng bao gồm nhiều nền văn hóa dân tộc. Hạt nhân
của văn hóa khu vực là những nét bản sắc chung của khu vực. Về nguyên tắc thì số
lƣợng các nét bản sắc văn hóa chung của khu vực phải ít hơn so với tổng số nét bản
sắc của các nền văn hóa có ở các quốc gia trong khu vực. Các nhà nghiên cứu đã
khẳng định những nét bản sắc cơ bản của văn hóa khu vực xuyên quốc gia là: có
cùng một cội nguồn ngôn ngữ xa xƣa; có cùng một lịch sử; có cùng một tôn giáo và
các ý niệm hiện đại; có cùng một truyền thống văn hóa chung; cùng thuộc về một
khối liên kết kinh tế - chính trị hiện nay và tƣơng lai. Khi nghiên cứu bản sắc văn
hóa khu vực, ngƣời ta phải chú ý các khuynh hƣớng sau [27, tr. 352] :
- Bản sắc khu vực hình thành bởi sự phân biệt ba chiều : phân biệt với các khu
vực xung quanh, phân biệt với các nền văn hóa bậc dƣới và phân biệt với các
nền văn hóa cấp trên.
- Bản sắc văn hóa khu vực hình thành bởi sự đồng nhất hóa bên trong thông
qua: trao đổi kinh tế và đồng nhất hóa tƣơng quan vật chất; nhất thể hóa





11
xuyên biên giới và xây dựng tình đoàn kết; giao tiếp xuyên biên giới và đồng
nhất hóa văn hóa; cá nhân hóa và đồng nhất hóa bản sắc.
- Bản sắc khu vực mang tính lịch sử, nghĩa là những nét chung của khu vực có
thể biến đổi theo thời gian và không gian.
- Bản sắc khu vực hình thành bởi sự thu nạp yếu tố ngoại lai : khu biệt và kết
hợp giữa trung tâm và ngoại vi
- Bản sắc khu vực trong quá trình đan xen : khu vực hóa, tái dân tộc hóa, tái
khu vực hóa và toàn cầu hóa.
- Bản sắc văn hóa khu vực hình thành bởi hành động của giới tinh hoa xã hội.
- Bản sắc khu vực hình thành trong xung đột đồng thời với chủ nghĩa dân tộc
và xu thế toàn cầu hóa.
- Bản sắc khu vực hình thành trong xung đột giữa kiến tạo bản sắc và đánh
mất bản sắc khu vực.
- Bản sắc văn hóa khu vực hình thành nhƣ là kết quả của nền sản xuất xã hội
trong liên kết khu vực.
- Bản sắc văn hóa khu vực là kết quả của hệ thống truyền thông xuyên quốc
gia hiện đại.
Mọi thành quả văn hóa cũng nhƣ cấu trúc ngôn ngữ không thể nào tồn tại bất
biến qua mọi thời đại, mà trái lại, chúng thƣờng xuyên biến đổi. Một trong những
động lực của sự biến đổi đó là sự tiếp xúc giữa các nền văn hóa thông qua các cƣ
dân của họ. Có thể nói, chính tiếp xúc là động lực đem lại những biến đổi to lớn
trong cấu trúc của nhà nƣớc, của xã hội, tôn giáo, kinh tế, các hình thức cƣ trú, của
nghệ thuật và ngôn ngữ [27, tr. 400 ]. Vậy tiếp xúc văn hóa là gì? Tiếp xúc văn hóa
là hiện tƣợng hai hay nhiều nền văn hóa dân tộc / sắc tộc có sự truyền bá các yếu tố
văn hóa với nhau thông qua các cƣ dân của mình trong thực tiễn cộng cƣ và hành
động (sản xuất, buôn bán sản phẩm, giao lƣu, chiếm đóng) trên một khu vực địa lý

ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Quá trình tiếp xúc văn hóa này dẫn đến kết quả




12
là sự biến đổi (đào thải hoặc củng cố) các yếu tố văn hóa vốn có của mình và hình
thành những cấu trúc, nội dung và đặc điểm mới mang một số đặc trƣng của văn
hóa ngoại lai – đƣợc các nhà dân tộc học mô tả với khái niệm mới mẻ “tiếp biến văn
hóa” (Acculturation). Do đó, có thể nói tiếp xúc văn hóa và tiếp biến văn hóa là
những khâu kế tiếp nhau tất yếu. Tuy nhiên, tiếp xúc văn hóa là cả một quá trình mà
tiếp biến văn hóa chỉ là một khía cạnh trong đó, bởi vì, có những tiếp xúc văn hóa
không dẫn đến biến đổi mà tạo ra sự pha trộn, hỗn dung (thế kỷ XX gọi hiện tƣợng
này là hiện tƣợng “hổ lốn” văn hóa); hoặc có những tiếp xúc văn hóa dẫn đến sự
biến mất của cả một nền văn hóa.
Trong việc hình thành tổ chức khu vực ở châu Âu nói riêng và trên toàn thế
giới nói chung, ngƣời ta mới chỉ nhìn thấy vai trò của yếu tố kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, với niềm lạc quan văn hóa học, có thể nhận thấy rằng văn hóa đã đóng
một vai trò làm cầu nối cho hội nhập. Đặc điểm và tính chất của văn hóa khiến
chính sách văn hóa có thể phát huy vai trò độc đáo trong không gian mà chính sách
chính trị, kinh tế, và khoa học kỹ thuật khó lòng sánh kịp. Là phƣơng tiện phụ trợ
cho mục đích chính trị và kinh tế, chính sách văn hóa tác động qua lại, bổ sung lẫn
nhau với chính sách chính trị và kinh tế, đóng vai trò hƣớng dẫn phát triển và củng
cố gắn kết. Văn hóa có vai trò rất quan trọng trong hình thành liên kết, và nếu ngƣời
ta sống ở những nền văn hóa có nhiều nét tƣơng đồng thì sự giao tiếp của các cá
nhân cũng nhƣ quan hệ giao lƣu giữa các dân tộc và nhà nƣớc cũng thuận lợi hơn.
Theo Melko thì “Nếu một nền văn minh gồm nhiều quốc gia, các quốc gia này sẽ có
quan hệ với nhau nhiều hơn với quốc gia ngoài nền văn minh đó. Họ có thể vừa
tranh chấp vừa hợp tác nhiều hơn trong ngoại giao. Họ phụ thuộc vào nhau về kinh
tế nhiều hơn và có những xu hƣớng thẩm mỹ, triết lý chung” [49, tr. 36]. Samuel

Huntington trong cuốn “Sự va chạm của các nền văn minh” cũng nhận xét rằng
“Ngƣời ta ghét cái không giống mình và yêu cái giống mình. Ngƣời ta gắn bó với
nhau bằng niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau, mà không gì đem lại cho ngƣời ta mối
tin cậy sâu đậm bằng khi họ gắn kết với nhau bằng một nền văn hóa, văn minh
chung”, “Con ngƣời tự xác định mình bằng dòng dõi tổ tiên, tôn giáo, ngôn ngữ,




13
lịch sử, hệ giá trị, phong tục và giáo thuyết. Họ xác định danh phận mình bằng cộng
đồng văn hóa: bộ lạc, bộ tộc, cộng đồng tôn giáo, quốc gia và ở mức độ rộng rãi
nhất là nền văn minh” [49, tr. 56]. S. Huntington cũng đƣa ra một loạt các ví dụ về
vai trò của văn hóa trong việc thống nhất các quốc gia cũng nhƣ nguyên nhân gây
chia rẽ và xung đột. Ông cho rằng một số các quốc gia đã đến với nhau do gắn kết
về hệ tƣ tƣởng nhƣng sau đó lại quay sang xung đột với nhau nhƣ trƣờng hợp Liên
Xô và Trung Quốc hay nhiều nƣớc thuộc Liên bang Xô viết cũ hay thậm chí xung
đột trong cùng một quốc gia nhƣ trƣờng hợp của Nam Tƣ hoặc có quan hệ căng
thẳng nhƣ ở Ukraina. Nguyên nhân là bởi họ thuộc các nền văn hóa khác nhau.
Trong khi đó, những ngƣời bị chia rẽ về mặt ý thức hệ nhƣng đƣợc văn hóa gắn kết
lại tìm đến nhau nhƣ hai nƣớc Đức, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Tóm lại, tƣ tƣởng
văn hóa, có thể nói, chính là nguồn gốc của quá trình nhất thể hóa của nhiều tổ chức
khu vực, đặc biệt là EU. Ngay từ khi mới là ý tƣởng, yếu tố văn hoá đã góp phần
không nhỏ trong việc hình thành và phát triển của tổ chức khu vực thành công nhất
thế giới này.
Quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa đã làm nảy sinh một loạt vấn đề văn
hóa, trƣớc hết là sự ra đời của một hệ thống các khái niệm nhƣ đa văn hóa, đa dạng
văn hóa, liên văn hóa. Đa văn hóa là sự kết hợp nhiều bản sắc văn hóa ngay trong
một quốc gia. Đa dạng văn hóa là sự tồn tại nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế
giới. Liên văn hóa là sự chung sống giữa các nền văn hóa trên bình diện quốc tế.

Thuật ngữ liên văn hóa bao hàm những khái niệm nhƣ quan hệ tƣơng hỗ, tƣơng
quan và trao đổi giữa những nền văn hóa khác nhau. Đó là một quá trình tƣơng tác
mà ở đó các nền văn hóa đƣợc cấu thành đồng thời với việc giao tiếp với nhau, hơn
là một tình huống giao tiếp giữa hai đối tƣợng độc lập. Tiến trình liên văn hóa cần
thiết phải theo quan điểm có tính hệ thống và năng động đó và “sự khác biệt phải
đƣợc xem nhƣ một mối tƣơng quan năng động giữa hai thực thể tạo nghĩa cho
nhau” [27, tr. 5].
Tiến trình liên văn hóa là một tiến trình thấu hiểu và tƣơng tác giữa các nền
văn hóa khác nhau. Do vậy, trong quan hệ quốc tế, phƣơng pháp tiếp cận liên văn




14
hóa là phƣơng pháp tiếp cận có tính liên ngành, nghĩa là trƣớc khi tìm hiểu một tình
trạng bất hòa, xung đột theo chiều hƣớng có nguồn gốc từ văn hóa, cần phải xem
xét, lục vấn môi trƣờng, điều kiện, hoàn cảnh và không chỉ tập trung vào biến số
văn hóa với lý do là các đối tƣợng thuộc về các nền văn hóa khác nhau. Một trong
những kết quả cơ bản của quá trình liên văn hóa là sự hình thành các liên minh văn
hóa của khu vực. Liên minh châu Âu hiển nhiên là một liên minh văn hóa tuyệt vời
nhất trong lịch sử nhân loại.

1.2. Giao tiếp liên văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các
cộng đồng văn hóa khác nhau với những phƣơng thức sống và thế giới quan khác
nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tƣợng mới mẻ, mà
đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các
cộng đồng ngƣời trên thế giới. Cho đến nay, khi bƣớc vào thế kỷ XXI, nhân loại đã
đạt đƣợc những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ. Nhờ các phƣơng tiện
truyền thông hiện đại, nhờ mạng internet, điện thoại di động, điện thoại truyền hình,

nhờ vô số các kênh truyền thanh và truyền hình quốc tế, nhờ sự phát triển mạnh mẽ
của kỹ nghệ giao thông nội địa và quốc tế, nhất là kỹ nghệ hàng không …, cơ hội
giao lƣu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng
đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Trong bối cảnh ấy,
toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế lịch sử không thể tránh khỏi, lôi cuốn tất cả
các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới. Do vậy, giao tiếp liên văn hóa đã trở
thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đƣơng đại, trở thành lĩnh
vực đƣợc nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, nhƣ nhân học, văn hóa học,
sử học, xã hội học, tâm lý học, …
Có thể nói, sự không hiểu biết hay hiểu biết không đúng về nền văn hóa khác
đều là những vấn đề không thể xem thƣờng của sự giao tiếp liên văn hóa. Chúng có
thể trở thành những nguyên nhân không thể lƣờng trƣớc dẫn đến các cuộc xung đột
không đáng có giữa các nền văn hóa khác nhau. Chúng ta không thể phủ nhận một




15
thực tế đáng buồn rằng, cho đến nay, trong thời đại toàn cầu hóa, ở nhiều nƣớc
thuộc khu vực châu Á cũng nhƣ trên thế giới, cũng chính vì những lý do nêu trên đã
khiến cho nhiều vấn đề đáng tiếc liên quan đến quan hệ giữa các nền văn hóa, các
cộng đồng văn hóa, các sắc tộc, các thế giới quan văn hóa khác nhau nảy sinh một
cách gay gắt. Đƣơng nhiên, đằng sau các vấn đề đó chính là sự thiếu vắng các tri
thức đầy đủ, sâu sắc về các cộng đồng văn hóa khác, đặc biệt là sự thiếu vắng thái
độ khoan dung văn hóa với thói quen tôn sùng giá trị văn hóa của mình và kỳ thị
các giá trị văn hóa khác.
Ranh giới giữa khả năng hiểu biết và không hiểu biết về giao tiếp liên văn
hóa tùy thuộc vào mức độ tƣơng đồng và dị biệt của các thế giới quan văn hóa. Các
thế giới quan văn hóa càng tƣơng đồng với nhau thì khả năng hiểu chúng càng dễ
dàng. Ngƣợc lại, các thế giới quan văn hóa càng khác biệt thì cơ hội hiểu đƣợc

chúng càng khó khăn. Điều này, đã giải thích rõ tại sao những ngƣời xuất thân từ
các nền văn hóa tƣơng đồng, có phƣơng thức sống hay thế giới quan gần gũi với
nhau, chẳng hạn ngƣời Việt Nam, ngƣời Trung Quốc, ngƣời Hàn Quốc thƣờng hiểu
nhau dễ hơn là hiểu ngƣời châu Âu hay ngƣời Mỹ. Nhƣ vậy, điểm mấu chốt nhất,
khó khăn nhất của việc hiểu biết về giao tiếp liên văn hóa có liên quan đến sự khác
nhau về nguyên tắc giữa các nền văn hóa hay giữa những thế giới quan văn hóa.
Đây mới chính là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của sự xung đột văn hóa. Bởi lẽ, các
thế giới quan văn hóa này đƣợc dựa trên các nguyên tắc khác nhau và về bản chất,
không dung hợp nhau. Theo đó, có thể nói, về thực chất, sự xung đột văn hoá là sự
xung đột giữa các nguyên tắc không thể dung hợp nhau.
Câu hỏi đặt ra là thái độ ứng xử trong giao tiếp sẽ nhƣ thế nào khi có sự xung
đột giữa các nguyên tắc không thể dung hợp nhau về văn hóa? Về mặt lý thuyết có
một số kịch bản sau đây:
- Thứ nhất là sự áp đặt văn hóa
- Thứ hai là sự thích ứng văn hóa
- Thứ ba là sự thỏa hiệp về văn hóa
- Thứ tƣ là sự phủ nhận về những khác biệt văn hóa




16
- Thứ năm là sự điều chỉnh về văn hóa
Thái độ ứng xử giữa các chủ nhân của các nền văn hóa khác nhau phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, trong đó năng lực liên văn hóa đóng vai trò then chốt. Năng
lực liên văn hóa đòi hỏi ngƣời trong cuộc phải có khả năng hoạt động trên phạm vi
ranh giới giữa hai nền văn hóa. Năng lực đó bao gồm một số khả năng sau đây:
- Thứ nhất, về mặt tình cảm (sự nhạy cảm về văn hóa), có nghĩa là ngƣời đó
phải có ý thức về sự khác nhau về văn hóa và phải có khả năng xử lý với
những khác biệt đó.

- Thứ hai, về mặt nhận thức, ngƣời trong cuộc phải có kiến thức về ngƣời khác
và hiểu biết về họ.
- Thứ ba, về mặt lý trí, ngƣời trong cuộc phải có kỹ năng thực tế trong những
tình huống liên văn hóa và biết sử dụng những năng lực tình cảm và lý trí để
giải quyết những tình huống đó.
Do vậy, để giải quyết các vấn đề liên quan đến sự khác biệt về nguyên tắc
giữa các thế giới quan văn hóa, đặc biệt là để tránh các nguy cơ xung đột giữa các
nguyên tắc không dung hợp nhau, cần phải vận dụng ba giải pháp cơ bản trong giao
tiếp liên văn hóa với những bối cảnh lịch sử, xã hội khác nhau.
Giải pháp đầu tiên là chấp nhận sự tồn tại hòa bình của các nguyên tắc khác
nhau hay các thế giới quan văn hóa khác nhau. Với giải pháp này, cần phải chấm
dứt việc phổ quát hóa các tiêu chí đánh giá của cộng đồng văn hóa mình, từ bỏ việc
chỉ trích các cộng đồng văn hóa khác và phƣơng thức sống của họ, tức là phải từ bỏ
mọi tranh cãi về sự khác nhau cơ bản giữa các cộng đồng văn hóa đó, về ƣu thế của
cộng đồng này so với cộng đồng khác, một khi các bên không thể đạt đƣợc sự đồng
thuận. Muốn vậy, phải tôn trọng và chấp nhận sự lựa chọn các phƣơng thức sống
khác, không coi chúng là sai, mà cùng lắm chỉ là khác với phƣơng thức sống của
mình mà thôi.
Giải pháp thứ hai là thuyết phục. Đây là một giải pháp khá phổ biến, thƣờng
đƣợc ngƣời ta vận dụng. Để thực hiện việc thuyết phục, truyền bá thế giới quan và
phƣơng thức sống của mình, của cộng đồng văn hóa mình, ngƣời ta thƣờng tìm cách




17
chứng minh tính đúng đắn trong thế giới quan của mình, của cộng đồng văn hóa
mình, đồng thời xem nó nhƣ là tiêu chí để phê phán và bác bỏ các thế giới quan
khác. Khi đó, nguy cơ xung đột văn hóa rất có thể lại xuất hiện. Do vậy, cùng với
biện pháp thuyết phục hòa bình, trong trƣờng hợp cực đoan, ngƣời ta còn sử dụng

cả biện pháp thuyết phục cƣỡng bức. Giải pháp này chỉ phát huy tác dụng trong
những điều kiện lịch sử nhất định và đối với những bộ phận nhất định của cộng
đồng văn hóa khác, bộ phận những ngƣời không triệt để trung thành với các nguyên
tắc của cộng đồng văn hóa mình. Trong tình huống gay cấn của xung đột liên văn
hóa, giải pháp thuyết phục cƣỡng bức có thể kèm theo các phƣơng tiện và biện pháp
cực đoan, kể cả những hành động bạo lực, quân sự, khủng bố, thậm chí sử dụng cả
chiến tranh hủy diệt từ một phía. Ngƣợc lại, bộ phận trung kiên nhất (hay cuồng tín
nhất) của phía bên kia sẽ phản ứng lại một cách gay gắt bằng những hành động trả
đũa, thậm chí báo thù để bảo vệ danh dự và giá trị của các nguyên tắc thế giới quan
văn hóa của cộng đồng mình. Cứ nhƣ vậy, thật không dễ gì có thể thoát ra khỏi
vòng xoáy bạo lực. Điều này, khi ở quy mô lớn, thậm chí còn có thể dẫn đến các
cuộc đấu tranh không khoan nhƣợng giữa các nền văn hóa hoặc dẫn đến “sự đụng
độ của các nền văn minh” trên phạm vi toàn thế giới nhƣ Samuel Huntington đã
cảnh báo. Một khi các đại diện của một bên cảm thấy bị “dồn vào chân tƣờng” và
nhận thấy nguy cơ lớn có thể hủy hoại nền văn hóa và phƣơng thức sống của mình,
thì họ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp, kể cả những biện pháp khủng bố man rợ để
bảo vệ một cách triệt để nhất (hay cuồng tín nhất) nền văn hóa và các giá trị của họ,
mà không hề quan tâm hay cân nhắc đến việc điều đó đúng hay sai, đạo đức hay phi
đạo đức, có nhân tính hay phi nhân tính. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình
cho cái mà họ coi là những mục tiêu thiêng liêng trong cuộc đấu tranh không khoan
nhƣợng giữa các nền văn hóa. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay là một trong những minh chứng cho điều này. Theo chúng tôi, giải
pháp thuyết phục cƣỡng bức nhƣ vậy trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại của vũ
khí hạt nhân hiện nay là hoàn toàn không thích hợp, không có tác dụng và không




18
thể chấp nhận đƣợc bởi nó chỉ đƣa đến hủy diệt, tàn phá, đe dọa sự tồn tại chung

của nền văn minh nhân loại.
Giải pháp thứ ba cho việc giải quyết sự xung đột giữa các cộng đồng văn
hóa đƣợc L.Wittgenstein đƣa ra là: hƣớng đến một thế giới quan phổ quát toàn cầu
dựa trên nền tảng nhân học chung của con ngƣời trong tất cả các nền văn hóa, tức là
dựa trên sự tƣơng đồng trong cách thức tƣ duy và hành động của con ngƣời với tƣ
cách bản chất loài; dựa vào sự dung hòa giữa các thế giới quan văn hóa và đặc biệt
là dựa vào việc tôn trọng tất cả các nền văn hóa khác nhau và bình đẳng với nhau.
Với giải pháp này, tất yếu diễn ra quá trình thay đổi, chuyển đổi và dần chấp nhận ở
tất cả các thế giới quan và phƣơng thức sống theo hƣớng tạo ra một thế giới quan
văn hóa toàn cầu. Thế giới quan này dựa trên sự thống nhất trong sự đa dạng của tất
cả các nền văn hóa, một sự thống nhất mà không loại trừ sự đa dạng của các nền
văn hóa, các thế giới quan văn hóa khác. [15, tr. 58]
Toàn cầu hóa không thể dựa trên sự cƣỡng bức hay sự áp đặt của một hay
một số nền văn hóa đối với tất cả các nền văn hóa khác; không chấp nhận sự ngạo
mạn của một nền văn hóa và sự rẻ rúng các nền văn hóa khác. Toàn cầu hóa chỉ có
thể thực hiện đƣợc thông qua quá trình giao tiếp liên văn hóa, thông qua sự đối
thoại đã đƣợc thể chế hóa giữa các nền văn hóa khác biệt nhau và bình đẳng với
nhau, thông qua sự chắt lọc những giá trị nhân văn và tinh hoa đƣợc thể hiện trong
tất cả các nền văn hóa hay các cộng đồng văn hóa. Muốn vậy, các đại biểu của mỗi
nền văn hóa, mỗi cộng đồng văn hóa hay thế giới quan văn hóa phải học cách thức
tƣ duy khách quan, đối xứng và phổ quát, chống lại cách thức tƣ duy chủ quan, phi
đối xứng theo kiểu “lấy cái tôi làm trung tâm”; học cách trở thành công dân thế giới
thông qua một nền giáo dục hƣớng đến xã hội công dân toàn cầu. Đƣơng nhiên,
việc thiết lập một thế giới quan văn hóa toàn cầu với tƣ cách nền tảng phổ quát cho
khả năng nhận biết liên văn hóa là quá trình lâu dài, cực kỳ khó khăn và phức tạp.
Quá trình này đòi hỏi nỗ lực và sự hợp tác của các đại diện của tất cả các thế giới
quan văn hóa, bởi việc thiết lập một thế giới quan văn hóa toàn cầu hiểu theo nghĩa
này không diễn ra một cách tự động.





19

1.3. Mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế, chính trị - Bối cảnh châu
Âu
1.3.1. Mối tương quan giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị
Có một sự nhất trí trong khoa học chính trị ngày nay là các vấn đề văn hóa
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền chính trị quốc gia và xuyên quốc gia
trong thời đại toàn cầu hóa. Có nhiều nguyên nhân cho sự nổi lên chƣa từng có của
nhân tố văn hóa đã đƣợc đƣa ra trong những năm gần đây. Nhiều cách phân tích
đƣợc đƣa ra, nhƣng dù các phƣơng pháp có khác nhau thì các học giả đều chia sẻ
quan điểm dự đoán tƣơng lai của thế giới đƣợc toàn cầu hóa sẽ đƣợc đánh dấu bằng
sự tƣơng tác giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa và những khác biệt về văn
hóa sẽ đóng vai trò đặc biệt làm phát sinh xung đột và hoặc làm chúng xấu đi.
Với nhận thức sâu sắc về vai trò làm cầu nối cho hội nhập của văn hóa, công
việc truyền bá văn hóa đƣợc sử dụng mở đƣờng cho chính sách kinh tế, chính trị.
Công việc truyền bá văn hóa có khác biệt khá lớn với hoạt động kinh tế. Vì trái với
hoạt động kinh tế, theo đó các quốc gia tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại là
nhằm thu về lợi ích cho mình, hoạt động văn hóa đối ngoại lại nhằm mục đích phát
tán những hạt giống văn hóa đến các miền đất mới và các nƣớc thƣờng phải chi tiền
ra để làm việc đó. Hai mục đích nhìn bề ngoài có vẻ trái ngƣợc nhau, nhƣng thực
chất chúng hỗ trợ nhau để đạt mục đích chung là thu về cả mối lợi vật chất lẫn tinh
thần cho quốc gia của họ. Đôi khi mối lợi tinh thần còn quan trọng và có tác dụng
lâu bền hơn nhiều so với mối lợi vật chất. Sự truyền bá văn hóa nhằm tác động lên
các xã hội bên ngoài là một vũ khí lợi hại mà trong nghiên cứu chính trị hiện đại
ngƣời ta gọi nó là sức mạnh mềm (soft power). Ở châu Âu, các cƣờng quốc kinh tế
nhƣ Anh, Pháp, Đức, Italia cũng đồng thời là các cƣờng quốc văn hóa. Nền kinh tế
phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá văn hóa. Chính phủ, các tổ chức
phi chính phủ và dân sự, các doanh nghiệp và thậm chí là cá nhân công dân đều nỗ

lực hoạt động để quảng bá văn hóa của nƣớc mình ra thế giới. Ngƣợc lại, văn hóa
lại mở đƣờng cho các hoạt động kinh tế.




20
Việc truyền bá văn hóa cũng khác với hoạt động chính trị, vì mục đích của
truyền bá chính trị dƣờng nhƣ trực tiếp hơn, cụ thể hơn, mang tính thời sự hơn và có
quan hệ mật thiết với kinh tế hơn là với truyền bá văn hóa. Ngƣời ta thấy việc ký
kết các văn bản hợp tác văn hóa giữa các nƣớc phƣơng Tây và các nƣớc phi phƣơng
Tây, nhất là các nƣớc Hồi giáo, Khổng giáo thƣờng rất khó khăn, trong đó khó khăn
nhất là vấn đề về văn hóa phẩm. Điều đó nói lên sự gắn bó mật thiết giữa chính trị
và văn hóa. Sở dĩ thế là vì các giá trị cao nhất của chính trị chính là dựa trên giá trị
văn hóa. Chúng phản ánh niềm tin, lý tƣởng, đạo lý và nền tảng tinh thần của cả
một xã hội. Do đó, truyền bá văn hóa cũng có nghĩa là truyền bá chính trị, cho dù
không phải là hiện tƣợng văn hóa nào cũng mang tính chính trị, và ngƣợc lại. Sự
phân biệt một xã hội dân chủ, tự do và một xã hội toàn trị, chuyên chế thể hiện
chính ở mức độ khoan dung của các thể chế quốc gia đối với các giá trị văn hóa bên
trong các hiện tƣợng văn hóa cũng nhƣ chính trị. Vì thế, các nƣớc phƣơng Tây cũng
nhƣ mọi quốc gia có tiềm lực khác đều muốn thông qua truyền bá văn hóa mà nâng
cao uy tín, vị thế của nƣớc mình trên vũ đài chính trị thế giới. Nói theo ngôn ngữ
chính trị đƣơng đại là nâng cao vị thế quốc gia bằng sức mạnh mềm.

1.3.2. Mối quan hệ giữa nhân tố văn hóa với kinh tế và chính trị ở bối cảnh châu
Âu hiện nay
Do những đặc điểm nhân chủng, môi trƣờng sống, trình độ phát triển, hệ tƣ
tƣởng và lịch sử đã quy định nên văn hóa mỗi nƣớc thành viên EU có những điển
hình riêng biệt. Ví dụ nhƣ sự khác biệt trong văn hóa luật pháp của các nƣớc châu
Âu lục địa và châu Âu hải đảo do những ảnh hƣởng từ môi trƣờng sống và từ trong

lịch sử; Tây Âu có trình độ phát triển cao nên có phúc lợi xã hội cao, còn Đông Âu
có trình độ phát triển thấp hơn hẳn và nét văn hóa điển hình là tính tôn ti không cao
do hệ quả của chủ nghĩa xã hội trong một thời gian dài; khu vực Bắc Âu vốn là xứ
lạnh đã hình thành nên tính cách ngƣời dân ở đây là ít cởi mở, ít giao tiếp, cuộc
sống thu về nội tâm, trong khi khu vực Nam Âu, đặc biệt là khu vực Địa Trung Hải
với khí hậu mát mẻ của biển cả có tính cách hết sức hòa đồng, cởi mở, yêu thiên




21
nhiên, và hƣớng ngoại cao. Hay do những đặc điểm nhân chủng và ngôn ngữ, ngƣời
ta có thể phân chia châu Âu thành khu vực châu Âu văn hóa Slave (các nƣớc Bắc
Âu), khu vực châu Âu văn hóa Roman (các nƣớc Italia, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha…) và khu vực châu Âu văn hóa German (các nƣớc Đức, Anh, Hà Lan,
Thụy Điển…). Mỗi khu vực văn hóa với những đặc trƣng riêng biệt này lại có quan
hệ khác nhau đối với mô hình phát triển kinh tế và hệ thống chính trị của nó. Nhƣ
một học giả khi nhắc tới quá trình hội nhập kinh tế và chính trị đã nhấn mạnh về
nguồn gốc giá trị địa phƣơng và diện mạo độc đáo của chúng.
Khi so sánh các văn hóa châu Âu (văn hóa German, văn hóa Roman, văn hóa
Slave), trong cách ứng xử, trong chiến lƣợc đàm phán hay giao tiếp, trong phong
cách quản lý, nhiều nghiên cứu đã đƣa ra những kết luận thú vị. Nhiều ngƣời cho
rằng, những nền văn hóa mang tính tập thể cao nhƣ văn hóa Roman có thể tạo ra
mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác, trong khi đó văn hóa German vốn mang tính
cá nhân cao lại tạo ra cạnh tranh. Một nghiên cứu của học giả ngƣời Pháp đƣợc tiến
hành đối với các nhà quản lý từ các nền văn hóa khác nhau của châu Âu và đƣa ra
kết luận rằng văn hóa có tác động đến phong cách quản lý. Văn hóa German có xu
hƣớng hợp tác hơn so với văn hóa Roman, trong đó, văn hóa Roman thích tập trung
quyền lực và văn hóa German có tính phân tán và chia sẻ quyền lực hơn. Những
thói quen ẩm thực khác nhau giữa hai dòng văn hóa ở châu Âu là văn hóa Roman và

văn hóa German đã có tác động đến hệ thống bán lẻ thực phẩm và các nhà kinh
doanh cũng không thể bỏ qua yếu tố văn hóa để lập chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả.
Nếu văn hóa German chịu ảnh hƣởng to lớn của tinh thần Tin Lành, trong đó
tính thực tiễn và tƣ lợi đƣợc đặt lên hang đầu, văn hóa Roman chịu ảnh hƣởng của
Cơ Đốc giáo La Mã với những giá trị cổ điển thì văn hóa Slave dƣờng nhƣ lại có
con đƣờng riêng trong kinh tế, ở đó tính tƣ lợi đƣợc đặt sau các giá trị tinh thần và
tập thể theo kiểu phƣơng Đông.
Mặc dù có sự khác nhau nhƣ vậy, nhƣng do điều kiện địa hình châu Âu bằng
phẳng, thuận tiện cho giao thông, tính cách ngƣời châu Âu vốn hƣớng ngoại cao,
thích giao lƣu, khám phá, tìm hiểu. Và không thể loại trừ điều kiện lịch sử là




22
khoảng 4 – 5 thế kỷ trở về trƣớc châu Âu là một thực thể kinh tế, chính trị và văn
hóa tƣơng đối thống nhất, các đƣờng biên giới giữa các lãnh chúa chƣa đƣợc phân
định rõ ràng, luôn biến động bởi sự sáp nhập và thôn tính. Chính những yếu tố này
đã tạo điều kiện cho sự giao lƣu văn hóa giữa các dân tộc châu Âu. Thêm vào đó,
quá trình hội nhập kinh tế khiến cho văn hóa phải chuyển động theo, cho nên, văn
hóa các khu vực đã sớm có sự giao lƣu, hòa trộn với nhau. Ví dụ nhƣ đối với hai hệ
thống luật của châu Âu lục địa và châu Âu hải đảo, khi ảnh hƣởng quyền lực của
Giáo hội La Mã và kèm theo đó là Luật La Mã đến với khu vực sử dụng luật án lệ ở
Anh và một số vùng thuộc Trung – Bắc Âu, những tinh hoa và ƣu điểm của dòng
Luật La Mã lập tức đƣợc thu nhận vào dòng luật tục Anh quốc và bị cải biến đi
trong đó để tạo ra một hệ thống pháp luật hỗn dung dƣới tên gọi Hệ thống luật
Anglo – Saxon.
Về sau này, khi Liên minh châu Âu EU đƣợc thành lập, sự giao lƣu văn hóa
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, hầu nhƣ không còn sự khác biệt trong văn hóa Roman
và văn hóa German, hay nếu có thì cũng không còn rõ nét. Ở đây có một sự tác

động hai chiều. Rõ ràng văn hóa đã chuyển động theo sự giao lƣu kinh tế, sự liên
kết chính trị. Nhƣng ngƣợc lại văn hóa cũng tác động đến các quá trình này một
cách không hề nhỏ. Trong cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hiện nay, hoàn
toàn không khó để có một góc nhìn từ khía cạnh văn hóa đối với vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu thực chất là sự tiếp diễn cuộc khủng
hoảng tài chính 2008. Những nền kinh tế lâm vào khủng hoảng là những mắt xích
yếu trong khu vực đồng Euro, điển hình là Hy Lạp với chi tiêu công phung phí và
không hiệu quả, thiếu kỷ luật tài khóa, tình trạng trốn thuế và số liệu thống kê
không đáng tin cậy … dẫn đến thâm hụt ngân sách nặng, nợ công vƣợt mức quy
định tại Hiệp ƣớc về Ổn định và Tăng trƣởng [36, tr. 30]. Chế độ lƣơng hƣu hào
phóng nhất châu Âu cùng với dân số già nhanh chóng của Hy Lạp tạo áp lực lớn lên
chi tiêu chính phủ. Đồng thời, hiện tƣợng trốn thuế tràn lan, và kinh tế ngầm chiếm
tới 25 – 30% GDP của Hy Lạp ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nguồn thu ngân sách.
Một năm sau Hy Lạp, Ireland cũng phải áp dụng biện pháp “thắt lƣng buộc bụng”




23
và cải cách kinh tế để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nợ mới. Không chỉ dừng lại
ở đó, cơn bão khủng hoảng nợ công đã lan rộng sang Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,
Italia khiến chính phủ các nƣớc này phải áp dụng những biện pháp mạnh mẽ nhƣ:
cắt giảm chi tiêu công, xóa bỏ các khoản trợ cấp, tinh giản bộ máy công quyền, thay
đổi chế độ hƣu trí, cải cách thị trƣờng lao động … nhằm cải thiện tình hình và cố
gắng thoát ra khỏi khủng hoảng. Không rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ công,
nhƣng các nền kinh tế lớn trong EU nhƣ Đức, Pháp, Anh đã sớm đồng loạt áp dụng
các biện pháp đƣợc xem là hà khắc nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải
quyết thâm hụt ngân sách, đƣa về mức dƣới 3% GDP theo quy định của EU, thông
qua cắt giảm chi tiêu công kể cả chi tiêu cho giáo dục (Đức giảm chi tiêu 80 tỷ
trong 3 năm, Anh giảm 95 tỷ trong 4 năm, Pháp giảm 45 tỷ trong 3 năm tới, tăng

tuổi nghỉ hƣu, tăng thuế, cắt giảm phúc lợi xã hội …) Từ diễn biến cuộc khủng
hoảng nợ công cũng nhƣ thái độ và biện pháp đối phó của các quốc gia EU, câu hỏi
đặt ra là khủng hoảng nợ công có nguyên nhân nào liên quan đến văn hóa hay
không?
Có thể nhận thấy các nƣớc rơi vào khủng hoảng nợ công, xét về vị trí địa lý
chủ yếu thuộc khu vực Nam Âu, và đều là các nƣớc hải đảo và bán đảo. Ngƣời dân
các nƣớc này, dƣới ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên có tính cách cởi mở, hƣớng
ngoại nhƣng hành động thiên về cảm tính, thêm vào đó là văn hóa kiểu gia đình trị
ăn sâu trong tƣ duy, những điều đó có tác động không nhỏ đến văn hóa quản lý
trong kinh tế, phần nào là nguyên nhân dẫn đến những yếu kém nội tại của các nền
kinh tế này. Trong khi đó, các nền kinh tế lớn khác của EU mà điển hình là nƣớc
Đức với những chuẩn mực văn hóa nổi bật là: tính định hƣớng công việc, vấn đề rõ
ràng, rành mạch; tính định hƣớng quy tắc; tính thẳng thắn / chính xác; giữ khoảng
cách giữa các cá nhân; tính kiềm chế có tính chủ quan; tính kế hoạch thời gian và
tách bạch giữa lĩnh vực cá nhân và công việc; với vai trò lãnh đạo EU của mình, có
trách nhiệm với cộng đồng châu Âu thể hiện ý muốn tiếp tục phổ quát mô hình quản
lý kinh tế của mình nhƣ một hình mẫu cho các nƣớc khác. “Văn hóa ổn định” nhƣ




24
một từ khóa trong kỷ luật ngân sách, là bí quyết quan trọng đảm bảo sức khỏe và
mức độ ổn định cho nền kinh tế quốc gia.
Văn hóa là một khái niệm rộng lớn và lâu đời. Cùng với quá trình toàn cầu
hóa, khu vực hóa, nhiều khái niệm mới liên quan đến văn hóa đƣợc hình thành,
không loại trừ khía niệm liên văn hóa. Giao tiếp liên văn hóa là một phần không thể
thiếu của quá trình toàn cầu hóa, dù bản thân giao tiếp liên văn hóa là một hiện
tƣợng không mới mẻ. Quá trình toàn cầu hóa dƣờng nhƣ cũng là một tác nhân khiến
cho mối tƣơng quan giữa nhân tố văn hóa với kinh tế, chính trị đƣợc nhìn nhận một

cách rõ ràng hơn, từ đó thấy đƣợc vai trò ngày càng trở nên quan trọng của nhân tố
văn hóa trong đời sống quốc tế. Nhìn từ góc độ liên văn hóa có thể thấy rằng, văn
hóa các nƣớc Liên minh châu Âu có nhiều nét đồng nhất, đồng nhất từ không gian
văn hóa đến lịch sử văn hóa. Trong đó, nổi bật là sự đồng nhất về ngôn ngữ, tôn
giáo và những giá trị văn hóa đƣợc kế thừa từ nền văn minh Hy – La. Nhƣng bên
cạnh đó, không thể phủ nhận những điểm không đồng nhất về văn hóa chính trị, sự
chia tách trong ngôn ngữ và tôn giáo thành những dòng khác nhau, tạo nên những
khác biệt. Tuy nhiên, sự giao lƣu văn hóa diễn ra giữa các nƣớc và các khu vực
trong châu Âu đã tạo điều kiện để các nền văn hóa này tìm hiểu lẫn nhau, chấp nhận
lẫn nhau. Thêm vào đó, Liên minh châu Âu cũng đƣa ra nhiều giải pháp, chính sách
để giải quyết những vấn đề văn hóa. Và những nỗ lực trong các chính sách văn hóa
của EU đã có những kết quả đáng ghi nhận.






25
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH LIÊN VĂN HÓA TRONG HỘI NHẬP CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU (EU)
2.1. Sự ra đời của Cộng đồng châu Âu (European Communities EC 6) và đặc
điểm địa – văn hóa
Kể từ giữa thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, thế giới đã chứng kiến một xu thế
mới trong đời sống quốc tế, đó là việc hình thành các liên kết khu vực, nhằm “tạo ra
sự đoàn kết giữa các quốc gia láng giềng, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ xã
hội, phát triển văn hóa và củng cố hòa bình, ổn định khu vực. Đồng thời, để hạn chế
sự can thiệp hay áp đặt từ bên ngoài vào công việc nội bộ của các nƣớc thành viên,
tạo ra sức mạnh tập thể để bảo vệ quyền lợi của mình trong các công việc quốc tế,
đặc biệt là trong thƣơng mại quốc tế” [13, tr. 19]. Điển hình cho sự thành công của

mô hình liên kết khu vực là Liên minh châu Âu EU.
Châu Âu là mảnh đất của những cuộc chiến tranh triền miên, các dân tộc
đánh lẫn nhau và liên minh với nhau để tranh giành đất đai, tài nguyên, áp đặt sự
thống trị đối với các quốc gia láng giềng. Nhƣng Châu Âu cũng là nơi nảy nở sớm
nhất ý tƣởng lành mạnh liên kết các quốc gia trong quy mô châu lục vì một cuộc
sống chung hòa bình, phồn thịnh. Sự tồn tại của đế chế La Mã đã làm cho nhiều
ngƣời mơ ƣớc về sự thống nhất của một châu Âu Cơ Đốc giáo. Bƣớc vào thời kỳ
Khai sáng, ngƣời châu Âu đã mong muốn một sự thống nhất về mặt tƣ tƣởng –
chính trị với một thể chế quy củ chứ không đơn thuần chỉ về tôn giáo. Cuộc Chiến
tranh thế giới lần thứ nhất bùng nổ từ châu Âu nhƣ là biểu hiện sự thắng thế của
việc cạnh tranh tàn khốc với việc đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết và cũng
là biểu hiện sự thất bại của tham vọng thúc đẩy hợp tác và liên kết châu Âu bằng
bạo lực. Nhƣng cũng chính chiến tranh khốc liệt cùng những hậu quả khủng khiếp
của nó lại đánh thức nhu cầu liên kết chính trị và kinh tế châu lục một cách mạnh
mẽ.
Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra nhƣ một biểu hiện ngông cuồng muốn
dùng vũ lực thống nhất châu Âu và cả thế giới, đặt nó dƣới sự cai quản của một dân

×