Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 2001 - 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 118 trang )


0
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LỤC MINH TUẤN






QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
(2001 – 2011)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Quan hệ Quốc tế





















H
H
À
À


N
N


I
I







N
N
Ă
Ă
M
M


2
2
0
0
1
1
2
2





1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  


LỤC MINH TUẤN








QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
GIAI ĐOẠN 2001 – 2011






Luận văn Thạc sĩ chun ngành: Quan hệ quốc tế

Mã số: 60.31.40



Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nam Tiến












H
H
À
À


N
N


I
I


-
-


2
2
0
0
1
1
2
2




1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 01
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 03
DẪN LUẬN 05
1. Lý do chọn đề tài 05
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 06
3. Mục đích nghiên cứu 09
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6. Bố cục của đề tài 11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
1.1. Cơ sở lý luận 12
1.1.1. Khái niệm quan hệ đối tác chiến lược 12
1.1.2. Các nhóm quan hệ đối tác chiến lược 15
1.1.3. Các phương thức đánh giá tính hiệu quả 17
1.2. Khái quát quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trƣớc thế kỷ XXI 19
1.2.1. Những điểm tương đồng về vị trí địa lý 19
1.2.2. Những điểm tương đồng về văn hóa 21
1.2.3. Những điểm tương đồng về lịch sử 22
1.3. Những nhân tố tác động đến việc hình thành quan hệ đối tác chiến lƣợc Việt Nam
- Ấn Độ đầu thế kỷ XXI 28
1.3.1. Tác động của tình hình quốc tế và khu vực 28
1.3.2. Tác động của tình hình mỗi nước 31
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
TRÊN CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ (GIAI ĐOẠN 2001 – 2011)
2.1. Vai trò của Việt Nam trong chính sách Hƣớng Đông của Ấn Độ thập niên đầu thế

kỷ XXI 41
2.2. Vai trò của Ấn Độ trong đƣờng lối đối ngoại của Việt Nam thập niên đầu thế kỷ
XXI 44
2.3. Quan hệ chính trị - ngoại giao 46
2.4. Quan hệ kinh tế - thƣơng mại 57
2.5. Quan hệ an ninh quốc phòng 63
2.6. Các lĩnh vực khác 66

2
CHƢƠNG 3
THÀNH TỰU VÀ TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
3.1. Thành tựu quan hệ Việt Nam - Ấn Độ qua các góc độ phân tích 71
3.1.1. Góc độ quan hệ song phương 71
3.1.2. Góc độ khu vực 73
3.1.3. Góc độ quốc tế 76
3.2. Triển vọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ 78
3.3. Các khuyến nghị 81
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 87
Phụ lục 98

3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ADMM+ ASEAN Defence Ministers' Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng
AIFTA ASEAN-India Free Trade Agreement
Khu vực Thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ
AFTA ASEAN Free Trade Area
Hiệp định thương mại tự do ASEAN

AMM ASEAN Ministerial Meeting
Hội nghị Bộ trưởng ASEAN
ANMC Asian Network of Major Cities
Hội thảo các thành phố lớn Châu Á
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
Cộng đồng kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
BRICS Group of Brazil, Russia, India, China and South Africa
Các nền kinh tế mới nổi (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi)
CECA Comprehensive Economic Cooperation Agreement
Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện
CEP Cultural Exchange Programme
Chương trình trao đổi văn hóa của Ấn Độ
CLMV Group of Cambodia, Laos, Myanmar, Vietnam
Khối các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
EAS East Asia Summit
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
GCSS General Cultural Scholarship Scheme

4
Chương trình học bổng văn hóa chung của Ấn Độ
IAI Initiative for ASEAN Integration
Sáng kiến Hội nhập ASEAN
ICC Indian Chamber of Commerce
Phòng Thương mại Ấn Độ

ICCR Indian Council for Cultural Relations
Hội đồng giao lưu văn hóa Ấn Độ
ITEC Indian Technical and Economic Cooperation
Chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật Ấn Độ
IVCCI India-Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Ấn Độ
LEP “Look East” Policy
Chính sách Hướng Đông của Ấn Độ
MGC Mekong–Ganga Cooperation
Hợp tác sông Mêkong – sông Hằng
ONGC India's Oil and Natural Gas Corporation
Ủy ban dầu khí Ấn Độ
PMC ASEAN Post Ministerial Conference
Hội nghị sau Bộ trưởng ASEAN
SAARC South Asian Association for Regional Cooperation
Tổ chức hợp tác khu vực Nam Á
WTO World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

5
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài:
Ấn Độ là một trong những cường quốc đang trỗi dậy ở Châu Á nói riêng và thế
giới nói chung. Không chỉ thế, Ấn Độ còn là một quốc gia có mối quan hệ rất tốt
đẹp với Việt Nam, là quốc gia tư bản giúp đỡ Việt Nam nhiệt tình nhất từ Hội
nghị Geneve 1954 cho đến suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ.
Sau năm 1992, với việc đề ra chính sách "Hướng Đông", chính thức tập trung đầu
tư và mở rộng mối quan hệ với các quốc gia Châu Á về chiều sâu, đồng thời vẫn
phát huy vai trò chủ chốt trong phong trào Không liên kết, ủng hộ các phong trào
hòa bình và xu hướng hợp tác cùng phát triển trên thế giới, chống chiến tranh

Ấn Độ vừa là một cường quốc quân sự, một cường quốc kinh tế, cường quốc về
công nghệ thông tin,… có uy tín rất cao trên trường quốc tế.
Trong thời kỳ Đổi Mới (từ năm 1986 đến nay), Việt Nam nhận được rất nhiều
viện trợ cũng như sự đầu tư từ chính phủ và các tập đoàn lớn của Ấn Độ. Giữa
Trung Quốc, Mỹ, Nga, .v.v Ấn Độ chính là cường quốc ôn hòa nhất, có nhiều
điểm tương đồng về văn hóa, có mối quan hệ truyền thống trong lịch sử và có quá
trình giúp đỡ thiết thân nhất cho Việt Nam trong quá trình đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước. Với những nền tảng vững chắc như vậy,
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đã sớm hình thành nên những trụ cột nhằm thúc đẩy
nhu cầu xây dựng lòng tin, tăng cường nhận thức lẫn nhau ở cả hai quốc gia.
Ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình thế giới đã thúc đẩy sự gặp gỡ giữa
chính sách Hướng Đông của Ấn Độ nhằm tập trung phát triển về chiều sâu với
khu vực Đông Nam Á với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của
Việt Nam, góp phần định hình khuôn khổ đối tác chiến lược cho mối quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ. Đến năm 2007, dựa trên khả năng phát huy hiệu quả các cơ sở
lý luận, cơ sở lịch sử và cơ sở thực tiễn, khuôn khổ này được chính thức nâng tầm
thành mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ và tiếp tục được tăng
cường trong suốt thập niên đầu của thế kỷ XXI.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa phát huy được hết tầm quan trọng của mối quan hệ
Việt Nam - Ấn Độ, thể hiện qua những chuyến thăm giữa nguyên thủ và quan

6
chức hai nước, tổng kim ngạch thương mại, số các dự án hợp tác cũng như số
công trình nghiên cứu ở Việt Nam về mối quan hệ chiến lược này vẫn còn hạn
chế. Do đó, đề tài đặt ra câu hỏi nghiên cứu: Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam
- Ấn Độ được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở nào ? Câu hỏi này
nhằm xác định lại vai trò của Ấn Độ cũng như "chính sách hướng Đông" của
quốc gia này, cùng những cơ sở xây dựng và phát triển, cũng như tính “chiến
lược” của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, để có thể tận dụng và phát triển hiệu
quả nhất mối quan hệ này trong tương lai - một trong những đối tác chiến lược

hữu hiệu trong phương thức cân bằng quan hệ giữa các nước lớn của Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Ở trong nước, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là một đề tài được quan tâm một cách
khiêm tốn với những nghiên cứu đa phần chỉ là các bài viết nhỏ đăng trên các tạp
chí chuyên ngành, các hội thảo, hay các luận án thạc sĩ, tiến sĩ ít phổ biến, chứ
chưa có một công trình quy mô cụ thể nào (như sách, tạp chí chuyên nghiên cứu
về Ấn Độ hoặc khu vực Nam Á) về đề tài được phát hành. Đến tháng 01 năm
2012, Việt Nam mới thành lập Viện nghiên cứu đầu tiên về Ấn Độ và khu vực
Tây Nam Á.
Các bài viết tiêu biểu về đề tài gồm có: “Thực trạng và triển vọng quan hệ hữu
nghị và hợp tác truyền thống Việt Nam - Ấn Độ” của tác giả Vũ Dương Huân
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 6/2001, “Việt Nam và Ấn Độ: Hợp tác
kinh tế thương mại và khoa học công nghệ” của tác giả Đặng Ngọc Hùng đăng
trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 6/2001, “Nhìn lại 30 năm quan hệ kinh
tế Việt Nam - Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Huy Hoàng đăng trên Tạp chí nghiên
cứu Đông Nam Á số 6/2001, “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ: Một tình bạn hướng
đông đã được thử thách qua thời gian” của tác giả Tridib Chakraborti (dịch ra
tiếng Việt) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/2003; “Vài nét về
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Cảnh Huệ đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 3/2004; “Vài nét về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong
những năm đầu thế kỷ XXI” của các tác giả Nguyễn Tất Giáp – Nguyễn Thị Thủy
đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 9/2004; “Việt Nam trong chính sách
hướng Đông của Ấn Độ” của tác giả Võ Xuân Vinh đăng trên Tạp chí Nghiên

7
cứu Đông Nam Á số 2/2005, “Bước phát triển mới của mối quan hệ Việt Nam-Ấn
Độ trong những năm đầu thế kỷ XX” của tác giả Nguyễn Cảnh Huệ trong Kỷ yếu
Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 (2008). Những bài viết này đã
góp phần phục dựng toàn cảnh quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực
kinh tế, thương mại, công nghệ, văn hóa giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh vào quan

hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước nhằm làm bật tính nhất quán, bền vững của
mối quan hệ song phương Việt Nam - Ấn Độ đầy tiềm năng. Một số bài viết như
bài “Những nhân tố khác quan chi phối việc thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam và Ấn Độ năm 1972” của tác giả Hoàng Thị Diệp đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á số 5/2003 giúp phân tích các tác động bên ngoài thúc đẩy sự
gần gũi về quan điểm của hai quốc gia Việt Nam, Ấn Độ. Tuy nhiên, các bài viết
chỉ nhấn mạnh mối quan hệ này trong giai đoạn trước khi Việt Nam - Ấn Độ xây
dựng quan hệ đối tác chiến lược, nên chỉ cung cấp những thông tin lịch sử làm
nền tảng cho quá trình nâng cấp quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Đến năm
2012, quyển sách “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới” (do
Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á xuất bản) đã giúp tổng hợp nhiều thông
tin mới cho đề tài. Quyển sách bao gồm nhiều bài viết nhỏ theo từng lĩnh vực cụ
thể như chính trị, kinh tế, văn hóa, hoặc sự gần gũi về chính sách giữa hai nước,
đã thể hiện rất tốt những trụ cột trọng yếu của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ với
lượng thông tin có tính cập nhật cao. Ngoài ra, sự xuất hiện cùng một lúc nhiều
quan điểm của các học giả khác nhau cũng góp phần giúp đề tài này có cách tiếp
cận vấn đề mang tính đa chiều, tham khảo được những nhận định trên nhiều hệ
quy chiếu khác nhau, nâng cao tính khách quan và giá trị khoa học của đề tài.
Ngoài ra, vuợt khỏi giới hạn trong khuôn khổ của một bài viết, các luận văn thạc
sĩ như “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (giai đoạn 1991 – 2000)” của cô Nguyễn Thị
Phương Hảo – Khoa Lịch sử (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Tp.HCM),
luận văn thạc sĩ “Chính sách hướng Đông của Ấn Độ và tác động của nó tới quan
hệ Ấn Độ - ASEAN” của tác giả Nguyễn Trường Sơn (Học viện Ngoại giao Hà
Nội), luận án tiến sĩ “Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1986
đến năm 2004” của tác giả Hoàng Thị Điệp… cũng là những công trình nghiên
cứu có giá trị khái quát cao đối với đề tài. Những công trình nghiên cứu trên
không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành mà còn miêu tả toàn cảnh

8
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ với những đặc trưng riêng biệt, đồng thời nêu lên

những dự báo về triển vọng của mối quan hệ này. Mặc dù vẫn giới hạn thông tin
đến trước năm 2007, nhưng những nội dung dự báo của các công trình trên đã
giải thích được những cột mốc kết nối quan trọng cho sự chuyển đổi về chất trong
mối quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn từ năm 2007 trở về sau.
Ở nước ngoài, tuy ở mức hạn chế nhưng cũng có không ít các công trình nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ như bài viết “India‟s Look East policy and
India – Vietnam cooperation in the new millennium” của tác giả B. Ghoshal (năm
2002), quyển sách “India-Vietnam Relations : First to Twenty-First Century” của
tác giả Geetesh Sharma (năm 2004), “An assessment of trade and investment
cooperation between Vietnam and India” của Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính
trị thế giới của Ấn Độ (năm 2005). Đặc biệt, quyển sách “India and Vietnam: Era
of Friendship and Cooperation (1947 – 1991)” của tác giả C. Ravindranatha
Reddy in năm 2009 là một công trình thể hiện được đầy đủ, toàn diện nhất các sự
kiện và tính gắn kết, bền vững của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ từ sau Thế chiến
thứ 2 đến khi kết thúc Chiến tranh Lạnh. Điểm khác biệt so với các công trình
trong nước là những công trình này thể hiện được góc nhìn của học giả quốc tế về
mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn sau khi hai nước xây dựng quan
hệ đối tác chiến lược (năm 2007). Như những bài viết “India – Vietnam relations:
The road ahead” của tác giả Yogendra Singh đăng trên tạp chí của Học viện IPCS
(Institute of Peace and Conflict Studies) báo cáo đặc biệt số 40/2007, “India –
Vietnam economic relations: Opportunities and Challenges” của tác giả Pranav
Kumar cùng đăng trên báo cáo đặc biệt của Học viện IPCS số 58/2008, “India –
Vietnam Strategic Partnership: Future Directions” của tác giả Rajiv Bhatia đăng
trong cuộc Hội thảo của India Council of World Affairs tổ chức tại thủ đô New
Delhi của Ấn Độ năm 2012.
Ngoài ra, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ cũng được nhắc đến trong nhiều công trình
về chính sách đối ngoại của Ấn Độ và quan hệ giữa Ấn Độ với các quốc gia khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là những đề tài về Chính sách Hướng
Đông và vai trò của Ấn Độ trong khu vực Đông Nam Á – là chủ đề phổ biến với
số lượng công trình nghiên cứu trên quốc tế ngày càng dày đặc. Mặc dù các thông


9
tin đó tập trung nhiều vào quan hệ giữa Ấn Độ với khu vực Đông Nam Á nói
chung và các cường quốc ở Đông Bắc Á nói riêng do sự chênh lệch về quy mô
của các mối quan hệ này.
3. Mục đích nghiên cứu:
1/ Dựa trên việc làm rõ các cơ sở lý luận, cơ sở lịch sử và cơ sở thực tiễn để giải
quyết được câu hỏi nghiên cứu về quá trình hình thành của cặp quan hệ đối tác
chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Đây cũng là giai đoạn mà tính chiến lược trong
quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được nhấn mạnh với nhiều yêu
cầu mới, vận hội mới.
2/ Từ những cơ sở nêu trên, đề tài tiến hành phục dựng một cách có hệ thống,
toàn diện, cụ thể về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ XXI
(2001 – 2011) trên các lĩnh vực tiêu biểu là chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa
và an ninh – quốc phòng, là giai đoạn mới trong quan hệ hai nước với những
bước tiến rõ rệt cả về lượng và chất.
3/ Dựa trên tổng quan quá trình phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -
Ấn Độ, đề tài đưa ra những nhận xét, đánh giá về thành tựu những triển vọng
trong các lĩnh vực hợp tác giữa hai quóc gia. Bước đầu đưa ra những dự báo,
khuyến nghị cho sự phát triển của mối quan hệ này trong giai đoạn sau.
4/ Công trình mang tính tổng hợp cao, sẽ là tài liệu phục vụ hiệu quả về mặt tư
liệu cho các công trình nghiên cứu về một trọng điểm trong chính sách hướng
Đông của Ấn Độ, về một góc độ phân tích chính sách đối ngoại của Việt Nam và
quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thời kỳ hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của Luận văn là „Quan hệ đối
tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ”. Qua đó, luận văn tập trung phản ánh tính
chiến lược trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực tiêu biểu như chính
trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, an ninh quốc phòng, văn hóa…với góc nhìn
chủ yếu từ phía Việt Nam.

Về không gian nghiên cứu, đề tài sẽ tập trung vào phạm vi ảnh hưởng của mối
quan hệ song phương này như khu vực Đông Nam Á, vì khu vực này là một trọng

10
tâm trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ, và Việt Nam với tư cách là cửa
ngõ trọng yếu trên con đường tiếp cận của Ấn Độ vào Đông Nam Á.
Về thời gian nghiên cứu, đề tài chọn cột mốc năm 2001 làm điểm bắt đầu vì đây
là cột mốc mở ra thế kỷ mới trong quan hệ quốc tế: thế kỷ của khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương. Năm 2001 là năm có nhiều sự kiện quan trọng, trong năm này
Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee đã sang thăm chính thức Việt Nam, nhấn mạnh
tính chất “đối tác chiến lược” trong mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đây cũng là
giai đoạn Đại hội Đảng lần IX của Việt Nam đề cập cụ thể đến các tiêu chí trong
việc xây dựng quan hệ “đối tác” với các quốc gia khác, đồng thời cũng là giai
đoạn Ấn Độ bắt đầu thi hành giai đoạn 2 của chính sách Hướng Đông với sự đầu
tư tập trung vào một vài quốc gia tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Đề tài
chọn năm 2011 là thời điểm kết thúc vì đây là cột mốc quan trọng trong lịch sử
quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ với chuyến thăm chính thức của
Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sang nước Cộng hòa Ấn Độ
vào tháng 10/2011 vừa qua. Đây cũng là thời điểm để tổng kết 20 năm thực hiện
chính sách Hướng Đông về phía Ấn Độ và là thời gian hoàn thành các nhiệm vụ
đưa các mối quan hệ đã ổn định vào chiều sâu được nêu trong Đại hội Đảng lần X
của Việt Nam. Năm 2011 cũng là năm bản lề cho nhiều sự kiện lớn trong quan hệ
hai nước, chuẩn bị cho việc kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
(1972 – 2012) và 5 năm xây dựng quan hệ đối tác chiến lược (2007 – 2012).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Vì đề tài tập trung vào lĩnh vực quan hệ ngoại giao có yếu tố lịch sử, nên trong
quá trình thực hiện, đề tài sẽ sử dụng phương pháp lịch sử để sắp xếp các sự kiện
theo tiến trình phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, và phương pháp
logic để các sự kiện đó phản ánh khách quan nhất bản chất các đặc điểm của mối
quan hệ này, tránh những ý kiến chủ quan gây sai lệch.

Bên cạnh đó, đề tài cũng sử dụng các phương pháp xử lý tư liệu cơ bản như
phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp và các phương pháp chuyên ngành quan
hệ quốc tế như phương pháp phân tích, đánh giá và dự báo để có thể nêu ra những
kết luận cũng như triển vọng phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược này.

11
Tất cả các phương pháp nghiên cứu này đều dựa trên nền tảng phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
6. Bố cục đề tài:
Ngoài phần Dẫn luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, đề tài được
chia làm 3 chương chính với bố cục cụ thể như sau:
Chương 1 - Cơ sở hình thành quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ.
Chương này trình bày cơ sở lý luận của một mối quan hệ đối tác chiến lược, cơ sở
lịch sử của mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đến trước thế kỷ XXI (bao gồm những
điểm tương đồng về địa lý, văn hóa và sự gần gũi về lập trường trong cả giai đoạn
đấu tranh giành độc lập, xây dựng và phát triển đất nước) và cơ sở thực tiễn
(những nhân tố tác động đến việc hình thành mối quan hệ đối tác chiến lược này
trong thập niên đầu thế kỷ XXI). Từ đó làm nổi bật những cơ sở gắn kết mối quan
hệ Việt Nam - Ấn Độ, hình thành nên những trụ cột chính trong việc phát triển
mối quan hệ đối tác chiến lược này.
Chương 2 - Thực trạng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ trên các
lĩnh vực cụ thể: Chương này trình bày sự tăng cường nhận thức về vai trò của mỗi
nước trong chính sách đối ngoại của nhau. Dựa trên sự nhận thức song phương để
làm rõ quá trình triển khai những bước đi cụ thể trong các lĩnh vực hợp tác từ giai
đoạn 2001 – 2006 và được tăng cường cả về số lượng và chất lượng trong giai
đoạn từ 2007 – 2011 trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, an ninh quốc phòng,
kinh tế và các lĩnh vực khác.
Chương 3 – Thành tựu và triển vọng của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam -
Ấn Độ. Chương này cho thấy những tác động của mối quan hệ này đối với sự
phát triển của hai nước, sự phát triển của khu vực Đông Nam Á, liên khu vực

Đông Nam Á – Nam Á và trên cả cấp độ quốc tế, với tư cách là một cặp quan hệ
đối tác chiến lược có những đặc trưng rất khác biệt và tích cực trong quan hệ
quốc tế. Từ đó đưa ra những dự báo về triển vọng phát triển của mối quan hệ này.

12
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC
VIỆT NAM - ẤN ĐỘ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm quan hệ đối tác chiến lược
Kể từ năm 1991, khi các rào cản về ý thức hệ trong trật tự thế giới hai cực
thời Chiến tranh Lạnh bị phá bỏ, khiến cho xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển
ngày càng phổ biến [32,tr.13]. Mặc dù vẫn còn tồn tại những điểm nóng về tranh
chấp, xung đột ở một số khu vực trên thế giới, nhưng nguy cơ xảy ra một cuộc
chiến tranh lớn có khả năng lôi kéo hầu hết các quốc gia trên toàn cầu cùng tham
gia như giai đoạn thập niên 20, thập niên 40 của thế kỷ trước đã bị đẩy lùi. Sự gắn
bó về lợi ích giữa các quốc gia nói chung và sự hình thành một loạt các cơ chế hợp
tác song phương, đa phương nói riêng đang dần trở thành xu thế vận động và phát
triển chung của thế giới. Trong đó, bước phát triển của các mô hình hợp tác ngày
càng định hình rõ nét thông qua sự xuất hiện của các mô hình quan hệ đối tác, đặc
biệt là mô hình đối tác chiến lược – những mô hình đang nắm vai trò nền tảng trong
quá trình củng cố tư duy hòa bình, xây dựng lòng tin và phát triển bền vững trong
giai đoạn hiện nay.
Về quan hệ đối tác, đây là một bước nâng cao của mô hình hợp tác đơn thuần
và được mô tả đầy đủ nhất dưới góc độ của chủ nghĩa tự do, khái niệm đối tác là
một mô hình vừa cụ thể, vừa rất linh hoạt. Với tiêu chí đạt được đối với sự hòa hợp
về lợi ích, mô hình này không có sự hạn chế về không gian và thời gian, không hạn
chế về đối tượng áp dụng và không hạn chế cả về lĩnh vực hợp tác [43,tr.16]. Trong
các giai đoạn trước, với tư duy hiện thực cho rằng lợi ích quốc gia là tối thượng và
không thể hòa hợp, các nước đã tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh lớn nhỏ để

tranh đoạt lợi ích cho riêng mình. Quá trình hợp tác trong các thời kỳ đó đều chỉ
mang tính nhất thời, và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chính trị - quân sự nhằm
xây dựng các đồng minh chiến đấu nhằm tăng cường lực lượng cho quốc gia. Nhiều
liên minh vừa định hình đã phải thay đổi thành viên liên tục, cụ thể như trường hợp
của nước Ý trong Thế chiến thứ I (1914-1918) rời bỏ phe Liên Minh để sang phe

13
Hiệp ước, hoặc nhiều quốc gia đứng ngoài vòng chiến đợi phân định cục diện mạnh
yếu giữa các phe mới tham dự vào như vai trò của nước Mỹ trong cả hai cuộc Thế
chiến. Với những điều ước quốc tế quá lỏng lẻo và dễ bị phá vỡ, mô hình hợp tác
đơn thuần thể hiện rõ tính ngắn hạn cũng như những hạn chế về tính ràng buộc, mà
phải đến khi kết thúc Thế chiến thứ II (1939-1945) thì quá trình xây dựng lòng tin
mới được xây dựng và củng cố một cách rõ ràng, dù vẫn còn dựa trên nền tảng tư
duy thù địch và mang tính cục bộ trong trật tự hai cực Yalta.
Do đó, nền tảng của quan hệ đối tác là tinh thần tôn trọng lẫn nhau và sự hòa
hợp về lợi ích. Điều này được xác định rõ trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Trong Nghị quyết về “Phương hướng chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới” (08/2003), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập đến những nguyên tắc
trong việc nhìn nhận vấn đề “đối tác – đối tượng” như sau: Những ai chủ trương tôn
trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình
đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có
âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh [3,tr.44].
Nếu như mô hình hợp tác thường chỉ tập trung trong một vài nội dung nhất
định, thì mô hình đối tác có nội hàm rộng hơn, là sự tổng hợp của tất cả các nội
dung đó và hướng đến mục tiêu chung là cùng phát triển, cùng có lợi trên tinh thần
bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau [43,tr.46]. Để hiện thực hóa một mô hình đối tác
đòi hỏi các bên phải thỏa mãn các điều kiện như sau: Thứ nhất là sự nhận thức
những điểm tương đồng về lợi ích trong một thời gian dài đủ để hướng đến một mối
quan hệ gắn kết sâu rộng hơn. Thứ hai, hướng đi này phải được chính thức hóa

thông qua các văn bản, văn kiện quy định rõ ràng, và thường bắt đầu theo mô hình
từ trên xuống: từ thúc đẩy quan hệ chính trị đến tăng cường quan hệ trong các lĩnh
vực cụ thể. Và cuối cùng, quan hệ đối tác phải có những bước đi, dự án cụ thể, dài
hạn, trong đó đề cao vai trò của các cơ chế, cơ quan quản lý và đánh giá kết quả đạt
được qua từng thời kỳ [43,tr.17]. Từ đó tạo cơ sở cho việc phát huy các thành quả
đồng thời rút kinh nghiệm cho việc phát triển mối quan hệ về sau. Nói cách khác,
mô hình đối tác tập trung ngoài những đặc trưng mang tính linh hoạt, nội hàm rộng,
mang tính mở, còn thể hiện được tính dài hạn thông qua sự đầu tư của cả hai bên

14
vào quá trình quản lý, duy trì và củng cố mối quan hệ, dựa trên nền tảng hòa hợp về
lợi ích. Đây là những đặc điểm mà một mô hình hợp tác đơn thuần khó có thể thực
hiện đầy đủ.
Về tính chiến lược, khái niệm này thể hiện mức độ quan trọng đạt đến mức
cao của một mối quan hệ trong cục diện phát triển chung của một quốc gia cụ thể.
Vì tính mở và sự đa dạng trong mối quan hệ đối tác nên mỗi loại đối tác lại có
những tính chất khác nhau như tính truyền thống (chỉ các mối quan hệ đã có lịch sử
lâu đời), tính láng giềng (chỉ những mối quan hệ có chung đường biên giới), tính
phát triển (chỉ những mối quan hệ có tính chất vượt trội về tiềm năng quốc gia) v.v.
Trong đó, tính chiến lược nhấn mạnh sự phù hợp giữa việc phát triển mối quan hệ
với trọng tâm chính sách phát triển (cả đối nội và đối ngoại) của quốc gia đó. Ví dụ
như, đối với Liên minh Châu Âu (EU), một mối quan hệ mang tính chiến lược khi
mối quan hệ đó thỏa mãn được ba quy luật sau: một là quy luật về tiến trình hội
nhập của EU (không gây áp lực hoặc tạo bất lợi cho quá trình này), hai là quy luật
về sự phát triển của cấu trúc quốc tế bên ngoài (không làm xáo trộn hoặc thay đổi
cấu trúc quốc tế), và ba là quy luật về quá trình tìm kiếm bản sắc của EU (đòi hỏi sự
tương đồng với các giá trị riêng của Châu Âu) [97,tr.6]. Hay như đối với Trung
Quốc, một nền kinh tế đang phát triển đông dân nhất thế giới đang xem dầu mỏ (và
các nguồn tài nguyên khác) như mục tiêu chiến lược có tầm quan trọng hàng đầu
của Trung Quốc, thì những mối quan hệ nào thỏa mãn được nhu cầu phát triển này

của Trung Quốc đều sẽ sớm trở thành định hướng phát triển quan hệ chiến lược
trong chính sách “ngoại giao vết dầu loang” của cường quốc này [8,tr.132].
Ngoài ra, tính chiến lược còn thể hiện chiều sâu của một mối quan hệ, được
nhận thức dựa trên quá trình xây dựng lòng tin giữa các bên. Trong một mối quan
hệ mang tính chiến lược, lòng tin trở thành một yếu tố đã được thử thách qua thời
gian và có quy luật phát triển nhìn chung theo hướng bền vững. Giữa các quốc gia
có mối quan hệ mang tính chiến lược, quá trình đàm phán các vấn đề song phương
đa phần đều đạt được thỏa thuận nhanh chóng vì có sự gần gũi về quan điểm, lập
trường và quan trọng là có sự tin cậy lẫn nhau cao độ. Những tương đồng về lập
trường cũng khiến các quốc gia này dễ ủng hộ nhau hơn trong các vấn đề đa phương
và trở thành những cặp quan hệ góp phần thúc đẩy tích cực tiến trình giải quyết các

15
vấn đề chung ở cấp độ khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Những tiêu chí cụ thể để
đánh giá tính hiệu quả của một mối quan hệ đối tác chiến lược sẽ được trình bày cụ
thể ở các phần sau.
Dựa trên những phân tích trên, có thể kết luận rằng: quan hệ đối tác chiến
lược là mô hình quan hệ đối tác mang tính tổng thể, dài hạn của một quốc gia dựa
trên nền tảng quá trình xây dựng lòng tin, có cơ chế quản lý cụ thể và phù hợp với
trọng tâm phát triển của quốc gia đó.
1.1.2. Các nhóm quan hệ đối tác chiến lược
Với chủ thể chính được đề cập là các quốc gia, quan hệ quốc tế hiện nay
đang phổ biến các dạng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều tính chất khác nhau.
Sự khác nhau này tập trung vào khoảng cách chênh lệch trong quá trình xây dựng
lòng tin giữa các đối tác và phụ thuộc nhiều vào tiềm lực của các quốc gia trong mối
quan hệ đó. Xét trên tiêu chí về tiềm lực quốc gia, có thể phân chia các quốc gia
theo nhóm nước lớn (có tiềm lực mạnh) – nước nhỏ (có tiềm lực vừa và yếu), sự
khác biệt đó được thể hiện cụ thể qua các dạng quan hệ như sau:
Quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước lớn, là dạng quan hệ giữa
các quốc gia có tiềm lực mạnh và tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Vì là các nước

lớn có khả năng tác động đến sự ổn định của trật tự thế giới nên mối quan hệ này
thường xuất phát từ nhu cầu giảm thiểu những tác động bất lợi từ đối phương nhằm
hạn chế những mâu thuẫn, xung đột có thể xảy ra sẽ gây ảnh hưởng lớn đến xu thế
vận động của thế giới. Sự tồn tại hòa bình của cường quốc này sẽ là lợi thế rất lớn
cho sự phát triển của các cường quốc có lợi ích liên quan, đó là mục tiêu chung
khiến cho mối quan hệ giữa các cường quốc về bản chất luôn có tính chất chiến
lược. Vì thế, không hẳn các cường quốc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược dựa
trên cơ sở lòng tin được xây dựng và củng cố trong một thời gian dài, mà hầu hết
chỉ vì mục tiêu cùng tồn tại hòa bình và không tổn hại lẫn nhau. Mối quan hệ đối tác
chiến lược Mỹ - Trung là một ví dụ điển hình cho trường hợp này, thể hiện qua phát
biểu của Cựu Ngoại trưởng Mỹ C. Powell “Buôn bán với Trung Quốc không những
là một chính sách kinh tế hay, mà còn là chính sách nhân quyền và chính sách an
ninh tích cực” [38,tr.141].

16
Trên thực tế, không phải cường quốc nào cũng thiết lập mối quan hệ đối tác
chiến lược với nhau. Nhưng khi đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, thì do quy
mô ảnh hưởng rộng lớn và những tính toán lợi ích riêng trong quá trình cạnh tranh
ảnh hưởng theo tư duy nước lớn, mối quan hệ chiến lược đó vẫn luôn thể hiện rõ
tính hai mặt: vừa hợp tác, vừa cạnh tranh gay gắt. Đặc điểm này có thể thấy rõ trong
quá trình phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai cường quốc đông
dân nhất Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ. Trong đó, quá trình mở rộng ảnh hưởng
của Trung Quốc ngày càng sâu vào khu vực Nam Á truyền thống của Ấn Độ chính
là một trong những tác nhân khiến cho Ấn Độ thi hành chính sách Hướng Đông,
nhằm cân bằng ảnh hưởng với Trung Quốc tại hai khu vực truyền thống của cường
quốc này là Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, vấn đề tranh chấp biên giới và
vấn đề người Tây Tạng cũng là một trong những điểm nóng có thể dễ dàng làm xấu
đi nhanh chóng quan hệ hai nước [29,tr.112]. Mặc dù sự tính toán lợi ích giữa các
cường quốc rất dễ va chạm với nhau làm tổn thương về lòng tin giữa các bên,
nhưng khi đã thỏa mãn được các yêu cầu về chiều sâu thì vẫn có những mối quan hệ

phát triển theo chiều hướng tích cực, bền vững, mặc dù số lượng các cặp quan hệ
như vậy không nhiều và thiên về xu hướng tập trung lực lượng. Quan hệ đối tác
chiến lược Nga – Trung, hoặc quan hệ đối tác chiến lược Mỹ - Ấn Độ chính là một
trong những mô hình như vậy khi chứng tỏ được khả năng hợp tác cao độ trên nhiều
lĩnh vực, sự gần gũi về lập trường và quá trình củng cố lòng tin về chiều sâu đạt
hiệu quả cao với những phương hướng và lộ trình cụ thể.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa nước lớn với nước nhỏ hoặc một nhóm nước
nhỏ: đây là hình thức thiết lập quan hệ phổ biến hiện nay. Mối quan hệ này thường
nằm trong chính sách mở rộng và cạnh tranh ảnh hưởng của nước lớn, nhằm đối
trọng hoặc chiếm giữ quyền kiểm soát của một khu vực có vị thế tối quan trọng
trong chiến lược đối ngoại của cường quốc đó. Đổi lại, các nước nhỏ tìm kiếm được
những lợi thế vượt trội trong việc phát huy tiềm lực quốc gia, đồng thời có thêm sự
cân bằng ảnh hưởng hoặc thoát khỏi những mối lo ngại đối với sự trỗi dậy vượt
ngoài khả năng kiểm soát của một số cường quốc kế cận [44,tr.84]. Do có sự xuất
hiện của các quốc gia vượt trội hơn, nên mối quan hệ này vì thế xuất phát vì các nhu
cầu an ninh nhiều hơn là các nhu cầu về phát triển. Các mối quan hệ đối tác chiến
lược Mỹ - Israel, Mỹ - Pakistan (nay là Trung Quốc – Pakistan), Mỹ - Thái Lan v.v.

17
đều có mục đích ban đầu nhằm đảm bảo an ninh cho các quốc gia này khỏi các mối
đe dọa cụ thể trong từng khu vực. Vì vậy, đa phần các mối quan hệ đều mang tính
bề nổi, mang tính tập trung lực lượng và không phát triển toàn diện, dẫn đến nhiều
điểm bất đồng giữa các đối tác về lâu dài. Sự phát triển thực chất của mối quan hệ
đối tác chiến lược dạng này phụ thuộc nhiều vào chính sách của nước nhỏ (hoặc
nhóm nước nhỏ) có đủ khả năng để điều chỉnh, cân bằng và không bị phụ thuộc
theo các chính sách của các nước lớn hay không. Chính sách “cân bằng quan hệ”
với các nước lớn của Việt Nam nói riêng và tổ chức ASEAN nói chung trong hai
thập niên đầu thế kỷ XXI đang là những minh chứng điển hình cho khả năng tự điều
chỉnh đó. Hoặc may mắn hơn, mối quan hệ dạng này sẽ mang tính dài hạn và phát
triển thực chất trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi khi nào cường quốc đối

tác là một mẫu hình tiêu biểu về “cường quốc thân thiện”. Chính sách này có thể
tìm thấy trong các chính sách “chung sống hòa bình” của Ấn Độ hoặc Nhật Bản.
Quan hệ đối tác chiến lược giữa nước nhỏ với nước nhỏ, là mối quan hệ giữa
các quốc gia có tiềm lực không quá chênh lệch và ít có những mục tiêu mang tính
tham vọng về cạnh tranh ảnh hưởng hoặc tư duy tối đa hóa lợi ích. Có những xuất
phát điểm như vậy, nên mối quan hệ này thường mang tính thực chất, dựa trên tinh
thần tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng đôi bên cùng có lợi và nhất quán lâu dài. Tiến
trình xây dựng và củng cố mối quan hệ dạng này thường đi kèm với tiến trình xây
dựng chung của khu vực, hoặc liên khu vực – những nơi các quốc gia đó có xu
hướng vận động cùng. Do đây là những quốc gia có tiềm lực vừa và nhỏ nên tiến
trình hình thành và phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược cũng tốn nhiều thời
gian hơn, nhưng mức độ bền vững sẽ cao hơn so với các mối quan hệ có sự chênh
lệch quá lớn về quy mô và tiềm lực.
1.1.3. Các phương thức đánh giá tính hiệu quả của mô hình đối tác chiến lược
Có nhiều phương pháp để quản lý và nhận định khả năng duy trì một cách có
hiệu quả của mô hình đối tác chiến lược, trong đó trọng điểm vẫn là những kết quả
đạt được về lâu dài của mối quan hệ đó. Nếu mối quan hệ giữa hai quốc gia có sự
thay đổi về chất (nâng tầm quan hệ) nhưng vẫn không thấy sự thay đổi về lượng
(trao đổi quan chức cấp cao thường xuyên hơn, tăng cường tổng kim ngạch thương
mại, giảm thâm hụt thương mại…) thì mối quan hệ đó không có hiệu quả. Các

18
phương thức đánh giá chỉ thực sự cần thiết đối với một mối quan hệ mà sự thay đổi
về chất đã rõ ràng trong khi sự thay đổi về lượng vẫn chưa tương xứng (đặt trong sự
so sánh với các mối quan hệ đối tác chiến lược khác). Cụ thể, chiều sâu của một
mối quan hệ đối tác chiến lược được đánh giá dựa trên những yếu tố như sau
[26,tr.290]:
Mức độ gắn kết lợi ích giữa các bên, dựa trên nền tảng những điểm tương
đồng về lợi ích ban đầu giữa hai đối tác. Từ nền tảng đó, các bên sẽ hình thành nên
sự gần gũi về quan điểm, lập trường và tạo thuận lợi cho việc xây dựng lòng tin lẫn

nhau. Mặc dù vẫn xem lợi ích quốc gia là lợi ích cao nhất nhưng với lập trường gần
gũi, giữa các đối tác luôn có sự suy xét để tìm cách dung hòa, phát huy điểm đồng,
hạn chế những bất đồng nhằm tìm ra giải pháp thuận lợi nhất hòa hợp với lợi ích
của từng bên. Mức độ đan xen lợi ích từ đó sẽ trở nên gắn kết, tạo nên sự phụ thuộc
lẫn nhau. Trong quá trình đi từ những điểm tương đồng đến mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, chỉ cần có những xung đột nhỏ nhưng không giải quyết được cũng sẽ
khiến cho hai bên dễ dàng tách biệt về quan điểm, làm mất tính nhất quán khi xây
dựng quan hệ đối tác chiến lược và cản trở việc duy trì lòng tin. Phải đảm bảo được
tính nhất quán trong quá trình gắn kết lợi ích giữa các bên, thì mối quan hệ đối tác
chiến lược mới được phát triển có hiệu quả.
Mức độ bền vững của các thể chế, là sự bền vững của các thể chế mà các đối
tác xây dựng nên hoặc cùng tham gia vào. Về đối nội, đây có thể là mối quan hệ
đồng cấp giữa các cơ quan trong bộ máy Nhà nước của mỗi bên, được đánh giá
thông qua những hoạt động hợp tác cấp cao và số lượng, chất lượng của các dự án
hợp tác cụ thể. Về đối ngoại, đây là mức độ bền vững của các thể chế thường là đa
phương, liên quan đến sự phát triển chung của một tiểu vùng, một khu vực hoặc liên
khu vực. Mối quan hệ đối tác chiến lược không chỉ nhằm củng cố nội lực quốc gia
thông qua các kênh đối thoại song phương, mà còn phải hoạt động tích cực trên tinh
thần phối hợp lẫn nhau trên các kênh đối thoại đa phương, góp phần nâng cao khả
năng của các thể chế đa phương trên nhiều cấp độ. Nếu một mối quan hệ đối tác
chiến lược chỉ tạo lợi ích sự phát triển của một trong các bên đối tác, hoặc gây kiềm
hãm sức phát triển, hoặc đe dọa sự tồn tại của các thể chế đa phương mà các đối tác
có tham gia, thì mối quan hệ đó không có tính bền vững.

19
Mức độ bền vững về những giá trị mang tính bản sắc, là sự bền vững của các
giá trị riêng mà mỗi đối tác đều tìm kiếm trong quá trình xây dựng quan hệ chiến
lược. Nếu giữa các đối tác có điểm tương đồng về các giá trị văn hóa, xã hội, hoặc
những giá trị tư tưởng truyền thống thì mối quan hệ này sẽ có điều kiện gắn kết rất
thuận lợi. Vì những giá trị này luôn ảnh hưởng đến mỗi quốc gia với tư cách định

hướng hành vi của quốc gia đó trong quan hệ quốc tế. Do đó, sự khác biệt về các giá
trị bản sắc hoặc có những bất đồng trong các giá trị riêng của các đối tác sẽ hiện
thực hóa thành những bất đồng lâu dài trong những chính sách cụ thể.
Cả ba phương thức đánh giá này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều
dựa trên sự phân tích về hành vi của các quốc gia trong quá trình hoạt động để đạt
đến kết quả của một mối quan hệ đối tác chiến lược.
1.2. Khái quát về quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trƣớc thế kỷ XXI
1.2.1. Những điểm tương đồng về địa lý
Là hai quốc gia nằm ở hai bờ của hai khu vực kế cận của Châu Á là Đông
Nam Á và Nam Á, với những xu hướng vận động theo mỗi khu vực khác nhau
nhưng Việt Nam và Ấn Độ lại có nhiều điểm tương đồng về vị trí và đặc điểm địa
lý.
Đều nằm trong địa hình bán đảo, có hệ thống sông ngòi lớn và các đồng
bằng trải rộng, bao bọc bởi các dãy núi lớn: Ấn Độ là quốc gia nằm trên khu vực
bán đảo Ấn Độ, có quy mô tiểu lục địa với địa hình đa dạng (có cao nguyên Decal,
hoang mạc Thar và phân tách với phần còn lại của Châu Á qua dãy Himalaya) cùng
với khu vực đồng bằng bên cạnh những con sông lớn như sông Ấn, sông Hằng – là
những con sông gắn liền với sự phát triển rực rỡ của nền văn minh Ấn Độ
[8,tr.232]. Tương tự như vậy, Việt Nam là quốc gia nằm trên khu vực bán đảo Đông
Dương, có địa hình đa dạng với nhiều đồi núi (có dãy Trường Sơn làm lá chắn tự
nhiên và khí hậu nhiệt đới gió mùa từ phần còn lại của bán đảo Đông Dương) cùng
hệ thống sông ngòi dày đặc (tiêu biểu là hệ thống sông Hồng ở miền Bắc và hệ
thống sông Cửu Long ở miền Nam) giúp đưa lại phù sa cho những vùng đồng bằng
rộng lớn (như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long). Điều kiện thiên
nhiên đa dạng trong phạm vi ranh giới tự nhiên được hình thành bởi các dãy núi lớn

20
đã giúp hình thành nên những cộng đồng dân cư có khả năng tự túc với nền nông
nghiệp phát triển trù phú ngay từ những ngày đầu dựng nước. Do được sự ưu đãi
của thiên nhiên nên các cộng đồng dân cư này sớm phát triển thành những khu vực

đông đúc với mật độ dân số cao, đồng thời do được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về
tài nguyên, lương thực nên tính cách của người dân Ấn Độ và Việt Nam không dễ
cực đoan, không hướng đến tâm lý hiếu chiến, xâm lược các quốc gia bên ngoài mà
thiên về dung hòa lợi ích như một tập quán truyền thống. Tuy nhiên, cũng chính
những ưu đãi của thiên nhiên đã khiến cho cả hai quốc gia sớm trở thành mục tiêu
xâm lược của nhiều cường quốc lớn trên thế giới về sau.
Cùng có đường bờ biển dài, đây là một điểm chung mang tính lợi thế rất
quan trọng của cả hai quốc gia. Ấn Độ và Việt Nam đều có gần 2/3 chiều dài lãnh
thổ giáp biển [8,tr.229], với vị trí và cấu trúc bờ biển thuận lợi cho việc xây dựng
các hải cảng đầu tiên của khu vực nên cả hai quốc gia đã sớm trở thành những trung
tâm thương mại trên tuyến hàng hải nối liền Châu Á với Châu Âu. Sự giao thương
trên nền tảng hướng mở giúp cho cư dân ở hai quốc gia này cùng có những truyền
thống mang tính hiếu khách, du nhập nhiều nét văn hóa đặc sắc và sớm giao lưu với
khu vực tạo nên sự đa dạng về văn hóa [37,tr.44]. Từ nền tảng nhận thức đó, khác
với các cường quốc khác chọn con đường bành trướng bằng quân sự, Ấn Độ với
tính cách hiền hòa đã chọn con đường mở rộng ảnh hưởng bằng con đường truyền
bá văn hóa [16,tr.82]. Đường bờ biển dài cũng là đặc điểm sớm đưa các đại diện của
nền văn minh phương Tây đến với khu vực Châu Á, mà Ấn Độ và Việt Nam là
những quốc gia có sự tiếp xúc đầu tiên. Đặc điểm này góp phần nâng cao vị trí địa –
chiến lược của cả hai quốc gia trong quan hệ với các nước láng giềng, cũng như
trong chiến lược toàn cầu của các cường quốc với chủ trương “hướng ra biển” trong
giai đoạn cận – hiện đại.
Nhìn chung, những điểm tương đồng về các yếu tố địa lý đã tạo nên những
nét gần gũi trong văn hóa truyền thống cũng như trong tính cách, sự nhận thức về
lập trường hòa bình của người dân cùng các nhân vật lãnh đạo ở hai quốc gia trong
suốt lịch sử hình thành và phát triển quan hệ song phương.
1.2.2. Những điểm tương đồng về văn hóa

21
Do sự gần gũi về vị trí địa lý, nên ngay từ thời cổ đại, nền văn minh rực rỡ

của Ấn Độ đã sớm mở rộng ảnh hưởng và lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét đối với tiến
trình phát triển văn hóa của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt
Nam.
Nhiều hiện vật được khai quật như hạt chuỗi, tiền và các di vật có chạm khắc
chữ trong các di chỉ thuộc văn hóa Đông Sơn (ở miền Bắc), văn hóa Sa Huỳnh (ở
miền Trung) và Óc Eo (ở miền Nam) [64] đã chứng tỏ sự liên hệ giữa hai nền văn
hóa Việt Nam và Ấn Độ có từ rất sớm. Ngay từ những thế kỷ đầu Công nguyên, các
tu sĩ Ấn Độ đã đến và truyền bá đạo Phật trực tiếp vào Việt Nam.
Nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam cho thấy trung tâm Phật giáo
Luy Lâu ở vùng Bắc Ninh ngày nay đã được hình thành từ nửa đầu thế kỷ I trước
Công nguyên, tức là trước cả các trung tâm Phật giáo ở Lạc Dương và Bành Thành
của Trung Quốc

[31,tr.91]. Điều này được khẳng định trong lịch sử Trung Quốc,
thông qua bản tâu về tình hình Phật giáo ở xứ Giao Châu của nhà sư Đạm Thiên
dâng lên vua nhà Tùy rằng “Xứ Giao Châu có đường thông sang Thiên Trúc. Phật
giáo truyền vào Trung Hoa chưa được phổ cập đến Giang Đông mà xứ ấy đã xây ở
Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 vị tăng và dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế
là xứ ấy theo đạo Phật trước ta” [37,tr.242]. Về phía mình, nhiều nhà sư Việt Nam
đã học cách sử dụng thành thạo chữ Phạn (chữ viết Ấn Độ cổ) và nắm vững kinh
điển đạo Phật đến mức có thể góp phần chú giải kinh Phật ngay trên đất Ấn Độ - đất
Phật [31,tr.92].
Cũng trong thời gian đó ở miền Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước đã
bắt đầu với sự xuất hiện của nhiều thương nhân người Ấn đến buôn bán và định cư
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, và mang theo những tư tưởng của đạo
Hindu du nhập vào Việt Nam [15,tr.25]. Khác với các vương triều phong kiến
phương Bắc sử dụng vũ lực để củng cố quyền cai trị và tầm ảnh hưởng của văn hóa
Hán, những cư dân Ấn Độ đầu tiên không chỉ tự mình hòa vào nhịp sống dân gian
của người Việt, mà xã hội Việt Nam cũng hoàn toàn đón nhận họ [15,tr.26].
Một trong những kết quả rõ nét nhất của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với

Việt Nam là những dấu ấn trong lịch sử tồn tại của văn hóa Champa (ở miền
Trung). Từ thế kỷ II, khi người Champa thoát khỏi sự cai quản của Trung Quốc và

22
thành lập quốc gia của riêng mình (ở khu vực Mỹ Sơn ngày nay), họ đã tiếp thu
những tinh hoa của văn hóa Ấn Độ như một nét đặc sắc trong quá trình tiếp xúc văn
hóa giữa hai dân tộc. Ảnh hưởng đó được phát huy suốt từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ
XV, khi vương triều Champa cuối cùng sụp đổ, tuy nhiên vẫn còn lưu lại đến ngày
nay qua những di tích kiến trúc, đền tháp cũng như những nét văn hóa dân gian,
truyền thống phong tục, xã hội tại khu vực miền Trung của Việt Nam [37,tr.227].
Như vậy, mặc dù xuất hiện với mức độ gắn kết khác nhau ở ba miền Bắc –
Trung – Nam, nhưng mối liên hệ lâu đời và bền chặt trong quá trình giao thoa văn
hóa Việt Nam - Ấn Độ chính là cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước sau này

[30,
tr.301-311].
1.1.3. Những điểm tương đồng về lịch sử
Do sở hữu vị trí địa chiến lược quan trọng, cùng với những tiềm năng về
nguồn lao động và tài nguyên dồi dào, nên cả Việt Nam và Ấn Độ đều trở thành
mục tiêu xâm lược của các thế lực thực dân, đế quốc thời kỳ cận đại. Cùng trải qua
một giai đoạn lịch sử chịu sự đô hộ, cùng tiến hành các cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm đối với mưu đồ của các cường quốc thực dân, cả hai dân tộc đều có được
sự đồng cảm sâu sắc trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước sau này. Thắng
lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam trước thực dân Pháp và thắng lợi
của nhân dân Ấn Độ (1947) trước thực dân Anh là những sự kiện quan trọng thúc
đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bước sang giai đoạn cao trào. Cả hai
cuộc Cách mạng này đều là điển hình của tư duy bất bạo động, giành chính quyền
một cách hòa bình, hạn chế đấu tranh vũ trang đến mức tối đa, được dư luận tiến bộ
trên thế giới ủng hộ mạnh mẽ. Những điểm đồng trong phong trào giải phóng dân
tộc đã khiến cho lập trường hai quốc gia trở nên gần gũi với nhau hơn trên trường

quốc tế.
Chính từ sự gần gũi về lập trường, Ấn Độ đã trở thành một người bạn thiết
thân luôn ủng hộ nhiệt thành hai cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống
lại các thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những cường quốc hiếu chiến chủ chốt của hệ
thống tư bản chủ nghĩa thời bấy giờ. Vào tháng 1/1947, sau khi thực dân Pháp tiến
công Hà Nội, sự kiện “Ngày Việt Nam” đã được tổ chức khắp nơi trên khắp lãnh
thổ Ấn Độ với nhiều cuộc biểu tình lớn với hàng nghìn người tham gia, ủng hộ lời

23
kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay sau Hội nghị
Geneve (1954), với tư cách là Chủ tịch Ủy ban Giám sát đình chiến và Thi hành
Hiệp định, Thủ tướng Jawaharlal Nehru trở thành vị chính khách nước ngoài đầu
tiên đến thăm Việt Nam, khẳng định sự ủng hộ quý báu của nhân dân Ấn Độ mối
dây liên kết giữa hai đất nước trong sự nghiệp chống đế quốc, chống thực dân.
Khi Mỹ kêu gọi một hiệp ước quân sự chung ở Đông Nam Á nhằm thống
nhất hành động đối với vấn đề Việt Nam (4/1954), Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị 5
nước (Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Myanmar, Indonesia) ở Colombo (Sri Lanka) và
đưa ra Đề nghị hòa bình 6 điểm tán thành nguyên tắc không can thiệp và xây dựng
hòa bình trên cơ sở độc lập dân tộc ở các nước Đông Dương. Cũng trong năm 1954,
Ấn Độ đã thiết lập quan hệ cấp lãnh sự với Việt Nam và đặt Tổng lãnh sự quán tại
Hà Nội, trong hoàn cảnh Việt Nam vẫn đang bị chia cắt hai miền Nam – Bắc. Năm
1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán ở New Delhi. Chuyến thăm Việt Nam của
Thủ tướng J. Nehru (1954) và chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Hồ Chí Minh
(1958) cùng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Ấn Độ đầu tiên Rajendra
Prasad ngay sau đó (1959) đã chính thức xây dựng nền tảng cho quan hệ hữu nghị
Việt Nam - Ấn Độ, xác lập quan hệ ngoại giao – kinh tế giữa hai nước.
Trong nửa đầu thập kỷ 70, mặc dù mối quan hệ này có xu hướng lạnh đi do
chịu tác động từ những bất đồng trong quan hệ Ấn – Trung về vấn đề biên giới lãnh
thổ và vấn đề quyền tự trị của Tây Tạng. Nhưng đến nửa sau thập kỷ 70, Việt Nam
và Ấn Độ đã thiết lập được nền tảng quan hệ vững chắc, tin cậy lẫn nhau khi Thủ

tướng Ấn Độ Indira Gandhi công khai kêu gọi Mỹ chấm dứt ném bom Hà Nội và
Hải Phòng (6/1966), đồng thời đưa ra Đề nghị 6 điểm nhằm lập lại hòa bình ở Việt
Nam. Ấn Độ cũng là quốc gia đầu tiên nằm ngoài khối xã hội chủ nghĩa lên án
mạnh mẽ việc Mỹ dùng máy bay B52 rải bom vào Hà Nội năm 1972. Cùng năm đó,
cả hai nước quyết định nâng quan hệ lên cấp đại sứ.
Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (1975), quan hệ hữu nghị Việt Nam -
Ấn Độ đã đạt nhiều bước phát triển mới. Với lập trường chống đế quốc và chịu ảnh
hưởng tích cực từ mối quan hệ Liên Xô - Ấn Độ, Việt Nam đã nhận được nhiều gói
viện trợ, giúp đỡ của nhân dân và chính phủ Ấn Độ trong suốt giai đoạn từ khi
thống nhất đất nước đến hết thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trên lĩnh vực chính trị, Ấn
Độ tích cực ủng hộ Việt Nam trong việc trở thành thành viên Liên Hợp Quốc

×