Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ 1992 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỀN KHÁNH PHÚC






QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ
TỪ 1992 ĐẾN NAY






LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC














Hà Nội - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỀN KHÁNH PHÚC






QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ
TỪ 1992 ĐẾN NAY



Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Mã số: 60.31.40



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC




Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Khương Thùy







Hà Nội - 2010


1
MỤC LỤC

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 4
1. Ý nghĩa và mục đích của đề tài 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 7
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 8
5. Kết cấu của Luận văn 8
CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ TRƢỚC NĂM
1992 10
1.1. NHỮNG DI SẢN LỊCH SỬ TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC 10
1.1.1. Sự xâm lấn lãnh thổ Mêhicô của Hoa Kỳ 10

1.1.2. Chính sách can thiệp của các chính quyền Mỹ ở Mêhicô 14
1.1.3. Chính sách Láng giềng thân thiện của Hoa Kỳ và hệ quả đối với
Mêhicô 20
1.2. QUAN HỆ HAI NƢỚC TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH 22
1.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao 22
1.2.2. Quan hệ kinh tế 27
1.3. NHẬN XÉT 34
CHƢƠNG 2 QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ TRONG CÁC LĨNH VỰC
CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO VÀ XÃ HỘI TỪ 1992 ĐẾN NAY 37
2.1. QUAN HỆ CHÍNH TRỊ - NGOẠI GIAO 37
2.1.1. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và Mêhicô 37
2.1.2. Các hình thức hợp tác song phƣơng 44
2.2. QUAN HỆ TRONG CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI 49
2
2.2.1. Vấn đề nhập cƣ 49
2.2.2. Vấn đề phòng chống ma túy 57
2.3. NHẬN XÉT 64
CHƢƠNG 3 QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ TRONG CÁC LĨNH VỰC
THƢƠNG MẠI, ĐẦU TƢ VÀ VIỆN TRỢ KINH TẾ TỪ 1992 ĐẾN NAY66
3.1. QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ 66
3.1.1. Quan hệ thƣơng mại 66
3.1.2. Quan hệ đầu tƣ 78
3.2. VIỆN TRỢ KINH TẾ 82
3.2.1. Vấn đề khủng khoảng kinh tế của Mêhicô 83
3.2.2. Sự trợ giúp của Hoa Kỳ 86
3.3. NHẬN XÉT 89
KẾT LUẬN 92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96


PHỤ LỤC 102


3
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng
BNC Ủy ban liên quốc gia Hoa Kỳ - Mêhicô
EU Liên minh Châu Âu
FCL Hạn mức Tín dụng Linh hoạt
FDI Đầu tƣ nƣớc ngoài trực tiếp
FIDEI Khu công nghiệp và các thành phố công nghiệp
FMCSA Cục An toàn Phƣơng tiện Xe vận tải gắn máy Liên bang Mêhicô
GATT Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thƣơng mại
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
HFCS Chất làm ngọt xi rô ngô có hàm lƣợng đƣờng fructo cao
IMF Quĩ Tiền tệ Quốc tế
NAFTA Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ
OAS Tổ chức Các nƣớc Châu Mỹ
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
OPIC Tập đoàn Đầu tƣ Tƣ nhân Hải ngoại
PEMEX Tập đoàn dầu lửa độc quyền quốc gia Mêhicô
SPP Chƣơng trình Đối tác vì An ninh và Thịnh vƣợng
UFCO Công ty Hoa quả Thống nhất của Mỹ
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

4
LỜI MỞ ĐẦU

1. Ý nghĩa và mục đích của đề tài

Hoa Kỳ và Mêhicô là hai nƣớc láng giềng ―núi liền núi sông liền sông‖ do
đó trong suốt chiều dài lịch sử hai quốc gia này có những mối quan hệ qua lại
khăng khít. Mặc dù Hoa Kỳ và Mêhicô có những điều kiện tự nhiên và xã hội
khác biệt nhƣng hai nƣớc đều có những ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau. Trong mỗi
một giai đoạn lịch sử của mối quan hệ song phƣơng giữa Hoa Kỳ và Mêhicô,
mức độ và cách thức ảnh hƣởng của hai nƣớc đối với nhau cũng có sự khác biệt,
bị chi phối bởi những điều kiện khách quan và chủ quan. Điều kiện khách quan
là tình hình thế giới và tình hình khu vực châu Mỹ, còn điều kiện chủ quan là sự
so sánh tƣơng quan lực lƣợng giữa hai nƣớc về các mặt nhƣ trình độ phát triển,
tầm cỡ quốc gia và vị thế quốc tế.
Quan hệ của Hoa Kỳ với Mêhicô từ năm 1992 đến nay cũng bị chi phối
bởi những điều kiện khách quan và chủ quan trong giai đoạn này. Về điều kiện
khách quan, từ năm 1992 trở đi, thế giới bƣớc vào thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Sự đối đầu về ý thức hệ đã nhƣờng chỗ cho các khuynh hƣớng hội nhập và hợp
tác trong quan hệ quốc tế. Tình hình khu vực châu Mỹ cũng diễn biến theo
những khuynh hƣớng này. Các nƣớc trong khu vực, trong đó có Hoa Kỳ và
Mêhicô, ở những mức độ và hình thức khác nhau đều đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Về điều kiện chủ quan, ở thời điểm này Hoa Kỳ là một quốc gia phát triển bậc
nhất thế giới và là siêu cƣờng có ảnh hƣởng chi phối đến mọi quan hệ quốc tế.
Trong khi đó, Mêhicô vẫn đang ở trình độ một nƣớc phát triển. Tuy khác nhau
về trình độ phát triển và vị thế quốc tế nhƣng cả Hoa Kỳ và Mêhicô đều có nhu
cầu hợp tác với nhau để có thể khai thác những điểm mạnh của nhau. Hơn nữa,
do những mối liên hệ truyền thống giữa hai nƣớc nên cả Hoa Kỳ và Mêhicô
cùng có những lợi ích chung ở những phƣơng diện khác nhau. Tuy nhiên, những
mối liên hệ đó cũng làm nảy sinh những vấn đề mà một nƣớc không thể giải
quyết đƣợc. Sự hợp tác song phƣơng nhằm tăng cƣờng những lợi ích chung
5
nhƣng mặt khác cũng giúp Hoa Kỳ và Mêhicô giải quyết những vấn đề mà từng
nƣớc riêng lẻ không thể thực hiện đƣợc.
Nhƣ vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô từ năm

1992 đến nay sẽ góp phần tìm hiểu một hình thức hợp tác giữa hai quốc gia lớn
ở châu Mỹ trong một giai đoạn có nhiều biến đổi ở khu vực này. Hơn nữa,
Mêhicô là một quốc gia đã trải qua những giai đoạn lịch sử đặc biệt trong quan
hệ với Hoa Kỳ và hiện là một nƣớc đang phát triển. Những đặc điểm này khá
tƣơng đồng với Việt Nam. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa một siêu cƣờng
thế giới là Hoa Kỳ với một nƣớc đang phát triển là Mêhicô có thể cho thấy một
vài kinh nghiệm nhất định trong hợp tác quốc tế giữa một nƣớc phát triển và một
nƣớc đang phát triển. Thêm vào đó hiện nay Việt Nam đang tích cực mở rộng
các mối quan hệ hợp tác với các nƣớc châu Mỹ, đặc biệt là các nƣớc Mỹ Latinh
trong đó có Mêhicô, việc nghiên cứu đề tài ―Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ năm
1992 đến nay‖ sẽ góp phần nâng cao hiểu biết về tình hình quan hệ quốc tế ở
khu vực châu Mỹ. Những luận giải trên đây chính là cơ sở khoa học và thực tiễn
của luận văn về ―Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ năm 1992 đến nay‖.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô không phải là
mới đối với các học giả nƣớc ngoài. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai nƣớc
thƣờng đƣợc nghiên cứu chung trong những công trình về quan hệ của Hoa Kỳ
với các nƣớc Mỹ Latinh. Do đó, phần nghiên cứu chuyên về quan hệ song
phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô bị hạn chế. Những công trình kiểu này có nhiều.
Chẳng hạn công trình ―Beneath the United States‖ (Dƣới bóng của Hoa Kỳ) của
tác giả Lars Schoultz, sách do Harvard University Press xuất bản năm 1998;
Công trình ―The Future of Inter-American Relations‖ (Tƣơng lai của các mối
quan hệ Liên Mỹ) của tác giả Jorge Domínguez do Nhà xuất bản Routledge,
New York phát hành năm 2000; Tác giả Peter Winn có công trình ―Americas:
The Changing Face of Latin America and the Caribbean‖ (Các nƣớc châu Mỹ:
Bộ mặt thay đổi của các nƣớc Mỹ Latinh và Caribbean), sách do University of
6
California Press phát hành năm 2006. Có một vài công trình nghiên cứu về quan
hệ Hoa Kỳ - Mêhicô nhƣ ―The Challenge of Independence: Mexico and the
United States - Report of the Bilateral Commission of the Future of United

States - Mexico Relations‖ (Thách thức của nền Độc lập: Mêhicô và Hoa Kỳ -
Báo cáo của Ủy ban song phƣơng về tƣơng lai của mối quan hệ Hoa Kỳ -
Mêhicô), do University Press of American, Inc., xuất bản năm 1989; hoặc một
công trình khác của tác giả Riordan Roett có tiêu đề ―Mexico and the United
States - Managing the Relationship‖ (Mêhicô và Hoa Kỳ: Vận hành mối quan
hệ), do Westview Press xuất bản năm 1988. Một thực tế đáng lƣu ý là những
loại sách này hầu nhƣ không có ở các thƣ viện ở Việt Nam. Những bài viết của
các học giả nƣớc ngoài về mối quan hệ Hoa Kỳ - Mexico có nhiều trên các tạp
chí nƣớc ngoài nhƣ Current History (Lịch sử Đƣơng đại) hoặc The Economist
(Nhà Kinh tế). Tƣơng tự nhƣ các sách đã nêu, các tạp chí này cũng không có sẵn
hoặc chỉ có một vài số của một vài năm trong các thƣ viện ở Việt Nam. Do đó,
nguồn tƣ liệu của nƣớc ngoài về chủ đề quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô khá hiếm ở
Việt Nam.
Trong khi đó, tình hình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về quan hệ
giữa Hoa Kỳ với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung đã ít nhƣng với Mêhicô lại càng
ít hơn. Có thể nói chƣa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu về mối quan
hệ Hoa Kỳ - Mêhicô đƣợc công bố ở Việt Nam. Hơn nữa, các học giả Việt Nam
có xu hƣớng nghiên cứu các nƣớc Mỹ Latinh nhƣ một nhóm nƣớc trong một số
vấn đề cụ thể. Chẳng hạn tác giả Nguyễn Viết Thảo có bài viết ―Liên kết Mỹ
Latinh: Những khía cạnh chính trị, lịch sử và một số vấn đề hiện nay‖ đăng
trong tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, số 5-1996. Hoặc công trình ―Mỹ Latinh: Một
vùng năng động‖ của tập thể tác giả Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm
Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia phát hành năm 1997. Gần đây, những thông tin về Mêhicô có thể tìm thấy
trên một số trang web tiếng Việt, chẳng hạn bài viết ―Quan hệ Việt Nam-
Mêhicô có gốc rễ lịch sử sâu sắc‖ đăng trên trang web của Liên hiệp các tổ chức
7
Hữu nghị Việt Nam (www.vietpeace.org.vn). Nhìn chung, nguồn tài liệu tiếng
Việt về Mêhicô và về quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô rất ít. Vì vậy, việc nghiên cứu
đề tài ―Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô từ năm 1992 đến nay góp phần bổ sung nguồn

tƣ liệu bằng tiếng Việt còn hạn chế về chủ đề này.
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
Giới hạn thời gian của đề tài bắt đầu từ năm 1992 dựa trên một số cơ sở
sau. Thứ nhất, từ thời điểm này, thế giới nói chung và khu vực châu Mỹ nói
riêng chứng kiến những biến đổi mạnh mẽ theo hƣớng hội nhập và hợp tác.
Quan hệ đối ngoại của các nƣớc, trong đó có Hoa Kỳ và Mêhicô, đều bị chi phối
bởi những khuynh hƣớng này. Thứ hai, ba nƣớc lớn ở châu Mỹ là Hoa Kỳ,
Canada và Mêhicô chính thức khởi động một khối thƣơng mại tự do lớn ở châu
Mỹ, khối NAFTA, trong năm 1992. Do đó quan hệ của Hoa Kỳ với Mêhicô
đƣợc tăng cƣờng trong khuôn khổ của NAFTA. Thứ ba, cuộc bầu cử Tổng thống
Mỹ tháng 11-1992 đƣa Bill Clinton, thành viên của Đảng Dân chủ, lên cầm
quyền. Đây cũng là chính quyền Mỹ đầu tiên thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Do
đó, Hoa Kỳ cũng có những điều chỉnh chính sách trong quan hệ với Mêhicô.
Về nội dung nghiên cứu, do giới hạn của khuôn khổ một luận văn cao học
nên tác giả chỉ chọn ra những vấn đề nổi bật nhất trong quan hệ song phƣơng
giữa Hoa Kỳ và Mêhicô để nghiên cứu. Do đó, trong hai chƣơng chính của luận
văn (Chƣơng 2 và Chƣơng 3), những nội dung đƣợc lựa chọn để nghiên cứu là
những hợp tác song phƣơng trong các lĩnh vực: chính trị - ngoại giao, hai vấn đề
xã hội là nhập cƣ và chống ma túy, và những hợp tác kinh tế - thƣơng mại.
Để thực hiện công việc nghiên cứu, một số phƣơng pháp nghiên cứu
chính đƣợc sử dụng trong luận văn là phƣơng pháp nghiên cứu quốc tế, phƣơng
pháp phân tích và tổng hợp. Những nội dung nghiên cứu cụ thể đƣợc bám sát
theo dòng thời gian để thể hiện rõ những tiến trình phát triển của các vấn đề đề
nghiên cứu. Đây chính là phƣơng pháp nghiên cứu lịch đại.
8
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Với những nội dung đã lựa chọn, mục tiêu nghiên cứu chính nhằm luận
giải về quá trình, nội dung và bản chất của những hợp tác song phƣơng giữa Hoa
Kỳ và Mêhicô từ năm 1992 đến nay trong những lĩnh vực khác nhau. Qua đó
làm sáng tỏ những đặc điểm chính của mối quan hệ giữa hai quốc gia có nhiều

điểm khác biệt nhƣ Hoa Kỳ và Mêhicô. Từ đó có thể thấy đƣợc một vài kinh
nghiệm cho quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ của những nƣớc khác có những điểm
tƣơng đồng với Mêhicô.
5. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của luận văn
gồm ba chƣơng.
Chƣơng 1: Khái quát quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô trƣớc năm 1992. Những
nội dung của chƣơng này điểm lại những di sản lịch sử của mối quan hệ Hoa Kỳ
- Mêhicô trong thời kỳ lập quốc và trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những nội
dung này cho thấy thực trạng của mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô từ năm
1992 có những sự kế thừa đặc điểm của mối quan hệ giữa hai nƣớc ở những giai
đoạn trƣớc.
Chƣơng 2. Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao
và xã hội từ 1992 đến nay. Trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, Chƣơng 2 trình
bày những chính sách đối ngoại chủ yếu của Hoa Kỳ và Mêhicô trong quan hệ
song phƣơng giữa hai nƣớc và những hình thức hợp tác chính giữa hai nƣớc
trong lĩnh vực này. Đối với những hợp tác trong các vấn đề xã hội, hai nội dung
chính đƣợc trình bày trong Chƣơng 2 là vấn đề lao động nhập cƣ Mêhicô ở Hoa
Kỳ và vấn đề hợp tác chống ma túy giữa hai nƣớc.
Chƣơng 3. Quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô trong các lĩnh vực thƣơng mại, đầu
tƣ và viện trợ kinh tế từ 1992 đến nay. Chƣơng 3 trình bày những mối quan hệ
kinh tế chặt chẽ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô cũng nhƣ những hợp tác kinh tế,
9
thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc. Những hợp tác trong khuôn khổ của khối
kinh tế NAFTA là một dung quan trọng của chƣơng này.


10
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT QUAN HỆ HOA KỲ - MÊHICÔ TRƢỚC NĂM 1992


1.1. NHỮNG DI SẢN LỊCH SỬ TRONG QUAN HỆ HAI NƢỚC
1.1.1. Sự xâm lấn lãnh thổ Mêhicô của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ và Mêhicô là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ lịch sử gắn
kết với nhau lâu đời kể từ ngày lập quốc cho tới nay. Cũng giống nhƣ lịch sử
quan hệ của các nƣớc có chung đƣờng biên giới khác trên thế giới, sự đụng độ
và tranh chấp lãnh thổ đã diễn ra khá mạnh trong buổi đầu hình thành biên giới
lãnh thổ cũng nhƣ trong quá trình phát triển của cả Hoa Kỳ và Mêhicô. Do điều
kiện lịch sử khác nhau mà Hoa Kỳ trong buổi đầu độc lập là một nƣớc có diện
tích nhỏ hơn Mêhicô song lại giành đƣợc độc lập trƣớc Mêhicô và phát triển rất
nhanh, đặc biệt là quá trình tiến về phía Tây mở rộng lãnh thổ. Trong khi đó,
nƣớc cộng hòa Mêhicô giành đƣợc độc lập muộn hơn và liên tục ở trong tình
trạng bất ổn. Vì thế, ngay từ đầu, Hoa Kỳ đã chủ định mở mang bờ cõi bằng
nhiều biện pháp khác nhau.
Trƣờng hợp thứ nhất là việc thôn tính vùng Florida và Oregon. Năm
1814, Andrew Jackson, một sĩ quan quân đội Mỹ, trở nên nổi tiếng trong cuộc
chiến ở Horseshoe Bend (Mỹ) chống lại 1.000 chiến binh Creek và đã giết chết
800 ngƣời trong số đó.[75] Sau đó, Jackson tìm cách ép buộc ngƣời bản địa phải
ký hợp đồng bán đất cho ngƣời da trắng. Trên đà thắng lợi, Andrew Jackson mở
rộng cuộc chiến của mình ra khắp vùng miền Nam lãnh thổ nƣớc Mỹ ngày nay
và tập trung vào Florida. Vùng đất này vốn đã đƣợc nhà thám hiểm ngƣời Tây
Ban Nha, Ponce de León khám phá và đặt tên là La Florida vào năm 1513. Sau
đó, nhà thám hiểm khác ngƣời Tây Ban Nha đã chỉ huy những đợt khám phá
mới ở vùng La Florida. Đó là Pánfilo de Narváez trong những năm 1520;
Hernando de Soto từ năm 1539 đến 1542. Mặt khác, các cuộc thám hiểm của
ngƣời Tây Ban Nha đều xuất phát từ Mêhicô và Pêru. Nhƣ vậy, Andrew Jackson
11
đã tấn công vào phần đất đã đƣợc ngƣời Tây Ban Nha khám phá từ trƣớc. Cuộc
tấn công vào Florida với cái cớ ban đầu là tiêu diệt nô lệ bỏ trốn và những ngƣời
bản địa cƣớp bóc đã biến thành một cuộc chiến tranh lớn với ngƣời da đỏ năm

1818. Chính cuộc chiến này đã dẫn tới quan niệm của ngƣời Mỹ cho rằng các
vùng đất chiếm đƣợc nhất thiết phải thuộc về Hoa Kỳ. Vì vậy, chính giới Hoa
Kỳ đã lên tiếng đòi mua lại Florida. Thực chất, trong cuộc chiến này, Andrew
Jackson đã chỉ huy quân đội tấn công vào vùng Florida, đốt phá các làng của
ngƣời bản địa, đánh chiếm các pháo đài của ngƣời Tây Ban Nha cho đến khi
ngƣời Tây Ban Nha buộc phải chấp thuận bán vùng này cho Hoa Kỳ vào năm
1819.
Với thỏa thuận mua bán năm 1819 trị giá 5 triệu đô la Mỹ, Hoa Kỳ đã
đoạt từ tay Tây Ban Nha cả vùng Florida ở miền Đông nƣớc Mỹ ngày nay kèm
theo quyền sở hữu của Tây Ban Nha đối với khu vực Oregon ở miền Viễn
Tây.[5,166] Điều đó đã làm mất đi cơ hội mở rộng lãnh thổ của chính quyền
thuộc địa Mêhicô ra vùng lãnh thổ Florida - nơi những ngƣời Tây Ban Nha cha
ông họ đã khai phá từ 3 thế kỷ trƣớc. Với việc chiếm đƣợc Oregon, Hoa Kỳ đã
thành công bƣớc đầu trong việc tiến về miền Tây bất chấp những khó khăn từ sự
chống đối của ngƣời bản địa, cũng nhƣ sự hiện diện của ngƣời Tây Ban Nha tại
châu Mỹ. Vụ mua bán năm 1819 chính là bƣớc khởi đầu thuận lợi, tạo ra những
lợi thế nhất định cho Hoa Kỳ trong công cuộc tranh giành đất đai với Mêhicô
sau này để thực hiện mở rộng lãnh thổ về miền Tây.
Trƣờng hợp mở rộng lãnh thổ thứ hai của Hoa Kỳ việc là mua vùng
Louisiana của Pháp.
1
Năm 1803, khi biết sắp lâm vào một cuộc chiến tranh với
ngƣời Anh, Pháp đã quyết định bán vùng Louisiana cho Hoa Kỳ với giá 15 triệu
đô la Mỹ để bổ sung ngân sách và đặt nó ngoài tầm với của ngƣời Anh. Trƣớc
đó, thông qua hiệp ƣớc năm 1800, Pháp cũng đã từng hứa sẽ bán cho Tây Ban
Nha vùng đất này trong trƣờng hợp Pháp có ý định bán nhƣng trong vụ mua bán


1
Đây là vùng lãnh thổ có diện tích rộng đến 2,6 triệu km

2
nằm ở phía tây sông Mississippi và cảng New Orleans
nằm gần phía cửa con sông này. Đây là một cảng rất cần thiết đối với việc vận chuyển hàng hóa của Hoa Kỳ
bằng tàu thủy từ các vùng thung lũng sông Mississippi và Ohio.
12
nói trên với Hoa Kỳ, Pháp đã không tham khảo ý kiến Tây Ban Nha.[76] Một
vấn đề đặt ra là ranh giới của vùng lãnh thổ này với phần thuộc địa Mêhicô của
Tây Ban Nha chƣa từng đƣợc phân định rõ ràng. Điều đó mở ra khả năng lớn
cho Hoa Kỳ tiếp tục mở rộng đƣờng biên giới của vùng lãnh thổ này sang phần
lãnh thổ của Mêhicô. Điều này tất nhiên sẽ ảnh hƣởng đến lợi ích quốc gia của
Mêhicô.
Cũng giống nhƣ các đế quốc châu Âu vào thời điểm đầu thế kỉ XIX,
quyền lực luôn là mục tiêu hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Về
mặt hình thức mở rộng quyền lực, Hoa Kỳ cũng học tập các đế quốc châu Âu là
đẩy mạnh việc mở mang lãnh thổ dù có phải sử dụng biện pháp quân sự. Trƣờng
hợp Hoa Kỳ gây ra cuộc xung đột với Mêhicô ở Texas là một minh chứng.
Trong suốt thập niên 1820, ngƣời Mỹ đã định cƣ ở vùng lãnh thổ bao la mang
tên Texas. Những ngƣời này nhận đƣợc giấy cấp đất do chính quyền cai trị
Mêhicô ban hành. Tuy nhiên, sau ngày Mêhicô độc lập, số ngƣời định cƣ ở
Texas đến từ Hoa Kỳ đã gia tăng nhanh chóng, gây lo ngại cho chính quyền
Mêhicô. Kết quả là một lệnh cấm nhập cƣ đƣợc Mêhicô ban hành năm 1830.
Năm 1834, tƣớng Antonio Lopez de Santa Anna đã thiết lập chế độ độc tài ở
Mêhicô và một năm sau ngƣời Texas đã nổi loạn. Santa Anna đã đánh bại các
cuộc dấy loạn của ngƣời Mỹ ở Alamo đầu năm 1836, giết hại tất cả những ngƣời
phản kháng, gây nên sự căm phẫn trong tâm lý của ngƣời Mỹ di cƣ bấy giờ. Một
tháng sau sự kiện Alamo, cƣ dân của Texas tập hợp dƣới sự chỉ huy của San
Houston, đã đánh bại quân đội Mêhicô và bắt đƣợc tƣớng Santa Anna trong một
trận đánh ở San Jacinto. Vị tƣớng này đã buộc phải ký một văn kiện đầu hàng
trong đó đảm bảo nền độc lập của dân Texas. Trong gần mƣời năm tiếp theo,
Texas vẫn là một nƣớc cộng hòa độc lập với tên gọi là ―Ngôi sao cô đơn‖. Sau

đó, Texas trở thành bang thứ 28 của Hoa Kỳ vào năm 1845.
Tuy Mêhicô đã cắt đứt các quan hệ với Hoa Kỳ vì sự li khai của vùng
Texas nhƣng vấn đề có thể gây xung đột lớn nhất vẫn tồn tại là vấn đề biên giới
của bang mới - bang Texas. Chính quyền Texas đã tuyên bố đƣờng biên giới là
13
sông Rio Grande trong khi Mêhicô cho rằng đƣờng biên này ở xa trên phía bắc
dọc sông Nueces. Trong khi đó, những ngƣời định cƣ Hoa Kỳ đã tràn ngập lãnh
thổ vùng New Mexico và Califonia lúc này đang thuộc sở hữu của Mêhicô.
Chính phủ Hoa Kỳ đã cố gắng mua hai vùng đất này của Mêhicô song đã thất
bại. Sau những cuộc đụng độ giữa binh lính các bang của Mêhicô và Hoa Kỳ
dọc theo sông Rio Grande, Hoa Kỳ tuyên chiến vào năm 1846. Quân đội Hoa
Kỳ đã giành nhiều chiến thắng trên chiến trƣờng trong đó phải kể đến việc họ đã
tiến công vào thủ đô Mexico City vào đầu năm 1847.
Cuối cùng, sau khi tƣớng Santa Anna của Mêhicô từ chức, Hoa Kỳ mới
có thể điều đình đƣợc Hiệp ƣớc Guadalupue Hidalgo vào năm 1848. Theo đó,
Mêhicô nhƣợng quyền sở hữu vùng Tây Nam và California với giá 15 triệu đô la
Mỹ. Sau cuộc chiến, Hoa Kỳ đã có đƣợc một vùng lãnh thổ mới rộng lớn tới
1,36 triệu km
2
, gồm các bang ngày nay là Nevada, California, Utah và một số
vùng thuộc các bang New Mexico, Arizona, Colorado và Wyoming. [5,183] Sau
đó, vào năm 1853 khi Santa Anna trở lại nắm quyền Tổng thống, do cần tiền chi
tiêu cho chính phủ, ông đã bán nốt phần còn lại của vùng New Mexico và
Arizona cho Hoa Kỳ với giá 10 triệu đô la Mỹ. Sự kiện này thƣờng đƣợc gọi
dƣới cái tên vụ mua bán Gadsden.[31,284] Toàn bộ vùng đất Mêhicô bán cho
Hoa Kỳ năm 1853 thuộc khu vực thung lũng Mesilla, nơi Hoa Kỳ rất cần mua
để xây dựng tuyến đƣờng sắt nối liền với khu vực California mới giành đƣợc sau
cuộc chiến Texas. Vì thế, vụ mua bán này làm ngƣời Mỹ rất hài lòng. Trong khi
đó, ngƣời Mêhicô coi quyết định của Tổng thống Santa Anna là một sự phản
bội. Họ đã dấy lên một phong trào chống đối chính quyền. Kết quả là vị Tổng

thống này đã bị lật đổ vào năm 1855.
Có thể nói, những cuộc bành trƣớng lãnh thổ của Hoa Kỳ sang phần đất
của Mêhicô đã làm cho mối quan hệ song phƣơng Hoa Kỳ và Mêhicô ngay từ
buổi đầu định hình lãnh thổ mang tính chất thiếu hữu nghị. Hoa Kỳ ba lần dùng
bạo lực để mở rộng lãnh thổ và đều đã thành công. Đây chính là tiền đề quan
14
trọng để Hoa Kỳ có thể mở rộng chính sách bành trƣớng ảnh hƣởng của mình ở
Tân thế giới.
1.1.2. Chính sách can thiệp của các chính quyền Mỹ ở Mêhicô
Trong việc áp dụng chính sách can thiệp vào Mêhicô, các chính quyền Mỹ
đã áp dụng cả Học thuyết Monroe
2
để gây ảnh hƣởng với Mêhicô. Đó là việc
Hoa Kỳ buộc Pháp rút khỏi Mêhicô năm 1865. Sự kiện này bắt đầu từ năm 1861
khi Benito Juárez, một lãnh đạo phe tự do, đã giành thắng lợi trong cuộc bầu cử
Tổng thống Mêhicô. Vào thời điểm này tình hình kinh tế xã hội Mêhicô vô cùng
bất ổn sau nhiều năm các phe phái tranh giành quyền lực. Đối mặt với nguy cơ
sụp đổ của nền kinh tế, Tổng thống Juárez đã phải tuyên bố trả nợ nƣớc ngoài
trong vòng hai năm nhằm có đủ ngân sách để phục hồi nền kinh tế. [68,223]
Điều này làm các chủ nợ của Mêhicô ở châu Âu (bao gồm Pháp, Tây Ban Nha
và Anh) tức giận. Cũng trong năm 1861, Pháp đã đƣa quân vào xâm lƣợc và
thôn tính Mêhicô. Vua Pháp là Napoleon III đã đƣa hoàng tử Ferdinand
Maximilian ngƣời Áo lên làm hoàng đế của Mêhicô vào năm 1864.
Khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1865, Hoa Kỳ lập tức chú ý tới tình hình
ở Mêhicô và bắt đầu gây sức ép đòi Pháp phải rút quân. Cùng lúc, Hoa Kỳ cung
cấp đạn dƣợc và trang bị cho lực lƣợng của Juárez. Trong vòng hai năm tiếp
theo, Pháp rút quân và tuyên bố không thể gánh chịu thêm nữa những chi phí
nhằm duy trì cho bộ máy của Maximilian hoạt động. Nhờ đó, lực lƣợng của
Juárez dễ dàng giành đƣợc thắng lợi trong cuộc khởi nghĩa. Năm 1867, vị hoàng
đế ngƣời Áo bị xử tử. Sau đó, Juárez tiếp tục đƣợc bầu làm Tổng thống của

Mêhicô. Đến lúc này, nền cộng hòa của Mêhicô đã đƣợc khôi phục trong đó có
phần giúp đỡ quan trọng của ngƣời Mỹ.
Vấn đề đặt ra ở đây là động cơ nào đã thúc đẩy Hoa Kỳ giúp ngƣời
Mêhicô giành lại độc lập. Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa hai nƣớc cho đến thời


2
Học thuyết đƣợc Tổng thống James Monroe (1816 - 1824) trình bày trƣớc Quốc hội Mỹ năm 1823. Nội dung
chủ yếu của học thuyết này là không cho phép các nƣớc Châu Âu tiếp tục có ảnh hƣởng ở Tây bán cầu nhằm
mục đích đặt khu vực này trong vòng ảnh hƣởng của Hoa Kỳ.
15
điểm này, sự hữu hảo trong quan hệ song phƣơng là chƣa từng có. Ngƣợc lại,
mâu thuẫn, thù địch lại chính là đặc điểm nổi bật của mối quan hệ này. Nhƣ vậy,
rõ ràng Hoa Kỳ vì lợi ích lớn hơn là nhằm mở rộng ảnh hƣởng ra khu vực nên
đã hỗ trợ Mêhicô nhằm ngăn chặn ngƣời Pháp xây dựng một đế chế thuộc địa
trên vùng đất liền kề với lãnh thổ của Hoa Kỳ. Gạt bỏ đƣợc ý đồ đó của ngƣời
Pháp đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ đã đặt đƣợc viên gạch đầu tiên cho Học
thuyết Monroe. Từ đây, Hoa Kỳ không chỉ khẳng định với nƣớc Pháp mà với cả
các nƣớc thực dân châu Âu khác rằng ngƣời Mỹ sẽ thay thế họ ở châu Mỹ.
Có thể nói, việc thành công trong việc buộc Pháp rút lui khỏi Mêhicô
chính là một sự áp dụng thành công Học thuyết Monroe. Ở đây, biện pháp đƣợc
sử dụng là kết hợp chính trị và quân sự - một biện pháp truyền thống và cổ điển
nhất. Ý nghĩa của sự kiện này chính là nó đã trở thành tiền lệ cho Hoa Kỳ tiếp
tục áp dụng học thuyết Monroe trong tƣơng lai. Trên thực tế trong các giai đoạn
sau, Hoa Kỳ đã tiếp tục đƣa quân đi can thiệp ở nhiều nƣớc Mỹ La tinh khác
trong đó có Panama, Cuba, Nicaragua, Haiti, Cộng hòa Đôminica. Sự can thiệp
quân sự của Hoa Kỳ ở vùng Caribbean đã dẫn tới việc dựng lên lãnh thổ bảo hộ
Haiti và nƣớc cộng hòa Đôminica.
Trƣờng hợp thứ hai của việc áp dụng chính sách can thiệp của Hoa Kỳ ở
Mêhicô thể hiện trong quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Mêhicô. Nếu nhƣ trong

giai đoạn trƣớc, Hoa Kỳ dễ dàng can thiệp vào công việc nội bộ của một nƣớc
Mêhicô non yếu và chia rẽ thì đến thời kỳ lãnh đạo của Tổng thống quân sự
Porfirio Diáz, Hoa Kỳ không còn dễ dàng áp dụng các biện pháp nhƣ trƣớc nữa.
Mêhicô bƣớc vào ‗Kỷ nguyên Diáz‘ kéo dài hơn 30 năm từ 1876 đến 1911. Thời
kỳ này, Mêhicô đã đạt đƣợc sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Xã hội đƣợc
chính phủ kiểm soát chặt chẽ bằng lực lƣợng quân đội và cảnh sát hùng hậu.
Trong kỷ nguyên này, hợp tác kinh tế với nƣớc ngoài đặc biệt là với Hoa Kỳ,
đƣợc Tổng thống Diáz đẩy mạnh. Một khi Mêhicô trở nên ổn định và vững
mạnh hơn thì việc áp dụng các biện pháp chính trị quân sự để kiểm soát Mêhicô
sẽ khó khăn hơn đối với Hoa Kỳ. Hiểu rõ điều đó, ngƣời Mỹ đã có những điều
16
chỉnh phù hợp với tình hình. Sự tăng cƣờng hợp tác kinh tế với Mêhicô là một
bƣớc ngoặt quan trọng trong quan hệ song phƣơng Hoa Kỳ - Mêhicô. Đây là lần
đầu tiên mục tiêu ‗thịnh vƣợng‘ đƣợc đặt ở một trí cao trong chính sách đối
ngoại của Hoa Kỳ đối với Mêhicô.
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh phát
triển kinh tế sau cuộc nội chiến. Năm 1867, Hoa Kỳ đã mua lại vùng Alaska từ
chính phủ Nga Hoàng với giá 7,2 triệu đô la Mỹ.[65,41] Nhờ đó, diện tích Hoa
Kỳ đƣợc mở rộng thêm 1,5 triệu km
2
. Nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa phát triển rất
mạnh với việc áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ. Tuyến
đƣờng sắt nối liền vùng lục địa bao la của nƣớc Mỹ cũng đƣợc hoàn thành trong
thời gian này. Tất cả những yếu tố đó đã giúp kinh tế Hoa Kỳ phát triển mạnh
mẽ, toàn diện. Trong thời gian này, Hoa Kỳ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của
Mêhicô với các mặt hàng xuất khẩu lớn là đồng và thiếc sau đó là đến vàng và
bạc. Tổng thống Diáz đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nƣớc
ngoài khiến Mêhicô trở thành địa chỉ đầu tƣ tin cậy cho các nhà tƣ bản Hoa Kỳ
và châu Âu. Cho đến năm 1910, các công ty Hoa Kỳ kiểm soát 75% ngành khai
mỏ của Mêhicô, 72% công nghiệp luyện kim, 68% lĩnh vực kinh doanh cao su

và 58% ngành sản xuất dầu lửa.[31,287] Xét trong điều kiện những thập niên
đầu thế kỉ XX khi nền công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ chƣa cao, nguồn
nhân công rẻ từ nô lệ và thuộc địa thì vai trò của nguyên liệu đầu vào chiếm một
hàm lƣợng lớn giá trị của sản phẩm làm ra. Nói cách khác, nguyên liệu đóng vai
trò quyết định đến các nền sản xuất công nghiệp trên thế giới thời kỳ này. Do
đó, với việc sở hữu các ngành công nghiệp nguyên liệu quan trọng của Mêhicô,
tƣ bản Hoa Kỳ đã hoàn toàn kiểm soát đƣợc nền kinh tế Mêhicô. Về bản chất,
chính sách này của Hoa Kỳ là biểu hiện khác của ‗Chủ nghĩa thực dân mới‘ - tức
là áp dụng sự kiểm soát gián tiếp đối với một quốc gia thông qua kiểm soát kinh
tế và vẫn có thể áp đặt ảnh hƣởng về chính trị. Xét về mặt lợi ích, Hoa Kỳ không
cần huy động sức mạnh quân sự để tƣớc bỏ nền độc lập của quốc gia chịu ảnh
hƣởng là Mêhicô mà vẫn biến quốc gia này thành sân sau của mình. Trong khi
17
đó, các nƣớc thực dân châu Âu vẫn tốn rất nhiều chi phí để duy trì hệ thống
thuộc địa. Rõ ràng, xét về mặt kinh tế thì đây là một động thái vô cùng khôn
ngoan của ngƣời Mỹ so với ngƣời châu Âu.
Có thể nói, Hoa Kỳ và Mêhicô bắt tay hợp tác kinh tế chính là một
chuyển biến quan trọng trong mối quan hệ song phƣơng. Từ đây, lịch sử quan hệ
Hoa Kỳ - Mêhicô không chỉ còn là những cuộc tranh chấp lãnh thổ và can thiệp
quân sự. Vào thời điểm đầu thế kỉ XX, các chủ tƣ bản Hoa Kỳ đã từng bƣớc
kiểm soát nền kinh tế Mêhicô. Qua đó, nền kinh tế của hai nƣớc sẽ ngày càng có
nhiều tác động qua lại lẫn nhau. Quan hệ gắn bó về kinh tế sẽ dẫn tới sự liên hệ
chặt chẽ hơn về mặt chính trị. Vì thế, trong giai đoạn kế tiếp, Hoa Kỳ đã hai lần
can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến của Mêhicô (1911-1920). Sự can thiệp này
không nằm ngoài mục đích bảo vệ khối lƣợng đầu tƣ khổng lồ của tƣ bản Hoa
Kỳ vào Mêhicô cũng nhƣ nhằm duy trì một môi trƣờng kinh tế và chính trị có
lợi cho các nhóm lợi ích của Hoa Kỳ.
Trƣờng hợp thứ ba là sự can thiệp của Mêhicô vào cuộc nội chiến Mêhicô
(1911 - 1920). Trong khi Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, tình hình
Mêhicô sau thời kỳ của Tổng thống Diáz (1876 - 1911) đã trở nên bất ổn. Các

phe phái cát cứ dùng lực lƣợng quân sự để tranh giành quyền lực. Trong giai
đoạn này, việc ám sát Tổng thống và đảo chính quân sự thƣờng xuyên xảy ra ở
Mêhicô, gây nên tình hình bất ổn. Để duy trì những lợi ích kinh tế, chính trị của
mình ở Mêhicô, Hoa Kỳ đã hai lần can thiệp quân sự vào Mêhicô.
Năm 1914, tƣớng Victoriano Huerta đã tiến hành ám sát Tổng thống
Mêhicô Francisco I. Madero (1912 - 1913) - ngƣời đƣợc nhân dân Mêhicô bầu.
Ngay lập tức, Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson (1912 - 1920) đã quyết
định không công nhận chính quyền của Victoriano Huerta và tìm cách lật đổ chế
độ của Victoriano Huerta. Đây là một biện pháp mà trong nửa đầu thế kỉ 20 các
chính quyền Mỹ luôn áp dụng đối với chính quyền ở các nƣớc châu Mỹ mà Hoa
Kỳ cho là không phù hợp với lợi ích của họ. Hệ quả là Hoa Kỳ lại một lần nữa
thực hiện can thiệp quân sự vào Mêhicô. Lấy cớ Mêhicô (ở đây nhắm vào lực
18
lƣợng của Victoriano Huerta) đã lăng nhục các thủy thủ ngƣời Mỹ,[31,290]
Tổng thống Woodrow Wilson đã gửi lực lƣợng thủy quân lục chiến đổ bộ vào
Mêhicô và tấn công phe của tƣớng Huerta. Quân đội Hoa Kỳ đã chiếm các bến
cảng ở Veracruz và Tampico nhằm cắt đứt nguồn thu từ thuế xuất nhập khẩu
cũng nhƣ khả năng nhập vũ khí từ châu Âu của chính quyền Huerta. Nhận thấy
không thể chống lại lực lƣợng của Hoa Kỳ, Victoriano Huerta đã từ chức vào
tháng 6 năm 1914, đồng thời lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ đã âm mƣu lật đổ ông
ta.[68,230]
Sự rút lui khỏi chính trƣờng của Victoriano Huerta đã tạo điều kiện cho
các phe phái của Mêhicô bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán để tiến tới xây dựng
một chính phủ liên hiệp. Tuy vậy, quá trình đàm phán đã không thu đƣợc kết
quả tích cực nào. Carranza, lãnh đạo phe đối lập, đã rút lui khỏi đàm phán và
xây dựng một thể chế riêng của mình ở phía đông bến cảng Veracruz. Đồng
thời, Carranza tuyên bố quan điểm muốn tạo ra một nền dân chủ thực sự cho
Mêhicô trong đó bao gồm cải cách ruộng đất, cải thiện điều kiện làm việc cho
công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động nói chung.[68,231] Nhờ đó, ông
đã lôi kéo đƣợc phong trào công đoàn - một tổ chức của phong trào công nhân ở

các đô thị nhỏ, đƣợc tổ chức chặt chẽ. Trong vòng hơn một năm sau, các cuộc
giao tranh giữa các phe phái lại tiếp tục nổ ra song cũng nhanh chóng kết thúc
với sự thắng lợi của phe do Carranza lãnh đạo vào năm 1916.
Hai phe phái lớn khác ở Mêhicô đều là các phong trào đòi ruộng đất: một
do Pancho Villa và một do Emiliano Zapata lãnh đạo. Thất bại sau khi giao
tranh với phe của Carranza, hai phe phái nói trên đã suy yếu nghiêm trọng và lui
về các miền hẻo lánh của Mêhicô hoạt động du kích, gây rối và cƣớp phá. Trong
đó, phe của Pancho Villa đã tiến hành tấn công vào khu vực Columbus, bang
New Mexico của Hoa Kỳ, giết hại 17 ngƣời Mỹ và hơn 100 ngƣời Mêhicô vào
ngày 9 tháng 3 năm 1916. Trƣớc tình hình này, Tổng thống Wilson đã quyết
định tiến hành can thiệp quân sự lần thứ hai vào cuộc nội chiến Mêhicô. Ngay
trong tháng 3-1916, tƣớng Mỹ John J. Pershing đã mở cuộc đột kích bất ngờ vào
19
phía bắc Mêhicô để truy bắt Pancho Villa, giúp Mêhicô thống nhất dƣới chính
quyền của Venustiano Carranza. Tƣớng Pershing đã sử dụng một đạo quân đông
tới 7.000 ngƣời, xâm nhập vào sâu lãnh thổ Mêhicô tới 500 km. Nỗ lực truy bắt
Pancho Villa đã không thành công. Thay vào đó, một cuộc đụng độ đã xảy ra
giữa quân đội Hoa Kỳ và lực lƣợng của Carranza tại Carriazal vào tháng 6-1919.
Sau đó, chính Carranza đã lên tiếng phản đối, yêu cầu Hoa Kỳ rút toàn bộ quân
về nƣớc. Mặc dù vậy, cuộc phiêu lƣu quân sự của Hoa Kỳ vẫn tiếp tục vì kỳ bầu
cử Tổng thống đang Mỹ đến gần. Hơn nữa, việc rút quân mà không đạt đƣợc
mục tiêu sẽ đánh mạnh vào uy tín của Tổng thống Woodrow Wilson. Vì thế, sự
hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đất Mêhicô tiếp tục kéo dài. Đây cũng chính
là lần can thiệp quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ vào Mêhicô.
Vào tháng 5-1917, Carranza chính thức nhậm chức Tổng thống Mêhicô
và ban hành một bản hiến pháp mới gọi là Hiến pháp năm 1917. Chính quyền
của Tổng thống Woodrow Wilson lúc này đã ngay lập tức công nhận vị tân
Tổng thống của Mêhicô. Tuy nhiên, tình hình Mêhicô đến lúc này vẫn chƣa lắng
dịu. Chính quyền trung ƣơng tìm cách tiêu diệt các phe phái chống đối song
không thể triệt hạ đƣợc tận gốc các lực lƣợng này. Năm 1920, tƣớng Obregón đã

làm đảo chính và giết hại Carranza. Obregón đã trở thành Tổng thống của
Mêhicô cuối cùng nắm quyền bằng biện pháp quân sự.
Năm 1921, Tổng thống mới của Hoa Kỳ là Warren G. Harding, một ngƣời
có mối quan hệ thân thiết với các công ty dầu lửa, đã gây sức ép lên chính quyền
Mêhicô, đòi công nhận các tài sản trong lĩnh vực dầu lửa của các công ty Hoa
Kỳ tại đây. Chính quyền của Tổng thống Obregón đã chịu nhƣợng bộ. Đổi lại,
Hoa Kỳ đã công nhận về mặt ngoại giao đối với chính quyền của Tổng thống
Obregón vào tháng 8 năm 1923.
Nhƣ vậy, việc chấm dứt can thiệp quân sự vào Mêhicô không đồng nghĩa
với việc Hoa Kỳ từ bỏ tham vọng đặt Mêhicô cũng nhƣ các nƣớc Mỹ Latinh
khác trong vòng ảnh hƣởng của mình. Chính sách can thiệp vẫn luôn là định
hƣớng dài hạn trong chính sách của Hoa Kỳ với Mêhicô cũng nhƣ với toàn khu
20
vực. Chính sách của từng giai đoạn cụ thể thì có thể thay đổi nhƣ sử dụng viện
trợ, can thiệp quân sự hay gây sức ép kiểm soát kinh tế. Nói chung, các nhà
hoạch định chính sách của Hoa Kỳ đã khá linh hoạt. Tuy nhiên, tính chất của
mối quan hệ dƣờng nhƣ vẫn là bất biến. Hoa Kỳ bằng thực lực và ảnh hƣởng của
mình chƣa bao giờ chấm dứt kiểm soát và gây sức ép đối với Mêhicô. Mặc dù
vậy, chính sách này cũng gây ra những bất lợi cho Hoa Kỳ trong quan hệ với
Mêhicô nói riêng và với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung khi Hoa Kỳ cần sự ủng
hộ của các nƣớc này trong các vấn đề chính trị quốc tế. Đây chính là cơ sở cho
sự ra đời của một chính sách mới, chính sách láng giềng thân thiện.
1.1.3. Chính sách Láng giềng thân thiện của Hoa Kỳ và hệ quả đối với
Mêhicô
Tổng thống Franklin D. Roosevelt (1932 - 1944) đã đƣa ra chính sách
―Láng giềng thân thiện‖ nhằm đem lại một bƣớc đột phá mới trong quan hệ giữa
Hoa Kỳ với Mêhicô nói riêng cũng nhƣ với các nƣớc Mỹ Latinh nói chung.
Thông qua chính sách này, chính quyền Mỹ muốn xây dựng hình ảnh một Hoa
Kỳ thân thiện với với các nƣớc châu Mỹ nhằm xóa đi những ấn tƣợng không tốt
đẹp về Hoa Kỳ do hậu quả của những chính sách can thiệp của Hoa Kỳ ở châu

lục này. Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt những biện pháp trong suốt những năm
1930. Ngoại trƣởng Hoa Kỳ Cordell Hull, bằng một động thái gây bất ngờ, đã
bỏ phiếu cho nghị quyết ―không can thiệp‖ tại Hội nghị Liên Mỹ lần thứ 7 tại
Montevideo vào tháng 12-1933.[76] Lần đầu tiên, Hoa Kỳ cam kết ở cấp cao
nhất việc không xâm lƣợc các nƣớc Mỹ Latinh. Tiếp đó, chính sách thuế quan
thấp do Ngoại trƣởng Hull đề xuất đã làm dịu đi mối quan hệ với các nƣớc trong
khu vực vốn từng chịu ảnh hƣởng tiêu cực của Đạo luật Thuế Smoot-Hawley
mang tính bảo hộ cao của Hoa Kỳ áp dụng năm 1930. Năm 1934, Tu chính án
Platt cho phép Hoa Kỳ có quyền can thiệp vào Cuba, cũng đã bị bãi bỏ. Năm
1936, Hiệp ƣớc Kênh đào Panama đã đƣợc đàm phán lại, giành cho Panama
nhiều quyền lợi hơn. Đặc biệt, sự kiềm chế không can thiệp quân sự của Hoa Kỳ
để bảo vệ tài sản của tƣ bản Hoa Kỳ tại Mêhicô khi chính quyền Mêhicô tiến
21
hành quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu lửa năm 1938 cho thấy chính quyền
Roosevelt đã tỏ ra kiềm chế trong khi thực hiện chính sách Láng giềng thân
thiện.
Từ năm 1930, Hoa Kỳ đã từ bỏ hoàn toàn sự can thiệp quân sự vào
Mêhicô. Có thể nói, chính sách Láng giềng thân thiện là bƣớc khởi đầu quan
trọng đánh dấu một cách chính thức sự điều chỉnh đƣờng lối đối ngoại của Hoa
Kỳ trong quan hệ với Mêhicô và các nƣớc Mỹ Latinh. Trọng tâm của chính sách
đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Mêhicô đƣợc chuyển đổi từ áp đặt, can thiệp sang
hợp tác phát triển nhiều hơn. Một mặt, sau một thời gian dài tƣ bản Mỹ thực
hiện đầu tƣ vào Mêhicô, sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nền kinh tế ngày càng
gia tăng dẫn đến nền tảng hợp tác kinh tế song phƣơng ngày càng đƣợc củng cố.
Mặt khác, Hoa Kỳ cho đến thời điểm này đã thực sự trở thành kẻ thống trị ở Tây
bán cầu về cả chính trị và kinh tế. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng thừa của nền
kinh tế Hoa Kỳ (1929 - 1933) đã đặt ra đòi hỏi cấp thiết là cần phải mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ cho các nhà sản xuất trong nƣớc. Do vậy, ƣu tiên phát triển quan
hệ về kinh tế với Mêhicô sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế thiết thực cho Hoa Kỳ
cũng nhƣ cho các nhà tƣ bản lớn của Mêhicô có quan hệ chặt chẽ với các quan

chức chính trị Hoa Kỳ. Vì vậy, từ sau thập niên 1930, quan hệ giữa Hoa Kỳ và
Mêhicô xuất hiện thêm nhiều vấn đề quan trọng xoay quanh lĩnh vực kinh tế.
Nhìn chung, cho đến trƣớc cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, lịch sử
quan hệ giữa Hoa Kỳ và Mêhicô đã đi qua ba thời kỳ, đó là những cuộc tranh
chấp lãnh thổ của buổi đầu hình thành đất nƣớc đến giai đoạn tiếp theo là chính
sách can thiệp vào Mêhicô và chuyển sang áp dụng chính sách Láng giềng thân
thiện. Nhƣ vậy, cho đến đầu thế kỷ 20, quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô đã diễn ra theo
chiều hƣớng không tốt đẹp chủ yếu do sự xâm chiếm lãnh thổ Mêhicô của Hoa
Kỳ. Chiều hƣớng không tốt đẹp này còn đƣợc tiếp tục với việc Hoa Kỳ can thiệp
vào tình hình chính trƣờng của Mêhicô gây ra sự căng thẳng thƣờng trực trong
quan hệ giữa hai nƣớc. Sự căng thẳng chỉ dịu đi khi Hoa Kỳ đƣa ra chính sách
Láng giềng thân thiện. Nhờ đó, nền kinh tế hai nƣớc đã có những cơ hội thông
22
thƣơng. Đây chính là cơ sở quan trọng cho quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ -
Mêhicô trong các giai đoạn tiếp theo.
1.2. QUAN HỆ HAI NƢỚC TRONG THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH
1.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao
Trong hai thập niên đầu của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ Hoa
Kỳ - Mêhicô bị chi phối bởi tình hình Mỹ Latinh. Trƣờng hợp tiêu biểu thứ nhất
là vấn đề Goatêmala. Năm 1954, bất chấp dƣ luận dân chúng Mêhicô phản đối
mạnh mẽ việc chính quyền Mỹ đứng đằng sau vụ lật đổ Tổng thống Jacobo
Arbenz Guzmán ở Goatêmala, chính quyền Mêhicô vẫn giữ thái độ trung lập
bằng việc tuyên bố chính sách không can thiệp vào tình hình Goatêmala.[76]
Trong sự kiện này, cơ quan tình báo trung ƣơng Mỹ (CIA) đã dàn dựng một
cuộc đảo chính nhằm đƣa Tƣớng Carlos Castillo Armas của Goatêmala lên cầm
quyền nhằm trả lại tài sản cho Công ty Hoa quả Thống nhất (United Fruit
Company - UFCO). UFCO là một công ty thuộc quyền sở hữu của Hoa Kỳ bị
chính quyền của Tổng thống Goatêmala Jacobo quốc hữu hóa tài sản.[1,28-30]
Có nhiều cách lý giải cho phản ứng của chính phủ Mêhicô đối với vấn đề
Goatêmala. Một là, Hoa Kỳ thƣờng gây ảnh hƣởng lớn đối với nền chính trị của

hầu hết các nƣớc Mỹ Latinh. Vì vậy, việc can thiệp của Hoa Kỳ để bảo vệ quyền
lợi của tƣ bản nƣớc này tại khu vực Tây bán cầu là điều thƣờng thấy và không
có nƣớc nào có đủ vị thế để đƣơng đầu với Hoa Kỳ. Hai là, Mêhicô không có
nhiều lợi ích gắn liền với Goatêmala - một nƣớc Trung Mỹ nhỏ bé. Ba là,
Mêhicô dƣới chính quyền của Tổng thống Adolfo Ruiz Cortines (1952 - 1958)
đang có mong muốn xích lại gần Hoa Kỳ hơn nữa nhằm cải thiện quan hệ kinh
tế song phƣơng sau sự kiện dầu lửa Mêhicô bị các công ty Mỹ lên kế hoạch tẩy
chay trong giai đoạn trƣớc.
Trƣờng hợp thứ hai là vấn đề Cuba. Tình hình quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô
có những thay đổi lớn khi Tổng thống Mêhicô Adolfo López Mateos (1958 -
1964) - một ngƣời thuộc phái tả - lên nắm quyền. Tháng 1-1959, Fidel Castrol
23
đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Cuba đi đến thắng lợi, lật đổ chế
độ độc tài thân Mỹ Batista và xây dựng một nhà nƣớc cộng hòa dân chủ. Sự kiện
này đã gây chia rẽ Hoa Kỳ và Mêhicô. Đƣờng lối đối ngoại của hai nƣớc này với
Cuba khác nhau. Hoa Kỳ đã gây áp lực lên tất cả các quốc gia ở Tây bán cầu
nhằm cô lập và chống đối chính quyền của Chủ tịch F. Castrol. Một trong những
hành động đó là chính phủ Hoa Kỳ đã liên tục thúc đẩy việc loại bỏ Cuba ra
khỏi Tổ chức Các nƣớc Châu Mỹ (Organization of American States - OAS). Bất
chấp thực tế này, Mêhicô vẫn là quốc gia Mỹ Latinh duy nhất duy trì quan hệ
ngoại giao bình thƣờng với Cuba. Điều này một mặt cho thấy mong muốn xây
dựng một vị thế độc lập hơn ở Tây bán cầu của chính phủ Mateos ở Mêhicô.
Mặt khác, nó cũng cho thấy rằng trong quan hệ Hoa Kỳ - Mêhicô luôn tiềm ẩn
những bất đồng.
Tuy nhiên, đƣờng lối đối ngoại độc lập của Mêhicô kéo dài không lâu.
Vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba vào tháng 10-1962, chính
quyền Mateos tuyên bố ủng hộ Hoa Kỳ dƣới chế độ của Tổng thống John F.
Kennedy (1960 - 1963) và không liên minh với phong trào cách mạng của nhân
dân các nƣớc thuộc thế giới thứ ba. Trên thực tế, Mêhicô đã đứng ngoài Phong
trào không liên kết - diễn đàn chính trị của các nƣớc thế giới thứ ba. Điều đó

chứng tỏ rằng trong bối cảnh của cuộc Chiến tranh Lạnh, Mêhicô vẫn chủ
trƣơng đứng về phe do Hoa Kỳ lãnh đạo. Hành động này góp phần làm cho
đƣờng lối của hai nƣớc có phần xích lại gần nhau hơn. Vì vậy, Tổng thống Mỹ
Lyndon B. Johnson (1963 - 1968) đã quyết định ký một hiệp định chính thức với
Tổng thống Mêhicô Adolfo López Mateos. Theo hiệp định này, Hoa Kỳ công
nhận chủ quyền của Mêhicô đối với vùng lãnh thổ bên bờ sông thuộc khu vực El
Paso mà trƣớc đây hai bên đã tranh chấp chủ quyền trong một thời gian dài.
Năm 1964, Gustavo Díaz Ordaz nhậm chức Tổng thống Mêhicô (1964 -
1970). Mặc dù là một ngƣời cánh hữu song Tổng thống Díaz Ordaz đã quay trở
lại với chính sách đối ngoại độc lập. Sở dĩ Ordaz có thể làm đƣợc điều đó vì ông
là vị Tổng thống Mêhicô cuối cùng duy trì đƣợc nền kinh tế Mêhicô có tỉ lệ lạm

×