Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 - 2010 Thành tựu, thách thức và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC




HOÀNG THỊ PHƢƠNG THẢO




VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN TỪ NĂM 1995 - 2010
THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG





LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ









HÀ NỘI - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA QUỐC TẾ HỌC



HOÀNG THỊ PHƢƠNG THẢO



VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN TỪ NĂM 1995 - 2010
THÀNH TỰU, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG



Luận văn Thạc sỹ
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số:60310206


Hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế




HÀ NỘI 2013
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VIỆT NAM GIA NHẬP

ASEAN 12
1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - ASEAN truớc năm 1995. 12
1.1.1. Giai đoạn 1967 – 1975 12
1.1.2.Giai đoạn 1975 - 1991 13
1.1.3.Giai đoạn 1991 – 1995 17
1.2. Tình hình thế giới và trong nƣớc 22
1.2.1. Tình hình thế giới 22
1.2.2. Tình hình trong nƣớc 25
1.3. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN 26
CHƢƠNG 2. NHỮNG THÀNH TỰU VIỆT NAM ĐẠT ĐƢỢC KỂ TỪ KHI
GIA NHẬP ASEAN TỪ NĂM 1995 ĐẾN NĂM 2010 32
2.1. Trên lĩnh vực an ninh - chính trị 32
2.2. Trên lĩnh vực kinh tế 41
2.2.1. Về thƣơng mại và đầu tƣ 41
2.2.2. Thành tựu hợp tác song phƣơng về kinh tế với các nƣớc ASEAN 54
2.3. Trên lĩnh vực Văn hóa – Xã hội – Khoa học kỹ thuật 67
CHƢƠNG 3. THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM
– ASEAN ĐẾN NĂM 2020. 81
3.1. Những thách thức trong quan hệ Việt Nam - ASEAN 81
3.1.1. Trên lĩnh vực an ninh chính trị 81
3.1.2. Trên lĩnh vực kinh tế 85
3.1.3. Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội – Khoa học kỹ thuật 87
3.2. Triển vọng quan hệ Việt Nam – ASEAN đến năm 2020 89
3.2.1. Những thuận lợi và những khó khăn 89
3.2.2. Triển vọng 92
3.2.3. Giải pháp 97
3.2.3.1. Giải pháp chung 97
3.2.3.2. Giải pháp cụ thể 101
KẾT LUẬN 107
2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
Chữ
viết tắt
Chữ viết đầy đủ
Tiếng Anh
Tiếng Việt
1
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2
AC
Asean Community
Cộng đồng Đông Nam Á
3
ADMM
ASEAN defence
ministers’meeting
Hội nghị Bộ trƣởng Quốc phòng
ASEAN
4
AEC
ASEAN Economic Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
5
APEC
Asia - Pacific Economic

Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á
- Thái Bình Dƣơng
6
ARF
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
7
ASA
Association of Southeast Asian
Hiệp hội Đông Nam Á
8
ASC
ASEAN Security Community
Cộng đồng an ninh ASEAN
9
ASC POA
ASEAN Security Community
Plan of Action
Kế hoạch hành động cộng đồng
an ninh ASEAN
10
ASEM
The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
11
APSC
ASEAN Political - Security
Community
Cộng đồng chính trị - an ninh

ASEAN
12
ASCC
ASEAN Social - Cultural
Community
Cộng đồng văn hóa - xã hội
ASEAN
13
AICO
ASEAN Industrial Co-operation
Hợp tác công nghiệp
14
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch Tự do
ASEAN
15
NPT
Nuclear Non - Proliferation
Treaty
Hiệp ƣớc không phổ biến vũ khí
hạt nhân
16
SEANWFZ
Southeast Asia Nuclear-
Weapon-Free-Zone
Hiệp ƣớc khu vực Đông Nam Á
không có vũ khí hạt nhân
17
TAC

Treaty of Amity and
Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á
18
ZOPFAN
Zone of Peace Freedom and
Neutrality
Khu vực hòa bình tự do và trung
lập
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN 6 tháng
đầu năm từ năm 2005 đến năm 2010 45
Bảng2: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo CEPT của Việt Nam giai đoạn
1996 – 2006 (%) 47
Bảng 3: Lịch trình Việt Nam cam kết thuế quan hoá với CEPT/AFTA 48
Bảng 4: Các phân ngành dịch vụ Việt Nam cam kết trong AFAS 50


4
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau 46 năm (1967-2013) tồn tại và phát triển, Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) đã đạt đƣợc những thành tựu lớn trong hợp
tác và hội nhập khu vực. Lần đầu tiên, trong lịch sử Đông Nam Á, các quốc
gia vốn khác biệt về hệ tƣ tƣởng, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội đã cùng
đứng chung trong một tổ chức hợp tác khu vực là ASEAN 10 để hợp tác cùng
phát triển và bảo vệ hòa bình, an ninh khu vực, thành quả quý giá nhất mà họ

đã có đƣợc sau hàng thế kỷ đấu tranh gian khổ.
Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á gần gũi với các nƣớc ASEAN
về địa lý, chung một cội nguồn văn hóa – lịch sử trong cuộc đấu tranh lâu dài
vì độc lập tự do, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy
của ASEAN kể từ ngày 28/07/1995; Việt Nam đã đang và luôn cố gắng trên
tinh thần “khép lại quá khứ, hƣớng tới tƣơng lai” để cùng các nƣớc ASEAN
xây dựng một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Nhân kỷ niệm 10 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, Tổng thƣ ký ASEAN
Ong Keng Yong đánh giá cao những đóng góp tích cực của Việt Nam vào
nguyên tắc bình đẳng và công bằng của ASEAN sau khi Việt Nam gia nhập
hiệp hội này vào tháng 7/1995. Ông đã có nhận xét: “Trước hết, nhìn vào bản
đồ của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, Việt Nam đã thực sự gắn kết vùng
phía Bắc với phía Nam của khu vực. Do đó, quốc gia này có một vai trò rất
quan trọng. Xét về mặt địa lý và nhân khẩu học, đóng góp chính của Việt Nam
khi trở thành một thành viên của ASEAN là đã kết hợp mọi vùng của Đông
Nam Á thành một khối thống nhất. Quan trọng hơn, Việt Nam có một đặc tính
riêng, đó là sự tôn trọng và tính nguyên tắc. Tại các cuộc họp của ASEAN,
các quan chức Việt Nam thường lắng nghe ý kiến của mọi người, sau đó họ
giơ tay nói: nguyên tắc của chúng tôi là muốn là bạn với tất cả, mong muốn
sự công bằng cho mọi người”[50].
5
Trong suốt quá trình tham gia hội nhập ASEAN, Việt Nam luôn nỗ lực
hết mình vì sự phát triển và lớn mạnh của Hiệp hội với ý thức về tầm quan
trọng chiến lƣợc của ASEAN đối với Việt Nam: một ASEAN đoàn kết, vững
mạnh và thống nhất sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trƣờng hòa
bình, ổn định, hữu nghị và phát triển ở khu vực. Với phƣơng châm chủ đạo
đó, 18 năm qua, Việt Nam đã chủ động, tích cực cùng các nƣớc thành viên
thúc đẩy hợp tác, tăng cƣờng đoàn kết và liên kết ASEAN, mở rộng quan hệ
đối ngoại và nâng cao vai trò, vị thế quốc tế của ASEAN, cùng ASEAN vƣợt
qua những giai đoạn thăng trầm, qua đó góp phần không nhỏ vào những thành

công ASEAN có đƣợc ngày hôm nay.
Với những gì mà quan hệ Việt Nam – ASEAN đạt đƣợc đến nay đã tạo
điều kiện cho sự hợp tác và phát triển kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ hợp tác
các nƣớc khu vực đã gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng kể nhƣng cũng đặt ra
nhiều vấn đề còn tồn tại mà không chỉ Việt Nam phải nhận rõ và khắc phục
mà các nƣớc thành viên cũng cần chung tay để giải quyết.
Với mong muốn làm rõ hơn sau 18 năm gia nhập ASEAN Việt Nam đã
đạt đƣợc những thành tựu gì, triển vọng và thách thức đặt ra không chỉ Việt
Nam mà các nƣớc trong khu vực quan tâm cùng thực hiện nhằm hiện thực
hóa một cộng đồng ASEAN (AC) dựa trên ba trụ cột Cộng đồng An ninh
ASEAN (ASC)

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Cộng đồng Văn hóa -
xã hội ASEAN (ASSC) vào năm 2015; chính vì lí do trên tác giả đã chọn
đề tài “Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995 - 2010: Thành tựu, thách
thức và triển vọng” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quan hệ
quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong hơn 25 năm Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, những thành
tựu đối ngoại, hội nhập quốc tế thu đƣợc là hết sức ấn tƣợng, có sức thu hút
lớn đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Một trong những thành
6
tu i ngoi ni bt ca Vit Nam l s phỏt trin quan h vi cỏc nc
ASEAN, c bit tin trỡnh hi nhp nng ng v ngy cng sõu rng ca
Vit Nam vi ASEAN, k t khi chớnh thc tr thnh thnh viờn ca t chc
ny (7/1995).
Quan h Vit Nam - ASEAN c cp nh l mt phn ca nhiu
cụng trỡnh ó cụng b chung v ASEAN hoc v quan h v chớnh sỏch i
ngoi ca Vit Nam thi k i mi. Nhỡn chung, phn ln cỏc cụng trỡnh, bi
vit ó cụng b liờn quan n ti ch yu tp trung vo tng lnh vc c

th ca quan h Vit Nam ASEAN nh kinh t - thng mi, chớnh tr - an
ninh, vn húa xó hi hoc cỏc lnh vc chuyờn ngnh hp khỏc. Bờn cnh
ú, nhiu cụng trỡnh, bi vit li i sõu nghiờn cu chuyờn bit tng mi quan
h ca Vit Nam vi tng cỏc nc ASEAN nh: quan h Vit Nam Lo,
Vit Nam Campuchia, Vit Nam Thỏi Lan Tuy phng phỏp tip cn
khụng ging nhau nhng v c bn nhiu cụng trỡnh nghiờn cu ó a ra
nhng ỏnh giỏ xỏc ỏng v mt s mt v lnh vc ca quỏ trỡnh Vit Nam
tham gia hp tỏc ASEAN k t nm 1995 n nay.
Quan hệ Việt Nam - ASEAN ó đ-ợc đề cập trong một số công trình
nghiên cứu chung về ASEAN của học giả n-ớc ngoài nh-: A New ASEAN in
the New Millennium (Simon Tay, Jusus Estanislao, Hadi Soesastro, Centre for
Strategic and International Studies, Singapore.2001); ASEAN Beyond the
Regional Crisis: Challenges and Initiatives (Mya Than, ISEAS. 2001; Đông
Nam - Chặng đ-ờng dài phía tr-ớc (Lim Chong Yah, Nxb Th gii, HN
2002); Free Trade Agreement in Southeast Asia (Rahui Sen, ISEAS 2004);
Roadmap to an ASEAN Economic Comunity (Denis Hew, ISEAS 2005);
ASEAN Economic Co-operation (Linda Low, ISEAS 2005); ASEAN and
Regionalism (Rodolfo Severino, ISEAS. 2005); Cỏc tỏc gi nờu trờn khi
phõn tớch v tin trỡnh liờn kt ASEAN ó cú cỏi nhỡn khỏ khỏch quan i vi
7
s tham gia ca Vit Nam cng nh cỏc nc thnh viờn khỏc ca ASEAN
phi i mt khi trin khai cỏc chng trỡnh hp tỏc, liờn kt kinh t ca Hip
hi do s chờnh lch v trỡnh phỏt trin.
Vit Nam cú rt nhiu cụng trỡnh nghiờn cu v ASEAN trong nc,
ú l: Quan hệ văn hoá Việt Nam - ASEAN: Một cách tiếp cận (Lê Đình Tự,
T/c Nghiên cứu quốc tế, 5/1997); Tiến trình mở rộng quan hệ Việt Nam -
ASEAN (Đinh Xuân Lý, T/c Cộng sản, số 15/1999; Vai trò của ASEAN trong
quá trình phát triển kinh tế Việt Nam (Hoa Hữu Lân, T/c Nghiên cứu quốc tế,
3/2000); Vit Nam ASEAN, nhng chng ng ó qua v nhng nm
thỏng sp ti. Khu vc mu dch t do ASEAN v doanh nghip Vit Nam (V

Dng Ninh, Nxb Chớnh tr quc gia,2001); Việt Nam - ASEAN quan hệ đa
ph-ơng và song ph-ơng (Vũ D-ơng Ninh, Nxb CTQG 2004); Việt Nam, vai
trò và những đóng góp đối với ASEAN (Trần Đức C-ờng, T/c Nghiên cứu
NA, 5/2004); H-ớng tới cộng đồng an ninh ASEAN: Triển vọng và vai trò
của Việt Nam (Luận Thùy D-ơng, T/c Nghiên cứu quốc tế, 3/2005); 10 nm
ng hnh Vit Nam-ASEAN(1995-2005) (V Dng Ninh, Tp chớ nghiờn
cu ụng Nam s 3, 2005); 40 năm hợp tác, liên kết ASEAN và đóng góp
của Việt Nam (Nguyễn Hoàng, T/c Lý luận chính trị, 8/2007); Hợp tác liên kết
ASEAN hiện nay và sự tham gia của Việt Nam (Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn
Hữu Cát, Nguyễn Thị Quế, Nxb Lý luận Chính trị, HN 2008);
Nhng ti liu nghiờn cu v mi quan h Vit Nam ASEAN ó cho
ngi c thy rừ c s ra i ca ASEAN, quỏ trỡnh gia nhp ASEAN ca
Vit Nam, din bin phỏt trin ca Vit Nam cựng vi s h tr cú c khi
l mt thnh viờn ca Hip hi cỏc quc gia ụng Nam , vai trũ v v th
ca Vit Nam cú ý ngha nh th no trong khi ASEAN, õy l nhng ti
liu ht sc quan trng hu ớch cú th khai thỏc, k tha v tham kho trong
8
quá trình nghiên cứu về nội dung của đề tài “Việt Nam gia nhập ASEAN từ
năm 1995 - 2010: Thành tựu, thách thức và triển vọng”.
Tuy nhiên cho đến nay trong nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - ASEAN
cả ở trong cũng nhƣ ngoài nƣớc còn ít các công trình chuyên sâu và tổng hợp,
phân tích và đánh giá một cách toàn diện các mặt của quá trình hơn một thập
niên Việt Nam gia nhập ASEAN. Đồng thời, các tài liệu đã nghiên cứu trƣớc
đây, bên cạnh những nội dung tìm hiểu mới thì vẫn còn một số nội dung trùng
lặp. Mặt khác, sự tác động của yếu tố chính trị tại các quốc gia thành viên
trong khối ASEAN đến sự phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam chƣa
đƣợc nghiên cứu nhiều, quan điểm chính trị của Việt Nam đối với những vấn
đề này ra sao, Việt Nam đã có những động thái nhƣ thế nào để thể hiện quan
điểm đó, - những vấn đề này cũng chƣa đƣợc thể hiện nhiều. Đặc biệt
những tài liệu nghiên cứu toàn diện về mối quan hệ Việt Nam – ASEAN chủ

yếu là phản ánh bối cảnh của những năm đầu khi Việt Nam mới gia nhập vào
Hiệp hội này, trong khi đó, số lƣợng tài liệu mang tính cập nhập, mới mẻ hơn
về sự đóng góp, hỗ trợ của Việt Nam đối với những vấn đề nóng hổi của
ASEAN nói chung và các nƣớc thành viên nói riêng hay chiến lƣợc phát triển
mối quan hệ của Việt Nam trong khối ASEAN 10 năm trở lại đây còn khá
khiêm tốn.
Nhƣ vậy, tuy đã có rất nhiều nhà kinh tế học hay các tác gia tiến hành
nghiên cứu, nhận định đánh giá về mối quan hệ Việt Nam – ASEAN nhƣng
sự quan tâm đến mối quan hệ quan trọng này chỉ thật sự nóng hổi khi Việt
Nam mới gia nhập ASEAN. Sự nóng hổi này cần đƣợc thổi bùng trở lại, tiếp
tục đƣợc thực hiện tìm hiểu, đánh giá, cập nhập mới mẻ hơn. Chính vì vậy,
với mong muốn làm phong phú thêm những nghiên cứu về mối quan hệ Việt
Nam – ASEAN, em đã lựa chọn đề tài “Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm
9
1995 - 2010: Thnh tu, thỏch thc v trin vng.
3. Mc tiờu v nhim v ca ti
3.1. Mc tiờu ca ti
Dựa trên sự phân tích tiến trình 15 năm Việt Nam tham gia ASEAN
(1995-2010), đề tài làm rõ những thành tựu, những khó khăn hạn chế và thỏch
thc đặt ra trong quan hệ Việt Nam - ASEAN; từ đây dự báo triển vọng quan hệ
Việt Nam - ASEAN và đề xuất những giải pháp nhằm tăng c-ờng hiệu quả sự
tham gia của Việt Nam trong quá trình hợp tác, liên kết ASEAN đến năm 2020.
3.2. Nhim v ca ti
Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phõn tớch nhng nhõn t thỳc y Vit Nam gia nhp ASEAN.
- Phân tích những thành tựu Vit Nam t c k t khi gia nhp
ASEAN t nm 1995 n nm 2010.
- Phõn tớch nhng thỏch thc, dự báo triển vọng quan hệ Việt Nam - ASEAN
đến năm 2020 v xut gii phỏp.

4. i tng v phm vi nghiờn cu ca ti
- i tng nghiờn cu: Nghiờn cu v quỏ trỡnh Vit Nam gia nhp v
tham gia ASEAN t 1995 n nm 2010.
- Phm vi nghiờn cu:
+ V khụng gian: Vit Nam gia nhp ASEAN
+ V thi gian: T 28/07/1995 n nm 2010.
5. Ngun ti liu s dng vit lun vn
Lun vn c vit da trờn cỏc ngun t liu chớnh sau:
- Ch trng ca ng v Nh nc Vit Nam c nờu trong cỏc vn
kin i hi ng, cỏc vn kin trong hi ngh thuc din n ASEAN
- Cỏc cụng trỡnh nghiờn cu ca cỏc hc gi trong v ngoi nc v Vit
Nam v ASEAN.
10
- Cỏc t liu thu thp t cỏc phng tin thụng tin, c bit l trờn trang
thụng tin ca ASEAN ; ;

6. C s lý lun v phng phỏp nghiờn cu ca ti
- Cơ sở lý luận: Đề tài đ-ợc thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ quốc tế. Đề tài
vận dụng những quan điểm cơ bản về đối ngoại, về đoàn kết và hợp tác quốc
tế, về mối quan hệ với láng giềng trong t- t-ởng Hồ Chí Minh.
Quan điểm của Đảng và Nhà n-ớc ta về tình hình thế giới, về hoạch định
và triển khai đ-ờng lối đối ngoại đổi mới (Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX,
X và các Nghị quyết Hội nghị TW về đối ngoại, hội nhập kinh tế quc tế), coi
đây là nguồn cung cấp những căn cứ lý luận, những định h-ớng t- t-ởng và
khoa học để thực hiện đề tài.
- Ph-ơng pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các ph-ơng pháp nghiên cứu
chuyên ngành, liên ngành hợp lý, khoa học, chủ yếu là:
+ Ph-ơng pháp nghiên cứu kết hợp lịch sử với lôgic: Vận dụng quan điểm
lịch sử để nêu rõ tính kế thừa, đồng thời có sự so sánh để làm nổi bật những

khác biệt trong quan điểm chính sách của Việt Nam đối với các n-ớc ASEAN
trong các giai đoạn khác nhau của thời kỳ đổi mới. Đồng thời, nghiên cứu mối
quan hệ Việt Nam- ASEAN đ-ợc đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể sau chiến
tranh lạnh, thấy rõ những điều chỉnh, bổ sung về chính sách qua các giai đoạn
cụ thể.
+ Ph-ơng pháp nghiên cứu hệ thống: Qua đó đem lại sự hiểu biết về hệ
thống các quan điểm đối ngoại, hệ thống các khái niệm trong nhận định tình
hình khu vực và thế giới, hệ thống về đ-ờng lối chính sách đối ngoại của n-ớc
ta thời kỳ Đổi mới, đặc biệt là từ năm 1991 đến nay
+ Ph-ơng pháp nghiên cứu quốc tế: Đặt quan hệ của Việt Nam - ASEAN
và quá trình hội nhập của Việt Nam với ASEAN trong những xu thế chung
11
của quan hệ quốc tế, để từ đó phân tích các nhân tố tác động vào quá trình vận
động của quan hệ Việt Nam - ASEAN.
+ Ph-ơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Phân tích từ các sự kiện, các số
liệu và từ các cuộc tiếp xúc để đánh giá khách quan mặt đ-ợc và mặt ch-a
đ-ợc trong quan hệ của Việt Nam với các n-ớc ASEAN.
+ Ph-ơng pháp dự báo: Nêu lên xu h-ớng phát triển của tình hình thế
giới đến năm 2020 trên những cứ liệu khoa học đáng tin cậy. Từ đó đ-a ra
những dự báo về triển vọng quan hệ Việt Nam- ASEAN, cũng nh- đề xuất các
giải pháp nhằm tăng c-ờng hiệu quả sự tham gia của Việt Nam trong hợp tác,
liên kết ASEAN đến năm 2020.
7. Kt cu ca ti lun vn
Ngoi phn M u, Kt lun, Ti liu tham kho, Ph lc lun vn
c chia lm 3 chng c th nh sau:
Chng 1: Nhng nhõn t thỳc y Vit Nam gia nhp ASEAN
Chng 2: Nhng thnh tu Vit Nam t c k t khi gia nhp
ASEAN 1995 n nm 2010
Chng 3: Thỏch thc v trin vng v quan h Vit Nam ASEAN
n nm 2020





12
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN

1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - ASEAN truớc năm 1995.
Trƣớc năm 1995 quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN có nhiều diễn biến
thăng trầm có thể khái quát thành ba giai đoạn chủ yếu sau:
1.1.1. Giai đoạn 1967 – 1975
Trong tuyên bố thành lập ASEAN đã nêu rõ mục đích của mình là: thúc
đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ và phát triển trong văn hoá khu vực và thông
qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cƣờng cơ sở
cho một cộng đồng quốc gia Đông Nam Á hoà bình thịnh vƣợng chung.
ASEAN là một tổ chức đƣợc lập ra nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá giữa các nƣớc thành viên. Hợp tác ASEAN
hƣớng tới việc tăng cƣờng sức mạnh của mỗi nƣớc cũng nhƣ của toàn hiệp
hội nhằm đối phó một cách có hiệu quả trƣớc các mối đe dọa từ bên ngoài.
ASEAN tuyên bố mở rộng cho tất cả các quốc gia trong khu vực ở Đông Nam
Á tham gia khi họ tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích của hiệp hội.
Từ khi đƣợc thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác khu vực giữa các nƣớc
thành viên đã có những bƣớc tiến bộ đáng kể. Các nƣớc ASEAN đã xây dựng
đƣợc những cơ sở song phƣơng cũng nhƣ đa phƣơng trên tất cả các lĩnh vực
và phƣơng diện khác nhau. Sự hợp tác về nhiều mặt trên cùng một lĩnh vực đã
dần gắn bó, liên kết các nƣớc thành viên lại với nhau, góp phần củng cố và
duy trì môi trƣờng khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh,
cũng nhƣ tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi nƣớc thành viên. Không thể
phủ nhận rằng sự ra đời của ASEAN đánh dấu sự trƣởng thành về mặt chính

trị của các quốc gia trẻ tuổi ở Đông Nam Á và thắng lợi của tinh thần hoà
giải, hoà hợp giữa các nƣớc trong khu vực. Sự ra đời của ASEAN báo hiệu
một bƣớc tiến theo xu thế liên kết hợp tác quốc tế của thời đại. Tuy nhiên xu
13
thế đối đầu giữa hai phe còn chi phối, kiềm chế cả ASEAN và Việt Nam
trong phát triển mối quan hệ. Mỹ lôi kéo các nƣớc ASEAN để phục vụ cho
cuộc chiến tranh xâm lƣợc của họ ở Đông Dƣơng. Tổ chức quân sự SEATO
do Mỹ lập ra và thao túng càng thúc đẩy ý thức hệ đối lập giữa ASEAN với
các nƣớc Đông Dƣơng. Năm 1971 tại Kuala Lămpơ, ASEAN ra tuyên bố
chung về việc đƣa Đông Nam Á hoà bình, tự do và trung lập (ZOPFAN)
tuyên bố này thúc đẩy giải toả những mâu thuẫn nội bộ, tạo tiền đề cho xu
hƣớng hợp tác để phát triển không chỉ trong nội khối mà còn theo hƣớng rộng
hơn. Năm 1972 ASEAN thiết lập mối quan hệ với cộng đồng Châu Âu và
năm 1973 với Nhật Bản.
Việt Nam và các nƣớc Đông Dƣơng đều đặt độc lập dân tộc lên hàng
đầu, vì vậy vừa ra sức tranh thủ các nƣớc trong ASEAN vừa đấu tranh chỉ trích,
lên án những hoạt động ngả theo Mỹ của họ. Trong bối cảnh đối đầu Đông -
Tây, giai đoạn 1967 - 1975, quan hệ Việt Nam - ASEAN chủ yếu là đối đầu.
1.1.2.Giai đoạn 1975 - 1991
Sau thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1975, nhân dân ta dƣới sự lãnh đạo
của Đảng đã giành đƣợc những thành tựu to lớn có ý nghĩa chiến lƣợc: thống
nhất đất nƣớc, tập trung mọi nỗ lực khắc phục hậu quả nặng nề của cuộc
chiến tranh chống Mỹ, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời giành thắng lợi
trong hai cuộc chiến tranh biên giới ở Tây Nam và phía Bắc, bảo vệ đƣợc độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh những
thành tựu đạt đƣợc, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những diễn biến phức
tạp của tình hình trong nƣớc và quốc tế đã đặt nƣớc ta phải đối mặt trƣớc
những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng. Kinh tế xã hội lâm vào
khủng hoảng ngày càng thêm gay gắt, an ninh quốc gia đứng trƣớc nhiều
nguy cơ lớn, các thế lực thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ quốc tế

bị thu hẹp.
Sau năm 1975, quan hệ giữa Việt Nam – ASEAN đã có những bƣớc cải
14
thiện nhất định theo hƣớng chuyển từ đối đầu sang đối thoại. Nhƣng khi vấn
đề Campuchia nổ ra, các nƣớc ASEAN do lo ngại bị lôi kéo vào một cuộc
chiến tranh, đồng thời do phải chịu sức ép của Mỹ, phƣơng Tây và một số thế
lực khác, nên đã ngả theo chính sách bao vây cấm vận chống Việt Nam, làm
cho quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng kéo dài hơn một thập niên. Mặc
dù vậy Việt Nam vẫn duy trì đối thoại với một vài nƣớc ASEAN nhƣ
Indonexia, Malayxia nhằm tạo dựng sự quan hệ và hiểu biết lẫn nhau, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia
cũng nhƣ giảm căng thẳng tình hình an ninh khu vực.
Trong bối cảnh đó giải quyết vấn đề chính trị Campuchia đƣợc Đảng và
nhà nƣớc Việt Nam coi nhƣ là một điểm đột phá để phá thế bị bao vây cấm
vận, cải thiện quan hệ với các nƣớc láng giềng và khu vực, trong đó có các
nƣớc ASEAN, tạo môi trƣờng quốc tế hoà bình, ổn định cho phát triển đất
nƣớc. Từ nhận thức đó đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xƣớng
công cuộc đổi mới toàn diện cả về đối nội và đối ngoại. Đây là bƣớc phát
triển về chất, là quá trình đổi mới tƣ duy của Đảng về đƣờng lối phát triển
kinh tế, là sự tổng kết thực tiễn. Đại hội VI cũng nêu rõ lập trƣờng quan điểm
đối với vấn đề Campuchia là “chủ trƣơng tiếp tục rút quân tình nguyện Việt
Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đi tới
một giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia” [3,108]. Kiên trì lập trƣờng
mang tính nguyên tắc này, Nghị quyết số 13 của Bộ chính trị (tháng 5/1988)
nhấn mạnh chính sách “thêm bạn, bớt thù”, đa dạng hoá quan hệ quốc tế trên
cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và cùng có lợi, đã chỉ ra một trong những
nhiệm vụ đối ngoại trƣớc mắt lúc đó là góp phần giải quyết chính trị vấn đề
Campuchia. Đến Hội nghị Trung ƣơng 6, khoá VI (tháng 3/1989), Đảng và
nhà nƣớc Việt Nam tiếp tục khẳng định cần thực hiện tốt việc rút quân tình
nguyện khỏi Campuchia dù chƣa có giải pháp chính trị ở nƣớc này, đồng thời

xây dựng quan hệ mới với các nƣớc ASEAN, tham gia tích cực vào việc đƣa
15
Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác trên tinh
thần “kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại” [43].
Từ sau đại hội VI, Việt Nam đã trao đổi ý kiến với các nƣớc bạn
Campuchia và Lào, đi đến thống nhất mục tiêu giải quyết chính trị vấn đề
Campuchia là phải bảo đảm giữ vững về cơ bản thành quả cách mạng
Campuchia, hồi sinh nƣớc Campuchia sau nạn diệt chủng, giữ vững quan hệ
hữu nghị giữa ba nƣớc Việt Nam - Lào - Campuchia, ngăn chặn chế độ diệt
chủng trở lại và chấm dứt sự can thiệp từ bên ngoài đối với Campuchia. Việt
Nam xác định giải pháp Campuchia bao gồm hai mặt: một mặt Campuchia
phải lo giải quyết các vấn đề nội bộ của mình và mặt quốc tế bao gồm việc
Việt Nam rút quân và nƣớc ngoài chấm dứt can thiệp vào Campuchia.
Để thúc đẩy giải quyết dứt điểm vấn đề Campuchia trong giai đoạn 1986
- 1990, Việt Nam đã tập trung giúp đỡ cộng hoà nhân dân Campuchia củng cố
lực lƣợng trên các mặt quân sự, chính trị và ngoại giao tạo thuận lợi cho việc
thực hiện một giải pháp chính trị. Đến cuối tháng 9/1989, Việt Nam đã hoàn
thành việc rút toàn bộ quân tình nguyện khỏi Campuchia. Việt Nam đơn
phƣơng rút quân và rút sớm hơn dự kiến đã tác động tích cực làm chuyển biến
thái độ của các nƣớc liên quan, trƣớc hết là Thái Lan và các nƣớc Đông Nam
Á khác. Đồng thời điều đó đã tạo đà thúc đẩy nhanh xu thế đối thoại, làm thay
đổi cơ bản tính chất cuộc đấu tranh ở Campuchia thành cuộc đấu tranh nội bộ
giữa các thế lực liên quan của Campuchia.
Có thể thấy trong tiến trình đi tìm kiếm giải pháp chính trị toàn bộ, công
bằng, hợp lý cho vấn đề Campuchia, Việt Nam đã có những bƣớc đi ngày
càng tích cực, chủ động. Việt Nam đã cố gắng thúc đẩy đối thoại giữa các bên
Campuchia và thúc đẩy quốc tế với ASEAN, Trung Quốc, Mỹ…Trên tinh
thần đó, ngay từ tháng 7/1987, tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trƣởng Ngoại
giao Việt Nam với tƣ cách là đại diện cho nhóm nƣớc Đông Dƣơng và bộ
trƣởng Ngoại giao Indonexia đại diện cho nhóm nƣớc ASEAN đã ký Thông

16
cáo chung mở đầu cho quá trình đối thoại giữa hai bên nhóm nƣớc và các bên
hữu quan nhằm tìm giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.
Sau nghị quyết số 13 của Bộ chính trị, Việt Nam tuyên bố rút bộ tƣ lệnh
quân tình nguyện và 5 vạn quân tại Campuchia về nƣớc (25/6/1988). Đây là
hành động thực tế của Việt Nam nhằm giải quyết thực chất vấn đề
Campuchia. Tiếp đó từ ngày 25 đến ngày 28/7/1988, tại Bôgô ( Indonexia) đã
diễn ra cuộc gặp không chính thức đầu tiên giữa đại diện các nƣớc ASEAN và
đại diện các nƣớc Đông Dƣơng với các bên Campuchia gọi tắt là JIM1
(Jarkarta informal meeting) [44]. Tại hội nghị này các bên đã đi đến nhất trí
về giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia với các nội dung then chốt là :
Quân tình nguyện Việt Nam rút khỏi Campuchia, ngăn chặn sự trở lại của chế
độ diệt chủng và chấm dứt sự can thiệp của nƣớc ngoài. Bên cạnh đó Việt
Nam còn tích cực thúc đẩy việc tạo dựng diễn đàn cho các cuộc gặp riêng
giữa chủ tịch Hunxen và hoàng thân Xihanuc nhằm tìm kiếm giải pháp cho
vấn đề nội bộ Campuchia.
Ngày 6/1/1989 nhân dịp sang thăm và dự lễ kỉ niệm chiến thắng của
cách mạng Campuchia, Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh tuyên bố sẽ rút hết
quân tình nguyện Việt Nam về nƣớc sớm hơn dự kiến nếu có một giải pháp
chính trị cho vấn đề Campuchia. Tại hội nghị JIM2 họp tại Jarkarta, nhờ sự
vận động phối hợp và đấu tranh của Việt Nam, Lào và Campuchia, các bên
tham gia hội nghị đã nhất trí với những nguyên tắc của giải pháp cho vấn đề
Campuchia đƣợc nêu ra tại JIM1. Thực hiện những cam kết đó, ngày
5/5/1989, chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ rút hết quân tình nguyện tại
Campuchia dù có hay không có giải pháp chính trị về Campuchia. Tuyên bố
này thể hiện tính đột phá trong lập trƣờng của Việt Nam quyết tâm giải quyết
dứt điểm vấn đề Campuchia.
Mặt khác Việt Nam đã phối hợp với Liên Xô tác động vào diễn đàn P-5 (
5 nƣớc uỷ viên thƣờng trực hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, ủng hộ sáng
17

kiến của Otraylia về việc triệu tập một hội nghị quốc tế liên quan đến vấn đề
Campuchia, cùng Cộng hoà nhân dân Campuchia phá vỡ những bế tắc xung
quanh vấn đề phân chia quyền lực tại hội nghị quốc tế Pari góp phần giải
quyết mạnh mẽ vấn đề Campuchia.
Hội nghị quốc tế Pari về vấn đề Campuchia vòng hai đƣợc tổ chức tại
trung tâm hội nghị quốc tế Kleber (21 – 23/10/1991) đã chính thức ký kết các
văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia. Tham gia hội
nghị có đại diện Otxtraylia, Canada, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản,
Anh, Bắc Ailen, Liên Xô, các nƣớc ASEAN, Việt Nam, Lào, các bên
Campuchia, tổng thƣ ký Liên hợp quốc và chủ tịch phong trào không liên kết.
Hiệp định là một văn bản có giá trị pháp lý quốc tế cao, phù hợp với lợi
ích chính đáng của nhân dân Campuchia với hoà bình, ổn định và phát triển ở
Đông Nam Á. Nó đánh dấu việc kết thúc vấn đề Campuchia kéo dài hơn 10
năm, chấm dứt tình trạng đối đầu căng thẳng giữa các nƣớc Đông Dƣơng và
các nƣớc ASEAN, cũng nhƣ việc các thế lực nƣớc ngoài muốn lợi dụng vấn
đề Campuchia để thực hiện chính sách bao vây, cấm vận, chống phá nhiều
mặt làm suy yếu Việt Nam. Việc kí kết hiệp định Pari về Campuchia còn là sự
ghi nhận những đóng góp lớn của Việt Nam và cũng là kết quả quan trọng
trong triển khai chính sách đối ngoại đổi mới, tạo điều kiện đƣa Việt Nam
hội nhập ngày càng sâu rộng hơn với khu vực và quốc tế. Đánh giá kết
quả của việc ký kết Hiệp định này, Bộ trƣởng ngoại giao Nguyễn Mạnh
Cầm cho rằng Hiệp định đã “giải toả những cản trở cuối cùng trên con
đƣờng triển khai chính sách đối ngoại của chúng ta là bình thƣờng hoá, đa
dạng hoá và sẵn sàng hợp tác với tất cả các nƣớc, trƣớc hết là các nƣớc
Đông Nam Á và rộng hơn là Châu Á - Thái Bình Dƣơng trên cơ sở bình
đẳng và cùng có lợi”.[2,79-80]
1.1.3.Giai đoạn 1991 – 1995
Bƣớc vào thập niên 1990, trƣớc những diễn biến nhanh chóng của tình
18
hình thế giới và khu vực, Việt Nam ngày càng ƣu tiên cao cho việc mở rộng

quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nƣớc láng giềng trong khu vực nhằm phá
vỡ thế bị bao vây cấm vận, tạo môi trƣờng hoà bình, ổn định để phát triển đất
nƣớc. Chính sách khu vực cần đặc biệt coi trọng bởi tính chất địa lý, chính trị
của nó, đồng thời vì nó là sự “bắc cầu vào thế giới” [10, 11-15].
Trên đà tiến triển thuận lợi của tiến trình giải quyết chính trị vấn đề
Campuchia, ngày 16/9/1991, Bộ trƣởng ngoại giao Việt Nam chính thức gửi
thƣ cho các ngoại trƣởng các nƣớc ASEAN xin gia nhập hiệp ƣớc Bali và đây
đƣợc coi là bƣớc đi đầu tiên tiến tới gia nhập ASEAN. Khi vấn đề Campuchia
đƣợc giải quyết, quan hệ Việt Nam - ASEAN bƣớc vào thời kỳ phát triển theo
chiều hƣớng gia tăng đối thoại và hợp tác nhằm gạt bỏ những trở ngại trên
đƣờng tiến dần đến sự gia nhập chính thức của Việt Nam vào ASEAN.
Đảng và nhà nƣớc Việt Nam đã tiến hành nhiều biện pháp để khai thông
quan hệ đa phƣơng với ASEAN và song phƣơng với từng nƣớc Đông Nam Á.
Một mặt Việt Nam nêu rõ lập trƣờng của mình về xây dựng Đông Nam Á
thành một khu vực hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác, mặt khác Việt
Nam tích cực tham gia giải quyết các vấn đề chung của khu vực, đẩy mạnh
triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá mối quan hệ đối với tất
cả các nƣớc Đông Nam Á. Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam tuyên
bố chính sách mới về Đông Nam Á trong đó khẳng định rõ: “Với các nƣớc
Đông Nam Á, chúng ta chủ trƣơng mở rộng quan hệ về nhiều mặt theo
nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của
nhau, hai bên cùng có lợi” [4,40]. Từ tháng 10/1991 đến tháng 3/1992, chủ
tịch hội đồng Bộ trƣởng Võ Văn Kiệt đi thăm lần lƣợt 6 nuớc thành viên
ASEAN nhằn cải thiện mối quan hệ mối quan hệ với các nƣớc này và xúc tiến
việc Việt Nam tham gia hiệp ƣớc Bali. Tiếp đó ngày 20-5-1992, Bộ trƣởng
ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm gửi thƣ cho ngoại trƣởng các nƣớc ASEAN
bày tỏ mong muốn của Việt Nam trở thành quan sát viên của ASEAN sau khi
kí hiệp ƣớc Bali.
19
Tại hội nghị Trung ƣơng 3, khoá VII (6-1992), xuất phát từ lợi ích và

mục tiêu đối ngoại của đất nƣớc, đã xác định quan hệ hợp tác hữu nghị với
các nƣớc láng giềng và khu vực, nhằm tạo lập môi trƣờng hoà bình, ổn định
chung quanh nƣớc ta là hƣớng ƣu tiên hàng đầu trong hoạt động đối ngoại của
Đảng và nhà nƣớc ta. Bởi vì sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế xã hội và
bảo vệ tổ quốc nhất thiết phải có môi trƣờng hoà bình, mà trƣớc tiên là phải
xây dựng đƣợc mối quan hệ hoà bình hữu nghị và hợp tác với các nƣớc láng
giềng có chung biên giới và các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á. Hội nghị
đề ra tƣ tƣởng chỉ đạo đối ngoại là: “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống
nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt,
phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nƣớc ta, cũng nhƣ diễn
biến tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tƣợng ta có quan hệ”
[9,54], vừa kiên định nguyên tắc chiến lƣợc, vừa mềm dẻo linh hoạt về sách
lƣợc trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đối với việc xử lý các vấn đề quốc tế và
quan hệ đối ngoại của nƣớc ta trong tình hình mới. Hội nghị Trung ƣơng 3
(khoá VII) cũng nêu ra bốn phƣơng châm xử lý các vấn đề quốc tế: Một là,
bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu
nƣớc và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. Hai là, giữ vững độc lập tự
chủ, tự lực, tự cƣờng, đẩy mạnh đa dạng hoá, đa phƣơng hoá quan hệ đối
ngoại. Ba là, nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế.
Bốn là, tham gia hợp tác khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ với tất cả các
nƣớc. Đây là bốn phƣơng trâm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc xử
lý các mối quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh Việt Nam đang tích cực mở rộng mối quan hệ đối ngoại, đa dạng
hoá, đa phƣơng hoá quan hệ quốc tế, trong đó có quan hệ với các nƣớc
ASEAN. Rõ ràng việc tạo lập đƣợc một mối hợp tác trên quan hệ ràng buộc,
phụ thuộc lẫn nhau về an ninh cũng nhƣ phát triển kinh tế là một đảm bảo hết
sức quan trọng đối với Việt Nam nhằm xác lập một vị thế có lợi hay chí ít thì
20
cũng là ít bất lợi nhất trong quan hệ quốc tế.
Sau một thời gian vận động tích cực, ngày 22-7-1992, tại hội nghị ngoại

trƣởng ASEAN lần thứ 25 (AMM-25, Manila, Philippin), Việt Nam cùng với
Lào đã chính thức tham gia hiệp ƣớc Bali và trở thành quan sát viên của
ASEAN. Sự kiện này chính thức mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ Việt
Nam – ASEAN, thời kỳ Việt Nam hội nhập khu vực Đông Nam Á và tiến tới
hội nhập quốc tế.
Để mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc ASEAN và xúc tiến việc gia
nhập ASEAN, nhiều đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và nhà nƣớc Việt Nam
đã đến thăm các nƣớc ASEAN. Đáng chú ý nhất là cuộc đi thăm chính thức
Singapo và Thái Lan của Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời (tháng 10-1993). Ngày 15-10-
1993, khi đang thăm Thái Lan, Tổng bí thƣ Đỗ Mƣời đã công bố chính sách
bốn điểm mới của Việt Nam đối với Đông Nam Á, thể hiện rõ mong muốn
xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác, phát triển:
Một là, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ theo
phƣơng châm đa dạng hoá và đa phƣơng hoá, quan hệ với tất cả các nƣớc
trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng thƣơng lƣợng, hoà bình,
không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực, không hình thành các liên minh
chống lại nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, vì hoà bình và phát triển của
mỗi nƣớc.
Hai là, Việt Nam chủ trƣơng tăng cƣờng quan hệ hợp tác nhiều mặt với
từng nƣớc láng giềng cũng nhƣ với hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á, với tƣ
cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm
thích hợp.
Ba là, Việt Nam sẵn sàng tham gia các cuộc đối thoại song phuơng và đa
phƣơng, trƣớc hết giữa các nƣớc trong khu vực, để tìm ra những biện pháp
bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh trong khu vực. Với tinh thần đó Việt Nam
21
tích cực tham gia vào diễn đàn về chính trị và anh ninh khu vực trên cơ sở
đảm bảo an ninh của mỗi nƣớc, phát triển quan hệ bình đẳng với từng nƣớc
tham gia diễn đàn, không làm ảnh hƣởng đến nƣớc thứ ba. Việt Nam chủ

trƣơng biến Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác và phát triển
không có vũ khí hạt nhân và căn cứ quân sự của nƣớc ngoài.
Bốn là, Việt Nam chủ trƣơng thông qua thƣơng lƣợng hoà bình để giải
quyết các tranh chấp giữa các nƣớc kể cả tranh chấp về vùng biển và hải đảo
trên biển Đông theo tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn
trọng luật pháp quốc tế và Công uớc luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền
của các nƣớc ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, trong
khi tích cực xúc tiến thƣơng lƣợng để tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài, các
bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, tự kiềm
chế, không làm gì gây phức tạp thêm tình hình, không dùng vũ lực, cùng nhau
tìm kiếm sự hợp tác thích hợp, kể cả sự hợp tác và phát triển ở những nơi và
với hình thức mà các bên liên quan chấp nhận đƣợc, trƣớc mắt có thể ở các
lĩnh vực khí tƣợng thuỷ văn, hàng hải, bảo vệ môi trƣờng, cứu nạn, chống
cƣớp biển và buôn lậu ma tuý [8, 199-200].
Chính sách này thể hiện dọc đƣờng lối đối ngoại đổi mới của Đảng và
nhà nƣớc Việt Nam, vậy nên rất đƣợc các nƣớc ASEAN và dƣ luận quốc tế
hoan nghênh, đánh giá cao. Nhƣ vậy kể từ khi gia nhập hiệp ƣớc Bali, trở
thành quan sát viên của ASEAN, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam lúc này
không phải là có gia nhập ASEAN hay không, mà vấn đề chính yếu và nhạy
cảm là về thời điểm và cách thức Việt Nam gia nhập ASEAN. Tháng 4-1994,
trong chuyến đi thăm chính thức Indonexia, Chủ tịch Lê Đức Anh tuyên bố,
Việt Nam đang xúc tiến các công việc thiết thực để có thể sớm trở thành
thành viên đầy đủ, toàn diện của ASEAN trong một ngày không xa.
Có thể thấy rằng với chính sách ƣu tiên phát triển quan hệ với các nƣớc
22
láng giềng, Việt Nam đã từng bƣớc cải thiện và phát triển quan hệ với từng
nƣớc ở khu vực Đông Nam Á, tiến tới gia nhập ASEAN, tạo ra một môi
trƣờng hoà bình, ổn định và phát triển. Trong giai đoạn 1991-1995 quan hệ
giữa Việt Nam với ASEAN và các thành viên trong ASEAN phát triển
mạnh, là cơ sở và điều kiện quan trọng cho Việt Nam hội nhập khu vực,

triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phƣơng hoá các
quan hệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo
vệ tổ quốc theo phƣơng trâm: "Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy
của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển” [43].
1.2. Tình hình thế giới và trong nƣớc
1.2.1. Tình hình thế giới
Ở thời điểm này có rất nhiều thay đổi về so sánh lực lượng và cục diện
thế giới. Chiến tranh lạnh và cục diện thế giới hai cực trong vai trò là hình
thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông – Tây khốc liệt đã đi đến điểm kết khi
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Những sự kiện này
làm thay đổi sâu sắc cục diện thế giới, khiến cho cơ cấu địa – chính trị và sự
phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn. Chủ nghĩa hiện thực xã hội lâm vào
thoái trào đẩy cuộc khủng hoảng của phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế càng trở nên trầm trọng. Tƣơng quan lực lƣợng thế giới nghiêng về phía có
lợi cho chủ nghĩa tƣ bản, chủ nghĩa đế quốc, bất lợi với chủ nghĩa xã hội và
các lực lƣợng cách mạng tiến bộ. Quá trình hình thành thế giới mới sau chiến
tranh lạnh chứa đựng nhiều bất trắc, khó đoán định.
Trong bối cảnh đó, trên thế giới đã diễn ra những thay đổi sâu sắc, có
tính đan xen, phức tạp, thậm chí trái chiều nhau. Xu thế hoà dịu – hoà hoãn tỏ
ra chiếm ƣu thế trong quan hệ quốc tế với nhiều cấp độ khác nhau, tiến trình
cải thiện quan hệ giữa các nƣớc, các đối thủ cũ vốn từng đứng trên hai trận
23
tuyến đối lập nhau đƣợc thúc đẩy, hình thành nhiều mối quan hệ hợp tác, liên
kết mới trên các lĩnh vực theo xu hƣớng chú trọng lợi ích dân tộc và mục tiêu
phát triển. Quan hệ giữa các nƣớc lớn thay đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân
bằng chuyển sang tìm một mối cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xung
đột mang tính chất đối kháng. Tuy vậy vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh
tranh gay gắt với nhau, vừa thoả hiệp và xung đột mâu thuẫn với nhau vẫn
luôn hiện diện nhƣ hình thái đặc trƣng của quan hệ giữa các nƣớc lớn. Tuy

nhiên khi mối quan hệ hai cực mất đi mặc dù sẽ làm giảm đi các xung đột bắt
nguồn từ hai phía Xô – Mỹ, nhƣng đồng thời cũng làm mất đi cái giới hạn
kiềm chế đối với các xung đột khác. Các xung đột chính trị, vũ trang, những
bất ổn do mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc, chạy đua vũ trang, khủng bố xảy ra ở
khắp mọi nơi, nhất là tại khu vực các nƣớc đang phát triển. Điều đó lí giải vì
sao trong lúc không ít các cuộc nội chiến, xung đột kéo dài đã từng bƣớc đi
đến giải pháp chính trị, thì tại nhiều khu vực hàng loạt các cuộc xung đột mới
lại bùng lên. Môi trƣờng an ninh toàn cầu sau chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục trở
nên không ổn định.
Bên cạnh đó cuộc cách mạnh khoa học công nghệ có bƣớc phát triển
nhảy vọt đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực
của đời sống của mọi quốc gia và quan hệ quốc tế đƣơng đại. Cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ là động lực thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát
triển nhảy vọt, đồng thời bản thân nó là lực luợng sản xuất mới, hiện đại.
Cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến
những biến đổi khó lƣờng về kinh tế - xã hội, văn hoá, tƣ tuởng, lối sống và
cả kiến trúc thƣợng tầng chính trị của xã hội. Nó buộc các quốc gia thuộc các
hệ thống xã hội khác nhau và cả cộng đồng thế giới phải thay đổi cơ chế quản
lý, cải cách hành chính, từ bỏ cơ chế, mô hình quản lý không thích hợp.
Toàn cầu hoá kinh tế là một xu hướng khách quan, lôi cuốn ngày càng
nhiều nƣớc tham gia. Quá trình toàn cầu hoá đƣợc đẩy mạnh trong hai thập

×