Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay: Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.61 KB, 22 trang )

Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Tiểu luận:
KINH TẾ VIỆT NAM

Chủ đề:
Chất lượng giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay:
Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
1
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
A. Lời nói đầu
Cùng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì sự nghiệp trồng người là một
vấn đề cần được quan tâm, chú trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Trình
độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục
kinh tế, phát triển dân chủ. Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là một
việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh”. Như vậy, muốn đất nước phát triển giàu mạnh thì cần có
thật nhiều những người có tài, có đức, có tri thức. Đó chính là mục tiêu của giáo
dục, đặc biệt là giáo dục đại học.
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay thì giáo dục
luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng mở rộng, phát triển, trong đó phải kể đến
giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ta vẫn thấy hệ thống giáo dục
đại học của nước nhà còn nhiều bất cập. Có thể thấy đó là những bất cập trong
công tác giảng dạy, quản lý,và kể cả đầu ra cho sinh viên...Làm thế nào để nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đang là vấn đề quan
tâm của toàn Đảng, toàn dân ta. Do đó, em chọn đề tài “Chất lượng giáo dục đại
học ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình. Với đề tài này, em tập
trung đi tìm hiểu về thực trạng: thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hệ thống
giáo dục đại học của nước nhà, từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện,
nâng cao chất lượng giáo dục đại học.


B. Nội dung
2
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Chương I: Tổng quan về chất lượng giáo dục ở Việt Nam hiện nay
1.1. Khái niệm
1.1.1. Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi
hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người
học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học
bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
Hệ thống giáo dục Việt Nam chia thành các cấp: Mầm non, tiểu học, trung
học (THCS và THPT), sau trung học (trung cấp, cao đẳng, đại học), và sau
đại học. Như vậy đại học là một cấp học sau trung học phổ thông, muốn vào
học đại học cần có những yêu cầu nhất định như tốt nghiệp THPT hoặc bổ
túc và tham gia kỳ thi đầu vào đại học đạt đủ số điểm nhất định.
1.1.2. Khái niệm chất lượng giáo dục
Thuật ngữ “chất lượng” mang một ý nghĩa tương đối. Ở mỗi vị trí, người ta
nhìn nhận chất lượng dưới nhứng khía cạnh, quan điểm khác nhau. Có thể
hiểu chất lượng là sự hoàn thiện, phù hợp với những mục tiêu, những tiêu
chuẩn đã được đặt ra.
Như vậy nếu hiểu theo nghĩa này, chất lượng giáo dục đại học là các mục
tiêu, chuẩn mực cần đạt được trong giáo dục đại học. Tuy nhiên, các chuẩn
mực này đang bị thay đổi và khác nhau giữa các trường, do chất lượng tuyển
sinh đầu vào bị hạ thấp, cùng với các yếu tố tác động không tốt tới hoạt động
dạy và học...Trong quá trình giáo dục đang chuyển dần từ theo định hướng
3
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
của nhà nước sang nền giáo dục đại học theo thị trường thì chất lượng giáo
dục đại học đang là mối quan tâm rất lớn.

1.2. Cơ sở lý luận
Có thể thấy giáo dục là niềm hy vọng lớn cho đất nước, giáo dục giúp đào
tạo ra những người hiền tài, là trụ cột chính cho công cuộc đổi mới, đất
nước. Trong đó, chất lượng giáo dục luôn đi liền với các mối quan hệ, các
vai trò nhất định, đó là:
1.2.1. Vai trò của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục
Trước hết phải nói đến vai trò của Nhà nước. Trong những năm qua, Đảng
và Nhà nước luôn đóng vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động kinh tế -
xã hội. Đảng, Nhà nước xây dựng những chính sách về giáo dục phù hợp với
mục tiêu chung xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Những quan
điểm, chính sách về giáo dục - đào tạo đã được đưa vào Hiến pháp năm 1992
và Luật Giáo dục năm 1998. Biện pháp cơ bản thực thi các chính sách giáo
dục - đào tạo ở Việt Nam trong thời gian qua là kế hoạch hóa công tác giáo
dục - đào tạo trong phạm vi cả nước cũng như ở từng địa phương theo các kế
hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng chiến lược các quy
hoạch dài hạn 10-20 năm với các mục tiêu phát triển chủ yếu về quy mô giáo
dục các bậc học, nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu chủ yếu
khác. Trên cơ sở đó, Nhà nước xây dựng và tổ chức thực thi các mục tiêu
phát triển giáo dục - đào tạo theo các chương trình quốc gia trong từng giai
đoạn.
4
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Nhà nước cũng quyết định tỷ lệ ngân sách chi cho giáo dục đào tạo. Nhìn
chung, ngân sách cho giáo dục ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi
ngân sách Nhà nước, chứng tỏ giáo dục ngày càng được quan tâm, coi trọng.
Bên cạnh đó Nhà nước còn có các chính sách ưu đãi dành cho sinh viên. Đó
là các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có thành tích học tập tốt..
1.2.2. Vai trò của các trường
Các trường ĐH-CĐ là nơi trưc tiếp tiến hành đào tạo, giảng dạy. Để thu hút
sinh viên, các trường đã liên tục đổi mới trang thiết bị, thay đổi phương pháp

dạy và học, thuê giảng viên nước ngoài giỏi về giảng dạy, tuyển chọn đội
ngũ giáo viên có năng lực...
Đồng thời các trường cũng có các chương trình liên kết đào tạo với nước
ngoài, liên kết với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện học hỏi tốt nhất cho
sinh viên và đảm bảo đầu ra cho sinh viên.
Chất lượng giáo dục ở các trường ĐH cũng là một vấn đề đáng được quan
tâm. Để cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục, các trường đang tích cực
tìm kiếm và xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, đưa đi bồi dưỡng...để nâng cao
chất lượng giảng dạy.
1.2.3. Vai trò của gia đình và xã hội
Gia đình và xã hội cũng là những tác nhân quan trọng đối với chất lượng
giáo dục. Sự quan tâm hay không của gia đình và xã hội đên nền giáo dục sẽ
là động lực để giáo dục đại học phát triển.
1.2.4. Vai trò của sinh viên
5
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Sinh viên chính là đối tượng chính của giáo dục đại học, và bản thân họ
cũng chính là chủ thể của chính họ. Ý thức học tập, rèn luyện, mong mỏi đạt
được tri thức là những động lực chính để tăng chất lượng giáo dục.
Giáo dục Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn cải cách giáo dục, đặc biệt là
sau cải cách kinh tế - xã hội toàn diện năm 1986, nền giáo dục nước nhà đã
và đang dần được hoàn thiện. Trong đó, một trong những mục tiêu quan
trọng của việc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường khả
năng cung ứng của các cơ sở giáo dục, mở rộng tố đa cơ hội tiếp cận cho
người học. Để đạt những mục tiêu trên, rất nhiều biện páp đã được đưa ra,
kết quả là số lượng các trường đại học-cao đẳng và lượng sinh viên đều tăng
đột biến
1.3. Các tiêu chí đánh giá
Để đánh giá về hệ thống giáo dục đại học, người ta có thể dựa trên một số
tiêu chí sau:

1.3.1. Tiêu chuẩn đầu vào
Để vào học tại các trường ĐH-CĐ thì bắt buộc phải đạt được những tiêu
chuẩn nhất định, như:
- Tốt nghiệp THPT, bổ túc
- Tham gia kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ đạt đủ điểm chuẩn đầu vào do các
trường quy định.
Trừ một số trường hợp khác như đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia, quốc
tế..
6
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Chuẩn điểm đầu vào đã được áp dụng trong các kỳ thi ĐH-CĐ từ trước đến
nay. Nó cho ta biết trình độ đầu vào của các sinh viên tại các trường.
1.3.2. Số lượng trường, số giảng viên, sinh viên của trường
Chỉ tiêu này giúp đánh giá sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học về số
lượng. Tuy nhiên, nó không giúp đánh giá về chất lượng nhiều lắm, và
thường thì số lượng cao tỷ lệ nghịch với chất lượng
1.3.3. Chuẩn đầu ra của sinh viên
Mô hình này mới được áp dụng tại nước ta. Đó là quy định khối lượng kiến
thức cần thiết nhất định sinh viên phải tích lũy đẻ có thể ra trường (tín chỉ).
Hình thức đào tạo theo tín chỉ đang được áp dụng tại nhiều trường ĐH-CĐ
trên toàn quốc.
1.3.4. Chất lượng giảng dạy của giảng viên
1.3.5. Số lượng và chất lượng sinh viên nghiên cứu khoa học, tham gia olympic
môn học...
1.3.6. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm
1.3.7. Cơ sở vật chất, hệ thống thông tin... của trường.
Chương II. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện
nay
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục tại Việt Nam
Ngay từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (02/09/1945), Đảng và

Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, luôn coi giáo dục là một công cụ quan
7
Tiểu luận: Chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
trọng trong tiến trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Kể từ năm 1945 đến nay, nền
giáo dục mới ở nước ta đã trải ba cuộc cải cách giáo dục.
2.1.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất - 1950
Tháng 07/1950, bản đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thông
qua. Bản đề án đã nêu rõ: Nền giáo dục mới phải là nền giáo dục của dân, do dân
và vì dân, được thiết kế trên nguyên tắc “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Mục tiêu
của hệ thống giáo dục là giáo dục thế hệ trẻ thành những người công dân trung
thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nghị lực phục vụ kháng chiến,
phục vụ đất nước. Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ thống phổ thông 9 năm và
hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học.
2.1.2. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai - 1956
Sau ngày giải phóng (1954), miền Bắc có hai hệ thống giáo dục phổ thông cùng
tồn tại: hệ thống giáo dục 9 năm (ở vùng kháng chiến do ta xây dựng) và hệ thống
giáo dục 12 năm (ở vùng mới giải phóng do Pháp để lại). Vì vậy, tháng 03/1956,
Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ hai. Mục tiêu của cải cách
giáo dục lần này là: đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển về
mọi mặt, những công dân tốt, cán bộ tốt, trung thành vớ nước nhà. Về hệ thống
giáo dục, hình thành hệ giáo dục phổ thông 10 năm (gồm ba cấp: cấp một từ lớp 1
đến lớp 4, cấp hai từ lớp 5 đến lớp 7, cấp ba từ lớp 8 đến lớp 10), giáo dục đào tạo
và chuyên nghiệp.
2.1.3. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba - 1979
Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, cùng đi lên xã hội chủ nghĩa, với nhận
thức giáo dục là “nền tảng văn hóa của một nước, là sức mạnh tương lai của một
dân tộc, là cơ sở ban đầu rất trọng yếu trong sự phát triển con người Việt Nam xã
8

×