i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÔ QUỲNH TRANG
ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP
CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
TẠI CÔNG TY TNHH HOÀN MỸ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số: 60-31-80
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VŨ DUY YÊN
Hà Nội - 2011
ii
Lời cảm ơn !
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS.TS. Vũ Duy Yên đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Tâm lý học – Trường
đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã tận tình
truyền đạt kiến thức trong thời gian em được học tập tại trường. Với vốn vốn
kiến thức cơ bản trong môi trường nhân văn và khoa học tại nhà trường là nền
tảng cho em không chỉ trong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành
trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Hoàn Mỹ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em được thực tập tại Công
ty. Em xin gởi lời cảm ơn đến từng Anh (chị) Công nhân, các Cán bộ quản lý
trong Công ty đã giúp đỡ và cung cấp cho em những thông tin đầy đủ và tỉ mỉ
trong quá trình thu thập số liệu làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu này.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và tha thiết đến nhưng
người thân trong gia đình, bạn bè, các anh chị em đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công
ty Trách nhiệm hữu hạn Hoàn mỹ, toàn thể gia đình và bạn bè luôn dồi dào
sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn!
Học viên
Ngô Quỳnh Trang
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP 9
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp . 9
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị trên thế giới 9
1.1.2. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở Việt Nam: 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu 16
1.2.1. Khái niệm giá trị 16
1.2.2. Định hướng giá trị 25
1.2.3. Định hướng giá trị nghề nghiệp: 33
Tiểu kết chương 1 40
CHƯƠNG 2.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
2.1. Tổ chức nghiên cứu 41
2.1.1. Vài nét về Công ty TNHH Hoàn mỹ 41
2.2. Tổ chức nghiên cứu. 42
2.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 42
2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu 42
2.2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 43
2.2.1.3. Nội dung nghiên cứu 43
2.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 43
2.2.2.1. Mục đích khảo sát 43
2.2.2.2. Khách thể được khảo sát 43
2.2.2.3. Quy trình khảo sát thử 43
2.2.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 45
2.2.3.1. Mục đích khảo sát chính 45
2.2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu 45
2.2.3.3. Điều tra chính thức 46
2.2.3.4. Phân tích số liệu thu được 47
2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 47
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 47
2.3.1.1. Mục đích nghiên cứu 47
2.3.1.2. Nội dung nghiên cứu 47
2.3.1.3. Cách tiến hành 48
2
2.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 48
2.3.2.1. Mục đích phỏng vấn sâu 48
2.3.2.2. Khách thể nghiên cứu 48
2.3.2.3. Nội dung phỏng vấn 48
2.3.2.4. Cách tiến hành 49
2.3.3. Phương pháp điều tra bảng hỏi (ankét) 49
2.3.3.1. Mục đích điều tra 49
2.3.3.2. Nội dung bảng hỏi 49
2.3.3.3. Cách tiến hành 50
2.3.4. Phương pháp quan sát 51
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học 51
Tiểu kết chương 2 52
CHƯƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Động cơ lựa chọn nghề nghiệp của công nhân làm việc tại Công ty TNHH
Hoàn Mỹ 54
3.2. Nhận thức của công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ về giá trị
nghề nghiệp của mình 65
3.3. Cảm xúc của công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ với nghề
nghiệp của mình 84
3.4. Định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân thể hiện trong hành động nghề
nghiệp 94
Tiểu kết chương 3 101
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103
1. Kết luận 103
2. Kiến nghị 105
2.1. Đối với chính sách của Nhà nước cũng như với công tác giáo dục định
hướng giá trị nghề nghiệp trong các nhà trường 105
2.2. Đối với Công ty nơi trực tiếp quản lý sử dụng nguồn lao động vệ sinh công
nghiệp 106
2.3. Đối với người công nhân vệ sinh công nghiệp 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
3
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNESCO
United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc
ĐTB
Điểm trung bình
ĐLC
Độ lệch chuẩn
SL
Số lượng
TL
Tỷ lệ
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 3.1. Đánh giá của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ về các giá trị trong
công việc của mình 55
Bảng 3.2. Lý do thúc đẩy công nhân lựa chọn công việc hiện tại 59
Bảng 3.3. Các giá trị công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ quan tâm 63
Bảng 3.4. Nhận thức của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ về định nghĩa nghề
nghiệp 66
Bảng 3.5. Nhận thức của công nhân vệ sinh công nghiệp thuộc Công ty TNHH Hoàn
Mỹ về các phẩm chất tâm lý cần thiết với nghề nghiệp của mình 69
Bảng 3.6. Nhận thức của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ về những phẩm chất
công việc đòi hỏi 72
Bảng 3.7. Đánh giá của công nhân về sự đáp ứng các phẩm chất công việc yêu cầu
75
Bảng 3.8. Nhận thức của công nhân về các giá trị mà công việc vệ sinh công nghiệp
mang lại 77
Bảng 3.9. Nhận thức của công nhân về quy trình làm việc 81
Bảng 3.10. Sự hài lòng của công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ
với công việc 84
Bảng 3.11. Cảm nhận của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ khi làm việc 87
Bảng 3.12. Những biểu hiện cảm xúc trong khi làm việc của công nhân Công ty
TNHH Hoàn Mỹ 90
4
Bảng 3.13. Hành động làm việc của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ 94
Bảng 3.14. Hành động của công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ
với các tình huống trong quá trình làm việc 97
Bảng 3.15. Biểu hiện định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân trong hành
động 99
Danh mục Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Các mối quan tâm của công nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàn
Mỹ 64
Biểu đồ 3.2. Nhận thức của công nhân đang làm việc tai Công ty TNHH Hoàn Mỹ
về định nghĩa nghề nghiệp 67
Biểu đồ 3.3. Nhận thức của công nhân về các giá trị mà công việc vệ sinh công
nghiệp mang lại 78
Biểu đồ 3.4. Sự hài lòng của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ với công việc
đang làm 85
Biểu đồ 3.5. Những biểu hiện cảm xúc của công nhân với nghề nghiệp của mình 91
Biểu đồ 3.6. Hành động làm việc của công nhân Công ty TNHH Hoàn Mỹ 100
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã đặt
nước ta đứng trước sự biến đổi mạnh mẽ và toàn diện về mọi mặt. Nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của
nhà nước đã thúc đẩy mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội
Việt Nam đặt con người vào vị trí trung tâm, con người trở thành mục tiêu và
động lực của sự phát triển đất nước. Cùng với mục tiêu tạo ra nguồn lực vật
chất và nguồn lực tài chính, để phát huy được nguồn lực đó điều quan trọng
nhất hiện nay là cần tăng nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao
động mới cao hơn so với trước .
Cương lĩnh xây dựng đất nước của nhà nước Việt Nam đã khẳng định:
"Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất là tiềm lực con người Việt Nam". Thật vậy
sự phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển. Con
người là giá trị cao nhất, là thước đo của mọi giá trị. Đầu tư vào con người là
cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, điều cốt lõi
của sự thành công là tạo ra được nguồn nhân lực có đủ năng lực, trí tuệ, thích
nghi được với những đổi mới của thời đại. Một người dù là làm việc ở bất cứ
ngành nghề nào cũng phải có một trình độ tri thức, một sự hiểu biết nhất định
về nghề và giá trị của nghề đó trong xã hội cũng như việc lựa chọn của mình
có phù hợp với năng lực và nguyện vọng của bản thân .
Trong bối cảnh của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế kỹ thuật, của
nền kinh tế cạnh tranh hội nhập đã dẫn đến thang giá trị trong tâm lý người
Việt Nam đã có những xu thế biến đổi và tất yếu dẫn đến sự đánh giá và lựa
chọn khác nhau về nghề. Chính sự biến đổi đó tạo nên giá trị nhân cách xã hội
của người Việt Nam trong thời đại ngày nay.
6
Những người công nhân làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân trong nền
kinh tế thị trường hiện nay cũng có những thay đổi trong việc đánh giá, lựa
chọn nghề nghiệp cũng như có thang giá trị khác trước. Với đặc điểm ngành
nghề kinh doanh cung cấp dịch vụ vệ sinh công nghiệp nên nhu cầu của Công
ty Hoàn Mỹ về lực lượng lao động phổ thông là rất lớn. Song sự hiểu biết của
chính những người công nhân về nghề họ lựa chọn, những yêu cầu của nghề
hay khả năng của bản thân để đáp ứng với yêu cầu đối với nghề nghiệp còn
rất hạn chế. Nhiều người còn lúng túng chưa định hướng được tương lai cho
bản thân nên khi chọn nghề thường theo cảm tính không có sự cân nhắc, suy
xét. Nếu mỗi cá nhân có nhận thức và thái độ đúng đắn về nghề và giá trị của
nghề sẽ chọn cho mình một hướng đi đúng đắn, phù hợp với khả năng, năng
lực, hứng thú và nguyện vọng. Chính điều đó tạo ra một động lực thúc đẩy cá
nhân tích cực say mê tham gia hoạt động lao động từ đó điều kiện để phát huy
được khả năng của mình.
Với đặc thù công việc vất vả và phần nào dư luận xã hội đánh giá chưa
cao nên công nhân luôn sẵn tư tưởng muốn thay đổi công việc. ý nghĩ về nghề
nghiệp bấp bênh (do bản chất và cơ cấu của công việc) về cả thời gian và
không gian, dù bản thân lao động có được coi là giá trị hay không thì tình
hình mới hiện nay chắc chắn sẽ gây ra những biến động trong kiểu hành vi,
thái độ tâm lý và quan hệ giữa con người với nhau trong Công ty. Trả lời cho
câu hỏi trên không cách nào khác cần tìm hiểu và chính những công nhân lao
động tại Công ty cũng như những định hướng giá trị nghể nghiệp của họ trong
thời điểm hiện nay.
Đó là lý do em lựa chọn đề tài: “Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp
của Công nhân lao động phổ thông tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàn
Mỹ”. Với hi vọng phần nào giúp cho người lao động có nhận thức sâu sắc hơn
về nghề nghiệp đồng thời mang đến cho các cấp quản lý cái nhìn toàn diện, về
7
vấn đề nhân lực với những thuận lợi, khó khăn cũng như xu thế phát triển của
Công ty trong các giai đoạn tiếp theo. Đồng thời đặt ra vấn đề là Đảng và nhà
nước ta phải có những chính sách cụ thể nhằm tôn vinh, khuyến khích động
viên những người công nhân lao động làm những ngành nghề mới như làm
sạch công nghiệp. Chính sách này không chỉ hướng đến công nhân mà phải
tiến hành đồng bộ cùng những chính sách đãi ngộ cho doanh nghiệp. Đó là
môi trường phù hợp để các ngành nghề mới phát triển làm phong phú thêm
danh sách các ngành nghề tại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao
động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ. Trên cơ sở đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng nguồn
nhân lực của Công ty.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài: giá trị, định hướng giá trị, định
hướng giá trị nghề nghiệp
- Điều tra thực trạng đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của công
nhân lao động phổ thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ
- Đề xuất các kiến nghị để việc sử dụng nguồn nhân lực là công nhân
vệ sinh công nghiệp tại Công ty được hiệu quả hơn nữa.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ
thông tại Công ty TNHH Hoàn Mỹ
5. Khách thể nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu trong phạm vi 250 khách thể trong đó
8
- 200 khách thể là công nhân hiện đang làm việc tại Công ty Hoàn Mỹ
- 50 khách thể là các cấp quản lý trong Công ty (giám sát, nhân viên
các phòng ban).
6. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu đặc điểm định hướng giá trị nghề nghiệp của Công
nhân lao động phổ thông biểu hiện trong nhận thức, tình cảm, động cơ làm
việc, hành động nghề nghiệp của Công nhân lao động về nghề nghiệp.
Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu những khách thể kể trên trên địa bàn
Thành phố Hà Nội.
7.Giả thuyết nghiên cứu
Định hướng giá trị nghề nghiệp của công nhân vệ sinh công nghiệp tại
Công ty TNHH Hoàn Mỹ chưa thực sự tích cực, chưa rõ ràng thiên về xu
hướng hướng đến các giá trị vật chất hay giá trị xã hội và tinh thần. Các công
nhân ở đây còn chưa nhận thức đúng về các giá trị nghề nghiệp của mình,
không có thái độ làm việc đúng đắn, từ đó dẫn đến động cơ và hoạt động nghề
nghiệp còn chưa hiệu quả, tích cực.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
9
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIÁ TRỊ NGHỀ NGHIỆP
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề giá trị, định hướng giá trị nghề
nghiệp
Giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp là một phạm trù quan trọng được
nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khoa học trong và ngoài nuớc nghiên cứu.
1.1.1. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị trên thế giới
- Các nghiên cứu định hướng giá trị nhân cách
S.Freud (1856 – 1939), nhà tâm lý học người Áo, người sáng lập trường
phái Phân tâm học khi mô tả về mô hình nhân cách và các giá trị nhân cách
hướng tới đã đưa ra các khái niệm cái Tôi, - cái Tôi ý thức và cái Tôi siêu ý
thức.
“Cái Tôi” ý thức được coi là cái có logic, có lý trí, chịu đựng sự ức chế
và điều hành của nhân cách. Chức năng của “cái Tôi” ý thức là kìm hãm
những nhu cầu của “cái Nó” hoặc giúp “cái Nó” biểu hiện các nhu cầu dưới
các hình thức có thể được xã hội chấp nhận.
“Cái Tôi” siêu ý thức hay còn gọi là “Cái siêu Tôi” thể hiện cho một
nhánh đạo đức bao gồm các quy ước, luật lệ, chuẩn mực trong hoạt động hàng
ngày của chúng ta. Chức năng của nó là kiểm soát hành vi theo các chuẩn đối
với con người khi có hành vi xấu, ngăn cấm không cho “cái Tôi” làm những
điều không đúng nhằm thỏa mãn nhu cầu của cái Nó. Có thể nói, thông qua
cái Tôi và cái siêu Tôi, định hướng giá trị nhân cách của cá nhân được thể
hiện. Đặc biệt, cái siêu Tôi có thể hiện sự mong muốn, hướng tới một con
người hoàn thiện, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, một con người lý tưởng
[25,tr.59]
10
A.Maslow nhà tâm lý học người Mỹ (1908 – 1966) đã đưa ra tháp nhu
cầu với 5 bậc nhu cầu khác nhau bao gồm: nhu cầu sinh lý cơ bản, nhu cầu an
toàn, nhu cầu yêu thương, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự khẳng định
bản thân. Qua việc phân loại các nhu cầu theo thứ bậc theo quan điểm của
Maslow ta thấy các nhu cầu bậc cao như nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự
khẳng định bản thân cũng là sự thể hiện định hướng giá trị nhân cách của con
người, trong đó rõ nét nhất là nhu cầu tự khẳng định bản thân – cá nhân muốn
khẳng định cái tôi của mình trước mọi người xung quanh.
Karen Horney, nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa ra thuyết lo lắng xã
hội, theo bà, các cá nhân có sự khác biệt thể hiện ở tính cân bằng của ba loại
định hướng liên nhân cách là: định hướng đến mọi người, định hướng chống
lại mọi người và định hướng xa lánh mọi người. Đồng thời họ cũng có những
cái tôi được lý tưởng hóa khác nhau dẫn đến những hình thức thích ứng khác
nhau đối với sự lo lắng cơ bản. Theo bà, các cơ chế tự vệ làm cản trở sự bừng
hiểu, nhưng việc nghiên cứu cái tôi lại có thể đưa đến kết quả. Như vậy, trong
học thuyết của mình, Karen Horney đã nghiên cứu định hướng giá trị của cá
nhân thông qua việc nghiên cứu sự khác nhau ở tính chất cân bằng của ba loại
định hướng liên nhân cách. Tuy nhiên, học thuyết của bà cũng có những hạn
chế nhất định. Đánh giá thuyết lo lắng của Horney, tác giả Trần Trọng Thủy
cho rằng bằng việc vạch ra tính quy định xã hội – lịch sử của các hình thức
bệnh tâm căn, Horney đã có những đóng góp vào lý luận chung về nhân
cách… Tuy nhiên, bà đã không đề ra các con đường để biến đổi cơ bản cái xã
hội mà bà phê phán, cũng như không chỉ ra được những đặc điểm của các mối
quan hệ xã hội là những nhân tố của sự hình thành nhân cách lành mạnh về
mặt tâm lý [9,tr.15]
Tiếp theo các quan điểm trên, Allport nhà tâm lý học người Mỹ đã đưa
ra khái niệm về “cái Tôi”. Theo ông, cái tôi được phát triển, trải qua các giai
11
đoạn. Các giai đoạn này được chỉ ra nhưng chưa được nghiên cứu một cách
chi tiết. Trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân sẽ hình thành nên những
động cơ mới trên cơ sở cá nhân tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Chiều
hướng phát triển của hành vi lại dựa trên cơ sở “cái tự thân”, “cái cá tính”.
Ông cho rằng “sự tự điều động là cơ chế chủ yếu và duy nhất hình thành các
động cơ mới”. Trong lý thuyết của ông yếu tố xã hội và hoạt động cá nhân
không được đề cập đến.
Như vậy, từ một số các lý thuyết về định hướng giá trị trong nhân cách
trên, có thể thấy được các lý thuyết trên đều quan tâm tìm hiểu các giá trị mà
cái tôi hướng đến. Nói một cách khác, các quan điểm đó chỉ ra cá nhân muốn
thể hiện, muốn khẳng định mình trong các quan hệ xã hội như thế nào, mong
muốn bản thân mình sẽ trở thành con người như thế nào.
- Nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp
Ở Pháp năm 1849 đã xuất bản cuốn sách " Hướng dẫn chọn nghề ". Đầu
thế kỷ XX ở Đức, Mỹ, Anh đã có những tổ chức đầu tiên là phòng tư vấn chỉ
dẫn cho thanh niên tìm việc làm. Đến các phòng này thanh niên học sinh được
tư vấn về việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của họ. Ngoài ra các nước
phương Tây như Bỉ, áo cũng đã có sự quan tâm rất lớn đến lĩnh vực định
hướng giá trị nghề nghiệp như khuynh hướng nghề nghiệp của thanh niên
trong nhà trường; công tác tư vấn nghề nghiệp, trưng cầu ý kiến của phụ
huynh học sinh; các nhà giáo dục nói chuyện với học sinh cuối khoá để làm
trung gian trong việc xác định công việc cho học sinh tốt nghiệp…
Năm 1977 - 1978, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanh niên
Bungari, trong công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức cho thanh
niên cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề định hướng giá trị cho thanh niên cũng
như so sánh sự khác biệt giữa thang giá trị của thanh niên hiện nay với thế hệ
cha ông trước đó.
12
Năm 1983, Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phòng
nghiên cứu thanh niên, lấy mẫu chung thanh niên ở lứa tuổi 18-24 của 11
nước như: Nhật, Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Nam Tư,
Philipin, Hàn Quốc, Braxin… , còn viện khảo sát xã hội Châu Âu (EVS) điều
tra thanh niên lứa tuổi từ 15 - 25 ở 10 nước Châu Âu: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia,
Đức, Lucxambua, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hy Lạp. Mục đích chung của cả
hai cuộc điều tra đều đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng gía trị nghề
nghiệp của thanh niên, nhằm chuẩn bị cho họ sẵn sàng bước vào cuộc sống .
Trong những năm trở lại đây, các nước Châu Á và Đông Nam Á đã có
nhiều cuộc hội thảo, tập huấn về vấn đề nghiên cứu gía trị và giáo dục giá trị ,
nhiều tài liệu về giáo dục giá trị của các nước được công bố như" Chương
trình giáo dục cho người Philipin ", 1988 và tập tài liệu " giá trị trong hành
động " của trung tâm canh tân và công nghệ giáo dục thuộc tổ chức bộ trưởng
giáo dục Đông Nam Á, xuất bản 1992.Tài liệu này đã trình bày quan điểm,
mục tiêu, chương trình và cách đưa giáo dục giá trị vào nhà trường và cộng
đồng của các nước Indonesia, Philipin, Singapo, Malaysia, Thái Lan .
Từ các công trình nghiên cứu về định hướng giá trị nghề nghiệp trên,
có thể thấy ở các nước công nghiệp phát triển, vai trò và tầm quan trọng của
định hướng giá trị nghề nghiệp luôn đánh giá cao và có sự quan tâm nghiên
cứu đúng mức. Cũng qua đó, có thể thấy được việc tìm hiểu định hướng giá
trị nghề nghiệp của công nhân làm sạch công nghiệp sẽ có giá trị thực tiễn
không nhỏ trong việc định hướng nghề nghiệp cho người lao động.
1.1.2. Các nghiên cứu về giá trị và định hướng giá trị ở Việt Nam:
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
giá trị, định hướng giá trị, có thể kể đến một số công trình như:
13
Các tác giả Nguyễn Văn Thạc, Mạc Văn Trang, Nguyễn Quang Uẩn
trong Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX-07-04 (1995) đã đề
cập đến vấn đề giá trị, giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp và giáo dục giá trị
của học sinh, sinh viên, công nhân viên chức và một số các nhà doanh nghiệp.
Đề tài khoa học cấp nhà nước KX- 07 - 10- 1993 ," giá trị - định hướng
giá trị sự biến đổi định hướng giá trị của con người Việt Nam hiện nay " do
Thái Duy Tuyên cùng một số tác giả đã bàn đến vấn đề giá trị, định hướng giá
trị và những thay đổi cơ bản trong hệ thống giá trị của con người Việt Nam
hiện nay.
Cũng trong chương trình khoa học cấp nhà nước do G.S - T.S - Phạm
Minh Hạc làm chủ nhiệm nghiên cứu đề tài KX-07 " Con người Việt Nam ,
mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội " tổ chức tại Hà Nội
tháng 7/1994 đã đề cập đến vấn đề giá trị và định hướng giá trị của con người
Việt Nam hiện nay.
Tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn sách “Tìm hiểu định hướng giá trị
nghề nghiệp của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” (Hà
Nội, 1994) đã chỉ ra những khái niệm cơ bản như giá trị, định hướng giá trị…
Từ những khái niệm cơ bản này, tác giả đưa ra hệ thống giá trị ở Việt Nam
cũng như xu hướng biến đổi hệ thống giá trị này. Trong cuốn sách này, tác giả
cũng đã làm rõ định hướng giá trị của thanh niên trong vấn đề nghề nghiệp,
việc làm như: nghề nghiệp, việc làm là mối quan tâm hàng đầu, giá trị quan
trọng của thanh niên hiện nay; thanh niên có xu hướng chọn những nghề vừa
dễ tìm việc làm, vừa có thu nhập cao, họ quan tâm đến việc làm nhiều hơn là
chọn nghề mình hứng thú [14,tr.36]
Cũng trong chương trình KX – 07 – 04, tác giả Nguyễn Quang Uẩn tiến
hành nghiên cứu đề tài “ Những đặc trưng và xu thế phát triển nhân cách của
con người Việt Nam trong sự phát triển kinh tế xã hội”. Đề tài tập trung làm
14
rõ 3 khía cạnh trong nhân cách con người Việt Nam: Định hướng giá trị nhân
cách; tiềm năng, khả năng của nhân cách; phẩm chất, hành vi, nếp sống thói
quen của nhân cách. Mục đích tiếp cận định hướng giá trị là tìm ra những nét
đặc trưng và xu hướng lựa chọn giá trị của các nhóm xã hội trong điều kiện
hiện nay. Đề tài đã nghiên cứu những giá trị chung, giá trị nhân cách, giá trị
nghề nghiệp, giá trị truyền thống và hiện đại của nhóm học sinh, sinh viên,
thanh niên nông thôn, công nhân viên chức…ở các địa bàn đại diện trên cả
nước.
Năm 2003, tác giả Đặng Cảnh Khanh đã tập trung phân tích các giá trị
truyền thống của thanh niên Việt Nam, trong đó tác giả tập trung nhấn mạnh
vào vai trò của gia đình đối với việc giáo dục giá trị truyền thống. Đề tài đã
tập trung đi sâu nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình cùng những mối quan
hệ của nó từ truyền thống tới hiện đại. Qua đó, tác giả cũng làm rõ sự biến đổi
của gia đình và những chuẩn mực của gia đình dưới tác động của sự thay đổi
các điều kiện kinh tế - xã hội. [7]
Bên cạnh các công trình nghiên cứu kể trên, vấn đề giá trị và định
hướng giá trị còn được nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu trong các luận văn,
luận án tiến sĩ. Tác giả Nguyễn Thị Khoa trong luận án “Định hướng giá trị
chất lượng cuộc sống của gia đình nữ trí thức hiện nay” đã khảo sát 125 nữ trí
thức đang làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu nhằm phân tích
thực trạng hệ thống định hướng giá trị về chất lượng cuộc sống gia đình của
nữ trí thức Việt Nam hiện nay, so sánh sự khác nhau trong hệ thống định
hướng giá trị theo độ tuổi và lĩnh vực khoa học. [8]
Năm 1998, Lê Quang Sơn đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề
tài “Những đặc trưng tâm lý của định hướng giá trị cả thanh niên Việt Nam
hiện đại”. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã xem định hướng giá trị như
là những thái độ của nhân cách đối với bản thân và thế giới trong quá khứ,
15
hiện tại và tương lai được cấu trúc lại trong các thể nghiệm và biểu tượng của
nhân cách. Hệ thống thái độ này được cấu trúc thành 5 nhóm:
- Thái độ đối với cái Tôi – tên gọi – thân thể, tên được coi là một yếu tố
quan trọng trong cấu trúc tự ý thức đối với thân thể của mình.
- Thái độ đối với sự công nhận từ phía xã hội.
- Thái độ đối với cái tôi giới tính (sự đồng nhất về mặt giới tính)
- Thái độ đối với quyền lợi và nghĩa vụ của mình
- Thời gian tâm lý (quá khứ, hiện tại và tương lai).
Những cấu trúc này tạo nên cốt lõi của tự ý thức, là cái chung cho
toàn xã hội loài người bất kể dân tộc, thời đại, trình độ phát triển do đó có thể
dùng làm mô hình nghiên cứu định hướng giá trị trong tiến trình phát triển
lịch sử của một dân tộc, cộng đồng hay nghiên cứu xuyên văn hóa.
Năm 2001, tác giả Đỗ Ngọc Hà trong luận án tiến sĩ “Định hướng giá
trị của thanh niên sinh viên hiện nay” đã tìm hiểu định hướng giá trị của thanh
niên sinh viên về bản chất của cuộc sống, về hoạt động lao động… Từ những
nội dung nghiên cứu này, tác giả luận án đưa ra một số phương án giáo dục
giá trị cho thanh niên sinh viên cũng như các nguyên tắc, nhiệm vụ cụ thể
trong giáo dục giá trị cho thanh niên, sinh viên.
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Mai Lan hoàn thành luận án tiến sĩ
“Định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông”. Trong đề
tài nghiên cứu này, tác giả Nguyễn Thị Mai Lan đã tìm hiểu thực trạng định
hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông thể hiện trong động
cơ, thái độ, hành động học tập. Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng định hướng
giá trị nhân cách, tác giả cũng đã tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến định
hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu
cho thấy định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông bị chi
phối và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như giáo dục, gia đình,
16
bạn bè, quan điểm sống, nhận thức, xã hội…trong đó, yếu tố gia đình có ảnh
hưởng nhiều nhất đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học
phổ thông.
Như vậy, qua một số công trình nghiên cứu kể trên, có thể thấy đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đến vấn đề giá trị, định hướng giá trị
nghề nghiệp ở các nhóm khách thể khách nhau, tuy nhiên các công trình
nghiên cứu này chưa tìm hiểu về định hướng giá trị nghề nghiệp ở nhóm
khách thể là công nhân lao động. Vì thế đề tài nghiên cứu “Đặc điểm định
hướng giá trị nghề nghiệp của Công nhân lao động phổ thông tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Hoàn Mỹ” sẽ góp phần không nhỏ trong việc định hướng
giới thiệu việc làm cho người lao động, người làm công tác quản lý nhân sự
trong các Công ty, tổ chức và hoàn thiện lý luận về định hướng giá trị nghề
nghiệp ở người lao động.
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm giá trị
a. Định nghĩa giá trị
Trong tiếng Anh, có hai thuật ngữ tương đương với khái niệm giá trị là
“value” và “worth”. Value là giá trị, ý nghĩa, giá cả; còn worth vừa có nghĩa
là giá trị, giá cả, ý nghĩa vừa có nghĩa là phẩm giá, phẩm chất.
Những hiểu biết ban đầu về giá trị và giá trị học ( hay còn gọi là lý luận
về giá trị ) có từ thời xa xưa, gắn liền với triết học. Cuối thế kỷ XIX, giá trị
học mới được tách ra thành một khoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được
dùng như một khái niệm khoa học.
Từ điển bách khoa toàn thư Xô Viết định nghĩa về giá trị như sau: “Giá trị
là sự khẳng định hoặc phủ định ý nghĩa của các đối tượng thuộc thế giới
chung quanh đối với con người, nhóm hoặc toàn bộ xã hội nói chung. Giá trị
được xác định không phải bởi bản thân các thuộc tính tự nhiên, mà là bởi tính
17
chất cuốn hút của các thuộc tính ấy vào phạm vi và hoạt động sống của con
người, phạm vi các hứng thú và nhu cầu, các mối quan hệ xã hội, các phương
thức và chuẩn mực đánh giá ý nghĩa nói trên được biểu hiện trong các nguyên
tắc và chuẩn mực đạo đức, trong lý tưởng, tâm thế và mục đích ”
[
14,tr.1462]
Từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa là:"Cái gì làm cho một vật có
ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về một mặt nào đó; tác dụng, hiệu lực; lao
động xã hội… kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ; số đo của một đại lượng ".
Như vậy, ngay trong các cuốn từ điển, khái niệm giá trị cũng được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau, với nhiều nghĩa khác nhau. Tùy những khía cạnh,
góc độ khác nhau mà khi sử dụng, người ta dùng nghĩa này hoặc nghĩa kia
của cùng một khái niệm giá trị [16,tr.23]
Trong cuốn Từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng: Giá trị là
phạm trù triết học, xã hội học, tâm lý học thể hiện những gì có ích, có ý nghĩa
của sự vật hiện tượng, hiện tượng tự nhiên hay xã hội có khả năng thỏa mãn
nhu cầu và phục vụ lợi ích của con người [01,tr.161]
J.H.Fichter, nhà xã hội học người Mỹ đưa ra định nghĩa về giá trị như
sau: “Tất cả cái gì có lợi ích, đáng ham chuộng, đáng kính phục đối với cá
nhân hoặc đối với xã hội đều có một giá trị” [23,tr.36]
Khác với các quan điểm trên, xuất phát từ thực tiễn, từ quan điểm lao
động, chủ nghĩa Mác-Lênin đặc biệt nhấn mạnh bản chất xã hội - thực tiễn,
tính lịch sử và tính nhận thức được của giá trị, của các lý tưởng, các chuẩn
mực của đời sống con người. Chủ nghĩa Mác-Lênin còn coi giá trị không
phải là chính cũng không phải là ý niệm về vật chất hay chuẩn mực chủ quan
về sự vật lý tưởng, mà là ý nghĩa hiện thực của sự vật đối với con người và
mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng. Giá trị
xuất hiện khi sự vật tham gia vào các quan hệ thực tiễn của con người, trở
18
thành bộ phận trong cấu trúc hoạt động về giao lưu, biểu hiện cường độ của
nó trong việc gây ra ở chủ thể hoạt động với những thái độ nhất định.
Tác giả Phạm Mịnh Hạc trong cuốn “Nghiên cứu con người và nguồn
nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cho rằng giá trị được hiểu ở 3
khía cạnh: 1. Giá trị là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người, nhóm
người, cộng đồng dân tộc và loài người làm ra, 2. Giá trị là phẩm giá, phẩm
chất của con người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc và loài người; 3. Giá trị
là biểu hiện mối quan hệ của con người dưới góc độ lợi ích, đánh giá đối với
tồn tại xung quanh [3,tr.133]
Trong cuốn sách “Tìm hiểu định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam
trong điều kiện kinh tế thị trường”, tác giả Thái Duy Tuyên trên cơ sở khái
quát một số định nghĩa, cách hiểu khác nhau về giá trị đã đưa ra nhận xét: “Về
bản chất, toàn bộ đối tượng của các hoạt động người, các dạng quan hệ xã hội
và các hiện tượng tự nhiên tham gia vào các hoạt động người,… đều được
xem là giá trị vật chất hay tinh thần, được đánh giá: Thiện hay ác, chân hay
giả, đẹp hay xấu, được phép hay cấm kị, chính đáng hay bất minh…. Giá trị
có mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những thực thể hay hiện
tượng tự nhiên, những mối quan hệ xã hội và tất cả những gì tạo ra giá trị.
Còn mặt chủ quan là quan điểm, thái độ, chuẩn mực cũng như phương thức và
quy trình đánh giá của xã hội, của các nhóm xã hội hoặc cá nhân”. [14,tr.3]
Tác giả Lê Đức Phúc cho rằng “giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập
thể và cá nhân, phản ánh mối quan hệ chủ thể và khách thể được đánh giá
xuất phát từ điều kiện lịch sử, xã hội thực tế và phụ thuộc vào trình độ phát
triển nhân cách. Khi đã được nhận thức, đánh giá, lựa chọn, giá trị trở nên
động lực thúc đẩy con người theo một xu hướng nhất định [11,tr.13]
19
Các tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc, Mặc Văn Trang lại cho
rằng trên cơ sở tìm hiểu khái niệm giá trị, đã đưa ra một số quan điểm về giá
trị như sau:
- Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có giá trị, dù nó là vật thể hay
là tư tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, người ta cần đến nó như một
nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ”
- Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của bản thân sự vật hiện
tượng với cái gọi là giá trị của sự vật hiện tượng tồn tại, không tồn tại vào xu
hướng nói chung và nhu cầu nói riêng của con người . Còn giá trị chỉ có thể
tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người. Tuỳ theo việc con người
có hay không có nhu cầu nào đó mà một sự vật hay hiện tượng đối với con
người là có hay không có gía trị.
- Giá trị luôn mang tính khách quan - nghĩa là sự vật xuất hiện, tồn tại
hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con người là
chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mà nó phụ thuộc vào sự xuất
hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người, không phải do ý
thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn trong đó con người sống và
hoạt động.
- Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và
yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật hiện tượng mang giá
trị, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể. [16,tr.32]
Từ những nghiên cứu trên về giá trị có thể nhận thấy giá trị là một trong
những khái niệm cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu bởi
tầm quan trọng của nó trong sự phát triển nhân cách con người. Giá trị là cái
có lợi ích, có ý nghĩa đối với không chỉ cá nhân mà cả với tập thể, xã hội. Giá
trị được hình thành trong điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể phụ thuộc vào trình
20
độ phát triển nhân cách của cá nhân được xã hội thừa nhận. Giá trị là động cơ
và mục đích của hoạt động; nó chi phối cả nhân sinh quan, lý tưởng của mỗi
người thúc đẩy họ phát triển theo một xu hướng nhất định. Có thể nói, giá trị
là một phạm trù có vị trí quan trọng trong nhân cách mỗi người. Từ cơ sở
phân tích và kế thừa các quan điểm đã nêu, chúng tôi đồng tình với định nghĩa
về giá trị như sau:
Giá trị là cái có ý nghĩa đối với xã hội, tập thể và cá nhân, phản ánh
mối quan hệ chủ thể - khách thể, được đánh giá xuất phát từ điều kiện lịch sử,
xã hội thực tế phụ thuộc vào trình độ phát triển nhân cách. Khi đã được nhận
thức, đánh giá lựa chọn, giá trị trở nên động lực thúc đẩy con người theo một
xu hướng nhất định [17,tr.25]
b. Phân loại giá trị
Hiện nay có nhiều cách phân loại khác nhau về giá trị. Tùy theo mục
đích, tiêu chuẩn đánh giá, người ta phân chia thành các nhóm giá trị khác
nhau.
- Các phân loại phổ biến nhất hiện nay là chia giá trị thành hai loại: giá
trị vật chất và giá trị tinh thần. Các tiêu chuẩn khách quan để phân biệt hai
loại hình này là ở chỗ người ta xem xét sự vật, hiện tượng thỏa mãn nhu cầu
vật chất hay nhu cầu tinh thần của con người.
Trong các giá trị vật chất, người ta phân biệt giá trị sử dụng với giá trị
kinh tế, nghĩa là phân biệt cái có ích và cái bán được trên thị trường. Trong
các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị sau: giá trị
khoa học hay còn gọi là giá trị nhận thức, giá trị chính trị, giá trị pháp luật,
giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị tôn giáo…
- Theo nguyên tắc tư tưởng có các giá trị bình thường thực dụng và các
giá trị cấp cao: Giá trị vô sản (cộng sản) và giá trị tư sản; giá trị tự thân
21
(không nhận thức được) và giá trị hiện thực; giá trị cá nhân (tự trị, khép kín)
và giá trị xã hội; giá trị toàn cầu và giá trị dân tộc, giá trị đạo đức và giá trị
thực dụng …
- Theo các lĩnh vực hoạt động thực tiễn, các giá trị được phân chia trên
cơ sở quan hệ giá trị của con người trong các lĩnh vực khác nhau. Người ta
thường phân biệt: giá trị kinh tế, giá trị đạo đức, giá trị văn hoá, giá trị thẩm
mỹ, giá trị nhân văn, giá trị chính trị, giá trị pháp luật…
- Từ thời cổ đại, loài người đã đưa ra hệ thống giá trị Chân, Thiện, Mỹ
mà đến nay vẫn được coi là hệ thống giá trị phổ quát ở khắp mọi nơi.
- Ngày nay, người ta còn đưa ra một hệ thống các giá trị theo tầng bậc
của cộng đồng: từ các giá trị nhân loại, của một dân tộc, của một giai cấp…
cho đến các giá trị của một con người. Trong đó, có thể lấy các giá trị có ý
nghĩa đối với toàn xã hội loài người như hòa bình, hội nhập làm giá trị bao
trùm, có khi lại lấy giá trị có ý nghĩa trước hết cho từng cá thể như sự tồn tại
và phát triển của từng con người làm giá trị căn bản, hoặc lấy giá trị của một
giai cấp làm giá trị có ý nghĩa chị đạo. UNESCO coi hệ thống giá trị gồm có 4
nhóm:
Nhóm một là các giá trị cốt lõi như hòa bình, tự do, việc làm, gia đình,
sức khỏe, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự
lập, nghề nghiệp, học vấn.
Nhóm hai là các giá trị cơ bản: sáng tạo, tình yêu, chân lý.
Nhóm ba là các giá trị có ý nghĩa: cuộc sống giàu sang và cái đẹp.
Nhóm bốn là các giá trị không đặc trưng: địa vị xã hội [04,tr.23]
- Theo phạm vi, người ta phân biệt giá trị xã hội và giá trị cá nhân, giá
trị quốc tế và giá trị dân tộc.
22
Giá trị xã hội là những giá trị được cả một xã hội, một cộng đồng đông
đảo thừa nhận, chẳng hạn như độc lập, bình đẳng, tự do, gia đình, công lý…
Trong mỗi xã hội luôn tồn tại một hệ giá trị đa dạng, tuy nhiên, đối với mỗi
một con người cụ thể thì chỉ một số trong các giá trị đó là có ý nghĩa, là quan
trọng, nghĩa là có ảnh hưởng chi phối hành vi của họ, đó là giá trị cá nhân.
Như vậy, giá trị cá nhân là giá trị xã hội được cá nhân tiếp nhận.
Giá trị quốc tế là những giá trị chung của nhân loại, được đông đảo các
dân tộc trên thế giới thừa nhận, nghĩa là có ảnh hưởng đến nhiều dân tộc,
nhiều quốc gia, chẳng hạn như hòa bình trên toàn thế giới, an ninh lương thực
toàn cầu… Ngược lại, những giá trị chủ yếu có ý nghĩa đối với một dân tộc,
một quốc gia là giá trị dân tộc.
Các giá trị còn được phân chia thành giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại. Giá trị truyền thống là giá trị được kế thừa từ các giai đoạn lịch sử trước,
từ thế hệ trước, chẳng hạn như gia đình, nhân nghĩa, công, dung, ngôn, hạnh
là những giá trị truyền thống của xã hội phương Đông. Giá trị hiện đại là
những giá trị mới xuất hiện trong xã hội, thường là được tiếp nhận từ các nền
văn hóa khác cùng thời do kết quả của quá trình giao lưu, hội nhập. [9,tr.22]
Nhìn chung việc phân loại giá trị hết sức đa dạng và phong phú tùy
theo mục đích nghiên cứu nên người ta phân chia giá trị theo các cách khác
nhau, vì vậy, có thể nói các cách phân loại chỉ mang tính chất tương đối.
c.Vai trò của giá trị
Giá trị có một số vai trò cơ bản sau:
- Giá trị có tác dụng như sự định hướng tới mục tiêu, thúc đẩy và điều
chỉnh hành động của con người nhằm đạt tới những mục tiêu đó.
23
- Giá trị là cơ sở của việc đánh giá thái độ, hành vi nào đúng và nên có,
hành vi nào sai và không nên có. Sự thống nhất, ổn định về tâm lý, đạo đức,
tinh thần của cá nhân và xã hội được chỉ đạo bởi các giá trị. Nó là thang bậc,
chuẩn hành vi để các thành viên xã hội so sánh, đối chiếu, phân biệt được
những hành động và suy nghĩ tốt đẹp, tích cực hoặc tiêu cực, sai lệch.
- Các giá trị góp phần hình thành ý thức, thái độ và sức mạnh dư luận
của đạo dức để đối phó với những hành vi đi ngược lại lợi ích xã hội.
- Các giá trị có vai trò quan trọng với sự phát triển nhân cách của con
người. Theo G.Angyris, mọi cá nhân đều luôn có nhu cầu, khát vọng vươn tới
những giá trị mới.
Đối với mỗi con người, (cá nhân – nhân cách), giá trị có hai chức năng
cơ bản sau:
+ Là cơ sở cho việc hình thành và duy trì những định hướng giá trị
trong ý thức của con người, cho phép cá nhân giữ một lập trường xác định,
bày tỏ quan điểm của mình, đánh giá và phê phán. Các giá trị là một bộ phận
của ý thức mà thiếu đó thì không thể có nhân cách được.
+ Thúc đẩy hành vi, hoạt động của con người bởi sự định hướng của con
người trong thế giới xung quanh và nguyện vọng đạt được các mục đích riêng
lẻ của họ đều được đối chiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc nhân cách [9,
tr.9]
d. Hệ giá trị, thang giá trị và thước đo giá trị
Giá trị nói chung và định hướng giá trị nghề nghiệp nói riêng là một tổ
hợp các thuộc tính tâm lý phức tạp, thể hiện ở nhiều khía cạnh tâm lý khác
nhau. Để có thể hiểu sâu về các giá trị, định hướng giá trị nghề nghiệp, việc