Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Động cơ của người già vào sống trong một số trung tâm nuôi dưỡng trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 137 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC


NGUYỄN ĐẮC TUÂN




ĐỘNG CƠ CỦA NGƯỜI GIÀ VÀO SỐNG TRONG MỘT SỐ
TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KHANH




HÀ NỘI – 2009




2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC


NGUYỄN ĐẮC TUÂN



ĐỘNG CƠ CỦA NGƯỜI GIÀ VÀO SỐNG TRONG MỘT SỐ
TRUNG TÂM NUÔI DƯỠNG NGƯỜI GIÀ
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60.31.80





LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KHANH




HÀ NỘI – 2009


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI Error! Bookmark not
defined.
1. Động cơ hoạt động 9
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ hoạt động trong tâm lý học 9
1.2. Một số vấn đề lý luận về động cơ hoạt động trong tâm lý học 16
1.2.1. Định nghĩa động cơ 16
1.2.2. Định nghĩa động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già. 18
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến động cơ vào sống trong trung tâm
nuôi dưỡng người già của người già 18
1.2.4. Những đặc điểm nổi bật của động cơ hoạt động 22
1.2.5. Những mặt biểu hiện của động cơ hoạt động 24
1.2.6. Mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ, giữa động cơ và xúc cảm 27
1.2.7. Cấu trúc của động cơ hoạt động 28
2. Người già 32
2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về người già 32
2.2. Một số vấn đề lý luận liên quan dến người già 40
2.2.1. Định nghĩa người già 40
2.2.2. Vai trò của người già trong đời sống gia đình và xã hội. 43
2.2.3. Một số đặc điểm phát triển về mặt sinh học của người già 45
2.2.4. Một số đặc điểm phát triển về mặt tâm lý của người già 47
2.2.5. Định nghĩa trung tâm nuôi dưỡng người già 54
Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 56
1. Khách thể và phạm vi nghiên cứu 56

1.1. Khách thể nghiên cứu 56
1.2. Phạm vi nghiên cứu 56
2. Tổ chức nghiên cứu 56
3. Phương pháp nghiên cứu 57
3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 57
3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ankét) 58

4
3.3. Phương pháp chuyên gia 59
3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân 60
3.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (chân dung) 61
3.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 61
4. Tình hình hoạt động của 05 trung tâm nuôi dưỡng người già trên địa
bàn Hà Nội. 62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
1. Thực trạng động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già
của người già. 63
1.1. Động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già của người
già biểu hiện mặt nhận thức 63
1.2. Động cơ vào sống trung tâm nuôi dưỡng người già của người già
biểu hiện mặt xúc cảm – tình cảm. 72
1.3. §ộng cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già của người
già biểu hiện mặt hành vi. 77
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ vào sống trong trung tâm nuôi
dưỡng người già của người già. 86
2.1. Yếu tố giá trị cuộc sống của người già 86
2.2. Yếu tố sự quan tâm chăm sóc của con cháu đối với người già. 94
3. Kết quả nghiên cứu một số trường cụ thể 101
3.1. Phân tích trường hợp cụ ông Đ.N.K. 101
3.1.1. Một số thông tin chung 101

3.1.2. Cụ Đ.N.K nói về động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng
người già của mình 102
3.2. Phân tích trường hợp Cụ bà Đ.T.Tr 104
3.2.1. Một số thông tin chung 104
3.2.2. Cụ bà Đ.T.Tr nói về động cơ vào sống trong trung tâm nuôi
dưỡng người già của mình. 104
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 107
Kết luận 107
Kiến nghị: 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111

5
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước, nhiều người già vẫn đang
phát huy trí tuệ, kinh nghiệm khả năng và uy tín của mình để tham gia các chương
trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, sáng tạo trên các lĩnh vực khoa
học kỹ thuật, xã hội…, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn an ninh chính trị, làm
giàu cho gia đình và xã hội. Thể hiện tinh thần tuổi cao chí càng cao.
Người già là lực lượng trung kiên, chống tiêu cực, chống tham nhũng,
bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống mà dân tộc đã
tạo dựng trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Nhân dân ta vốn có truyền thống và nếp sống văn hoá tốt đẹp: Kính
trọng cha mẹ, ông bà và những người cao tuổi. Tôn vinh, chăm sóc người già và
phát huy vai trò, khả năng của họ, điều đó thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam: “Uống nước nhớ nguồn”, “Kính lão đắc thọ”, “Kính già, già để tuổi
cho”; đồng thời thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta, thể hiện tư tưởng của Nhà
nước về phát huy mọi nguồn nhân lực nội sinh của dân tộc, trong sự nghiệp công

nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.
Sức khoẻ và những trạng thái tâm lý của người già không chỉ phụ thuộc
vào chính bản thân họ, mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào
thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng biết ơn
của xã hội, của các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với
người già. Tiếc rằng trong lĩnh vực này hiện nay đang có những vấn đề chưa
tốt. Cuộc sống công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nền kinh tế thị trường đang đặt
ra những vấn đề không chỉ có tính chất quốc gia mà còn ở phạm vi toàn cầu

6
trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng người già. Đây là một vấn đề lớn, là trách
nhiệm của toàn xã hội và của từng dòng họ, gia đình, từng người cụ thể. Trình
độ văn minh và tính nhân bản của chế độ xã hội được biểu hiện sinh động và
cụ thể khi người ta nhìn vào niềm vui, niềm hạnh phúc của người già.
Trước khi bước vào thời kỳ nghỉ ngơi phần lớn người già đã tham gia
vào các lĩnh vực hoạt động lao động khác nhau, có nhiều người đã từng giữ
các chức vụ, vị trí cao trong các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội. Có thể nói
trước khi được nghỉ ngơi, người già đã có một quá trình gần cả cuộc đời cống
hiến sức lực của mình để phục vụ đất nước. Khi bước vào giai đoạn được nghỉ
ngơi họ phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau như: “Mất quyền lực”, môi
trường hoạt động, các mối quan hệ xã hội, bạn bè bị thu hẹp, sức khoẻ giảm
sút, thu nhập giảm sút.
Điều đó không khỏi gây nên sự mất cân bằng trong tâm lý của họ.
Trong bối cảnh đó thông thường người già hy vọng lập lại sự cân bằng tâm lý
bằng cách trở về quê hương bản quán sống quây quần cùng con cháu, bên
cạnh những bạn bè từ khi còn để chỏm, chăm sóc mồ mả tổ tiên …Tuy nhiên,
ngày nay trong bối cảnh mới của nền kinh tế thị trường nhiều người già lại
quyết định không sống cùng con cháu trong quãng đời còn lại của mình mà lại
vào sống tại các trung tâm nuôi dưỡng dành cho người già. Động cơ nào đã

thúc đẩy họ đi đến quyết định như vậy?
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng tôi chọn vấn đề:
“Động cơ của người già vào sống trong một số trung tâm nuôi dưỡng
người già trên địa bàn Hà Nội”, làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu thực trạng động cơ của người già vào sống trong trung tâm nuôi
dưỡng người già, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ này ở họ, trên cơ

7
sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện đời sống tinh thần của
người già tại một số trung tâm nuôi dưỡng họ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
3.2. Khảo sát, điều tra thực trạng động cơ thúc đẩy người già vào sống
trong trung tâm nuôi dưỡng người già.
3.3. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ của người già vào
sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già.
3.4. Đề xuất một số kiến nghị, nhằm cải thiện đời sống tinh thần của
người già tại trung tâm nuôi dưỡng họ.
4. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Động cơ của người già vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Đối với khách thể là người già:
Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi nghiên cứu:
- Bằng phương pháp điều tra 110 người già đang sống trong 05
trung tâm nuôi dưỡng người già trên địa bàn Hà Nội
- Phỏng vấn sâu cá nhân 12 người già
- Nghiên cứu 02 trường hợp người già điển hình.
Liên quan đến giả thuyết nghiên cứu của mình, chúng tôi quyết định chỉ

nghiên cứu những cụ đang còn con cháu. Các cụ trong độ tuổi từ 60 trở lên
(chúng tôi chỉ nghiên cứu những cụ vẫn còn tương đối khoẻ mạnh và có khả
năng giao tiếp bình thường)
- Đối với khách thể là cán bộ nhân viên làm việc trong các trung tâm
nuôi dưỡng người già: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 04 cán bộ nhân
viên đang trực tiếp làm việc trong các trung tâm nuôi dưỡng.

8
- Đối với khách thể là con cháu đang có người già sống trong trung tâm
nuôi dưỡng: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 02 người.
4.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung tìm hiểu động cơ thúc đẩy người già vào sống
trong trung tâm nuôi dưỡng người già và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ này.
- Về địa bàn nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 5 trung tâm
nuôi dưỡng người già trên địa bàn Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài
Động cơ thúc đẩy người già vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng
người già là rất đa dạng mỗi cụ một khác, song động cơ phổ biến nhất ở nhiều
người già là mối quan hệ giữa các cụ với con cháu không được tốt đẹp như
mong muốn của các cụ.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương
pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.3. Phương pháp chuyên gia
6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (chân dung)
6.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học







9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
1. Động cơ hoạt động
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ hoạt động trong tâm lý học
Động cơ là một hiện tượng tâm lý hết sức phức tạp, giữ một vai trò rất
quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống tâm lý con người. Hiện tượng tâm
lý này đã có khá nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Ngay từ rất sớm các nhà tâm lý học Phương Tây đã quan tâm nghiên
cứu những yếu tố thúc đẩy hành vi của con người, do đó đã có nhiều công
trình khác nhau nghiên cứu về động cơ.
Trường phái Phân tâm học, các tác giả đã đề cập tới động lực của
hành vi con người mà họ cho rằng đó là hành vi cơ bản của hành vi con
người: Người sáng lập ra trường phái này là S.Freud (1856 – 1939) bác sĩ tâm
thần người Áo. Trường phái này đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố bản năng,
coi đó là động lực cơ bản của hành vi con người. S.Freud đã khẳng định:
“Libido” là căn nguyên cội nguồn của mọi hành vi con người, ông khẳng định
yếu tố bản năng, mà hơn hết đó là bản năng tính dục, là cội nguồn căn bản nhất
thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Bên cạnh đó ông cho rằng: Trong đời
sống tâm lý con người, không phải hành vi ý thức là chủ yếu và cơ bản mà
hành vi vô thức mới chiếm vị trí trung tâm và có vai trò quyết định đến đời
sống tâm lý của con người. Ông đã dùng hình ảnh tảng băng trôi để ví hai tầng
bậc ý thức và vô thức của đời sống tâm lý con người, phần nổi trên mặt nước ta

nhìn thấy chiếm phần rất nhỏ của toàn bộ tảng băng được Freud ví là tầng ý
thức, phần chìm trong nước là phần lớn nhất nó quy định trọng tâm phương
hướng vận động của toàn bộ tảng băng trôi được ông ví là vô thức, phần giáp
ranh giữa ý thức và vô thức là phần tiềm thức (tiền ý thức). [8, tr 60 - 88]

10
Trong khi đó A.Adler (1870 – 1937) đã đưa ra quan niệm của mình về
yếu tố cơ bản thúc đẩy hành vi của con người, không phải là yếu tố bản năng
tình dục như quan niệm của trường phái Phân tâm học cổ điển mà là yếu tố
quyền lực. Nếu Phân tâm học cổ điển miêu tả con người như nạn nhân của bản
năng và xung đột, buộc phải chịu đựng những điều bất hạnh của sức mạnh sinh
học và những trải nghiệm thời thơ ấu như một định mệnh. Thì A.Adler coi cá
nhân trước hết là một thực thể xã hội ý thức chứ không phải là vô thức, ý thức
nằm ở cốt lõi của nhân cách, mỗi chúng ta tự tham gia tạo dựng lên chính bản
thân chúng ta và định hướng cho tương lai một cách tích cực.
Theo A.Adler động lực cơ bản của hành vi con người là ý chí quyền
lực, ý chí hùng mạnh, nhưng đối với ông, “Ý chí quyền lực”, lại được xem
như một năng lực bẩm sinh, một sức mạnh bản năng. Nên quan niệm này về
động lực của hành vi con người không khác gì mấy so với quan niệm của
Freud. [8, tr 88, 89]
Bên cạnh những quan điểm nêu trên, còn có những quan điểm khác nhau
của: Karen Honey, Erich Fromm về động cơ thúc đẩy hành vi của con người,
những quan điểm này đã chú ý tới sự ảnh hưởng của xã hội đối với hành vi của
con người, nhưng trong cách giải thích của họ yếu tố bản năng vẫn được coi là
yếu tố giữ vai trò chính đối với sự thúc đẩy hành vi của con người.
* Tóm lại: Phân tâm học đã xem xét vấn đề động cơ dưới góc độ sinh
vật thuần túy mà chưa chú ý đến bản chất xã hội của nó, họ đặc biệt chú ý đến
bản năng, nhất là bản năng tình dục là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy hành vi con
người. Do đó họ đã dành vai trò quyết định đời sống tâm lý con người là vô
thức, nên toàn bộ hệ thống động cơ của con người đều có bản chất là bản

năng vô thức.
Còn đối với các nhà tâm lý học hành vi: Gạt thế giới nội tâm ra khỏi
đối tượng nghiên cứu của tâm lý học, Watson và Skinner (những đại biểu xuất

11
sắc của tâm lý học hành vi), về nguyên tắc, không nghiên cứu động cơ hoạt
động của con người. Các tác giả chỉ tập trung nghiên cứu hành vi có thể trực
tiếp quan sát. Để giải thích hành vi và cái đã gây ra hành vi chỉ cần kiểm soát
được những tác nhân kích thích vào cơ thể và quan sát kỹ các hành vi mà cá
nhân đó thể hiện ra là đủ. Nên nhiệm vụ của tâm lý học hành vi dự báo và
điều khiển hành vi, là những cái có thể trực tiếp quan sát, đo đạc, lượng hoá
theo các phương pháp của khoa học tự nhiên chứ không phải là những quá
trình tâm lý bên trong như ý thức, vô thức, động cơ…vv. [8, tr 95 - 108]
Trong các nghiên cứu của mình Albert Bandura không chỉ quan tâm
đến những kích thích bên ngoài mà còn đề cập đến các hoạt động nhận thức
nội tại là yếu tố có thể làm phát sinh hoạt động, những ý nghĩ có thể có trong
tương lai có thể thúc đẩy con người hành động, do đó trong mỗi một hoạt
động con người thường tự đặt ra cho mình mục tiêu để vươn tới. Mỗi khi
hành động của mình đạt được mục tiêu tự đề ra hay thất bại trong khi thực
hiện mục tiêu đó người ta tự thưởng hoặc phạt chính mình, nó trở thành
phương pháp điều chỉnh hành vi của chính chúng ta. Bên cạnh đó tác giả còn
cho rằng: Hành vi của chính chúng ta trong quá khứ có thể trở thành điểm
tham chiếu trong việc đánh giá hành vi hiện tại, đồng thời là động cơ thực
hiện tốt những hoạt động trong tương lai.
Ở đây tác giả đề cập đến tính hiệu quả của hành động, chính là phụ thuộc
vào niềm tin của cá nhân, vào bản thân mình có đạt được hay không đạt được
mục tiêu đã đề ra, do đó đã hình thành ý thức về tính hiệu quả hoạt động của bản
thân, ý thức đã tham gia vào sự lựa chọn hành vi và mức độ vượt qua khó khăn
trong khi thực hiện hành vi trong những tình huống nhất định. [8, tr 108 - 112]
Trong khi đó thì A.Maslow cho rằng: Động lực (động cơ) của nhân

cách là mong muốn trở thành cái mà chủ thể có thể thực hiện bằng tất cả khả
năng, ý chí của mình. Nhưng ông lại cho rằng: Nhu cầu và động cơ của con

12
người là bẩm sinh, có bản chất sinh học, nhu cầu và động cơ của mọi người là
giống nhau. Khẳng định này hoàn toàn trái ngược với quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng cho rằng: Nhu cầu và động cơ của con người được
hình thành và phát triển trong quá trình con người tích cực gia nhập vào các
mối quan hệ xã hội bằng hoạt động giao lưu của mình, nhu cầu và động cơ
của con người có bản chất xã hội, do đó nhu cầu và động cơ của mỗi người là
hoàn toàn không giống nhau.
Còn Carl Rogers đề cập đến khái niệm: “Khuynh hướng hiện thực hoá”,
là những gì đã được lập trình trong cấu trúc di truyền của mỗi người được hiểu
là động cơ bản năng là những gì đã được tiền định từ trước bây giờ chỉ việc
hiện thực hoá cái có sẵn đó ra ngoài, vậy động cơ bản năng của con người
nhằm hiện thực hóa, duy trì và củng cố cái tôi, con người bị thúc đẩy bởi một
khuynh hướng bẩm sinh nhằm hiện thực hoá, bảo toàn và cải biến cái tôi.
Theo Gordon Allport: “Động cơ là vấn đề trung tâm của bất kỳ lý
thuyết nhân cách nào. Theo Allport chỉ cái mà chúng ta muốn có trong tương
lai, và cái mà chúng ta đang nỗ lực để có ngay lúc này mới là những cái có ý
nghĩa thúc đẩy (động cơ) hành vi hiện tại của chúng ta, cái thuộc về quá khứ
không còn chức năng của động cơ. Vậy động cơ đang thúc đẩy người lớn hoạt
động không thể được hiểu thông qua phân tích những gì đã xảy ra thời thơ ấu,
mà phải điều tra xem tại sao người đó đang cư xử như họ đang làm tại thời
điểm hiện tại. Có nghĩa động cơ của người lớn không có liên hệ về chức năng
với những kinh nghiệm trước kia. Từ đó ông đưa ra quan niệm về tính tự trị
của động cơ và cho đó là cơ chế làm nảy sinh động cơ mới. [8, tr 120 - 136]
Vấn đề động cơ trong tâm lý học hoạt động được giải quyết trên cơ sở
các luận điểm trong triết học của CácMác và Ph. Ăngghen về vấn đề bản chất
con người và động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Các nhà tâm lý học

hoạt động cho rằng: Nghiên cứu động cơ của con người phải xuất phát từ hoạt
động thực tiễn của con người trong những điều kiện xã hội lịch sử nhất định
để vạch ra được bản chất xã hội của động cơ.

13
X.L.Rubinstein, khi nghiên cứu về động cơ đã nhận xét: Động cơ là
yếu tố thúc đẩy và định hướng cá nhân tích cực tham gia vào các quá trình xã
hội khác nhau, làm cho nhân cách có khuynh hướng năng động, tức là thể
hiện mặt hoạt động của nó.
Còn Lêônchiép nhấn mạnh nhân cách là một quá trình tác động qua lại
lẫn nhau của nhiều hoạt động khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ và
được sắp xếp theo thứ bậc, nhân cách bộc lộ ra như là một tổng hoà các mối
quan hệ có thứ bậc của các hoạt động, mỗi hoạt động có thể được thúc đẩy
bởi nhiều động cơ khác nhau, trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau của
nhiều hoạt động khác nhau đã làm xuất hiện hiện tượng phân đôi chức năng
giữa các động cơ của cùng một hoạt động, thành một bên là chức năng tạo ý,
đồng thời cũng có chức năng thúc đẩy và bên kia chỉ là chức năng thúc đẩy
(không có chức năng tạo ý). Chức năng tạo ý xuất hiện từ những động cơ mà
trong quá trình hoạt động, chúng làm xuất hiện ở chủ thể một mối quan hệ
thiết thân với đối tượng, mang lại cho chủ thể một ý nghĩa đặc biệt chi phối
lối sống của nó, quy định sự biểu hiện hành vi của nó. Nói cách khác, nó gắn
liền một cách trực tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.
Trong khi đó cũng trong hoạt động này những động cơ khác không mang lại
cho cá nhân những trải nghiệm như vậy mà chỉ có chức năng kích thích đơn
thuần. Điều đó cho phép chúng ta hiểu được những quan hệ chủ yếu nói lên
đặc trưng của lĩnh vực động cơ của nhân cách, quan hệ thứ bậc của các động
cơ. Thứ bậc của động cơ này làm thành một trường động cơ chiếm vị trí trung
tâm trong cấu trúc nhân cách. Thứ bậc của các hoạt động được thực hiện
thông qua thứ bậc của các động cơ tạo ý phù hợp với nó.
B.F.Lomov, đã khẳng định vị trí đặc biệt quan trọng của động cơ trong

nhân cách cũng như tính chất phức tạp của quá trình hình thành động cơ.
Theo ông động cơ của con người được hình thành không chỉ phụ thuộc vào

14
các mối quan hệ trực tiếp giữa con người với nhau mà còn hình thành dưới tác
động sâu sắc của đời sống xã hội, hệ tư tưởng, chính trị, đạo đức, luật pháp,
thẩm mỹ Động cơ là sự phản ánh chủ quan của nhu cầu, còn nhu cầu vận
hành như quy luật khách quan, như là sự cần thiết khách quan. [8, tr 43 - 53]
Vậy tâm lý học hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện
chứng khẳng định rằng: Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, động cơ hoạt
động của con người là sự phản ánh chủ quan các giá trị xã hội khách quan.
Cũng như các chức năng tâm lý cấp cao khác, động cơ hoạt động của con
người không có ngay từ lúc mới sinh. Trong quá trình phát sinh cá thể, hệ
thống động cơ của con người được hình thành và phát triển dần dần trên cơ sở
cá nhân bằng hoạt động và giao lưu ngày càng được mở rộng trong các mối
quan hệ xã hội của mình, tiếp thu các giá trị xã hội khác nhau, biến chúng
thành giá trị của bản thân, đem lại cho chúng những ý nghĩa nhân cách riêng
biệt, đó là một quá trình lĩnh hội có chọn lọc các giá trị xã hội phù hợp với
quan điểm riêng, phù hợp với vị trí, vai trò của mỗi người trong hệ thống các
mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập vào. Có nghĩa là động cơ hoạt động của
con người được hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt
động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào một cách
có ý thức. Động cơ hoạt động của con người do đó có bản chất xã hội không
tách rời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện các nghiên cứu về
động cơ dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận của tâm lý học hoạt động.
Các công trình nghiên cứu về động cơ đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở
nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng
và ý nghĩa của nó đối với đời sống tâm lý của mỗi người. Các công trình
nghiên cứu về động cơ phần lớn khai thác các khía cạnh như: Động cơ học

tập, động cơ chọn nghề nghiệp, động cơ duy trì và phát triển nghề truyền

15
thống, động cơ hiến máu, động cơ tiêu dùng, động cơ mua bán, động cơ lao
động … Chưa có đề tài nào nghiên cứu động cơ của người già vào sống trong
các trung tâm nuôi duỡng người già. Điều đó được trình bày cụ thể dưới đây:
Năm 2005 tác giả Nguyễn Thị Lệ Thu với công trình nghiên cứu:
“Động cơ học tập của học sinh trường Phổ thông trung học - Huyện Hạ Hoà -
Tỉnh Phú Thọ.
Năm 2006 tác giả Trần Thị Thơm với công trình nghiên cứu: “Động cơ
học tập chuyên ngành tâm lý học của sinh viên khoa tâm lý học Trường đại
học khoa học xã hội và nhân văn”.
Năm 2006 tác giả Đào Lan Hương với đề tài: “Động cơ học tập của
sinh viên Trường Cao Đẳng sư phạm Bắc Ninh”.
Năm 2007 Phan Thị Hồng Phương với đề tài: “Động cơ hiến máu của
sinh viên”.
Năm 2007 Nguyễn Thị Huyên tiến hành công trình nghiên cứu: “Tìm
hiểu động cơ thúc đẩy người dân duy trì và phát triển nghề truyền thống.
Năm 2007 Tác giả Vũ Tuấn Nam tiến hành công trình nghiên cứu:
“Động cơ mua bán chất mà tuý của phạm nhân tại trại giam Z30D cục V26
Bộ công an”, tác giả đã đưa ra những kết luận sau:
- Có nhiều động cơ thúc đẩy phạm nhân phạm tội mua bán các chất ma
tuý, trong đó động cơ vì bị túng quẫn và vì bị nghiện là chủ yếu.
- Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm xuất hiện những
nhu cầu nổi trội, vượt quá khả năng của bản thân, thậm chí là những nhu cầu
bệnh hoạn, những nguyên nhân đó là: Sự tác động của nền kinh tế thị trường,
những tác động của những yếu tố tiêu cực của xã hội, của môi trường sống
làm tha hoá, băng hoại về nhân cách và quan điểm, lối sống của một bộ phận
dân cư, làm sai lệch định hướng giá trị.
- Với bản thân những phạm nhân tội phạm mua bán các chất ma tuý ở

trại giam Z30D là những người có trình độ học vấn rất thấp, mức độ hiểu biết

16
về các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp
luật hạn chế, nghề nghiệp chủ yếu là tự do với thu nhập thấp và thường có vị
trí xã hội thấp và rất thất thường, điều kiện kinh tế gia đình chủ yếu là đủ sống
và nghèo khó, khiến họ khó có thể thoả mãn những nhu cầu nổi trội nêu trên.
- Những phạm nhân phạm tội lại sống trong môi trường mà những điều
kiện thuận lợi, tác động trực tiếp hàng ngày với họ về tệ nạn xã hội, đặc biệt
là tệ nạn ma tuý, qua những kênh thông tin khác nhau, làm họ có được những
hiểu biết nhất định về ma tuý và cách thức thực hiện trót lọt hành vi mua bán
các chất ma tuý nhằm kiếm tiền để thoả mãn những nhu cầu của mình.
- Quá trình đấu tranh động cơ thường diễn ra nhanh chóng, đơn giản
nhưng lại rất mạnh mẽ, quyết liệt bởi với những nhu cầu nổi trội thường vượt
quá xa so với khả năng của họ thì họ không có nhiều lựa chọn khác, nếu như
không muốn nói đó là lựa chọn duy nhất của họ nhằm đạt được mục đích của
họ. [ 13, tr 99, 100]
Năm 2008 Nguyễn Thị Hạnh với đề tài: “Động cơ lao động của công
nhân công ty sứ Đông Lâm - Tiền Hải – Thái Bình.
Năm 2008 tác giả Tạ Thị Hằng với công trình nghiên cứu: “Động cơ đi
xuất khẩu lao động của người dân xã Tái Sơn - Huyện Tứ Kỳ - Tỉnh Hải Dương”.
Nguyễn Thị Kiều Anh với đề tài: “Bước đầu tìm hiểu động cơ tham gia
mua cổ phần của người lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước khi
chuyển sang cổ phần hóa tại Thành phố Hải Phòng”.
1.2. Một số vấn đề lý luận về động cơ hoạt động trong tâm lý học
1.2.1. Định nghĩa động cơ
Trong các công trình nghiên cứu của mình, khi trả lời câu hỏi động cơ
là gì, các tác giả của tâm lý học hoạt động đều có câu trả lời tương tự như
nhau (về bản chất là giống nhau). Chẳng hạn X.L.Rubinstein cho rằng: Động
cơ được xem là sự quy định chủ quan hành vi của con người bởi thế giới, sự


17
quy định này được thực hiện gián tiếp bằng quá trình phản ánh động cơ đó.
Thông qua động cơ của mình, con người liên hệ với bối cảnh của hiện thực.
A.N.Lêônchiép thì khẳng định: Động cơ chính là đối tượng có khả
năng thoả mãn nhu cầu đã được chủ thể tri giác, tư duy, tưởng tượng, đó là sự
phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu. [8, tr 7 - 12]
Tác giả Vũ Tuân Nam trong công trình nghiên cứu, động cơ mua bán
các chất ma tuý của phạm nhân tại trại giam Z30D cục V26 Bộ công an, đưa
ra quan niệm về động cơ như sau: “Động cơ là động lực thúc đẩy, định hướng
hoạt động của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu đa dạng của cuộc
sống”. [13, tr 13]
Lê Khanh trong tập bài giảng tâm lý học nhân cách hiểu: Động cơ là
sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó
đã được chủ thể làm xuất hiện một cách rõ ràng trong đầu óc mình dưới hình
thức biểu tượng, có sức thúc đẩy hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu
của chủ thể.
Nhìn chung các tác giả đều nhấn mạnh mối quan hệ khăng khít giữa
nhu cầu và động cơ trong hoạt động thực tiễn của con người trong các mối
quan hệ xã hội mà họ là thành viên tích cực; động cơ có bản chất xã hội.
Các nhà tâm lý học hoạt động đã khẳng định: Động cơ hoạt động của
con người được hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt
động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào một cách
có ý thức. Động cơ hoạt động của con người, do đó có bản chất xã hội và
không tách rời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức. Động cơ của con
người, cũng như nhu cầu, nảy sinh từ hoạt động lao động của chính người đó,
vì vậy để tìm hiểu động cơ và nhu cầu của một người nào đó chúng ta phải
tiến hành nghiên cứu thông qua hoạt động có ý thức của họ.
Tiếp thu có chọn lọc quan điểm về động cơ của các nhà tâm lý học hoạt
động, khi triển khai nghiên cứu đề tài này chúng tôi hiểu:


18
Động cơ là sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối
tượng của nó đã được chủ thể hình dung một cách hết sức rõ ràng trong đầu
óc mình một cách có ý thức dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc đẩy một
hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể (xem thêm Lê
Khanh trong tập bài giảng Tâm lý học nhân cách, 2007). [8, tr 159]
Qua đây chúng tôi muốn nhấn mạnh động cơ là một hiện tượng tâm lý
gắn liền với sự vận động, phát triển của ý thức trong hoạt động thực tiễn phong
phú và đa dạng của con người, trong các mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập vào.
Ở đây chúng ta cần hiểu rõ và có sự phân biệt giữa nguyên nhân và
động cơ hoạt động của con người, nguyên nhân và động cơ không phải lúc nào
cũng trùng khít lên nhau, khi một yếu tố nào đó đã trở thành động cơ hoạt động
thì nó đã là nguyên nhân của hoạt động đó, không phải tất cả mọi nguyên nhân
đều là động cơ, nhưng mọi động cơ hoạt động của con người đều là nguyên
nhân, do đó nguyên nhân hoạt động có trở thành động cơ hay không, cần xem
xét nó có thôi thúc, thúc đẩy chủ thể đó tiến hành hoạt động đó hay không. Xét
về phạm vi thì nguyên nhân có phạm vi rộng hơn động cơ, chính vì vậy không
phải bất kỳ nguyên nhân nào cũng trở thành động cơ hoạt động, nhưng khi đã
là động cơ thì nó là nguyên nhân hoạt động của con người.
1.2.2. Định nghĩa động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già.
Từ sự hiểu biết đã trình bày ở trên về động cơ hoạt động của con người,
chúng tôi đưa ra quan niệm của mình về động cơ vào sống trong trung tâm
nuôi dưỡng người già của người già như sau:
Động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già của người già
được hiểu là những thôi thúc thúc đẩy người già đưa ra quyết định không
sống chung với con cháu tại nhà mình mà vào trung tâm nuôi dưỡng người
già sống nốt những ngày cuối cùng còn lại của cuộc đời mình.
1.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến động cơ vào sống trong trung tâm
nuôi dưỡng người già của người già

Trong đời sống tâm lý con người, định hướng giá trị cuộc sống được
hình thành và phát triển chính trong cuộc sống của họ. Nó trở thành yếu tố

19
quan trọng cho sự xác định mục đích sống, lối sống, điều khiển, điều chỉnh
mọi hoạt động trong các mối quan hệ xã hội của mỗi người.
Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến động cơ vào sống trong trungt âm
nuôi dưỡng người giàg của các cụ, nhưng theo chúng tôi thì yếu tố giá trị cuộc
sống của người già, yếu tố về sự quan tâm chăm sóc của con cháu các cụ là
những yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến động cơ vào sống trong trung tâm
nuôi dưỡng người già của các cụ. Những yếu tố đó được chúng tôi trình bày
cụ thể như sau:
- Yếu tố giá trị cuộc sống của người già
Người già trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, đang sống trong các
trung tâm nuôi dưỡng dành cho người già là một lớp người đã trải qua nhiều biến
động trong lịch sử phát triển của Đất nước. Là lớp người đã có nhiều đóng góp
làm nên chiến thắng vẻ vang của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
vĩ đại của dân tộc, chứng nhân của cuộc cải cách ruộng đất, của cơ chế bao cấp,
của chế độ tem phiếu những năm trước 1986 và cũng đang là chủ thể của công
cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế của đất nước hôm nay. Có thể nói đây
là lớp người được tôi luyện trong thực tiễn đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong một giai đoạn lịch sử rất đáng tự hào của dân tộc ta.
Phần đông trong số họ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
như: Lòng yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, sống vì người khác, vì tập
thể, sẵn sàng đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân khi cần thiết, sẵn
sàng quên mình vì sự trưởng thành của con cháu, trọng nghĩa tình, trọng danh
dự, trọng chữ tín, và phẩm giá con người, vv…đã được hình thành và củng cố
một cách vững chắc trong cuộc sống đầy biến động của họ. Hệ thống giá trị
này trở thành niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho những ứng xử và đánh giá
của họ đối với bản thân và người khác trong cuộc sống hôm nay. Chính

những giá trị đó đang hướng dẫn, thúc đẩy họ tham gia một cách vừa sức

20
mình vào việc chăm sóc dạy dỗ con cháu, vào công việc có ích cho dòng họ,
có ích cho cộng đồng dân cư, có ích cho bản thân mình sống khoẻ, sống vui
với bạn bè, gia đình và con cháu những ngày còn lại của cuộc đời. Đồng thời
cũng chính những giá trị đó đã trở thành tiêu chí để họ đánh giá cách ứng xử
của con cháu và những người xung quanh đối với họ và với xã hội.
Người già thường phản ứng gay gắt khi thấy con cháu có những hành vi,
cử chỉ, cách ứng xử trái với niềm tin của mình, trái với những giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là xung quanh những vấn đề liên quan đến sự
kính trọng, lòng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống
gia đình những vấn đề như thế thường dẫn đến những xung đột đôi khi gay gắt,
những đổ vỡ đáng tiếc đôi khi rất khó hàn gắn trong quan hệ của người già với
con cháu.
Chúng tôi cho rằng nhiều người già mặc dù có con cháu, bản thân vẫn
còn mạnh khoẻ, nhưng quyết định không sống cùng con cháu tại gia đình
mình mà vào trung tâm nuôi dưỡng dành cho người già sống nốt những ngày
cuối cùng của cuộc đời đều ít nhiều có liên quan đến mối quan hệ với con
cháu như vừa mô tả ở trên.
- Yếu tố sự quan tâm chăm sóc về mặt vật chất và tinh thần của con
cháu đối với người già.
Gia đình có vai trò rất to lớn trong việc bảo đảm mọi mặt cho toàn bộ
cuộc sống của người già, nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cho họ. Các
mối quan hệ trong gia đình như quan hệ giữa các cụ và con cháu, sự quan tâm
chăm sóc đúng mực làm cho người già sống khoẻ, sống vui, sống có ích là hết
sức quan trọng tạo ra sự đầm ấm, hạnh phúc của gia đình đặc biệt là người già.
Tổ chức y tế Thế giới đã nhận xét: Dù sống trong gia đình kinh tế eo
hẹp, nhưng con cháu hiếu thảo, ngoan ngoãn, chăm sóc, trò chuyện cùng ông
bà thì bệnh tật của người già giảm đi nhiều, ngược lại sống trong một gia đình


21
kinh tế đầy đủ, nhưng bầu không khí gia đình không hoà thuận, con cháu
không biết kính trên nhường dưới, không quan tâm chăm sóc ông bà thì bệnh
tật càng nhiều ở người già. Người già rất coi trọng đời sống tinh thần, họ luôn
mong muốn được tiếp xúc trò chuyện với mọi người, nhất là đối với con cháu
Niềm hy vọng của cuộc đời họ, vì điều đó mà họ đã cống hiến cả cuộc
đời mình.
Sống dưới mái ấm đại gia đình, các cụ hưởng được sự chăm sóc cả vật
chất lẫn tinh thần. Yếu tố tinh thần lại có ảnh hưởng không ít tới sức khoẻ thể
chất của các cụ. Cho nên truyền thống phụng dưỡng cha mẹ không những tốt
đẹp về phương diện văn hoá mà còn tốt về phương diện kinh tế bằng cách
giảm thiểu tốn kém về các dịch vụ y tế dành cho các cụ.
Quan tâm chăm sóc người già không chỉ đơn giản là đói thì có cơm ăn,
ốm yếu thì có thuốc uống, chạy chữa cho khỏi bệnh, mà quan trọng hơn là
trong ứng xử của con cháu phải thể hiện được sự tôn trọng niềm tin và những
nhân phẩm cũng như những giá trị của cha mẹ đã được hình thành trong cả
cuộc đời của họ, không để các cụ cảm thấy bị khinh rẻ, coi thường, là người
thừa, bị coi là đối tượng cần được cải tạo cho phù hợp với thời đại mới. Trái
lại trong ứng xử của con cháu phải cố gắng khơi dậy những sức mạnh còn
tiềm ẩn trong các cụ, làm cho các cụ tiếp tục vươn lên chiến thắng tuổi già
đóng góp sức lực còn lại cho gia đình và xã hội. Do đó các thế hệ con cháu
muốn làm được điều đó thì khi sống chung với cha mẹ phải thành kính với
cha mẹ, phải vui vẻ hết lòng phụng dưỡng, phải lo lắng thuốc thang hết lòng
chạy chữa cho cha mẹ khi đau ốm vv… chính vì vậy mà người xưa thường
dạy con cháu phải dưỡng thân, tôn thân, tuân thân, lễ thân, quang thân.
Do đó nếu con cháu mà chăm sóc nhưng không tôn trọng các cụ, các cụ
cảm thấy như đó là sự chiếu lệ của con cháu cho mình thì khiến họ tủi hổ và
buồn chán, không được cháu con tôn trọng như trước mà các cụ không tìm
thấy sự bình yên và niềm vui tại chính ngôi nhà thân quen của mình nên họ


22
thấy cô đơn, không có ai có thể chia sẻ và thông cảm, tất cả những lý do trên
có thể thôi thúc người già tìm đến trung tâm nuôi dưỡng người già để sống
nốt quãng đời còn lại của mình.
1.2.4. Những đặc điểm nổi bật của động cơ hoạt động
Để tìm hiểu động cơ hoạt động của con người có những đặc điểm nổi
bật nào, chúng tôi đã quyết định lựa chọn một số đặc điểm nổi bật sau đây
đưa vào đề tài nghiên cứu:
- Tính có ý thức của động cơ hoạt động.
Cũng như các chức năng tâm lý khác, động cơ hoạt động của con người
không có ngay từ lúc mới sinh ra. Trong quá trình phát sinh cá thể hệ thống
động cơ của con người được hình thành và phát triển dần dần trên cơ sở cá
nhân bằng hoạt động và giao lưu ngày càng được mở rộng trong các mối quan
hệ của mình, tiếp thu các giá trị xã hội khác nhau, biến chúng thành giá trị của
bản thân mình, chính những giá trị đó đã đem lại cho mỗi chúng ta những ý
nghĩa nhân cách riêng biệt đặc trưng. Đó là một quá trình lĩnh hội có chọn lọc
các giá trị xã hội phù hợp với quan điểm riêng, phù hợp với vị trí và vai trò
của mỗi người trong hệ thống các mối quan hệ xã hội.
Điều đó có nghĩa là động cơ hoạt động của con người hình thành và
phát triển ngay trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối
quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào một cách có ý thức. Động cơ hoạt động
của con người, do đó có bản chất xã hội và không tách rời khỏi sự vận động,
phát triển của ý thức.
- Tính thứ bậc của động cơ hoạt động
Một hoạt động bao giờ cũng do nhiều động cơ thúc đẩy, chi phối. Theo
Lêônchiép hệ thống động cơ của nhân cách bao gồm: Động cơ tạo ý và động
cơ kích thích hành động. Sự phân chia chức năng động cơ của hoạt động tạo
nên tính thứ bậc của động cơ. Quan hệ thứ bậc của động cơ cũng hết sức
tương đối, có thể trong trường hợp này một động cơ nào đó có chức năng tạo

ý, song trong trường hợp khác lại chỉ có chức năng kích thích.

23
Động cơ là một cấu trúc có thứ bậc cho nên tính thứ bậc là đặc trưng cơ
bản của động cơ nhân cách, gồm: Động cơ tạo ý và động cơ kích thích, trong
đó động cơ tạo ý bao giờ cũng chiếm vị trí thứ bậc cao mặc dù không trực tiếp
có tính chất gợi cảm. Động cơ tạo ý xuất hiện từ những động cơ mà trong quá
trình hoạt động chúng làm xuất hiện ở chủ thể một mối quan hệ thiết thân với
đối tượng, mang lại cho chủ thể một ý nghĩa đặc biệt chi phối lối sống của nó,
quy định sự biểu hiện hành vi của nó, nói cách khác nó gắn liền một cách trực
tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Trong khi đó cũng
trong hoạt động này những động cơ khác không mang lại cho cá nhân những
trải nghiệm như vậy mà chỉ có chức năng kích thích đơn thuần. Điều đó cho
phép chúng ta hiểu được những quan hệ chủ yếu nói nên đặc trưng của lĩnh
vực động cơ, thứ bậc của động cơ làm thành một trường động cơ chiếm vị trí
trung tâm trong cấu trúc nhân cách.
Tất cả các nhà nghiên cứu tâm lý học khi đề cập đến động cơ của hoạt
động đều chỉ ra mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu, tuy nhiên, ở đây tính
thứ bậc của động cơ hoàn toàn khác so với tính thứ bậc của nhu cầu theo cách
hiểu của A. Maslow. Quan hệ thứ bậc giữa các động cơ được quy định bởi
những mối liên hệ được hình thành trong hoạt động của chủ thể trong các mối
quan hệ xã hội mà người mang động cơ đó gia nhập vào, những mối liên hệ
được hình thành không giống nhau mà nó tuỳ thuộc vào tính đặc thù của
những điều kiện và hoàn cảnh diễn ra hoạt động, làm cho sự sắp xếp thứ bậc
giữa các động cơ có thể thay đổi, vì thế mà sự sắp xếp thứ bậc giữa các động
cơ là không cứng nhắc, không nhất thành bất biến. Vì vậy trong điều kiện này
của hoạt động thì động cơ này có thể có chức năng tạo ý, còn trong điều kiện,
hoàn cảnh khác của hoạt động thì động cơ khác lại giữ chức năng tạo ý. Như
vậy sự vận động và phát triển của động cơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong
sự hình thành và phát triển nhân cách diễn ra trong quá trình vận động, phát

triển của hoạt động cá nhân trong các mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập vào.

24
- Tính ổn định và bền vững tương đối của động cơ hoạt động
Là một thuộc tính tâm lý, động cơ có tính ổn định và bền vững. Song
điều đó không có nghĩa là chúng hoàn toàn không có thể thay đổi. Trong quá
trình hoạt động có thể xảy ra những khó khăn khách quan và chủ quan khiến
hoạt động hướng tới đối tượng thoả mãn nhu cầu diễn ra không trôi chảy một
cách bình thường, khi đó chủ thể có thể thay đổi chút ít nội dung của động cơ
cho phù hợp với điều kiện của hoạt động. Hoặc cũng có thể vẫn giữ nguyên
nội dung nhưng trạng thái tích cực của chủ thể do động cơ tạo ra giảm đi.
Động cơ có thể từ chỗ là động cơ có hiệu lực trở thành động cơ chỉ có lực
thúc đẩy tiềm năng. Như vậy, trong quá trình hoạt động, động cơ có sự biến
đổi, hoặc nảy sinh những động cơ mới.
Động cơ hoạt động của con người có bản chất xã hội và không tách rời
khỏi sự vận động và phát triển của ý thức, do đó nó cũng được hình thành và
phát triển trong một quá trình lâu dài, trong chính quá trình hoạt động và giao
lưu của con người chứ không phải khi con người sinh ra đã có sẵn một hệ
thống các động cơ. Con người tích cực tham gia các hoạt động và giao lưu
khác nhau càng phong phú và phức tạp thì hệ thống động cơ càng phong phú,
đa dạng và ổn định. Nói như vậy có nghĩa là động cơ hoạt động của con người
không hoàn toàn nhất thành bất biến, nó có thể thay đổi khi điều kiện hoàn
cảnh sống có sự thay đổi, những quan niệm lối sống, những giá trị xã hội đã
có sự thay đổi thì động cơ hoạt động của con người cũng có những thay đổi
nhất định. [13, tr 14, 15]
1.2.5. Những mặt biểu hiện của động cơ hoạt động
Động cơ hoạt động của con người biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức, xúc
cảm – tình cảm, hành vi, tuy nhiên ba mặt này không tách rời nhau, cô lập
nhau, mà nằm trong một thể thống nhất tạo thành động cơ, tính chất của động
cơ phức tạp hay thống nhất phụ thuộc vào biểu hiện ba mặt của nó là phức

tạp, có sự thống nhất hay không thống nhất.

25
- Biểu hiện mặt nhận thức của động cơ hoạt động
Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người
(Nhận thức, tình cảm và hành động). Nó là tiền đề của hai mặt kia đồng thời
có quan hệ chặt chẽ với chúng và với các hiện tượng tâm lý khác.
Khi con người tham gia vào một hoạt động nào đó, cái thúc đẩy con
người tiến hành hoạt động chính là động cơ, theo khái niệm động cơ chúng tôi
đã đưa ra thì: “Động cơ là sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ một nhu cầu
mà đối tượng của nó đã được chủ thể hình dung một cách hết sức rõ ràng
trong đầu óc mình một cách có ý thức dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc
đẩy một hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể”. Để hình
thành được động cơ thúc đẩy hành động của con người, chủ thể đó phải nhận
thức một cách chính xác và đầy đủ về đối tượng một cách có ý thức, chính
nhận thức đã điều khiển, điều chỉnh hành động của chủ thể đạt được mục đích
nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể, ngoài ra chủ thể còn có khả năng đánh
giá hoạt động, đánh giá thái độ của chính bản thân chủ thể rồi quyết định tiến
hành hoạt động đó. Do đó tính chất động cơ hành động của chủ thể như thế
nào, trước tiên phụ thuộc vào những biểu hiện mặt nhận thức của nó về đối
tượng, đối với quá trình hoạt động, đối với chính bản thân chủ thể vv. Vậy
biểu hiện mặt nhận thức của động cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình
tìm hiểu và đánh giá động cơ hoạt động của con người.
Đối với đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu biểu hiện mặt nhận thức
của động cơ vào sống trong trung tâm nuôi dưỡng người già của các cụ thể
hiện ở sự nhận thức về vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của các trung tâm nuôi
dưỡng người già đối với các cụ. Khi các cụ đã nhận thức được vai trò, ý
nghĩa, tầm quan trọng của các trung tâm nuôi dưỡng người già đối với các cụ
thì nó đã góp phần vào quá trình hình thành động cơ cũng như thúc đẩy người
già vào sống trong các trung tâm nuôi dưỡng người già như thế nào. Tuy

nhiên một biểu hiện nhận thức của động cơ chưa giúp cho nhà nghiên cứu

×