Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 138 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐÀO LAN HƯƠNG


NHU CẦU ĐƯỢC TRỢ GIÚP TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG CỦA
HỌC SINH THPT BẮC NINH


Chuyờn ngành: TÂM LÍ HỌC
Mã số : 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ MINH HẰNG




HÀ NỘI – 2009

1
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài 5
2. Mục đích nghiên cứu 7
3. Đối tượng nghiên cứu 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8
5. Khách thể nghiên cứu 8
6. Giả thuyết nghiên cứu 8
7. Phương pháp nghiên cứu 9
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 10
1.1.Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1.Lịch sử nghiên cứu TLHĐ tại nước ngoài 10
1.1.2.Lịch sử nghiên cứu TLHĐ tại Việt Nam 13
1.2.Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu 16
1.2.1.Khái niệm “Nhu cầu” 16
1.2.1.1.Các lý thuyết nghiên cứu nhu cầu 16
1.2.1.2.Định nghĩa “Nhu cầu” 22
1.2.1.3.Đặc điểm của nhu cầu 24
1.2.1.4.Mối quan hệ giữa nhu cầu và nhận thức 26
1.2.2. Khái niệm “Tâm lý học đường” 26
1.2.3. Khái niệm “ Trợ giúp tâm lý học đường” 27
1.2.3.1. Định nghĩa “Trợ giúp tâm lý học đường” 27
1.2.3.2. Nội dung của hoạt dộng trợ giúp TLHĐ 27
1.2.3.3.Yêu cầu đối với nhà TLHĐ 29
1.2.4. Khái niệm “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường” 30
1.2.5. Khái niệm “Học sinh THPT” và đặc điểm tâm lý học sinh THPT

2
1.2.5.1. Khái niệm “học sinh THPT” 31

1.2.5.2. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 31
1.2.5.3. Những khó khăn tâm lý học sinh THPT thường gặp phải 34
1.3. Các tiêu chí để đánh giá nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học
sinh THPT 36
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 38
2.1. Tổ chức nghiên cứu 38
2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 38
2.1.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 40
2.1.3. Quá trình nghiên cứu và những khó khăn thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu 41
2.2.Phương pháp nghiên cứu 42
2.2.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu 42
2.2.2.Phương pháp quan sát 43
2.2.3.Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 44
2.2.4.Phương pháp phỏng vấn sâu 45
2.2.5.Phương pháp thống kê toán học 47
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 48
3.1.Thực trạng những KKTL mà học sinh THPT Bắc Ninh gặp phải trong
cuộc sống 48
3.1.1.Thực trạng những KKTL của học sinh 48
3.1.1.1. Nhóm khó khăn trong học tập 50
3.1.1.2. Nhóm khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai 53
3.1.1.3. Nhóm khó khăn từ phía bản thân 57
3.1.1.4. Nhóm khó khăn trong các mối quan hệ 60
3.1.2.Các phương thức giải quyết KKTL của học sinh 71
3.2.Nhận thức của học sinh Bắc Ninh về hoạt động trợ giúp TLHĐ 75
3.3.Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh THPT Bắc
Ninh 82

3

3.3.1. Nhu cầu của khách thể đối với các hoạt động trợ giúp TLHĐ
nói chung 83
3.3.2.Nhu cầu được trợ giúp tâm lý của học sinh đã sử dụng dịch vụ 87
3.3.3.Xu hướng tìm đến sự trợ giúp TLHĐ trong tương lai 89
3.3.4.Nhu cầu của học sinh về nội dung trợ giúp TLHĐ 94
3.3.5.Nhu cầu của học sinh về hình thức trợ giúp TLHĐ 105
3.3.6.Nhu cầu của học sinh về thời gian địa điểm trợ giúp tâm lý 114
3.3.7.Mong đợi của học sinh đối với các chuyên gia tâm lý 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 120
Danh mục tài liệu tham khảo 123
Phiếu điều tra 127
Câu hỏi phỏng vấn sâu 135
Phụ lục 137










4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT
Chữ viết tắt
Xin đọc là

01.
THPT
Trung học phổ thông
02.
KKTL
Khó khăn tâm lý
03.
TLHĐ
Tâm lý học đường

















5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh biến đổi xã hội hơn hai thập kỷ qua cùng với cuộc

khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay nhà trường và gia đình
Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ các vấn đề như rối
nhiễu cảm xúc (lo âu, trầm cảm, tức giận…) đến rối nhiễu hành vi (chống đối
xã hội, bạo lực học đường…) cho đến lạm dụng game online, nghiện rượu,
ma tuý, có thai tuổi vị thành niên, bỏ học, tự tử… đều cần các giải pháp
phòng ngừa về mặt lâu dài hoặc can thiệp giúp đỡ khẩn cấp. Thực tế các nước
trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy tâm lý học
đường đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề
nói trên. Ngoài công việc tham vấn tâm lý tại các thành phố lớn ở Việt Nam
mà các cá nhân và tổ chức đang làm, tâm lý học đường có thể tham gia công
tác sàng lọc đánh giá chẩn đoán tâm lý học sinh gặp khó khăn, dự phòng và
phát triển tâm lý học sinh, tham vấn tâm lý, can thiệp, trị liệu cho những học
sinh gặp khó khăn về tâm lý, điều phối, phối hợp với các cơ quan tổ chức
nhằm thiết kế các chương trình phòng ngừa và can thiệp ở cấp độ trường hoặc
rộng hơn…Tất cả các hoạt động này đều trực tiếp đóng góp cho việc xây
dựng chương trình “ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ giáo
dục đang phát động và giúp giáo viên, học sinh vượt qua những thách thức và
khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt.
Học sinh trung học phổ thông gồm đa số các em từ 16 đến 18 tuổi, độ
tuổi vị thành niên. Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt của cuộc đời con
người, là bước trung chuyển từ một con người “tí hon” trở thành người lớn
trưởng thành, cũng là giai đoạn tuổi dậy thì với những biến đổi về tâm – sinh
lý, thể chất đến mức nhiều người coi đây là giai đoạn “khủng hoảng” đầu đời.
Giai đoạn này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các điều kiện văn hoá, giáo dục,
kinh tế của gia đình, nhà trường và xã hội. Bên cạnh đó, áp lực học hành thi
cử, việc thích ứng với cuộc sống ngày càng biến động, tiếp thu nhiều nền văn

6
hoá khác nhau khiến nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập,
trong việc tìm và định hướng lý tưởng sống cho mình…

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, số lượng học sinh chán học, lười
học chiếm tỷ lệ không nhỏ trong các trường dẫn đến tình trạng học lực ngày
càng kém. Bên cạnh đó, các em học sinh có những lúng túng, khó khăn trong
học tập, trong các quan hệ xã hội, khó khăn trong việc giao tiếp ứng xử với
bạn bè, thầy cô, vướng mắc trong quan hệ với cha mẹ và khó khăn trong việc
lựa chọn nghề nghiệp tương lai…Những điều này có thể khiến các em bị
stress, lo âu, trầm cảm hoặc có những hành vi lệch chuẩn
Chính vì vậy, các em rất cần được tư vấn, trợ giúp về tâm lý nếu không
các em sẽ không đủ sức mạnh để vượt qua chính mình và mất phương hướng
trong cuộc sống và trong công việc tương lai.
Trong khi ở các nước đang phát triển, tại mỗi trường học đều có những
phòng tư vấn tâm lý học đường thì ở nước ta, tâm lý học đường vẫn chưa thực
sự trở thành một chuyên ngành được đào tạo bài bản, các phòng tâm lý học
đường đã có nhưng phần lớn tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh. Ngay cả những hình thức trợ giúp này cũng mới chỉ ở hình
thức tham vấn, giải đáp những vướng mắc khó khăn của các em thôi chứ chưa
thực sự trở thành dịch vụ tâm lý học đường chuyên nghiệp và ngay cả việc
thực hiện các phòng tư vấn tâm lý trong trường học cũng gặp rất nhiều khó
khăn.
Thực tế cho thấy, khi các trường phổ thông tổ chức những buổi về tham
vấn, tư vấn tâm lý trực tiếp, những buổi nói chuyện chuyên đề về tâm lý đã
thu hút rất nhiều các em học sinh tham gia, điều này chứng tỏ các em cũng rất
quan tâm đến vấn đề này và có nhu cầu được chia sẻ, giúp đỡ từ các chuyên
gia tâm lý. Tuy nhiên để đánh giá nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh
đến đâu nhằm đáp ứng nhu cầu này thì cần phải có những nghiên cứu cụ thể.

7

Rõ ràng, việc thực hiện duy trì các phòng TLHĐ còn gặp rất nhiều khó
khăn. Và theo quan sát của chúng tôi, ở mỗi một địa phương mỗi vùng miền

thì có cách thức tổ chức, trợ giúp khác nhau và nhu cầu được trợ giúp TLHĐ
của học sinh trung học phổ thông cũng rất khác nhau.
Bắc Ninh là một tỉnh giáp ranh với thành phố Hà Nội. Từ trung tâm
thành phố Bắc Ninh đến thủ đô Hà Nội chỉ vẻn vẹn 30km. Được coi là thành
phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh đang có sự phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng với hàng loạt các khu công nghiệp bao quanh tỉnh cùng với sự
đầu tư của các tập đoàn kinh tế lớn như Samsung, Canon…đã khiến cho bộ
mặt kinh tế của Bắc Ninh có nhiều khởi sắc kéo theo đời sống nhân dân được
cải thiện và phát triển. Khi đời sống vật chất được nâng cao kéo theo những
nhu cầu mới về mặt tinh thần cũng như áp lực cuộc sống ngày càng tăng. Con
người cũng cần có nhu cầu được chia sẻ được giúp đỡ khi có các áp lực về
mặt tâm lý, đặc biệt là thế hệ trẻ Bắc Ninh những người đang hàng ngày, hàng
giờ chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của cuộc sống và chịu ảnh hướng trực
tiếp từ sự thay đổi ấy. Câu hỏi được đặt ra là, ở một tỉnh nhỏ như Bắc Ninh
các em học sinh đã được sử dụng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường chưa
và nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của các em như thế nào?
Chính vì những lý do nêu trên mà chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh trung học phổ
thông Bắc Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng nhu cầu được trợ giúp TLHĐ của học sinh
trung học phổ thông Bắc Ninh, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần
đáp ứng nhu cầu đó của học sinh THPT ở Bắc Ninh trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài có đối tượng nghiên cứu là nhu cầu được trợ giúp tâm lý học
đường.

8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề tài có những nhiệm vụ cụ thể sau:

4.1. Nghiên cứu lý luận:
- Tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ
đó xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Làm sáng tỏ một số khái niệm công cụ của đề tài: Nhu cầu, trợ giúp
tâm lý học đường, nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường
- Xác định những quan điểm lý luận và phương pháp luận định hướng
cho nghiên cứu thực tế.
4.2. Nghiên cứu thực tiễn:
Đánh giá thực trạng nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học
sinh trung học phổ thông hiện nay ở một số trường học trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
4.3. Đề xuất kiến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn sẽ đề xuất một số kiến nghị
nhằm nâng cao tính hiệu quả và tính thiết thực của các phòng tâm lý học
đường trong các trường THPT.
5. Khách thể nghiên cứu
Tổng số lượng khách thể nghiên cứu là 366 học sinh lớp 10 và lớp 11
tại hai trường THPT Hàn Thuyên, Thành phố Bắc Ninh và THPT Tiên Du I,
huyện Tiên Du, Bắc Ninh
Trong đó:
- 168 em trường THPT Hàn Thuyên
- 198 em trường THPT Tiên Du I
6. Giả thuyết khoa học
- Sự phát triển tâm lý, cùng với những khó khăn, áp lực trong học tập
cũng như trong cuộc sống dẫn đến các em học sinh lúng túng, lo lắng, căng
thẳng, do đó phần lớn các em đều có nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường
là khá cao.

9
- Tuy nhiên, phần lớn học sinh vẫn có nhận thức chưa đầy đủ về các

dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường
- Nhu cầu được trợ giúp tâm lý học đường của học sinh là khác nhau ở
mỗi lứa tuổi, giới tính và địa bàn sinh sống.
7. Phương pháp nghiên cứu:
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp quan sát
7.5. Phương pháp thống kê toán học






10
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại nước ngoài:
Tâm lý học đường là một nhánh của ngành Tâm lý học được ra đời đầu
tiên tại Mỹ vào đầu thế kỷ XX.
Linghtner Witmer, cha đẻ của ngành Tâm lý học lâm sàng đã mở phòng
khám tâm lý đầu tiên vào năm 1896 tại trường đại học Pennsylvania. Phòng
khám của Witmer đã cung cấp các dịch vụ bao gồm giáo giục và can thiệp
lâm sàng. Nhân viên phòng khám đã điều trị cho các trẻ em có khó khăn tâm
lý trong học tập bằng cách điều trị trực tiếp cho những đứa trẻ tại phòng khám
và tư vấn cho các nhà giáo dục tại trường. Tuy nhiên, sự chuyên nghiệp của
ngành tâm lý học đường phát triển mạnh ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20 từ khi có sự
ra đời của đạo luật phổ cập giáo dục cho trẻ em. Những đạo luật này đã dẫn

tới hàng loạt trẻ em có các vấn đề về thể chất và tinh thần trong trường học.
Cùng thời gian đó, những sinh viên cá biệt được giáo dục trong các cơ sở
riêng dẫn đến nhu cầu cần các chuyên gia để hỗ trợ cho việc giáo dục này.
Cũng trong thời gian này, những bài kiểm tra đo lường trong giáo dục được
xây dựng mà tiêu biểu là test IQ của Simon – Binet được thử nghiệm ở Pháp.
Chính Binet được giới tâm lý học tôn vinh là cha để của tâm lý học học
đường. Test của Binet đã được mang đến Mỹ vào những năm 1900 và được
chuẩn hoá vào năm 1916 bởi Lewis Terman của trường đại học Standford,
ngày nay đó là thang đo trí thông minh Standford-Binet. Vai trò chính của các
nhà tâm lý học đường thời đó là thực hiện và dịch chuẩn hoá các trắc nghiệm,
tham vấn với giáo viên và phụ huynh học sinh về khó khăn trong học tập,
động cơ, hành vi là những vai trò thứ yếu trong nghề nghiệp của họ.
(Wikipedia, 2009)
Frank Parsons (1854 – 1908) được xem là cha đẻ của ngành hướng dẫn
tư vấn nghề ở Mỹ. Ông đã cho ra đời cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp”

11
(Vocational Bureau) nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn nghề
nghiệp, tìm ra cách bắt đầu xây dựng một nghề nghiệp thành công và hiệu
quả. Ông thực sự mong muốn công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp được
đưa vào trường học. (Lê Thị Lan Phương,2003)
Năm 1909, cuốn sách “ Chọn lựa một nghề” (Choosing a Vocation)
được xuất bản được coi là sự cống hiến lớn lao cho công tác hướng dẫn tư vấn
nghề. Boston trở thành địa điểm tổ chức “Hội nghị công tác hướng dẫn tư vấn
nghề nghiệp” đầu tiên và kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra đời của
“Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ” năm 1913, tổ chức tiền nhiệm
của “Hiệp hội tham vấn Mỹ” sau này.
Frank Parsons đã hình dung ra công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp
có hệ thống trong trường học. Ông cũng thấy được tầm quan trọng của công
tác tham vấn cá nhân. Nguyên tắc của ông trong công tác hướng dẫn tư vấn

nghề đã ảnh hưởng sâu sắc đến những lĩnh vực rộng lớn hơn của công tác
tham vấn. Mục đích chính của Parsons đối với công tác hướng dẫn tư vấn
nghề được thể hiện trong 3 quá trình:
(1) Sự thấu hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng thích hoài
bão, nguồn lực cũng như những hạn chế của bạn đối với nghề, động lực thúc
đẩy bạn chọn nghề.
(2) Kiến thức về những yêu cầu, điều kiện của thành công, những thuận
lợi và khó khăn, sự đền bù; những cơ hội và những triển vọng phát triển trong
giới hạn khác nhau của công việc.
(3) Nguyên nhân thực sự trong mối liên hệ của hai nhóm trong thực tế.
Sau này, mặc dù công tác hướng dẫn tư vấn nghề nghiệp trong trường
học được phát triển, song nhiều người đã tán thành việc cần có một cách tiếp
cần rộng hơn với tham vấn trong trường học. Những người này cho rằng
những chuyên gia tư vấn hướng nghiệp không nên chỉ tập trung quan tâm về
ngành nghề mà còn nên chú ý đến sự khác biệt lớn trong những nhu cầu về

12
tâm lý và giáo dục của học sinh. Nói cách khác những chuyên gia tư vấn
hướng nghiệp phải là những nhà tham vấn tâm lý.
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tâm lý thực hành chưa được phân
chia thành lâm sàng, tham vấn, tâm lý học đường như ngày nay. Chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc kéo theo những hậu quả tâm lý nặng nề làm nảy sinh
nhu cầu rất lớn các trắc nghiệm tâm lý và nó tác động một cách trực tiếp đến
hoạt động hướng nghiệp trong trường học. (Ngô Minh Uy, 2008)
Năm 1927, chuyên ngành TLHĐ đầu tiên được đào tạo tại trường Đại
học New York bao gồm đào tạo đại học và sau đại học.
Năm 1930 thì đào tạo tiến sỹ TLHĐ đầu tiên và nhà nước Mỹ đã cấp
giấy chứng nhận nhà tâm lý học đường tại New York và Pensylvania.
Sau những năm 30 của thế kỷ 20 thì Hiệp hội các nhà tâm lý học Mỹ
(American Psychological Asociation) được thành lập nhưng loại trừ các nhà

tâm lý học đường vì không có bằng tiến sỹ, một yêu cầu đối với những thành
viên.
Đến năm 1969 thì Hiệp hội các nhà tâm lý học đường quốc gia được
thành lập (The National Association of School Psychologist). Đây cũng là tổ
chức lớn nhất có ảnh hưởng tới nghề nghiệp của tổ chức tâm lý học đường.
Năm 1980, các nhà tâm lý học đường đã thay đổi chức năng và vai trò
của nhà tâm lý học đường từ “đánh giá và đánh giá chuyên sâu” (assessment
and placement intensive) sang “đánh giá và can thiệp sâu đối với những nhóm
có nguy cơ ở trường phổ thông” (preferential assessment, interventions and at
least secondary prevention for at risk groups). Những thay đổi này đã làm cho
nỗ lực đáp nhu cầu của sinh viên, học sinh cũng như phụ huynh học sinh, giáo
viên và cộng đồng ngày được nâng cao.
Đến năm 1997, tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tư vấn
học đường, kể từ đó ngành Tâm lý học đường được xem như là đã hoàn thiện.
Hiện nay, Hiệp hội các nhà tâm lý học đường Mỹ được xem như là
nguồn tham khảo và kiểu mẫu cho các chương trình tâm lý học đường của hầu

13
hết các nước trên thế giới. Ngày nay, các dịch vụ hỗ trợ tâm lý học đường đã
trở nên phổ biến trong các trường học ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tâm lý học đường tại Việt Nam
Tâm lý học đường trên thế giới hiện nay đã có một quá trình phát triển
lâu dài. Tuy nhiên, ở nước ta nó vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ, các hoạt
động trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh còn chưa được đầu tư và quan
tâm đúng mức.
Trước năm 1975, tại miền nam Việt Nam đã có chương trình khải đạo
trong trường học. Sau ngày thống nhất với sự thay đổi hoàn toàn cách thức
giáo dục thì chương trình khải đạo không còn tồn tại theo đúng nghĩa của nó
nữa.
Năm 1984, trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em và tâm bệnh lý NT do

bác sỹ Nguyễn Khắc Viện thành lập trở thành nơi đầu tiên thực hành, phát
triển nghề tham vấn trong đó có lĩnh vực tâm lý trẻ em và gia đình. Phương
châm nghiên cứu của trung tâm là chiết trung, không suy tôn một trường phái
nào, không lấy một học thuyết nào làm chính thống. Phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là nghiên cứu sâu từng trường hợp. Ngoài nghiên cứu ứng dụng,
trung tâm còn biên soạn nhiều đầu sách, chương trình đào tạo, dịch và phổ
biến một số phương pháp nghiên cứu tâm lý trẻ em. (Vũ Dũng, 2009)
Trong vòng 10 năm trở lại đây, tình trạng học sinh tự tử, có những rối
nhiễu về tâm lý, bỏ học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội… đã khiến các nhà giáo
dục, các nhà tâm lý có cái nhìn quan tâm nhiều hơn đến việc phải cung cấp
cho học sinh, sinh viên các dịch vụ trợ giúp tâm lý học đường. Chính vì vậy,
thông tư số 9971/BGD-DT, Bộ giáo dục đào tạo đã gửi các cơ sở đào tạo và
trường học về việc “triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên”, đồng
thời Bộ giáo dục cũng phát động việc xây dựng “ngôi trường thân thiện, học
sinh tích cực” trong trường học. Điều này chứng tỏ các cấp lãnh đạo ngành
giáo dục đã bước đầu quan tâm đến việc phát triển và cung cấp các dịch vụ
trợ giúp tâm lý học đường cho học sinh, sinh viên nhằm giúp các em ngoài

14
việc được trang bị tốt về văn hoá còn có một sức khoẻ tinh thần khoẻ mạnh và
lành mạnh.
Có lẽ cũng chính mục tiêu đó mà nhiều trường đã kết hợp với các tổ
chức, các viện, trường đào tạo, nghiên cứu về tâm lý để mở ra các phòng tâm
lý học đường cho học sinh sinh viên. Ở thành phố Hồ Chí Minh, tính đến nay
đã có hơn 50 trường từ bậc tiểu học, THCS đến PTTH. Bắt đầu từ năm 2009,
sở giáo dục thành phố sẽ tuyển tham vấn viên tâm lý. Ở Hà Nội có khoảng
gần 10 trường THPT có phòng tham vấn học đường (Kỷ yếu hội thảo “Nhu
cầu định hướng và đào tạo tâm lý học đường tại Việt Nam”,Tr.428) những
trường đi tiên phong trong vấn đề này như trường THPT Đinh Tiên Hoàng,
tiếp theo đó là các trường như THPT Trần Hưng Đạo, THPT Trần Nhân

Tông…
Bên cạnh đó, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức nhằm xác định mục
tiêu, vai trò, nhiệm vụ, nội dung của tâm lý học đường như:
Hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh” do
viện nghiên cứu giáo dục, đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức
năm 2003; Hội thảo “Kinh nghiệm bước đầu thực hiện mô hình tham vấn
trong trường học” do Văn phòng tư vấn trẻ em thành phố HCM tổ chức năm
2005; Hội nghị toàn quốc về “Tư vấn tâm lý, giáo dục, thực tiễn và định
hướng phát triển” do Hội khoa học tâm lý giáo dục TPHCM tổ chức năm
2006; Hội thảo khoa học “Hỗ trợ tâm lý cho học sinh sinh viên” do Hội khoa
học tâm lý tỉnh Đồng Nai tổ chức năm 2007; Hội thảo “Tâm lý học đường
triển khai và ứng dụng thực tiễn vào nhà trường Việt Nam” tổ chức năm 2008
do Trường Đại học sư phạm Hà Nội và Viện nghiên cứu sư phạm tiến hành;
và gần đây nhất là hội thảo khoa học quốc tế “Nhu cầu định hướng và đào tạo
tâm lý học đường tại Việt Nam” do nhiều cơ quan tổ chức nghiên cứu và đào
tạo tâm lý diễn ra ngày 3 -4 tháng 8 năm 2009….
Ngoài những cuộc hội thảo toạ đàm về tâm lý học đường, những cơ
quan tổ chức nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành tâm lý học cũng đã có

15
những nghiên cứu về các vấn đề tâm lý học đường ở các cấp độ khác nhau.
Có thể kể ra đây một số nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến vấn đề mà
chúng tôi đang nghiên cứu như:
Luận văn thạc sỹ “Nhu cầu được giáo dục sức khoẻ sinh sản của học
sinh trung học phổ thông” của Nguyễn Hà Thành năm 2007. Ở luận văn này
tác giả đã chỉ ra thực trạng giáo dục sức khoẻ sinh sản ở các trường phổ thông
còn nhiều bất cập và hạn chế mặc dù học sinh rất có nhu cầu được giáo dục về
lĩnh vực này. Từ kết quả nghiên cứu thu được, tác giả đã đưa ra những đề xuất
khuyến nghị để thực hiện hình thức giáo dục này có hiệu quả nhằm đáp ứng
nhu cầu chính đáng của các em học sinh.

Nghiên cứu về “Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh –
sinh viên Việt Nam hiện nay” của Bùi Thị Xuân Mai cho thấy có trên 90% số
người được hỏi cho là cần và rất cần các dịch vụ tham vấn. Nhóm khách thể ở
lứa tuổi vị thành niên thì có nhu cầu tham vấn về học tập, quan hệ bạn bè,
trạng thái tâm lý không cân bằng…nhóm lứa tuổi thanh niên lại quan tâm
nhiều hơn đến vấn đề như công việc, tình bạn, tình yêu, sức khoẻ trong đó có
cả trạng thái tâm lý không cân bằng.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mùi và cộng sự về đề tài “Nhu cầu
tham vấn của học sinh một số trường trung học trên địa bàn thành phố Hà
Nội” cho thấy “sự hài lòng, rất yên tâm” của các em về cuộc sống hiện tại chỉ
chiếm 3,2% trong khi mức độ “hài lòng và lo lắng” pha trộn với “thường
xuyên lo lắng, không yên tâm” là trên 65%. Điều này phản ánh cuộc sống của
các em có quá nhiều áp lực. Các em rất cần có sự trợ giúp tư vấn kịp thời để
vượt qua những áp lực, khó khăn tâm lý.
Ngoài những luận văn, khoá luận nghiên cứu về nhu cầu tư vấn tâm lý
còn có các khoá luận, luận văn khác của sinh viên, học viên cao học trường
Đại học KHXH&NV nghiên cứu về những khó khăn, rối nhiễu tâm lý mà học
sinh thường gặp phải như: Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu một số nguyên
nhân tâm lý của hiện tượng kém thích nghi học đường ở học sinh lớp 6” của

16
Nguyễn Thị Thuý (2002); Khoá luận “Bước đầu phát hiện và đánh giá rối
nhiễu tăng động giảm chú ý của học sinh THCS” của Trần Quang Minh
(2002); Khoá luận tốt nghiệp “Bước đầu tìm hiểu về rối nhiễu lo âu, trầm cảm
của học sinh PTTH” của Lê Thị Hà (2003); Khoá luận tốt nghiệp “Tìm hiểu
những rối nhiễu hành vi và một số yếu tố liên quan đến rối nhiễu hành vi ở trẻ
vị thành niên” của Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (2004)…
Những nghiên cứu trên đã cho thấy những khó khăn, rối nhiễu tâm lý
mà học sinh hay gặp phải là rất đa dạng, và phong phú. Học sinh ở bất kỳ cấp
học nào cũng đều có nguy cơ mắc phải những rối nhiễu này. Điều này chứng

tỏ trợ giúp tâm lý học đường là rất cần thiết, với những hiệu quả mà dịch vụ
mang lại chắc chắn sẽ góp phần giúp các em giải quyết các khó khăn tâm
lý,hạn chế tối đa những rối nhiễu tâm lý mà các em có thể gặp phải, đảm bảo
sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
Như vậy, rõ ràng tuy ở nước ta chưa hình thành một phân ngành tâm lý
học đường chính thức nhưng việc nghiên cứu cũng như ứng dụng về các lĩnh
vực tâm lý học đã và đang được tiến hành và thực hiện có hiệu quả. Chắc
chắn trong một thời gian không xa việc nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng tâm lý
học đường sẽ được phổ biến một cách rộng rãi.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu:
1.2.1. Khái niệm “nhu cầu”:
1.2.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu nhu cầu:
Nhu cầu đã được bắt đầu tiến hành nghiên cứu từ thế kỷ thứ 19 bởi
W.Kohler. E thorndile, N.E.Miller. Các ông nghiên cứu nhu cầu ở động vật,
các kiểu hành vi của con vật được thúc đấy bởi nhu cầu. Họ đã giải thích mối
liên hệ giữa kích thích và phản ứng của cơ thể bằng cái gọi là “luật hiệu ứng”
và từ đó khẳng định nhu cầu cơ thể quyết định hành vi. (Hoàng Thị Thu Hà,
2003)

17
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học phương Tây chia
thành nhiều các trường phái nghiên cứu khác nhau và họ bắt đầu tiến hành
nghiên cứu nhu cầu cơ thể của con người.
Luận thuyết xung năng của Clark Hull đề xướng theo cách tiếp cận sinh
học để giải thích về nhu cầu động cơ. Hull cho rằng các nhu cầu sinh lý chi
phối đời sống con người. Tuy nhiên, ông cũng không phủ nhận sự có mặt của
nhu cầu động cơ khác nhau. Luận thuyết xung năng đã sinh vật hoá hệ thống
nhu cầu động cơ của con người, xem nhu cầu là những xung năng mang tính
sinh vật nảy sinh từ sự thiếu hụt thức ăn, không khí, nước uống. Vì vậy ông
đã quy gán cho các nhu cầu nội tâm và nhu cầu xã hội đều do nhu cầu sinh vật

tạo ra.
Nghiên cứu của K. Lewin lại cho rằng nhân tố thúc đẩy hoạt động con
người không chỉ có nhu cầu cơ thể (xung năng) mà còn có cả nhu cầu xã hội.
Khi xuất hiện một nhu cầu nào đó đồng thời xuất hiện những liên tưởng có
liên quan đến nhu cầu đó ở chủ thể. Mọi ý nghĩ của con người đều liên quan
đến các nhu cầu khác nhau vì vậy tạo ra một chuỗi những căng thẳng là nguồn
gốc của tính tích cực hoat động và chính hoạt động sẽ làm giảm trạng thái
căng thẳng đó.
Các nhà Tâm lý học hành vi như J. Watson, Skinner không quan tâm
nghiên cứu những yếu tố xảy ra bên trong con người như ý thức, vô thức,
động cơ nhu cầu…mà theo họ nhiệm vụ của tâm lý học là nghiên cứu hành vi,
phân tích mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường qua phân tích tập hợp các
cặp đôi “kích thích - phản ứng” (S-R) để tìm ra những quy luật nhất định của
hành vi. Tuy nhiên qua các nghiên cứu của họ ta thấy các thực nghiệm đã
nghiên cứu khá rõ và kỹ về các nhu cầu đặc biệt là các nhu cầu cụ thể, nhu
cầu sinh lý. Mặc dù vậy, họ lại đồng nhất hoá nhu cầu của con người và nhu
cầu con vật.
Trong lý thuyết phân tâm của mình S. Freud đã đề cập đến vấn đề nhu
cầu của cơ thể trong “Lý thuyết bản năng của con người”. Ông khẳng định,

18
Phân tâm học coi trọng nhu cầu tự do cá nhân như các nhu cầu tự nhiên, đặc
biệt là nhu cầu tình dục. Việc thoả mãn nhu cầu tình dục sẽ giải phóng năng
lượng tự nhiên, và như thế, tự do cá nhân thực sự được tôn trọng, ngược lại,
kìm hãm nhu cầu này sẽ dẫn đến hành vi mất định hướng của con người. Khát
dục trong Phân tâm học không có ý nói đến việc thoả mãn những khát khao
thông thường mà là sự đòi hỏi thoả mãn những khát khao mãnh liệt. Những
mong muốn này được thoả mãn sẽ đem lại cho con người những khoái cảm
đặc biệt và sẽ tạo ra một trạng thái tâm lý sung sướng, khoan khoái, dễ chịu.
Khi một khát vọng nào đó chưa được thoả mãn thì sự căng thẳng về mặt tâm

lý lên đến tột đỉnh (Phạm Minh Lăng, 2004 ).
Erich Fromm nhà phân tâm học mới quan niệm rằng: “Nhu cầu tạo ra
cái tự nhiên của con người. Đó là những nhu cầu:
1. Nhu cầu quan hệ người – người.
2. Nhu cầu tồn tại “cái tâm” con người
3. Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo.
4. Nhu cầu về sự bền vững và hài hoà.
5. Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu.
Những nhu cầu này tạo là thành phần tạo nên nhân cách”.
Nhà tâm lý học Mỹ A. Maslow đã đưa ra luận thuyết thứ bậc về nhu
cầu, động cơ vào năm 1954. Theo ông con người có 5 nhu cầu gốc (những
nhu cầu khác đều là phái sinh từ những nhu cầu này) mang tính bẩm sinh
được sắp xếp thành thứ bậc từ thấp lên cao, chúng hoạt hoá và điều khiển
hành vi con người:
(1): Nhu cầu sinh lý: ăn uống, tình dục
(2): Nhu cầu an toàn: sự an toàn, trật tự và ổn định
(3): Nhu cầu được chấp nhận và yêu thương
(4): Nhu cầu được tôn trọng
(5): Nhu cầu tự thể hiện

19
Maslow mô tả những nhu cầu này như bản năng tự nhiên (chịu ảnh
hưởng lớn của di truyền). Những nhu cầu này tuy là bẩm sinh nhưng những
hành vi mà ta thực hiện để thoả mãn chúng thì ở mỗi người mỗi khác và phải
được học tập, rèn luyện. Maslow đưa ra hình ảnh cái thang để diễn tả lý
thuyết này vì theo ông muốn phát triển nhu cầu ở bậc cao hơn thì ít nhất nhu
cầu ở bậc thấp hơn (liền kề) phải được thoả mãn đến mức độ nhất định. Việc
thoả mãn nhu cầu ở bậc thang thấp hơn sẽ kích thích người ta nghĩ tới việc
phải thoả mãn nhu cầu ở bậc thang cao hơn. Vì vậy theo ông, về nguyên tắc ở
cùng một thời điểm chỉ có một nhu cầu chiếm vị trí nổi trội trong nhân cách

của mỗi người. Sự phát triển của mỗi nhu cầu trong thang đều phụ thuộc vào
những nhu cầu khác có được thoả mãn hay không. Maslow gọi những nhu cầu
ở bậc thang thấp là những nhu cầu bị thiếu hụt (không được thoả mãn dễ gây
ra sự thiếu hụt cho cơ thể). Trái lại những nhu cầu ở bậc thang cao do ít cần
thiết cho sự tồn tại nên việc thoả mãn những nhu cầu này có thể trì hoãn
(không nhất thiết phải thoả mãn ngay). Tuy nhiên, việc thoả mãn những nhu
cầu ở bậc thang cao lại quan trọng cho sự phát triển của cá nhân nên Maslow
gọi các nhu cầu này là nhu cầu phát triển. Nó có tác dụng kích thích sự xuất
hiện những nhu cầu mới hướng tới sự hoàn thiện con người qua sự tham gia
vào những hoạt động có tính thách thức ngày một nhiều hơn. (Lê Khanh,
2006)
Tuy những đóng góp của Maslow khi nghiên cứu về nhu cầu là rất quan
trọng nhưng nhiều ý kiến không tán thành quan điểm của ông cho rằng, nhu
cầu và động cơ của con người là bẩm sinh, có bản chất sinh học. Ngoài ra
quan niệm của ông về thứ tự thoả mãn nhu cầu lần lượt từ thấp đến cao theo
kiểu “leo thang” là một quan niệm máy móc và cứng nhắc không phù hợp với
thực tế diễn ra trong đời sống tâm lý con người.
Carl Rogers nhà trị liệu tâm lý nổi tiếng với liệu pháp “thân chủ trọng
tâm” trong nghiên cứu của mình đã đề cập đến vai trò của nhu cầu về sự quan
tâm tích cực tới việc phát triển ‘cái tôi’ của đứa trẻ. Nhu cầu về sự quan tâm

20
tích cực được hiểu là nhu cầu được thừa nhận, được yêu thương, được ủng hộ
từ những người khác, đặc biệt từ mẹ và những người thay thế khi trẻ ở tuổi sơ
sinh. Hành vi của trẻ được điều khiển tuỳ thuộc vào tính chất, nội dung và
mức độ của sự thừa nhận, yêu thương và ủng hộ mà trẻ nhận được từ những
người khác. Ông cũng nhấn mạnh, nhu cầu về sự quan tâm tích cực có tính
chất tương hỗ. Khi một người tự đòi hỏi mình phải làm việc để đáp ứng nhu
cầu của ai đó về sự quan tâm tích cực thì ngược lại chính họ cũng cảm thấy
nhu cầu của mình về sự quan tâm tích cực cũng được người đó làm thoả mãn.

(Lê Khanh, 2006)
Henry Murray khi nghiên cứu vấn đề nhu cầu thì khẳng định nhu cầu là
một tổ chức cơ động hướng dẫn và thúc đẩy hành vi. Nhu cầu ở mỗi người
khác nhau về cường độ, mức độ, đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế
cũng khác nhau ở mỗi người. Ông đưa ra bảng phân loại nhu cầu của con
người bao gồm 20 nhu cầu cụ thể như nhu cầu thành đạt, tôn trọng, vui chơi,
tự vệ, an toàn…Do ảnh hưởng của phân tâm học ông đã cho rằng nhu cầu quy
định xu hướng nhân cách đều xuất phát từ những libido vô thức. Tuy nhiên,
ông đã đưa ra một quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu của nhu
cầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh như con người có thiếu thốn một cái
gì đó. Nó là sự cần thiết của chủ thể cần cho hoạt động sống và vì thế gây cho
chủ thể một mức độ tích cực nhất định. (Hoàng Thị Thu Hà, 2003)
Các nhà tâm lý học Liên Xô khi nghiên cứu về nhu cầu khẳng định nhu
cầu là yếu tố bên trong, quan trọng đầu tiên thúc đẩy con người hoạt động;
khác hẳn với con vật, mọi nhu cầu của con người (kể cả những nhu cầu sơ
đẳng) đều có bản chất xã hội.
Uznatze là người đầu tiên trong tâm lý học Xô Viết nghiên cứu về nhu
cầu. Ông là người khám phá ra mối quan hệ giữa nhu cầu và hành vi. Ông cho
rằng không có gì có thể đặc trưng cho một cơ thể sống hơn sự có mặt của nó ở
nhu cầu, đó là cội nguồn của tính tích cực. Nhu cầu là yếu tố quyết định tạo ra
tính tích cực, nhu cầu xây dựng xu hướng, hành vi.

21
X.L. Rubinstein khẳng định nhu cầu của con người thể hiện mối quan
hệ của con người với thế giới xung quanh. Con người luôn phải hoạt động
nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định, nhu cầu là sự đòi hỏi về cái gì đó
nằm ngoài chủ thể. “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng
đem lại sự thoả mãn nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo
ông phải thống nhất yếu tố khách quan với yếu tố chủ quan trong quá trình
hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu. Khả năng đáp ứng những đòi hỏi ấy vừa

phụ thuộc vào đối tượng trong những điều kiện cụ thể vừa phụ thuộc vào
năng lực của chính chủ thể. Nhu cầu con người vừa mang tính thụ động vừa
mang tính tích cực. Tính thụ động của nhu cầu thể hiện ở chỗ khả năng thoả
mãn nhu cầu lệ thuộc vào chính thế giới, đối tượng tồn tại trong hiện thực
khách quan. Tính tích cực của nhu cầu thể hiện nhu cầu thúc đẩy chủ thể tích
cực hoạt động tìm kiếm cách thức, phương tiện, điều kiện, đối tượng nhằm
thoả mãn nó. Tính tích cực của nhu cầu thể hiện cao thấp tuỳ thuộc vào mức
độ của nhu cầu. Ở mức độ ý hướng tính tích cực thấp nhất, cao hơn là mức độ
ý muốn và cao nhất là mức độ ý định.
A.N.Leonchiep cho rằng: cũng như những đặc điểm tâm lý khác của
con người, nhu cầu cũng có nguồn gốc trong hoạt động thực tiễn. Theo ông,
nhu cầu thực sự bao giờ cũng có tính đối tượng: “Một nhu cầu thực sự bao giờ
cũng là nhu cầu về một cái gì đó”. Nói cách khác, một nhu cầu thực sự bao
giờ đối tượng của nó cũng được xác định rõ ràng. Khi mới xuất hiện, nhu cầu
chỉ là một trạng thái thiếu thốn về một cái gì đó còn chưa được chủ thể xác
định một cách rõ ràng mà ông gọi là “trạng thái có tính chất nhu cầu” chứ
chưa phải là “một nhu cầu thực sự”. Lúc này nhu cầu còn “chưa biết đến” đối
tượng của nó, đối tượng này phải được chủ thể phát lộ ra. Chỉ chờ kết quả của
sự phát lộ này nhu cầu mới có được tính vật thể (tính đối tượng, nội dung tâm
lý) của nó, mới trở thành “một nhu cầu thực sự”.
Nhu cầu, với tính chất là sức mạnh nội tại thì chỉ có thể được thực thi
trong hoạt động. Lúc đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như là một điều kiện, một tiền

22
đề cho hoạt động, chỉ đến khi chủ thể thực sự bắt đầu hành động với đối
tượng thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu, nó không còn tồn tại một
cách tiềm tàng. Sự phát triển của hoạt động càng đi xa bao nhiêu thì nhu cầu
càng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động. Ông phê phán việc
tách nhu cầu ra khỏi hoạt động vì như vậy sẽ coi nhu cầu là điểm xuất phát
của hoạt động. Mối liên hệ giữa hoạt động với nhu cầu được ông mô tả bằng

sơ đồ: Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động. Ông cho rằng, để hiểu bản chất của
nhu cầu con người thì khi nghiên cứu nó không được tách nó ra khỏi những
điều kiện vật chất của nó, khỏi phương thức thoả mãn nó, và do đó cũng
không được tách nó khỏi hoạt động mà trong đó diễn ra sự biến đổi của nhu
cầu. (Leonchiev, 1989).
Khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu với động cơ, ông cho rằng: khi
mà đối tượng của nhu cầu xuất hiện, cái mà được nhận biết (được cảm nhận,
được hình dung, hoặc được tư duy) thì có được chức năng thúc đẩy, hướng
dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ. Hay, nội dung đối tượng của nhu cầu
chính là động cơ của hoạt động. Một hoạt động diễn ra bao giờ cũng hướng
vào việc đạt mục đích đạt kết quả nhất định nào đó. Động cơ của hoạt động
chính là cái nhu cầu đã được đối tượng hoá và được hình dung trước dưới
dạng các biểu tượng của kết quả hoạt động.
1.2.1.2. Định nghĩa nhu cầu:
Có rất nhiều các quan niệm khác nhau về nhu cầu, tiêu biểu là các quan
niệm mà chúng ta đã xem xét trong phần lịch sử nghiên cứu về nhu cầu. Vậy
nhu cầu là gì?
Theo nghĩa từ nhu cầu hiểu một cách chung nhất là sự đòi hỏi tất yếu,
cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển. Nhu cầu là trạng thái của cá nhân
xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân.
Trong cuốn Từ điển tâm lý, Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: “Nhu cầu
là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển, được thoả mãn thì dễ

23
chịu, thiếu hụt thì khó chịu, căng thẳng, ấm ức. Có nhu cầu của con người, có
nhu cầu chung của tập thể, khi hoà hợp, khi mâu thuẫn, có nhu cầu cơ bản,
thiết yếu, có nhu cầu thứ yếu, giả tạo. Nhu cầu do trình độ phát triển của xã
hội mà biến đổi”.
Theo Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Phạm Minh Hạc trong cuốn Tâm lý

học thì cho rằng“ Nhu cầu là đòi hỏi ở môi trường xung quanh những cái cần
thiết (không thể thiếu) cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.”
Trần Hiệp trong Tâm lý học xã hội cho rằng: “Nhu cầu là một trạng
thái tâm lý xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần phải có điều kiện nhất định để
đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Trạng thái tâm lý đó kích thích con
người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong muốn.”
Mã Nghĩa Hiệp trong Tâm lý học kinh doanh lại cho rằng “Nhu cầu là
yêu cầu của cá thể hoặc quần thể hữu cơ đối với sự vật khác quan (để tồn tại
và phát triển) trong điều kiện sinh hoạt nhất định. Đối với loài người nhu cầu
là yêu cầu và ước muốn, theo phương thức phù hợp với điều kiện sinh tồn của
con người đối với sự vật khách quan để duy trì và phát triển đời sống của
mình. Do vậy, về thực chất, nhu cầu của con người là phản ánh nhu cầu
khách quan của con người và xã hội trong não người.”
Theo Leonchiev thì “Nhu cầu là một trạng thái của con người cần một
cái gì đó cho cơ thể nói riêng và con người nói chung để sống và hoạt động.
Nhu cầu luôn có đối tượng. Đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc
tinh thần chứa đựng khả năng thoả mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trò định
hướng đồng thời là động lực bên trong kích thích hoạt động của con người.”
Tóm lại tuy cách diễn đạt khác nhau ở mỗi nhà nghiên cứu nhưng tựu
chung lại ta có những ý chính sau: Nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người
thể hiện sự cần thiết thoả mãn về một đối tượng cụ thể cần thiết cho sự tồn tạo
và phát triển của chủ thể. Sự thoả mãn ấy là điều kiện để chủ thể nhu cầu tồn
tại và phát triển. Nếu nhu cầu được thoả mãn thì chủ thể cảm thấy thoải mái
dễ chịu ngược lại thấy bứt rứt khó chịu. Nhu cầu vừa là tiền đề vừa là kết quả

24
của hoạt động. Thoả mãn nhu cầu thực chất là quá trình con người chiếm lĩnh
một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội. Nhu cầu thể hiện ở động cơ,
cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện của
nhu cầu.

Như vậy, ta có thể hiểu nhu cầu là trạng thái tâm lý của con người
biểu hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi
hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển
với tư cách là một nhân cách.
1.2.1.3. Đặc điểm của nhu cầu:
 Tính đối tượng của nhu cầu:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng cụ thể. Theo X.L.Rubinstein ở cấp
độ tâm lý nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng xác định. Đối tượng của nhu cầu
nằm ngoài chủ thể lại là nơi chứ đựng khả năng thoả mãn nhu cầu ấy. Bản
thân đối tượng đáp ứng nhu cầu luôn tồn tại một cách khách quan và không tự
bộc lộ ra khi chủ thể có cảm giác thiếu hụt hay đòi hỏi. Nó chỉ bộc lộ ra khi
chủ thể tiến hành hoạt động nhờ vậy mà nhu cầu có tính đối tượng và chính
bản thân vật thể được nhận biết lại trở thành động cơ có chức năng định
hướng thúc đẩy hoạt động.
Nhu cầu thực sự là một sức mạnh khi nó gặp đối tượng, từ đó làm xuất
hiện những mối liên hệ cơ động giữa các nhu cầu với vật thể. Chính quá trình
gặp gỡ giữa nhu cầu và vật thể đã làm nảy sinh động cơ và hướng dẫn hoạt
động của chủ thể. Ở con người đối tượng đáp ứng yêu cầu cũng như bản thân
các trạng thái nhu cầu đều được phản ánh vào đầu óc con người dưới dạng
biểu tượng với tính chất là một hiện tượng tinh thần. Ở đây, sự biến đổi có ý
nghĩa quan trọng nhất đặc trưng cho sự chuyển tiếp sang cấp độ tâm lý là sự
xuất hiện những mối liên hệ cơ động giữa nhu cầu và đối tượng thoả mãn nhu
cầu.
 Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn
nó quy định. Phương thức thoả mãn nhu cầu chính là hoạt động.

×