Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
************

MAI THỊ THU HẰNG

HỨNG THÚ NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 603180

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ MINH LOAN




HÀ NỘI - 2007





4

BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1.Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Trường ĐHĐDNĐ


2. Sinh viên
SV
3. Nhà xuất bản
NXB
4. Sinh viên Cao đẳng
SVCĐ
5.Sinh viên Đại học
SVĐH
6. Nghiên cứu
NC
7. Kế hoạch chăm sóc
KHCS
8. Điều dưỡng cơ bản
ĐDCB
9. Điểm trung bình
ĐTB
10.Thứ bậc
TB
11.Trung bình chung
TBC












5

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
8
2.Đối tượng nghiên cứu
9
3.Mục đích nghiên cứu
9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
9
5.Phạm vi nghiên cứu
10
6. Khách thể nghiên cứu
10
7. Giả thuyết khoa học
10
8.Phương pháp nghiên cứu
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
12
1.1.Nghiên cứu vấn đề ở các nước trên thế giới
12
1.2.Nghiên cứu về hứng thú ở Việt Nam
13
2. Một số kháI niệm cơ bản

16
2.1.Khái niệm hứng thú
16
2.1.1.Những quan điểm khác nhau về hứng thú
16
2.1.2.Khái niệm hứng thú
22
2.1.3.Phân loại hứng thú
22
2.2. Khái niệm nghề
25
2.2.1.Khái niệm nghề nghiệp
25
2.2.2.Khái niệm nghề điều dưỡng
27
2.2.2.1.Sơ lược lịch sử nghề điều dưỡng
27
2.2.2.2.Khái niệm nghề điều dưỡng
33
2.2.2.3.Những phẩm chất tâm lý cần thiết ở người điều
dưỡng
37

6
2.3. Khái niệm hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
39
2.3.1. Khái niệm sinh viên và một số đặc điểm của SV
39
2.3.2.Khái niệm hứng thú nghề
40

2.3.3.Khái niệm hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
42
2.3.4.Biểu hiện hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
43
2.3.5.Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển
hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
44
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
1.Vài nét giới thiệu về nhà trường và khách thể nghiên cứu
47
2.Các phương pháp nghiên cứu
52
3.Tiến trình nghiên cứu
54
4.Cách thức xử lý số liệu
55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1.Kết quả khảo sát thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của SV
58
1.1.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua nhận thức
58
1.1.1.Nhận thức của SV về giá trị của nghề điều dưỡng
59
1.1.2.Nhận thức của SV về bản chất nghề điều dưỡng
62
1.1.3.Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các phẩm chất
tâm lý
66
1.1.4.Nhận thức của SV về tầm quan trọng của các môn học
70

1.1.5.Tổng hợp mức độ hứng thú biểu hiện qua nhận thức
74
1.2.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua cảm xúc
76
1.2.1.Cảm xúc của SV đối với một số nghề phổ biến
77
1.2.2.Cảm xúc nghề điều dưỡng của SV khi nhập học
78
1.2.3.Cảm xúc nghề điều dưỡng hiện tại của SV
81
1.2.4.Cảm xúc của SV đối với môn học
88
1.2.5.Tổng hợp mức độ hứng thú thể hiện qua cảm xúc
91
1.3.Hứng thú nghề điều dưỡng của SV biểu hiện qua hành vi
92
1.3.1.Những biểu hiện hành vi trước khi học trường ĐHĐD
93

7
1.3.2.Những biểu hiện hành vi trong học lý thuyết
94
1.3.3.Những biểu hiện hành vi trong học thực hành
100
1.3.4.Tổng hợp mức độ hứng thú biểu hiện qua hành vi
104
1.4.Tổng hợp mức độ phát triển hứng thú nghề điều dưỡng của
SV
106
2.2.Nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều dưỡng.

108
2.2.1.Nguyên nhân chủ quan
108
2.2.2.Nguyên nhân khách quan
113
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
118
TÀI LIỆU THAM KHẢO
121
PHỤ LỤC

















8

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Một người dù có đầu óc thông minh đến đâu, dù có nghị lực phi thường
đến mấy nhưng nếu không có sự say mê thích thú với công việc mình làm,
với ngành nghề mà mình đang theo đuổi thì họ không thể tìm được niềm vui
trong công việc ấy và lẽ dĩ nhiên họ cũng sẽ không đạt được kết quả xuất sắc
trong công việc. Cụ thể, khi có hứng thú với một đối tượng, một ngành nghề
nhất định thì sẽ tạo cho con người một trạng thái tình cảm dễ chịu và niềm say
mê trong hoạt động; ngược lại, khi phải làm việc mà không có lòng đam mê
thì con người sẽ cảm thấy công việc luôn là một gánh nặng, là một sự nhàm
chán lặp đi lặp lại.
Phát triển hứng thú nghề nghiệp dưới góc độ tâm lý học là một trong
những vấn đề bức xúc được nhiều trường đại học quan tâm. Trong khoa học
Tâm lý, hứng thú nghề nghiệp là vấn đề được rất nhiều nhà tâm lý học ở Việt
Nam và trên thế giới nghiên cứu, bởi lẽ nó là một trong những động lực quan
trọng cho sự phát triển của con người, thúc đẩy con người phát triển năng lực
sáng tạo, giúp cho con người tìm thấy được hạnh phúc khi được làm việc
trong lĩnh vực mà mình yêu thích. Tuy vậy, những nghiên cứu cụ thể về hứng
thú nghề điều dưỡng đến nay vẫn chưa được đề cập tới.
Hứng thú nghề nghiệp của cán bộ điều dưỡng là yếu tố quan trọng liên
quan trực tiếp đến hiệu quả công việc. Bởi lẽ, đối tượng phục vụ trực tiếp của
người điều dưỡng chính là người bệnh; công việc của người điều dưỡng diễn
ra trong sự giao lưu trực tiếp với bệnh tật và nỗi đau của người bệnh, thậm chí
phải đối diện với những phản ứng khác nhau của người bệnh và người nhà
của họ vì vậy, nếu như không có hứng thú nghề nghiệp thì người cán bộ điều
dưỡng không thể vượt qua khỏi những khó khăn, cám dỗ và lẽ tất nhiên hiệu
quả công việc sẽ không cao.

9
Tuy hứng thú đối với nghề điều dưỡng có vai trò rất quan trọng nhưng
thực tế có nhiều sinh viên học ngành điều dưỡng lại không xuất phát từ hứng

thú đối với nghề mà do nhiều lý do khác. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới
thái độ của sinh viên trong quá trình học tập mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình công tác sau này. Hiện nay sinh viên trường ĐH Điều dưỡng yêu
nghề ở mức độ nào, biểu hiện ra sao, những nguyên nhân nào chi phối biểu
hiện đó và có thể tác động như thế nào để bồi dưỡng hứng thú nghề nghiệp
cho sinh viên? Với lý do về lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi lựa chọn
đề tài “Hứng thú nghề điều dƣỡng của sinh viên Trƣờng Đại học điều
dƣỡng Nam Định” làm đề tài nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
2. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
3. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường ĐH
Điều dưỡng Nam Định, phân tích các nguyên nhân của thực trạng và trên cơ
sở đó đề xuất những kiến nghị sư phạm nhằm nâng cao hứng thú nghề nghiệp
cho sinh viên Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1.Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
4.2. Điều tra thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên
Trường ĐH Điều Dưỡng Nam Định qua đó đưa ra mức độ hứng thú nghề điều
dưỡng của họ. Hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên thể hiện trên các chỉ
số sau:
- Nhận thức của sinh viên về giá trị, bản chất của nghề điều dưỡng;
nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất tâm lý cần thiết và một số
môn học cơ bản trong chương trình đào tạo.

10
- Cảm xúc của sinh viên với nghề điều dưỡng và một số môn học cơ
bản trong chương trình đào tạo.
- Hành động tích cực của sinh viên trong hoạt động học tập tại trường

Đại học Điều dưỡng điều dưỡng.
4.3.Tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng tới hứng thú nghề điều
dưỡng của sinh viên.
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hứng thú nghề của SV.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Hứng thú đối với nghề Điều dưỡng là vấn đề rất lớn và phức tạp. Do
điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu
thực trạng hứng thú nghề điều dưỡng của sinh viên Trường ĐH Điều Dưỡng
Nam Định.
Do thực tế không có khả năng nghiên cứu trên diện rộng nên chúng tôi
chỉ tập trung nghiên cứu ở các em sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai và
năm thứ 3 thuộc hệ đào tạo chính quy của Trường ĐH Điều dưỡng Nam
Định.
6. Khách thể nghiên cứu.
- Khách thể chính: Gồm 250 SV hệ cao đẳng và đại học, trong đó có
150 sinh viên hệ cao đẳng và 100 sinh viên hệ đại học
- Khách thể phụ:30 giảng viên của Trường ĐHĐDNĐ (gồm những giáo
viên chủ nhiệm của các lớp được điều tra và một số giáo viên giảng dạy
những môn chuyên ngành).
7. Giả thuyết khoa học.
Phần lớn sinh viên Trường ĐHĐD Nam Định có mức độ hứng thú nghề
chưa cao. Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo
nên nhưng nguyên nhân chủ quan cơ bản là do động cơ theo học tại trường
còn chưa đủ sức thúc đẩy sinh viên có thái độ tích cực với nghề; còn nguyên

11
nhân khách quan chủ yếu là phương pháp giảng dạy của giáo viên còn chưa
lôi cuốn mạnh sinh viên với nghề này.



8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống các
phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê toán học.
(Cách thức triển khai sẽ được trình bày cụ thể trong chương II, phần
nội dung nghiên cứu)










12



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Trong thực tiễn cuộc sống cũng như trong khoa học giáo dục, hứng thú
là một vấn đề phong phú, hấp dẫn và khá phức tạp vì “đối với việc nghiên
cứu, hầu như không có vấn đề tâm lý học nào rắc rối hơn vấn đề tìm hiểu
hứng thú thực sự của một con người”

1
. Chính vì tính phức tạp và sự hấp dẫn
đó đã thúc đẩy nhiều nhà tâm lý học nghiên cứu về vấn đề này. Và, cho tới
nay đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về hứng thú như hứng thú
học tập, hứng thú nghề nghiệp và đưa ra những biện pháp tác động nhằm
nâng cao hứng thú trong những lĩnh vực nhất định.
1.1.Nghiên cứu vấn đề trên thế giới.
Năm 1931, I.K.Strong đã nghiên cứu “Sự thay đổi hứng thú theo lứa
tuổi”. Ông đưa ra quan niệm về hứng thú, phương pháp nghiên cứu về hứng
thú với 400 câu hỏi được thử nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau và đưa
ra kết luận: hứng thú được biểu hiện trong xu thế của con người.
Năm 1938, tác giả Ch.Buhler với công trình “Phát triển hứng thú ở trẻ
em” đã đưa ra khái niệm hứng thú nhưng ông chưa thấy được vai trò của giáo
dục đối với việc phát triển hứng thú mà cho rằng hứng thú là một kết cấu bao
gồm nhiều nhu cầu. Việc quy hứng thú về nhu cầu là không đúng vì hứng thú
khác nhu cầu.
Năm 1944, tác giả A.F.Bêliep đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ về
vấn đề “Tâm lý học hứng thú”. Tác giả cho rằng: hứng thú là những động lực
của những cảm xúc khác nhau

1
L.X.Xôlôvâytrich. Từ hứng thú đến tài năng. NXBPN HN 1975. Tr110

13
Năm 1946, tác giả E.Claparede đã nghiên cứu vấn đề “Tâm lý học trẻ
em và thực nghiệm sư phạm”. Tác giả đã đưa ra khái niệm hứng thú nhưng
dựa trên bản chất sinh học: hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu, bản năng, khát
vọng được thoả mãn.
Năm 1961, cuốn sách “Tâm lý học hứng thú” của tác giả D.Super đã
đưa ra phương pháp nghiên cứu về hứng thú nghề nghiệp ở các nhóm dân cư

khác nhau. Ông cho rằng: "hứng thú không phải là thiên hướng, không phải là
nét tính cách của cá nhân mà đó là một cái gì khác, riêng rẽ với thiên hướng,
riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cá nhân"
2
.
Năm 1964, tác giả Guilford đã nghiên cứu về hứng thú và cho rằng:
hứng thú là một trong bảy mặt cấu tạo nên nhân cách, hứng thú là những ham
muốn ổn định trong các hoạt động nhất định.
Năm 1967, Tác giả V.N.Marôcôva đã nghiên cứu vấn đề “Sự hình
thành hứng thú ở trẻ em trong điều kiện phát triển bình thường và không bình
thường”.
Năm 1971, tác giả G.I.Sukina đã có công trình nghiên cứu về “Vấn đề
hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục”.
Tác giả Kuzơzơmina trong “Tâm lý học người giáo viên” đã nghiên
cứu về hứng thú nghề nghiệp của người giáo viên trước khi vào trường sư
phạm
Trong những năm gần đây còn có nhiều công trình nghiên cứu liên
quan đến hứng thú, đó là những tác giả X.L.Rubinstêin, L.X.Vưgôtxki,
Đ.I.Tractac, L.X.Xôlôvâytrich, A.V.Daparôgiet đã góp phần vào việc làm rõ
cơ sở lý luận của hứng thú.
1. 2. Nghiên cứu hứng thú ở Việt Nam.

2
Trích theo tài liệu tham khảo 23. tr13

14
Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua cũng đã có rất nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về hứng thú và đã có những đóng góp rất lớn về mặt lý luận
và thực tiễn.
1.2.1 Những nghiên cứu về hứng thú môn học:

Năm 1969, tác giả Lê Ngọc Lan đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu hứng
thú học môn Toán của học sinh cấp II”. Mục đích của đề tài là tìm hiểu hứng
thú học tập của học sinh đối với môn toán và kiểm nghiệm biện pháp giáo dục
của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh thông qua hoạt động ngoại khoá
của đội dưới hình thức kể chuyện, do giáo viên chỉ đạo nhằm nâng cao hứng
thú học môn Toán của học sinh cấp II.
Năm 1970, tác giả Phan Huy Thụ đã nghiên cứu về vấn đề “Hiện trạng
hứng thú học tập các môn học của học sinh cấp II”. Tác giả đã tìm hiểu sự
phân hoá hứng thú học tập đối với các môn học của học sinh cấp II và trên cơ
sở đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú học tập ở các em và
đưa ra kết luận nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sở thích đối với mỗi môn
học.
Năm 1977, tác giả Phạm Ngọc Quỳnh đã bảo vệ thành công luận án TS
với đề tài “Hứng thú đối với môn Văn của học sinh cấp II”. Tác giả đã nghiên
cứu hứng thú đối với các môn học và đối với đời sống văn hoá xã hội của học
sinh một số trường ở thành phố Ulianov thuộc Liên Xô trước đây.
Năm 1984, tác giả Trần Thanh Hương đã tiến hành thực nghiệm “Nâng
cao hứng thú học Toán của học sinh qua việc điều khiển hoạt động tự học ở
nhà của học sinh”
Năm 1988, tác giả Vũ Thị Nho đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu hứng
thú, năng lực học Văn của học sinh lớp 6”.Tác giả đã thực nghiệm hình thành
hứng thú và năng lực học Văn ở những khách thể này.
Năm 1996, tác giả Đào Thị Oanh đã nghiên cứu vấn đề “Hứng thú học
tập và sự thích nghi với cuộc sống nhà trường của học sinh tiểu học”. Tác giả

15
đã đưa ra kết luận: hứng thú của các em học sinh tiểu học trong diện nghiên
cứu còn ở mức thấp và chưa ổn định. Điều đó có liên quan đến việc thích nghi
của trẻ đối với cuộc sống nhà trường và hoạt động học tập nói chung.
Năm 2002, tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc đã nghiên cứu đề tài “Tìm

hiểu hiện trạng hứng thú học bộ môn tâm lý học của sinh viên trường cao
đẳng sư phạm Tây Ninh”. Tác giả đã đưa ra kết luận: về thực chất, hứng thú
học bộ môn tâm lý học còn dừng lại ở mức thấp, hứng thú gián tiếp đối với
môn học là chủ yếu.Thực trạng này do nhiều nguyên nhân tạo nên nhưng
nguyên nhân chính là do "sinh viên chưa biết cách học môn này" và "giảng
viên dạy khó hiểu, không sinh động". Đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra một
số kiến nghị sư phạm nhằm phát triển hứng thú học bộ môn Tâm lý học của
sinh viên.
Năm 2005, tác giả Phan Thị Thơm đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Trường đại học
dân lập Đông Đô”. Theo tác giả, hứng thú học tập môn Tâm lý học đại cương
của khách thể được nghiên cứu còn chưa cao và chưa đồng đều ở mọi sinh
viên; thực trạng này do nhiều nguyên nhân tạo nên trong đó nguyên nhân từ
phía giáo viên đóng vai trò quan trọng. Tác giả đã tiến hành phương pháp
thực nghiệm và đi đến kết luận là có thể tác động để nâng cao hứng thú học
tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên bằng cách thay đổi phương pháp
giảng dạy của giáo viên.
1.2.2. Những nghiên cứu về hứng thú nghề
Năm 1973, Tác giả Phạm Tất Dong đã bảo vệ thành công luận án PTS
ở Liên Xô với đề tài “Một số đặc điểm hứng thú nghề nghiệp ở học sinh phổ
thông và công tác hướng nghiệp”. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hứng thú
nghề nghiệp của học sinh nữ ở ba thành phố Matxcơva, Mytsưsin và Hà Nội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định hứng thú nghề nghiệp giữa nam
và nữ có sự khác biệt, hứng thú nghề nghiệp không thống nhất với xu hướng

16
phát triển nghề nghiệp của xã hội và, công tác hướng nghiệp ở các trường phổ
thông chưa được thực hiện nên các em học sinh phải chịu nhiều thiệt thòi.
Năm 1982, tác giả Đinh Thị Chiến đã bảo vệ thành công luận văn tốt
nghiệp với đề tài “Bước đầu tìm hiểu hứng thú đối với nghề sư phạm của giáo

sinh Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam Ninh”. Kết quả của công trình
nghiên cứu cho thấy đa số giáo sinh có hứng thú với nghề song ở mức độ
chưa cao, thực trạng này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo
nên tạo nên.
Năm 1999, tác giả Đinh Thị Hồng Liên đã bảo vệ thành công luận văn
tốt nghiệp đề tài "Tìm hiểu hứng thú nghề nghiệp của sinh viên khoa giáo dục
mầm non Tường ĐH sư phạm Hà Nội". Kết quả đề tài cho thấy: phần lớn sinh
viên chưa có hứng thú cao với nghề; hứng thú chưa thật bền vững, sâu sắc mà
nguyên nhân chủ yếu là do nghề này chưa được xã hội coi trọng; sau khi ra
trường sẽ có lương thấp và khó xin việc. Tác giả cho rằng có thể tác động
nâng cao hứng thú nghề nghiệp ở những giáo sinh này bằng cách thường
xuyên bồi dưỡng lòng yêu nghề cho sinh viên thông qua những bài giảng trên
lớp.
Năm 2000, tác giả Vũ Thị Lan Anh đã nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
thực trạng hứng thú nghề nghiệp của giáo sinh Trường trung học sư phạm
Bình Phước”. Tác giả đã đưa ra kết luận: nhìn chung hứng thú nghề nghiệp ở
giáo sinh có khuynh hướng tích cực nhưng đồng thời vẫn bộc lộ một số điểm
yếu. Để khắc phục, giải quyết những tồn tại đó, tác giả cho rằng phải có sự
kết hợp giữa các ban ngành như nhà trường, gia đình và chính sách của nhà
nước nhằm có những biện pháp thích hợp trong việc tăng cường hứng thú
nghề nghiệp cho giáo sinh.
Từ thực tế nghiên cứu về hứng thú nêu trên cho chúng ta thấy việc
nghiên cứu về hứng thú mặc dù rất khó nhưng lại thu hút được sự quan tâm
của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các công trình

17
khoa học đi trước đã có ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và phương pháp luận
và chúng tôi nhận thấy việc tiếp tục nghiên cứu về hứng thú là cần thiết. Đặc
biệt, hứng thú nghề điều dưỡng là vấn đề mới mẻ và chưa có công trình
nghiên cứu nào từ góc độ tâm lý học nên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề

này nhằm đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao chất lượng đào tạo
đội ngũ điều dưỡng hiện nay.
2. Một số khái niệm cơ bản
2.1. Khái niệm hứng thú.
2.1.1.Những quan điểm khác nhau về hứng thú
Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tất cả những nhà nghiên cứu hứng
thú và khuynh hướng đều đã nối tiếp nhau khẳng định
3
:
- Hứng thú là một hiện tượng trí tuệ thuần tuý, nó động chạm tới trí
thông minh.
- Hứng thú là hiện tượng cảm xúc, nó liên quan tới tình cảm.
- Theo phái thứ ba, hứng thú động chạm tới nỗ lực ý chí.
- Sau này người ta lại cho rằng hứng thú vừa liên quan tới trí thông
minh, vừa liên quan tới tình cảm lẫn ý chí.
Do đứng trên những quan điểm và góc độ khác nhau mà các nhà khoa
học vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
2.1.1.1.Quan điểm của một số nhà tâm lý học phƣơng Tây về hứng
thú
Quan điểm của S.Clapared cho rằng hứng thú là dấu hiệu của nhu cầu,
bản năng và khát vọng được thoả mãn. Theo quan điểm này thì hứng thú bắt
nguồn từ bản chất sinh học của con người

3
L.X.Xôlôvaytrich.Từ hứng thú đến tài năng. NXB Phụ nữ HN. 1975.Tr86

18
Theo V.Giêmxơ thì hứng thú có nguồn gốc sinh vật: hứng thú là nhu
cầu bản năng, khát vọng đòi được thoả mãn.
Quan điểm của I.Phrebac: coi hứng thú như là thuộc tính sẵn có,

mang tính bẩm sinh của con người.
Quan điểm của Fransiska và Baumgasten: coi hứng thú là trường hợp
riêng biệt của thiên hướng.
Theo E.K.Strong: “Hứng thú được biểu hiện trong xu thế của con
người: muốn học được một điều nhất định, yêu thích một vài loại hoạt động
và định hướng tích cực nhất định vào những hoạt động đó”
4

Quan điểm của Ch.Buhler: Hứng thú là một từ không những để chỉ
toàn bộ những hành động khác nhau, mà hứng thú còn chỉ cả cấu trúc, bao
gồm các nhu cầu
Theo D.Super, hứng thú không phải là nét tính cách của cá nhân mà là
một cái gì đó riêng rẽ với tính cách, riêng rẽ với cá nhân.
Nhìn chung, các nhà tâm lý học phương Tây nêu trên đều quan niệm
hứng thú có nguồn gốc sinh học mà không đề cặp đến vai trò xã hội, không
coi hứng thú là thuộc tính của nhân cách. Những quan điểm trên đã bộc lộ
tính phiến diện, duy tâm, chưa thấy rõ được vai trò của giáo dục và hoạt động
có ý thức trong quá trình hình thành và phát triển của hứng thú.
2.1.1.2.Quan điểm của một số nhà tâm lý học duy vật về hứng thú
Khác với quan điểm của những nhà tâm lý học phương Tây nêu trên,
các nhà tâm lý học Macxit cho rằng hứng thú không phải là cái gì trừu tượng
hoặc những thuộc tính có sẵn trong nội tại con người mà nó là kết quả của quá
trình hình thành nhân cách ở mỗi người, phản ánh một cách khách quan thái
độ đang tồn tại của cá nhân. Thái độ đó xuất hiện là do kết quả của sự ảnh
hưởng qua lại giữa điều kiện sống và hoạt động của mỗi cá nhân. Chính vì

4
E.K.Strong. Change of interest with age Stanford university pres 1931. Tr55

19

vậy mà nguyên nhân gây ra hứng thú là rất đa dạng. Và, cũng chính do đó mà
khái niệm hứng thú có rất nhiều cách giải thích khác nhau ở những nhà khoa
học khác nhau.
Quan điểm của một số nhà tâm lý học Liên Xô trước đây như T.Ribô,
N.P.Đôbrưnhin cho rằng hứng thú là khuynh hướng lựa chọn, khuynh hướng
chú ý ở con người; theo B.M.Cheplôp thì hứng thú là khuynh hướng ưu tiên
chú ý vào một khách thể nào đó; theo A.V.Daparogiet: “hứng thú là khuynh
hướng của sự chú ý tới những đối tượng nhất định, là nguyện vọng tìm hiểu
chúng càng tỉ mỉ càng hay”
5
.
Quan điểm của L.X.Xôlôvâytrich: "Hứng thú nảy sinh dưới ảnh hưởng
các nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài - khi các nguyên nhân
đó gặp nhau"
6
.Ông cho rằng hứng thú xuất hiện từ tính ham hiểu biết, xúc
động tình cảm và nỗ lực ý chí.
Quan điểm của X.L.Rubinstein: coi hứng thú biểu hiện như là khuynh
hướng tác động một cách có hiểu biết, có ý thức đối với khách thể mà con
người định hướng vào đó
Quan điểm của A.N.Lêônchiev: ông coi hứng thú là thái độ nhận thức
đặc biệt đối với đối tượng hoặc hiện tượng của hiện thực khách quan
Theo A.A.Liublinxkaia, “Hứng thú là thái độ nhận thức của con người
đối với xung quanh, đối với một mặt nào đó của chính nó, đối với một lĩnh
vực nhất định mà trong đó con người muốn đi sâu hơn”
7
.
Theo P.A.Rudic, “Hứng thú là biểu hiện xu hướng đặc biệt của cá nhân
nhằm nhận thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng
thời biểu hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với các hoạt

động nhất định”
8
.

5
A.V.Daparogiet. Tâm lý học. NXBGiáodụcHN 1974.Tr 281
6
L.X.Xôlôvaytrich.Từ hứng thú đến tài năng. NXB Phụ nữ HN 1975.Tr78

7
A.A.Liublincaia. Tâm lý học trẻ em tập 1. NXBGDTPHCM.1978.Tr 28
8
P.A.Rudich. Tâm lý học - Nguyễn Văn Hiếu dich.NXBTDTT HN 1982. Tr 35

20
Quan điểm của A.G.Côvaliôp: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá
nhân với một hiện tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và sự hấp
dẫn về mặt tình cảm của nó”
9
.
Quan điểm của nhà tâm lý học V.G.Ivanop khi phân tích hứng thú của
học sinh các lớp cuối cấp đã kết luận rằng: "vai trò quyết định để hứng thú
nảy sinh là mối quan hệ thầy - trò"
10
.
Có thể nói, khái niệm hứng thú được các nhà tâm lý học Macxit sử
dụng khá rộng rãi, đã phản ánh nhiều quá trình tâm lý quan trọng, từ quá trình
riêng lẻ (tri giác, cảm giác ) cho đến tổ hợp nhiều quá trình (tình cảm, ý chí,
nhận thức ) nhưng trong đó có một số khái niệm ít nhiều vẫn còn có những
hạn chế nhất định, mang tính chất phiến diện vì tác giả đã thu hẹp khái niệm

hứng thú, quy hứng thú vào hoạt động của giới hạn nhận thức hoặc của các
quá trình chú ý, tình cảm, có tác giả còn coi hứng thú là nhu cầu Thực chất,
hứng thú không phải là nhu cầu, không phải là thái độ nhận thức hay xu
hướng của chú ý mà hứng thú có quan hệ mật thiết với các quá trình đó. Định
nghĩa hứng thú của A.G.Côvaliôp là một định nghĩa khá tiêu biểu vì nó đã
nhấn mạnh đến ý nghĩa, giá trị của đối tượng đối với xã hội nhất là đối với
chính cá nhân - một yếu tố quan trọng của việc hình thành hứng thú.
Tâm lý học hiện đại có khuynh hướng nghiên cứu hứng thú trong mối
quan hệ với toàn bộ cấu trúc tâm lý của cá nhân. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn
trong cuốn "Tâm lý học đại cương" đã đưa ra định nghĩa tương đối hoàn
chỉnh về hứng thú: “Hứng thú là thái độ lựa chọn đặc biệt của cá nhân đối với
một đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng
mang lại xúc cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động”
11
. Ở đây, hứng thú
thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể với thế giới khách quan, giữa đối tượng với
nhu cầu và xúc cảm tình cảm của chủ thể hoạt động.

9
A.G.Côvaliôp. Tâm lý học cá nhân tập 1.NXBGDHN 1971.Tr 228
10
L.X.Xôlôvaytrich.Từ hứng thú đến tài năng. NXBPNHN 1975.Tr99
11
Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên). Tâm lý học đại cương.NXBGDHN1995.Tr187

21
Tác giả N.G.Marôzôva - tiến sĩ Tâm lý học đã phân tích cấu trúc của
hứng thú thành ba yếu tố đặc trưng
12
.

+ Có cảm xúc đúng đắn đối với đối tượng gây ra hứng thú.
+ Cá nhân hiểu rõ, nhận thức được đối tượng đã gây ra hứng thú.
+ Cá nhân có hoạt động để vươn tới chiếm lĩnh đối tượng đó.
Ba thành tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hứng thú cá nhân.
Tuỳ ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của hứng thú mà mỗi thành tố đó có
thể nổi lên mạnh hay yếu, ít hay nhiều.
Những năm gần đây, có nhiều nhà tâm lý học đã nghiêng về cách giải
thích cấu trúc hứng thú theo sự phân tích của N.G.Marôzôva. Tiêu biểu là
nhóm các tác giả Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ cho rằng:
+ Khi con người có hứng thú về một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng
được con người ý thức rõ ràng.
+ Thấy rõ ý nghĩa của đối tượng gây ra hứng thú đối với cuộc sống.
+ Xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với đối tượng.
Do đó, hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn con người về phía đối tượng của nó,
tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào chiếm lĩnh đối tượng.
Và, nhiều nhà tâm lý học đã nhận thấy cần xác định sự khác biệt giữa
khái niệm hứng thú với với khái niệm nhu cầu bởi vì đã có rất nhiều người
đồng nhất khái niệm hứng thú với khái niệm nhu cầu. Theo chúng tôi, hứng
thú hoàn toàn khác với nhu cầu vì một số lý do sau:
+ Đối tượng của hứng thú bao giờ cũng được con người ý thức rõ ràng
về ý nghĩa của nó đối với cuộc sống còn đối tượng gây ra nhu cầu thì ngay từ
đầu lại chưa được ý thức đầy đủ (Lêônchiev coi nhu cầu chưa có đối tượng là
nhu cầu “trần trụi”), sau đó thì đối tượng gây ra nhu cầu mới dần dần được
con người ý thức ngày một rõ.

12
N.G.Marôzôva. Nói chuyện với giáo viên về hứng thú nhận thức. NXBGD Matxcova 1979.Tr5

22
+ Đối tượng gây ra hứng thú bao giờ cũng làm xuất hiện ở ta một tâm

trạng dễ chịu, một cảm xúc tích cực, một thiện cảm đặc biệt với nó. Từ đó
hứng thú lôi cuốn, hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó, tạo ra tâm lý
khát khao tiếp cận và đi sâu vào nó. Đối tượng gây ra nhu cầu thì đôi khi có
những trường hợp mặc dù được ý thức đầy đủ, sâu sắc nhưng đối tượng đó có
khi lại không gây cho ta một thiện cảm nào.Ví dụ như chúng ta ý thức rất rõ
tác dụng của mũ bảo hiểm khi đi đường cao tốc nhưng không phải lúc nào
cũng tạo ra cho ta khoái cảm đối với nó.
Từ những sự phân biệt trên, khi bàn về hứng thú thì các tác giả đều ít
nhiều tập trung đề cập tới các yếu tố sau:
+ Hứng thú là biểu hiện khuynh hướng thường xuyên của con người
hướng tới đối tượng.
+ Đối tượng gây ra hứng thú được chủ thể lựa chọn, nhận thức rõ ràng
về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của nó.
+ Chủ thể có một tình cảm đặc biệt đối với đối tượng gây ra hứng thú,
biểu hiện ở sự thích thú, say mê đối tượng.
+ Chủ thể có sự khát khao hoạt động vươn tới tiếp cận và chiếm lĩnh
đối tượng.
2.1.2. Khái niệm hứng thú
Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi chọn quan điểm sau
đây làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình: Hứng thú là thái độ đặc biệt
của cá nhân dành cho một đối tƣợng nào đó khi đối tƣợng đó có ý nghĩa
thiết thực trong cuộc sống của họ, tạo ra sự yêu thích và niềm say mê trong
hoạt động.
Như vậy, hứng thú tồn tại trên cơ sở của hai điều kiện sau:
+ Cái gây ra hứng thú phải được cá nhân ý thức và hiểu rõ ý nghĩa của
nó đối với đời sống riêng của mình.

23
+ Cái gây ra hứng thú phải tạo ra ở cá nhân một khoái cảm đặc biệt.
Chỉ khi nào có đầy đủ hai điều kiện cần thiết trên thì hứng thú mới tạo

nên ở cá nhân khát vọng tiếp cận sâu vào đối tượng. “Hứng thú càng ổn định,
mạnh mẽ thì thái độ càng được củng cố, sự ham muốn tác động tới đối tượng
càng được tăng cường hơn”.
13

2.1.3.Phân loại hứng thú
Có nhiều cách phân loại hứng thú khác nhau. Cụ thể trong công trình
này chúng tôi đưa ra một số cách phân loại sau.
- Căn cứ vào nội dung đối tượng và phạm vi hoạt động gắn với hứng
thú, hứng thú được chia thành:
+ Hứng thú vật chất: là loại hứng thú biểu hiện thành nguyện vọng
muốn có chỗ ở đầy đủ tiện nghi, thích ăn ngon mặc đẹp Trong xã hội tư bản
thì hứng thú vật chất mang tính ích kỷ, thích sống xa hoa, sống vì bản thân
mình.
+ Hứng thú nhận thức: là loại hứng thú có thể được biểu hiện dưới
hình thức hứng thú học tập, hứng thú khoa học, có tính chất chuyên môn ví dụ
như hứng thú với môn học nào đó.
+ Hứng thú hoạt động: là loại hứng đối với một loại hoạt động nào đó
khi con người tham gia vào hoạt động ấy. Bao gồm các dạng hoạt động sau:
• Hứng thú hoạt động nghề nghiệp như hứng thú nghề sư phạm, nghề y,
nghề nông
• Hứng thú hoạt động thể dục thể thao: là sự hứng thú với một môn thể
thao nào đó.
• Hứng thú xã hội - chính trị: là loại hứng thú nhất định của công tác xã
hội, hoạt động chính trị .

13
GS.VS.Phạm Minh Hạc-PGS.TS.Lê Đức Phúc (chủ biên).Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách.Tr 283

24

• Hứng thú mỹ thuật: là hứng thú với cái hay, cái đẹp trong văn học,
phim ảnh, hội hoạ
- Căn cứ vào tính hiệu quả, hứng thú được chia thành:
+ Hứng thú thụ động: là loại hứng thú mà con người chỉ dừng lại ở sự
thích thú ngắm nhìn, chiêm ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà không thể
hiện tính tích cực nhận thức sâu hơn để làm chủ đối tượng và hoạt động sáng
tạo trong lĩnh vực mình hứng thú.
+ Hứng thú chủ động: Là loại hứng thú mà con người không chỉ chiêm
ngưỡng đối tượng gây nên hứng thú mà còn lao vào hoạt động với mục đích
làm chủ đối tượng. Đây là một trong những nguồn kích thích sự phát triển
nhân cách, hình thành kỹ năng kỹ xảo là nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Căn cứ vào khối lượng (phạm vi khái quát của đối tượng), hứng thú
được chia thành:
+ Hứng thú rộng: là loại hứng thú bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh vực
nhưng không sâu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp vừa có hứng thú rộng
nhưng lại nắm sâu sắc vấn đề.
+ Hứng thú hẹp: là hứng thú đối với từng mặt, từng ngành, từng lĩnh
vực cụ thể.
Hai loại hứng thú nêu trên đều rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi
người. Nếu chỉ có hứng thú hẹp mà không có hứng thú rộng thì nhân cách của
con người sẽ phát triển không toàn diện. Ngược lại, nếu chỉ có hứng thú rộng
thì sự phát triển nhân cách cũng sẽ hời hợt, thiếu sâu sắc.
- Căn cứ vào tính bền vững, hứng thú được chia thành:
+ Hứng thú bền vững: hứng thú này thường gắn với năng lực cao và sự
nhận thức sâu sắc nghĩa vụ và thiên hướng của mình.
+ Hứng thú không bền vững: kiểu hứng thú này thường bắt nguồn từ sự
nhận thức hời hợt hứng thú và xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn.

25
- Căn cứ vào cội nguồn của sự xuất hiện hứng thú, người ta chia hứng

thú ra thành hai loại:
+ Hứng thú trực tiếp (hứng thú nhận thức): là loại hứng thú được xuất
hiện do chính những yếu tố trong quá trình hành động của một hoạt động nào
đó ví dụ như hứng thú đối với quá trình nhận thức, quá trình lao động và hoạt
động sáng tạo.
+ Hứng thú gián tiếp: là loại hứng thú được xuất hiện bởi những yếu tố
bên ngoài của một hoạt động nào đó. Ví dụ một giáo viên có hứng thú đối với
nghề dạy học vì thấy nghề này có lương cao, dễ kiếm được nhiều tiền…
Sự tương quan đúng mức giữa hai loại hứng thú này là điều kiện thuận
lợi cho hoạt động tích cực của cá nhân. Trong hoạt động học tập, người ta
thường dùng hứng thú gián tiếp để kích thích hứng thú trực tiếp của học sinh,
sinh viên.
Việc phân loại hứng thú như trên chỉ là tương đối và không mang tính
cố định. Trên thực tế có những loại hứng thú là sự kết hợp của nhiều loại
hứng thú nêu trên. Trong đề này chúng tôi coi hứng thú nghề điều dưỡng là
một loại hứng thú hoạt động nghề nghiệp với phạm vi hẹp thể hiện trong lĩnh
vực nghề điều dưỡng.
2.2. Khái niệm nghề.
2.2.1. Khái niệm nghề nghiệp
Vấn đề nghề và phạm trù nghề là một trong những vấn đề cơ bản trong
đào tạo nghề đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Phân công lao động và sản xuất hàng hoá là những điều kiện cần và bền vững
cho sự hình thành các nghề. Điểm xuất phát và cơ sở để xuất hiện nghề là lao
động. Lao động sáng tạo ra con người, lao động là điều kiện cho sự tồn tại lâu
dài của xã hội loài người, là đặc điểm quyết định cơ bản nhất để phân biệt
người và động vật. Chính vì vậy, lao động là hình thức sơ khai nguồn gốc của
hoạt động nghề nghiệp và là tiền đề cơ bản làm xuất hiện nghề. Ngoài ra, lao

26
động còn có tác dụng như là động lực liên tục của năng lực lao động, về sau

này nó tác động làm tăng kiến thức và kỹ năng nghề.
Xuất phát từ danh mục khác nhau, nhiều nhà tâm lý giáo dục đã nghiên
cứu về nghề trên quan điểm hướng nghiệp và do đó chúng ta thấy xuất hiện
nhiều cách phân loại nghề khác nhau.
Ví dụ nổi bật của Platonop là ông đã phân ra thành 5 nghề theo mối
quan hệ như sau:
- Nghề có quan hệ giữa người với người (nghề dạy học, nghề y)
- Nghề có quan hệ với máy móc (nghề tiện)
- Nghề có quan hệ với tự nhiên (nghề trồng rừng)
- Nghề có quan hệ với tín hiệu (nghề đánh mooc)
- Nghề có quan hệ với lĩnh vực nghệ thuật (nghề điêu khắc).
Trong điều kiện thay đổi mạnh mẽ về tiến bộ khoa học, kỹ thuật; trong
sự chuyển biến thay đổi nhanh của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới sự thay
đổi của cách phân loại nghề theo hướng mở rộng thêm những nghề mới. Cụ,
thể, trên một số nước đã có sự bổ sung thêm các nghề như sau:
Tại Mailayxia:Trong cách phân loại nghề có bổ sung thêm nhóm nghề
liên quan đến điện tử, thông tin, dầu mỏ và công nghệ hơi đốt.
Tại Ấn độ: Trong cách phân loại đã nhấn mạnh đến những nghề có
liên quan đến kỹ thuật tin học, tự động hoá.
Một số nhà nghiên cứu ở các nước phương Tây đã nghiên cứu về nghề
gắn với công việc, việc làm - tiêu biểu là quan niệm của tổ chức lao động
Quốc tế (ILO) trong tập “Phân loại chuẩn Quốc tế các nghề” ISCO 1998 đã
coi nghề được xác định bởi một số công việc với các nhiệm vụ chính của
chúng được đặc trưng bởi mức độ giống nhau cao.
14

Ngày nay, gắn liền với tốc độ phát triển nhanh của khoa học kỹ thuật,
thường xuyên diễn ra sự đào thải (biến mất) của một số nghề và xuất hiện một

14

Nguyễn Viết Sự. "Phạm trù nghề nghiệp và sự phát triển của nó". Đề tài cấp Bộ 1994.Tr4

27
số nghề khác. Nền sản xuất hàng hoá thay thế nền sản xuất có tính chất tự
cung tự cấp đã làm cho hệ thống nghề nghiệp ở nước ta có những biến đổi sâu
sắc, nhiều nghề mới được nảy sinh, nhiều nghề cũ được mở rộng và cũng có
những nghề cũ thì bị thu hẹp hoặc thậm chí là biến mất. Theo sự đánh giá xã
hội về nghề thì hiện nay nước ta có 33 nhóm nghề mà mỗi nhóm lại chia
thành nhiều nghề khác nhau. Mỗi nghề có đặc điểm riêng biệt và có giá trị
khác nhau.
Bàn về khái niệm nghề chúng ta thấy hiện nay nó được dùng theo cách
có liên hệ với hai từ Hán Việt là "Nghệ" và "Nghiệp". "Nghệ" ở đây có nghĩa
là nghề. Từ "nghề" đứng riêng khi nói đến công việc chuyên làm, tên nghề
thường ghép thêm lĩnh vực hoạt động ví dụ như nghề dạy học, nghề nông,
nghề đánh cá, nghề y Khi nói đến nghề khái quát mà không gắn với một
công việc chuyên làm thì người ta thường ghép thêm từ nôm "nghề" với từ
Hán Việt "nghiệp" thành từ ghép "nghề nghiệp".
15

Trong tiếng Nga, nghề được định nghĩa là một loại hoạt động lao động
đòi hỏi có một sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Trong tiếng Anh, thuật ngữ “nghề nghiệp” được ghi là “Projession”, có
nghĩa là một công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học
hoặc nghệ thuật và thường thuộc về lao động trước hết là lao động chân tay ví
dụ như dạy học, viết văn, nghề y (khác với “Job”- việc làm).
Trong tiếng Đức, nghề (beruf) được định nghĩa là hoạt động cần thiết
cho xã hội ở mỗi lĩnh vực lao động nhất định. Cơ sở của nghề là kiến thức và
kỹ năng, kỹ xảo, phần lớn được lĩnh hội dưới dạng một sự đào tạo có hệ
thống. Mọi nghề được bao quát trong một bảng danh mục hệ thống các nghề.
Các nghề được phân biệt với nhau thông qua các yêu cầu về nội dung, trình

độ chuyên môn và thời gian đào tạo.

15
Nguyễn Viết Sự. "Phạm trù nghề nghiệp và sự phát triển của nó". Đề tài cấp Bộ 1994.Tr20

×