Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Mối quan hệ qua lại của học sinh trung học cơ sở với cha mẹ trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 131 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGÔ THỊ HÀ








MỐI QUAN HỆ QUA LẠI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
VỚI CHA MẸ TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA
LỨA TUỔI CÁC EM











LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC













Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






NGÔ THỊ HÀ







MỐI QUAN HỆ QUA LẠI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
VỚI CHA MẸ TRONG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA
LỨA TUỔI CÁC EM







Chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60.31.80




LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Lê Khanh





Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu được
trình bày hoàn toàn trung thực dựa trên kết quả thu được từ mẫu nghiên cứu.

Học viên
Ngô Thị Hà
























Lời cảm ơn !

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS. Lê
Khanh, thầy luôn tận tụy hướng dẫn về mặt khoa học, luôn khích lệ, động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của ban giám hiệu nhà trường
các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các em học sinh Trường THCS Dịch Vọng,
Cầu Giấy- Hà Nội, Trường THCS Thanh Tuyền- Hà Nam đã nhiệt tình giúp đỡ,
cộng tác để tôi có thể hoàn thành đề tài này.

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, với tinh thần thực sự cầu thị,
rất mong nhận được sự chia sẻ, góp ý kiến của quý thầy cô cùng các bạn để đề tài
được hoàn thiện hơn !

Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Ngô Thị Hà














DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

1. HSTHCS: Học sinh trung học cơ sở
2. THCS: Trung học cơ sở
3. CM: Cha mẹ
4. CC: Con cái
5. HT: Học tập
6. VC: Vui chơi
7. QHBB: Quan hệ bạn bè
8. TLH: Tâm lý học
9. PH: Phụ huynh
10. HS: Học sinh
11. ĐTB: Điểm trung bình
12. TBC: Trung bình trung



















DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Nhận thức của các bậc phụ huynh về một số vấn đề liên quan đến
mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở
Bảng 3.2: So sánh nhận thức của các bậc phụ huynh thành thị và nông thôn
về một số vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung
học cơ sở
Bảng 3.3: Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung
học cơ sở của các bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu
Bảng 3.4: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 1 tới
các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở
Bảng 3.5: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 2 tới
các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở
Bảng 3.6: Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu 3 tới
các lĩnh vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở
Bảng 3.7: Cách ứng xử của cha mẹ trong diện điều tra qua kết quả bài tập
tình huống
Bảng 3.8: Thực trạng mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học
cơ sở trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của các em trong diện điều tra
hiện nay.
Bảng 3.9: Các yếu tố ảnh hưởng tới mối quan hệ cha mẹ - con cái của các bậc
phụ huynh trong địa bàn nghiên cứu:






MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ HỌC SINH TRUNG
HỌC CƠ SỞ . 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học
sinh trung học cơ sở 5
1.1.1. Những ngiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 11
1.2. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ
sở . 14
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về học sinh trung học cơ sở 14
1.2.1.1. Khái niệm học sinh trung học cơ sở 14
1.2.1.2. Một số đặc điểm về phát triển sinh lý và tâm lý của học sinh trung học cơ sở 16
1.2.1.3. Một số hoạt động cơ bản của học sinh trung học cơ sở 19
1.2.2. Lý luận về quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơsở 23
1.2.2.1. Khái niệm quan hệ qua lại giữa cha mẹ với học sinh trung học cơ sở trong học
tập, vui chơi và quan hệ bạn bè 22
1.2.2.2. Đặc điểm mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ với con cái nói chung và học sinh
trung học sơ sở nói riêng 24
1.2.2.3.Tầm quan trọng đặc biệt của quan hệ qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá
trình hình thành, phát triển nhân cách con người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói
riêng. 27
1.2.2.4. Phương thức hành vi, cách thức ứng xử của cha mẹ đối với con cái trong học tập,
vui chơi, quan hệ bạn bè và cách thức đáp lại của học sinh trung học cơ sở trước những

tình huống đối mặt. 30
1.2.2.5. Một số kiểu quan hệ giữa cha mẹ với con cái (học sinh trung học cơ sở) 33
1.3. Tiêu chí đánh giá mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở
trong các lĩnh vực (học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè). 35
1.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng tới quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở . 37
1.4.1. Yếu tố khách quan 37
1.4.1.1.Ảnh hưởng của quan niệm truyền thống trong quan hệ cha mẹ - con cái 37
1.4.1.2. Ảnh hưởng của quan điểm hiện đại trong quan hệ cha mẹ - con cái 38
1.4.2. Yếu tố chủ quan 40
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1. Tổ chức nghiên cứu 42
2.1.1. Nghiên cứu lý luận: 42
2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn: 42
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 46
2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 46
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 47
2.2.3. Phương pháp giải bài tập tình huống 47
2.2.4. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình 47
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 48
2.3. Xây dựng thang đánh giá 48
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 49
3.1. Thực trạng nhận thức của cha mẹ và con cái về những vấn đề liên quan đến mối quan
hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 49

3.2. Thực trạng sử dụng các kiểu quan hệ giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở của các
bậc phụ huynh trên địa bàn nghiên cứu 52
3.3. Thực trạng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở trong học tập, vui chơi và
quan hệ bạn bè của các em trên địa bàn nghiên cứu. 56
3.3.1. Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 1 tới các lĩnh vực
học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở. 56

3.3.2. Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 2 đến các lĩnh
vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở 58
3.3.3. Thực trạng phản ứng đáp lại tác động của cha mẹ theo kiểu tác động 3 tới các lĩnh
vực học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của học sinh trung học cơ sở 61
3.3.4. Kết quả phương pháp giải bài tập tình huống. 64
3.3.5. Thực trạng mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh trung học cơ sở trong học
tập, vui chơi và quan hệ bạn bè của các em trong diện điều tra hiện nay 67
3.4. Kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và học sinh
trong học tập, vui chơi và quan hệ bạn bè. 70
3.5.Phân tích chân dung tâm lý điển hình: 73
3.5.1. Chân dung tâm lý thứ nhất: Chân dung tâm lý của một phụ huynh thành công trong
xây dựng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 73
3.5.2. Chân dung tâm lý thứ hai: chân dung tâm lý của một phụ huynh học sinh thất bại
trong xây dựng mối quan hệ cha mẹ - học sinh trung học cơ sở 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Phụ Lục

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về mặt lý luận:
Gia đình là tế bào của xã hội, cuộc sống của gia đình tốt hay xấu, thăng
hay trầm phần nào phản ánh được thực trạng của xã hội đó. Cuộc sống ngày
càng văn minh thì đòi hỏi gia đình ngày càng phải hoàn thiện. Bởi gia đình là
một xã hội thu nhỏ của một xã hội lớn và cùng hòa mình vào nhịp phát triển
của xã hội lớn.
Trẻ em là tương lai của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Đất nước sẽ phát
triển như thế nào sau này phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng và giáo dục lớp trẻ
ngay từ bây giờ. Sự hoàn thiện nhân cách của mỗi đứa trẻ không chỉ phụ

thuộc vào sự đầy đủ về mặt vật chất mà còn có một yếu tố không kém phần
quan trọng đó là các mối quan hệ của các em với chính cha mẹ mình. Các mối
quan hệ đó đóng một vai trò quan trọng, to lớn đối với sự phát triển nhân cách
của lứa tuổi HSTHCS. Khi bước vào lứa tuổi THCS thì các mối quan hệ giữa
trẻ và cha mẹ đã dần thay đổi. Trẻ không hoàn toàn nghe và làm theo yêu cầu
của cha mẹ, chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn
của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày…Đồng thời trong mối quan hệ, ứng
xử với con cái, cha mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn này
xuất phát từ cách nhìn nhận của người lớn đối với trẻ như: chưa thấy sự phát
triển ở một số mặt nào đó của các em, chưa hiểu biết đầy đủ về đặc điểm tâm
– sinh lý của các em cũng như nguyện vọng, mong muốn của các em…
Về mặt thực tiễn:
Tình trạng học sinh bỏ học, lười học, lêu lổng sống tự do buông thả dẫn
đến vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên (HSTHCS) đang là mối quan
tâm của các bậc làm cha, làm mẹ của các thầy giáo, cô giáo và toàn xã hội.
Một thực tế phổ biến hiện nay là: Sự cách biệt giữa thế hệ cha mẹ và con cái
dường như ngày càng rộng ra. Tuy cùng chung sống trong một mái nhà, song

2
các thành viên trong gia đình không hiểu nhau, không tìm được tiếng nói
chung, thiếu thông cảm cho nhau dẫn đến khó chấp nhận nhau.
Nền kinh tế thị trường phát triển có nhiều mặt tốt, làm cho con người
sống năng động hơn, thực tế hơn và tất nhiên nó cũng mang lại một cuộc sống
vật chất đầy đủ hơn, nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang len
lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, mặt tiêu cực của cơ
chế thị trường có tác động mạnh mẽ vào quan hệ gia đình và nền giáo dục mà
đối tượng bị tác động không nhỏ chính là học sinh (nhất là lứa tuổi THCS).
Chính vì lẽ đó mà không ít học sinh cảm thấy bế tắc, bất lực trong cuộc sống
dẫn đến bất cần đời, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình sống buông
thả thậm chí vi phạm pháp luật. Trong khi đó các bậc cha mẹ chưa tìm được

cho mình một phương pháp giáo dục mới (vẫn áp dụng những biện pháp theo
kiểu giáo huấn, áp đặt một chiều). Nếu như chỉ đơn thuần giáo huấn, áp đặt
dội từ trên xuống dưới dễ bị bọn trẻ bỏ ngoài tai, chúng sống theo kiểu riêng
của chúng đã làm cho nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng, đau đầu. Đó là chưa kể
đến những bậc cha mẹ chưa đủ kiến thức, không đủ biện pháp dạy dỗ con cái
mà “chắp tay nhờ trời” dẫn đến bỏ mặc cho số phận. Lại có những gia đình
quá khắt khe đối với con mình “nhất cử nhất động” của chúng đều muốn được
kiểm soát. Điều này chỉ làm cho đứa trẻ bị dồn nén, tổn thương, mất tự chủ
mà nhanh chóng muốn thoát khỏi “gọng kìm” của bố mẹ đi tìm tự do ở bên
ngoài.
Với những lý do trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ qua lại
của HSTHCS với CM trong một số hoạt động cơ bản của lứa tuổi các em” là
việc làm cần thiết, không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa
thiết thực để cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong
hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè.


3
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Mức độ mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ hiện nay (tích
cực, chưa hoàn toàn tích cực, tiêu cực) trên địa bàn nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Khảo sát thực tiễn mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ
trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè nhằm chỉ ra thực
trạng và tính chất của các mối quan hệ qua lại đó trong thời điểm khảo sát.
4.3. Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các
mối quan hệ này

4.4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện mối quan hệ giữa
HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn
bè theo chiều hướng ngày càng trở nên tích cực hơn.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ
trong hoạt động học tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè hiện nay, nhìn
chung, diễn ra chưa hoàn toàn tích cực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này, trong đó sự hiểu biết lẫn nhau và sự đồng cảm giữa cha mẹ và con
cái còn chưa thật sâu sắc (cha mẹ hiểu biết chưa đầy đủ về đặc điểm tâm- sinh
lý của HSTHCS cũng như nguyện vọng, mong muốn của các em; ngược lại
các em chưa hiểu sâu sắc những khó khăn và những điều mong muốn của cha
mẹ đối với chúng trong cuộc sống hàng ngày…) là nguyên nhân chủ yếu.
6. Giới hạn khách thể, địa bàn và nội dung nghiên cứu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- 280 học sinh khối lớp 8 và khối 9 (mỗi khối 2 lớp) của hai trường:
Trường THCS Dịch Vọng, Hà Nội 140 học sinh; Trường THCS Thanh Tuyền
Hà Nam 140 học sinh
- 100 cha mẹ của các em học sinh
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu

4
Nghiên cứu được tiến hành ở 2 khối: khối 8; khối 9 ở hai trường trong
đó một trường trên địa bàn Hà Nội (Trường THCS Dịch Vọng), một trường
tại tỉnh Hà Nam (Trường THCS Thanh Tuyền).
6.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong khuôn khổ của một luận văn cao học, đồng thời phù hợp với
những điều kiện hiện có, trong nghiên cứu này chúng tôi chủ yếu tập trung
phân tích mối quan hệ qua lại giữa HSTHCS với cha mẹ trong hoạt động: học
tập, vui chơi giải trí và quan hệ bạn bè của HSTHCS dựa trên các kiểu quan
hệ của cha mẹ với học sinh trung học cơ sở . Qua đó đề xuất một số kiến nghị

nhằm cải thiện mối quan hệ này theo chiều hướng ngày càng trở nên tích cực
hơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích và khái quát hóa các văn bản và tài liệu có
liên quan
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phương pháp giải bài tập tình huống
7.5. Phương pháp mô tả chân dung tâm lý điển hình
7.6. Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học











5
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ HỌC SINH
TRUNG HỌC CƠ SỞ .
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề mối quan hệ qua lại giữa cha
mẹ và học sinh trung học cơ sở
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Gia đình và các mối quan hệ trong gia đình là những vấn đề được nhiều
ngành khoa học quan tâm nghiên cứu như giáo dục học, đạo đức học, xã hội

học, tâm lý học…Bởi gia đình là “cái nôi” đầu tiên nuôi dưỡng tâm hồn, tình
cảm, nhân cách con người. Nếu thiếu đi cái nôi này trẻ em sẽ mất đi phương
hướng và rơi vào nhiều cảnh ngộ đáng thương, nhiều vấn đề xã hội sẽ nảy
sinh trong tương lai…
Người ta thường bàn đến nhân cách của cha mẹ để lại dấu ấn trong
hành vi của trẻ. Mọi cử chỉ, hành động và lời ăn tiếng nói của cha mẹ đều tác
động trực tiếp đến suy nghĩ, tình cảm và hành động của con. G.Bocki có viết:
“Có một thực tế lạ lùng là phần lớn những thiên tài đều có những bà mẹ tuyệt
vời và họ nhận được ở người mẹ nhiều hơn ở người cha”. Và khi nói về người
cha Đêmôcrit cho rằng: “Đức tính chín chắn của người cha là sự răn dạy có
tác dụng nhất đối với đứa trẻ”. Và khi nói về tấm gương của cha mẹ
N.I.Nôvicôp cho rằng: “Không có gì có thể tác động lên tâm hồn non nớt của
trẻ mạnh hơn quyền lực của sự làm gương, còn giữa muôn vàn tấm gương thì
không gì gây ấn tượng sâu sắc và bền chặt bằng sự mẫu mực của bố mẹ”.
Bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, rất nhiều nhà tâm lý học
(Freud, Diana Baumrind, Grolnick và Ryan, Vương Cực Thịnh…) đã đề cập
tới các kiểu giáo dục trong gia đình thông qua các mối quan hệ giữa cha mẹ
với con cái, những kiểu giáo dục này đã thúc đẩy sự phát triển nhân cách của
cả cha mẹ và con.
Trước tiên là công trình nghiên cứu xuyên văn hóa của các tác giả
Murdock và L.A.White (1969), R.P.Rohner và một vài học giả khác [14].

6
Những nhà nghiên cứu này đã khảo sát các quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở
186 quốc gia và trong đó tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của các kiểu
quan hệ cha mẹ - con đến sự hình thành nhân cách của con cái như một cá
nhân ở những nền văn hóa khác nhau. Theo đó các tác giả phân loại quan hệ
cha mẹ - con thành bốn kiểu thể hiện thái độ căn bản của cha mẹ đối với con
là:
- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thông hiểu - quan hệ

ấm áp và yêu thương
- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ ghét bỏ và hung tính
- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ dửng dưng và phủ
nhận
- Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ kiểm soát
Trong công trình nghiên cứu của Diana Boumrind về các kiểu quan hệ
cha mẹ - con cái lứa tuổi vị thành niên (1971,1999), bà đưa ra bốn kiểu quan
hệ giữa cha mẹ và con cái: độc đoán, uy quyền, thờ ơ và nuông chiều và
những ảnh hưởng của các kiểu quan hệ này tới con cái [13] . Theo bà cha mẹ
độc đoán luôn khắt khe, bắt buộc con phải nhất nhất làm theo đường hướng
mà cha mẹ đã vạch ra. Nghĩa là họ luôn cố gắng nỗ lực suốt cả đời để được
sống hai lần: một là cuộc sống của họ, một là cuộc sống mà họ đã cướp trên
tay của con mình bằng cách đặt ra những giới hạn chính xác, quản lý gắt gao
và khống chế con hoàn toàn. Ví dụ, có những bậc cha mẹ cứ lấy kinh nghiệm
xưa để giáo huấn, ứng xử với con cái mình ngày nay: ngày xưa bố thế này…,
ngày xưa mẹ thế kia…, thế mà bây giờ con lại… Những cha mẹ kiểu này hầu
như không cho phép con được bày tỏ nguyện vọng trao đổi, tranh luận với họ.
Họ muốn biến con mình thành “cái máy” chỉ biết “vâng lời”.Thực chất đây là
kiểu quan hệ một chiều ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển nhân cách của trẻ.
Ngược lại với cha mẹ độc đoán là kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ
sở cha mẹ uy quyền. Theo bà cha mẹ uy quyền là kiểu cha mẹ khuyến khích
con mình độc lập, nhưng trong những giới hạn cho phép của mình để kiểm

7
soát hoạt động của con, điều khiển cuộc sống của con trong phạm vi đó. Họ
vẫn cho phép các con trao đổi, tranh luận với cha mẹ các vấn đề liên quan tới
chúng nhưng chỉ trong phạm vi này. Kiểu quan hệ này giữa cha mẹ và con cái
thực chất là kiểu quan hệ hai chiều nhưng chủ yếu cha mẹ vẫn là người quyết
định tất cả.
Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thờ ơ. Theo bà cha

mẹ thờ ơ là kiểu cha mẹ không quan tâm tới cuộc sống của con. Cha mẹ thờ ơ
không thể trả lời được những câu hỏi như: “hôm nay cháu học thêm môn nào
ông (bà) có biết không? Hoặc cháu thường hay chơi thân với những người
bạn nào? Trẻ trong lứa tuổi này đặc biệt có nhu cầu được cha mẹ quan tâm,
vì thế mà các em có cha mẹ thờ ơ nói chung hay nghĩ rằng cha mẹ còn có
nhiều điều khác nữa quan trọng hơn chúng. Kết quả là những đứa trẻ trong
quan hệ kiểu này không học được cách làm chủ hành vi, chúng luôn thụ động
trông chờ người khác chỉ dẫn, vì bố mẹ chúng đã không quản lý đưa ra những
yêu cầu, mục đích cho chúng. Nếu kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở
cha mẹ độc đoán là biến con cái thành cái máy biết vâng lời thì kiểu quan hệ
cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ thờ ơ là biến con cái thành những đứa trẻ
thiếu hụt tình cảm, mất đi “đầu tầu” chỉ dẫn, soi đường. Những cha mẹ kiểu
này hầu như để con tự quyết định tất cả theo kiểu chúng muốn làm gì thì làm.
Đây là kiểu quan hệ ảnh hưởng rất xấu tới sự phát triển nhân cách của trẻ.
Kiểu quan hệ cha mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ nuông chiều. Theo bà
cha mẹ nuông chiều con cái là mẫu cha mẹ rất quan tâm đến con, nhưng lại
sao nhãng việc quản lý con và rất ít khi đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi đối với
con. Nhiều cha mẹ chủ ý nuôi nấng con theo cách này bởi họ tin rằng, sự
“quan tâm trìu mến” kết hợp với việc ít kiềm chế, bó buộc sẽ giúp họ nuôi dạy
con trở thành người tự tin và sáng tạo. Con cái được cha mẹ nuông chiều
thường kém cỏi về mặt xã hội, đặc biệt là thiếu tự tin. Theo bà cha mẹ kiểu
này thường cho phép con làm những gì chúng muốn và quả là con cái của họ

8
không học được cách tự chủ, luôn thụ động, trông chờ vào sự chỉ dẫn của
người khác.
Diana Boumrind khẳng định đa số cha mẹ áp dụng đồng thời nhiều
kiểu giáo dục mặc dù vẫn có một kiểu nào đó trội hơn; qua đó mối quan hệ
giữa con cái và cha mẹ sẽ giúp ích rất nhiều cho con trong sự phát triển tâm
sinh lý trước mắt cũng như sau này. Bà cũng khẳng định rằng dù cha mẹ dùng

kiểu quan hệ nào với con đi nữa thì cha mẹ cũng không được làm giảm đi tầm
quan trọng của quá trình xã hội hóa ở trẻ vị thành niên hòa nhập, thích nghi
với cha mẹ cũng như cha mẹ thích nghi với trẻ vị thành niên.
Không đưa ra sự phân chia như Diana Boumrind, các nhà nghiên cứu
Keith B.Magnus, Emory L.Cowen, Douglas B.Fagen, Wiliam C cho rằng khi
xem xét quan hệ cha mẹ đối với con, người ta phải đề cập đến thái độ của cha
mẹ, sự quan tâm cũng như kỷ luật của họ với con [13]. Và các nhà nghiên cứu
đã nhận định rằng, trách nhiệm và sự cảm thông của cha mẹ thúc đẩy những
liên kết lành mạnh và cung cấp cho trẻ một chỗ dựa an toàn giúp cho chúng
khám phá môi trường của mình một cách tự do (Bowlby- 1988), phát triển
hình ảnh tích cực về bản thân, cảm giác về năng lực (Carlson và Sroufe- 1995,
Sroufe, 1990) và có những kỳ vọng vào tương tác liên quan đến cá nhân một
cách thân thiện (Sroufe, Schork, Motti, Lawroski và Lafreniere, 1984), hình
thành nền tảng vững chắc về sự điều chỉnh hành động và cảm xúc vững chắc
(Ainsworth et al, 1978, sroufe, 1990). Liên kết an toàn có liên quan đến sự
phát triển nhận thức một cách đầy đủ (Matas, Arend, và Sroufe, 1978) cũng
như khả năng xã hội, lòng tự trọng và sự độc lập (Sroufe, Fox và Pancake,
1983, Water, Wippman và Sroufe, 1979). Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra
rằng, sự ấm áp, ủng hộ và chấp nhận của cha mẹ đã khuyến khích con thích
nghi một cách có hiệu quả với điều kiện căng thẳng của cuộc sống (Mate và
Coatsworth 1998, Werner và Smith, 1992, Wyman 1991- 1992) [14] .
Sự quan tâm của cha mẹ được thể hiện qua thời gian mà cha mẹ đã
dành cho những hoạt động chung với con và những quan tâm của họ đến

9
những lĩnh vực hoạt động chính trong cuộc sống của trẻ (hoạt động: học tập,
vui chơi giải trí, quan hệ bạn bè…). Nghiên cứu sự quan tâm của cha mẹ đối
với con; Bowlby 1988; Carlson và Sroufe 1995 cho thấy sự quan tâm tích cực
của cha mẹ củng cố sự liên kết giữa cha mẹ và con làm cho trẻ cảm nhận
được sự an toàn và giá trị của bản thân ở mức độ cao hơn. Grolnick và Ryan

(1989) đã chỉ ra rằng sự quan tâm của cha mẹ đối với con có liên quan đến
năng lực đánh giá và kết quả học tập của trẻ. Cha mẹ quan tâm đến con sẽ
giúp cho chúng đồng nhất và tiếp thu các giá trị xã hội một cách thuận lợi.
Theo Patterson (1982) nếu cha mẹ quan tâm đến con thì sẽ ảnh hưởng tích
cực đến sự tự kiểm soát và sự điều chỉnh hành vi của trẻ. Ngoài việc có liên
quan đến tính tự kiểm soát thì theo Pulkkinen (1982) sự quan tâm này còn có
tác động tích cực, trên thực tế với nhiều ông bố bà mẹ dù con cái ở độ tuổi
nào đi chăng nữa thì với họ chúng vẫn còn cần được chăm sóc dạy bảo và che
chở. Trong khi đó thì bọn trẻ mỗi ngày một lớn, mỗi lúc một trưởng thành
hơn. Nhất là các em ở lứa tuổi học sinh cấp II, chúng rất thích được làm người
lớn nếu không muốn nói là mong ước khát khao [14].
Trong những năm gần đây, hai nhà tâm lý học Higgins và Maccabe
(2003) đã tiến hành nghiên cứu những mối quan hệ giữa việc ứng xử tàn tệ
của gia đình đến quá trình phát triển của trẻ và năng lực thích nghi ở tuổi
trưởng thành. Kết luận của nghiên cứu này là chất lượng mối quan hệ liên
nhân cách ở tuổi trưởng thành bị ảnh hưởng bởi những biểu hiện của sự quyến
luyến về mặt thể chất trong giai đoạn ấu thơ, ngay cả sự cố kết trong gia đình
ở giai đoạn ấu thơ
Đặc biệt là những nghiên cứu về các cảm xúc trong gia đình của Carole
Hooven, Daniel Goleman. Theo hai ông: Cái cách bố và mẹ thể hiện tình cảm
đối với nhau, cộng thêm những quan hệ trực tiếp của bố mẹ đối với con cái để
lại dấu ấn sâu sắc ở con cái. Khi hai ông đi sâu phân tích quan hệ giữa bố mẹ
và hệ quả của những quan hệ ấy đối với con cái, hai ông thấy rằng những cặp
vợ chồng thông minh nhất về mặt xúc cảm cũng là người giúp đỡ tốt nhất cho

10
con cái mình vượt qua dao động về mặt xúc cảm của chúng. Những nghiên
cứu của hai ông về xúc cảm trong quan hệ vợ chồng xuất hiện ba phong cách
về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái như sau: (1) Kiểu quan hệ giữa cha mẹ
- con cái trên cơ sở cha mẹ hoàn toàn không biết tới những cảm xúc của con.

Những ông bố, bà mẹ trong trường hợp này, theo hai ông, họ coi sự thất vọng
về cảm xúc của con là một điều vô nghĩa hoặc gây khó chịu, cuối cùng khiến
đứa con tự xoay sở lấy một mình. Họ không nắm lấy cơ hội này để gần gũi
con và giúp nó làm chủ tốt hơn về cảm xúc của nó. (2) Kiểu quan hệ giữa cha
mẹ - con cái trên cơ sở cha mẹ để con tự làm lấy việc của chúng. Tức là họ
biết rõ đứa con cảm thấy như thế nào nhưng họ cho rằng phải để nó biểu hiện
theo cách của nó - dù nó làm hỏng đi hỏng lại, họ không can thiệp vào chuyện
của con và gần như là để con tự lập hoàn toàn. (3) Kiểu quan hệ giữa cha mẹ -
con cái trên cơ sở cha mẹ tỏ ra khinh thường và không tôn trọng những điều
đứa con cảm nhận. Theo hai ông, những bố mẹ kiểu này luôn luôn phê phán,
không vừa ý và trừng phạt nghiêm khắc những sai lầm mà đứa con mắc phải
[8, tr 335].
Nghiên cứu về khủng hoảng trong quan hệ với cha mẹ cũng đã được
các tác giả đề cập đến nhưng mới chỉ là những nét chấm phá đầu tiên và dừng
lại trong quan hệ gia đình nói chung. Tác phẩm “The family”- 2001, 2002 của
tác giả Kathleem, R.Gilbert đã phân tích những khủng hoảng trong gia đình
như nạn bạo lực trong gia đình, giới tính hay sự ly hôn của cha mẹ, việc mất
người thân đã ảnh hưởng lớn tới đời sống tâm lý, mối quan hệ giữa cha mẹ và
con cái.
Nghiên cứu của P.Noller và V.Canllan (1991) về khả năng độc lập của
con đã cho kết quả như sau: trên 90% trẻ ở lứa tuổi thiếu niên cho rằng cha
mẹ đối xử không công bằng với con, cha mẹ vẫn đối xử với con như hồi còn
nhỏ mặc dù bây giờ con đã lớn. Và chính những đòi hỏi đang lớn của con
“muốn được đối xử như người lớn” không được cha mẹ đáp ứng đã tạo ra
những mâu thuẫn, xung đột trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Chính

11
những phàn nàn này của con cái cho thấy phần lớn cha mẹ có thái độ coi nhẹ
khả năng độc lập của con đang ở tuổi thiếu niên trong khi đứa trẻ muốn cha
mẹ đối xử với con như người lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cha mẹ cần

hình thành niềm tin ở con, tin rằng con đã lớn và có quyền được cha mẹ đối
xử bình đẳng.
Nhìn chung, những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều có xu
hướng khẳng định các kiểu quan hệ giữa cha mẹ- con cái có ảnh hưởng sâu
sắc tới sự phát triển nhân cách của trẻ. Chủ yếu các nghiên cứu này đi sâu
phân tích cách thức cha mẹ tác động tới con cái, ít đi sâu phân tích cách thức
con cái phản ứng lại những tác động của cha mẹ đối với chúng để từ đó rút
ra chiều hướng tích cực (hay tiêu cực) của mối quan hệ qua lại này.
1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước
Các nhà TLH Việt Nam đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ cha mẹ -
con cái ở tuổi vị thành niên. Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là nghiên
cứu ảnh hưởng của mối quan hệ bất hòa giữa cha mẹ đến sự phát triển tâm lý
của trẻ. Nghiên cứu “Những tổn thương tâm lý do bố mẹ ly hôn” do nhóm tác
giả của Viện tâm lý học thực hiện năm 2002 dưới sự chủ trì của TS. Văn Thị
Kim Cúc. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu chỉ ra mối quan
hệ giữa sự tổn thương tâm lý thiếu niên và vấn đề ly hôn của bố mẹ, các tác
giả nghiên cứu cho rằng: Những đứa con trong các gia đình ly hôn tồn tại
nhiều dạng và mức độ tổn thương tâm lý khác nhau tùy thuộc vào các cách
thức xung đột gia đình xảy ra trước ly hôn, thời điểm xảy ra ly hôn, độ dài của
thời gian xảy ra xung đột cho tới lúc ly hôn vào việc đứa con sống cùng ai sau
khi ly hôn, mối quan hệ của bố mẹ trước và sau khi ly hôn…các tổn thương
tâm lý ảnh hưởng đến sự đánh giá bản thân của trẻ, ảnh hưởng đến chính mối
quan hệ của trẻ sau này với chính người bố hoặc người mẹ mà nó chọn sinh
sống sau này [6].
Tác giả Phạm Thị Tính (2008) cũng lưu ý rằng những cảnh tượng xung
đột trong gia đình, cảnh bố mẹ đánh đuổi, hăm dọa nhau, cùng một mái nhà

12
nhưng bố mẹ không quan tâm đến nhau và quên mất sự có mặt của trẻ, điều
này sẽ làm mất đi bản chất hồn nhiên trong trắng của trẻ thơ. Hình ảnh bạo

lực sẽ in sâu vào tâm trí của trẻ làm cho trẻ mất niềm tin, không chủ động
được hành vi, nhiều em gái căm thù hôn nhân và đàn ông, em trai manh động
thể hiện thái độ căm giận với người thân; những trẻ em sống trong hoàn cảnh
gia đình bạo lực thường mất quyền tham gia các hoạt động để được phát triển
trí tuệ, chúng không được hưởng quyền được bảo vệ từ phía người thân, nhiều
trường hợp con bị tước luôn quyền sống
Tác giả Lê Thị Quý với nghiên cứu về “Bạo lực gia đình và ảnh hưởng
của nó đến tâm lý và sự hình thành nhân cách trẻ em”, đăng trên tạp chí tâm
lý học, số 3, tháng 6 năm 2000 cho ta thấy một số kết quả như sau: Những gia
đình có bạo lực, lối ứng xử của cha mẹ đối với con cái dẫn tới sự thiếu hụt
trong sự phát triển nhân cách của trẻ: khi lớn lên trẻ dễ có những hành động
mà lúc trước chúng được chứng kiến, chúng có thể là bản sao của bố mẹ trong
tương lai, chúng có nét tính cách đặc biệt thiếu tự tin, rụt rè lo sợ hay làm
hỏng việc, có xu hướng rời xa gia đình, dễ tiếp thu những tác động xấu từ xã
hội [29].
Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết (1997) trong tác phẩm “Khi con đến tuổi
dậy thì” đã cung cấp cho cha mẹ một số hiểu biết về tâm lý lứa tuổi thiếu niên
và đưa ra một số câu chuyện về mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa thiếu niên
với cha mẹ nhằm giúp các bậc cha mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc phát
triển mối quan hệ với con cái theo chiều hướng tích cực [32].
Trong một nghiên cứu tại 6 tỉnh miền Bắc và miền Trung do viện
nghiên cứu Thanh Niên thực hiện (Đặng Cảnh Khanh - 2003) với nghiên cứu
là 1240 học sinh các trường Tiểu học và THCS cho thấy 46% các em nói rằng
cha mẹ các em thường xuyên phạt con cái bằng cách này hay cách khác nếu
các con có lỗi. Trong số những em đã bị phạt thì có 26% nói rằng các em bị
đánh, 65% bị mắng chửi và 10% bị phạt với các hình thức khác.

13
Tác giả Lê Ngọc Hân, Nguyễn Thanh Tâm (1999) cho rằng khi xem xét
quan hệ giữa cha mẹ với con cái có thể chỉ ra hai loại quan hệ: đó là những

quan hệ sinh học và những quan hệ xã hội (giáo dục, xã hội hóa, các hành vi
mang tính văn hóa). Các tác giả không phân tích sâu từng kiểu loại quan hệ,
vai trò của người cha, người mẹ đối với con mà chủ yếu xem xét quan hệ cha
mẹ - con trên cơ sở thái độ của các bậc cha mẹ đối với việc chăm sóc, giáo
dục con trong xã hội hiện nay.
Tác giả Lê Thị Bừng với cuốn “Tâm lý học ứng xử”, lần đầu tiên bàn
đến một vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa con người với con người nói
chung và mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái nói riêng thông qua cách ứng
xử của bố mẹ tới con cái và ứng xử của con cái đối với bố mẹ ảnh hưởng tới
việc hình thành và phát triển nhân cách của đứa trẻ trong gia đình [1].
Tác giả Lưu Song Hà với nghiên cứu về: “Hành vi lệch chuẩn của
HSTHCS và mối tương quan giữa nó với kiểu quan hệ cha mẹ - con cái”, luận
án Tiến sĩ (2005) cho rằng tồn tại ba kiểu quan hệ giữa cha mẹ và con cái:
quan hệ tin tưởng - bình đẳng, quan hệ bàng quan - xa cách, quan hệ nghiêm
khắc - cứng nhắc. Theo tác giả, với kiểu quan hệ tin tưởng - bình đẳng, cha
mẹ luôn gần gũi, quan tâm tới đời sống, tình cảm cũng như các sinh hoạt của
con, cha mẹ kiên nhẫn, nhẹ nhàng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của con, luôn
cố gắng để hiểu con và cho phép con nói lên ý kiến của mình, uốn nắn các
nhìn nhận phiến diện của con. Những cha mẹ kiểu này đặt ra các nguyên tắc
cho con, nhưng họ cũng rất quan tâm chăm sóc và thường xuyên giao tiếp với
con. Còn cha mẹ kiểu bàng quan - xa cách dường như không quan tâm đầy đủ
đến cuộc sống của con, không để ý đến việc con làm gì. Đối với con, cha mẹ
kiểu này rất dễ dãi, không nghiêm khắc. Quan hệ bàng quan - xa cách bộc lộ
việc cha mẹ luôn thả lỏng cho con để các em tự làm những việc chúng thích,
cha mẹ có kiểu quan hệ này thường chiều theo những ý thích của con, họ
không quản lý, không kèm cặp con đồng thời cũng không để ý tới việc sinh
hoạt và học tập của con, họ bênh vực con vô điều kiện. Với kiểu quan hệ

14
nghiêm khắc - cứng nhắc thể hiện việc cha mẹ luôn can thiệp sâu vào mọi mặt

trong cuộc sống của con ngay cả khi con cái họ đã trưởng thành. Con cái
trong những gia đình có cha mẹ kiểu này không có quyền gì đối với các quyết
định có liên quan đến mình, tất cả đều do cha mẹ quyết. Cha mẹ buộc con
phải làm theo những gì mà họ cho là đúng mà không bao giờ để ý đến ý kiến
của các em. Cha mẹ nghiêm khắc trách phạt các em trong mọi trường hợp
mắc lỗi mà không mấy quan tâm đến nguyên nhân nào đẩy con mình đến chỗ
mắc sai lầm. Cha mẹ kiểu này mong muốn con phải tuyệt đối phục tùng mình,
họ quản lý con rất sát sao, đặt ra những giới hạn chính xác buộc con phải tuân
thủ, họ không cho phép con được trao đổi hay thảo luận với cha mẹ về bất cứ
điều gì [13].
Tóm lại, quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhiều tác giả quan tâm
nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau đã cho chúng ta thấy nhiều chiều
cạnh thú vị, phức tạp của các mối quan hệ. Những nghiên cứu này nhìn chung
mới chỉ tập trung tìm hiểu những ảnh hưởng của mối quan hệ bất hòa giữa
cha và mẹ tới con cái, chủ yếu đi sâu phân tích chiều tác động của cha mẹ đến
con cái và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển tâm lý của chúng; hầu như ít
quan tâm phân tích sâu sắc chiều phản ứng đáp lại của con cái trước tác động
của cha mẹ nhằm xem xét khuynh hướng tích cực (hoặc tiêu cực) của mối
quan hệ cha mẹ - con cái. Nghiên cứu của chúng tôi bước đầu chú ý tới phân
tích cả hai chiều vừa nói tới ở trên của mối quan hệ cha mẹ - con cái.
1.2. Một số vấn đề lý luận về mối quan hệ qua lại giữa cha mẹ và học sinh
trung học cơ sở .
1.2.1. Một số vấn đề lý luận về học sinh trung học cơ sở
1.2.1.1. Khái niệm học sinh trung học cơ sở
Tuổi học sinh trung học cơ sở ứng với độ tuổi thiếu niên (từ 11 – 15
tuổi). Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự phát
triển nhân cách của các em ở những giai đoạn phát triển sau.Vị trí đặc biệt
này được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: thời kỳ quá độ; tuổi

15

khó bảo; tuổi khủng hoảng; tuổi bất trị; tuổi gần bạn xa mẹ Đây là lứa tuổi
chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang tuổi trưởng thành trong đời sống tâm – sinh lý
của các em có những thay đổi rất mạnh mẽ (xem thêm Vũ Thị Nho (1999),
Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội)
Chính vì vậy, theo quan niệm của các nhà tâm lý học Xô Viết (cũ) thì
phạm trù lứa tuổi thiếu niên (HSTHCS) không chỉ là lứa tuổi tính theo thời
gian và mức độ phát triển cá thể (tuổi dậy thì) mà còn nhấn mạnh cả vị thế xã
hội nhất định, địa vị và hoạt động xã hội đặc trưng cho lứa tuổi đó. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi hiểu HSTHCS là những học sinh ở lứa tuổi thiếu
niên đang học từ lớp 6 tới lớp 9 trường THCS với những đặc điểm phát triển
tâm- sinh lý đặc thù, đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát
triển tâm lý của cả đời người ở những giai đoạn phát triển tâm lý tiếp theo.
Ngày nay, do đời sống xã hội có nhiều thay đổi, trẻ giai đoạn này có
điều kiện sống tốt hơn, được tiếp cận với nhiều trào lưu, lối sống, quan điểm
khác nhau càng làm cho đời sống tâm lý của thiếu niên có những nét mới
đáng để người lớn, với tư cách là nhà giáo dục quan tâm. Đó là:
Thiếu niên có thể không hề nhớ việc dọn giường, nhưng lại chẳng bao
giờ quên số điện thoại của những người tâm huyết với mình;
Thiếu niên có thể nghe được bài hát Micheal Jackson vọng cách 3 căn
nhà, nhưng không nghe thấy tiếng mẹ gọi ở phòng bên;
Thiếu niên có thể sử dụng được chiếc Iphone hiện đại nhất không cần
ai chỉ cách, nhưng lại không phân biệt được đâu là muối và mì chính;
Thiếu niên thường không biết sợ là gì, dám bắt tay làm tất cả;
Thiếu niên thích sống khác người, không ai giống mình, khác với thế
hệ của bố mẹ, nhưng lại rất sợ mình khác người lớn (chưa phải là người lớn);
Thiếu niên luôn tưởng rằng bố mẹ mình chưa từng là một “teen” nên
chẳng hiểu gì về mình cả.
(Nguồn tin: www.tamly.com.vn)

16

1.2.1.2. Một số đặc điểm về phát triển sinh lý và tâm lý của học sinh trung
học cơ sở
a) Một số đặc điểm phát triển sinh lý của học sinh trung học cơ sở
HSTHCS là lứa tuổi có nhiều biến đổi về mặt sinh lý có ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống tâm lý của các em. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ về
mặt cơ thể nhưng không đồng đều. Các tuyến nội tiết quan trọng như: tuyến
yên, tuyến giáp, thượng thận, sinh dục… phát triển mạnh làm cơ sở cho sự
xuất hiện những ham muốn và hứng thú mới chưa từng có ở tuổi nhi đồng.
Tương tự như vậy hệ xương cũng phát triển rất nhanh, trung bình một năm
các em cao thêm khoảng 5-6cm, trong khi đó hệ cơ lại phát triển chậm làm
cho cơ thể của các em trở nên thiếu cân đối, lóng ngóng, vụng về hay làm đổ
vỡ những vật dụng trong gia đình đúng như tác giả Nguyễn Ánh Tuyết nhận
xét: “Đứng vỡ nồi, ngồi vỡ vung" là bức tranh phổ biến, là hình ảnh tiêu biểu
cho các em thiếu niên.
Hệ tim mạch của tuổi thiếu niên cũng phát triển không cân đối, lượng
máu tăng nhanh trong khi đó đường kính của mạch máu lại phát triển chậm
hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu làm cho các em
thường có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh.
Trong hoạt động của hệ thần kinh cấp cao thì quá trình hưng phấn
chiếm ưu thế rõ rệt hơn sơ với quá trình ức chế. Do vậy các em thường không
làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được những xúc động
mạnh, hay mất bình tĩnh, dễ xúc động, dễ hồi hộp, dễ bực tức, cáu kỉnh và dễ
bị kích động…
Do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể và sự phát triển khá hoàn thiện về
cấu tạo cũng như chức năng của các cơ quan, các tuyến nội tiết…mà ở lứa
tuổi HSTHCS đã xuất hiện một hiện tượng mới đặc trưng cho lứa tuổi: hiện
tượng dậy thì. Hiện tượng dậy thì với những biểu hiện tương đối độc đáo
mang tính chất giới tính đã ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm lý của trẻ, trước
hết là lĩnh vực tình cảm. Nhiều em từ việc nhận thức những biến đổi mới lạ


17
của cơ thể mà đã xuất hiện sự ngộ nhận về bản thân, cho rằng mình đã là
người lớn, mình có thể làm được tất cả những việc người lớn làm…Người
lớn, với tư cách là nhà giáo dục, nếu không hiểu biết những đặc điểm về sự
phát triển thể chất này của thiếu niên sẽ dẫn đến cách ứng xử thô bạo làm cho
quan hệ với các em trở nên khó khăn, phức tạp, đôi khi rất khó giải quyết
b) Một số đặc điểm phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở
+ Sự phát triển ngôn ngữ
Hoạt động ngôn ngữ của HSTHCS có phần giảm sút so với tuổi nhi
đồng: nói chậm, nhát gừng dễ bị coi là cộc lốc mà người lớn thường cho là vô
lễ.
+ Sự phát triển nhận thức
Bước sang lứa tuổi thiếu niên, HSTHCS có khả năng phân tích tổng
hợp phức tạp hơn so với lứa tuổi nhi đồng. Các em bắt đầu sử dụng những
biện pháp đặc biệt để ghi nhớ như: so sánh, hệ thống hóa, phân loại…Ghi nhớ
máy móc ngày càng giảm dần, nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghi nhớ có ý
nghĩa; hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn.
Đặc điểm cơ bản của trí nhớ ở lứa tuổi này là năng lực ghi nhớ có chủ
định tăng lên rõ rệt; các em biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống
hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu. Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu
được ghi nhớ tăng lên. Ghi nhớ máy móc ngày càng nhường chỗ cho ghi nhớ
logic, ghi nhớ ý nghĩa. Hiệu quả của trí nhớ trở nên tốt hơn. Hoạt động tư duy
của học sinh trung học cơ sở có những biến đổi cơ bản: Tư duy nói chung và
tư duy trừu tượng nói riêng phát triển mạnh là một đặc điểm cơ bản của hoạt
động tư duy ở thiếu niên; những thành phần của tư duy hình tượng - cụ thể
cũng vẫn được tiếp tục phát triển, giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc của tư
duy. Các em biết tách ra các dấu hiệu bản chất của đối tượng, nhưng không
phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp. Ở
tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển, các em biết lập
luận khi giải quyết vấn đề một cách có căn cứ. Trên nền tảng này của sự phát

×