Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 191 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






LÊ THU TRANG





NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ
CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
Ở TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
MÃ SỐ: 60 31 80




Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS Trần Thị Minh Đức









HÀ NỘI - 2011

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 6
MỞ ĐẦU 7
1. Lý do chọn đề tài 7
2. Đối tượng nghiên cứu 8
3. Mục đích nghiên cứu 9
4. Khách thể nghiên cứu 9
5. Giả thuyết nghiên cứu 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
7. Phạm vi nghiên cứu 10
8. Phương pháp nghiên cứu 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 11
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn trên thế giới 11
1.1.2. Sự phát triển tham vấn ở Việt Nam 16
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu 20
1.2. Một số khái niệm cơ bản 31

1.2.1. Nhu cầu 31
1.2.2. Khái niệm trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 35
1.2.3. Khái niệm trường giáo dưỡng 37
1.3. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường
giáo dưỡng 38
1.3.1 Một số đặc điểm của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
dưỡng 38

3
1.3.2. Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường
giáo dưỡng 45
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
2.1. Tổ chức nghiên cứu 54
2.1.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận 54
2.1.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thử 54
2.1.3. Giai đoạn 3: Khảo sát chính thức 55
2.2. Phương pháp nghiên cứu 60
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 60
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (ankét) 60
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 62
2.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm 63
2.2.5. Phương pháp quan sát 64
2.2.6. Phương pháp thống kê toán học 64
2.3. Tiến độ nghiên cứu 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67
3.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
dưỡng về nhu cầu tham vấn tâm lý 67
3.1.1. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về ý nghĩa của
tham vấn tâm lý 68

3.1.2. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về sự cần thiết
phải tham vấn tâm lý 73
3.1.3. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về lợi ích của
tham vấn tâm lý 81
3.1.4. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những phẩm
chất quan trọng của nhà tham vấn 85

4
3.1.5. Nhận thức của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những vấn đề
cần được thầy cô tham vấn 97
3.2. Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở
trường giáo dưỡng 109
3.2.1. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở
trường giáo dưỡng 109
3.2.2. Sự e ngại của trẻ vị thành niên khi nói ra vấn đề của mình 116
3.2.3. Mong muốn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những vấn đề
thầy cô có thể giúp đỡ 118
3.2.4. Những khó khăn trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng gặp phải nếu
không được tham vấn tâm lý 121
3.2.5. Tâm trạng của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng khi không được
tham vấn 125
3.3. Sự thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở trường
giáo dưỡng 127
3.3.1. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng 128
3.3.2. Tần suất được tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng 130
3.3.3. Sự thoả mãn nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo
dưỡng thể hiện qua việc lựa chọn hình thức tham vấn 132
3.3.4. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên ở
trường giáo dưỡng 135
3.3.5. Những đề xuất của trẻ vị thành niên trường giáo dưỡng để đáp ứng tốt

hơn nhu cầu tham vấn của các em 140
MỘT SỐ CA THAM VẤN 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 149
1. Kết luận 149
2. Kiến nghị 151

5
2.1. Đối với lãnh đạo, cơ quan chức năng trực thuộc Bộ Công an 151
2.2. Đối với nhà trường và thầy cô giáo 151
2.3. Đối với gia đình 152
2.4. Đối với trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHẦN PHỤ LỤC



6
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Một số đặc điểm của học sinh trường giáo dưỡng số 2
Bảng 2.2. Một số đặc điểm của giáo viên trường giáo dưỡng
Bảng 3.1. Những phẩm chất tâm lý quan trọng của nhà tham vấn
Bảng 3.2. Mức độ quan trọng của các kỹ năng tham vấn
Bảng 3.3. Nhận thức về những vấn đề cần được thầy cô tham vấn
Bảng 3.4. Các vấn đề được chia sẻ nhiều nhất khi tham vấn
Bảng 3.5. Số lần trẻ được tham vấn


7
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow
Biểu đồ 3.1. Nhận thức về tham vấn tâm lý
Biểu đồ 3.2. Nhận thức về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý
Biểu đồ 3.3. Nhận thức về lợi ích của tham vấn tâm lý
Biểu đồ 3.4. Phẩm chất tâm lý của nhà tham vấn
Biểu đồ 3.5. Nhận thức về những vấn đề cần được thầy cô tham vấn
Biểu đồ 3.6. Mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý
Biểu đồ 3.7. Mức độ mong muốn tham vấn khi không gặp phải vấn đề
Biểu đồ 3.8. Mức độ e ngại khi tham vấn
Biểu đồ 3.9. Tâm trạng học sinh nếu không được tham vấn
Biểu đồ 3.10. Hành vi tìm đến tham vấn của trẻ vị thành niên
Biểu đồ 3.11. Số lần trẻ được tham vấn
Biểu đồ 3.12. Mức độ của các hình thức tham vấn
Biểu đồ 3.13. Mức độ thoả mãn nhu cầu tham vấn tâm lý
Biểu đồ 3.14. Cảm xúc của thầy cô sau khi tham vấn
Biểu đồ 3.15. Mức độ hài lòng của thầy cô sau khi làm tham vấn



8
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển đất nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường
và tác hại của các tệ nạn xã hội đã làm phát sinh tình trạng một bộ phận trẻ vị
thành niên vi phạm pháp luật, làm đau đớn và nhức nhối cho gia đình và xã
hội. Trẻ em mắc phải những tội nghiêm trọng như cướp của, giết người, vận
chuyển ma túy… Năm 2006, theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân
dân tối cao riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội

phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng
trẻ vị thành niên phạm tội. Trẻ vị thành niên ở lứa tuổi muốn tự khẳng định
mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo bởi các đối
tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn
hoá phẩm đồi truỵ trên mạng Internet và ngoài xã hội. Trong khi đó, nhiều
bậc phụ huynh không chú ý đến sự phát triển tâm, sinh lý của con cái, nuông
chiều con cái, không nghiêm khắc trong việc dạy bảo con em mình mà mải lo
công việc, kiếm tiền. Một số trẻ em phải sống trong hoàn cảnh mồ côi bố hoặc
mẹ, cha mẹ bất hoà, ly thân, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự
phát triển lệch lạc. Hơn nữa do thiếu sự chỉ bảo, quan tâm của gia đình nên số
thanh, thiếu niên này dễ bị kẻ xấu lợi dụng và lôi kéo vào con đường phạm tội.
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường giáo dưỡng
hầu như đã bị tổn thương về nhiều mặt. Các em thiếu tình yêu thương và sự
chăm sóc của cha mẹ, gia đình dẫn tới sự lệch lạc trong cấu trúc nhân cách,
rối nhiễu tâm lý, rối loạn hành vi… Hầu hết các em đều có nhu cầu được chia
sẻ những tâm tư nguyện vọng và vượt qua những trở ngại tâm lý, nhất là trong
quãng thời gian nhận sự quản lý, giáo dục ở trường giáo dưỡng. Để các em có

9
thể yên tâm ở trường học tập, lao động, phấn đấu…, thầy cô giáo phải giúp
các em tháo gỡ những vướng mắc tâm lý, ổn định tinh thần, tư tưởng.
Trong những năm qua, Tổng cục VIII, Bộ công an đã đưa vào thử
nghiệm hoạt động tham vấn cho học sinh trong các trường giáo dưỡng và đã
đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Thực chất công tác giáo dục
trong trường giáo dưỡng là giúp trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật thay đổi
những cảm xúc - nhận thức - hành vi sai lệch, hình thành cho các em những
phẩm chất tâm lý mới, hành vi mới phù hợp với yêu cầu xã hội.
Thực tế cho thấy, hoạt động tham vấn kịp thời có thể giúp các em vượt
qua khủng hoảng tâm lý, giúp các em nhìn nhận rõ hơn vấn đề của mình và tự
giải quyết vấn đề theo hướng tích cực hơn. Khi nhà tham vấn nhận thấy

những biểu hiện bất thường ở trẻ, kịp thời có sự hỗ trợ tâm lý cho các em thì
sẽ giảm bớt nhiều hậu quả xấu và đưa lại những kết quả về mặt kinh tế, giáo
dục, thậm chí còn ngăn chặn, phòng ngừa những rối loạn hành vi trong các
em như: giận dữ, đánh nhau, bỏ ăn, tự sát
Chúng tôi thiết nghĩ rằng, với những trẻ vị thành niên có nhu cầu cần
được hỗ trợ tâm lý, nếu công tác tham vấn được đưa vào trường giáo dưỡng
một cách đồng bộ, chuyên biệt thì chắc hiệu quả giáo dục sẽ rất cao. Nhằm đi
sâu tìm hiểu nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành
niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng”.

2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành
niên vi phạm pháp luật sống trong trường giáo dưỡng



10
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng nhận thức về sự cần thiết phải được tham vấn tâm lý,
về mức độ mong muốn và mức độ thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ
vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng. Trên cơ sở đó, đưa ra
một số kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của các em.
4. Khách thể nghiên cứu
- Nghiên cứu 141 trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
dưỡng số 2 - Ninh Bình
- 02 cán bộ lãnh đạo trường giáo dưỡng
- 02 cán bộ quản lý học sinh trường giáo dưỡng
- 23 thầy cô giáo làm tham vấn các trường giáo dưỡng trong cả nước (4
trường)


5. Giả thuyết nghiên cứu
Chúng tôi cho rằng, sau khi được tham vấn tâm lý, nhìn chung nhu cầu
tham vấn tâm lý của đa số trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật ở trường giáo
dưỡng đều được thỏa mãn.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa các tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nhằm xây
dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp
luật về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý, mức độ mong muốn được tham vấn
tâm lý và hành vi để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý ở các em.
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham vấn
của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng


11
7. Giới hạn nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu tham
vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng về những khó khăn tâm lý mà
các em gặp phải trong thời gian học tập và rèn luyện ở trường.
- Địa bàn nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu ở trường giáo dưỡng số 2 –
Ninh Bình

8. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi (an két)
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm

- Phương pháp thống kê toán học
(Các phương pháp nghiên cứu này sẽ được chúng tôi trình bày cụ thể ở
chương 2)

12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Một số nghiên cứu về tham vấn tâm lý trên thế giới
Với danh nghĩa là một câu chuyện xin cho lời khuyên của một người có
kinh nghiệm với một người đang gặp khó khăn, tham vấn đã xuất hiện ngay
từ buổi bình minh của xã hội loài người. Nhà “tham vấn” ở đây có thể là một
người lớn tuổi, những người đứng đầu bộ tộc, buôn làng, những vị cha xứ hay
những nhà hiền triết… Tuy nhiên, tham vấn được nghiên cứu và ứng dụng
rộng rãi trong xã hội như một nghề mang tính chuyên nghiệp thì đến tận cuối
thế kỷ XIX người ta mới thấy có những dấu hiệu chính thức.
Dựa trên các mốc phát triển của các lý thuyết tiếp cận trong tham vấn
và sự phát triển toàn diện của các hoạt động tham vấn, như sự ra đời của các
hiệp hội tham vấn, công tác nghiên cứu, giám sát tham vấn, hay vấn đề chứng
chỉ hành nghề… và dựa vào những ảnh hưởng của các ngành khoa học lân
cận, những sự kiện chính trị xã hội của thế giới có liên quan đến sự thúc đẩy,
phát triển ngành tham vấn chuyên nghiệp.
Ngành tham vấn trong giai đoạn khởi đầu với các nhà tiên phong triển khai
các khái niệm cơ bản theo trường phái phân tâm học, các lý thuyết nghiên cứu về
quá trình phát triển tâm lý người và sự ra đời của công tác hướng dẫn nghề, sau đó
là tham vấn nghề. Những người có đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hướng
nghiệp trong giai đoạn này là Francis Galton, Wilhelm Wundt, James Cattell,
G.Stanley Hall, Alfred Binet, Jesse Davis, Frank Parsons, Robert Yerkers.
Wilhelm Wundt và Francis Galton là những nhà tâm lý học thực

nghiệm Anh đầu tiên đã phát triển những phòng thực nghiệm để kiểm tra sự
khác biệt về thể chất, sự khác biệt tâm lý của con người.

13
James Cattell và G.Stanley Hall, những nhà tâm lý học thực nghiệm Mĩ
đầu tiên đã mở phòng thực nghiệm tại Havard và Đại học Pennsylvania cuối
thế kỉ XIX và phát triển trắc nghiệm đo nhân cách, trắc nghiệm được áp dụng
vào tham vấn nghề.
Alfred Binet, nhà tâm lý học người Pháp đã phát triển trắc nghiệm kiểm
tra trí thông minh đầu tiên cho Bộ Giáo dục - Cộng hoà Pháp nhằm phân biệt
những đứa trẻ “bình thường” với những đứa “không bình thường”. Vào đầu
thế kỷ XX, những trắc nghiệm về năng lực như trắc nghiệm đánh giá thành
tựu đạt được ở trường học và trắc nghiệm đánh giá nhân cách được phát triển.
Cũng vào thời gian này, Emil Kraepelin đã phát triển bảng phân loại bệnh tâm
thần đầu tiên trên thế giới
Năm 1907, Jesse Davis đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác
hướng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên, người có ảnh hưởng lớn nhất đến
công tác hướng nghiệp ở Mĩ là Frank Parson. Ông đã xuất bản cuốn sách
“Cẩm nang hướng nghiệp” nhằm trợ giúp các cá nhân trong việc lựa chọn
nghề nghiệp. Năm 1909, cuốn sách “Chọn nghề” được coi là sự cống hiến to
lớn mà ông đã để lại cho công tác hướng nghiệp. Phòng tư vấn đầu tiên trên
thế giới đã được F. Parsons thành lập ở Boston (Mĩ) vào năm 1908. Parsons
cho rằng công tác hướng nghiệp phải được thể hiện trong ba quá trình: sự thấu
hiểu một cách rõ ràng về bản thân, về khả năng, sở thích, hoài bão; nguồn lực
cũng như hạn chế của bản thân; sự hiểu biết về những yêu cầu của nghề
nghiệp, điều kiện thành công, những cơ hội và những triển vọng phát triển;
hiểu biết về mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân của bản thân và yêu cầu của
công việc cụ thể. Những ý tưởng của Parsons trong công tác hướng nghiệp đã
thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này.
Trên thế giới, những chuyên gia tham vấn hướng nghiệp phải là những

nhà tham vấn học đường. Họ có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có

14
thể làm việc với các nhu cầu học tập, cá nhân, xã hội và phát triển nghề
nghiệp của học sinh. Theo Bộ Lao động Hoa Kỳ, nhà tham vấn học đường
giúp học sinh đánh giá khả năng, hứng thú, tài năng và đặc điểm nhân cách
của mình để phát triển khả năng học tập thực sự và mục tiêu nghề nghiệp là
hỗ trợ cho học sinh. Một người muốn trở thành nhà tham vấn học đường phải
trải qua các chương trình học như: Lịch sử, quy trình tham vấn học đường,
làm việc nhóm, nghiên cứu và đánh giá chương trình, một số yêu cầu cho nhà
tham vấn học đường… Các học viên phải có 600 giờ thực tập nội trú dưới sự
kiểm soát của một nhà tham vấn học đường uy tín và để được thực tập nội trú,
người học phải có bằng thạc sỹ, hơn nữa phải có 3 năm kinh nghiệm làm việc
được giám sát tại cơ sở.
Hiện nay, ở các nước phát triển, tham vấn học đường là hoạt động
không thể thiếu trong các trường học, 100% học sinh phổ thông được tiếp cận
với nhà tham vấn học đường cũng như tất cả các em tiếp cận bắt buộc với
môn Toán hay Lịch sử.
Xét từ góc độ phát triển của các lý thuyết tâm lý học, các nhà tiên
phong của trường phái Phân tâm học là Sigmund Freud, Anna Freud, Melanie
Klein, Donald Winnicott, Carl Jung, Margaret Lawenferd, Alfred Adler. Phần
lớn phép trị liệu phân tâm của S.Freud đều xuất phát từ những khám phá về
các quá trình vô thức và các cơ chế phòng vệ, chúng xuất hiện khi con người
có xáo trộn về cảm xúc, nhằm để tự vệ trước những kinh nghiệm đau buồn mà
con người không đủ sức ứng phó. Học thuyết của Freud đã mở ra một cách
nhìn mới về sự phát triển của con người. Các nhà tham vấn đã vận dụng
những lí thuyết của Freud để ứng dụng trong giúp đỡ thân chủ thoát khỏi
những rối nhiễu tâm lý. Những thuật ngữ như: bản năng xung động (vô thức),
bản ngã (ý thức) và siêu ngã (siêu thức), các cơ chế phòng vệ, sự đề kháng và


15
sự liên tưởng thông suốt ngày nay đã trở nên quen thuộc đối với các khoa
học trợ giúp về tâm lý, đặc biệt là đối với các nhà tham vấn chuyên nghiệp.
E. G. Williamson (1930) đưa ra một lí thuyết hoàn chỉnh về tham vấn
với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”. Williamson đề xuất các bước
của một hoạt động tham vấn như sau:
1. Phân tích đánh giá vấn đề và lập hồ sơ về sự tiếp xúc và sự trắc
nghiệm đối với thân chủ
2. Tổng hợp, tóm tắt và sắp xếp thông tin để hiểu vấn đề
3. Chẩn đoán, làm sáng tỏ vấn đề
4. Tham vấn, trợ giúp cá nhân tìm cách giải quyết
5. Theo dõi sát sao sự tiến triển cùng thân chủ
Patterson cho rằng sự khác nhau cơ bản của sự tiếp cận theo đặc điểm
và nhân tố so với tham vấn hướng nghiệp giai đoạn đầu thế kỷ là việc xác
định được một chuỗi các bước của một hoạt động trợ giúp. Đây chính là tiền
thân của “Quá trình tham vấn”.
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, các lí thuyết nghiên cứu về quá
trình phát triển tâm lý con người đã cho phép các nhà tham vấn vận dụng nó
để giúp đỡ cho các thân chủ của mình. Các học thuyết tâm lý này là cơ sở
khoa học cho việc nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các rối loạn
tâm lý ở con người như: Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội, thuyết phát triển
tư duy trẻ em, lý thuyết phát triển nhu cầu con người, thuyết gắn bó mẹ - con,
lý thuyết về tổn thương tâm lý
Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn hiện nay là tập trung
vào lĩnh vực văn hoá hay còn gọi là tham vấn xuyên văn hoá. Các nhà tham
vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn
không nắm được nền tảng văn hoá của khách hàng. Whitfield, McGrath và
Coleman chỉ ra các yếu tố xác định một mô hình văn hoá cụ thể, đó là:

16

- Đặc điểm bản thân cá nhân
- Diện mạo và cách ăn mặc
- Có niềm tin và hành vi đặc trưng
- Mối liên hệ với gia đình và các đặc trưng quan trọng khác
- Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi
- Cách tiếp thu và sử dụng kiến thức
- Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ
- Những giá trị và các tập tục
- Sử dụng thời gian và không gian sống
- Thói quen ăn uống và chế biến món ăn theo phong tục tập quán
- Công việc và cách thức thực hiện công việc
Những vấn đề văn hoá liên quan đến gen di truyền, màu da, dòng
giống, truyền thống hay vấn đề tiền bạc, quyền lực, vị trí xã hội, vai trò xã hội
đều có ảnh hưởng đến sự nảy sinh nan đề, cách nhìn nan đề và cách xử lí nan
đề của mỗi thân chủ. Tham vấn đa văn hoá là hướng tiếp cận thân chủ mà nhà
tham vấn có cân nhắc cụ thể đến nền tảng khác biệt về văn hoá truyền thống,
hiện tại và những kinh nghiệm của các nhóm khách hàng khác nhau. Khi các
nhà tham vấn thiếu hiểu biết về nền tảng văn hoá của thân chủ thì họ dễ đứng
trên quan điểm của bản thân để đánh giá thân chủ, nhà tham vấn sẽ có nguy
cơ đánh giá thấp tác động của áp lực xã hội đối với thân chủ, giải thích nan đề
của thân chủ theo xu hướng bệnh học mà không tính đến nguyên nhân từ cơ
sở văn hoá. Điều này có thể dẫn đến sự chẩn đoán nhầm và có thể gây ra
những tổn thương cho thân chủ.
Ngày nay, tham vấn đã được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống của
con người. Các cán bộ tham vấn với tư cách là các chuyên gia tham vấn hay
cán bộ xã hội làm việc trong các trường giáo dưỡng, trong các trung tâm tham
vấn tại cộng đồng, trong bệnh viện, trại giam v v Người ta xem tham vấn

17
như là một trong những dịch vụ xã hội có vai trò quan trọng trong việc nâng

cao chất lượng cuộc sống tinh thần mỗi cá nhân và gia đình.
Tại một số nước có ngành tham vấn phát triển như Anh, Pháp, Mỹ,
Canada… cán bộ tham vấn cần được đào tạo ở bậc thạc sĩ và có bằng hành
nghề như một nhà tham vấn độc lập hay như một nhà công tác xã hội được đào
tạo về công tác xã hội trong đó có tham vấn cùng với bằng hành nghề do hội
đồng quốc gia cấp. Tại các nước này đều có hội đồng quốc gia về tham vấn với
những quy định chặt chẽ về nguyên tắc đạo đức, kiến thức và các kỹ năng mà
nhà tham vấn cần có cũng như việc cấp bằng hành nghề cho các nhà tham vấn.
1.1.2. Sự phát triển tham vấn ở Việt Nam
Hầu như không thấy tài liệu nào ghi lại sự phát triển của ngành tham
vấn ở Việt Nam trước năm 1945.
“Nghề tham vấn tâm lý”, mà khởi đầu là công tác tư vấn tâm lý, được
xuất hiện vào những năm của thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang
kinh tế thị trường. Vào thời kỳ này, các hoạt động tư vấn tâm lý thường đi
kèm với các chương trình cải thiện cuộc sống và kinh tế cho các đối tượng
thuộc diện chính sách xã hội. Công tác tư vấn là một phần trong các hoạt
động của công tác Từ thiện, Công tác xã hội nhằm giải quyết những vấn đề
mang tính thời đại như đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, người có HIV, trẻ mồ
côi, trẻ lang thang, người già không nơi nương tựa… với những tổn thương
tâm lý sâu sắc.
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1991) đã được Nhà nước phê
chuẩn và ban hành Luật Bảo vệ và Chăm sóc Giáo dục Trẻ em đã góp phần
nâng cao trách nhiệm của gia đình, các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã
hội trong việc hạn chế vấn đề vi phạm quyền trẻ em và trẻ em làm trái pháp
luật. Bằng nghiệp vụ chuyên môn của mình, Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em
Việt Nam (tên cũ) đã xây dựng nhiều mô hình chăm sóc trẻ em, trong đó có

18
mô hình văn phòng Tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn, như trẻ em lang thang kiếm sống ở thành phố, trẻ em trộm cắp, trẻ

nghiện hút, trẻ bị bóc lột lao động và tình dục, trẻ em mồ côi không nơi
nương tựa… Những khóa tập huấn gần như đầu tiên về tư vấn trẻ em do Ủy
ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Việt Nam tổ chức tại Hà Nội đã đặt nền tảng
cho hàng loạt các hoạt động tập huấn nâng cao năng lực tham vấn cho cán bộ
làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em sau này.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều hình thức tham
vấn khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. Hiện nay tham
vấn là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày, được phát triển với nhiều mức độ khác nhau.
Cũng như tiến trình phát triển tham vấn trên thế giới, ở Việt Nam tư
vấn nghề là một trong những loại hình mang tính chuyên môn rõ nét nhất
trong những năm vừa qua. Các cán bộ tham gia vào loại hình hoạt động này
thường đã được đào tạo ở nước ngoài ở các nước như Liên Xô và các nước
Đông Âu khác. Hình thức tham vấn học đường nói chung và tư vấn nghề nói
riêng hiện nay chủ yếu xuất hiện trong các trường phổ thông trung học tư
thục. Kết quả tham vấn tại một số trường phổ thông cho thấy, bên cạnh những
chủ đề về tình bạn, tình yêu thì vấn đề học tập, hướng nghiệp và quan hệ
trong gia đình giữa cha mẹ và con cái liên quan đến áp lực học tập luôn là
những nội dung khiến các em băn khoăn nhiều nhất.
Hình thức tham vấn qua đài, báo và các phương tiên thông tin đại
chúng khác ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên một điều hết sức
đáng chú ý là dù qua đài báo hay tham vấn trực tiếp cho đối tượng thì sự trợ
giúp ở nước ta vẫn mang tính “tư vấn”, “thuyết phục” nhiều hơn, ít chú ý đến
cách tiếp cận coi thân chủ là trọng tâm. Cũng giống như ở các nước phát triển,

19
tham vấn vào thời kỳ phát triển sơ khai của nó, ở nước ta, tham vấn mới chỉ
tồn tại dưới dạng cung cấp thông tin, thuyết phục là chủ yếu.
Nội dung tham vấn thường là các vấn đề về chính sách, pháp luật,
hướng nghiệp; các vấn đề về giáo dục, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hóa gia

đình. Khía cạnh tâm lý và nâng cao năng lực ở đây còn ít được chú ý đến.
Tham vấn điện thoại “đường dây nóng” cũng được phát triển mạnh mẽ
ở nước ta, ban đầu cung cấp thông tin và sau đó là tham vấn. Một trong những
điểm mạnh của dịch vụ tham vấn điện thoại là khả năng cung cấp sự hỗ trợ và
lời khuyên miễn phí đáng tin cậy. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ thường được đào
tạo hoặc có những hiểu biết cá nhân về những khó khăn điển hình của người
gọi điện đang nói chuyện với họ. Cùng với sự phát triển của đường dây tư
vấn, hình thức tham vấn qua mạng internet đã phát triển rộng rãi, thể hiện qua
ba dạng thức tham vấn khác nhau, đó là: tham vấn qua trang web, tham vấn
qua email và tham vấn qua chat.
Ở Việt Nam, những chủ đề tham vấn phổ biến là hỏi đáp các vấn đề về
pháp luật, chính sách, hôn nhân gia đình, nuôi dạy con cái, bảo vệ và chăm
sóc trẻ em, các hiện tượng xâm hại, vấn đề HIV/AIDS…Nguyên nhân gây
nên do các vấn đề mất cân bằng tinh thần trong cuộc sống.
Tham vấn trẻ em làm trái pháp luật là một loại chủ đề và cũng là đối
tượng tham vấn được Nhà nước quan tâm rất sớm. Ngay từ những năm 1996 -
2000, trên phạm vi các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
đã xuất hiện các dự án bảo vệ trẻ em, trong đó có mảng tư vấn trẻ em làm trái
pháp luật. Các phòng tư vấn được hình thành tại cộng đồng với các tình
nguyện viên làm công tác tư vấn miễn phí cho các nhóm trẻ em, chủ yếu là trẻ
em lang thang kiếm sống trên đường phố.
Đặc biệt, hiện nay dưới sự chỉ đạo của Tổng cục VIII - Bộ công an, các
trường giáo dưỡng dành cho vị thành niên vi phạm pháp luật trong cả nước,

20
như Trường Giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, trường số 3 Đà Nẵng, trường số 4
Đồng Nai và trường số 5 Long An với tổng cộng khoảng 3700 học sinh (tập
trung nhiều ở nhóm từ 16 đến dưới18 tuổi) được hưởng các dịch vụ tham vấn
trong khoảng 2 năm. Số trẻ em vào các trường giáo dưỡng chủ yếu có hành vi
trộm cắp, cướp của, lừa đảo, gây rối trật tự, đánh người gây thương tích…

Xuất phát từ nhận định rằng các em này đang ở giai đoạn tự khẳng định
bản sắc cá nhân, nếu thiếu vắng sự hướng dẫn, dạy dỗ và tình yêu thương của
gia đình; thiếu vắng sự kiểm soát xã hội thì sẽ gây ra không ít những trở ngại
cho quá trình trưởng thành của các em. Vì vậy, dưới sự đầu tư cơ sở vật chất
của Nhà nước (như xây phòng tư vấn, hỗ trợ các tham vấn viên làm tham vấn
ngoài giờ…), đặc biệt sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như
Unicef, Quỹ Dân số Thế giới, Tổ chức Plan… nhiều khóa tập huấn nâng cao
năng lực tham vấn về hiểu biết tâm lý trẻ em nói chung và trẻ em làm trái
pháp luật nói riêng; về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; về HIV/AIDS
cho các giáo viên tham vấn của các trường đã được thực hiện. Mục đích là
giúp các thầy cô hỗ trợ các em thích nghi và đương đầu tốt với cuộc sống
trong trường và khi các em tái hòa nhập gia đình và cộng đồng.
Hiện nay hoạt động tham vấn tại các trường giáo dưỡng khá quy củ.
Các học sinh muốn được tham vấn chỉ cần điền vào phiếu xin tham vấn thì sẽ
được xếp lịch tham vấn. Ngoài ra, các trường mở rộng việc nâng cao năng lực
tham vấn cho cả các giáo viên chủ nhiệm đã làm giảm đi gánh nặng cho các
giáo viên tổ tham vấn; làm cho các cuộc tham vấn bớt mang tính hình thức và
hiệu quả hơn, do các giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với học sinh
của họ nên họ nắm bắt tâm lý của các em sát thực hơn.
Trong thời điểm hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội, các
chuyên gia tâm lý và tham vấn ở nước ta đang đẩy mạnh việc nghiên cứu và
ứng dụng tham vấn vào nhà trường. Đã có một số công trình nghiên cứu, khảo

21
sát thực trạng những khó khăn tâm lý và tìm hiểu nhu cầu được tham vấn của
học sinh. Đã bắt đầu xuất hiện những mô hình trợ giúp tâm lý trong nhà
trường nhưng đang trong giai đoạn thử nghiệm. Như vậy, mặc dù tham vấn
học đường đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu nhưng mới trong giai đoạn
thăm dò. Đặc biệt, những nghiên cứu về thực trạng thực hiện hoạt động tham
vấn và khả năng đáp ứng nhu cầu tham vấn của lực lượng giáo viên trong nhà

trường, lực lượng mà từ trước đến nay vẫn tiến hành hoạt động tham vấn
mang tính chức năng cho học sinh, còn ít được nghiên cứu.
Tóm lại, hoạt động tham vấn chuyên nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ
không những chỉ về nghiên cứu lý luận mà còn cả về thực tiễn. Trong khi đó,
nhu cầu được tham vấn của xã hội hiện nay rất lớn. Điều này yêu cầu các nhà
nghiên cứu cần nỗ lực rất nhiều trong việc nghiên cứu và phát triển ngành
tham vấn trên mọi phương diện.
1.1.3. Một số nghiên cứu về nhu cầu
Trong cấu trúc của nhân cách, xu hướng được xếp ở vị trí trung tâm, nó
quy định chiều hướng đạo đức và tài năng của sự phát triển nhân cách. Xu
hướng nhân cách được biểu hiện ở một số mặt như nhu cầu, hứng thú, thế giới
quan, lý tưởng… Trong đó, nhu cầu là thành phần đầu tiên của xu hướng, nó
chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi con người nói
riêng. Để tồn tại và phát triển, con người cần phải được thoả mãn các nhu cầu
nhất định như nhu cầu ăn, ở, mặc, nhu cầu học tập, lao động, giải trí, nhu cầu
giao tiếp với những người xung quanh và rất nhiều nhu cầu khác nữa. Có thể
nói rằng, mục đích cuối cùng trong tất cả các hành vi của con người là nhằm
thoả mãn một nhu cầu nào đó.
Nói đến nhu cầu là nói đến sự đòi hỏi của cá nhân về một cái gì đó ở
ngoài cá nhân, nó có thể là một sự vật, một hiện tượng hoặc một người khác
hoặc bên trong cơ thể. Nhu cầu là trạng thái tâm lý làm rung động người ta về

22
một điều gì đó. A.G.Côvaliôv đã đưa ra định nghĩa về nhu cầu với tư cách là nhu
cầu của một nhóm xã hội: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các
nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát
triển. Nhu cầu quy định sự hoạt động xã hội của các cá nhân, các giai cấp và tập
thể” [6, tr. 75].
Theo lý thuyết của Henry Murray, nhu cầu được hiểu là một tổ chức cơ
động, nó tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành

vi, nhờ nhu cầu mà hành động mang tính chất có mục đích. Nhu cầu là một
động lực thúc đẩy hành vi của con người, nó xuất phát từ cơ thể và hướng vào
đối tượng ngoài cơ thể. Trong vấn đề nguyên nhân phát sinh nhu cầu thì
Henry Musray theo quan điểm của phân tâm học cho rằng tất cả mọi nhu cầu
để có khởi nguồn từ những ý hướng libido vô thức. Trên cơ sở đó ông chia
các nhu cầu thành nhu cầu nguyên phát và nhu cầu thứ phát trong đó nhu cầu
nguyên phát là những nhu cầu tự nhiên của con người với tư cách là một cơ
thể sống.
Tuy nhiên, Henry Murray quan tâm chủ yếu đến những nhu cầu thứ phát,
đặc trưng cho con người như là một tồn tại xã hội và bắt nguồn từ sự giao tiếp
của con người mà quan trọng nhất là nhu cầu về tình yêu, sự hợp tác, sáng tạo
Khi phân tích nhu cầu với tư cách là một thành phần trong xu hướng
của nhân cách, các nhà tâm lý học Liên Xô coi nhu cầu là "tồn tại cá thể của
các quan hệ xã hội". Ở đây nhu cầu nói lên sự gắn bó giữa con người với thế
giới xung quanh và sự phụ thuộc của nó vào thế giới. Sự hình thành các mối
quan hệ xã hội trong bản thân mỗi cá nhân cụ thể sẽ có vai trò quyết định tới
sự hình thành và phát triển nhu cầu của cá nhân đó trong quá trình sống. Như
vậy, nhu cầu cũng đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động và
quá trình hình thành, hoàn thiện nhân cách mỗi một con người.

23
Khi tìm hiểu về bản chất của nhu cầu con người, các nhà tâm lý học đều
xem xét nó với tư cách là nguồn gốc tính tích cực của nhân cách. Nhưng trong
chính vấn đề này cũng có không ít quan điểm gây tranh cãi trong suốt thế kỷ
XX mà mở đầu là Freud.
Theo S.Freud, con người tích cực hoạt động là do sự thúc đẩy bởi bản
năng di truyền từ tổ tiên sinh vật để lại. Trong đó đầu tiên phải nói tới là bản
năng tình dục và bản năng tự vệ. Tuy nhiên trong xã hội tồn tại rất nhiều
những quy định, những chuẩn mực, những giới hạn cụ thể nên các bản năng
đó không được bộc lộ một cách tự do như trong giới sinh vật, mà chúng bị

kiểm duyệt, bị ức chế và bị dồn nén xuống dưới tầng ý thức. Trong quá trình
con người hành động, những bản năng này tự trong tiềm thức vẫn tiếp tục
điều khiển hành vi của con người. Như vậy theo quan điểm của S.Freud nhu
cầu của con người được coi như một sức mạnh sinh học, tương tự với các bản
năng sinh vật, cũng có những tính chất mù quáng và vô ý thức.
Dựa trên những quan điểm này, quan điểm Freud mới ra đời nhấn
mạnh sự phụ thuộc của cá nhân vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh quy định cho cá
nhân những phẩm chất quan trọng nhất, những phẩm chất đó trở thành
những hình thức của tính tích cực của nhân cách. Theo các nhà phân tâm
mới nhu cầu của con người được hình thành do sự tác động của môi trường
sống. Chính vì vậy, họ cũng không giải thích được những nguyên nhân
xuất phát gây ra hoạt động của con người trước hoàn cảnh đã được sinh ra
như thế nào trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cá nhân với
hoàn cảnh. Đây chính là điểm hạn chế lớn nhất trong quan điểm của phân
tâm học về nhu cầu.
A.H.Maslow (1908-1970) - nhà tâm lý học Mỹ cũng cho rằng nhu cầu
là động lực thúc đẩy hành vi của con người mạnh mẽ nhất. Tính xã hội nằm
trong nhu cầu của con người, tính người mà nhu cầu và các rung động của con

24
người được hình thành và phát triển trong quá trình phát sinh chủng loại. Các
nhu cầu dựa trên cơ sở di truyền nhất định. ở điểm này học thuyết về nhu cầu
của Maslow giống với học thuyết phân tâm của S.Freud. Maslow đã hình
dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như một
chiếc thang. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người căn cứ
theo tính đòi hỏi và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để chia thành năm
bậc và sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lí (basic needs),
nhu cầu an toàn (social needs), nhu cầu thương yêu (safety needs), nhu cầu
tôn trọng (esteem needs), nhu cầu tù thể hiện (self-actualizing needs). Theo
ông, mỗi nhu cầu của con người trong toàn bộ hệ thống nhu cầu phải được

thoả mãn trong mối tương quan với môi trường để cá nhân đó phát triển khả
năng cao nhất của mình. Việc người đó có thể thoả mãn được các nhu cầu ở
từng bậc của hệ thống thứ bậc nhu cầu hay không phụ thuộc khá nhiều vào
môi trường bên ngoài.
Vào những năm 1990, A.H.Maslow đã hiệu chỉnh thành 8 bậc nhu cầu
của con người, bao gồm: 1/ Nhu cầu cơ bản (basic needs), 2/ Nhu cầu an toàn
(safety needs), 3/ Nhu cầu xã hội (social needs), 4/ Nhu cầu được quý trọng
(esteem needs), 5/ Nhu cầu về nhận thức (cognitive needs), 6/ Nhu cầu về
thẩm mỹ (aesthetic needs), 7/ Nhu cầu thể hiện mình (self – actualizing
needs), 8/ Sự siêu nghiệm (transcendence). Tuy nhiên, trong thực tế tháp nhu
cầu gồm 5 cấp bậc vẫn được sử dụng nhiều hơn trong các lĩnh vực của cuộc
sống trong đó có cả tham vấn.
Mỗi nhu cầu của con người trong hệ thống thứ bậc phải được thoả mãn
trong mối tương quan với môi trường để cá thể phát triển khả năng cao nhất
của mình. Nhu cầu tham vấn thuộc nhu cầu bậc cao của con người và nó cũng
cần được thoả mãn để mỗi cá nhân phát triển một cách tốt nhất.


25
Biểu đồ 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow

Nhu cầu được
tôn trọng
Nhu cầu giao lưu
tình cảm
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu thể chất
Nhu cầu
hoàn thiện



Ở đây chúng tôi phân tích 5 thứ bậc nhu cầu của Maslow gắn với đặc
điểm tâm lý của trẻ vị thành niên phạm pháp.
Nhu cầu thể chất theo Maslow còn được gọi là nhu cầu của cơ thể
hoặc nhu cầu sinh lý, bao gồm các nhu cầu như ăn, uống, ngủ, không khí để
thở, tính dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,… Đây là những nhu
cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người. Trong hình kim tự tháp,
chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất (bậc cơ bản
nhất). Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất
hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản được thoả mãn và những nhu cầu cơ bản
sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã con người hành động khi nó chưa đạt được.
Chúng ta có thể kiểm chứng điều này đối với đa số các trường hợp, khi cơ
thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh tật, các nhu cầu khác thường chỉ
còn là thứ yếu.
Theo Maslow, cùng với việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, con người
cũng có nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn thể hiện trong cả thể chất lẫn

×