Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 113 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRIỆU THỊ BIỂN



PHẢN ỨNG STRESS CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
MÁU VỚI BỆNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC







Hà Nội-2012

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





TRIỆU THỊ BIỂN



PHẢN ỨNG STRESS CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
MÁU VỚI BỆNH

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Sinh Phúc



Hà Nội-2012


114
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8
1.1. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài 8

1.1.1. Các nghiên cứu về stress 8
1.1.2. Các nghiên cứu về stress ở bệnh nhân ung thư 15
1.2. Một số khái niệm cơ bản 18
1.2.1. Khái niệm ung thư 18
1.2.2. Khái niệm ung thư máu 18
1.2.3. Khái niệm Stress 21
1.2.3.1. Khái niệm 21
1.2.3.2. Biểu hiện 25
1.2.3.3. Mức độ 29
1.2.3.4. Phân loại 33
1.3. Stress ở bệnh nhân ung thƣ máu 37
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phản ứng stress 40
Chƣơng 2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 43
2.1. Tổ chức nghiên cứu 43
2.1.1. Tổ chức nghiên cứu về mặt lý thuyết 43
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu về mặt thực tiễn 43
2.2. Phƣơng pháp chọn mẫu 43
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 44
2.3.1. Phương pháp phân tích văn bản, tài liệu 44
2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 44
2.3.3. Phương pháp trắc nghiệm 44


115
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu theo cặp 45
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu: 45
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1. Những số liệu chung 46
3.2. Thực trạng phản ứng stress ở bệnh nhân UTM 50

3.3. Các đặc điểm của phản ứng stress ở bệnh nhân UTM 55
3.3.1. Biểu hiện của phản ứng stress 55
3.3.2. Stress và lo âu, trầm cảm 58
3.3.3. Stress và các hoạt động tâm linh 68
3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phản ứng stress của bệnh nhân UTM 71
3.4.1. Một số yếu tố liên quan đến phản ứng stress ở bệnh nhân UTM 71
3.4.2. Mối liên hệ với giới tính 76
3.4.3. Mối liên hệ với độ tuổi 78
3.4.4. Mối liên hệ với trình độ học vấn 79
3.4.5. Mối liên hệ với thời gian điều trị 80
3.4.6. Mối liên hệ với số đợt điều trị hóa chất 81
KẾT LUẬN 84
KIẾN NGHỊ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86



3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Xin đọc là
BS
: Bác sĩ
DABDA
: Denial – Anger – Bargaining – Depression – Acceptance
(Mô hình tâm lý 5 giai đoạn của những người mắc bệnh nan y)
G.A.S
: General adaptation syndrome (Hội chứng thích nghi chung)
NXB

: Nhà xuất bản
ĐTHC
: Điều trị hóa chất
TCN
: Trước công nguyên
THPT
: Trung học phổ thông
TN THPT
: Tốt nghiệp Trung học phổ thông
UTM
: Ung thư máu


6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 ca bệnh ung thư máu mới và
có khoảng 220.000 người chết vì ung thư máu. Tỷ lệ này là cao so với những
dạng ung thư khác. Trong những năm gần đây, khoa học đã có nhiều tiến bộ
vượt bậc, đặc biệt chú trọng nghiên cứu và điều trị các bệnh nan y trong đó có
bệnh ung thư.
Tháng 11/2012, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương công bố kết
quả ca ghép tế bào gốc thành công cho một bệnh nhân ung thư máu – một ca
ghép khó mà các bệnh viện lớn trên thế giới từ chối vì tỉ lệ thành công không
cao. Thành công này đã gây được tiếng vang lớn trong khu vực và trên thế
giới, củng cố niềm tin, hy vọng sống của hàng ngàn bệnh nhân ung thư máu
tại Việt Nam [47]. Nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu về mặt lâm sàng
bệnh ung thư máu cũng được tiến hành nghiên cứu rộng rãi, được đầu tư với
quy mô lớn. Nhưng hiện tại ở Việt Nam, những nghiên cứu về lĩnh vực tâm
lý, tinh thần của bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư máu nói riêng còn là

một khoảng trống bị bỏ ngỏ, chưa nhận được sự quan tâm và đầu tư xứng tầm
mặc dù sự ổn định về mặt tâm lý của bệnh nhân chiếm đến 50% thành công
của quá trình điều trị.
Mặt khác, bệnh ung thư máu không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến thực thể
người bệnh, làm suy nhược sức khỏe và dẫn đến tử vong mà còn là cú sốc rất
lớn về mặt tinh thần đối với mỗi người. Nhiều phản ứng tâm lý có thể xảy ra
ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị, trong đó, phổ biến là phản ứng
stress, để lại hậu quả rất nặng nề cho người bệnh. Chính vì vậy chúng tôi tiến
hành nghiên cứu: “Phản ứng stress ở bệnh nhân ung thư máu với bệnh” với
mục tiêu khảo sát thực trạng và mô tả các đặc điểm của phản ứng stress ở
bệnh nhân ung thư máu trong quá trình điều trị bệnh.

7
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng và đặc điểm của phản ứng stress ở bệnh nhân ung
thư máu (UTM) trong quá trình điều trị.
3. Đối tuợng nghiên cứu
Phản ứng stress của bệnh nhân ung thư máu với bệnh trong thời gian
điều trị nội trú tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
4. Khách thể nghiên cứu
76 bệnh nhân từ 18 – 60 tuổi, đã được chẩn đoán là ung thư máu đang
điều trị nội trú, đã được điều trị hóa chất (ĐTHC) ít nhất 1 đợt, giao tiếp tốt,
sẵn sàng tham gia nghiên cứu.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Đa số bệnh nhân UTM có phản ứng stress trong quá trình điều trị tại bệnh
viện. Phản ứng stress ở bệnh nhân diễn ra phức tạp, khác nhau ở giới tính, lứa tuổi,
trình độ, giai đoạn bệnh, thời gian điều trị và số lần ĐTHC khác nhau.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về stress, bệnh ung thư máu và
phản ứng stress ở bệnh nhân UTM.

- Làm rõ thực trạng và đặc điểm của phản ứng stress ở bệnh nhân UTM.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu phản ứng stress ở 76 bệnh nhân ung thư máu đang điều trị
nội trú tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp hồi cứu, phân tích văn bản, tài liệu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (nghiên cứu định lượng).
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp phỏng vấn sâu theo cặp (pair discussion) (nghiên cứu
định tính).
- Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.

8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu về stress
Từ xưa người Trung Quốc mặc dù chưa hiểu bản chất của stress và cơ chế
của nó, nhưng bằng thực tiễn cuộc sống sinh hoạt đã thấy được tác hại của stress
đối với sức khỏe con người và đã đề xuất cách chống stress có hại. Chúng ta
cũng có thể coi đây là những nghiên cứu đầu tiền về stress.
Thời Xuân thu Chiến quốc (403 – 221 TCN) các danh y Trung Hoa trong
sách “Hoàng đế Nội kinh tố vấn” đã tổng kết các dữ liệu khoa học từ đời vua huyền
thoại Hoàng Đế (2697 – 2597 TCN), nêu rõ bệnh tật có ba nguyên nhân, đó là:
Nguyên nhân bên ngoài (khí hậu, thời tiết, môi trường gọi là “lục khí ngũ vận”),
nguyên nhân bên trong (rối loạn bảy loại cảm xúc, còn gọi là “thất tình”: hỷ, nộ, ai,
lạc, ái, ố, dục (vui, giận, sầu bi, khoái lạc, yêu, ghét, đam mê) và do các bệnh tật
khác dẫn đến các rối loạn chung gọi là “lục dâm”: phong – hàn, thử - tháp, táo hỏa),
nguyên nhân không hoàn toàn bên trong cũng không hoàn toàn bên ngoài, mà do tai

nạn gây ra như: rắn rết cắn, chấn thương, ăn nhầm phải chất độc…
Như vậy, rối loạn cảm xúc đã được người xưa cho là một trong ba nguyên
nhân cơ bản gây nên bệnh tật ở con người.
Các nhà stress học hiện đại đã và đang kế thừa, phát huy những di sản
khoa học truyền thống. Tác giả Claude Bernard đã cho rằng “Những thay đổi
của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và
làm cân bằng” những thay đổi đó [40]. Theo ông, chính hệ thần kinh đảm bảo
chức năng điều tiết làm cho cơ thể lấy lại cân bằng. Phát hiện của Claude
Bernard khai phá lịch sử nghiên cứu hiện đại về khả năng tự điều chỉnh để thích
nghi của cơ thể con người. Nhà sinh lý học người Mỹ W.B. Cannon với tác

9
phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể” xuất bản tại New York năm 1932 đã
đề xuất thuật ngữ “Homeostasie” nghĩa là “cân bằng nội môi” để mô tả những
trạng thái phức hợp cân bằng sinh lý mà ông nhận thấy chủ yếu khi thay đổi
nồng độ các chất có trong máu như: nước, natri, đường, đạm, mỡ… trên cơ sở sự
điều tiết của hệ thần kinh thực vật và lõi thượng thận. Phản ứng này là cấp thời.
I.P. Pavlov (1932) cũng đã nêu ra đặc tính chung của khái niệm này: “… cơ thể
là một hệ thống (đúng hơn là một cái máy) tự điều chỉnh, là một hệ thống tự điều
chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy trì bản thân, tự hiệu chỉnh bản
thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí tự hoàn thiện bản thân”. Kế thừa kết quả
nghiên cứu của Claude Bernard về sự ổn định tương đối thường xuyên của nội
môi ở động vật, điều kiện quan trọng nhất để nó tồn tại và phát triển, và khả
năng tự điều chỉnh của W.B. Cannon, Hans Selye đã nhận thấy bên cạnh những
phản ứng đặc trưng do các yếu tố bất lợi khác nhau gây ra, cơ thể luôn luôn có
những phản ứng chung nhất. Năm 1936 ông gọi phản ứng chung, không đặc
hiệu của cơ thể bằng thuật ngữ “stress”. Thuật ngữ này lúc đầu thiên về bệnh
học, nên dùng là “hội chứng”, sau đó nó được hiểu là “Hội chứng thích nghi
chung” (General adaptation syndrome) và thường được viết tắt là G.A.S, hiểu là
phản ứng nhằm giúp cơ thể thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Đây là quá

trình diễn ra qua ba giai đoạn kế tiếp nhau: báo động, cầm cự và kiệt quệ. Biểu
hiện của quá trình này là sự tăng cường rồi suy kiệt của hệ thống thần kinh – nội
tiết: dưới đồi – tuyến yên – vỏ thượng thận. Phản ứng này kéo dài hơn do các tác
động của hormone vỏ thượng thận (corticoid). Các công trình nghiên cứu có hệ
thống của H. Selye đã bổ sung thêm cho thuyết Homeostasie và làm cho học
thuyết stress được truyền bá rộng rãi. H. Selye có hơn 1000 công bố khoa học,
trong đó có hơn 20 tập sách chuyên khảo. Là nhà lãnh đạo trường đại học nhiều
năm, ông đã kết hợp được sức mạnh của các nhà khoa học nhiều nước trong việc
giải quyết các mặt khác nhau của stress và tạo điều kiện cho việc nghiên cứu

10
stress vượt ra khỏi khuôn khổ của những cuộc thí nghiệm về bệnh lý ban đầu.
Những phát hiện gần đây, các phản ứng thích nghi chung (G.A.S) với cơ chế
thần kinh – thể dịch – nội tiết được phát huy sâu rộng hơn dẫn tới những rối loạn
bệnh lý tổng quát dưới danh từ stress oxy hóa (rối loạn quá trình oxy hóa khử là
cơ chế cơ bản của mọi hoạt động sống và hoạt động trên cơ sở chuyển hóa chất
dinh dưỡng và gây ra một loại bệnh mới đã được đưa vào danh mục chính thức
của các loại bệnh, đó là bệnh các gốc tự do).
Năm 1972 viện sĩ V.V. Parin đã nhận xét: “Khái niệm stress của H. Selye
đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Quan điểm
của ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối, bây giờ đã nhận được sự phổ biến
không chỉ thông qua các phản ứng hormone mà còn thông qua nhiều phản ứng
sinh lý khác của cơ thể, đặc biệt là của hệ thần kinh. Nhiều tác giả có những dữ
liệu chứng tỏ rằng, sự điều tiết giao cảm chiếm ưu thế đảm bảo nâng cao khả
năng thích nghi, vì nó góp phần làm lan tỏa các quá trình thần kinh, nâng cao độ
nhạy của giác quan và làm cho cơ thể phản ứng thích hợp với từng tình huống.
Sự điều tiết phó giao cảm vượt trội làm giảm sút khả năng thích nghi”. V.I.
Rôgiơđêxtơvenxcaia (1980) với cộng sự qua các thực nghiệm đã nhận xét rằng:
khả năng làm việc giảm sút khi có stress do mệt mỏi nảy sinh ở những người có
hệ thần kinh yếu sớm hơn những người có hệ thần kinh mạnh. Nhưng tác giả

cũng cho rằng, khả năng làm việc khi có stress không phụ thuộc một các tuyệt
đối vào độ mạnh của hệ thần kinh. Những người có hệ thần kinh mạnh có thể bị
stress mạnh hơn, trong những trường hợp tác nhận gây stress là những tín hiệu
dơn điệu và kéo dài. Nhưng ở những người hệ thần kinh yếu bị stress do các tác
động đơn điệu kéo dài lại có xác suất nhỏ hơn. V.X. Meclin (1981) đã nhận xét
rằng những người có hệ thần kinh yếu có độ nhạy cảm tri giác lớn hơn những
người có hệ thần kinh mạnh. Điều đó cho phép ông chỉ ra những khác biệt của
stress ở từng cá nhân không chỉ phụ thuộc vào độ mạnh, yếu của các quá trình

11
thần kinh mà còn phụ thuộc vào một loạt thuộc tính khác của hệ thần kinh và của
các quá trình thần kinh và của các quá trình tâm lý [10].
Các tác giả E. Johnson, S. Smith, T.J. Myers cùng nhiều tác giả khác đi
tìm sự liên quan giữa điện não đồ với stress và đã phát hiện có nhiều cơ chế thay
đổi hoạt tính điện nhịp của não ở những giai đoạn khác nhau của stress, cũng
như có sự thay đổi khác nhau của điện não đồ của từng cá nhân trong những điều
kiện gây stress. Tác giả I.A. Raykôvski (1979) cùng một loạt các tác giả khác đã
chỉ ra mối tương quan giữa các thông số sinh lý (điện não đồ, điện tâm đồ, phản
ứng điện da, hàm lượng catecholamine, corticosteroid trong máu và nước tiểu),
các thông số biểu thị quá trình tâm lý và các phản ứng cảm xúc. Trên cơ sở các
mối tương quan ấy người ta đưa ra các thông số biểu thị những đặc điểm và độ
sâu của trạng thái stress của con người. S.P. Kôrôlenkô (1978) cho rằng nghiên
cứu stress lâu dài cho thấy chủ yếu không phải là trình độ thích nghi sinh lý mà
là trình độ thích nghi tâm lý mới là thông số nhạy nhất, biểu thị trạng thái thể
chất và trạng thái tinh thần của con người. Chúng tôi cho rằng đây là nhận định
rất quan trọng nói lên vai trò của yếu tố tâm lý trong các tình huống xuất hiện
nhân tố gây stress.
Những công trình rộng lớn nghiên cứu các thông số sinh hóa của stress
được tiến hành trong phòng thực nghiệm của M. Phrankenhoide đã đi đến kết
luận rằng: Hiệu quả của các yếu tố tâm lý xã hội gây ra ở hệ thống giao cảm là

do sự đánh giá của con người về sự cân đối giữa một bên là độ gay gắt của tình
huống gây stress và bên kia là khả năng của từng người đối phó với các nhân tố
gây stress. Tác giả M. Ferreri Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý y học thuộc
bệnh viện Saint – Antoine, (Paris, Pháp), với tác phẩm “Stress từ bệnh học tâm
thần đến cách tiếp cận trong điều trị” đã khẳng định cơ chế sinh bệnh và biểu
hiện lâm sàng của các rối loạn do stress là rất đa dạng và phức tạp. Tác phẩm đã
trình bày một cách ngắn gọn và rõ ràng các phản ứng thích nghi bình thường,

12
phản ứng thích nghi bệnh lý, sự tham gia của nhân cách, môi trường và nghề
nghiệp vào phản ứng stress. Các phản ứng thần kinh thể dịch và các biểu hiện rối
loạn do stress [30].
Những nghiên cứu trên chứng tỏ rằng những biểu hiện tâm lý của stress
được phản ánh trong những thay đổi của các chức năng sinh lý là tất yếu, vì các
chức năng sinh lý là cơ sở của các chức năng tâm lý. Sự tồn tại của mối tương
quan đó cho phép sử dụng các thông số của sự thay đổi (có tính chất stress) của
các chức năng sinh lý làm thông số cho stress tâm lý. Đồng thời mối tương quan
này hoàn toàn không phải là trọn vẹn và không phải đối với tất cả mọi biểu hiện
tâm lý của stress đều có thể tìm thấy những thay đổi sinh lý liên quan đến chúng.
Nghiên cứu stress dưới góc độ Tâm lý học là phương hướng nghiên cứu
hiện đại. Nếu như trước đây những tài liệu khoa học đã công bố về stress phần
lớn thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học, thì trong những năm gần đây ngày càng
có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề tâm lý học của stress trong các công trình tâm
lý học kỹ thuật, tâm lý học lao động, vệ sinh lao động, tổ chức lao động, các vấn
đề xã hội và tâm lý xã hội. Tác giả L.A. Kitaepxmưx (1983) đã thống kê được có
trên 1000 tài liệu được công bố là các sách báo khoa học nghiên cứu stress trên
góc độ tâm lý học xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Đức từ năm 1976 – 1980.
Tâm lý học lao động và vấn đề stress đã được các nhà khoa học quan tâm
nghiên cứu, vì các quá trình công nghệ hiện đại thường tạo ra môi trường rất
khác môi trường sống mà quá trình tiến hóa sinh vật đã làm cho con người thích

nghi. Môi trường Sinh quyển đã trở thành môi trường Tâm – sinh quyển. Khó có
thể kể hết những nhân tố muôn hình muôn vẻ trong sản xuất đã nhanh chóng hay
từng chút một gây ra sự căng thẳng ở con người, như tiếng ồn, làm việc với bộ
phận vi xử lý, điều khiển các phương tiện vận tải tốc độ cao… Một nhiệm vụ
quan trọng của Tâm lý học là nghiên cứu và đề xuất những nguyên tắc thiết kế
các phương tiện sản xuất đề nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống “con

13
người – máy móc”. Đồng thời ngăn ngừa sự mệt mỏi, căng thẳng ở con người
đang tham gia hệ thống “con người – máy móc – môi trường”.
Ở Việt Nam, đến thập kỷ 60 đã có một số nhà nghiên cứu quan tâm đến
stress, nhưng chủ yếu là các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học.
Tác giả Tô Như Khuê đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này. Những nghiên
cứu của ông có thể chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: từ năm 1967 đến năm 1975, nghiên cứu của ông và
cộng sự là sự căng thẳng cảm xúc của các chiến sĩ thuộc các binh chủng đặc biệt
của Quân đội trong hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Những nghiên
cứu trên đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tuyển dụng,
huấn luyện, chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho bộ đội.
Giai đoạn thứ hai: từ sau năm 1975 đến nay, các tác giả đã có nhiều công
trình tiếp theo nghiên cứu về stress và các biện pháp phòng chống stress, đã
được công bố trong các đề tài cấp nhà nước như 480 702 – 03 (1983 – 1986), đề
tài KX 07 06, KX.07 15, KX.07 07 (1991 – 1995).
Các tác giả Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm, với tác phẩm
“Stress trong thời đại văn minh” đã cảnh báo với tất cả mọi người đang sống
trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả ghê gớm của nó. Từ đó mỗi
người đều biết điều chỉnh lối sống của mình để có thể đương đầu với stress, một
hiện tượng phổ biến của xã hội văn minh. Các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Đặng
Phương Kiệt quan tâm đặc sắc đến stress ở trẻ em. Nhiều công trình nghiên cứu
của hai ông được tập hợp trong tập bài giảng tại trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ

em (N – T) và sau này được công bố trong tác phẩm “Stress và đời sống” [11].
Riêng tác giả Đặng Phương Kiệt còn có tác phẩm “Stress và sức khỏe” [12],
“Stress và miễn dịch”… Tháng 11 năm 1997, Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh
viện Bạch Mai đã tổ chức thành công hội nghị kkhoa học về “Những rối loạn có
liên quan đến stress ở trẻ em và thanh thiếu niên”. Hội nghị đã thu hút sự tham

14
gia của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như Ngô Công Hoàn
với bài “Tâm lý học stress – một vài đặc trưng tâm lý trong trạng thái stress ở trẻ
em, thiếu niên”, Mạc Văn Trang với bài “Về sự căng thẳng của sinh viên trong
học tập, đời sống và giải pháp cải thiện tình hình”. Năm 1998 trong tác phẩm :
“Stress trong đời sống của người và động vật”, các tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê
Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc đã trình bày quan niệm stress chủ yếu dưới góc
độ sinh học và coi nó là một nguyên nhân cơ bản gây nên nhiều bệnh tật ở người
và động vật. Nhưng ở đây các tác giả mới nghiên cứu chủ yếu các biểu hiện,
cách ngăn ngừa stress và điều trị các bệnh có nguyên nhân stress trên vật nuôi.
Tác giả Nguyễn Duy Dung với “Bão tố stress cuộc đời: Thách thức, tôi luyện
tinh thần” đã nêu lên ảnh hưởng mạnh mẽ của stress đối với cuộc sống con
người và cách phòng ngừa [9].
Nhìn chung vấn đề stress đang được các nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Họ đã chỉ ra bản chất của stress dưới góc độ sinh
học, nguyên nhân và ảnh hưởng của stress đối với hoạt động sức khỏe của con
người, cùng với những biện pháp cơ bản ngăn ngừa hoặc đương đầu với stress.
Thời gian gần đây trên một số tạp chí y học, sinh lý học, tâm lý học … chúng ta
có thể bắt gặp rất nhiều những bài viết của các tác giả trong nước hoặc dịch từ
sách báo nước ngoài đề cập đến chủ đề stress. Tuy nhiên vấn đề nghiên cứu về
stress ở những bệnh nhân ung thư máu vẫn còn là khoảng trống, cần được
nghiên cứu đầy đủ hơn.
Ngày 17-18/8/2000, tại Hội thảo Việt - Pháp về tâm lý học: “Trẻ em,
văn hóa, giáo dục”, một số tác giả như: Nguyễn Công Khanh, Lã Thị Bưởi

và cộng sự … đó có những báo cáo về stress ở tuổi thanh thiếu niên.
Một số công trình nghiên cứu ở cấp độ cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ cũng đã
được thực hiện và nghiệm thu. “Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý” (2001)
của tác giả Nguyễn Thành Khải là công trình đầu tiên nghiên cứu stress ở tuổi

15
trung niên, với nhóm khách thể đặc thù của tuổi này. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu, tác giả chưa chú ý đến những yếu tố tâm lý, gia đình của lứa tuổi [10].
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu khác về stress như: Luận
văn thạc sỹ tâm lý học của Phạm Thị Thanh Hương với đề tài: “Stress trong
học tập của sinh viên” (2003), Đề tài nghiên cứu: “Căng thẳng và bệnh tim”
(2006) của Phạm Mạnh Hùng - Trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn thạc sỹ
tâm lý của tác giả Phạm Thị Hồng Định: “Nghiên cứu stress ở những trẻ em
vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567” (2007).
Nhìn chung, vấn đề stress tại Việt Nam dưới góc độ tâm lý học đã và
đang được chú ý nghiên cứu góp phần đem lại những cơ sở lý thuyết và kết
quả thực tiễn giúp nâng cao đời sống nhân dân trong bối cảnh hiện đại hoá và
công nghiệp hoá của đất nước.
Hiện nay, ngoài những nghiên cứu chính thức, tại Việt Nam đó có vài chục
tác phẩm, nhiều bài viết hoặc dịch đăng trên các tạp chí, các website… giúp cho
mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu về stress và cách phòng chống stress.
1.1.2. Các nghiên cứu về stress ở bệnh nhân ung thư
Trong giáo trình “Tâm thần học và tâm lý học y học” của Học viện
Quân y có đề cập đến mối quan hệ giữa stress và bệnh ung thư [6]: Ung thư là
bệnh khởi phát mang tính chất kéo dài. Người ta vẫn chưa xác định được rõ
vai trò của hệ miễn dịch trong việc kiểm soát sự đột biến trong quá trình khối
u chuyển từ lành tính sang ác tính và sau đó sang di căn. Nhìn chung mới chỉ
có cứ liệu cho thấy stress liên quan đến tiến triển của ung thư và có khả năng
liên quan đến cả cuộc sống cũng như yếu tố nhạy cảm chung, nguy cơ và chất
lượng cuộc sống.

Khoá luận tốt nghiệp của Phạm Thị Oanh: “Người bệnh ung thư đi tìm ý
nghĩa cuộc sống” đã được xuất bản thành sách (NXB Trẻ, 1998) [18] nghiên cứu

16
một cách sâu sắc những giai đoạn tâm lý mà người bệnh gặp phải khi đương đầu
với cú sốc tinh thần lớn – bệnh ung thư, gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn phát hiện: Phủ nhận và suy sụp
- Giai đoạn phẫu trị: Chấp nhận và sợ hãi
- Giai đoạn hoá trị: Suy sụp và hy vọng
- Giai đoạn cuối đời: Cô lập và bình an
Ở mỗi giai đoạn, người bệnh có đặc điểm tâm lý riêng rất đặc trưng.
Phản ứng stress cũng được biểu hiện khá rõ nét ở giai đoạn phát hiện và giai
đoạn phẫu trị. Đây không chỉ là công trình nghiên cứu khoa học của một sinh
viên mà còn là sự chắt lọc, theo dõi, tổng hợp những thông tin về diễn biến
tâm lý của bệnh nhân ung thư. Công trình được viết bằng chính những trải
nghiệm thực tế bản thân và sự tiếp xúc lâu dài giữa chị với những bệnh nhân
khác tại Trung tâm Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Chị đã phát hiện ra
chân lý sâu sắc rằng: “Tình yêu là ý nghĩa cao đẹp nhất giúp người bệnh ung
thư có được sự bình an để hoàn thành trách nhiệm làm người”.
Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh: “Biểu tượng của trẻ mắc bệnh ung
thư về bệnh của mình” đã chỉ rằng: trong quá trình từ khi phát hiện ra bệnh,
trẻ bị ung thư trải qua rất nhiều những trạng thái xúc cảm – tình cảm khác
nhau: chán nản, bi quan, tuyệt vọng… nhưng các em đều vượt qua và đặt
niềm tin rất lớn vào các bác sĩ. Và sự tự đánh giá mức độ bệnh (nặng – nhẹ,
cấp tính – mãn tính) của trẻ phụ thuộc một cách rõ rệt vào sự trải nghiệm các
cảm xúc, thái độ của cha mẹ và những người xung quanh. Có thể thấy cảm
xúc đóng một vai trò rất lớn trong biểu tượng của trẻ về bệnh của mình [15].
Khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Đoan Trang: “Bước đầu nghiên
cứu rối nhiễu cảm xúc (lo âu – trầm cảm) ở trẻ bị bệnh ung thư tại khoa Ung
bướu Bệnh viện Nhi Trung ương” cho thấy rằng: trẻ em bị bệnh ung thư có

biểu hiện của lo âu – trầm cảm (rối nhiễu cảm xúc). Đặc biệt, biểu hiện này

17
thể hiện rõ ràng ở những trẻ lớn tuổi (11 – 18 tuổi) với tỷ lệ trầm cảm là
100% [18]. Như vậy có thể thấy trẻ bị ung thư có biểu hiện của rối nhiễu
cảm xúc – điều này sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hiệu quả của quá trình điều trị
bệnh cho trẻ.
Nghiên cứu của Triệu Thị Biển và cộng sự năm 2009 [1] về thái độ lạc
quan của bệnh nhân UTM trong quá trình điều trị cho thấy, mặc dù có những
biểu hiện của sự lo âu, căng thẳng nhưng có đến 78% bệnh nhân UTM có thái độ
lạc quan, luôn cảm thấy vui vẻ trong suốt quá trình chữa trị bệnh.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai trong Luận án Tiến sĩ Y học “Nghiên
cứu rối loạn trầm cảm, lo âu ở trẻ bị ung thư và phương thức ứng phó của cha
mẹ” đã cho thấy một bức tranh khá tổng quát về những rối loạn cảm xúc ở
bệnh nhân ung thư trẻ em.
Ở thời điểm mới chẩn đoán và điều trị, rối loạn trầm cảm và lo âu gặp tỷ
lệ khá cao (40,6% rối loạn trầm cảm, 48,5% rối loạn lo âu). Nhóm tuổi vị thành
niên mắc trầm cảm nhiều hơn rõ rệt so với nhóm trẻ 4-9 tuổi (79,4% so với
20,9%) nhưng mắc lo âu ít hơn (35,3% so với 55,2%). Tỷ lệ trầm cảm và lo âu
duy trì cao trong 3 tháng đầu sau chẩn đoán và giảm dần ở các thời điểm về sau
(8% rối loạn trầm cảm, 2,3% rối loạn lo âu tại 12 tháng sau chẩn đoán).
Mức độ trầm cảm, lo âu đánh giá qua các thang tâm lý đều trầm trọng ở
thời điểm mới chẩn đoán và điều trị, nhưng giảm dần theo thời gian sau chẩn
đoán. Có sự tương quan chặt chẽ giữa mức độ trầm cảm, lo âu và mức độ ảnh
hưởng tâm lý của triệu chứng liên quan bệnh và điều trị ung thư ( r > 0,5)
Đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm, lo âu: Biểu hiện không điển
hình, các triệu chứng phổ biến là chán ăn (89,1%), giảm thích thú (88,1%),
thu mình (85,1%), ngủ ít (81,2%), khí sắc lo lắng (70,3%), khí sắc trầm buồn
(67,3%) và rối loạn thần kinh thực vật (68,3%). Rất hiếm gặp triệu chứng ý
tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, ý tưởng bị tội. Không có triệu chứng


18
loạn thần. Có sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm tuổi vị thành niên và nhóm tuổi 4
– 9 về triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng lâm sàng trầm cảm, lo âu giảm
đi rõ rệt theo thời gian kéo dài sau chẩn đoán [14].
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm ung thư
Khái niệm ung thư: Ung thư là bệnh lí ác tính của tế bào, khi bị kích
thích của tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ
chức, không tuân theo cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [22].
Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u. Khác với các khối u lành
tính chỉ phát triển tại chỗ, thường rất chậm, có vỏ bọc xung quanh, các khối u
ác tính (ung thư) xâm lấn vào các tổ chức lành trong cơ thể giống như rễ cây
lan trong đất. Các tế bào của khối u ác tính có khả năng di căn tới các hạch
bạch huyết hoặc ở các tạng xa hình thành các khối u mới và cuối cùng dẫn
người bệnh tới tử vong.
Đa số bệnh ung thư có biểu hiện mãn tính, có quá trình phát sinh và phát
triển lâu dài, có khi hàng chục năm không có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy
dưới dạng các khối u. Khi đó, khối u sẽ phát triển nhanh và mới có triệu chứng
của bệnh. Triệu chứng đau thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối.
1.2.2. Khái niệm ung thư máu
Khái niệm ung thư máu: bệnh ung thư máu có tên khoa học là Lơ xê
mi, còn gọi là ung thư bạch cầu hay gọi ngắn gọn là ung thư máu, thuộc loại
ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người
bệnh tăng đột biến. Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định nhưng có thể
là do các tác động của môi trường như ô nhiễm hóa học hay nhiễm chất phóng
xạ hoặc cũng có thể là do di truyền. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhiệm
nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá “hung dữ”, đặc biệt khi loại tế
bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng bị thiếu “thức ăn” và


19
có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người
bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết [22].
Các triệu chứng của bệnh ung thư máu:
Khi dạng bạch cầu ung thư phát triển nhanh trong tủy làm đau nhức
đồng thời chiếm chỗ và làm giảm sự phát triển những tế bào máu bình
thường khác.
Bệnh nhân có thể có những triệu chứng như sau:
- Do sức công phá trong tủy: sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp
- Do thiếu hồng cầu: mệt mỏi, yếu sức, da đổi thành màu trắng nhạt
- Do bạch cầu không bình thường: hay nhiễm trùng
- Do giảm khả năng làm đông máu: chảy máu chân răng, dễ bầm
- Biếng ăn, sút cân
- Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm
Phân loại bệnh ung thư máu:
- Ung thư máu cấp tính bạch cầu nguyên bào tủy (Acute
myelogenous leukemia): Là dạng ung thứ máu thường gặp nhất, có thể ở
trẻ em và người lớn.
- Ung thư máu cấp tính nguyên bào lympho (Acute Lymphocytic
Leukemia). Đây là dạng ung thư máu thường gặp nhất ở trẻ em (60-70%
ung thư máu ở trẻ em).
- Ung thư máu mãn tính nguyên bào tủy (Chronic myelogenous
leukemia) thường ở người lớn. Đặc tính của loại này có bất thường của nhiễm
thể gọi là Philadelphia chromosome).
- Ung thư máu mãn tính nguyên bào lympho (chronic lymphocytic
leukemia) thường ở người lớn, rất hiếm ở trẻ em. Thường không gây triệu
chứng trong nhiều năm (có thể bị bệnh từ rất lâu nhưng không có triệu chứng
của bệnh nên không thể phát hiện ra bệnh).

20

Hiện nay có các phương pháp điều trị bệnh ung thư máu:
Hóa trị liệu (Chemotherapy)
Là liệu pháp hay được sử dụng nhất, càng ngày càng khẳng định được
vai trò chủ yếu của nó.
Tuy nhiên có một số mâu thuẫn gặp phải trong phương pháp điều trị
này: bệnh thì rất nặng mà thể trạng lại kém và điều kiện hồi sức huyết học,
điều kiện vô trùng ở các cơ sở còn thiếu, do đó nếu điều trị đủ thuốc, đủ liều,
đúng liệu trình thì bệnh nhân khó có thể chịu nổi. Mà điều trị không đủ,
không tập trung cường độ liều thường không đạt được hiệu quả như mong
muốn. Hiện tượng kháng thuốc nhanh chóng xảy ra và kết quả đưa lại
thường rất kém.
Xạ trị liệu
Phương pháp này được dùng sớm hơn cả (từ đầu thế kỷ 19), do sự tiến
bộ của các liệu pháp khác, đặc biệt là hóa trị liệu nên phạm vi ứng dụng của
xạ trị liệu càng ngày càng bị thu hẹp.
Xạ trị liệu ít khi được sử dụng một mình mà thường phối hợp với các
phương pháp khác đặc biệt là hóa trị liệu.
Ghép tủy xương – Ghép tế bào gốc (Stem Cell Transplant)
Hiện tại phương pháp điều trị bệnh ung thư máu vẫn là thay tủy xương
của người bệnh với một người hiến có tủy xương phù hợp (thích hợp nhất là
người có chung huyết thống với người bệnh) để thay thế phần tủy xương đã bị
hỏng và kích thích sinh ra hồng cầu cũng như kìm hãm sự gia tăng đột biến
của bạch cầu.
Cũng có thể ghép tủy dị gen (người cho và người nhận chỉ phù hợp một
phần hệ HLA). Hiện nay thuật ngữ “ghép tủy xương” đang dần được thay thế
bằng “ghép tế bào gốc”.

21
Miễn dịch liệu pháp (Immunotherapy)
Phương pháp này sử dụng kháng thể chống dị loại để tiêu diệt các tế

bào khối u.
Liệu pháp miễn dịch phóng xạ: sử dụng các kháng thể chống lại kháng
nguyên khối u có gắn chất phóng xạ tiêm vào cơ thể bệnh nhân. Cũng có thể sử
dụng liệu pháp miễn dịch nhưng chất gắn lên kháng thể là một độc tố phóng xạ.
Nhìn chung các biện pháp miễn dịch như trên chưa được phổ biến rộng
rãi, mới chỉ thực hiện được thử nghiệm tại các trung tâm điều trị lớn, có đầy
đủ điều kiện.
Ngoài ra, còn có thể điều trị bằng các biện pháp khác như: điều trị bằng
ngoại khoa (cắt lách, cắt hạch, nạo tủy), loại bỏ các thành phần máu, dùng các
chất cảm ứng biệt hóa.
Tuy nhiên, dù có điều trị bằng phương pháp nào di chăng nữa thì khả
năng thành công cũng rất thấp, chỉ khoảng 10% và cho dù có thành công
thì khả năng bệnh tái phát cũng rất lớn (khoảng từ 3 đến 5 năm). Đối với
bệnh nhân là trẻ em thì có triển vọng khỏi bệnh cao hơn. Hiện nay trên
60% trẻ bị bệnh bạch cầu được cứu sống ở các nước tiên tiến và trên 90%
trẻ sống thêm được từ 3 – 5 năm.
1.2.3. Khái niệm Stress
1.2.3.1. Khái niệm
Stress trong tiếng Anh có nghĩa là nhấn mạnh. Thuật ngữ được dùng
trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật nén mà vật liệu phải chịu, sau đó được
W.B Cannon sử dụng trong sinh lý học năm 1914. Khái niệm stress lần đầu
tiên được nhà sinh lý học Canada Hans Selye sử dụng để mô tả hội chứng của
quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật. Trong các công trình sau này, Hans
Selye có cách giải thích khác nhau về stress, nhưng phổ biến hơn cả là định
nghĩa: Stress là một trạng thái được thể hiện trong một hội chứng bao gồm tất

22
cả các biến đổi không đặc hiệu trong một hệ thống sinh học. Ở các công trình
khoa học cuối đời, Hans Selye nhấn mạnh rằng: Stress có tính chất tổng hợp,
chứ không phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý. Stress thể hiện phản

ứng sống, là phản ứng không đặc hiệu của cơ thể với bất kỳ tác động nào.
Năm 1975, H. Selye quan niệm rộng hơn về stress: stress là nhịp sống luôn
luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào của sự tồn tại của chúng ta và một tác
động bất kỳ tới một cơ quan nào đó đều gây stress. Stress không phải lúc nào
cũng là kết quả của sự tồn thương, ngược lại, có hai loại stress khác nhau, đối
lập nhau: stress bình thường khỏe mạnh là “eustress”, stress có hại là
“dystress”. H. Selye một lần nữa đã cảnh báo rằng, “không cần tránh stress, tự
do hoàn toàn khỏi stress tức là chết”. Như vậy, H. Selye đã khẳng định stress
là phản ứng thích nghi không đặc hiệu của cơ thể đối với mọi tác động của
môi trường, do đó nó là phản ứng không thể thiếu được của động vật nói
chung và của con người nói riêng. Nhưng nếu phản ứng quá mạnh là distress
– có hại cho cơ thể. Như vậy ông đã nêu lên bản chất sinh học của stress [10].
Vào thập niên 80, L.A. Kitaepxmưx đã nêu các quan điểm khác nhau
về stress:
- Stress là những tác động mạnh ảnh hưởng không tốt và tiêu cực đến
cơ thể, quan điểm này tồn tại một thời gian dài, nhưng nó lại trùng với khái
niệm về tác nhân gây stress.
- Stress là những phản ứng mạnh không tốt của cơ thể về sinh lý hoặc tâm
lý đối với tác động của tác nhân gây stress, cách hiểu này ngày nay khá phổ biến.
- Stress là những phản ứng mạnh đủ loại, không tốt hoặc tốt đối với cơ thể.
Hai cách hiểu này đều khẳng định stress là những phản ứng mạnh của
cơ thể trước các tác động khác nhau của môi trường. Nhưng trong thực tế
không phải phản ứng mạnh nào của cơ thể cũng đều là stress và không phải
chỉ có phản ứng mạnh mới là biểu hiện stress.

23
- Stress là những nét không đặc hiệu của những phản ứng sinh lý và
tâm lý của cơ thể, trong trường hợp có những tác động mạnh, quá mức đối với
nó, gây ra những biểu hiện mạnh mẽ của tính tích cực thích nghi.
Quan niệm này cho rằng stress là những nét phản ứng sinh lý và tâm lý

không đặc hiệu của cơ thể, nhưng chỉ khi có tác động mạnh quá mức đối với
nó. Trong thực tế những tác động tuy không mạnh nhưng lại đơn điệu và kéo
dài hoặc lặp lại nhiều lần cũng gây nên stress.
- Stress là những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và
tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể.
Theo ông, cách hiểu cuối cùng đúng nhất, vì những nét không đặc hiệu
của quá trình thích nghi thể hiện cả trong khi có những tác động tiêu cực và cả
khi có những tác động tích cực đến cơ thể. Tính không đặc hiệu của các quá
trình thích nghi tâm lý và sinh lý là thể hiện khi gặp các tác động khác nhau về
cường độ, sự kéo dài, và tầm quan trọng của các tác động đó đối với chủ thể. Như
vậy, stress là những biều hiện sinh lý và tâm lý không đặc hiệu của tính tích cực
thích nghi khi có những tác động mạnh, quá mức đối với cơ thể, trong trường hợp
này là cách hiểu stress theo nghĩa hẹp. Stress là những biểu hiện không đặc hiệu
cuả tính tích cực thích nghi về sinh lý và tâm lý khi có tác động của mọi nhân tố
quan trọng đối với cơ thể là cách hiểu stress theo nghĩa rộng. Như vậy L.A.
Kitaepxmưx cũng mới chỉ nêu được bản chất sinh học của stress.
Từ điển Tâm lý học (tiếng Nga) của V.P. Dintrenko và B.G.
Mesiriakova, NXB Giáo dục, 1996 đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh
về stress: “Stress – trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong
quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống
thường ngày, cũng như những điều kiện đặc biệt”. Đây là định nghĩa chỉ rõ
bản chất của stress dưới góc độ tâm lý học, đó là sự căng thẳng về tâm lý và

24
nguyên nhân gây ra stress là những điều kiện phức tạp và khó khăn trong cuộc
sống thường ngày, cũng như trong điều kiện đặc biệt.
Các nhà khoa học Việt Nam cũng có ý kiến riêng về đề tài stress. Tô
Như Khuê đã cho rằng: “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc
hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện
trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai

trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ
quan về tác nhân đó”. Định nghĩa này đã nêu được vai trò của yếu tố nhận
thức và thái độ của con người trong stress. Các nhà tâm lý học khác của Việt
Nam là Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng:
“Stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng
hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất
và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh
chóng và trọng yếu”. Đây là định nghĩa khá rõ vì đã nêu được thành phần
quan trọng cuả stress đó là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ bản gây stress
ở con người.
Với tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh
Phúc, “khái niệm stress vừa để chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng
của cơ thể trước các tác nhân đó”. Ở đây, stress mới chỉ được hiểu như là
phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể, những biểu hiện tâm lý của stress còn
chưa được đề cập tới và “những tác nhân công kích” mà ngày nay được hiểu
là những yếu tố gây nên stress.
Các tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc cho
rằng: “Stress là một trạng thái thể hiện của cơ thể với những triệu chứng đặc
thù, bao gồm tất cả những biến đổi không đặc hiệu xảy ra trong phạm vi một
hệ thống sinh học”. Đây là định nghĩa stress dưới góc độ sinh học.

25
Sơ đồ 1.1. Phản ứng của stress (theo M. Ferreri) [30]













Tóm lại: Từ những quan niệm khác nhau về stress nêu trên, dưới góc
độ tâm lý học, chúng tôi đưa ra quan điểm về stress như sau: “Stress là một
quá trình trong đó những đòi hỏi từ phía môi trường vượt quá khả năng thích
ứng của cơ thể, gây ra những thay đổi về tâm lý và sinh lý, đưa cá nhân đến
nguy cơ bị bệnh”. Các đòi hỏi từ phía môi trường ở đây bao gồm tất cả các
tình huống, các sự việc diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của con người
(thiên tai, thảm họa, sức ép công việc, học tập, áp lực cuộc sống hàng ngày, bị
bệnh…). Các yếu tố này có thể tác động một cách nhanh chóng, mạnh mẽ
nhưng cũng có thể tác động đều đều và kéo dài làm vượt quá ngưỡng chịu
đựng của con người. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ
nghiên cứu stress ở khía cạnh là phản ứng tâm lý của con người.
1.2.3.2. Biểu hiện
Có hai mặt biểu hiện của stress: biểu hiện về tâm lý và biểu hiện về
sinh lý (Ở đề tài này chúng tôi chỉ quan tâm đến những biểu hiện về tâm lý).
CHỦ THỂ
(Đáp ứng)
Thích nghi
Thích nghi
Không thích nghi
Không thích nghi
STRESS CẤP
STRESS KÉO DÀI
Không mong đợi
LẶP LẠI
Trung bình

TÌNH HUỐNG STRESS
KÉO DÀI
Không lường trước
XẢY RA MỘT LẦN
Mãnh liệt
CẤP

×