Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Stress trong công việc của giáo viên mầm non hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





LÊ THỊ HƯƠNG




STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
HIỆN NAY



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC






















Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN















LÊ THỊ HƯƠNG




STRESS TRONG CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON
HIỆN NAY


Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 80


LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Công Hoàn









Hà Nội - 2013


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài. 6

2 Mục đích nghiên cứu: 7
3.Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 7
5. Phạm vi nghiên cứu 8
6 Giả thuyết khoa học 8
7 Phƣơng pháp nghiên cứu 8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ STRESS TRONG
CÔNG VIỆC 10
1 Vài nét về tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề stress 10
1.1 Những nghiên cứu stress ở nƣớc ngoài 10
1.1.1 Những nghiên cứu stress ở phƣơng Đông 10
1.1.2 Những nghiên cứu stress ở phƣơng Tây 12
1.1 Những nghiên cứu stress trong nƣớc 18
2 Các khái niệm cơ bản 22
2.1 Khái niệm stress 22
2.1.1 Định nghĩa stress 22
2.1.2 Phân loại stress 25
2.1.3 Nguyên nhân gây ra stress 30
2.1.4 Những biểu hiện của stress 31
2.1.5 Ảnh hƣởng của stress 31
2.1.6 Ứng phó với stress 33
2.2 Stress ở giáo viên mầm non 36
2.2.1 Nghề giáo viên mầm non 36
2.2.2 Đặc thù hoạt động sƣ phạm của giáo viên mầm non 37

2
2.2.3 Những khó khăn trong công tác giảng dạy của giáo viên mầm non 39
2.2.4 Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non 40
2.2.5 Stress trong công việc của giáo viên mầm non. 41
Kết luận chƣơng 1 46

Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1 Một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu 47
2.1.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu 47
2.1.2 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu: 48
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 49
2.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu 49
2.2.2 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi 49
2.2.3 Phƣơng pháp trắc nghiệm: 51
2.2.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu 52
2.2.5 Phƣơng pháp quan sát. 52
2.2.6 Phƣơng pháp thống kê toán học (sử dụng phần mềm xử lý số liệu
SPSS 18.0). 53
2.3 Tiến trình thực hiện 53
Kết luận chƣơng 2 54
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 55
3.1 Thực trạng stress trong công việc của giáo viên mầm non 55
3.1.1 Thực trạng nhận thức của GV về vấn đề stress và những biểu
hiện stress thể hiện qua nhận thức. 55
3.1.2.Những biểu hiện stress ở GVMN thể hiện qua cảm xúc. 61
3.1.3 Những biểu hiện stress ở GVMN thể hiện qua hành vi. 67
3.2 Thực trạng nguyên nhân gây ra stress trong CV của GVMN. 71
3.2.1 Kết quả khảo sát mức độ Stress ở GVMN qua trắc nghiệm của
Spiellberger. 81

3
3.3 Thực trạng sử dụng các biện pháp ứng phó với stress của
GVMN. 82
3.3.1 Thực trạng sử dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm stress
ở GVMN. 82
Kết luận chƣơng 3 91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 98

4
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN



GV Giáo viên
MN Mầm non
CV Công việc
CVGVMN Công việc giáo viên mầm non
GVMN Giáo viên mầm non
NN Nghề nghiệp
GD Giáo dục
ĐH Đại học
CĐ Cao đẳng
TC Trung cấp
ĐTB Điểm trung bình
LA Lo âu














5
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2. 1: Đặc điểm của giáo viên MN 47
Bảng 3.1: Nhận thức về những thuận lợi trong việc chọn nghề GVMN 56
Bảng 3.2: Nhận thức về khó khăn trong CV của GVMN. 58
Bảng 3.3: Thời gian làm việc trong ngày của GVMN. 58
Bảng 3.4: Những biểu hiện stress ở GVMN qua cảm xúc. 62
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa giáo viên và trẻ trong một lớp 64
Bảng 3.6: Những triệu chứng thƣờng gặp ở GVMN khi căng thẳng 67
Bảng 3.7 : Những yếu tố ảnh hƣởng đến stress trong CV của GVMN. 71
Bảng 3.8 : Nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến stress trong CV của GVMN. 73
Bảng 3.9. Nguyên nhân chủ quan gây nên stress trong CVGVMN. 77
Bảng 3.10. Mong muốn thay đổi CV của GVMN. 79
Bảng 3.11. Đánh giá mức độ lo âu bằng trắc nghiệm của Spiellberger 81
Bảng 3.12: Thực trạng sử dụng các biện pháp ứng phó với stress ở GVMN. 83
Bảng 3.13 Những mong muốn của GVMN để giảm căng thẳng trong CV. 85
Bảng 3.14. Những biện pháp ứng phó stress có hiệu quả ở GVMN. 87

Biểu đồ 3.1: Mức độ biểu hiện xúc cảm của GVMN trong công việc 63
Biểu đồ 3.2: Mong muốn thay đổi CV của GVMN. 79




6

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, suy
thoái kinh tế toàn cầu đã đẩy nhiều ngƣời vào tình trạng stress. Stress nghề
nghiệp (NN) đƣợc biết đến nhƣ những phản ứng sinh lý và cảm xúc âm
tính xuất hiện khi những yêu cầu của công việc không phù hợp với khả
năng về thể lực và tâm thần của ngƣời lao động. Stress trong nghề nghiệp
đƣợc xem nhƣ thách thức mang tính toàn cầu đối với sức khỏe ngƣời lao
động.
Thống kê của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho biết: khoảng 20%
dân số thế giới bị căng thẳng quá mức trong công việc. Còn tại Việt Nam,
theo nghiên cứu, tỷ lệ bình quân ngƣời bị stress trên cả nƣớc là hơn 52%!
Đặc biệt tại các khu công nghiệp, 71% công nhân có biểu hiện stress.
Tuy nhiên những nghiên cứu về stress ở Việt Nam chƣa đƣợc chú
trọng nhất là những nghiên cứu về stress ở đội ngũ giáo viên trong đó giáo
viên mầm non (GVMN) là đối tƣợng dễ bị stress nhất. Đây là bậc giáo dục
(GD) vô cùng quan trọng “Mẫu giáo tốt bắt đầu một nền giáo dục tốt”, bên
cạnh đó đây cũng là bậc học có nhiều tham vọng (giúp trẻ phát triển toàn
diện) có nhiều đòi hỏi (chƣơng trình phải dạy đúng, dạy đủ, nhà trƣờng
phải đảm bảo an toàn vệ sinh, có đồ dùng dạy học, giáo viên đảm bảo tính
mạng cho trẻ ). Có nhiều yêu cầu (phải lo cho trẻ từ ăn uống, học hành).
Chính vì vậy giáo viên mầm non là nghề có nhiều áp lực nhất.
Một vấn đề nữa cũng phải nói là giáo dục mầm non hiện nay chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức, nếu không nói là ít đƣợc quan tâm, mặc dù đã
đƣợc đƣa vào hệ thống giáo dục quốc dân. Lƣơng hoặc phụ cấp của giáo
viên mầm non có thể nói là thấp nhất trong toàn bộ bảng lƣơng, phụ cấp
của lao động nƣớc ta.

7
Với số lƣơng ít ỏi nhƣ vậy lại trông nom và chăm sóc số lƣợng các

cháu quá đông, mỗi cô phụ trách trung bình từ 20 đến 25 cháu trong một
lớp. Thời gian làm việc của các cô hầu nhƣ từ 9 đến 10 tiếng một ngày,
trung bình 45 tiếng/tuần. Nhiều lúc sức khỏe không tốt cũng dễ làm cho
giáo viên bị áp lực và đôi khi giáo viên có những hành vi thô bạo với trẻ để
giảm stress. Từ đó dẫn đến những vụ giáo viên bạo hành với trẻ thậm chí
ảnh hƣởng đến tính mạng của trẻ liên tục xảy ra trong thời gian gần đây.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Stress trong công việc
của giáo viên mầm non hiện nay”. Nhằm tìm hiểu thực trạng stress của giáo
viên mầm non về mặt lý luận và thực tiễn, cũng nhƣ nhu cầu của giáo viên
mầm non về sự hỗ trợ từ xã hội trong việc giải tỏa stress. Qua đó thu hút sự
quan tâm của các ban ngành, tổ chức xã hội đến vấn đề stress của giáo viên
nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đời sống, tâm lý cho đội ngũ giáo viên
mầm non. Giúp họ làm việc và chăm sóc “Những mầm non tƣơng lai của đất
nƣớc” ngày càng tốt hơn.
2 Mục đích nghiên cứu:
Chỉ ra biểu hiện của stress ở GV về nhận thức, thái độ, hành vi, nguyên
nhân dẫn đến stress trong công việc của GVMN trên địa bàn quận Cầu
Giấy và đƣa ra một số biện pháp ứng phó với stress trong CV của GVMN
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Xây dựng cơ sở lý luận về stress và stress trong công việc của giáo viên
mầm non.
2. Tìm hiểu mức độ stress của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy.
3. Tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng stress của giáo viên
mầm non hiện nay.
4. Đề xuất kiến nghị nhằm đƣa ra những biện pháp giúp giáo viên giảm
thiểu tối đa sự ảnh hƣởng của stress tới công việc.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu

8
4.1 Đối tƣợng: Đề tài tiến hành điều tra khảo sát thực trạng stress ở giáo

viên mầm non.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Là 120 giáo viên mầm non trên 3 trƣờng thuộc
địa bàn quận Cầu Giấy. (Trƣờng MN Hoa Hồng, MN Hoa Mai, MN Tuổi
Hoa)
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là làm rõ những biểu hiện tâm lý của
stress, thực trạng và một số nguyên nhân gây ra stress trong công việc của
giáo viên mầm non quận Cầu Giấy.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu giáo viên
của ba trƣờng mầm non trên địa bàn quận Cầu Giấy-Hà Nội.
6 Giả thuyết khoa học
- Phần lớn giáo viên mầm non làm việc tại quận Cầu Giấy - HN chƣa
có hiểu biết đầy đủ về stress và họ bị stress biểu hiện ở mức độ khác nhau.
Tập trung ở mức độ, thỉnh thoảng bị stress. Do nhiều nguyên nhân gây ra
stress nhƣ thời gian làm việc, tiền lƣơng ít ỏi, áp lực từ phụ huynh về việc
chăm sóc trẻ, sơ ý để trẻ gây ra tai nạn …Chính vì thế stress tác động tiêu
cực đến hiệu quả làm việc và đời sống của giáo viên. Mặc dù giáo viên
mầm non đã có một số cách cụ thể để ứng phó với stress nhƣng họ vẫn có
nhu cầu rất lớn về sự hỗ trợ từ xã hội giúp họ ngăn ngừa và ứng phó với
stress.
7 Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phân tích, khái quát hóa một số tài liệu có liên quan đến vấn đề stress
Phân tích, khái quát hóa một số đặc điểm công việc, đặc điểm tâm lý
của giáo viên mầm non quận Cầu Giấy

9
Một số vấn đề lí luận về stress trong công việc của giáo viên mầm
non
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phƣơng pháp đàm thoại
7.2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
7.2.3 Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.4 Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
7.2.5 Phƣơng pháp quan sát
7.2.6 Phƣơng pháp trắc nghiệm
7.2.7 Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 18.0


















10
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS VÀ STRESS TRONG CÔNG VIỆC
1 Vài nét về tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề stress
Stress đã xuất hiện và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển

của con ngƣời. Trong khi nhiều ngƣời cho rằng stress tác động xấu đến đời
sống, tâm lý dẫn đến nhiều bệnh tật làm suy nhƣợc cả thể chất lẫn tinh
thần, thì không ít ngƣời lại cho rằng stress tạo ra những động lực để cá
nhân có đƣợc nguồn năng lƣợng vƣợt qua những khó khăn, thử thách.
Chính vì thế stress từ lâu đã đƣợc con ngƣời đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu
trên nhiều phƣơng diện và khía cạnh khác nhau.
1.1 Những nghiên cứu stress ở nƣớc ngoài
1.1.1 Những nghiên cứu stress ở phƣơng Đông
Từ trên 4000 năm trƣớc, y học phƣơng Đông đã biết đƣợc những tác
động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khoẻ con ngƣời. Nội
kinh ghi “trăm bệnh đều do nơi khí sinh ra”. Chẳng hạn, giận quá có thể
làm khí thăng lên, buồn quá có thể làm khí tiêu đi, suy nghĩ quá có thể làm
khí kết lại. Những cảm xúc thái quá sẽ làm rối loạn khí hoá những tạng phủ
có liên quan và qua mối quan hệ sinh khắc có thể làm mất cân bằng của
toàn hệ thống và gây bệnh [1,tr.20 ]. Ngay từ thời đó đã chỉ ra 3 nguyên
nhân dẫn đến bệnh tật của con ngƣời là:
- Tác nhân bên trong: Do rối loạn 7 cảm xúc (Thất tình: Hỉ, nộ, ai, lạc,
ái, ố, dục (vui, giận, sầu bi, khoái lạc, yêu, ghét, đam mê). Các bệnh tật
khác dẫn đến rối loạn chung gọi là lục dâm: phong-hàn, thử-thấp, táo- hỏa
(gió- rét, nắng- ẩm thấp, khô hanh và nóng)
- Tác nhân bên ngoài: do khí hậu, thời tiết môi trƣờng gọi là “lục khí-
ngũ vận”.

11
- Không hoàn toàn do tác nhân bên trong cũng nhƣ bên ngoài nhƣ: tai
nạn, ngã, chấn thƣơng, rắn rết cắn, ăn uống nhầm thuốc độc.
Qua nghiên cứu trên cho thấy từ xa xƣa các danh y không chỉ quan
tâm đến những tác nhân bên ngoài gây nên bệnh tật của con ngƣời mà còn
tìm thấy và chỉ rõ mối liên quan mật thiết giữa trạng thái tinh thần cảm xúc
của con ngƣời với các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể nhƣ: uất hận hại

gan, phấn khích hại tim, lo nghĩ nhiều hao tỳ vị, sợ hãi quá làm thận hƣ,
còn khủng khiếp quá gây rối loạn phủ tạng. [1, tr.50].
Các nhà y học cổ truyền Tây Tạng từ xa xƣa đã biết đến trạng thái
căng thẳng, rối loạn về cảm xúc của con ngƣời và lý giải cho hiện tƣợng
trên: Trong cơ thể con ngƣời tồn tại ba nhân tố lớn (Long: khí động học;
Xích ba: nhiệt động học; Bồi căn: thủy động học). Trong điều kiện bình
thƣờng ba nhân tố trên duy trì phối hợp và cân bằng với nhau. Tuy nhiên
nếu một trong ba nhân tố vƣợt quá giới hạn sẽ gây nên một chứng bệnh nào
đó. Chẳng hạn nếu dòng chảy của “khí” bị xáo trộn các cơ bắp căng lên,
còn rối loạn trong hoạt động của “nhiệt” sẽ khiến ta thiếu kiên nhẫn, trở
nên nóng nảy, cáu gắt và khi “nƣớc” mất cân bằng, trầm cảm sẽ gia tăng và
gây cảm giác mệt mỏi [3, tr.18-19 ]. Từ những nhận định trên các nhà y
học Tây Tạng nhấn mạnh việc giữ đƣợc trạng thái cân bằng giữa các yếu tố
bên trong cơ thể, đảm bảo cho con ngƣời có một đời sống tinh thần và thể
chất khỏe mạnh.
Ở Ấn Độ, Kapil (700 năm TCN) chỉ ra ba nguồn gốc của bệnh tật về
tinh thần một cách cụ thể trong triết lý Samkhya [4,tr. 56- 58 ].
- Thiên nhiên: Tác động của một tai họa thiên nhiên nào đó nhƣ giông
bão, động đất, núi lửa
- Xã hội: Có thể do tác động của các yếu tố về tôn giáo, sắc tộc, kinh
tế, chính trị… hoặc do thay đổi lối sống, phong tục, tập quán.

12
- Bản thân: Có thể do ảnh hƣởng của tín ngƣỡng lòng tin, thái độ,
hứng thú, sự bất mãn, lo hãi….những vấn đề nội tâm nhƣ căm giận, hận
thù, ghen tỵ.
Theo Kapil con ngƣời trong xã hội đều phải đối mặt với các vấn đề
phát sinh từ ba yếu tố trên, những ai có hiểu biết đúng đắn về tự nhiên, bản
thân (cảm xúc, trí tuệ, nhận thức, hành động) tính chất của sự việc và
những gì tạo ra ba nguồn gốc nói trên thì có thể chịu đựng đƣợc khổ đau,

duy trì trạng thái cân bằng và có đời sống tâm lý vui vẻ, hạnh phúc.
Tại Việt Nam chúng ta, Danh y Tuệ Tĩnh thế kỷ XIII -XIV trong tác
phẩm bất hủ (Nam dƣợc thần hiệu) đã khẳng định. Thất tình là nguyên
nhân bên trong của mọi bệnh, những cảm xúc quá mức của nội tâm đã làm
loạn huyết rối khí tạo điều kiện để 6 tác nhân bên ngoài đột nhập vào cơ thể
gây bệnh [2, tr.20]. Ông còn nói thêm chỉ riêng “thất tình” cũng đủ gây
nhiều bệnh và những bệnh này khi chữa không cần bắt mạch, bốc thuốc mà
chỉ cần ám thị bằng cảm xúc đối lập với những cảm xúc gây bệnh. Ví dụ
nhƣ quá vui do may mắn nào đó mà phát cuồng thì thầy thuốc đột ngột
dựng nên một tin buồn nhƣ nói dối về sự ra đi bất ngờ của ngƣời thân.
Nhƣ vậy, ngay từ thƣở sơ khai các danh y đã nhận định stress là một
hiện tƣợng luôn có mặt trong đời sống, chi phối và ảnh hƣởng đến sức khỏe
thể chất tinh thần và một trong những nhân tố gây nên tật bệnh ở con ngƣời
đồng thời cũng chỉ ra cách để phòng tránh và khắc phục.
1.1.2 Những nghiên cứu stress ở phƣơng Tây
Cùng với quan điểm của phƣơng Đông về stress các nhà khoa học
phƣơng Tây dựa trên những nghiên cứu mang tính thực nghiệm, chính xác
đã khám phá một cách toàn diện sâu sắc về stress trên nhiều khía cạnh để
thấy đƣợc những yếu tố dẫn đến stress ở con ngƣời.

13
Phần lớn các nhà khoa học xuất thân từ những ngành nghề khác
nhau nên hƣớng nghiên cứu cũng đƣợc nhìn nhận ở những góc độ không
giống nhau.
Nghiên cứu stress dưới góc độ sinh lý học, y học, tâm lý học:
Nghiên cứu stress trên góc độ sinh lý học
Đầu thế kỷ XX, Walter Cannon nhà sinh lý học ngƣời Mỹ lần đầu
tiên đã mô tả một cách khoa học về phản ứng của con ngƣời và con vật
trƣớc các tình huống nguy hiểm trong tác phẩm nổi tiếng “ Sự khôn ngoan
của cơ thể” (Xuất bản tại New York năm 1932). Ông gọi đáp ứng này của

cơ thể với stress là đáp ứng kép “chống trả hoặc bỏ chạy”, “fight or flight”.
Năm 1935 ông đi sâu nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có
vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn, nhƣ khi gặp phải sự thay
đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát
sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể
đối phó với các tình huống khẩn cấp.
Năm 1936 một nhà khoa học khác đã đi tiên phong trong việc nghiên
cứu stress dựa trên những phát hiện của Cannon, đó là Hans Selye tiến sỹ y
khoa ngƣời Canada gốc Áo. Ông mô tả stress theo thuật ngữ “Hội chứng
thích nghi chung” chia làm ba giai đoạn: Báo động, thích nghi và suy kiệt
Giai đoạn báo động: Giai đoạn này đƣợc biểu hiện bằng những biến
đổi đặc trƣng của chủ thể khi tiếp xúc với các yếu tố gây stress. Những biến
đổi này là:
+ Các hoạt động tâm lí đƣợc kích thích, đặc biệt là tăng cƣờng quá
trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tƣ duy
+ Các phản ứng chức năng sinh lí của cơ thể đƣợc triển khai nhƣ tăng
huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và tăng trƣơng lực cơ bắp

14
Những thay đổi tâm lí - sinh lí - hành vi đã giúp con ngƣời đánh giá
các tình huống stress và bƣớc đầu đề ra chiến lƣợc đáp ứng trƣớc các tình
huống đó. Giai đoạn báo động có thể diễn ra rất nhanh (vài phút) hoặc kéo
dài vài giờ, vài ngày Chủ thể có thể chết trong giai đoạn này, nếu yếu tố
gây stress quá mạnh, tình huống stress quá phức tạp. Nếu tồn tại đƣợc thì
các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn ổn định hay còn gọi là giai
đoạn thích nghi.
Giai đoạn thích nghi: Trong giai đoạn này, mọi cơ chế thích ứng đƣợc
động viên để cơ thể chống đỡ và điều hòa các rối loạn ban đầu. Sức đề kháng
của cơ thể tăng lên, con ngƣời có thể làm chủ đƣợc tình huống stress, lập lại các
trạng thái cân bằng nội môi (homeostase) và tạo ra sự cân bằng mới với môi

trƣờng. Giai đoạn này còn đƣợc gọi là giai đoạn chống đỡ.
Trong một tình huống stress bình thƣờng, chủ thể đáp ứng lại bằng hai
giai đoạn báo động và chống đỡ.
Nếu giai đoạn chống đỡ tiến triển tốt thì các chức năng tâm, sinh lí cơ
thể đƣợc phục hồi. Nếu khả năng thích ứng của cơ thể mất dần, thì quá
trình phục hồi không xảy ra và chuyển sang giai đoạn suy kiệt.
Giai đoạn suy kiệt: Phản ứng stress trở thành bệnh lí khi tình huống
stress hoặc quá bất ngờ, dữ dội, hoặc ngƣợc lại, quen thuộc nhƣng lặp đi
lặp lại, vƣợt quá khả năng dàn xếp của chủ thể.
Trong giai đoạn suy kiệt, các biến đổi tâm lí, sinh lí và hành vi của giai
đoạn báo động xuất hiện trở lại, hoặc là cấp tính và tạm thời, hoặc là nhẹ
hơn nhƣng kéo dài. [ 21, tr.374-375].
Theo ông không phải tất cả stress đều xấu. Năm 1956 thuật ngữ
“Stress” đƣợc biết đến một cách rộng rãi khi ông cho xuất bản cuốn sách
“The stress of life”. Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng đó là stress
tích cực, trung tính và có hại. Theo ông không phải tất cả stress đều xấu.

15
Năm 1972, Viện sỹ V.V. Parin đã đƣa nhận xét “Khái niệm stress của
H. Selye đã thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt
bệnh. Quan điểm của ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối bây giờ đã
nhận được sự phổ biến rộng khắp. Nói một cách tổng quát, học thuyết của
nhà bác học Canada nổi tiếng H. Seyle có thể coi là hệ thống luận điểm cơ
bản, nền móng cho sự phát triển của khoa học, y học hiện đại” [Dẫn theo
14, tr.9].
Lẽ đƣơng nhiên bất kì một hiện tƣợng tâm lí nào cũng đều xuất hiện
trên cơ sở các quá trình sinh lí. Chính vì vậy stress tâm lí không thể tách rời
với stress sinh lí. Tuy nhiên các nhà sinh lý học thƣờng tập trung mô tả các
phản ứng sinh lý trƣớc các tác động của chủ thể trong tình huống nguy
hiểm mà không nhận thấy tầm quan trọng của những đặc điểm tâm lý và

hành vi trong các phản ứng sinh học của cơ thể.
Nghiên cứu stress trên góc độ y học
Trong lĩnh vực y học hiện đại đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về mối liên quan giữa stress và bệnh tật con ngƣời, Từ lâu ngƣời ta đã đặt
vấn đề là tại sao một số ngƣời mắc bệnh khác nhau lại có những triệu
chứng giống nhau. Nhiều tác giả đã mô tả các triệu chứng loét dạ dày và
ruột ở ngƣời bị bỏng ngoài da (Svon,1823; Kerling, 1842) hoặc những
ngƣời bị bệnh sau phẫu thuật lớn bị nhiễm trùng (Billrot). Viện Pastuer
Rom và viện Yersen đã mô tả tuyến thƣợng thận của chuột lang bị tăng
trƣởng và xuất huyết khi bị nhiễm bạch cầu.[8, tr.166].
Stress cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh
tim mạch, cao huyết áp, đột quỵ, xơ vữa động mạch…Giáo sƣ Meyer
Friedman và giáo sƣ Ray Rosenman trong cuốn “Typ A Behaviour and
your heart” chỉ ra với các yếu tố khác, stress là nguyên nhân dẫn đến xơ
vữa động mạch.

16
Hans Selye năm 1936, ông đã chiết dịch tiết của buồng trứng động vật
có sừng một loại hormone và đem tiêm nó cho chuột. Sau khi tiêm một thời
gian, chuột có những biểu hiện nhƣ:
- Vỏ tuyến thƣợng thận tăng trƣởng mạnh và chứa một lƣợng không
lớn các hạt lipid bài tiết.
- Tuyến ức, các hạch lympho và cấu trúc chứa lympho bị teo nhỏ lại
- Thành dạ dày, tá tràng ruột của chuột bị loét và chảy máu.
Những thí nghiệm khác đã cho thấy các chất chiết từ tuyến thƣợng
thận, tuyến tụy và một số chất độc cũng có thể gây ra biến đổi tƣơng tự. [8,
tr.167].
Lúc đầu, những biến đổi này đƣợc gọi là “triệu chứng đƣợc gây ra
bởi các tác nhân khác nhau”. Về sau đƣợc thay đổi thành “triệu chứng thích
nghi chung” hay còn gọi là “Triệu chứng stress sinh học”. Ba biến đổi trên

trở thành ba chỉ số quan trọng của stress và cơ sở để phát triển một khái
niệm đầy đủ về stress.
Nghiên cứu stress trên góc độ tâm lý học
Từ xa xƣa ngƣời ta đã cho rằng tâm lí có một vai trò nhất định trong
sự xuất hiện và phát triển bệnh. Tuy nhiên mãi đến giữa thế kỉ XX, những
tƣ tƣởng này mới đƣợc phát triển mạnh mẽ. Khởi đầu cho hƣớng mới này
chính là S. Freud. Ông cho rằng các rối loạn cơ thể chỉ là sự thể hiện biểu
trƣng (Symbol) của những xung đột nội tâm bị đè nén, ức chế. Mặc dù
S.Freud (1910) đã cự tuyệt việc tuyệt đối hoá vai trò ƣu thế của tâm lí đối
với cơ thể song điều này đã không ngăn cản đƣợc nhiều tác giả khác lí giải
bệnh cơ thể theo Phân tâm. Họ cho rằng cũng nhƣ rối loạn tâm căn, tất cả
các triệu chứng cơ thể chỉ là phƣơng thức dung hoà để giải toả năng lƣợng
Libido. Các dạng co giật của vận động cơ thể chỉ là sự né tránh căng thẳng
của tính dục; các bệnh đƣờng hô hấp là sự thể hiện quay trở lại thời kì nằm
trong bụng mẹ, khi mà hệ hô hấp chƣa hoạt động

17
Trên cơ sở lí thuyết phân tâm, Alexander (1950) cho rằng các yếu tố
tâm lí và cụ thể là sự xung đột tâm lí đóng vai trò quan trọng trong 7 bệnh
thực thể: loét dạ dày – tá tràng; viêm đại tràng; viêm ruột non cục bộ; cao
huyết áp vô căn; viêm khớp dạng thấp và hen phế quản. Luận điểm về cơ
chế bệnh tâm-thể của Alexander đƣợc nhiều ngƣời chú ý. Dunbar (1954)
cho rằng: những ngƣời cùng bị một loại bệnh thƣờng có cùng một kiểu
(profile) nhân cách. Theo bà, có 8 loại bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố
nhân cách hơn so với các bệnh khác, ví dụ nhƣ viêm khớp dạng thấp, tiểu
đƣờng, huyết áp cao, loạn nhịp tim
Cho đến nay vẫn có nhiều nghiên cứu sử dụng tƣ tƣởng của Dunbar về
kiểu nhân cách làm cơ sở. Quan niệm hiện hành về kiểu nhân cách A và B là
một ví dụ.
Engel (1954) đã phát triển chi tiết khái niệm căn nguyên đa yếu tố.

Đến năm 1977 ông thiết lập mô hình tâm – sinh – xã hội (biopsychosocial)
của bệnh. Theo quan điểm này, việc tìm kiếm và giải thích nguyên nhân
của bệnh không nên thuần túy theo một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các
yếu tố về cơ thể, tâm lí và xã hội. [8 ,tr.379].
Tác giả P.V. Ximonov (1964,1970,1972,1975) với học thuyết “Phản
ánh” đã kết luận rằng “Cảm xúc là do sự tác động qua lại giữa nhu cầu và
khả năng đạt mục tiêu”. Theo ông, ông một cảm xúc tiêu cực nảy sinh nhƣ
là kết quả của sự thiếu hụt thông tin thực tiễn cho hành động thích nghi và
hành động thỏa mãn. Nhƣ vậy việc giải quyết stress cảm xúc qua thuật ngữ
của ông là kết quả của thông tin đáng tin cậy về hành động dựa trên thông
tin đó. [15, tr.64]. Đây là lý thuyết thông tin về cảm xúc, đã chỉ ra nguyên
nhân quan trọng gây stress là sự thiếu hụt thông tin, vì thế có thể làm giảm
stress cho con ngƣời nói chung.
Thập kỷ 70 của thế kỷ XX, trong tác phẩm nổi tiếng “Cú sốc tƣơng
lai” nhà tƣơng lai học Hoa Kỳ Alvin Toffler đã khẳng định: Trong xã hội

18
hiện đại tác động của sự thay đổi dẫn đến cá nhân bị kích thích quá độ, giác
quan bị tấn công do lƣợng kích thích quá tải dẫn đến stress là cú sốc tƣơng
lai-chiều tâm lý [12, tr. 114-129]. Đây chính là lời cảnh báo của tác giả với
loài ngƣời về mặt trái của xã hội văn minh. Đặc biệt là nền văn minh hiện
nay, mà Alvin Toffler gọi là làn sóng thứ 3 - văn minh sinh học và tin học,
kế thừa văn minh công nghiệp. Tác giả cũng có nhiều tiên đoán khác về
tƣơng lai - việc thích ứng với những phát kiến nhảy vọt của khoa học kĩ
thuật công nghệ của con ngƣời gặp nhiều khó khăn. Với tác phẩm “Quẳng
gánh lo đi mà vui sống” [22] tác giả Dale Carnegie đã nêu lên 30 phƣơng
pháp quan trọng để đƣơng đầu với stress - hiện tƣợng phổ biến trong xã hội
văn minh.
Dƣới góc độ Tâm lí học, stress tâm lí là một trạng thái đặc biệt của
cảm xúc. Trong trƣờng hợp stress kéo dài, cƣờng độ thấp, nó có thể đƣợc

xem nhƣ là một trong những biểu hiện của tâm trạng. Ngƣợc lại, nếu stress
diễn ra đột ngột, trong một khoảng thời gian ngắn thì nó lại là sự thể hiện
của xúc động.
Các hiện tƣợng tâm lí vốn không tách rời nhau, trong đó trạng thái tâm
lí luôn làm nền cho các quá trình tâm lí. Do vậy, những quá trình tâm lí
diễn ra trên nền của stress đều chịu sự chi phối của stress. Ở mức độ tối ƣu,
stress đảm bảo cho các quá trình tâm lí, đặc biệt là các quá trình nhận thức
đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngƣợc lại, trong trạng thái mệt mỏi suy kiệt, hiệu
quả của các quá trình tâm lí không những bị giảm sút mà toàn bộ nhân cách
cũng bị ảnh hƣởng.
Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy stress là một hiện tƣợng phổ biến
trong cuộc sống của con ngƣời nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
1.1 Những nghiên cứu stress trong nƣớc
Ở Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi văn hóa và tƣ tƣởng phƣơng
Đông việc dƣỡng sinh bảo vệ sức khỏe thuận theo tự nhiên. Thế kỷ XIII-

19
XIV trong tác phẩm bất hủ “Nam dƣợc thần hiệu” đã khẳng định “thất
tình” là nguyên nhân bên trong của mọi bệnh, những cảm xúc quá mức của
nội tâm đã làm loạn huyết rối khí, tạo điều kiện để 6 tác nhân bên ngoài trời
đất “lục dâm” đột nhập vào cơ thể gây bệnh (Lục dâm: Phòng, hàn, thử,
thấp, tác hỏa, nắng ẩm, khô hanh nóng). [ 2, tr.20].
Từ thế kỷ XVIII nhà y học kiệt xuất Hải Thƣợng Lãn Ông- Lê Hữu
Trác đã có những khuyên răn: Có thân mà không biết giữ gìn, chỉ lo thỏa
mãn dục vọng là trái với phép dƣỡng sinh. Ăn uống là lấy vị bồi bổ chỗ
thiếu, làm việc nghỉ ngơi phải có chừng mực, ăn uống quá mức thì trƣờng
vị tổn thƣơng.
“… Nhàn cƣ ủ rũ tinh thần
Nằm nhiều khí huyết khó phần lƣu thông”
Đồng thời ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tâm lý đối

với sức khỏe con ngƣời:
“Nội thƣơng bệnh chứng phát sinh
Nguyên do cũng chỉ thất tình gây ra ”
Vào những năm 60 của thế kỷ XX một số nhà khoa học thuộc lĩnh
vực y học, quân sự, sinh lý học cũng quan tâm đến stress. Tác giả Tô Nhƣ
Khuê và cộng sự, từ năm 1967 đến năm 1975, đã tiến hành các công trình
nghiên cứu về căng thẳng cảm xúc của các chiến sỹ thuộc binh chủng đặc
công trong quân đội. Sau năm 1975 ông tiếp tục nghiên cứu về stress trên
nhiều lĩnh vực để đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nƣớc và con
ngƣời.
Tác giả Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “Stress
trong thời đại văn minh” NXB Đà Nẵng - 1986 [2] đã cảnh báo về căn bệnh
stress và những hậu quả khó lƣờng của nó đối với cuộc sống. Con ngƣời có

20
thể ứng phó hiệu quả với stress bằng cách điều chỉnh lối sống và tập luyện
các phƣơng pháp giải tỏa stress.
Đặc biệt trong lĩnh vực y học, hai bác sỹ Nguyễn Khắc Viện và
Đặng Phƣơng Kiệt đã dành rất nhiều tâm huyết cho các công trình nghiên
cứu về stress ở trẻ em. Các nghiên cứu của hai ông đã góp phần không nhỏ
làm sáng tỏ và phong phú thêm những tri thức lý luận về stress.
Bên cạnh những nghiên cứu về tress trong lĩnh vực y học, quân sự,
nhiều tác giả đã đi sâu khám phá mảng stress nghề nghiệp. Stress trong việc
làm là vấn đề mà hầu hết mọi ngƣời đều vƣớng mắc không nhiều thì ít.
Hiện chƣa có những số liệu thống kê chính thức đƣợc công bố về tình trạng
stress ở Việt Nam. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát do Công ty Hoffmann-La
Roche tiến hành nhằm đánh giá tình trạng stress ở Việt Nam vào năm 2002
cho thấy, tỷ lệ bình quân ngƣời bị stress trong cả nƣớc là… 52%! Riêng ở
Hà Nội và TP.HCM, tỷ lệ ngƣời bị stress lần lƣợt là 55% và 52%. Chính vì
thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về stress nghề nghiệp trong thời

gian gần đây.
Luận án tiến sỹ tâm lý học của tác giả Nguyễn Thành Khải (2001)
nghiên cứu về “Stress ở cán bộ quản lý”. Kết quả cho thấy stress ở cán bộ
quản lý có nhiểu biểu hiện với nhiều mức độ khác nhau. Phần lớn (99,41%)
cán bộ quản lý bị stress, trong đó 15,94% ở mức độ nặng (căng thẳng)
83,47% ở mức độ vừa [Dẫn theo 14]. Kết quả cũng chỉ ra nguyên nhân bị
stress và đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và giảm stress tiêu cực nâng
cao đời sống tinh thần và hiệu quả lao động cho cán bộ quản lý.
Một số tác giả khác lại tập trung nghiên cứu stress ở đối tƣợng là
ngƣời trực tiếp làm việc, lao động trong các cơ quan nhà máy xí nghiệp
nhƣ “Sức khỏe tâm thần và các stress ở công nhân ngành may mặc’’
(2002) của tác giả Lã Thị Bƣởi và Cộng sự [23 ], “ Một số dấu hiệu stress

21
nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ công nhân xí nghiệp thƣơng mại mặt
đất Nội Bài năm 2007” của tác giả Đặng Việt Đức luận văn thạc sỹ y tế
công cộng.
Stress trong công việc của giáo viên là một vấn đề đang đƣợc sự quan
tâm chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Gần đây năm 2011 Đề tài khoa học
của đại học quốc gia Hà Nội về “Đánh giá mức độ căng thẳng tâm lý
(Stress) của giảng viên Đại học quốc gia, nguyên nhân và biện pháp phòng
ngừa”. Do T.S. Phạm Mạnh Hà chủ trì đề tài. Kết quả cho thấy đa số giảng
viên bị stress ở mức độ nhẹ (89,5%), có một số ít (chiếm 2,7 %) mắc stress
ở mức độ nặng. [Dẫn theo 13]. Đề tài cũng chỉ ra cách ứng phó với stress,
nguyên nhân cũng nhƣ kiến nghị đối với giảng viên để phòng tránh các tác
nhân gây ra stress.
Năm 2012 Khoa giáo dục mầm non Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà
Nộixuất bản cuốn sách: Mô hình nhân cách GVMN thời kỳ hội nhập quốc
tế. [Dẫn theo 25]. Đã trình bày kết quả nghiên cứu từ các báo cáo tham luận
tập trung vào các vấn đề cốt yếu:

- Bàn về mô hình nhân cách của ngƣời GVMN
- Đặc điểm nhân cách đƣợc thể hiện ở dạng năng lực, kỹ năng cụ thể
mà ngƣời GVMN cần có.
- Bàn về mô hình nhân cách GVMN trong thời kỳ hội nhập quốc tế từ
góc độ đào tạo nguồn nhân lực.
Có thể thấy vấn đề stress trong công việc của giáo viên đã bắt đầu
đƣợc quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các bậc học mà nói thì bậc
học MN là bậc học có nhiều mục tiêu giáo dục và nhiểu chuẩn. Thậm chí
“đa chức năng” là toàn diện, do đó cô giáo MN có lúc là cô giáo, có lúc là
mẹ hiền nhƣng cũng có lúc lại là ngƣời bạn của trẻ. Ngoài ra cô còn là
“nghệ sĩ”, “bác sĩ” theo đặc thù của cộng việc. Chính vì thế GVMN phải

22
đối mặt với rất nhiều căng thẳng và áp lực trong công việc. Tuy nhiên, đây
vẫn còn là khoảng trống mà ít đề tài khoa học đi vào nghiên cứu một cách
hệ thống trong thời gian gần đây.
2 Các khái niệm cơ bản
2.1 Khái niệm stress
2.1.1 Định nghĩa stress
Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn có rất nhiều định nghĩa và
khái niệm khác nhau về stress, tuỳ theo từng cách nhìn vấn đề của mỗi tác
giả mà họ đƣa ra những quan niệm khác nhau.
Đầu tiên, thuật ngữ stress đƣợc dùng trong vật lý để chỉ sức nén mà
vật liệu phải chịu đựng. Theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện stress tiếng Anh có
hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất một mối kích động đánh mạnh vào con ngƣời,
nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý - tâm lý của con ngƣời ấy. Mối kích
động có thể là tác nhân vật lý, hoá chất, một vi khuẩn hoặc một tác nhân
tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con
ngƣời huy động tiềm năng thích ứng vá phản ứng lại, phản ứng gồm hai
mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung

tƣơng tự cho từng loại kích động
*Theo một số tác giả nước ngoài:
Ngƣời đầu tiên đƣa ra thuật ngữ stress là W.Canon trong sinh lý học
vào năm 1914 để chỉ stress cảm xúc. Năm 1935 ông đi sâu nghiên cứu sự
cân bằng nội môi ở động vật có vú, khi chúng lâm vào tình huống khó khăn
nhƣ gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ. Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc
trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ
thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình huống khẩn cấp. [Dẫn theo 8]
Tuy nhiên ngƣời có công lớn nhất trong việc nghiên cứu stress liên
quan đến y học là Hans Selye ngƣời Canada. (ngƣời đầu tiên phát triển khái

23
niệm stress hiện đại). Thì stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của
cơ thể trƣớc những tình huống căng thẳng. Đây là những phản ứng nhằm
khôi phục lại trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục đƣợc các tình huống
để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trƣớc điều kiện sống
luôn biến đổi. Khi mất khả năng thích nghi thì stress có thể phát huy làm
cho ngƣời đó lâm bệnh. Vì vậy Selye gọi đây là phản ứng thích nghi [5,
tr.242 ]. Năm 1975 ông quan niệm rộng hơn về stress: Stress là nhịp sống
luôn luôn có mặt ở bất kỳ thời điểm nào trong sự tồn tại của chúng ta, một
tác động bất kỳ đến một cơ quan nào đó đều gây stress. Stress không phải
lúc nào cũng là kết quả của sự tổn thương, ngược lại có hai loại stress
khác nhau, đối lập nhau: Stress bình thường khỏe mạnh “Eustress” stress
độc hại hay stress tiêu cực là “Dystress”
Hans Selye một lần nữa cảnh báo rằng, “ không cần tránh stress, tự
do hoàn toàn khỏi stress là tức chết”. [59; tr.209-210]. Quan điểm của ông
cho thấy, stress là một hiện tƣợng sẵn có ở con ngƣời là sự tƣơng tác giữa
tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể, giúp cơ thể thích nghi với môi
trƣờng. Một số nhà nghiên cứu cho rằng quan điểm của H. Selye nghiêng
về mặt sinh học của stress, coi nhƣ một phản ứng sinh học.

Những năm 1990 Richard Lazarus và đồng nghiệp đã đƣa ra một
cách nhìn hoàn toàn mới về stress. Theo ông“Stress như một quá trình
tương tác đặc biệt giữa con người với môi trường. Trong đó chủ thể nhận
thức sự kiện từ môi trường như là sự thử thách, sự hẫng hụt hoặc như một
đòi hỏi mà chủ thể không thể ứng phó được- chủ thể đối mặt với nguy
hiểm” [10; tr.61]. Ông cho rằng stress là một diễn tả chủ quan, từ trong tâm
trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con ngƣời với sự việc. Vì thế,
cùng một sự việc mà ngƣời này cho là căng thẳng, mà ngƣời khác cho là
bình thƣờng

×