Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




PHẠM THỊ HỒNG ĐỊNH






Nghiên cứu stress ở những trẻ em vị thành
niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em
18001567



LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC













HÀ NỘI, 2007




1
MỤC LỤC
Phần Mở Đầu 4
Chương 1. Cở sở lý luận 7
1. Tổng quan Lịch sử nghiên cứu stress 8
1.1.Những nghiên cứu stress trước thế kỷ XX 8
1.2.Những nghiên cứu stress ở thế kỷ XX 10
1.2.1.Trên thế giới 10
2.Những cơ sở lý luận chung về stress 17
2.1.Các khái niệm 17
2.1.1.Stress là gì? 17
2.1.2.Những mặt biểu hiện cơ bản chung khi bị stress 19
2.1.3.Phân loại stress 20
2.1.4.Nguyên nhân gây stress 24
2.2.Tuổi vị thành niên 25
2.2.1. Định nghĩa: 25
2.2.2.Đặc điểm chung của tuổi vị thành niên 25
2.2.3.Đặc điểm tâm- sinh lý lứa tuổi vị thành niên 25
2.3.Những cách tiếp cận nghiên cứu stress 27
2.3.1.Cách tiếp cận sinh học 27
2.3.2.Cách tiếp cận xã hội 27
2.3.3.Cách tiếp cận tâm lý học 27
3. Stress ở tuổi vị thành niên 31

3.1. Các biểu hiện stress ở tuổi vị thành niên 31
3.2.Những nguyên nhân gây stress ở tuổi vị thành niên 32
3.2.1. Những nguyên nhân chủ quan 32
3.2.2 Những nguyên nhân khách quan 33
3.3.ảnh hưởng của stress đối với tuổi vị thành niên 36
3.3.1.ảnh hưởng đối với cá nhân 36
3.3.2.ảnh hưởng đối với gia đình 38


2
3.3.3.ảnh hưởng đối với xã hội 38
Chương 2 Tổ chức và Phương pháp nghiên cứu 39
1.tổ chức nghiên cứu 39
1.1. Địa bàn và khách thể nghiên cứu 39
1.1.1.Địa bàn 39
1.2. Tiến trình và nội dung nghiên cứu 39
1.2.1. Xác định cơ sở lý luận và xây dựng các phương pháp nghiên cứu 39
1.2.2. Lựa chọn địa bàn và khách thể nghiên cứu, trong đó chú ý những
điểm sau: 39
1.2.3. Khảo sát thực trạng 40
1.2.4.Đánh giá thực trạng 40
1.2.5.Phân tích, xác định các nguyên nhân 40
1.2.6. Những ảnh hưởng của stress 40
1.2.7.Các giải pháp 41
2.Các phương pháp nghiên cứu 41
2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu 41
2.2. Phương pháp đàm thoại 41
2.3.Phương pháp trao chuyên gia 41
2.4.Phương pháp quan sát 41
2. 5.Phương pháp phân tích một số trường hợp điển hình 41

2.6.Phương pháp xử lý số liệu 42
Chương 3 .Kết quả nghiên cứu 43
1. Vài nét về Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 43
1.1.Mục đích hoạt động 43
1.2.Nguyên tắc hoạt động 43
1.3.Các hình thức tiếp cận và giúp đỡ 43
2.2.Thực trạng về loại mức độ stress ở tuổi vị thành niên 44
2.2.1.Đánh giá chung 44
2.2.2. So sánh mức độ stress giữa các nhóm tuổi 45
2.2.3. So sánh mức độ stress giữa 2 giới 46


3
3.Những Nguyên nhân gây stress ở tuổi vị thành niên 48
3.1 Các nguyên nhân gây stress theo độ tuổi 48
3.2. Các nguyên nhân gây stress theo giới tính 51
3.3 Các nguyên nhân gây stress 52
3.3.1 Mức độ stress của nguyên nhân theo các nhóm 53
3.3.2 Các nguyên nhân gây stress ở gia đình 54
4. Những ảnh hưởng khi vị thành niên bị stress 59
4.1. Các nhóm bị ảnh hưởng khi trẻ bị stress 59
4.2.Các hậu quả của stress theo nhóm tuổi 60
4.3.Các hậu quả của stress xét theo giới tính 62
4.4.Những hậu quả của stress đối với cá nhân 62
4.4.1.Biểu hiện của các mặt liên quan đến mức độ stress 63
5. Nghiên cứu và tư vấn một số chân dung trẻ em vị thành niên bị stress
64
5.1.Trường hợp 1: Hoàng Bích N. 65
5.1.1. Thực trạng của stress 65
5.1.2. Nguyên nhân của stress 65

5.1.3. Các biện pháp 66
5.2.Trường hợp 2: Nguyễn Kim C. 67
5.2.1. Thực trạng stress 67
5.2.2 Nguyên nhân của stress 68
5.2.3. Các biện pháp 68
5.3.Trường hợp 3:Nguyễn Mai H. 70
5.3.1.Thực trạng stress 70
5.3.2. Nguyên nhân của stress 71
5.3.3. Các biện pháp 71
Kết Luận và khuyến Nghị 73
Tài liệu tham khảo 76

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, mọi sinh vật đều phải đối mặt với những thử thách xuất
phát từ những điều kiện môi trường bên ngoài, từ những nhu cầu và khả năng đáp
ứng bên trong của cá nhân. Đó là những vấn đề của cuộc sống mà sinh thể buộc
phải giải quyết để tồn tại và phát triển. Đối với con người, stress là vấn đề của mọi
người, mọi thời. Ai cũng có thể bị tress. Nó có mặt trong mọi biến cố đời người.
Stress là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Stress vừa là trở ngại, vừa
là tác nhân buộc con người phải vượt qua để tồn tại.
Việt Nam đang trải nghiệm một cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện trên các
bình diện kinh tế, văn hoá, xã hội, với một nhịp điệu sôi động chưa từng có diễn ra
trong một xu thế toàn cầu hoá không thể cưỡng lại trong thời đại mới. Bên cạnh sự
phát triển làm cho điều kiện cuộc sống ngày càng tốt hơn là sự kéo theo các tác
nhân gây stress, ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống của hết thảy mọi
người: từ nam giới đến phụ nữ, từ trẻ em đến người trưởng thành, người cao tuổi,
nhất là tuổi thanh thiếu niên.
Tuổi vị thành niên dễ bị những tác nhân gây stress tấn công. Lứa tuổi này là

một bước ngoặt phát triển rất quan trọng trong đời người với những biểu hiện cần
phải quan tâm như: sự phát triển nhanh về thể chất, nhất là khám phá bất ngờ nhu
cầu tình dục, không có khả năng kiềm chế các thôi thúc nội tâm, nảy sinh những
xung đột mới với gia đình (cha, mẹ), mâu thuẫn gay gắt giữa nhu cầu tự chủ cao
với khả năng bất cập và vẫn phụ thuộc vào gia đình. Những đặc điểm đó khiến vị
thành niên dễ nhạy cảm với các thay đổi, và trong một số hoàn cảnh nhất định, dễ
chịu tác động của các tác nhân gây stress. Khi không thắng nổi các tác động của
stress (thường là stress có cường độ mạnh và tái diễn) thì vị thành niên dễ lâm vào
các tình trạng bệnh hoạn hoặc rối nhiễu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và hoạt động
học tập của các em .
Kết quả khảo sát của dự án hợp tác quốc tế “ Chăm sóc sức khoẻ tâm thần
học sinh trường học” tại Hà Nội cho biết: “ Trong trường học luôn có một tỷ lệ học
sinh có vấn đề về sức khoẻ tâm lý tâm thần. Trong đó, có 15, 94% em có rối nhiễu
về tâm lý trong tổng số học sinh các cấp học, lạm dụng chất gây nghiện đang tăng
nhanh chóng. Trong số các ca tự sát, 10% ở độ tuổi 10-17. Nghiên cứu 21.960
thanh thiếu niên Hà Nội, phát hiện được 3,7% em có rối loạn hành vi. Qua khảo sát
sức khoẻ tâm thần học sinh trong trường học tại Hà Nội bằng công cụ SDQ của tổ
chức Y tế Thế giới chuẩn hoá Việt Nam cho thấy: Trên mẫu nghiên cứu gồm 1.202
học sinh tiểu học và trung học cơ sở trong độ tuổi 10-16 tuổi, tỷ lệ học sinh có vấn
đề về sức khoẻ tâm thần chung là 19,46%(42).
Trong những năm gần đây, trẻ em vị thành niên bị stress cần được tư vấn và
giúp đỡ của Đường dây tư vấn là rất nhiều. Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2005, Đường
dây tư vấn đã tiếp nhận 2331 ca có liên quan đến những khó khăn về tâm lý.Trong
khi đó, chưa có công trình tâm lý học nào nghiên cứu về stress ở lứa tuổi này. Chính vì
vậy chúng tôi chọn đề tài : “Nghiên cứu stress ở những trẻ em tuổi vị thành niên qua Đ-
ường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567”.
2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Stress ở trẻ em tuổi vị thành niên
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu về stress ở trẻ em vị thành niên, đề xuất một số ý
kiến về phòng ngừa và giải pháp giảm stress, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống ở tuổi vị thành niên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu lý luận về stress ở tuổi vị thành niên
3.2.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng mức độ stress ở tuổi vị thành niên.
- Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng đó.
3.2.3. Đề xuất những kiến nghị về các biện pháp phòng ngừa và giảm stress.
4. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
200 khách thể trẻ em ở tuổi vị thành niên
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đề tài giới hạn ở việc tập trung tìm hiểu thực trạng mức độ stress ở tuổi vị
thành niên và nguyên nhân gây nên thực trạng đó, điểm qua hậu quả của nó.
- Khách thể là những trẻ em vị thành niên gọi điện, hoặc đến tư vấn trực tiếp
tại Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 trong thời gian từ 5/2005 đến
5/2007.
6.GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
-Trẻ em vị thành niên thường bị stress ở các mức độ khác nhau.
- Có nhiều nguyên nhân gây nên stress ở trẻ em tuổi vị thành niên, trong đó
nổi bật lên là nguyên nhân từ phía gia đình.
- Những hậu quả của stress thường ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến
chính trẻ em vị thành niên.
7. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Nghiên cứu văn bản tài liệu
Trong quá trình thực hiện chúng tôi tìm hiểu, hồi cứu, phân tích có chọn lọc các tài liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này giúp chúng tôi có được những ý kiến của các chuyên gia về
vấn đề stress lứa tuổi vị thành niên.

7.3. Phương pháp phân tích tiểu sử cá nhân
Đây là phương pháp nghiên cứu sâu hơn về những biểu hiện tâm lý, những ảnh
hưởng của stress đến cuộc sống của tuổi vị thành niên và ứng phó của các em khi
bị stress.
7.4. Phương pháp trao đổi trực tiếp
Ngoài việc trao đổi gián tiếp với khách thể qua điện thoại chúng tôi tiến hành
trao đổi trực tiếp với một số khách thể đến tư vấn trực tiếp tại Đường dây tư
vấn.Việc trao đổi trực tiếp này giúp chúng tôi tìm hiểu rõ hơn thực trạng ảnh hư-
ởng của stress đến vị thành niên.
7.5. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng chương trình SPSS 11.5 để xử lý số liệu kết hợp với phương pháp
thống kê.
















CHƢƠNG 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN


1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU STRESS
1.1.Những nghiên cứu stress trƣớc thế kỷ XX
Trong lịch sử phát triển khoa học, mặc dù chưa hiểu bản chất của stress và
cơ chế của nó, nhưng bằng thực tiễn của cuộc sống, con người đã nhận thấy được
những tác hại của nó đối với sức khoẻ và đã đề xuất cách chống stress có hại.
Từ thời Xuân thu Chiến Quốc (403-221 TCN), các danh y người Trung Hoa
với hơn 2000 năm kinh nghiệm, đã đúc kết những nguyên nhân dẫn đến bệnh tật là
do:
-Nguyên nhân bên ngoài: “lục khí-ngũ vận”, (tức là gió-rét, nắng-ẩm thấp,
khô hanh và nóng).
-Nguyên nhân bên trong: do rối loạn 7 loại cảm xúc, còn gọi là “thất tình”
tức là :vui, giận, sầu bi, khoái lạc, yêu, ghét, đam mê.
-Nguyên nhân do những biến cố trong đời sống (30,tr21) như :thiên tai, tai
nạn giao thông, bị con vật cắn, ăn nhầm phải chất độc, thất nghiệp
Từ những nguyên nhân trên, con người đã tìm ra hai nguyên lý cơ bản trong
việc phòng chống bệnh tật là: “Thiên-Nhân tương ứng” và “Điều hoà theo thuật
số” (32,tr10). Các nguyên lý này mang đầy đủ nội dung ba biện pháp của Tổ chức
Y tế thế giới là: Dinh dưỡng hợp lý; thể dục thể thao cho mọi người; đề cao trách
nhiệm cá nhân.
Thế kỷ 13 ở Việt Nam, trong tác phẩm “ Nam dược thần hiệu” danh y Tuệ
Tĩnh, đã khẳng định nguyên nhân cốt lõi của bệnh tật là thất tình và đưa ra phương
cách trị bệnh: ám thị bằng cảm xúc đối lập gây ra bệnh (30,tr21).Cùng thời, tại
Việt Nam, danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng nhận định tình trạng bệnh lý liên
quan tới yếu tố tâm lý “thất tình” và đề nghị những kinh nghiệm phòng bệnh qua
việc: ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi…một cách chừng mực, hợp lý (12,tr21).
Thế kỷ 17, Hooke đưa ra thuyết “tương đồng cấu trúc” đánh dấu mốc quan
trọng trong lịch sử nghiên cứu stress. Cũng từ thuyết này, từ “stress” bắt đầu mang
ý nghĩa khoa học. Hooke đặt vấn đề: làm thế nào những cấu trúc hạ tầng do con
người xây dựng có thể chịu được những khối nặng khổng lồ mà không bị sụp đổ.

Ông lý giải : “load”- khối nặng đè lên cấu trúc; “stress”- phần bị khối nặng đè lên,
và “strain”- sự thay đổi hình dạng do tương tác giữa khối nặng và stress. Những
khái niệm này và nhiều khái niệm khác đều hàm ý chung: stress là những tác động
của yếu tố bên ngoài đòi hỏi sự đáp ứng của hệ sinh – tâm lý - xã hội.
Sự đóng góp của Hooke bởi thuyết “tương đồng cấu trúc” và ý tưởng “cơ
thể như một cỗ máy” đặt nền móng cho hai ý tưởng khác có ảnh hưởng sâu sắc đến
khái niệm về stress. Đó là:
-Thứ nhất: cơ thể được xem như cỗ máy là vật bị hư tổn và bào mòn. Sau
này, năm 1956 H.Selye cũng cho rằng stress tác động làm cơ thể “hư tổn và bào
mòn”.
-Thứ hai: cỗ máy cần nhiên liệu để hoạt động, cơ thể để hoạt động được
cũng cần năng lượng. Tuỳ thuộc vào năng lượng- sản phẩm của hệ thần kinh, cơ
thể sẽ hoạt động hiệu quả, kém hiệu quả hoặc thậm chí ngừng hoạt động. Các nhà
khoa học nhanh chóng sử dụng những khái niệm “sự cạn kiệt năng lượng thần
kinh” và “những rối loạn thần kinh” (52,tr3-4).
Cùng thời, René Descartes(1546-1650) với những lý giải của mình cũng để
lại dấu ấn nhất định, không ở khái niệm stress, thì cũng trên lĩnh vực tâm lý học
nghiên cứu stress hiện nay. Ông đưa ra câu trả lời cho vấn đề mối quan hệ giữa tâm
trí và cơ thể : “tinh thần phi vật chất có thể ảnh hưởng đến cơ thể vật chất”. Cho tới
nay, vấn đề tinh thần – cơ thể có lẽ vẫn là vấn đề chưa có lời giải đáp. Nhưng, cách
tiếp cận của Descartes: “Mọi người đều trải qua những kinh nghiệm thể lý và tinh
thần, và đều cảm nhận rằng chúng ảnh hưởng lẫn nhau” đang được nhiều người
quan tâm (52,tr4).
Thế kỷ 18, những “cảm xúc mạnh” như: trạng thái thần kinh bị kích động,
chứng hysteri, ảo tưởng, được xem xét lại như lời giải thích cho bệnh tật. Khi dùng
những trạng thái đó để giải thích, nhiều người đã đi tới kết luận: “Ít nhất 1/3 căn
bệnh đều có nguồn gốc thần kinh”. Các nhà khoa học và lý luận phê bình xã hội
cùng thời cũng nhận định: “Hệ thần kinh của con người thích nghi kém và không
thể đương đầu với tính phức tạp đang ngày càng tăng của cuộc sống hiện đại”
(52,tr4).

Thế kỷ 19, George Beard- bác sĩ thần kinh người Mỹ cho rằng: cuộc sống
với những yêu cầu đầy áp lực là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự quá tải
của hệ thần kinh- “suy nhược thần kinh”. Tình trạng này được biểu hiện bởi những
triệu chứng như: lo âu không lành mạnh, mệt mỏi không rõ lý do, và những nỗi sợ
vô lý – mà nguyên nhân là do hệ thần kinh không có khả năng đáp ứng yêu cầu của
cuộc sống hàng ngày. Beard cũng cho rằng suy nhược thần kinh là hậu quả của
“một loại tổ chức xã hội nào đó”, và “ông cố gắng làm rõ vai trò của xã hội trong
việc tạo ra những căn bệnh tâm thần” (52,tr5-7), chính ở khía cạnh này, nghiên cứu
của ông vẫn còn giá trị cho tới ngày nay.
Năm 1859, nhà sinh lý học Pháp, Claude Bernard, đã đưa khái niệm “milieu
intérieur ( môi trường bên trong cơ thể), xem cơ thể con người phức tạp như một
“tập hợp những tồn tại đơn giản, như là những nhân tố giải phẫu” Khái niệm này
mô tả nguyên lý: Chính sự hoà hợp và ổn định của môi trường bên trong-được
quyết định bởi môi trường bên ngoài (nhiệt độ, dã thú…) - là điều kiện để có cuộc
sống bình thường, tức là những thay đổi của môi trường bên ngoài sẽ không ảnh
hưởng đến cơ thể, nếu cơ thể bù trừ và làm cân bằng những thay đổi đó. Tuy nhiên
nếu chúng bị xáo trộn quá mức bình thường, con người sẽ đau ốm hoặc có thể chết.
Theo ông, chính hệ thần kinh đảm bảo chức năng điều tiết bằng cách sắp đặt và
làm hài hoà hoạt động của cơ thể. Ông nhấn mạnh, chỉ có động vật cao cấp nhất
trong sự phát triển chủng loại mới có hệ thần kinh làm được nhiệm vụ này. Dựa
vào sự phát hiện của Claude Bernard, các nhà nghiên cứu sau này đã khám phá bản
chất của những thay đổi thích ứng mà nhờ đó tình trạng ổn định được duy trì
(52,tr5-7).
1.2.Những nghiên cứu stress ở thế kỷ XX
1.2.1.Trên thế giới
Đầu thế kỷ XX, Walter Cannon nhà sinh lý học trường Harvard (Mỹ) người
đặt nền móng cho việc nghiên cứu thực nghiệm tương đối có hệ thống về những
ảnh hưởng của stress qua các quan sát chi tiết của ông(1927) về sự thay đổi của cơ
thể khi bị đau đớn, đói và một số cảm xúc căn bản khác.(41). Đặc biệt trong tác
phẩm nổi tiếng “Sự khôn ngoan của cơ thể” đã đưa ra khái niệm “tự điều chỉnh,

cân bằng nội môi” (“homeostasis”) và khái niệm “chống trả hoặc bỏ chạy” (“the
fight- or- fight reaction”)(48). Ông nhận thấy có một trình tự hoạt tính được phát
khởi trong các dây thần kinh và các tuyến nội tiết nhằm chuẩn bị để có thể chiến
đấu chống lại hoặc bỏ chạy để bảo toàn tính mạng trước những đe doạ của ngoại
cảnh. Con người nhanh chóng nắm được bản chất của kích thích và những hành
động bỏ chạy hay chiến đấu với kích thích.Thậm chí, nếu không có hành động nào
xảy ra, có thể giữ nguyên trong trạng thái thức tỉnh một khoảng thời gian kèm theo
là sự cảm nghiệm kích thích hàng loạt phản ứng ở vị trí đầu tiên. Homeostasis là
khuynh hướng của cơ thể trở về trạng thái sinh lý trước khi xảy ra stress (thở, nhịp
tim…) (60). Trung tâm của đáp ứng với stress là vùng dưới đồi, đôi khi được gọi là
trung tâm stress là vì nó kiểm soát hệ thần kinh tự chủ và hoạt hoá tuyến
yên.(27,tr29). Nghiên cứu của Cannon, đặc biệt khái niệm “chống trả hoặc bỏ
chạy” là tiền đề cho các nghiên cứu sau này.
Năm 1932, I .P.Pavlov cũng đã nêu ra đặc trưng của khái niệm “Tự điều
chỉnh, cân bằng nội môi”: “ Cơ thể là một hệ thống tự điều chỉnh, và là một hệ
thống tự điều chỉnh bản thân ở mức cao nhất, hệ thống ấy tự duy trì bản thân, tự
hiệu chỉnh bản thân, tự cân bằng bản thân và thậm chí hoàn thiện bản
thân”(34,tr227).
Sau Đại chiến thế giới lần II, W.H.Rivers, một bác sĩ tâm thần, cũng là nhà
nhân chủng học làm việc ở Anh, đã đặt ra những tiền đề cho các nhà nghiên cứu
khoa học ngày nay về tình trạng được gọi là rối loạn stress sau sang chấn (29,tr9).
Năm 1936, Hans Selye, nhà nội tiết học người Canada đã mở rộng nghiên
cứu của Cannon và là người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các
ảnh hưởng của stress nặng tác động liên tục lên cơ thể. Ông mô tả stress theo thuật
ngữ “Hội chứng thích nghi chung”(GAS: General Adaptation Syndrome) qua 3
giai đoạn (báo động, kháng cự và kiệt sức). Hội chứng này được mô tả theo mô
hình sau:

























Mức kháng cự
bình thường
Báo động cơ thể Kháng cự cơ thể cố gắng Kiệt sức
huy động đối phó đối phó hoặc thích nghi với cơ thể mất khả
với tác nhân gây stress tác nhân gây stress năng đối phó
và có thể dẫn
đến tử vong
H1: Hội chứng thích nghi chung(33,tr429)
- Giai đoạn thứ nhất (báo động và huy động sức lực ): xảy ra khi người ta ý

thức sự hiện diện của tác nhân gây stress.Về mặt tâm lý, phân hệ thần kinh giao
cảm được kích thích trong suốt giai đoạn báo động và động viên này. Sự kéo dài
tình trạng phát động hệ thần kinh này có thể dẫn đến các rối loạn trong hệ tuần
hoàn máu hoặc bệnh loét dạ dày và cơ thể dễ mắc nhiều thứ bệnh khác.
- Giai đoạn thứ hai (đối phó và thích ứng):Trong giai đoạn đối phó và thích
ứng, con người dùng rất nhiều biện pháp để thay đối phó với tác nhân gây stress-
đôi khi thành công-nhưng cái giá phải trả là đánh mất phần nào nói chung về mặt
cơ thể hay về mặt sinh lý. Nếu đối phó không đúng mức sẽ tiến đến thời kỳ cuối.
- Giai đoạn cuối (kiệt sức):Trong giai đoạn này, khả năng thích ứng với tác
nhân gây stress của con người sút giảm xuống đến mức các hậu quả tệ hại của
stress xuất hiện: bệnh cơ thể, các triệu chứng tâm lý dưới dạng mất khả năng tập
trung tinh thần, dễ cáu giận hoặc trong vài trường hợp bị mất định hướng và mất
khả năng tiếp xúc với thực tại.Theo một ý nghĩ nào đó người ta hoàn toàn kiệt sức.
Nếu stress chấm dứt, giai đoạn ba sẽ dẫn đến sự chết đi của cơ quan nào đó.
Nghiên cứu của Selye giúp chúng ta hiểu tác động ngắn hạn của những sự kiện gây
stress và những ảnh hưởng của stress đồng bộ. (24,tr419-420). Selye đã đóng góp
ba thuật ngữ quan trọng là: eustress (stress tích cực), neustress (stress trung tính)
và distress (stress tiêu cực). Năm 1970, ông phân bốn loại : eustress (stress hữu
ích), distress (stress tiêu cực), hyperstress (overstress : stress quá mức) và
hypostress (understress: stress dưới mức).Theo Selye, không phải tất cả các loại
stress đều xấu, nhưng khi nói về stress là người ta nghĩ đến stress tiêu cực
(distress) (60). H.Selye đã có hơn 1500 công bố khoa học, và 30 cuốn sách chuyên
khảo. Công trình của ông còn được tiếp tục tại Đại học Selye-Toffler để xem xét
những vấn đề thách thức của xã hội hiện đại là căng thẳng thần kinh và thể xác, sự
thay đổi và tương lai (4,tr22;18,tr8).Tuy nhiên đánh giá về mô hình GAS chúng ta
thấy rằng mô hình hoàn toàn căn cứ vào các nhân tố sinh lý nên không quan tâm
đến các nguyên nhân tâm lý. Dù vậy mô hình vẫn đề ra cơ sở cho việc tìm hiểu
stress.
Năm 1972 Viện sĩ V.V.Parin đã nhận xét: “Khái niệm stress của H.Selye đã
thay đổi phần lớn quy tắc chữa trị và phòng ngừa hàng loạt bệnh. Quan điểm của

ông lúc đầu gặp không ít sự phản đối, bây giờ đã nhận được sự phổ biến rộng khắp.
Nói một cách tổng quát, học thuyết của nhà bác học Canada nổi tiếng này có thể
được coi là hệ thống luận điểm cơ bản, đặt nền móng cho sự phát triển của khoa
học y học hiện đại”. (56,tr9 ).
Không quên công lao đóng góp và tiếp tục công trình của ông, kể từ hội nghị
quốc tế tại Montreux (1988) đến nay đã có gần 20 hội nghị về stress được tổ chức.
Các hội nghị là những nơi quy tụ nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới nhằm
loại bỏ đi những rào cản đối với sự tiến bộ trong phương pháp nghiên cứu stress,
đồng thời trao giải thưởng “Hans Selye” cho những người có nhiều đóng góp cho
việc nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu đã trình bày về nhiều vấn đề khác nhau như:
ảnh hưởng của stress và cảm xúc đến sức khoẻ (Charles Spielberger); Nghiên cứu
stress trong bối cảnh thế giới thứ 3 (Nicola Malan); Tự nhận thức và sức khoẻ-
Tầm quan trọng của thái độ về sức khoẻ và bệnh tật (Daniel Goleman)…(61).
Nếu như trước đây, những tài liệu khoa học đã công bố về stress phần lớn
thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học, ít đề cập đến khía cạnh tâm lý học của stress
thì trong những năm gần đây ngày càng có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề tâm lý
học của stress.
Những khái niệm : “các biến cố quan trọng của cuộc sống” và “sự khủng
hoảng” đã gợi lên nhiều định hướng lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu tâm lý
học.
Gương mặt tiêu biểu là Adolf Meyer, người đứng đầu chuyên khoa Tâm
thần lâm sàng của Bệnh viện Johns Hopkins (Hoa Kỳ), đã đề xuất ra biểu đồ đời
người (life chart) làm công cụ chẩn đoán y khoa(41). Nghiên cứu của ông đã định
hướng cho sự phát triển một dụng cụ đo lường những biến cố đời sống và
stress(48).
Năm 1940, Meyer đã thiết lập một thư mục các biến cố của đời sống như:
chuyển nhà, thành công, thất bại, sinh tử…trong gia đình. Ông là người đầu tiên
đưa ra giả thuyết về sự liên hệ giữa các biến cố đời sống và bệnh tật.(63,tr159).
Kế thừa kết quả nghiên cứu của Meyer, để ước lượng tỉ lệ tiêu hao sức khoẻ
do stress gây nên, hai nhà nghiên cứu Hoa Kỳ là T.H.Holmes và R.H. Rahe cùng

cộng sự (1967) đã xây dựng “Thang sự kiện cuộc sống”(Life Events
Scale)(32,tr432) gồm 43 biến cố của đời sống thuộc về gia đình, cá nhân, việc làm,
và tài chính. Mỗi sự việc đều được ấn định một số điểm cố định, tiêu biểu cho số
lượng đơn vị thay đổi đời sống (L.C.Us = Life Change Units). Cao điểm nhất là
100 điểm (LCUs) cho biến cố qua đời của người phối ngẫu. Trung bình là 50 điểm
(LCUs) cho việc hôn nhân. Thấp nhất là 11 điểm (LCUs) cho lỗi vi phạm nhỏ về
luật pháp. Sau khi áp dụng cho hàng ngàn người trong cuộc thí nghiệm, Homes và
Rahe nhận thấy tổng số điểm (LCUs) của những sự việc xảy ra cho một người,
trong một năm, đều có liên hệ trực tiếp, và tỉ lệ thuận với sự tiêu hao sức khoẻ của
người đó, trong vòng hai năm sau. Điều này có nghĩa là tổng số điểm (LCUs) trong
năm càng cao, cơ hội sinh bệnh để tiêu hao sức khoẻ càng trầm trọng trong vòng
hai năm sắp tới. Để tìm ra đáp số trong việc ước lượng này, Holmes và Rahe đã lập
ra tiêu chuẩn chỉ dẫn và bảng liệt kê:
+0-150 điểm sẽ có bệnh làm tiêu hao 10% sức khoẻ trong vòng hai năm tới.
+150-300 điểm sẽ có bệnh làm tiêu hao 50% sức khoẻ trong vòng hai năm
tới.
+300- trở lên sẽ có bệnh nguy hiểm, tiêu hao 90% sức khoẻ trong hai năm
tới (41).
Nghiên cứu này đã được thực hiện với mẫu 394 người từ nhiều dân tộc, văn
hoá khác nhau, chia làm 15 cặp của các phân nhóm đối nghịch nhau về: kinh tế, xã
hội, tôn giáo… Tiếp tục theo dõi các biễn cố và sức khoẻ của 88 người trong 10
năm, họ nhận thấy 93% bệnh tật gắn liền với biến cố đời sống xảy ra trong vòng 2
năm (63,tr159-160). Sau đó, công trình này đã được thử nghiệm với nhiều cách
thức khác nhau bởi Wyler, Masuda và Holmes (1974) và đi đến kết luận: các biến
cố cuộc sống liên quan đến nguyên nhân xảy ra bệnh tật, thời điểm xuất hiện và
mức độ trầm trọng của nó (63,tr162).Tuy nhiên, thang đo này vẫn còn một vài
nhược điểm như: khó thích hợp với một nhóm cư dân đặc biệt và không kể đến sự
khác biệt nhân cách trong ứng phó với stress (22,tr206).
Năm 1979, Kosaba xem xét lại thang đo này và đưa ra giả thuyết : nhân cách
có lẽ là một biến số điều hoà giữa các biến cố đời sống và sự xuất hiện bệnh. Để

chứng minh giả thuyết, Kosaba đã nghiên cứu trên mẫu gồm nhiều những cán bộ
trung và cao cấp, nam giới, tuổi từ 40-49.Tất cả đều có chỉ số đơn vị thay đổi đời
sống rất cao theo thang đo của Wyler, Masuda và Holmes.Ông đưa thêm vào 6
biến cố liên quan đến nhân cách: 3 biến cố liên quan đến sự tự chủ, 1biến cố đo
lường sự rối trí (alienation) và 2 biến cố đo lường sự thách đố. Kết quả cho thấy
những cá nhân khỏe mạnh nghĩ rằng họ làm chủ được môi trường xung quanh họ,
cảm thấy ít bị rối trí và thích thách đố hơn (63,tr163-165).
Năm 1977, nhà nghiên cứu Caroline Bedell Thomas đã công bố kết quả
nghiên cứu từ năm 1946 đến năm 1977 cho thấy: những người thường kìm nén
cảm xúc, che giấu các tình cảm mạnh, cả tiêu cực lẫn tích cực- trước những tình
huống khó-dễ bị ung thư. Những nghiên cứu khác của Rogentine, Fos,van
Krammen, Rosenblatt, và cộng sự (1978); Jemmott và Locke (1984); Le Shan
(1966) đều có chung một nhận định: Stress không gây ra ung thư, nhưng ảnh
hưởng đến diễn tiến của căn bệnh, bằng cách làm cạn kiệt sức mạnh của hệ thống
miễn dịch. O’Leary (1990) nghiên cứu psychoneuro-immunology (Tâm thần kinh-
Miễn dịch học) cho đến nay vẫn xác định rằng stress ảnh hưởng trực tiếp đến hệ
thống miễn dịch (23,tr421-422;49,tr228).
Thomae (1970), Falger (1980) đã nhấn mạnh: nghiên cứu stress yêú tố chủ
quan là yếu tố quan trọng trong quyết định đáp ứng của đương sự. Cùng chung
quan điểm với Thomae và Falger năm 1984, R.Lazarus và Folkman cùng nhiều
nhà nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh đến đánh giá chủ quan mà đương sự cảm
nhận kích thích căng thẳng và những phương tiện để đương đầu với stress
(63,tr164-165).
Lazarus cho rằng có 2 lĩnh vực để đánh giá: Sự đánh giá liên quan đến
những yêu cầu không thích hợp, đầy thử thách, căng thẳng của các tác nhân gây
stress để xác định bản chất của các tác nhân gây stress. Sự đánh giá thứ hai liên
quan đến nguồn gốc của sự đánh giá. Con người có khả năng đối đầu với tác nhân
gây stress đặc biệt thấp, thì càng làm gia tăng sự nghiêm trọng của cảm nghiệm của
người đó đối với stress (60).
Dưới góc độ tâm lý học, stress đã được xem xét nghiên cứu từ giữa thế kỷ

XX. Việc nghiên cứu chuyên biệt đó đã dẫn đến sự ra đời.Tâm lý học về stress.
Năm 1983. L.A.Kitaepxmưx đã thống kê được trên 1000 tài liệu khoa học nghiên
cứu stress dưới góc độ tâm lý học bằng tiếng Anh và Đức xuất bản từ năm 1976-
1980 (9,tr.11).Tại website tìm kiếm bởi từ khoá“psychology
of stress”, xuất hiện 16.000.000 kết quả. Nhiều trường đại học trên thế giới đã có
chương trình giảng dạy, nghiên cứu với những phương pháp khoa học cụ thể, tin cậy.
Các vấn đề tâm lý học stress được nghiên cứu là:
- Những nhân tố ảnh hưởng tới đối phó stress : mô tả và phân biệt giữa
stress và tác nhân gây stress; ảnh hưởng của nhận thức cá nhân với việc thích ứng
với tác nhân gây stress; những nhân tố bên trong và bên ngoài làm giảm nhẹ tác
dụng thích ứng stress; cơ chế đối phó làm giảm stress.
- Các chức năng đáp ứng sinh lý với stress: mô tả sự thích ứng stress trên hệ
thống cơ thể (thần kinh, hệ nội tiết…), mối liên hệ giữa những nhân tố làm giảm
stress và thích ứng sinh lý, sự khác biệt hệ thống miễn dịch giữa người lớn và trẻ
em…
- Thích ứng tâm lý với stress: nhận biết nguyên nhân gây stress; nguyên nhân
và cá tính của stress hậu sang chấn; tương quan giữa kiểu nhân cách và sự thích
ứng stress; phân tích các loại kế hoạch đối phó, lựa chọn hệ thống phòng thủ;
những hành vi thích ứng không hiệu quả…
Những năm gần đây, qua kinh nghiệm điều trị, bác sĩ Petre D’adamo-
Ceterine Whitney nhận thấy có mối quan hệ giữa nhóm máu và stress.Theo ông,
những người nhóm máu A và B thường rất dễ bị stress kể cả khi có những nhân tố
nhỏ nhất và thường có hàm lượng cortisol trong máu cao; ngược lại những người
nhóm máu O và AB ít bị stress hơn và khi bị stress thì hàm lượng cortisol và
adrenalin trong máu của người nhóm máu O và AB thấp (35,tr43-46).
Parkes năm 1997 chú ý tới lĩnh vực mới gọi là: Psychoneuroimmunology
(PIN), nghiên cứu mối liên hệ giữa não bộ, hệ thống miễn dịch của cơ thể và các yếu
tố tâm lý, đã phát hiện thấy stress gây ra nhiều tác động khác nhau. Trước hết là sự
biến đổi các tiết tố trong cơ thể, ảnh hưởng hoạt động tuyến thượng thận, đến nhịp
tim, nhịp thở, đến việc đổ mồ hôi và ảnh hưởng đến cả áp suất trong máu.Trong

một số trường hợp, những ảnh hưởng này là có ích, vì nó tác động lên hệ thần kinh
giao cảm (the sympathetic nervour system) giúp cho con người có thể chống đỡ
một cách tốt hơn với những tình huống bất ngờ, hiểm nguy trong cuộc sống(44).
Kết thúc phần nghiên cứu ở nước ngoài về stress là mô hình stress gia đình của
McCubbin&Patterson giúp chúng ta có cái nhìn khái quát hơn về stress:











Nguồn
gõy ra
Nguồn gốc
gõy ra
stress trước
đây và mới
xuất hiện
Cú kết
quả






H2.Mô hình kép ABCX – về stress gia đình của McCubbin&Patterson 1983
(62,trg.139).
1.2.2.Tại Việt Nam
Bắt đầu từ thập niên 60, một số nhà nghiên cứu đã quan tâm đến stress
nhưng chủ yếu là các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Người đầu
tiên nghiên cứu stress dưới góc độ sinh lý và y học là giáo sư Tô Như Khuê.
Những công trình của ông và cộng sự trong thời chiến tranh (1967-1975) chủ yếu
phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội và
các binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.Sau năm 1975 đến nay,
những nghiên cứu của ông về stress và cách chống stress đã được công bố trong
một đề tài cấp Nhà nước “Tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh cuả võ thuật”.
Sau ông, tác giả Nguyễn Văn Nhận và cộng sự (18,tr17), các bác sĩ Phạm
Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiễm với tác phẩm “Stress trong thời đại văn minh”
cảnh báo với mọi người đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu
quả ghê gớm của nó.
Đặc biệt, các tác giả Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện cũng bắt tay
vào nghiên cứu lý thuyết stress. Tuy nhiên, hai ông chỉ tập trung chủ yếu đến vấn
đề stress ở trẻ em. Nhiều bài viết của hai ông đã được tập hợp trong các bài giảng
tại Trung tâm nghiên cứu trẻ em (N-T). Một số tác phẩm sau này của Đặng Phương
Kiệt chủ yếu tổng hợp và chuyển dịch từ các tác phẩm nước ngoài như: Tâm lý và
sức khoẻ, Cơ sở tâm lý học ứng dụng, Bách khoa y học phổ thông, Chung sống với
stress, Stress và đời sống, Stress và sức khoẻ, Tâm lý học chuyên sâu, Những vấn
đề tâm lý và văn hóa hiện đại. Những công trình của các ông đã góp phần làm cơ sở
lý luận để nghiên cứu stress tại Việt Nam.
Tháng 11 năm 1997, Viện Sức khoẻ tâm thần thuộc Bệnh viện Bạch Mai đã
tổ chức thành công hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến stress ở
trẻ em và thanh thiếu niên” với sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh
vực khác nhau như : Ngô Công Hoàn, Mạc Văn Trang, Nguyễn Kim Quý… Tại
hội nghị này, cùng với các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực, các nhà tâm lý học đã
có những đóng góp đáng kể trong những báo cáo về stress ở trẻ em và học sinh-

sinh viên (40).
Cho tới nay, tâm lý học nghiên cứu stress vẫn còn trong thời kỳ trứng nước.
Hai bác sĩ Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện, trong quá trình khám, chữa
những rối nhiễu tâm lý cho trẻ em cũng quan sát và ghi nhận một số trường hợp
ảnh hưởng của stress đến rối nhiễu (22). Cùng cách thức đó, Nguyễn Công Khanh,
trong tác phẩm của mình (14;16) cũng nêu lên những trường hợp rối nhiễu tâm lý
liên quan đến stress.
Ngày 17-18/2000, tại Hội thảo Việt- Pháp về tâm lý học: “Trẻ em, văn hoá,
giáo dục”, một số tác giả như Nguyễn Công Khanh (14,tr80-83), Lã Thị Bưởi và
cộng sự (3,tr115-121), BologniniMonique- Plancherel Bernard & Halfon Oliver
(1,tr338-342) đã có những báo cáo về stress ở tuổi thanh thiếu niên.
Một số công trình nghiên cứu ở cấp độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cũng đã được
thực hiện và nghiệm thu (12;18). “Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý” của tác giả
Nguyễn Thành Khải là công trình đầu tiên nghiên cứu stress ở tuổi trung niên, với
nhóm khách thể đặc thù của tuổi này.Tuy nhiên, trong nghiên cứu, tác giả chưa chú
ý đến những yếu tố tâm lý, gia đình của lứa tuổi.
Luận văn Thạc sĩ tâm lý học của Trần Anh Thụ “Nghiên cứu stress ở những
người tuổi trung niên” (2005). Tác giả đã góp phần khái quát cơ sở lý luận tâm lý
học về stress và làm phong phú thêm tri thức về tâm lý học phát triển.
Khoá luận cử nhân tâm lý học của Nguyễn Mai Anh “Bước đầu nghiên cứu
stress của sinh viên trong học tập” (1991) đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress đến chất
lượng bài thi của sinh viên.
Nhìn chung, vấn đề stress tại Việt Nam dưới góc độ tâm lý học đã và đang
được chú ý nghiên cứu góp phần đem lại những cơ sở lý thuyết và kết quả thực tiễn
giúp nâng cao đời sống nhân dân trong bối cảnh hiện đại hoá và công nghiệp hoá
của đất nước.
Hiện nay, ngoài những nghiên cứu chính thức, tại Việt Nam đã có vài chục
tác phẩm, nhiều bài viết hoặc dịch, đăng trên các tạp chí, các website…giúp cho
mọi người có thể dễ dàng tìm hiểu về stress và cách phòng chống stress.
2.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ STRESS

2.1.Các khái niệm
2.1.1.Stress là gì?
a.Nguyên nghĩa của từ
Theo tiếng Latinh, stress được bắt nguồn từ từ “strictus” và một phần của
từ “stringere” có nghĩa là căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén.
Từ thế kỷ 17, từ “stress” được sử dụng với ý nghĩa là “sự khổ cực”-
“hardship” (Hinkle, 1973), dùng để mô tả con người trải qua thử thách gay go, tai
hoạ hoặc nỗi đau buồn nào đó) (28,tr111).Từ này cũng là một phần của từ
“destresse” và “estresce” trong tiếng Pháp cổ có nghĩa là chật hẹp (narrowness), sự
đàn áp (oppression)(58).
Trong tiếng Anh, stress có nghĩa là nhấn mạnh.Thuật ngữ này được dùng
trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Sau đó, năm 1914
W.B.Cannon sử dụng trong sinh lý học với nghĩa là stress cảm xúc (40,tr21). Năm
1935 trong một công trình nghiên cứu về cân bằng nội môi ở các động vật có vú
trong các tình huống gò bó, nhất là trong điều kiện thay đổi nhiệt độ, ông cũng mô
tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát triển một số bệnh và xác định vai trò
của hệ thống thần kinh thực vật trong các tình huống khẩn cấp. Ban đầu, stress
được dùng để chỉ phản ứng bình thường của cơ thể để miêu tả các trạng thái của cá
nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý và hành vi
(7,tr241-242). Hiện nay, từ stress được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
b. Cách hiểu theo một số từ điển
- Theo Encarta và một số từ điển tâm lý học của Mỹ, danh từ stress có hai nghĩa:
Thứ nhất, đó là “lực kháng lại được hình thành trong cơ thể chống lại lực tác động
bên ngoài” (59) hoặc “một tình trạng gây khó chịu hoặc gây những ảnh hưởng trái
ngược bên ngoài và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ thể lý, dễ nhận thấy qua dấu
hiệu: nhịp tim tăng, huyết áp cao, cơ căng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền”
(58).Thứ hai “stress là một kích thích thể lý hoặc tâm lý có thể gây ra sự căng
thẳng tinh thần hoặc các phản ứng sinh lý- những phản ứng có thể dẫn đến các
bệnh”; còn động từ stress chỉ việc “chịu áp lực, căng thẳng về thể lý và tinh thần”
(59).

-Trong từ điển tâm lý học của Nga, theo V.P.Dintrenko và B.G.Mesiriakova,
“stress- trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt
động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như
trong những điều kiện đặc biệt”(18,tr18).
- Dictionary of Psychology có cái nhìn tổng quát hơn: “stress là căng thẳng thể lý
và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm, khó có thể chịu
đựng được hoặc vượt qua, như những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội, cảm
xúc hoặc thể lý”(50,tr711).
-Theo từ điển Y học: “Bất kỳ nhân tố nào đe doạ đến sức khoẻ cơ thể hay có tác
động phương hại đến các chức năng cơ thể, như tổn thương, bệnh tật hay tâm trạng
lo thì đều gọi là stress”(39, tr1172)
c. Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu
- Bác sĩ Eric Albert, nhà tâm lý học, sáng lập viên Viện nghiên cứu stress định
nghĩa: “Stress là sự nỗ lực của cơ thể để thích nghi với những đổi thay”.(45) - Nhà
sinh vật học Canada, Hans Selye, cho rằng stress là phản ứng của cơ thể trước mỗi
tấn công của môi sinh (47).Về sau, ông đã đưa ra nhiều cách giải thích khác, phổ
biến nhất là định nghĩa: “stress là một trạng thái được thể hiện trong một hội chứng
bao gồm tất cả các biến đổi không đặc hiệu trong một hệ thống sinh học”. Cuối đời
(1975), ông nhấn mạnh : stress có tính chất tổng hợp, chứ không phải chỉ thể hiện
trong một trạng thái bệnh lý, đó là “mọi đáp ứng của cơ thể trước mọi yêu cầu hay
đòi hỏi tác động lên trên cơ thể” (51,tr522).
- Vào thập niên 80, tác giả xô-viết L.A. Kitaepxmưx (18,tr20) nhìn nhận: “Stress là
những nét không đặc hiệu của những biểu hiện sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy
sinh trong mọi phản ứng của cơ thể”.Theo ông, tính không đặc hiệu của các quá
trình thích nghi tâm lý và sinh lý thể hiện- cả tiêu cực lẫn tích cực- khi gặp các tác
động khác nhau về cường độ, trường độ, và tầm quan trọng của nó đối với chủ thể.
- Philippe Loron, nhà thần kinh học người Pháp giải thích: “Stress là phản ứng
thích nghi của cơ thể chúng ta với những ràng buộc bên ngoài. Nó cho phép tái lập
sự cân bằng nội tại hoặc đảm bảo sự sinh tồn”(46).
- Bruce Singh và Sidney Bloch cho rằng : “Stress đề cập tới các hoạt động hoặc

các tình huống, gây ra cho con người những yêu cầu về cơ thể và tâm lý quá mức
và đe doạ gây mất thăng bằng”(29,tr111).
- Đa số các tác giả nghiên cứu stress ở Việt Nam sử dụng những khái niệm của các
nhà nghiên cứu nước ngoài.Tuy nhiên cũng có một vài tác giả có ý kiến riêng của
mình như:
+ Theo Tô Như Khuê, “Stress chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một
cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà
con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ
yếu do tác tác nhân kích thíc, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó”
(20,tr33). Định nghĩa này đề cập đến vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của
con người trong stress.
+ Một số nhà tâm lý học khác như: Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ và Nguyễn
Quang Uẩn đã nêu lên thành phần quan trọng của stress là xúc cảm và một số
nguyên nhân cơ bản gây ra stress ở con người, khi cho rằng: “Stress là những xúc
cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình
huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những
điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu”(10,tr146).
+ Theo Nguyễn Thành Khải, “Dưới góc độ tâm lý học, có thể hiểu stress là trạng
thái căng thẳng về tâm lý mà con người cảm nhận được trong quá trình hoạt động
cũng như trong cuộc sống”.(18,tr20)
+ Theo Trần Anh Thụ, “stress là một tình trạng gây khó chịu hoặc gây tổn thương
về cảm xúc và tinh thần, xảy ra khi cá nhân phản ứng lại những kích thích hoặc
những tình huống cực kỳ khó khăn, nhiều áp lực và căng thẳng do tác động từ bên
ngoài; và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ, dễ nhận thấy qua dấu hiệu: nhịp tim tăng,
huyết áp cao, cơ căng, cảm giác khó chịu, và ưu phiền”.(36, tr21)
+ Thậm chí có một số người còn hiểu sai khi cho rằng : “stress là kết qủa tương
tác giữa khả năng đáp ứng của một cá nhân với những đòi hỏi được đặt ra cho cá
nhân đó trong môi trường của họ. Quá trình tương tác có thể dẫn đến những hậu
quả nhiều mặt tuỳ theo khả năng ứng phó đó”.(37,tr17)
Như vậy, hiện nay có rất nhiều cách hiểu về stress. Có nhiều người nói đến

stress như một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận
thuần tuý dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý cơ thể, trong
khi các nhà tâm lý học đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý.
Theo chúng tôi, stress phải được hiểu một cách tổng hợp, vừa như một kích
thích, vừa như một hậu quả kèm theo; đồng thời đề cập đến các yếu tố sinh học, xã
hội, tâm lý trong ứng phó.

×