Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nhận thức của sinh viên về tình dục an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.97 MB, 175 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*






BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO








NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC
AN TOÀN











LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
















Hà Nội – 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO








NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TÌNH DỤC
AN TOÀN






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học
Mã số: 60 31 80








Người hướng dẫn khoa học: TS. Lã Thị Thu Thủy












Hà Nội – 2012


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Viết đầy đủ
BCS
: bao cao su
BPTT
: biện pháp tránh thai
ĐTB
: điểm trung bình
Nxb
: Nhà xuất bản
QHTD
: quan hệ tình dục
SKSS
: sức khỏe sinh sản

SKTD
: sức khỏe tình dục
STT
: số thứ tự
TD
: tình dục
tr
: trang



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu: 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu: 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Khách thể nghiên cứu 2
3.3. Giới hạn nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
7. Cấu trúc luận văn: 3
CHƢƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN 5
VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN 5
1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước 8
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản nhận thức của sinh viên về quan hệ

tình dục an toàn 11
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản 11
1.2.2. Một số vấn đề lý luận nhận thức của sinh viên về QHTD an toàn . 21
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về quan hệ tình
dục an toàn 30
Tiểu kết chƣơng 1: 34
CHƢƠNG 2 36
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Tổ chức nghiên cứu 36
2.2. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu 36


2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 39
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 39
2.3.2. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi 40
2.3.3 Phương pháp thảo luận nhóm 41
2.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 42
2.3.5. Phương pháp thống kê toán học 42
Các thông số, các phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu 42
Tiểu kết chƣơng 2 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA SINH
VIÊN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN 45
3.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn . 45
3.1.1 Nhận thức của sinh viên về quyền liên quan đến sức khỏe sinh sản
và sức khỏe tình dục 45
3.1.2 Quan niệm của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn 47
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
và các cách phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục 50
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về thời điểm dễ thụ thai, nạo phá thai và
các biện pháp tránh thai ngoài ý muốn 56

Tóm lại: 66
3.1.5 Nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTD an toàn trước hôn nhân 67
3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến nhận thức của sinh viên về quan hệ
tình dục an toàn: 83
3.3. Một số biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKTD cho
sinh viên 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95
1. Kết luận 95
2. Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
DANH MỤC BẢNG 8


DANH MỤC BIỂU ĐỒ 9
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Hiểu biết của sinh viên về quyền liên quan đến sức khỏe sinh sản và
sức khỏe tình dục (%) 45
Bảng 3.2 : Quan niệm của sinh viên về tình dục (%) 47
Bảng 3.3: Quan niệm của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn 48
Bảng 3.4 : Hiểu biết của sinh viên về bệnh lây truyền qua đường tình dục 50
Bảng 3.5: Nhận thức của sinh viên về HIV/AIDS 52
Bảng 3.6: Nhận thức của sinh viên về việc lây nhiễm HIV khi QHTD 53
Bảng 3.7: Các phương án xử lý khi có nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua
đường tình dục 54
Bảng 3.8: Quan điểm của sinh viên về việc sử dụng BCS khi giao hợp 59
Bảng 3.9: Nhận thức của sinh viên về thời điểm nên mang BCS trong người (%) 61

Bảng 3.10: Nhận thức của sinh viên về thời điểm dùng thuốc tránh thai
khẩn cấp (%) 63
Bảng 3.11: Nhận thức của sinh viên về ảnh hưởng của nạo hút thai đến
sức khỏe (%) 64
Bảng 3.12: Quan niệm của sinh viên khi đã có QHTD giao hợp với một người
nhưng không còn yêu người đó nữa 78
Bảng 3.13: Tự đánh giá của sinh viên về kiến thức SKSS-SKTD của bản thân 80
Bảng 3.14: Tỉ lệ sinh viên đã có QHTD trước hôn nhân 80




DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết phải thử máu sau một lần QHTD giao hợp không
dùng BCS 54
Biểu đồ 3.2: Mức độ quan tâm của các bạn sinh viên với các biện pháp phòng tránh
bệnh lây truyền qua đường tình dục 55
Biểu đồ 3.3: Thực trạng hiểu biết của sinh viên về thời điểm dễ thụ thai 56
Biểu đồ 3.4: Nhận thức của sinh viên về kỹ năng sử dụng BCS đúng cách 58
Biểu đồ 3.5: Mức độ đồng tình của sinh viên về việc mang BCS trong người 60
Biểu đồ 3.6: Ứng xử của bạn gái khi bạn trai muốn có QHTD 68
Biểu đồ 3.7: Độ tuổi nam nữ thanh niên sinh viên thường có QHTD lần đầu tiên 71
Biểu đồ 3.8: Đánh giá của sinh viên về mức độ QHTD trước hôn nhân của thanh
niên hiện nay 72
Biểu đồ 3.9: Những quan niệm của các bạn sinh viên với những người có QHTD
trước hôn nhân 74
Biểu đồ 3.10: Thể hiện đánh giá của sinh viên với những người có QHTD trước hôn
nhân nhưng đảm bảo an toàn 75
Biểu đồ 3.11: Mức độ thành thật của sinh viên trong việc trả lời các câu hỏi đưa ra

82






1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước mang đậm màu sắc Á Đông nên sự tế nhị và kín
đáo luôn là yếu tố ảnh hưởng và chi phối trong suy nghĩ, hành động của mỗi con
người. Vì vậy cho đến nay vấn đề giáo dục về quan hệ tình dục an toàn vẫn là một
“mảnh đất cấm” ít được quan tâm.
Thực tế hiện nay tỷ lệ thanh niên chưa lập gia đình có quan hệ tình dục không
an toàn và lành mạnh khá nhiều, dẫn đến tỷ lệ thanh niên nạo phá thai khá cao, trong
đó tỉ lệ sinh viên là không nhỏ. Theo báo cáo của bộ y tế mỗi năm có khoảng 300 000
thanh niên chưa xây dựng gia đình nạo phá thai [3, tr.6]. Trong vòng 6 tháng (3-
8/2001), tính riêng tại Bệnh viện Phụ sản trung ương có 2 344 phụ nữ nạo hút thai. Số
lượng sinh viên trong tổng số những người nạo phá thai là 17,29% [34, tr26]. Theo
báo cáo “nghiên cứu vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam” có 80% thanh
thiếu niên mang thai nhưng không biết mình có thai. Tại thành phố Hồ Chí Minh năm
2001 có 116 399 ca nạo phá thai; 869 ca dưới 18 tuổi; 50% số mới nhiễm HIV/AIDS
ở độ tuổi 15-24. Khảo sát 1 560 sinh viên có độ tuổi 18-24, chưa lập gia đình ở 6
trường đại học năm 2000 cho thấy, 79,3% sinh viên nam cho rằng đang có bạn tình là
nữ sinh viên và đã có quan hệ tình dục; 10,74% thừa nhận có quan hệ tình dục với gái
mại dâm; 47,43% sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ với bạn tình; 26 trường
hợp sinh viên nữ nạo phá thai đến lần thứ ba [38, tr46]. Theo con số thống kê mới
nhất của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong hơn 5.000 ca nạo, phá thai mỗi năm
có tới 30% thai phụ dưới 24 tuổi. Còn tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số phụ nữ

dưới 20 tuổi nạo phá thai chiếm khoảng 20% [48]
Thực trạng này ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe, lối sống và hạnh phúc
tương lai của thanh niên, sinh viên nói riêng và ảnh hưởng đến chất lượng của
nguồn nhân lực Việt Nam nói chung. Có thể nhận thấy, một trong những nguyên
nhân chủ yếu của thực trạng trên là do nhận thức của sinh viên về tình dục an toàn
và lành mạnh còn chưa đúng, chưa đầy đủ.
Hơn nữa trong thời đại tri thức hiện nay, chúng ta đang trên con đường xây
dựng một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, năng động, sáng tạo để đưa đất
nước sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Trong xu thế hội nhập, thế hệ trẻ, đặc


2
biệt sinh viên có nhiều cơ hội giao lưu, làm việc với các bạn trẻ trên thế giới nơi đã có
nền giáo dục về giới tính và tình dục một cách có hệ thống ngay từ phổ thông [47]
càng cần được tăng cường nhận thức để có thể vừa hợp tác làm việc, học tập, cũng
như vừa khẳng định được văn hóa dân tộc và tính chủ động, tự quyết của cá nhân.
Như vậy, việc sớm có những biện pháp giáo dục nâng cao nhận thức của thanh niên
sinh viên Việt Nam về QHTD an toàn là vấn đề cấp thiết cần làm ngay.
Thực tế hiện nay, vấn đề nhận thức về tình dục an toàn ở Việt Nam chưa
được tiến hành nghiên cứu nhiều, đặc biệt vấn đề nhận thức của sinh viên về QHTD
an toàn còn ít được nghiên cứu. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức của sinh viên
về QHTD an toàn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Đây là vấn đề cấp thiết có tính
chất thời sự trong đời sống xã hội cũng như trong nghiên cứu tâm lý học.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Nhận
thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về vấn đề quan hệ
tình dục an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến chúng, đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn.
3.2. Khách thể nghiên cứu
233 sinh viên trường Đại học dân Lập Lương Thế Vinh thành phố Nam Định.
3.3. Giới hạn nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Có rất nhiều nội dung nghiên cứu khi bàn luận về
nhận thức của sinh viên với vấn đề QHTD an toàn, nhưng trong khuôn khổ có hạn
của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi đi sâu tìm hiểu một số nội dung sau: quan niệm
của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn, những hiểu biết về sức khoẻ sinh sản
(biện pháp phòng tránh thai, mang thai và nạo phá thai), vấn đề quan hệ tình dục an
toàn trước hôn nhân, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đặc biệt chúng tôi
cũng giới hạn vấn đề quan hệ tình dục chúng tôi nghiên cứu trong phạm vi QHTD
khác giới.


3
Về khách thể nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu 233 sinh viên trường Đại học dân
lập Lương Thế Vinh thành phố Nam Định.
4. Giả thuyết khoa học
Sinh viên hiện nay còn thiếu kiến thức về QHTD an toàn. Những hiểu biết
của sinh viên về bệnh lây truyền qua đường tình dục còn ít, các bạn chưa biết hết
tên các loại bệnh.
Sinh viên cũng chưa nắm rõ những kiến thức về thời điểm thụ thai và các
biện pháp phòng tránh thai. Hiểu biết của các bạn mới chỉ dừng ở mức nghe nói
chưa biết đến những kiến thức cụ thể.
Sinh viên chưa có những nhận thức đúng đắn sâu sắc về vấn đề QHTD an
toàn trước hôn nhân. Hiện tượng QHTD thiếu an toàn trước hôn nhân đã và đang
tồn tại trong sinh viên.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nhận thức của sinh viên về QHTD an
toàn như trình độ nhận thức, kinh nghiệm, kỹ năng sống, truyền thông đại chúng,

gia đình, nhà trường…
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn.
5.2 Đánh giá thực trạng nhận thức về quan hệ tình dục an toàn của sinh viên
trường Đại học dân lập Lương Thế Vinh, Nam Định.
5.3. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về
QHTD an toàn.
5.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của sinh viên về
QHTD an toàn
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6.2 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi
6.3 Phương pháp thảo luận nhóm
6.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
6.5 Phương pháp thống kê toán học
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn còn có 3 chương:


4
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận nhận thức của sinh viên về quan hệ tình
dục an toàn
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức của sinh viên về quan
hệ tình dục an toàn


5
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN
VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN

1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thời Hy Lạp cổ đại, vấn đề tình dục người đã được các danh y và các
triết gia đề cập đến. Hippocrates, Plato và Aristotl có thể coi là những người đầu
tiên đưa ra những quan sát và những lý thuyết sâu sắc về các vấn đề sinh lý và rối
loạn chức năng tình dục, sinh sản và tránh thai, phá thai, luật lệ và đạo đức của hành
vi tình dục. Thời kỳ đế chế La Mã, những thầy thuốc Hy lạp như Soranus và Galen
đã tiến thêm bước nữa và hệ thống hóa những hiểu biết về tình dục thời cổ đại. Cao
trào nghiên cứu về kỹ thuật giải phẫu trong thế kỷ 16, 17 và 18 đã làm cho những
tên tuổi gắn liền với những bộ phận giải phẫu có liên quan đến chức năng tình dục
như Fallopio (mô tả vòi trứng), De Graff (nang noãn), Berthelsen (tuyến Bartholin)
và Cowper (tuyến ở bộ phận sinh dục nam). (Theo thông tin của dự án “Tư vấn sức
khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS cho thanh thiếu niên” được tài trợ
bởi quỹ Ford và thực hiện bởi công ty Tư vấn đầu tư y tế [49])
Đến thế kỷ 19, đây là giai đoạn mở đầu cho việc bàn luận mạnh dạn hơn về
khía cạnh đạo đức của tình dục và phân loại mới về hành vi tình dục người. Với
những quan tâm về tâm lý bệnh tình dục và về đạo đức xã hội suy thoái đã ra đời
khái niệm tình dục (sexuality) và khoa học tình dục được nghiên cứu toàn diện và
sâu sắc hơn. Những nghiên cứu của các nhà khoa học về sinh lý học, y học, lịch sử,
và nhân học đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về tình dục trên cơ sở hiện đại.
Bước sang thế kỷ 20, những công trình nghiên cứu tiên phong của Havelock
Ellis, Sigmund Freud và Iwan Block đã khẳng định, việc nghiên cứu những vấn đề
tình dục là những công việc hoàn toàn xứng đáng.
Iwan Block (1872-1922) là người đầu tiên đặt tên cho ngành khoa học này -
tiếng Đức là "Sexualwissenscgaft" - nhưng khi dịch ra tiếng Anh thì gây tranh cãi vì
tiếng Đức "Wissenscgaft" vừa bao hàm cả khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn.
Thuật ngữ Sexology được chấp nhận đơn vị gốc Hy Lạp "Logos" hàm ý năng lực lý

trí hiểu biết, cho nên sexology được hiểu là khoa học nghiên cứu TD trên phương


6
diện lý thuyết với những phân tích khách quan, chứ không phải là khoa học nghiên
cứu TD trên phương diện thực hành.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu và thuần túy lý thuyết về tình dục có trước
cả Block vài thập niên. Ngay từ năm 1843, một thầy thuốc người Nga tên Heinrich
Kan đã cho xuất bản sách tâm lý bệnh tình dục (Psycho pathia sexualis) đưa ra phân
loại mới về các bệnh tâm thần do nguyên nhân tình dục.
Iwan Block đã vượt ra khỏi giới hạn y học và sinh học để giải thích về những
biểu hiện tình dục bị coi là suy đồi. Block cho rằng rất nhiều hành vi tình dục bị coi
là bệnh hoạn và suy đồi đều đã từng có ở nhiều nơi trên trái đất. Kết luận rằng, quan
điểm y học thuần túy để giải thích về hành vi tình dục là hạn hẹp và cần phải được
chỉnh lý bằng những công trình nghiên cứu về lịch sử và nhân học.
Trong những năm gần đây, vấn đề tình dục đã và đang thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều góc độ khác nhau. Đặc biệt, từ sau
Hội nghị về dân số và phát triển tại Cairô, Ai Cập (1994), Hội nghị Bắc Kinh về
Giới – Phụ nữ và phát triển (1995) và Hội nghị về dân số và phát triển tại The
Hague, Hà Lan (1999). Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát tiển bền vững
Johannesburg (2002) vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục bắt đầu được
nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm.
Trong nghiên cứu về y học, các công trình nghiên cứu về sức khỏe tình dục
tại các nước đang phát triển chủ yếu mới đưa ra được các vấn đề nghiêm trọng như
bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai ngoài ý muốn và các biến chứng do
sinh đẻ [24, tr7]. Nghiên cứu của Viaria, Leela, Pravin (1998) về sức khỏe sinh sản,
sức khỏe tình dục trong chính sách và thực tiễn. Công trình của Miller và cộng sự
(1999) các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình ở các phòng
khám châu phi [24, tr7].
Trong nghiên cứu về dân số học, nghiên cứu của Bahakta B. Gubhaiju

(2002) đề cập đến sức khỏe sinh sản vị thành niên ở châu Á [1]. Brown và đồng sự
(2001) điều tra về hành vi tình dục của vị thành niên châu Á Các quan điểm của
các nhà dân số học trình bày ở hội nghị Dân số Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ V
tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 2/2002 [1] cho thấy, các nhà dân số học chủ yếu đi
sâu vào khía cạnh nhân khẩu học, đến dịch vụ kế hoạch gia đình, đồng thời bắt đầu


7
quan tâm chính sách sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, coi vấn đề
sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục như là bộ phận của chính sách dân số và phát
triển. Năm 1984,1986, các hội nghị UNESCO khu vực đã làm sáng tỏ những yêu
cầu về giáo dục đời sống gia đình và giáo dục giới tính trong quá trình giáo dục dân
số ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Châu Mỹ La tinh đưa dịch vụ sức khỏe
sinh sản cho thanh niên nhằm thông tin về tình dục, kế hoạch hóa gia đình, bệnh lây
truyền qua đường tình dục và phá thai. Châu Phi huấn luyện cán bộ giáo dục đồng
đẳng để cải thiện tình hình sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Ở Châu Á, các
nước Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Singapore, Phi-lip-pin…đã đưa nội dung giáo
dục giới tính, dân số, sức khỏe sinh sản vào trường học [23]. Có thể thấy từ sau Hội
nghị quốc tế dân số - phát triển tại Cairô, Chương trình hành động ICPD 1994, trên
thế giới đã có nhiều nước đưa chương trình giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giáo
dục giới tính, tình dục vào các trường phổ thông và nhiều hình thức giáo dục bên
ngoài trường cũng được triển khai.
Block đã viết trong công trình nghiên cứu Đời sống tình dục trong thời đại
chúng ta (1907) rằng: "Do tầm quan trọng của tình yêu trong đời sống của mỗi cá
nhân và trong xã hội với mối liên quan của nó trong sự phát triển của nền văn minh
nhân loại thì bộ môn khoa học đặc biệt này phải được coi là một bộ phận của "khoa
học về loài người" một khoa học tổng hợp của sinh học, nhân học, dân tộc học, triết
học, tâm lý học, lịch sử văn học và lịch sử nền văn minh” [49]
+ Nghiên cứu về tình dục trong Tâm lý học
Các nhà khoa học Mỹ tập trung nghiên cứu nhiều nhất về vấn đề tâm lý học sinh

đẻ, J.T. Faweet mô tả nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản [39]. Garrad, 1988; Hofferth,
Kahn, Baldwin, 1987 bàn đến khuynh hướng tham gia quan hệ tình dục tiền hôn nhân.
Hunt, 1974; Kinsey, Pomeroy, Martin; Fay & all; 1989; Mc Whtrter, Sanders và Reinish
nghiên cứu về tình dục đồng giới và lưỡng giới tính [29, Tr394,396].
Như vậy có thể thấy, trên thế giới có nhiều ngành đã tham gia nghiên cứu
vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục nói chung nhưng chưa đi sâu nghiên
cứu nào về vấn đề nhận thức của sinh viên về vấn đề QHTD an toàn.


8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Có thể thấy đúng như Khuất Thu Hồng và các cộng sự đã nói trong quyển
sách “Tình dục chuyện dễ đùa khó nói” [17], người Việt Nam có thể rất dễ đùa cợt
về chuyện tình dục nhưng để cùng trao đổi thẳng thắn hay bàn bạc với nhau về vấn
đề tình dục là một chuyện khó nói, chưa nói gì đến những công trình nghiên cứu nói
cụ thể về vấn “Tình dục” thì quả là hiếm hoi.
Thông thường vấn đề sức khỏe tình dục, tình dục an toàn thường được nói
đến phần nào trong những đề tài nghiên cứu chung về SKSS, giới tính, tình yêu…
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về tình dục được viết và trình
bày trong Chuyên san Giới, Tình dục & Sức khỏe tình dục thuộc dự án “Nâng cao
năng lực của nghiên cứu viên Việt Nam trong việc viết bài chia sẻ các nghiên cứu
về giới, tình dục và sức khỏe tình dục” (Dự án ENCOURAGES) do công ty tư vấn
đầu tư Y tế (CIHP) thực hiện với sự tài trợ của quỹ Rockefeller [5]. Một số nghiên
cứu cụ thể trong các chuyên san này là:
Nghiên cứu “Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục” do Trịnh
Văn Thắng thực hiện (số 01/2004) đã chỉ rõ, giao tiếp giữa bố mẹ và con cái về tình
dục còn ít được quan tâm do chính bố mẹ còn thiếu những kiến thức cần thiết và do
tâm lý ngại ngùng.
Nghiên cứu “Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại vùng nông thôn Quảng
Trị” do Phan Thị Thu Hiền thực hiện (số 09-2005) đã đóng góp một sự hiểu biết sâu

về bối cảnh mà trong đó cưỡng bức tình dục trong hôn nhân được hình thành và duy
trì. Hơn thế nữa nghiên cứu cũng đưa ra một góc nhìn mới về cưỡng bức và bạo lực
tình dục trong văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu “Các hành vi TD nguy cơ và bắc cầu trong thanh niên ở Hải
Phòng, Việt Nam” do Dương Công Thành và các cộng sự thực hiện (số 15/2008)
cho thấy, vai trò của giới trẻ trong việc làm tăng khả năng lây truyền HIV/bệnh lây
truyền qua đường TD từ các nhóm có nguy cơ cao hay các nhóm chính (gái mại
dâm và người tiêm chích ma túy) ra cộng đồng dân cư ở Việt Nam. Theo kết quả
của nghiên cứu này, thanh niên chưa lập gia đình ở Việt Nam có khả năng có những
hành vi nguy cơ cao nhất. Thanh niên là trung tâm của dịch HIV/AIDS về mặt lây
truyền, tác động, tính dễ bị tổn thương và khả năng để thay đổi. Vì thế, các chiến


9
lược can thiệp hành vi cần được tập trung vào giới trẻ. Giáo dục nhằm trì hoãn việc
bắt đầu quan hệ tình dục cho đến khi kết hôn và sử dụng bao cao su, không chỉ khi
QHTD với gái mại dâm, mà với tất cả các bạn tình là cấp thiết để phòng tránh sự
lan truyền rộng hơn của dịch HIV/AIDS ra cộng đồng dân cư ở Việt Nam.
Nghiên cứu “Người tiêm chích ma túy ở Việt Nam: Các động thái về nguy cơ
mắc AIDS và các mối QHTD ” do Nguyễn Trân Lâm thực hiện (số 02/2004) đã chỉ
ra mối quan hệ tương tác phức tạp giữa nguy cơ AIDS và các mối quan hệ nam nữ.
Rất nhiều phụ nữ không dùng BCS không phải vì họ thiếu kỹ năng thương thuyết
mà vì đó là một biểu hiện của tình yêu và sự gắn bó. Chính nhu cầu tình cảm mới
quan trọng và đó cũng là động lực dẫn đến QHTD không an toàn trong giới tiêm
chích ma túy.
Nghiên cứu “Mại dâm ở Việt Nam: Các tác động tới dự phòng HIV/AIDS”
do Vũ Ngọc Bảo thực hiện đã chỉ ra bằng chứng nhấn mạnh tầm quan trọng của các
yếu tố hoàn cảnh đối với việc chấp thuận các hành vi bảo vệ cho dự phòng HIV.
Các phát hiện của nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố văn hóa –
xã hội tác động tới việc người hành nghề mại dâm nữ và khách hàng của họ sử dụng

BCS. Các hoạt động xã hội như chiến dịch “phòng chống tệ nạn xã hội” hạn chế các
đối tượng liên quan tới mại dâm quyết định thực hiện các hành vi phòng ngừa lây
nhiễm HIV. Vai trò chi phối của nam giới trong mối quan hệ giới cho phép nam
giới quyền quyết định việc sử dụng bao cao su, nhưng họ thường từ chối sử dụng
BCS vì sợ mất khoái cảm tình dục.
Trong những nghiên cứu của chuyên san cho đến nay cũng chưa có nghiên
cứu nào về vấn đề “Nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục an toàn”
+ Nghiên cứu về TD được thể hiện trong các nghiên cứu về sức khỏe, giới
tính của một số ngành:
Sau hội nghị Quốc tế về dân số - phát triển ở Cai- rô năm 1994, ngành dân số
Việt Nam chuyển trọng tâm kế hoạch hóa gia đình sang mục tiêu chất lượng dân số
và coi trọng SKSS, SKTD. Nội dung này được thể hiện rõ trong chiến lược dân số
Việt Nam 2001-2010. Từ đó đã có không ít những nghiên cứu đề cập đến tình trạng
SKSS, SKTD truyền thông-giáo dục và tuyên truyền vận động về SKSS. Nghiên
cứu của Nguyễn Thiện Trưởng và cộng sự (1998) về trách nhiệm của nam giới


10
trong chương trình sức khỏe sinh sản [37]. Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh, Lê Thị
Nhâm Tuyết (2000) về sức khỏe sinh sản ở Việt Nam chủ yếu đề cập sức khỏe sinh
sản như một nội dung quan trọng của vấn đề dân số - phát triển [35].
Trong nghiên cứu xã hội học: Bùi Thanh Mai (1998) với đề tài “Trẻ vị thành
niên và các biện pháp tránh thai [22]; Lê Thị Quý, Mai Quỳnh Nam (2000) ở Trung
tâm tư vấn Giới - Phát triển có chương trình nghiên cứu về vấn đề nhận thức, hành
vi của nhóm thanh thiếu niên của các dân tộc thiểu số [28]. Ngoài ra Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh; UNFPA; FDI cũng đã xuất bản tài liệu “Sức khỏe
thanh niên và kỹ năng sống‟‟ [9]. Các công trình và tài liệu trên đề cập đến việc sử
dụng biện pháp tránh thai ở nữ thanh niên một số tỉnh ở Việt Nam, hành vi tình dục
thanh niên dân tộc. Nhưng những công trình và tài liệu trên chưa đi sâu nghiên cứu
cơ sở lý luận của vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.

Trong giáo dục học, vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính,
tình dục với đúng nghĩa của nó thì hầu như bị “né tránh” ít được nghiên cứu và chú
ý có hệ thống, chủ yếu được tích hợp với các môn học như Sinh vật, Địa lý, Giáo
dục công dân trong các trường phổ thông.
Trong tâm lý học, từ sau hội nghị Cairô có sự kết hợp nghiên cứu giữa các
nhà dân số học và tâm lý học, giáo dục về nội dung giáo dục giới tính cho sinh viên.
Các tác giả Trần Trọng Thủy, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Văn Lê cho rằng,
nội dung giáo dục giới tính cho lứa tuổi sinh viên bao gồm những mặt sau: 1.
Những kiến thức cơ bản về tình dục học; 2. Những kiến thức về tình bạn và tình
yêu; 3. Những kiến thức về lây truyền qua đường tình dục; 4. Những hiểu biết về
sinh sản và cơ sở khoa học của sinh đẻ có kế hoạch [9].
Các tác giả Trần Quốc Thành, Vũ Thị Kim Thanh, Trương Thị Bích Hà đã
biên soạn tài liệu “Hỏi đáp SKSS và SKTD vị thành niên” năm 2003 [33]. Tài liệu
này đã giải đáp một số vấn đề thắc mắc của thanh thiếu niên về SKSS, SKTD dưới
dạng hỏi - đáp cụ thể.
Tâm lý giáo dục là một trong những môn học có nhiều liên quan đến giáo
dục dân số - sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, nhất là chủ đề xã hội của nội
dung chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, nhưng nhìn chung vấn đề có
tính chất tích hợp.


11
Hiện tại vấn đề nhận thức về QHTD an toàn chỉ mới được lồng ghép và thể
hiện phần nào trong vấn đề nhận thức về SKSS nói chung như: Nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Vững và cộng sự về các mô hình can thiệp với sự thiếu hụt kiến thức
và các vấn đề SKSS lứa tuổi vị thành niên tiến hành năm 1998, đã kiến nghị nên đưa
chương trình giáo dục SKSS cho vị thành niên, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà
trường, Đoàn thanh niên để tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức về SKSS
cho vị thành niên [44]; Đề tài của Học viện thanh thiếu niên Việt Nam: “Tuổi vị
thành niên với vấn đề TD và các biện pháp tránh thai” tiến hành tháng 7/1998 đã

nhấn mạnh nhận thức của vị thành niên về TD và biện pháp tránh thai đã đến mức
báo động. Đề tài cũng cho thấy tình trạng nạo phá thai có chiều hướng gia tăng do vị
thành niên thiếu kiến thức về TD và biện pháp tránh thai [16]; Năm 1998, Khuất Thu
Hồng, Trần Thị Phương Mai, với nghiên cứu “Đáp ứng nhu cầu về SKSS vị thành
niên ở Việt Nam”, đã đề cập nhu cầu thực tế của thanh niên, vị thành niên hiện nay về
SKSS. Nghiên cứu này cho thấy, thanh niên Việt Nam còn thiếu hiểu biết về SKSS
như: sinh lý sinh sản, mang thai ngoài ý muốn, nạo thai, mang thai sớm ảnh hưởng
đến sức khỏe, tính mạng, QHTD không được bảo vệ và lây nhiễm HIV/AIDS [18].
Nhìn chung có thể nhận thấy, những nghiên cứu nhận thức của giới trẻ về
QHTD an toàn chưa được nhiều tác giả quan tâm. Vấn đề QHTD an toàn thường lồng
ghép trong các đề tài nghiên cứu liên quan đến SKSS nói chung.
1.2. Một số vấn đề lý luận cơ bản nhận thức của sinh viên về quan hệ
tình dục an toàn
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Khái niệm nhận thức
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về nhận thức:
Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người. Trong quá trình sống
và hoạt động con người nhận thức (- phản ánh) được hiện thực xung quanh, hiện
thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế
giới xung quanh và đối với chính bản thân mình.
Vì vậy có thể nói, hoạt động nhận thức có vai trò đặc biệt quan trọng, nhờ có
nhận thức mà con người làm chủ được tự nhiên, làm chủ được xã hội và làm chủ
được chính bản thân mình. [40; tr88]. Quan niệm này đã khẳng định, nhận thức của


12
con người là một hoạt động và hoạt động này diễn ra thường xuyên liên tục trong
đời sống con người giúp con người có thể tồn tại và phát triển.
Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê: “Nhận thức là một quá trình
hoặc kết quả của sự phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, là quá trình con

người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó”
[27]. Trong định nghĩa này, tác giả đã nhấn mạnh, nhận thức là một quá trình phản
ánh hiện thực cuộc sống vào tư duy con người để con người có được những hiểu
biết về hiện thực khách quan.
Trong Từ điển tâm lý học, tác giả Nguyễn Khắc Viện định nghĩa: "Nhận thức
là một quá trình tiếp cận, tiến gần đến chân lý nhưng không bao giờ ngừng ở trình
độ nào vì không bao giờ nắm bắt hết được toàn bộ hiện thực, phải thấy dần những
cái sai, tức không ăn khớp với hiện thực để đi hết bước này đến bước khác” [45].
Trong định nghĩa này Nguyễn Khắc Viện khẳng định, nhận thức là một quá trình
liên tục không có điểm dừng lại không có hồi kết mà chỉ có những kết quả tạm chấp
nhận ở thời điểm hiện tại.
Theo phản ánh luận của Lênin: Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan
vào bộ não con người. Sự phản ánh này không phải đơn giản thụ động mà là quá
trình biện chứng dựa trên hoạt động tích cực của chủ thể trong mối quan hệ với
khách thể. Tính tích cực của chủ thể nhận thức thể hiện không chỉ ở sự tác động của
chủ thể diễn ra trong quá trình thực tiễn xã hội mà còn ở sự phản ánh khách thể như
là một quá trình sáng tạo trong đó chủ thể ngày càng nắm bắt được quy luật, bản
chất của khách thể [43]. Trong định nghĩa này, Lê Nin đã nhấn mạnh được tính tích
cực của chủ thể trong quá trình nhận thức để nắm bắt và phản ánh thế giới khách
quan vào não người.
Từ việc phân tích quan điểm của các tác giả khác nhau về nhận thức nêu
trên, trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: “Nhận thức là quá trình phản
ánh của hiện thực khách quan vào não thông qua quá trình sống và hoạt động
của con người”
Trong khái niệm này cần lưu ý một số điểm sau đây:
+ Nhận thức là một quá trình:
Trong tâm lý học, thuật ngữ quá trình được hiểu theo hai hướng cơ bản: Thứ
nhất, một hiện tượng tâm lý được coi là một quá trình tâm lý khi hiện tượng tâm lý



13
đó diễn ra có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng. Thứ hai, hiện tượng
tâm lý đó phải được phát triển kế tiếp nhau của các mức độ trong một tiến trình thời
gian nhất định.
Trong quá trình nhận thức của con người, từ cấp độ nhận thức cảm tính, các
quá trình cảm giác, tri giác đều có thời điểm bắt đầu khi các sự vật, hiện tượng tác
động trực tiếp vào giác quan của con người. Diễn biến là quá trình sự vật hiện tượng
tiếp tục tác động vào giác quan của con người và kết thúc là khi sự vật hiện tượng
không tiếp tục tác động vào giác quan của con người nữa. Đến cấp độ nhận thức lý
tính bao gồm tư duy, tưởng tượng thì thời điểm bắt đầu là khi con người đứng trước
tình huống có vấn đề. Diễn biến là khi con người vận dụng tri thức hiểu biết của
mình tiến hành các thao tác tư duy giải quyết tình huống đó. Quá trình nhận thức lý
tính kết thúc khi con người giải quyết được tình huống có vấn đề.
Trong quá trình phát triển tâm lý của một cá nhân thì quá trình nhận thức
cũng diễn ra theo từng cấp độ từ nhận thức cảm tính đến lý tính. Quá trình nhận
thức của con người được diễn ra liên tục không ngừng nghỉ cho đến khi các giác
quan và trí não của con người ngừng hoạt động.
Trong sự phát triển của loài người, quá trình nhận thức cũng vẫn diễn ra theo
từng cấp độ từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính. Quá trình này không
ngừng nghỉ. Ví dụ như, quá trình con người tiếp xúc với hiện thực khách quan con
người sẽ nhận biết hiện thực khách quan và nhận biết chính bản thân mình từ cấp độ
cảm tính rồi lý tính, nhận thức này được ghi lại trong nền văn hóa, đồ vật của con
người sản xuất ra. Thế hệ sau tiếp tục quá trình nhận thức cảm tình khi tiếp xúc với
nền văn hóa cũng như đồ vật của thế hệ trước để lại và tiếp tục có nhận thức lý tính
(tư duy, tưởng tượng, lao động sáng tạo) về thế giới khách quan và về chính bản
thân mình. Quá trình nhận thức cứ tuần tự như vậy. Xã hội loài người tiến lên phía
trước, tới gần hơn với chân lý khách quan. Quá trình nhận thức của con người có
thể có những bước nhảy vọt nhưng vẫn có thể khẳng định chắc chắn quá trình nhận
thức của loài người vẫn là quá trình tiếp nối và lấy quá trình nhận thức trước làm
tiền đề.

Như vậy, xét dưới góc độ bản thân quá trình nhận thức hay dưới góc độ nhận
thức của cá nhân hoặc của cả loài người nhận thức luôn là một quá trình.


14
+ Nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan và hơn thế nữa nhận thức
là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách sáng tạo.
Trước tiên ta có thể thấy, con người tiếp nhận hiện thực khách quan thông
qua các cơ quan cảm giác và hiện thực khách quan này được các nơ ron thần kinh
của não ghi nhận và cải biến thành những hiểu biết của con người đây là quá trình
phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
Sau đó, con người không chỉ phản ánh hiện thực đơn giản thông qua các giác
quan mà còn qua nhiều hệ thống xử lý tâm lý, tư duy, tưởng tượng… có trong não
người để phân tích, so sánh, tổng hợp, chọn lọc những thông tin cần thiết cho sự vận
động và phát triển. Con người có thể phản ánh hiện thực khách quan và đưa ra
những thông tin cần thiết ngay cả khi hiện thực khách quan không hoặc chưa tác
động. Chính nhờ những năng lực này mà con người có thể nhận thức sáng tạo về
hiện thực khách quan đưa ra những dự đoán, phán đoán, quyết định đem lại sự phát
triển của con người như ngày hôm nay.
+ Nhận thức hiện thực khách quan được thực hiện thông qua quá trình sống
và hoạt động của con người.
Điều này có thể nhận thấy ngay khi ta giả định con người không sống hoặc
sống mà không hoạt động gì cả thì liệu quá trình nhận thức có thể diễn ra nữa hay
không. Khi con người không còn sống, sống đời sống thực vật hoặc không tiến
hành bất cứ hoạt động nào điều đó chứng tỏ các giác quan của con người và não
của con người sẽ tiếp xúc rất ít hoặc không có một chút gì với hiện thực khách
quan, đương nhiên quá trình nhận thức không thể diễn ra. Như vậy có thể con
người cần tham gia nhiều hoạt động đặc biệt những hoạt động học tập, lao động,
sản xuất sẽ giúp con người nhận thức hiện khách quan nhiều nhất, từ đó giúp con
người ngày càng phát triển.

Các mức độ nhận thức
Hoạt động nhận thức ở các cấp độ khác nhau cung cấp cho con người những
hiểu biết về thế giới khách quan, về các sự vật hiện tượng. Sự nhận thức theo chúng
tôi được thể hiện qua 3 mức độ cơ bản đó là nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
* Nhận biết: Đây là mức độ thấp của quá trình về bản chất của sự vật hiện
tượng hay vấn đề. Trong mức độ này, con người mới chỉ có khả năng phản ánh


15
được những dấu hiệu cụ thể, bên ngoài của các sự vật hiện tượng, chưa có khả năng
chỉ ra được các mối liên hệ hay các dấu hiệu bản chất, có tính quy luật của chúng.
Ở mức độ nhận biết cảm giác và tri giác, việc vận dụng những hiểu biết trong
việc giải quyết các tình huống giả định và các tình huống trong thực tế còn rất nhiều
hạn chế. Biểu hiện của mức độ nhận biết là: nhận biết được các dấu hiệu, những
biểu hiện cụ thể là hình thức bên ngoài của sự vật, hiện tượng, hay các vấn đề nhận
biết này, mang tính chủ quan chưa hệ thống, chưa khách quan và cá nhân riêng lẻ,
nếu đặt trong hoàn cảnh khác thì khó có thể nhận ra.
Trong thực tiễn, mức độ nhận biết chỉ giúp cho con người nhìn thấy những
dấu hiệu bề ngoài không phát hiện được bản chất của sự vật hiện tượng, nên việc
thực hiện nhiều khi không mang lại hiệu quả. Đặc biệt đối với những lĩnh vực xã
hội, nếu con người chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, không hiểu bản chất sự việc sẽ
dẫn đến việc triển khai chỉ mang tính hình thức, thiếu chiều sâu và ít hiệu quả.
Thông hiểu: Mức độ này là kết quả của quá trình nhận thức lý tính, được
đánh giá bằng việc nắm vững những dấu hiệu đặc trưng cơ bản, những thuộc tính
bản chất của sự vật, hiện tượng. Mặc dù đã nhận thức được các dấu hiệu cơ bản của
sự vật, hiện tượng nhưng khả năng vận dụng những hiểu biết này trong việc giải
quyết các tình huống còn hạn chế.
Thông hiểu được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau: Hiểu những thuộc
tính bản chất của đối tượng một các chung chung trừu tượng; nêu được những thuộc
tính bản chất của đối tượng nhưng chưa chỉ đúng được thuộc tính bản chất nhất;

hiểu được những dấu hiệu bản chất nhất, xác lập được mối quan hệ giữa tri thức
mới và tri thức đã có.
Mức độ thông hiểu có thể xếp loại được các sự vật hiện tượng, chỉ ra được
nguyên nhân phát sinh, phát triển của sự vật, chỉ rõ hậu quả của nó hoặc vạch ra
nguồn gốc phát triển của sự vật hiện tượng. Ví như việc thông hiểu một hành vi
của mình hay người khác cần dựa trên việc đánh giá bản chất của hành vi đấy chỉ
ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan, động cơ, ý nghĩa xã hội của hành
động đó.
Trong thực tiễn, việc con người thông hiểu sự việc và nắm được bản chất,
quy luật của sự vật nhưng nhiều khi chưa vận dụng tốt được những kiến thức đó vào


16
thực tiễn. Đối với các vấn đề về văn hoá - xã hội, việc con người chỉ nhận biết ở
mức thông hiểu mà không vận dụng vào thực tiễn để làm cho hoạt động đó tốt lên
thì hiệu quả của hoạt động đó sẽ còn hạn chế.
Vận dụng: Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, nắm vững kiến thức, áp
dụng vào thực tiễn, thể hiện ở sản phẩm hoạt động, lao động của con người, ở chất
lượng và giá trị của sản phẩm, ở mức độ phục vụ cộng đồng của những sản phẩm
này. Vận dụng có nhiều cấp độ: cấp độ trừu tượng và cụ thể hóa. Vận dụng trở
thành tiêu chí xem xét con người hiểu hay không hiểu. Vận dụng có những biểu
hiện như: vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn; tổng hợp liên
kết các bộ phận lại tạo ra cái mới, phê bình, bình luận, đánh giá, phán đoán chiều
hướng phát triển; mức độ cao nhất là điều khiển hành vi của con người, con người
biết vận dụng tri thức vào trong thực tiễn cuộc sống nhằm thay đổi hành vi của
mình và người khác. Khi con người đã có thể vận dụng hiểu biết vào thay đổi cuộc
sống của mình và người khác sẽ tạo ra được những trải nghiệm cho người đó và
chính những trải nghiệm này củng cố niềm tin và bổ sung kiến thức cho người đó và
chính quá trình này diễn ra nhiều lần tạo thành thói quen và bản tính của con người.
Tuy nhiên, với bất kỳ mức độ nào, việc cá nhân biết vận dụng những hiểu

biết của mình để giải quyết các tình huống là đánh dấu nhận thức của con người đã
đạt đến mức cao nhất: Mức độ biết vận dụng.
Trên đây là ba mức độ cơ bản của nhận thức: Biểu hiện trong nhận thức của
con người về sự vật hiện tượng thông thường diễn ra một cách tuần tự theo các cấp
độ trên, từ mức nhận biết về các dấu hiệu bên ngoài của các sự vật, hiện tượng, tiếp
đến là các dấu hiệu, thuộc tính bản chất bên trong của chúng và cuối cùng được thể
hiện bằng khả năng vận dụng những hiểu biết này vào giải quyết những tình huống
với các mức độ khác nhau. Ba mức độ này có liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh
hưởng qua lại với nhau. Đây là cơ sở chung để đo mức độ nhận thức của con người
bằng sản phẩm qua vận dụng.
1.2.1.2. Khái niệm tình dục
Bàn về khái niệm tình dục có rất nhiều quan niệm khác nhau:
Theo quan niệm của y học: tình dục là sự ham muốn nhục dục [46, Tr.1649].
Khái niệm này đã gắn vấn đề tình dục với những ham muốn bản năng sinh học của


17
con người mà chưa thể hiện được đặc trưng mang tính xã hội, mang tính "người"
trong quan niệm về tình dục ở người.
Có quan niệm cho rằng, tình dục là sự phát triển tự nhiên tất yếu của giới
tính con người. TD là nhu cầu tự nhiên của con người khi bước vào tuổi dậy thì.
Mối quan hệ TD nảy sinh trên cơ sở tình cảm tốt đẹp và tình yêu trong sáng giữa
nam và nữ. TD là một phần bản năng để duy trì nòi giống. [24;tr 31]. Khái niệm này
phần nào thể hiện được những vai trò cơ bản quan trọng của TD và cũng thể hiện
được bản chất người trong QHTD.
Theo chúng tôi, TD là biểu hiện của nhân cách, biểu hiện tất cả những cảm xúc
và hành vi giới tính của con người. TD có thể là biểu hiện cảm xúc và cũng có thể là
những hoạt động sinh lý. TD là một hành vi tự nhiên và lành mạnh của cuộc sống. Tất
cả những người bình thường đều có ham muốn tình dục. Lớp trẻ khám phá bản năng
TD của mình như một quá trình tự nhiên khi đạt được sự trưởng thành về giới.

Như vậy, bàn đến khái niệm TD cần phải quan tâm đến hai khía cạnh sau:
Khía cạnh sinh học: Nam giới có khả năng tạo ra tinh trùng, còn phụ nữ tạo
ra trứng. Khi QHTD xảy ra tinh trùng có thể kết hợp với trứng tạo thành một cá thể
sống mới.
Khía cạnh xã hội: Giữa nam và nữ có thể xuất hiện cuốn hút rất mạnh mẽ về
mặt sinh lý (cuốn hút giới tính) hoặc về tình cảm (tình yêu). Sự cuốn hút này có thể
dẫn đến hôn nhân bền chặt và hình thành nên một gia đình. [31, tr163-164].
Trong quan niệm trên, tình dục đã được phân định rõ hai khía cạnh sinh học
và xã hội gắn chặt với việc hình thành một gia đình và nuôi dưỡng những cá thể
mới. Bởi xét cho cùng TD nhằm hai mục đích: Sinh sản và thỏa mãn nhu cầu sinh
lý. Nó chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh và hệ nội tiết và các chuẩn mực xã hội, các
quan niệm về giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình phổ biến trong cộng đồng
từng tộc người.
TD có trách nhiệm là cá nhân phải tự kiểm soát được hành vi TD của mình và
của bạn tình khi có QHTD [31, tr168]. Với quan niệm này TD được nhấn mạnh trên
phương diện ý thức con người. TD an toàn và có trách nhiệm tránh được mang thai
ngoài ý muốn và các bệnh lây truyền qua đường TD. Tình dục có ý thức, có trách
nhiệm mang lại niềm vui cho con người.

×