Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học quốc gia Hà Nội tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.27 KB, 26 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN









CHU THỊ THU TRANG





THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA
NGHIỆN MA TÚY Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC













HÀ NỘI 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








CHU THỊ THU TRANG





THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA
NGHIỆN MA TÚY Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC
Mã số: 60 31 80



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG MỘC LAN




HÀ NỘI 2011

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5. Giả thiết nghiên cứu 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1. Trên thế giới 5
1.1.2. Ở Việt Nam 6

1.2.1. Khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý 8
1.2.3. Khái niệm thái độ 23
1.2.4. Khái niệm phòng ngừa 31
1.2.5. Khái niệm sinh viên 32
1.2.6. Khái niệm thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy 33
Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Tổ chức nghiên cứu 39
2.1.1. Nghiên cứu lý luận 39
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 39
2.1.3. Một vài nét về trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội 39
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng 41
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45
3.1. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện
ở nhận thức 45
3.1.1. Nhận thức của sinh viên về ma tuý 45
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về nghiện ma tuý 50

3.1.3. Nhận thức của sinh viên về các biểu hiện tâm, sinh lý của ngƣời nghiện
ma túy. 54
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về tác hại của nghiện ma túy 60
3.1.5. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân thanh thiếu niên nghiện ma túy. 64
3.1.6. Nhận thức của sinh viên về nội dung công tác phòng ngừa nghiện ma túy 68
3.2.Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện ở
cảm xúc 69
3.2.1. Cảm xúc của sinh viên khi đối với ngƣời nghiện ma túy 69
3.2.2. Cảm xúc của sinh viên đối với những hậu quả nghiện ma túy 71
3.2.3. Hƣởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng ngừa nghiện ma túy 75
3.2.4. Cảm xúc của sinh viên về các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy 77
3.3. Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma tuý biểu hiện ở
hành động 80

3.3.1. Hành động của sinh viên đối với ngƣời nghiện ma túy 80
3.3.2. Hành động của sinh viên tham gia phòng ngừa nghiện ma túy 85
3.3.3. Hành động sử dụng một số chất ma túy thông dụng của sinh viên 95
3.3.4. Phân tích thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên trong một số bài
tập tình huống. 97
3.4. Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC

3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2011 có
149.900 người nghiện ma túy, trong đó 70% người nghiện ma túy ở độ
tuổi dưới 30. Học sinh, sinh viên là 2.837 em.
Chính vì số người nghiện ma túy ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ
hóa nên chính phủ đã ban hành kế hoạch tổng thể phòng chống ma tuý
trên toàn quốc, ngày 23/10/2009, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
có những quy định về nội dung, biện pháp phòng chống tệ nạn ma tuý
tại các nhà trường nhằm ngăn chặn ma tuý thâm nhập vào trường học.
Tuy vậy hiện nay chưa có nghiên cứu tâm lý học về phòng ngừa
nghiện ma túy cho học sinh, sinh viên.
Chính những lý do trên nên chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học
Quốc gia Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng thái độ với việc phòng ngừa nghiện ma túy của sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội từ đó đưa ra những kiến nghị cần thiết

nhằm giúp đỡ sinh viên có thái độ cự tuyệt với ma túy để điều chỉnh
hành vi sống lành mạnh trong nhà trường và cộng đồng.
3. Đối tƣợng và khách thế nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ của sinh viên đối với việc phòng
ngừa nghiện ma túy.
3.2. Khách thể nghiên cứu:Tổng số là 400 khách thể: 100 sinh viên
trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, 100 Sinh viên trường Đại
học khoa học Tự nhiên, 100 Sinh viên trường Đại học Kinh tế-
ĐHQGH, 100 sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ. 10 cán bộ lớp Đoàn

4
thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là sinh viên của các trường trong diện
điều tra.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thái độ phòng ngừa nghiện ma túy.
Làm rõ thực trạng thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma
túy ở trường ĐH QG- HN.
Đề xuất kiến nghị nhằm giúp sinh viên có thái độ cự tuyệt với ma tuý
góp phần thực hiện hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý ở trường học
và cộng đồng.
5. Giả thiết nghiên cứu
Đa số sinh viên nhận thức chưa đầy đủ về các chất ma túy, đồng tình với
việc phòng ngừa nghiện ma túy và chủ động phòng tránh sử dụng các
chất ma túy bất hợp pháp.
Sinh viên có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy bất hợp pháp và
có thái độ không rõ ràng với một số chất ma túy nhẹ thông dụng biểu
hiện ở cấp độ cá nhân.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung làm rõ thực trạng thái
độ của sinh viên biểu hiện ở mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi phòng

ngừa nghiện không chỉ các chất ma túy bất hợp pháp mà còn cả các chất
ma túy nhẹ thông dụng như rượu, cà phê, thuốc lá…
- Về khách thể nghiên cứu: Sinh viên đang học tập tại Đại học Quốc gia
Hà Nội.
-Về địa bàn nghiên cứu: 4 trường trong Đại học Quốc gia Hà Nội là
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại ngữ.


5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Nhiều tác giả nổi tiếng đã nghiên cứu về vấn đề ma túy, nghiện ma túy,
phòng ngừa nghiện ma túy như:
Rutter (1990); Demo (1995), Brook (1990); Hawkins (1992), Gordon,
Whiteman, Cohen (1990 ở Mỹ), Farrington, Gallagher, Morley, Ledger,
West (1985), Hawskins, Catalano và Miller (1992), Kandle và Andrew
(1987); Patterson, Disonhon (1985)
Tóm lại các chương trình nghiên cứu ở nước ngoài như đã để cập ở trên
quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh xã hội như là một dự báo cho vấn đề
nghiện ngập và từ đó đề ra cách giải quyết tương ứng như chương trình
tập luyện kỹ năng cho cha mẹ, tương tác với bạn bè của con cái. Các
nghiên cứu quan tâm đến các yếu tố cá nhân như rối loạn cảm xúc, lo
hãi, trầm cảm, thái độ phòng ngừa nghiện ma tuý còn chưa nhiều. Việc

áp dụng những thành quả công tác phòng chống ma tuý là cần thiết song
cũng cần phải rất thận trọng, bởi xã hội ta mang những bản sắc đặc thù
của riêng mình.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc
Nghiên cứu về vấn đề ma túy, nghiện ma túy, có một số tác giả tiêu
biểu như Mạc Văn Trang,Văn Phong, Vũ Hùng, Đăng Giao, Đỗ Ngọc
Yên, Phan Thị Mai Hương…

6
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nghiện
ma túy tập trung nghiên cứu những vấn đề như động cơ nghiện, hoàn
cảnh xã hội, nhân cách người nghiện, các biện pháp quản lý sau cai
nghiện và phòng chống nghiện ma túy. Rất ít công trình nghiên cứu về
phòng chống nghiện ma túy dưới góc độ tâm lý học.
1.2. Một số vấn đề lý luận về thái độ của sinh viên đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy
1.2.1. Khái niệm ma tuý, nghiện ma tuý
Khái niệm ma túy
Qua việc xem xét các khái niệm, chúng tôi đồng tình với khái niệm:
« Ma túy là những chất độc, có tính chất gây nghiện, có nguồn gốc tự
nhiên hoặc nhân tạo. Khi xâm nhập bào cơ thể con người có tác dụng
làm cho tâm trạng, ý thức và trí tuệ con người bị lệ thuộc vào chúng,
gây nên những tổn thương cho cá nhân người sử dụng và cả cộng
đồng ». (Theo chương trình khảo sát quốc tế của liên hợp quốc
(UNDCP),1991).
Khái niệm nghiện ma tuý
Nghiện ma tuý là hiện tượng bị phụ thuộc cả thực thể và tinh thần vào
ma tuý do sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến
mất khả năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma tuý, có hại cho cá
nhân và xã hội.

1.2.2. Một số đặc điểm tâm lý của ngƣời nghiện ma tuý
Một số đặc điểm tâm lý của học sinh, sinh viên nghiện ma túy
1.2.3. Khái niệm thái độ
Thái độ là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân sẵn sàng phản ứng
theo một khuynh hướng nhất định đối với một đối tượng nào đó, được

7
thể hiện thông qua nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi của chủ thể
trong những tình huống, những điều kiện nhất định.
Cấu trúc của thái độ







1.2.4. Khái niệm phòng ngừa
Qua tham khảo các tài liệu chúng tôi chúng tôi đồng ý với khái niệm:
phòng ngừa là hoạt động ngăn chặn, ngăn ngừa, phòng bị trước các hiện
tượng, các sự kiện không mong muốn, hoặc để hạn chế mức độ, phạm vi
tính chất nguy hiểm, thiệt hại do các sự kiện, hiện tượng đó gây ra.
Phòng ngừa nghhiện ma tuý là hoạt động ngăn chặn, ngăn ngừa, phòng
bị trước hiện tượng bị phụ thuộc cả thực thể và tinh thần vào ma tuý do
sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày càng tăng dẫn đến mất khả
năng kiểm soát bản thân ở người nghiện ma tuý, có hại cho cá nhân và
xã hội.
1.2.5. Khái niệm sinh viên
Khi xem xét khái niệm sinh viên, chúng tôi đồng ý với khái niệm của dự
án VAT và trung tâm tư liệu, tài liệu khóa đào tạo giảng viên 2000, HN:

“Sinh viên là người đã trưởng thành về thể chất, xã hội, tâm lý, vượt
qua một kỳ thi với yêu cầu cao mang tính chất quốc gia, ngành nghề rõ
ràng.”
Các đặc điểm của sinh viên

Nhận thức
Hành vi
Xúc cảm,
tình cảm

8
1.2.6. Khái niệm thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma
túy
Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu, chúng tôi cho rằng có thể hiểu
khái niệm thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy
là: Trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng nhất định đối với việc ngăn ngừa, ngăn chặn việc sử
dụng các chất ma túy, để không dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc chu kỳ
mãn tính hay lệ thuộc thể chất và tinh thần vào ma túy, hạn chế mức độ
phạm vi tính chất nguy hiểm, thiệt hại do việc sử dụng ma túy gây ra
cho người sử dụng thông qua nhận thức, xúc cảm, tình cảm và hành vi
của sinh viên trong những tính huống, những điều kiện nhất định.
Phân tích các quan điểm về thái độ đã trình bày ở trên, chúng tôi cho
rằng: Thái độ phòng ngừa nghiện ma tuý tích cực có những biểu hiện
Về nhận thức:
- Hiểu rõ và nhận diện về ma tuý chất ma tuý, các chất gây nghiện
- Biết về tác hại của ma tuý, nghiện ma tuý cũng như các nguyên nhân
gây nghiện ma tuý .
- Nắm vững kiến thức cơ bản tối thiểu và thiết thực về ma tuý và cách
phòng ngừa nghiện ma tuý cho bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng

Về mặt cảm xúc:
- Lo ngại tiếp xúc với ma túy và người sử dụng ma túy.
- Cảnh giác đề phòng sự cám dỗ của ma túy và nghiện ma túy cho bản
thân, gia đình, bạn bè, cộng đồng.
- Coi sự nghiện hút, tiêm chích ma túy là sự hủy hoại bản thân.
- Khi chứng kiến những hậu quả mà nghiện ma tuý gây ra có biểu lộ
những xúc cảm không tán thành tệ nạn này.


9
Về mặt hành vi
Sinh viên tuyệt đối không có các hành vi vi phạm pháp luật như:
- Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức,
lôi kéo, chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý;
- Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng
vào việc sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý;
- Chống lại hoặc cản trở việc cai nghiện ma tuý;
- Trả thù hoặc cản trở người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng
ngừa nghiện ma tuý;
- Sinh viên tích cực đấu tranh với các hành vi sử dụng trái phép về ma
tuý của thân nhân, bạn bè và những người khác.
- Họ tích cực thực hiện công tác giáo dục và tuyên truyền phòng ngừa
nghiện ma tuý ở cộng đồng xã hội nói chung và trường học nói riêng.
- Thể hiện qua các hành động phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên
tại cộng đồng và trường học.
1.3. Vai trò của thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
Chương 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tổ chức nghiên cứu

2.1.1. Nghiên cứu lý luận
2.1.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến vấn đề
thái độ, thái độ đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy.
- Tổng quan lịch sử một số nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong và
ngoài nước về vấn đề nghiện ma tuý, đặc điểm của người nghiện ma
tuý.

10
- Từ những vấn đề lý luận xác lập quan điểm trong việc nghiên cứu vấn
đề phòng ngừa nghiện ma tuý trên thực tiễn.
2.1.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận
- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan
- Phân tích tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các
tác giả trong và ngoài nước về vấn đề nghiện ma tuý và tâm lý người
nghiện ma tuý. Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên, những
đặc điểm tác hại của nghiện ma túy.
2.1.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như: Phân tích, tổng hợp, hệ
thống hoá và khái quát hoá các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước đã đăng tải trên sách báo, tạp chí và các vấn đề liên quan đến thái
độ và vấn đề nghiện ma tuý.
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng
Quá trình thực hiện nghiên cứu thực tiễn gồm 5 giai đoạn chính: Giai
đoạn thiết kế bảng hỏi, giai đoạn khảo sát thử nhằm hoàn thiện bảng hỏi,
giai đoạn điều tra chính thức, giai đoạn phỏng vấn sâu, giải bài tập tình
huống và cuối cùng là giai đoạn phân tích dữ liệu. Mỗi giai đoạn có mục
đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau.
2.1.3. Một vài nét về trường Đại học Quốc gia Hà Nội

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
Chương 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thái độ của sinh viên đối với việc phòng ngừa nghiện ma túy
biểu hiện ở nhận thức
3.1.1. Nhận thức của sinh viên về ma tuý

11
Với 150 sinh viên nam và 250 sinh viên nữ tham gia nghiên cứu thì có
91.2% sinh viên Nam và 90% sinh viên nữ hiểu đúng về khái niệm ma
tuý.Số sinh viên không rõ về khái niệm ma tuý chỉ chiếm 1 đến 2%.
Điều này chứng tỏ phần lớn sinh viên đã hiểu đúng khái niệm thế nào là
ma tuý. Từ việc nhận thức đúng khái niệm sẽ là tiền để tốt để sinh viên
phòng ngừa tránh tiếp xúc, nghiện ma túy.
Nhóm các chất ma tuý bất hợp pháp như: hêrôin, thuốc phiện, cần sa,
thuốc lắc…đã được sinh viên nhận biết rõ.
Các chất ma tuý hợp pháp, ma tuý thông dụng như thuốc ngủ, thuốc an
thần, thuốc giảm đau, các loại thuốc ho, cà phê, thuốc lá, rượu… chưa
thực sự được sinh viên phân biệt rõ. Sinh viên cho đó là những chất gây
nghiện, gây kích thích hoặc ức chế thần kinh chứ không phải là ma tuý.
3.1.2. Nhận thức của sinh viên về nghiện ma tuý
70.2% sinh viên nam trong tổng số 150 sinh viên nam và 86.2% sinh
viên nữ trong tổng số 250 khách thể tham gia nghiên cứu đã nhận thức
đúng về khái niệm nghiện ma tuý.
Qua kết quả điểm trung bình chung cho thấy sinh viên trường Đại học
Khoa học Tự nhiên nhận thức về khái niệm nghiện ma túy rõ, đúng, đầy
đủ và sâu sắc nhất, tiếp đến là nhận thức của sinh viên trường
ĐHKHXH&NV, trường ĐHKT và cuối cùng là điểm nhận thức của
sinh viên trường ĐHNN.
Nhìn chung phần lớn sinh viên đã hiểu đúng khái niệm như thế nào

nghiện ma tuý. Việc hiểu đúng khái niệm về ma tuý, các chất ma tuý cụ
thể và khái niệm nghiện ma tuý giúp sinh viên có định hướng tốt hơn
trong việc phòng ngừa để ma tuý không tác động đến bản thân.
3.1.3. Nhận thức của sinh viên về các biểu hiện tâm, sinh lý của
người nghiện ma túy.

12
• Một số sinh viên còn chưa thật rõ về các dấu hiện để nhận biết
người nghiện ma tuý, phần lớn họ nhận biết người nghiện ma
tuý qua những dấu hiệu cảm tính bên ngoài.
• Một số biểu hiện nổi bật của người nghiện ma tuý như ngáp,
gầy yếu, sút cân đã được sinh viên nhận thức đúng.
• Tuy nhiên một số dấu hiệu khác không phải là dấu hiệu của
người nghiện ma tuý như nổi mẩn ngứa, khó chịu cũng được
sinh viên đánh giá cao như các dấu hiệu khác của người mắc
nghiện (điểm trung bình xếp thứ 4 là 1.84). Một dấu hiệu đặc
trưng của người nghiện ma tuý là hay bị chảy nước mắt, mũi
nhưng không được sinh viên đánh giá cao (điểm trung bình 1.94
xếp thứ 6 sau các dấu hiệu khác.
Như vậy có thể thấy rằng hiện nay một số sinh viên vẫn còn chưa thật rõ
về các dấu hiện để nhận biết người nghiện ma tuý, phần lớn họ nhận biết
người nghiện ma tuý qua những dấu hiệu cảm tính bên ngoài.
3.1.4. Nhận thức của sinh viên về tác hại của nghiện ma túy
Sinh viên nắm rõ tác hại của ma tuý đối với cơ thế người nghiện như:
người nghiện sẽ bị gầy, suy nhược, sốt nhẹ, mất ngủ (điểm trung bình
1.16- cao nhất). Sinh viên đồng ý với ý kiến người nghiện dễ mắc các
tai biến do tiêm chích nhiễm trùng cục bộ, nhiễm trùng máu, viên tắc
tĩnh mạch, viên gan, HIV ( điểm trung bình 1.21)
Bên cạnh đó có một số tác hại khác của việc nghiện ma túy đối với cơ
thể người nghiện chưa được sinh viên nhận biết rõ như: người nghiện dễ

mắc các chứng rối loạn tiêu hóa buồn nôn, chán ăn, táo bón, đau bụng,
rối loạn dinh dưỡng - với số điểm trung bình là 2.83 điểm (gần với mức
3 điểm là nhận định sai). Các tác hại mà nghiện ma túy gây ra cho gia
đình và xã hội đã được sinh viên đánh giá đúng.

13
3.1.5. Nhận thức của sinh viên về nguyên nhân thanh thiếu niên
nghiện ma túy.
• Nguyên nhân do bạn bè rủ rê lôi kéo, bắt chước bạn bè được
sinh viên lựa chọn cao nhất (điểm trung bình 1.18). Nguyên
nhân thứ hai: do họ muốn tìm cảm giác lạ, lối sống ăn chơi đua
đòi (điểm trung bình 1.29)
• Nguyên nhân dẫn đến thanh thiếu niên mắc nghiện ma túy từ
bản thân họ là người không có nghị lực, không có bản lĩnh,
sống buông thả, kém rèn luyện, bi quan trước thái độ của cuộc
sống cũng được sinh viên đánh giá cao như các nguyên nhân
khác. Điều này cho thấy phần lớn sinh viên nhìn nhận các
nguyên nhân dẫn đến thanh, thiếu niên mắc nghiện ma tuý là do
nguyên nhân từ bên ngoài tác động. Đó là nguyên nhân chủ yếu,
chứ không phải là do nguyên nhân từ bên trong, nguyên nhân do
cá nhân đó quyết định
• Theo quan điểm của chúng tôi những nguyên nhân dẫn đến
thanh, thiếu niên mắc nghiện ma tuý thì nguyên nhân bên trong,
nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân chính.Từ những nhận
định trên chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa sự nghèo nàn,
sự hạn chế về nhận thức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện
ma tuý.
3.1.6. Nhận thức của sinh viên về nội dung công tác phòng ngừa
nghiện ma túy
Có 4.3% sinh viên không rõ hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý bao

gồm những nội dung gì, 62.7% cho rằng hoạt động phòng ngừa nghiện
ma tuý là hoạt động tiếp đón ân cần đối tượng sau cai nghiện ma tuý trở
về,80% cho rằng đó là các hoạt động tuyên truyền về ma tuý.

14
Qua những số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy phần lớn sinh viên
chưa thật rõ về các hoạt động phòng ngừa ma tuý, họ nhận biết về các
hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý chưa thật sâu sắc, chưa hiểu được
nội dung bên trong cụ thể của các hoạt động phòng ngừa nghiện ma tuý.
3.2.1. Cảm xúc của sinh viên khi đối với người nghiện ma túy
71.4% sinh viên tham gia nghiên cứu cho rằng họ thường cảm thương,
xót xa đối với những người nghiện ma túy . Trong khi đó có 64% sinh
viên cho rằng họ rất sợ hãi, tức giận và thường mong muốn xa lánh với
những người nghiện ma túy.
Một số sinh viên khác cho biết họ thường cảm thấy rất lo ngại phải tiếp
xúc với những người nghiện ma túy. Một số khác lại cho rằng họ không
quan tâm đến những người nghiện, không có cảm xúc gì cả vì đó không
phải là việc của họ, ai làm thì người đó tự chịu.Theo chúng tôi, khi tìm
hiểu về cảm xúc của bạn sinh viên đối với những người nghiện ma túy
có nhiều ý kiến trái chiều có nhiều nhận định khác nhau… nhưng kết
quả điều tra cho thấy phần lớn sinh viên có cảm xúc khá tích cực, thuận
lợi cho việc phòng ngừa nghiện ma túy đạt kết quả tốt nhất. Họ tức giận,
không đồng tình với người nghiện ma túy nhưng từ đó họ có nhìn nhận
đánh giá nghiêm túc đối với người nghiện để giúp đỡ người nghiện và
tự ý thức cho bản thân phòng ngừa nghiện ma túy tốt nhất.
3.2.2. Cảm xúc của sinh viên đối với những hậu quả nghiện ma túy
67.2% sinh viên cho rằng khi nhìn thấy có nhiều người mắc nghiện họ
thường thấy lo lắng và muốn cùng với xã hội đẩy lùi tệ nạn này (ĐTB
1.27 – cao nhất). Có 20.4% sinh viên cảm thấy sợ hãi, tức giận với hậu
quả của nghiện ma túy gây ra (ĐTB 1.75) .11.8% sinh viên cho rằng họ

không có cảm xúc gì cả vì đó là việc của người nghiện (ĐTB 1.93).

15
Qua phân tích số liệu chúng tôi thấy rằng phần lớn sinh viên có nhận
thức khá đầy đủ về nghiện ma tuý và có những cảm xúc thuận lợi cho
phòng ngừa nghiện ma tuý.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những sinh
viên thờ ơ trước những người nghiện, coi đó không phải là việc của
mình. Đây là một tỷ lệ đáng lưu ý về sự bàng quan của sinh viên. Cảm
xúc này gây ra thái độ không rõ ràng với việc phòng ngừa nghiện ma
túy trong sinh viên.
3.2.3. Hưởng ứng của sinh viên về một số nội dung phòng ngừa
nghiện ma túy
Có 77.4% sinh viên cho rằng hoạt động này bổ ích và đem lại những
hiểu biết nhất định về ma tuý để tự bảo vệ mình và góp phần cùng với
xã hội đấu tranh với tệ nạn.,13.7% sinh viên cho rằng các hoạt động
phòng ngừa nghiện ma tuý này không có ích gì cả vì hình thức tổ chức
không phong phú, đa dạng, nội dung kém hấp dẫn và ít mang tính chất
ứng dụng thực tế nên không có tác dụng nhiều đối với họ,9.4% sinh
viên cho biết họ thờ ơ không để ý đến các với hoạt động này vì họ
không liên quan gì đến ma tuý.
Với những kết quả trên đây cho thấy phần lớn sinh viên có cảm xúc khá
tích cực đối với hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy. Tuy nhiên cảm
xúc tích cực này đối với hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy không
đồng nhất ở tất cả các sinh viên tham gia nghiên cứu. Phần lớn sinh viên
có ý kiến kiến nghị là các hình thức tuyên truyền phòng ngừa ma tuý
cần nhiều đa dạng và phong phú hơn nữa để ngày càng thư hút được
đông đảo các bạn tham gia, để công tác phòng ngừa nghiện ma tuý đạt
kết quả cao hơn nữa.
3.2.4. Cảm xúc của sinh viên về các hoạt động phòng ngừa nghiện
ma túy


16
Nhận xét chung của sinh viên về các hoạt động tuyên truyền ma tuý do
nhà trường tiến hành là bổ ích và đem lại những hiểu biết nhất định về
ma tuý để tự bảo vệ mình và góp phần cùng với xã hội đấu tranh với tệ
nạn xã hội. (77.8%)
Tuy vậy vẫn còn một số sinh viên cho rằng các hoạt động tuyên truyền
phòng chống ma tuý không có ích gì cả vì hình thức tổ chức không
phong phú, đa dạng, nội dung kém hấp dẫn và mang tính chất ứng dụng
thực tế nên chẳng có tác dụng gì cả chiếm 13%
3.3. Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma tuý biểu
hiện ở hành động
3.3.1. Hành động của sinh viên đối với người nghiện ma túy
Có 77.4% sinh viên cho rằng hoạt động này bổ ích và đem lại những
hiểu biết nhất định về ma tuý để tự bảo vệ mình và góp phần cùng với
xã hội đấu tranh với tệ nạn,13.7% sinh viên cho rằng các hoạt động
phòng ngừa nghiện ma tuý này không có ích gì cả vì hình thức tổ chức
không phong phú, đa dạng, nội dung kém hấp dẫn và ít mang tính chất
ứng dụng thực tế nên không có tác dụng nhiều đối với họ,9.4% sinh
viên cho biết họ thờ ơ không để ý đến các với hoạt động này vì họ
không liên quan gì đến ma tuý.
Phần lớn sinh viên khá hài lòng với các phong trào tuyên truyền phòng
ngừa ma tuý đang diễn ra ở trường. Tuy nhiên qua phỏng vấn sâu phần
lớn sinh viên có ý kiến kiến nghị là các hình thức tuyên truyền phòng
ngừa ma tuý cần nhiều đa dạng và phong phú hơn nữa để ngày càng thư
hút được đông đảo các bạn tham gia, để công tác phòng ngừa nghiện ma
tuý đạt kết quả cao hơn nữa.
3.3.2. Hành động của sinh viên tham gia phòng ngừa nghiện ma túy

17

Sinh viên tham gia nhiều nhất vào các hoạt động tuyên truyền phòng
ngừa nghiện ma tuý của Đoàn, Hội (điểm trung bình cao nhất 1.48), tiếp
đến là sự tham gia của họ vào các kế hoạch, phương hướng, biện pháp
đấu tranh phòng ngừa nghiện ma tuý do Trường, khoa tổ chức (điểm
trung bình 1.53), sinh viên ít tham gia nhất là lên án việc buôn bán, sử
dụng ma tuý (điểm trung bình 2.45).
Nhìn chung sinh viên chủ yếu tham gia các hoạt động có tính chất bắt
buộc theo quy định của nhà trường, còn các hoạt động khác đòi hỏi tính
năng động, tích cực của thì chưa được sinh viên tham gia.
3.3.3. Hành động sử dụng một số chất ma túy thông dụng của sinh
viên
Mức độ sử dụng các chất ma túy thông dụng của nam nữ sinh viên ở
mức bình thường có thế chấp nhận được. Mức độ sử dụng các chất ma
túy thông dụng thì nam sinh viên sử dụng với mức độ thường xuyên hơn
nữ sinh viên.
3.3.4. Phân tích thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên
trong một số bài tập tình huống.
3.4. Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện của thái độ đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên
Kết quả hệ số tương quan pearson cho thấy có mối tương quan thuận
cao giữa nhận thức và cảm xúc của sinh viên với hoạt động phòng ngừa
nghiện ma tuý (p = 0.01 và r = 0.89). Chứng tỏ sinh viên có nhận thức
tốt để phòng ngừa nghiện ma tuý thì họ cũng có những cảm xúc tích cực
khi tham gia các hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy.
Mối tương quan giữa nhận thức với hành động đối với người nghiện ma
túy (r = 0.54 và p = 0.01).

18
Mối tương quan giữa cảm xúc và hành hành động phòng ngừa nghiện
ma túy r = 0.54 và p = 0.01.

Mối tương quan giữa nhận thức và cảm xúc của sinh viên với hành
động của sinh viên tham gia phòng ngừa nghiện ma tuý có hệ số lần lượt

r = 0.72; r = 0.61 và p = 0.01.
Mối tương quan giữa nhận thức và hành động sử dụng một số chất ma
túy nhẹ thông dụng có hệ số tương quan là: r = 0.32 và p = 0.05
Như vậy giữa nhận thức, cảm xúc và hành động sử dụng một số chất
ma túy thông dụng của sinh viên có ít sự tương quan thuận với nhau.
Ở đây có thể giải thích theo phân tích kết quả nghiên cứu ở trên như
sau: Sinh viên có nhận thức rõ về ma túy và biểu hiện của người nghiện
ma túy, hoạt động phòng ngừa, đánh giá tốt lợi ích của việc phòng ngừa
nghiện ma túy. Họ tham gia tích cực phòng chống ma túy bất hợp pháp,
nhưng bên cạnh đó chưa thật triệt để các chất ma túy nhẹ thông dụng
như: rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc ngủ….
Về thái độ phòng ngừa nghiện ma tuý của nam sinh viên và nữ sinh
viên, thể hiện ở các mặt cụ thể như sau:
Bảng 3.4a: Tổng hợp các mặt biểu hiện thái độ phòng ngừa nghiện ma
túy ở nam và nữ sinh viên.
Nội dung
Nam
Nữ
Nhận thức
1.61
1.61
Cảm xúc
1.77
1.76
Hành vi
1.62
1.81

Chúng tôi nhận thấy về hành động phòng ngừa của nữ sinh viên có tích
cực và chủ động hơn so với nam sinh viên, tuy nhiên khoảng cách này
không đáng kể.

19
Thái độ phòng ngừa của sinh viên các trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân Văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại
Ngữ, trường Đại học Kinh tế nhìn chung khá chủ động tích cực.
Đi đầu về phong trào phòng ngừa nghiện ma tuý là sinh viên của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, sau đó là các trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại Ngữ, trường Đại học
Kinh tế.
Bảng 3.4b: Tổng hợp biểu hiện của thái độ phòng ngừa nghiện ma túy
của sinh viên 4 trường đại học
Nội dung
ĐHKH XHNV
ĐHKHTN
ĐHKT
ĐHNN
Nhận thức
1.56
1.59
1.62
1.68
Cảm xúc
1.73
1.76
1.77
1.75
Hành vi

1.63
1.62
1.77
1.62
Qua tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thái độ của sinh viên đối với việc
phòng ngừa nghiện ma túy ở Đại học Quốc gia Hà Nội”, chúng tôi thu
được ý kiến phần lớn sinh viên đều cho rằng công tác phòng ngừa
nghiện ma tuý là rất cần thiết bởi vì: Nếu để tình trạng nghiện ma tuý
tồn tại trong môi trường học đường họ sẽ không có được một môi
trường tốt để yên tâm học tập, tu dưỡng đạo đức.
Tiến hành phỏng vấn sâu sinh viên để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động phòng ngừa nghiện ma túy cho sinh viên, chúng tôi được
sinh viên cho biết các hình thức hoạt động tuyên truyền của nhà trường
rất ảnh hưởng đến họ. Vì vậy đề nghị nhà trường cần có nhiều hình
thức tổ chức vận động tuyên truyền hơn nữa để sinh viên có cơ hội
tham gia phòng ngừa nghiện ma túy đạt kết quả tốt nhất.

20
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Về mặt lý thuyết
Luận văn đã khái quát khái niệm “Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy
là trạng thái tâm lý chủ quan của cá nhân sẵn sàng phản ứng theo một
khuynh hướng nhất định đối với việc ngăn ngừa, ngăn chặn việc sử
dụng các chất ma túy, để không dẫn đến tình trạng bị nhiễm độc chu kỳ
mãn tính hay lệ thuộc thể chất và tinh thần vào chúng, hạn chế mức độ,
phạm vi, tính chất nguy hiểm, thiệt hại do việc sử dụng ma túy gây ra
cho người sử dụng”.
• Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên ở Đại học
Quốc gia Hà nội được biểu hiện ở ba mặt: Nhận thức, cảm xúc

và hành vi.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn chỉ ra
Thái độ của sinh viên trường Đại học quốc gia Hà Nội với việc phòng
ngừa nghiện ma túy nhìn chung đạt mức khá chủ động và tích cực. Sinh
viên đã có chủ động phòng tránh các chất ma túy bất hợp pháp, nhưng
bên cạnh đó họ vẫn sử dụng các chất ma túy nhẹ thông dụng khác như
rượu, thuốc lá, cà phê, thuốc an thần, thuốc ngủ trong một số hoàn
cảnh nhất định. Nếu sinh viên lạm dụng các chất kể trên sẽ gây ảnh
hưởng không tốt cho sức khỏe, học tập và các sinh hoạt khác.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túycủa sinh viên biểu hiện ở nhận thức
của họ về khái niệm ma túy, nghiện ma túy, về các tác hại của ma túy
đối với sức khỏe người nghiện, gia đình và xã hội, nguyên nhân học
sinh, sinh viên nghiện ma túy cũng như các nội dung phòng ngừa nghiện
ma túy đạt mức đúng nhưng chưa thật đầy đủ và sâu sắc

21
Thái độ của sinh viên với việc phòng ngừa nghiện ma túy biểu hiện ở
cảm xúc của sinh viên đối với người nghiện, cảm xúc của sinh viên đối
với hậu quả của nghiện ma túy, qua hưởng ứng của sinh viên về một số
nội dung phòng ngừa nghiện ma túy, qua cảm xúc của họ với các hoạt
động phòng ngừa nghiện ma túy đang diễn ra ở trường, kết quả đánh giá
nhìn chung là tích cực.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên thể hiện ở hành động
đối với người nghiện, hành động tham gia các hình thức tuyên truyền
phòng ngừa nghiện ma túy, hành động không tiếp cận ma túy, hành
động giúp đỡ những người nghiện ma túy đạt mức khá tích cực và kịp
thời.
Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của nam sinh viên có tích cực và chủ
động hơn so với nữ sinh viên, tuy nhiên khoảng cách này không đáng
kể.

Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy của sinh viên các trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn, trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
trường Đại học Ngoại Ngữ, trường Đại học Kinh tế nhìn chung khá chủ
động tích cực. Đi đầu về phong trào phòng ngừa nghiện ma tuý là sinh
viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, sau đó là các
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Ngoại Ngữ, trường
Đại học Kinh tế.
Hầu hết sinh viên có thái độ tích cực phòng ngừa nghiện ma túy bất hợp
pháp. Thái độ phòng ngừa nghiện ma túy nhẹ thông dụng, hợp pháp ở
sinh viên chưa rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là các
hoạt động tập thể của sinh viên ít đề cập đến nội dung phòng ngừa
nghiện ma túy. Điều này đúng với giả thiết nghiên cứu mà chúng tôi đã
đặt ra.

22
3. Kiến nghị.
Để công tác phòng ngừa nghiện ma túy trong cộng đồng và
trường học đạt kết quả tốt nhất, luận văn đã đưa ra một số kiến
nghị như sau:
Đối với gia đình
 Bố mẹ nên quan tâm đến các thành viên trong gia đình,
con cái đúng cách: có phương pháp giáo dục con cái
đúng đắn ngay từ khi con còn nhỏ để hình thành cho trẻ
ý thức tốt nhưng cũng không nên quá nuông chiều, sẵn
sàng đáp ứng các nhu cầu của con một cách dễ dàng để
con cái sinh tâm lý ỷ lại chơi bởi lêu lổng, kém tu
dưỡng đạo đức, nhân cách.
 Gia đình nên có mối liên hệ thường xuyên với nhà
trường để giáo dục con cái tốt hơn và có phương pháp
uốn nắn kịp thời đúng đắn khi trẻ có những biểu hiện

hành vi lệch lạc.
 Nếu trong trường hợp trong gia đình có người mắc
nghiện mat tuý thì các thành viên không nên né tránh,
kỳ thị, cần giúp đỡ người nghiện vượt qua khó khăn
không vì mối quan hệ thân thiết mà bao che cho người
nghiện mà cần kịp thời phối hợp với các cơ quan chức
năng để có biện pháp can thiệp.

Đối với nhà trƣờng:
• Tăng cường tổ chức các chương trình ngoại khoá, các buổi giao
lưu văn nghệ, tổ chức các cuộc thi về phòng ngừa nghiện ma
tuý, có thể lồng ghép các chương trình phòng ngừa nghiện ma

23
tuý trong một số môn học, chương trình học, qua các buổi nói
chuyện chuyên đề, hay qua các tuần sinh hoạt để sinh viên có
thêm những kiến thức,kỹ năng,kinh nghiệm để phòng ngừa
nghiện ma tuý tốt hơn.
• Với những trường hợp mắc nghiện, nhà trường cần phối hợp với
các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp, cho sinh viên
đó nghỉ học để cai nghiện, giúp đỡ các em, khi có sinh viên đã
cai nghiện xong nên tạo điều kiện để các em có thể tham gia học
tập trở lại và hoà nhập cộng đồng
• Nhà trường cần phối hợp với gia đình, các cơ quan các tổ chức
và chính quyền địa phương để quản lí giáo dục học sinh, sinh
viên, học viên về phòng, chống ma tuý; phối hợp với cơ quan y
tế, chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm để phát hiện học
sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý, từ đó có biện pháp quản
lí giáo dục đối với những đối tượng bị nghiện ma tuý
Đối với xã hội

 Các ban ngành các cấp cần có những hoạt động tích cực, hiệu quả
thiết thực hơn nữa để tuyên truyền phòng ngừa nghiện ma tuý
trong cộng đồng nói chung và trong sinh viên nói riêng
 Có những chính sách hợp lý để tạo điều kiện giúp đỡ họ cai
nghiện và sau cai nghiện có thể tái hoà nhập cộng đồng tốt hơn,
không kỳ thị phân biệt đối xử với những người mắc nghiện và
xây dựng một nếp sống văn hoá lành mạnh.
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng sách báo truyền hình có
thể nêu các gương sáng của những người đã cai nghiện trở về
tham gia các công việc lao động sản xuất trong xã hội để những
người mắc nghiện có thể học tập noi theo làm lại cuộc đời của

×