Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Khảo sát thái độ của sinh viên khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang về việc tăng học phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.6 KB, 24 trang )

Mục lục

2.5 Sơ lược về mức học phí của trường Đại học An Giang.............................................8

Danh mục hình và biểu đồ

Hình 2. 1: Mơ hình ba thành phần của thái độ................................................................3
Hình 2. 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ...................................................................4
Hình 2. 3: Thang bậc nhu cầu Maslow.............................................................................6
Hình 2. 4: Mơ hình nghiên cứu...........................................................................................7
Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản
trị Kinh doanh đối với việc tăng học phí.........................................................................10
Biểu đồ 4. 1: Giới tính.......................................................................................................12
Biểu đồ 4. 3: Thu nhập của sinh viên..............................................................................13
Biểu đồ 4. 4: Mức độ đồng ý của sinh viên.....................................................................14
Biểu đồ 4. 5: Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với cuộc sống......................................15
Biểu đồ 4. 6: Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với học tập..........................................15
Biểu đồ 4. 7: Đánh giá mức học phí hiện tại của trường...............................................16
Biểu đồ 4. 8: So sánh với các trường khác......................................................................16
Biểu đồ 4. 9: Xu hướng hành vi........................................................................................17


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Tình hình kinh tế của Việt Nam trong thời gian gần đây phát triển tương đối cao
khoảng 7,5% trong năm 2009. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì giá cả của các
loại mặt hàng nói chung và nhất là các loại mặt hàng lương thực thực phẩm đều tăng. Với
sự tăng giá của các mặt hàng tiêu dùng thì đời sống của sinh viên đang theo học tại các


trường đại học nói chung và sinh viên trường Đại học An Giang nói riêng là một vấn đề
khó khăn. Đối với sinh viên đi học ở xa thì phải chi tiêu cho tất cả mọi khoản như: quần
áo, sách vở, nhà trọ, ăn uống… Những khoản chi phí của các sinh viên thì chủ yếu là do
gia đình cung cấp. Bên cạnh đó thì phần lớn các gia đình của những sinh viên sống xa
nhà thì lại phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.
Với việc chuyển đổi từ hệ thống đào tạo theo niên chế chuyển sang đào tạo theo
học chế tín chỉ thì học phí cũng đã tăng lên. Tuy việc tăng lên của học phí là khơng nhiều
nhưng đối với những sinh viên nghèo phải sống xa nhà thì việc tăng học phí như thế cũng
là một điều khó khăn. Chi phí mà những sinh viên gánh chịu lại càng nhiều hơn khi mà
giá cả của các mặt hàng tiêu dùng tăng.
Vấn đề tăng học phí có thể sẽ làm cho những sinh viên đang theo học tại trường
Đại học An Giang có hồn cảnh đặc biệt khó khăn có thể sẽ phải gián đoạn hoặc bỏ học,
vì họ khơng đủ chi phí để có thể tiếp tục theo học. Ngồi ra thì cũng cịn khơng ít những
sinh viên nghèo thiếu thốn phải đi làm thêm để có thể kiếm đủ tiền để tiếp tục theo đuổi
ước mơ của mình. Việc đi làm thêm như thế cũng sẽ có thể sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả
học tập của sinh viên đi làm thêm.
Với những lý do nêu trên nên tác giả chọn đề tài: “Khảo sát thái độ của sinh viên
khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An giang về việc tăng học phí”
để nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Mơ tả thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại
học An Giang đối với việc tăng học phí.



Đề xuất một số giải pháp đối với việc tăng học phí.

1.3 Phạm vi nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.



Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 24/02/2010 đến ngày 10/05/2010.



Khơng gian nghiên cứu: sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh
trường Đại học An Giang.



Nội dung nghiên cứu: mơ tả thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh về việc tăng học phí.

Huỳnh Quảng Trường

1


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

1.4 Phương pháp nghiên cứu


Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 5 sinh viên khoa

Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.



Số liệu thứ cấp: được thu thập thơng tin từ báo, đài, internet, và các nghiên cứu có
liên quan đến đề tài.



Cỡ mẫu: 60 sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh.



Phương pháp chọn mẫu: trong nghiên cứu này tác giả chọn phương pháp chọn
mẫu thuận tiện.



Phương pháp nghiên cứu: các dữ liệu sau khi được thu thập thì được làm sạch và
mã hóa, dùng phần mềm Excel để tổng hợp, xử lý. Sau đó tác giả sử dụng phương
pháp thống kê mơ tả để phân tích dữ liệu.

1.5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu


Với kết quả nghiên cứu được có thể sẽ giúp ích cho ban giám hiệu trường Đại học
An Giang, cũng như là các sở ban ngành có liên quan hiểu được thái độ của sinh
viên về việc tăng học phí là như thế nào? Để từ đó có những chính sách hợp lý
hơn để có thể giúp đỡ cho những sinh viên có hồn cảnh khó khăn để họ có thể
tiếp tục theo đuổi mơ ước của bản thân mình.




Ngồi ra thì cũng giúp cho các sinh viên thấy được trách nhiệm của mình đối với
gia đình khi gia đình đã đóng tiền cho mình được đến giảng đường đại học. Từ đó
sinh viên sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về việc học và có phương pháp học thích
hợp hơn để cải thiện kết quả học tập.

1.6 Cấu trúc của báo cáo nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan – giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, cấu trúc của bài báo cáo.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – trình bày lý thuyết về thái độ, các thành phần cấu
thành thái độ, và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – giới thiệu tổng thể nghiên cứu, trình bày
thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu và những thang đo, cỡ mẫu, và phương pháp
chọn mẫu được sử dụng.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu – Chương này mô tả đặc trưng của mẫu nghiên cứu
và kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị – Nội dung của chương này bao gồm kết quả
chính của đề tài nghiên cứu.

Huỳnh Quảng Trường

2


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT1

2.1 Giới thiệu
Chương 1: Tổng quan - đã giới thiệu được những ý chính của đề tài nghiên cứu.
Đến chương 2: là chương Cơ sở lý thuyết trình sẽ bày những lý thuyết đã được chọn lọc
phù hợp với đề tài để nghiên cứu. Chương này bao gồm các phần chính sau: khái niệm về
thái độ và các thành phần cấu thành thái độ, các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ.
2.2 Thái độ và các thành phần cấu thành nên thái độ
Thái độ là sự đánh giá có ý thức của một cá nhân có những tính cảm tốt xấu và
những xu hướng hành động có tính chất thuận lợi hay bất lợi về một sự vật hay vấn đề
nào đó.
Theo cuốn nguyên lý Marketing của Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang
thái độ được cấu thành từ 3 thành phần cơ bản: thành phần nhận biết, thành phần cảm
xúc, thành phần xu hướng hành vi.

Hình 2. 1: Mơ hình ba thành phần của thái độ

Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. “Nghiên cứu thị trường” trong
Nguyên lý Marketing. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
1

Huỳnh Quảng Trường

3


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí
Thành phần hiểu biết (điều tơi biết): thành phần này nói lên sự nhận biết, kiến
thức của người tiêu dùng về một sản phẩm, thương hiệu hay một vấn đề nào đó. Nhận
biết thể hiện ở dạng tin tưởng.
Thành phần cảm xúc (điều có thể cảm thấy được): thành phần này được thể hiện

dưới dạng đánh giá.
Thành phần xu hướng hành vi (điều tôi muốn làm): thành phần này nói lên xu
hướng người tiêu dùng sẽ thực hiện một hành động nào đó đối với một đối tượng cụ thể.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
Quá trình hình thành thái độ của một cá nhân phải chịu nhiều ảnh hưởng của rất nhiều
yếu tố. Các yếu tố gây ảnh hưởng đến thái độ bao gồm: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu
tố cá nhân, yếu tố tâm lý.

Hình 2. 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ

Huỳnh Quảng Trường

4


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí
2.3.1 Yếu tố văn hóa: văn hóa, nhánh văn hóa, giai tầng xã hội


Văn hóa: là yếu tố căn bản nhất xác định nhu cầu và xu hướng hành vi của cá
nhân. Văn hóa bao gồm những giá trị: quan điểm, niềm tin, thái độ, hành vi chung
của một cộng đồng xây dựng nên và cùng chia sẽ.



Nhánh văn hóa: là một bộ phận cấu thành nên văn hóa chung. Nhánh văn hóa có
ảnh hưởng đến sự quan tâm, cách đánh giá, sở thích, của cá nhân trong cùng một
nhánh văn hóa. Nhánh văn hóa bao gồm: nguồn gốc dân tộc, sắc tộc, tín ngưỡng,
khu vực địa lý.




Giai tầng xã hội: là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theo cấp
bậc. Mỗi giai tầng trong xã hội có những ý thức khác nhau, tuy nhiên mỗi thành
viên trong một giai tầng xã hội có thể có chung niềm tin, thái độ, đánh giá.

2.3.2 Yếu tố xã hội: các nhóm chuẩn mực, gia đình, địa vị xã hội


Các nhóm chuẩn mực: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
thái độ hay hành vi của con người. Những nhóm ảnh hưởng trực tiếp: gia đình,
bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. Những nhóm ảnh hưởng gián tiếp: nhà khoa học,
ca sĩ, doanh nhân nổi tiếng, diễn viên.



Gia đình: đóng vai trị quan trọng trong nhận thức của mỗi cá nhân, trong một gia
đình thành viên này có thể ảnh hưởng đến thái độ của thành viên khác. Đối với
các gia đình nhỏ thì sự tác động giữa các thành viên lên thái độ là rất lớn.



Địa vị xã hội: vai trị cũng như vị trí xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức và
xu hướng hành vi của cá nhân đối với các đối tượng cụ thể. Trong mỗi nhóm thì
cá nhân có một vai trị riêng vì thế cá nhân phải có thái độ phù hợp với vai trị và
vị trí trong xã hội.

2.3.3 Yếu tố cá nhân: tuổi tác, giai đoạn cuộc đời; cá tính, nhân cách



Tuổi tác, giai đoạn cuộc đời: thái độ của cá nhân sẽ có sự thay đổi theo tuổi tác.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau thì vấn đề quan tâm khác nhau, sở thích khác nhau. Vì
thế, sự hiểu biết, cảm xúc hay có những xu hướng hành vi sẽ có sự khác nhau.



Cá tính, nhân cách: là những yếu tố gây ra những ảnh hưởng rõ nét lên thái độ
của cá nhân.
o Nhân cách: là tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự
phản ứng đáp lại môi trường xung quang của con người, có những trình tự
tương đồi ổn định.
o Cá tính: theo Philip Kotler cá tính là những đặc tính tâm lý nổi bật của
con người tạo ra thế ứng xử (những phản ứng đáp lại). Cá tính của cá nhân
tương đối ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh.

2.3.4 Yếu tố tâm lý: động cơ, nhân thức, sự hiểu biết, niềm tin


Động cơ: theo Philip Kotler động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ
buộc con người tìm cách thỏa mãn nó. Qua định nghĩa trên ta có thể hiểu động cơ
như là động lực thúc đẩy hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu cấp thiết.

Huỳnh Quảng Trường

5


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Như vậy nhu cầu chính là nhân tố gây ra động cơ. Hai lý thuyết về nhu cầu được
ứng dụng trong nghiên cứu người tiêu dùng nhiều nhất là luận thuyết Zigmund
Freud và Abraham Maslow.
Zigmund Freud: phần lớn con người khơng có ý thức được đầy đủ về nguồn gốc
động cơ của bản thân mình. Ham muốn của con người là không giới hạn, trong
khi sự thỏa mãn ham muốn là có giới hạn. Con người hành động theo lý trí cịn
nhiều nhu cầu nảy sinh trong quá trình lựa chọn.
Abraham Maslow: lý thuyết nhu cầu Maslow giải thích tại sao trong những giai
đoạn khác nhau con người bị thôi thúc bởi những nhu cầu khác nhau.
Maslow đã sắp xếp nhu cầu của con người theo năm cấp bậc. Theo ông, con
người sẽ cố gắng thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất trước tiên, sau khi thỏa mãn
nhu cầu đó, thì nhu cầu tiếp theo sẽ trở thành động lực hành động. Thang nhu cầu
của Maslow được mơ tả trong học thuyết sau:

Hình 2. 3: Thang bậc nhu cầu Maslow

Huỳnh Quảng Trường

6


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí



Nhận thức:

Nhận thức là khả năng tư duy của con người. Nhận thức là kết quả của quá trình mà
mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được để tạo ra cái nhìn

của riêng họ về thế giới xung quanh.
Con người có thể nhận thức khác nhau về cùng một đối tượng do ba tiến trình cảm
nhận: nhận thức có chọn lọc, sự bóp méo có chọn lọc, sự ghi nhớ có chọn lọc.


Sự hiểu biết:

Sự hiểu biết là q trình biến đổi hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà bản
thân đã học tập và tích lũy.
Sự hiểu biết là kết quả của quá trình tác động tương hỗ giữa các hướng dẫn, chỉ bảo,
kích thích, phản ứng và củng cố. Sự hiểu biết giúp con người có thể dễ phân biệt sau
khi mua một nhãn hiệu hàng hóa nào đó, có thể làm thay đổi thái độ đối với nhãn hiệu
đó.


Niềm tin:

Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có được về mộ
cái gì đó.
Khách hàng nói chung có khuynh hướng xây dựng niềm tin của mình gắn với các
nhãn hiệu và niềm tin đó có thể thay đổi qua nhận thức và kinh nghiệm từ việc tiêu
dùng thực sự của họ.
2.4 Mơ hình nghiên cứu

Hình 2. 4: Mơ hình nghiên cứu

Huỳnh Quảng Trường

7



Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí
2.5 Sơ lược về mức học phí của trường Đại học An Giang
2.5.1 Mức học phí đào tạo theo niên chế
Trước khi chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì học phí của trường Đại học
An Giang là 900.000 đồng/học kỳ và hình thức thu học phí là được đóng tại quầy giao
dịch tại trung tâm khu hiệu bộ của trường.
2.5.2 Mức học phí đào tạo theo học chế tín chỉ
Năm học 2009 - 2010 đánh dấu một bước phát triển mới của Trường Đại học An
Giang sau 10 năm thành lập. Đây là năm học đầu tiên chuyển đổi tồn bộ hệ đào tạo
chính quy từ niên chế sang học chế tín chỉ. Với việc chuyển đổi như thế cũng làm cho
học phí cũng đã tăng lên và hình thức thu học phí cũng đã thay đổi. Mức học phí là 60000
đồng/tín chỉ năm học 2008 – 2009 và năm học 2009 – 2010 thì đã là 70000 đồng/tín chỉ,
hình thức thu học phí cũng đã khác. Khi sinh viên muốn đóng học phí thì phải đợi đến khi
nào có giấy đăng ký học phần thì mới có thể đóng học phí được, và khi đóng học phí thì
sinh viên phải đi ra ngân hàng Đơng Á để đóng như vậy có thể làm sinh viên phải tốn
thời gian để thực hiện việc này.

Huỳnh Quảng Trường

8


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu
Sau khi đề cập đến cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu trong chương 2. Đến

chương 3 là chương: phương pháp nghiên cứu. Nội dung chương này đề cập đến phương
pháp, cách thức tiến hành nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: thiết kế nghiên cứu,
thang đo.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước như sau:
Bảng 3.1 Tiến độ thực hiện các bước nghiên cứu.
BƯỚC
1

DẠNG
Nghiên cứu sơ bộ

PHƯƠNG PHÁP
Định tính

KỸ THUẬT
Thảo luận tay đơi
N=5

2

Nghiên cứu chính Định lượng
thức

Phỏng vấn trực tiếp
N=100

 Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo Likert cho các khái niệm. Mục đích chính
của nghiên cứu sơ bộ là nhằm hiệu chỉnh các khái niệm cho nghiên cứu chính thức.

Trong nghiên cứu này kỹ thuật thảo luận tay đôi được sử dụng dựa trên một dàn bài
lập sẵn về tất cả các khái niệm liên quan. Tác giả mời 5 sinh viên tham gia thảo luận.
Nội dung của cuộc phỏng vấn được tổng hợp lại làm cơ sở cho việc điều chỉnh và
bổ sung cũng như là loại bớt các biến không liên quan. Từ đó, bản câu hỏi được thiết kế,
và được điều chỉnh để hồn thiện trước khi phát hành chính thức nghiên cứu định lượng.
 Nghiên cứu chính thức
Đây là bước nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu thơng qua hình
thức phỏng vấn trực tiếp bằng bản câu hỏi điều chỉnh hoàn thiện.
Dữ liệu sau khi được thu thập mã hóa, làm sạch sẽ được tiến hành xử lý bằng phần
mềm Excel. Sau khi được xử lý xong dữ liệu sẽ dùng phương pháp phân tích thống kê mơ
tả để biết được thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh đối việc
tăng học phí là như thế nào.

Huỳnh Quảng Trường

9


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu thái độ của sinh viên khóa 8 khoa Kinh tế - Quản
trị Kinh doanh đối với việc tăng học phí.
3.3 Tổng thể và mẫu
Tổng thể là tất cả các sinh viên khóa 8 đang theo học tại khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh trường Đại học An Giang. Tổng thể có rất nhiều quan sát, trong thời gian có
hạn thì tác giả khơng thể nghiên cứu hết tất cả các quan sát được nên tác giả phải chọn ra
mẫu có thể mang tính đại diện.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả mô tả mẫu theo các đặc tính của mẫu. Trong
nghiên cứu này Cỡ mẫu được chọn ra để nghiên cứu là 60 sinh viên thuộc 5 ngành: Quản

trị Kinh doanh, Kinh tế Đối ngoại, Kế toán Doanh nghiệp, Tài chính Doanh nghiệp, Tài
chính Ngân hàng.

Huỳnh Quảng Trường

10


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Phương pháp chọn mẫu: dựa vào kết quả của nghiên cứu sơ bộ tác giả áp dụng
phương pháp chọn mẫu hạn mức. Tổng thể nghiên cứu sẽ được phân chia thành các nhóm
dựa theo ngành học: (1) Quản trị Kinh doanh, (2) Kinh tế Đối ngoại, (3) Kế tốn Doanh
nghiệp, (4) Tài chính Doanh nghiệp, (5) Tài chính Ngân hàng. Trong nghiên cứu này tác
giả sẽ sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hạn mức vì khi trong nghiên cứu sơ bộ cho
thấy sự khác nhau giữa các nhóm và để dễ dàng thu thập số liệu và tiết kiệm được thời
gian. Do mẫu dược chia thành 5 nhóm, tác giả phân chia mỗi nhóm với số lượng bằng
nhau (mỗi nhóm có 12 sinh viên), trong quá trình phỏng vấn, khi số mẫu nào đủ số lượng
thì ngưng phỏng vấn nhóm đó nữa.
3.4 Nguồn dữ liệu
Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên
bằng bản câu hỏi.
Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin từ báo đài, Internet, và các nghiên cứu
liên quan đến đề tài. Dữ liệu này sẽ giúp cho tác giả tiết kiệm được thời gian và xác định
được vấn đề nghiên cứu nhanh và chính xác hơn.
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Các dữ liệu sau khi được thu thập xong thì sẽ được làm sạch, mã hóa, và dùng phần
mềm Excel để nhập liệu, tổng hợp và xử lý dữ liệu. Sau khi phần mềm Excel chạy kết
quả xong sẽ dùng phương pháp thống kê mơ tả để phân tích kết quả tìm được. Nghiên

cứu mơ tả có thể giúp hiểu được thái độ của sinh viên đối với vấn đề tăng học phí là như
thế nào, ngồi ra nó cịn hỗ trợ cho trong việc ra quyết định như thế nào để hợp lý.

Huỳnh Quảng Trường

11


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Giới thiệu
Kết quả nghiên cứu chính thức sẽ được trình bày trong chương 4. Chương này sẽ là
chương quan trọng cho đề tài nghiên cứu. Trình bày về kết quả thu thập xử lý số liệu,
phân tích số liệu sau khi đã được phần mềm Excel mã hóa, nhập liệu và xử lý.
4.2 Kết quả thu thập và xử lý mẫu
4.2.1 Giới tính
Biểu đồ 4. 1: Giới tính

Do tác giả phát bản câu hỏi theo phương pháp thuận tiện, có kết hợp với với sàn
lọc. Tỷ lệ nam nữ trong nghiên cứu này là tương đối ngang nhau. Tỷ lệ nam và nữ lần
lượt là 55% và 45 %, việc phát bản hỏi cho cả nam và nữ để có thể đại diện cho tổng thể
nghiên cứu. Qua đó cho thấy được rằng việc tăng học phí là đều mà hầu như mọi sinh
viên đều biết và quan tâm đến.
4.2.2 Các ngành thuộc khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh
Biểu đồ 4. 2: Các ngành thuộc khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh

Huỳnh Quảng Trường


12


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Ngành học: Do tác giả chọn mẫu theo phương pháp hạn mức nên tỷ lệ các sinh viên
giữa các ngành học là ngang nhau đều chiếm 20% trong mẫu nghiên cứu. Việc chọn mẫu
như vậy tác giả muốn biết là giữa các ngành học có phải đều có ý kiến về việc tăng học
phí giống nhau hay không.
4.2.3 Thu nhập của các sinh viên
Biểu đồ 4. 3: Thu nhập của sinh viên

Thu nhập hàng tháng của các sinh viên: Sinh viên có thu nhập hàng tháng từ
1.000.000 – 1.500.000 đồng là cao nhất chiếm tỷ lệ đến 55%, còn chiếm tỷ lệ thấp nhất
trong thu nhập hàng tháng của sinh viên là dưới 500000 đồng chỉ ở mức 3%, điều này
cho thấy là thu nhập hàng tháng của các sinh viên thuộc khóa 8 khoa Kinh tế - Quản trị
Kinh doanh chủ yếu là ở mức từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng. Phần lớn thì thu nhập của
các sinh viên là do gia đình cung cấp.

Huỳnh Quảng Trường

13


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí
4.2.4 Thành phần hiểu biết
Trong thành phần hiểu biết tác giả đánh giá mức độ đồng ý của các sinh viên về: cơ
sở vật chất của trường, đội ngũ giảng viên, trang thiết bị dạy và học, và cuối cùng là đội

ngũ bảo vệ của trường. Ngoài ra thì cịn phân tích sự ảnh hưởng của việc tăng học phí đối
với cuộc sống và học tập.
Biểu đồ 4. 4: Mức độ đồng ý của sinh viên.

Qua biểu đồ cho thấy, tỷ lệ đồng ý về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, trang thiết
bị dạy và học chiềm khoảng 50%, đây là một tỷ lệ chưa cao so với tỷ lệ trung hịa và
khơng đồng ý. Điều này cho thấy là các sinh viên còn chưa hài lịng lắm đối với các tiêu
chí trên, qua đó nhà trường cần phải xem xét lại và có các biện pháp thích hợp để nâng
cao các tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, và trang thiết bị dạy và học.
Ngồi ra cịn đối với đội ngũ bảo vệ của trường thì tỷ lệ đồng ý chỉ chiếm khoảng
10%, và tỷ lệ chọn trung hòa chọn khá cao khoảng 50%, đây có thể là đội ngũ bảo vệ của
trường còn chưa tốt nên trường cần xem xét lại yếu tố này.

Huỳnh Quảng Trường

14


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí
4.2.5 Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với cuộc sống
Biểu đồ 4. 5: Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với cuộc sống

Qua biểu đồ cho thấy, hầu như là mức tăng học phí có ảnh hưởng đến cuộc sống
của các sinh viên, tỷ lệ trả lời có ảnh hưởng chiếm tới 65%. Những sinh viên nào có hồn
cảnh gia đình khó khăn thì phải làm việc bán thời gian để có đủ tiền chi tiêu và tiếp tục
học. Còn đối với các sinh viên sống xa nhà mức thu nhập hàng tháng là do gia đình cung
cấp cũng có giới hạn, nên việc chi tiêu cho cuộc sống giảm xuống để đủ tiền đóng tiền
học phí.
4.2.6 Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với học tập

Biểu đồ 4. 6: Việc tăng học phí ảnh hưởng đối với học tập

Qua kết quả phân tích cho thấy, việc tăng học phí cũng khơng làm ảnh hưởng nhiều
đến việc học tập của sinh viên, khoảng 60% đáp viên chọn phương án trả lời là khơng ảnh
hưởng. Vì các sinh viên hầu hết là ở xa nhà nên việc học đã được họ ý thức từ khi bước
vào giảng đường đại học nên mức tăng học phí tương đối thấp đã không làm cho sinh
viên phải bận tâm về việc học tập. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ tương đối cho rằng việc
tăng học phí đã ảnh hưởng đến việc học tập. Tăng học phí làm cho các sinh viên có hồn
cảnh khó khăn phải đi làm thêm, điều đó đã dẫn đến việc họ phải nghỉ một số tiết học, bị
hỏng kiến thức, và làm cho kết quả học tập bị giảm súc.

Huỳnh Quảng Trường

15


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

4.2.7 Đánh giá mức học phí hiện tại của trường
Biểu đồ 4. 7: Đánh giá mức học phí hiện tại của trường

Qua kết quả thu thập dữ liệu cho thấy, phần lớn các sinh viên chọn phương án trả
lời là bình thường tỷ lệ chọn là 53%, có thể việc tăng học phí này nằm trong khả năng
thanh tốn của các sinh viên, bên cạnh đó thì cũng có một số lượng tương đối lớn các
sinh viên chọn là tương đối cao, nguyên nhân là các sinh viên này có hồn cảnh gia đình
khó khăn nên cho là mức học phí hiện tại là tương đối cao.
4.2.8 So sánh mức học phí của trường với các trường khác
Biểu đồ 4. 8: So sánh với các trường khác


Qua số liệu cho thấy, phần lớn các sinh viên cho rằng là mức học phí hiện tại của
trường Đại học An Giang là bằng các trường khác trong khu vực, tỷ lệ chọn chiếm 57%
hơn phân nửa tổng các sinh viên. Điều này chứng tỏ là các sinh viên có quan tâm đến
mức học phí hiện tại của trường và có theo dõi mức học phí của các trường khác trong
khu vực.

Huỳnh Quảng Trường

16


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

4.2.9 Xu hướng hành vi
Biểu đồ 4. 9: Xu hướng hành vi

Qua biểu đồ cho thấy, thành phần tình cảm của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến
thành phần hành vi của sinh viên. Vì phần lớn các sinh viên cho là tăng học phí có ảnh
hưởng đến cuộc sống nên tiêu chí giảm chi tiêu được các sinh viên chọn nhiều nhất chiếm
tới 70%, ngoài ra thì việc tăng học phí cũng ảnh hưởng đến việc học tập nên sinh viên
chọn tiêu chí nghiêm túc hơn trong học tập cũng được chọn nhiều chiếm tới 60%. Bên
cạnh đó cũng có một vài sinh viên chọn phương án là vay tiền thêm để tiếp tục đi học.
Qua đó thì nhà trường cần có những chính sách khuyến khích các sinh viên học tập, hỗ
trợ cho các sinh viên nghèo, vùng sâu vùng xa, việc tiền vay ngân hàng của sinh viên
cũng có thể nhiều hơn để có đủ tiền tiếp tục học.

Huỳnh Quảng Trường

17



Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Chương 5. KẾT LUẬN và KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Đối với thành phần nhận biết, giữa nam và nữ các sinh viên được phỏng vấn đã biết
được vấn đề tăng học phí của trường là bình thường vẫn nằm trong khả năng thanh toán
của họ, việc tăng học phí đã ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên nhiều hơn là đối với
việc học tập. Vì phần lớn các sinh viên đều ý thức được việc học của mình từ trước nên ít
ảnh hưởng tới việc học, cịn đối với cuộc sống thì tăng học phí sẽ ảnh hưởng nhiều hơn vì
họ phải sống bằng việc cung cấp của gia đình phải tiết kiệm lại để đủ tiền trang trải cho
học phí.
Đối với thành phần cảm tình thì các sinh viên cũng có những tình cảm và nhận xét
của mình về việc tăng học phí của trường, họ so sánh mức học phí với các trường khác
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá được mức học phí của trường Đại
học An Giang như vậy là hợp lý vì mức tăng lên của học phí nằm trong khả năng thanh
toán của sinh viên.
Từ thành phần nhận thức, và thành phần cảm tình đã ảnh hưởng đến thành phần xu
hướng hành vi của sinh viên. Những sinh viên nào cho là việc tăng học phí ảnh hưởng
đến cuộc sống thì họ thường chọn tiêu chí là giảm chi tiêu, cịn những sinh viên nào thấy
tăng học phí ảnh hưởng đến việc học tập thì họ thường chọn là sẽ nghiêm túc hơn trong
học tập.
5.2 Kiến nghị
Việc tăng học phí đã ảnh hưởng ít nhiều đến việc học tập cũng như là cuộc sống
của phần lớn các sinh viên đang theo học tại trường. Ban giám hiệu nhà trường, các sở
ban ngành có liên quan nên có một số chính sách khuyết khích sinh viên cố gắng học tâp
như: mức học bỗng tăng lên cùng với mức học phí, liên hệ với các doanh nghiệp trong
Thành phố Long Xuyên để cho các sinh viên nghèo làm việc bán thời gian trong hè hay là

thời gian rảnh.
Việc cho vay hỗ trợ các sinh viên học tập cũng cần phải tăng thêm khi việc học phí
của trường thì tăng và các chi phí cho cuộc sống cũng đang tăng như: lương thực, thực
phẩm, tiền thuê nhà trọ đều tăng.

Huỳnh Quảng Trường

18


Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường Đại học An
Giang về việc tăng học phí

Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. “Nghiên cứu thị trường”
trong Nguyên lý Marketing. TP. Hồ Chí Minh: NXB Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh.
2. Huỳnh Phú Thịnh. 2008. Tài liệu giảng dạy môn phương pháp nghiên cứu
trong Kinh tế - Quản trị Kinh doanh. Trường Đại học An Giang.

Huỳnh Quảng Trường

19


PHỤ LỤC
BẢN CÂU HỎI PHỎNG VẤN
-

Phiếu phỏng vấn số:


-

Ngày:

-

Thời gian bắt đầu:

I. Phần giới thiệu.
Chào Anh (Chị). Tôi tên là Huỳnh Quảng Trường, sinh viên năm 3 thuộc khoa Kinh tế Quản trị Kinh doanh trường Đại học An Giang. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên
cứu về “Khảo sát thái độ của sinh viên khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh trường
Đại học An Giang đối với việc tăng học phí”. Cuộc phỏng vấn này rất quan trọng đối
với đề tài nghiên cứu. Do đó, anh (chị) hãy vui lòng dành 10 phút để trả lời các câu hỏi
dưới đây, những ý kiến của các anh (chị) sẽ là nguồn thơng tin hữu ích cho đề tài nghiên
cứu. Vì vậy tơi rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý anh (chị).
II. Phần nội dung.
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết mức độ đồng ý của mình về các vấn đề sau đây, anh (chị)
hãy khoanh tròn 1 câu trả lời trong số các câu trả lời mà anh (chị) cho là thích hợp nhất.
1. Hồn tồn đồng ý
3. Trung hịa

2. Nói chung là đồng ý
4. Nói chung là khơng đồng ý

5. Hồn tồn khơng đồng ý
1: Cơ sở vật chất của trường khang trang

1


2

3

4

5

2: Đội ngũ giảng viên đơng và trình độ chun mơn
cao

1

2

3

4

5

3: Trang thiết bị dạy và học hiện đại

1

2

3

4


5

4: Đội ngũ bảo vệ của trường có trách nhiệm

1

2

3

4

5

Câu 2: Theo anh (chị) thì mức học phí hiện tại của trường là phù hợp hay chưa?
1. Phù hợp (hỏi tiếp câu 4)
2. Chưa phù hợp (hỏi tiếp câu 3)
Lý do: …………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

i


Câu 3: Theo anh (chị) thì mức học phí bao nhiêu là phù hợp
1. Bằng học phí cũ 900.000 đồng/học kỳ
2. Thu theo tín chỉ: 50000đồng/tín chỉ
3. Thu theo tín chỉ: 60000đồng/tín chỉ

4. Khác: ……………………………..
Câu 4: Theo anh (chị) thì mức học phí hiện tại của trường là:
1. Rất cao
2. Tương đối cao
3. Bình thường
4. Tương đối thấp
5. Rất thấp
Câu 5: Anh (chị) vui lòng cho biết việc tăng học phí có ảnh hưởng đến cuộc sống của anh
(chị) hay khơng? Anh (chị) chọn 1 câu trả lời
1. Có
2. Khơng
Câu 6: Anh (chị) vui lòng chi biết việc tăng học phí có ảnh hưởng đến việc học tập của
anh (chị) hay khơng? Anh (chị) chọn 1 câu trả lời
1. Có
2. Khơng
Câu 7: Anh (chị) vui lịng cho biết mức học phí hiện tại của trường so với các trường
khác trong khu vực.
1. Thấp hơn
2. Bằng
3. Cao hơn
Câu 8: Anh (chị) sẽ có những hành động gì khi học phí tăng lên. Anh (chị) có thể lựa
chọn nhiều phương án trả lời.
1. Giảm chi tiêu
2. Đi làm thêm
3. Nghiêm túc hơn trong học tập
4. Đi vay thêm tiền để học
5. Khác (cụ thể): …………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..

ii



Câu 9: Tiền đóng học phí của anh (chị) có được là từ đâu. Anh (chị) có thể lựa chọn
nhiều phương án trả lời.
1. Gia đình cung cấp
2. Đi làm thêm
3. Vay ngân hàng
4. Khác (cụ thể):…………………………………………………………..
………………………………………………………………………………
Câu 10: Anh (chị) vui lịng cho biết hiện tại anh (chị) có làm việc bán thời gian hay
khơng?
1. Có
2. Khơng
Câu 11: Anh (chị) có đề xuất hay kiến nghị về việc tăng học phí:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
III. Phần thơng tin cá nhân.
Lớp:…………………
Giới tính:
1. Nam
2. Nữ
Thu nhập hàng tháng của anh (chị).

3. <500.000 đồng
4. 500.000 – <1.000.000 đồng
5. 1.000.000 – 1.500.000 đồng
6. >1.500.000 đồng

iii



×