ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KH OA HỌC XÃ H ỘI VÀ NH ÂN VĂN
NG UYỄN THAN H G IANG
THÁI Đ ộ ĐỐI VỚI M ÔN TÂM LÝ H ỌC LÃ NH ĐẠO, QUẢN LÝ
CỦA H ỌC V IÊN PHÂN VIỆN TH ÀN H PHỐ H ổ CHÍ MINH -
H ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QU ỐC GIA H ổ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 5. 06. 02
LUẬN VÃN THẠC s ĩ K HO A HỌC TÂM LÝ
NGƯỜI HUỚNGDẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HỮU THỤ
ĐẠI HOC QUỐC GIA HẢ NỘI
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
V-Lự 65,9 _
Hà Nội - 2005
f t
LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới Qúi thầy cô trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thụ đã nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm luận văn.
Cũng nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn tới Đảng uỷ, Ban Giám đốc,
Quí thầy cô và toàn thể học viên tại Phân viện TP. Hồ Chí Minh - Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ để tôi hoàn thành bản luận
vãn này.
Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2005
Tác giả
Nguyễn Thanh Giang
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Đối tượng nghiên cứu 2
3. Khách thể nghiên cứu 2
4. Mục đích nghiên cứu 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Giả thuyết khoa học 4
8. Phương pháp nghiên cứu 4
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
CHƯƠNG 1: C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề thái độ 6
1.1.1. Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây
6
1.1.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô 9
1.1.3. Nghiên cứu thái độ ở Việt Nam
14
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 16
1.2.1. Khái niệm thái độ 16
1.2.2. Khái niệm thái độ học tập 37
1.2.3. Khái niệm thái độ đối với môn học Tâm lý học lãnh đạo, quản lý 39
CHƯƠNG 2: T ổ CHỨC NGHIÊN c ứ u
2.1. Vài nét về Phân viện TP. Hồ Chí Minh
47
2.2. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu 49
2.3. Xây dựng, thiết kế và cụ thể hoá phương pháp nghiên cứu 55
2.4. Tiến trình nghiên cứu 56
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u
3.1. Thực trạng thái độ đôi với món Tâm lý học lãnh đạo, quản lý của học
viên Phân viện TP. Hồ Chí Minh - Học viện CTQG Hồ Chí Minh 57
3.1.1. Thái độ thể hiện ở mặt nhận thức của học viên đối với môn Tâm
lý học lãnh đạo, quản lý 57
3.1.2. Thái độ thể hiện ở mặt xúc cảm, tình cảm của học viên đối với
môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý 73
3.1.3. Thái độ thể hiện ỏ mặt hành vi học tập của học viên đối với môn
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý 85
3.1.4. Kết quả phỏng vấn sâu một số trường hợp điển hình
100
3.2. Một sô' giải pháp nhằm nâng cao thái độ tích cực học tập của
học viên đối với môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý ở Phân viện TP.
Hồ Chí Minh - Học viện CTQG Hồ Chí M in h
105
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 117
2. Kiến nghị 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120
PHỤ LỤC
CHỮ VIẾT TẮT
-CHDC
Cộng hoà Dân chủ Đức.
- CTQG
Chính trị quốc gia.
- CCLLCT
Cao cấp lý luận chính trị.
-CNXH
Chủ nghĩa xã hội.
- Đảng CSVN
Đảng Cộng sản Việt Nam.
- DVBC Duy vật biện chứng.
-DVLS
Duy vật lịch sử.
-ĐTB
Điểm trung bình.
- TLHLĐQL
Tâm lý học lãnh đạo, quản lý
- TP
Thành phố.
- TS Tần số.
- XHCN Xã hội chú nghĩa.
1
PHẨN MỞ ĐẨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỂ TÀI
Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con
người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế
đang là một yêu cầu khách quan và bức thiết ở nước ta hiện nay. Như Đáng ta
đã xác nhận, tình hình đất nước khi chuyển sang thời kỳ đổi mới cái thiếu lớn
nhất là tri thức về kinh tế thị trường, đội ngũ các nhà khoa học, các nhà quản
lý, chuyên gia công nghệ và công nhân lành nghề từ đó đưa ra quyết định giáo
dục đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu. Trong sự nghiệp nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bổi dưỡng nhân tài công tác đào tạo, xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý giữ vai trò đặc biệt quan trọng và với yêu cầu
ngày càng cao.
Nhận rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác cán bộ trước yêu cầu của
giai đoạn cách mạng mới hiện nay, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng đã đề ra chủ trương:
“Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnli
đạo và quán lý ở các cấp, vững vàng vê chính trị, gương mẫu vê đạo đức,
trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn,
sáng tạo, gắn bó với nhân dân” [2, 141]. Đội ngũ các nhà lãnh đạo, quán lý
đáp ứng được các trọng trách cúa công cuộc đổi mới như vậy chỉ có thể có
được trong suốt quá trình giáo dục, đào tạo, rèn luyện thường xuyên thông qua
các lớp đào tạo một cách bài bản cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Phân viện TP. Hồ Chí Minh thuộc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh
đạo chủ chốt các tỉnh phía Nam, mà một trong những mục tiêu của Phân viện
là đào tạo ra những người lãnh đạo, quản lý có bản lĩnh và sự nhạy cảm về
chính trị; có tri thức, kỹ năng, phương pháp để phân tích, tác động tâm lý đối
2
với con người và các nhóm xã hội khác nhau. Trong quá trình đối mới nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo, Phân viện đã chú trọng tìm các giải pháp phát
huy tính tích cực học tập của học viên. Trên thực tế các giải pháp đó đã mang
lại nhiều thành tựu trong công tác đào tạo của Phân viện và cho những bài học
thiết thực, cần tiếp thu và nhân rộng. Tuy nhiên, yêu cầu nâng cao chất lượng
đào tạo tại Phân viện hiện nay đang rất cần các giải pháp trên những phân tích
có cơ sớ khoa học. Việc phân tích, tìm hiếu thái độ học tập của học viên đối
với các môn học nói chung và thái độ đối với môn TLHLĐQL nói riêng đang
là vấn đề cấp thiết hiện nay của Phân viện.
Trong những năm qua, Phán viện đã coi nhiệm vụ cung cấp, trang bị
cho học viên những hiểu hiết về TLHLĐQL là một nhiệm vụ hết sức ưu tiên.
Song, kết quả học tập môn học này của học viên vẫn chưa thực sự đạt được kết
quá cao, vẫn còn khá nhiều học viên chưa có thái độ tích cực trong học tập
môn học do đó việc đi sâu tìm hiểu thực trạng thái độ và nguyên nhân ảnh
hướng tới thái độ đối với môn TLHLĐQL của học viên đang là vấn đề hết sức
cấp thiết đối với Phân viện, từ đó có thể đề xuất những giải pháp thích hợp cho
việc nâng cao chất lượng học tập môn TLHLĐQL ở Phán viện TP. Hồ Chí
Minh.
Từ những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu "Thái độ
đôi với môn Tâm lý học lãnh đạo, quản lý của học viên Phân viện TP. Hố
Chí M inh - H ọc viện CTQG Hồ C hí M inh'' làm đề tài cho luận vãn tốt
nghiệp của mình.
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứ u
Thái độ đối với môn học TLHLĐQL của học viên Phân viện TP. Hồ Chí
Minh - Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
3. KHÁCH THỂ NGHIÊN c ứ u
- Đề tài tiến hành nghiên cứu trên khách thể là 350 học viên đang học c
tập trung tại Phân viện TP. Hồ Chí Minh - Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
3
Những học viên này tập trung tại các lớp: B30, B31, B32, B33 và đã học xong
chương trình của môn TLHLĐQL.
- Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trưng cầu ý kiến, phóng vấn sâu một
số khách thể phụ là giáo viên dạy bộ môn TLHLĐQL, giáo viên chủ nhiệm
lớp, các cán bộ thuộc phòng Đào tạo của Phân viện.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN c ứ u
Để tài nhầm xác định thực trạng thái độ đối với môn TLHLĐQL của
học viên ở Phân viện TP. Hồ Chí Minh và nguyên nhân của thực trạng đó, trên
cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng
học tập môn TLHLĐQL của học viên ớ Phân viện TP. Hồ Chí Minh.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN c ứ u
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện hai nhiệm vụ nghiên cứu
sau:
5.1. Nliiệm vụ nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu lý luận trong giới hạn của khoa học Tâm lý để xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài như: xác định nội hàm của khái niệm thái độ, thái độ
đối với môn học, chí ra cấu trúc, đặc điếm cũng như mối quan hệ của nó đối
với các hiện tượng tâm lý khác.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn:
- Nghiên cứu thực trạng thái độ của học viên đối với môn TLHLĐQL và
phân tích các nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng học
tập môn TLHLĐQL cho học viên Phân viện TP. Hồ Chí Minh.
6. PHẠM VI NGHIÊN c ứ u
Do hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu nên luận văn này chí
dừng lại ở mức độ tìm hiểu thực trạng thái độ đối với môn TLHLĐQL của học
viên các lớp tập trung tại Phân viện TP. Hồ Chí Minh năm học 2004 - 2005 và
4
nguyên nhân của thực trạng trên. Cụ thế là 350 học viên các lớp: B30, B31,
B32, B33.
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Phần lớn học viên ở Phân viện TP. Hồ Clií Minh có thái độ chưa thật
sự tích cực đối với môn TLHLĐQL. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khácli
quan ảnh hưởng đến thái độ của học viên, trong đó những nguyên nhản cơ
bản như nhận thức, động cơ, ỷ thức trách nhiệm, hứng thú học tập của học
viên, phương pháp giảng dạy của giáo viên, và cách thức học tập của học viên
đóng vai trò quyết định.
8. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài luận vãn sử dụng
các phương pháp nghiên cứu sau: Nghiên cứu tài liệu, điều tra bàng bảng hỏi,
quan sát, trao đổi, phỏng vấn sâu, thống kê toán học.
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Mục đích cơ bản của phương pháp này là nghiên cứu và phân tích
những tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề thái độ. Trên cơ sở đó, xây dựng
cơ sở lý luận cho đề tài, cụ thể là làm rõ nội hàm khái niệm thái độ, cấu trúc,
đặc điểm cũng như mối quan hệ giữa khái niệm thái độ với các hiện tượng tâm
lý, xây dựng khái niệm thái độ đối với môn TLHLĐQL và xác định tiêu chí để
đánh giá thái độ của học viên đối với môn học.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Đây là phương pháp chính trong thu thập thông tin thực tế cho việc
phân tích, đánh giá thái độ của học viên đối với môn TLHLĐQL.
- Đối tượng điều tra: Học viên các lớp cao cấp lý luận chính trị tại Phân
viện TP. Hổ Chí Minh - Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
5
- Nội dung điều tra: Hướng trọng tâm vào tìm hiểu ý kiến đánh giá của
học viên về thái độ đối với môn TLHLĐQL ở các mặt nhận thức, xúc cảm,
tình cảm và hành vi học tập của viên.
8.3. Plìương pháp quan sát:
Nhằm theo dõi thực tế và biểu hiện thái độ của học viên đối với quá
trình học tập môn TLHLĐQL. Từ đó bổ sung thêm những dữ kiện cho việc
khẳng định giả thuyết của đề tài.
8.4. Phương pháp phỏng vấn sâu:
- Tiến hành trao đổi, phỏng vấn sâu với học viên, cán bộ giảng dạy bộ
môn và giáo viên chủ nhiệm lớp để tìm hiểu nhận định, đánh giá của họ về
thái độ đối với môn TLHLĐQL.
- Phỏng vấn sâu học viên ở các lớp học để thu thập ý kiến về thái độ của
học đối với môn TLHLĐQL.
8.5. Pliương pháp thống kê toán học:
Sử dụng phương pháp này với mục đích xử lý các số liệu thu được từ
phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, để từ đó đưa ra những số liệu cụ thể dễ
dàng cho việc phân tích kết quả nghiên cứu. Trong đó chủ yếu là dùng công
thức tính tỷ lệ % và điểm trung bình cho các câu trong bảng hỏi.
6
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
CHƯƠNG 1
_ . __ ■ ) . _ _ / _ _ /V _
ọ
__
___
V
C ơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỂ TÀI
1.1. S ơ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN c ứ u VÂN ĐỂ THÁI ĐÔ.
Người đầu tiên nghiên cứu về thái độ là A.Ph. Lagiurxki (1874 - 1917).
Trong các tác phẩm của mình như “Chương trình nghiên cứu nliân cách trong
mối quan hệ với môi trường” (1912), rồi sau đó là “Tâm lý học đại cương và
thực nghiệrrì\ 1912), “Bút ký khoa học vê tính các ir (1916) và “Phân loại
nhân cách" (1917, 1924) A.Ph. Lagiurxki đã đề cập đến khái niệm thái độ chú
quan ớ con người với môi trường. Theo ông, đời sống tâm lý thực của con
người được chia thành hai lĩnh vực:
- Cái tâm lý bên trong: là cơ sớ bẩm sinh cứa nhân cách, bao gồm khí
chất, tính cách và một loạt các đặc điếm tâm sinh lý khác.
- Cái tâm lý bên ngoài: là hệ thống thái độ của nhân cách với môi
trường xung quanh. [6, 257],
Như vậy, thái độ cá nhân, theo như A.Ph. Lagiurxki, là sự biểu hiện ra
bên ngoài của cái tâm lý, phản ứng với sự tác động cúa môi trường xung
quanh. Ông hiểu thái độ với môi trường xung quanh theo nghĩa rộng, bao gồm
thái độ với giới tự nhiên, với sản phẩm lao động, với những cá nhân khác, với
các nhóm xã hội và với nhũng giá trị tinh thần. Trong hệ thống thái độ chủ
quan, A.Ph. Lagiurxki đặc biệt coi trọng thái độ của nhân cách đối với lao
động, với nghề nghiệp, với sớ hữu, với người khác và với xã hội [6, 258].
7.7.7. Nghiên cứu thái độ ở các nước phương Tây.
Vấn đề thái độ (attitude) lần đầu tiên đặt ra trong tâm lý học phương
Tây bởi W.I.Thomas và F.Znaniecki vào nãm 1918 và từ đó vấn đề thái độ
7
được đặt vào một vị trí trọng tâm của các nhà khoa học. Trong nghiên cứu cua
mình, nhà tâm lý học xã hội Liên Xô (cũ) P.N. Sikhirev đã chia lịch sử nghiên
cứu thái độ ở phương Táy ra làm ba thời kỳ chính [8, 318],
- Thời kỳ thứ nhất kéo dài từ năm 1918 đến Chiến tranh thế giới thứ
liai: Có thể nói đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các nghiên cứu về thái độ.
Hai tác giả W.I. Thomas và F. Znaniecki đã khởi đầu nghiên cứu về thái độ
của những người nông dân Ba Lan khi họ di cư sang Mỹ, biểu hiện qua sự
thích ứng của họ với điều kiện môi trường mới. Ớ giai đoạn này, các công
trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu định nghĩa, cấu trúc, chức
năng của thái độ và mối quan hệ của nó với hành vi ( G.M. Allport,
Newcome ). Công trinh nghiên cứu thực nghiệm gày chú ý trong giai đoạn
này là sự phát hiện ra “Iigliịcli lý La Piere”, biểu thị sự không nhất quán giữa
nhận thức và hành vi.
- Thời kỳ thứ hai kéo dài từ Chiến tranh th ế giới thứ hai đến cuối những
năm 1950: Thời kỳ này, các nghiên cứu về thái độ tập trung chủ yếu tìm hiểu,
lý giải những hoài nghi về vai trò của thái độ trong việc chi phối hành vi (H.
Trianodis, J. Traver, H. Fillmore, R. Marten, J. Kalat, D. Myers ). Vì nhiều
lý do chủ quan và khách quan nhu' do chiến tranh, do bế tắc trong công việc lý
giải các nghịch lý nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, nên số lượng nghiên
cứu nghiên cứu giảm sút đáng kể. Tuy nhiên trong giai đoạn này cũng đã nổi
lên những tèn tuổi nhưLiker, Sank, G. Allport, S.Crutchfield, J.Bruner,v.v
- Thời kỳ thứ ba từ cuối những năm 1950 cho đến nay : Có thè nổi đây
là thời kỳ bùng nổ của các nghiên cứu về thái độ ở phương Tây. Trong tâm lý
học xã hội vấn đề thái độ có vị trí xứng đáng. Vấn đề thường được đề cập đến
trong giai đoạn này là những quan niệm mới về định nghĩa thái độ, cấu trúc và
chức năng của nó. Cũng ở thời kỳ này, nhiều thuyết đã được hình thành làm
cơ sở lý luận để lý giải quan hệ như thuyết "bất đồng nhận thức giữa tliái độ
và liànli v i” (Leon Festinger), thuyết “tự thể hiện”, thuyết “tự tri g iá c' (Parye
8
Beny), các phương pháp nghiên cứu sự hình thành và thay đổi thái độ như:
thang đo thái độ (The F-Scale - thang đo F) đo các quan điểm phátxít, thang
đo quan điếm giáo điều (The Dogmatism Scale), phương pháp đo thái độ gián
tiếp qua các chí số sinh lý như phương pháp điện cơ mặt; kỹ thuật lấn từng
bước (foot in the door) của Jonathan Freedman và Scott Fraser (1966), hay các
kỹ thuật nghiên cứu thái độ như : kỹ thuật Bogus pipeline (đường ống giả vờ)
của Edward Jones và Harold Sigall (1971).
Xu thế chung trong nghiên cứu thái độ ớ phưưng Tây là nhằm giải
quyết những vấn đề trong thực tiễn như vận động tranh cử, bầu cử, tiếp thị,
tuyên truyền, bảo vệ mỏi trường, chữa bệnh , cũng như việc nghiên cứu các
dạng thái độ đã định hình sẵn để có thê dự báo hành vi của cá nhân khi họ vấp
phải các trở ngại, khó khăn.
Khi bình luận về các công trình nghiên cứu ớ phương Tây, các nhà tâm
lý học Xôviết P.N. Sikhirev, B.Ph. Lomov, A.v. Petrovxki đã đưa ra những
khảng định sau:
- Số lượng công trình và các phương pháp cụ thể đế nghiên cứu về thái
độ ngày càng được công bố nhiều hơn.
- Sự bế tắc về phương pháp luận đã dẫn tới không tìm được cơ sở khách
quan của các attitude; các số liệu thu được từ nghiên cứu đều được lý giải
bằng cách quy về thái độ nhất định. Có thể nói, việc nghiên cứu, kiến tạo nên
các “mẫu” về attitude trong tâm lý học phương Tây ở những tình huống, điều
kiện, môi trường khách quan cụ thể chỉ có thể giúp cho các nhà nghiên cứu hệ
thống hoá số liệu thu thập được của mình dựa vào thái độ và dự báo hành vi sẽ
có thế xảy ra theo “mẫu” nào đó. Nói cách khác, con người mãi mãi chỉ là
thực thể sinh học, đơn vị hành vi của họ chỉ là những bản năng thói quen, các
khuôn mẫu, tình cảm, mà không phải là nhân cách, không có thành phần ý
thức trong điều khiển hành vi, thái độ của mình. Điều này hoàn toàn xa lạ với
quan điếm của tâm lý học mácxít cho rằng, về thực chất, sự hình thành và phát
9
triển mục đích cuộc sống, hệ thống động cơ, thái độ chủ quan của cá nhân
đồng thời cũng là sự hình thành và phát triển ý thức của họ.
7.7.2. Nghiên cứu thái độ ở Liên Xô.
Trong tiếng Nga, thuật ngữ thái độ mang nội hàm kép: ngoài nghĩa thái
độ, còn có nghĩa là các mối quan hệ trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Do vậy
khi dùng thuật ngữ này tương đương với thuật ngữ attitude (thái độ) trong
tiếng Anh, các tác giả còn sử dụng thuật ngữ “tâm thế xã hội” và sau này
B.Ph. Lomov gọi là “thái độ chủ quan của cá nhân”.
Những nghiên cứu về thái độ ở Liên Xô (cũ) được bắt đầu sớm hơn so
với ớ phương Tây. Tiếp theo những công trình nghiên cứu thái độ do A.Ph.
Lagiurxki khởi xướng, V. N. Miaxisev (1892 - 1973), nhà tâm lý học Xôviết,
cũng đã bắt đầu từ các nghiên cứu này nhung trên lập trường, quan điểm cua
tâm lý học mácxít, ông đã xây dựng nên “học thuyết thái độ nhân cách”, về
thực chất, học thuyết là tổ hợp các khái niệm về mật lý luận, cho rằng, hạt
nhân tàm lý nhân cách là hệ thống trọn vẹn mang tính cá thế cúa các thái độ
có ý thức - chọn lọc, mang tính giá trị chủ quan đối với hiện thực khách quan.
Hệ thống thái độ được hình thành theo cơ chế chuyển dịch “từ ngoài vào
trong”, thông qua kinh nghiệm tác động qua lại (do hoạt động và giao tiếp) với
những người khác trong những điều kiện xã hội mà chủ thể đang sống và sinh
hoạt. Theo V.N. Miaxisev thì chính hệ thống thái độ nhân cách quyết định đặc
điểm cảm xúc, việc tri giác hiện thực khách quan và cũng như sự phản úng
trong hành vi với những tác động từ bên ngoài. Tất cả các tổ chức cấu thành
tâm lý người, từ những thành phần đơn giản nhất đến cấu thành phức tạp nhất
đều có liên quan với thái độ dưới một hình thức nào đó. Trong học thuyết thái
độ nhân cách, V.N. Miaxisev còn đề cập việc phân loại thái độ. Theo ông, thái
độ bao gồm hai loại: tích cực (dương tính) và tiêu cực (âm tính). Các kinh
nghiệm âm tính hay dương tính trong quan hệ với những người xung quanh là
cơ sở để hình thành hệ thống thái độ tương ứng trong nhân cách. Như vậy,
10
theo V.N. Miaxisev, thái độ được xác định như là khía cạnh của các mối quan
hệ, liên hệ mang tính chủ thể bên trong có chọn lọc của cá nhân với bức tranh
muôn màu muôn vẻ của hiện thực khách quan. Thái độ là điều kiện khái quát
hoá bên trong của các hành động ớ con người.
Điều đó có thể thấy rằng, với học thuyết thái độ nhân cách đã được tiếp
thu của A.Ph. Lagiurxki, V.N. Miaxisev đã đưa quan điểm mácxít vào xem
xét và giải quyết vấn đề nghiên cứu theo hướng khả thi hơn. Tuy vậy, V.N.
Miaxisev lại cho rằng tất cả các hoạt động tâm lý hiếu theo nghĩa rộng có thế
xem như một dạng nào đó của thái độ, việc mở rộng quan niệm như vậy là
thiếu cơ sở khoa học. Nhưng có thể khẳng định học thuyết thái độ nhân cách
có những đóng góp to lớn làm cơ sở cho việc nghiên cứu thái độ Iheo quan
điểm mácxít.
Một cách tiếp cận khác, phục vụ cho việc nghiên cứu thái độ của các
nhà tâm lý học Xôviết trước đây là các công trình nghiên cứu của trường phái
tâm thế D.N. Uznadze. Theo D.N. Uznadze, tám thế là “sự mô phỏng trọn vẹn
của chủ thể, sự sẵn sàng tri giác các sự kiện và sự xác định hoàn thiện vê
hướng của liành vi” [6, 267], Tâm thế là cơ sớ của tính tích cực có sự lựa
chọn, có chủ định. Xuất phát từ vai trò, vị trí của tâm thế trong hoạt động, tâm
thế được xem như là một trạng thái vô thức, nảy sinh khi có sự “hội ngộ” của
hai yếu tố: nhu cầu và hoàn cảnh, điều kiện thoả mãn nhu cầu. Chính điều này
khiến nhiều đồng nghiệp đã phê phán ông. Trong quan niệm về tâm thế, D.N.
Uznatze chỉ đề cập đến quá trình hiện thực hoá các nhu cầu sinh lý đơn giản
mà không tính đến các hình thức hoạt động phức tạp, cao cấp của con người.
Ông đã không tính đến sự tác động phức tạp của các yếu tô' xã hội trong việc
quy định hành vi con người cũng như vai trò của quá trình lĩnh hội kinh
nghiệm xã hội. Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận rằng học thuyết tâm thếcúa D.N.
Uznatze đã đóng một vai trò phương pháp luận khoa học cụ thể cho nhiều lĩnh
vực chuyên môn của tâm lý học. Sau này, học trò của D.N. Uznadze là S.A.
11
Nadirasvili đã phát hiện những quy luật tác động qua lại của tâm thế xã hội -
thái độ giữa người đi thuyết phục và người bị thuyết phục.
Cũng trong nghiên cứu tâm thế xã hội, p. N. Sikhirev đã đưa ra cấu trúc
ba thành phần gồm:
- Thành phần nhận thức (tri giác, thông till) như là sự “tự ý thức khách
thể của tâm thế”.
- Thành phần xúc cảm (rung động, xúc cảm) là những rung động đổng
cảm hay không đồng cảm với khách thể tâm thế.
- Thành phần hành động (liànli vi, động tác) là sự kế tục của hành vi
thực đối với khách thể của tâm thế.
Sự mô tá thành phần cấu trúc của tâm thế xã hội trên cũng nhận được sự
chia sẻ của nhiều tác giả khác. Tuy nhiên, các thành phần trên không nhất
thiết phải hiện diện mọi lúc một cách đồng bộ mà cũng có thế xảy ra sự không
trùng khớp giữa chúng. Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình, La Piere là
người đầu tiên đã phát hiện có sự không đồng bộ, thống nhất với nhau giữa
các phản ứng bằng lời nói với hành vi thực trong cuộc sống của cá nhân trong
tâm thế xã hội của họ.
Để giải quyết mâu thuẫn giữa các thành phần của thái độ, V.A. Iadov đã
đưa ra thuyết nghiên cứu ‘7ỉệ thống định vị” điều chính hành vi hoạt động xã
hội của cá nhân. Thuyết định vị đã phát triển khái niệm tâm thế và cho rằng
hành vi xã hội của mỗi cá nhân được điều khiển bởi hệ thống định vị, bao gồm
tâm thế, tâm thế xã hội, xu hướng cơ bản của hứng thú, hệ thống định hướng
giá trị. Như vậy, tâm thế chỉ là một dạng định vị điều chỉnh hành vi, phản ứng
cá nhân trong những tình huống đơn giản khi có sự “gặp gỡ” giữa nhu cầu
sinh lý và đối tượng thoả mãn nhu cầu. Hệ thống định vị tâm thế xã hội cũng
có cấu trúc thứ bậc được sắp xếp từ bậc thấp đến cao để điều chinh hành vi xã
hội của cá nhân, trong đó định vị bậc cao có thể chi phối định vị bậc thấp. Dựa
vào thuyết hệ thống định vị, V.A. Iadov đã lý giải một cách hợp lý về mâu
12
thuẫn giữa hành vi và các phản ứng bằng lời nói trong thái độ của cá nhân như
sau: “Vai trò chủ đạo điêìi khiển hành vi thuộc vê cách bố trí dàn binh của
một mức độ khác"[6, 270] mà theo cách này, hành vi bị điều khiển phụ thuộc
vào vị trí động cơ (đối tượng hoạt động) tương ứng trong cấu trúc thứ bậc
động cơ của nhân cách.
Như vậy, chúng ta thấy thuyết định vị đã xem xét vấn đề thái độ từ một
góc độ mới, nó cho phép thiết lập sợi dây liên hệ giữa các cách tiếp cận vấn đề
hành vi của nhân cách từ góc độ tâm lý học đại cương, tâm lý học xã hội và xã
hội học.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX, khi nghiên cứu nhân cách như là
một phạm trù cơ bản của tâm lý học, nhà tâm lý học Nga, B.Ph, Lomov cũng
đã đề cập khái niệm thái độ chứ quan của nhân cách. Tác giả cho rằng, khái
niệm “tâm thế”, “ý cá nhân”, “attitude” là những khái niệm họ hàng cùng loại,
phán ánh những khía cạnh khác nhau của thái độ.
Cơ sở khoa học của thái độ chủ quan của cá nhân được xác định là các
quan hệ xã hội, trong đó quan hệ kinh tế (quan hệ sở hữu các phương tiện sản
xuất, các quan hệ được hình thành một cách khách quan trong quá trình phát
triển sản xuất và lưu thông, tiêu dùng) có vai trò quyết định. Ngoài ra, trong
quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách, ở cá nhân cũng hình thành thái
độ nào đó đối với các phát minh khoa học, nghệ thuật, các sự kiện chính trị,
đời sống, tư tưởng xã hội Mặt khác, do sống trong cộng đồng (nhóm lớn,
nhóm nhỏ) nên dứt khoát ớ mỗi cá nhân cũng hình thành thái độ chú quan với
nhóm mà họ tham gia và cả với cộng đồng, cũng như với nhóm khác. Do vậy,
xét cho cùng, tính chất và động thái của thái độ chủ quan được hình thành ở
mỗi cá nhân phụ thuộc vào vị trí (lập trường) mà nó chiếm chỗ trong hệ thống
các quan hệ xã hội và sự phát triển của nó trong hệ thống đó. Ngoài ra, B. Ph.
Lomov còn khẳng định tính nhiều chiều, nhiều tầng và cơ động của thái độ
chủ quan trong một hệ thống phức tạp được gọi là “không gian chủ quan đa
13
chiều", trong đó mỗi chiều đo trong không gian tương ứng với một thái độ chú
quan cụ thể nào đó và được E. Erikson gọi là các “cung tlìái độ cỏ V nghĩa".
Theo B. Ph. Lomov, phương thức hình thành thái độ chú quan thông qua
hoạt động và giao tiếp, ông cho rằng cũng có khi xảy ra mâu thuẫn giữa giao
tiếp và hoạt động, nhưng chính việc giải quyết mâu thuẫn này bảo đảm cho cá
nhân chuyển từ pha này sang pha khác, từ thời kỳ, giai đoạn này sang thời kỳ,
giai đoạn khác. Các phương thức giải quyết mâu thuẫn cũng khác nhau nhưng
cái cơ bản quan trọng là thái độ chủ quan của cá nhân khi chuyến sang giai
đoạn phát triển mới bao giờ cũng được hình thành dựa vào các thái độ có sẵn.
Như vậy, trên cơ sở những đề xuất, quan điểm nghiên cứu nhân cách, trong đó
có thái độ chủ quan của cá nhân, B. Ph. Lomov đã vạch ra cơ sở khoa học,
phương pháp luận cho việc nghiên cứu thái độ.
Trên cơ sở các quan điểm nghiên cứu về thái độ của các nhà tâm lý học
Liên Xô về thái độ có thể khái quát lại như sau:
- Sự tác động qua lại của thái độ của các cá nhân trong nhóm, nhân
cách và tập thế (L.I. Bozovic, I. G. Beiaevxki, V.N. Miaxisev ).
- Mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn (M.I. Lixina, A.V.Petrovxki,
A.I. Serbacov )
- Thái độ đối với việc học tập và các môn học (L.I. Bozovic, A.N.
Leonchiev, K.I. Melnhicova, L.x. Xlavina )
- Thái độ với nghề nghiệp và lao động (N.I. Krulov, v.x. Philatov ).
Tóm lại, khi nghiên cứu vấn đề thái độ, các nhà tâm lý học Liên Xô đã
vận dụng cách tiếp cận hoạt động - nhân cách, gắn thái độ với nhu cầu, với
điều kiện hoạt động, với nhân cách, coi thái độ như một hệ thống, từ đó đưa ra
cách lý giải hợp lý và khoa học về sự hình thành thái độ, vị trí và chức năng
của thái độ trong quá trình điều khiến, điều chinh hành vi và hoạt động của cá
nhân.
14
1.1.3. Nghiên cứu thái độ à Việt Nam.
Hầu hết các nhà tâm lý học ở Việt Nam đều xuất phát từ quan điểm tâm
lý học hoạt động khi nghiên cứu tâm lý con người trong đó có vấn đề thái độ.
Thái độ được các tác giả đề cập trên bình diện lý luận, chủ yếu là khái quát
những vấn đề lý luận về thái độ như định nghĩa, cấu trúc, đặc điếm của thái độ
(Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Lé Đức Phúc, Trần Hiệp, Nguyễn Ngọc
Bích, Đào Thị Oanh, Võ Thị Minh Chí, Nguyễn Hữu Thụ ), trên binh diện
thực tiễn nhiều công trình được nghiên cứu khá công phu, chủ yếu tập trung
nghiên cứu về thái độ học tập trên đối tượng là học sinh, sinh viên lừ đó rút ra
những kết luận làm cơ sở cho việc nàng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc, thái độ là một trong những biểu hiện của động
cơ học tập [4]; là mục đích hàng đầu của dạy học bên cạnh việc cung cấp tri
thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo [5]. Cũng với quan điếm tương tự như vậy, hai
tác giá Đặng Vũ Hoạt và Hà Thị Đức cho rằng thái độ là một trong bốn thành
phần của nội dung dạy học đại học (hệ thống tri thức, kỹ nãng, kỹ xảo, hệ
thống khái niệm hoạt động sáng tạo, hệ thống các chuấn mực thái độ với hiện
thực) [10]. Tác giả Thái Duy Tuyên đã đề cập đến thái độ như là các mặt biểu
hiện của định hướng giá trị trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, đời sống xã
h ội
Trong những năm gần đây, nhiều luận án tiến sĩ, luận vãn thạc sĩ và các
khoá luận tốt nghiệp tâm lý học đã chú trọng nghiên cứu về thái độ trên nhiều
đối tượng khác nhau và bước đầu đã có những kết quả được ứng dụng có hiệu
quả vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu như sau: đề tài “Nghiền cứu thái độ học tập của sinh viên
Đại học An ninh nhân dân” của Nguyễn Đức Hướng đã khái quát những vấn
đề lý luận về thái độ, theo tác giả thì thái độ học tập được hiểu là: “thuộc tính
phức hợp của nhân cách, th ể hiện ỷ thức, tính cách, hứng thú, tình cảm, ỷ chí
của chủ th ể trong hoạt động học tập thông qua các đánli giá chủ quan về
15
nhận thức, cảm xúc và hoạt động với đối tượng có liên quan đến việc thoá
mãn nhu cầu của chủ thể. Thái độ học tập được th ể hiện thông qua thái độ đối
với các yếu tô thành phần như: Thái độ đối với mục đích học tập, thái độ đôi
với điều kiện, môi trường của hoạt động học tập, thái độ đối với tổ chức hoạt
động học tập, đối với các hành động học tập, với kết quả, với quá trình học
tập” [12]. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng các chỉ báo để đo lường thái độ
học tập của sinh viên, đề tài cũng rút ra được nhiều kết luận và kiến nghị có
giá trị thực tiễn cao trong việc nàng cao thái độ học tập của sinh viên. “Nghiên
cứu thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư pliạm của sinh viên trường
Cao đẳng sư pliạm tỉnh Bạc Liêu" của tác giả Làm Thị Sang đã phân tích vai
trò của thái độ đối với rèn luyện nghiệp vụ sư phạm - một hoạt động hết sức
quan trọng trong qúa trình học nghề và rèn luyện nhân cách của sinh viên sư
phạm - Tác giả đã lượng hoá các mặt đo của thái độ bằng các con số cụ thê từ
đó đánh giá được thực trạng thái độ đối với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
Ngoài ra còn phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả khác như:
Khoá luận tốt nghiệp của Chu Quang Lưu: “Thái độ của người công nhân đối
với công việc và xí nghiệp”, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học của Nguyễn Thị
Hoà: “Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh lớp 3 ở một số
trường p h ổ thông Biên Hoà đối với nội cỉung giáo dục dân sổ" (1998). Nguyễn
Lệ Hằng : “Thái độ của người dân với hành vi vứt đổ rác bừa bãi”. Luận văn
thạc sĩ Tâm lý học (2003) . Nguyễn Thị Huệ : “Nạhiên cứu thái độ với việc
rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên trường cao đẳng mầm non Thanh
H o á Luận văn Thạc sĩ tâm lý học. Vũ Thế Thường: “Thái độ đối với loại
hình bảo hiểm nhân thọ của người dân Hà N ội Luận vãn thạc sĩ tâm lý học
(2003). Phân Ái Xuân: ‘T ìm hiểu thái độ đối với việc nâng cao tay nghê của
công nhân trong một sô'doanh nghiệp dệt may trên địa bàn Hà N ội” (2004)
Các công trình nghiên cứu đó đã đã chỉ ra mối quan hệ giữa nhận thức - thái
16
độ và hành vi, hay vai trò của thái độ đối với việc nâng cao tay nghề [25],
nâng cao khả năng rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của sinh viên các nhà trường
sư phạm [16]
Mặc dù nhiều công trình nghiên cứu về thái độ như vậy, xong cho đến
nay, các nghiên cứu vẫn chưa đi đến thống nhất về khái niệm thái độ. Việc
nghiên cứu thái độ đổi với môn học (nhất là trên đối tượng là học viên nhà
trường chính trị) chưa có công trình nào đề cập một cách có hệ thống và toàn
diện, do vậy mà việc nghiên cứu thái độ đối với môn Tâm lý học lãnh đạo,
quản lý của học viên ở Phân viện TP. Hổ Chí Minh thuộc Học viện CTQG Hồ
Chí Minh là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà
trường chính trị nói chung và Phân viện TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM C ơ BẢN CỦA ĐỂ TÀI.
1.2.1. Khái niệm thái độ.
1.2.1.1. Định nghĩa vé thái độ.
Thái độ là một khái niệm tương đối phức tạp, nội hàm của nó không
những có sự khác biệt giữa tâm lý học duy vật biện chứng và tâm lý học
phương Tây, mà ngay cả giữa các nhà tâm lý học mácxít cũng chưa có sự
thống nhất hoàn toàn.
Ở phương Tây, vào những năm 1918 - 1920, những người đầu tiên sử
dụng khái niệm thái độ như một đặc tính quan trọng của các vấn đề xã hội, đó
là W.I.Thomas và F.Znaniecki, hai ông cho rằng: ‘T hái độ là trạng thái tinh
thần (state o f mind) của cá nhân đối với một giá trị ” [8, 318]. Định nghĩa này
chú trọng đến yếu tố chủ quan của cá nhân đối với một giá trị này hay một giá
trị khác, làm cho cá nhân có hành động này hay hành động khác mà được xã
hội chấp nhận.
Sau thời gian đó bắt đầu hàng loạt các nghiên cứu về thái độ xã hội
được tiến hành. Trên những bình diện khác nhau về mặt lý luận và thực tiễn
17
của các mối quan hệ xã hội, các tác giá đưa ra các quan niệm khác nhau về
thái độ với những hạt nhân hợp lý cơ bản riêng.
Năm 1935, nhà tâm lý học người Mỹ là G. Allport đã định nghĩa: 'Th á i
độ tà trạng thái sẵn sàng vê mặt tinh thần và thẩn kinh được tổ chức thông
qua kinh nghiệm, có khả năng điều chính hoặc ảnh hưởng năng động đối với
phản ứng của cá nhân hướng đến các klìách thê và tình huống mà IIÓ quan hệ”
[26, 810],
Sau này Newcome cũng cho rằng thái độ của cá nhân đối với một đối
tượng nào đó là “thiên hướng liànli động, Iiliận thức, tư duy, cám Iiliận của anh
ta với khách thể liên quan” [22].
Trong lừ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại New
York năm 1966 thì thái độ (attitude) lại được định nghĩa là : “mộ/ trạng thái
ổn đinh, bển vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một
cách nhất quán đối với một nhóm đôi tượng nhất định, không phải với bản
thản chủng ra sao mà như chúng được nhận thức ra sao. Một thái độ được
nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với cùng một nhóm đối
tượng. Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động
liên quan tới đối tượng ’ [28, 50]. Đây là một định nghĩa được thừa nhận rộng
rãi trong tâm lý học phương Tây - xem “thái độ” như một khái niệm chủ yếu
thuộc về tâm lý học cá nhân.
Năm 1971, H.C.Trianodis nhà tâm lý học Mỹ đưa ra định nghĩa: “ Thái
độ là lìliững tư tưởng được tạo nên bởi các xúc cảm, tình cảm. Nó gây tác
động đến hành vi nhất đinh, ở một giai cấp nhất định, trong những tình huống
xã hội nhất định, thái độ của con người bao gồm những điều mà họ cám thấy
và suy nghĩ vê đối tượng, củng như cách x ử sự của họ đối với đối tượng đó ”
[21].
ĐẠI HOC QUỐC GIA HẢ NỘI
TRUNG ĨÃM THÒNG TIN THƯ VIỆN
V- L ự 655
18
H. Fillmore nhặn định "thái độ là sự sân sàng phàn ứng rich cực hay
riêu cực đối với đối tượng ha\ các ký hiệu (biêu tượng) trong mói trường
Thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các kìúa cạnh khác nhau của mói
trường và là cấu trúc có tính động cờ ' [27. 504].
Gán đây. James.W.Kalat đưa ra định nshĩa : "Thái độ là sự thích ứng
hay không thích ứng một sự vật hoặc một người nào đó của cá nhản, có ảnh
hưởng tới hành vi của anh ta khi ứng xù với sự vật hoặc con người đó" [29.
606], Nhà tám lý học John Traver cũns định nshĩa : "Thái độ là cách cam
xúc, rư duy va hành động tương đối láu dài đói với sự việc hay con người nào
đô'' [30. 299-301]. hay quan niệm cùa David. G. Mvers lại nhấn mạnh khía
cạnh nhận thức cùa thái độ: "Thái độ là phán ứng mang tỉnh chất đánh giá có
thiện chí hay không có thiện chí vé một điéư gì đó, hax một người nào đó được
thể hiện trong mém tin. xúc cảm xà hành vi có chừ định” [21].
Từ nhữns định nghĩa trên đây về thái độ cùa các nhà tám lý học phương
Tây. chúns tỏi thấy rằng có sự khỏnơ đổns nhất. Tuy nhiên, ờ một vài tác gia
cũng có một số nhận định chung về nội hàm cùa khái niệm này, đó là tính
"sẵn sàns phan ứng”, tính gây tác độnợ đến hành vi. Riêns định nahĩa về thái
độ cùa G.W. Allport được nhiều nhà tám lý học thừa nhận vì qua định nơhĩa
đó cho ta thấy thái độ là gì, nsuồn gốc, vai trò. chức nãnơ cua thái độ. Tuy
nhiên, trons định nshĩa cùa G.Allport. một lán nữa lại thấy, thái độ chi bó 2ọn
"trong đâu" cua một cái tỏi chu quan [6: 281], mà khỏns thấy rõ vai trò cua
các vếu tố mỏi trườns và nhữns nsười khác tronơ xã hội với việc hình thành
thái độ chù quan cùa mỗi nsười.
Khi phân tích về khái niệm thái độ. các nhà tâm lý học mácxít đéu cho
răng, phải chú V tới "nhữn2 cấp độ trừu tượns hoá tươns ứns với những định
nghĩa riêng biệt”, “phải tìm ra điểm xuất phát chung” cua nhữns định nshĩa
ấy. Đó là. phái chọn tiêu chuán chức lìăng làm điểm tựa. điểm mấu chất này
được thể hiện trong nhữns định nghĩa sau đây:
19
D. N. Uznatze cho rằng : “Thái độ không phải một nội dung cục bộ của
ỷ thức, không phải là nội dung tâm lý bị tách rời, đôi lập lại với các trạng thái
tám lý khác của ý thức và ỏ trong mối quan hệ qua lại với nó, mà là một trạng
thái toàn vẹn, xác định của chứ thể yếu tỏ tính khuynh hướng năng động của
nó là một yếu tỏ toàn vẹn tlieo một hướng nhất địnli nhám một tính năng động
nhất địnli đó là sự phản ứng cơ bản đầu tiên đối với tác động của tình huống
trong đổ chủ thể phải đặt ra và giải quyết nliiệm vụ ” [11]. Định nghĩa này đã
vạch ra được bản chất của thái độ, một mạt đã nhìn nhận thái độ như một bộ
phận cấu thành có tính toàn vẹn của ý thức cá nhân, một mặt thừa nhận thái độ
mang trong mình tính tự giác, tính năng động của một hiện tượng tâm lý thuộc
cấp độ ý thức - điều khiển, điều chỉnh hành vi con người.
V.N. Miaxisev cho rẳng “thái độ là khía cạnh chủ quan bén trong, có
tính chọn lọc của các mối liên hệ đa dạng ỏ con người với các khía cạnh khác
nhau của hiện thực. Hệ thống này diễn ra trong toàn bộ lịch sử phát triển của
COIÌ
người, biểu thị kinh nghiệm cá nhân và quy định nội hàm hành động cũng
như các trải nghiệm của họ” [6, 277-278], Khái niệm “thái độ” là khía cạnh
tiềm năng của các quá trình tâm lý, liên quan đến tính tích cực chủ quan, có
chọn lọc của nhân cách.
Tác giả K. K. Platonov thì cho rằng thái độ là “một cấu thành tích cực
của ý thức cá nhân và là các mối liên hệ ngược của chủ th ể với tliếgiới, được
phản ánh và được khách th ểhoá trong tâm vận động” [6, 278]. Theo tư tưởng
nêu trên, phản ánh được hiểu không chỉ là kết quả tác động của môi trường lên
con người mà là biểu hiện của sự tác động qua lại được thực hiện bằng thái độ
có ý thức.
Các nhà tâm lý học của Leningrad thuộc Liên Xô trước đây thì coi thái
độ là “những cơ cấu tâm lý sẵn có, định hướng cho sự ứng phó của cá nhân"
[6, 278], trong khi đó, dưới góc độ nhân cách các nhà tâm lý học lại khẳng
định thái độ là thuộc tính tâm lý bao gồm niềm tin, hứng thú, thái độ xã hội.
20
G. Clauss, dưới góc độ chức năng đã xác nhận rằng: “Thái độ của con
người là rất tích cực, định hướng vào sự biến đổi hoàn cảnh chứ không phải
vào sự thích ứng” [11]. Theo ông, có hai hình thức tồn tại của thái độ là “thái
độ bên ngoài” và “thái độ bên trong”, về bản chất hai loại thái độ này là
không có sự khác biệt, chúng cũng dựa trên những quá trình sinh lý thần kinh
như nhau, không tách rời, không đối lập nhau. Trong lịch sử phát triển của
tâm lý học, sự tuyệt đối hoá thái độ bên trong đã dẫn tới chú nghĩa duy tâm
cúa W.Dilthey và E.Spranger, hay sự tuyệt đối hoá thái độ bên ngoài đã dẫn
tới chủ nghĩa hành vi của J. Watson. Tác giả cũng cho rằng thái độ bên ngoài
có thể quan sát được một cách trực tiếp thông qua những vấn đề cử chí, hành
động và những phát biểu bằng lời. Còn thái độ bên trong là những thế nghiệm,
chỉ có thể biết được thông qua thái độ bên ngoài hoặc một cách trực tiếp nhờ
tự quan sát.
Những quan niệm của G.Clauss về mối quan hệ giữa thái độ bên trong
và thái độ bên ngoài, về khả năng nghiên cứu thái độ bên trong thông qua thái
độ bên ngoài cũng phù hợp với quan niệm của nhiều nhà tâm lý học khác,
chẳng hạn như của Krech, Crutchfield: “Việc xem xét thái độ bên trong kliông
đơn giản bởi chúng ta không thể trực tiếp tlìâm nhập vào pliạm vi ý thức bên
trong của cá nhân mà chỉ có thể gián tiếp thông qua những biểu hiện bên
ngoài" [11],
Với một cách nhìn toàn diện hơn, thái độ không chỉ thuộc phạm vi của
tâm lý học cá nhân mà còn bao hàm cả những khía cạnh của tâm lý học xã
hội. Khái niệm thái độ của H. Hípsơ và M. Forvec nhấn mạnh chức năng của
thái độ đối với hoạt động chung, hoạt động hợp tác của con người trong xã
hội: “Thái độ là một sự sẵn sàng plìản ứng bị quy định và có tính cliất bắt
buộc nào đó, nảy sinh trong những nhóm nhất định và trong những tình huống
cụ thể. Về mặt lượng cũng như vê mặt nội dung sự sẵn sàng Iiày phụ thuộc
không những vào chủ th ể hữu quan mà trước hết là một hiện tượng tâm lý xã