Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Thực trạng phát triển tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 (6 tuổi) ở tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===========o0o============





NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG



THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÂM LÝ SẴN SÀNG ĐI
HỌC CỦA TRẺ ĐẾN TUỔI VÀO LỚP 1 (6 TUỔI) Ở
TỈNH THÁI BÌNH


Ngành: Tâm lý học
Chuyên ngành: Tâm lý học xã hội
Mã số: 60.31.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ KHANH






HÀ NỘI 2009

2
MC LC
PHN M U 5
Chng 1: C S Lí LUN CA TI 9
1.1. Tng quan lch s nghiờn cu vn 9
1.1.1. nc ngoi 9
1.1.2. trong nc. 12
1.2. Mt s khỏi nim cụng c ca ti 15
1.2.1. Khỏi nim Tui vo lp 1 (cũn gi l Tui i hc) 15
1.2.2. Khỏi nim Lp 1 16
1.2.3. Khỏi nim Tõm lớ sn sng i hc lp 1 17
1.3. Mt s vn lý lun liờn quan n s phỏt trin tõm lớ sn sng i hc ca tr
em trũn 6 tui 19
1.3.1. Khỏi nim Hot ng ch o 19
1.3.2. Một số đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo với t- cách là
hoạt động chủ đạo 23
1.3.3. Một số đặc điểm của hoạt động học tập của học sinh lớp 1 với t- cách là
hoạt động chủ đạo. 27
1.3.4. Sự chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học
tập ở trẻ 6 tuổi vào lớp 1 tr-ờng phổ thông 33
1.3.5. Một số khó khăn tâm lý khi trẻ 6 tuổi vào học lớp 1 (Khi diễn ra quá
trình chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập) 36
1.4. Mt s c im phỏt trin ca tr 6 tui38
1.4.1. Vn ng 38
1.4.2. Chỳ ý39
1.4.3. Tri giỏc.39
1.4.4. Trớ nh 40
1.4.5. T duy 40


1.4.6. Tng tng41
1.4.7. Ngụn ng 41

3
1.4.8. í chớ 42
1.4.9. Tỡnh cm - Quan h xó hi42
1.4.10. ng c.43
1.4.11. Giao tip 43
1.4.12. Mối quan hệ chặt chẽ giữa sự phát triển nhận thức, hành vi ý chí, khả
năng chú ý, ngôn ngữ, động cơ, giao tiếp và tình cảm - quan hệ xã hội của trẻ 6
tuổi45
1.5. Cỏc yu t tỏc ng n s phỏt trin tõm lý sn sng i hc lp 1 v nhng
vic cn lm ca gia ỡnh v trng mm non phỏt trin tõm lý sn sng i hc
cho tr 6 tui47
1.5.1. Yếu tố giáo dục gia đình.. 47
1.5.2. Yu t giỏo dc ca lp mu giỏo trng mm non 51
Chng 2: T CHC V PHNG PHP NGHIấN CU.57
2.1. Tổ chức nghiên cứu 57
2.1.1. Gii thiu chung v a bn nghiờn cu.57
2.1.2. Mu nghiờn cu 58
2.1.3. Trin khai nghiờn cu60
2.2. Ph-ơng pháp nghiên cứu 60
2.2.1.Phng phỏp nghiờn cu văn bản và ti liu 60
2.3.2.Phng phỏp trc nghim60
2.3.3. Phng phỏp iu tra bng bng hi (ankột)65
2.3.4. Phng phỏp quan sỏt 66
2.3.5. Phng phỏp phng vn sõu 67
2.3.6. Phng phỏp x lý s liu bng thng kờ toỏn hc 67
Chng 3: KT QU NGHIấN CU 68

3.1. Thc trng phỏt trin tõm lớ sn sng i hc ca tr 6 tui vo lp 1 tnh
Thỏi Bỡnh qua Trc nghim sn sng i hc 68
3.1.1. ỏnh giỏ chung v s phỏt trin tõm lớ sn sng i hc ca ton b
nghim th qua Trc nghim Sn sng i hc.68

4
3.1.2. So sánh sự phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của khách thể nghiên cứu
giữa các trƣờng 75
3.1.3. Sự khác biệt về mức độ phát triển tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi
vào lớp 1 theo tiêu chí giới tính 84
3.1.4. Sự khác biệt về mức độ phát triển tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi
vào lớp 1 tỉnh Thái Bình theo xuất thân gia đình 85
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ
đến tuổi vào lớp 1 ở tỉnh Thái Bình 88
3.2.1. Yếu tố trƣờng mầm non với sự phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ
đến tuổi vào lớp 1 ở tỉnh Thái Bình 88
3.2.2. Nhận thức và việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học cho trẻ đến tuổi vào
lớp 1 của phụ huynh ở tỉnh Thái Bình 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
PHỤ LỤC 118
1. Trắc nghiệm sẵn sàng đi học 119
2. Bảng hỏi Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non 126
3. Bảng hỏi Phụ huynh học sinh 129
4. Câu hỏi phỏng vấn sâu Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non 134




5

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục tiểu học ngay từ năm 1987 đã được ngành giáo dục coi là bậc
học “nền móng” của hệ thống giáo dục phổ thông (cấp I là nền, lớp 1 là móng).
Ở đây muốn ví nền giáo dục phổ thông hiện đại như một toà nhà đồ sộ được xây
dựng trên nền cấp I mà lớp 1 là móng. Nền móng có vững chắc mới có thể xây
ngôi nhà cao tầng. Điều này cho ta hình ảnh trực quan về vị trí và tầm quan
trọng của giáo dục tiểu học, đặc biệt là lớp 1 trong hệ thống giáo dục phổ thông.
Lớp 1 trường tiểu học là lớp học mà ở đó trẻ em 6 tuổi lần đầu tiên thực
hiện hoạt động học với tư cách là hoạt động chủ đạo. Lúc này trẻ chuyển từ hoạt
động vui chơi sang một hoạt động hoàn toàn mới là hoạt động học tập. Khác với
hoạt động vui chơi tự do, thoải mái ở tuổi mẫu giáo, hoạt động học tập đòi hỏi
một chất lượng mới trong sự phát triển của đứa trẻ cả về mặt trí tuệ, tình cảm,
hành động ý chí. Chính vì vậy vào giai đoạn đầu tiểu học ở trẻ em diễn ra một
quá trình chuyển tiếp từ vui chơi sang học tập. Đây là một bước ngoặt lớn trong
cuộc đời trẻ. Sáu tuổi, theo Hồ Ngọc Đại, trẻ em sẽ đến với thầy với bạn, đến
với “nền văn minh nhà trường hiện đại để có thêm những gì không có, không thể
có, không bao giờ có trong quá khứ 6 năm qua” [Theo (5), Tr 212]. Chính vì
vậy, để sớm thích nghi với hoạt động học tập, trẻ phải được chuẩn bị chu đáo từ
trước để có tâm lý sẵn sàng đi học khi bước vào lớp 1 trường phổ thông.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay khi bước chân đến trường không phải tất cả
mọi trẻ em đều được chuẩn bị đầy đủ về mặt tâm lý. Nhiều bậc phụ huynh
quan tâm đến việc học tập của con và chuẩn bị cho trẻ khá đầy đủ về kiến
thức lẫn cơ sở vật chất để trẻ bước vào lớp 1. Song, sự chuẩn bị của cha mẹ
cũng như những ứng xử của họ với con không đúng cách, không khoa học
nên dẫn đến những khó khăn tâm lý trong học tập khi trẻ vào đầu lớp 1.
Nhiều trường mầm non theo yờu cầu của phụ huynh mà dạy chữ cho trẻ,
trỏi với yờu cầu của ngành. Theo Trần Trọng Thuỷ, đây chính là một trong


6
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lưu ban, bỏ học ở học sinh cấp I
[Xem thêm (10), Tr 20]. Riêng năm 2008, số học sinh bỏ học của Việt Nam là
0,94% - tương ứng với khoảng 150 nghìn học sinh bỏ học trong tổng số 16 triệu
học sinh các cấp học. Các nghiên cứu từ những năm 1980 cho đến nay đều cho
thấy ở bậc Tiểu học, hiện tượng lưu ban, bỏ học ở lớp 1 chiếm tỷ lệ vượt hơn
hẳn các lớp khác [Xem thêm (15), (17)]. Điều này ảnh hưởng đến việc thực
hiện cụng tỏc phổ cập cấp I ở nước ta và công ước về Quyền trẻ em của Liên
hiệp quốc: không được để cho học sinh các lớp 1, 2, 3 lưu ban (có cho nợ).
Nhiều thập niên qua, các nước trên thế giới đó có vo số các công trình
nghiên cứu về tâm lý sẵn sàng đi học cũng như bước chuyển từ mẫu giáo sang
lớp 1 trường tiểu học. Tuy nhiên ở Việt Nam, vấn đề này mới chỉ bắt đầu tiến
hành từ hơn chục năm trở lại đây. Các tri thức về nội dung này ít được xó hội
hoỏ, nặng về lý thuyết chung, nhẹ về lý thuyết thực tiễn. Trên thế giới chỉ có 3
nước không có học sinh lưu ban, bởi họ có “chiến lược khơi dậy tiềm năng của
trẻ”. Ở Việt Nam cũng đang bước đầu làm quen với thuật ngữ này, tuy nhiên
việc chuẩn bị cho trẻ trước khi trẻ bước vào lớp 1 ở nước ta cũn mang nặng tớnh
ỏp đặt, cứng nhắc.
Vì vậy cần phải chỉ ra thực trạng phát triển tâm lý sẵn sàng đi học
của trẻ đến tuổi vào lớp 1(6 tuổi) ở trường phổ thông, từ đó góp phần làm
cho việc chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học cho trẻ của gia đình và trường
mầm non được tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên đây, chúng tôi tiến hành Nghiên cứu thực
trạng phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 (6 tuổi) ở
tỉnh Thái Bình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Chỉ ra thực trạng phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp
1 ở tỉnh Thái Bình, trên cơ sở đó, đề xuất một số kiến nghị góp phần làm cho
việc chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1 trường phổ thông
được tốt hơn.


7
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Xõy dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào
lớp 1 ở tỉnh Thái Bình.
- Đề xuất một số kiến nghị gúp phần làm cho việc chuẩn bị tâm lí sẵn
sàng đi học cho trẻ 6 tuổi vào lớp 1 trường phổ thông được tốt hơn.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tâm lí sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 (6 tuổi) ở tỉnh Thái Bình.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
- 100 học sinh bắt đầu vào lớp 1 của 3 trường Tiểu học;
Trong đó:
+ 40 học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lê Hồng Phong - thành phố Thái
Bình.
+ 30 học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thị trấn Vũ Thư - tỉnh Thái Bình.
+ 30 học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tân Lập II - xã Tân Lập - huyện Vũ
Thư - tỉnh Thái Bình.
- 100 phụ huynh học sinh của 3 trường: Tiểu học Lê Hồng Phong, Tiểu
học Thị trấn Vũ Thư, Tiểu học Tân Lập II.
- 30 Hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 (6
tuổi) ở tỉnh Thái Bìnhh trong quá trình phát triển tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Chúng tôi cho rằng: Sự phát triển tâm lí sẵn sàng đi học của đa số trẻ em
đến tuổi vào lớp 1 ở tỉnh Thái Bình còn chưa cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến thực trạng này, song, chủ yếu là do sự chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học cho
trẻ ở lứa tuổi này của các bậc cha mẹ và của trường mầm non còn những bất cập

nhất định.

8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu.
7.2. Phương pháp trắc nghiệm.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
7.4. Phương pháp quan sát.
7.5. Phương pháp phỏng vấn sâu.
7.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Trong tiến trình phát triển tâm lý của trẻ có một mốc đặc biệt quan trọng,
đó là thời kì trẻ em chuẩn bị đi học, sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn
trong cuộc đời đứa trẻ. Vì thế đã có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu, tỉ
mỉ về chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học cho trẻ em trước khi vào lớp 1.
1.1.1. Ở nƣớc ngoài:
- Vấn đề chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 thường được tiếp cận theo 2 hướng
chủ yếu: Tiếp cận tâm - sinh lý lứa tuổi và tiếp cận văn hoá xã hội.
+ Theo hướng đầu, người ta chủ yếu nói đến mối quan hệ giữa độ chín
muồi tâm - sinh lý của trẻ và tính sẵn sàng tâm lý của trẻ khi bước vào lớp 1.
Trong hướng này, việc chuẩn bị về mặt xã hội để trẻ có tâm lý sẵn sàng đi học ít
được quan tâm nhiều. Điều đó được coi là kết quả tất nhiên của sự phát triển thể
chất (sức khoẻ, vận động, thể lực…) và tâm lý (tri giác, quan sát, tư duy, phát
triển ngôn ngữ, tình cảm, ý chí…) ở trẻ.
+ Hướng thứ 2 nhấn mạnh việc rèn luyện kỹ năng xã hội, ngôn ngữ giao

tiếp (không đơn giản là ngôn ngữ), tình cảm xã hội (tình cảm cộng đồng hay
hướng ngoại, chứ không đơn giản là tình cảm), nhận thức các quan hệ và sự kiện
xã hội (không đơn giản là nhận thức đồ vật, chữ cái, chữ số…). Steve Grineski
(dẫn theo tác giả Đặng Thị Phương Mai) trong “Cooperative learning in Physical
Education” (Học cỏch hợp tỏc cựng nhau trong giỏo dục thể chất) cho rằng,
những kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc trong xã hội gồm: Lắng nghe người
khác; giải quyết xung đột; tương trợ và động viên người khác; hoàn thành phần
việc được giao; bày tỏ niềm vui trước sự thành công của người khác; thể hiện
khả năng phê bình [Xem thêm (12)].
Nếu chỉ theo một trong hai hướng nghiên cứu trên thì chưa đủ để đánh giá
về tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ. Vì vậy để đánh giá một cách khách quan cần

10
phải nghiên cứu theo hướng toàn diện kết hợp cả sự phát triển thể chất - vận
động, tâm lý và các quan hệ xã hội của trẻ.
- Năm 1970 ở Pháp bộ trắc nghiệm trí lực cho trẻ em chuẩn bị vào lớp 1
“Đến tuổi học” (Test de Maturité Scolaire) có khả năng dự báo về sự “chín muồi
học đường” của trẻ vào lớp 1 ngay từ đầu năm học [Theo (13), Tr 11].
- Năm 1985 ở Nhật có bộ trắc nghiệm “Test Sẵn sàng đi học” đo khả năng
sẵn sàng đi học cho trẻ em ở lứa tuổi này.
- Theo Trung tâm quốc gia về tài liệu sư phạm của Pháp (1995), làm cho
trẻ mẫu giáo học cách “Sống cùng nhau” (vivre ensemble) là mục tiêu đầu tiên
phải hướng tới. Mỗi đứa trẻ phải học cách chia sẻ với người khác về những hoạt
động cùng nhau, học cách quan tâm tới những người xung quanh.Trẻ sẽ dần dần
khám phá thế giới thông qua những mối quan hệ phụ thuộc, những qui định của
tập thể. Tập cho trẻ biết lắng nghe người khác nói, tôn trọng và thực hiện những
quy định của tập thể, của lớp, của trường. Tập cho trẻ biết bày tỏ suy nghĩ của
mình, biết tranh luận về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó
trẻ sẽ tự khẳng định mình và góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Cuối cùng
học cách sống cùng nhau chính là học cách chia sẻ, hợp tác với nhau.

- Bộ giáo dục Quebac (Canada) nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục mầm non
là khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ bằng cách giúp trẻ tự hình thành
thái độ và các khả năng có thể hỗ trợ sự thành công về học vấn và nhân cách
bằng cách khuyến khích trẻ hoà nhập vào xã hội”. Điều này không đơn giản là
dạy trẻ học chữ, học chữ số, học vẽ tranh hay tập vận động mà đòi hỏi phải có
những biện pháp phối hợp với nhau, nhất là những biện pháp cho phép kết nối
những nỗ lực khác nhau.
- Công trình ECLS - K (Early Childhood Longitudinal Study,
Kingdergarten Class of 1998 - 1999, US - Nghiên cứu dọc theo tuổi ấu thơ của
trẻ, lớp mẫu giáo năm 1998 - 1999, Mỹ) nhằm 3 mảng vấn đề lớn là:
1) Thực trạng và xu thế phát triển của trẻ.
2) Việc học và khả năng thực hiện ở các lớp đầu tiểu học.

11
3) Tương tác giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng.
ECLS và nhiều nghiên cứu khác đã cho khối lượng dữ liệu rất lớn để
những nước tham gia, trước hết là Mỹ và Anh, phát triển hệ thống chuẩn học
sớm và phát triển của trẻ em lứa tuổi từ 0 - 8. Trong các chuẩn này đề cập những
lĩnh vực phát triển của trẻ, học sớm là ý tưởng gần với khái niệm chuẩn bị cho
trẻ đi học và nó gồm các lĩnh vực ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thể chất
và vận động [Theo (12)].
- Xuất phát từ việc ở Pháp hàng năm có tới 20% học sinh phải lưu ban,
B.Zazzo (dẫn theo tỏc giả Nguyễn Thị Hồng Nga) và các cộng sự đã có công
trình nghiên cứu: “Bước chuyển lớn từ mẫu giáo lên cấp 1” của trẻ em. Trong
đó các tác giả đã nghiên cứu một cách khá toàn diện quá trình thích ứng của trẻ
lớp 1 với hoạt động học tập và sinh hoạt tập thể. Về thích ứng với học tập ở trẻ
lớp 1, công trình đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Có thể căn cứ vào
những khảo sát về các yếu tố chi phối mức độ thích ứng của trẻ vào đầu năm học
để tiến hành dự báo những trẻ có khả năng sẽ thích ứng kém với hoạt động học
tập. B.Zazzo đã thử tách riêng những trẻ này lập thành 1 lớp gọi là “lớp 1 thích

ứng”. Qua thử nghiệm lớp 1 thích ứng, B.Zazzo cho rằng, những biện pháp tác
động hiệu quả là những biện pháp tâm lý. Nhưng trước hết và hiệu quả nhất là
giáo viên lớp 1 hiểu đặc điểm tâm lý học sinh, những khó khăn mà học sinh gặp
phải trong quá trình chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1.
- C.M.Sukina (dẫn theo Đặng Thị Phương Mai) đã có công trình nghiên
cứu về sự thích ứng học tập của trẻ 6 tuổi. Nghiên cứu của bà đã chỉ ra rằng sự
thích ứng của trẻ 6 tuổi với hoạt động học tập là không như nhau và có 3 trình
độ: cao, trung bình và thấp với những biểu hiện cụ thể. Bà cũng chỉ ra phương
pháp tác động sư phạm ở trường mẫu giáo và trường tiểu học ảnh hưởng lớn tới
sự thích ứng của trẻ. Bà cho rằng, để giúp trẻ thích ứng tốt với hoạt động học tập
cần có giai đoạn quá độ mà ở đó phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi và
quan hệ cô cháu của trường mẫu giáo được duy trì trong nửa năm đầu lớp 1.

12
Các công trình nghiên cứu ở trên đều khẳng định mức độ cần thiết của
giai đoạn trẻ bước vào lớp 1. Trong giai đoạn chuyển tiếp này, ở trẻ diễn ra quá
trình chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
Vì vậy, tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 cũng như sự chuẩn bị cho trẻ 6 tuổi vào lớp
1 trường phổ thông và khả năng thích ứng ở lớp đầu bậc tiểu học là vấn đề đã
được nhiều quốc gia quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên chủ yếu các công trình
nghiên cứu trên thế giới chỉ tiếp cận một trong hai hướng: hoặc là nghiên cứu
tâm sinh lý lứa tuổi, hoặc là tiếp cận văn hoá xã hội. Để đánh giá một cách
khách quan tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ 6 tuổi, cần phải đánh giá toàn diện cả
về khả năng tâm vận động, sự phát triển tâm lý và các kỹ năng xã hội của trẻ.
Bên cạnh đó, việc đi sâu tìm hiểu sự tác động của trường mầm non và các bậc
phụ huynh tới quá trình hình thành, phát triển tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 của
trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng mà ít được quan tâm nghiên cứu.
1.1.2. Ở trong nƣớc:
Vấn đề tâm lý sẵn sàng đi học hay chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 được bàn
đến trong nhiều tài liệu, chủ yếu là giáo trình và tài liệu tập huấn giáo viên. Tác

giả Nguyễn Kế Hào trong tài liệu “Sự phát triển trí tuệ của học sinh đầu tiểu
học” - năm 1985 và “Học sinh tiểu học và nghề dạy học” - năm 1992, đã đề cập
đến đặc điểm phát triển tâm lý, trí tuệ của trẻ 6 tuổi và việc chuẩn bị cho trẻ em
đến trường.
Ngay từ năm 1988 với tài liệu “Tâm lý trẻ em trước tuổi học” và với giáo
trình bồi dưỡng giáo viên mầm non “Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ
thông” xuất bản năm 1998, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết và cộng sự đã chỉ rõ ý
nghĩa của việc chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông, yêu cầu và nội dung
chuẩn bị cho trẻ. Trong nhiều bài viết khác, tác giả cho rằng nếu việc chuẩn bị
không phù hợp sẽ gây những hậu quả đáng tiếc khi trẻ vào lớp 1.
Tác giả Đào Như Trang và cộng sự nghiên cứu xây dựng chương trình
giáo dục trẻ 5 tuổi chuẩn bị đi học lớp 1. Nội dung chương trình nêu rõ cần

13
chuẩn bị những gì cho trẻ để trẻ có đủ năng lực tiếp nhận chương trình của bậc
tiểu học.
Theo Trần Trọng Thuỷ, “Sự sẵn sàng đi học của trẻ cần phải được chuẩn
bị theo 3 hướng: những tri thức cần thiết, những kỹ năng điều khiển hành vi của
bản thân và các động cơ kích thích hứng thú học tập”. [Theo (12)]
Năm 1993, Trung tâm Tâm lý học - Sinh lý lứa tuổi (Viện Khoa học Giáo
dục) đã nghiên cứu mức độ sẵn sàng đi học của trẻ 6 tuổi vào lớp 1 bằng trắc
nghiệm “Đến tuổi học” (được Việt hoá từ bộ trắc nghiệm “Test de Maturité
Scolaire” của Pháp) [Theo (13)].
Test “Đến tuổi học” cũng được tác giả Phan Trọng Ngọ và Dương Diệu
Hoa sử dụng nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm Test Đến tuổi học ở trẻ chuẩn bị
vào lớp 1” [Theo (16), tr13 - tr14].
Đến năm 1995, Trung tâm này lại tiến hành một đề tài nghiên cứu “Sự
thích nghi với hoạt động học tập” của học sinh đầu bậc tiểu học do Vũ Thị Nho
làm chủ nhiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy quá trình thích ứng với học tập thể
hiện chủ yếu trên hai mặt: sự thích ứng với các mối quan hệ xã hội mới ở lớp

học, trường học và sự thích ứng với chính những đòi hỏi của việc học. Về sự
thích ứng học tập, có 20 - 30% học sinh lớp 1 khi vào trường học kém thích ứng
với hoạt động học tập. Phần lớn những em này thường không qua mẫu giáo, gia
đình lại không có ý thức và điều kiện chuẩn bị trước tâm lý sẵn sàng đi học cho
con.
Cũng trong năm 1995, nhiều công trình nghiên cứu tuy không trực tiếp
tìm hiểu về tâm lý sẵn sàng đi học của trẻ đến tuổi học nhưng cũng có liên quan
khá nhiều đến vấn đề này như: đề tài “Phát hiện năng lực khái quát hoá của học
sinh tiểu học” do Phạm Thị Đức làm chủ nhiệm trong đó có nghiên cứu mức độ
khái quát hoá của học sinh đầu cấp I; đề tài “Hình thành tính kỷ luật của học
sinh lớp 1” của Nghiêm Thị Phiến
Năm 1997, Luận án Phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm tâm lý của Nguyễn
Thị Hồng Nga “Góp phần hoàn thiện bộ trắc nghiệm Sẵn sàng đi học cho trẻ 6

14
tuổi vào lớp 1” đã xây dựng bộ “Trắc nghiệm sẵn sàng đi học” trên cơ sở bổ
sung, hoàn chỉnh “Test P.C” (phát triển chậm), kế thừa trắc nghiệm “Đến tuổi
học” và tham khảo “Test Sẵn sàng đi học” của Nhật Bản (1985). Bộ trắc nghiệm
này đo cả sự sẵn sàng về mặt trí tuệ và giao tiếp, thích ứng xã hội của trẻ 6 tuổi,
hiện cũng được nhiều tác giả sử dụng vào công tác nghiên cứu và tuyển sinh.
Theo chương trình Giáo dục mầm non mới của Bộ giáo dục và Đào tạo
(bắt đầu thử nghiệm từ năm 2005 - 2006), mục tiêu giáo dục mầm non đã chú
trọng đến việc hình thành một số phẩm chất cho trẻ như: tính tự tin, tự lập, tính
sáng tạo, tính hoà nhập, kĩ năng giao tiếp; đã quan tâm hơn đến việc hình thành
thói quen, kĩ năng cần thiết cho cuộc sống thực của trẻ. Nội dung giáo dục mầm
non được cấu trúc theo các lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển nhận thức,
phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, phát triển thẩm mỹ.
Năm 2007, tác giả Đặng Thị Phương Mai đã nghiên cứu đề tài Luận án
Tiến sĩ Giáo dục học: “Chuẩn bị về mặt xã hội cho trẻ mẫu giáo lớn sẵn sàng đi
học lớp 1 ở đồng bằng sông Cửu Long”. Trong đó tác giả cũng sử dụng kết hợp

test “Sẵn sàng đi học” của Nguyễn Thị Hồng Nga để đánh giá sự sẵn sàng đi học
về mặt xã hội của trẻ lớp mẫu giáo lớn.
Trong giai đoạn 2005 - 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
UNICEF thực hiện Dự án xây dựng chuẩn phát triển của trẻ em Việt Nam 72
tháng tuổi (tức là cuối cùng của tuổi mầm non). Dự án này thực chất là hoạt
động chịu ảnh hưởng của xu thế quốc tế, bắt đầu dự án quốc tế mang tên ECLS
nói trên, mang phong cách và kỹ thuật hiện đại.
Đầu năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cho ra mắt bản Dự
thảo “Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” để lấy ý kiến dư luận. Bản dự thảo bao gồm 29
chuẩn chia làm 4 lĩnh vực: Lĩnh vực phát triển thể chất, lĩnh vực phát triển tình
cảm và quan hệ xã hội, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp, lĩnh vực phỏt
triển nhận thức và sẵn sàng với việc học. Trong đó, lĩnh vực phát triển nhận
thức, sẵn sàng với việc học gồm có các chuẩn sau: Chuẩn nhận thức về môi
trường xó hội, Chuẩn nhận thức về môi trường tự nhiên, Chuẩn nhận thức về

15
nghệ thuật, Chuẩn nhận thức về số, đếm và đo, Chuẩn nhận thức về hỡnh học và
hướng trong không gian, Chuẩn nhận thức về thời gian, Chuẩn về sự tũ mũ và
ham hiểu biết, Chuẩn chú ý có chủ định và kiờn trỡ, Chuẩn khả năng suy luận,
Chuẩn khả năng sáng tạo. Hiện đang có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh bộ
“Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi”. Tuy nhiên việc lấy ý kiến dư luận cho bộ “Chuẩn phát
triển trẻ 5 tuổi” cũng chỉ là một việc làm cần thiết trước khi Bộ Giáo dục và Đào
tạo đưa ra quyết định chính thức.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu trong nước về lứa tuổi bắt đầu vào lớp 1
(6 tuổi) còn ít và mới ở bước đầu thích nghi những trắc nghiệm của nước ngoài.
Trong khi đó ở các nước trên thế giới, các công trình nghiên cứu tâm lý sẵn sàng đi
học của trẻ đến tuổi vào lớp 1 được tiến hành trước đó hàng chục năm. Từ năm
1993 trở về trước, các nội dung về học sinh đầu bậc tiểu học hoặc chuẩn bị cho trẻ
vào trường phổ thông… chủ yếu chỉ được bàn trong các giáo trình và tài liệu tập
huấn giáo viên mầm non, các công trình nghiên cứu sâu về lứa tuổi này chỉ bắt đầu

từ năm 1993 trở lại đây, nhưng số lượng còn rất hạn chế. Riêng đối với tâm lý sẵn
sàng đi học của trẻ em 6 tuổi bước vào lớp 1 ở tỉnh Thái Bình cho đến nay chưa có
đề tài nào nghiên cứu. Thái Bình là một tỉnh có truyền thống hiếu học, hàng năm tỷ
lệ học sinh đỗ cấp ba đứng thứ 3 toàn quốc và đỗ đại học, cao đẳng đứng thứ 6 cả
nước. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng phát triển tâm lý sẵn sàng đi học cho trẻ 6
tuổi ở bậc học nền móng (lớp 1) của tỉnh Thái Bình là việc làm cần thiết, qua đó
góp phần làm cho việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 trường phổ thông được tốt hơn.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Khái niệm “Tuổi vào lớp 1” (còn gọi là Tuổi đi học)
Trên thế giới hiện nay, ở những nước khác nhau trẻ em bắt đầu vào lớp 1
ở những độ tuổi không giống nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm văn hoá và tập quán
của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc.
Ở Bănglađet, Mianma, trẻ em vào lớp 1 lúc 5 tuổi. Ở Ấn Độ, Lào, Hàn
Quốc, trẻ em vào lớp 1 lúc 6 tuổi. Ở Thái Lan, Philippin thì đến 7 tuổi trẻ em
mới bắt đầu vào lớp 1.

16
Ở nước ta, trước đây trẻ em 6 tuổi bắt đầu đi học lớp vỡ lòng (hay còn gọi
là lớp Mẫu giáo lớn). Ở giai đoạn chuẩn bị để vào lớp 1, trong vòng một năm
học đó, người ta đã dạy trẻ tập đọc, tập viết, tập đếm và nhận mặt chữ số từ 1
đến 10. Đến 7 tuổi thì những trẻ em có đủ điều kiện như biết đọc, biết viết, biết
đếm và nhận mặt chữ số từ 1 đến 10 sẽ được vào học lớp 1 [Xem thêm (9), Tr
145].
Từ khi cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba triển khai (năm 1981) trẻ em cả
nước bắt đầu đi học lớp 1 từ 6 tuổi. Thực tiễn gần 10 năm triển khai cải cách
giáo dục và hơn mười năm nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 1 (6 tuổi) cho
thấy, ở độ tuổi này nếu có sự phát triển bình thường về sinh lí và tâm lí thì các
em hoàn toàn có thể học lớp 1, có thể lĩnh hội chương trình học do Nhà nước
quy định và cả chương trình cao hơn (chương trình hướng vào khả năng phát
triển tối ưu của trẻ). Trẻ em đi học lớp 1 từ 6 tuổi là thích hợp, chưa thấy biểu

hiện của những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tâm lí của trẻ do
việc học gây ra. [Xem thêm (10), Tr 23].
Như vậy, ở nước ta, khái niệm " tuổi vào lớp 1 " được hiểu là khi trẻ
em đến 6 tuổi.
1.2.2. Khái niệm "lớp 1"
Đối với mỗi đứa trẻ, 6 tuổi là một “cột mốc” đánh dấu một bước phát
triển tâm lý cực kỳ quan trọng cho cả cuộc đời. Ở tuổi này, lần đầu tiên trong
cuộc đời, trẻ bắt đầu vào học lớp 1 của trường phổ thông, được học tập theo
phương pháp nhà trường, mở đầu cho việc tiếp thu những kiến thức khoa học do
loài người phát hiện ra, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện nhân
cách trong tương lai. Dưới góc nhìn tâm lý học thì đây là quá trình chuyển hoạt
động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập (Hoạt động học tập
với tư cách là hoạt động chủ đạo bắt đầu được hình thành và phát triển).
Theo D.B.Elcônhin, đặc điểm cơ bản của môi trường nhà trường đối với
học sinh lớp 1 là:

17
- Đến trường, trẻ bước vào “xã hội công dân” với vai trò, vị trí mới trong
cuộc sống, hình thành quan hệ xã hội mới: thầy – trò, bạn bè cùng học và với
chính bản thân mình.
- Vào trường, trẻ bắt buộc tuân thủ các quy tắc, luật lệ cho mọi người –
những quy tắc ứng xử xã hội quy định hành vi cá nhân. Ví dụ: phải làm việc
theo lệnh của thầy, phải giữ trật tự…
- Vào trường trẻ học cách cư xử với thế giới xung quanh, cư xử bằng khái
niệm khoa học, trên cơ sở tư duy khoa học.
Tất cả những đặc điểm trên được quyết định và thể hiện tập trung ở hoạt
động chủ đạo mới: hoạt động học tập. [Theo (12), tr55 - 56]
Như vậy, lớp 1 là lớp học đầu tiên của bậc tiểu học, ở đó phần đông là
trẻ 6 tuổi, bắt đầu được tiếp thu những kiến thức khoa học do loài người phát
hiện ra. Thông qua hoạt động chủ đạo mới là hoạt động học tập ở lớp 1, trẻ

phải tuân thủ các quy tắc của nhà trường; thay đổi cách ứng xử với thế giới
xung quanh bằng các khái niệm khoa học trên cơ sở tư duy khoa học; hình
thành quan hệ xã hội mới giữa thầy - trò, bạn bè và với chính bản thân mình.
1.2.3. Khái niệm “Tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1”
Theo Tiến sĩ Giáo dục học Đặng Thị Phương Mai, sự sẵn sàng đi học lớp
1 là sự đạt được một mức độ phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội cho phép trẻ
sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu của trường tiểu học. [Theo (12)]
Như vậy, sự sẵn sàng đi học lớp 1, theo định nghĩa trên, bao gồm: khả
năng sẵn sàng về mặt tâm lý, khả năng sẵn sàng về thể chất và khả năng sẵn
sàng về mặt xó hội. Đây là ba yếu tố đủ để tạo nên sự sẵn sàng đi học cho trẻ 6
tuổi vào lớp 1. Tuy nhiên trong cách diễn đạt định nghĩa cũn nhắc lại từ ngữ của
khỏi niệm “sẵn sàng đi học”. “Sẵn sàng” theo từ điển tiếng Việt, đó là trạng thỏi
cú thể sử dụng hoặc hành động được ngay do đó được chuẩn bị đầy đủ từ trước.
Theo cỏch hiểu này, định nghĩa trên có thể diễn đạt lại như sau: Sự sẵn sàng đi
học lớp 1 là sự đạt được một mức độ phát triển nhất định về thể chất, tõm lý, xó

18
hội cho phộp trẻ 6 tuổi đáp ứng được những yêu cầu mà lớp 1 ở trường tiểu học
đề ra.
Định nghĩa trên về “sự sẵn sàng đi học” của Đặng Thị Phương Mai đã
khái quát được đầy đủ các yếu tố của sự sẵn sàng đi học của trẻ 6 tuổi. Đây là
những nội dung rất gần với khái niệm “tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1” của đề tài
nghiên cứu. Tuy nhiên hai khái niệm này không hoàn toàn giống nhau. Nếu núi
về tõm lý sẵn sàng đi học lớp 1 thì sự phỏt triển thể chất ở đây chỉ nói về sự phát
triển tâm vận động.
Cũng bàn về khái niệm “sẵn sàng đi học” của trẻ đến tuổi vào lớp 1,
Nguyễn Thị Hồng Nga lại có định nghĩa như sau: Sẵn sàng đi học là trạng thái
của trẻ em đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt trí tuệ, hành vi ý chí, khả năng thích
ứng với môi trường học đường và nhu cầu hứng thú đi học.
Ở đây, tác giả đã căn cứ vào Quyết định 55 của Bộ Giáo dục & Đào tạo

(năm 1990) quy định mục tiêu, kế hoạch đào tạo của nhà trẻ – trường mẫu giáo
và Chuẩn đánh giá chất lượng mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) của Vụ mầm non 1996,
khi bước chân vào trường phổ thông trẻ phải được chuẩn bị cả về mặt tinh thần
lẫn về thể chất cho việc học tập, tức là chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi học cho trẻ.
Trẻ sẵn sàng bước vào thời kỳ mới quan trọng trong cuộc sống của mình, sẵn
sàng thực hiện những yêu cầu đa dạng mà nhà trường đề ra cho các em. Trước
hết trẻ phải được chuẩn bị tâm lý cho việc học ở trường phổ thông, nghĩa là nó
có một trình độ phát triển tâm lý cần thiết để bắt đầu học tập:
- Trình độ phát triển trí tuệ.
- Có kỹ năng ban đầu trong lĩnh vực học tập (như kỹ năng cầm bút, kỹ
năng thực hiện theo tín hiệu ).
- Phải biết điều khiển hành vi của mình một cách có chủ định.
- Biết xây dựng quan hệ qua lại với trẻ khác.
- Có nguyện vọng, hứng thú đối với việc đến trường (quan trọng).
- Ngoài ra cần phải tính đến những đặc điểm về mức độ phát triển thể chất
khi trẻ bước vào lớp 1.

19
Toàn bộ những điều kiện trên tạo nên cái được gọi là “sự sẵn sàng đi học”
[Theo (13), Tr 34].
Đây là định nghĩa khá đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên để tìm hiểu kỹ hơn về
khái niệm “tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1” của trẻ 6 tuổi, chúng tôi tiếp tục xem
xét tài liệu mới nhất của Vụ Giáo dục Mầm non: “Hướng dẫn thực hiện chương
trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”. Trong đó nêu rõ mục tiờu
chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giỏo 5 - 6 tuổi bao gồm: Phỏt triển tỡnh cảm và quan
hệ xó hội, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thể chất.
Theo đó, trẻ 6 tuổi trũn được coi là có khả năng sẵn sàng đi học khi có đủ
4 điều kiện trên: sự phát triển tỡnh cảm và quan hệ xó hội, sự phỏt triển nhận
thức, sự phát triển ngôn ngữ và sự phát triển thể chất. Ở phạm vi đề tài này, sự
phát triển thể chất là sự phát triển tâm vận động.

Từ những quan điểm trên, chúng tôi tán thành nhất với định nghĩa của
Nguyễn Thị Hồng Nga và khái quát thành định nghĩa “tâm lý sẵn sàng đi học
lớp 1” của đề tài nghiên cứu như sau: Tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 là trạng thái
của trẻ 6 tuổi đã được chuẩn bị đầy đủ về mặt trí tuệ, động cơ, ý chí, tình cảm
- quan hệ xã hội và các kỹ năng vận động cho phép trẻ đáp ứng được ngay
những yêu cầu của lớp 1 trường tiểu học.
Như vậy, tâm lý sẵn sàng đi học lớp 1 của trẻ 6 tuổi là sự thống nhất toàn
diện giữa các mặt trí tuệ, động cơ, hứng thú đi học, khả năng làm chủ hành vi
cùng với các kỹ năng, tình cảm xã hội và khả năng thành thục của hệ thần kinh.
Trẻ có đầy đủ các yếu tố này sẽ dễ dàng thích nghi ngay với hoạt động học tập ở
lớp 1 và các hoạt động khác ở trường tiểu học.
1.3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ SẴN
SÀNG ĐI HỌC CỦA TRẺ EM TRÒN 6 TUỔI.
1.3.1. Khái niệm “hoạt động chủ đạo”.
Cơ cấu hoạt động có hai hình thái (hình thức): bên ngoài và bên trong.
Tức là có sự chuyển hoá về hình thức của một bản chất. Hình thái bên ngoài
được coi là cơ sở. Việc tổ chức quá trình chuyển hoá của hoạt động - từ hình thái
bên ngoài, vật chất, chuyển thành hình thái bên trong, tinh thần, thành nhân cách

20
của mỗi đứa trẻ. Nhưng quá trình sống hiện thực không bao giờ chỉ xẩy ra một
chiều mà còn có quá trình biến hoá ngược lại - từ hình thái bên trong, tinh thần,
chuyển thành hình thái bên ngoài, vật chất.
Sự chuyển hoá liên tục giữa hoạt động bên trong và hoạt động bên ngoài
(giữa xuất tâm và nhập tâm) trong quá trình vận hành của hoạt động từ khi bắt
đầu đến khi kết thúc hoạt động (xuất hiện sản phẩm của hoạt động trong hiện
thực).
Nguyên lý cơ bản của giáo dục là biến những thành tựu của xã hội loài
người thành tài sản cho mỗi cá nhân. Muốn thế phải tổ chức được hoạt động bên
ngoài của đứa trẻ. Mỗi đối tượng lĩnh hội xác định một hoạt động. Vì vậy, tổ

chức hệ thống các hoạt động của trẻ em bằng cách tổ chức chính bản thân hệ
thống các đối tượng và tổ chức sự phát triển của hệ thống này.
Thực chất của việc tổ chức hệ thống đối tượng là ngày càng cụ thể hoá hai
lớp đối tượng A, B. Trong đó: Lớp A gồm những quan hệ của trẻ em với người
lớn, với xã hội; lớp B gồm những quan hệ của trẻ em với thiên nhiên, với thế
giới đồ vật do loài người sáng tạo (hay phát hiện ra). Những đối tượng cho hoạt
động lĩnh hội của trẻ trong các lớp A, B ấy thoạt đầu còn trừu tượng, chưa phân
hoá, về sau ngày càng cụ thể hơn, càng phát triển triệt để hơn, thành những đối
tượng cụ thể. Mỗi đối tượng này xác định một kiểu hoạt động. Sự phát triển các
loại hình hoạt động là sơ sở hiện thực tạo ra sự phát triển của trẻ em.
D.B. Elkonhin cho rằng:
Từ 0 - 1 tuổi: đối tượng hoạt động của trẻ thuộc lớp A: quan hệ giao lưu
của trẻ với mẹ và người chăm sóc.
Từ 1 - 3 tuổi: đối tượng hoạt động của trẻ thuộc lớp B: quan hệ của trẻ với
thế giới đồ vật. Học cách sử dụng các đồ vật hàng ngày (cốc, thìa, bát ) theo
kiểu người.
Cuộc “khủng hoảng” năm 3 tuổi đánh dấu một sự chuyển biến của chủ thể
đối với bản thân mình: một quan hệ C với bản thân mình.

21
Từ 3 - 6 tuổi: đối tượng thuộc quan hệ A: các quan hệ, chuẩn mực trong
cuộc sống hàng ngày.
Từ 6 - 7 đến 11 - 12 tuổi: đối tượng thuộc lớp B: các tri thức khoa học
Cuộc khủng hoảng thứ hai thường xẩy ra ở quãng 12 - 13 tuổi. Quan hệ C
có một trình độ phát triển cao hơn lần đầu.
Từ 12 đến 16,17 tuổi: đối tượng thuộc lớp A: quan hệ bạn bè, quan hệ thân
tín
Từ 18 tuổi trở đi: đối tượng thuộc lớp B: nghề nghiệp chuyên môn.
Nói đến hoạt động chủ đạo (Theo Elkonhin) là nói đến sự xuất hiện một
hoạt động có đối tượng lần đầu tiên xuất hiện (đối với đứa trẻ).

Nếu hiểu theo giả thuyết này thì mỗi giai đoạn (lứa tuổi) chỉ đặc trưng bởi
một lớp đối tượng nổi lên hàng đầu. Tuy nhiên trong cuộc sống thực lại không
chỉ có thuần một loại hoạt động mà có hai, thậm chí cả ba quan hệ A, B, C cùng
một lúc. Vì vậy, giả thuyết của D.B. Elkonhin đã gây ra nhiều ý kiến trái ngược
nhau về vấn đề chỉ có một hoạt động chủ đạo duy nhất cho một lứa tuổi hay một
lứa tuổi có thể có nhiều hoạt động chủ đạo.
Một giả thuyết khác cho rằng cùng một lúc có hai đối tượng mới cùng
xuất hiện, tức là cùng một lúc hình thành hai hoạt động chủ đạo.
Tán thành với D.B. Elkonhin, Hồ Ngọc Đại cho rằng: mỗi giai đoạn phát
triển được đặc trưng bởi một hoạt động chủ đạo duy nhất. Vấn đề là xác định
đúng được đối tượng mới xuất hiện, theo logic của cuộc sống.
Căn cứ vào giả thuyết mỗi giai đoạn phát triển được thực hiện bởi một
hoạt động chủ đạo, có thể hình dung qua sơ đồ sau:
Từ 0 - 1 tuổi: sơ đồ hết sức sơ lược, chỉ một hoạt động duy nhất, đồng
thời cũng là hoạt động chủ đạo.
Từ 1 - 3 tuổi: có hai hoạt động, một là hoạt động cũ còn tiếp tục và một
hoạt động mới, lần đầu tiên được hình thành: hoạt động trên đối tượng là các đồ
vật hàng ngày, kết tinh năng lực người. Điều đó cũng giống hệt như khi trong xã
hội đã có xe đạp, người ta vẫn đi bộ.

22
Từ 18 tuổi: sẽ có 6 kiểu hoạt động, trong đó chỉ có một hoạt động mới, lần
đầu tiên được hình thành trên đối tượng mới là nghề nghiệp. Năm kiểu hoạt
động khác vốn là hoạt động của các giai đoạn trước vẫn tiếp tục (và tiếp tục suốt
đời) tồn tại và phát huy tác dụng.
Chẳng hạn, hoạt động chủ đạo của người lớn là lao động sản xuất. Nhưng
người lớn không chỉ có lao động sản xuất mà còn có vui chơi, học tập [Theo
(5), Tr 74 - Tr 78].
Như vậy, ở mỗi giai đoạn phát triển tâm lý chỉ có một hoạt động chủ đạo
duy nhất, hay có thể có vài hoạt động chủ đạo vẫn là vấn đề đang tranh cãi giữa

các nhà tâm lý học.
Nói về khái niệm của hoạt động chủ đạo, Leonchiep nhấn mạnh: Hoạt
động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của hoạt động ấy quy định những
biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong những đặc điểm tâm lý
của nhân cách trẻ, về mặt tâm lý, có thể coi những dấu hiệu phát triển tư duy
của trẻ là một biểu hiện rõ nét nhất.
Sự phát triển diễn ra theo từng chặng, tuân theo một quy luật vận động
chung và mỗi chặng hay còn gọi là giai đoạn có một hoạt động đóng vai trò chủ
đạo. Người ta thường chia quá trình này thành các giai đoạn cơ bản như sau:

Giai đoạn
Hoạt động chủ đạo
Từ sơ sinh đến 1 tuổi
Giao lưu xúc cảm trực tiếp
Từ 1 đến 3 tuổi
Hoạt động với đồ vật
Từ 3 đến 6 tuổi
Hoạt động vui chơi
Từ 6 đến 12 tuổi
Hoạt động học tập
Hoạt động giao lưu xúc cảm trực tiếp hướng tới làm thoả mãn nhu cầu
chủ yếu về mặt xúc cảm của trẻ dưới 1 tuổi. Đến giai đoạn tiếp theo, từ 1 đến 3
tuổi, nhu cầu khám phá thế giới đối tượng chủ yếu là khám phá chức năng và
phương thức sử dụng đồ vật bao trùm đời sống tâm trí của trẻ vì vậy xuất hiện
hoạt động với đồ vật, tạo ra ở trẻ một đặc trưng mới về tư duy, đó là: tư duy trực
quan hành động.

23
Từ 3 tuổi ở trẻ bắt đầu xuất hiện khả năng tách rời hành động ra khỏi đồ
vật nảy sinh các kí hiệu về đồ vật, làm cơ sở hình thành tư duy trực quan hình

tượng.
Vào học phổ thông, để nắm được các tri thức khoa học, tư duy của trẻ
phải đạt tới trình độ phát triển cao hơn so với sự phát triển trước đó. Quá trình
trẻ em tham gia vào hoạt động học tập, lĩnh hội tri thức, hình thành khái niệm
thông qua các hành động học được thực hiện bằng hệ thống thao tác là điều kiện
kích thích sự xuất hiện năng lực tư duy mới tương ứng. Động cơ của sự lĩnh hội
tri thức ở học sinh nằm ở cuối quá trình hoạt động, tức là ở kết quả của hoạt
động: chiếm lĩnh tri thức khoa học.
Hoạt động chủ đạo diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, ban đầu còn ở
dạng sơ khai khi đạt tới hình thái chính thức cũng là lúc chuẩn bị chuyển sang
thời kì với hoạt động chủ đạo mới lại bắt đầu ở dạng sơ khai. [Theo (22)].
Tóm lại, hoạt động chủ đạo có thể hiểu là hoạt động mà sự phát triển của
hoạt động ấy quy định sự xuất hiện những đặc trưng tâm lý mới, những biến đổi
chủ yếu nhất trong quá trình phát triển tâm lý ở giai đoạn đó.
Hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, hoạt động chủ
đạo của học sinh lớp 1 là hoạt động học tập. Như vậy, việc chuẩn bị của trường
mầm non và phụ huynh học sinh cho trẻ mẫu giáo lớn vào lớp 1 trường phổ
thông bao gồm những việc làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi để trẻ 6 tuổi có thể
dễ dàng thích ứng với hoạt động học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo. Đó là
một số kỹ năng trí tuệ, kỹ năng giao tiếp xã hội với thầy cô, với bạn bè phù
hợp với yêu cầu hình thành hoạt động học tập với tư cách là hoạt động chủ đạo
trong những ngày đầu tiên khi trẻ bước vào lớp 1.
1.3.2. Một số đặc điểm của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo với tƣ
cách là hoạt động chủ đạo.
1.3.2.1. Đặc điểm về đối tượng của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.

24
Đối tượng của hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo là quan hệ của trẻ với
thế giới con người, bao gồm các quan hệ giữa người với người, giữa con người
với thiên nhiên và giữa con người với chính bản thân mình.

Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các
thành viên trong khi chơi với nhau. Trò chơi đối với trẻ mẫu giáo thường phản
ánh một mặt nào đó của các mối quan hệ xã hội của người lớn. Bởi vậy, để tiến
hành một trò chơi nhằm mô phỏng lại đời sống xã hội thì nhất thiết phải có
nhiều trẻ em tham gia.
Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi:
+ Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò
chơi theo một chủ đề nhất định, mô phỏng mối quan hệ của người lớn trong xã
hội.
+ Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là
những người tham gia trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một công việc
chung. Trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ
rệt. Việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các
vai khác nhau. Sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra
được những mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất của trò chơi đóng
vai theo chủ đề.
1.3.2.2. Đặc điểm của các hành động chơi trong hoạt động vui chơi của
trẻ mẫu giáo.
Trong mỗi vai chơi, trẻ phải biết thực hiện các hành động của vai đó. Vì
đúng vai cú nghĩa là tỏi tạo lại hành động của người lớn với các đồ vật trong
những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Những hành động
này xuất phỏt từ hành động thực tế mà trẻ đó trụng thấy trong cuộc đời thực hay
nghe kể lại. Những thao tác của hành động lại phụ thuộc vào đồ chơi, như vậy
hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế, cũng
có nghĩa là để thực hiện vai chơi trẻ không hành động tuỳ tiện mà hành động
chơi phải xuất phát từ vai chơi. Vai chơi trong trò chơi quy định hành động của

25
trẻ đối với đồ vật và đối với bạn cùng chơi. Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô
phỏng, do đó nó không đũi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật, mà chỉ cần phỏng

theo hình thức của nó và mang tính khái quát. Chính tính khái quát và ước lệ của
hành động chơi cho phép trẻ tiến hành trò chơi trong những điều kiện các đồ
chơi khác nhau.
1.3.2.3. Đặc điểm về động cơ hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
Vui chơi là dạng hoạt động không mang tính bắt buộc, trẻ tham gia nhiệt
tình do chính sức hấp dẫn của trò chơi.
Vậy động cơ của hoạt động vui chơi nằm ngay trong quá trình hoạt động,
nên trò chơi mang tính tự nguyện rất cao, mang lại niềm vui sướng cho trẻ. Đây
là tính chất đặc biệt của hoạt động vui chơi.
1.3.2.4. Sự phát triển một số chức năng tâm lý ở trẻ mẫu giáo thông qua
hoạt động vui chơi.
Hoạt động vui chơi ảnh hưởng mạnh tới sự hình thành tính chủ định của
quá trình tâm lý. Trong trò chơi, trẻ bắt đầu hình thành chú ý có chủ định và ghi
nhớ có chủ định. Khi chơi trẻ tập trung chú ý tốt hơn và ghi nhớ được nhiều hơn.
Đối với trẻ, trò chơi là một dạng hoạt động mang tính tự lập. Trong khi
chơi, trẻ mẫu giáo thể hiện rõ ý thức làm chủ, trẻ hoạt động hết mình, tích cực
và độc lập.
Tình huống trò chơi và những hành động của vai chơi ảnh hưởng thường
xuyên tới sự phát triển của hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Trò chơi góp phần
rất lớn vào việc chuyển tư duy từ bình diện bên ngoài (tư duy trực quan – hành
động) vào bình diện bên trong (tư duy trực quan - hình tượng). Trò chơi giúp
cho trẻ tích luỹ biểu tượng làm cơ sở cho hoạt động tư duy, đồng thời cũng giúp
cho trẻ lập kế hoạch hành động và tổ chức hành vi của bản thân mình. Trò chơi
của tuổi mẫu giáo mang tính chất ký hiệu – tượng trưng. Trong khi chơi, mỗi đứa trẻ
đều tự nhận cho mình một vai nào đó và thực hiện hành động phù hợp với vai chơi,
nhưng đó chỉ là hành động giả vờ. Trong khi chơi, trẻ còn lấy vật này thay thế vật kia và
tự đặt tên cho vật thay thế, rồi sử dụng vật thay thế đó cho phù hợp với tờn gọi của nó.

×