Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 102 trang )

Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ NGA



TÌM HIỂU HIỆN TƢỢNG BỊ BẮT
NẠT
Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÂM LÝ HỌC

















Hà Nội - 2011

Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ NGA


TÌM HIỂU HIỆN TƢỢNG BỊ BẮT NẠT
Ở HỌC SINH PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 21 80



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH TÂM LÝ HỌC




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
















Hà Nội - 2011

Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay ở nước ta, vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần cho
người dân ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em
và thanh thiếu niên. Nếu như vài năm trước đây, xã hội và dư luận thường
quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ trẻ em dưới góc độ người lớn làm tổn
thương trẻ như: lạm dụng sức lao động, bạo lực tinh thần, đánh đập, lạm dụng

tình dục, trong thời gian gần đây, báo chí và dư luận bắt đầu cũng quan tâm
tới việc trẻ bị chính bạn cùng lứa gây tổn thương. Trong thời gian vừa qua đã
có nhiều bài báo trên các trang web điện tử đề cập đến vấn đề này như:
vnexpress.net; dantri.com.vn với các trường hợp: tháng 3 năm 2009, em
P.M.V., nam, là một học sinh khuyết tật, đang học lớp 7 tại trường THCS
X.L., Hà Nội, liên tục bị bạn bè làm nhục hội đồng như đánh, trêu chọc thái
quá, gây tổn thương cơ thể… khiến em bỏ học, sợ đến trường. Tháng 4 năm
2009, em L.T.N.N., nữ, học lớp 8 THCS Thủy Phương, Thừa Thiên Huế, bị
bạn bè đánh tập thể khiến em lo sợ và hoảng loạn. Đau lòng hơn, trường hợp
em T.M.T., nam, PTCS P.H., lớp 9, Củ Chi, do bị một bạn đánh, hành hung,
đã đâm bạn khiến bạn đó tử vong và T.M.T bị phạt 5 năm tù. Hơn nữa trong
thời gian gần đây, dư luận hết sức đau lòng và phẫn nộ trước những trường
hợp các bạn học sinh đánh tập thể và lột áo của nữ sinh. Dân trí
(dantri.com.vn) ngày 01/04/2009 có bài viết “Bị đánh tập thể, một nữ sinh
ngất xỉu”, ngày 12/03/2010 có bài viết: “Thêm một clip học sinh bị bạn hành
hung dã man”, “Sốc với clip nữ sinh đánh đập xé áo bạn trên phố”; đặc biệt,
ngày 06 tháng 03 năm 2011 trên vietnamnet.vn có tin bài “Lộ clip tụt quần
bạn giữa sân trường”
Có thể nhận thấy rằng, vấn đề học sinh bắt nạt nhau đã rung nhiều hồi
chuông báo động trong xã hội. Điều đặc biệt là, những học sinh này đều đang
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
4
ở trong độ tuổi thanh thiếu niên - độ tuổi mà các em đang hình thành và phát
triển nhân cách. Vấn đề bắt nạt đã để lại hậu quả nặng nề cho cả những học
sinh bắt nạt và những học sinh bị bắt nạt. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa
có nhiều nghiên cứu thật sự nghiêm túc về vấn đề này. Cho đến thời điểm
hiện nay ở nước ta mới chỉ có bài báo của tác giả Trần Văn Công
1
nghiên cứu

về vấn đề bắt nạt của học sinh nhưng được tiến hành trên trẻ em ở Mỹ
2
. Bên
cạnh đó, vấn đề này đã được sinh viên của Đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà nội đề cập đến trong báo cáo khoa học “Quan hệ giữa hiện tượng bị
bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh” (Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si,
2010). Tuy nhiên, trong khuôn khổ báo cáo khoa học này, hai tác giả tập trung
đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa hiện tượng bị bắt nạt và tự nhận thức bản
thân của học sinh.
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông”
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh như mức độ bị bắt nạt, các
hình thức bị bắt nạt, nguyên nhân, cách thức ứng xử…ở học sinh phổ thông.
Từ đó, chúng tôi đưa ra những đề xuất nhằm giảm thiểu hiện tượng bị bắt nạt
ở học sinh phổ thông.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu và khái quát tài liệu nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận có liên quan đến đề tài.
- Triển khai nghiên cứu để làm sáng tỏ thực trạng vấn đề bị bắt nạt ở
học sinh phổ thông và những vấn đề liên quan đến hiện tượng này.
- Xây dựng chân dung học sinh bị bắt nạt điển hình


1
Giảng viên đại học Giáo dục, nghiên cứu sinh tại đại học Vanderbilt, Mỹ
2
Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole. Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ tới nhận thức bản
thân và trầm cảm ở học sinh phổ thông. Tạp chí tâm lý học số 11/2009
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông

Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
5
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm thiểu vấn đề bị bắt nạt ở học sinh
phổ thông.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
5. Khách thể và địa bàn nghiên cứu
Nghiên cứu trên học sinh khối lớp 4, 5 của trường tiểu học Tiền Tiến -
Thanh Hà - Hải Dương, học sinh của trường trung học cơ sở (THCS) Tiền
Tiến - Thanh Hà - Hải Dương và học sinh của trường trung học phổ thông
(THPT) bán công Thanh Bình - Thanh Hà - Hải Dương.
6. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11 năm 2009 đến tháng 08 năm 2011
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu: tìm hiểu những nghiên cứu và số liệu
sẵn có từ các bài báo khoa học, các luận văn, luận án, các trang web của các
tổ chức y tế, các viện nghiên cứu và các trường đại học. Qua đó, làm nổi bật
các vấn đề có liên quan đến đề tài: khái niệm công cụ, các hình thức bị bắt
nạt, đặc điểm, nguyên nhân, cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt.
7.2. Thang đo bị bắt nạt
Chúng tôi sử dụng thang đo bị bắt nạt của Mynard và Joseph (2000) để
xác định được hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh: các hình thức bị bắt nạt, mức
độ học sinh bị bắt nạt.
7.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Ngoài thang đo bị bắt nạt, chúng tôi cũng thiết kế một bảng hỏi để tìm
hiểu các vấn đề liên quan đến hiện tượng bị bắt nạt như: nguyên nhân bị bắt
nạt, cảm xúc của học sinh khi bị bắt nạt, đối tượng bắt nạt, cách thức ứng phó
của học sinh khi bị bắt nạt.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông

Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
6
7.4. Phương pháp hỏi chuyện lâm sàng
Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu những thông tin sâu hơn
và rộng hơn về hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh: nguyên nhân, cường độ, tần
suất, những biểu hiện, ý nghĩ, cảm xúc, cách ứng xử, giải quyết…của học sinh
bị bắt nạt.
7.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Phương pháp này nhằm làm sáng tỏ chân dung học sinh bị bắt nạt.
Qua đó, chúng tôi muốn làm sáng tỏ hơn về hiện tượng bị bắt nạt ở học
sinh phổ thông.
7.6. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phầm mềm SPSS 16.0 để thống kê và xử lý số liệu.
Qua đó vấn đề nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ.
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Học sinh phổ thông bị bắt nạt chiếm một tỷ lệ khá lớn với nhiều hình
thức khác nhau.
- Có sự khác nhau về mức độ, hình thức biểu hiện, nguyên nhân của
hiện tượng bị bắt nạt theo cấp học, giới tính…của học sinh
- Những học sinh bị bắt nạt có nhiều cách ứng xử khác nhau, trong đó
bao gồm cả những cách thức ứng xử tiêu cực.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
7
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về hiện tƣợng bị bắt nạt
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hiện tượng bị bắt nạt ở nước ngoài
Trên thế giới, hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt đã được nghiên cứu từ
khá lâu. Ngay từ thập niên 70, Dan Olweus, một nhà khoa học Na Uy đã có

nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này. Những nghiên cứu gần đây càng cho thấy
sự phức tạp và mối nguy hại của những hành vi bắt nạt ở tuổi học trò. Bắt nạt
có thể bao gồm ít nhất ba đặc điểm (1) Cố ý gây hại cho người bị bắt nạt; (2)
Hành vi được lặp đi lặp lại, vì thế nên thường làm cho nạn nhân sợ sệt và lo
lắng thường xuyên; (3) Và luôn có sự chênh lệch về quyền lực. Kẻ bắt nạt
thường to lớn hơn, đông hơn về số lượng, khéo léo nhanh nhẹn hơn, học giỏi
hơn, đến từ gia đình giàu có thế lực hơn.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến hiện
tượng bị bắt nạt. Sau đây, chúng tôi xin trích dẫn một số đề tài trên thế giới
nêu lên thực trạng hiện tượng bị bắt nạt.
Năm 2002, Amie E. Green và Thomas H. Ollendick
3
đã nghiên cứu
“Nạn nhân bắt nạt, tự đánh giá bản thân và lo âu ở học sinh tiểu học” trên
279 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, trong đó học sinh nam chiếm 47%, học sinh
nữ chiếm 53%. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 75/279 chiếm 27.7% học sinh
bị bắt nạt. Trong đó, học sinh nam bị bắt nạt chiếm 55% (n=41) và nữ chiếm
45% (n=34). (Amie E. Green và Thomas H. Ollendick, 2002)
Một nghiên cứu khác có tên: “Mối quan hệ giữa hiện tượng bắt nạt và
lo âu xã hội với sự cô đơn ở thanh thiếu niên” được tiến hành bởi Eric A.
Storch và Marla R. Brassard ở trường đại học Columbia và Carrie L. Masia-


3
Ông Thomas H. Ollendick làm việc tại trung tâm nghiên cứu về trẻ em, khoa Tâm lý học, viện nghiên cứu
bách khoa Virginia và đại học của Mỹ
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
8
Warner ở trung tâm nghiên cứu trẻ em ở đại học NewYork vào năm 2003.

Nghiên cứu này được triển khai trên 383 học sinh đang học lớp 10 và lớp 11
của trường Northeastern. Kết quả nghiên cứu cho thấy 27. 34% học sinh bị
bắt nạt, trong đó học sinh nam bị bắt nạt nhiều hơn học sinh nữ.
Nghiên cứu của Storch năm 2005 với đề tài “Nạn nhân bắt nạt và lo âu
xã hội ở thanh thiếu niên: một viễn cảnh nghiên cứu” đã chỉ ra rằng có
khoảng 22,6% trẻ mẫu giáo bị bắt nạt từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng,
khoảng 10% trẻ từ 8 đến 12 được bạn cùng lớp xem là “nạn nhân thường
xuyên” của bắt nạt (Brock, 2005).
Bắt nạt không chỉ gây hậu quả xấu cho nạn nhân trong thời điểm bị bắt
nạt (Claghan & Joseph, 1995; Olweus, 1993, 1997; Rigby, 1998; Slee, 1996),
mà còn gây hậu quả về mặt phát triển cảm xúc sau này của trẻ (Kochenderfer
& Ladd, 1996; Olweus, 2001). Hiện tượng bị bắt nạt có thể khiến môi trường
học đường kém thân thiện, thậm chí kém an toàn cho học sinh. Bắt nạt cũng
có thể có những hậu quả lâu dài, cho cả nạn nhân (học sinh bị bắt nạt) và thủ
phạm (học sinh đi bắt nạt).
Hai tác giả Eliza Ahmed
4
và Valerie Braithwaite thực hiện đề tài
nghiên cứu “Bắt nạt và bị bắt nạt: nguyên nhân có liên quan đến cả gia đình
và trường học” trên 610 khách thể gồm phụ huynh và con của họ trong độ
tuổi từ 9-12. Kết luận chính của đề tài chỉ ra rằng cả hai hệ thống gia đình và
nhà trường có thể cùng nhau gây lên hầu hết những ảnh hưởng đến cách thức
can thiệp đối với vấn đề bắt nạt. (Eliza Ahmed và Valerie Braithwaite, 2004).
Như vậy, chúng ta nhận thấy, đã có những nghiên cứu khá sớm về hiện
tượng bắt nạt và bị bắt nạt. Những nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ các
vấn đề của hiện tượng này như: đặc điểm của hiện tượng bắt nạt, tỷ lệ bắt nạt
theo giới, hậu quả của hiện tượng bị bắt nạt…Không chỉ dừng lại ở đó, các


4

Nhà nghiên cứu trường học của khoa học xã hội, trường đại học Quốc gia Australian, Australia
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
9
nghiên cứu trên thế giới còn nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt
với các yếu tố trầm cảm, lo âu, sự cô đơn…Kết quả của những nghiên cứu
này đã làm sáng tỏ hơn hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt cũng như góp phần
làm giảm hiện tượng này.
1.1.2. Một vài nét về tình hình nghiên cứu hiện tượng bị bắt nạt ở
Việt Nam
Trong cuộc đời, mỗi người đều ít nhất bị bắt nạt một lần. Hiện tượng
bắt nạt ngày càng trở thành vấn đề nghiêm trọng và được toàn xã hội quan
tâm. Trên thế giới, hiện tượng này đã được đề cập rất nhiều trong các báo cáo,
nghiên cứu khoa học. Hiện nay, ở Việt Nam, vấn đề này cũng được quan tâm
đến rất nhiều và được thể hiện qua việc hàng hoạt các sự kiện liên quan đến
vấn đề bị bắt nạt được báo chí và dư luận quan tâm. Ngày 30 tháng 07 năm
2009, trên vnexpress.net có đưa tin “Học sinh lớp 7 trường trung học cơ sở
Xuân La - Hà Nội thường xuyên bị các bạn kéo vào nhà vệ sinh đánh đập, lột
quần áo, lôi đi khắp hành lang”. Trên báo dantri.com đưa tin vì mâu thuẫn,
một học sinh nữ ở Huế hai lần bị bạn kéo vào nhà vệ sinh dùng giầy cao gót
nện vào mặt. Khi bị cảnh cáo, học sinh này đã kéo các bạn ở trường khác đến
đánh làm học sinh nữ này bị ngất xỉu (dantri.com, ngày 01.04.2009)
Ngoài hai trường hợp ở trên, còn rất nhiều các bài báo nêu lên hiện
tượng bắt nạt ở học sinh. Hiện tượng này ngày càng nghiêm trọng và hết sức
phẫn nộ. Trước thực tế đó, Bộ giáo dục đã yêu cầu các Sở báo cáo về bạo
lực học đường. Trên báo Dân trí, thứ trưởng Bộ giáo dục đào tạo Nguyễn
Thị Nghĩa phát biểu rằng: “Khi xem clip nữ học sinh đánh nhau trên báo
Dân trí tôi thực sự rất choáng và thấy quá ghê sợ với hình ảnh phản giáo
dục này… Tôi rất sốt ruột và đã yêu cầu Vụ Công tác Học sinh- Sinh viên
chỉ đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cần điều tra ngay xem ở trường nào và nhờ công

an vào cuộc”.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
10
Trên các báo, ngoài việc đưa tin về sự việc học sinh bắt nạt nhau,
chúng tôi cũng nhận thấy, bắt đầu rải rác có những bài báo viết về hiện tượng
này. Trên trang web có đăng bài viết về hiện
tượng bắt nạt do tác giả Ngô Thu Hiền biên dịch từ tài liệu của Family
Resouce. Trong bài viết này, tác giả nêu lên một số cách thức giúp cha mẹ cần
phải ứng xử khi con mình bị bắt nạt. Một số cách thức mà bài báo này nêu lên
như: tìm kiếm sự giúp đỡ của giáo viên hoặc nhà tâm lý học học đường;
không khuyến khích con tấn công lại khi bị bạn bắt nạt; giúp con thực tập
những gì sẽ nói với kẻ bắt nạt; giúp con trở thành người quả quyết; khuyên
con nên đi cùng bạn tới trường
5
. Trên trang báo vietnamnet.vn, ngày
16/03/2010 cũng có bải viết mang tên “hiệp hội chống bắt nạt quốc tế khuyên
phụ huynh 5 điều”. Trong bài biết này, tác giả nêu lên một số vấn đề như:
hành vi bắt nạt là gì? Những dấu hiệu nhận biết con mình đang liên quan đến
hành vi bắt nạt, nguyên nhân khiến trẻ con bắt nạt nhau, hậu quả do hành vi
bắt nạt gây ra và những điều cha mẹ nên làm gì khi con mình bị bắt nạt
6
.
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến
7
có bài viết “Bắt nạt - một kiểu bạo hành
chốn học đường” trên trang wed drdvietnam.com. Trong bài viết tác giả nêu
lên hậu quả, nguyên nhân và những dạng nạn nhân của hiện tượng bị bắt nạt.
Tác giả cũng lý giải nguyên nhân vì sao những đứa trẻ bị bắt nạt lại lựa chọn
cách thức im lặng cũng như đưa ra lời khuyên cho các bậc cha mẹ nên làm gì

khi con mình bị bắt nạt.
Không chỉ dừng lại ở đó, hiện nay ở Việt Nam đã có những bài báo,
nghiên cứu khoa học phân tích sâu sắc về hiện tượng bị bắt nạt. Tạp chí Tâm
lý học số 11 tháng 11 năm 2009 có đăng bài viết “Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa
và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông” của


5

6
/>huynh-5-dieu-899017/
7
Thạc sĩ phát triển con người - Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
11
tác giả Trần Văn Công và Bahr Weiss, David Cole (2009). Nghiên cứu này
được thực hiện trên 400 học sinh ở một trường tiểu học nông thôn và một
trường trung học ở trung tâm bang Tennessee, Mỹ, trong đó 100 học sinh lớp
3, 96 học sinh lớp 4, 100 học sinh lớp 5 và 104 trẻ lớp 6. Nghiên cứu này đã
chỉ ra rằng 25.5% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình thức bắt nạt ẩn/quan
hệ như bị nói xấu, tung tin đồn; 10.75% trẻ thường xuyên bị ít nhất một hình
thức bắt nạt ngoài/cơ thể như đấm, đá, đánh. 28.75% trẻ thường xuyên bị ít
nhất một hình thức bắt nạt nào đó ở bắt nạt ẩn/quan hệ hoặc bắt nạt ngoài/cơ
thể; 7.25% trẻ thường xuyên bị bắt nạt cả ẩn/quan hệ và ngoài/cơ thể, ít nhất
một hình thức bắt nạt ở mỗi loại. Nếu tính cả hai hình thức bị bắt nạt, tỉ lệ sẽ
là 28.75%. Như vậy, cứ khoảng 3 em học sinh thì có 1 em bị ít nhất một hình
thức bắt nạt nào đó. Nghiên cứu này cũng chỉ rõ nữ giới bị bắt nạt ẩn/quan hệ
nhiều hơn nam và bị bắt nạt ngoài/cơ thể ít hơn nam. Nói cách khác, nam bị
bắt nạt về mặt cơ thể, bạo lực nhiều hơn nữ và ít bị bắt nạt hơn về mặt lời nói,

quan hệ. (Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole, 2009)
Một nghiên cứu khác về hiện tượng bị bắt nạt đã được thực hiện bởi hai
tác giả Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si với đề tài “Quan hệ giữa hiện tượng bị
bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh phổ thông”. Nghiên cứu này được
thực hiện trên 161 học sinh từ 3 trường Tiểu học và 1 trường trung học cơ sở
thuộc các tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang và Hà Nội. Nghiên cứu này đã đưa ra kết
luận: “Tỉ lệ trẻ bị bắt nạt là đáng báo động: trong số 100 trẻ thì có 38 trẻ
(hơn 1/3) thường xuyên hoặc luôn luôn bị ít nhất một hình thức bắt nạt. Phổ
biến nhất là bắt nạt về các mối quan hệ như bêu xấu, làm bạn bè xa lánh”
Như vậy, chúng ta nhận thấy, ở Việt Nam, hiện nay đã có những bài
viết về hiện tượng bị bắt nạt và bước đầu đã có những nghiên cứu khoa học về
hiện tượng này. Tuy nhiên, những tài liệu này đều là những bài viết tổng hợp
hoặc được biên dịch từ tài liệu nước ngoài, hoặc là nghiên cứu viết bằng tiếng
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
12
việt nhưng thực hiện trên khách thể nước ngoài. Cho đến thời điểm hiện nay,
mới chỉ có một nghiên cứu khoa học của sinh viên về mối quan hệ giữa hiện
tượng bị bắt nạt và nhận thức bản thân của học sinh và chưa có một nghiên
cứu chính thức nào về hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Hơn nữa,
có thể nhận thấy hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt mới chỉ được đề cập rải rác ở
các báo, những công trình nghiên cứu khoa học về hiện tượng này hầu như
chưa có. Trong khi đó, đây là một hiện tượng khá phổ biến ở học sinh Việt
Nam. Các nhà khoa học cần làm rõ một số khía cạnh như: tỷ lệ học sinh bị bắt
nạt, các hình thức bị bắt nạt, địa điểm, nguyên nhân, hậu quả của việc bị bắt
nạt, mối liên hệ giữa việc bị bắt nạt với yếu tố giới, cấp học, học lực…
1.2. Một số vấn đề lý luận
1.2.1. Khái niệm bắt nạt và người bắt nạt
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, bắt nạt được hiểu là cậy thế,
cậy quyền dọa dẫm để làm cho phải sợ, ví dụ như bắt nạt trẻ con, ma mới bắt

nạt ma cũ (Hoàng Phê, 2001).
Ở nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề bắt nạt. Mỗi tác giả có
nhiều quan niệm cũng như cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Tác giả Banks (1997) cho rằng bắt nạt bao gồm những hành vi trực tiếp
như trêu chọc, chửi mắng, đe dọa, đánh, và chiếm đồ của nạn nhân bị bắt nạt.
Theo Ahmad & Smith (1994) và Smith & Sharp (1994) học sinh nam
thường liên quan tới các hình thức bắt nạt trực tiếp. Ngược lại, học sinh nữ
thường liên quan tới các hình thức gián tiếp, tập trung vào việc làm tổn hại
quan hệ của nạn nhân với bạn bè khác qua phát tán tin đồn và cô lập nạn
nhân. Cụ thể hơn là những hành vi nói xấu sau lưng, “buôn dưa lê bán dưa
chuột”, hướng người khác có cùng cái nhìn đố kị và tiêu cực về phía đối
phương, làm cho đối phương bị mọi người ghét, ác cảm, không chơi cùng.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
13
Batsche & Knoff và Olweus (1994) cho rằng thành tố then chốt của bắt
nạt, kể cả trực tiếp hay gián tiếp, là những hăm dọa về cơ thể và tâm lý xuất
hiện lặp lại có thể tạo ra những mẫu hành vi quấy rầy và lạm dụng nạn nhân.
Rigby (1998) cho rằng bắt nạt là bất cứ hành vi nào có ý định làm tổn
thương người khác về cơ thể hay cảm xúc. Nó bao gồm không chỉ những
hành động nhìn thấy được như đấm, đá, gọi tên và trêu chọc mà còn phát tán
tin đồn, chế nhạo các khuyết tật về cơ thể, giễu cợt về sắc tộc, ngăn không cho
chơi với nhóm bạn, làm nhục, hoặc kể cho người khác chuyện mà nạn nhân
muốn giấu (Salmon, James, Cassidy & Javolyoes, 2000). Bắt nạt xuất hiện khi
một học sinh ngoan cố và lặp lại việc thể hiện sức mạnh đối với người khác
với mục đích thù địch và có ý làm hại (Lumsden, 2002). Thuật ngữ "bắt nạt"
chứa đựng một diện rộng các hành vi cơ thể và lời nói theo cách gây hấn hoặc
chống đối xã hội. Bắt nạt có thể bao gồm sỉ nhục, trêu chọc, lạm dụng về từ
ngữ hay cơ thể, đe dọa, làm nhục, quấy rầy và tấn công.
Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào bắt nạt bên ngoài/cơ thể,

thường nhấn mạnh hành vi của nam giới. Gần đây các nghiên cứu mở rộng ra và
bao gồm cả bắt nạt ẩn/quan hệ, có lẽ là toàn diện hơn trong việc mô tả bắt nạt
mục tiêu cả ở nữ và nam (Crick và cộng sự, 1999). Bắt nạt bên ngoài/cơ thể xuất
hiện khi một đứa trẻ bị làm hại hay điều khiển bởi các đe dọa và tổn hại cơ thể
(Crick & Bigbee, 1998). Bắt nạt ẩn/quan hệ là hành vi có mục đích làm hại các
mối quan hệ bạn bè, phá vỡ tình bạn, và làm phát tán tin đồn xấu (Crick &
Bigbee, 1998; Grotpeter & Crick, 1996; Hawker & Boulton, 2000).
Như vậy, theo chúng tôi, có thể hiểu “Bắt nạt là bất cứ hành vi hay lời nói nào
đó lặp đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác.
Khái niệm bắt nạt với khái niệm bạo lực và gây hấn có mối liên quan
rất chặt chẽ với nhau, có nghĩa là đều muốn nói đến những hành vi và lời nói
nào đó lặp đi lặp lại cố tình gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý người
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
14
khác. Tuy nhiên, những khái niệm trên không phải là một, với khái niệm bắt
nạt thường được sử dụng với lứa tuổi học sinh. Còn đối với khái niệm bạo
hành và gây hấn có thể dùng ở mọi đối tượng. Hơn nữa, những khái niệm này
có sự khác nhau về cách phân loại và mức độ.
Ngoài ra, chúng ta có thể hiểu “người bắt nạt là cá nhân hoặc nhóm
người cố tình sử dụng lời nói hoặc hành vi nào đó lặp đi lặp lại nhằm gây tổn
thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác.
Đặc điểm của hành vi bắt nạt
Tìm hiểu đặc điểm của hành vi bắt nạt, chúng tôi xin tập trung vào một
số đặc điểm sau:
Thứ nhất là về độ tuổi: hành vi bắt nạt dường như có xu hướng thay đổi
theo độ tuổi (Olweus, 1991; Perry và cộng sự, 1988; Rivers và Smith, 1994;
Whitney và Smith, 1993). Hiện tượng bắt nạt phổ biến ở trẻ em từ tiểu học
đến THPT. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có ở trẻ mẫu giáo nhưng ít phổ
biến hơn. Tỷ lệ về giới tính ở các dạng bắt nạt đều phù hợp cho cả trường

Tiểu học và THCS (Rivers và Smith, 1994). Các nhà nghiên cứu như Perry và
cộng sự (1988) cho rằng có hai loại bắt nạt là bắt nạt thể chất và bắt nạt lời
nói. Ông cũng chỉ ra rằng bắt nạt trực tiếp về mặt thể chất giảm đi theo độ
tuổi; tuy nhiên bắt nạt lời nói không giảm mà còn tăng lên ở mọi độ tuổi.
Nhưng các báo cáo đã chỉ ra rằng bắt nạt giảm đi theo độ tuổi, tức là trẻ càng
lớn thì càng ít bị bắt nạt. Genta và cộng sự (1996) chỉ ra rằng tỷ lệ bắt nạt
giảm đi theo độ tuổi ở tất cả các dạng bắt nạt: bắt nạt thể chất, bắt nạt lời nói
trực tiếp và bắt nạt gián tiếp.
Thứ hai về giới tính: các nghiên cứu đều khẳng định bắt nạt có ở cả
nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới thì phổ biến về hình thức bắt nạt về lời nói,
trong khi đó, ở nam giới thì lại bắt nạt về thể chất nhiều hơn. Điều đó có
nghĩa là, học sinh nam có xu hướng xử dụng những hành vi bạo lực như: đấm,
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
15
đá, đẩy…làm người khác bị thương về mặt thể chất. Trong khi đó, nữ giới lại
có xu hướng làm tổn thương người khác bằng lời nói.
Thứ ba là về hành vi: các nghiên cứu chỉ ra rằng những nhóm học sinh
bắt nạt thường có xu hướng quấy rối và sử dụng những kiểu bạo lực khác để
dành vị thế xã hội đối với những nhóm bạn cùng trang lứa và sự thừa nhận
của nhóm (Baldry, 1998). Sự đồng tình của những người bạn cùng trang lứa
cho những hành vi bắt nạt có ý nghĩa như là dấu hiệu bắt đầu cho những cuộc
chiến và phá vỡ lớp học. (Boulton& Smith, 1994). Menesini, Melan và
Pignatti (2000) đã quan sát sự tương tác giữa những học sinh bắt nạt với
những học sinh bị bắt nạt và quyền lực trong các trò chơi liên quan đến sự
cạnh tranh và sự hợp tác. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng những đứa
trẻ bắt nạt có xu hướng chỉ huy nhiều hơn những đứa trẻ bị bắt nạt, đồng thời
chúng cũng có cảm giác tự mãn nhiều hơn. Một điều thú vị nữa là, Menesini
và cộng sự (2000) đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ bắt nạt không biểu lộ
những hành vi hung tính; đúng hơn là những hành vi hung tính hầu như thể

hiện rất ít trong suốt trò chơi. Byrne (1994) đã nêu lên rằng những đứa trẻ bắt
nạt có xu hướng bốc đồng hơn những đứa trẻ bị bắt nạt và chúng không ý
thức được về những chuẩn mực xã hội.
Thứ tư là về gia đình: nghiên cứu của Bowers, Smith và Binney năm
1992 cũng như nghiên cứu của Berdondini và Smith năm 1996 đã chỉ ra
những đứa trẻ bắt nạt thường sống trong gia đình thường thiếu vắng sự có mặt
của người bố. Những đứa trẻ này, cả nam và nữ, chúng có khuynh hướng ít
được khuyến khích, ủng hộ trong gia đình của mình (Bower và cộng sự,
1992). Mức độ giao tiếp thấp có xu hướng tương quan với mức độ bắt nạt cao
ở trẻ nam, nhưng không có xu hướng tương quan với mức độ bắt nạt cao ở trẻ
nữ ở cùng một độ tuổi (Rigby, 1994). Hơn nữa, Rigby đã chỉ ra rằng những
đứa trẻ bắt nạt có nhiều khả năng được sinh ra ở những gia đình mà ít có sự
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
16
quan tâm chăm sóc về mặt tâm lý. Similary, Baldry và Farrington (2000) cho
biết những đứa trẻ bắt nạt có xu hướng thiếu sự động viên khuyến khích của
bố mẹ, mặt khác, những bậc cha mẹ này thường là những người độc đoán và
rất nghiêm khắc.
Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm học sinh phổ
thông bắt nạt là: “học sinh phổ thông bắt nạt là những em trong độ tuổi từ 6
đến 18 tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường mà cố tình sử dụng lời nói hoặc
hành vi lặp đi lặp lại nhằm gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của những
bạn học sinh khác”
1.2.2. Khái niệm bị bắt nạt và người bị bắt nạt
Nghiên cứu của Olweus năm 1991 đã chỉ ra rằng một trong bẩy đứa trẻ
ở Na Uy đã từng ở trong tình trạng bắt nạt thì đều là người bắt nạt hoặc bị bắt
nạt. Nghiên cứu này cũng cho biết khoảng 9% khách thể tham gia nghiên cứu
là người bị bắt nạt và 7% là người bắt nạt. Similary, Stephenson và Smith
(1990) đã chỉ ra 25% trẻ em có liên quan đến việc bắt nạt người khác hoặc là

nạn nhân của việc bắt nạt. Đặc biệt, trong đó, 10% trẻ là người bắt nạt và 7%
trẻ là người bị bắt nạt.
Ngoài những nghiên cứu ở trên, trên thế giới còn nhiều nghiên cứu
khác chỉ ra mối quan hệ giữa trẻ bắt nạt và trẻ bị bắt nạt. Có thể một trẻ bắt
nạt sẽ có một hoặc nhiều trẻ bị bắt nạt và ngược lại, có thể có nhiều trẻ bắt nạt
nhưng chỉ có một trẻ bị bắt nạt.
Trẻ bị bắt nạt xuất hiện khi có những trẻ đi bắt nạt. Nghiên cứu chỉ ra
trẻ bị bắt nạt thường nhỏ hơn và yếu hơn so với trẻ bắt nạt. (Hoover và
Hazler, 1001; Olweus, 1991, 1997). Voss và Mulligan (2000) đã chỉ ra rằng
những đứa trẻ thấp bé thường bị bắt nạt gấp hai lần so với những đứa trẻ cao
lớn. Stephenson và Smith (1990) cũng cho thấy những đứa trẻ bị bắt nạt có xu
hướng thiếu “sức mạnh thể chất”. Hơn nữa, khi nói về cảm giác thua kém về
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
17
mặt thể chất, những trẻ bị bắt nạt thường tin rằng chúng ít có khả năng hơn
những người bạn cùng trang lứa (Austin và Joseph, 1996; Boulton và Smith,
1994; Callaghan và Joseph, 1995; Mynard và Joseph, 1997).
Những trẻ bị bắt nạt thường bị trầm cảm nhiều hơn (Austin và Joseph,
1996; Craig, 1998; Kaltiala Heino và cộng sự, 1999; Neary và Joseph, 1994),
ít có cảm giác hạnh phúc đối với bản thân mình và trong những tình huống
khác nhau (Slee và Rigby, 1993; Slee, 1995). Cleary (2000) cho rằng những
người trước đây đã bị bắt nạt thì có ý tưởng tự sát hoặc ý tưởng giết người
nhiều hơn so với những người chưa bị bắt nạt.
Như vậy, có thể nhận thấy những trẻ bị bắt nạt thường là trẻ người bé
hơn yếu hơn những trẻ bắt nạt. Mặt khác, những trẻ này thường có cảm giác
yếu kém về mặt thể chất và năng lực của bản thân. Những trẻ bị bắt nạt cũng
là những người bị nhiều tổn thương về mặt tâm lý.
Năm 1991, trong nghiên cứu của mình Olweus đã đưa ra định nghĩa về
bị bắt nạt như sau: một đứa trẻ bị bắt nạt hoặc là nạn nhân của hiện tượng bắt

nạt khi nó thường xuyên bị hứng chịu những hành động tiêu cực của một đứa
trẻ hoặc một nhóm những đứa trẻ khác. Đó là hành động tiêu cực mà người
nào đó cố tình hoặc chủ ý gây ra, gây tổn thương hoặc làm cho người khác lo
lắng bằng cách sử dụng sức mạnh thể chất, từ ngữ hoặc bằng cách nào đó như
nét mặt, cử chỉ điệu bộ tiêu cực và cố ý loại ra khỏi nhóm.
Trong một nghiên cứu khác có tên “Bản chất và hậu quả của việc bị
bắt nạt bởi những bạn cùng trang lứa” tác giả Stephen E. Brock đã đưa ra
định nghĩa về bị bắt nạt như sau: bị bắt nạt bởi bạn cùng trang lứa là hậu quả
của những hành động gây hấn cố ý của một hoặc một nhóm bạn cùng trang
lứa được tạo ra từ sự chênh lệch về số lượng hoặc sức mạnh đối với những
người bị bắt nạt. Mục tiêu của những người bắt nạt là gây tổn hại đến thân thể
và/hoặc các mối quan hệ xã hội. Những trẻ bị bắt nạt có thể hoặc không thể có
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
18
khả năng ứng phó với những hành vi gây hấn này. Cũng như hậu quả của
những hành vi gây hấn, những trẻ bị bắt nạt có thể bị làm tổn thương, bị lạm
dụng hoặc giảm lòng tự trọng. Những hành vi này diễn ra trong một thời gian
nhất định.
Qua những nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể hiểu “Bị bắt nạt là việc
một cá nhân hay một nhóm người nào đó bị tổn thương về mặt thể chất
hoặc tâm lý do hành vi hoặc lời nói cố ý được lặp đi lặp lại của người khác
gây ra”.
Từ đó, có thể hiểu người bị bắt nạt chính là những cá nhân hoặc nhóm
người bị tổn thương về thể chất hoặc tâm lý bởi những lời nói hoặc hành vi
được lặp đi lặp lại và cố tình của người khác.
Đặc điểm của bị bắt nạt
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, các nghiên cứu trên thế giới về hiện
tượng bị bắt nạt, họ đã chỉ ra một số đặc điểm của những trẻ bị bắt nạt như sau:
Thứ nhất là về giới: các nghiên cứu chỉ ra rằng hiện tượng bị bắt nạt có

sự khác biệt về giới. Hình thức bị bắt nạt về thể chất và bị bắt nạt về quan hệ
phụ thuộc vào giới của người bắt nạt và người bị bắt nạt. Con gái bị bắt nạt
quan hệ và bắt nạt lời nói trực tiếp nhiều hơn là con trai (Boulton, 1996;
Lagerspetz và cộng sự, 1988; Rivers và Smith, 1994). Con trai bị bắt nạt thể
chất nhiều hơn con gái (Lagerspetz và cộng sự, 1988; Rivers và Smith, 1994;
Vernberg và cộng sự, 1999). Likewise, Hoover và cộng sự (1992) và Olwers
(1993a) đã quan sát những bạn gái đi bắt nạt người khác và nhận thấy chúng
sử dụng ý nghĩa của lời nói để nhạo báng và trêu chọc nhiều hơn là bắt nạt
trực tiếp về mặt thể chất. Vernberg và cộng sự (1999) đã chỉ ra rằng con gái
thường ít bị bắt nạt về một số khía cạnh như: nhạo báng, đe dọa, bị đánh, bị
đuổi đánh hơn là con trai. Con gái lại có xu hướng bị loại trừ ra khỏi các hoạt
động xã hội nhiều hơn con trai.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
19
Thứ hai là về độ tuổi: nghiên cứu trên học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở Úc,
Peterson và Rigby (1999) đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ bị bắt nạt giảm đi theo độ tuổi.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các tác giả khác như: Similary, Olwers (1993);
Salmivalli, Lappalainen và Lagerspets (2000), cũng nhận thấy, trẻ càng lớn thì
càng ít bị bắt nạt hơn. Nghiên cứu của Olwers cũng cho biết học sinh bị bắt nạt
trong quá trình học bởi những học sinh lớn tuổi hơn (Olwers, 1993).
Thứ ba là về gia đình: những nghiên cứu về khía cạnh gia đình đã phát
hiện ra một số điều khá thú vị.
Baldry và Farrington (1998) đã chỉ ra rằng phần lớn cha mẹ của những
trẻ bị bắt nạt có phong cách giáo dục độc đoán. Những đứa trẻ gái có mức độ
giao tiếp ít với các thành viên trong gia đình có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn
là đi bắt nạt (Ribly, 1994). Horne, Glaser và Sayger (1994) mô tả những
người bị bắt nạt là những người khép kín trong các mối quan hệ gia đình, đặc
biệt là trong mối quan hệ với mẹ. Do vậy, chúng giảm khả năng thiết lập các
mối quan hệ với những bạn cùng trang lứa, từ đó tăng nguy cơ bị bắt nạt.

Bowers và cộng sự (1992) đã chỉ ra những thành viên trong gia đình của
những trẻ bị bắt nạt có sự cố kết cao. Bowers, Smith và Binney (1994) thực
hiện lại nghiên cứu của mình và cho biết gia đình của trẻ bị bắt nạt thường có
những rắc rối trong cấu trúc gia đình. Kết quả nghiên cứu của Bigby, Slee và
Cunningham (1999) cho thấy những kiểu cha mẹ bảo vệ con quá mức thì ít có
khả năng biết được con bị bắt nạt. Troy và Sroufe (1987) quan tâm đến vai trò
của sự gắn bó trong quá trình đứa trẻ bị bắt nạt bởi những bạn cùng trang lứa
ở độ tuổi trước khi đi học. Những đứa trẻ không có sự gắn bó hoặc gắn bó
không an toàn thì có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn những đứa trẻ có gắn bó
an toàn và không bị bắt nạt trước đây.
Duncan (1999b) quan tâm tới số lượng anh chị em ruột bắt nạt nhau và
số lượng học sinh bắt nạt ở trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30% học
sinh được hỏi cho biết đã từng bị bắt nạt ở nhà bởi anh chị em ruột của mình.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
20
Từ những phân tích ở trên về việc bị bắt nạt và người bị bắt nạt, chúng ta
có thể hiểu: “học sinh phổ thông bị bắt nạt là những em có độ tuổi từ 6 đến 18
tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường bị tổn thương về cơ thể và tâm lý do hành vi
hoặc lời nói cố tình được lặp đi lặp lại của những bạn học sinh khác gây ra”.
1.2.3. Một số hình thức bị bắt nạt thường gặp
Chúng ta nhận thấy rằng học sinh bị các bạn cùng trang lứa bắt nạt
bằng nhiều cách khác nhau: đánh, doạ đánh, chửi mắng, gọi bằng biệt danh
xấu, cách ly cô lập…Có nhiều kiểu phân loại hành vi bị bắt nạt khác nhau.
Trong nghiên cứu mình vào năm 1999, Crick và cộng sự đã chỉ ra rằng
trong những nghiên cứu trước đây thường tập trung vào bị bắt nạt bên ngoài/cơ
thể, thường nhấn mạnh hành vi của nam giới. Tuy nhiên, gần đây các nghiên
cứu mở rộng ra và bao gồm cả bị bắt nạt ẩn/quan hệ, có lẽ là toàn diện hơn
trong việc mô tả bắt nạt mục tiêu cả ở nữ và nam (Crick và cộng sự, 1999).
1.2.3.1. Bị bắt nạt về thể chất/ bên ngoài

Bị bắt nạt về thể chất là một hiện tượng nghiêm trọng. Nó không chỉ
ảnh hưởng đến người bắt nạt, bị bắt nạt mà còn ảnh hưởng đến cả những học
sinh chứng kiến. Phụ huynh, giáo viên và những người lớn có liên quan cần
phải nhận thức đúng về hiện tượng này cũng như là cách thức xử lý hiệu quả.
Bị bắt nạt về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công
khai những hành động cơ thể để áp đặt ưu thế sức mạnh của họ lên người đó.
Bị bắt nạt về thể chất bao gồm những hành vi như đá, đấm, đánh hoặc những
hành động tấn công về mặt thể chất khác. Bị bắt nạt thể chất dễ dàng được
xác định bởi vì những hành vi này rất rõ ràng.
Trên thực tế, chúng ta nhận thấy rằng, giữa những học sinh cùng trang
lứa có nhiều hành vi tiêu cực về mặt thể chất như: đánh nhau, trộm cắp, quấy
rối tình dục Tuy nhiên, những điều này không được coi là bị bắt nạt về thể
chất, trừ khi:
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
21
- Một nạn nhân bị bắt nạt liên tục trong một thời gian tương đối.
- Hành vi bắt nạt có ý định làm tổn thương, xấu hổ hoặc đe dọa nạn nhân
- Những hành vi xảy ra trong tình huống mất cân bằng về mặt quyền lực,
chẳng hạn như kẻ bắt nạt mạnh hơn hoặc có vị thế cao hơn người bị bắt nạt.
Bị bắt nạt thể chất xảy ra thường xuyên, nhất là ở trường, mặc dù nó
cũng có thể xảy ra trên đường đến trường và về nhà sau giờ học. Học sinh
trung học cơ sở là độ tuổi bắt nạt phổ biến nhất, với gần như tất cả các học
sinh THCS bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi hiện tượng bắt nạt.
Qua các nghiên cứu chúng ta thường thấy rằng kiểu bị bắt nạt này
thường có ở con trai nhiều hơn con gái (Ahmad & Smith, 1994 và Smith &
Sharp, 1994). Tuy nhiên, con gái cũng có thể là người bắt nạt hoặc là nạn
nhân của bị bắt nạt về thể chất. Những người bắt nạt có thể có nhiều lý do để
bắt nạt người khác. Ví dụ như, muốn kiểm soát người khác nhiều hơn, muốn
người khác nể phục mình. Những người bắt nạt thường mạnh hơn về thể chất

so với những người bị bắt nạt và chúng thường có nhiều bạn bè ủng hộ cho
hành vi của chúng. Tuy nhiên, những học sinh bắt nạt người khác thường gặp
khó khăn trong việc kiểm soát bản thân, chấp hành các chuẩn mực và chăm
sóc cho người khác. Ngoài ra, chúng thường có nguy cơ cao gặp các vấn đề
trong cuộc sống sau này, ví dụ như: bạo lực, vi phạm luật pháp, thất bại trong
các mối quan hệ hoặc nghề nghiệp.
Những người bị bắt nạt thể chất thường yếu hơn về mặt thể chất so với
những người bắt nạt. Việc bị bắt nạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho
người bị bắt nạt như đánh giá thấp bản thân, trầm cảm, rối loạn học đường và
thậm chí, đôi khi còn có cả hành vi bạo lực.
Một số dấu hiệu có thể nhận thấy trẻ bị bắt nạt về thể chất như:
- Từ trường về nhà với những vết bầm tím, xây sát hoặc những thương
tích không rõ nguyên nhân.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
22
- Quần áo, sách vở bị rách
- Đầu tóc không gọn gàng
- Vẻ mặt thất thần mệt mỏi
- Dễ giật mình, lo sợ
- Thường xuyên bị mất đồ dùng học tập
- Thường xuyên phàn nàn trước khi đến trường hoặc về các hoạt
động ở trường.
- Bỏ một vài buổi học
- Không muốn đi học hoặc đi học bằng đường khác hoặc không muốn
chờ xe bus
- Cảm thấy buồn hoặc trầm cảm
- Né tránh người khác
- Đánh giá thấp bản thân
- Tâm trạng bất thường, có thể là giận dữ hoặc buồn bã

- Muốn chạy trốn
- Muốn mang vũ khí đến trường
- Nói rằng chúng sẽ tự tử hoặc bạo lực đối với người khác.
Nếu phát hiện ra học sinh bị bắt nạt, người lớn cần thể hiện tình yêu và
sự hỗ trợ cho các em. Hãy giải thích cho chúng rằng bắt nạt không phải là lỗi
của họ và những gì kẻ bắt nạt làm là sai. Đồng thời, có thể nói chuyện với trẻ
bị bắt nạt để biết được thời điểm trẻ bị bắt nạt và bị bắt nạt như thế nào. Sau
đó, sẽ nói chuyện với giáo viên và cán bộ quản lý trường học về vấn đề này.
Chúng ta lưu ý là không nên khuyến khích những trẻ em bị bắt nạt chống cự
lại. Với những trẻ bị bắt nạt về thể chất, các em nên ở với bạn bè hoặc người
lớn để có thể giúp ngăn chặn việc bị bắt nạt. Nếu các em đang phải vật lộn với
những cảm xúc trầm cảm hay giận dữ thì nên đưa các em đến gặp các nhà
tham vấn để họ giúp các em đối phó với những cảm xúc này.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
23
Các bậc cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện với con cái mình về
những gì diễn ra ở trường, bao gồm cả việc nói chuyện về bạn bè của con.
Nếu như biết được con mình đã từng bị bắt nạt hoặc nhìn thấy hiện tượng bắt
nạt, cha mẹ nên khuyến khích các em không nên hỗ trợ việc việc bắt nạt, thậm
chí chỉ là xem và nên báo cáo nếu hiện tượng bắt nạt xảy ra. Tùy thuộc vào
tình hình, các em có thể khuyên can, hỗ trợ cho những người người bị bắt nạt
hoặc ít nhất là nói với người lớn.
1.2.3.2. Bị bắt nạt ẩn/ bị bắt nạt về quan hệ/ bị bắt nạt về lời nói
Hầu hết nọi người khi nói về bắt nạt, họ thường nghĩ tới bị bắt nạt về
thể chất. Tuy nhiên, còn một hình thức bị bắt nạt khác, tinh vi hơn, khó nhận
biết hơn, đó chính là bị bắt nạt ẩn hay còn gọi là bị bắt nạt về quan hệ hoặc bị
bắt nạt về lời nói. Bị bắt nạt về lời nói thường tập trung vào việc sử dụng lời
nói để lăng mạ, xỉ nhục, bôi nhọ, hoặc nói xấu, cô lập…đối với người khác.
Với hình thức bị bắt nạt về lời nói, mục tiêu là hạ thấp người bị bắt nạt. Trong

khi đó người bắt nạt được nhìn nhận là có tầm ảnh hưởng lớn và đầy quyền
lực. Những trẻ bắt nạt tập trung vào việc tạo ra một tình huống mà người bị
bắt nạt bị chi phối bởi những kẻ bắt nạt. Điều này thường gặp ở cả hình thức
bị bắt nạt thể chất và bị bắt nạt lời nói.
Nếu như hình thức bị bắt nạt về thể chất thường gặp ở nam nhiều hơn thì
với hình thức bị bắt nạt về lời nói thì gặp nhiều ở nữ hơn. Nhìn chung, nữ giới
thường tinh vi hơn và gây ra hậu quả nặng nề hơn so với nam giới. Nữ giới
thường sử dụng bắt nạt về lời nói cũng như các kỹ thuật loại trừ ra khỏi nhóm
xã hội để thống trị những người khác và thể hiện sức mạnh của bản thân.
Hình thức bị bắt nạt lời nói để lại hậu quả theo nhiều cách khác nhau.
Bị bắt nạt về lời nói có thể ảnh hưởng đến tự đánh giá bản thân, cảm xúc và
tâm lý của trẻ. Hình thức bắt nạt này có thể dẫn đến việc đánh giá thấp bản
thân, thậm chí bị trầm cảm và các vấn đề khác. Trong một số trường hợp bị
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
24
bắt nạt về lời nói có thể làm cho trẻ bị bắt nạt chán nản, cảm giác tồi tệ và
thậm chí có thể sử dụng chất gây nghiện hoặc tự tử. Cuối cùng có thể nhận
thấy, lời nói có sức mạnh riêng của mình, và thực tế bắt nạt lời nói đôi khi gây
ra hậu quả nghiêm trọng hơn bắt nạt thể chất, ngay cả khi người bắt nạt không
hề đặt một ngón tay vào người bị bắt nạt.
Giáo viên, cha mẹ và những người có liên quan rất khó phát hiện ra trẻ
bị bắt nạt về lời nói, vì hình thức bắt nạt này không gây ra tổn thương về mặt
cơ thể. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ nên quan tâm và biết những gì đang xảy ra
với con mình. Một số dấu hiệu để nhận biết được trẻ có bị bắt nạt về lời nói
hay không, ví dụ như: trẻ miễn cưỡng đi học, nói rằng không có ai thích mình
hoặc trầm cảm, kết quả học tập giảm sút hoặc thay đổi nhiều trong thói quen
ăn uống, ngủ nghỉ.
Như vậy, có thể thấy một số khó khăn để đối phó với những trẻ bắt nạt lời
nói, nhưng điều đó không có nghĩa là không có giải pháp để tránh hiện tượng này.

Dưới đây là một số điều có thể giúp trẻ đối phó với những bạn bắt nạt lời nói:
- Lờ những người bắt nạt đi: điều này có thể là khó khăn, nhưng nếu trẻ
có thể bỏ qua những lời lăng mạ và không có phản ứng gì thì những kẻ bắt nạt
sẽ cảm thấy nhàm chán và chuyển sang một mục tiêu khác mà chúng cảm
thấy thú vị hơn.
- Nói với một người có quyền lực: một giáo viên đáng tin cậy có thể làm
cho mọi thứ dễ dàng hơn một chút. Một điều đáng lo ngại là rất khó để nói trẻ
bắt nạt lời nói đối với trẻ khác, thậm chí rất khó để trừng phạt chúng vì rất khó
khăn để chứng minh chúng đã tham gia vào hành vi bắt nạt lời nói. Tuy nhiên,
hãy khuyến khích trẻ nói với một ai đó ở trường học để được hỗ trợ.
- Không nên tự trách bản thân mình: khi rơi vào tình trạng bị bắt nạt lời
nói, trẻ không nên tự trách bản thân mình hoặc có những hành vi xâm hại tới
bản thân. Vì điều đó sẽ tạo sự thích thú và lặp lại hành vi bắt nạt của những
người bắt nạt.
Hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông
Nguyễn Thị Nga – Cao học Tâm lý K10
25
- Cố gắng tập trung vào bạn bè của mình: nếu con của bạn có những
người bạn thân thì bạn hãy khuyến khích trẻ gắn bó với các bạn để có được
cảm giác tích cực. Ngoài ra, một số trẻ bị bắt nạt có thể hạn chế được tình
trạng trên nếu có bạn bè xung quanh.
- Tìm kiếm những niềm vui khác: sau khi kết thúc việc học ở trường,
khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau để lấy lại được sự cân
bằng tâm lý. Đồng thời, trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng sống để trẻ
có thể tự bảo vệ bản thân.
Như ở trên chúng tôi đã nói, có nhiều cách phân loại hành vi bị bắt nạt
khác nhau. Có những tác giả chia thành hai loại, nhưng cũng có thể có cách
chia khác. Trong khuôn khổ luận văn của mình, chúng tôi sử dụng thang đo
bắt nạt của Joseph và Mynard. Trong thang đo này, hai tác giả đã đưa ra
những nội dung để đo được 5 hình thức bị bắt nạt khác nhau là: bị bắt nạt về

thể chất, bị bắt nạt về quan hệ, bị bắt nạt về giá trị, bị bắt nạt về sở hữu và bị
bắt nạt về truyền thông. Cách phân chia này sẽ giúp cho nhà nghiên cứu có
cái nhìn cụ thể rõ ràng về các hình thức bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Từ đó
sẽ có được giải pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu hiện tượng này.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng bắt nạt và bị bắt nạt
1.2.4.1. Do gia đình. Lối giáo dục của gia đình và cách cư xử của các
thành viên trong gia đình với nhau cũng góp phần tạo nên những đứa trẻ có
tính khí hung hăng và hay bắt nạt người khác. Trong các gia đình mà cha mẹ
hay chửi mắng, đánh đập con, và thường xuyên gây gổ đánh nhau hoặc gia
đình có anh chị em hay bắt nạt nhau cũng là môi trường thuận lợi cho những
hành vi hung hăng hay bắt nạt phát triển. Các em lớn lên trong những gia đình
này xem bắt nạt như một việc bình thường, và muốn tồn tại thì mình cũng
phải biết cách phản kháng hay bắt nạt lại người khác.

×