Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

32 bài báo cáo khoa học sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.84 KB, 37 trang )

Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
KHOA ĐỊA LÝ
(32 báo cáo)
1. Phân tích cấu trúc đô thị thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội 4
2. Nghiên cứu các món ăn truyền thống của Hà Nội phục vụ phát triển du lịch 5
3. Ứng dụng mô hình tự động hóa trong việc đánh giá thích hợp đất trồng cây cao
su tại tỉnh Hòa Bình 6
4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
địa chất, địa mạo tới sự phát sinh tai biến trượt lở đất tại hai huyện Pác Nậm
và Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn 7
5. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng môi trường từ
hoạt động chế biến nông sản thực phẩm tại làng nghề Cát Quế 8
6. Phân tích cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen dựa trên mô hình Gravity: áp
dụng cho thành phố Hà Nội trước và sau mở rộng địa giới 9
7. Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám và GIS xây dựng cơ sở dữ liệu đảo Phú Lâm
thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam 10
8. Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động sử dụng đất lưu vực suối Muội,
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La 11
9. Nghiên cứu, so sánh thị trường đầu tư kinh doanh bất động sản khu vực phía
Đông và phía Tây Hà Nội từ sau khi thành phố được mở rộng 12
10. Đánh giá biến động cảnh quan hồ Hà Nội qua các thời kỳ 13
11. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh kết hợp Multi-Criteria Evaluation đánh giá
thích nghi sinh thái cây ăn quả và khả năng mở rộng đô thị khu vực huyện Từ
Liêm, thành phố Hà Nội 14
12. Vai trò của các nhóm dân tộc thiểu số đối với xu thế mở rộng ruộng bậc thang
xã Trung Chải, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1954-2006 15
13. Thực trạng và giải pháp tổng thể cho nhà siêu mỏng siêu méo 16
trên một số tuyến phố mới ở Hà Nội 16
14. Nghiên cứu thực trạng nông dân bỏ ruộng tại một số tỉnh thành ở khu vực Bắc
Bộ 17
15. Ứng dụng công nghệ ảnh số và GIS thành lập mô hình số độ cao xã Tản Lĩnh,


huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội và giải một số bài toán ứng dụng 18
16. Phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển tới vùng lõi di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 19
17. Tự động hoá phân loại thành lập bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Sơn La 20
18. Nghiên cứu hiện trạng và định hướng sử dụng hợp lý nguồn lao động phục vụ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa ở huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội 21
1 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
19. Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa địa hình với sự định cư của người Việt cổ ở
phía Bắc thành phố Hà Nội 22
20. Ứng dụng mô hình Sleuth dự báo xu thế mở rộng không gian đô thị khu vực thị
trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh 24
21. Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị hóa phục vụ công tác quản
lý nhà nước về đất đai và phát triển thị trường bất động sản khu vực xã Tản
Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 25
22. Tìm hiểu ùn tắc giao thông đô thị ở Hà Nội qua nghiên cứu thực địa và GIS 26
23. Xác định các độ đo cảnh quan đặc thù cho biến đổi cảnh quan đô thị của thị xã
Sơn Tây, thành phố Hà Nội giai đoạn 1987-2007 27
24. Bước đầu tìm hiểu phân vùng sử dụng lãnh thổ phục vụ cho việc quản lý môi
trường đới bờ biển tỉnh Quảng Nam 28
25. Nghiên cứu địa mạo sinh vật phục vụ cho việc bảo tồn 29
khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ 29
26. Thực trạng và giải pháp đăng ký - cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại thành phố Hà Nội
30
27. Ứng dụng viễn thám và GIS thành lập bản đồ ngập lụt phục vụ đánh giá ảnh
hưởng thiệt hại tỉnh Thừa Thiên Huế 31
28. Nghiên cứu sự thay đổi mức sống của dân cư và các biện pháp để nâng cao chất
lượng cuộc sống con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (lấy

xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình làm ví dụ) 32
29. Hoạt động xây dựng của Thủ đô Hà Nội và ảnh hưởng của nó tới dòng chảy
mặt và dòng chảy ngầm của khu vực 33
30. Sử dụng chỉ số tổn thương bờ biển trong nghiên cứu biến đổi đường bờ biển
phía bắc tỉnh Ninh Thuận 34
31. Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động môi giới bất động sản ở thành phố Hà Nội 35
32. Nghiên cứu khả năng ứng dụng GIS với sự tham gia của cộng đồng (PGIS)
trong thành lập bản đồ địa chính 36
(thử nghiệm tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) 36
2 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
3 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
1. Phân tích cấu trúc đô thị thị xã Sơn Tây, thành phố
Hà Nội
Sinh viên: Chu Thị Nguyệt Ánh, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Trương Quang Hải, ThS. Trần Văn Trường
Cấu trúc đô thị là một hệ thống phức tạp, là sự kết hợp của các yếu tố
kinh tế - xã hội - môi trường (Roger Evans, 2005), tạo thành bởi các khu
vực nhỏ khác biệt trong đô thị. Vì vậy, phân tích cấu trúc đô thị sẽ phân
loại đô thị thành các không gian chức năng có độ đồng nhất tương đối về
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, góp phần sử dụng, bảo vệ,
quản lý và phát triển đô thị bền vững.
Trên cơ sở ứng dụng các phương pháp phân tích nhân tố và phân tích
cụm với 44 biến thuộc 9 nhóm nhân tố từ bảng điều tra, kết hợp với các tư
liệu lịch sử, ảnh vệ tinh và bản đồ địa hình, đề tài đã phân loại đô thị Sơn
Tây thành 10 khu vực chức năng đồng nhất về các yếu tố kinh tế - xã hội và
môi trường. Kết quả phân loại đô thị được thể hiện qua “bản đồ phân loại
cấu trúc đô thị thị xã Sơn Tây”.

Kết quả phân loại cho thấy cấu trúc đô thị Sơn Tây thể hiện kết hợp
các không gian chức năng đô thị theo các mô hình cấu trúc đô thị truyền
thống của Burgess (1924), Hoyt (1939), Harri và Ullman (1945).
4 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
2. Nghiên cứu các món ăn truyền thống của Hà Nội
phục vụ phát triển du lịch
Sinh viên: Phan Nguyễn Ngọc Ánh, Đỗ Phương Linh,
Đặng Thu Hằng, K54 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hải
Hiện nay, du lịch ở Hà Nội đang rất phát triển. Lượng khách du lịch
trong và ngoài nước đến Hà Nội tăng mạnh trong hai năm gần đây và đặc
biệt là sau Đại lễ Nghìn năm Thăng Long. Với lịch sử phát triển lâu dài,
những yếu tố văn hóa truyền thống của Hà Nội luôn được khách du lịch
quan tâm. Đặc biệt, với rất nhiều món ăn truyền thống đặc sắc là một trong
mười thành phố dành cho những người đam mê ẩm thực theo Sherman
Travel. Như vậy, món ăn truyền thống đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối
với sự phát triển du lịch của Thủ đô.
Tuy nhiên, việc khai thác những món ăn truyền thống hiện nay chưa
tương xứng với tiềm năng. Thông tin quảng bá đến khách du lịch còn hạn
chế. Khách du lịch biết đến các món ăn ngon chủ yếu qua giới thiệu của
bạn bè. Chất lượng món ăn chưa đảm bảo tiêu chuẩn, đặc biệt là yêu cầu vệ
sinh an toàn thực phẩm. Việc bảo tồn và phát triển các món ăn truyền thống
còn mang tính tự phát, chưa nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính quyền địa
phương.
Trên cơ sở phân tích thực trạng món ăn truyền thống, đề tài đã đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác hiệu quả các món ăn
truyền thống phục vụ phát triển du lịch như: lập danh sách các món ăn
truyền thống cần được bảo vệ và phát triển, tổ chức các ngày hội, triển lãm
5 Khoa §Þa lý

Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
ẩm thực Hà Nội, tăng cường kiểm tra đảm bảo các qui định về vệ sinh an
toàn thực phẩm,
3. Ứng dụng mô hình tự động hóa trong việc đánh giá
thích hợp đất trồng cây cao su tại tỉnh Hòa Bình
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh, Tạ Quang Anh, K52 Công nghệ Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch
Theo kinh nghiệm truyền thống ở Việt Nam, cây cao su chỉ sinh
trưởng và phát triển tốt ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, vì vậy cây cao su
trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Trên thực tế, cao su có thể
được phát triển ở những vùng khí hậu khác, thậm chí khí hậu lạnh và vẫn
cho năng suất cao. Hiện nay, một số tỉnh miền núi nước ta như Lào Cai, Lai
Châu, cũng đã triển khai tiến hành các dự án trồng cây cao su. Địa bàn
nghiên cứu của đề tài là tỉnh Hòa Bình cũng không là ngoại lệ. Việc phát
triển trồng cây cao su ở tỉnh Hòa Bình có khả năng là phù hợp, song để
đảm bảo cho chất lượng cây trồng thì cần phải nghiên cứu điều kiện khí
hậu, thủy văn, địa hình, cũng như có những đánh giá phân hạng đất thích
hợp cho việc trồng cây cao su. Để triển khai việc đánh giá mức độ thích
hợp đất đai để phát triển cây cao su, đề tài đã sử dụng phần mềm ArcGIS
với chức năng mô hình hoá với dữ liệu đầu vào là thổ nhưỡng, phân vùng
lượng mưa, phân vùng khí hậu, thực vật và mô hình số độ cao. Kết quả đạt
được là bản đồ phân vùng thích hợp trồng cây cao su tại tỉnh Hòa Bình. Kết
quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm định hướng cho việc quy hoạch
phát triển cây cao su tại tỉnh Hòa Bình.
6 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
4. Ứng dụng viễn thám và GIS trong đánh giá mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố địa chất, địa mạo
tới sự phát sinh tai biến trượt lở đất tại hai huyện
Pác Nậm và Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Sinh viên: Nguyễn Phúc Đạt, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hiệu
Tai biến trượt lở đất là sản phẩm của mối tác động tương hỗ phức tạp
của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó các nhân tố địa chất, địa mạo đóng
vai trò quan trọng. Ứng dụng viễn thám và GIS làm rõ mức độ / cấp độ ảnh
hưởng của các nhân tố này tới sự phát sinh tai biến trượt lở đất là một cách
tiếp cận nghiên cứu khách quan và hiệu quả.
Công trình nghiên cứu này giới thiệu các kết quả nghiên cứu bước
đầu về cấp độ ảnh hưởng của các nhân tố địa chất, địa mạo tới sự phát sinh
trượt lở đất ở hai huyện Pác Nậm và Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở sử
dụng các tư liệu không gian.
Trên cơ sở phân tích, xử lý ảnh viễn thám, đề tài xác lập được vị trí
các khối trượt lở thông qua các dấu hiệu nhận biết trực tiếp trên ảnh (tone,
cấu trúc, hình dáng, vị trí) có sự kết hợp với các thông tin về chỉ số thực
vật, độ dốc địa hình và tài liệu thực địa. Qua đó xây dựng sơ đồ hiện trạng
các điểm trượt, tần suất xuất hiện theo không gian cũng như quy mô của
chúng cho khu vực nghiên cứu. GIS được sử dụng để tích hợp và phân tích
mối tương quan giữa lớp thông tin về tần suất xuất hiện và quy mô các khối
trượt với các lớp thông tin địa chất, địa mạo (thạch học, đứt gãy, độ dốc địa
hình, mức độ chia cắt ngang, chia cắt sâu, hướng sườn). Sau khi tích hợp,
7 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
các phép thống kê không gian, phân tích toán học được ứng dụng để xác lập
trọng số ảnh hưởng tới phát sinh trượt lở đất cho mỗi đối tượng trên từng lớp
thông tin về địa chất, địa mạo.
5. Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm
thiểu
ảnh hưởng môi trường từ hoạt động chế biến
nông sản thực phẩm tại làng nghề Cát Quế
Sinh viên: Danh Thị Dung, K52 CLC Địa lý

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Trương Quang Hải
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong đời sống
kinh tế - xã hội và sinh hoạt văn hóa tinh thần ở làng nghề Cát Quế, huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Nghề chế biến nông sản thực phẩm ở Cát
Quế đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế như tăng thu nhập, tạo nhiều việc
làm, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thiết thực vào công
cuộc xóa đói, giảm nghèo, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất cũng gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng và các hệ sinh thái nông nghiệp.
Đề tài có mục tiêu là đề xuất các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu
cực của sự phát triển sản xuất đến môi trường làng nghề trên cơ sở đánh giá
hiện trạng môi trường. Dựa vào kết quả đo và phân tích các mẫu môi
trường, đặc biệt là môi trường nước, kết hợp sử dụng các phương pháp
khác nhau: thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, điều tra nhanh nông
thôn, khảo sát thực địa, đề tài đã phân tích thực trạng hoạt động sản xuất
chế biến nông sản thực phẩm, các nguồn gây ô nhiễm, hiện trạng chất
8 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
lượng môi trường. Từ đó đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm cải
thiện chất lượng môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực do hoạt động
sản xuất ở làng nghề Cát Quế.
6. Phân tích cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen
dựa trên mô hình Gravity: áp dụng cho thành phố Hà
Nội
trước và sau mở rộng địa giới
Sinh viên: Đoàn Thị Hạ, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn An Thịnh, TS. Trần Anh Tuấn
Mô hình kinh tế nông nghiệp của Thunen (1826) là một mô hình
kinh điển thuộc “Lý thuyết định vị” trong nghiên cứu địa lý. Đây là mô
hình không gian đầu tiên phân tích các dạng hoạt động của con người như

việc sử dụng hợp lý đất đai, giảm thiểu chi phí vận chuyển bằng việc xây
dựng cấu trúc vành đai chuyên môn hóa. Nó có ý nghĩa rất lớn trong việc
giải thích mối quan hệ giữa cung và cầu trong nền nông nghiệp. Đặc biệt,
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp từ lâu đời song hiệu
quả từ nền nông nghiệp còn khá nhỏ bé so với tiềm năng vốn có. Một trong
những lý do gây ra hậu quả trên chính là do việc quy hoạch cũng như sử
dụng tài nguyên thiên nhiên trong ngành nông nghiệp chưa hợp lý. Nền
nông nghiệp của thủ đô Hà Nội đã và đang nhận được rất nhiều sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp
Hà Nội thành một mô hình cho cả nước học tập về công nghệ cao, hiện đại,
có hiệu quả cao. Để làm được điều đó cần phải có những đánh giá và nhận
định đúng đắn về xu hướng biến đổi của nền nông nghiệp thủ đô thời kỳ
9 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
trước và sau mở rộng địa giới.
Mục tiêu của đề tài là xây dựng cấu trúc vành đai nông nghiệp
Thunen của thủ đô Hà Nội nhằm xác định và giải thích xu hướng biến đổi
trong nền nông nghiệp của thành phố. Đề tài đã đạt được kết quả sau:
- Xây dựng được bản đồ giá trị tiềm năng nông phẩm của Hà Nội
trong hai năm 2000 và 2009, từ đó xác định được xu hướng biến đổi của
nền nông nghiệp.
- Thành lập được cấu trúc vành đai nông nghiệp Thunen của thành
phố Hà Nội, qua đó chỉ ra những nơi sản xuất và tiêu thụ hợp lý nhất của
từng loại nông phẩm cụ thể.
- Thành lập bản đồ các khu nông nghiệp sản xuất tập trung của Thủ
đô trong hai năm 2000 và 2009. Từ đó xác định và giải thích sự thay đổi vị
trí các khu sản xuất nông nghiệp tập trung và đưa ra một số giải pháp cụ
thể.
7. Sử dụng tư liệu ảnh viễn thám và GIS xây dựng cơ sở
dữ liệu đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt

Nam
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hải, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch
Cơ sở dữ liệu GIS đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực phát
triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước. Cơ sở dữ liệu GIS khu
vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa chứa đựng một khối lượng
thông tin và dữ liệu tương đối đầy đủ, được tổ chức một cách khoa học và
quản lý theo những khuôn dạng chuẩn của “Quy định áp dụng chuẩn thông
10 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
tin địa lý cơ sở Quốc gia” của Bộ Tài nguyên và Môi trường với nguồn cơ
sở dữ liệu là ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao IKONOS, QuickBird được
kiểm tra, so sánh với nhiều nguồn tư liệu không gian khác. Cơ sở dữ liệu
của đảo có thể phục vụ hỗ trợ quyết định của lãnh đạo cho việc thực hiện
các ý tưởng quy hoạch, phục vụ cho mục đích an ninh quốc phòng và sử
dụng hợp lý đảo Phú Lâm - một trong những nơi hiện là chủ quyền của
Việt Nam
Mặt khác, cơ sở dữ liệu đảo được lưu trữ trên đĩa CD-ROM để thuận
lợi cho người sử dụng. Kết quả nghiên cứu của đề tài tạo tiền đề cho việc
khẳng định chủ quyền Quốc gia và phát triển bền vững đảo Phú Lâm nói
riêng và Quần đảo Hoàng Sa nói chung.
8. Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá biến động sử
dụng đất lưu vực suối Muội, huyện Thuận Châu, tỉnh
Sơn La
Sinh viên: Lê Thị Quỳnh Hoa, K52 Bản đồ - Viễn thám
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Kim Chi
Lưu vực suối Muội thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La là khu vực
miền núi có đặc điểm đa dạng về tự nhiên và văn hóa. Nằm trên Quốc lộ 6
với nông nghiệp là ngành sản xuất chính phục vụ nhu cầu địa phương và
các vùng lân cận, cộng đồng dân cư sống trong lưu vực bao gồm người

Kinh, người Thái, người Mông, người Khơ Mú và người Kháng với lịch sử
phát triển, phong tục và các truyền thống cư trú khác nhau đã tạo nên
những cảnh quan đa dạng bao gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, cây bụi,
nương rẫy và ruộng bậc thang xen kẽ các thôn bản. Trong những năm gần
11 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
đây, được sự quan tâm của nhà nước, nhiều chính sách, chương trình phát
triển kinh tế miền núi đã và đang được thực hiện, dẫn đến những thay đổi
đáng kể trong cuộc sống của người dân. Do vậy, đề tài với mục đích ứng
dụng viễn thám và GIS xác định biến động biến động sử dụng đất lưu vực
suối Muội bằng tư liệu ảnh vệ tinh SPOT trong 15 năm gần đây, từ đó kết
hợp với các số liệu thống kê và kết quả điều tra thực địa nhằm bước đầu
nghiên cứu ảnh hưởng của biến động sử dụng đất tới đời sống của dân cư
dân tộc địa phương.
9. Nghiên cứu, so sánh thị trường đầu tư kinh doanh
bất động sản khu vực phía Đông và phía Tây Hà Nội
từ sau khi thành phố được mở rộng
Sinh viên: Trần Thị Hòa, Nguyễn Thị Thu Hương, K52 Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Tuấn, KS. Phạm Sỹ Liêm
Thị trường bất động sản là một trong những thị trường có đóng góp
rất lớn tới sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Mặt khác, quá trình đô thị
hóa mạnh mẽ trong những năm gần đây đã dẫn tới sự xuất hiện của rất
nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới.
Đây cũng là nòng cốt của thị trường bất động sản nước ta trong những năm
tới.
Sau khi thành phố Hà Nội mở rộng địa giới năm 2008, thị trường bất
động sản nói chung và thị trường đầu tư kinh doanh bất động sản nói riêng
của khu vực phía Đông và phía Tây thành phố đã sôi động hơn nhiều. Đây
là một vấn đề nóng bỏng, đang thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Quy hoạch
chung vùng thủ đô Hà Nội với sự ưu tiên phát triển thành phố về phía Tây

12 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
đã đưa khu vực này trở thành tâm điểm của giới đầu tư bất động sản. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng trong những năm
gần đây, khu vực phía Đông cũng mang lại tỷ suất lợi nhuận không nhỏ cho
những nhà đầu tư có tầm nhìn chiến lược lâu dài.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng chủ
yếu đến sự phát triển của thị trường đầu tư kinh doanh bất động sản, từ đó
áp dụng vào việc đánh giá và so sánh giữa thị trường khu vực phía Tây và
phía Đông Hà Nội từ sau khi thành phố được mở rộng.
Kết quả chính bao gồm:
- Tìm hiểu quá trình tạo lập các dự án tiêu biểu của khu vực phía
Đông và khu vực phía Tây từ sau khi thành phố Hà Nội mở rộng.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng phát triển thị trường đầu tư kinh
doanh bất động sản của hai khu vực.
- Đề xuất giải pháp phát triển đồng bộ thị trường bất động sản của
hai khu vực trong tương lai.
10. Đánh giá biến động cảnh quan hồ Hà Nội qua các
thời kỳ
Sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hồng, K52 Địa lý
Đàm Thị Vân An, Lê Thị Nguyên, K53 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, ThS. Dư Vũ Việt Quân
Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Hà Nội có nhiều hồ và đầm,
được tạo nên bởi sự thay đổi dòng chảy của sông Hồng và các yếu tố nhân
sinh. Hiện nay, trên địa bàn 10 quận nội thành Hà Nội có trên 110 hồ với
tổng diện tích khoảng 1.165 ha. Hệ thống hồ Hà Nội có nhiều vai trò quan
13 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
trọng: điều tiết nước, cải tạo vi khí hậu, tạo cảnh quan đẹp, không gian mở,
giá trị văn hóa, Hiện nay, tốc độ đô thị hóa cao tạo ra nhu cầu về quỹ đất

phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng đã gây biến động về số lượng, diện
tích, chất lượng các hồ, ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan hồ Hà Nội.
Các nội dung chính của đề tài bao gồm: nghiên cứu biến động cảnh
quan nhân sinh, chất lượng môi trường và thực trạng quản lý hồ qua các
thời kỳ để đánh giá biến động cảnh quan hồ nhằm tìm ra các nguyên nhân,
đề xuất các giải pháp phát triển và bảo tồn cảnh quan hồ Hà Nội. Đề tài đã
tổng hợp các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi
trường, hiện trạng lớp phủ (chiết xuất từ bản đồ ở các thời kỳ khác nhau và
ảnh vệ tinh SPOT 4 các năm 1994, 1999, 2009) và các công trình nghiên
cứu có liên quan để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Kết quả nghiên cứu
của đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác quy hoạch đô thị và
bảo tồn các giá trị cảnh quan hồ Hà Nội.
11. Nghiên cứu cảnh quan nhân sinh kết hợp Multi-
Criteria Evaluation đánh giá thích nghi sinh thái cây ăn
quả
và khả năng mở rộng đô thị khu vực huyện Từ Liêm,
thành phố Hà Nội
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Hương, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, ThS. Dư Vũ Việt Quân
Nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội, huyện Từ Liêm đang trong giai
đoạn đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự mở rộng diện tích của Thủ đô. Khu
vực Từ Liêm từ lâu đã hình thành vườn cây ăn quả (bưởi, cam, ) có diện
14 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
tích lớn ở Hà Nội. Do đó, song song với việc phát triển đô thị, định hướng
cho huyện còn là duy trì nghề trồng cây ăn quả truyền thống.
Trên cơ sở thu thập số liệu và các bản đồ hợp phần (địa chất, địa
mạo, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, ), đề tài tiến hành thành lập bản
đồ và nghiên cứu đặc điểm cảnh quan nhân sinh khu vực huyện Từ Liêm.
Các kết quả thu được là cơ sở để đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan

nhân sinh đối với cây bưởi dựa trên các nhu cầu sinh thái của cây và điều
kiện tự nhiên riêng của khu vực. Các kết quả về đặc điểm tự nhiên, nhân
văn, môi trường được đưa vào hệ thống đánh giá đa chỉ tiêu (multi-criteria
evaluation) phục vụ đánh giá khả năng mở rộng đô thị ở khu vực nghiên
cứu.
12. Vai trò của các nhóm dân tộc thiểu số
đối với xu thế mở rộng ruộng bậc thang xã Trung Chải,
huyện Sapa, tỉnh Lào Cai giai đoạn 1954-2006
Sinh viên: Kiều Hải Liên, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn An Thịnh, GS.TS. Trương Quang Hải
Canh tác ruộng bậc thang là một hình thức phát triển nông nghiệp
trên đất dốc của nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới. Ngoài việc giải
quyết những khó khăn khi trồng trọt trên đất dốc, ruộng bậc thang còn được
xem là cảnh quan văn hóa kỳ vĩ do con người tạo ra.
Nằm ở cửa ngõ của huyện Sa Pa, xã Trung Chải có địa hình tương
đối phức tạp và đa dạng, đất có độ dốc trung bình 30-35
0
, tạo nên những
thung lũng hẹp, khe suối sâu. Dân cư phân bố rải rác và canh tác ruộng bậc
thang trên các sườn đồi, chủ yếu là người dân tộc H’Mông và Dao. Là một
15 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
trong những xã đầu tiên phát triển ruộng bậc thang ở huyện Sa Pa, nhưng
hiện nay, diện tích ruộng bậc thang đang có xu hướng giảm do nguyên
nhân sạt lở.
Thông qua phân tích ảnh hàng không các năm 1954, 1993, 2002 và
ảnh SPOT5 năm 2006 kết hợp điều tra thực địa, đề tài phân tích đặc điểm
và xu thế mở rộng diện tích ruộng bậc thang tại xã Trung Chải tương ứng
với 3 thời kỳ: (i) thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp (1954-1970); (ii) thời kỳ
củng cố hợp tác xã (1970-1986); (iii) thời kỳ Ðổi mới (từ 1986 đến nay).

Sau đó, áp dụng mô hình phân tích phân biệt (discriminant analysis) để xác
định vai trò của nhóm dân tộc H’Mông và dân tộc Dao tới xu thế mở rộng
ruộng bậc thang trong các giai đoạn khác nhau tại khu vực nghiên cứu.
13. Thực trạng và giải pháp tổng thể cho nhà siêu
mỏng siêu méo
trên một số tuyến phố mới ở Hà Nội
Sinh viên: Khuất Thị Mai Liên, Nguyễn Lê Kiều Hoa
Nguyễn Thùy Linh, Vương Thị Lệ Miền, K53 Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: GVC. Nguyễn Đức Khả
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh
mẽ để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong đó, lĩnh
vực công nghiệp - xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị được coi là trọng tâm,
là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và tốc độ phát triển. Thủ đô Hà Nội
đi đầu trong công cuộc đổi mới này, để hoàn thành được các mục tiêu
nhiệm vụ cơ bản thì việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông hiện
nay là yêu cầu cấp thiết cần đi trước một bước.
16 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
Tình trạng ùn tắc trên các con đường ở Hà Nội thường xuyên xảy ra,
điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân mà còn là
trở ngại lớn cho công tác nâng cấp xây dựng các công trình lớn trên địa bàn
Thủ đô. Vì thế, việc triển khai nâng cấp các con đường giao thông là nhiệm
vụ cần được đặt lên đầu tiên nhằm giải quyết những bất cập hiện tại của
giao thông và phù hợp với chất lượng đô thị sau này. Tới nay, Hà Nội đã
thực hiện được việc mở rộng nhiều tuyến đường như: đường Kim Liên
mới, Lê Văn Lương kéo dài, đường 32,
Tưởng chừng, Hà Nội sẽ vừa giải quyết được nạn tắc đường vừa có
một không gian kiến trúc mới nhưng bộ mặt cho đô thị sau khi mở rộng
đường xá lại là những căn nhà với nhiều hình thù kỳ quái, siêu mỏng, siêu
méo nằm bên cạnh những con đường khang trang, hiện đại. Tình trạng nhà

siêu mỏng, siêu méo không đảm an toàn về công trình, làm mất mỹ quan đô
thị đã trở thành một trong những đề tài bức thiết được nhắc đến rất nhiều
trong dư luận nhưng vẫn chưa có được giải pháp xử lý triệt để.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số giải pháp tổng
thể cho việc giải quyết nhà siêu mỏng, siêu méo trên một số tuyến phố mới
ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng của
Hà Nội.
14. Nghiên cứu thực trạng nông dân bỏ ruộng
tại một số tỉnh thành ở khu vực Bắc Bộ
Sinh viên: Bùi Thị Phương Linh, K52 Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: TS. Thái Thị Quỳnh Như
Nước ta là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời. Sản xuất
17 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp
không chỉ lương thực và các sản phẩm nông sản cho nhu cầu trong nước
mà còn cung cấp số lượng lớn các sản phẩm cho xuất khẩu.
Tình trạng nông dân bỏ ruộng là vấn đề mới nảy sinh trong những
năm gần đây và dần đang mở rộng trong địa bàn các tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ. Đây là vấn đề nhức nhối và gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất
nông nghiệp hiện nay. Không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế mà còn có
những tác động tiêu cực tới xã hội, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Thực
trạng bỏ ruộng là một hậu quả tất yếu tổng hợp từ nhiều mặt tiêu cực nảy
sinh trong quá trình sản xuất cũng như trong sự phát triển tất yếu của nền
kinh tế.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng tình hình nông
dân bỏ ruộng sản xuất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo quỹ đất
nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kết quả chính của đề tài là phân tích được thực trạng và ảnh hưởng

của tình trạng nông dân bỏ ruộng sản xuất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
15. Ứng dụng công nghệ ảnh số và GIS
thành lập mô hình số độ cao xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội và giải một số bài toán ứng dụng
Sinh viên: Nguyễn Xuân Linh, K52 Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Quốc Bình
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các ứng
dụng của mô hình số độ cao ngày càng được áp dụng trên nhiều lĩnh vực
18 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
khác nhau như đo đạc thành lập bản đồ, các hoạt động quân sự, quản lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Tuy nhiên việc thành lập và
ứng dụng mô hình số độ cao ở nước ta còn hạn chế, mang tính đơn lẻ tự
phát. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp thành lập đồng
thời đẩy mạnh ứng dụng của mô hình số độ cao là một vấn đề cấp thiết hiện
nay. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài đã sử dụng phần mềm đo vẽ ảnh số
PhotoMOD để thử nghiệm thành lập mô hình số độ cao từ ảnh hàng không
khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Từ mô hình số độ
cao thành lập được, đề tài đã ứng dụng các chức năng phân tích không gian
của GIS để giải quyết một số bài toán ứng dụng như: thành lập bản đồ độ
dốc, thành lập bản đồ hệ số địa hình, tính toán diện tích thực tế của các
thửa đất (có tính đến yếu tố địa hình).
16. Phân tích ảnh hưởng của các hoạt động phát triển
tới vùng lõi di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh
Sinh viên: Vũ Thị Thúy Mai, K52 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần, ThS. Trần Văn Trường
Vùng đệm di sản thế giới là vùng nằm liền kề với di sản, được thiết
lập để bảo vệ di sản khỏi các tác động tiêu cực, là cơ chế quan trọng để
tăng cường khả năng bảo vệ và quản lý di sản.

Vùng đệm di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, trong giới hạn
tỉnh Quảng Ninh, nằm trong địa giới khu vực Hạ Long - Cẩm Phả, có ý
nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ các giá trị độc đáo của
di sản vịnh Hạ Long. Đây vừa là vùng đệm của di sản nhưng cũng là khu
19 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
vực phát triển công nghiệp, đô thị và thương mại - du lịch lớn nhất của tỉnh
Quảng Ninh, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế
và chức năng bảo tồn di sản vịnh Hạ Long.
Trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường, số liệu khảo sát thực địa
và các tài liệu đã công bố, báo cáo tập trung phân tích đặc điểm khu vực
vùng đệm di sản vịnh Hạ Long, đồng thời đánh giá ảnh hưởng từ các hoạt
động phát triển đến các giá trị cốt lõi của di sản vịnh Hạ Long.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cho công tác quản lý, bảo
tồn và phát triển di sản vịnh Hạ Long.
17. Tự động hoá phân loại thành lập bản đồ
hiện trạng rừng tỉnh Sơn La
Sinh viên: Phan Thị Minh, K54 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thạch
Sơn La là một tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có
toạ độ địa lý: 20
0
39’ - 22
0
02’ vĩ độ Bắc và 103
0
11’ - 105
0
02’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên của tỉnh khá lớn 14.125 km

2
chiếm 4,27% tổng diện tích
Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Diện tích rừng tương đối
lớn, khoảng 577.638,1 ha với thảm thực vật rất phong phú và đa dạng
nhưng việc kiểm kê tài nguyên rừng còn chưa thực hiện được thường
xuyên. Với mục tiêu chính của đề tài là ứng dụng kỹ thuật viễn thám để
thành lập bản đồ hiện trạng rừng, đề tài đã xây dựng quy trình công nghệ
phân loại ảnh phù hợp để đưa ra kết quả tối ưu đáp ứng yêu cầu của bản đồ
chuyên đề. Trong quá trình thực hiện, với tư liệu ảnh vệ tinh Landsat, các
phương pháp phân loại phổ đã được thực hiện để thành lập ra các bản đồ
20 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
rừng, đó là: phân loại theo xác suất giống nhau nhất, phân loại theo hình
hộp và phân loại theo khoảng cách gần nhất. So sánh các kết quả phân loại
và chỉ số Kappa của các phép phân loại khác nhau, đề tài đã đi đến kết luận
là thuật toán phân loại theo xác suất giống nhau nhất (Maximum
likelihood) sẽ đưa ra kết quả có độ chính xác cao nhất.
Kết quả nghiên cứu góp phần chứng minh ưu thế khách quan của
phương pháp viễn thám là giảm đáng kể chi phí tài chính và lao động cho
việc thành lập bản đồ, thông tin không giới hạn mà được mở rộng từ chi tiết
đến khái quát, khả năng cơ động trong việc nhận diện thông tin cao, liên
tục ở bất kỳ địa điểm nào. Phương pháp này rất thích hợp cho việc theo dõi
hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với địa hình vùng
núi.
18. Nghiên cứu hiện trạng và định hướng sử dụng hợp

nguồn lao động phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa ở huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội
Sinh viên: Bùi Thị Bích Phượng, K53 Địa lý

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đinh Văn Thanh
Con người vừa là nguồn lực sản xuất, vừa là đối tượng tiêu thụ
những sản phẩm do chính họ sản xuất ra, và còn là nhân tố tác động đến sự
thay đổi của xã hội và môi trường. Vì vậy, khi nghiên cứu vấn đề sử dụng
hợp lý lao động cần đặt con người trong mối quan hệ với sản xuất, xã hội
và môi trường tự nhiên.
21 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
Đề tài đã tập trung nghiên cứu các vấn đề chính sau:
- Khái quát các vấn đề lý luận về sử dụng hợp lý lao động.
- Phân tích hiện trạng sử dụng lao động theo ngành, theo các thành
phần kinh tế và sử dụng lao động theo vùng trong phạm vi khu vực nghiên
cứu.
Kết quả nghiên cứu chính bao gồm: (1) phân tích hiện trạng sử dụng
lao động theo ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ và theo thành phần
kinh tế đạt hiệu quả cao. (2) Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lao động
trong huyện được sử dụng trong các khu công nghiệp, thị trấn và các vùng
chuyên canh đạt hiệu quả khá cao.
Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục sử dụng lao động
hợp lý giữa các ngành, các vùng và giữa các thành phần kinh tế đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn huyện Đan Phượng ngoại
thành Hà Nội.
19. Bước đầu tìm hiểu mối liên hệ giữa địa hình với sự
định cư của người Việt cổ ở phía Bắc thành phố Hà Nội
Sinh viên: Đoàn Thu Phương, Phạm Thị Phương Nga, K53 Địa lý
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Đặng Văn Bào, TS. Trần Thanh Hà
Thời gian gần đây, khoa học Địa lý ở Việt Nam ngày càng có ý
nghĩa hơn khi được gắn với những ngành khoa học khác. Một trong những
hướng nghiên cứu liên ngành có giá trị là kết hợp với lĩnh vực lịch sử và
khảo cổ học. Việc phát hiện các di chỉ khảo cổ cung cấp những dữ kiện quý

giá, góp phần giải quyết và hé lộ nhiều vấn đề mới trong lịch sử phát triển
của dân tộc Việt Nam.
22 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
Từ xa xưa, con người đã biết chọn những vùng đất cao, nền móng ổn
định, điều kiện khí hậu và giao thông thuận lợi để định cư. Các yếu tố của
môi trường tự nhiên, trong đó có địa hình, luôn luôn biến đổi không ngừng
và con người cũng luôn có cách tổ chức và phát triển cuộc sống để thích
nghi, thể hiện đầu tiên ở đặc điểm quần cư. Vì vậy, các di tích lịch sử và di
chỉ khảo cổ có mối liên hệ chặt chẽ với điều kiện địa hình cụ thể. Khu vực
phía Bắc thành phố Hà Nội, vùng đất ở đồng bằng châu thổ ven sông, bao
gồm các huyện Đông Anh, Mê Linh, là nơi phân bố khá phổ biến các bậc
thềm sông bậc I cấu tạo bởi hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn, được
nhận định là một địa bàn cư trú tập trung của cư dân Việt cổ, đồng thời đây
cũng là khu vực đã phát hiện được hàng loạt các di chỉ khảo cổ thuộc nhiều
tầng văn hóa như di chỉ Thành Dền (Mê Linh) thuộc tầng văn hóa Đồng
Đậu, di chỉ Đình Tràng (Đông Anh) có ba lớp văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun,
Đông Sơn, và cũng là khu vực có tiềm năng chứa đựng nhiều di chỉ khảo
cổ chưa được phát lộ.
Trên cơ sở phân tích các đặc điểm địa mạo và ứng dụng công nghệ
viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ đặc
điểm biến đổi địa hình các khu vực phía Bắc Hà Nội, khoanh vùng những
nơi thuận lợi mà cư dân Việt cổ đã lựa chọn để cư trú - đó chính là những
khu vực có tiềm năng lớn nhất cho việc tìm kiếm các di chỉ khảo cổ.
23 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
20. Ứng dụng mô hình Sleuth dự báo xu thế mở rộng
không gian đô thị khu vực thị trấn Quảng Hà,
huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Sinh viên: Phạm Minh Tâm, K52 Địa lý

Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn An Thịnh, PGS.TS. Trần Quốc Bình
Khu vực thị trấn Quảng Hà và phụ cận có tốc độ đô thị hóa mạnh
trong những năm gần đây. Đồng thời, các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội thuận lợi đã thúc đẩy quá trình hình thành các quần cư nông thôn. Song
sự phát triển mang tính tự phát đang phá vỡ quy hoạch chung và thay đổi
chức năng của cảnh quan. Đề tài đã sử dụng mô hình SLEUTH kết hợp với
hệ thông tin địa lý GIS nhằm mô phỏng quá trình mở rộng không gian quần
cư theo thời gian. Đề tài đã sử dụng ảnh vệ tinh các năm 1991, 2001, 2005
và 2008 và các tài liệu thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố mở rộng không
gian tới sự hình thành các quần cư nông thôn và khoanh vi mở rộng trong
tương lai.
Các kết quả nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:
- Mô phỏng quá trình mở rộng không gian quần cư đô thị khu vực
Hải Hà và dự báo xu hướng biến đổi chủ yếu của quần cư tới năm 2030.
- Xây dựng và lựa chọn các kịch bản biến đổi không gian quần cư
phù hợp theo các tiêu chí về quy hoạch, kinh tế - môi trường.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở đề xuất kiến nghị cho quá
trình mở rộng không gian quần cư hợp lý trong tương lai.
24 Khoa §Þa lý
Trêng §¹i häc Khoa häc Tù nhiªn Héi nghÞ Khoa häc Sinh viªn n¨m 2011
21. Nghiên cứu biến động đất đai trong quá trình đô thị
hóa phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai và
phát triển
thị trường bất động sản khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba
Vì, thành phố Hà Nội
Sinh viên: Tô Thị Thi, K52 Địa chính
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Tuấn, CN. Đỗ Thị Tài Thu
Hà Nội là một trong những thành phố có quá trình đô thị hóa nhanh,
đặc biệt là tại khu vực ven đô và một số huyện ngoại thành. Đô thị hóa gắn
liền với sự chuyển đổi mục đích và cơ cấu sử dụng đất, các giao dịch

chuyển quyền sử dụng đất, nhằm đáp ứng cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và các nhu cầu văn hóa, xã hội của người dân. Từ năm 2008, tỉnh Hà Tây
được sát nhập vào Hà Nội, trong đó có xã Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì.
Đây là một xã đang trên đà phát triển của huyện, có nhiều biến động đất đai
và giao dịch bất động sản khá sôi động. Tuy nhiên, những biến động này
chưa được quản lý và cập nhật đầy đủ dẫn đến khó khăn cho công tác quản
lý đất đai và quy hoạch phát triển của địa phương.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tài liệu, số liệu và tình hình thực tế
thấy được thực trạng biến động đất đai dưới ảnh hưởng của quá trình đô thị
hóa và công tác quản lý biến động trên địa bàn xã Tản Lĩnh.
Kết quả chính của đề tài bao gồm:
- Ðiều tra, phân tích làm rõ được thực trạng biến động sử dụng đất
của khu vực nghiên cứu trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 - 2010.
- Đánh giá ảnh hưởng của thực trạng biến động sử dụng đất đối với
công tác quản lý đất đai và thị trường bất động sản khu vực nghiên cứu.
25 Khoa §Þa lý

×