Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Cơ hội và thách thức của chứng khoán phái sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (31.43 KB, 3 trang )

I. Những cơ hội và thách thức cho chứng khoán phái sinh ở Việt Nam
Với nhà đầu tư đại chúng, công cụ phái sinh có lẽ còn là khái niệm mới mẻ, nhưng
đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, đây là loại công cụ không thể thiếu trong
quá trình đầu tư. Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh
1.Cơ hội phát triển
+) Nhu cầu quản lý rủi ro biến động hàng hóa cao
Việt Nam là một trong số những quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu nông sản
với danh mục sản phẩm đa dạng từ cà phê, cao su, đến hạt điều, đậu tương,
Đặc điểm của các mặt hàng nông sản là sản lượng không ổn định, phụ thuộc nhiều
vào thời tiết, giá cả biến động nhanh, mạnh. Thực tế kinh doanh nông sản Việt
Nam trong những năm vừa qua đã chứng kiến nhiều địa phương, doanh nghiệp
(DN) do không ổn định đầu ra nên sản xuất còn tự phát, nông dân bị cuốn vào
vòng luẩn quẩn “trồng – chặt – trồng” và “được mùa mất giá, mất mùa được giá”
khiến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, định giá rất bị động, thu nhập người
sản xuất và kinh doanh nông sản đều bấp bênh. Ngoài ra, do không có SGD hàng
hóa đúng nghĩa và liên thông với thị trường quốc tế nên nhiều mặt hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam luôn phải bán dưới giá bình quân thế giới.Những
bất cập trên đã cho thấy nhu cầu phát triển thị trường PSHH cho các DN để quản
lý rủi ro biến động giá hàng hóa, tạo điều kiện cho các DN và người sản xuất tập
trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi với chiến lược phát triển dài hạn và tạo sự
bình đẳng cho các DN Việt Nam khi tham gia cuộc cạnh tranh gay gắt với các DN
nước ngoài trong thị trường hàng hóa liên tục biến động.
+) Nhu cầu phát triển tất yếu trong hội nhập kinh tế thế giới.
Nhu cầu phát triển thị trường phái sinh háng hóa cho các DN càng được hỗ trợ
mạnh trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và đa dạng vào nền
kinh tế thế giới.
Trên thế giới thị trường phái sinh hàng hóa đã phát triển từ thế kỷ 19 và đang
ngày càng tăng trưởng do giới đầu tư chuyển hướng và nâng tỷ trọng của hàng
hóa trong danh mục đầu tư khi nhận thấy sự mất cân bằng cung cầu trên thị
trường hàng hóa và giao dịch hàng hóa trở nên dễ dàng hơn với mọi đối tượng.
Về quy mô, khối lượng hàng hóa giao dịch đã tăng mạnh qua các năm, nhất là giai


đoạn từ năm 2008 tới 2010 đã tăng khoảng 50% so với 3 năm trước đó. Giá trị
giao dịch tương lai hàng hóa cũng tăng gấp đôi từ năm 2008 tới 2010 khi đạt 380
tỷ USD.
2. Thách thức
+) Thiếu hành lang pháp lý về thị trường phái sinh hàng hóa
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thị trường PSHH còn nghèo nàn, thiếu
tính rõ ràng và chi tiết để hướng dẫn các chủ thể tham gia thị trường. Các SGD
hàng hóa ở Việt Nam hiện nay đều chưa đạt chuẩn, lỏng lẻo về cơ sở pháp lý và
thể lệ hoạt động nên nguy cơ bất ổn và xảy ra tranh chấp là khó tránh khỏi.
Trong khi thị trường PSHH tại các nước khác đều nhận được sự hỗ trợ phát triển
của Chính phủ thì tại Việt Nam chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để khuyến
khích và hỗ trợ các SGD/ngân hàng phát triển thị trường cũng như bảo vệ nhà đầu
tư thông qua các quy định về ký quỹ, bảo lãnh, hỗ trợ thanh toán hoặc các biện
pháp quả lý rủi ro khác.
+) Quan niệm chưa phù hợp về “lỗ” trên thị trường PSHH
Khi tham gia giao dịch trên thị trường PSHH, người bán và người mua dựa vào dự
đoán về xu hướng giá hàng hóa trong tương lai để cố định giá trước tại thời điểm
hiện tại. Trong khi đó việc dự đoán xu hướng giá trong tương lai có sác xuất
đúng/sai nên việc tham gia vào thị trường PSHH có thể rơi vào trạng thái lãi hoặc
lỗ. Với các tổng công ty lớn thuộc khối DN Nhà nước, việc lỗ từ hoạt động giao
dịch hợp đồng tương lai có thể bị kết luận là lỗ do “đánh bạc” trên thị trường.
Quan niệm này khiến việc thuyết phục các tổng công ty lớn thuộc khối DN Nhà
nước – đối tượng khách hàng có nhu cầu quản lý rủi ro giá cả hàng hóa lớn tham
gia vào thị trường PSHH có khả năng gặp khó khăn.
+) Thị trường non trẻ, thiếu nhà đầu tư kinh nghiệm
Từ những bước phát triển đầu tiên của SGD hàng hóa tại Việt Nam vào năm 2002
(SGD điều của Hiệp hội điều Việt Nam ở TP.HCM và SGD thủy sản Cần Giờ của
Công ty chế biến thủy sản Cholimex), đến nay với bề dày gần 10 năm phát triển,
so với thế giới, thị trường PSHH Việt Nam vẫn là một thị trường non trẻ và thiếu
những nhà đầu tư kinh nghiệm.

+) Thị trường hàng hóa cơ sở chưa phát triển
Thị trường hàng hóa cơ sở phát triển là nền tảng cho thị trường PSHH. Tuy nhiên,
dù là một nước có sản lượng nông nghiệp dồi dào, nhưng thị trường hàng hóa cơ
sở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Về phía cung: sản xuất nông nghiệp còn tự
phát; về phía cầu: sản phẩm nông nghiệp phần lớn được xuất khẩu và phụ thuộc
rất nhiều vào giá trên thị trường thế giới.
+) Thói quen, tập quán kinh doanh chưa phù hợp với thông lệ giao dịch tập trung
trên sàn.
Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với việc phát triển thị
trường PSHH tại Việt Nam. Việc triển khai chưa thực sự thành công của SGD thủy
sản Cần Giờ và SGD cà phê Buôn Mê Thuột có nguyên nhân chính do nông dân
quen với việc mua bán trực tiếp với thương lái hơn là qua sàn, chưa tiếp cận được
với máy tính, công nghệ thông tin.
Kết luận: Tuy vẫn còn khá nhiều yếu tố cản trở sự phát triển của thị trường PSHH
tại Việt Nam, nhưng sự phát triển của thị trường PSHH tại Việt Nam được hậu
thuẫn bởi nhu cầu quản lý rủi ro biến động giá hàng hóa cao và bởi việc phát triển
thị trường PSHH là bước phát triển tất yếu khi Việt Nam học hỏi các thông lệ quốc
tế và thực hành tốt nhất trong quá trình hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

×